Tấn công trấn áp tội phạm với tinh thần kiên quyết, chủ động, toàn diện
TĐKT - Gương mẫu, đi đầu trong lời nói và hành động, Thượng tá Tống Như Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Ninh Bình luôn là tấm gương sáng để cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị học tập, noi theo. Anh đã lãnh đạo đơn vị nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, điều tra khám phá nhanh nhiều vụ án phức tạp, phục vụ có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và đảm bảo trật tự xã hội trên địa bàn. Thượng tá Tống Như Sơn báo cáo tham luận tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Ninh Bình lần thứ V, giai đoạn 2020 - 2025 Qua gần 20 năm gắn bó với công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm hình sự, trải qua các vị trí công tác từ cán bộ phòng Cảnh sát Hình sự, Phó Trưởng Công an TP Ninh Bình rồi được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, dù ở cương vị nào, Thượng tá Tống Như Sơn cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo, chỉ huy, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Anh luôn gương mẫu, đi đầu trong lời nói và hành động, trực tiếp động viên tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, tạo được khối đoàn kết thống nhất trong tập thể đơn vị. Đồng thời, cùng cấp ủy, lãnh đạo đơn vị quan tâm quán triệt, triển khai đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành đến cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, góp phần giáo dục, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị cho mỗi cán bộ, chiến sĩ; động viên cán bộ, chiến sĩ nỗ lực, phấn đấu trong công tác, tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, hết lòng tận tụy phục vụ nhân dân, nêu cao ý chí chiến đấu tấn công tội phạm, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi được tổ chức phân công. Trong quá trình công tác tại Công an TP Ninh Bình, với cương vị là Phó Trưởng Công an thành phố, Phó Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra, Thượng tá Tống Như Sơn cũng Đảng ủy, lãnh đạo Công an thành phố đã chủ động tham mưu với Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố Ninh Bình ban hành nhiều chương trình, kế hoạch phòng, chống tội phạm, qua đó góp phần kiềm chế các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn. Năm 2017, số vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn TP Ninh Bình giảm 17%, tội phạm trộm cắp tài sản giảm 42%; tỷ lệ điều tra, khám phá án đạt 93,6%, trọng án đạt 100%. Công tác điều tra, xử lý đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, không bỏ lọt tội phạm, trong đó nhiều vụ án phức tạp được điều tra khám phá nhanh. Tháng 11/2017, anh được điều động nhận công tác và giữ chức vụ Phó Trưởng phòng phụ trách, sau đó được bổ nhiệm Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh. Anh đã chỉ đạo đơn vị phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành công an, tập trung lực lượng, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội, qua đó góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường xã hội ổn định, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh. Hoạt động của tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiềm chế, số vụ phạm pháp hình sự tiếp tục được kéo giảm. Trong đấu tranh với tội phạm hình sự, Thượng tá Tống Như Sơn luôn xác định tư tưởng, quan điểm chỉ đạo là “Quyết tâm, quyết liệt, quyết đoán, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, tấn công trấn áp tội phạm với tinh thần kiên quyết, chủ động, toàn diện”. Anh chia sẻ: “Người cán bộ điều tra, đặc biệt là điều tra trong lĩnh vực hình sự luôn phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt với tội phạm và mặt trái của xã hội, do vậy yếu tố đầu tiên, quan trọng và có tính quyết định là phải giữ bản lĩnh chính trị vững vàng, đề cao tính kỷ luật, nghiêm khắc với bản thân, cương quyết, nhạy cảm, khôn khéo trong đấu mưu, đấu trí và luôn cảnh giác cao với những “viên đạn bọc đường” của tội phạm và muôn vàn sức ép khác.” Thượng tá Tống Như Sơn (thứ nhất từ phải sang) nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua lực lượng công an nhân dân lần thứ 2 Dưới sự lãnh đạo của anh, trong những năm qua, công tác điều tra, xử lý tội phạm của phòng Cảnh sát Hình sự luôn đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, không bỏ lọt tội phạm. Các vụ trọng án thuộc thẩm quyền đều được chỉ đạo điều tra làm rõ, trong đó có nhiều vụ án nhạy cảm, phức tạp, tưởng chừng như bế tắc, không thể điều tra làm rõ được. Một số vụ án lớn được phòng Cảnh sát Hình sự điều tra khám phá đã tạo tiếng vang, được cấp ủy, chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Điển hình là tháng 6/2018, anh trực tiếp chỉ đạo triệt phá ổ nhóm gồm 3 đối tượng ở tỉnh Tuyên Quang gây ra vụ trộm cắp két bạc tại xã Lai Thành, huyện Kim Sơn, tài sản thiệt hại là 510 triệu đồng và 26 chỉ vàng. Điều tra mở rộng vụ án, xác định các đối tượng đã gây ra 15 vụ trộm cắp tài sản tại các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang, chiếm đoạt khoảng 3 tỷ đồng. Tháng 7/2018, anh trực tiếp chỉ đạo phá chuyên án 418B, bắt giữ 11 đối tượng trong đường dây đánh bạc sử dụng công nghệ cao, dưới hình thức cá độ bóng đá, thu giữ 600 triệu đồng, 2 xe ô tô, 11 điện thoại di động. Quá trình điều tra xác định tổng số tiền sử dụng vào việc cá độ bóng đá lên tới 1 triệu USD (khoảng 23 tỷ đồng). Tháng 9/2018, trực tiếp chỉ đạo phá chuyên án 189K, bắt giữ 3 đối tượng ở tỉnh Thái Bình gây ra vụ trộm cắp 200 cây vàng tại phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình. Quá trình điều tra xác định 3 đối tượng đã gây ra 11 vụ trộm cắp tài sản tại các tỉnh Phú Thọ, Hà Tĩnh, Nam Định, Quảng Ninh, Bắc Ninh, chiếm đoạt số tài sản trị giá hơn 13 tỷ đồng. Tháng 8/2019, trực tiếp chỉ đạo phá chuyên án 719C, bắt giữ đối tượng Hoàng Hùng Cường, trú tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, là đối tượng đã gây ra 10 vụ cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và tỉnh Thanh Hóa. Đã khởi tố vụ án, khởi tố 1 bị can về cướp giật tài sản. Tháng 10/2019, Thượng tá Tống Như Sơn trực tiếp chỉ đạo phá chuyên án 019L, triệt phá đường dây đánh bạc sử dụng công nghệ cao dưới hình thức mua bán số lô, số đề trên địa bàn thành phố Tam Điệp, thu giữ 1 xe ô tô, 13 điện thoại và số tiền 1,9 tỷ đồng. Quá trình điều tra xác định số tiền các đối tượng huy động để đánh bạc trong thời gian gần 1 tháng đến khi bị bắt giữ là 30 tỷ đồng. Ngày 11/4/2020, trực tiếp chỉ đạo phá chuyên án 420G, điều tra khám phá, bắt 2 đối tượng gây ra vụ giết người, trộm cắp tài sản ngày 10/4/2020 tại xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô. Đối với Thượng tá Tống Như Sơn, mỗi vụ án là một câu chuyện, một vấn đề xã hội, không vụ án nào giống vụ án nào, do vậy anh cho rằng phải đề cao tinh thần trách nhiệm với công việc, có tâm, có tầm, nêu cao vai trò gương mẫu của người đảng viên trước Đảng, trước đồng đội, trước nhân dân thì mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay phải luôn phải xác định: Danh dự, uy tín của người cán bộ, đảng viên là cao quý, dù bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải giữ bằng được danh dự, uy tín, khó khăn rồi sẽ vượt qua “Không hề có thất bại mà tất cả chỉ là thử thách”, quan điểm và động lực đó đã là một phần quan trọng giúp anh đứng vững và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Được sự chỉ đạo của Thượng tá Tống Như Sơn và tập thể cấp ủy, lãnh đạo đơn vị, trong giai đoạn từ 2015 – 2020, phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Ninh Bình là đơn vị có 5 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng 2 Cờ thi đua của Bộ Công an, 2 Cờ thi đua của UBND tỉnh, 1 Cờ thi đua của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân. Trong 2 năm anh công tác tại Công an TP Ninh Bình, năm 2016, đơn vị được tặng Cờ thi đua của Bộ Công an, năm 2017 được tặng Cờ thi đua của Chính phủ. Thượng tá Tống Như Sơn 5 năm liền từ 2015 – 2019 đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, được Bộ Công an tặng 4 Bằng khen, UBND tỉnh tặng 10 Bằng khen; năm 2015 và năm 2019 đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân. Phương ThanhĐiển hình tiên tiến
