TĐKT - 21 năm qua, ông Cao Việt Đức, thôn Trại Đảng, xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, Bắc Giang không quản ngại khó khăn, vất vả, đã phối hợp với các đơn vị tìm kiếm được 1.646 mộ liệt sĩ; đã đưa về quê nhà 1.191 hài cốt liệt sĩ; tự đi lấy mẫu ADN cho trên 200 mộ liệt sĩ, tìm kiếm được hàng vạn thông tin liệt sĩ do các đơn vị tin tưởng cung cấp; cung cấp hàng chục ngàn thông tin mộ liệt sĩ trên chương trình Những người con hi sinh vì Tổ quốc của Đài Tiếng nói Việt Nam... Năm 2020, ông được tôn vinh là “Tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng” và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Là người lính may mắn trở về sau chiến tranh, ông Đức luôn mong mỏi có cơ hội trở lại chiến trường xưa để tìm và đón đưa các đồng đội của mình về đoàn tụ với gia đình, quê hương. Năm 2000, sau khi đã xây dựng cho gia đình một cơ ngơi vườn đồi trang trại ổn định, ông lấy 10 triệu đồng, nói với vợ con là về thăm quê nội, nhưng thực tế đến thành phố Vĩnh Yên, gửi xe máy vào nhà người quen rồi bắt xe khách đến huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Sau 8 ngày rong ruổi cùng đội quy tập địa phương và phòng Lao động - Thương binh Xã hội huyện Châu Thành, họ đã tìm được 12/18 phần mộ liệt sĩ của đơn vị. Ngay sau đó, ông đã trực tiếp cùng 12 gia đình trên tổ chức đưa đón 12 phần mộ liệt sĩ đó về nơi quê nhà trong 2 năm 2000 và 2001.
Cựu chiến binh Cao Việt Đức hy sinh mọi nhu cầu cá nhân để đi tìm mộ liệt sĩ (nguồn ảnh internet)
Sau chuyến đi ấy trở về, không đêm nào người cựu chiến binh ấy ngủ yên bởi vẫn vương vấn nghĩa tình đồng đội, khiến ông đứng ngồi không yên. Đặc biệt, tiếng lành đồn xa, nhiều gia đình đã liên hệ tới ông để nhờ tìm kiếm giúp phần mộ liệt sĩ của gia đình họ. Đáng nói là, từ năm 2004 trở lại đây, số lượng thân nhân liệt sĩ gửi hồ sơ về nhờ tìm mộ liệt sĩ mỗi năm một tăng nhiều.
“Từ đó, tôi như hoàn toàn tách mình khỏi gia đình, toàn tâm toàn ý dành hết thời gian, công sức và một phần tiền bạc của mình, ngày đêm miệt mài bên những trang hồ sơ liệt sĩ; sau đó là những hành trình tiếp nối hành trình không ngơi nghỉ cho đến ngày hôm nay và cả sau này.” – ông Đức chia sẻ.
Ông Đức cho biết, phương pháp tìm kiếm của ông hoàn toàn mang tính khoa học, suy luận logic, chứ không tìm mộ bằng ngoại cảm hay bói toán.
“Căn cứ vào mã hiệu, ký hiệu, số hiệu trong giấy báo tử liệt sĩ và ký hiệu hòm thư chiến trường, tôi đã giải mã ra các mã hiệu - số hiệu - ký hiệu; từ đó phân định ra chính xác vùng, đơn vị mà liệt sĩ đó đã chiến đấu hi sinh; sau đó lập hồ sơ đề nghị cung cấp thông tin liệt sĩ, gửi vào các quân khu - quân đoàn - sư đoàn các bộ tư lệnh, quân binh chủng toàn quân...” – ông Đức cho biết.
Sau khi được các đơn vị trả lời bằng văn bản, căn cứ vào các thông tin quý báu đó, ông tiếp tục lập hồ sơ gửi vào các đơn vị từ tỉnh đội đến quân sự địa phương, nơi thông tin liệt sĩ đó hi sinh và an táng, để yêu cầu xác minh tìm kiếm phần mộ liệt sĩ đó đã quy tập chưa, nếu đã quy tập rồi thì quy tập về đâu, phần mộ có thông tin như thế nào (hàng, lô, số mộ ra sao...).
Khi các đơn vị quy tập này thông báo những phần mộ đó đã được quy tập vào nghĩa trang, ông Đức hướng dẫn cho thân nhân lập hồ sơ thăm viếng và di chuyển về quê nhà.
Đối với những phần mộ trên bia mộ và hồ sơ có thông tin chưa đầy đủ hoặc thông tin sai lệch, ông gửi hồ sơ xác minh thông tin liệt sĩ về các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của tỉnh nơi quê hương liệt sĩ. Nếu có đủ yếu tố trùng khớp, ông tiếp tục lập hồ sơ có xác nhận của cơ quan Thương binh và Xã hội địa phương gửi đề nghị Cục Người có công và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ cho phép bổ sung, điều chỉnh thông tin trên bia mộ liệt sĩ.
Đối với những mộ hoặc cùng nhóm mộ mà đội quy tập hoặc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nơi các liệt sĩ hi sinh kết luận trả lời rằng đã được quy tập vào nghĩa trang nhưng chưa xác định được danh tính hàng – lô – số mộ, ông hướng dẫn các nhân thân nhóm mộ đó làm hồ sơ về Cục Người có công cho phép lấy mẫu sinh phẩm hài cốt mộ đó, nhóm mộ đó.
Đối với những hồ sơ mà ông đề nghị tìm kiếm quy tập, nhưng được các đơn vị trả lời chưa được quy tập, thì ông tiếp tục cùng thân nhân tìm thêm các cựu chiến binh nhân chứng người chôn cất, khi đã đủ độ thông tin tin cậy, ông cùng thân nhân liệt sĩ lên đường đến nơi đó đề nghị đội quy tập địa phương và nhân dân tiếp tục phối hợp tìm kiếm và quy tập, từ căn cứ sơ đồ mộ do đơn vị cung cấp và tọa độ vật chuẩn khi an táng.
Xuất phát từ phương pháp liên ngành mà ông và các đơn vị cùng nhân dân địa phương đã tìm được một số mộ liệt sĩ ngoài trận địa. Đặc biệt có những mộ còn nằm lại trên non cao của đỉnh Trường Sơn đã được ông cùng đội quy tập chèo đèo, lội suối rừng cả ngày đường, leo lên tìm kiếm và đưa các anh xuống núi trở về trong nước mắt.
Trong 10 năm trở lại đây, ông đã đi sâu vào phương pháp giám định ADN các nhóm mộ lớn và giám định tổng thể một số nghĩa trang. Phương pháp này là phương pháp khoa học tìm mộ liệt sĩ bằng nguồn gen tế bào đòi hỏi phải hết sức chính xác về nguồn tin, nguồn gien liệt sĩ và nguồn gien thân nhân. Bởi vậy, đối với những nhóm mộ lớn hoặc tổng thể một nghĩa trang, trước tiên ông phải đến địa phương nơi có nghĩa trang đó để cùng các đơn vị và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương, lão thành cách mạng và nhân dân tìm hiểu địa bàn đó gồm những đơn vị nào chiến đấu hi sinh ở đó, những bệnh viện trạm phẫu nào hoạt động ở đó, được quy tập về... Sau đó, ông tiếp tục đeo ba lô tới những đơn vị đó đề nghị cung cấp danh sách những liệt sĩ có thông tin hi sinh và an táng ở những địa điểm khu vực nghĩa trang đó. Khi có được những thông tin chính xác ấy, ông lập thông báo cùng các bản mẫu hướng dẫn hồ sơ gửi về các Ban Thường vụ Hội Cựu chiến binh địa phương của các liệt sĩ trong danh sách ấy, đề nghị các Hội CCB tới tận nhà hướng dẫn họ làm hồ sơ xin lấy mẫu ADN. Ông Đức sẽ là người tổng hợp và thay mặt các thân nhân làm chủ đơn đề nghị Cục Người có công xây dựng kế hoạch lấy mẫu ADN ở những nhóm mộ lớn đó và tổng thể nghĩa trang đó.
Ông Cao Việt Đức đưa hài cốt liệt sĩ Hoàng Văn Ái từ nghĩa trang biên giới Việt - Lào về gia đình ở Yên Thế, Bắc Giang ( nguồn ảnh internet)
Với những cách làm khoa học và đầy tâm huyết ấy, trong 21 năm qua, ông đã phối hợp tìm kiếm được 1646 mộ liệt sĩ; đã đưa về quê nhà 1191 hài cốt liệt sĩ; phối hợp tìm được ngoài trận địa cũ 11 liệt sĩ. Ông đồng thời là chủ đơn xác minh hướng dẫn và cấp mẫu được trên 3000 mẫu sinh phẩm thân nhân cho 5 nghĩa trang đã lấy mẫu ADN tổng thể. Ông là chủ đơn xác minh hướng dẫn và lập hồ sơ đề nghị và được lấy mẫu ADN cho 1859 mộ liệt sĩ thông qua phương pháp giải mã hồ sơ. Ngoài ra, ông còn tự mình đi lấy mẫu ADN cho trên 200 mộ liệt sĩ nhóm nhỏ, đơn mộ trong các nghĩa trang cả nước từ Cần Thơ đến Điện Biên, Lào Cai; tìm kiếm được hàng vạn thông tin liệt sĩ do các đơn vị tin tưởng cung cấp. Đồng thời, ông còn cung cấp hàng chục ngàn thông tin mộ liệt sĩ công bố trên chương trình thông tin về những người con hi sinh vì Tổ quốc của Đài Tiếng nói Việt Nam...
