Chính trị - Xã hội

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

BTĐKT - Sáng 26/7, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), qua đó góp phần giáo dục truyền thống, tư tưởng chính trị cho thế hệ trẻ Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Cùng dự lễ dâng hương, có đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Đảng ủy viên, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Phó Trưởng ban Đỗ Thúy Phượng và các đoàn viên, thanh niên dâng hương tại Phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trong không khí xúc động và tự hào, đoàn viên, thanh viên của Chi đoàn đã kính cẩn dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đoàn viên, thanh niên dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại  phường Quán Thánh Tiếp bước truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, trong những năm qua, tập thể Chi đoàn Thanh niên Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã luôn đoàn kết, không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, đi theo con đường mà Đảng và Bác đã chọn, kiên định mục tiêu "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" để góp phần xây dựng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ngày càng phát triển. Đoàn viên, thanh niên Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương bày tỏ quyết tâm suốt đời trung thành với Đảng, với Chủ nghĩa Mác- Lê nin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, đoàn kết để vượt qua mọi khó khăn, thách thức; chủ động, sáng tạo và gương mẫu để cùng nhau phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương được cấp có thẩm quyền giao. Phương Thanh

Tổng thuật: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.   Tổ chức trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), cùng thời gian này tại Hội trường Thống nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang. Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, từ 7 giờ đến 19 giờ 30 phút ngày 25/7, có 1.565 Đoàn (với khoảng 55.600 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Trong niềm xúc động, tiếc thương sâu sắc, từ sáng sớm, các đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban, ngành, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang cùng đông đảo tầng lớp nhân dân Thủ đô và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã tập trung tại khu vực Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) dự Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Tại Nhà Tang lễ Quốc gia, Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được cử hành trong không khí trang nghiêm, xúc động. Quàn tại vị trí trang trọng nhất, chính giữa đài lễ, linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được phủ Quốc kỳ đỏ thắm. Trên lễ đài là Quốc kỳ viền dải băng đen, nổi bật dòng chữ “Vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” và di ảnh của đồng chí. Trong nền nhạc trầm buồn "Hồn tử sĩ", đúng 7 giờ, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể. Với lòng tiếc thương vô hạn, Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia đình. Vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn vào viếng và chia buồn cùng gia quyến. Vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước làm Trưởng đoàn vào viếng và chia buồn cùng gia đình. Vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn vào viếng và chia buồn cùng gia quyến. Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến. Tới viếng và chia buồn cùng gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng còn có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; các nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; các nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Vương Đình Huệ cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đi vòng quanh linh cữu, xúc động vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới. Với niềm tiếc thương vô hạn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người đảng viên cộng sản kiên trung, một tấm gương sáng ngời không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, người bạn lớn của Nhân dân thế giới; người đã dành trọn cuộc đời, tận tâm, tận lực, tận hiến cho đất nước, cho Đảng, cho Nhân dân; có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cho phong trào cộng sản quốc tế và duy trì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới. Kính cẩn nghiêng mình trước Anh linh của Đồng chí, chúng tôi nguyện học tập, noi gương Đồng chí, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc mà Đồng chí trọn đời ấp ủ, phấn đấu hy sinh. Tên tuổi, sự nghiệp, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng in đậm trong lòng Nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng”. Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi sổ tang. Tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi sổ tang: “Trước anh linh đồng chí Nguyễn Phú Trọng, chúng ta thành kính tôn vinh và biết ơn sâu sắc công lao to lớn, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân, của dân tộc, cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời đại mới. Chúng tôi nguyện noi gương, đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hết mình để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng hạnh phúc, ấm no. Xin kính cẩn nghiêng mình biết ơn, học tập, noi gương và vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Trong niềm xúc động, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn viết: “Vô cùng tiếc thương đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, trọn đời vì Đảng, vì nước, vì dân. Đồng chí đã dành thời gian, công sức, trí tuệ đối với vấn đề đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội; có định hướng quan trọng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đất nước và kỳ vọng, tin tưởng của cử tri, nhân dân cả nước. Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng chí, đồng bào, gia quyến và bạn bè quốc tế. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng chí; nguyện tiếp tục đi theo con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ, các thế hệ đi trước và đồng chí đã lựa chọn. Trước nỗi đau thương mất mát vô cùng to lớn này, xin gửi đến gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất. Xin vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến!” Thay mặt Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Phó Trưởng ban Chỉ đạo ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Nhà lãnh đạo có uy tín, đặc biệt xuất sắc, tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng, trọn đời vì nước, vì dân. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, bài bản, kiên trì, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, nghiêm minh nhưng rất nhân văn của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có bước tiến mạnh, đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả, rất quan trọng, toàn diện, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược”, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống của đồng chí mãi là “kim chỉ nam”, tấm gương cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta học tập, noi theo, kiên quyết, kiên trì ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”. Ghi sổ tang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến xúc động viết: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xin thắp nén tâm nhang, kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư kính mến, người chiến sĩ Cộng sản kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người lãnh đạo tài năng, kiệt xuất, nhà lý luận sắc bén, nhà văn hóa lớn... tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thế hệ cán bộ công tác Mặt trận từ Trung ương đến cơ sở vô cùng đau xót trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí ra đi nhưng tên tuổi, sự nghiệp, tấm lòng nhân ái, trọng dân, thương dân, gắn bó máu thịt với nhân dân còn mãi. Chúng ta luôn khắc ghi những lời căn dặn sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư: “Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất”, “lấy yêu dân làm động lực thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “phải xây dựng, củng cố, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”... Vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi nguyện đoàn kết một lòng, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu xây dựng đất nước ta phát triển phồn vinh, hạnh phúc như lúc sinh thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hằng mong muốn...”. Dẫn đầu Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trân trọng ghi sổ tang: “Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người cộng sản kiên trung, trí tuệ đã hiến dâng trọn đời cho đất nước. Đồng chí là tấm gương mẫu mực, có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí luôn quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng. Đồng chí đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thực hiện thắng lợi Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới cùng với những chủ trương đường lối của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực quân sự quốc phòng, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc “từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình”. Cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng dân quân tự vệ cả nước mãi khắc ghi công lao to lớn của đồng chí Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyện tuyệt đối trung thành với Đảng và nhân dân “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin yêu, sự kỳ vọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cùng toàn thể cán bộ chiến sỹ toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước xin được kính cẩn thắp nén tâm nhang vĩnh biệt đồng chí Nguyễn Phú Trọng và chia buồn sâu sắc cùng gia quyến". Thay mặt Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài ghi sổ tang với niềm tiếc thương: “Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân Thủ đô Hà Nội vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, người lãnh đạo lỗi lạc, có uy tín lớn, nhà lý luận, nhà văn hóa uyên bác, người cộng sản kiên trung, chân chính, trọn đời vì nước vì dân, vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước và của dân tộc ta... Đồng chí mất đi là tổn thất không gì bù đắp được, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội cùng nhân dân cả nước. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô xin biến đau thương thành hành động, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu vững bước trên con đường cách mạng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ, các bậc tiền bối và đồng chí đã lựa chọn, quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc; xây dựng Thủ đô Hà Nội Văn hiến - Văn minh - Hiện đại như mong ước trọn đời của đồng chí. Trong giờ phút xúc động này, chúng tôi nguyện suốt đời học tập và noi theo tấm gương hết lòng vì nước, vì dân của Đồng chí. Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt trước anh linh đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng..." Bày tỏ niềm xúc động, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an viết sổ tang: "Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an cùng toàn thể tướng lĩnh, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân viên chức lực lượng Công an nhân dân vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, suốt đời cống hiến, hy sinh cho mục tiêu lý tưởng của Đảng và hạnh phúc của nhân dân, đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đồng chí Tổng Bí thư là tấm gương sáng về nhân cách vĩ đại, trí tuệ mẫn tiệp, là biểu tượng về sự chân thành, gần gũi và giản dị, được nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế tin yêu, kính trọng, ngưỡng mộ. Những hình ảnh của đồng chí, người cộng sản chân chính, kiên trung mẫu mực với trái tim nhân hậu, trọn cuộc đời vì nước, vì dân sẽ mãi mãi khắc ghi trong tâm trí nhân dân và lực lượng Công an nhân dân. Trước anh linh đồng chí Tổng Bí thư, lực lượng Công an nhân dân xin nguyện đem hết tâm sức, trí tuệ cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; luôn luôn ghi nhớ, khắc sâu vào tâm trí mình và thực hiện cho bằng được chân lý “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, “còn Đảng thì còn mình”, “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất” như lời căn dặn của đồng chí..." Thay mặt Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên ghi sổ tang: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí mất đi là một tổn thất rất lớn lao đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Một mất mát không gì bù đắp được với gia đình, người thân. Chúng tôi luôn nhớ mãi hình ảnh một con người vô cùng giản dị, khiêm nhường, nghị lực phi thường; một nhân cách lớn, một cán bộ, đảng viên mẫu mực, kiên trung, bất khuất; một nhà lãnh đạo đức độ, tài năng, quả cảm; một tấm gương tiêu biểu trong học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ kính yêu, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Suốt đời vì nước vì dân, tận tụy, tận tâm, tận lực, tận hiến. Xin kính cẩn nghiêng mình, tri ân những công lao to lớn mà đồng chí đã cống hiến và để lại cho đời. Nguyện học tập, noi gương đồng chí và các bậc tiền nhân, thề tiếp nối truyền thống một cách xứng đáng, đoàn kết hơn nữa, nỗ lực hơn nữa, quyết tâm nhiều hơn nữa, phấn đấu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh “Rực rỡ tên vàng" như đồng chí hằng mong ước, chỉ dạy, góp phần cùng cả nước, vì cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng văn minh hạnh phúc, cường thịnh". * Trong sáng 25/7, nhiều đoàn đại biểu quốc tế, các bộ, ban, ngành, các tỉnh, thành phố cả nước vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia đình. Cùng thời điểm này, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội – quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), nhiều đoàn đại biểu các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương khu vực phía Nam, các tầng lớp nhân dân đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tiếp theo, Đoàn đại biểu Văn phòng Trung ương Đảng; Đoàn đại biểu Văn phòng Chính phủ; Đoàn đại biểu Văn phòng Quốc hội tại phía Nam; Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, 7, 9 và các binh chủng; Đoàn đại biểu Bộ Công an phía Nam vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại Hội trường Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương… và đông đảo nhân dân đã đến viếng, bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người con ưu tú của quê hương Đông Hội. Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các con, cháu và gia đình nội, ngoại vào viếng Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các con, cháu và gia đình nội, ngoại vào viếng Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn Chủ tịch nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đoàn Chính phủ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng   Đoàn Chính phủ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn Quốc hội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đoàn Quốc hội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đoàn Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đoàn Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đoàn Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đoàn Bộ Tư pháp viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đoàn Văn phòng Chính phủ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Các đoàn quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Trong niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi mãi mãi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn đại biểu nhiều nước anh em, bè bạn đã đến viếng và có những dòng viết chân tình về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc do Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Vương Hộ Ninh làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia do Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Liên bang Nga do Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Tolstoy Petr Olegovich làm Trưởng đoàn; Đoàn Cộng hòa Cuba do đồng chí Esteban Lazo Hernández, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba làm Trưởng đoàn, đã đến viếng, bày tỏ niềm tiếc sâu sắc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ sự cảm thông đối với gia quyến của đồng chí Nguyễn Phú Trọng và toàn thể nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith viết: "Vô cùng thương tiếc và đau buồn không gì có thể so sánh được trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí đã để lại thành tựu to lớn và sự nghiệp vẻ vang cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em. Chúng tôi, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào sẽ luôn mãi ghi nhớ công ơn to lớn và sự đóng góp quý báu của đồng chí cho tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào-Việt Nam. Chúng tôi mất đi một người đồng chí kính yêu, một người bạn lớn và gần gũi thân thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào. Danh tiếng và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ luôn sống mãi cùng chúng tôi". Đến viếng và chia buồn cùng gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quân đội và nhân dân Việt Nam, Đại tướng Chansamon Channhalath, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào viết: "Bộ Quốc phòng cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng xin bày tỏ lòng tiếc thương trước sự ra đi Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào ngày 19/7/2024. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo cách mạng xuất sắc và kiên cường của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí đã cống hiến công sức và trí tuệ cho việc bảo vệ và phát triển đất nước nói chung, vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, cũng như Quân đội Lào-Việt Nam suốt thời gian qua. Trong giờ phút đau thương này, Bộ Quốc phòng Lào xin bày tỏ sự tiếc thương vô hạn và xin chia buồn cùng Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam anh em cùng gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng, cầu mong cho anh linh đồng chí sớm siêu thoát về cõi vĩnh hằng. Đảng, Nhà nước cũng như Quân đội nhân dân Lào luôn mãi ghi nhớ công ơn to lớn của đồng chí". Viết vào sổ tang, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Vương Hộ Ninh bày tỏ: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng - người bạn vĩ đại của nhân dân Trung Quốc”. Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen ghi vào sổ tang: “Lãnh đạo và đảng viên Đảng Nhân dân Campuchia xin chân thành chia buồn sâu sắc với lãnh đạo và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trước sự qua đời của ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia mất đi người đồng chí, nhà lãnh đạo Việt Nam có tầm nhìn xa, trông rộng đã ủng hộ mạnh mẽ, tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị tốt đẹp, sự hợp tác trên mọi lĩnh vực lâu đời giữa Việt Nam và Campuchia trên tinh thần hữu nghị giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia chúng ta. Xin chia buồn mất mát này tới gia đình ngài Tổng Bí thư. Xin anh linh ngài Tổng Bí thư về nơi nhàn cảnh". Viết vào sổ tang, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Tolstoy Petr Olegovich chia sẻ: “Chúng tôi vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người đã cống hiến cả cuộc đời để phục vụ Tổ quốc Việt Nam. Nhân dân Nga sẽ ghi nhớ và đánh giá cao đóng góp to lớn của cá nhân Tổng Bí thư trong việc thiết lập và thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt trên tinh thần hữu nghị truyền thống, tin cậy và tương hỗ. Chúng tôi chân thành chia buồn với gia quyến của đồng chí Nguyễn Phú Trọng và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi mãi lưu giữ ký ức về người lãnh đạo tuyệt vời này". Thay mặt Nhà nước và nhân dân Cuba, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez viết: “Thay mặt nhà lãnh đạo Cách mạng Cuba, Đại tướng Raúl Castro Ruz và Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba, Miguel Díaz-Canel Bermúdez, chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất trước sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, người bạn thân thiết và thủy chung của Cuba. Kiến thức lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn cách mạng sâu rộng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng có giá trị hết sức quan trọng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và là nguồn tham khảo cho phong trào cộng sản quốc tế. Những nghiên cứu về lý luận Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những đóng góp của đồng chí cho công cuộc Đổi mới có ý nghĩa quan trọng và mang tính chiến lược. Đóng góp của đồng chí Nguyễn Phú Trọng vào việc phát triển các kết quả của tình đoàn kết, tình anh em giữa hai dân tộc, hai đảng và hai chính phủ có ý nghĩa quyết định. Những chuyến thăm thành công của đồng chí tới Cuba là minh chứng cho mối quan hệ tuyệt vời giữa hai nước và ý chí tiếp tục củng cố và mở rộng mối quan hệ này. Tháng 9 năm 2023, tôi có cơ hội trò chuyện với đồng chí Nguyễn Phú Trọng về tình hình thực tế của Cuba, tôi sẽ nhớ mãi buổi gặp gỡ đó. Tôi là vị lãnh đạo Cuba cuối cùng có cơ hội trao đổi với đồng chí, người bạn thân thiết của Cuba. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới nhân dân Việt Nam anh em, tới các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và gia quyến của đồng chí. Xin bày tỏ sự đồng hành, sát cánh của nhân dân Cuba trong những giây phút đau thương và xúc động này”. Trong chiều 25/7, nhiều vị Đại sứ, đại diện các nước, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã đến viếng, thể hiện niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là nhà lãnh đạo sáng suốt mà còn là nhà ngoại giao xuất sắc mang tầm vóc quốc tế. Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Là nhà lý luận xuất sắc, đồng chí Tổng Bí thư đã có những đóng góp vô cùng to lớn vào việc xây dựng lý luận về ngoại giao Việt Nam. Với sự chiêm nghiệm sâu sắc về đường lối đối ngoại qua hơn 70 năm, Tổng Bí thư là người đã hệ thống hóa một cách toàn diện triết lý đối ngoại của cha ông ta, lý luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại của Đảng, đúc kết nên trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng, triết lý đối ngoại này đã đi sâu vào nhận thức và trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Những đóng góp to lớn của đồng chí Tổng Bí thư đã đưa đối ngoại Việt Nam lên một tầm cao mới trên tất cả mọi lĩnh vực và hoạt động. Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith làm Trưởng đoàn, viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.   Đồng chí Vương Hộ Ninh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, đại diện đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn đại biểu Liên bang Nga do Phó Chủ tịch Duma quốc gia Nga Pyotr Tolstoy dẫn đầu viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn Đảng Cộng sản Nga do Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Nga Leonid Kalashnikov dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.   