Điển hình tiên tiến

Hải đội 2 Biên phòng Quảng Ninh: Ngày đêm gìn giữ biên cương của Tổ quốc

TĐKT - “Non xanh nước biếc trùng trùng, giữ gìn Tổ quốc ta không ngại ngùng gian lao...” - lời Bác thiết tha, là khúc quân hành ca, như lời hiệu triệu, thúc giục để cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, có mặt kịp thời trên các vùng biển để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, trở thành điểm tựa cho bà con ngư dân và đồng hành cùng ngư dân ở mọi nơi khi cần... Hải đội 2 là đơn vị cơ động chiến đấu được cấp trên giao nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tuần tra, kiểm soát, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, an ninh vùng biển của tỉnh Quảng Ninh; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các loại tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền; đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; đấu tranh với các hoạt động khai thác thủy sản có tính chất hủy diệt môi sinh, môi trường trên biển; sẵn sàng cơ động chi viện cho các đồn biên phòng tuyến biển, đảo trong thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất; tổ chức đưa, đón, bảo vệ tuyệt đối an toàn các đoàn cán bộ các cấp đi công tác tuyến biển đảo và là một trong những đầu mối xung kích, trực tiếp tham gia cứu nạn, cứu hộ các loại tàu thuyền bị nạn trên biển và các vùng lũ lụt trong đất liền... Với nhiệm vụ đó, trong quá trình thực hiện, đơn vị gặp không ít khó khăn. Đảng ủy, Ban Chỉ huy Hải đội 2 xác định phải phát huy tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, lòng dũng cảm của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Trong các nội dung, giải pháp đề ra, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với lời dạy của Bác đối với Bộ đội Biên phòng là vấn đề trọng tâm nhất, tạo động lực để mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị tích cực phấn đấu, rèn luyện và làm theo với quyết tâm cao. Hải đội 2 được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh Quảng Ninh Do tính chất, đặc thù của nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới trên biển là ở xa đất liền, xa Ban Chỉ huy đơn vị nên đòi hỏi rất cao về tính độc lập trong công tác, tính quyết đoán trong công việc và sự dũng cảm, sáng tạo trong xử lý tình huống. Bởi vậy, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Hải đội 2 đã hướng việc học tập và làm theo lời dạy của Bác bằng những việc làm, hành động cụ thể, sát chức trách, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra trong từng chuyến công tác. Trên mỗi cương vị được giao, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ được thể hiện rõ nét. Nhiều tấm gương tiêu biểu trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, xây dựng đơn vị được tôn vinh và phát huy. Mặc dù hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song cán bộ, chiến sĩ của Hải đội vẫn khẳng định được bản lĩnh, ý chí của mình trên các mặt công tác. Trên cơ sở các kế hoạch, hướng dẫn của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh về thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Hải đội 2 đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và tổ chức tốt việc học tập các chuyên đề hằng năm với 12 buổi. Qua đó, 100% cán bộ, đảng viên, quần chúng trong đơn vị được học tập đồng thời xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác hằng năm gắn với đăng ký thực hiện 5 nội dung "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ", hằng tháng, hằng tuần đơn vị triển khai có nền nếp việc học tập “Lời Bác dạy ngày này năm xưa” theo quy định. Ngoài ra, đơn vị còn tổ chức các hình thức phong phú như đọc báo, nghe đài, xem truyền hình với các biện pháp học tập trung, qua Zalo nội bộ dành cho cán bộ, chiến sĩ đang hoạt động trên biển. Hoạt động tuần tra, kiểm soát của Hải đội 2, Biên phòng tỉnh Quảng Ninh Việc học tập và và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo được động lực tinh thần to lớn cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị vượt qua khó khăn, gian khổ, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chủ động triển khai, phối hợp với các đơn vị tuyến biển xua đuổi 165 lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền đánh bắt hải sản trái phép, 68 lượt phương tiện nước ngoài xuất nhập cảnh, neo đậu trái phép trong vùng biển của tỉnh; đơn vị đã kiểm tra 1240 lượt tàu cá/3097 thuyền viên, nhắc nhở 467 tàu thiết bị an toàn hàng hải, 348 thuyền viên không đủ giấy tờ theo quy định; phát hiện, bắt giữ trên 506 vụ/532 phương tiện/1.540 đối tượng vi phạm pháp luật với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền bán phát mại tang vật sung quỹ Nhà nước trên 8,9 tỷ đồng, trong đó 4 vụ khởi tố hình sự (về pháo nổ) bàn giao cho Công an TP Móng Cái 2 vụ, Công an huyện Cô Tô 2 vụ; phối hợp với phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP tỉnh, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Hòn Gai bắt 1 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép thuốc nổ, tang vật thu giữ 4 kg TNT, 80 kg tiền chất thuốc nổ, 100 m dây cháy chậm, 105 kíp nổ. Thực hiện “Ngày kỹ thuật” (đối với tàu 1 quý 1 lần, xuồng 1 tháng 1 lần) phát huy tính sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ, ứng dụng khoa học công nghệ 4.0 trong quản lý, điều hành, sử dụng, khai thác có hiệu quả các mô hình, phát huy hiệu quả công năng “Ụ đà thanh niên”; “Con tàu thanh niên quản lý”, “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật.  Trong những năm qua, Hải đội đã đưa 6 tàu đi sửa chữa định kỳ tại xưởng theo kế hoạch, tổ chức đưa nhiều lượt tàu, xuồng vào đà cạo hà, sơn mớn, sửa chữa tại ụ đà đơn vị với hơn 460 ngày, luôn đảm bảo phương tiện tàu, xuồng đạt hệ số Kt=0,85 trở, luôn ở trạng thái sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ, chi viện cho các đồn biên phòng tuyến đảo khi có tình huống. Với việc thực hiện “Ngày kỹ thuật”, đơn vị đã phát huy tốt tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo tư tưởng Hồ Chí Minh với kết quả cao. Hằng quý, hằng tháng, thay cho việc đề xuất cấp trên duyệt kinh phí để đưa tàu, xuồng vào các xưởng bảo dưỡng định kỳ theo quy định, đơn vị đã chủ động phát huy nội lực bằng các mô hình triển khai tự bảo dưỡng, cạo hà các phương tiện được biên chế. Hằng năm tiết kiệm ít nhất 300 triệu đồng.  Chỉ đạo chi đoàn tổ chức cho cán bộ, đoàn viên học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách và lời dạy của Bác thông qua học tập, quán triệt các chuyên đề theo quy định của trên, các tác phẩm và lời dạy của Bác đối với thanh niên; đẩy mạnh các phong trào, Cuộc vận động “Thanh niên làm theo lời Bác”, “Tuổi trẻ BĐBP thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo vì chủ quyền an ninh biên giới, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”... gắn với các hoạt động “Tháng Thanh niên”, “Chiến dịch Thanh niên tình nguyện”, Chiến dịch “Hãy làm sạch biển”; thanh niên vì môi trường; thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường” đỡ đầu 2 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn đứng chân với số tiền ủng hộ trên 36 triệu đồng. CBCS Hải đội 2 bắt giữ lô hàng gà giống nhập lậu vào Việt Nam qua đường biển Đơn vị đã chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, đoàn thể, lực lượng trên địa bàn đóng quân tích cực giúp nhân dân phòng, chống lụt bão, cháy rừng, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ cứu nạn. Cùng với các đồn biên phòng tuyến biển và các lực lượng chức năng khác tổ chức được nhiều lượt tổ và phương tiện tàu, xuồng với trên 120 cán bộ, chiến sĩ (CBCS), cứu nạn được nhiều vụ thành công, trực tiếp tổ chức 13 lượt tổ/15 lượt xuồng với 135 CBCS cứu nạn được 9 vụ/12 phương tiện/41 người; đặc biệt trong năm 2017 cứu nạn được 3 vụ/3 phương tiện/11 người/1.080 tấn xít. Việc làm đó đã phát huy phẩm chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” với tinh thần hết lòng hết sức, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trước mỗi cơn bão xuất hiện, CBCS Hải đội 2 kịp thời hướng dẫn, đôn đốc ngư dân tìm nơi trú ẩn an toàn. Khi có tình huống thiên tai ập đến, các anh tích cực tham gia cứu nạn, sẵn sàng hi sinh, nhường cơm, sẻ áo cho dân, giúp dân khắc phục hậu quả sau thiên tai. Khi trời êm, bể lặng, các anh lại tuyên truyền để ngư dân thực hiện việc khai thác thủy sản một cách bền vững, tuyệt đối không dùng chất nổ, kích điện để hủy hoại môi trường. Sự có mặt của các anh không chỉ khẳng định chủ quyền thiêng liêng còn là niềm tin, chỗ dựa vững chắc của ngư dân. Sau những ngày tháng lênh đênh trên biển, khi trở về với doanh trại, các anh lại mang tâm huyết, sức lực xây dựng môi trường quân đội, sao cho “đẹp người, đẹp doanh trại, đẹp tình quân dân”. Học tập và làm theo nếp sống cần, kiệm, tinh thần tự lực, tự cường của Bác, cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 tích cực tăng gia sản xuất để nâng cao đời sống. Khuôn viên của Ban Chỉ huy không rộng nhưng các anh đã bố trí khoa học, trồng được nhiều loại rau khác nhau để cải thiện đời sống. Thành tích của Hải đội 2 đạt được từ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến nay đã được ghi nhận xứng đáng. Hằng năm, đơn vị đều được tặng danh hiệu thi đua Đơn vị Quyết thắng và được cấp trên khen thưởng tổ chức Đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Kiên cường trước sóng biển, với những việc làm không quản hiểm nguy, sự hi sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 đã mang yên vui cho những người dân vùng biển. Học tập và làm theo Bác kính yêu, cán bộ, chiến sĩ nơi đây đã góp phần làm đẹp thêm hình ảnh của những lính mang quân hàm xanh, ngày đêm giữ vững biên cương Tổ quốc. Hưng Vũ

