Hà Nội thi đua ái quốc

Ra mắt 2 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân

TĐKT - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam, ngày 28/7, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức lễ ra mắt 2 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại Công ty TNHH Giày Trường Xuân (CĐN Dệt may Hà Nội), Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á (LĐLĐ huyện Gia Lâm). Đây là địa điểm lý tưởng giúp công nhân có thêm điều kiện rèn luyện thể chất, vui chơi giải trí, nâng cao đời sống tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng. Công ty TNHH Giày Trường Xuân được đặt tại cụm công nghiệp Cam Thượng (Ba Vì) là doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng giày xuất khẩu, với hơn 600 cán bộ, công nhân viên đang làm việc trực tiếp. Trong đó, có 200 lao động là người dân tộc thiểu số và công nhân người địa phương khác đang sinh hoạt và ăn ở thường xuyên. Công ty đã đầu tư xây dựng khu nhà ở cấp 4 cho công nhân với 9 phòng ở và 1 phòng sinh hoạt chung diện tích 80m2 được trang bị 3 chiếc điều hòa nhiệt độ, giá để sách báo, bàn ghế phục vụ hoạt động đọc và hội họp, sinh hoạt tập thể. Ra mắt điểm sinh hoạt văn hóa công nhân công ty TNHH Giày Trường Xuân Chủ tịch Công đoàn Công ty Kiều Đức Thắng cho biết bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất, Công ty TNHH Giày Trường Xuân cũng quan tâm đến việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, đặc biệt là CNLĐ đang ở trong khu nội trú nên ông rất phấn khởi khi được LĐLĐ thành phố và CĐN Dệt may Hà Nội chọn nơi đây để đầu tư kinh phí 50 triệu đồng xây dựng Điểm sinh hoạt văn hoá công nhân, trang bị tivi Samsung 65 inch, loa, tủ sách, lưới vợt cầu lông, bàn bóng bàn… Có mặt tại buổi Lễ, công nhân Đỗ Thị Lương (quê Phú Thọ) bày tỏ sự phấn khởi khi được Công đoàn, Ban Giám đốc quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân. Chị chia sẻ: “Xa gia đình nhưng may mắn được công ty bố trí cho ở khu nội trú miễn phí. Trước đây, sau giờ tan làm tôi chỉ ngủ nghỉ hoặc làm bạn với cái điện thoại. Nay có nơi sinh hoạt văn hoá, tôi cùng các chị em ở đây sẽ có động lực tham gia thể thao nâng cao sức khỏe, giao lưu văn hóa văn nghệ, đọc sách báo, xem thời sự”. Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á có địa chỉ tại Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm. Tổng số lao động của Công ty hiện là gần 200 người và luôn tăng lên hàng năm do nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ nguyện vọng của đoàn viên, công nhân lao động về việc mong muốn có điểm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các hoạt động tuyên truyền... để nâng cao đời sống tinh thần, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Gia Lâm đã làm việc với Ban lãnh đạo doanh nghiệp và Công đoàn Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á để xây dựng Điểm sinh hoạt văn hóa cho công nhân. Nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện và được LĐLĐ thành phố Hà Nội hỗ trợ kinh phí xây dựng 50 triệu đồng cùng với sự đầu tư đồng bộ của doanh nghiệp, Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân đã hoàn thành toàn bộ hạng mục gồm 2 phòng sinh hoạt văn hóa cho người lao động có trang thiết bị tủ sách, ghế ngồi, bàn, máy tính, màn hình led, loa, micro...; xây dựng sân cầu lông, bóng chuyền; phòng tập thể thao với tổng diện tích trên 200m2. Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân công ty Cổ phần hãng sơn Đông Á Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á Nguyễn Văn Nam không giấu được niềm vui khi thành lập được Điểm sinh hoạt văn hóa chung cho công nhân, nối tiếp phong trào văn hóa văn nghệ của công đoàn đang làm. “Đây sẽ là nơi tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi lành mạnh thu hút đông đảo đoàn viên công đoàn, công nhân lao động tham gia sau giờ làm việc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và sức khỏe cho cán bộ công nhân viên công ty. Đồng thời, đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa, kiến thức xã hội; tạo môi trường giao lưu, tăng cường tình đoàn kết, xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công nhân lao động toàn Công ty” ông Nam khẳng định. Phát biểu tại Lễ ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại Công ty Giày Trường Xuân, ông Hà Đông – Trưởng ban Tuyên giáo LĐLĐ thành phố Hà Nội đánh giá cao hoạt động quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ của Công đoàn công ty trong thời gian qua. “Lễ ra mắt điểm sinh hoạt văn hóa công nhân thực sự đáp ứng sự mong mỏi hưởng thụ văn hóa của người lao động. Điểm sinh hoạt văn hóa là sân chơi lành mạnh, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân công ty giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc, tăng tình đoàn kết giữa anh chị em công nhân”, ông Hà Đông khẳng định. Bên cạnh đó, Trưởng ban Tuyên giáo LĐLĐ thành phố cũng bày tỏ mong muốn Công đoàn công ty xây dựng quy chế rõ ràng để anh chị em công nhân tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa có nền nếp, đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân, góp phần hạn chế, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội trong công nhân lao động nhất là đối với lực lượng lao động trẻ. 2 điểm mới được thành lập đã nâng tổng số Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân – một trong những thiết chế văn hoá hiệu quả ở cơ sở của Thủ đô lên 54 điểm. Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân được đặt tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, nơi có đông công nhân lao động sinh sống. Việc đưa Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân vào khai thác, sử dụng sẽ góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, đoàn viên, người lao động và nhân dân trong khu vực; tạo thêm những giá trị văn hóa, rèn luyện nâng cao thể chất, sức khỏe, đem đến những giá trị tinh thần, niềm vui, niềm tin và sự gắn bó của người lao động với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để học tập, lao động với năng suất, chất lượng tốt hơn; góp phần xây dựng và phát triển bền vững cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Ngọc Ánh