Đoàn Vương quốc Campuchia do Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen làm Trưởng đoàn, viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đoàn Cộng hòa Cuba do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez làm trưởng đoàn vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn Đại Hàn Dân Quốc do ngài Han Duck-soo, Thủ tướng Hàn Quốc, Đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn Nhật Bản do Nguyên Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, đặc phái viên của Thủ tướng Kishia Fumio viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn Singapore do Phó Thủ tướng Gan Kim Yong làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn Cộng hòa Ấn Độ do Ngài Ajit Doval, Cố vấn An ninh quốc gia của Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ làm trưởng đoàn vào viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Đoàn Indonesia do Ngài Andi Amran Sulaiman, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nước Cộng hòa Indonesia vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đoàn Cộng hòa Algeria Dân chủ và nhân dân do Ngài Laid Rebiga, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh và người có công Cộng hòa Algeria Dân chủ và nhân dân làm trưởng đoàn vào viếng. Đoàn Liên bang Thụy Sĩ do Quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao Bộ Ngoại giao Liên bang Thụy Sĩ Alexandre Fasel làm trưởng đoàn vào kính viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh Nhân dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà - xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Lực lượng chức năng điều tiết, hướng dẫn người dân vào viếng. Người dân làng Lại Đà viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh Người dân TPHCM xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP/Lê Anh Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đúng 6 giờ sáng 25/7, Lễ treo cờ rủ đã diễn ra trọng thể tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đánh dấu thời điểm diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 25-26/7. Đội tiêu binh Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mang theo lá cờ được gắn dải băng tang thực hiện nghi thức treo cờ. Vào thời điểm diễn ra buổi lễ, thời tiết Hà Nội nhiều mây. Rất đông người dân trong đó có nhiều Đoàn viên thanh niên, đã có mặt ở Quảng trường Ba Đình từ sớm để chứng kiến Lễ treo cờ rủ. Khi lá cờ được kéo lên, nhiều người đã không kìm được nước mắt xúc động. Trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tối 25/7, không có lễ hạ cờ như thường lệ mà lá cờ rủ sẽ được treo liên tục trong 2 ngày Quốc tang 25 và 26/7 để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những ngày qua, nhân dân cả nước đều thể hiện sự đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo Thông báo của Ban Lễ tang, Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong hai ngày 25 và 26/7/2024, song trong những ngày qua, nhiều cơ quan, tổ chức, nhà dân trên đường phố Hà Nội và các địa phương đã thực hiện treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân uỷ Trung ương, sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944; quê quán: xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Thường trú tại nhà số 5, phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tham gia công tác từ năm 1967; vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19 tháng 12 năm 1967. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá VIII, IX, X, XI, XII, XIII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị khoá VIII; Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, XII; Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá XI, XII, XIII; Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Bí thư Quân uỷ Trung ương; Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương; Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV, XV. Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, y bác sĩ đầu ngành tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 (tức ngày 14 tháng 6 năm Giáp Thìn), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, hưởng thọ 80 tuổi. Gần 60 năm công tác, Đồng chí đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. Đồng chí mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và gia quyến Đồng chí. Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang. BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tóm tắt tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944; quê quán: xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Thường trú tại nhà số 5 phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tham gia công tác ngày 05 tháng 12 năm 1967; vào Đảng ngày 19 tháng 12 năm 1967. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Tháng 12/1967: Đồng chí làm cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản); ngày 19 tháng 12 năm 1967, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 8/1968 - Tháng 8/1973: Đồng chí là cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản; đi thực tế ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội); làm Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản. Tháng 9/1973 - Tháng 4/1976: Đồng chí làm nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế - Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Tháng 5/1976 - Tháng 8/1980: Đồng chí làm cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư Chi bộ. Tháng 9/1980 - Tháng 8/1981: Đồng chí học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Tháng 9/1981 - Tháng 7/1983: Đồng chí là thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa học lịch sử (chuyên ngành Xây dựng Đảng) ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng 8/1983 - Tháng 8/1987: Đồng chí làm Phó Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản. Tháng 9/1987 - Tháng 02/1989: Đồng chí làm Trưởng Ban Xây dựng Đảng; Phó Bí thư Đảng uỷ (từ tháng 7/1985 - tháng 12/1988), Bí thư Đảng uỷ cơ quan Tạp chí Cộng sản (tháng 12/1988 - tháng 12/1991). Tháng 3/1989 - Tháng 4/1990: Đồng chí làm Uỷ viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản. Tháng 5/1990 - Tháng 7/1991: Đồng chí làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Tháng 8/1991 - Tháng 8/1996: Đồng chí làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng (tháng 01/1994), Đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII. Tháng 8/1996 - Tháng 02/1998: Đồng chí làm Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội. Tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (tháng 12/1997), Đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị. Đồng chí là Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá VIII, IX, X, XI, XII, XIII. Tháng 02/1998 - Tháng 01/2000: Đồng chí phụ trách công tác Tư tưởng - Văn hoá và Khoa giáo của Đảng. Tháng 3/1998 - Tháng 11/2006: Đồng chí làm Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (tháng 11/2001 - tháng 8/2006). Tháng 8/1999 - Tháng 4/2001: Đồng chí Tham gia Thường trực Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 01/2000 - Tháng 6/2006: Đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội các khoá XII, XIII, XIV. Tháng 5/2002 - đến nay: Đồng chí là Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV, XV. Tháng 6/2006 - Tháng 7/2011: Đồng chí làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, XII, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Tháng 01/2011 - đến nay: Đồng chí là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá XI, XII, XIII, Bí thư Quân uỷ Trung ương. Tháng 02/2013 - đến nay: Đồng chí làm Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tháng 8/2016 - đến nay: Đồng chí tham gia Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020 và 2020 - 2025. Tháng 10/2018 - 4/2021: Đồng chí làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Tháng 4/2021 - đến nay: Đồng chí là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Do có nhiều công lao to lớn và đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế: "Huân chương Vàng quốc gia" của Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, "Huân chương Hữu nghị" của Đảng và Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, "Giải thưởng Lênin" giải thưởng cao quý nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga; "Huân chương José Marti" của Đảng, Nhà nước Cộng hoà Cu Ba và nhiều danh hiệu cao quý khác. Lễ thượng cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra sáng sớm ngày 25/7 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội DANH SÁCH BAN LỄ TANG đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 1. Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang. 2. Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Đồng chí Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. 5. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 6. Đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. 7. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. 8. Đồng chí Phan Đình Trạc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương. 9. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. 10. Đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao. 11. Đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 12. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. 13. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội. 14. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương. 16. Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. 17. Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 18. Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 19. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. 20. Đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an. 21. Đồng chí Lê Minh Trí, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 22. Đồng chí Trần Văn Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. 23. Đồng chí Lê Khánh Hải, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. 24. Đồng chí Bùi Văn Cường, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. 25. Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. 26. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 27. Đồng chí Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 28. Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam. 29. Đồng chí Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. 30. Đồng chí Phạm Tất Thắng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương. 31. Đồng chí Hà Thị Nga, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 32. Đồng chí Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. 33. Đồng chí Bùi Quang Huy, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 34. Đồng chí Đào Đức Toàn, Trợ lý Tổng Bí thư, Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư. 35. Đồng chí Thượng tướng Bế Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. DANH SÁCH BAN TỔ CHỨC LỄ TANG Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Ban Tổ chức Lễ tang gồm 27 người, do đồng chí Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng Ban. 1. Đồng chí Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban. 2. Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Ban. 3. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Phó Ban. 4. Đồng chí Hoàng Đăng Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. 5. Đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương. 6. Đồng chí Võ Văn Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương. 7. Đồng chí Lại Xuân Môn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương. 8. Đồng chí Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Trung ương Đảng. 9. Đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương. 10. Đồng chí Lê Khánh Hải, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. 11. Đồng chí Trần Văn Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. 12. Đồng chí Bùi Văn Cường, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. 13. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. 14. Đồng chí Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế. 15. Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. 16. Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Đồng chí Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. 18. Đồng chí Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7. 19. Đồng chí Nguyễn Minh Vũ, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao. 20. Đồng chí Nguyễn Thị Hoàng Vân, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Đối ngoại Trung ương. 21. Đồng chí Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an. 22. Đồng chí Trần Huy Dụng, Phó Trưởng Ban điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương. 23. Đồng chí Nguyễn Huy Đông, Thư ký đồng chí Tổng Bí thư. 24. Đồng chí Trung tướng Trần Hải Quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an. 25. Đồng chí Nguyễn Văn Thẩm, Cục trưởng Cục Quản trị A, Văn phòng Trung ương Đảng. 26. Đồng chí Lê Trung Kiên, Bí thư Huyện ủy Đông Anh, thành phố Hà Nội. 27. Đồng chí Nguyễn Trọng Trường, Đại diện gia đình. Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  Linh cữu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 07 giờ 00 phút đến 22 giờ 00 phút ngày 25 tháng 7 năm 2024 và từ 07 giờ 00 phút đến 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024. Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ 00 phút cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong hai ngày Quốc tang (25/7/2024 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng. Theo baochinhphu.vn  