Người phụ nữ tận tâm với công tác chăm sóc người có công

TĐKT - Với quan điểm xem “người có công như người nhà”, nhiều năm qua, bà Võ Thị Tín, Tổ phó Tổ Chính sách nuôi dưỡng, Phòng Chăm sóc - Nuôi dưỡng, Trung tâm Nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Nam luôn tận tâm, tận tụy phục vụ, chăm sóc người có công; đồng thời không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Chiến tranh qua đi, đất nước hòa bình nhưng những đau thương mất mát thì không có gì bù đắp được. Hàng chục ngàn gia đình đã có những người con đi mãi không về; nhiều anh chị đã bỏ một phần thân thể, xương máu ngoài chiến trường; nhiều người cha, người mẹ đã cống hiến những người con thân yêu cho Tổ quốc, đến khi tuổi già không còn nơi nương tựa. Việc chăm sóc người có công là trách nhiệm, là đạo lý, truyền thống văn hóa “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam. Công tác chăm sóc người có công luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc Trong thời gian qua, Trung tâm Nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận chăm sóc thêm 38 người có công, nâng tổng số người có công nuôi dưỡng lên 59 người; năm 2019 và 2020, có 6 người từ trần, hiện nay số người có công đang được nuôi dưỡng tại đây là 53 người; trong đó, đa số đều lớn tuổi, bệnh tật nặng. Do đặc thù công việc hàng ngày phải trực tiếp phục vụ, chăm sóc người có công nên bà Võ Thị Tín luôn chịu khó, không phàn nàn, không ngại khó, xem “người có công như người nhà”; thường xuyên thăm hỏi, động viên tinh thần của người có công; chăm sóc một cách ân cần, chu đáo, tận tụy, tận tâm cả trong ca làm lẫn ca trực, nhất là đối với những người đang bệnh nặng. Bà Tín được giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách các hoạt động phục vụ công tác nuôi dưỡng người có công như: Đôn đốc, giám sát, kiểm tra nhân viên trong tổ làm, trực tại đơn vị, phục vụ nuôi viện; trực tiếp quản lý, sử dụng, kiểm tra, báo cáo đề xuất mua sắm, sửa chữa kịp thời trang thiết bị, công cụ, dụng cụ, vật tư tiêu hao của cơ quan và đồ dùng, tư trang cá nhân của người có công được nuôi dưỡng; thực hiện kế hoạch công tác nuôi dưỡng hàng tháng, theo dõi các hoạt động tự chủ và tình hình chăm sóc các người có công bị bệnh nặng, liệt; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hộ lý; hướng dẫn, giúp đỡ nhân viên mới… Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, với chức trách, nhiệm vụ, công việc được giao, trong suốt quá trình công tác, bà luôn gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm và chấp hành tốt các quy định, nội quy, quy chế của đơn vị cũng như đảm bảo thực hiện đúng các công việc, nhiệm vụ của Phòng Chăm sóc - Nuôi dưỡng. Với vai trò là Tổ phó Tổ chính sách nuôi dưỡng, bà luôn tạo sự đoàn kết, giúp đỡ, động viên các đồng nghiệp trong tổ hoàn thành tốt công việc được giao, đặc biệt là các nhân viên mới. Hàng tháng, bà đề xuất công việc và cùng với Tổ trưởng phối hợp với các phòng chức năng của Trung tâm xây dựng kế hoạch phục vụ, chăm sóc người có công nuôi dưỡng; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc ca làm, ca trực đúng giờ; bàn giao ca ghi chép sổ sách đầy đủ. Trong ca trực, bà thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở người có công ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi đúng thời gian quy định; đồng thời, phối hợp với nhân viên y tế cùng theo dõi tình hình bệnh tật của người có công nhằm nắm bắt tình hình điều trị bệnh cũng như xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu. Bà luôn chấp hành sự phân công, điều động của phòng, tổ, nhất là những công việc đột xuất như trực cấp cứu, đi viện trong đêm và luôn tự giác, sẵn sàng trực hoặc đi nuôi viện thay các nhân viên khác khi có yêu cầu. Bà luôn hoàn thành tốt các công việc hằng ngày: Cho người có công ăn uống đúng giờ quy định, vệ sinh thân thể sạch sẽ; theo định kỳ, cắt móng tay, cắt tóc, xoa bóp, tắm nắng… đúng với nhiệm vụ mà phòng, tổ đưa ra. Công tác dọn dẹp vệ sinh phòng ở của người có công được thực hiện thường xuyên; tổ chức, sắp xếp phòng ở ngăn nắp, gọn gàng; luôn chú trọng vệ sinh cảnh quan, môi trường sạch đẹp. Tham gia quản lý tài sản phục vụ nuôi dưỡng của đơn vị và đồ dùng cá nhân cho người có công cẩn thận, không thất lạc, hư hỏng. Đối với người có công bị liệt, không tự chủ trong sinh hoạt, bà cùng với các nhân viên trong ca làm, trực thường xuyên tắm, vệ sinh cá nhân, thay ga giường, chiếu sạch sẽ. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, bà còn tham gia hỗ trợ cùng với nhân viên hộ lý, điều dưỡng bố trí phòng ở, hướng dẫn, phục vụ người có công đến điều dưỡng. Bên cạnh đó, bà luôn tích cực tự học tập nâng cao kiến thức, công nghệ thông tin, thực hiện việc trao đổi công việc thường xuyên qua mạng nội bộ Q-Office, giúp điều hành công việc nhanh chóng; đồng thời, không ngừng tự rèn luyện các kỹ năng: Phục vụ bồi bàn, buồng phòng, chăm sóc người có công. Nhờ vừa làm, vừa rút kinh nghiệm nên bà tích lũy được những bài học quý giá trong công việc, góp phần chăm sóc, phục vụ người có công một cách chu đáo, tận tụy. Bà cho biết: Thuận lợi nhất của tôi trong thực hiện các nhiệm vụ được giao đó là luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên và sâu sát của Ban Giám đốc Trung tâm; sự phối hợp, hỗ trợ nhiệt tình của các nhân viên trong tổ. Cơ sở vật chất ở đây khang trang, các thiết bị phục vụ người có công được trang bị tương đối đầy đủ, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị người có công. Tuy nhiên bà cũng thành thật chia sẻ những khó khăn: Đó là chỉ tiêu, quy mô nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công ngày càng tăng. Hầu hết người có công đã lớn tuổi, bệnh tật nặng, cần sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên thường xuyên; trong khi đó, bản thân chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng chuyên môn, trình độ nghiệp vụ có mặt còn hạn chế. 5 năm qua, bà đã được các cấp công nhận danh hiệu thi đua, trao hình thức khen thưởng, như: Danh hiệu Lao động tiên tiến các năm: 2015, 2016, 2017, 2018, 2019; danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở năm: 2018, 2019; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam năm 2020 (đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016 - 2020, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam); Giấy khen của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam về thành tích công tác trong các năm: 2015, 2017, 2018, 2019; Giấy khen của Đảng ủy Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam năm 2017; Giấy khen Đoàn viên Công đoàn xuất sắc tiêu biểu năm 2018. Thục Anh