Việt Nam có học sinh đạt điểm cao nhất Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương
TĐKT -Trong kỳ thi Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương (APhO) năm 2021, tất cả 8 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam đều đoạt giải. Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam có học sinh đạt điểm cao nhất kỳ thi này. 8 giải của học sinh Việt Nam gồm 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen. Đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết Huy chương Vàng thuộc về em Nguyễn Mạnh Quân và em Trần Quang Vinh, cùng là học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Em Bùi Thanh Tân, Học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An giành Huy chương Bạc. 3 Huy chương Đồng thuộc về các em: Nguyễn Trọng Thuận, học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Lê Minh Hoàng, học sinh lớp 11, THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Hoàng Nam, học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, thành phố Hà Nội. Em Trang Đào Công Minh, học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và em Nguyễn Đắc Tiến, học sinh lớp 12, THPT Chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh được nhận Bằng khen. Đặc biệt, em Nguyễn Mạnh Quân, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, thành phố Hà Nội đạt điểm cao nhất của kỳ thi và được Chủ tịch APhO năm 2021 tặng Bằng khen. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam đạt được thành tích này khi tham gia APhO. Nguyễn Mạnh Quân từng 2 năm liên tiếp giành giải Nhất quốc gia môn Vật Lý (năm lớp 11 và lớp 12). Năm 2019, Quân được lựa chọn tham gia kỳ thi Olympic Thiên văn và Vật lý thiên văn quốc tế và giành huy chương Vàng với số điểm tuyệt đối. Cậu học trò chuyên Lý của trường Amsterdam còn có thành tích cao khi đạt điểm SAT tuyệt đối với 1600/1600 và 8.0 IELTS. Học sinh Nguyễn Mạnh Quân đã trúng tuyển vào MIT - Học viện công nghệ số 1 thế giới Kỳ thi Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 do Đài Loan (Trung Quốc) đăng cai tổ chức. Theo kế hoạch kỳ APhO này được tổ chức năm 2020, nhưng do đại dịch Covid-19, nên đã được chuyển sang năm nay. Để bảo đảm an toàn cho những người tham dự, kỳ thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến. Tham dự APhO năm nay có 23 đoàn từ các nước và vùng lãnh thổ với 181 thí sinh. Trong đó, có 5 đoàn khách, với 37 thí sinh. Theo Bộ GD&ĐT, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác tổ chức thi trực tuyến APhO 2021 được tổ chức chu đáo, nghiêm túc tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ ngày 16-24/5. Kỳ thi được giám sát trực tiếp của 2 giám sát viên của Đài Loan và của Camera dưới chế độ thời gian thực. Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được triển khai theo quy định của ngành Y tế. Việc tổ chức kỳ thi trực tuyến được thực hiện theo quy chế của AphO 2021, cũng giống như thi trực tiếp, gồm cả bài thi lý thuyết và thực hành; mỗi bài thi trong 300 phút (5 tiếng). Do tính chất kỳ thi là trực tuyến, nên tất cả các công việc đều được tiến hành trên mạng internet. Đặc biệt bài thi thực hành, là một phần quan trọng của kỳ thi, được xây dựng dưới dạng thí nghiệm mô phỏng, hai bài thi thực hành mô phỏng những thí nghiệm với những tham số được lấy từ thí nghiệm thực. Phần mềm mô phỏng được lập trình công phu, giao diện thân thiện. Nhìn chung, các bài thi năm nay được các đoàn đánh giá là hay về nội dung khoa học, nhưng dài và khó đối với các thí sinh. Ban Tổ chức APhO 2021 tổ chức bế mạc theo hình thức trực tuyến vào ngày 24/5. Đoàn Việt Nam tham dự lễ bế mạc theo hình thức trực tuyến tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội./. Thục AnhThành viên Tổ Thông tin đáp ứng nhanh nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Lễ trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho một số thành viên của Tổ Thông tin đáp ứng nhanh phục vụ phòng, chống dịch (Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động ở ngay tại nơi làm việc của Tổ Thông tin, dù không có hoa, không có nhạc, không có sân khấu. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nghe Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy báo cáo về một số ca nhiễm mới tại công ty SPICA (KCN Quế Võ 1, Bắc Ninh), chiều 22/5. Ảnh: VGP/Đình Nam Chiều 22/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã làm việc với Tổ Thông tin đáp ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19). Đại diện Tổ thông tin báo cáo Phó Thủ tướng hiện nay các chuyên gia công nghệ thông tin, đội ngũ tình nguyện viên đang tập trung phân tích tình hình theo dõi khai báo y tế của công nhân các khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Trong đó, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để gọi điện và ghi nhận khai báo y tế của công nhân, tìm ra các trường hợp có nguy cơ phát sinh rủi ro để chỉ điểm khoanh vùng kỹ hơn. Đặc biệt, sau khi nhận được thông tin về một số ca nhiễm mới tại công ty SPICA (KCN Quế Võ 1, Bắc Ninh), trưa ngày 22/5, nhóm chuyên gia đã tập trung phân tích, liên lạc, phối hợp với địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó cần thiết, kịp thời. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Tổ Thông tin đẩy nhanh tốc độ hỗ trợ công nhân các khu công nghiệp, cũng như người dân ở Bắc Ninh, Bắc Giang khai báo y tế, không chỉ thực hiện ở những nơi có ca nhiễm mà cần nhanh chóng hỗ trợ khai báo y tế ở cả những khu công nghiệp chưa có dịch quyết tâm không làm ngắt quãng sản xuất tại các khu công nghiệp. Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho một số thành viên Ngay trong buổi làm việc, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho một số thành viên, tình nguyện viên, chuyên gia công nghệ thông tin, những người đã tự nguyện tham gia ngay từ những ngày đầu phòng, chống dịch COVID-19, từ công tác truy vết, xây dựng hệ thống an toàn COVID (antoanCOVID.vn), đến phối hợp thực hiện khai báo y tế tại các vùng dịch, đánh giá nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương. Những cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đến từ nhiều đơn vị khác nhau nhưng có điểm chung là đều tự nguyện tham gia với mong muốn được cống hiến những hiểu biết, tri thức, công sức của mình cùng đất nước chiến thắng “giặc COVID”. Đó là anh Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần công nghệ DTT đã tham gia thiết lập và tổ chức Tổ Thông tin đáp ứng nhanh; thiết kế và hỗ trợ triển khai các ứng dụng CNTT chống dịch: NCOVI, Khaibaoyte; thiết lập diễn đàn 300 nhà khoa học về dịch tễ và công nghệ thông tin, xây dựng các mô hình phân tích, dự báo, mô phỏng chống dịch; chủ trì báo cáo tính nguy cơ rủi ro về dịch của các tỉnh thành trên toàn quốc. Vợ chồng anh Nguyễn Việt Cường, chị Nguyễn Thùy Linh nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong khi đang xử lý thông tin dịch bệnh chính tại quê nhà là tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: VGP/Đình Nam Anh Nguyễn Việt Cường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tích hợp thông minh phụ trách việc ứng dụng công nghệ xử lý dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, mô hình hóa hiện trạng dịch bệnh để đánh giá rủi ro, phát hiện các cụm dịch tiềm năng… Đặc biệt, vợ anh Nguyễn Việt Cường là chị Nguyễn Thị Thùy Linh, nghiên cứu sinh về khoa học máy tính cũng tham gia Tổ Thông tin từ những ngày đầu, đảm trách việc phân tích chi tiết các thông tin ca bệnh, chùm bệnh, đưa ra các biểu đồ phân tích hỗ trợ cho ra các quyết định liên quan đến giãn cách xã hội, khoanh vùng, dập dịch. Anh Lý Tuấn Anh, Chuyên gia dữ liệu và hệ thống (Công ty Cổ phần Công nghệ DTT) là người chủ trì điều hành triển khai Dự án “An toàn với COVID-19” (antoanCOVID.vn) để đảm bảo chung sống an toàn với dịch COVID-19 tại các địa điểm công cộng như trường học, bệnh viện, khách sạn, phòng khám, trạm xá, địa điểm cách ly … trên toàn quốc. TS. Lê Chí Ngọc (Viện Toán ứng dụng và Tin học, ĐH Bách Khoa Hà Nội) là người xây dựng mô hình tính toán xác định nguy cơ, hỗ trợ đưa ra các quyết định liên quan đến giãn cách xã hội, khoanh vùng, dập dịch. PGS. TS Nguyễn Ngọc Doanh (Phòng Khoa học công nghệ, Trường Đại học Thủy Lợi) đã xây dựng một số mô hình nhằm ước tính số ca nhiễm từ một hay nhiều ổ dịch, ước tính thời điểm xuất hiện F0; tính toán nguy cơ Covid-19 ở các mức độ và phạm vi khác nhau;… Anh Lê Công Thành, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Chọn lọc Thông tin (InfoRe) đã phát triển hệ thống hồ sơ dữ liệu phục vụ lưu trữ tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn, hỗ trợ truy vết thông tin dịch tễ; mô hình hóa hiện trạng dịch bệnh để đánh giá rủi ro, phát hiện các cụm dịch tiềm năng dựa trên trí tuệ nhân tạo... Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho anh Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần công nghệ DTT, người tham gia thiết lập và tổ chức Tổ Thông tin đáp ứng nhanh. Ảnh: VGP/Đình Nam Ngoài 7 cá nhân tiêu biểu lần này, Tổ Thông tin còn có sự tiếp sức liên tục của rất nhiều chuyên gia tình nguyện, có thể kể đến chị Đào Thị Hà, tiến sĩ toán học, người có thể nhớ đến từng ca bệnh và mối liên quan của hàng trăm ca bệnh. Anh Nguyễn Thanh Liêm, tiến sĩ xã hội học, người đưa ra các chỉ số tổng quát để thiết lập mô hình đánh giá nguy cơ, cũng như các cán bộ, chuyên gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế Công cộng, Bộ KH&CN, Đại học Quốc gia Hà Nội … Lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện ngay tại nơi làm việc của Tổ Thông tin trong không khí trang nghiêm, xúc động, dù không có hoa, không có sân khấu. Ngay sau buổi lễ, những cá nhân tuyên dương lại cùng với đồng nghiệp quay trở lại ngay với những việc đang đợi chờ từng phút, từng giây. Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, Tổ trưởng Tổ Thông tin thay mặt nhóm chuyên gia công nghệ thông tin, đội ngũ tình nguyện viên bày tỏ sự bất ngờ, xúc động khi nhận được sự quan tâm, đánh giá, biểu dương của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đối với Tổ, nhất là khi các thành viên đang miệt mài làm việc, phân tích để đưa ra những nhận định, dự báo kịp thời nhất, phục vụ công tác phòng, chống dịch ở Bắc Ninh, Bắc Giang và cả nước. PGS. TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, một chuyên gia về AI, cho biết tham gia Tổ Thông tin là cơ hội để các chuyên gia, sinh viên công nghệ được làm những việc rất cụ thể, thiết thực, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch của đất nước. Theo chinhphu.vnTĐKT – Hơn nửa đời người gắn bó với ngành Bưu điện, anh Nguyễn Đức Nhật, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Bưu điện huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk là thủ lĩnh luôn truyền lửa, dẫn dắt đơn vị vượt qua những khó khăn để nhiều năm liền trở thành lá cờ đầu của Bưu điện tỉnh Đắk Lắk.
Điều hành linh hoạt
Khi vừa tròn 18 tuổi, anh Nguyễn Đức Nhật bắt đầu công việc của cán bộ xây dựng xã tại Bưu điện Krông Pắk. Trải qua nhiều vị trí công việc khác nhau, năm 2002, anh được bổ nhiệm làm Giám đốc Bưu điện huyện, được luân chuyển làm Giám đốc Bưu điện thành phố Buôn Ma Thuột và đến năm 2013, quay trở về mái nhà Krông Pắk, tiếp tục dẫn dắt đơn vị không ngừng phát triển.
Anh Nguyễn Đức Nhật (bên phải) đại diện Bưu điện Krông Pắk nhận Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông
Anh Nhật cho biết: Bưu điện huyện Krông Pắk trực thuộc Bưu điện tỉnh Đắk Lắk, có chức năng, nhiệm vụ phục vụ thông tin liên lạc cho lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng; tổ chức sản xuất, kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí trên địa bàn; cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của Nhà nước, các dịch vụ viễn thông, thu hộ, chi hộ, thu thuế, chi trả lương hưu, bảo hiểm xã hội, chi trả trợ cấp xã hội, phân phối hàng tiêu dùng và nhiều dịch vụ khác được pháp luật cho phép nhằm phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn huyện.
Đứng chân trên địa bàn Krông Pắk, huyện miền núi của tỉnh Đắk Lắk, có hơn 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 30%; giao thông đi lại còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, mức sống chênh lệch đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ của đơn vị. Tuy vậy, kết quả kinh doanh của Bưu điện huyện Krong Pắk lại rất khả quan, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng ổn định từ 30 - 40%. Năm 2019, trong bối cảnh thị trường bưu chính cạnh tranh khốc liệt nhưng doanh thu của đơn vị tăng 45% so với năm 2018.
Để đạt được kết quả đó, Giám đốc Nguyễn Đức Nhật đã không ngừng suy nghĩ, tìm tòi các giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, khuyến khích người lao động hăng hái thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trên cương vị lãnh đạo đơn vị, anh luôn xác định những vấn đề trọng tâm, mấu chốt cho việc phát triển kinh doanh, từ đó không ngừng tìm lời giải cho 3 câu hỏi: Thứ nhất, phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, tiết kiệm sức người mà vẫn mang lại năng suất, hiệu quả cao. Thứ hai, quản lý tốt dòng tiền để tiết kiệm chi phí, phục vụ tái sản xuất. Thứ ba, tìm kiếm những giải pháp để công tác chất lượng phải luôn được đặt lên hàng đầu, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của người dân, tồn tại và đứng vững trên thị trường bưu chính ngày càng cạnh tranh gay gắt. Để giải quyết những vấn đề trên, anh luôn bám sát tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị, đề ra những giải pháp phù hợp.