Ông cho biết, trong thời gian tới, ông vẫn đang tiếp tục giải mã để phối hợp với các đơn vị cung cấp thông tin và lập hồ sơ đề nghị Cục Người có công xây dựng kế hoạch, lấy mẫu ADN tại 3 nghĩa trang, đó là: 2 nghĩa trang cấp xã ở Quảng Trị và nghĩa trang Công Khao, Điện Biên. Đồng thời, tiếp tục xử lý hơn 700 hồ sơ liệt sĩ đang tồn đọng; tổ chức đưa đón hơn 600 liệt sĩ về quê nhà trong năm 2021.
Với những nỗ lực đó, nhiều năm qua, ông đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của Hội Cựu chiến binh; Ban Liên lạc Cựu chiến binh đặc công tỉnh Bắc Giang và của các huyện, xã trên địa bàn cả nước. Nhưng tâm sự với chúng tôi, ông Đức bảo rằng, phần thưởng cao quý nhất mà ông nhận được đó chính là những giọt nước mắt hạnh phúc của những người mẹ, người vợ, người con trong mỗi lần ông đưa được đồng đội trở về.
Ông Đức cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Cục Người có công (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã phối hợp, tạo điều kiện để ông có cơ hội đóng góp phần công sức nhỏ bé của mình vào nhiệm vụ chung thiêng liêng của Đảng và Nhà nước. Điều ông mong mỏi nhất hiện nay chính là các cấp, các ngành cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng ngân hàng ADN của các nghĩa trang để các liệt sĩ chưa xác định được danh tính được “trả lại tên”. Ông cũng mong muốn sẽ có thêm nhiều cựu chiến binh tham gia hỗ trợ, cung cấp thông tin giúp các đồng đội đã hy sinh được trở về.
Mai Thảo
Điển hình tiên tiến
Người lãnh đạo nhiệt huyết, nhiều sáng tạo trong ngành Nội vụ
TĐKT - Nét mặt thân thiện, vui tươi, cởi mở nhưng không kém phần cương nghị là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc và làm việc với ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ. Ông sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hiếu học xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Chính mảnh đất nơi đây đã nuôi dưỡng ông, một người con có chí lớn. Chánh Văn phòng Vũ Đăng Minh Trải qua nhiều vị trí công tác, ở vị trí nào ông cũng làm tốt công tác chuyên môn với bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn đạt nhiều thành tích cao. Từ năm 2015 đến tháng 5/2018 với trách nhiệm là Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, ông đã lãnh đạo đơn vị triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm như: Chủ trì xây dựng, tham mưu giúp Bộ trưởng trình Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản về trực tiếp tham mưu ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Đồng thời trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị. Chủ trì tổ chức xây dựng dự án Luật Thanh niên (sửa đổi). Dự án đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2020. Ngoài ra, ông còn trực tiếp tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg ngày 16/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai thực hiện sâu rộng trong toàn quốc làm cơ sở để các cấp bộ đoàn, xã hội tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động tình nguyện của thanh niên. Song song với đó, ông trực tiếp tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam làm cơ sở để Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành bộ chỉ số đánh giá sự phát triển của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm cơ sở để thu thập, thống kê số liệu về thanh niên. Từ đó, để đánh giá sự phát triển của thanh niên; làm căn cứ phục vụ công tác hoạch định chính sách, pháp luật cho thanh niên; là cơ sở để giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên. Tiếp đó, ông trực tiếp tham mưu xây dựng Thông tư số 11/2018/TT-BNV ngày 14/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định và hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam. Trong quá trình công tác, ông vẫn ấn tượng nhất với dự án ông tham mưu trực tiếp trình Chính phủ - Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo (nay là 64 huyện nghèo) gọi tắt là Dự án 600 Phó Chủ tịch xã và trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án. Thông qua đó đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được tôi luyện và trưởng thành từ thực tiễn ở cơ sở bổ sung vào đội ngũ cán bộ của các huyện nghèo trong cả nước. Cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện thành công Dự án 600 Phó Chủ tịch xã từ khâu xây dựng văn bản hướng dẫn đến tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng, bố trí đội viên về xã công tác. Dự án đã tuyển chọn và bố trí được 580 đội viên về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của 580 xã. Song song với đó, ông chủ động phối hợp với Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc tổ chức cho 5 đoàn với tổng số 203 đội viên thuộc Dự án 600 Phó Chủ tịch xã và công chức đi học tập, trao đổi kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại Hàn Quốc. Mặt khác, hằng năm, ông tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức quản lý nhà nước cho đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã. Sau hơn 5 năm công tác, đến nay hầu hết các đội viên đều có tư tưởng vững vàng, xác định rõ nhiệm vụ, yên tâm công tác, nắm bắt và triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ. Nhiều đội viên đã tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền tổ chức triển khai thực hiện các đề án phát triển kinh tế - xã hội mang lại hiệu quả thiết thực, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhận. Ông Vũ Văn Minh tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Dự án 600 Phó Chủ tịch xã của các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Sau đó, ông đã liên tục tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30/9/2013. Thông qua đó, đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ cho địa phương. Mặc dù công việc bận rộn nhưng ông luôn là người quan tâm, chu đáo trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cựu thanh niên xung phong. Ông luôn kiểm tra, đôn đốc các địa phương thẩm định hồ sơ và giải quyết kịp thời những phát sinh liên quan đến giải quyết chế độ đối với TNXP theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2016, toàn quốc đã có 63/63 (đạt 100%) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện chế độ đối với cựu thanh niên xung phong trong kháng chiến và đã giải quyết được 56.070 hồ sơ còn tồn đọng trước đây với tổng số kinh phí đã chi trả trợ cấp là 162.260.500 đồng. Trên cơ sở đó, ông tham mưu cho lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch sơ kết 03 năm việc thực hiện Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg (Kế hoạch số 3513/KH-BNV ngày 29/8/2014). Đồng thời, hướng dẫn, đôn đốc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai việc sơ kết và gửi báo cáo về Bộ Nội vụ để chuẩn bị cho Hội nghị toàn quốc đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách này vào Quý III năm 2015. Theo đó, ông đã trực tiếp tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách này. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Nội vụ từng bước đưa công tác này đi vào nền nếp góp phần hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt chính sách phát triển thanh niên. Ông cho biết thêm, từ tháng 5/2018 đến nay, với trách nhiệm là Chánh Văn phòng Bộ, ông đã lãnh đạo đơn vị triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung xây dựng để trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt Đề án Hệ thống quản lý văn bản và một cửa điện tử tại Bộ Nội vụ và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt việc gửi, nhận văn bản, chữ ký số theo đúng Quyết định số 28/2018/QĐ-BNV ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng. Sau 3 tháng thực hiện (kể từ ngày 01/10/2018), Bộ Nội vụ đã hoàn thành 100% việc gửi, nhận văn bản điện tử bảo đảm việc xử lý văn bản đến của Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ và thủ trưởng các đơn vị được thực hiện trên môi trường mạng; sau 6 tháng thực hiện quyết liệt chỉ đạo thực hiện tiếp theo, Bộ Nội vụ đã hoàn thành 100% việc ký số văn bản và tại Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Quyết định 28/2018/QĐ-TTg, Bộ Nội vụ là một trong 5 Bộ được Văn phòng Chính phủ đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong việc gửi, nhận văn bản điện tử và ký số văn bản. Không dừng lại ở đó, ông còn quyết liệt việc triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tại Văn phòng Bộ. Tuy có nhiều khó khăn, vướng mắc về nhận thức và quan điểm khác nhau, song sau 6 tháng xây dựng phần mềm, chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật, quy chế, chế độ làm việc và các văn bản hướng dẫn liên quan, Bộ Nội vụ đã tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động Bộ phận Một cửa điện tử từ tháng 3/2019 (Bộ Nội vụ là một trong 3 bộ đầu tiên triên khai mô hình một cửa điện tử). Kết quả, Bộ phận Một cửa điện tử của Bộ Nội vụ đã vận hành thông suốt, việc giải quyết thủ tục hành chính trước đây thường bị chậm nhiều tháng, tổ chức và công dân đi lại nhiều lần, phát sinh tiêu cực,... đến nay đã được khắc phục và được Bộ trưởng đánh giá cao và đề nghị tiếp tục nghiên cứu bổ sung thủ tục giao biên chế công chức hằng năm của các bộ, ngành và địa phương vào Bộ phận Một cửa của Bộ. Trên cương vị của mình, ông quyết liệt chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Văn phòng Bộ bảo đảm hoàn thành tiến độ và chất lượng theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ. Đặc biệt là công tác tham mưu, tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các chương trình, kế hoạch, đề án, nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị. Đến nay sau nhiều năm, Bộ Nội vụ không còn tình trạng nợ đọng văn bản với cấp có thẩm quyền; công tác thi đua khen thưởng được đổi mới phương pháp, cách thức và lề lối làm việc nên chất lượng tham mưu, đề xuất được nâng lên. Kết quả đã trình Bộ trưởng cho tổ chức 7 cụm thi đua tại các địa phương, được cán bộ, công chức các địa phương hoan nghênh và đánh giá cao. Việc bình xét khen thưởng cuối năm được thực hiện ngay trong năm kế hoạch, khắc phục tình trạng để nợ đọng 2 đến 3 năm như trước đây. Không chỉ tham gia, chỉ đạo trong công tác chuyên môn, ông còn là người tham gia rất nhiều trong hoạt động nghiên cứu khoa học, cụ thể: Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Nghiên cứu thí điểm thi tuyển một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máy nhà nước”. Đề tài đã bảo vệ tháng 10/2011. Tiếp đó là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Cơ sở khoa học nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Đề tài đã bảo vệ năm 2015, kết quả 2 đề tài của ông đều đạt loại khá. Là một người năng động, thời gian rảnh ông viết thêm bài đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành với tổng 30 bài viết. Tích cực giảng dạy kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính của Học viện Chính trị Quốc gia và các bộ, ngành địa phương chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức. Hơn hết, ông trực tiếp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên do Bộ Nội vụ và Sở Nội vụ của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức; một số chuyên đề cho đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã của 64 huyện nghèo và Đề án 500 trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi của 34 tỉnh thuộc phạm vi Đề án. Làm giảng viên kiêm nhiệm của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Học viện Hành chính Quốc gia; Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và trực tiếp hướng dẫn một số học viên cao học. Dù ở vai trò nào ông cũng luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức, hoạt động của đơn vị từ khâu xây dựng thể chế, chính sách, Chiến lược phát triển thanh niên đến việc xây dựng, hình thành đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên của các bộ, ngành và địa phương; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này nắm bắt và triển khai công việc, từng bước đưa công tác quản lý nhà nước về thanh niên đi vào nền nếp; tổ chức xây dựng trình Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiều chương trình, đề án, dự án phát triển thanh niên và tổ chức thành công các nhiệm vụ này sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước công việc được giao, ông luôn cố gắng tìm hiểu, học tập kinh nghiệm để nâng cao kiến thức và kỹ năng nhằm từng bước đưa hoạt động của đơn vị đi vào nền nếp đúng với chức năng, nhiệm vụ được phân công. Chủ động phân công công việc cho cấp phó, người đứng đầu các phòng, đội. Với đặc thù của Văn phòng là số lượng người đông chiếm gần 1/3 số lượng người làm việc của khối cơ quan Bộ, song số lượng công chức có năng lực tham mưu, đề xuất, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của Văn phòng lại ít hơn so với số người lao động hợp đồng theo quy định tại Nghị định 68 của Chính phủ. Là người nhanh nhạy nên ông đã chủ động tiếp cận công việc của các phòng, đội nhanh chóng nắm bắt được năng lực thực tế, điểm mạnh, điểm yếu và những đề xuất, kiến nghị của công chức, người lao động trong đơn vị để có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp và phân công công việc cho phù hợp với năng lực, sở trường của từng người. Qua đó, tình hình nội bộ của Văn phòng dần ổn định và đi vào nền nếp, nội bộ đoàn kết, thống nhất, mọi người phấn khởi, hăng hái thi đua làm việc để phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao… Với những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy, ông đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba; Bằng khen của Thủ tưởng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Bằng khen của Đảng ủy cơ quan Bộ Nội vụ; Bằng khen của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Bằng khen của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhiều năm liền là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và cấp Bộ. Hồng ThiếtTĐKT - Nỗ lực và kiên trì học tập, chị Hoàng Thị Hải, công nhân Nhà máy Sợi - Tổng công ty Cổ phần Dệt May Nam Định đã vượt khó đi lên bằng chính khả năng của mình. Với chị, những thử thách trong cuộc sống và công việc sẽ là bải học để vươn lên khẳng định bản thân mình.
