Xây dựng nông thôn mới

Xã Hoàng Hanh (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) về đích nông thôn mới trước 3 năm

TĐKT - Mặc dù không phải là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011-2015, nhưng xã Hoàng Hanh đã về đích trước thời hạn 3 năm. Hoàng Hanh là xã thứ 10 của huyện Ninh Giang về đích NTM. Xã Hoàng Hanh đón bằng công nhận đạt chuẩn NTM Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Hoàng Hanh mới đạt 5 trong tổng số 19 tiêu chí. Với xuất phát điểm thấp như vậy, nhưng với sự đồng sức đồng lòng của chính quyền và người dân nơi đây, Hoàng Hoanh đã chính thức đạt chuẩn NTM trước 3 năm so với kế hoạch.  Để có được thành công ấy, Hoàng Hanh đã căn cứ vào tình hình thực tế địa phương để có những biện pháp thực hiện cụ thể, do đó các tiêu chí của địa phương đều bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ. Trong 6 năm qua, tổng nguồn vốn xây dựng NTM của Hoàng Hanh đạt gần 62 tỷ đồng. Trong đó nhân dân đóng góp trên 11 tỷ đồng, hiến 144.000 m2 đất để mở rộng đường giao thông; ngân sách xã đầu tư trên 20,6 tỷ đồng, còn lại là sự hỗ trợ của cấp trên. Hiện nay, toàn xã có 18,5 km đường trục xã, đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng được bê-tông hóa và cứng hóa. Hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,8%. Các trường học, trạm y tế cơ bản đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống chính trị vững mạnh, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuệ Minh  

Bình Phước: 11/12 xã được xét công nhận về đích nông thôn mới năm 2017

TĐKT- Vừa qua, Hội đồng thẩm định nông thôn mới (NTM) tỉnh Bình Phước đã quyết định công nhận 11 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn NTM 2017. Thi công đường giao thông nông thôn ở xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước Theo báo cáo của Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh Bình Phước, 11/12 xã đăng ký có đủ điều kiện hoàn thành 19 tiêu chí. Riêng xã Phú Riềng (huyện Phú Riềng) cũng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và hoàn thành tốt chương trình nông thôn mới, nhưng mới đây tại địa phương này đã xảy ra 1 vụ trọng án, do đó chưa hoàn thành về tiêu chí an ninh, trật tự. Để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM, những năm qua, 11 xã trên đã tập trung tuyên truyền về mục tiêu, lộ trình, nội dung, ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Cùng với đó, đẩy mạnh việc phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực trong huy động nguồn lực để xây dựng, nâng cấp, cải tạo nhiều hạng mục công trình, nhằm phục vụ công tác phát triển sản xuất, an sinh xã hội cho nhân dân trên địa bàn và thay đổi diện mạo nông thôn. Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng sức dân, tăng thu nhập cho người dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo, các xã đã tập trung phát triển sản xuất thông qua việc hình thành, xây dựng, nhân rộng, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn… Thu Hoài

Quy định cụ thể về quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng nông thôn mới