Đầu năm, sau khi nhận kế hoạch từ Bưu điện tỉnh, anh chỉ đạo chuyên môn, công đoàn tổ chức hội nghị công nhân, viên chức để cùng trao đổi, thảo luận, từ đó, căn cứ tình hình thực tế từng địa bàn phân công công việc cụ thể cho mỗi đơn vị theo từng tháng. Phân tích sự khó khăn và tính mùa vụ của mỗi dịch vụ để đặt mục tiêu phấn đấu trong từng thời điểm. Trên cơ sở đó, tiếp tục giao kế hoạch đến từng cá nhân người lao động.
Để người lao động trong đơn vị nắm rõ cơ chế, chính sách, kỹ năng bán hàng, anh chỉ đạo triển khai các khóa đào tạo về kiến thức, nghiệp vụ của từng dịch vụ, tìm tòi đưa ra cách tính toán đơn giản, dễ hiểu, giúp anh chị em nắm bắt, vận dụng được nhanh nhất, tạo sự tự tin khi tiếp xúc với khách hàng. Bên cạnh đó, anh luôn nhắc nhở, quán triệt đến từng người lao động phải xác định công tác chất lượng là trách nhiệm của mỗi một cá nhân trong đơn vị, thực hiện xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối của dịch vụ; chủ động xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng từ đầu năm để thực hiện theo định kỳ. Đây là yếu tố then chốt để giữ vững và phát triển khách hàng trong bối cảnh hiện nay.
Xác định tuyên truyền là khâu quan trọng để phát triển dịch vụ, anh xây dựng kế hoạch truyền thông và không quản ngại cùng anh chị em đến từng thôn, xã giới thiệu cho người dân các dịch vụ bưu điện đang triển khai như dịch vụ hành chính công, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, dịch vụ thu thuế…
Truyền “lửa” thi đua
Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát động thi đua trong động viên, khuyến khích người lao động hăng hái tham gia lao động sản xuất, nâng cao chất lượng, anh chỉ đạo triển khai nhiều phong trào như: Chương trình thi đua dịch vụ cho vay tín dụng, thi đua dịch vụ bưu chính theo ngày, chương trình thi đua Thách thức tháng 7, chương trình thi đua Nhân viên bưu điện - văn hóa xã vượt lên thách thức, đột phá thành công; nâng cao tỷ lệ phát tại các bưu cục phát và tuyến phát; không để xảy ra vi phạm chất lượng dịch vụ; thi đua "Phát triển khách hàng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện qua hệ thống bưu điện”… Việc đẩy mạnh hoạt động thi đua, khen thưởng đã khích lệ tinh thần hăng say làm việc, cống hiến của anh chị em.
Anh Nguyễn Đức Nhật (thứ ba từ phải sang) là một trong những điển hình tiên tiến tiêu biểu của ngành Thông tin và Truyền thông
Nhằm khơi dậy, phát huy khả năng của người lao động, thúc đẩy kinh doanh, anh đã triển khai chính sách quan tâm đặc biệt đến đội ngũ bưu tá xã. Bưu điện huyện Krông Pắk đã phát triển lực lượng bưu tá thành “nhà phân phối” các mặt hàng đơn giản, thuận tiện như bảo hiểm xe máy, bảo hiểm an sinh bưu điện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, hàng tiêu dùng… đến tay từng người dân. Trong quá trình phân phối đó, một nhân viên tích cực, giỏi bán hàng, nắm vững sản phẩm, dịch vụ được khuyến khích đi theo kèm một nhân viên hạn chế hơn để thành cặp đôi cùng tiến. Nhờ đó, nhiều người lao động đã trở nên tự tin, hăng hái, yêu và gắn bó với công việc của mình hơn trước. Đặc biệt, đối với các bưu tá có thành tích tốt, nhiệt tình, năng nổ trong công việc, anh có chủ trương tạo điều kiện cho anh chị em được học việc và đề xuất Bưu điện tỉnh ký hợp đồng lao động vào một số vị trí mới như chuyên quản Bưu điện - Văn hóa xã, nhân viên nghiệp vụ quản lý tuyến phát… Những nhân viên này khi được bố trí vào vị trí mới đã tiếp tục phát huy năng lực trong công việc, góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm của đơn vị.
Giai đoạn 2016 - 2020, anh đã chủ trì, đề xuất nhiều phương án, giải pháp cấp Tổng công ty và cấp cơ sở được Hội đồng sáng kiến Tổng công ty và Bưu điện tỉnh Đắk Lắk công nhận. Một số sáng kiến tiêu biểu đã góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác điều hành của đơn vị: “Quảng cáo dịch vụ tại nhà người lao động thuộc Bưu điện huyện Krông Pắk”; “Phát triển dịch vụ cho vay tín dụng hưu trí tại điểm chi trả lương hưu và bảo hiểm xã hội thuộc Bưu điện huyện Krông Pắk”; “Đổi mới cơ chế tiền lương gắn liền với nhiệm vụ và chất lượng thu nợ dịch vụ bưu chính”; “Tổ chức bố trí lao động phù hợp và xây dựng cơ chế dành cho nhân viên chăm sóc khách hàng bưu chính chủ động tại các đơn vị”; “Tiếp cận các doanh nghiệp, cơ quan tại địa bàn huyện Krông Pắk cung cấp sản phẩm an sinh bưu điện”.
Với sự tâm huyết và tình yêu nghề, anh Nguyễn Đức Nhật chính là “vị thuyền trưởng” tài ba dẫn dắt con thuyền Bưu điện Krông Pắk không ngừng vươn ra biển lớn, đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.
Năm 2009, Bưu điện Krông Pắk vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba và từ năm 2016 đến nay, năm nào đơn vị cũng cũng đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, được nhận Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Anh Nguyễn Đức Nhật hàng năm được công nhận là Chiến sĩ thi đua cơ sở, được tặng Giấy khen của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Bằng khen Bộ Thông tin và Truyền thông, được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ giai đoạn 2016 - 2018. Năm 2017, anh đã được biểu dương là người lao động tiêu biểu nhân dịp kỷ niêm 10 năm thành lập Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
Trang Lê
TĐKT - Trường Đại học Lạc Hồng (LHU) là cơ sở giáo dục đại học (ĐH) có nhiều đóng góp quan trọng trong nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ, trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai và cả nước nói chung, xứng đáng là lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước.
Tiên phong trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Trong những năm qua, trường Đại học Lạc Hồng là một trong những cơ sở giáo dục đại học đạt nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục của Việt Nam, nâng cao vị thế về tri thức của Việt Nam trên trường quốc tế. Tính đến tháng 4/2020, nhà trường có 669 công trình khoa học được đăng trên tạp chí trong và ngoài nước, trong đó có 375 bài báo quốc tế, 222 bài báo đăng trên tạp chí uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus có hệ số ảnh hưởng cao. Trong năm 2019, trường Đại học Lạc Hồng là một trong 50 trường đại học ở Việt Nam có công bố quốc tế nhiều nhất trên cơ sở phân tích từ hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học Scopus.