Nâng cao kỹ năng giao tiếp và xây dựng văn hóa công sở cho công chức, viên chức

BTĐKT - Ngày 24/7, tại huyện Ba Vì, TP Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng “Kỹ năng giao tiếp và xây dựng văn hóa công sở” cho công chức, viên chức của Ban. Dự lớp tập huấn có các đồng chí Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Phạm Đức Toàn, Đỗ Thúy Phượng. Đồng chí Đỗ Trọng Hùng, Phó Trưởng phòng điều hành Phòng Tổ chức cán bộ tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự lớp tập huấn Đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu khai mạc lớp tập huấn Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương khẳng định: Kỹ năng giao tiếp và văn hóa công sở là một trong những nội dung có vai trò quan trọng trong hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị và trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đảng, Nhà nước, Bộ Nội vụ và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương rất quan tâm đến việc xây dựng văn hóa công sở và kỹ năng giao tiếp của công chức, viên chức, người lao động nhằm hình thành cách ứng xử chuẩn mực, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực hưởng ứng, tham gia phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” và thực hiện Đề án văn hóa công vụ của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí đề nghị các học viên tham gia lớp tập huấn với tinh thần trách nhiệm cao, tích cực thảo luận, trao đổi để làm sáng tỏ các vấn đề còn băn khoăn. PGS. TS. NGƯT Nguyễn Văn Hậu, Chánh Văn phòng Học viện Hành chính Quốc gia trao đổi tại lớp tập huấn Tại lớp học, PGS. TS. NGƯT Nguyễn Văn Hậu, Chánh Văn phòng Học viện Hành chính Quốc gia đã trực tiếp trao đổi về các nội dung: Giao tiếp, văn hóa công vụ và xây dựng hình ảnh tổ chức; kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong môi trường đa văn hóa. Nguyệt Hà

Tri ân 10 nữ Anh hùng liệt sĩ dân quân Lam Hạ

BTĐKT - Hưởng ứng các hoạt động nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Tổ chức“Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20”; Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Hội đồng Họ Đặng Việt Nam tổ chức giới thiệu di ảnh 10 nữ Anh hùng Liệt sĩ dân quân Lam Hạ (TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) vừa được phục dựng màu từ ảnh đen trắng.    Những năm 1965 – 1967, địa bàn phường Lam Hạ (TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam hiện nay) là một trong những trọng điểm bị không quân Mỹ đánh phá ác liệt ở miền Bắc, vì có tuyến đường sắt và đường bộ tiếp tế cho chiến trường miền Nam, với mục tiêu chính là 2 cây cầu bắc qua sông Châu dành cho ô tô và xe lửa và cống 7 cửa đập Lạc Tràng giữ nước cho 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Đó là giai đoạn bom đạn Mỹ trút xuống Hà Nam suốt ngày đêm. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận di ảnh màu của 10 cô gái Lam Hạ do Tổ chức“Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” trao tặng Tham gia chiến đấu bảo vệ địa bàn này, Trung đội nữ dân quân Lam Hạ, được trang bị pháo phòng không tầm thấp 37 ly và 57 ly. Tuổi đời họ còn rất trẻ, chỉ từ 17 đến 20. Trong những trận chiến đấu ác liệt với máy bay Mỹ, lần lượt 10 nữ dân quân đã anh dũng hi sinh trong những năm 1966 – 1967. Đầu tiên là trận ngày 1/10/1966, tại trận địa pháo cao xạ đặt cách cầu Phủ Lý khoảng 300m. Sáu nữ pháo thủ dân quân là Đinh Thị Tâm, Phan Thị Tuyết, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Thi, Phạm Thị Lan, Vũ Thị Phương đã anh dũng hi sinh. Tám ngày sau, ngày 9/10/1966, máy bay Mỹ điên cuồng tấn công trận địa phòng không đặt tại thôn Đường Ấm. Trong trận chiến này có ba nữ pháo thủ dân quân là Nguyễn Thị Thuận, Trần Thị Thẹp, Nguyễn Thị Oánh đã anh dũng hi sinh. Gần một năm sau, ngày 7/7/1967, tại trận địa pháo đặt ở thôn Hòa Mạc, nữ dân quân Đặng Thị Chung đã chiến đấu dũng cảm đến hơi thở cuối cùng. Việc phục dựng thành công hình ảnh của 10 nữ liệt sĩ dân quân Lam Hạ và sự kiện giới thiệu, trao tặng 10 di ảnh trên cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là hoạt động vô cùng ý nghĩa, thể hiện lòng biết ơn vô hạn đồng thời là lời tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì quê hương đất nước. Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Tuyết, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, ghi nhận và trân trọng cảm ơn nghĩa cử đẹp của Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam”, CLB “Mãi mãi tuổi 20” và các đơn vị đồng hành. Thời gian tới, những di ảnh của các liệt sĩ sẽ được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đưa vào các triển lãm, trưng bày phục vụ giới thiệu đến đông đảo nhân dân. Dịp này, Ban Tổ chức cũng giới thiệu đến công chúng cuốn nhật ký “Trở về trong giấc mơ” của liệt sĩ Trần Minh Tiến - Cuốn sách đầu tiên được ứng dụng chuyển đổi số phục vụ bạn đọc, được Đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm, biên soạn. Cuốn sách giới thiệu những trang sổ tay nhật ký của liệt sĩ Trần Minh Tiến (1945 - 1968), ghi lại những tháng ngày tập luyện gian nan, vất vả, để chuẩn bị cho cuộc hành quân vượt Trường Sơn vào miền Nam chiến đấu; đồng thời phản ánh mối tình đặc biệt đã đi qua chiến tranh của đôi trai tài gái sắc xứ Hà Đông (Trần Minh Tiến – Lưu Liên).   Ban tổ chức cũng trao tặng “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” cho Trường THCS Lương Văn Nắm. Đây là tủ sách thứ 3 được trao tại tỉnh Bắc Giang, đồng thời là tủ sách thứ 14 được trao trên toàn quốc (kể từ khi phát động vào tháng 11/2023 đến nay). Mai Thảo

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Tấm gương sáng để các thế hệ sau học tập