Chị Hải tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007, sau đó chị được nhận về làm công nhân tại Nhà máy Sợi – Tổng công ty Cổ phần Dệt May Nam Định cho tới nay. Trong công việc, chị được mệnh danh là người thợ trẻ có “Bàn tay vàng” và gặt hái được nhiều thành công. Vinh dự ấy tạo động lực cho chị và những công nhân lao động (CNLĐ) trẻ ngành Dệt có thêm niềm tin, mong muốn tiếp tục được gắn bó với nghề.
Nhờ sự cần cù, vượt khó và thường xuyên quan sát, sau gần 10 năm tích lũy kinh nghiệm, cô thợ trẻ Hoàng Thị Hải đã có 2 sáng kiến mang lại hiệu quả trên 200.000.000 đồng mỗi năm cho nhà máy. Đặc biệt các sáng kiến này đã có sức lan tỏa trong đội ngũ CNLĐ ngành Sợi của đơn vị nói riêng và ngành Dệt May nói chung.
Tiếp đó là sáng kiến mối nối nhanh đã đạt 20 mối/phút (tăng 4 mối/phút so với phương pháp cũ). Sáng kiến nối mối nhanh đã giúp cho năng suất, chất lượng của mỗi máy con tăng thêm từ 15-20%; giúp một công nhân đứng thêm được 4 máy (tức 18 máy), thay cho 8 máy con như trước đó. Chính sáng kiến này đã giúp chị Hoàng Thị Hải đạt danh hiệu Giải vàng ngành Sợi tại Hội thi thợ giỏi toàn quốc lần thứ V năm 2015.
Chị Hoàng Thị Hải - Bàn tay vàng ngành Sợi tại Hội thi thợ giỏi toàn quốc lần thứ V năm 2015 (ảnh Natexco)
Nối tiếp thành công trước đó, năm 2017, chị Hoàng Thị Hải đã cho ra sáng kiến “Thao tác máy nhanh” tức là đi tua xử lý máy linh hoạt theo phương trâm “Dễ trước, khó sau”, “Đơn giản trước, phức tạp sau” đi từ phải sang trái, mặt máy phải xử lý chính, mặt máy trái chủ yếu nối mối đơn giản hết đường tua đích đi ngược lại. Mục đích rút ngắn đường tua, tiết kiệm tiêu hao nguyên liệu, hạn chế sợi sai quy cách và hạn chế mối quấn. Sáng kiến này không những tiết kiệm được thời gian mà còn tiết kiệm được nguyên vật liệu. Các vật tư của máy sợi con như suốt, vòng da được kéo dài thời gian sử dụng…
Chị chia sẻ, đã là sáng kiến phải được ứng dụng và thực sự ý nghĩa khi nó có sự lan tỏa, ảnh hưởng trong hệ thống ngành nghề. Do vậy khi sáng kiến được áp dụng, chị Hoàng Thị Hải đã chia sẻ kinh nghiệm và trực tiếp hướng dẫn thao tác kỹ thuật cho đồng nghiệp. Chị động viên, khuyến khích bạn bè đồng nghiệp nỗ lực, cố gắng tìm ra những giải pháp, sáng kiến hơn mình nhằm góp phần hưởng ứng phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” do công ty phát động. Chính vì lẽ đó, đại đa số CNLĐ trong tổ sản xuất của chị mới vào nghề khi được tiếp cận những sáng kiến nhanh chóng trưởng thành. Một bộ phận CNLĐ tay nghề yếu được nâng cao, thế hệ người lao động lớn tuổi tích lũy thêm kinh nghiệm. Có được kết quả đó là sự cố gắng, đóng góp không nhỏ của cả tập thể người lao động nơi đây trong đó có cá nhân chị Hoàng Thị Hải.
Hoàng Thị Hải nhận giải thưởng “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” nhân tổng kết “Tháng công nhân” năm 2018 (ảnh Natexco)
Đặc biệt, chị đã không ngần ngại đảm nhận những trọng trách khó khăn mà thường ai cũng ngại như: Hết giờ làm việc ở lại thực hiện thử nghiệm các thao tác mối nối; tự nguyện xin được làm ca khi dây chuyền sản xuất thiếu thợ đứng máy; bố trí sắp xếp thời gian công việc gia đình sẵn sàng lên đường đến Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài (TX Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) và Công ty Dệt Phú Thọ (TP Việt Trì, Phú Thọ) tiếp cận và học hỏi chuyển giao công nghệ .
Sự cố gắng của chị Hoàng Thị Hải đã được ghi nhận với nhiều thành tích, danh hiệu cao quý như: “Bàn tay vàng” năm 2015; Người lao động Dệt May tiêu biểu giai đoạn 2011 - 2016; Người thợ giỏi toàn quốc, Bằng Lao động sáng tạo năm 2017; Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh năm 2018… Đặc biệt, năm 2017, chị Hoàng Thị Hải được vinh danh là 1 trong 100 phụ nữ tiêu biểu nhất của chương trình “Tự hào Phụ nữ Việt Nam” và được tham dự Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2017 - 2022. Năm 2018, chị vinh dự là đại biểu điển hình tiên tiến tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc; năm 2019, được Công đoàn Dệt May Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Thị Sen, giải thưởng dành riêng cho lao động nữ ngành Dệt May… cùng nhiều thành tích cao quý khác.
La Giang
TĐKT - Nhiều năm gắn bó với công tác giáo dục ở huyện vùng núi tỉnh Quảng Ngãi, thầy giáo Đặng Văn Cương, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển, giáo dục hòa nhập tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều việc làm ý nghĩa, luôn tận tụy, hết lòng vì học trò vùng cao. Những việc làm của thầy đã viết nên câu chuyện cổ tích đẹp về tình thầy trò, về tình nhân ái giữa người với người.
Hơn 20 năm trước, thầy giáo trẻ Đặng Văn Cương từ quê Thái Bình vào công tác trong ngành giáo dục huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Dù là thầy giáo, Phó Hiệu trưởng hay Hiệu trưởng Trường tiểu học Sơn Ba (nay là Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sơn Ba), dấu chân của thầy giáo trẻ ấy đã in khắp các thôn bản khó khăn ở vùng núi Sơn Hà, để vận động các học sinh đến lớp, đến trường. Đặc biệt, người dân ở Thôn Gò Da, xã Sơn Ba vẫn luôn nhớ ghi hình ảnh đẹp của người thầy giáo đáng kính này.
Gò Da nằm trong hốc núi. Đây là nơi sinh sống từ bao đời của hàng trăm hộ đồng bào Hrê vì lẩn khuất sau nhiều ngọn núi dựng đứng, cho nên Gò Da luôn bị cái nghèo đeo bám. Cuộc sống vốn dĩ chật vật, vì thế đồng bào chẳng màng tới chuyện học hành của con trẻ. Những năm trước, ở chốn rừng núi này, một năm học sinh chỉ có hai mùa là… mùa đót và mùa mật ong rừng. Bởi lẽ, khi đót bắt đầu trổ bông, ong bắt đầu cho mật thì cũng là lúc những đứa trẻ đang “tuổi ăn tuổi ngủ” ở đây bỏ học theo cha, anh lao vào rừng xanh kiếm sống.