TĐKT - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 121/2017/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Kinh phí thực hiện xây dựng nông thôn mới được Bộ Tài chính quy định cụ thể Theo đó, ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí thực hiện Cuộc vận động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho thực hiện Cuộc vận động ở cấp tỉnh, huyện. Đối với kinh phí huy động theo hình thức xã hội hóa và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật (nếu có) thực hiện theo nguyên tắc cấp nào vận động cấp đó quản lý. Về mức chi, chi khen thưởng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP. Chi hoạt động thông tin tuyên truyền theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp. Đối với chi tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo, khảo sát; chi hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết thực hiện Cuộc vận động thì theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC. Chi tổ chức tập huấn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng; chi hỗ trợ cán bộ tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC. Chi công tác học tập kinh nghiệm ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC, chi tạo lập dữ liệu đăng tải các hoạt động trên cổng/trang thông tin điện tử theo Thông tư số 194/2012/TT-BTC, chi điều tra thống kê theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC. Đối với việc chi tiền xăng, xe đi vận động của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư thì khoán 12.000 đồng/km trên cơ sở bảng kê số kilomet thực tế đi vận động được Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư duyệt. Các khoản chi như chi in ấn các ấn phẩm, sách, tranh ảnh, tài liệu tuyên truyền; chi làm phim, xây dựng video...thì tham khảo giá thị trường đối với những công việc tương tự tại địa bàn thực hiện. Trường hợp chi đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, mức thấp nhất là 20.000.000 đồng/năm/xã. Đối với các xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xã thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 582/QĐ-TTg; địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định số 131/QĐ-TTg thì mức thấp nhất là 25.000.000 đồng/năm/xã. Về việc chi hỗ trợ đối với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư thực hiện Cuộc vận động và các phong trào được phát động ở địa phương thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí dự toán ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện hỗ trợ cho khu dân cư. Cụ thể, đối với khu dân cư có quy mô dân số dưới 700 hộ dân, mức thấp nhất là 5.000.000 đồng/năm/khu dân cư. Khu dân cư có quy mô dân số cứ tăng thêm 200 hộ dân thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/năm/khu dân cư. Trường hợp là các khu dân cư của các xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xã thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 582/QĐ-TTg; địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định số 131/QĐ-TTg, ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại Điểm a, b Khoản 11 Điều này thì được bố trí thêm 1.000.000 đồng/năm/khu dân cư. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018. Minh Phương

Sóc Sơn (Hà Nội): Thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới

TĐKT - Ngày 14/12, Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định địa phương đạt chuẩn nông thôn mới của TP Hà Nội đã kiểm tra, đánh giá, chấm điểm xã đạt chuẩn nông thôn mới tại 3 xã: Nam Sơn, Hồng Kỳ, Quang Tiến (huyện Sóc Sơn). Hệ thống kênh mương được đầu tư xây dựng tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn Kết quả, xã Nam Sơn đã đạt 95,85 điểm, xã Hồng Kỳ đạt 97,62 điểm; xã Quang Tiến đạt 97,1 điểm. Đáng chú ý, trong xây dựng nông thôn mới, cả 3 xã: Nam Sơn, Hồng Kỳ và Quang Tiến đều huy động được sức dân rất lớn, trong đó, xã Nam Sơn huy động được hơn 60 tỷ đồng, xã Hồng Kỳ hơn 35 tỷ đồng và Quang Tiến huy động hơn 131 tỷ đồng. Với kết quả trên, cả 3 xã của huyện Sóc Sơn đều đạt đủ điều kiện để trình UBND TP Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Tính đến nay, huyện Sóc Sơn có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 15 xã đã được UBND thành phố cấp Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Phương Linh

Xã Chiềng Sơn (Mộc Châu, Sơn La) đạt chuẩn nông thôn mới

TĐKT - Chiềng Sơn là xã thứ hai của huyện Mộc Châu, Sơn La vừa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Chiềng Sơn là xã biên giới, vùng 2 của huyện Mộc Châu có diện tích tự nhiên hơn 9.000 ha, trong đó có hơn 8.500 ha đất nông nghiệp. Xã có 24 bản, tiểu khu, 2.214 hộ, 8.555 nhân khẩu với 7 dân tộc sinh sống. Xã Chiềng Sơn đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới Trong 6 năm (2012 - 2017), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Chiềng Sơn đã nỗ lực phấn đấu và hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 26,05 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm còn 7%. Giá trị sản xuất 1 ha đất nông nghiệp đạt 44,07 triệu đồng. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 94,43%. Xã có 2 hợp tác xã, 7 tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh quả, rau an toàn, chè, vay vốn tín dụng với trên 800 thành viên. Xã đã hoàn thành xây dựng hơn 58,15 km đường giao thông nông thôn, đến nay 100% đường nội bản, đường ngõ xóm được bê tông hóa. Các tiêu chí mềm như giáo dục, văn hóa, môi trường... được thực hiện có hiệu quả, đến nay xã có 4 trường học đạt chuẩn quốc gia cấp độ I. 100% bản của xã có nhà văn hóa. 99,86% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Để duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng NTM, xã Chiềng Sơn tiếp tục phấn đấu duy trì và phát triển các tiêu chí đã đạt được với giải pháp: Đổi mới và xây dựng hình thức sản xuất có hiệu quả, thành lập thêm hợp tác xã, đồng thời khuyến khích các mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật phù hợp với điều kiện tự nhiên gắn với bảo vệ môi trường. Bình Nguyên

