Tổng cục Hải quan tích cực nâng cao hiệu quả công tác thu cuối năm
BTĐKT - Nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu đạt 375.000 tỷ đồng dự toán được giao, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành tích cực nâng cao hiệu quả công tác thu trong những tháng cuối năm. Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, kinh tế trong nước đã có những dấu hiệu tích cực, xuất khẩu sau thời gian bị kìm hãm đã phục hồi khi nhu cầu thị trường thế giới tăng trở lại. Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành tích cực nâng cao hiệu quả công tác thu trong những tháng cuối năm Việc thu hút đầu tư từ nước ngoài cũng tăng mạnh đã dẫn tới tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2024 tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu chịu thuế tăng 7,1% và ở chiều nhập khẩu tăng tới 16,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tiền để tăng thu cho ngân sách Nhà nước (NSNN). Ngoài ra, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thủ tục hành chính, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Thường xuyên đánh giá tình hình thu NSNN, rà soát nắm vững nguồn thu, nhất là các nguồn thu chính của đơn vị, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời, phấn đấu đạt số thu cao nhất trong thực hiện dự toán thu cả năm 2024. Song song với việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu NSNN, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị tăng cường thu thập thông tin, xác định dấu hiệu rủi ro để có biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát. Tích cực đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm, thanh tra chuyên ngành; đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; tập trung kiểm tra về số lượng, trị giá, mã số, xuất xứ... kiên quyết không để tình trạng thất thu xảy ra trên địa bàn. Ngoài ra, rà soát thực hiện kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế tại khâu thông quan, khâu sau thông quan để phát hiện và xử lý các trường hợp khai sai mã số, khai ngụy trang tên hàng hoặc khai tên hàng không rõ ràng, đầy đủ để được áp dụng mức thuế thấp hoặc được hưởng các mức thuế ưu đãi đặc biệt. Thực hiện kiểm tra, tham vấn trị giá trong khi làm thủ tục hải quan, kiểm tra trị giá sau thông quan đối với những mặt hàng và doanh nghiệp có rủi ro khai báo sai về trị giá, nhằm xác định đúng trị giá hải quan, trị giá tính thuế, áp dụng các biện pháp kiểm tra, xác minh về tính chính xác, trung thực của thông tin xác định trị giá hải quan do doanh nghiệp xuất trình để phòng ngừa và phát hiện các trường hợp có gian lận giá, từ đó có biện pháp xử lý theo quy định. Rà soát, thực hiện phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, tổ chức thực hiện thu hồi và xử lý nợ thuế đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu hồi nợ được giao đến ngày 31/12/2024 thấp hơn thời điểm ngày 31/12/2023. Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, rà soát, xử lý đúng đối tượng miễn thuế, không chịu thuế quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các luật thuế khác, thực hiện đúng thủ tục miễn thuế theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát sinh vướng mắc trong thực hiện thủ tục miễn thuế liên quan đến các bộ quản lý chuyên ngành (như xác định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được để thực hiện thủ tục miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất theo quy định của Bộ Kế hoạch và đầu tư; hàng hóa xuất nhập khẩu để bảo vệ môi trường theo danh mục, tiêu chí quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường...), kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính có văn bản trao đổi đảm bảo xử lý miễn thuế đúng quy định, đúng thẩm quyền. Kiểm tra chặt chẽ công tác hoàn thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa, tổ chức thực hiện hoàn thuế nhập khẩu, xử lý tiền thuế nộp thừa đúng quy định về thuế xuất nhập khẩu, pháp luật về quản lý thuế, thực hiện các giải pháp chống gian lận trong công tác hoàn thuế; phối hợp với cơ quan Thuế nội địa và các lực lượng khác trong đấu tranh ngăn chặn gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, đúng chính sách quy định. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát số thuế phải hoàn của năm 2024, thực hiện hoàn thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa đúng đối tượng quy định, chậm nhất trong tháng 12/2024. Trong đó, tập trung vào các đối tượng cụ thể như: hoàn thuế của các trường hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP; hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Trường hợp chưa đủ cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu đã được đưa vào sản xuất sản phẩm và thực xuất khẩu thì thực hiện thu hồi số tiền hoàn thuế đã hoàn theo quy định; xử lý tiền thuế nộp thừa đối với các trường hợp nộp bổ sung C/O. Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, các đơn vị cần tăng cường kiểm tra, rà soát các trường hợp đã được áp dụng miễn trừ thuế nhập khẩu bổ sung theo quyết định của Bộ Công thương (thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp), trường hợp lượng hàng hóa đã thực hiện miễn trừ vượt quá lượng hàng hóa trên quyết định của Bộ Công thương hoặc hàng hóa nhập khẩu không đưa vào sản xuất thì thông báo cho tổ chức, cá nhân đã được áp dụng biện pháp miễn trừ biết, ấn định thuế đối với hàng hóa không đáp ứng quy định được phép miễn trừ theo mức thuế nhập khẩu bổ sung tại quyết định chính thức của Bộ Công thương và thực hiện tiếp các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật về quản lý thuế. La GiangKinh tế
Hải quan Việt Nam – Hàn Quốc ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên
BTĐKT - Chiều ngày 24/12, tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ cùng ông Ko Kwang Hyo, Cao ủy Hải quan Hàn Quốc ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên (AEO MRA). Lễ ký kết Sau khi Thỏa thuận AEO MRA được ký kết và áp dụng, các bên sẽ sớm hoàn thành các thủ tục trong nước cần thiết và là cơ sở pháp lý để triển khai chương trình AEO MRA. Theo Hải quan Việt Nam, việc ký Thỏa thuận AEO MRA là một xu thế và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp (DN) và giúp cho công tác quản lý hải quan thuận lợi hơn. Mục đích lớn nhất của việc ký Thỏa thuận AEO MRA là mang lại lợi ích lâu dài cho DN. Các DN AEO của Việt Nam ngoài việc được hưởng các chế độ ưu tiên theo quy định của pháp luật Việt Nam còn được hưởng các ưu tiên quy định trong Thỏa thuận AEO MRA với nước có ký kết. Đây là một lợi ích lớn và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, vừa nâng cao vị thế của Hải quan Việt Nam đồng thời cũng thu hút được nhiều DN trong nước tham gia vào chương trình DN AEO, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của cộng đồng DN. Ngoài ra, Thỏa thuận AEO MRA giúp triển khai có hiệu quả các quy định trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) và Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong khi đó, Hàn Quốc cũng đặt Việt Nam là đối tác trọng điểm trong chính sách hướng nam của mình. Trong khuôn khổ hợp tác thương mại hai nước, việc ký Thỏa thuận AEO MRA giữa hai cơ quan Hải quan có thẩm quyền quản lý chương trình DN AEO cho thấy sự tin cậy chính trị giữa hai quốc gia luôn duy trì bền vững và ngày càng được củng cố. Thỏa thuận này góp phần mở rộng lĩnh vực hợp tác, hình thành cơ chế hợp tác dài hạn, thực chất theo chiều sâu trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Qua thăm dò ý kiến của các DN AEO về lựa chọn đối tác đàm phán công nhận lẫn nhau, thì đối tác được lựa chọn chủ yếu là Hoa Kỳ (35%), Nhật Bản (33%), và các đối tác khác như Hàn Quốc, khối ASEAN, Trung Quốc. Hải quan Việt Nam và Hải quan Hàn Quốc cùng đánh giá, trong ngắn hạn Thỏa thuận AEO MRA có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho các DN AEO của Hàn Quốc XK vào thị trường Việt Nam và các DN AEO của Việt Nam có nguồn vốn FDI Hàn Quốc. Tuy nhiên trong dài hạn, với mục tiêu tiếp tục phát triển chương trình AEO của Việt Nam thì lợi ích chung sẽ được cân bằng. Bảo HânLiên kết doanh nghiệp - nông dân để phát triển nông thôn bền vững
BTĐKT - Ngày 18/12, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024. Nhân dịp này, Tổng hội đã tuyên dương và giới thiệu các tập thể, cá nhân tiêu biểu vì sự nghiệp phát triển nông thôn bền vững năm 2024. Diễn đàn Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024 Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đánh giá doanh nghiệp đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi giá trị ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này vẫn còn khá khiêm tốn do cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không đủ mạnh, cách huy động, kêu gọi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chưa thật sự tốt nên vẫn chưa có sức hấp dẫn, cuốn hút doanh nghiệp. Sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà nông còn chưa thật sự tốt, người nông dân vẫn bị động từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Diễn đàn được tổ chức với mong muốn tạo ra một nơi để các doanh nghiệp ngành nông nghiệp hoặc các doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực nông thôn có nhiều cơ hội đối thoại, giao lưu và thông qua truyền thông để truyền tải những thông điệp, đề xuất, kiến nghị, hiến kế… đến các cơ quan chức năng để kịp thời điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn hiện nay, cùng nhau chung tay xây dựng một nền nông nghiệp phát triển xanh, bền vững. Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bước vào năm 2024 với những thuận lợi và thách thức đan xen, trong đó có yếu tố thiên tai. Đặc biệt, bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành. Tuy nhiên, toàn ngành đã thống nhất tư duy kinh tế nông nghiệp, tăng cường hội nhập quốc tế, linh hoạt trong chỉ đạo, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn. Nhờ đó, ngành Nông nghiệp năm 2024 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao và phát triển toàn diện. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm trước, trong khi thặng dư thương mại đạt kỷ lục 18,6 tỷ USD, tăng 53,1%. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhìn nhận, để nông nghiệp Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ, cần thay đổi tư duy từ sản xuất đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào giá trị gia tăng, sản xuất theo chuỗi giá trị và phát triển mô hình nông nghiệp tuần hoàn, bền vững. Với sự đồng hành của doanh nghiệp và sự kiên trì, chịu khó của nông dân, Việt Nam sẽ không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu nội địa mà còn vươn xa trên thị trường quốc tế, mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành Nông nghiệp. Nhân dịp này, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tuyên dương và giới thiệu các tập thể, cá nhân tiêu biểu vì sự nghiệp phát triển nông thôn bền vững năm 2024. Tiêu biểu trong số đó là: Tập đoàn Thành Thành Công quản lý và vận hành nhiều nhà máy đường trải dài khắp các vùng nguyên liệu trọng điểm, hợp tác chặt chẽ với hàng chục nghìn hộ nông dân, tạo ra sản phẩm đường chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế, cùng nhau xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Tập đoàn Thủy sản Minh Phú với 2 mô hình tiên tiến “Lúa thơm - Tôm sạch” và “Tôm rừng mangrove-carbon zero”, kết hợp giữa trồng lúa và nuôi tôm, không sử dụng hóa chất và phân bón, tận dụng tối đa lợi thế sinh thái, giúp tăng giá trị sản phẩm, giảm chi phí và mở ra cơ hội xuất khẩu lớn. Tập đoàn De Heus, với hơn 110 năm kinh nghiệm toàn cầu và 16 năm hoạt động tại Việt Nam, đã mang đến những giải pháp dinh dưỡng chất lượng cao cho gia súc, gia cầm và thủy sản, đồng thời cải thiện đời sống nông dân, bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng. Bảo hiểm Agribank (ABIC) từ khi thành lập năm 2006 đến nay đã triển khai hơn 100 sản phẩm bảo hiểm cho khu vực nông thôn với doanh thu hàng năm hơn 2.000 tỷ đồng, phục vụ 3 triệu hộ nông dân… Phương ThanhNgành Hải quan nỗ lực hàng ngày, hàng giờ trong chuyển đổi số, hiện đại hóa hải quan
BTĐKT - Hiện đại hóa hải quan và sự phát triển của công nghệ số trong ngành Hải quan đang đòi hỏi rất khẩn trương để đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan trong tình hình mới. Trên thế giới, năm 2018, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đưa ra mô hình phát triển Hải quan số gồm 6 giai đoạn (Giai đoạn 1: Khởi động Hải quan điện tử; giai đoạn 2: Hải quan điện tử sơ khai; giai đoạn 3: Hải quan điện tử chuyên sâu đối với từng lĩnh vực; giai đoạn 4: Hải quan điện tử tích hợp; giai đoạn 5: Hải quan điện tử tiên tiến; giai đoạn 6: Hải quan số). Ngành Hải quan nỗ lực hàng ngày, hàng giờ trong chuyển đổi số, hiện đại hóa hải quan Hiện nay, Hải quan các nước đều tập trung xây dựng cơ quan Hải quan số với trọng tâm là tiếp tục số hóa và ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong nước, Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; coi đây là động lực rất quan trọng trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng đã nhấn mạnh ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước; Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch hành động, Chỉ thị về vấn đề chuyển đổi số. Bộ Tài chính cũng ban hành nhiều Nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động về vấn đề quan trọng này như: Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 9/3/2018 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính; Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1874/QĐ-BTC ngày 27/11/2020... Đối với ngành Hải quan, ngày 4/5/2022 Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đề ra nhiều mục tiêu, giải pháp và những lợi ích của chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp, người dân, cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan (các nội dung đã được Tạp chí Hải quan phản ánh đậm nét, xuyên suốt trong thời gian qua). Theo Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (CNTT) và