Các sinh viên Đại học Lạc Hồng liên tiếp tạo tiếng vang ở cấp châu lục trong các cuộc thi về khoa học công nghệ
Bên cạnh các nghiên cứu được công bố đăng trên các tạp chí, hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường còn ghi dấu tại các cuộc thi khoa học, công nghệ trong và ngoài nước. Đến đầu năm 2020, trường Đại học Lạc Hồng có 9 giải thưởng Vifotec, 40 giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp bộ, 12 giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam, 3 giải thưởng Euréka, 168 giải thưởng được trao từ Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai, 28 giải thưởng từ cuộc thi Robocon trong nước và quốc tế (trong đó 9 lần vô địch trong nước, 3 lần vô địch quốc tế), 5 lần vô địch quốc tế cuộc thi xe tiết kiệm nhiên liệu châu Á. Tại cuộc thi Shell Marathon quốc tế (London - 2019), đội tuyển trường Đại học Lạc Hồng là gương mặt duy nhất từ trước tới nay của châu Á được tham gia vào đấu trường này và đứng vị trí thứ 4.
Trên lĩnh vực chuyển giao công nghệ, trường Đại học Lạc Hồng là cơ sở giáo dục đại học dẫn đầu toàn quốc trong việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Thông qua hoạt động này, trường Đại học Lạc Hồng đã góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp ở trong và ngoài nước, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế chi phí đáng kể trong quá trình sản xuất, tiết kiệm được hơn 20 tỷ đồng cho các nhà máy trong các khu công nghiệp.
Tạo dựng không gian học tập hạnh phúc cho sinh viên
Trung thành với triết lý giáo dục “Đạo đức - Trí tuệ - Sáng tạo”, trường Đại học Lạc Hồng luôn tạo mọi điều kiện học tập tốt nhất cho người học. Nhà trường đã và đang không ngừng hoàn thiện hệ sinh thái học tập hạnh phúc cho sinh viên. Toàn bộ hệ thống nhà xưởng, giảng đường, studio, thư viện, phòng lab... được trang bị máy lạnh và các thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học tập, thực hành. Nhà trường có hệ thống thư viện hiện đại với kho tài liệu số phong phú, phục vụ cho nhu cầu tra cứu, tham khảo, học tập của sinh viên. Ngoài hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, nhà trường còn có nhiều sân chơi, câu lạc bộ phục vụ sinh viên. Mỗi ngành đào tạo đều có những sân chơi riêng để sinh viên sáng tạo và thực hiện đam mê. Nếu khối ngành kỹ thuật của trường có Robocon, xe không người lái, cuộc đua số, xe tiết kiệm nhiên liệu... thì khối kinh tế có các sân chơi phục vụ sinh viên như: Phiên tòa giả định, Câu lạc bộ khởi nghiệp... Khối ngôn ngữ lại có các CLB và cuộc thi về chủ đề ngôn ngữ: Nói tiếng Hàn, Nhật, Trung, Anh...
Ngoài ra, nhà trường còn tạo nhiều không gian cho các đội nhóm - nơi tập trung các nhóm sinh viên cùng sở thích, đam mê như CLB văn nghệ (hát, nhảy...), các cuộc thi tài năng khác... nhằm tăng thêm cơ hội, môi trường rèn luyện các kỹ năng sống cho sinh viên. Qua đó, nhà trường hiện thực hóa và gửi gắm thông điệp “Hạnh phúc của sinh viên là hạnh phúc của Lạc Hồng”.
Nuôi dưỡng khát vọng dẫn đầu
Là cơ sở giáo dục đại học tư thục theo định hướng ứng dụng, gắn đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng với nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung, trường Đại học Lạc Hồng hướng đến trở thành trường đại học ứng dụng tốt nhất Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.
Để hiện thực hóa điều này, nhà trường đã từng bước chuẩn bị để thực hiện các đánh giá khách quan theo chuẩn quốc tế. Đến năm 2019, trường Đại học Lạc Hồng là trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam và đến nay là đại học duy nhất ở Đồng Nai đạt chuẩn mực quốc tế theo các tiêu chí của AUN - QA. Trường Đại học Lạc Hồng cũng đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết, hướng đến đạt chuẩn ABET (Hoa Kỳ) vào năm 2022.
Ký kết hợp tác chuyển giao sản phẩm cho doanh nghiệp
Tháng 4/2020, Liên minh các trường đại học Hanseatic (Hanseatic League of Universities - HLU) đã tổ chức Hội thảo trực tuyến nhằm xếp hạng các trường đại học sáng tạo trên thế giới. Trong 4 hạng mục xếp hạng của Bảng xếp hạng WURI (World Universities with Real Impacts), trường Đại học Lạc Hồng nằm trong Top 50 trường đại học sáng tạo nhất hướng đến giá trị đạo đức. Đây là kết quả đóng góp tâm sức của giảng viên và sinh viên trường Đại học Lạc Hồng trong quá trình tham gia Chương trình EPICS thuộc Dự án BUILD-IT suốt những năm qua.
Song song với quá trình chuẩn bị và tiến hành các đánh giá quốc tế về chất lượng đào tạo, trường Đại học Lạc Hồng còn thúc đẩy quá trình hợp tác toàn diện với các trường đại học ngoài nước. Đến nay, trường Đại học Lạc Hồng đã ký MOU (Memorandum of Understanding) với 32 trường đại học đến từ Trung Quốc, Phần Lan...
Nhận thức sâu sắc về vai trò của nhân tố con người trong mọi quá trình, lãnh đạo trường Đại học Lạc Hồng đã không ngừng kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường. Theo đó, nhà trường thường xuyên cử giảng viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trong và ngoài nước, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính cho cán bộ, giảng viên đi học nâng cao. Hàng trăm hội thảo hướng đến mục tiêu thiết lập không gian giáo dục hiện đại được tổ chức nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên không ngừng được nâng cao, những giải thưởng cao quý được trao tặng cho cán bộ, giảng viên nhà trường, số lượng công trình nghiên cứu khoa học, bài báo quốc tế của giảng viên trường Đại học Lạc Hồng tăng cao trong những năm gần đây là một trong những bằng chứng sinh động cho quá trình “hiện đại hóa” nguồn nhân lực của trường.
Gắn nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao với thực thi các cam kết và trách nhiệm xã hội
Là cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung, đến nay, trường Đại học Lạc Hồng đã đào tạo và cung cấp cho xã hội 42.000 lao động có trình độ đại học, 900 lao động có trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ).
Để mở rộng môi trường học tập và làm việc cho sinh viên, trường Đại học Lạc Hồng đã ký kết hợp tác với hơn 800 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận, trong đó có các doanh nghiệp FDI có quy mô lớn. Với lợi thế mạng lưới đối tác sâu rộng, sinh viên của trường Đại học Lạc Hồng có thêm nhiều cơ hội học tập và trải nghiệm môi trường làm việc tại doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất. Đây cũng là kho việc làm cho sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp. Từ năm 2018, trường Đại học Lạc Hồng đã ký cam kết với sinh viên về tìm kiếm và giới thiệu việc làm theo đúng ngành nghề mà các em được đào tạo. Trong trường hợp sinh viên cần đào tạo nâng cao, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức về ngành nghề, nhà trường sẽ đào tạo miễn phí.
Việc ký và thực thi các cam kết với người học đã thể hiện trách nhiệm của trường Đại học Lạc Hồng với người học trong suốt quá trình. Bên cạnh đó, trường Đại học Lạc Hồng còn thực hiện các trách nhiệm khác đối với cộng đồng. Những năm qua, trường là đơn vị đồng hành với chính quyền tỉnh Đồng Nai trong hỗ trợ cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Trong trận chiến chống dịch Covid - 19, trường đã có nhiều dự án hỗ trợ cộng đồng. Hàng ngàn chai nước rửa tay sát khuẩn nano bạc, gel rửa tay sát khuẩn nano bạc mang thương hiệu LHU đã đến với bệnh viện, trường học, nhân dân Đồng Nai và các địa phương lân cận. Những sản phẩm nghiên cứu khoa học khác của trường cũng được chuyển giao và có mặt ở các công ty, đơn vị sự nghiệp, trường học như nhiệt kế thông minh, buồng khử khuẩn… đã góp phần cùng Đồng Nai và cả nước đẩy lùi dịch bệnh.