Là nhà lãnh đạo lỗi lạc, trong cuộc sống đời thường Tổng Bí thư luôn giản dị, khiêm tốn, mẫu mực được dân kính, dân yêu, xứng đáng là tấm gương để cán bộ, đảng viên và mọi người dân noi theo.    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân huyện Đan Phượng (Hà Nội, 15/11/2015). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Người dân cả nước mãi ghi nhớ công lao và khâm phục nhân cách của nhà lãnh đạo lỗi lạc dành trọn đời mình cho Đảng, Tổ quốc, nhân dân. Tiếp nối tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Bà Nguyễn Kim Cảnh (75 tuổi, cán bộ hưu trí ở Khu tập thể cơ khí Hà Nội, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bùi ngùi tâm sự: "Ở tuổi đáng ra đã được nghỉ ngơi nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến, làm việc tới hơi thở cuối cùng để gánh vác việc dân, việc nước. Sự ra đi của Tổng Bí thư là mất mát vô cùng to lớn cho dân tộc, cho Đảng và gia đình, quê hương, làng xóm." Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị, đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực, uy tín, vị thế của đất nước ngày càng cao, được nhân dân và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Đặc biệt, nhờ sự sáng suốt, quyết liệt của Tổng Bí thư, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực được thực hiện hiệu quả, không có vùng cấm, đem lại sự tin tưởng, ủng hộ của người dân vào Đảng, chính quyền. Là nhà lãnh đạo lỗi lạc, trong cuộc sống đời thường đồng chí luôn giản dị, khiêm tốn, mẫu mực được dân kính, dân yêu, xứng đáng là tấm gương để cán bộ, đảng viên và mọi người dân noi theo. "Tấm gương đạo đức sáng ngời của Tổng Bí thư sẽ luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc trong chặng đường phía trước và luôn tồn tại trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Những tư tưởng lớn của Tổng Bí thư là tài sản quý báu để lại cho thế hệ sau kế thừa và phát huy, bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc," bà Nguyễn Kim Cảnh tin tưởng. Bà Nguyễn Kim Cảnh, 75 tuổi, cán bộ hưu trí, bày tỏ sự bàng hoàng, tiếc thương nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân. (Ảnh: Tuyết Mai/TTXVN) Ngồi trầm ngâm trước màn hình tivi, ông Nguyễn Thuận Quảng (89 tuổi, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) ngậm ngùi cho biết, hơn 20 năm trong vai trò lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trong đó hơn 10 năm làm Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện rõ sự sáng suốt, quyết liệt trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là sự đoàn kết nhất trí cao trong Đảng. "Trong hơn 10 năm trở lại đây, công cuộc phòng, chống tham nhũng của đất nước ghi nhận hiệu quả cao. Có thể nói, niềm tin với Đảng ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc, đó là công lao to lớn của Tổng Bí thư trên cương vị Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng. Tôi tin rằng, những tinh thần của Tổng Bí thư sẽ còn được tiếp nối để đất nước ngày càng mạnh, giàu," ông Nguyễn Thuận Quảng chia sẻ. Tấm gương mẫu mực Phó Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Trọng Hào, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, sự ra đi của người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam là một mất mát lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong những năm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đã có nhiều công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước, đặc biệt là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Sinh thời, Tổng Bí thư là một người lãnh đạo bình dị, sống một đời giản dị, thanh cao khiến bao người nể phục. Đồng chí là tấm gương sáng về “cần, kiệm, liêm, chính” bất kể người lãnh đạo, đảng viên nào cũng cần học tập, noi theo. Dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra đi nhưng di sản đồng chí để lại vẫn còn sống mãi. "Với tinh thần đoàn kết, thống nhất một lòng của hệ thống chính trị, chính quyền, nhân dân, tôi tin rằng trong thời gian tới đất nước ta sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh và đạt các mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra. Chúng tôi luôn ghi nhớ lời dặn của đồng chí Tổng Bí thư: “Người thầy thuốc có vinh dự to lớn, nhiệm vụ vẻ vang nhưng hết sức nặng nề.” Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, hiện chúng tôi đang nỗ lực đào tạo ra ngày càng nhiều bác sĩ “vừa hồng vừa chuyên” để chăm sóc ngày càng tốt hơn nữa sức khỏe của người dân," Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Hào chia sẻ. Ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Huỳnh Khương Ninh (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) bày tỏ: Trải qua nhiều cương vị, nhiều vai trò khác nhau, Tổng Bí thư đã dành cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho đất nước, cho dân tộc. Đặc biệt, công cuộc phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư lãnh đạo đã gặt hái được rất nhiều thành công. Theo ông Cao Đức Khoa, nhà trường sẽ đưa nội dung giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, về những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho nhân dân, cho đất nước vào nội dung giáo dục để các thế hệ học sinh tiếp tục học tập, noi theo. Trong kế hoạch đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhà trường cũng có nội dung về tấm gương mẫu mực trong học tập và làm theo Bác Hồ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây sẽ là nội dung được nhà trường sinh hoạt thường xuyên, trong chi bộ, Công đoàn. Ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Huỳnh Khương Ninh thể hiện niềm thương tiếc vô hạn khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. (Ảnh: TTXVN phát) Theo ông Tôn Thất Minh, nguyên là giáo viên bộ môn Lịch sử, Trường Trung học Cơ sở Cù Chính Lan (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh), người dân đều thấy được công lao, đóng góp rất lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với đất nước. Ở cương vị người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư đã có những chủ trương lớn cho sự phát triển của đất nước nói chung, nhiều quyết sách nhất quán thúc đẩy Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng phát triển. Ông Tôn Thất Minh bày tỏ sự yêu quý, kính trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một người giản dị, gần gũi với nhân dân, được mọi người dân tôn kính. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tấm gương mẫu mực, được sự tin tưởng tuyệt đối của toàn thể cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân. Nhân dân Pom Lót làm theo lời dặn của Tổng Bí thư Ông Đoàn Đình Sứng, người dân xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên nhớ lại: Ngày 16/7/2016, ông may mắn được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã. Điều đọng lại trong ông và mọi người về Tổng Bí thư là tác phong làm việc giản dị, gần gũi với cán bộ, nhân dân trong xã. Sau khi nghe lãnh đạo xã báo cáo tình hình phát triển của địa phương, Tổng Bí thư lắng nghe và dặn dò nhiều vấn đề rất thiết thực với xã, nhấn mạnh tới việc đảm bảo tình hình an ninh chính trị, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Đặc biệt, trong buổi gặp mặt hôm ấy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh đến hai từ “Đoàn kết” và mong muốn sang năm 2017, xã sẽ phải về đích nông thôn mới. Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư, chính quyền địa phương và cộng đồng các dân tộc trong xã đã nỗ lực, đồng lòng để đến năm 2017, xã Pom Lót cũng đã cơ bản về đích nông thôn mới. Từ đó đến nay, xã luôn giữ vững và hoàn thành các tiêu chí còn lại về xây dựng nông thôn mới theo quy định. Năm 2023, xã Pom Lót vinh dự được chọn là xã nông thôn mới nâng cao. “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chiến sỹ cộng sản, người lãnh đạo mẫu mực, gần gũi với nhân dân, yêu thương dân vô cùng. Trước sự mất mát to lớn này, dù rất đau buồn nhưng tôi tự nhủ lòng mình sẽ tiếp tục thực hiện tốt những di nguyện mà Tổng Bí thư đã căn dặn trong buổi gặp mặt hôm đó,” ông Đoàn Đình Sứng bày tỏ. Ông Nguyễn Văn Đẩu, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho biết: Những lời căn dặn của Tổng Bí thư giúp cán bộ và nhân dân trong xã thực hiện tốt được các nội dung của Nghị quyết Đại hội XII, làm tiền đề thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII. Ông Nguyễn Văn Đẩu, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Pom Lót (Phải) và ông Đoàn Đình Sứng, người dân xã Pom Lót xem bức ảnh chụp cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN) Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Pom Lót kể, kỷ niệm nhớ nhất đối với ông là khi cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi viếng đài tưởng niệm thanh niên xung phong trên địa bàn. Dù mới gặp lần đầu, nhưng Tổng Bí thư có hỏi ông đi bộ đội được bao nhiêu năm, ông trả lời là đi quân ngũ được 5 năm, làm nhiệm vụ tại nước bạn Lào. Tổng Bí thư đã căn dặn: “Đã qua môi trường quân ngũ thì phải phát huy hết khả năng của mình để làm sao phục vụ nhân dân cho thật tốt.” Những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là động lực mạnh mẽ để ông Nguyễn Văn Đẩu cùng với người dân, cấp ủy chính quyền địa phương trong xã, cùng nhau đoàn kết để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra. “Điều ấn tượng nhất về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người hết sức rất giản dị và gần gũi. Tại cuộc gặp mặt, xã có tặng Tổng Bí thư một chiếc khăn piêu của đồng bào dân tộc Thái và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất thích, quàng ngay lên cổ và đeo suốt trong buổi làm việc," ông Đẩu nhớ lại. Ông Lê Ngọc Hoàn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Pom Lót cho biết: Khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, toàn thể đảng viên, quần chúng nhân dân trên địa bàn vô cùng thương tiếc. Với tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho, xã Pom Lót một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu chỉ thị, Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đề ra. Đặc biệt, thực hiện tốt việc đoàn kết, thống nhất nội bộ trong Đảng, cũng như công tác lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, để xây dựng Pom Lót ngày càng phát triển theo tâm nguyện của Tổng Bí thư; nêu cao tinh thần đoàn kết, cảnh giác cách mạng, phòng chống các thế lực thù địch; quyết tâm xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng chính quyền ngày càng phát triển./. PV Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/

