Đồng Tháp: Đồng lòng thi đua, lan tỏa phong trào vì người nghèo và phát triển nông thôn mới
BTĐKT - Từ ngày 15/5 - 16/5, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn, đi giám sát thực tế việc triển khai các phong trào thi đua tại tỉnh Đồng Tháp. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Thuật, Trưởng phòng Phòng III; Bùi Quang Đức, Phó Trưởng phòng Phòng Pháp chế và Giải quyết khiếu nại, tố cáo; công chức, viên chức của Phòng III và Trung tâm Thông tin - Truyền thông. Tiếp và làm việc với đoàn giám sát, có các đồng chí: Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở Nội Vụ; Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Võ Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Trần Thanh Toàn, Chánh Văn phòng Sở; Trần Quốc Tuấn, Trưởng phòng Thi đua - Khen thưởng và Người có công; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Văn phòng UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Xây dựng; Tài chính và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh; UBND huyện Cao Lãnh, cùng các chuyên viên phòng, ban. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nội vụ báo cáo với Đoàn Giám sát Báo cáo tại buổi làm việc với đoàn, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: Trong thời gian qua, tỉnh đã phát động các phong trào hành động cụ thể, thiết thực, đa dạng về nội dung, hình thức. Qua đó, thúc đẩy và tạo động lực tích cực để các cấp, các ngành, nhất là các doanh nghiệp, hộ gia đình và nhân dân chung tay vì mục tiêu giảm nghèo bền vững, xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Trong phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Đồng Tháp đã huy động hiệu quả sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng doanh nghiệp. Từ năm 2021 đến 2024, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 2.029 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo và khó khăn; giải quyết việc làm cho hơn 116.700 lao động và đưa 7.574 người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng. Đáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm còn 1,08% vào cuối năm 2024 và dự kiến tiếp tục giảm còn 0,88% vào cuối năm 2025. Thu nhập bình quân của hộ nghèo năm 2024 đạt 27,46 triệu đồng/người/năm, tăng 1,6 lần so với năm 2020. Giảm 1/2 số hộ nghèo, hộ cận nghèo so với đầu kỳ. Đến cuối năm 2024, tỉnh còn 4.823 hộ nghèo và 8.110 hộ cận nghèo, tổng số 12.933 hộ, đạt vượt 129,59% so với mục tiêu giai đoạn. Phong trào còn lan tỏa qua việc triển khai 186 mô hình sinh kế bền vững cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như: Tổ hùn vốn, mô hình khởi nghiệp, tổ phụ nữ giúp nhau thoát nghèo,... 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một người trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định. 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng và quản lý chương trình. Trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Đồng Tháp đã đạt kết quả nổi bật khi 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 58 xã đạt chuẩn nâng cao (vượt 20,87%) và dự kiến có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tỉnh có 10/12 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 2 huyện đang hoàn tất hồ sơ để công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Phong trào thi đua đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường trong nhân dân. Các mô hình sáng tạo như “Dòng sông không rác”, “Tổ phụ nữ thân thiện với môi trường”, “Tuyến đường kiểu mẫu” hay “Biến chất thải nhựa thành tiền”... đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, bảo vệ môi trường và phát huy vai trò cộng đồng. Trong phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, Đồng Tháp đã triển khai xây dựng 1.744 căn/2.311 căn (đạt 75,47%). Trong đó, 604 căn cho người có công với cách mạng, 1.142 căn cho hộ nghèo và hộ cận nghèo. Nhiều địa phương đã hoàn thành vượt tiến độ như huyện Thanh Bình, thành phố Sa Đéc. Các mô hình tổ chức vận động xã hội hóa, tổ cất nhà từ thiện với hơn 900 thành viên đã góp phần đáng kể vào kết quả này. Trong Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”, Dự án đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đi qua địa bàn tỉnh được xác định là công trình trọng điểm quốc gia. Đồng Tháp đã hoàn thành 100% giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư cho 101 hộ, hoàn tất 16/16 gói thầu. Đến nay, tỉnh đã giải ngân gần như toàn bộ vốn đầu tư cho giai đoạn 2023 - 2025, huy động trên 400 nhân sự và 140 thiết bị thi công, đảm bảo tiến độ các hạng mục kỹ thuật như nền đường, cầu, dầm sàn, gia tải... Phong trào thi đua này không chỉ thúc đẩy tiến độ dự án mà còn lan tỏa tinh thần đổi mới, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, góp phần tạo việc làm, ổn định đời sống và phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Tỉnh Đồng Tháp đã khen thưởng cho 47 tập thể và 60 cá nhân trong phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, 229 tập thể và 437 cá nhân trong phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, 6 tập thể và 12 cá nhân tiêu biểu trong phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”. Các tập thể, cá nhân xuất sắc trong Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” đang được xem xét khen thưởng trong thời gian tới. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn phát biểu tại buổi làm việc Phát biểu kết luận tại buổi làm việc với Sở Nội vụ tỉnh, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng Đoàn Giám sát ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật mà tỉnh Đồng Tháp đã đạt được trong các phong trào thi đua yêu nước, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các phong trào thi đua trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực; tiếp tục nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả. Trong thời gian tới, các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục chủ động tham mưu, phối hợp, triển khai hiệu quả các phong trào, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu theo đúng tiến độ và kế hoạch đề ra, đồng thời quan tâm tới bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng; kiện toàn, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số trong công tác thi đua, khen thưởng. Đoàn đi khảo sát mô hình tại công trình Dự án cao tốc đường bộ An Hữu - Cao Lãnh Trong chương trình công tác, Đoàn Giám sát đã khảo sát thực tế Dự án cao tốc An Hữu - Cao Lãnh (thành phần 1). Tại đây, các mô hình như “Phối hợp vận động, tuyên truyền người dân bàn giao mặt bằng” hay “Giải ngân nguồn vốn đạt trên 95%” đã cho thấy tinh thần quyết tâm, sáng tạo của cán bộ, doanh nghiệp và nhân dân Đồng Tháp trong thi công hạ tầng trọng điểm. Đoàn khảo sát thăm mô hình thực tế mô hình Tổ cất nhà tình thương số 2, ấp An Bình, xã Định Yên, huyện Lấp Vò Đoàn cũng khảo sát mô hình Tổ cất nhà tình thương số 2, ấp An Bình, xã Định Yên - mô hình tiêu biểu trong phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” tại huyện Lấp Vò. Theo ông Huỳnh Phú Quán, Tổ phó cho biết: Tổ được thành lập vào năm 2016 với 35 thành viên. Tổ đã chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương cụ thể hóa việc xóa nhà tạm bợ, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống. Đến