Cô giáo luôn nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người

TĐKT - Tâm huyết, tận tụy với nghề, không ngừng đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy học là những gì đồng nghiệp nhận xét về cô giáo Đoàn Thị Thơ, Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ - Âm nhạc - Mỹ thuật, Trường THCS Tân Hương (xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Cô giáo Đoàn Thị Thơ cùng học trò Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nhà giáo, bố, mẹ đều là giáo viên, nên từ nhỏ, cô Thơ đã cảm nhận được sự cao quý của nghề giáo. “Nói về nhà giáo, có lẽ, người đầu tiên mà tôi nghĩ đến chính là mẹ mình. Hình ảnh mẹ cần mẫn chấm bài cho học trò rồi lặng lẽ soạn giáo án đến khuya muộn luôn đậm sâu trong trí nhớ của tôi. Mẹ tôi luôn hết lòng, tận tụy cho công việc dạy học. Mẹ là người thầy đầu tiên của tôi, bà mẫu mực từ cách sống đến công việc” - cô Thơ chia sẻ. Vì lẽ đó mà cô càng trân trọng nghề giáo. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giữa nhiều lựa chọn cho nghề nghiệp, sau cùng cô vẫn chọn gắn bó, cống hiến cho nghề giáo. Cô Thơ theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang chuyên ngành Tiếng Anh. Năm 1993, sau khi tốt nghiệp ra trường, cô được phân công về dạy tại Trường THCS Long An (huyện Châu Thành). Đến tháng 9/1994, cô được luân chuyển về giảng dạy tại Trường THCS Tân Hương cho đến nay. 27 năm gắn bó với Trường THCS Tân Hương là ngần ấy thời gian cô dành trọn tâm huyết với nghề giáo. “Tiếng Anh là môn học đòi hỏi học sinh phải kiên trì, chịu khó rèn các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết hàng ngày mới học tốt được. Bởi vậy, rất ít học sinh yêu thích, nhất là những học sinh ở nông thôn” - cô Thơ chia sẻ. Tuy nhiên, theo cô Thơ, người giáo viên có vai trò quan trọng trong việc truyền ngọn lửa học tập cho các học sinh. Để các em hứng thú với kiến thức, tiếp thu bài giảng được tốt nhất, cô không chỉ dành nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy tích cực mà còn tự trau dồi kiến thức, kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu soạn giảng tích hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Cô đã thiết kế những bài giảng điện tử cùng với các fìle âm thanh của người bản ngữ nhằm kích thích sự hứng thú, say mê học tập cũng như rèn luyện phát âm cho học sinh. Cô còn chỉ các mẹo để học tốt môn Tiếng Anh, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học. Bởi vậy mỗi một buổi học do cô Thơ giảng dạy đều diễn ra trong không khí cởi mở, thân thiện. Những bài học trong thực tế đã được cô Thơ đúc rút trong sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giúp tổ chức hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy tiếng Anh THCS” (năm học 2014 - 2015), qua thực hiện đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, năm học 2015 - 2016, cô Thơ có sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giúp nâng chất lượng học sinh yếu kém trong giảng dạy tiếng Anh THCS”. Hay đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Anh 6 theo chương trình mới” năm học 2018 – 2019. Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, với vai trò là Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ - Âm nhạc - Mỹ thuật, cô Thơ đã tích cực động viên, giúp đỡ đồng nghiệp tham gia các kỳ thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện và đã đạt kết quả cao (4 giải môn Tiếng Anh, 2 giải môn Mỹ thuật). Ngoài ra, cô còn tích cực gây quỹ giúp học sinh nghèo hiếu học, bị bệnh hiểm nghèo… Sau những nỗ lực, tâm huyết với nghề không ngơi nghỉ là những kết quả đáng khâm phục của cô Đoàn Thị Thơ. Cô được UBND tỉnh tặng nhiều Bằng khen và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo. Đạt nhiều thành tích, nhưng đối với cô Thơ, niềm vui lớn nhất là được làm nghề giáo bình dị. Đó là khi được đứng lớp, là khi cảm nhận được tình yêu thương của học trò dành cho mình, là mỗi ngày vào trường, vào lớp có học sinh thân yêu ùa ra chào đón. Vui hơn nữa, là khi các em tiếp thu được những kiến thức mà mình đã tận tâm truyền dạy. Bảo Linh  