Thống kê (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành, năm 2025, Tổng cục Hải quan thực hiện tinh gọn bộ máy tổ chức và triển khai cơ cấu tổ chức hải quan mới. Theo đó, ngành Hải quan cần triển khai các nội dung CNTT đáp ứng yêu cầu cơ cấu tổ chức hải quan mới. Cụ thể, đối với hạ tầng mạng, an ninh an toàn, quy hoạch lại hạ tầng mạng WAN để phù hợp với mô hình tổ chức mới, đồng thời phù hợp với quy hoạch chung của hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính. Thiết lập hệ thống tài khoản AD, sắp xếp hệ thống máy chủ AD phù hợp với mô hình Hải quan mới và quy hoạch hạ tầng mạng WAN. Chuyển đổi, cấu hình lại hệ thống máy trạm và thông tin người dùng hiện có sang hệ thống AD mới. Cấu hình lại các hòm thư điện tử cho cán bộ, công chức hải quan các cấp theo mô hình tổ chức mới Đối với hệ thống phần mềm nghiệp vụ, ghi nhận hiện trạng hệ thống trước và sau khi chuyển đổi (ví dụ kiểm tra bảng cân đối tài khoản kế toán,...); cấp mã các đơn vị theo cơ cấu tổ chức mới. Thiết lập hệ thống tài khoản người sử dụng hải quan theo cơ cấu tổ chức mới… Đặc biệt, về xây dựng hệ thống CNTT thực hiện hải quan số, tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan đề nghị Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam thay thế Hệ thống VNACCS/VCIS và xây dựng hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số. Tiếp tục triển khai các nội dung xây dựng hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số, bao gồm hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, yêu cầu kỹ thuật, thực hiện các thủ tục đầu tư ứng dụng CNTT... Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chuyển đổi số thông qua tiếp tục phối hợp với C06 (Bộ Công an) trong việc triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống CNTT của Tổng cục Hải quan và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Đề án 06); tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ tích hợp dịch vụ công trực tuyến Cổng thông tin một cửa quốc gia và Cổng Dịch vụ công quốc gia (trên cơ sở kế hoạch ban hành)… Những năm qua, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước về hải quan. Đến nay, đã hoàn thành mục tiêu 5E (E-Declaration; E-payment; E-C/O; E-Permit và E-Manifest) về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước về hải quan, xây dựng được một hệ thống CNTT tập trung cấp Tổng cục phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan, hoạt động ổn định, thông suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan. Với những kết quả đạt được, năm 2019, Tổng cục Hải quan đã được Hội Truyền thông số Việt Nam trao Giải thưởng Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc năm 2019. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống CNTT của Tổng cục Hải quan vẫn còn những tồn tại, hạn chế do đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ lâu, như hệ thống cốt lõi là VNACCS/VCIS được đưa vào sử dụng từ năm 2014. Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm, có nhiều chỉ đạo sâu sát, mạnh mẽ đối với công tác chuyển đổi số và xây dựng hệ thống CNTT thực hiện hải quan số. Tại Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 (theo Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ) đưa ra mục tiêu “Xây dựng Hệ thống CNTT hải quan tập trung, tích hợp thông minh đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống, với nền tảng số, phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuẩn mực quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu khoa học, công nghệ của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”. Ngày 17/4/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công văn số 245/TTg-KTTH về việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan, trong đó yêu cầu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan “nâng cấp hệ thống CNTT theo hướng số hóa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tiến tới phi giấy tờ trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, dần tiến đến chấm dứt việc yêu cầu người khai hải quan phải nộp chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan”. Thế giới đang ở kỷ nguyên số với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt sự phát triển chưa từng có của công nghệ số. Theo đó, chuyển đổi số đã trở thành một xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Hải quan Việt Nam cũng không nằm ngoài sự vận động chung đó. Việc chuyển đổi số trong ngành Hải quan là một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức, phương pháp làm việc của cơ quan Hải quan trong bối cảnh mới. Nhận thức được tầm quan trọng như vậy, thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã dành nguồn lực và sự quan tâm để triển khai công tác chuyển đổi số, trong đó việc xây dựng hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số. La GiangHải quan: Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024 đạt 69,19 tỷ USD