Với những thành tích nói trên, trường Đại học Lạc Hồng trở thành cơ sở giáo dục đại học có nhiều đóng góp quan trọng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai và cả nước nói chung.
Minh Phương
TĐKT - Được sư trụ trì chùa Hải Sơn (xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) Phan Thị Quý, pháp danh Thích Nữ Minh Chơn nhận về nuôi, nhiều năm qua, những em nhỏ mồ côi, bị bỏ rơi lớn khôn từng ngày với một tương lai tươi sáng đang chờ đợi phía trước. Ở nơi đây, các em được sống trong tình yêu thương, nâng đỡ, dìu dắt của các sư cô và luôn biết nương tựa, đoàn kết với nhau như gia đình ruột thịt.
Bà Phan Thị Quý (pháp danh Thích Nữ Minh Chơn, Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi Mái ấm chùa Hải Sơn
Thực hiện phương châm “Tốt đời, đẹp đạo”, với tấm lòng bi mẫn của Phật tử, thể hiện tinh thần cứu khổ ban vui, nhằm đem đến niềm tin, lẽ sống, niềm hi vọng cho những người bất hạnh, tật nguyền, từ năm 2006, sư cô Thích Nữ Minh Chơn bắt đầu tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa.
Sư cô Thích Nữ Minh Chơn vẫn nhớ như in lần đầu tiên nhận nuôi trẻ. Đó là vào một đêm khuya tháng 8/2006, khi đang ngồi đọc sách, sư cô bỗng nghe văng vẳng tiếng trẻ khóc ngoài cổng chùa. Thấy lạ, bà chạy ra xem thì phát hiện một trẻ sơ sinh khoảng 2 tháng tuổi, được bọc sơ sài trong một tấm khăn mỏng. Khi được đem vào phòng, toàn thân bé lạnh toát, tím tái, hơi thở yếu dần. Các sư cô thay nhau thức cả ngày lẫn đêm để săn sóc từng giọt sữa, giấc ngủ cho cháu. Nhờ sự chăm sóc tận tình của các sư cô, cháu dần dần bình phục. Sau này, cháu gái đó được đặt tên là Phan Nguyễn Bảo Ngọc.
Với tấm lòng từ bi, nhân ái, đến thời điểm hiện tại, sư cô Thích Nữ Minh Chơn và Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi Mái ấm chùa Hải Sơn đã tiếp nhận và nuôi dạy 48 trẻ. Đa phần các em đều bị bỏ rơi, bị cha mẹ đặt ở đâu đó tại chùa, trong đó có cả những bé khuyết tật, nhưng nơi đây không từ chối bất cứ đứa trẻ nào. Các em đều được khai sinh theo họ Phan và Nguyễn, đây là họ trước khi xuất gia của sư cô Thích Nữ Minh Chơn và sư cô Thích Nữ Minh Kỉnh, những người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc các em.
Năm 2016, các em ngày càng đông, tất cả sinh hoạt đều tập trung tại nhà chúng của chùa. Trải qua thời gian, nhà chúng đã xuống cấp, mái dột, nền ẩm thấp, nơi ở và sinh hoạt của trẻ nhỏ gặp nhiều khó khăn. Lúc này, sư cô Thích Nữ Minh Chơn đã vận động các nhà hảo tâm khởi công xây dựng khu nhà ở cho trẻ em.
Đến năm 2019, với những nỗ lực của bà và sự chung tay góp sức của các mạnh thường quân, khu nhà ở cho trẻ với diện tích 800 m2, tổng kinh phí 7 tỷ đồng đã hoàn thành, được phân bố hợp lý phòng ở, phòng học, nhà ăn, thư viện…, thuận lợi cho các em trong việc sinh hoạt và học tập.
Các em nhỏ tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi Mái ấm chùa Hải Sơn chúc mừng sư cô Thích Nữ Minh Chơn nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Để các em tại trung tâm được ổn định đời sống trong sự yêu thương, chăm sóc thể chất, tinh thần, bù đắp lại những bất hạnh mà các em đang gánh chịu, sư cô Minh Chơn luôn tạo điều kiện để các em được giáo dục đầy đủ, toàn diện. Hiện trung tâm có 6 em được học tại các trường mầm non, 13 em học phổ thông, 1 em đã học đại học sư phạm mầm non tại TP Hồ Chí Minh, 5 em đã và đang học đại học, 2 em học cao đẳng. Được sự chỉ dạy của các sư cô, các em đều ngoan ngoãn, cố gắng vươn lên học tập tốt.
Sư cô Minh Chơn bảo: “Nếu không có kiến thức thì dù nuôi dưỡng đến mấy, sau này các cháu cũng không thể có một tương lai tươi sáng hơn được. Vì thế, các sư cô thường dạy cho các cháu câu: "Duy tuệ thị nghiệp", tức là duy trì trí tuệ để có một sự nghiệp tốt đẹp. Ở đây, các cháu còn được trang bị sách, báo, tạp chí, ti vi để đáp ứng nhu cầu giải trí và thông tin.”
Đảm đương chuyện chăm sóc, nuôi dưỡng với bấy nhiêu đứa trẻ vốn không phải là việc dễ dàng. Thế nhưng qua lời chia sẻ của sư cô Minh Chơn, mọi khó khăn, vất vả ấy không thấm tháp gì, bởi “đó đều là những vất vả vì tương lai tốt đẹp hơn của các con nên mình lấy vất vả đó làm niềm vui".
Trong quá trình nuôi dạy các em, trung tâm thường xuyên tổ chức những chương trình hoạt động ngoại khóa. Vào các dịp lễ lớn của đất nước hoặc của Phật giáo, trung tâm tổ chức chương trình lễ hội, giao lưu với phương châm “An vui - tiết kiệm - hữu ích” nhằm tạo điều kiện cho các em hòa đồng với nhau và hòa nhập với xã hội thật bình đẳng mà không tự ti, mặc cảm. Mỗi tháng, tổ chức một buổi thiền trà để các em ngồi lại với nhau chia sẻ những suy nghĩ, cách nhìn nhận về những vấn đề trong cuộc sống.
Sư cô Thích Nữ Minh Chơn trao quà cứu trợ đồng bào bị lũ lụt miền Trung
Ngoài việc chăm lo cho các em ở mái ấm, bà còn vận động ủng hộ người già, người khuyết tật và trẻ em nghèo. Từ năm 2012 đến nay, ủng hộ 22 người già neo đơn, người khuyết tật mỗi tháng 10 kg gạo/người. Ủng hộ học bổng cho 20 em học sinh nghèo học giỏi mỗi năm 2 triệu đồng/em. Năm 2012, khảo sát và ủng hộ các hộ gia đình bị lũ lụt tại thị xã Sông Cầu 500 suất quà, mỗi suất 300.000 đồng; hỗ trợ tiền xây nhà cho 10 hộ, mỗi hộ 10 triệu đồng. Hằng năm, bà đều tặng hàng trăm suất quà cho các cụ già, người nghèo, mỗi suất trị giá 200 - 300 nghìn đồng; phát cơm từ thiện 1500 suất/năm nhân dịp Phật Đản và lễ Vu Lan.