Điểm tựa tin cậy của công đoàn viên

TĐKT - Năm 2020, Công đoàn Công ty cổ phần (CTCP) Bệnh viện Giao thông Vận tải Hà Nội đã phát huy năng lực, tích cực lao động sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, tham gia xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng phát triển, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế giao thông vận tải (GTVT). CTCP Bệnh viện GTVT là Bệnh viện đa khoa hạng I, hiện tại có gần 400 đoàn viên công đoàn, trong đó khoảng 300 đoàn viên là nữ, chiếm trên 70%. Năm 2020 đánh dấu nhiều khó khăn với Bệnh viện như: Đang trong quá trình chuyển giao cơ quan quản lý, từ Bộ GTVT sang SCIC; nhân lực có chất lượng ở một số khoa phòng còn thiếu, vẫn còn một số nhân lực xin chuyển công tác; công tác mua sắm trang thiết bị, đấu thầu thuốc và vật tư y tế chậm do các nguyên nhân khách quan và chủ quan.... Mặc dù vậy cán bộ nhân viên Bệnh viện vẫn hết sức cố gắng đảm bảo an toàn trong chuyên môn. Công tác khám chữa bệnh đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bệnh viện đã được Bộ Y tế thẩm định và quyết định xếp hạng lại là Bệnh viện đa khoa hạng I – BYT (1/2020); được duyệt giá các kỹ thuật mới đồng thời được bảo hiểm y tế chấp nhận thanh toán với giá tối đa ngang một số Bệnh viện tuyến Trung ương. Ứng phó với đại dịch Covid-19, Bệnh viện đã tích cực triển khai công tác phòng chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch, bố trí các chốt kiểm dịch và khám sàng lọc 24/24, phân luồng người bệnh nghi ngờ, duy trì hoạt động bệnh viện an toàn trong mùa dịch. Công đoàn bệnh viện thăm hỏi, hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Công tác nghiên cứu khoa học được chú trọng. Ngay từ đầu năm, Đảng ủy đã có Nghị quyết chỉ đạo về công tác này. Công đoàn phát động phong trào thi đua nghiên cứu khoa học trong đoàn viên Công đoàn toàn Bệnh viện, từ điều dưỡng tới các bác sĩ. Có nhiều báo cáo khoa học đã được gửi tới các Hội nghị chuyên ngành. Hàng tháng, Bệnh viện duy trì các buổi sinh hoạt khoa học đều đặn theo chuyên đề nhằm giúp các cán bộ y tế cập nhật và trao đổi các kiến thức mới trong chuyên ngành của mình; tăng cường kiểm tra thường xuyên các khoa phòng trong Bệnh viện theo lịch kiểm tra quy chế chuyên môn, đặc biệt quy chế về hồ sơ bệnh án, quy chế kê đơn, quy chế hội chẩn, quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện. Đồng thời, Bệnh viện đang đẩy mạnh hoạt động quản lý chất lượng, tiến tới đạt mức tiêu chí chất lượng cao. Hàng năm Bệnh viện cũng tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, khám tuyển cho các đơn vị trong và ngoài ngành GTV, đồng thời làm tốt công tác khám tuyển người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài cho các đơn vị theo đúng quy trình kỹ thuật, chuyên môn trong khám lâm sàng, xét nghiệm, thăm dò, cận lâm sàng... Trong công tác đào tạo, hợp tác quốc tế, bệnh viện cũng đã đạt được những thành tích như: Bệnh viện luôn chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, những người luôn nắm bắt và làm chủ các kỹ thuật khoa học tiên tiến và hiện đại phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, đem lại niềm tin cho người bệnh; luôn gắn chương trình đào tạo liên tục và đào tạo lại với nhiều hình thức như cử cán bộ đi đào tạo theo các chương trình ngắn hạn và dài hạn. Bệnh viện cũng trực tiếp mời các giáo sư đầu ngành về giảng dạy tại chỗ nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ, viên chức; tham gia đào tạo và là cơ sở thực hành cho sinh viên Y5, cao học quản lý Bệnh viện thuộc trường Đại học Y Hà Nội, bác sĩ chuyên ngành Răng Hàm Mặt, bác sĩ của khoa Y Dược trường Đại học Quốc gia Hà Nội; đào tạo theo chương trình cho các điều dưỡng trung học, dược sĩ trung học, dược tá cho trường cao đẳng Y tế Hà Nội và Trung tâm đào tạo Y tế GTVT. Trong những năm gần đây, Bệnh viện thường xuyên đào tạo chuyển giao kỹ thuật thận nhân tạo cho các Bệnh viện trong Y tế ngành GTVT. Từ năm 2017 đến nay, Bệnh viện còn duy trì hỗ trợ, tiến tới chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc về phẫu thuật mắt PHACO IOL, ký kết hợp tác với Bệnh viện trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Cùng với làm tốt công tác chuyên môn, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, Công đoàn Công ty cổ phần Bệnh viện GTVT luôn phối hợp chặt chẽ với Ban Tổng Giám đốc và các tổ công đoàn triển khai triển mạnh mẽ các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ, chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cán bộ, công nhân viên Bệnh viện GTVT tập thể dục giữa giờ. Ngoài ra, cán bộ, công đoàn viên còn hăng hái tham gia các hoạt động xã hội - từ thiện, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao: Tham gia hiến máu trong đợt dịch COVID-19 đầu tiên do viện huyết học phát động với hàng trăm đơn vị máu; đóng góp và kêu gọi sự ủng hộ của một số tổ chức, xây được 1 căn nhà tình nghĩa tại huyện Hướng Hóa - Quảng Trị cho một hộ gia đình bị mất nhà do mưa lũ… Công đoàn CTCP Bệnh viện GTVT còn tham gia cuộc thi “Sáng tạo video clip bài tập thể dục giữa giờ cho người lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức nhằm mục đích tạo dựng phong trào tập thể dục giữa giờ, tăng cường sức khỏe người lao động và đã đạt được giải thưởng đáng ghi nhận.     Với những nỗ lực không ngừng, Công đoàn bệnh viện liên tục đạt “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc” từ năm 2013 đến nay và được tặng Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Bệnh viện GTVT liên tục đạt Tập thể Lao động xuất sắc. Phát huy những kết quả ấy, năm 2021, Công đoàn bệnh viện sẽ tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của bệnh viện và của ngành y tế. Đồng thời, thực hiện tốt vai trò của công đoàn cơ sở, chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, làm tốt hơn nữa những việc liên quan đến thăm hỏi, chia sẻ, động viên... đối với cán bộ, viên chức, người lao động; tích cực nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc bệnh viện về đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và đời sống vật chất cho cán bộ, viên chức, người lao động trong bệnh viện... Nguyễn Văn Long