nay, số thành viên tự nguyện tham gia Tổ hơn 80 người. Các thành viên của Tổ cùng nhà hảo tâm tự nguyện đóng góp tài lực, vật lực cất hàng trăm căn nhà tình thương cho người có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài tỉnh với tổng số tiền lên đến nhiều tỷ đồng. Đến nay tổ đã xây hơn 170 căn nhà tại nhiều tỉnh miền Tây, mỗi căn trị giá 25 - 30 triệu đồng, bảo đảm “ba cứng”: Nền cứng, mái cứng, vách cứng. Đoàn đến khảo sát mô hình xóa đói giảm nghèo, đến tham quan thực tế tại gia đình chị Lê Thị Hồng Vân tại xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc với mô hình trồng hoa kiểng Ngoài ra, Đoàn đã khảo sát mô hình xóa đói, giảm nghèo, đến tham quan thực tế tại gia đình chị Lê Thị Hồng Vân tại xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc, với mô hình trồng hoa kiểng. Chị Vân cho biết: Trước đây, gia đình chị là một trong những gia đình rất khó khăn, phải đi làm thuê, làm mướn… Từ năm 2021, chị vay Ngân hàng Chính sách xã hội được 65 triệu đồng đầu tư sang mô hình trồng cây kiểng. Hiện nay, với doanh thu gần 100 triệu đồng/năm, gia đình chị đã thoát nghèo, xây dựng được nhà và ổn định cuộc sống. Xuân PhúcPhong trào thi đua
Giám sát việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua trọng tâm tại tỉnh Đắk Lắk
BTĐKT - Ngày 15 - 16/5/2025, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” và một số phong trào thi đua trọng tâm, Đợt thi đua cao điểm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đoàn Giám sát làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk Theo báo cáo của tỉnh Đắk Lắk, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có sự quan tâm đặc biệt đến công tác thi đua, khen thưởng. Hệ thống văn bản quy định, quản lý công tác thi đua, khen thưởng được ban hành kịp thời. Các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động tiếp tục được quan tâm tổ chức thực hiện mạnh mẽ, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, được xã hội đồng tình hưởng ứng. Tỉnh đã bám sát nhiệm vụ chính trị để tổ chức, phát động và thực hiện các phong trào thi đua phù hợp, đáp ứng nhu cầu cấp bách của địa phương. Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị; phong trào thi đua đã bám sát mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Đến cuối năm 2024 so với năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,77%; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 5,99%; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 9,76%. Theo chuẩn nghèo đa chiều, bình quân giai đoạn 2021 - 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,0%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 4,09%/năm (đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết, kế hoạch). Ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2025 duy trì mức giảm từ 3% trở lên; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 4% trở lên; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo năm 2025 giảm từ 4 - 5%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đối với huyện phấn đấu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn (huyện M’Drắk) giảm từ 6,0 - 7,0%. Đoàn thăm hộ thoát nghèo tại xã Dray Sáp, huyện Krong Ana Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, đến nay, toàn tỉnh có 81/149 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, đạt tỷ lệ 54,36%, Trong đó: 74/149 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đã được UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận; 7 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM đang thẩm định; có 8 xã đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; trong đó: 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao đã được UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận; 3 xã đang thẩm định; có 1/15 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (thành phố Buôn Ma Thuột). Toàn tỉnh đạt 2.473 tiêu chí/2.831 tiêu chí, bình quân đạt 16,60 tiêu chí/xã; không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình NTM; tuy nhiên, tỉnh vẫn còn 1 xã dưới 10 tiêu chí (xã Ea Dăh, huyện Krông Năng). Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân về xây dựng NTM. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tham gia tích cực vào xây dựng NTM; người dân đã ủng hộ, hiến đường, phá bỏ bờ rào đóng góp tiền mặt và ngày công lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025", tính đến ngày 8/5/2025, toàn tỉnh đã triển khai hỗ trợ xây mới và sửa chữa được 3.431/7.312 căn, đạt tỷ lệ 46,92% so với kế hoạch; trong đó xây mới 3.189/5.891 căn; sửa chữa 242/1.421 căn; có 430 căn đã bàn giao đưa vào sử dụng; các nhóm đối tượng khó khăn về nhà ở. Đoàn tham quan thực tế đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột Thực hiện Đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3000 km đường bộ cao tốc", tỉnh Đắk Lắk đã đẩy nhanh tiến độ dự án theo đúng tinh thần phát động của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng và nhận mặt bằng đạt 100%. Trên toàn dự án, các nhà thầu thi công đã tổ chức huy động 41 mũi thi công với 462 thiết bị, 765 nhân lực để thi công đồng loạt trên phạm vi tuyến. Qua phong trào thi đua, tỉnh đã phát hiện, động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời 6 tập thể, 13 cá nhân có nhiều thành tích trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thành phần 3 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, giai đoạn 1. Phát biểu tại buổi làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk, đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được trong công tác thi đua, khen thưởng nói chung và triển khai các phong trào thi đua trọng tâm nói riêng tại tỉnh thời gian qua. Đồng chí đề nghị thời gian tới, Sở Nội vụ tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tham mưu các cấp có thẩm quyền triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Sớm tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh các văn bản, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW ngày 26/12/2024 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới. Tổ chức tốt các phong trào thi đua, đặc biệt là các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động. Kịp thời ban hành hướng dẫn khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025”; phục vụ công tác tổng kết các phong trào thi đua trong năm 2025. Ban hành kế hoạch, hướng dẫn triển khai phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” do Thủ tướng Chinh phủ phát động ngày 14/5/2025. Phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, Công an tỉnh đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025”, tuyên truyền, huy động nguồn lực để đảm bảo đến tháng 10/2025 hoàn thành mục tiêu xóa hết nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Chủ động xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến cấp tỉnh; báo cáo các cấp có thẩm quyền quan tâm, củng cố tổ chức bộ máy, tăng cường nhân lực làm công tác thi đua, khen thưởng để công tác này ngày càng được tốt hơn. Trong chương trình công tác, Đoàn Giám sát đã tham quan thực tế đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, thăm hộ thoát nghèo tại xã Dray Sáp, huyện Krong Ana. Phương ThanhPhê duyệt Đề án tổ chức đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần XI