15 năm tiếp nhận những đứa trẻ mồ côi, sư cô Thích Nữ Minh Chơn và mái ấm chùa Hải Sơn đã trở thành điểm tựa, mái nhà vững chãi cho hàng chục đứa trẻ thiếu vắng tình thương. Trong suốt những năm tháng ấy và cả sau này, bà vẫn luôn kiên trì tạo điều kiện và môi trường tốt để các em học tập đến nơi đến chốn, với một niềm tin sâu sắc rằng: Mai đây các em có thể tự bước chân vào đời với niềm vui, sự tự tin, bình an vượt qua những khó khăn và trưởng thành, góp phần tích cực xây dựng cuộc sống và xã hội. Với các em nhỏ tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi Mái ấm chùa Hải Sơn, bà vừa là mẹ, vừa là người thầy luôn đồng hành bên các em trong suốt những năm tháng của cuộc đời.
Ghi nhận những đóng góp ấy, năm 2020, bà được tuyên dương là 1 trong 50 gương sáng thầm lặng vì cộng đồng được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Phương Thanh
Cán bộ y tế huyện Việt Yên (Bắc Giang) làm việc hết công suất
TĐKT- Một ngày làm việc 20 giờ, nghe 200 cuộc điện thoại và ngủ 2 tiếng là công việc hàng ngày của cán bộ y tế huyện Việt Yên giữa tâm dịch của tỉnh Bắc Giang. Đối mặt với nhiều hiểm nguy, gian khổ Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang diễn biến rất phức tạp, nhất là tại 2 ổ dịch Khu Công nghiệp Vân Trung (tính đến 12h ngày 16/5 đã ghi nhận 169 trường hợp F0) và Khu Công nghiệp Quang Châu (với 150 ca dương tính). Dự báo trong những ngày tới, số ca bệnh tiếp tục tăng sau khi có kết quả xét nghiệm toàn bộ người lao động của các công ty. Lực lượng y tế tham gia lấy mẫu xét nghiệm virus SARS – COV-2 tại các tổ dân phố My Điền 1, 2, 3 thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên Do cả 2 khu công nghiệp đều nằm trên địa bàn huyện Việt Yên nên lực lượng y tế địa phương phải làm việc hết công suất. Đội đáp ứng nhanh với dịch bệnh COVID-19 của Trung tâm Y tế Việt Yên cũng nhanh chóng được thành lập để đáp ứng tình hình hiện tại. Rạng sáng 9/5 là dấu mốc đặc biệt đối với rất nhiều cán bộ y tế sau khi lấy mẫu cho toàn bộ công nhân làm việc ca đêm tại Công ty TNHH ShinYoung Việt Nam. Bởi rằng, thời gian tới sẽ là những ngày dài mẹ phải xa con, vợ xa chồng,dù gia đình chỉ cách nơi làm việc vài ba trăm mét, để tập trung cho công việc chống dịch. Được phân công phụ trách lĩnh vực truy vết nên Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Việt Yên Nguyễn Thị Kim Anh ngày nào cũng làm việc từ sáng tinh mơ đến đêm muộn. Chị bảo, nhiều lúc định phóng vù xe về nhà tắm giặt, thay đồ nhưng công việc vẫn dở dang, không dứt ra được. Chị Kim Anh bộc bạch, từ hôm địa phương có ca dương tính ở khu công nghiệp, đêm nào ngủ nhiều thì được 3 tiếng. Gọi là ngủ chứ nằm xuống chị vẫn phải cầm điện thoại xem lại các báo cáo, số liệu từ cơ quan chuyên môn và các địa phương…Dù rất bận nhưng chị vẫn từ tốn giải thích, hỗ trợ từng trường hợp. Một ngày hơn 200 cuộc gọi đến máy của chị. Có đêm chỉ tranh thủ chợp mắt 2 tiếng lấy sức làm việc tiếp mà vẫn ám ảnh tiếng chuông điện thoại. Chỉ riêng công việc báo cáo các ca bệnh, truy vết các trường hợp tiếp xúc trên địa bàn mà 3 người làm không xuể. Hôm trước theo lịch 17h30 thường trực huyện Việt Yên giao ban cuối ngày về công tác phòng, chống dịch. Thế nhưng công việc chưa xong, chị không thể bỏ dở mà đi được. Vậy là lãnh đạo huyện quyết định đưa cả đội giao ban từ UBND huyện sang Trung tâm Y tế để họp. Công việc cứ quay cuồng. Điện thoại cấp trên chỉ đạo liên tục, nhiều lúc nghe tăng thêm từng này, từng kia ca bệnh mà tim đập mạnh, lồng ngực như muốn vỡ ra. Có khi thêm ca dương tính mới, cấp trên gọi giục báo cáo, chị vừa khóc vừa làm. Không phải chị không biết cách làm nhanh mà phải đáp ứng tuần tự và đẩy đủ số liệu. Người phụ nữ chỉ còn thời gian ngắn nữa sẽ nghỉ hưu bỗng lạc giọng khi nhắc về công việc ít vinh quang nhưng nhiều gian khổ của mình. Nguy cơ trở thành F0 BS Hoàng Văn Luận (Khoa Xét nghiệm – Trung tâm Y tế Việt Yên) cho biết, đợt dịch ập đến huyện Việt Yên khiến mỗi người giảm đi được vài kg. Ăn uống thất thường, vội vã. Ngủ thì ít, thường xuyên làm việc với cường độ cao. Có khi ít nữa hết dịch được về nhà, nhiều cán bộ hốc hác đến mức người thân không nhận ra. BS Luận kể, như thứ Bảy vừa qua, các cán bộ trong khoa Xét nghiệm đi lấy mẫu ở khu công nghiệp đến 23h đêm mới xong. Đến hômChủ nhật nắng gắt, mọi người vẫn trong trang phục bảo hộ oi bức, làm việc liên tục nhiều giờ. Là trưởng khoa Xét nghiệm nên từ khi có dịch, anh vừa phải đi làm, vừa nghe điện thoại phối hợp với cơ quan chuyên môn kể cả nửa đêm hay tinh mơ sáng. Cứ thêm các ca dương tính, anh lại cùng các cán bộ của Trung tâm Y tế chuẩn bị các máy móc, phương tiện, trang thiết bị, hóa chất, bình phun, đồ bảo hộ… lên đường thực hiện nhiệm vụ giữa tâm dịch. Với đa số cán bộ Trung tâm Y tế huyện Việt Yên, đây là trải nghiệm đầu tiên. Tuy vậy, mọi người cũng nhanh chóng thích nghi với công việc mới và tự sắp xếp cho mình một góc nghỉ ngơi tại cơ quan sau ngày làm việc có khi kéo dài đến 20 tiếng thay vì về nhà với người thân như trước đây. Còn theo chia sẻ của BS Diêm Đăng Đích (Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Việt Yên), hàng ngày lúc chuông điểm 5 giờ sáng, các bác sĩ và điều dưỡng đã có mặt để mặc quần áo bảo hộ, chuẩn bị bắt đầu công việc một ngày của mình. Từng lớp áo quần, mặt nạ, khẩu trang, tấm chắn che mặt... được mọi người thuần thục mang lên người một cách cẩn thận. Bởi hơn ai hết, họ hiểu rằng mình đang bước vào một trận chiến thực sự. Chẳng may có trở thành F0 trong quá trình làm việc cũng phải chấp nhận thôi. Thế nên chuyện bác sĩ đi làm nhiều ngày không về là chuyện thường tình.Nhà anh chỉ cách Bệnh viện chưa đầy 1 km mà nhiều khi thấy đường về xa quá…Nhiều đêm anh tranh thủ chợp mắt vài tiếng mà toàn mơ về quãng thời gian bình yên. Trước đây khi chưa có dịch, vào ngày Chủ nhật nếu không phải tuần trực là anh đã đưa vợ và con gái 3 tuổi đi chơi phố huyện rồi. Với những nỗ lực của các bác sĩ trong đợt cao điểm, ngày 14/5, DS Nguyễn Thị Kim Anh cùng 38 cá nhân của Trung tâm Y tế được UBND huyện Việt Yên đã khen thưởng đột xuất vì có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 với số tiền 1 triệu đồng/người. Bảo HânThủ tướng Chính phủ khen CDC, Sở Y tế TP Đà Nẵng có thành tích phòng, chống dịch COVID-19