Thầy Đặng Văn Cương và cậu học trò tí hon K’Rể
Nhưng, nghèo khó chỉ là một phần nguyên nhân khiến học sinh Gò Da “ngại” ra lớp vì con đường đến trường hằng ngày của các em là một hành trình gian nan với hơn bốn giờ băng rừng, vượt suối. Biết được điểm khó này, hơn 10 năm trước, thầy Cương cùng với một số giáo viên trong trường đề xuất với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Hà, sau đó thầy trực tiếp vào Gò Da để gom học sinh ra lớp, cho các em ở nội trú tại trường. Để thuyết phục phụ huynh, thầy Cương hứa với họ sẽ… nuôi các em với điều kiện bằng hoặc hơn ở nhà. Ban đầu còn nghi ngại, nhưng nhờ sự nhiệt thành của các thầy giáo, cô giáo, cuối cùng cha mẹ các em cũng đồng ý để các em theo thầy ra lớp. Vận động được học sinh ra lớp đã khó, nhưng đứng trước việc phải lo chỗ ăn, chỗ ở cho gần 40 học sinh đối với một trường tiểu học vùng cao là điều không tưởng.
Trước những thử thách đó, thầy Cương động viên thầy giáo, cô giáo trong trường cùng mình nuôi học trò, bằng mọi giá không để học trò về lại làng. “Nếu lúc đó chúng tôi bỏ cuộc, các em về lại bản thì sẽ không bao giờ phụ huynh tin chúng tôi nữa. Như vậy đồng nghĩa với việc các em sẽ xa trường, xa lớp mãi mãi. Nghĩ tới điều đó, chúng tôi càng quyết tâm hơn” - thầy Cương nhớ lại.
Những ngày đầu, ba phòng nội trú dành cho giáo viên lên vùng cao công tác được nhường cho các em ở. Những thầy giáo, cô giáo thường ngày tay cầm phấn dạy con chữ giờ phải loay hoay với cưa, đục… để tự tay đóng những chiếc bàn, chiếc ghế cho học trò. Trường có 32 giáo viên, trong đó 12 thầy, cô ở miền xuôi lên công tác, không thể đi về trong ngày cho nên phải ở nội trú. Những thầy, cô này cáng đáng luôn phần việc nấu ăn, chăm sóc các học sinh nội trú. Để có tiền mua gạo, mắm muối nuôi học trò những buổi đầu, đích thân thầy Cương đã trích phần lớn tiền lương của mình để đài thọ, sau đó cũng chính thầy ra huyện xin tiền, vận động khắp nơi xin gạo, xin dầu ăn, mắm, muối nuôi các em. Ròng rã nhiều tháng trời vận động, rồi những thùng mỳ tôm, những bao gạo, những thùng quần áo cũ từ miền xuôi lần lượt được chuyển lên Trường Tiểu học Sơn Ba trước sự xúc động của thầy Cương và niềm vui khôn tả của học trò nơi đây.
Để vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn tại chỗ, vừa tạo nơi để học sinh vừa chơi, vừa học, một “nông trại” nhỏ đã được thầy Cương cùng một số thầy giáo, cô giáo lập nên ngay trong khuôn viên nội trú. Sau giờ học, những học sinh được thầy hiệu trưởng dẫn ra vườn rau để chỉ cách chăm sóc những luống cải, mồng tơi, đậu cô ve xanh mướt. Đến giờ, vườn rau vẫn được thầy và trò Trường Tiểu học Sơn Ba duy trì để cung cấp rau xanh cho bữa ăn hằng ngày.
Trong những lần lên thôn Gò Da để vận động học sinh đến trường, thầy Cương đã tiếp xúc và biết được hoàn cảnh cậu bé tí hon Đinh Văn K’Rể, người dân tộc Hrê. Khi sinh ra, em chỉ nặng vài lạng và phát triển rất chậm. Cuộc sống khó khăn, bố mẹ hằng ngày lên nương rẫy cho nên việc chăm sóc K’Rể có nhiều hạn chế. Cách đây vài năm, khi rà soát số học sinh theo độ tuổi đến trường thấy thiếu vắng một em, ngay lúc đó, thầy đã nghĩ đến K’Rể và lập tức lên thôn Gò Da tìm gặp bố mẹ em, vận động, thuyết phục để đưa về trường để thầy nuôi dạy. Khi bố mẹ em đồng ý, thầy Cương đã đưa K’Rể về trường ở cùng nội trú để chăm sóc, nuôi ăn uống và cho lên lớp dần hòa đồng cùng các bạn, cộng đồng.
Từ ngày K’Rể ra lớp, mọi sinh hoạt của cậu học trò đặc biệt này từ ăn, uống, tắm, đi vệ sinh... do một tay thầy Cương cáng đáng. Tuy nhiên, chăm sóc một đứa trẻ thông thường đã vất vả, chăm sóc một “cậu bé tí hon” khó khăn hơn nhiều. Cùng với sự hỗ trợ của các thầy giáo, cô giáo, suốt hơn ba năm, K’Rể đã được thầy chăm sóc chu đáo; quần áo, giày dép và đồ dùng của em đều được thầy đặt làm riêng. Mọi sinh hoạt, học tập của K’Rể được thầy dạy dỗ hòa đồng như những học sinh bình thường khác. Hằng ngày, cứ hơn 5 giờ sáng, thầy Cương lại thức dậy, chuẩn bị để K’Rể thay đồ, ăn sáng rồi 7 giờ bắt đầu đi đến lớp học. Kết thúc ngày học vào lúc 16 giờ 30 chiều, em đá bóng, nô đùa cùng các bạn rồi được thầy tắm rửa, ăn cơm tối xong nghỉ giải lao và lên lớp học buổi tối theo quy định bán trú; 21 giờ kém 15 phút tối thì tất cả về phòng ngủ.
Từ chỗ sống cùng bố mẹ ở thôn Gò Da, K’Rể được gọi là “Toọc” - theo tiếng Hrê có nghĩa là khỉ con, em đã tiến bộ có được những kỹ năng cơ bản của trẻ, như tự phục vụ, hòa đồng, tiếp cận với các bạn và thích đi học hơn ở nhà. Em cũng đã viết được chữ O, viết được số 1, nói được một số từ đơn. Nhưng em hiểu hết những gì thầy cô, bạn bè xung quanh nói chuyện.
Thương cho cậu học trò bé nhỏ thiệt thòi, đã hai lần, thầy Cương đưa K’Rể ra Hà Nội để tìm hiểu nguyên nhân bệnh giúp em được khám và điều trị tốt nhất. Sau khi thăm khám, các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán đều cho chỉ số bình thường, tuy nhiên, K’Rể mắc hội chứng Seckel hay còn gọi là “người lùn, đầu chim”. Đây là hội chứng cực kỳ hiếm gặp trên thế giới, sống đến ngần này tuổi là đã quá nghị lực.
Càng thương cậu học trò bé nhỏ mang trong mình căn bệnh hiếm, thầy Cương càng nỗ lực chăm sóc và dạy dỗ cậu không quản vất vả, chỉ mong cho cậu bé những tháng ngày vui vẻ, hạnh phúc nhất.
Đến đầu năm học 2020 - 2021, thầy Cương chuyển về Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập tỉnh Quảng Ngãi, K'Rể cũng đi với người thầy - người cha ấy về TP Quảng Ngãi để sống. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm trong vòng tay của thầy Cương cùng các thầy cô giáo và bạn bè, tháng 11/2020, K’Rể đã ra đi mãi mãi bởi cơn đau của căn bệnh hành hạ.
Cậu học trò tí hon đã ra đi nhưng tình cảm thầy trò Đặng Văn Cương và K’Rể vẫn mãi là một câu chuyện đẹp làm ấm lòng người.
Đến nay đã bước sang đơn vị công tác mới, với vai trò là Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển, giáo dục hòa nhập tỉnh Quảng Ngãi, nhưng với thầy giáo Đặng Văn Cương: Dù ở bất cứ nơi đâu vẫn sẽ luôn nỗ lực viết thêm nhiều câu chuyện đẹp hơn nữa trong sự nghiệp trồng người.
Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, năm 2013, thầy giáo Đặng Văn Cương đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Năm 2016, thầy là một trong hai nhà giáo tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh. Còn ngôi Trường Tiểu học Sơn Ba – nơi thầy công tác liên tục 10 năm qua đạt danh hiệu trường tiên tiến. Năm 2020, thầy vinh dự được tôn vinh là Tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Mai Thảo
Cơ quan Văn phòng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
TĐKT - Sáng 2/4, tại Hà Nội, cơ quan Văn phòng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống (4/4/1981 - 4/4/2021) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Lãnh đạo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng cơ quan Văn phòng Ban Quản lý Lăng. Trong 40 năm xây dựng và trưởng thành, ở từng giai đoạn, hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ cán bộ, công chức, nhân viên, chiến sĩ cơ quan Văn phòng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Những năm qua, cơ quan Văn phòng đã làm tốt công tác phối hợp hiệp đồng giữa các cơ quan đơn vị trong Bộ Tư lệnh và các lực lượng trong Ban Quản lý Lăng, Ban Chỉ đạo phối hợp hoạt động Cụm Di tích Lịch sử - Văn hóa Ba Đình, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong tổ chức, triển khai nhiệm vụ. Chủ động tham mưu nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đón tiếp, tuyên truyền và nhiệm vụ đối ngoại, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ đón tiếp phục vụ đồng bào và khách quốc tế đến viếng Bác, tham quan Lăng và vươn lên từng bước làm chủ nhiệm vụ chính trị đặc biệt. Đồng thời, đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, canh gác bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ quan Bộ Tư lệnh… Cùng đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tận tâm, tận lực với công việc; nội bộ đoàn kết thống nhất, dân chủ được phát huy, quan hệ phối hợp hiệp đồng với các đơn vị bạn ngày càng tốt hơn. Với những thành tích đã đạt được, cơ quan Văn phòng Ban Quản lý Lăng được trao tặng: Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; Cờ thưởng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen, Cờ thưởng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; nhiều năm liền cơ quan đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng, Cờ thưởng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Ban Quản lý Lăng... Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống, Cơ quan Văn phòng Ban Quản lý Lăng vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Phương ThanhTĐKT - Xông xách, nhiệt tình, trách nhiệm, quên mình vì sự bình an của nhân dân, Thượng úy Lê Thừa Văn, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, từng bước khẳng định mình qua những sáng kiến hữu ích trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và rất nhiều việc làm ý nghĩa hướng tới cộng đồng. “Chính những nụ cười hạnh phúc, lời cảm ơn của bà con, là liều thuốc tinh thần to lớn, là động lực để tôi và đồng đội vượt qua khó khăn, nguy hiểm khi ứng cứu dân.” - Anh chia sẻ.