Gương sáng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sống mãi trong lòng nhân dân

Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời vì lý tưởng cao đẹp của Đảng, là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sỹ Cộng sản.    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lần về thăm xã miền núi Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên (3/5/2016). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời mình vì lý tưởng cao đẹp của Đảng, là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sỹ Cộng sản. Tổng Tư lệnh trong lòng dân Trong quá trình công tác của mình, đồng chí Nguyễn Phú Trọng có nhiều năm giữ cương vị Phó Bí thư Thành ủy rồi Bí thư Thành ủy Hà Nội và để lại trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô những ấn tượng tốt đẹp về một lãnh đạo mẫu mực, người cộng sản chân chính, cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân Thủ đô và cả nước. Ông Nguyễn Xuân Mùi, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 21, Đảng bộ phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, bày tỏ: Mặc dù bận rất nhiều công việc của Đảng và chính quyền thành phố, nhưng đồng chí Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn quan tâm, động viên, thăm hỏi cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, nhất là ở cơ sở với tình cảm đặc biệt nhất. Sự gần gũi và quan tâm của đồng chí Nguyễn Phú Trọng khiến ai cũng rất xúc động, tăng thêm tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước với sự lãnh đạo của Đảng. Bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chia sẻ: với phong cách giản dị, gần gũi, luôn quan tâm đến việc phát huy truyền thống, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng chí Tổng Bí thư luôn coi trọng và dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đối với các hoạt động công tác Mặt trận, đặc biệt là công tác Mặt trận Thủ đô. Mặc dù bận nhiều công việc nhưng đồng chí luôn tranh thủ mọi cơ hội để gặp gỡ nhân dân, tham dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại các khu dân cư; khi không thể tham dự, đồng chí đều gửi hoa, quà chúc mừng. Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Phú Trọng còn dành thời gian để tham dự các buổi tiếp xúc cử tri, chăm chú ghi chép và giải đáp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chính từ những buổi gặp gỡ đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực sự truyền cảm hứng mạnh mẽ và càng củng cố lòng tin, tình cảm sâu sắc của nhân dân với Tổng Bí thư và với Đảng. Thân thiện, cởi mở, chân tình, gần gũi, khiêm tốn là những cảm nhận của cán bộ Mặt trận và Nhân dân Thủ đô mỗi lần được gặp gỡ, tiếp xúc với đồng chí Tổng Bí thư. Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường cho biết thêm với lối nói chuyện thân mật, ân tình, bằng ngữ điệu và tác phong bình dị, cởi mở, những câu chuyện, thông điệp mà Tổng Bí thư chia sẻ thực sự lôi cuốn và có giá trị nhân văn sâu sắc. Sự cởi mở ấy cũng đã khơi dậy niềm tin, cảm xúc và tình cảm, xóa đi những rào cản ngăn cách giữa người dân và lãnh đạo, để người dân thực sự yên tâm khi chia sẻ, đề đạt tâm tư, nguyện vọng tới người lãnh đạo cao nhất của Đảng. Ở Tổ dân phố số 8, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, nơi gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang cư trú, người dân đều bày tỏ gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn sinh sống giản dị, hòa đồng như bao gia đình khác, tích cực đóng góp trong mọi công tác đoàn thể, xã hội ở khu dân cư. Đặc biệt, bà con Tổ dân phố số 8 luôn hết mực kính trọng, yêu quý và tự hào về “người hàng xóm” gần gũi, cởi mở trong khu dân cư là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Đỗ Công Chuyển (Tổ dân phố số 8) bày tỏ mặc dù bận nhiều công việc, mang trọng trách Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó, nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn giản dị, khiêm tốn, gần gũi, chan hòa, quan tâm đến bà con trong tổ dân phố. Nhớ lắm những hình ảnh trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, ông vẫn đi bộ cùng bà con khối phố, trò chuyện thân tình như những người hàng xóm. Nguyện một lòng khắc ghi lời dặn của Tổng Bí thư Trong thời gian công tác, trên cương vị Chủ tịch Quốc hội và Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Ninh Bình. Ông Vũ Quang Quyết, Bí thư Chi bộ phố Phúc Trung, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, đánh giá cao cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc đưa ra những chủ trương, chính sách đúng đắn cho sự phát triển của đất nước. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN) Hụt hẫng khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, ông Vũ Quang Quyết, Bí thư Chi bộ phố Phúc Trung, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình nói rằng, đây là mất mát lớn đối với Đảng, đất nước và nhân dân ta. Ông Vũ Quang Quyết đánh giá trên cương vị là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra những chủ trương, chính sách đúng đắn cho sự phát triển của đất nước, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực như lúc sinh thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế như ngày nay." Vô cùng đau xót và tiếc thương khi phải tiễn biệt một nhân cách lớn của dân tộc, anh Trịnh Như Lâm, Bí thư Tỉnh đoàn Ninh Bình, chia sẻ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành tình cảm đặc biệt cho thế hệ trẻ. Tổng Bí thư luôn là tấm gương sáng ngời về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để thế hệ trẻ học tập, noi theo. Bài học lớn nhất mà thế hệ trẻ nói chung và tuổi trẻ Ninh Bình nói riêng cần học tập, noi theo Tổng Bí thư là tinh thần và ý chí thép, không lùi bước trước những khó khăn, thử thách, sống và cống hiến hết mình khi còn có thể... Tổng Bí thư đã từng nói: "Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa, để không phải xót xa ân hận vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ; tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!." Thành kính nghiêng mình trước một nhà lãnh đạo có đức, có tài, một đời vì đất nước, vì nhân dân, thế hệ trẻ Ninh Bình nguyện một lòng tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng, tin vào sự quản lý điều hành của Nhà nước; không ngừng bồi đắp và nuôi dưỡng "Tâm trong-Trí sáng-Hoài bão lớn;" tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, lao động và học tập, đóng góp sức trẻ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu đẹp, văn minh./. Nhóm PV TTXVN tại các địa phương Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/