Bình chọn 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2020

TĐKT - Sáng 23/2, tại Hà Nội, Hội đồng Bình chọn Gương mặt trẻ tiêu biểu (GMTTB) toàn quân tổ chức Hội nghị bình chọn GMTTB năm 2020. Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ tịch Hội đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị bình chọn GMTTB toàn quân năm 2020 Việc bình chọn và tổ chức tuyên dương GMTTB đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy đảng, cơ quan chính trị, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp từ cơ sở đến cấp trực thuộc Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng. Các đơn vị đã quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện cơ bản nghiêm túc Quy chế bình chọn GMTTB toàn quân; tổ chức lựa chọn và bình chọn, tuyên dương bảo đảm chất lượng tốt, tạo động lực cho phong trào thi đua Quyết thắng và hoạt động phong trào của tuổi trẻ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân. Năm 2020, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã làm tốt công tác tuyên truyền, xây dựng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; tổ chức bình chọn, tuyên dương GMTTB các cấp; lựa chọn, giới thiệu, đề nghị bình chọn GMTTB cấp toàn quân theo quy chế quy định. Cấp trên trực tiếp cơ sở có gần 2.000 GMTTB, cấp trực thuộc Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng có 313 GMTTB. Toàn quân có 39 đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng giới thiệu 40 đồng chí đề nghị bình chọn GMTTB năm 2020. Ban Thanh niên Quân đội - Cơ quan Thường trực đã rà soát, thẩm định 40 hồ sơ, lựa chọn 28 đồng chí tham gia bình chọn và đề nghị Hội đồng xem xét, đánh giá. Tại Hội nghị, hội đồng bình chọn đã nghiêm túc đánh giá, thảo luận làm rõ đối tượng, tiêu chuẩn, thành tích của các gương mặt trẻ tham gia bình chọn; đồng thời đóng góp ý kiến để hoạt động bình chọn đạt chất lượng tốt hơn, tạo sức lan tỏa rộng rãi hơn. Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu bình chọn 10 GMTTB và 18 Gương mặt trẻ triển vọng (GMTTV) toàn quân năm 2020. Trong số 10 cá nhân xuất sắc là Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2020, 3 đồng chí đã được đề cử để bình chọn 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và 10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2020, gồm: Thiếu tá Trần Việt Hải, Thượng úy Lê Thừa Văn và Đại úy Vũ Trọng Đại. 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân 2020 1. Thiếu tá Trần Việt Hải, Đại đội trưởng Đại đội 8, Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 201, Binh chủng Tăng thiết giáp 2. Thượng úy Lê Thừa Văn, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị 3. Đại úy Vũ Trọng Đại, Giám đốc Trung tâm Kết cấu Vật liệu, Viện Hàng không Vũ trụ Viettel, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội 4. Thiếu tá Lê Văn Chung, Thuyền trưởng Tàu 490, Quân chủng Hải quân 5. Đại úy Nguyễn Thị Kim Oanh, Điều dưỡng trưởng Khoa Nội 10, Bệnh viện Quân y 211, Cục Hậu cần, Quân đoàn 3 6. Đại úy Ninh Quang Thảo, Chính trị viên Đại đội 2, Tiểu đoàn 7, Trường Sĩ quan Lục quân 2 7. Đại úy Đinh Xuân Thu, Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 202, Quân đoàn 1 8. Công nhân viên Nguyễn Quốc Khánh, Nhân viên Phòng Cơ điện, Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng 9. Trung úy Nguyễn Minh Tú, Trợ lý Phòng 6, Cục T1, Tổng cục 2 10. Đại úy Trần Văn Minh, Trợ lý phòng không, Ban Tham mưu, Trung đoàn 1, Sư đoàn 324, Quân khu 4 Phương Thanh

Sắp diễn ra Lễ tuyên dương gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020

TĐKT - Lễ tuyên dương gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 và kỷ niệm 25 năm Giải thưởng gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu dự kiến sẽ diễn ra ngày 22/3 tới tại Thủ đô Hà Nội. Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo công bố 20 đề cử vào vòng bình chọn trực tuyến của giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng xét tặng giải thưởng tổ chức chiều 22/2, tại Hà Nội. Phát biểu tại buổi họp báo, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng giải thưởng cho biết: Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 là giải thưởng danh giá của Trung ương Đoàn nhằm tôn vinh các cá nhân xuất sắc trên các lĩnh vực. Thông qua việc tuyên dương, tôn vinh những tấm gương xuất sắc để lan tỏa rộng rãi gương người tốt, việc tốt, thanh niên xuất sắc, tạo động lực cho giới trẻ học tập, rèn luyện; đồng thời thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với thế hệ trẻ nói chung. Qua 25 năm tổ chức, giải thưởng đã tạo được sự lan tỏa lớn trong xã hội và sự quan tâm đặc biệt với thanh niên. Quang cảnh cuộc họp báo Năm 2020, Ban tổ chức nhận được 152 hồ sơ đề cử hợp lệ thuộc 10 lĩnh vực của 44 đơn vị, trong đó có 110 nam, 42 nữ; 13 cá nhân là người dân tộc thiểu số; người nhiều tuổi nhất là 35 tuổi; người ít tuổi nhất 14 tuổi. Căn cứ hồ sơ và công tác thẩm định, phân tích, đánh giá, Thường trực Hội đồng giải thưởng đề xuất danh sách 27 đề cử tiêu biểu trên 9 lĩnh vực để Hội đồng xét chọn tại cuộc họp Hội đồng lần thứ 1. Tiêu chí để chọn các đề cử gồm: Hồ sơ hợp lệ; thành tích của các đề cử trong năm 2020; các phần thưởng và hình thức tôn vinh trong năm 2020 và những năm trước; mức độ tác động và truyền cảm hứng xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tại phiên họp Hội đồng lần thứ nhất, các ủy viên hội đồng phân tích, thảo luận, cho ý kiến và bỏ phiếu chọn ra 20 đề cử tiêu biểu nhất vào vòng bình chọn trực tuyến để lấy ý kiến rộng rãi trong đoàn viên, thanh niên, nhân dân cả nước. Vòng bình chọn trực tuyến diễn ra từ ngày 22/2 - 7/3 trên 12 cơ quan báo chí và một số website của các tỉnh, thành đoàn. Phương thức bình chọn: Sử dụng một hệ thống bình chọn duy nhất, địa chỉ: www.tainangtrevietnam.vn. Kết quả bình chọn có ý nghĩa tham khảo cho Hội đồng xét tặng giải thưởng. Tại phiên họp Hội đồng giải thưởng lần thứ hai dự kiến diễn ra vào ngày 8/3 sẽ quyết định 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020. Lễ tuyên dương và kỷ niệm 25 năm giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu dự kiến diễn ra ngày 22/3 tại Hà Nội. Theo truyền thống, sau tuyên dương, các gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng 2020 sẽ về nguồn báo công với Tổ Hùng Vương. Trong khuôn khổ chương trình, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ dự kiến sẽ có buổi gặp mặt các gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng năm 2020. STT Họ và tên Lĩnh vực 1 Ngô Quý Đăng Học tập 2 Bùi Hồng Đức Học tập 3 Đoàn Lê Hoàng Tân NCKH – Sáng tạo 4 Vũ Trọng Đại NCKH – Sáng tạo 5 Đặng Đức Huy NCKH – Sáng tạo 6 Bùi Thanh Nghị Lao động sản xuất 7 Trần Anh Tú Lao động sản xuất 8 Trần Việt Hải Quốc Phòng 9 Lê Thừa Văn Quốc Phòng 10 Nguyễn Trung Đức An ninh trật tự 11 Tống Văn Đông An ninh trật tự 12 Nguyễn Văn Quyết Thể dục thể thao 13 Nguyễn Văn Đương Thể dục thể thao 14 Phạm Ngọc Anh Tùng Kinh doanh – Khởi nghiệp 15 Nghiêm Tiến Viễn Kinh doanh – Khởi nghiệp 16 Hà Ánh Phượng Hoạt động xã hội 17 Hoàng Tuấn Anh Hoạt động xã hội 18 Hoàng Thị Yến Văn hóa nghệ thuật 19 Ninh Đức Hoàng Long Văn hóa nghệ thuật 20 Võ Minh Quang Văn hóa nghệ thuật   Thục Anh

Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi thu tiền tỷ từ chăn nuôi gà đẻ trứng