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương vừa ký Quyết định số 57/QĐ-HĐTĐKT ngày 16/5/2025 phê duyệt Đề án tổ chức đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần XI. Tổ chức đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần XI với chủ đề: "Thi đua đổi mới, sáng tạo, tăng tốc bứt phá đưa đất nước vào kỷ nguyên phát triển hùng cường, văn minh, thịnh vượng". Cụ thể, Thủ tướng phê duyệt Đề án tổ chức đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI với chủ đề: "Thi đua đổi mới, sáng tạo, tăng tốc bứt phá đưa đất nước vào kỷ nguyên phát triển hùng cường, văn minh, thịnh vượng". Đề án nhằm mục đích đánh giá kết quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2021 - 2025; đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2026 - 2030. Đại hội cần bám sát tinh thần Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 26 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới" và Luật Thi đua, khen thưởng. Biểu dương, tôn vinh các cá nhân, tập thể anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc; cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, mô hình tiêu biểu, xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước ở mỗi cấp, mỗi ngành, trên tất cả các lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực trọng tâm đang đẩy mạnh triển khai thực hiện; lựa chọn đúng người, đúng việc, đúng thành tích để có tác dụng lan toả trong xã hội. Phát động phong trào thi đua giai đoạn 2026 - 2030 bảo đảm tạo khí thế mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết đồng lòng thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Theo Đề án, tổ chức Đại hội chính thức trong 1 ngày vào tháng 12 năm 2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với khoảng 2.300 đại biểu tham dự. Trong khuôn khổ Đại hội sẽ có các hoạt động như Triển lãm ảnh về Bác Hồ với phong trào thi đua yêu nước và các kỳ Đại hội thi đua; Triển lãm giới thiệu các thành tựu kinh tế, xã hội của đất nước sau 40 năm đổi mới đất nước, đặc biệt trong giai đoạn 2021 - 2025; Giao lưu các điển hình tiên tiến trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền, cổ động chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI; Tuyên truyền các điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương trước, trong và sau Đại hội. Thành lập Ban Tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương cũng ký Quyết định số 58/QĐ-HĐTĐKT ngày 16/5/2025 về việc thành lập Ban Tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI. Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương làm Trưởng ban Ban Tổ chức Đại hội. Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Đại hội gồm: Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Phó Trưởng ban Thường trực); ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Các Ủy viên gồm: Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; ông Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; bà Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; ông Bế Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; ông Hoàng Đăng Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; ông Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; ông Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an; ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; ông Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; ông Trịnh Mạnh Linh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Bùi Văn Khắng, Thứ trưởng Bộ Tài chính; bà Trịnh Thị Thuỷ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Đỗ Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; ông Vũ Hải Quang, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; bà Nguyễn Thị Sự, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội; ông Phạm Huy Giang, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Ban Tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI hoạt động theo Quy chế do Ban Tổ chức Đại hội ban hành. Giúp việc cho Ban Tổ chức Đại hội có các Tiểu ban: Tiểu ban Nội dung, Tiểu ban Tuyên truyền, Tiểu ban Hậu cần - An ninh. Theo baochinhphu.vnSẽ tuyên dương 30 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu năm 2025
BTĐKT - Sáng 14/5, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam và Công ty TNHH TCP Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt” năm 2025. Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam cho biết: Sau 10 năm kể từ lần đầu tiên tổ chức vào năm 2014, chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt” đã thực sự lan tỏa mạnh mẽ đến từng cơ sở Hội, trở thành hoạt động thường niên, đầy tính nhân văn và truyền cảm hứng sâu sắc. Trong hơn một thập kỷ qua, chương trình đã góp phần động viên, cổ vũ hàng nghìn thanh niên khuyết tật trên cả nước nỗ lực vươn lên, khẳng định bản thân bằng ý chí và nghị lực phi thường. Anh Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam chia sẻ thông tin tại họp báo Năm 2025, chương trình được triển khai từ tháng 5 đến tháng 12, nhằm tìm kiếm và vinh danh 30 thanh niên khuyết tật tiêu biểu, những người giàu nghị lực, vượt qua nghịch cảnh, tích cực đóng góp cho cộng đồng. Các đại biểu được tuyên dương sẽ nhận: Bằng khen của Trung ương Hội LHTN Việt Nam, biểu trưng chương trình, sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng và nhiều phần thưởng giá trị khác. Thanh niên được đề cử không quá 35 tuổi (trường hợp đặc biệt sẽ do Hội đồng xét chọn xem xét). Hồ sơ đề cử được tiếp nhận từ ngày 24/4 đến hết ngày 01/7/2025. Hội đồng xét chọn sẽ họp vào ngày 10/7/2025 và Lễ tuyên dương sẽ diễn ra trong hai ngày 19 - 20/8/2025 tại Hà Nội. Điểm mới đáng chú ý trong năm nay là chương trình đồng hành “Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp trong kỷ nguyên số” diễn ra từ tháng 4 đến tháng 12/2025. Chương trình hướng tới những bạn trẻ khuyết tật có dự án khởi nghiệp, mong muốn được hỗ trợ về: Vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị, mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh, hoặc phát triển kỹ năng bán hàng trên nền tảng số. Ban Tổ chức sẽ lựa chọn hình thức hỗ trợ phù hợp với từng dự án: Từ tài chính, thiết bị sản xuất, tư vấn kỹ thuật, đến truyền thông và kết nối đầu ra. Đồng thời, các lớp tập huấn miễn phí về kỹ năng kinh doanh số cũng sẽ được tổ chức để nâng cao năng lực và thúc đẩy sự tự tin của thanh niên khuyết tật khi hòa nhập cộng đồng. Song song với chương trình tuyên dương, Ban Tổ chức còn triển khai hoạt động truyền thông đồng hành “Sắc màu nghị lực”, giới thiệu các gương mặt từng được vinh danh thông qua: Video truyền cảm hứng, Podcast trên nền tảng mạng xã hội. Ngoài ra, cuộc thi “Tìm kiếm tài năng thanh niên khuyết tật” trong các lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc và hoạt động cộng đồng cũng sẽ được tổ chức, nhằm tạo không gian để thanh niên khuyết tật thể hiện bản thân, lan tỏa thông điệp về khả năng, nghị lực và đóng góp tích cực cho xã hội. Ông Nguyễn Quang Hiền Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH TCP Việt Nam, cam kết tiếp tục đồng hành lâu dài với chương trình nhằm chung tay xây dựng một môi trường phát triển công bằng, nhân văn và bền vững cho tất cả mọi người. Thông tin gửi hồ sơ: Văn phòng Trung ương Hội LHTN Việt Nam, số 64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Bìa hồ sơ ghi rõ: Tham gia chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt” năm 2025). Email: congtrithucthanhgiong@gmail.com (Tiêu đề email ghi rõ: Hồ sơ tuyên dương “Tỏa sáng Nghị lực Việt 2025”). Mai ThảoGiám sát việc thực hiện các phong trào thi đua trọng tâm tại tỉnh Bình Định