Huyện Mê Linh (TP Hà Nội): Coi trọng và phát huy tốt vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng

TĐKT - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng, Người nói “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Thấm nhuần lời dạy của Người, trong những năm qua, huyện Mê Linh (TP Hà Nội) luôn coi trọng và phát huy tốt vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng đối với sự phát triển chung của huyện. “TĐKT thực sự là động lực, biện pháp góp phần tăng cường xây dựng Đảng, hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh; làm đòn bẩy, động viên các tập thể, cá nhân trên địa bàn tích cực thi đua lao động sáng tạo, góp phần xây dựng huyện không ngừng phát triển.” – Đó là khẳng định của ông Lê Văn Khương, Phó Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Mê Linh. Ông Lê Văn Khương, Phó Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Mê Linh Theo ông Khương, nhìn lại quãng thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại huyện Mê Linh trong năm 2021, mới thấy rõ vai trò quan trọng của các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, phong trào “Cả nước chung tay phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid – 19” được phát động đến toàn thể nhân dân, nhanh chóng trở thành lời hiệu triệu, động viên mọi người, mọi nhà cùng tham gia góp công, góp sức. Bên cạnh những y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch, hàng ngàn cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành Giáo dục  và Đào tạo huyện Mê Linh cũng “ra trận” chống dịch ở nhiều vị trí khác nhau trên khắp các địa phương: Từ hỗ trợ tiêm phòng vắc xin, các thầy cô còn tham gia lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid -19, tham gia nhập dữ liệu trên máy tính hoặc làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát Covid -19, chung tay ủng hộ hàng tỷ đồng vào quỹ vắc xin phòng, chống Covid -19. Hàng trăm đoàn viên, thanh niên, phụ nữ, dân quân tự vệ, cựu chiến binh tham gia tích cực công tác kiểm soát, giám sát người dân trong từng ngõ, ngách. Hình ảnh những “shipper áo xanh” vận chuyển hàng hóa, lương thực tiếp tế cho người dân trong khu phong tỏa, hỗ trợ người dân thu hoạch nông sản, hỗ trợ công tác tiêm chủng, kêu gọi vận động xã hội hóa để giúp đỡ người dân khó khăn, chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19… Tất cả những hình ảnh đẹp, những tấm gương người tốt, việc tốt, những hành động nhân ái, dù nhỏ hay lớn đó đều được tuyên truyền, lan tỏa rộng rãi; được chính quyền kịp thời ghi nhận và có hình thức tuyên truyền, động viên, lan tỏa. Qua đó, đã khơi dậy được sức mạnh to lớn, góp phần nhanh chóng khống chế thành công dịch bệnh Covid -19, trả lại cuộc sống bình thường mới cho bà con nhân dân trong huyện. Không chỉ khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, mà hàng năm, trên địa bàn huyện Mê Linh, các phong trào thi đua yêu nước luôn diễn ra sôi nổi, luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh. Huyện chú trọng xây dựng được nhiều các mô hình thi đua mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Một trong những phong trào thi đua nổi bật và đạt nhiều kết quả phải kể tới phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Thông qua phong trào đã động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học, tự nghiên cứu, tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Trong năm học 2020 - 2021, huyện Mê Linh có 2 giải nhì giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; 6 giải ba, 3 giải khuyến khích giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; 209 cán bộ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện... Phong trào“Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” được triển khai sôi nổi tại Trường THCS Quang Minh, huyện Mê Linh Nổi bật ở huyện Mê Linh còn có phong trào xây dựng nông thôn mới, cũng nhận được sự đồng lòng cao từ quần chúng nhân dân nhờ công tác tuyên truyền chính sách hiệu quả, hành động thiết thực và xác định rõ chủ thể thụ hưởng chính là người nông dân. Do đó, việc hiến đất làm đường, chung tay cùng chính quyền mở rộng đường làng ngõ xóm, hỗ trợ kinh phí xây dựng… được người dân hưởng ứng góp phần thực hiệu quả nhiệm vụ chung. Cũng từ đây, nhiều tấm gương điển hình được phát hiện, tôn vinh và lan tỏa, thu hút đông đảo quần chúng học tập…. Theo ông Lê Văn Khương – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, với mỗi một nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội, huyện vẫn luôn khuyến khích tạo ra các cuộc thi đua để từ đó tìm ra ngày càng nhiều những gương điển hình tiên tiến đi đầu. Vì vậy, bám sát chủ trương không ngừng đổi mới về công tác thi đua, khen thưởng của thành phố, từ năm 2015 đến nay, hàng năm, huyện đều đặn ban hành đầy đủ các kế hoạch, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào “Người tốt, việc tốt” và Cuộc thi viết gương về gương ĐHTT, NTVT. Huyện đã thành lập Ban Tổ chức cuộc thi do đồng chí lãnh đạo huyện làm Trưởng ban, thành lập Ban Giám khảo, Tổ công tác chuyên đề “Phát hiện, đề xuất khen thưởng thành tích đột xuất đối với các gương điển hình tiên tiến, NTVT trên địa bàn huyện” gồm 20 thành viên, trực tiếp đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện là Tổ trưởng, các thành viên là các đồng chí trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể. Tổ công tác đã hoạt động hiệu quả, hàng tháng đã tổ chức họp đề xuất, đồng thời giới thiệu kịp thời các gương NTVT để trình UBND thành phố, UBND huyện khen thưởng. Ông Nguyễn Công Bằng – Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội trao Bằng khen của UBND TP Hà Nội tặng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid -19 tại huyện Mê Linh Cuộc thi viết đã lan tỏa sâu rộng trong cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện; số lượng, chất lượng, hình thức hiệu quả của bài dự thi được nâng lên, các điển hình tiên tiến, NTVT được viết trong mỗi tác phẩm dự thi ngày càng tiêu biểu, điển hình, có sức lan tỏa sâu rộng. Tính riêng trong 2 năm 2020, 2021, toàn huyện đã phát hiện 259 gương NTVT (trong đó 59 gương được tặng danh hiệu NTVT TP Hà Nội). Hai năm liên tục, huyện Mê Linh và nhiều cá nhân trên địa bàn được UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen vì có nhiều thành tích trong công tác phát hiện, tuyên truyền và nhân rộng gương ĐHTT, NTVT. Công tác thi đua, khen thưởng của huyện ngày càng trở nên thiết thực, gần gũi với đời sống, phù hợp với điều kiện ở địa phương, trở thành cánh tay nối dài của chính quyền đến với nhân dân trong huyện. Năm 2021, huyện Mê Linh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội; sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp; kinh doanh dịch vụ, thương mại; thu ngân sách của huyện tiếp tục được duy trì và phát triển. Huyện Mê Linh đã có 1 tập thể được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 2 tập thể và 2 cá nhân được Chính phủ tặng Bằng khen; 6 tập thể được thành phố tặng Cờ Thi đua; 41 tập thể và 68 cá nhân được thành phố tặng Bằng khen và nhiều danh hiệu khác. Đó là những con số biết nói, minh chứng cho những nỗ lực đổi mới, sáng tạo và phát huy tối đa vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong công cuộc xây dựng và phát triển huyện Mê Linh. Mai Thảo

