Trường Trung học phổ thông Vân Cốc, huyện Phúc Thọ: 30 năm hình thành và phát triển
TĐKT- 30 năm hình thành và phát triển với những nỗ lực không ngừng, trường THPT Vân Cốc, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội long trọng đón nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội. Thầy Nguyễn Văn Thành, Hiệu trưởng Nhà trường đọc diễn văn kỷ niệm Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Văn Thành cho biết, chặng đường phát triển trong 30 năm qua của trường THPT Vân Cốc là chặng đường với nhiều dấu ấn. Cụ thể, tháng 8/1992, sau khi tái lập, UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định chuyển trường PTTH cấp 2 Vân Nam, Phúc Thọ thành trường PTTH cấp 2, 3 Vân Cốc, Phúc Thọ. Trong 10 năm đầu thành lập, trường đứng trước nhiều gian nan, thử thách khi phòng học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thiếu thốn; đời sống của cán bộ, giáo viên hết sức khó khăn. Các tập thể và cá nhân của trường nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo Đến năm 1995, trường được chuyển về địa điểm mới, với một dãy nhà 2 tầng có 10 phòng học và khu hiệu bộ dành cho cán bộ giáo viên làm việc. Lúc này học sinh nhà trường gồm 2 hệ (công lập và bán công); cơ sở vật chất còn rất khó khăn, thầy và trò nhà trường đã hết sức cố gắng lao động cải tạo sân trường, mở rộng và nâng cấp con đường vào trường, xây dựng thêm các phòng học từ đó cơ sở vật chất từng bước được bổ sung. Số lượng, chất lượng giáo viên và học sinh không ngừng được nâng lên. Năm 2000 được sự quan tâm của UBND, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tây, UBND huyện Phúc Thọ và đặc biệt là sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân xã Vân Nam, trường được xây dựng tại địa điểm hôm nay, với 13000m2 đất cùng với một dãy nhà 3 tầng 24 phòng dùng để làm việc và giảng day, học tập. Năm 2002, trường chính thức chuyển về làm việc tại địa điểm này, thử thách mới lại bắt đầu. Tiếp theo đó là cả một quá trình xây dựng, sửa chữa để đến hôm nay có được một cơ ngơi tương đối khang trang, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động giảng dạy và học tập. Trong giai đoạn này, chất lượng giáo dục của trường đã được khẳng định, thành tích về thi học sinh giỏi, thi đại học luôn đứng ở tốp đầu trong khu vực, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 hằng năm luôn đạt trên 98%. Trong 30 năm qua, có 246 cán bộ, giáo viên, nhân viên đã từng công tác và giảng dạy tại trường. Các thế hệ nhà giáo của trường đã tận tâm, tận lực vì học sinh thân yêu, đoàn kết, gắn bó với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện theo lời Bác dạy: Dù khó khăn đến đâu, cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt. Các thầy giáo, cô giáo sống giản dị, mẫu mực, có tác phong sư phạm, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tích cực đổi mới phương pháp, luôn cần cù sáng tạo trong dạy học và được học sinh kính trọng, nhân dân tin yêu. Trường đã đón 11417 học sinh vào học, trong đó có hàng trăm học sinh giỏi tỉnh, thành phố, hàng ngàn học sinh đỗ đại học và có 9954 học sinh đã tốt nghiệp ra trường. Nhiều học sinh đã trở thành những công dân gương mẫu, đi đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhiều học sinh đã trở thành những lao động giỏi trong các nhà máy, xí nghiệp, trên mọi miền của đất nước… Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập trường THPT Vân Cốc, thầy và trò nhà trường vô cùng vinh dự và tự hào được Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen để ghi nhận những thành tích mà nhà trường đạt được trong suốt chặng đường 30 năm qua. Trong năm học 2021 - 2022, các tập thể cá nhân nhà trường ra sức thi đua và đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Để động viên kịp thời và nhân rộng những tấm gương điển hình trong giảng dạy và học tập, Sở Giáo dục và Đào tạo khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động và phong trào của nhà trường. HTHà Nội thi đua ái quốc
Nữ nhà giáo lao động sáng tạo và hết mình với công tác xã hội
TĐKT - Bằng những kiến thức đã được học ở trường, cùng với kinh nghiệm đúc kết từ công việc thực tế và không ngừng học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, những thế hệ đi trước, cô Đỗ Thị Thu Hằng, giáo viên trường Tiểu học Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội luôn được đánh giá cao về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các kỹ năng ứng xử. Không những vậy, cô Hằng còn được biết đến là một điển hình trong công tác thiện nguyện. Sáng tạo trong lao động Cô Đỗ Thị Thu Hằng được đánh giá là một nhà giáo yêu nghề, luôn hăng say trong công tác chuyên môn, đặc biệt là trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Phương pháp dạy học của cô luôn có những điểm mới, theo hướng phát triển năng lực học sinh. Mỗi giờ lên lớp, cô luôn tạo tình cảm thân thiện, gần gũi với học trò, giúp các em hăng say, tự tin phát huy năng lực cá nhân. Không chỉ giúp học sinh hệ thống kiến thức cơ bản và tập trung vào rèn kỹ năng, qua mỗi bài giảng của mình, cô luôn nỗ lực mang đến cho các trò những điều mới lạ, thúc đẩy niềm say mê học tập của học sinh. Bởi thế, hơn hai mươi năm trong nghề, cô Hằng đã bồi dưỡng nên biết bao lứa học sinh ưu tú, đạt nhiều thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Cô giáo Hằng luôn chỉ dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học trò tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập. Trong công tác giảng dạy, cô Hằng không đóng vai trò thuần túy là người truyền đạt tri thức mà còn là người thiết kế, tổ chức, chỉ dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học trò tự lực chiếm lĩnh nội dung học hỏi, chủ động đạt các mục đích, tri thức, năng lực. Nhờ đó, học sinh luôn hiểu bài, chăm chỉ học tập. Vì vậy, lớp do cô Hằng làm chủ nhiệm luôn đạt thành tích cao, nhiều năm liền cô đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi cấp quận, được nhận nhiều bằng khen của các cấp. Cô giáo Nguyễn Thu An, một đồng nghiệp của cô Hằng chia sẻ: “Những sáng tạo trong công tác giảng dạy của cô Hằng đã khơi dậy, nhân lên niềm yêu nghề, tự tôn nghề nghiệp, tinh thần đổi mới sáng tạo trong mỗi cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường. Cô Hằng chính là điển hình tiên tiến, góp phần đẩy mạnh các hoạt động thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy và học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường”. Hết mình trong các hoạt động xã hội Không chỉ là một giáo viên có năng lực, cô Đỗ Thị Thu Hằng còn luôn nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp trẻ, mới vào nghề hay mới chuyển khối. Chính những điều giản dị ấy đã tạo niềm tin yêu của đồng nghiệp, sự kính trọng của các em học sinh, sự tin tưởng của phụ huynh học sinh. Cô Đỗ Thị Thu Hằng đồng thời là người tiên phong, gương mẫu đi đầu để làm tấm gương sáng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường noi theo. Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn nhà trường, cô đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn chủ động phối hợp triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội. Liên tục nhiều năm qua, Công đoàn nhà trường được công nhận là “Công đoàn vững mạnh xuất sắc”; được nhận nhiều Giấy khen của Liên đoàn Lao động thành phố và Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam. Cô Hằng đã đứng ra kết nối Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Thương mại Plastic Tân Phú đồng hành trợ giúp cháu Lê Bảo Khánh trong điều trị bệnh xương thủy tinh. Đặc biệt, cô Hằng được biết đến với nhiều hoạt động thiện nguyện rất thiết thực, đã giúp đỡ được nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn; ủng hộ bà con vùng lũ lụt, vùng sâu, vùng xa… Cụ thể, tháng 10/2020, cô đã vận động bạn bè và giáo viên trong trường và nhóm từ thiện Tại Tâm cùng tham gia ủng hộ bà con ở các huyện Cẩm Xuyên và huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Thông qua Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thạch Hà, cô đã gửi tặng 300 thùng sữa, 500 thùng mì tôm, 30 thùng dầu ăn và nhiều quần áo, sách vở, tiền mặt cho bà con và các trường tiểu học Cẩm Thịnh, Thạch Lạn, Thạch Hòa. Tháng 12/2020, thông qua Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Lệ Thủy, cô giáo Thu Hằng đã kết nối, kêu gọi và đóng góp cùng nhà máy tôn Hoa Việt ủng hộ bà con các xã An Thủy, Lộc Thủy, Tân Ninh, huyện Lệ Thủy gần 10 nghìn m2 tôn với tổng trị giá hơn 1,5 tỷ đồng. Lương công chức eo hẹp song những chi phí di chuyển, ăn ở trong các chuyến thiện nguyện, cô Hằng đều chủ động tự túc. Thậm chí, khi nhìn thấy anh xe ôm vất vả đưa cô vào những vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ, cô còn chủ động bớt một phần lương tặng anh, nhằm chia sẻ bớt khó khăn với “những chiếc lá rách nhiều”. Cô Đỗ Thị Thu Hằng (ngoài cùng bên phải) cùng nhóm thiện nguyện hỗ trợ đồng bào miền Trung năm 2020 Tháng 11/2021 vừa qua, cô đã đứng ra kết nối Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Thương mại Plastic Tân Phú đồng hành trợ giúp cháu Lê Bảo Khánh (là con của một giáo viên trong trường bị bệnh xương thủy tinh) chi trả 50% chi phí điều trị trong các ca mổ. Dự kiến cháu Khánh phải trải qua 11 ca mổ, hiện phía doanh nghiệp đã hỗ trợ cháu được 2 ca mổ với số tiền 45 triệu đồng. Sự đồng hành của cô Hằng và các nhà hảo tâm là động lực để cháu chiến đấu với bệnh tật, tiếp tục học tập. Không chỉ giỏi công việc ở trường và nhiệt tình với công tác xã hội mà cô Hằng còn là một người vợ đảm đang, một người mẹ mẫu mực. Chồng cô là quân nhân nên anh thường xuyên vắng nhà, vì thế cô luôn chủ động thay chồng lo toan các công việc nội ngoại ở quê. Với chồng, cô luôn thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng hết mực để anh yên tâm công tác. Các con của cô đều ngoan ngoãn, thành đạt, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Tất cả những điều ấy là nhờ cách sắp xếp khoa học vừa tham gia công tác xã hội, vừa hoàn thành nhiệm vụ với gia đình của cô. Bằng những cống hiến của mình, cô Đỗ Thị Thu Hằng nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp quận; là chiến sĩ thi đua cơ sở (từ năm 2008 - 2013) và là tấm gương “Người tốt, việc tốt” cho học sinh học tập; bạn bè và đồng nghiệp noi theo. Phượng LêTĐKT - Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong công việc và luôn quan tâm tới các hoạt động an sinh xã hội là những ấn tượng về Hoa hậu Doanh nhân toàn năng châu Á Nguyễn Thanh Giang…
Cô gái xinh đẹp, đa tài
Nữ doanh nhân Hà thành gây ấn tượng với mọi người khi sở hữu gương mặt cá tính, mái tóc tém năng động, nụ cười rạng rỡ, thần thái tự tin, lối nói chuyện duyên dáng và hài hước, làm chủ mọi tình huống.
Thanh Giang không sở hữu nhan sắc của “mỹ nhân”, nhưng cô lại hội đủ sự duyên dáng, thần thái, sắc sảo, cá tính, nụ cười lan tỏa năng lượng tích cực và sự thông minh, tinh tế - điều cần thiết để là người nổi trội nhất giữa đám đông.
Nguyễn Thanh Giang hiện là CEO của Công ty TNHH TM&DV SJ Group, kinh doanh bất động sản, điều hành khách sạn, phòng gym. Bên cạnh đó, nữ doanh nhân đến từ Hà Nội còn đảm nhận vai trò tư vấn pháp lý cho các dự án bất động sản trong và ngoài nước. Vốn là một người đam mê kinh doanh và thích kiếm tiền nên nàng hậu luôn đặt ra kim chỉ nam sống: “Không chịu được áp lực thì đừng mong tiến thân”.
Hoa hậu Doanh nhân Nguyễn Thanh Giang
Thanh Giang chia sẻ: “Mình làm cố vấn cho vài công ty đầu tư bất động sản và công ty luật của Hàn Quốc; đồng thời vận hành công ty đầu tư của cá nhân chuyên về các dự án bất động sản. Ngoài ra, nghề tay trái của mình là điều hành chuỗi 5 khách sạn Suji Hotel & Residence Group (https://sj.com.vn) cùng với phòng tập gym tại Hà Nội. Do đó, mình lấy công việc làm đam mê và động lực để phấn đấu mỗi ngày”.
Suji Group bao gồm nhiều công ty con về các lĩnh vực tư vấn và đầu tư bất động sản. Có thể kể đến như: Công ty E.Smart Life, Công ty TNHH TM&DV SJ, Công ty TNHH JSJ, Công ty TNHH SLP, Công ty TNHH GM Vina, Công ty TNHH G.One, Công ty TNHH An Dương, Công ty TNHH S.Turbo, Công ty TNHH Mùa Xuân, Công ty TNHH Linh Giang, Công ty TNHH JOYVIET.
Cho đi không cần nhận lại
Không chỉ là cô gái xinh đẹp, đa tài trên thương trường, với người dân phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, chị còn là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực của một công dân giàu lòng nhân ái, trách nhiệm với cuộc sống cộng đồng và tích cực sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.
Chị Thanh Giang (ngoài cùng bên phải) tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, tình nguyện vì cộng đồng
Đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 có diễn biến căng thẳng ở Hà Nội năm 2021. Với tinh thần chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, Nguyễn Thanh Giang đã chủ động mang các nhu yếu phẩm thiết yếu đến các khu bị phong tỏa để hỗ trợ bà con lúc khó khăn nhất. Bên cạnh đó Nguyễn Thanh Giang luôn quan tâm đến các em học sinh vượt khó, trẻ em ở vùng cao...
Rất nhiều những hoạt động từ thiện, tình nguyện ghi dấu chân và những đóng góp tích cực của chị.
Tiêu biểu có thể kể đến hoạt động ủng hộ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp cho cộng đồng, động viên và chia sẻ với các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ những người yếu thế trong khu dân cư. Trong đợt dịch Covid-19 năm 2021, chị đã ủng hộ cho MTTQ phường, Khu dân cư số 8 phường Khương Đình 150 suất quà, mỗi suất quà trị giá 200 nghìn đồng với tổng số tiền là 30 triệu đồng. Các suất quà chủ yếu là các nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày như gạo, mì tôm… Ngoài ra chị còn ủng hộ Tổ dân phố số 19 phường Khương Đình nơi chị sinh sống 70 suất quà, mỗi suất trị giá 150 nghìn đồng, tổng số tiền là 10,5 triệu đồng.
Chị Thanh Giang cũng là người tiên phong trong việc thành lập nơi tập kết lương thực thực phẩm tại địa chỉ 387 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình để phát miễn phí gạo, rau củ quả… cho những người thu nhập thấp, thất nghiệp, những người khó khăn.
Từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2021 địa điểm này đã phát khoảng 3 tấn gạo, 2 tấn rau củ quả, hoạt động ý nghĩa này có sức lan tỏa, nhiều nơi trên địa bàn phường cũng học tập, noi theo (ngõ 207 Bùi Xương Trạch, ngõ 250 Khương Trung) tạo nên một phong trào ý nghĩa.
Chị Thanh Giang (thứ hai từ trái sang) hỗ trợ gạo, nhu yếu phẩm cho các hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19
Nói về chị, cô Vũ Thị Thanh Thúy - Chủ tịch Hội LHPN phường Khương Đình chia sẻ: “Giang là một cô gái vừa đẹp người lại đẹp nết, giàu lòng nhân ái. Với tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với cộng đồng, hiếm có hoạt động từ thiện, tình nguyện nào của phường thiếu sự đóng góp, ủng hộ của cô ấy.
Không chỉ những người dân có hoàn cảnh khó khăn cảm động vì được sẻ chia, giúp đỡ, chúng tôi cũng rất vui mừng, hãnh diện vì có sự đồng hành của Giang. Đó là tấm gương tiêu biểu để mọi người cùng học tập và noi theo”.
Không ngớt dành lời ngợi khen cho cô gái trẻ, bà Nguyễn Thanh Xuân – Tổ trưởng tổ dân phố 8 phường Khương Đình cho biết: “Trong thời gian dịch bệnh, chúng tôi được chứng kiến nhiều cử chỉ nghĩa tình của Giang. Không chỉ tích cực ủng hộ, chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn, Giang còn động viên người thân của mình tích cực tham gia từ thiện vì cộng đồng. Sự hào sảng, không hề toan tính, vụ lợi ấy đã khiến nhiều người cảm động và chính là nguồn lực thúc đẩy những hoạt động nhân đạo của tổ dân phố, phường đạt được những kết quả tích cực”.