BTĐKT - Trong hai ngày 8,9/5, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn, đã giám sát việc triển khai thực hiện một số phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đoàn Giám sát làm việc tại Sở Nội vụ tỉnh Bình Định Tiếp và làm việc với Đoàn Giám sát có các đồng chí: Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định Trần Trung Định; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Thị Thế Vy; Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân Nguyễn Xuân Phong; Trưởng phòng Phòng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Bình Định Thái Minh Trí cùng các chuyên viên... Theo báo cáo của tỉnh Bình Định, thời gian qua, công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh có nhiều đổi mới. Thi đua, khen thưởng đã thực sự trở thành động lực của sự phát triển, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua ngày càng rõ nét hơn. Hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp và tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng đã từng bước đi vào nền nếp, hoạt động ổn định; công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng có nhiều đổi mới, chất lượng, hiệu quả hơn. Đoàn đã tham quan mô hình làm kinh tế của gia đình ông Đặng Văn Cấp, xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định Qua 5 năm (2021-2025) thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025, từ các nguồn kinh phí hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, trên địa bàn tỉnh đã có 46.271 hộ thoát nghèo (26.792 hộ nghèo thoát nghèo; 19.479 hộ cận nghèo thoát cận nghèo). Tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều qua 5 năm (2021-2025), bình quân chung của tỉnh đạt 1,23%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 3,34%/năm (8.122 hộ nghèo dân tộc thiểu số thoát nghèo).Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Bình Định đến cuối năm 2025 còn 0,62% thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung so với cả nước dự kiến còn 0,93%. Tham quan hộ chăn nuôi chim trĩ và ong dú Tô Vũ Thành Tín, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định Thực hiện phong trào thi đua “Tỉnh Bình Định chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025, có 93/113 xã hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới (đạt tỷ lệ 82,3%); 28/93 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt tỷ lệ 30,1%); 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 7 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới (đạt tỷ lệ 63,63%). Tham quan mô hình "Nhà sạch, vườn đẹp" tại gia đình ông Huỳnh Ngọc Thành, thôn Lương Lộc, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong phạm vi cả nước trong năm 2025”, đến nay, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 9.685 hộ (xây dựng mới: 6.857 hộ, sửa chữa: 2.801 hộ), kinh phí thực hiện 318.161 triệu đồng. Tuyến đường bộ cao tốc đi qua tỉnh Bình Định có tổng chiều dài 118 km (đi qua địa phận 8 huyện, thị xã, thành phố với 30 xã, phường, thị trấn), tổng mức đầu tư 3 dự án thành phần đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt là: 47.673,4 tỷ đồng. Triển khai đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”,tỉnh đã hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư, đã bàn giao mặt bằng 100% tuyến đường cho chủ đầu tư triển khai thi công. Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành liên quan theo dõi, giám sát, đôn đốc chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án. Đồng thời, phối hợp kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để phấn đấu hoàn thành trước 3 tháng so tiến độ đề ra (tháng 9/2025). Trong chương trình công tác, Đoàn Giám sát đã tham quan mô hình làm kinh tế của gia đình ông Đặng Văn Cấp, xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân; hộ chăn nuôi chim trĩ và ong dú Tô Vũ Thành Tín, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân; mô hình "Nhà sạch, vườn đẹp" tại gia đình ông Huỳnh Ngọc Thành, thôn Lương Lộc, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước; mô hình sản xuất hoa cúc giống tại xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước. Trao đổi tại các buổi làm việc, Đoàn Giám sát biểu dương, đánh giá cao kết quả đạt được trong các phong trào thì đua của tỉnh Bình Định, đặc biệt ấn tượng với các mô hình sản xuất, kinh doanh được tham quan. Đồng thời, Đoàn đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh nói chung, Sở Nội vụ nói riêng quan tâm, trình khen thưởng cho các tập thể cá nhân có thành tích trong các phong trào thi đua này, động viên kịp thời, nhân rộng và lan tỏa tinh thần vươn lên, làm giàu chính đáng... PVCác tỉnh miền Đông Nam Bộ nỗ lực hoàn thành tốt các phong trào thi đua
BTĐKT - Từ ngày 7/5 - 9/5, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện các phong trào thi đua trọng tâm và Đợt thi đua cao điểm trên địa bàn một số tỉnh Đông Nam Bộ gồm: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai,. Tham gia đoàn có các đồng chí: Thái Mạnh Hùng, Trưởng phòng Phòng II; Đoàn Trung Dũng, Phó Chánh Văn phòng; Nguyễn Đức Nhuận, Phó Trưởng phòng Phòng III; công chức, viên chức của Phòng III và Trung tâm Thông tin - Truyền thông. Đoàn Giám sát làm việc với UBND Thành phố Hồ Chí Minh Trong chương trình công tác, Đoàn đã làm việc với các tỉnh, thành phố và thăm một số mô hình tiêu biểu trong triển khai thực hiện các phong trào thi đua trọng tâm tại địa phương. Xây dựng nông thôn mới bền vững TP Hồ Chí Minh tổ chức triển khai phong trào thi đua “Cả thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn”. Theo báo cáo của UBND TP Hồ Chí Minh, đến nay, có 56/56 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 28/56 xã thuộc 4 huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 5/5 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. TP Hồ Chí Minh cơ bản đáp ứng đạt 7/8 tiêu chí theo quy định của trung ương về Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đến nay, thành phố đã công nhận 353 sản phẩm OCOP của 125 chủ thể, trong đó có 79 sản phẩm đạt 4 sao, 274 sản phẩm đạt 3 sao. Đoàn Giám sát thăm mô hình trang trại chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ cao của công ty TNHH Trang Linh, ấp Trang Hoàng, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Thực hiện phong trào thi đua “Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025, đến nay tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hoàn thành 7/8 tiêu chí về thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 100% số thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 20% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao… Toàn tỉnh có 214 sản phẩm của 120 chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Đoàn Giám sát thăm mô