Lực lượng vũ trang Thủ đô tích cực học tập và làm theo Bác

TĐKT - 5 năm qua, các tổ chức quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) Thủ đô đã hưởng ứng mạnh mẽ, tích cực tổ chức thực hiện phong trào thi đua Quyết thắng và đẩy mạnh việc "Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", đạt hiệu quả thiết thực, hoàn thành tốt các nội dung, chỉ tiêu thi đua, góp phần quan trọng vào hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện. Bộ Tư lệnh Thủ đô phối hợp cùng Ban Phụ nữ Quân đội và một số đơn vị liên quan trao quà hỗ trợ các gia đình chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, ý nghĩa to lớn của phong trào thi đua trong tình hình mới, cấp ủy, người chỉ huy các cấp đã nghiêm túc tổ chức quán triệt các chỉ thị của Đảng, Nhà nước, quân đội về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tổ chức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, cụ thể hóa trong nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy Đảng, kế hoạch của người chỉ huy, hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn của cơ quan chính trị. Các tổ chức quần chúng đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào "Phụ nữ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đoàn kết - sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng gia đình hạnh phúc, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ", "Tuổi trẻ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, quyết thắng", "Lao động giỏi, lao động sáng tạo", lồng ghép linh hoạt giữa nội dung, chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ trọng tân của nhiệm kỳ Đại hội để triển khai thực hiện. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, thanh niên, đoàn viên công đoàn, hội viên phụ nữ đối với thực hiện phong trào thi đua Quyết thắng. Học tập và làm theo Bác đã trở thành một phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong các tổ chức quần chúng và mỗi cán bộ, đoàn viên, hội viên. Bám sát nội dung, chỉ tiêu phong trào thi đua của quân đội và thành phố, 100% quần chúng trong Bộ Tư lệnh được học tập và nghiên cứu các chuyên để về tư tưởng, đạo đức của Bác, tham gia tọa đàm, thi kể chuyện "Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của hội phụ nữ, đợt sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ lực lượng vũ trang Thủ đô nhớ lời Di chúc của Bác Hồ" của đoàn thanh niên, sinh hoạt chuyên đề "Tiêu chí về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quốc phòng" của tổ chức công đoàn... Nhiều mô hình tốt, cách làm hay đã được nhân rộng: Mô hình "Thu gom báo cũ và chất phế thải" của Hội Phụ nữ cơ sở Bộ Tham mưu, mô hình "Phần việc nhỏ, ý nghĩa lớn" của Hội Phụ nữ cơ sở Tiểu đoàn TG47, mô hình "Mỗi tuần một mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ" trên diễn đàn "Sở chỉ huy tác chiến điện tử" của Ban Công tác Quần chúng… Cùng với đó, phong trào "Bộ đội và dân quân tự vệ Thủ đô chung sức xây dựng nông thôn mới", "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" được triển khai thực hiện nghiêm túc với nhiều việc làm thiết thực. Cán bộ, đoàn viên, thanh niên, hội viên phụ nữ, đoàn viên công đoàn đã đóng góp hơn hàng chục nghìn ngày công giúp đỡ nhân dân làm sạch cảnh quan môi trường, nâng cấp đường liên thôn, liên xã, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, sân vận động. Các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương tổ chức tốt các hoạt động từ thiện, khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Hằng năm, Cục Chính trị chủ trì phối hợp với các đơn vị đồng hành xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tri ân, an sinh xã hội tại các địa bàn còn khó khăn của thành phố. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" trong cán bộ, hội viên phụ nữ, "Mái ấm công đoàn, nghĩa tình đồng đội" trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quốc phòng và mô hình "Ngôi nhà 100 đồng" trong đoàn viên thanh niên để tạo quỹ hỗ trợ về trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ xây nhà cho các đồng chí có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “coi nhiệm vụ chống dịch là nhiệm vụ chiến đấu của quân đội trong thời bình”, cán bộ, chiến sĩ lực lượng thường trực và dân quân tự vệ Thủ đô không quản ngày đêm, vượt qua khó khăn, gian khổ, đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao, trực tiếp theo dõi, bảo đảm, phục vụ tại các địa điểm cách ly (có điểm cách ly cùng lúc gần 2.000 công dân) với các tổ phòng dịch cơ động và quân y đơn vị; thường xuyên bảo đảm đầy đủ vật tư y tế phòng, chống dịch cho các đơn vị cách ly. Đồng thời, tham gia chốt kiểm soát giao thông tại thôn, xóm, ngõ phố, khu dân cư, tổ tuần tra, tuyên truyền lưu động; tham gia tiêu tẩy, khử trùng tại các ổ dịch trên địa bàn được cấp ủy, chính quyền và nhân dân ghi nhận đánh giá cao. Tất cả đều được thực hiện với phương châm “giúp dân xuất phát từ mệnh lệnh trái tim”, với tinh thần “địa phương, đơn vị ít khó khăn, hỗ trợ địa phương, đơn vị khó khăn”, “địa phương, đơn vị ngoài vùng dịch giúp đỡ địa phương, đơn vị trong vùng dịch”, “khu ngoài phong tỏa giúp đỡ khu phong tỏa”; “nơi không cách ly hỗ trợ địa bàn cách ly”, nhất là vào thời điểm thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tư lệnh Thủ đô đã hỗ trợ trên 2000 suất quà, 50 tấn gạo; phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội TP Hà Nội, các nhà hảo tâm hỗ trợ người dân gần 25 ngàn suất quà và các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu, trị giá trên 12 tỷ đồng, chung tay cùng hệ thống chính quyền thành phố Hà Nội chia sẻ với các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Những việc làm trên đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tô thắm phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ”, lan tỏa hình ảnh, nét đẹp Người chiến sĩ Thủ đô “Trung thành - Trí tuệ - Sáng tạo - Văn minh” thời kỳ mới. Thu Phương

Hà Nội khởi động Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022”

TĐKT – Ngày 28/7, Sở Công Thương Hà Nội đã khởi động chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022”. Đối tượng tham gia Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022” gồm các sản phẩm, dịch vụ là hàng Việt Nam của các doanh nghiệp, hợp tác xã… trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước, có đăng ký kinh doanh hợp pháp (trong đó gồm cả sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí của Ban tổ chức). Nhóm các sản phẩm tham gia bình chọn gồm: Điện tử, công nghệ; đồ gia dụng; công nghiệp; thời trang, phụ kiện; xây dựng, trang trí nội thất; dược phẩm, thực phẩm chức năng; hóa mỹ phẩm; văn phòng phẩm, thiết bị học tập; thủ công mỹ nghệ; nông, lâm, thủy hải sản; các sản phẩm OCOP; thực phẩm, đồ uống. Nhóm dịch vụ gồm: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán, sàn thương mại điện tử; du lịch, nhà hàng, khách sạn, nghỉ dưỡng; giáo dục, đào tạo; viễn thông, công nghệ thông tin; vận chuyển, logistics; truyền thông, tổ chức sự kiện. Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022” của TP Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu. Đồng thời, đẩy mạnh kết nối cung cầu, tăng cường mối quan hệ gắn kết giữa cộng đồng các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ được bình chọn với người tiêu dùng. Qua đó, nâng cao vị thế hàng Việt Nam tại thị trường trong nước và niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân. Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: Qua nhiều năm triển khai, Chương trình bình chọn đã liên tục mở rộng đối tượng tham gia, cải tiến và cập nhật các hình thức bình chọn, tiếp cận với người tiêu dùng, doanh nghiệp với tinh thần tạo dựng kênh thông tin khách quan, truyền tải thông điệp trực tiếp và cụ thể đến người tiêu dùng và doanh nghiệp. Để triển khai có hiệu quả, Ban Tổ chức đề nghị các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam TP Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền đến các doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình chọn; giới thiệu các doanh nghiệp trong lĩnh vực phụ trách tham gia chương trình. Ban Chỉ đạo cuộc vận động các quận, huyện, thị xã tuyên truyền sâu rộng đến các hội, hiệp hội, cơ sở sản xuất làng nghề truyền thống tại địa phương tích cực tham gia chương trình bình chọn. Thời gian thực hiện bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022” diễn ra từ tháng 7 - 10/2022. Phương Thanh

Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

TĐKT - Sáng 28/7, Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Tới dự có các đồng chí: Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Bùi Huyền Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy; Nguyễn Phi Thường, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng LĐLĐ quận Thanh Xuân LĐLĐ quận được thành lập ngày 9/12/1997 theo Quyết định số 479/QĐ-LĐLĐ của Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội, trên cơ sở tách từ quận Đống Đa. Là một đơn vị Công đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc LĐLĐ thành phố Hà Nội, hiện nay, LĐLĐ quận Thanh Xuân quản lý 294 công đoàn cơ sở (CĐCS) với tổng số 14.165 đoàn viên, trong đó có 61 CĐCS khối hành chính sự nghiệp, 233 CĐCS khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Trong 5 năm qua (2015 - 2020), thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn Quận đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ quận, tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XV, XVI công đoàn thành phố và Đại hội lần thứ IV, V Công đoàn quận Thanh Xuân đề ra. Hoạt động của Công đoàn quận luôn có sự đổi mới nội dung, hình thức phát huy vai trò đại diện của tổ chức công đoàn, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ; đi đầu và chủ động, sáng tạo trong việc tập trung vào công tác giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống gắn với việc tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể tthao. Công tác tham gia quản lý đạt hiệu quả tạo sự thống nhất trong chỉ đạo, phối hợp tốt với chính quyền đồng cấp thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở... Các phong trào thi đua yêu nước phát triển mạnh và đi vào chiều sâu, thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia, các cuộc vận động lớn có tác động tích cực đến nhận thức của CNVCLĐ đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của quận. Hoạt động nhân đạo từ thiện tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác chỉ đạo đã có nhiều đổi mới theo hướng sát cơ sở, có nhiều biện pháp đẩy mạnh phát triển đoàn viên và công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội công đoàn Quận lần thứ III đề ra đều hoàn thành và nhiều chỉ tiêu đạt tỷ lệ cao. Qua 25 năm xây dựng và phát triển, Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân đã vinh dự được tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba (giai đoạn 1999 - 2003), Huân chương Lao động hạng Nhì (giai đoạn 2009 - 2013). Tại buổi lễ, Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2016 đến năm 2020, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu chúc mừng những nỗ lực và thành tích đạt được của LĐLĐ quận Thanh Xuân. Đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, đây là phần thưởng cao quý của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ghi nhận thành tích, cống hiến của LĐLĐ quận Thanh Xuân trong 5 năm qua. Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, thời gian qua, cán bộ công đoàn quận Thanh Xuân đã đổi mới tư duy, tổ chức hoạt động của tổ chức công đoàn từ thời kỳ bao cấp sang thời kỳ cơ chế thị trường. Trong tổ chức hoạt động, LĐLĐ quận đã luôn tìm tòi, sáng tạo, đề xuất phương thức hoạt động mới phù hợp với thực tiễn, đã định hướng hoạt động công đoàn vào những hoạt động cốt lõi là chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động, tuyên truyền thực hiện và phát động các phong trào thi đua. Chỉ ra những yêu cầu mới trong thời gian tới của các cấp công đoàn, đồng chí Ngọ Duy Hiểu đề nghị LĐLĐ quận Thanh Xuân tiếp tục chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trí tuệ, bản lĩnh, có năng lực dẫn dắt và truyền cảm hứng; tập trung cho nhiệm vụ chăm lo đại điện bảo vệ quyền lợi cho người lao động; quan tâm việc phát động các phong trào thi đua; tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền và tương tác với người lao động... đáp ứng những yêu cầu đổi mới trong tình hình đất nước không ngừng phát triển. Mai Thảo

Liên đoàn Lao động Hà Nội chi trên 1 tỷ đồng tặng quà cho gia đình đoàn viên có công với cách mạng