Thanh Hóa: Công nhận 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017

TĐKT - Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký ban hành Quyết định số 4651/QĐ-UBND về việc công nhận xã “đạt chuẩn nông thôn mới” năm 2017 (đợt 1) cho các xã trên địa bàn tỉnh. Đường giao thông nông thôn xóm 7, xã Nga Thái (huyện Nga Sơn) được kiên cố hóa phục vụ xây dựng nông thôn mới. Các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Nga Thái (Nga Sơn); Hoằng Lưu, Hoằng Tiến, Hoằng Phú, Hoằng Đông, Hoằng Đạo, Hoằng Thành (Hoằng Hóa); Cán Khê (Như Thanh); Hà Bình (Hà Trung); Hóa Quỳ, Yên Lễ (Như Xuân); Lộc Tân (Hậu Lộc); Cao Thịnh (Ngọc Lặc); Xuân Thọ (Triệu Sơn); Hà Lan (thị xã Bỉm Sơn). Các xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017 được Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” và được hỗ trợ 1 tỷ đồng/xã theo quy định tại Nghị quyết số 126/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Hoa Lê

Xã Sốp Cộp đạt chuẩn nông thôn mới

TĐKT - Huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) vừa tổ chức Lễ công bố xã Sốp Cộp đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM cho xã Sốp Cộp Triển khai thực hiện phong trào xây dựng NTM, UBND, Ban chỉ đạo NTM của xã đã ban hành nghị quyết, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giao chỉ tiêu cho từng bản; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc triển khai, thực hiện nhiệm vụ. Là xã có nhiều lợi thế, là trung tâm hành chính của huyện, xã đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ năm 2010 đến nay, xã đã huy động 304 tỷ đồng vốn (nhân dân, tổ chức, cá nhân đóng góp gần 30 tỷ đồng) xây dựng 188 tuyến đường giao thông nông thôn; 8 công trình thủy lợi kiên cố đảm bảo đủ nước tưới, tiêu cho 100% diện tích ruộng lúa nước.  100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. 98% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh. 17 bản đều có nhà văn hóa và khu thể thao. 76,5% bản đạt tiêu chuẩn bản văn hóa. Gần 1.400 hộ có nhà đạt chuẩn, không còn nhà tạm, nhà dột nát; thu nhập bình quân năm 2017 đạt 27,9 triệu đồng/người/năm... Thời gian tới, xã Sốp Cộp sẽ tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được; đồng thời chú trọng nâng cao đời sống vật chất tinh thần, bảo đảm sự hài lòng của người dân. Xã cũng đặt ra mục tiêu trở thành xã kiểu mẫu vào năm 2020. Tuệ Minh  

Huy động 314 tỷ đồng xây dựng xã điểm nông thôn mới kiểu mẫu tại Nghệ An

TĐKT - Sau hơn 2 năm thực hiện, 3 xã điểm nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã huy động 314 tỷ đồng đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng, đời sống người dân được nâng cao. Cổng làng Quỳnh Đôi Theo báo cáo, 3 xã Kim Liên (Nam Đàn), Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu), Sơn Thành (Yên Thành) đã huy động hơn 314 tỷ đồng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại địa phương gồm: Nhà ở dân cư, các công trình giao thông, thủy lợi, trường học... Xã Kim Liên huy động hơn 177 tỷ đồng đồng, xã Sơn Thành huy động hơn gần 97 tỷ đồng và xã Quỳnh Đôi huy động 40 tỷ đồng. Trong đó, có 143 tỷ đồng do nhân dân đóng góp còn lại là huy động từ ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đến nay, xã Kim Liên đã hoàn thành 15/19 tiêu chí, còn 4 tiêu chí chưa đạt tiêu chí NTM kiểu mẫu: Giao thông, thủy lợi, hộ nghèo và xây dựng đời sống văn hóa. Xã Sơn Thành đã đạt 16/19 tiêu chí, còn 3 tiêu chí chưa đạt: Giao thông (nội đồng), thủy lợi và tổ chức sản xuất. Xã Quỳnh Đôi đạt 16/19 tiêu chí, còn 3 tiêu chí chưa đạt: Giao thông, thủy lợi và cơ sở vật chất văn hóa. Đời sống tinh thần của người dân 3 xã xây dựng NTM kiểu mẫu được nâng lên rõ rệt. Các khu dân cư được chỉnh trang nhà cửa, đường làng, ngõ xóm luôn xanh, sạch, đẹp. Thu nhập của người dân ở các xã được nâng lên đáng kể. Các xã bảo tồn và giữ gìn được những nét văn hóa tại làng quê. Minh Anh