Thượng úy Lê Thừa Văn được trao tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ triển vọng toàn quốc năm 2020
Văn sinh ra và lớn lên tại xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, phía Nam cầu Hiền Lương, bắc qua sông Bến Hải. Ngay từ nhỏ, anh đã được ông bà kể cho nghe về một thời máu lửa, đất nước bị chia cắt ở chính địa phận quê hương mình, hình ảnh chú công an nhân dân vũ trang kiên cường bám trụ, canh phòng và bảo vệ giới tuyến đã ngấm dần trong anh, trở thành tình yêu và quyết tâm phấn đấu để trở thành người chiến sĩ mang quân hàm xanh.
Khi đạt được ước mơ, tốt nghiệp Thủ khoa khóa 26, Học viện Biên phòng, Văn được phân công về Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lao Bảo, BĐBP tỉnh Quảng Trị. Thời gian đầu, cũng như các sĩ quan trẻ mới ra trường, Văn gặp rất nhiều khó khăn, từ việc chưa có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, chưa am hiểu địa bàn, phong tục, tập quán của đồng bào, chưa nói được tiếng dân tộc trên địa bàn, chưa va chạm với các loại tội phạm, chưa gặp cảnh bão chồng bão, lũ chồng lũ và rất nhiều khó khăn khác.
Trao hàng cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi mưa lũ
Trên cương vị Đội trưởng Đội vận động quần chúng, thấm nhuần phương châm phải thực sự vì dân, gần dân, sát dân, nghe được dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin, Văn đã dành rất nhiều thời gian tự học tiếng dân tộc Pa Cô và Vân Kiều trên địa bàn. Từ chỗ không nghe được tiếng nói của đồng bào, anh đã có thể nghe hiểu và giao tiếp thông thường bằng ngôn ngữ của họ. Kiên trì thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc, anh đã hiểu nhiều hơn về phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, điều kiện kinh tế, tâm tư tình cảm của từng hộ dân trên địa bàn.
“Cảm thông với hoàn cảnh của các hộ nghèo, tôi luôn đau đáu phải tham mưu triển khai việc gì đó giúp các hộ dân thoát được đói, giảm được nghèo.” - Văn chia sẻ.
Nhận thấy khí hậu, thời tiết quanh năm nắng ấm, đất phù sa ven sông Sê Pôn rất thích hợp cho việc trồng cỏ voi, anh đã đề xuất với cấp ủy, Ban Chỉ huy Đồn phối hợp với các đoàn thể địa phương thực hiện hai mô hình “Bò giống cho người nghèo” và “Nuôi dê chuồng”. Đề xuất của anh được ủng hộ, từ năm 2019 đến nay, Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo đã phối hợp với các lực lượng hỗ trợ cho bà con được hơn 60 con bò và 150 con dê, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy, bà con đã có thêm thu nhập, kinh tế gia đình dần ổn định, nhiều hộ đã mua được ti vi, lợp lại mái nhà che mưa, che nắng, không còn quá phụ thuộc vào chính sách trợ cấp của Nhà nước.
Thượng úy Lê Thừa Văn cùng đồng đội hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả do mưa lũ
Trong quá trình hoạt động, gắn bó mật thiết với bà con khu vực biên giới, anh càng thấm thía phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Đợt lũ lịch sử năm 2020, anh cùng đồng đội đã dầm mình trong mưa lũ nhiều ngày liên tục để giúp di dời hàng trăm người dân tới nơi an toàn. Anh kể: “Có lúc, trời mưa lạnh cùng với cái đói khiến tôi và đồng đội thấm mệt. Lúc đó, trong tôi chỉ có suy nghĩ phải cố gắng hơn nữa, trong lúc khó khăn này nếu ai cũng nản chí thì nhân dân không biết trông cậy vào ai.”
Anh nhớ mãi ánh mắt của già làng Hồ Thanh Bình, bản Ca Tăng trong cơn bão Noul năm 2020, khi các anh đội mưa tới nơi, nhà của già làng bị tốc mái hoàn toàn, trong khi trời vẫn mưa, tường nhà nguy cơ bị sập rất cao. Anh đã nhanh chóng báo cáo đơn vị và huy động chiến sĩ; tận dụng vật chất tại chỗ và đơn vị hỗ trợ, anh cùng đồng đội dầm mưa, chắn gió, chèn tường, lợp mái, dựng cột, chằng chống nhà cửa liên tục từ 12h30 phút trưa đến 20h30 tối thì hoàn thành.
“Đêm đó, trời lại mưa bão rất to, gió rất lớn, thức đêm cùng đồng đội, chúng tôi cảm thấy thực sự ấm lòng” – Văn bồi hồi nhớ lại. “Bão qua đi, tôi được già làng nhận làm con trong gia đình. Sau này khi các nhà báo đến phỏng vấn, các lãnh đạo, các đoàn thiện nguyện đến thăm hỏi, già làng luôn nhắc đến tôi và đồng đội là những người đến cứu giúp đầu tiên, già làng còn nói với mọi người: Quý con Văn hơn cả con dê, hơn cả tiền bạc.”
Anh không quản ngại xuống tận các thôn bản tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Năm 2020 với hàng trăm lần xuống bản tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân phòng, chống dịch bệnh Covid-19, kiên trì bám trụ cùng đồng đội tại các tổ, chốt, anh đã 2 lần hoãn đám cưới để toàn tâm toàn ý cùng đồng đội chống dịch. Với Văn, hạnh phúc và tình cảm của nhân dân chính là mục tiêu, là động lực để anh phấn đấu không mệt mỏi.
Năm 2020, anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Anh vinh dự được nhận giải thưởng Tình nguyện Quốc gia; 3 Bằng khen của Trung ương Đoàn; Bằng khen của Bộ Tư lệnh BĐBP; Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Trị cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen khác. Anh vinh dự được bình chọn là Gương mặt trẻ tiêu biểu BĐBP năm 2020, Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân và Gương mặt trẻ triển vọng toàn quốc năm 2020.
Phương Thanh
TĐKT - Bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, với tinh thần tận tụy với dân, những năm qua, bên cạnh việc bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Bản Giàng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh, đã góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân ở khu vực biên giới.
Giúp dân ổn định cuộc sống
Đồn biên phòng Bản Giàng quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài 19,3 km thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội 3 xã biên phòng (Hương Lâm, Hương Liên, Hương Vĩnh). Điều kiện kinh tế, xã hội các xã trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. “Làm thế nào để nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia luôn là vấn đề trăn trở của cấp ủy, chỉ huy đơn vị.” - Anh Nguyễn Tiến Khánh, chính trị viên Đồn biên phòng Bản Giàng cho biết.
Đồn Biên phòng Bản Giàng phối hợp với nhà trường trao học bổng trong chương trình “Nâng bước em tới trường”
Khó có thể thống kê hết những việc làm xuất phát từ tình thương và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Bản Giàng dành cho đồng bào các dân tộc nơi biên giới trong nhiều năm qua. Những người lính quân hàm xanh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động giúp nhân dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cho nhân dân nắm và thực hiện. Cùng với đó, đơn vị thực hiện tốt mô hình an sinh xã hội như nhận 4 cháu “con nuôi đồn biên phòng”; nuôi dạy các cháu tại đơn vị, “nâng bước em tới trường” 5 cháu có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, hỗ trợ mỗi cháu 500 nghìn đồng/tháng; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ giúp đỡ phụ nữ nghèo biên giới 15 mô hình sinh kế trị giá trên 150 triệu đồng. Cử hàng trăm lượt cán bộ kịp thời ứng cứu giúp nhân dân khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại khi có thiên tai, bão lũ xảy ra, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho nhân dân trên địa bàn huyện Hương Khê.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bản Giàng giúp nhân dân xây dựng nhà mới
Đặc biệt, trên địa bàn có đồng bào dân tộc Chứt với 41 hộ, 146 khẩu, là dân tộc có nguy cơ bị tuyệt chủng, được đơn vị phát hiện đưa về định cư tại bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê. Dân tộc Chứt trước đây sống du canh, du cư, đói khổ quanh năm, trình độ nhận thức lạc hậu, có nhiều hủ tục, cả bản không ai biết chữ, 50% người dân trong bản mắc bệnh lao và các dị tật của nạn hôn nhân cận huyết thống. Bằng tình cảm, trách nhiệm và ý chí quyết tâm của người lính Cụ Hồ, các cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Bản Giàng đã triển khai nhiều biện pháp, nhiều cách làm đưa người dân tộc Chứt tái hòa nhập cộng đồng, vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống.