An Vũ
TĐKT - Một người lãnh đạo bản lĩnh, tinh tế, ứng xử khéo léo, tài tình, phong cách làm việc quyết đoán, sâu sắc, luôn có tầm chiến lược nhưng lại vô cùng thân thiện với nét mặt duyên dáng, đôn hậu - Đó là nhận định của nhiều người về chị Trịnh Hồng Vân, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường THCS Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội). Chị cũng là người thuyền trưởng để lại niềm khâm phục vô bờ bến cho các thế hệ giáo viên.
Cô Trịnh Hồng Vân, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường THCS Thanh Xuân Trung
Nhớ lại những ngày đầu khi trường THCS Thanh Xuân Trung mới được thành lập, chị Hồng Vân cho biết, hồi đó cả Hội đồng Sư phạm vẻn vẹn chỉ có 9 người. Khó khăn chồng chất, lại thiếu thốn; cơ sở vật chất chưa hoàn thiện bởi công trình trường học đang trong giai đoạn hoàn thành, rất bề bộn. Dưới cái nắng hè oi ả, không quạt, không điện, thậm chí quỹ nước cũng rất “eo hẹp”, chị Vân cùng anh chị em trong trường phải tất bật với bao nhiêu việc. Chị đã trực tiếp xuống Nhà văn hóa của phường để gặp gỡ phụ huynh và làm công tác tuyển sinh, cùng giáo viên sắp xếp bàn ghế cho các phòng ban, xây dựng phương hướng hoạt động của nhà trường, bố trí nhân sự … Dù có mệt đến đâu nhưng chị vẫn luôn giữ trên môi nụ cười tươi tắn, động viên anh em cùng cố gắng chung tay vượt qua những ngày tháng vất vả này.
Nguồn năng lượng tích cực, sự nhiệt huyết của chị đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho giáo viên. Trường THCS Thanh Xuân Trung được như ngày hôm nay chính là kết tinh của những nỗi niềm, suy tư, trăn trở mà chị ra sức cống hiến. Đây cũng là kết quả của tầm nhìn chiến lược, sự chỉ đạo sát sao của người thuyền trưởng có tâm, có tầm và tài năng.
Chị luôn tâm niệm, một tập thể vững mạnh là một tập thể đoàn kết, gắn bó, giỏi về chuyên môn, tất cả chung một tấm lòng vì học sinh thân yêu. Vì vậy, chị cùng tập thể nhà trường không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy và học.
Chị tâm sự: “Điều tôi hạnh phúc nhất là quy tụ được đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn giàu sức trẻ, tràn đầy yêu thương, nhiệt tâm với công việc. Với điều kiện như vậy, tôi tin vào sự phát triển mạnh mẽ của nhà trường trong tương lai.”
Cô Trịnh Hồng Vân trong lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023
Chiến lược của chị là nâng cao chất lượng dạy và học. Để có được điều đó, chị luôn sát cánh, đồng hành cùng tập thể giáo viên. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chị trực tiếp giúp giáo viên các tổ trao đổi kinh nghiệm, tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, nhằm đem đến những giờ học bổ ích, lý thú và hiệu quả nhất. Cụ thể, chuyên đề bồi dưỡng “Giáo viên của giáo viên, học sinh của giáo viên” được chị đặc biệt chú trọng. Chị cũng thường xuyên động viên tinh thần anh chị em trong trường, tạo niềm tin vững chắc với các bậc cha mẹ học sinh.
Do vậy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, dưới sự chỉ đạo của chị, chất lượng giáo dục của nhà trường đã có những bước chuyển mình đáng tự hào. Nhà trường đã có 3 giáo viên đạt giải cao trong kì thi Giáo viên giỏi cấp quận; khối 9 với số lượng học sinh khiêm tốn là 23 học sinh nhưng có đến 8 em đạt giải trong kì thi Học sinh giỏi cấp quận (chiếm 42%), 2 em đạt giải nhì cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố, 1 em đạt huy chương bạc trong kì thi CFM 2020.
Các hoạt động phong trào của nhà trường cũng gặt hái được nhiều thành công rực rỡ với 1 giải nhất và 1 giải ba Karatedo quyền, 2 giải ba điền kinh, 1 giải ba đá cầu, 2 giải ba cầu lông trong kỳ thi Hội khỏe Phù Đổng cấp quận. Đội văn nghệ của nhà trường tham gia Hội diễn cấp quận và cấp thành phố đều giành giải nhất…
Cô giáo Trịnh Hồng Vân không chỉ là một người lãnh đạo mà còn như một người chị cả đáng tin cậy trong đại gia đình Thanh Xuân Trung. Chị luôn sẵn sàng đồng hành, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng, giải quyết cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường những khó khăn, vướng mắc và sẵn lòng chỉ bảo mọi thiếu sót trong cuộc sống thường nhật cũng như trong công việc. Chị quan tâm chăm sóc cho con em các giáo viên trong trường như con cháu trong nhà. Những chương trình giao lưu, trải nghiệm cho các cháu đều được chị tự tay lên kế hoạch, chuẩn bị chu đáo.
Cô Trịnh Hồng Vân chụp ảnh cùng các em học sinh trong ngày trung thu
Bên cạnh sự sát sao trong việc giáo dục đạo đức học sinh, với cương vị là một người lãnh đạo, khoảng cách giữa cô hiệu trưởng với học sinh đã được thu ngắn lại bằng những cử chỉ vô cùng thân mật, gần gũi. Bởi vậy, chị được học sinh toàn trường yêu quý và kính trọng.
Với mục tiêu giáo dục “Học trải nghiệm sáng tạo - Sống trách nhiệm yêu thương”, chị thường xuyên tổ chức những hoạt động ngoại khóa để các con được trải nghiệm thực tế, rèn luyện kỹ năng sống. Các con học sinh toàn trường chăm ngoan, tiến bộ, có ý thức nền nếp, kỷ luật là mong mỏi lớn nhất của chị.
Không chỉ vậy, bữa ăn, giấc ngủ của các con cũng là mối quan tâm của cô giáo Trịnh Hồng Vân. Hình ảnh chị cùng Ban bán trú trực tiếp xuống kiểm tra bếp ăn, đi đến từng bàn hỏi thăm các con ăn có ngon miệng, hợp khẩu vị không, nhắc nhở các con việc nghỉ ngơi buổi trưa… khiến giáo viên, phụ huynh học sinh thực sự thán phục bởi sự tận tâm, hết lòng.
Trên cương vị là thuyền trưởng, chị đã để lại trong lòng bạn bè, đồng nghiệp sự kính trọng, trân quý, tự hào. Nhưng khi quay về cuộc sống thường nhật, chị lại trở về “đúng nghĩa” một người mẹ hiền, một người vợ đảm đang, hết mực yêu thương, chăm lo cho gia đình.“Giỏi việc nước, đảm việc nhà” quả là không sai với cô giáo Trịnh Hồng Vân. Hai con của chị được thừa hưởng sự chu đáo, quyết đoán và giàu yêu thương từ mẹ, sự kiên nhẫn, bản lĩnh từ cha.
Với sự nỗ lực không mệt mỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tài năng tổ chức và sự gương mẫu về nhân cách sống, suốt thời gian qua, chị Trịnh Hồng Vân luôn kiên định trên con đường đã chọn: Giữ vững sự đoàn kết, đồng lòng trong tập thể, kết nối mọi thành viên trong nhà trường, phát huy được sức mạnh và tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được tỏa sáng theo cách riêng của mình. Chất lượng giáo dục của nhà trường được chị xây dựng lên từ những điều nhỏ nhất.
Những nỗ lực đó, nhiều năm liền chị Vân được công nhận là Chiến sĩ thi đua cơ sở, quản lý giỏi cấp quận, danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; từng được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo và danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp TP Hà Nội năm 2022.