BTĐKT - Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10/2024 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35 tỷ USD) so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 35,59 tỷ USD, tăng 4,4% (tương ứng tăng 1,51 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 33,60 tỷ USD, tăng 5,8% (tương ứng tăng 1,84 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10/2024 thặng dư 1,99 tỷ USD. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10/2024 đạt 69,19 tỷ USD Lũy kế 10 tháng của năm 2024 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% (tương ứng tăng 88,57 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 335,59 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 43,54 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 312,28 tỷ USD, tăng 16,8% (tương ứng tăng 45,03 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng của năm 2024 thặng dư 23,31 tỷ USD, thấp hơn 6% so với con số thặng dư 24,8 tỷ USD của cùng kỳ năm trước. Trong tháng 10/2024 (từ ngày 15/9 đến 14/10) toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.775 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 2.529 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 3 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 13 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 223,1 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng của năm 2024 (từ ngày 16/12/2023 đến 14/10/2024), ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 14.724 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 26.286 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 24 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 141 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 745,68 tỷ đồng. Trong tháng 10/2024 (từ ngày 16/9 đến 15/10), ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, phát hiện, bắt giữ: 15 vụ/16 đối tượng, trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 11 vụ. Tang vật thu được gồm 85,82 kg ma túy các loại: 11,24 kg cần sa; 14,37 kg heroin; 9,83 gram cocain; 4,86kg ketamine; 55,34 kg và 3.200 viên ma túy tổng hợp; 2,31 gram ma túy loại khác; 2.000 gói nước vui; 20 túi ma túy loại methamphetamine. Lũy kế 10 tháng của năm 2024 (từ ngày 15/12/2023 đến 15/10/2024), ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ: 260 vụ/312 đối tượng, trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 98 vụ. Tang vật thu được gồm khoảng: 1,73 tấn ma túy các loại: 160 gram thuốc phiện; 248,61 kg cần sa; 87,76 kg heroin; 467,99 gram cocain; 147,92 kg và 900 viên ketamine; 861 kg và 3.206 viên ma túy tổng hợp; 381,9 kg ma túy khác; 50,5 ml ma túy khác dạng lỏng; 220 viên ma túy loại khác; 2.000 gói nước vui và 20 túi ma túy loại methamphetamine. Nguyễn HàHỗ trợ sản phẩm OCOP xuất khẩu, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
BTĐKT - Chiều 25/10, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) tổ chức buổi giới thiệu thông tin Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (OCOPEX). Ban Tổ chức giới thiệu thông tin về triển lãm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem là giải pháp để giải quyết bài toán nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở các địa phương, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân theo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm OCOP có lợi thế của quốc gia vào mạng lưới phân phối nước ngoài, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, chủ động hội nhập kinh tế thế giới, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp cùng các bên liên quan tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (OCOPEX). Triển lãm diễn ra từ ngày 31/10 - 4/11/2024 tại Quảng trường Grand World, Khu Venice thuộc Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, Hưng Yên, với quy mô 250 gian hàng, dành cho hơn 150 doanh nghiệp có sản phẩm OCOP từ 3 sao, 4 sao, 5 sao, trưng bày và quảng bá sản phẩm theo hai chủ đề: Vùng miền; lĩnh vực, sản phẩm. Trong khuôn khổ triển lãm sẽ diễn ra Tọa đàm "Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài"; giới thiệu phiên bản thí điểm "Sàn giao dịch thương mại nông sản" để lấy ý kiến góp ý của các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương; chương trình kết nối doanh nghiệp OCOP với các nhà phân phối lớn tại Việt Nam. Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết: Việc tham gia Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2024 sẽ mở ra cơ hội cho các chủ thể OCOP tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài, các cơ quan đại diện và các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, việc gặp gỡ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại triển lãm sẽ hỗ trợ các chủ thể OCOP trong việc đổi mới tư duy sản xuất và tổ chức sản xuất theo hướng bài bản, bền vững. Qua triển lãm, các cơ quan đại diện nước ngoài và tổ chức xúc tiến thương mại sẽ có cơ hội tiếp cận thông tin về thị trường và các sản phẩm tiêu chuẩn OCOP của các địa phương. Doanh nghiệp xuất khẩu, nhà phân phối trong nước và nhà phân phối nước ngoài tại Việt Nam sẽ có cơ hội gặp gỡ các chủ thể OCOP uy tín, mở rộng và đa dạng hóa nguồn hàng thu mua. Đây cũng là dịp để các nhà nhập khẩu khám phá những sản phẩm OCOP mới và tiềm năng của Việt Nam, từ đó tạo cơ hội trao đổi thông tin và kết nối cung cầu hàng hóa, đưa các sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế. Các địa phương sẽ được quảng bá sản phẩm OCOP của mình và tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đồng thời, triển lãm hỗ trợ thiết thực và trực tiếp nhất cho các doanh nghiệp và ngành hàng của địa phương, mở ra các cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Phương ThanhNâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin kinh tế, doanh nghiệp trên báo chí
BTĐKT - Sáng 24/10/2024, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc” lần thứ hai - năm 2024 với chủ đề "Nâng cao chất lượng thông tin về kinh tế và doanh nghiệp trên báo chí". Diễn đàn "Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc” lần thứ hai - năm 2024 Dự diễn đàn, có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhận định: Để hỗ trợ, động viên đội ngũ doanh nhân vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy vai trò nòng cốt, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, VCCI nhận thấy ngay lúc này cần khơi dậy mạnh mẽ khí thế, tinh thần kinh doanh trong xã hội và trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, thổi bùng lên khát vọng đưa nước ta bước sang “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, nắm bắt các cơ hội lịch sử đang mở ra để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Vì vậy, vai trò của báo chí, truyền thông trong việc truyền cảm hứng, khơi dậy khí thế kinh doanh là vô cùng quan trọng. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền báo chí về kinh tế, doanh nghiệp, doanh nhân, đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, ý nghĩa lớn với cả hai phía doanh nghiệp và báo chí khi đóng góp quan trọng vào việc thuận lợi hóa môi trường kinh doanh cũng như xây dựng một nền báo chí hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh chia sẻ, báo chí đã và đang là cầu nối hiệu quả, kịp thời giữa doanh nghiệp và Nhà nước. Qua việc phản ánh thông tin trên báo chí, các cơ quan chức năng của Nhà nước có thêm kênh thông tin để có thể lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp một cách kịp thời, toàn diện hơn. Không chỉ là kênh tuyên truyền chính sách mới của Nhà nước, báo chí còn có vai trò ghi nhận thông tin doanh nghiệp và ngược trở lại trở thành tiếng nói độc lập giúp doanh nghiệp phản hồi chính sách, nói lên nguyện vọng của thực tế nền kinh tế… Vì thế, báo chí đã và đang là một kênh thông tin hữu hiệu cho nền kinh tế để giúp các chính sách của Nhà nước theo kịp thời diễn biến nền kinh tế, ngày một hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, với những mối quan hệ biện chứng đa chiều trên, kết nối giữa báo chí và doanh nghiệp là vừa mối quan hệ phản biện, vừa tương hỗ, gắn bó không thể tách rời. Tại diễn đàn, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ các vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin kinh tế, doanh nghiệp trên báo chí để thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu đã bấm nút khai trương giao diện mới cho Trang thông tin điện tử của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và trao giải Chương trình bình chọn các tác phẩm báo chí viết về doanh nhân, doanh nghiệp và phát triển môi trường kinh doanh bền vững. Phương ThanhPenta Security Vina mong muốn chuyển giao công nghệ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin tại Việt Nam