TĐKT - Với tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ dám làm, ông Nguyễn Văn Đường là một trong những tấm gương điển hình trong phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng của thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Với mô hình chăn nuôi gà mái đẻ và ấp nở gia cầm, gia đình ông thu về lợi nhuận mỗi năm trên 2,7 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Đường vận hành dây chuyền tự động cấp thức ăn cho gà Phú Bình là huyện trung du, miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Mặc dù công nghiệp đang phát triển, song tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn chiếm số lượng lớn. Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất về nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm; đường giao thông đi lại cơ bản thuận lợi; nhân dân có truyền thống lao động cần cù, năng động, sáng tạo, vượt khó vươn lên. Ông Nguyễn Văn Đường cho biết: “Qua 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, chúng tôi hết sức tâm đắc, qua đây mọi người thi đua nhau tăng gia sản xuất; người nghèo thì cố gắng làm ăn vươn lên thoát nghèo, người khá thì đủ ăn, đủ mặc và cố gắng phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn.” Ông Đường gắn bó với nghiệp buôn trứng từ cách đây hơn 30 năm. Ngày ấy, chỉ với chiếc xe cà tàng cũ kỹ, ông rong ruổi khắp làng trên xóm dưới trong huyện chở trứng thuê cho các cơ sở ấp nở gia cầm. Dần dần, thấy đây là một nghề cho thu nhập khá, ông bắt đầu đi buôn trứng, nhập số lượng lớn và giao lại cho các cơ sở ấp nở. Đến năm 2004, được Hội Nông dân thị trấn Hương Sơn tạo điều kiện cho đi học tập kinh nghiệm thực tế, tín chấp cho vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, vay thêm từ người thân, bạn bè, ông mạnh dạn mở một lò ấp gia cầm với công suất 6.000 - 8.000 quả trứng. Để chăn nuôi có hiệu quả, ông cũng đã đăng ký các lớp tập huấn kiến thức về quy trình chọn giống bố mẹ và cách phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh cho gia cầm… do Hội Nông dân và các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức. Hiện nay, mô hình chăn nuôi gà mái đẻ và ấp nở gia cầm của gia đình ông có quy mô 2 chuồng nuôi với diện tích 1.200 m2, được thiết kế hoàn toàn tự động, có hệ thống giàn mát điều chỉnh nhiệt độ mỗi chuồng, nuôi 6.000 gà đẻ/chuồng, tỷ lệ đẻ đạt 75%. Mỗi ngày gia đình ông thu khoảng 4.500 quả trứng, bình quân một tháng khoảng 13.000 quả. Quy mô 28 lò ấp nở gia cầm, công suất 15.000 trứng/lò, một năm ấp khoảng 5,24 triệu quả trứng gà lai chọi, gà mía, số lượng gà giống xuất ra thị trường khoảng 4,25 triệu con/năm. Theo ông Đường, việc lựa chọn con giống phải được tuyển chọn kỹ càng, đảm bảo chất lượng và kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ thì tỷ lệ nở mới cao, con giống có khỏe mạnh thì khi đưa ra thị trường mới có uy tín và được chấp nhận. Lợi nhuận gia đình ông thu được hàng năm sau khi đã trừ chi phí khoảng 2,74 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân 685 triệu đồng/người/năm. Ngoài việc tập trung cho phát triển sản xuất, kinh doanh, ông và gia đình thường xuyên giúp đỡ các hộ khó khăn về giống và vốn. Trong 5 năm 2015 - 2020, gia đình ông đã tạo điều kiện cung cấp con giống, hỗ trợ về tiền vốn không lấy lãi với tổng số tiền hơn 2,8 tỷ đồng cho 34 hộ gia đình. Đồng thời, hỗ trợ cho 17 hộ chăn nuôi gặp khó khăn về vốn để mua con giống và xây dựng chuồng trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, với tổng số tiền là 1,19 tỷ đồng, không lấy lãi. Ông còn  giúp cho 7 hộ nghèo tại địa phương vay không lấy lãi số tiền hơn 1,5 tỷ đồng để làm nhà ở. Với quy mô sản xuất của gia đình, trong những năm qua, ông đã tạo thêm việc làm thường xuyên có mức thu nhập ổn định cho khoảng 13 - 15 lao động với lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng; tạo việc làm cho 25 - 30 lao động theo mùa vụ với tiền công 5 - 5,5 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, gia đình ông còn luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, gương mẫu thực hiện và tuyên truyền đến mọi người dân cùng thực hiện tốt nội quy, quy ước của địa phương; luôn đoàn kết thống nhất và đề xuất với tổ dân phố làm tốt công tác vận động, tuyên truyền thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội và pháp luật về giao thông. Ông tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương và luôn đi đầu trong các phong trào như: Tết vì người nghèo, ủng hộ quỹ vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học, ủng hộ quỹ hạnh phúc người mù, phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và quỹ hỗ trợ nông dân; ủng hộ các tỉnh miền Trung bị xâm ngập mặn; vận động quỹ tôn tạo các di tích lịch sử Hội Nông dân, các loại quỹ do địa phương phát động hàng năm từ 15 - 17 triệu đồng. Với những kết quả ấy, năm 2015, ông đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; năm 2017, 2019 được Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên tặng Bằng khen; năm 2019 được công nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”. Đồng thời được tặng nhiều Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Phú Bình. Nguyệt Hà    

Hợp tác xã Nông nghiệp Bù Gia Mập: Tiên phong xây dựng thương hiệu nông nghiệp sạch ở Bình Phước