TĐKT - Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội quyết định tặng quà cho 914 gia đình đoàn viên công đoàn, người lao động có thân nhân là liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng. Nhằm phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, thể hiện lòng biết ơn của tổ chức công đoàn, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đối với người có công với cách mạng, LĐLĐ thành phố Hà Nội ra Quyết định số 487/QĐ-LĐLĐ về tặng quà cho gia đình đoàn viên công đoàn, người lao động có thân nhân là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ. Theo đó, 914 gia đình được nhận hỗ trợ (mỗi gia đình 1 triệu đồng) từ nguồn kinh phí hoạt động Công đoàn Hà Nội. Việc làm ý nghĩa này góp phần nâng cao lòng tự hào về truyền thống anh hùng, cách mạng của dân tộc Việt Nam, giáo dục ý thức trách nhiệm và lòng biết ơn sâu sắc của mỗi cá nhân với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng; góp phần bồi đắp nét đẹp truyền thống trong đời sống xã hội, trong lối sống và ứng xử của thế hệ tiếp bước cha ông. Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội Đinh Quốc Toản trao quà cho gia đình đoàn viên có công với cách mạng Trong hai ngày 26 - 27/7, lãnh đạo Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức gặp mặt, trao quà tặng kịp thời tới đoàn viên, người lao động có thân nhân là liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng. Là một đơn vị có 27 đoàn viên, công nhân lao động thuộc đối tượng được thụ hưởng chính sách, trong buổi chiều 26/7, Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội Đinh Quốc Toản đã trao quà trực tiếp cho 5 công nhân lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhôm Việt Dũng; Công ty Cổ phần Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu; Công ty TNHH Elentec Việt Nam; Công ty TNHH Channel Well Technology Việt Nam. Mỗi suất quà gồm 1 túi quà của Công đoàn các KCN&CX Hà Nội và 1 triệu đồng của LĐLĐ thành phố. Tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Công đoàn các KCN&CX Hà Nội mong muốn mỗi đoàn viên, người lao động trong gia đình chính sách luôn phát huy truyền thống cách mạng của gia đình. Từ sự quan tâm của tổ chức công đoàn, mỗi đoàn viên sẽ có thêm động lực phấn đấu, hăng say làm việc, tích cực đóng góp trí tuệ, sức lực, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng công đoàn ngày càng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đón nhận tình cảm của tổ chức công đoàn, đoàn viên Trần Thị Nghệ (Công ty TNHH Channel Well Technology Việt Nam) bày tỏ sự xúc động “Gia đình tôi có cha là liệt sĩ hi sinh từ những năm 1965. Nhiều năm qua nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và tổ chức công đoàn là động lực gia đình vượt qua khó khăn, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, cống hiến và làm việc đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”, đoàn viên Trần Thị Nghệ chia sẻ. Dịp này, lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội cũng tổ chức thăm hỏi, trao 58 suất quà (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) và một thùng quà cho các thương bệnh binh của Trung tâm thương binh Duy Tiên (tỉnh Hà Nam); trao hỗ trợ 44 cháu dưới 18 tuổi con đoàn viên, người lao động có bố, mẹ là thương binh, liệt sĩ (1 triệu đồng/cháu). Mai Thảo

Sẽ tôn vinh 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động Thủ đô năm 2022

TĐKT - Nhằm tôn vinh, động viên các doanh nghiệp đã quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội Thủ đô và đất nước, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xét chọn, tôn vinh “10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” năm 2022. Theo đó, đối tượng được xét chọn là các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 5 năm liên tục trở lên. Tham gia xét giải, các doanh nghiệp cần có đủ các điều kiện: Thứ nhất, là doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở (CĐCS) thuộc Liên đoàn Lao động thành phố quản lý hoạt động hiệu quả, hàng năm xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; CĐCS và doanh nghiệp đã thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) xếp loại chất lượng từ B trở lên (đang còn hiệu lực). Thứ hai, doanh nghiệp đó thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao động, công đoàn, BHXH-BHYT-BHTN, an toàn vệ sinh lao động và các chính sách, nghĩa vụ thuế, tài chính với Nhà nước theo quy định. Thứ ba, là doanh nghiệp thường xuyên sử dụng từ 300 lao động trở lên; trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh không để xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ nghiêm trọng, không có đình công, ngừng việc tập thể xảy ra. Đánh giá các điều kiện đủ sẽ căn cứ vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn 2018 – 2022. Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội sẽ nhận hồ sơ xét chọn (Qua ban Chính sách pháp luật và QHLĐ) trước ngày 20/8/2022. Hồ sơ xét chọn bao gồm: Tờ trình của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (trường hợp do Công đoàn cấp trên cơ sở đề nghị); tóm tắt thành tích của doanh nghiệp đề nghị xét tặng, tôn vinh; danh sách doanh nghiệp do các Ban, Báo Lao động Thủ đô, các đồng chí trưởng các Ban theo dõi các đơn vị lựa chọn, giới thiệu kèm theo trích ngang thành tích gửi về Ban Chính sách pháp luật và QHLĐ để tổng hợp. Dự kiến, Lễ tôn vinh 10 doanh nghiệp tiêu biểu nhất sẽ diễn ra vào ngày 12/10/2022, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tôn vinh “10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” năm 2022 là hoạt động ý nghĩa, nhằm tạo sự lan tỏa đến các doanh nghiệp, các cấp, các ngành cùng tổ chức Công đoàn chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Thục Anh

Hà Nội: Biểu dương người có công tiêu biểu và điển hình trong thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công