Hồng Thiết
Người lãnh đạo tràn đầy nhiệt huyết trong công việc và giản dị, gần gũi giữa đời thường
TĐKT - Chị Phạm Thanh Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phương Liệt (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) đến với nghề giáo như một cơ duyên rồi gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt cả đời mình. Chị có bề dày gần 30 năm công tác, từng là một giáo viên đứng lớp rồi sau đó đảm nhận vai trò quản lý, với khá nhiều danh hiệu đạt được, chị đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng thầy cô giáo, học sinh và bất cứ ai đã từng tiếp xúc. Đó là hình ảnh một nhà sư phạm mẫu mực, tận tụy, tràn đầy nhiệt huyết với công việc nhưng hết sức giản dị, gần gũi, thân thiện trong đời thường. Chị Phạm Thanh Huyền – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phương Liệt Chị Huyền cho biết, về công tác tại trường Tiểu học Phương Liệt từ năm 1993, ngay khi nhận nhiệm vụ, chị luôn ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân để không ngừng phấn đấu học hỏi, hoàn thành tốt, xuất sắc công tác chuyên môn, công tác chủ nhiệm, tạo được tín nhiệm, niềm tin trong học sinh, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp trong trường. Cùng sự phấn đấu không ngừng, chị đã được đề bạt làm Phó Hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng nhà trường. Dù giữ vị trí hay cương vị nào, chị cũng luôn ý thức được trách nhiệm của mình để duy trì và phát triển nhà trường. Chị vẫn nhớ như in, khi nắm giữ vị trí đầu tàu. Lúc đó, được sự nhất trí của Chi bộ, Ban chấp hành Công đoàn, sự ủng hộ của tập thể giáo viên, chị đã cùng anh chị em trong trường xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm. Thứ nhất, cần phải thực hiện nghiêm túc, cụ thể để xây dựng kế hoạch chiến lược hàng năm. Thứ hai, trong công tác chuyên môn, nhà trường luôn thực hiện theo định hướng chung của Bộ, Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo. Thứ ba, trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, chị chú trọng tổ chức các kỹ năng cho học sinh, tạo ra những sân chơi an toàn để học sinh yêu thích đến trường. Mục tiêu mỗi ngày đến trường là một ngày vui, từng bước xây dựng trường học hạnh phúc. Chị đẩy mạnh các hoạt động, trò chơi dân gian như các trò chơi: Cá ngựa, ô ăn quan, chơi chuyền, chi chi chành chành, nhảy lò cò, cua cặp, chơi cờ đô – mi – nô... Mục tiêu của chị là giữ gìn, hướng dẫn học sinh biết cách chơi các trò chơi truyền thống, cùng nhau trải nghiệm, rèn luyện tinh thần đoàn kết, giao lưu giữa các học sinh với nhau. Khi nói về các hoạt động này, chị say sưa kể lại bằng tâm huyết và cả trái tim yêu nghề của một nữ lãnh đạo đầu tàu. Đúng thật, phải mê say, tâm huyết, yêu con trẻ thì chị Huyền mới làm được những việc như thế! Điều đầu tiên là chị triển khai kế hoạch thực hiện trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm trong ban giám hiệu, trong liên tịch nhà trường; tạo điều kiện để giáo viên có điều kiện làm việc tốt nhất. Bên cạnh đó, chị luôn lắng nghe chia sẻ của giáo viên, góp ý, rút kinh nghiệm đồng hành tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Chị Phạm Thanh Huyền (mặc áo đoàn viên) đứng giữa trao quà cho trẻ em vùng cao Chị không ngừng các sáng tạo, đổi mới để mang lại cho học sinh những kiến thức, bổ ích nhất khi học tại Trường Tiểu học Phương Liệt. Chị chia sẻ, hiện nay nhà trường đang triển khai nhiều hoạt động ngoài giờ, tạo sân chơi cho học sinh, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn ngay tại trường. Cùng với đó, chị phát động phong trào vì môi trường xanh. Chương trình được chị đưa vào cụ thể, thiết thực. Nhà trường thiết kế mô hình 2 ngôi nhà măng non để trên sân trường cho học sinh phân loại rác. Hàng tuần cứ định kỳ ngày cuối tuần học sinh mang đến các chai, lọ nhựa, lon nước ngọt, pin, giấy đã qua sử dụng... cùng góp và phân loại cho vào 2 ngôi nhà măng non. Sau đó, giáo viên tổng phụ trách cho cân để bán, số tiền thu được góp vào quỹ từ thiện của trường để mua sách vở, tặng quà cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn tại trường. Chị cho biết, thông qua phong trào này, đã góp phần giáo dục học sinh ý thức giữ gìn môi trường xung quanh không có rác, biết phân loại rác, kêu gọi được sự ủng hộ của phụ huynh, đồng thời giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm, chia sẻ, yêu thương thông qua việc làm nhỏ ý nghĩa lớn. Số tiền thu được từ phong trào vì môi trường xanh được chị thực hiện từ cuối năm học 2019 – 2020 và trong năm học 2020 – 2021 nhà trường đã thu được gần 19,5 triệu đồng. Với số tiền này, nhà trường đã chi gần 18 triệu đồng để mua tặng đồng phục, sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập, học bổng cho 22 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh gia đình chính sách. Là người tận tâm, gánh vác trách nhiệm, vì lợi ích cho tập thể nên bất kì công việc, hoạt động nào mà chị phát động cũng đều được giáo viên đón nhận, chia sẻ, phân công giúp đỡ nhau hoàn thành. Nhìn anh chị em hăng say làm việc quên thời gian, chị thực sự hạnh phúc bởi chị cảm nhận được mọi người đã và đang hòa mình vào với nhau, coi ngôi trường Phương Liệt như ngôi nhà của mình; coi các bạn đồng nghiệp là anh chị em. Chính vì vậy, đến nay nhà trường vẫn luôn duy trì là Tập thể Lao động xuất sắc năm thứ 23; Liên đội mạnh cấp trung ương năm thứ 10; 4 năm liền, Liên đội được nhận Cờ dẫn đầu khối Tiểu học cấp thành phố; 4 năm liền trường được tặng Cờ thi đua của Chủ tịch UBND thành phố (từ năm 2018 đến năm 2022) và rất nhiều Bằng khen của Đội, Công đoàn, Chữ thập đỏ . Với tâm niệm “Lá lành đùm lá rách, cho đi là còn mãi”, những năm qua, dù bận rộn đến mấy, chị vẫn thường xuyên tham gia công tác hiến máu nhân đạo, từ thiện. Những việc làm của chị rất ý nghĩa, lan tỏa cả toàn trường, từ việc ủng hộ 10 bộ áo dài tặng các giáo viên trường miền núi phía Bắc đến ủng hộ quỹ người nghèo tại địa phương, các gia đình bị ảnh hưởng dịch tại phường Kim Liên. Chị Phạm Thanh Huyền đã được các cấp, các ngành khen thưởng bằng nhiều hình thức: Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020; Quản lý giỏi liên tục từ năm học 2015 – 2016 đến nay; danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; Bằng khen của BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và BCH Thành đoàn Hà Nội; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp nhân đạo; Kỷ niệm chương Bảo vệ An ninh Tổ quốc. Đặc biệt, liên tục từ 2020 – 2021, chị vinh dự được Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”. Năm 2022, chị được tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp Thành phố. Hồng ThiếtĐinh Quang Sơn – chàng Thiếu úy trẻ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chống dịch Covid-19