TĐKT - Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho hạt điều Bình Phước và nông sản sạch thông qua việc liên kết phát triển mô hình trồng, chế biến điều, nông sản chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu là giải pháp hữu hiệu được Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Bù Gia Mập áp dụng thời gian qua. Vườn điều Organic của HTX Bà Trần Thị Yến, Giám đốc HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập cho biết: HTX được thành lập ngày 22/8/2016 gồm 64 thành viên với tổng diện tích 294,9 ha điều. Với ngành nghề sản xuất kinh doanh là trồng, chế biến, xuất khẩu hạt điều theo tiêu chuẩn organic, HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập đã tổ chức sản xuất trồng và cải tạo với mục đích làm tăng năng suất và chất lượng của vườn điều, khai thác tiềm năng đất đai tại địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều hộ dân, đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, HTX kinh doanh dịch vụ trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu nông sản, cung cấp phân bón và các loại vật tư dùng trong nông nghiệp, đặc biệt là cho cây điều. Trên cơ sở thành viên tự nguyện tham gia cùng nhau góp vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường, HTX góp phần cải thiện đời sống cho thành viên và lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Hiện HTX đã có 136 hộ thành viên với diện tích là 543,8 ha được công nhận đạt chuẩn organic. “Sản xuất điều hữu cơ, các thành viên HTX chấp nhận năng suất thấp hơn, công chăm sóc nhiều hơn, nhưng bù lại sẽ có giá bán tốt hơn, được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm và có chứng nhận. Tỷ lệ sản phẩm của thành viên HTX được bao tiêu sản phẩm đầu ra đạt trên 70%.”- bà Yến chia sẻ. Cũng theo bà Yến, trong quá trình chăm sóc cây điều hòa toàn không sử dụng hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến môi trường sống, không để tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản. Lợi ích của việc trồng điều sạch này là việc thích ứng với biến đổi khí hậu, năng suất cao và có tiền phúc lợi khi xuất khầu điều, tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế hộ và xây dựng chuẩn kết nối trồng điều từ sản xuất đến tiêu thụ. HTX còn phối hợp với Liên hiệp hợp tác xã Điều Bình Phước cung ứng 380 lít phân bón lá của Công ty Việt - Mỹ cho các thành viên kịp thời xử lý trong giai đoạn ra hoa, đậu quả. Để có đầu ra cho sản phẩm, HTX ký kết hợp đồng với công ty, doanh nghiệp và tổ chức thu mua vào đầu mùa vụ hàng năm. Trong đó công ty Xuất khẩu điều Việt Hà là đơn vị liên kết theo chuỗi giá trị. Hiện tại HTX có 14 điểm đại diện thu mua được bố trí ở các thôn Bù Lư, Bù Dốt, Bù La, Bù Nga, Đắk Á. “Giá cả tại thời điểm thu mua: Đối với Điều organic cao hơn giá thị trường là 1.000 đồng/kg. Sau vụ mùa, công ty bù thêm giá 500 đồng/kg cho nông dân. HTX cũng ký hợp đồng tiêu thụ mua điều thô với một số công ty như: Công ty Việt Hà, Công ty Phúc An, Công ty Thiên Đức... Chị Đào Thị Thơ, một thành viên của HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập chia sẻ: Gia đình chị có gần 2 ha điều. Nhận thấy việc tham gia vào HTX được hưởng nhiều lợi ích và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nên gia đình chị tự nguyện xin vào HTX từ năm 2011. Từ khi vào HTX đến nay, chị nhận được nhiều lợi ích như tư vấn khoa học – kỹ thuật, hướng dẫn cách bón phân, cách sử dụng thuốc trừ sâu không ảnh hưởng tới nông sản và không gây ô nhiễm môi trường… Từ đó, năng suất cao hơn rõ rệt so với khi chưa vào HTX. Những thành công của HTX trong những năm qua đã cho thấy, HTX đang vững bước trên con đường phát triển theo hướng bền vững và đây là mô hình HTX cần được nhân rộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Bên cạnh những kết quả đạt được, HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Trình độ nhận thức của thành viên HTX không đồng đều; trong lĩnh vực sản xuất, chăm sóc, đại đa số bà con nông dân làm theo ý tự phát… chưa tuân thủ chặt chẽ các quy trình do đã quen sản xuất theo phương pháp truyền thống; giá cả thấp, không ổn định do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; đầu ra cho sản phẩm mặc dù đã có hợp đồng thu mua nhưng chưa có tính bền vững, vì phải phụ thuộc vào sự phát triển của đơn vị bao tiêu đầu ra… Chia sẻ về định hướng phát triển của HTX trong thời gian tới, bà Yến cho biết: Chúng tôi sẽ xây dựng HTX liên kết theo chuỗi giá trị bền vững, sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn Organic. HTX đặt quyết tâm nâng cao sản lượng, chất lượng, ổn định giá cả hợp lý theo thị trường, đồng thời vận động các nhóm điều tập thể tham gia thành lập tổ hợp tác để làm mô hình điểm của HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập. HTX cũng sẽ vận động các hộ thành viên có vườn điều già, năng suất thấp cải tạo bằng phương pháp lai ghép hoặc trồng điều giống mới năng suất cao… Với những thành công của HTX trong những năm qua, năm 2017, 2018, HTX Nông nghiệp Bù Gia Mập đã được Liên minh HTX tỉnh công nhận là “Hợp tác xã điển hình tiên tiến”; năm 2019 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tặng Bằng khen. Bảo Linh

Vươn lên thoát nghèo từ nuôi tôm

TĐKT - Sinh ra trong gia đình thuần nông, khởi nghiệp chỉ có vài công đất nhưng nhờ chịu khó học hỏi, cần cù trong lao động, anh Huỳnh Deo (ấp Giồng Giữa B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu) có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, cuộc sống ngày càng khá giả. Anh Deo bên mô hình nuôi tôm của gia đình Cũng như nhiều nông dân khác, gia đình hai bên đều khó khăn nên khi có gia đình riêng, cha mẹ cho được 2 công đất và cũng là tài sản duy nhất để anh Deo lập nghiệp. Chia sẻ về thời gian khó khăn đó, anh Deo cho biết: Sau khi lập gia đình, nghĩ cuộc sống của cha mẹ đã nghèo thì bây giờ mình phải quyết tâm làm ăn để cuộc sống đỡ vất vả. Từ suy nghĩ đó, với diện tích đất làm vốn, tôi bắt đầu học hỏi kỹ thuật nuôi tôm. Ban đầu do thiếu vốn sản xuất, vay mượn khắp nơi được số vốn ít ỏi, anh Deo cũng đầu tư nuôi tôm nhưng với quy mô nhỏ. Những năm khi mới bắt đầu nuôi tôm, do chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật nên anh gặp nhiều khó khăn. Không những không thu được lợi nhuận mà thậm chí anh còn bị lỗ vốn. Tuy nhiên, điều đó không làm anh Deo nản lòng mà càng khiến anh có quyết tâm thoát nghèo hơn. Vậy là anh đã tự học hỏi kỹ thuật nuôi tôm qua báo, đài. Đặc biệt, anh tích cực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về sản xuất, nuôi tôm do hội nông dân xã phối hợp tổ chức. Hầu hết các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật do ngành chức năng tổ chức, anh Deo đều tham dự đầy đủ. Thông qua các lớp học đó, anh Deo đã học hỏi được nhiều kiến thức về nuôi tôm và áp dụng vào mô hình của gia đình. Từ đó nuôi tôm năm nào cũng đạt hiệu quả. Nhờ sự cần cù, chịu khó và tiết kiệm trong chi tiêu nên cuộc sống gia đình anh Deo ngày càng khá giả. Có vốn tích lũy, anh mua thêm đất và tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm. Trung bình mỗi năm anh thu lãi từ 200 - 300 triệu đồng. Thành công từ mô hình nuôi tôm công nghiệp, anh Deo mở rộng đầu tư nuôi cua, cá phi và đang dự tính nuôi thêm cá đối mục, bước đầu đã cho thu nhập. Nhờ chi tiêu hợp lý, anh đã xây dựng căn nhà khang trang, với đầy đủ tiện nghi. Thu nhập ổn định, vợ chồng anh có điều kiện chăm lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, anh Deo còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động. Anh sẵn sàng đóng góp nhiều ngày công lao động cùng với địa phương vệ sinh môi trường, trồng cây xanh làm hàng rào xanh trước nhà, chỉnh trang nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp… nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Bên cạnh đó, anh còn sẵn sàng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật về chăn nuôi, sản xuất cho những nông dân trong ấp Giồng Giữa B có nhu cầu phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống. Những việc làm của anh Deo trong những năm qua đã được nhiều bà con nông dân trong ấp Giồng Giữa B và trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông tin yêu và quý trọng. Nhờ cần cù, chịu khó và chí thú làm ăn, từ một gia đình khó khăn, nhà cửa tạm bợ, giờ đây gia đình anh Huỳnh Deo trở thành một trong những hộ dân khá giả trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông. Anh thật sự là tấm gương điển hình trong vượt khó, thoát nghèo và vươn lên làm giàu ở địa phương. Tuệ Minh