Thêm 4 xã thuộc Huyện Thường Tín (Hà Nội) đạt điểm chuẩn nông thôn mới

TĐKT - Vừa qua, Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) TP Hà Nội đã tổ chức đánh giá chấm điểm NTM của 4 xã thuộc huyện Thường Tín: Tự Nhiên, Tân Minh, Tô Hiệu, Nghiêm Xuyên. Tổ thẩm định tham quan nhà văn hóa thôn Liễu Viên, Nghiêm Xuyên, Thường Tín Sau một ngày làm việc tích cực, hiệu quả, Tổ công tác giúp việc đã thống nhất điểm đánh giá dành cho 4 xã đều đạt trên 95 điểm. Theo quy định về thang điểm dành cho xã đạt chuẩn NTM (95 điểm), huyện Thường Tín sẽ có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM. Đây là 4 xã đầu tiên đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí mới về xây dựng NTM. Nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của huyện Thường Tín lên 19 xã trên tổng số 29 xã. Đây là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của cán bộ và nhân dân trong huyện. Thời gian qua, huyện Thường Tín đã hưởng ứng tích cực phong trào xây dựng NTM. Phong trào nhận được sự đồng lòng, ủng hộ của toàn Đảng và toàn dân. Sau hơn 6 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn mới của Thường Tín thực sự được khởi sắc. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững. Nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thủy sản… địa bàn huyện cho hiệu quả cao. Trong thời gian tới huyện sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia xây dựng NTM. Đồng thời tiếp tục nâng cao các tiêu chí đã hoàn thành. Tại buổi đánh giá, ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, Tổ trưởng Tổ công tác, đánh giá cao những nỗ lực mà huyện Thường Tín đã đạt được trong phong trào toàn dân xây dựng NTM. Đây là thành quả của toàn Đảng, toàn dân huyện Thường Tín. NTM đã thực sự hiện hữu ở các địa phương trong huyện, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Đồng thời, ông Lê Thiết Cương đề nghị huyện cần tiếp tục triển khai sâu rộng phong trào đến toàn dân. Những xã đã đạt chuẩn cần tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí, để phong trào xây dựng NTM thực sự mang lại hiệu quả thiết thực với người dân. Minh Phương          

Hà Tĩnh có thêm 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới

TĐKT- Vừa qua Văn phòng điều phối chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Hội đồng thẩm định xét công nhận xã đạt chuẩn NTM 2017 tỉnh Hà Tĩnh đã bỏ phiếu công nhận thêm 33 xã đạt chuẩn NTM năm 2017, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của Hà Tĩnh lên 115 xã. Vườn kiểu mẫu ở Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) Trên cơ sở Thông tư 2540/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 05/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Hội đồng thẩm định xét công nhận xã đạt chuẩn NTM tỉnh Hà Tĩnh đã đưa vào danh sách bỏ phiếu 33 xã. Kết quả bỏ phiếu đạt 100%, theo đó huyện Nghi Xuân có 6 xã; các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, mỗi địa phương 5 xã; huyện Hương Sơn và huyện Kỳ Anh mỗi địa phương 3 xã; huyện Cẩm Xuyên 2 xã; các huyện Vũ Quang, Hương Khê, Lộc Hà và thị xã Kỳ Anh mỗi địa phương 1 xã. Được biết, năm 2017, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NTM, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức cũng như ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, điều kiện thời tiết bất lợi, nguồn lực hạn chế... song các địa phương trong tỉnh Hà Tĩnh đã vào cuộc với quyết tâm cao, hoàn thành tốt chương trình xây dựng NTM. Thu Hoài

Trang