“Thắp sáng” Rào Tre
Cuộc sống của đồng bào Chứt ở bản Rào Tre đang không ngừng đổi thay, tiến bộ theo thời gian. Từ cuộc sống du canh, du cư, phải trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và bộ đội biên phòng, giờ đây bà con đã biết cách làm ăn, dần đẩy lùi được đói nghèo, lạc hậu. Nhiều hộ còn xây dựng được mô hình sản xuất hiệu quả. Có người đã mạnh dạn đi làm ăn xa, những hủ tục lạc hậu cũng đã được đẩy lùi…
Để có được điều đó, các cán bộ, chiến sĩ quân hàm xanh đã không quản ngại gian khó, quyết tâm bám bản, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân lao động sản xuất, xây dựng nếp sống mới.
Chính trị viên Nguyễn Tiến Khánh kể: “Giúp người Chứt trồng lúa nước, câu chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng đối với người Chứt thì vô cùng khó khăn. Cán bộ, chiến sĩ phải làm mẫu trước, hướng dẫn họ từng bước làm quen từ cày bừa, gieo mạ, cấy lúa và chăm sóc, thu hoạch. Chúng tôi phải kiên trì mất 10 năm, người Chứt mới có thể bắt đầu tự làm được.” Nhờ sự giúp đỡ của các anh, đến nay, người Chứt đã có trên 3 ha lúa nước, 1 ha hoa màu, 5 hộ gia đình có mô hình trồng rừng và 6 hộ có mô hình chăn nuôi lợn, gà. Cuộc sống của họ từng bước tự lập, tách dần sự lệ thuộc vào trợ cấp của Nhà nước.
Ngoài ra, đơn vị cũng tích cực giúp người Chứt khám, chữa bệnh. Với tỷ lệ 50% người mang các mầm bệnh khác nhau trong người, tuổi thọ của người Chứt trung bình không vượt quá 45 tuổi. Đơn vị đã cử một tổ quân y thường xuyên bám sát dân bản khám và điều trị, cấp thuốc miễn phí cho bà con, phối hợp với các bệnh viện, trung tâm y tế để điều trị loại bỏ bệnh lao trong bản Rào Tre. Đến nay, việc loại bỏ bệnh lao cơ bản đã hoàn thành; tuổi thọ người Chứt ngày một nâng lên.
Hôn nhân cận huyết thống là một trong những vấn đề nhức nhối ở bản Rào Tre, nó đã từng gây ra những hệ lụy rất đau lòng. Nhiều đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật, khiếm khuyết cơ thể khi có bố mẹ cùng dòng máu. Để giải quyết tình trạng này, các cán bộ, chiến sĩ vừa làm công tác tuyên truyền, giải thích tác hại của hôn nhân cận huyết, đồng thời xây dựng mô hình “cầu nối se duyên”, trực tiếp làm “ông tơ, bà nguyệt”, mai mối, cưới hỏi, tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao cho thanh niên người Chứt gặp gỡ với các thanh niên ngoài bản. Kết quả, các anh đã se duyên cho 6 cặp đôi người Chứt lấy người ngoài bản Rào Tre, đã có 4 cặp sinh con, những cháu bé khỏe mạnh, thông minh, hứa hẹn một thế hệ người Chứt mới giúp bản Rào Tre ngày càng phát triển.
Một trong những kết quả nổi bật khác của Đồn biên phòng Bản Giàng đó là thành công trong việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở bản Rào Tre. Trước đây, bản Rào Tre chỉ có 2 đảng viên, không có chi bộ, phải sinh hoạt ghép, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động kém hiệu quả, việc triển khai các chủ trương, chính sách đến với người dân gặp rất nhiều khó khăn. Chính trị viên Nguyễn Tiến Khánh cho biết: “Chúng tôi đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác bồi dưỡng, tập huấn nguồn cán bộ, nguồn phát triển đảng, như bồi dưỡng học văn hóa, học cảm tình đảng. Quá trình rèn luyện, bồi dưỡng rất công phu và mất nhiều thời gian, đòi hỏi cán bộ biên phòng phải kiên trì, nhẫn nại mới có thể tạo được nguồn quần chúng kết nạp Đảng. Từ năm 2015 đến nay, Rào Tre đã phát triển được 5 đảng viên và đã thành lập được chi bộ Đảng, các đảng viên giữ các cương vị chủ chốt trong hệ thống chính trị - xã hội của bản.”
“Không có bội đội biên phòng thì dân bản mình không được như hôm nay đâu. Dân bản mình nhớ ơn bộ đội nhiều lắm.” - Chị Hồ Thị Kiên, Trưởng bản Rào Tre tâm sự.
Với sự kiên trì, bền bỉ của các thế hệ cán bộ tại Đồn biên phòng Bản Giàng, cuộc sống đồng bào Chứt nói riêng và đồng bào vùng biên huyện Hương Khê đang có những sự tiến bộ trông thấy. Bức tranh của bản làng biên giới đang thực sự khởi sắc, góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ biên phòng trong lòng nhân dân.
Phương Thanh
TĐKT - Bằng việc huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, anh Thao Văn Dia, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã giúp người Mông nơi đây xây dựng đời sống văn hóa mới. Hủ tục lạc hậu dần được đẩy lùi, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện đáng kể.
Anh Thao Văn Dia, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng bản Mùa Xuân báo cáo tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thanh Hóa lần thứ X, giai đoạn 2020 - 2025.
Cũng như phần lớn các bản vùng cao khác, cuộc sống của đồng bào người Mông ở huyện Quan Sơn trước đây gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân chính là do bà con bị trói buộc bởi những phong tục, tập quán lạc hậu như: Hiện tượng tảo hôn, hôn nhân cận huyết; tục thách cưới cao, tổ chức tiệc cưới linh đình; tục mổ nhiều trâu để làm ma cho người chết; tục để xác người chết trong nhà nhiều ngày rồi mới đưa đi an táng; tập quán thả rông gia súc, đốt rừng làm nương rẫy…
Những hủ tục đó đã ăn sâu trong suy nghĩ, thói quen của đồng bào, làm cho đời sống nhiều hộ gia đình vốn đã khó khăn lại càng khó khăn, nghèo đói hơn. Vì vậy, để loại bỏ những hủ tục ra khỏi đời sống của người dân vùng cao là việc làm không hề đơn giản.
Được nhân dân tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ kiêm Trưởng bản, nhận thức được rằng đẩy lùi hủ tục là vấn đề then chốt để mở đường phát triển kinh tế - xã hội ở một bản vùng cao nghèo khó như bản Mùa Xuân, anh Thao Văn Dia cùng với tập thể chi ủy, ban quản lý bản đã tập trung vào nhiệm vụ tổ chức cho nhân dân xây dựng đời sống văn hóa mới, trọng tâm là vận động người dân cải tạo những phong tục, tập quán lạc hậu. “Để làm được điều đó, tôi nhận thấy rằng cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo được sự đồng thuận của nhân dân và vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên tại cơ sở.” - anh Thao Văn Dia chia sẻ.
Xác định vấn đề cốt lõi là nâng cao nhận thức của nhân dân, anh đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, vận động; ngoài ra, tranh thủ sự ủng hộ và nêu cao vai trò của cán bộ, đảng viên, già làng, trưởng bản, người uy tín trong bản, trong dòng họ… Anh cho biết: “Tâm lý của phần đông đồng bào dân tộc Mông là chỉ tin vào những điều “mắt thấy, tai nghe”. Do đó, những việc làm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, già làng, trưởng bản, người uy tín trong bản, trong dòng họ đối với việc xóa bỏ tập quán lạc hậu, xây dựng văn hóa mới sẽ có giá trị thuyết phục to lớn trong vận động bà con làm theo.”
Nghĩ là làm, anh mạnh dạn đề xuất thành lập tổ tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục lạc hậu của bản và xung phong nhận nhiệm vụ tổ trưởng. Các thành viên trong tổ bao gồm ban quản lý bản, chi hội trưởng chi hội phụ nữ, bí thư chi đoàn thanh niên, chi hội trưởng chi hội nông dân, cựu chiến binh. Đối với từng hủ tục, anh cùng các thành viên trong tổ đã tìm hiểu, xác định nguyên nhân và tìm ra phương hướng khắc phục cụ thể.
Tổ tập trung vào việc phát huy vai trò của những già làng, trưởng dòng họ, những người có uy tín trong cộng đồng; nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Tổ phân công cho từng thành viên trực tiếp phụ trách các nhóm hộ cụ thể, thường xuyên đến thăm hỏi, trò chuyện, tạo mối quan hệ thân tình với từng hộ gia đình, qua đó, tuyên truyền về tác hại, hệ lụy của các hủ tục đối với đời sống người dân.
Đồng thời, ban quản lý bản đã xây dựng được quy ước phù hợp với tình hình thực tế của bản và lấy ý kiến nhân dân trong các buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nội dung không thể thiếu trong những bản quy ước đó là: Không được thả rông gia súc, không nuôi nhốt gia súc dưới sàn nhà sàn; ăn sạch, ở sạch; không đốt nương làm rẫy, không sinh con thứ ba, không để xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết; không thách cưới cao, không tổ chức tiệc cưới linh đình; không mổ nhiều trâu, bò để làm ma cho người chết; không để xác người chết trong nhà nhiều ngày rồi mới đưa đi an táng…
Anh Thao Văn Dia (ngoài cùng bên trái) tới tận nhà để tuyên truyền, vận động các hộ dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu
Với sự cố gắng nỗ lực của trưởng bản Thao Văn Dia, chi ủy, ban quản lý bản, tổ tuyên truyền, cùng với ý chí vươn lên của chính người dân, đến nay, 100% các hộ dân trong bản đã có chuồng nuôi gia súc bảo đảm hợp vệ sinh. Khi ốm đau, bệnh tật, bà con đã đưa người ốm đi khám, điều trị tại các cơ sở y tế. Trong toàn bản, đến cuối năm 2020, 100% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đều thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã được chấm dứt hoàn toàn; 100% trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường. Bà con tổ chức tang ma gọn nhẹ, không tốn kém. Việc canh tác lúa nước 2 vụ/năm đã được thực hiện nhằm góp phần chấm dứt việc đốt rừng làm nương rẫy. Nhiều hộ đã khai hoang mở rộng diện tích ruộng để canh tác lúa nước; nhiều diện tích đất hoang hóa đã được chuyển đổi sang trồng rừng và trồng cây ăn quả… Người dân luôn tin tưởng và một lòng theo Đảng.