TĐKT - Sáng 26/7, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng người có công tiêu biểu; tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công và công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/71947-27/7/2022). Dự Hội nghị, có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội; Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Hội nghị có sự tham dự của các Mẹ Việt Nam Anh hùng và 534 đại biểu là người có công tiêu biểu, tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công và công tác đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn TP Hà Nội. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trao Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho người có công tiêu biểu Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thay mặt lãnh đạo thành phố, bày tỏ tấm lòng tri ân sâu sắc tới các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt là 543 đại biểu được biểu dương, khen thưởng tại Hội nghị. Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh: Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng người có công lớn, với trên 800.000 người (chiếm gần 10% của cả nước). Trong đó, có hơn 6.500 Mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 60.000 thương bệnh binh; hơn 80.000 liệt sĩ, hơn 13.000 người hưởng chế độ hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và hơn 500.000 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương các loại. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, 75 năm qua, Hà Nội luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành và vận động toàn dân tham gia thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công. Cùng với đó, thành phố đã ban hành các chế độ, chính sách đặc thù và thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện, như: Thực hiện chính sách điều dưỡng, cấp thẻ miễn phí khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng, chế độ quà Tết, Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, Ngày Quốc khánh 2/9; hỗ trợ hoạt động của Ban Liên lạc tù chính trị trên địa bàn... Hàng năm, thành phố bố trí ngân sách gần 500 tỷ đồng để tặng quà đối với người có công. Qua đó, thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn, sự chăm lo của thành phố đối với người có công và thân nhân người có công. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại Hội nghị Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp, các đơn vị quân đội, công an, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn thành phố rất tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng” với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, như: Xây nhà tình nghĩa, lập Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam anh hùng, ổn định đời sống thương binh, bệnh binh nặng, chăm sóc bố mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ... Từ năm 2008 đến nay, thành phố đã vận động Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” đạt gần 450 tỷ đồng. Đã có 15.271 gia đình người có công được hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở với kinh phí gần 1.500 tỷ đồng; 74.565 người được tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa với kinh phí trên 70 tỷ đồng; gần 39.000 lượt người được điều dưỡng hằng năm với kinh phí gần 46 tỷ đồng; tu sửa, nâng cấp 1.589 lượt công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí trên 904 tỷ đồng. Để tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Sỹ Thanh đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân trên địa bàn thành phố về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công. Coi đây vừa là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm cao cả, vừa là yếu tố bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; góp phần thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, đưa phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng” trở thành nét đẹp và hoạt động thường xuyên trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công. Đặc biệt, quan tâm các gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn, người có công hiện đang sống cô đơn, không nơi nương tựa, các gia đình người có công thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng xa trung tâm. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh trao Bằng khen của UBND thành phố cho người có công tiêu biểu trên địa bàn TP Hà Nội Đồng thời, triển khai hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025. Tập trung ưu tiên nguồn lực giải quyết những nhu cầu cấp thiết đối với người có công, đảm bảo 100% gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú. Tiếp tục làm tốt công tác tu bổ, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ; đẩy mạnh tìm kiếm, xác định danh tính liệt sĩ, quy tập hài cốt liệt sĩ, kịp thời thông báo và tạo điều kiện thuận lợi cho thân nhân liệt sĩ khi đến thăm viếng. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Đẩy mạnh các phong trào ủng hộ về công tác người có công và phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”. Kịp thời tôn vinh, biểu dương những tấm gương của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công vượt khó vươn lên, tích cực lao động, sản xuất, tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Phát hiện, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa", các hoạt động nghĩa tình, chung sức giúp đỡ các gia đình người có công khắc phục khó khăn, cải thiện đời sống. Dịp này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biểu dương, khen thưởng 56 người là người có công tiêu biểu; UBND thành phố Hà Nội cũng biểu dương, khen thưởng 234 người là người có công tiêu biểu; đồng thời, biểu dương, khen thưởng 253 tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách người có công và công tác đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn thành phố. Hưng Vũ