TĐKT - 3 lần hoãn cưới, nhiều lần gọi điện về cho gia đình và người yêu mà giọt nước mắt luôn trực chờ nhưng không dám rơi bởi bản thân Sơn sợ những người thân yêu bên cạnh mình sẽ lo lắng, nao núng tinh thần. Đinh Quang Sơn – chàng Thiếu úy, quân nhân trẻ sinh năm 1995 tự nhận mình là một người may mắn khi nhận được sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo và sự tin yêu của quần chúng nhân dân trong giai đoạn nhận nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 vô cùng cam go, phức tạp. Đảm nhận nhiều vị trí Tốt nghiệp trường Cao đẳng Kỹ thuật Thông tin, chàng chiến sĩ Đinh Quang Sơn được phân về công tác tại Ban Hậu cần – Kỹ thuật, Ban CHQS quận Thanh Xuân với tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ và mang trên vai trách nhiệm của một người lính. Thời điểm cả nước chung tay phòng, chống dịch, các chiến sĩ áo xanh là lực lượng tuyến đầu hỗ trợ nhân dân giữ vững “thành lũy”, qua giai đoạn phòng dịch, các chiến sĩ ấy lại đồng hành cùng nhân dân chống dịch, vượt dịch. Từ tháng 8 - 11/2021, Sơn được phân công nhiệm vụ phụ trách tại khu cách ly Bệnh viện Than - Khoáng sản, vừa chăm sóc đời sống nhân dân vừa phải kịp thời nắm bắt các chủ trương phòng, chống dịch đồng thời hỗ trợ phát phiếu đi chợ, hỗ trợ test nhanh, tiêm chủng cho công dân. Khu cách ly đi vào vận hành ổn định và bàn giao cho nhân sự mới, Sơn được rút về khu cách ly tòa nhà A1 Kim Giang. Chân dung Thiếu úy Quân nhân Đinh Quang Sơn ngoài đời thường Đúng lúc này số ca dương tính tại Hà Nội liên tục tăng cao, tình hình dịch Covid-19 tại quận Thanh Xuân cũng trở nên phức tạp với nhiều F0, F1. Các lực lượng chức năng phải rất khẩn trương phối hợp liên hoàn để vận hành công tác hỗ trợ công dân. Những tổ y tế cộng đồng phát huy hết tác dụng, khắp các đường ngang ngõ tắt được chăng dây, kiểm soát ra vào, nhằm kịp thời phát hiện, khoanh vùng và đưa công dân đi cách ly, điều trị y tế. Nằm trong guồng quay đó, Sơn tiếp nhận điểm cách ly mới với hành trang vẻn vẹn là kinh nghiệm vận hành khu cách ly cũ, chung tay đợt này với Sơn còn có 4 đồng chí dân quân hỗ trợ. Nhớ lại thời điểm đó, đến nay Sơn vẫn chưa hết choáng ngợp bởi những gì đã diễn ra. Sơn cho biết: Khi cao điểm, số lượng công dân phải cách ly lên đến gần 500 người. Sơn cùng các đồng chí hỗ trợ đảm nhận một lúc nhiều vị trí với khối lượng công việc rất lớn, song không vì vậy mà ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác phòng, chống dịch. Tiếp nhận công dân, phân tầng, báo cơm, dọn rác, chăm sóc công dân… là những công việc được lặp đi lặp lại trong suốt thời gian đó của Sơn và các đồng đội. Bởi số lượng công dân tiếp nhận đông, lại thêm lịch sử dịch tễ thường rất phức tạp, Sơn vừa đóng vai trò phân tầng, vừa sắp xếp phòng. Sơn cho biết: “Nhiều khi vừa tiếp nhận công dân, bố trí phòng, sắp xếp chỗ ở xong thì lại nhận được kết quả dương tính của công dân. Do vậy lại phải làm công tác khử khuẩn, sắp xếp giấy tờ đưa công dân đến khu điều trị”. Công việc cứ lặp đi lặp lại, thông thường việc nhận công dân sẽ được kết thúc vào lúc 14 - 15h, sau đó là giờ báo cơm, phát cơm cho công dân, thu rác… mọi việc vừa xong vào khoảng 2 - 3 rưỡi sáng lại đến giờ xe nhận rác đến thu gom. Đến tầm 4 - 5h sáng, Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân sẽ báo những mẫu test dương tính, Sơn lại chuẩn bị giấy tờ chuyển công dân đi tiếp nhận điều trị; hỗ trợ ăn sáng, lấy mẫu test… vậy nên thời gian chợp mắt nghỉ ngơi là rất ít. Chưa kể, trong khu cách ly có người già, trẻ nhỏ và cả những người lớn ăn uống không hợp khẩu vị. Có những cụ già vào khu cách ly sức khỏe quá yếu, Sơn đã phải bế các cụ về phòng và thường xuyên thăm hỏi, hỗ trợ vận chuyển thức ăn từ gia đình gửi đến các cụ. Với trẻ nhỏ cần đồ ăn riêng, Sơn nhiệt tình tiếp nhận đồ ăn từ gia đình gửi đến. Sơn kể, “nhiều khi vừa nhận đồ mang lên phòng lại có người khác cũng gửi đồ đến phòng đó làm đội hỗ trợ chúng em chạy vã môi hôi. Thú thực là rất mệt nhưng chúng tôi chưa bao giờ từ chối vì biết gia đình họ cũng mong chăm sóc tốt cho người thân mình”. Theo quy tắc, Sơn và những dân quân khác có quyền từ chối việc tiếp nhận đồ ăn từ bên ngoài đưa vào bởi nhiều khi là cốc trà sữa, gói đồ ăn vặt, thế nhưng nghĩ thấu đáo thì đó cũng là một cách động viên tinh thần của những người bên ngoài dành cho những người bên trong khu cách ly nên Sơn lại động viên anh em cùng cố gắng. Đến giờ cơm, điện thoại lại reo lên liên tục, phòng xin thêm cuộn giấy, phòng yêu cầu chai nước… Đôi đũa vừa cầm lên lại đặt xuống; cứ thế, vài lần nhấp nhổm, hộp cơm trên tay nguội ngắt được đóng lại; chỉ trong 1 tháng Sơn sút gần 8kg. Việc vệ sinh cá nhân của Sơn cũng gần như được diễn ra tranh thủ… Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Những ngày cả nước căng mình chống dịch, quần áo bảo hộ còn thiếu thốn, do vậy mỗi lần tiếp xúc công dân phải thay đồ bảo hộ, Sơn nghĩ phương án kết nối zalo giữa các phòng tạo thành nhóm, mỗi phòng cử một công dân trẻ nhất đại diện tương tác với nhóm lực lượng hỗ trợ để tập hợp các yêu cầu sau đó hỗ trợ theo giờ vừa đảm bảo nhanh chóng kịp thời lại vừa tiết kiệm được quần áo bảo hộ. Sơn hồ hởi khoe, “nhờ thực hiện tốt công tác 5K, khử khuẩn đầy đủ, em không bị nhiễm Covid-19 trong suốt thời gian phụ trách tại khu cách ly”. Sơn trong bộ đồ bảo hộ thực hiện nhiệm vụ trong khu cách ly. Sơn tâm sự, “thời gian 4 tháng phụ trách tại khu cách ly kéo dài đằng đẵng như mấy năm, mỗi lần gọi điện về nhà em đều phải kiềm chế cảm xúc để động viên gia đình”. Ngay cả việc cưới xin của Sơn dù đã được định ngày nhưng cũng đến 3 lần phải hoãn vì dịch bệnh còn phức tạp, nhiệm vụ được giao của Sơn chưa hoàn thành. Hỏi về cảm xúc những ngày làm nhiệm vụ, Sơn thẳng thắn đáp, “có những lúc chúng em rất tủi thân và chạnh lòng. Công dân yêu cầu phòng đẹp, giường đẹp thậm chí phản ứng gay gắt khi chưa kịp đáp ứng nhu yếu phẩm hay kể cả khi cơm không hợp khẩu vị cũng có nhiều lời nặng nhẹ, quát nạt”. Dù vậy, Sơn đã rất bình tĩnh, động viên công dân và xử lý chu toàn. Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Sơn còn rất linh hoạt trong việc phối hợp với các lực lượng hỗ trợ liên quan như y tế, rác thải, thực phẩm… với việc xử lý giấy tờ cách ly cho công dân, vừa đảm bảo đúng quy định, vừa nhanh chóng. Kết thúc đợt cách ly, nhiều công dân cảm kích tặng bánh, tặng sữa, thậm chí nhiều người nhìn thấy được sự vất vả của Sơn còn chủ động tặng tiền, song Sơn đã khéo léo từ chối. Sơn cho biết “em trân quý tất cả tình cảm và vô cùng cảm ơn sự thấu hiểu, sẻ chia của công dân nhưng đó là nhiệm vụ, là trách nhiệm của những người lính chúng em”. Bằng những nỗ lực của mình, Thiếu úy Đinh Quang Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 2021, anh được UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen vì có thành tích trong công tác phòng, chống Covid-19. Phượng LêTĐKT - Tâm huyết với nghề, hết lòng vì sự nghiệp đổi mới giáo dục và không ngại ngần sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn là điều khiến đồng nghiệp, học sinh và cả phụ huynh tin yêu, nể phục ở nhà giáo Nguyễn Thị Ngân Bình – Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Tận tâm với nghề
Sinh năm 1975, nhà giáo Nguyễn Thị Ngân Bình vào ngành năm 1993 và bắt đầu giảng dạy tại trường Tiểu học Đặng Trần Côn.
Ngay từ khi là một cô giáo trẻ, cô đã rất tâm huyết với nghề. Cô luôn có tinh thần học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước để tìm ra những phương pháp dạy học mới, những bài giảng hay nhằm cuốn hút học sinh vào bài học. Trong các kỳ thi học sinh giỏi, lớp cô luôn có nhiều em được giải cao. Cô được rất nhiều phụ huynh tin yêu.