hình sản xuất nông nghiệp nuôi cá nước ngọt, trồng xoài sạch của gia đình ông Nguyễn Văn Hạp, tổ 3, ấp 1, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức phát động phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đăng ký thi đua và tổ chức phát động thi đua xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đến nay, Đồng Nai có 113/116 xã được công nhận nông thôn mới nâng cao; 37/116 xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu; có 3/10 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cùng cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát Phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong năm 2025” không chỉ thực hiện trong địa bàn mà còn “vươn xa” lan tỏa đến các tỉnh Cà Mau, Kon Tum, Bến Tre và Lào Cai số tiền 209 tỷ đồng. Riêng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa 330/330 căn nhà đạt tỷ lệ 100% với tổng kinh phí hơn 23,5 tỷ đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tích cực huy động nguồn lực để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 899 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân khó khăn trên địa bàn thành phố với tổng kinh phí là hơn 44,8 tỷ đồng. Đoàn đi thăm gia đình bà Nguyễn Thị Hết, ngụ tại 220/80 đường Hoàng Hoa Thám, trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Còn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến nay, về cơ bản, không còn nhà tạm, nhà dột nát. Năm 2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam ghi nhận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo. Toàn tỉnh đang tập trung sữa chữa và xây mới những căn nhà nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo. Hiện nay, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức, các nhà hảo tâm tích cực hưởng ứng và đóng góp xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” và triển khai các chương trình an sinh xã hội. Vào tháng 3/2025, Đoàn công tác của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đã trao 5 tỷ đồng tới Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang nhằm hỗ trợ chương trình an sinh xã hội của Hà Giang. Tại tỉnh Đồng Nai, từ năm 2021 đến 4/2025, toàn tỉnh đã xây dựng mới và sửa chữa được gần 1,1 ngàn căn nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, góp phần ổn định chỗ ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hỗ trợ các hộ khó khăn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Riêng trong năm 2024, toàn tỉnh Đồng Nai đã xây mới 328 căn, sửa chữa 53 căn nhà ở cho người có công với cách mạng, người nghèo, cận nghèo với kinh phí hơn 23 tỷ đồng, giúp các hộ gia đình này có nơi ở ổn định. Vượt tiến độ hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Thực hiện Đợt thi đua cao điểm, TP Hồ Chí Minh đã triển khai phong trào “Quyết tâm hoàn thành Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh”. Dự án Đường Vành đai 3 - TP Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) có tổng chiều dài hơn 47 km với tổng mức đầu tư gần 41.600 tỷ đồng, có tổng cộng 14 gói thầu xây lắp. Trong đó 10 gói xây lắp chính đang triển khai thi công, khối lượng đạt khoảng 38,54% giá trị xây lắp, còn 4 gói thầu phục vụ vận hành, khai thác đang hoàn thiện hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán để trình lại Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh thẩm định. Tình hình triển khai thực hiện Dự án Thành phần 2, đến nay đã thu hồi được 410,177/410,439 ha đạt 99,93% tại 4 địa phương, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 5/2025. Đoàn Giám sát đi thăm thực tế tuyến Metro số 1 từ Bến Thành đến Suối Tiên tại TP Hồ Chí Minh Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát động Đợt thi đua cao điểm hoàn thành Dự án thành phần 3 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 trước ngày 31/12/2025. Dự án được khởi công từ tháng 6/2023, hiện nay đang tiến dần về đích, các hạng mục chính của dự án đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, khối lượng thi công đã đạt hơn 80%. Dự án đã tổ chức thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4/2025, dự kiến đưa vào khai thác trong tháng 9/2025, vượt tiến độ 5 tháng so với hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu và vượt tiến độ 08 tháng so với Nghị quyết Chính phủ giao. Đoàn Giám sát đến thăm Ban Quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải. Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn qua địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Thực hiện Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc trước ngày 31/12/2025”. Các địa phương trong tỉnh đang gấp rút thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để triển khai dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua địa bàn tỉnh. Với dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2024, dự án thành phần 1A đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng; dự án thành phần 4 đã bàn giao mặt bằng 64,6/65 ha, đạt tỷ lệ 99,4%. Với dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, dự án thành phần 1 đã bàn giao mặt bằng 62,36 ha, dự án thành phần 2 đã bàn giao 137,93 ha… Đoàn đến thăm dự án gói thầu số 21 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Xuân PhúcNhân rộng các gương điển hình tiên tiến, lan tỏa các phong trào thi đua tạo động lực cho cả dân tộc
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung xây dựng các điển hình tiên tiến, tổ chức tổng kết, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến để cả xã hội, nhất là thế hệ trẻ noi gương người tốt, việc tốt; nhân rộng, lan tỏa các phong trào, truyền cảm hứng, tạo động lực cho cả dân tộc; tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. Nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, lan tỏa các phong trào thi đua, truyền cảm hứng, tạo động lực cho cả dân tộc; tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 218/TB-VPCP ngày 8/5/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ 11 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm và sự đóng góp tích cực của các thành viên Hội đồng, Thường trực Hội đồng; các bộ, ban, ngành, địa phương, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong việc phát huy vai trò; phát động, hưởng ứng triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác thi đua khen thưởng, kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, đặc biệt là trong khen thưởng đột xuất, khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh và có thành tích tiêu biểu trong công tác. Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện cuộc "cải cách về sắp xếp tổ chức bộ máy"; đột phá về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong tình hình mới; thúc đẩy thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay; tạo thế, tạo đà, tạo động lực đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong các năm tiếp theo; xác định phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế. Công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực và hiệu quả Năm 2024 và quý I năm 2025, Hội đồng và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước và tình hình thực tế, phát huy vai trò, triển khai tích cực, hiệu quả các hoạt động và hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ đã đề ra, Thủ tướng cho rằng công tác thi đua, khen thưởng đã được quan tâm, chỉ đạo sát sao; đến nay đã cơ bản hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng ở các bộ, ngành, địa phương. Công tác thi đua, khen thưởng được Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương tích cực quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực và hiệu quả. Các chương trình thi đua trong cả nước tiếp tục được triển khai sâu rộng, đồng bộ, phong phú về nội dung và hình thức; góp phần quan trọng thay đổi kinh tế- xã hội; trong đó nổi bật là các phong trào thi đua như: "Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" đang được thực hiện rất sôi nổi, ý nghĩa, nhân văn trong đó nhiều địa phương phấn đấu hoàn thành trước kế hoạch, đợt thi đua cao điểm "450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025"; "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc" đang tiến về đích;... đặc biệt là Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" vừa được Thủ tướng Chính phủ phát động ngày 24/4/2025 tại Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông nhằm cụ thể hóa và đưa các chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào thực tiễn cuộc sống. Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến có nhiều đổi mới; nhiều điển hình tiên tiến, tiêu biểu được tôn vinh, khen thưởng tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, xã hội. Công tác thi đua khen thưởng được thực hiện đúng quy định, chất lượng khen thưởng được nâng lên, kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Phát động thêm các phong trào thi đua, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đồng chí thành viên Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, hướng dẫn, động viên các bộ, ban, ngành, địa phương tích cực đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng; đặc biệt, tiếp tục thực hiện các phong trào hiện có; các đoàn thể (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên...) nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai như: phong trào "Bình dân học vụ, chuyển đổi số", "Học ngoại ngữ", "Vệ sinh bảo vệ môi trường"... Công tác thi đua khen thưởng đã được thực hiện cơ bản đúng quy định, chất lượng khen thưởng được nâng lên, kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước; khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng trực tiếp người lao động, sản xuất kinh doanh và công tác có thành tích tiêu biểu được kịp thời. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ cần lưu ý việc hướng dẫn thực hiện và thực hiện đề nghị xét khen thưởng phải thực sự khách quan, trung thực, thực sự tiêu biểu; cần tập trung xây dựng các điển hình tiên tiến, tổ chức tổng kết, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến để cả xã hội, nhất là thế hệ trẻ noi gương người tốt, việc tốt; nhân rộng, lan tỏa các phong trào, truyền cảm hứng, tạo động lực cho cả dân tộc; tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và các cơ quan báo chí tăng cường thông tin, tuyên truyền về các phong trào thi đua, nhất là phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" để nâng cao nhận thức, nêu gương, biểu dương gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến, tiêu biểu, cách làm hay, đổi mới sáng tạo, hiệu quả tạo khí thế phấn khởi, động lực thi đua sôi nổi thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Theo: https://baochinhphu.vnTP Cần Thơ: Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ các phong trào thi đua trọng điểm
BTĐKT - Ngày 29/4, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn, đã giám sát việc triển khai thực hiện một số phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng Chính phủ phát động, tại thành phố Cần Thơ. Đi cùng với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ; Nguyễn Thanh Nhanh, Trưởng phòng Chính sách và Thi đua - Khen thưởng thành phố; các cán bộ, chuyên viên phòng Chính sách và Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ. Theo báo cáo của UBND thành phố Cần Thơ, trong những năm qua, thành phố đã phát động triển khai kịp thời, đồng bộ các phong trào thi đua gắn liền với Chương trình mục tiêu quốc gia như: Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Chung tay xóa nhà tạm nhà dột nát”, Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”. Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay mang lại hiệu quả tích cực và được nhân rộng, đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả vùng theo hướng nhanh và bền vững. Trong giai đoạn từ năm 2021 - 2025, phong trào thi đua “Cần Thơ chung sức xây dựng nông thôn mới” đã mang lại nhiều kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố. Người dân tích cực hiến đất, đóng góp ngày công lao động và tiền mặt để làm đường giao thông, kênh thủy lợi và các công trình phúc lợi xã hội khác. Nhờ đó, việc giải phóng mặt bằng khá thuận lợi, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm kinh phí. Nhiều xã do phát huy tốt nội lực của người dân nên đã đạt chuẩn nông thôn mới vượt kế hoạch đề ra. Tính đến quý I năm 2025, thành phố Cần Thơ có 36/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 4/4 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Phong Điền, Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Cờ Đỏ). Đồng thời, xây dựng thêm 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (nâng tổng số 36/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao chiếm 100% số xã trên địa bàn thành phố), xây dựng thành công 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, chiếm tỷ lệ 30,56% số xã trên địa bàn thành phố. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 60 triệu đồng/người/năm, 100% xã có đường giao thông liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt trên 99%. Đến nay, thành phố Cần Thơ đã công nhận 180 sản phẩm OCOP của 87 chủ thể. Với 87 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 93 sản phẩm OCOP đạt 4 sao. Lũy kế đến nay toàn thành phố có 199 sản phẩm OCOP đạt 3 đến 4 sao với 98 chủ thể trong đó 96 sản phẩm 3 sao, 103 sản phẩm 4 sao. Đoàn Giám sát thăm mô hình sản phẩm OCOP của Công ty TNHH Quốc tế DIKA HAPPY tại ấp Định Hòa, xã Định Môn với sản phẩm Lê-ki-ma sấy dẻo Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025”, từ tháng 8/2024 đến ngày 20/4/2025, thành phố đã hoàn thành xây mới, sửa chữa bàn giao cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng và đưa vào sử dụng 1.066 căn nhà, đạt tỷ lệ 100%; tổng kinh phí thực hiện là 61 tỷ 682 triệu đồng. Ngày 24/4/2025, thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong năm 2025". Chủ tịch UBND thành phố đã khen thưởng cho 20 tập thể và 25 cá nhân đã có thành tích tiêu biểu và có nhiều đóng góp trong công tác an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ góp phần hưởng ứng có hiệu quả Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong năm 2025”. Đoàn Giám sát đến thăm hộ gia đình nhà ông Võ Văn Bình ấp Định Yên, xã Định Môn trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Thực hiện Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”, thành phố đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ. Đoàn Giám sát thăm mô hình trồng nhãn tại Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm Trong chương trình công tác khảo sát tại huyện Thới Lai. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thới Lai; Lý Văn Tí, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, cùng lãnh đạo là Trưởng phòng, phó phòng, ban và chuyên viên phòng Nội vụ, Văn phòng UBND, HĐND huyện Thới Lai. Đón đoàn có đồng chí: Nguyễn Văn Thưa, Bí thư Đảng ủy xã Định Môn; Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Định Môn. Đoàn đã đến khảo sát 2 mô hình sản phẩm OCOP tại xã Định Môn gồm: Công ty TNHH Quốc tế DIKA HAPPY tại ấp Định Hòa, xã Định Môn với sản phẩm Lê-ki-ma sấy dẻo; Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm và khảo sát thăm hộ gia đình nhà ông Võ Văn Bình ấp Định Yên, xã Định Môn thuộc diện hộ nghèo, nay đã xây dựng được ngôi nhà kiên cố, khang trang, sạch sẽ với diện tích 50m², tổng kinh phí 80 triệu đồng (trong đó, Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng, gia đình đóng góp 30 triệu đồng, trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn). Xuân PhúcHậu Giang: Thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước
BTĐKT - Ngày 28/4, Đoàn giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn, đi giám sát thực tế việc triển khai các phong trào thi đua tại tỉnh Hậu Giang. Tham gia đoàn có các đồng chí: Đỗ Ngọc Toàn, Trưởng phòng Thanh tra và Giải quyết khiếu nại, tố cáo; công chức, viên chức của Phòng III và Trung tâm Thông tin – Truyền thông; đồng chí Phạm Vương Huyền, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hậu Giang; Bùi Thanh Như, Trưởng phòng Nội vụ huyện Châu Thành A cùng các chuyên viên đại diện các phòng, ban của huyện Châu Thành A. Đón tiếp đoàn có các đồng chí Kim Phụng, Phó Bí thư Đảng ủy Chủ tịch HĐND xã Tân Hòa; Phạm Thị Ngoan, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hòa; Bùi Hữu Trí, Chủ tịch UBND xã Thạnh Xuân (huyện Châu Thành A). Đoàn giám sát đi thực tế việc triển khai các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025; “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025” và Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” tại tỉnh Hậu Giang. Theo báo cáo của UBND tỉnh Hậu Giang, trong những năm qua, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân. Điểm nổi bật là tỉnh Hậu Giang đã vận dụng linh hoạt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, phát huy nội lực từ nhân dân là chính, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, từ đó tạo nên những vùng quê khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới, 41/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80,39%, 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu; số tiêu chí đạt bình quân toàn tỉnh là 18,2 tiêu chí/xã. Hiện nay, toàn tỉnh có 348 sản phẩm OCOP, trong đó có 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia (chiếm 0,86%), 110 sản phẩm 4 sao (chiếm 31,61%), 235 sản phẩm 3 sao (chiếm 67,53%), với 159 chủ thể tham gia, trong đó: 24 công ty chiếm 15,1%; 45 hợp tác xã chiếm 28,3%; 90 cơ sở, hộ kinh doanh 56,6%. Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, đến tháng 4/2025, toàn tỉnh đã thực hiện khởi công xây dựng hỗ trợ 1.479 căn nhà (đạt tỷ lệ 100%), gồm nhà của người có công với cách mạng: 420 căn, nhà thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: 12 căn và nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo: 1.047 căn, trong đó, số nhà đã xây dựng, sửa chữa hoàn thành là 1.313/1.479 căn (chiếm tỷ lệ 88,77%), gồm nhà cho người có công với cách mạng: 368/420 căn; nhà ở thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: 9/12 căn và nhà ở hộ nghèo, hộ cận nghèo: 936/1.047 căn. Đến nay, tỉnh Hậu Giang có 4 đơn vị cấp huyện gồm thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy, huyện Châu Thành A và huyện Châu Thành đã hoàn thành “Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn; 4 đơn vị cấp huyện khác đã khởi công xây dựng và đang trong giai đoạn hoàn thiện các căn nhà ở cho người dân gồm thị xã Long Mỹ: 36 căn, huyện Long Mỹ: 69 căn, huyện Vị Thủy: 48 căn, huyện Phụng Hiệp: 13 căn. Tỉnh phấn đấu hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn trước ngày 19/5/2025. Đoàn giám sát thăm Dự án cao tốc đi qua địa bàn xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang Trong Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua cao điểm thực hiện 3.000 km đường cao tốc”, tại tỉnh Hậu Giang có hai dự án cao tốc đi qua với tổng chiều dài khoảng 100 km. Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án cao tốc qua địa bàn tỉnh, qua đó kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thực hiện; tổ chức các diễn đàn đối thoại với người dân ngay tại cơ sở, đảm bảo công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận cao trong công tác giải phóng mặt bằng. Đến nay, tỉnh Hậu Giang cơ bản đã hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bàn giao mặt bằng của Dự án; tỉnh và các đơn vị đang nỗ lực từng ngày để sớm hoàn thành công trình theo tiến độ đề ra. Theo ông Trịnh Phú Tâm, Phó Giám đốc Công ty Trường Sơn 10, đơn vị thi công chính cho biết: Đường cao tốc là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm, do vậy phải đảm bảo chất lượng các hạng mục công trình, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ và vượt kế hoạch đã đề ra. Quá trình tổ chức thực hiện, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã tặng Bằng khen cho 8 tập thể và 40 cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua cao điểm. Đoàn giám sát thăm hộ gia đình ông Lê Văn Tư, ấp Trầu Hội A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Trong chương trình công tác, đoàn đã đi thăm khu vực công trình thi công đường cao tốc đi qua địa bàn xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang; thăm mô hình trồng cây sầu riêng Ri6 của hộ gia đình ông Đoàn Thanh Vũ tại ấp 2A, xã Tân Hòa có diện tích hơn 6 ha với 120 cây, hằng năm cho sản lượng và doanh thu cao; thăm gia đình ông Lê Văn Tư, ấp Trầu Hội A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A thuộc diện được hỗ trợ xây nhà ở đối với người có công với cách mạng trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Tại Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua yêu nước tỉnh Hậu Giang năm 2024, có 1 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, 25 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Ngoài ra, 7 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ và 4 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều tập thể, cá nhân khác được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Xuân PhúcBTĐKT - Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/12/2024, là một văn kiện chiến lược, thể hiện quyết tâm chính trị cao nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết xác định đây là động lực chủ yếu để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Với tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết đặt mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, dựa trên nền tảng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp, cộng đồng khoa học và toàn xã hội giữ vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi số.