Có được những kết quả trên, Thao Văn Dia chia sẻ, anh rất vui vì đã góp một phần công sức nhỏ bé đẩy lùi các hủ tục lạc hậu; mong muốn của bà con và của anh đã thành hiện thực.
Bản Mùa Xuân hôm nay tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng do xuất phát điểm thấp nên đời sống của bà con vẫn còn gặp khó khăn về nhiều mặt: Đường giao thông chưa được đầu tư xây dựng kiên cố; chưa có điện lưới quốc gia; hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục và y tế còn thiếu và đã xuống cấp, khiến cho việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản của bà con nơi đây gặp vô vàn những khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp, kiến thức làm ăn của bà con còn hạn chế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được chú trọng dẫn đến năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi chưa cao.
Trưởng bản Thao Văn Dia mong các cấp có thẩm quyền sớm quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, cụ thể là kéo điện lưới quốc gia về bản, hỗ trợ làm đường từ bản Ché Lầu đi bản Mùa Xuân, Xía Nọi và bản Khà (xã Sơn Thủy) để người dân có nhiều cơ hội hơn nữa trong việc phát triển về mọi mặt.
Phương Thanh
TĐKT - Năm nay, dù đã bước sang tuổi thất thập nhưng bà Văn Thị Thu Thủy (sinh năm 1952), tức ni sư Thích Nữ Như Trí, Trụ trì chùa Diệu Giác - Phó Giám đốc Nhà nuôi dưỡng trẻ mồ côi chùa Diệu Giác, TP Hồ Chí Minh vẫn nhanh nhẹn, nhiệt huyết với công tác xã hội. Chưa bao giờ bà nghĩ đến việc sẽ ngừng lại công việc tốt đạo đẹp đời cống hiến cho xã hội, luôn cầu nguyện hòa bình thế giới và ngoài kia mãi mãi không còn những mảnh đời bất hạnh, không còn những bữa cơm thiếu trước hụt sau, những trận lũ lụt không còn hoành hành và đau thương sẽ mãi không tồn tại. Năm 2020, bà vinh dự được tôn vinh “Tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng” và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Ni sư Thích Nữ Như Trí cho biết: Trước giải phóng năm 1975, ni sư cùng quý sư cô mở lớp học tình thương xóa nạn mù chữ cho xóm nghèo tại địa phương. Qua một thời gian, ni sư nhận thấy còn có quá nhiều hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, có những gia đình miếng ăn còn khó kiếm thì nói gì đến việc tìm con chữ. Trong đó, cũng có rất nhiều trẻ em lang thang, có đứa mồ côi cha, có đứa mồ côi mẹ, thậm chí là mồ côi cả cha và mẹ. Mỗi ngày chứng kiến mỗi hoàn cảnh khó khăn khác nhau, ni sư nảy sinh ý nghĩ thành lập Nhà tình thương nhận nuôi các em mồ côi, nhằm phần nào giúp xã hội bớt đi nỗi lo về trẻ em.
Các em nhỏ trong Nhà nuôi dưỡng trẻ mồ côi chùa Diệu Giác quây quần bên ni sư Thích Nữ Như Trí trong Ngày Quốc tế Phụ nữ
Năm 1989, ni sư chính thức thành lập Nhà tình thương Diệu Giác và hoạt động đến hôm nay. Mỗi ngày, số lượng trẻ bị bỏ rơi càng tăng lên, công việc hỗ trợ càng vất vả nhưng ni sư Thích Nữ Như Trí vẫn kiên trì, toàn tâm, toàn ý lo lắng chu toàn cho các em từ việc học, việc ăn. Ni sư không để các em thua kém các bạn đồng trang lứa, hết lớp này trưởng thành có công việc ổn định lại tiếp tục đến lớp khác.
Sự phát triển của xã hội càng cao, tệ nạn càng phát sinh. Bên cạnh việc chăm sóc trẻ em mồ côi, ni sư còn chăm sóc những người nhiễm HIV và chính thức thành lập Phòng tư vấn HIV/AIDS hỗ trợ cộng đồng trên địa bàn Quận 2, TP Hồ Chí Minh vào năm 2001. Phòng là nơi hỗ trợ và giúp đỡ các gia đình có người nhiễm HIV, truyền thông và xóa bỏ kỳ thị trong xã hội, mở các lớp tập huấn cho thân chủ có nhiễm về các vấn đề xã hội. Đồng thời, phòng còn giới thiệu thân chủ được xét nghiệm và uống thuốc ARV miễn phí. Ni sư luôn ủng hộ và kêu gọi các cộng tác viên, nhân viên thiện nguyện hỗ trợ hết mình cho người có nhiễm, luôn thăm hỏi và chăm sóc kịp thời đến những người kém may mắn. Ni sư luôn dạy quý cô, nhân viên và các con với phương châm “Phụng sự cuộc sống là cúng dường chư Phật”.
Hiện ni sư cũng là người quản lý Nhà nuôi dạy trẻ mồ côi Diệu Giác tại số 177 Trần Não, phường Bình An, Quận 2, với gần 100 trẻ mồ côi đủ mọi lứa tuổi.
Chưa dừng lại ở đó, ni sư Thích Nữ Như Trí luôn tìm đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, sửa chữa, xây nhà, đào giếng và làm cầu tại các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Những trận lũ lụt xảy ra mỗi năm ở miền Trung và miền Tây, ni sư luôn âm thầm đi cứu trợ. Ngoài ra, hằng năm còn phát quà cho người nghèo tại địa phương vào những dịp lễ, chỉ mong họ có được cuộc sống bình yên.
Ni sư Thích Nữ Như Trí thăm và hỗ trợ mổ mắt cho người mù tại tỉnh Kiên Giang
Theo lời ni sư Như Trí, hàng tháng, tổng chi phí sinh hoạt cho các em, từ tiền ăn uống, chi phí sách vở học tập, chi phí cá nhân đã lên đến gần 200 triệu đồng, chưa kể các phí đột xuất phát sinh khác. Tuy vậy, bất cứ lúc nào nhà chùa cũng luôn luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để các em sống ở đây có một cuộc sống tương đối, phần nào bù đắp tình thương các em vốn bị thiếu hụt.
Để có thể đủ lực trang trải, nhà chùa Diệu Giác đã cho mở quán cơm chay cạnh đó từ năm 1997. Ngoài ra, dựa vào một số nguồn từ các nhà hảo tâm ở khắp nơi, không chỉ trong nước mà kiều bào ở nước ngoài cũng thành tâm quyên góp tiền, chung tay cùng nhà chùa giúp đỡ những mảnh đời cơ nhỡ. Người có tiền giúp tiền, người có gạo ủng hộ gạo, các bạn học sinh - sinh viên ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập, các cô bác tiểu thương ủng hộ rau, quả, mắm muối hàng ngày nên cuộc sống của các em nhỏ cũng đỡ phần khó khăn, thiếu thốn.
Với các em nhỏ nơi đây, mái ấm tình thương chùa Diệu Giác thực sự là ngôi nhà chung khai mở trí tuệ để các em bé tuy sinh ra không may mắn nhưng đã được giáo dục, chắp cánh ước mơ để tự tin vững bước vào đời.
Mai Thảo
TĐKT - Sinh ra và lớn lên ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, từ năm lên sáu tuổi, cậu bé Nguyễn Văn Lực đã theo mẹ đi phát gạo, phát muối, phát mì tôm cho người nghèo. Năm 1969, anh gia nhập Đoàn Thanh niên Hồng thập tự Đà Lạt khi tròn 16 tuổi, được tham gia nhiều hoạt động trợ giúp những mảnh đời bất hạnh, chăm lo cho các hoàn cảnh khó khăn, giúp trẻ mồ côi và người khuyết tật. Sau năm 1975, anh làm công tác báo chí, phát thanh truyền hình rồi về làm lãnh đạo chuyên trách công tác Hội Nhà báo và là Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo Lâm Đồng. Cuộc đời cứ đưa đẩy anh làm hết việc này đến việc khác, nhưng có một việc chẳng ai phân công, chẳng ai “bổ nhiệm” vậy mà nó cứ cuốn hút và thôi thúc người đàn ông ấy hơn 50 năm qua, đó là công việc từ thiện.
Tâm sự với chúng tôi anh bảo rằng: Những năm làm báo, được đi nhiều, thấy nhiều, hiểu nhiều, anh càng cảm nhận rõ hơn và thấu hiểu được nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh. Ngòi bút của anh viết về hoàn cảnh của những người bị bệnh hiểm nghèo, về cái chết luôn rình rập cướp đi sinh mạng của những cháu bé bị bệnh tim, về sự trống trải, cô đơn của những đứa trẻ mồ côi, của những cụ già không nơi nương tựa… đã chạm đến trái tim của hàng triệu độc giả. Hàng trăm nghìn nhà hảo tâm trong số hàng triệu độc giả ấy đã chủ động tìm đến anh để tìm hiểu và trao đổi cách thức để giúp cho những đối tượng này.