Thi đua gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán

TĐKT - Với trách nhiệm là Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chuyên ngành VI, trong các năm từ 2015 đến 2019, anh Nguyễn Anh Tuấn đã lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Tổng KTNN giao. Anh và lãnh đạo đơn vị đã nghiêm túc quán triệt trong đơn vị các chỉ đạo của Tổng KTNN về việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ, tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán. Đồng thời, tích cực triển khai, thực hiện các giải pháp nâng cao ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Nhờ đó, từ năm 2015 đến nay, KTNN chuyên ngành VI không phát hiện các trường hợp vi phạm Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán, Quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước trong ứng xử với đơn vị được kiểm toán.   Anh Nguyễn Anh Tuấn (thứ 3 từ phải sang) được tuyên dương tại Hội nghị điển hình tiên tiến KTNN chuyên ngành VI giai đoạn 2020 - 2025. Từ năm 2015 đến 2019, anh đã lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện 60 cuộc kiểm toán, gồm 37 cuộc kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC), 11 cuộc kiểm toán kết quả tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp (GTDN) để cổ phần hóa, 12 cuộc kiểm toán chuyên đề, hoạt động. Qua hoạt động kiểm toán, các đoàn kiểm toán do KTNN chuyên ngành VI thực hiện đã kiến nghị xử lý tổng số kiến nghị kiểm toán là 45.239 tỷ đồng, trong đó số kiến nghị tăng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) là 21.182 tỷ đồng, kiến nghị tăng vốn nhà nước khi cổ phần hóa 12.227 tỷ đồng, kiến nghị xử lý về đầu tư xây dựng cơ bản 8.739 tỷ đồng, kiến nghị khác 3.091 tỷ đồng. Một số đoàn kiểm toán có kết quả kiến nghị xử lý cao như đoàn kiểm toán tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam BCTC năm 2018 kiến nghị nộp NSNN 5.487 tỷ đồng, năm 2014 kiến nghị nộp NSNN 4.021 tỷ đồng; đoàn kiểm toán tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam năm 2016 kiến nghị nộp NSNN 2.054 tỷ đồng; đoàn kiểm toán tại Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn kiến nghị tăng vốn nhà nước 4.586 tỷ đồng; đoàn kiểm toán hoạt động đầu tư xây dựng của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam kiến nghị xử lý 6.362 tỷ đồng. Ngoài ra, qua kiểm toán, các đoàn kiểm toán do KTNN chuyên ngành VI chủ trì đã đưa ra có 39 kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung văn bản; 113 kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách. Đặc biệt chuyển 3 bộ hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ một số sai phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đồng thời, các đoàn kiểm toán đã có nhiều phát hiện quan trọng, chỉ ra các tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý để kiến nghị đơn vị được kiểm toán kịp thời chấn chỉnh nhằm nâng cao công tác quản lý, quản trị hiệu quả nguồn lực nhà nước tại doanh nghiệp. Trong công tác kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán, anh đã lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị tổ chức lập kế hoạch hàng năm trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị với nhiều nỗ lực, quyết tâm cao và phương pháp phù hợp, được các đơn vị được kiểm tra đồng tình và phối hợp thực hiện. Kết quả tình hình thực hiện kiến nghị của các đơn vị được kiểm toán thời gian vừa qua cho thấy tính hiệu quả, hiệu lực của việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN chuyên ngành VI rất cao: Tổng số thực hiện kiến nghị kiểm toán giai đoạn 2015 - 2018 là 35.515 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 92,21%. Dưới sự lãnh đạo của anh, về cơ bản, đội ngũ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng của KTNN chuyên ngành VI đã được kiện toàn, phát huy được vai trò trong công tác quản lý; chất lượng cán bộ, công chức của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI có trình độ chuyên môn tốt, đồng đều, đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ. Đơn vị có 2 cán bộ công chức có trình độ tiến sĩ, 50 cán bộ, công chức có trình độ thạc sĩ, còn lại các cán bộ công chức là cử nhân và kỹ sư, trong số đó có 2 công chức đã có Chứng chỉ kế toán công chứng Anh (ACCA). Là Ủy viên Hội đồng Nghiên cứu Khoa học KTNN, anh đã có nhiều ý kiến đóng góp với Hội đồng Nghiên cứu Khoa học KTNN về kế hoạch nghiên cứu khoa học, danh mục đề tài, kết quả nghiên cứu, để công tác nghiên cứu khoa học của KTNN ngày càng nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả. Mặt khác, anh thường xuyên quan tâm, khích lệ, động viên cán bộ, công chức trong chuyên ngành chủ động đăng ký tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn kiểm toán để đưa ra những giải pháp giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động kiểm toán. Trong giai đoạn 2015 - 2020, các đề tài nghiên cứu khoa học do cán bộ, công chức của KTNN chuyên ngành VI đã được nghiệm thu và ứng dụng vào thực tế, phục vụ có hiệu quả cho công tác kiểm toán của đơn vị, làm cơ sở khoa học và thực hiện để KTNN sử dụng ban hành quy trình, quy định trong hoạt động kiểm toán. Cá nhân anh là chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Tổ chức kiểm toán đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống” được KTNN nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc. Với cương vị là Bí thư Đảng ủy Bộ phận KTNN chuyên ngành VI, anh đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị nhân sự cấp ủy theo đúng các chỉ thị của Bộ Chính trị, Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và Đảng ủy KTNN, nhân sự được giới thiệu đã đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, cơ cấu, độ tuổi, có năng lực, uy tín, nhiệt tình trong công tác. Hàng năm, anh đã lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị ban hành và thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy bộ phận với Lãnh đạo KTNN chuyên ngành VI và các tổ chức đoàn thể; tổ chức đoàn thể phát huy tốt vai trò của mình, tập hợp đông đảo lực lượng tham gia các hoạt động, thường xuyên đổi mới về nội dung và có chiều sâu. Các hoạt động có ý nghĩa thiết thực, có nhiều phong trào thi đua sôi nổi, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao vào các dịp ngày lễ lớn của đất nước và của ngành, đã động viên đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ với hiệu quả, chất lượng cao. Anh cùng đơn vị tổ chức các hoạt động xã hội thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách”, như: Xây dựng nhà tình nghĩa, tổ chức thăm hỏi và tặng quà gia đình chính sách nhân dịp tết cổ truyền và các đợt phát động của ngành, tổ chức thăm hỏi các gia đình có thân nhân liệt sĩ, dâng hương dâng hoa tại các nghĩa trang liệt sĩ; đóng góp ủng hộ đồng bào các vùng bị thiên tai lũ lụt; động viên khen thưởng kịp thời các đoàn viên có thành tích; tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời những đoàn viên ốm đau, có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống... Đặc biệt, trên cơ sở quy định, hướng dẫn của Đảng ủy KTNN về chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh đối với ngành KTNN, anh đã lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm, tình hình hoạt động của đơn vị. Định kỳ 6 tháng và cuối năm, căn cứ Bản đăng ký và đánh giá của đảng viên, công chức được các chi bộ trực thuộc và các chi bộ sinh hoạt tạm thời tại các đoàn kiểm toán xem xét, đánh giá và xếp loại; Đảng ủy bộ phận tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành và xếp loại đối với mỗi đảng viên, công chức trong việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năm 2019, anh cùng với tập thể cấp Ủy đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW biểu dương, khen thưởng 6 tập thể và 7 cá nhân tiêu biểu. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của anh, KTNN chuyên ngành VI đã đạt được nhiều thành tích tự hào thông qua các phong trào thi đua yêu nước từ 2015 – 2019.  Anh đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Bằng khen của Tổng KTNN, 1 lần được KTNN tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp ngành, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 1 lần được Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tặng danh hiệu“Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Trang Lê  

Trang