Công đoàn Thủ đô tri ân người có công

TĐKT - Ngày 19/7, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao quà tại Trung tâm điều dưỡng Thương binh Duy Tiên, tỉnh Hà Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022). Phát biểu tại chương trình, bà Mã Thị Bích Nhạn - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm điều dưỡng Thương binh Duy Tiên cho biết, Trung tâm được thành lập năm 1957, là đơn vị được thành lập sớm nhất trong hệ thống mô hình nuôi dưỡng thương bệnh binh tập trung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Những năm đầu mới thành lập, Trung tâm nuôi dưỡng từ 700 - 1000 thương bệnh binh. Hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng và giải quyết chính sách cho 58 thương bệnh binh nặng, có tỷ lệ suy giảm lao động từ 81% trở lên. Thương bệnh binh tại Trung tâm có tới 80% bị liệt cột sống, số còn lại là thương binh tổng hợp: Vết thương sọ não, hỏng hai mắt, cụt hai chi. Gồm thương binh của hai thời kỳ: Kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh Biên giới bảo vệ Tổ quốc. Thương binh có tuổi đời cao nhất là 90 tuổi, thấp nhất là 54 tuổi. Theo Giám đốc Trung tâm điều dưỡng Thương binh Duy Tiên, hơn 2 năm qua, Trung tâm thực hiện nhiệm vụ chính trị trong điều kiện vô cùng khó khăn, tình hình dịch Covid-19 kéo dài, thương bệnh binh tuổi đời ngày càng cao, thương tật, bệnh tật diễn biến phức tạp, thường xuyên phải đi điều trị tại những bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ương. Các đồng chí Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố và Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ Thành phố trao quà cho đại diện Trung tâm điều dưỡng Thương binh Duy Tiên Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh đã chia sẻ với những khó khăn mà các thương bệnh binh và cán bộ, nhân viên của Trung tâm đang phải trải qua; đồng thời nhấn mạnh, thế hệ trẻ luôn biết ơn và mãi mãi không thể quên sự hi sinh to lớn của các thế hệ cha anh để cho đất nước được hoà bình, độc lập, tự do. Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh cho biết, để thể hiện lòng biết ơn và phát huy truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, LĐLĐ Thành phố trao 58 suất quà (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) và một thùng quà cho các thương bệnh binh của Trung tâm. Đồng chí Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố trao những phần quà ý nghĩa cho các thương bệnh binh Trực tiếp trao những phần quà ý nghĩa cho các thương bệnh binh, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh đã ân cần hỏi thăm tình hình sức khỏe, điều kiện sinh hoạt và động viên các thương bệnh binh vượt qua khó khăn, chiến đấu và chiến thắng thương tật, giữ gìn và phát huy bản chất anh bộ đội cụ Hồ.  Đón nhận món quà của LĐLĐ thành phố Hà Nội, thay mặt các thương bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng Thương binh Duy Tiên, ông Phạm Minh Liên đã bày tỏ niềm vui, niềm xúc động trước tình cảm, sự quan tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội và cho biết mòn quà này không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị tinh thần to lớn, giúp các thương bệnh binh của Trung tâm có động lực để vượt qua khó khăn, chiến đấu và chiến thắng thương tật. Thục Anh

Hà Nội: Tập huấn cho gần 300 cán bộ làm thi đua, khen thưởng

TĐKT - Với mong muốn ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn, ngày 19/7, Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 cho gần 300 đại biểu, cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng đến từ các sở, bạn, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã và các đơn vị thuộc thành phố. Phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn, Phó Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội Đinh Mạnh Hùng chỉ rõ: Tháng 6/2022, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khoá XV đã thông qua Luật Thi đua Khen thưởng sửa đổi và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024. Yêu cầu công tác thi đua khen thưởng trong thời kỳ mới đòi hỏi sự và cuộc của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân Thủ đô, biến công tác TĐKT trở thành một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng, công cụ quản lý của nhà nước, là động lực xây dựng con người mới. Phó Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội Đinh Mạnh Hùng phát biểu khai mạc Hội nghị “Hội nghị tập huấn là hoạt động quan trọng thiết thực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn; để công tác TĐKT thực sự là động lực, biện pháp góp phần tăng cường xây dựng Đảng, hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh; làm đòn bẩy, động viên các tập thể, cá nhân tích cực thi đua lao động sáng tạo góp phần xây dựng Thủ đô vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ 17.” – Đồng chí Đinh Mạnh Hùng nhấn mạnh. Đây đồng thời là dịp để các cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị thuộc thành phố giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau để cùng triển khai thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Đ/c Đỗ Đức Thịnh, Phó Trưởng ban Ban Thi đua Khen thưởng TP Hà Nội khái quát một số điểm mới của Luật Thi đua, Khen thưởng Tại Hội nghị, các báo cáo viên của Ban Thi đua Khen thưởng TP Hà Nội đã tập trung truyền đạt, khái quát một số điểm mới của Luật Thi đua Khen thưởng; các văn bản mới ban hành của Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng; tập huấn kỹ năng tổ chức phát động các phong trào thi đua; xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình, chuyên đề thi đua; công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng gương điển hình và cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt. Ngoài ra, các đại biểu, cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng Thủ đô còn được tập huấn nghiệp vụ về thực hiện khen thưởng theo thẩm quyền và quy trình, thủ tục hồ sơ trình các cấp khen thưởng; việc xét, công nhận, đánh giá hiệu quả của đề tài, sáng kiến; công tác tổ chức đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định. Gần 300 đại biểu, cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua, khen thưởng đến từ các sở, bạn, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã và các đơn vị thuộc thành phố tham gia tập huấn Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi thảo luận, làm rõ những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn công tác thi đua, khen thưởng. Trên cơ sở đó đi đến thống nhất về nhận thức, lý luận trong phổ biến kinh nghiệm, cách làm. Ngoài ra, Hội nghị còn khuyến khích các cán bộ tích cực nêu ra những kinh nghiệm hay, hiệu quả tại cơ sở để cùng giải đáp, chia sẻ và học tập. Thời gian qua, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng từ thành phố đến cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều đơn vị đã sáng tạo, đổi mới trong chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua, tạo động lực hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao. Công tác khen thưởng ngày càng đi vào nền nếp, các đơn vị đã quan tâm đến thực hiện việc phát hiện và khen thưởng kịp thời các tập thể nhỏ, cá nhân là người lao động trực tiếp và người dân có thành tích trong công tác và đời sống. Mai Thảo

Trang