Là một người nhanh nhẹn, thông minh và năng động nên cô được Ban Giám hiệu phân công làm Bí thư chi đoàn, cô cũng đã có nhiều hỗ trợ thúc đẩy phong trào của Đội Thiếu niên tiền phong có nhiều khởi sắc, được Hội đồng Đội ghi nhận và khen thưởng.
Cô Nguyễn Thị Ngân Bình
Được sự tín nhiệm của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường, năm 2007 cô được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Phương Liệt, năm 2012 cô được điều động, bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Tiểu học Đặng Trần Côn. Với sự nỗ lực không ngừng của bản thân, cô đã đạt được rất nhiều thành tích nổi bật trên cương vị là nhà quản lý giáo dục. Năm 2019, thực hiện việc điều động, luân chuyển giáo viên và cán bộ quản lý các trường học quận Thanh Xuân, cô đã được điều động từ Hiệu trưởng trường Tiểu học Đặng Trần Côn về làm Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Giang, một ngôi trường có bề dày truyền thống “Dạy tốt – Học tốt”.
Với vai trò là Hiệu trưởng, người đứng mũi chịu sào trước mọi khó khăn vất vả, không những cô đã làm tốt công tác đẩy mạnh chất lượng giáo dục của nhà trường mà còn làm cho diện mạo của ngôi trường ngày một khang trang, sạch đẹp. Ngôi trường như được thay da đổi thịt sau từng năm. Bên cạnh việc tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, cô đã cùng tập thể nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa để học sinh được học tập trong môi trường khang trang, hiện đại nhất.
Với phương châm “khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa”, cô Bình đã không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Nhận xét về người đồng nghiệp của mình, cô Nguyễn Hoàng Vân - Chủ tịch Công đoàn nhà trường chia sẻ: “Cô Bình là một nhà quản lý có năng lực, sáng tạo, mạnh mẽ, quyết đoán, giàu lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Trong công việc, cô nghiêm túc, gương mẫu còn trong mối quan hệ với giáo viên, nhân viên, cô luôn gần gũi, quan tâm, chia sẻ cùng đồng nghiệp những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, tạo nên sức mạnh đoàn kết trong nhà trường”.
Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục
Xác định muốn tiếp tục duy trì chất lượng và phát huy truyền thống của trường thì điều đầu tiên phải quan tâm đến đó là đội ngũ cán bộ, giáo viên. Nhà trường phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tâm huyết với nghề, yêu trẻ, không chỉ vững chuyên môn đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập quốc tế mà còn đẹp trong phong cách, có tinh thần tự giác và trách nhiệm cao trong mọi việc để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, trường Tiểu học Kim Giang đã tiên phong xây dựng chuyên đề cấp quận về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học qua tiết chuyên đề của cô giáo Bùi Thị Việt Hà – Giáo viên lớp 1 được Phòng Giáo dục và Đào tạo quận và các trường bạn đánh giá cao.
Cô Bình tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh lớp 1
Năm học 2021 - 2022, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một năm học khó khăn đối với ngành giáo dục, ngay từ đầu năm học, học sinh toàn thành phố đã tham gia học trực tuyến,
Ngay từ đầu năm học, cô luôn phân công phân nhiệm đúng người đúng việc; có kế hoạch cụ thể, dài hơi, rõ ràng; chỉ đạo và kiểm tra sát sao cho từng đầu việc; khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, minh bạch. Bên cạnh đó, cô luôn gần gũi, cảm thông, chia sẻ với anh chị em đồng nghiệp; luôn quan tâm xây dựng tập thể cán bộ, giáo viên đoàn kết, nhất trí, năng động, sáng tạo, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp. Bản thân cô cũng không ngừng học tập để nâng cao năng lực quản lý, luôn tu dưỡng đạo đức, có lối sống lành mạnh, thường xuyên tự bồi dưỡng, tự học tập rèn luyện và luôn đi đầu ở mọi lúc, mọi nơi để làm gương cho mọi người.
Để trở thành một người giáo viên tiểu học trong thế hệ hiện đại, cô chia sẻ: “Ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng nhất mà một giáo viên cần có đó là tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì và sự bền bỉ. Bởi, các em lứa tuổi tiểu học luôn tinh nghịch và rất thích học hỏi người lớn. Vì vậy, để hình thành nên những thói quen, nhân cách tốt cho học sinh thì bản thân mình cũng phải có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực, giàu lòng nhân ái. Lời nói, sự giao tiếp, thái độ, cách đi đứng, cách ứng xử với đồng nghiệp, với phụ huynh đặc biệt là với các em học sinh phải chuẩn mực và luôn luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin để phù hợp với thời đại hiện nay”.
Tấm lòng nhân ái với cộng đồng
Không chỉ tận tâm với nghề, cô Ngân Bình còn là giáo viên giàu lòng nhân ái, tích cực, trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng. Cô tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện như ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường, ủng hộ giáo viên vùng sâu, vùng xa của ngành Giáo dục và Đào tạo; quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt miền Trung, quỹ Hội Khuyến học thành phố, Hội Người mù, mua vé xem phim ủng hộ người khuyết tật, hiến máu tình nguyện…
Cô Nguyễn Thị Ngân Bình trao quà cho các em học sinh tại Lễ khai giảng năm học mới
Đặc biệt, cô đã phát động tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên học sinh nhà trường chung tay ủng hộ học sinh Nguyễn Vân Khanh lớp 3A9 mắc bệnh ung thư máu với số tiền là 282 triệu đồng; ủng hộ quỹ, phòng chống dịch Covid-19 về MTTQ quận và ngành Giáo dục và Đào tạo quận hơn 12 triệu đồng. Bản thân và gia đình cô đã ủng hộ nhân dân xã Hiệp Thuận, Phúc Thọ, Hà Nội trong đợt dịch Covid-19: 5 triệu đồng, 10 thùng mỳ tôm, 10 túi gạo (mỗi túi 10 kg).
Ngoài ra, trong năm học 2021 - 2022, cô phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 26 triệu đồng, ủng hộ Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ quận: 15 triệu đồng.
Với những đóng góp quan trọng trên, cô Bình vinh dự được Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2022./.
An Vũ
TĐKT - Cần mẫn, tâm huyết, đa tài, có nhiều sáng tạo trong dạy và học; luôn tận tâm truyền lửa cho bao thế hệ học trò - đó là nét nổi bật khi đồng nghiệp nhắc đến cô giáo Phạm Thanh Minh, Tổ phó chuyên môn Tổ Khoa học Tự nhiên, Khối trưởng Chủ nhiệm của trường THCS Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Cô sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh, mảnh đất miền Trung nắng gió, nơi đây chính là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Đam mê với nghề sư phạm ngay từ khi còn nhỏ nên ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, cô đã chọn thi vào khoa Vật lý trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Với tinh thần không ngừng học hỏi, sau khi tốt nghiệp cao đẳng, cô đã tiếp tục học chuyên ngành Toán – Tin tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên và chuyên ngành Quản lý giáo dục tại trường Đại học Giáo dục.
Cô giáo Phạm Thanh Minh xinh tươi giữa đời thường
Sau những năm miệt mài đèn sách, vất vả rèn “con chữ”, cô thiếu nữ năm nào tại miền quê Hà Tĩnh ấy đã về công tác tại trường THCS Hoàng Liệt, rồi trường THCS Tân Định (quận Hoàng Mai). Sau đó, cô về công tác và gắn bó với mái trường THCS Thanh Xuân Trung cho đến nay.
Bằng lòng yêu nghề sâu sắc, cô Minh đã say mê hết mình trong các tiết dạy lý thú, bổ ích. Không chỉ gây ấn tượng trong những tiết thi giáo viên giỏi cấp quận, cấp thành phố hay những tiết hội giảng, tiết chuyên đề mà ngay cả những tiết học hàng ngày, cô luôn có cách truyền đạt lôi cuốn học sinh. Mỗi bài giảng cùng lối tiếp cận đơn giản của cô đều kích thích, khơi gợi để các em học sinh hăng say tìm hiểu bài vở sâu hơn nữa.
Cô Phạm Thanh Minh được tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2022
Đặc biệt, cô Minh là người có nhiều sáng tạo trong việc sử dụng sức mạnh của công nghệ để duy trì, lan tỏa tình yêu đọc sách đến với học sinh.