Đồng chí khắp năm châu đánh giá cao đóng góp to lớn của Tổng Bí thư

Lãnh đạo các đảng cộng sản trên thế giới đã dành những lời khâm phục cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã dành "cả cuộc đời cho sự nghiệp của Đảng, của đất nước và hạnh phúc của nhân dân."  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Ziuganov, sáng 8/9/2018 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Moskva. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Từ châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu, lãnh đạo các đảng cộng sản trên thế giới đã dành những lời khâm phục, đề cao những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dấu ấn lớn của Tổng Bí thư Trả lời phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại New Delhi, Tổng Thư ký đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ G. Devarajan đánh giá nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tạo dấu ấn lớn với việc củng cố Đảng Cộng sản Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế, chống tham nhũng và nâng cao phúc lợi cho người dân, Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được chứng minh bằng nhiều hiệp định thương mại tự do. Sự lãnh đạo của Tổng Bí thư đã góp phần củng cố nền tảng tư tưởng và liêm chính tổ chức của Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đưa ra nhiều định hướng chiến lược và các chính sách tổng thể quan trọng về phát triển kinh tế, ủng hộ cải cách kinh tế nhằm duy trì tăng trưởng, đồng thời cân bằng giữa hiện đại hóa với các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được chứng minh bằng nhiều hiệp định thương mại tự do. Theo Tổng Thư ký G. Devarajan, một trong những điểm đáng chú ý nhất trong nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chiến dịch chống tham nhũng không khoan nhượng. Việc tập trung vào nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam, ưu tiên các sáng kiến nhằm giảm nghèo, cải thiện y tế và giáo dục, cũng như giải quyết các vấn đề về môi trường đã phản ánh cam kết rộng rãi hơn đối với công bằng xã hội. Một dấu ấn nữa là chiến lược chính sách đối ngoại chủ động, đa dạng và đa phương, nhằm nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam và thúc đẩy các quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam với các cường quốc toàn cầu. Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và là nước ủng hộ các chuẩn mực và hợp tác quốc tế trong các vấn đề như biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Tổng Bí thư cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường quan hệ giữa các đảng, vun đắp mối quan hệ bền chặt với các đảng cộng sản và xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Ông G. Devarajan đánh giá Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp lớn trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam, sử dụng ngoại giao văn hóa để kết nối Việt Nam và thế giới, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân để vun đắp tình hữu nghị và hợp tác quốc tế. "Cả cuộc đời cho sự nghiệp của Đảng, của đất nước và hạnh phúc của nhân dân" "Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của Đảng, của đất nước cũng như cho hạnh phúc của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và tiếp tục nỗ lực phấn đấu vì hòa bình, ổn định và phát triển." Đây là khẳng định của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ai Cập Salah Adly Abdelhafiz trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Cairo ngày 21/7. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp bà Raymonde Dien - đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, một biểu tượng của tinh thần chống cuộc chiến phi nghĩa do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam, tại Tòa thị chính Choisy Le Roi nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp, ngày 26/3/2018. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Ông Adly Abdelhafiz thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ai Cập gửi lời chia buồn sâu sắc tới Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam về sự ra đi của nhà lãnh đạo truyền cảm hứng Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ai Cập nhấn mạnh những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc cải cách, bài trừ tham nhũng và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo ông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không ngừng đấu tranh cho hòa bình công bằng và chính đáng, đồng thời bác bỏ cách tiếp cận của chủ nghĩa thực dân và đế quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người bạn, người đồng chí thủy chung của các đảng Cộng sản Arab và nhân dân Arab, đặc biệt là nhân dân Palestine, ủng hộ việc giải quyết vấn đề Palestine bằng các biện pháp hòa bình, nhằm đạt được một giải pháp toàn diện, công bằng và lâu dài, phù hợp với luật pháp quốc tế và tất cả các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc, theo cách đảm bảo lợi ích hợp pháp của tất cả các bên liên quan. "Cống hiến trọn đời cho cuộc đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội" "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà cách mạng đã cống hiến trọn đời mình cho cuộc đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì một Việt Nam tự do, phát triển và thịnh vượng." Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Uruguay - ông Juan Castillo đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Nam Mỹ. Tổng Bí thư Castillo khẳng định: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những nhà lý luận hàng đầu của Việt Nam. Trong sự nghiệp cách mạng của mình, đồng chí Nguyễn Phú Trọng có rất nhiều đóng góp trong công tác lý luận với rất nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu, bài phát biểu và nhiều cuốn sách quan trọng.” Đồng chí Raul Castro Ruz, Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chiều 29/3/2018, tại Cung Cách mạng ở Thủ đô La Habana. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Theo ông Castillo, trong những đề xuất lý luận cũng như thực tiễn của quá trình cách mạng Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt nhấn mạnh công tác bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ nền văn hóa và vai trò của Đảng, gìn giữ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, đảm bảo ở mức cao nhất sự tham gia rộng rãi của quần chúng trong mọi mặt của đời sống và đấu tranh chống tham nhũng. Ông Castillo nêu rõ bộ sách hai cuốn mang tên “Vững bước trên con đường Đổi mới” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được dịch sang tiếng Tây Ban Nha là minh chứng cho thấy mức độ đóng góp trong công tác lý luận của đồng chí Nguyễn Phú Trọng với thế giới, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục lan tỏa các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Mỹ Latinh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa tầm nhìn cùng rất nhiều ý tưởng, cũng như thực tiễn chính trị, các giải pháp, góp phần thúc đẩy vai trò của thị trường trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, vai trò của Nhà nước và các ưu tiên phát triển của một quốc gia xã hội chủ nghĩa. Trong những năm gần đây, Việt Nam từ một nước có thu nhập trung bình thấp trở thành một trong 20 nền kinh tế năng động nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng bền vững. Đời sống của người dân và mọi chỉ số xã hội đều được cải thiện. Trong công tác đối ngoại, ông Castillo khẳng định dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đối ngoại Việt Nam đã có một dấu ấn mới, ứng phó linh hoạt với những thách thức hiện tại và tương lai. Với chính sách “ngoại giao cây tre” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, phục vụ bảo vệ hòa bình, hội nhập quốc tế và thúc đẩy phát triển thương mại, trên nguyên tắc độc lập và tự chủ. "Mất mát to lớn" Trong điện chia buồn về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Trưởng Ban Đối ngoại đảng Lao động Bỉ (PTB) Bert De Belder cho biết đất nước Bỉ có thể cảm nhận được sự mất mát to lớn khi mất đi một nhà lãnh đạo đáng kính như đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Tại Bỉ, câu nói của đồng chí Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thật sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội" đã trở nên phổ biến, và cuốn sách ''Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam'' được xuất bản bằng tiếng Pháp và tiếng Hà Lan./. Ngọc Thúy-Nguyễn Trường-Diệu Hương-Hương Giang Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(Chinhphu.vn) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.    Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân uỷ Trung ương, sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944; quê quán: xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Thường trú tại nhà số 5, phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tham gia công tác từ năm 1967; vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19 tháng 12 năm 1967. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá VIII, IX, X, XI, XII, XIII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị khoá VIII; Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, XII; Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá XI, XII, XIII; Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Bí thư Quân uỷ Trung ương; Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương; Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV, XV. Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, y bác sĩ đầu ngành tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 (tức ngày 14 tháng 6 năm Giáp Thìn), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, hưởng thọ 80 tuổi. Gần 60 năm công tác, Đồng chí đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. Đồng chí mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và gia quyến Đồng chí. Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang. BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM Tóm tắt tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944; quê quán: xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Thường trú tại nhà số 5 phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tham gia công tác ngày 05 tháng 12 năm 1967; vào Đảng ngày 19 tháng 12 năm 1967. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Tháng 12/1967: Đồng chí làm cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản); ngày 19 tháng 12 năm 1967, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 8/1968 - Tháng 8/1973: Đồng chí là cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản; đi thực tế ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội); làm Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản. Tháng 9/1973 - Tháng 4/1976: Đồng chí làm nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế - Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Tháng 5/1976 - Tháng 8/1980: Đồng chí làm cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư Chi bộ. Tháng 9/1980 - Tháng 8/1981: Đồng chí học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Tháng 9/1981 - Tháng 7/1983: Đồng chí là thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa học lịch sử (chuyên ngành Xây dựng Đảng) ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng 8/1983 - Tháng 8/1987: Đồng chí làm Phó Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản. Tháng 9/1987 - Tháng 02/1989: Đồng chí làm Trưởng Ban Xây dựng Đảng; Phó Bí thư Đảng uỷ (từ tháng 7/1985 - tháng 12/1988), Bí thư Đảng uỷ cơ quan Tạp chí Cộng sản (tháng 12/1988 - tháng 12/1991). Tháng 3/1989 - Tháng 4/1990: Đồng chí làm Uỷ viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản. Tháng 5/1990 - Tháng 7/1991: Đồng chí làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Tháng 8/1991 - Tháng 8/1996: Đồng chí làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng (tháng 01/1994), Đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng chí là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII. Tháng 8/1996 - Tháng 02/1998: Đồng chí làm Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội. Tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (tháng 12/1997), Đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị. Đồng chí là Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá VIII, IX, X, XI, XII, XIII. Tháng 02/1998 - Tháng 01/2000: Đồng chí phụ trách công tác Tư tưởng - Văn hoá và Khoa giáo của Đảng. Tháng 3/1998 - Tháng 11/2006: Đồng chí làm Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (tháng 11/2001 - tháng 8/2006). Tháng 8/1999 - Tháng 4/2001: Đồng chí Tham gia Thường trực Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 01/2000 - Tháng 6/2006: Đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội các khoá XII, XIII, XIV. Tháng 5/2002 - đến nay: Đồng chí là Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV, XV. Tháng 6/2006 - Tháng 7/2011: Đồng chí làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, XII, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Tháng 01/2011 - đến nay: Đồng chí là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá XI, XII, XIII, Bí thư Quân uỷ Trung ương. Tháng 02/2013 - đến nay: Đồng chí làm Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tháng 8/2016 - đến nay: Đồng chí tham gia Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020 và 2020 - 2025. Tháng 10/2018 - 4/2021: Đồng chí làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Tháng 4/2021 - đến nay: Đồng chí là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Do có nhiều công lao to lớn và đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế: "Huân chương Vàng quốc gia" của Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, "Huân chương Hữu nghị" của Đảng và Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, "Giải thưởng Lênin" giải thưởng cao quý nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga; "Huân chương José Marti" của Đảng, Nhà nước Cộng hoà Cu Ba và nhiều danh hiệu cao quý khác. DANH SÁCH BAN LỄ TANG đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 1. Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang. 2. Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Đồng chí Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. 5. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 6. Đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. 7. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. 8. Đồng chí Phan Đình Trạc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương. 9. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. 10. Đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao. 11. Đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 12. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. 13. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội. 14. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương. 16. Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. 17. Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 18. Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 19. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. 20. Đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an. 21. Đồng chí Lê Minh Trí, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 22. Đồng chí Trần Văn Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. 23. Đồng chí Lê Khánh Hải, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. 24. Đồng chí Bùi Văn Cường, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. 25. Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. 26. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 27. Đồng chí Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 28. Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam. 29. Đồng chí Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. 30. Đồng chí Phạm Tất Thắng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương. 31. Đồng chí Hà Thị Nga, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 32. Đồng chí Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. 33. Đồng chí Bùi Quang Huy, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 34. Đồng chí Đào Đức Toàn, Trợ lý Tổng Bí thư, Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư. 35. Đồng chí Thượng tướng Bế Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. DANH SÁCH BAN TỔ CHỨC LỄ TANG Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Ban Tổ chức Lễ tang gồm 27 người, do đồng chí Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng Ban. 1. Đồng chí Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban. 2. Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Ban. 3. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Phó Ban. 4. Đồng chí Hoàng Đăng Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. 5. Đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương. 6. Đồng chí Võ Văn Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương. 7. Đồng chí Lại Xuân Môn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương. 8. Đồng chí Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Trung ương Đảng. 9. Đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương. 10. Đồng chí Lê Khánh Hải, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. 11. Đồng chí Trần Văn Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. 12. Đồng chí Bùi Văn Cường, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. 13. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. 14. Đồng chí Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế. 15. Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. 16. Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Đồng chí Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. 18. Đồng chí Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7. 19. Đồng chí Nguyễn Minh Vũ, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao. 20. Đồng chí Nguyễn Thị Hoàng Vân, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Đối ngoại Trung ương. 21. Đồng chí Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an. 22. Đồng chí Trần Huy Dụng, Phó Trưởng Ban điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương. 23. Đồng chí Nguyễn Huy Đông, Thư ký đồng chí Tổng Bí thư. 24. Đồng chí Trung tướng Trần Hải Quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an. 25. Đồng chí Nguyễn Văn Thẩm, Cục trưởng Cục Quản trị A, Văn phòng Trung ương Đảng. 26. Đồng chí Lê Trung Kiên, Bí thư Huyện ủy Đông Anh, thành phố Hà Nội. 27. Đồng chí Nguyễn Trọng Trường, Đại diện gia đình. Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  Linh cữu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 07 giờ 00 phút đến 22 giờ 00 phút ngày 25 tháng 7 năm 2024 và từ 07 giờ 00 phút đến 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024. Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ 00 phút cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong hai ngày Quốc tang (25/7/2024 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng. Nguồn: https://baochinhphu.vn/