BTĐKT - Ngày 22/10, Công ty TNHH Penta Security Vina chính thức khai trương tại Hà Nội. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực an ninh mạng, công ty mong muốn hợp tác, chuyển giao công nghệ với các đối tác nhằm tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong chuyển đổi số tại Việt Nam. Đại diện Trung tâm Thông tin, Bộ Nội vụ nước CHXHCN Việt Nam trao đổi với đại diện Công ty TNHH Penta Security Vina về các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin do công ty cung cấp Được thành lập vào năm 1997 tại Hàn Quốc, Penta Security là nhà cung cấp an ninh mạng hàng đầu ở châu Á, được Frost & Sullivan công nhận và là công ty dẫn đầu thị phần APAC về tường lửa ứng dụng web. Trong hơn hai thập kỷ, hãng đã được biết đến với ba giải pháp bảo mật chính: Tường lửa ứng dụng web, mã hóa dữ liệu và xác thực. Các giải pháp này sau đó được áp dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, bao gồm bảo mật doanh nghiệp, IoT và bảo mật ô tô, cũng như các giải pháp chia sẻ dữ liệu dựa trên blockchain như ví điện tử. Với hơn 230 nhân viên, 60% nguồn lực của Penta Security làm việc trong lĩnh vực R&D, đóng góp vào 86 bằng sáng chế đã đăng ký, 58 chứng nhận trong nước và quốc tế, cũng như gần 39 giải thưởng trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin. Ông Jang Il Koo, Giám đốc đại diện Công ty TNHH Penta Security Vina phát biểu tại lễ khai trương Ông Jang Il Koo, Giám đốc đại diện Công ty TNHH Penta Security Vina cho biết: Hiện nay thế giới đang gia tăng chuyển đổi số. Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, các công nghệ như internet vạn vật (IoT), thực tế ảo, dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây (cloud computing) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành những xu hướng chính trong chuyển đổi số. Việc áp dụng các công nghệ này vào cuộc sống hàng ngày đang được khuyến khích và đem lại nhiều tiện ích cho con người. Tuy nhiên, việc bảo mật và quản lý dữ liệu cũng là một vấn đề cần được quan tâm để đảm bảo an toàn và sự phát triển bền vững của các công nghệ này. “Xây dựng môi trường an ninh thông tin an toàn trên quy mô toàn cầu là điều không thể đạt được chỉ bằng sức mạnh của một quốc gia hay một công ty. Gần đây, cả thế giới đều nhận ra rằng Việt Nam đang có những bước tiến đáng kinh ngạc nhờ vào nguồn nhân lực phong phú và ý chí vững vàng trong việc phát triển. Do đó Penta Security Hàn Quốc muốn chia sẻ nhiều kinh nghiệm về an ninh thông tin với Việt Nam thông qua việc thành lập Penta Security Vina và hợp tác với Việt Nam - một quốc gia có tiềm năng to lớn, để góp phần xây dựng một thế giới an ninh đáng tin cậy trên toàn cầu.” - ông Jang Il Koo nhấn mạnh. Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Bộ Nội vụ nước CHXHCN Việt Nam phát biểu tại lễ khai trương Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Bộ Nội vụ nước CHXHCN Việt Nam bày tỏ niềm vui mừng khi công ty Penta Security Vina đã chọn Việt Nam là nơi để phát triển, chuyển giao công nghệ phục vụ công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Ông Nguyễn Thanh Bình cho biết: Chính phủ Việt Nam lựa chọn kinh tế số là mũi nhọn trong phát triển kinh tế từ nay đến năm 2045. Đây là một định hướng rất quan trọng với Việt Nam, một nước đi sau, lựa chọn chuyển đổi số là con đường bứt phá để phát triển. Trong bối cảnh đó, Penta Security mở văn phòng đại diện tại Việt Nam có nhiều thuận lợi, triển vọng phát triển. Với vị trí, chức năng được giao, Trung tâm Thông tin Bộ Nội vụ hi vọng là cầu nối, là đơn vị đầu tiên hợp tác với công ty triển khai các nội dung liên quan đến an toàn thông tin, bảo mật thông tin trong chuyển đổi số. Đây có thể được xem hình mẫu để công ty mở rộng hợp tác, chuyển giao công nghệ với các bộ, ngành khác và các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Phương ThanhBTĐKT - Mới đây, tại Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh khu vực TP Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Việt Nam Bách nghệ Thực hành đã tổ chức lễ trao quyết định xác lập danh hiệu Chuyên gia Thực hành cho ông Đinh Ngọc Thi, người có những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực đào tạo và huấn luyện chủ doanh nghiệp.
Bà Phạm Thụy Thương Huyền - Tổng thư ký Viện đọc quyết định xác lập chuyên gia thực hành cho ông Đinh Ngọc Thi
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực huấn luyện chủ doanh nghiệp tại Việt Nam, ông Đinh Ngọc Thi đã chứng minh vai trò tiên phong trong việc ứng dụng các giải pháp thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và xã hội. Những sáng kiến và giải pháp của ông đã giúp nhiều chủ doanh nghiệp thay đổi cách thức quản lý và điều hành, mang lại hiệu quả cao.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đinh Ngọc Thi chia sẻ: “Danh hiệu Chuyên gia Thực hành là một vinh dự lớn đối với tôi và cũng là sự ghi nhận cho những nỗ lực trong việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Tôi sẽ tiếp tục cống hiến cho cộng đồng chuyên môn và truyền đạt kinh nghiệm cho các thế hệ tiếp theo”.