Vốn là người yêu sách nên khi về nhận công tác tại trường THCS Thanh Xuân Trung, một ngôi trường mới thành lập, cô chủ động đề xuất với Ban Giám hiệu xây dựng một môi trường thuận lợi để hình thành văn hóa đọc, giúp học sinh say mê, hứng thú, chủ động đọc sách, đọc mọi lúc, mọi nơi như tại thư viện, trong lớp hay tại nhà. Bên cạnh đó, cô cũng đề xuất tổ chức hiệu quả các hoạt động để hình thành thói quen đọc sách cho học sinh...
Đặc biệt trong giai đoạn học online, nhận thấy thực trạng học sinh được tiếp xúc với các thiết bị như ipad, laptop, máy tính cùng nhiều ứng dụng công nghệ thông tin khác; cơ hội học hỏi có nhiều nhưng nguy cơ gặp nguy hiểm luôn thường trực bởi việc sử dụng các thiết bị thông minh nếu không được định hướng sẽ rất dễ sai mục đích… cô Minh đã có sáng kiến: “Duy trì văn hóa đọc trong giai đoạn học trực tuyến bằng việc sử dụng các phần mềm minh họa những cuốn sách đã đọc”.
Cô hướng dẫn học sinh tìm hiểu, sử dụng các phần mềm để minh họa cho các cuốn sách, thông qua đó giúp cho việc đọc sách, giới thiệu sách của học sinh trở nên lôi cuốn, hấp dẫn, lan tỏa hơn. Theo cô, điều này giúp thúc đẩy mong muốn học sinh tìm hiểu các cuốn sách mới để đọc. Sau một thời gian triển khai phong trào, học sinh thực sự duy trì được thói quen đọc sách, đam mê tìm kiếm những cuốn sách hay để đọc; số lượng sách mà học sinh đọc cũng được tăng lên đáng kể.
“Điều đặc biệt, các con đã biết bộc lộ những năng lực và phẩm chất của mình trong các tình huống thực tế của cuộc sống; biết yêu thương, chia sẻ, thể hiện tình cảm với người thân, thầy cô, bạn bè thông qua những hình ảnh ngộ nghĩnh, tinh nghịch và đáng yêu” - Cô Minh nhấn mạnh.
Sáng kiến đó của cô Minh được Hội đồng khoa học xét duyệt Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo” lần thứ V của ngành Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao. Cô vinh dự là một trong 40 nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo được vinh danh tại Lễ kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức vừa qua.
Gần 15 năm công tác trong nghề và đảm nhận vai trò Tổng Phụ trách, cô giáo Phạm Thanh Minh không chỉ nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo tài liệu, sách báo, internet mà còn tích cực học hỏi các kinh nghiệm từ đồng nghiệp để nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động công tác Đội, từ đó đổi mới có hiệu quả các hoạt động Đội của trường. Ngay từ những ngày đầu trường mới thành lập, hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ của nhà trường đã được cô tổ chức thành công, với những hoạt động sáng tạo, phong phú, thu hút sự chú ý của đông đảo giáo viên, học sinh.
Cô Phạm Thanh Minh tại trường Tiểu học nội trú Bản Mù - Yên Bái, xây dựng tủ sách học sinh nghèo vùng cao
Trong suốt quãng thời gian gắn bó với sự nghiệp trồng người, cô giáo Phạm Thanh Minh có thể nói là một người bén duyên với các thành tích và khen thưởng. Cô đã gặt hái được rất nhiều thành tích đáng kể: Liên tục là Chiến sĩ thi đua cơ sở từ năm 2010 - 2015; là Tổng Phụ trách giỏi cấp thành phố liên tục từ năm 2009 - 2015. Năm 2014, 2015 cô liên tục nhận được giải A sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố.
Về công tác tại trường THCS Thanh Xuân Trung, mặc dù thời gian không dài nhưng cô đã dành được những thành tích đáng kể như: Giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp trường, từng đạy giải nhì giáo viên dạy giỏi Vật lý cấp quận và là giáo viên có học sinh đi thi học sinh giỏi cấp thành phố đạt giải cao.
Những nỗ lực và cố gắng không ngừng của cô giáo Phạm Thanh Minh đã giúp cô hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và tô thắm thêm cho sự nghiệp giáo dục chung của nhà trường. Cô như một bông hoa tỏa hương thơm ngát đáng được biểu dương, khen ngợi.
Bảo Hân
Tôn vinh điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
TĐKT - Tối 14/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022) và tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm 2022. Dự Lễ kỷ niệm có Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, cùng đại diện lãnh đạo một số ban, ngành của trung ương, thành phố Hà Nội và gần 1.000 cán bộ, giáo viên trên địa bàn thành phố. Tại chương trình, các đại biểu, nhà giáo đã cùng nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển cùng những dấu mốc đáng tự hào của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội qua phóng sự mang tên "40 năm - Dấu ấn một chặng đường". Các đồng chí lãnh đạo trung ương và thành phố Hà Nội với các Nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 1982 - 2022 Năm học 2022 - 2023, ngành Giáo dục Thủ đô có hơn 2.800 trường mầm non, phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp với hơn 2,2 triệu học sinh. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại và đạt chuẩn với nhiều loại hình trường, lớp, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của con em nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới. Toàn ngành có hơn 150.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục. Chỉ tính 5 năm gần đây, học sinh Hà Nội đã giành được 675 giải quốc gia và 82 huy chương tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Hiện nay, Hà Nội là một trong bốn địa phương đầu tiên trên cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng trao Huân chương Lao động cho tập thể, cá nhân Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận định, những kết quả toàn diện của ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô trong 40 năm qua là minh chứng rõ nét, ghi nhận, khẳng định sự quyết tâm, nỗ lực, kiên trì phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của các thế hệ thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, người lao động toàn ngành. Bên cạnh việc tuyên dương, khen thưởng nhiều thầy giáo, cô giáo là những điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu của Thủ đô năm 2022 và giai đoạn 1982 - 2022, cần ghi nhận rất nhiều tấm gương các thầy, cô giáo nhiều thế hệ đã ngày đêm âm thầm cống hiến, hy sinh thầm lặng vì sự nghiệp trồng người cao quý. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị, thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; tích cực, chủ động tham mưu cho UBND thành phố về cơ chế chính sách trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo… Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ trao Cờ thi đua xuất sắc và Bằng khen cho các tập thể và cá nhân Ghi nhận những thành tích đạt được, tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên; trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho 3 tập thể (gồm Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa và Trường THPT Việt Đức); trao Huân chương Lao động hạng Ba cho 1 tập thể và 1 cá nhân (Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng và bà Đoàn Thị Kiều Oanh, Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội). Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã trao Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ cho 3 tập thể; trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 2 tập thể và 1 cá nhân. Ngoài ra, có 24 đơn vị được trao tặng Cờ thi đua xuất sắc của UBND thành phố và trao biểu trưng cho 40 nhà giáo tiêu biểu Thủ đô giai đoạn 1982 - 2022./. Thục AnhTĐKT - Với thâm niên 17 năm công tác tại Toyota, anh Kiên là một trong những kỹ sư yêu nghề và nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Qua quá trình làm việc, anh vừa học hỏi nâng cao tay nghề, vừa truyền đạt kinh nghiệm cho đồng nghiệp; đồng thời luôn chủ động tìm tòi và áp dụng nhiều sáng kiến, cải tiến để rút ngắn thời gian làm việc, mang lại hiệu suất cao.
“Bí quyết” là yêu nghề
Tốt nghiệp trường Cao đẳng Giao thông Vận tải (nay là Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải) từ năm 2001 và trúng tuyển vào vị trí cán bộ cầu đường, song cơ duyên lại đưa anh đến với vị trí sửa chữa máy móc thi công. Bằng những kinh nghiệm đã tích lũy được, anh Kiên mạnh dạn ứng tuyển vào Toyota Mỹ Đình với vị trí kỹ thuật thân vỏ và chỉ 4 năm sau đó, từ 2005 - 2009, anh đã hoàn thành 3 lần thi cấp bậc theo quy định của Toyota.
Anh Kiên đang hướng dẫn đồng nghiệp cách sử dụng chiếc giũa kim loại thay cho giấy ráp trong quá trình mài sơn xe
Toyota Thanh Xuân ra đời, anh Kiên là một trong 3 cán bộ đầu tiên được đưa về và trở thành “hạt giống đỏ” nơi đây. Được lãnh đạo tín nhiệm, tin tưởng anh đảm nhận vị trí Tổ trưởng Tổ Thân vỏ.