Bồi dưỡng “Kỹ năng giao tiếp và xây dựng văn hóa công sở”

BTĐKT - Từ ngày 16 - 17/7, tại huyện Ba Vì, TP Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng “Kỹ năng giao tiếp và xây dựng văn hóa công sở” năm 2024 cho công chức, viên chức của Ban. Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương dự và chỉ đạo lớp tập huấn. Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương khai mạc lớp tập huấn Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa công sở trong môi trường đa văn hóa, đồng thời đề nghị các học viên cần tập trung học tập với tinh thần nghiêm túc, nắm bắt những kiến thức cần thiết để hoàn thiện, nâng cao kỹ năng giao tiếp và xây dựng văn hóa công sở. Phó Trưởng ban đề nghị, hằng năm Phòng Tổ chức Cán bộ chủ trì, lựa chọn các nội dung cần thiết để triển khai đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ  công chức, viên chức của Ban, đặc biệt quan tâm tới nội dung xây dựng văn hóa công sở. PGS. TS. NGƯT Nguyễn Văn Hậu, Chánh Văn phòng Học viện Hành chính Quốc gia trao đổi tại lớp tập huấn Tại lớp tập huấn, PGS. TS. NGƯT Nguyễn Văn Hậu, Chánh Văn phòng Học viện Hành chính Quốc gia đã trao đổi về các nội dung: Giao tiếp, văn hóa công vụ và xây dựng hình ảnh tổ chức; kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong môi trường đa văn hóa. Các đại biểu và học viên tham gia lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm Nguyệt Hà

Phát động Chương trình "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, năm 2024"

BTĐKT - Chiều 16/7, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia, App thiện nguyện MB tổ chức phát động Chương trình "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, năm 2024", với chủ đề "Thắp sáng tương lai". Ban Tổ chức chương trình tiếp nhận ủng hộ từ các tổ chức, doanh nghiệp (ảnh: Nguyên Hải) Cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971 đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân; nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo, bị dị dạng, dị tật, thiểu năng trí tuệ. Di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ tư, gây biết bao thảm cảnh cho các thế hệ người Việt Nam. Mặc dù được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm, ban hành các chính sách hỗ trợ, nhưng hầu hết nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam vẫn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Do vậy, rất cần sự sẻ chia, giúp đỡ từ cộng đồng, để nạn nhân có cơ hội được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, cải thiện cuộc sống, vượt khó vươn lên hòa nhập cộng đồng. Chương trình "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam" được phát động nhằm vận động đồng bào, chiến sĩ cả nước chung tay, góp sức ủng hộ để hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh, học nghề, xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam nghèo, khó khăn trên cả nước. Năm 2023, chương trình đã thu được tổng số hơn 2 tỷ 141 triệu đồng, cùng với số tiền chưa phân bổ năm 2022 chuyển sang, tổng cộng được hơn 2 tỷ 241 triệu đồng. Năm 2023 đã phân bổ hơn 1 tỷ 638 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ xây mới 14 nhà với tổng số tiền 930 triệu đồng; thăm, tặng quà trực tiếp cho gần 600 nạn nhân ở 22 tỉnh, thành phố với tổng số tiền 568,5 triệu đồng; hỗ trợ nuôi dưỡng nạn nhân tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Trung ương Hội hơn 140 triệu đồng. Năm 2024, chương trình được triển khai với thông điệp "Thắp sáng tương lai", qua  hình thức: Quét mã QR/chuyển khoản ủng hộ đến số TK 1961 tại Ngân hàng TMCP Quân đội MB, chủ tài khoản Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, xem báo cáo minh bạch và đồng hành tại ứng dụng hoặc website:https://thiennguyen.app/user/quydacamtrunguong1. Ngoài ra, có thể tham gia ủng hộ chương trình qua hình thức quét mã QR ủng hộ qua Ví điện tử VTC, thông tin ủng hộ được báo cáo minh bạch tại website của chương trình: https://1400.vn/xoadiunoidaudacam. Phát biểu tại lễ phát động, Trung tướng Nguyễn Hữu Chính, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết: Chương trình đặt mục tiêu vận động được trên 2 tỷ đồng. Số tiền vận động được sẽ chi hỗ trợ khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; hỗ trợ vốn sản xuất, xây mới, sửa nhà, hỗ trợ gia đình nạn nhân da cam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Phương Thanh

Trang