Sau 5 năm thành công với chuyển đổi số (2020 – 2024), từ tháng 5/2024, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã chính thức bước vào giai đoạn phát triển mới, với khát vọng đến năm 2030 trở thành doanh nghiệp dân tộc công nghệ cao, lọt Top 120 doanh nghiệp có doanh thu tỷ đô và đạt thu nhập bình quân 2.000 USD/người/tháng.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Rạng Đông triển khai chiến lược “Chuyển đổi kép” – kết hợp giữa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Trong đó, chuyển đổi số bước sang một giai đoạn phát triển mới với trọng tâm là chuyển đổi trí tuệ nhân tạo (AI), trở thành phương thức chủ lực để hiện thực hóa chuyển đổi xanh. Việc Nghị quyết 57 ra đời đúng thời điểm này đã mở ra cơ hội lớn để Rạng Đông cụ thể hóa những định hướng mang tính đột phá, phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Các gian hàng nền tảng công nghệ số được giới thiệu tại Rạng Đông Techday 11
Chỉ sau 4 tháng kể từ khi Nghị quyết 57 được ban hành, Rạng Đông đã tiên phong chuyển hóa tinh thần của Nghị quyết thành các chương trình hành động cụ thể. Tại Ngày hội Sáng tạo Rạng Đông Techday lần thứ 11, tổ chức ngày 26/4 với chủ đề “Rạng Đông trong kỷ nguyên vươn mình bứt phá”, doanh nghiệp đã công bố ba đề án khoa học – công nghệ chiến lược: Đề án Khoa học và Công nghệ (KH&CN) số 01, tập trung vào việc làm chủ các công nghệ chiến lược và hiện đại hóa sản xuất, hướng tới thương mại hóa tri thức để tạo giá trị gia tăng thực chất; Đề án KH&CN số 02, hướng đến tích hợp IoT và AI vào chiếu sáng LED và năng lượng mặt trời, xây dựng hệ sinh thái chiếu sáng thông minh; Đề án KH&CN số 03, tổng kết hiệu quả ứng dụng AI giai đoạn 2020 - 2024, đồng thời đề xuất lộ trình nghiên cứu AI có hệ thống đến năm 2025.
Ba đề án chiến lược này là minh chứng cụ thể cho tinh thần hành động quyết liệt, sáng tạo và bài bản của Rạng Đông, đồng thời cũng là bước đi nhằm hiện thực hóa đột phá thứ 7 trong tổng số 7 đột phá phát triển doanh nghiệp mà Rạng Đông đã xác lập.
Phó Tổng Giám đốc Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Kết trình bày đề án KH&CN số 03, tổng kết hiệu quả ứng dụng AI giai đoạn 2020–2024, đồng thời đề xuất lộ trình nghiên cứu AI có hệ thống đến năm 2025
Phát biểu tại Ngày hội Sáng tạo Rạng Đông Techday lần thứ 11, Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương bày tỏ ấn tượng sâu sắc với những bước tiến vượt bậc của Rạng Đông, đặc biệt là tinh thần tiên phong trong triển khai Nghị quyết 57. Ông nhấn mạnh: “Rạng Đông không chỉ quán triệt chủ trương, mà còn rất nhanh chóng chuyển hóa thành các đề án khoa học bài bản, công phu. Doanh nghiệp đã chọn cách đối diện trực diện với thách thức, phát huy tối đa sức mạnh của AI, IoT, trợ lý ảo, tự động hóa để tạo bước nhảy vọt toàn diện. Đó là minh chứng cho hành động quyết liệt và tư duy đổi mới đáng trân trọng của doanh nghiệp.”
Không chỉ tiên phong về công nghệ, Rạng Đông còn nổi bật với nền tảng văn hóa doanh nghiệp tử tế, chăm lo phát triển con người toàn diện. Giáo sư Phùng Hữu Phú khẳng định: “Chính giá trị văn hóa bền vững đã tạo nên sức mạnh nội sinh giúp Rạng Đông phát triển vững vàng và lan tỏa cảm hứng tích cực ra cộng đồng. Nếu mỗi doanh nghiệp đều làm việc với tinh thần như Rạng Đông, thì “kỷ nguyên vươn mình” của đất nước sẽ sớm thành hiện thực.”
Theo TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, Rạng Đông là minh chứng điển hình cho tinh thần hành động sớm, quyết liệt và hiệu quả trong hiện thực hóa Nghị quyết 57. Những nền tảng công nghệ số được giới thiệu tại Techday 11 thể hiện rõ thành công của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên công nghệ và tri thức.
Cùng quan điểm đó, đại biểu quốc hội Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC đánh giá cao vai trò tiên phong, sự sáng tạo và năng lực triển khai hiệu quả Nghị quyết 57 của Rạng Đông. Ông khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành với Rạng Đông trên con đường phát triển khoa học, công nghệ cũng như giới thiệu, tôn vinh những tập thể, cá nhân có đóng góp sáng tạo như Rạng Đông trong thời gian tới.
Với khát vọng phát triển, tinh thần đổi mới và quyết tâm vượt bậc, Rạng Đông đang từng bước hiện thực hóa các mục tiêu lớn của Nghị quyết 57, góp phần đưa Việt Nam tiến vào kỷ nguyên phát triển mới – dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phát động phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Thiết nghĩ, để phong trào thi đua đi vào thực chất và mang lại hiệu quả, rất cần những doanh nghiệp như Rạng Đông tiên phong, sáng tạo, bài bản và có khả năng lan tỏa cảm hứng mạnh mẽ.
Mai Thảo