Bà Phạm Thụy Thương Huyền - Tổng Thư ký Viện và ông Nguyễn Đức Điệp - Phó Viện trưởng trao quyết định và chứng nhận xác lập chuyên gia cho ông Đinh Ngọc Thi
Danh hiệu Chuyên gia Thực hành được Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Việt Nam Bách nghệ Thực hành trao cho những cá nhân có đóng góp nổi bật, thông qua quá trình thẩm định nghiêm ngặt. Ông Đinh Ngọc Thi đã vượt qua các tiêu chí khắt khe, bao gồm kinh nghiệm thực tiễn, thành tựu nổi bật, khả năng sáng tạo và kỹ năng lãnh đạo. Quá trình thẩm định không chỉ đánh giá về mặt lý thuyết mà còn chú trọng vào những thành tựu cụ thể và giá trị thực tiễn mà ứng viên mang lại cho cộng đồng và doanh nghiệp.
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, vai trò của các Chuyên gia Thực hành càng trở nên quan trọng. Không chỉ sở hữu kiến thức chuyên sâu, họ còn là những người biến lý thuyết thành hành động, mang lại giá trị thực tế cho cộng đồng và nền kinh tế. Ông Nguyễn Đức Điệp, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Việt Nam Bách nghệ Thực hành, nhấn mạnh: “Xác lập danh hiệu Chuyên gia Thực hành không chỉ tôn vinh những cá nhân xuất sắc mà còn khuyến khích sự phát triển của toàn cộng đồng chuyên môn. Những nỗ lực của ông Đinh Ngọc Thi sẽ góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng thực tiễn vào đời sống”.
PV
BTĐKT - Sáng 17/10, tại Hà Nội, được sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn "Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam".
Diễn đàn góp phần nhận diện xu hướng, thách thức và đưa ra các giải pháp cho Việt Nam thúc đẩy phát triển ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới.
Diễn đàn "Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam".
Tại diễn đàn, ông Nguyễn Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết: Trong bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng thì việc tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo là vấn đề thực sự cấp bách. Nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực thực hiện chiến lược nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng, theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, tích cực chuyển đổi năng lượng, hướng đến tương lai phát triển bền vững, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Việt Nam cũng không ngoại lệ. Là nền kinh tế có độ mở lớn, chịu sự ràng buộc trên nhiều phương diện bởi thị trường quốc tế, Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ từ xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Sự cấp thiết của chuyển dịch sang năng lượng tái tạo không chỉ do những tác động bên ngoài, mà ngay trong nước cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển.
Trong những năm qua, tầm nhìn về một tương lai bền vững và phát triển ngày càng quan trọng trong việc chuyển đổi hệ thống năng lượng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển, chuyển dịch năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Sự phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến đáng kể, nhờ cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước. Việt Nam đã và đang xây dựng một chính sách phát triển năng lượng rõ ràng, dài hạn và có thể dự đoán được là điều kiện tiên quyết cho chuyển dịch năng lượng bền vững. Tuy nhiên, hiện vẫn có những điểm nghẽn pháp lý cần chỉnh sửa trong thời gian tới.
Tại diễn đàn, các nhà quản lý, các chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân đã thảo luận, nhận diện các thách thức như: Tài chính chưa đủ đa dạng và dài hạn để phù hợp với nhu cầu các cơ chế tài chính mới; thủ tục hành chính còn rườm rà; các khoảng trống trong chuỗi cung ứng nội địa trong ngành năng lượng mới, sản xuất năng lượng tái tạo…
Từ đó, các diễn giả đã gợi mở các giải pháp, kiến nghị để thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tại Việt Nam như cần xây dựng cơ chế khuyến khích và mở rộng các sản phẩm tài chính; miễn giảm thuế, trợ giá hoặc tài trợ, miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi thuê đất hoặc các biện pháp khuyến khích dựa trên hiệu suất cho sự phát triển chuỗi cung ứng; đẩy nhanh quá trình thẩm định cho vay từ ngân hàng đối với dự án mới...
Phương Thanh