Anh Kiên chia sẻ: Thời điểm đó, cơ sở Toyota Thanh Xuân đang trong giai đoạn đầu, còn ngổn ngang vật liệu xây dựng, khu sửa chữa còn chưa thành hình, nhân sự mới được gửi đi đào tạo, anh Kiên cùng những nhân sự cốt cán được cử về phải tự tay thu dọn trạc gạch, vôi vữa để sắp xếp, phân khu cho hoạt động sửa chữa.
Đến năm 2016 anh được tham gia thi lớp giảng viên đại lý Toyota và được cấp chứng chỉ đào tạo nội bộ. Từ đó, mỗi năm anh đều tổ chức các lớp giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm cho đồng nghiệp nâng cao tay nghề và dìu dắt 2 kỹ thuật viên tổ thân vỏ thi nâng cao tay nghề do Toyota tổ chức.
Là Tổ trưởng Tổ Thân vỏ, được rèn luyện trong môi trường làm việc chuyên nghiệp của Toyota trong nhiều năm, anh Kiên đã trở thành một trong những nhân sự tay nghề cao luôn được các công ty đối thủ khác chiêu mộ. Anh khẳng định mình từng nhận được rất nhiều lời mời về làm việc đảm nhận vị trí cao, thậm chí thu nhập tăng thêm từ 1,5 - 2 lần so với hiện tại, song anh đều từ chối.
Anh chia sẻ: Được công tác tại Toyota Thanh Xuân với anh là một điều may mắn. Tại đây anh đã được lãnh đạo tín nhiệm, tin tưởng; đồng nghiệp quý mến; khách hàng tôn trọng. Không những vậy, công việc này còn giúp anh thỏa mãn đam mê, niềm yêu thích với công việc. Hơn hết, mức lương luôn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia đình anh. Như thế với anh đã là hạnh phúc.
Với những cống hiến đó, anh Kiên được Ban lãnh đạo công ty ghi nhận và đánh giá cao, được coi là một trong những nhân sự nguồn, nòng cốt của Toyota Thanh Xuân trong lộ trình những năm tiếp theo.
Anh Đỗ Văn Kiên
Đúng quy trình và sáng tạo trong công việc
Tính trung bình mỗi ngày có 22 đầu xe ra từ bộ phận thân vỏ do anh phụ trách, ngày cao điểm lưu lượng xe lên đến 25 - 30 xe, công việc luôn tay từ 8h sáng đến hết ca chiều, nhiều khi anh còn nấn ná để làm nốt, tránh lượng xe tồn. Mỗi ngày trước khi lên ca, xuống ca, anh đều nhắc nhở các kỹ thuật viên đều phải làm tốt 5S bao gồm: Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng, nhằm cải tiến môi trường làm việc bằng cách tổ chức sắp xếp lô-gíc; các công cụ và vật liệu được đặt ở các vị trí thuận tiện cho các đối tượng cần dùng đến và phù hợp với tần suất sử dụng. Không gian được làm sạch thường xuyên trở thành thói quen của nhân viên. “Khi được áp dụng đúng cách, 5S sẽ làm cho quy trình doanh nghiệp trở nên an toàn và hiệu quả hơn.” – anh Kiên khẳng định.
Anh Kiên tâm sự: “Tôi cảm thấy mình rất may mắn vì được làm việc trong môi trường của Toyota – một môi trường của sự ngăn nắp và đúng quy trình, luôn lập kế hoạch rõ ràng. Những điều này tôi cũng mang về áp dụng tại gia đình và dạy con cái, nhờ vậy, vợ chồng hiếm khi xảy ra cãi cọ vì tìm thứ này thứ kia không thấy, các con cũng học tập được tính ngăn nắp, sạch sẽ, làm việc khoa học của bố mẹ”.
Cùng với 5S, môi trường làm việc tại Toyota cũng luôn khuyến khích nhân sự không ngừng cải tiến, tìm ra những thay đổi nhỏ nhằm cải tiến quy trình, gia tăng hiệu quả công việc hằng ngày. Anh Kiên là một trong số những người có nhiều sáng kiến trong công việc.
Đầu tiên phải kể đến là sáng kiến áp dụng giũa kim loại khổ lớn thay cho giấy ráp trong việc chà sơn, chà nhám bề mặt kim loại. Anh Kiên cho biết: Trong quá trình mài sơn xe để sửa chữa, sơn lại xe cho khách, anh em thợ phải sử dụng một lượng lớn giấy ráp để mài, rất tốn kém. Anh đã có sáng kiến sử dụng một miếng giũa to bằng sắt, gắn cán vào để sử dụng thay giấy ráp. Việc thay thế vật dụng phù hợp này đã làm giảm chi phí phát sinh do việc sử dụng giấy ráp; đồng thời mang lại hiệu quả vượt trội, rút ngắn thời gian của công đoạn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình sơn, sửa chữa xe ô tô.
Một sáng kiến khác của anh Kiên đó là chiếc phe cậy chân kính. Anh Kiên cho biết, trong quá trình sửa chữa xe cho khách, nhận thấy việc tháo lắp chân kính xe phải yêu cầu kỹ thuật cao, lại không có dụng cụ hỗ trợ nên xác suất làm gãy chân kính, vỡ kính xảy ra thường xuyên. Nhiều lần công ty phải đền tiền cho khách hàng vì những lỗi kỹ thuật này. Để khắc phục hạn chế trên, anh Kiên nghĩ ra sản phẩm hỗ trợ tháo nẹp chân kính. Chiếc phe cậy chân kính vì thế được ra đời, chất liệu của phe được làm bằng kim loại, bọc nhựa và uốn để phù hợp với lẫy cài. Việc này không chỉ giúp việc tháo chân kính nhanh chóng mà còn an toàn, giúp anh em kỹ thuật viên tự tin thao tác.
Sáng kiến nữa của anh, trong lúc sửa chữa nhiều xe bỗng dưng bị khóa cửa do chìa khóa tự động của khách bị hết pin. Những lúc ấy, mọi hoạt động sửa chữa bị dừng lại, buộc phải nhờ bộ phận máy đến hỗ trợ mở khóa. Nhận thấy việc này quá mất thời gian, lại thụ động, anh Kiên nhanh trí nghĩ ra dụng cụ mở khóa bằng sợi kim loại phối hợp trong – ngoài mở khóa một cách nhanh chóng mà không làm hư hại, ảnh hưởng đến phương tiện của khách hàng. Áp dụng sáng kiến này của anh đã giúp giảm thời gian chờ đợi xử lý sự cố cho đội kỹ thuật từ 2 giờ đồng hồ xuống còn chưa đầy 2 phút thao tác; không ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Công việc đầu tiên trong ngày làm việc của anh Kiên là khởi động tất cả hệ thống máy tính khu vực mình quản lý
Chia sẻ về nghề, anh Kiên thẳng thắn: “Thời của tôi hiếm khi được các bậc đàn anh dạy bảo một cách tận tình lắm vì lúc ấy vẫn còn quan điểm giấu nghề, nhưng bây giờ các bạn trẻ có rất nhiều cơ hội để tiếp cận, học hỏi vì thế giới mở, cộng thêm đồng nghiệp anh em đi trước cũng rất tận tình. Song, để theo được nghề, đòi hỏi mỗi người phải có tình yêu nghề, luôn sáng tạo, bởi nhiệt huyết là thứ quyết định gần như tất cả sự thành bại của một công việc, nhất là với vị trí kỹ thuật luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ, sáng tạo rất cao”.
Nhận xét về anh Kiên, anh Nguyễn Văn Tuân, Phó Giám đốc Dịch vụ, phụ trách xưởng Đồng Sơn cho biết: “Kiên là người nhiệt tình, giao công việc cho anh vào bất cứ thời gian nào, anh cũng đều rất sẵn sàng kể cả vào ngày nghỉ, ngày cuối tuần. Anh luôn hoàn thành tốt trong công việc, có nhiều ý tưởng Kaizen giúp công việc nhanh và hiệu quả. Kiên cũng là người hòa đồng, luôn hỗ trợ đồng nghiệp và được anh em trong công ty quý mến. Anh là nhân sự đứng đầu về đào tạo, năm 2019, đã đào tạo được kỹ thuật viên gò đạt cúp vàng Cuộc thi tay nghề Toyota toàn quốc”.
Bằng những cống hiến và nỗ lực của mình trong công việc, anh Đỗ Văn Kiên vinh dự được công nhận là Công nhân giỏi Thủ đô năm 2022.
Hưng Vũ
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- …
- sau ›
- cuối cùng »