Anh Nguyễn Văn Lực cùng các nhà hảo tâm đến trao hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn
10 năm qua, từ ngày được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo – Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng đến nay, anh đã vận động hơn 500 tỷ đồng để giúp đỡ hơn 1.300 trẻ em và bệnh nhân nghèo được phẫu thuật tim, giúp đem lại ánh sáng đôi mắt cho gần 10.000 người cao tuổi; tặng 4.000 xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật và bệnh nhân bị tai biến, bại liệt. Hơn 1.500 xe đạp và 1.200 suất học bổng đã được trao cho học sinh mồ côi, học sinh khuyết tật và học sinh nghèo, gần 100 ngôi nhà tình thương được xây dựng. Đã có 421 cháu bé bị dị tật bẩm sinh được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng; hơn 4.000 lượt học sinh mầm non và học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số được tài trợ nâng cao thể trạng từ những bữa ăn dinh dưỡng; 5.000 thẻ bảo hiểm y tế được tặng cho những gia đình khó khăn; hơn 100 hoàn cảnh được hỗ trợ từ các chương trình Tiếp sức hồi sinh, Vượt lên chính mình, Mở cửa tương lai, Khát vọng sống, Thắp sáng ước mơ Xanh, Nhịp tim Việt Nam, Nâng cao chất lượng dinh dưỡng, Phẫu thuật đem lại nụ cười, Trợ vốn khởi nghiệp… Nhiều gia đình được hỗ trợ từ 100 - 500 triệu đồng. Nhiều công trình công cộng như giếng khoan, hệ thống nước sạch, thư viện trường học, cầu giao thông, bếp ăn tình thương được xây dựng để phục vụ đồng bào, bệnh nhân và học sinh vùng sâu, vùng xa...
Đó thực sự là những con số “biết nói”, cho thấy sự đam mê, nhiệt huyết của một con người hết lòng vì cộng đồng. Ấy vậy mà khi được vinh danh là Tấm gương sáng vì cộng đồng, được Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và tặng Bằng Khen, được phóng viên báo chí quan tâm phỏng vấn, đề nghị chia sẻ về những việc mình làm... anh khiêm tốn nói: “Người ta nói, khi đã giúp gì đó cho ai thì đừng nhớ việc mình đã giúp, khi đã cho người ta cái gì thì đừng kể và khi đã hết lòng để ai đó giành lại mạng sống thì đừng nhắc. Cho nên khi viết những dòng báo cáo, nói ra những việc mình đã làm như thế nào, tôi thấy khó vô cùng”.
Song thực tế 10 năm qua, được làm việc, hợp tác với anh, chưa ngày nào người ta thấy anh ngơi nghỉ. Với trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức Hội, có lúc anh phải làm việc 30 ngày một tháng và có khi suốt nhiều tuần lễ phải di chuyển liên tục, đến với đồng bào nghèo vùng xa, đến với những hoàn cảnh khó khăn vùng sâu. Cũng có thể do công việc cuốn đi nên sức khỏe của anh có phần giảm sút.
Nhưng với anh, được sẻ chia nỗi đau với những người mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, góp phần lau đi những giọt nước mắt của những người cha, người mẹ khi con mình không có tiền mổ tim, khi mạng sống của các cháu mong manh... mới là niềm vui, là hạnh phúc thực sự. Đó không chỉ là trách nhiệm của người làm công việc bảo trợ mà đó còn là mệnh lệnh của trái tim, là trách nhiệm xã hội của một nhà báo chân chính.
Nhà báo Nguyễn Văn Lực đến thăm bệnh nhân Lý Trung Tấn sau khi mổ tim thành công
Anh Lý Trung Tấn, ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng là một người bán vé số dạo. Hàng ngày, anh đi bán vé số để kiếm tiền nuôi gia đình, nhưng thỉnh thoảng bị khó thở, không đi nổi nên có ngày chẳng bán được tờ vé số nào. Anh đến trung tâm y tế huyện khám và được chuyển lên tuyến tỉnh. Các bác sĩ chẩn đoán tim của anh Tấn hở van 3 lá, 2 lá và hẹp động mạch chủ phải vào TP Hồ Chí Minh mổ gấp.
Gia đình quá nghèo nên anh Tấn không thể xoay sở số tiền 133.760.000 đồng để mổ tim theo giấy báo của Bệnh viện Tim TP Hồ Chí Minh. Người ta chỉ anh tìm đến Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo - Người tàn tật và Trẻ mồ côi Lâm Đồng để xin tài trợ mổ. Nhưng các nhà tài trợ chỉ hỗ trợ chi phí mổ tim cho đối tượng từ sơ sinh đến 21 tuổi, trong khi thời điểm đó anh Tấn đã 37 tuổi.
Không đành nhìn một người trụ cột của gia đình phải đầu hàng trước bệnh tật, anh Lực đã xoay sở mọi cách, nhắn tin nhờ bạn bè hỗ trợ. Trong 1 tuần, anh đã giúp bệnh nhân Tấn có đủ số tiền 133,76 triệu đồng để thực hiện ca mổ thành công. 3 năm sau, đến lượt con gái của anh Tấn nhập viện mổ tim, cũng với chi phí gần 100 triệu đồng và đã được Hội Bảo trợ Lâm Đồng lo toàn bộ chi phí phẫu thuật.
Một trường hợp khác là chị Trương Đan Vân, 37 tuổi, cư trú tại 30/1, Khởi Nghĩa Bắc Sơn, thành phố Đà Lạt, mang trong mình 2 căn bệnh hiểm nghèo: Suy thận mạn và Lupus ban đỏ, lại phải nuôi 2 con nhỏ trong độ tuổi ăn học. Chồng của người phụ nữ này là Nguyễn Phi On, 39 tuổi, quanh năm làm thuê, làm mướn để kiếm tiền cho vợ chạy thận nhân tạo. Bốn người trong gia đình nghèo đó ở trong căn nhà dột nát bên cánh rừng thông ở ngoại ô thành phố. Biết được hoàn cảnh éo le đó, anh Lực đã tự hứa phải cứu người phụ nữ này, phải giúp họ sửa lại căn nhà và phải tìm cách lo cho 2 đứa bé nghèo được ăn học. Chỉ trong một buổi vận động, anh Lực và các tấm lòng nhân ái đã mang đến cho gia đình 177.270.000 đồng từ chương trình Khát Vọng Sống. Đó là một số tiền không lớn nhưng đã giúp chị Vân có tiền chữa bệnh, gia đình có tiền sửa lại ngôi nhà, các con của Vân có tiền để yên tâm học hành và tìm cơ hội đổi đời.
Đó chỉ là hai trong số hàng trăm ngàn trường hợp nhận được sự trợ giúp từ nhà báo Nguyễn Văn Lực, Chủ tịch Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo – Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng.
Thấy anh mê mẩn với công việc bảo trợ, có người hỏi anh rằng: Có phải vì anh có “khẩu khiếu” và vì anh là nhà báo nên mới dễ thuyết phục người khác “rút túi tiền” giúp cho người nghèo, xây trường học, dựng nhà tình thương... Anh đã thẳng thắn trả lời rằng: Không hẳn là như vậy, bởi vì trong mỗi con người đều có trái tim nhân ái, một khi chúng ta khơi dậy được lòng nhân ái trong họ thì ai cũng sẵn lòng. Bớt đi gói thuốc lá để bệnh nhân nghèo có thêm ký gạo, bớt đi ly rượu, chai bia để người bệnh có được viên thuốc đặc trị, bớt đi tô phở để các cháu mồ côi có bát cơm đầy... việc đó ai cũng làm được. Vấn đề là sự giúp đỡ của họ phải đến đúng đối tượng, người được giúp phải tự vươn lên, các công trình do các nhà hảo tâm giúp đỡ phải được sử dụng có hiệu quả. Rồi bằng mọi cách, hãy mời những mạnh thường quân, những tấm lòng vàng đến tận nhà những người cần giúp, đến bên giường bệnh nhân nghèo để trao tận tay những đồng tiền nhân ái; cùng nhà tài trợ trao cho người tàn tật chiếc xe lăn, tặng cho các cháu mồ côi hộp sữa, chiếc cặp, cây bút… Chính những việc đó đã giúp các nhà hảo tâm không chỉ “tai nghe” mà còn “mắt thấy”, không chỉ hỗ trợ mà còn cảm thông.
Anh Nguyễn Văn Lực (ở giữa) đưa các cháu bé bị bệnh tim bẩm sinh nhập viện phẫu thuật tại Bệnh viện Tim Tâm Đức TP Hồ Chí Minh
Nhiều người gọi anh với cái tên đặc biệt là “Kẻ đi xin có thương hiệu” – một chức danh chưa từng ghi trong thang bảng lương cán bộ, viên chức nhà nước nhưng anh lại thấy vui vô cùng. Anh bảo: Càng nhiều “Kẻ đi xin có thương hiệu” thì càng có nhiều bệnh nhân nghèo, người tàn tật và trẻ mồ côi được giúp đỡ, cưu mang. Điều quan trọng là tiền của các nhà hảo tâm đóng góp, hỗ trợ, giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo, cho trẻ mồ côi hoặc người khuyết tật phải được chuyển ngay đến đúng địa chỉ.
Những nỗ lực của anh Nguyễn Văn Lực đã góp phần thắp lên niềm tin về lòng nhân ái, khơi dậy cái tâm, cái thiện trong cộng đồng và thu hút ngày càng nhiều người tham gia hoạt động nhân đạo từ thiện. Năm 2018, anh được tỉnh Lâm Đồng tuyên dương và tặng danh hiệu “Gương sáng đời thường”; năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và được vinh danh Tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng.
Mai Thảo
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 47
- 48
- 49
- 50
- 51
- …
- sau ›
- cuối cùng »