Tại Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 16/5/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã có thành tích trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các cán bộ CDC Đà Nẵng đang nỗ lực làm việc không ngừng bất kể thời gian Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã khẳng định được vai trò, năng lực trong công tác phòng, chống dịch. Đây cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai thành công việc xét nghiệm mẫu gộp 5, trở thành kinh nghiệm cho các địa phương khác. Theo báo cáo của UBND thành phố Đà Nẵng, trong đợt dịch thứ hai vào năm 2020, phương pháp lấy mẫu gộp 5 đã cho thấy lợi ích thiết thực, tiết kiệm về chi phí xét nghiệm (giảm xuống còn gần 12 tỷ đồng thay vì hơn 55,4 tỷ đồng nếu xét nghiệm mẫu đơn). Theo số liệu thống kê từ ngày 8-23/8/2020, trong vòng 16 ngày, số người được lấy mẫu xét nghiệm tại thành phố Đà Nẵng là 97.103 người. Năm 2021, bước vào đợt dịch thứ ba, trước diễn biến dịch hết sức phức tạp, phải đối mặt với áp lực xét nghiệm số lượng mẫu ngày càng tăng trong điều kiện khó khăn về nhân lực, vật lực, từ hiệu quả đã đạt được trong công tác xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 vào các đợt dịch năm 2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng tiếp tục cải tiến phương pháp mẫu gộp nhóm 5 thành mẫu gộp nhóm 10 trong đợt dịch năm 2021. Chỉ tính riêng số mẫu gộp que thu thập được từ ngày 8-13/5/2021 là 7.386 mẫu gộp từ 69.544 lượt người với số lượng mẫu lẻ trong mỗi nhóm từ 5 đến 10 mẫu, phần lớn là 10 mẫu lẻ/1 mẫu gộp. Như vậy, trong vòng 6 ngày, đã có 69.544 người được lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện được 8 ca dương tính trong tổng số 69.544 người. Số lượng mẫu bệnh phẩm được gộp tối đa hiện nay đang thực hiện là 10 mẫu bệnh phẩm/ống (mẫu gộp que). Sau đó, tiến hành gộp 2 mẫu gộp que/1 mẫu gộp dung dịch. Như vậy, sau 2 lần gộp tại thời điểm lấy mẫu và sau đó gộp tại phòng xét nghiệm từ 2 mẫu đã gộp lần 1, lượng mẫu tối đa có thể xét nghiệm là 20 mẫu/phản ứng. Với phương pháp này, ngoài việc tiết kiệm tối đa lên đến 20 lần chi phí xét nghiệm so với xét nghiệm mẫu đơn và quan trọng hơn cả là có thể đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm trong điều kiện hạn chế về trang thiết bị, nhân lực, vật lực, phát hiện nhanh các ca bệnh trong cộng đồng. Phương pháp gộp mẫu xét nghiệm từ mẫu gộp que mà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng thực hiện đã cho thấy hiệu quả cao về phòng, chống dịch và lợi ích kinh tế (thay vì chi phí hơn 39,7 tỷ đồng nếu xét nghiệm mẫu đơn thì với mẫu gộp 20, chi phí chỉ còn hơn 2,7 đồng). Ngoài tiết kiệm chi phí xét nghiệm, qua thực tiễn đã cho thấy phương pháp mẫu gộp 20 so với gộp 5 giảm ½ chi phí trang thiết bị và nhân lực. Kể từ ngày 01/5/2021 đến nay, có gần 70 nghìn mẫu xét nghiệm đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng thực hiện với kết quả xét nghiệm phải có trong vòng 24 giờ để đáp ứng kịp với tốc độ truy vết, giám sát diện rộng. Trong số đó có ngày lên đến gần 22 nghìn mẫu. Qua các đợt dịch từ năm 2020 đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã luôn nỗ lực không ngừng trong việc phát hiện sớm, khoanh vùng nhanh, hạn chế nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng; thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Kết quả của công tác xét nghiệm và giám sát, xử lý dịch COVID-19 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã được ghi nhận, đánh giá cao. Theo baochinhphu.vnNhững người điều dưỡng thầm lặng mang trọng trách chăm sóc người bệnh
TĐKT - Song hành cùng các bác sĩ trên con đường chăm sóc sức khỏe nhân dân, với nụ cười hiền hậu và sự tận tâm, người điều dưỡng luôn yêu thương, chăm sóc người bệnh như chính người thân của mình. Đặc biệt là với những cán bộ điều dưỡng công tác tại các bệnh viện mà người bệnh cần điều trị trong khoảng thời gian dài như những người bệnh ung thư. Họ là những con người thầm lặng mang trong mình trọng trách: Truyền ngọn lửa niềm tin về cuộc sống đến hàng ngàn người bệnh mà mình chăm sóc. Những người điều dưỡng giữa tâm dịch Dù công việc bộn bề với nhiều áp lực, nhưng bằng sự thấu hiểu và tình yêu thương, 700 cán bộ điều dưỡng công tác tại Bệnh viện K vẫn luôn nhiệt huyết, tận tâm chăm sóc người bệnh. Tại Bệnh viện K, một người bệnh ung thư thường sẽ được điều trị trong quá trình dài, thậm chí nhiều năm. Người mà hàng ngày họ có thể trao đổi thông tin nhiều nhất, hỏi từ những điều nhỏ nhặt, thiết thực nhất đó là các cán bộ điều dưỡng chăm sóc mình. Sự cống hiến của những điều dưỡng càng được thể hiện rõ hơn trong tâm dịch tại Bệnh viện K. Đơn cử, rạng sáng ngày 7/5, khi Bệnh viện K ghi nhận những trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên và 3 cơ sở của bệnh viện phải phong tỏa để phục vụ công tác khoanh vùng dập dịch, đó cũng là lúc hàng trăm điều dưỡng tại đây sẽ ở lại chăm sóc người bệnh trong suốt thời gian này. “Một ngày các cô điều dưỡng vào hỏi han, truyền thuốc và theo dõi tôi không dưới 3 lần, ai cũng nhiệt tình. Dù bận phát thuốc, làm thuốc nhưng ai hỏi gì các cô cũng niềm nở. Nhiều khi tôi cũng ngại vì các cô dặn vài lần rồi, xong đôi khi tôi quên lại hỏi nhưng các cô cũng chỉ cười, viết lại cả giấy hướng dẫn cho tôi”. – bác Đỗ Thanh H. điều trị ung thư vú tại khoa Nội 6 chia sẻ. Nghề điều dưỡng có vất vả hay không? Đó có lẽ là điều ai trong chúng ta cũng nhìn nhận được. Không ít người là người thân, bạn bè, người quen của chúng ta, họ cũng là cán bộ điều dưỡng. Những đêm trắng trực tại bệnh viện hàng tuần, những hồ sơ với đủ loại giấy tờ cần hướng dẫn và giải thích để người bệnh thực hiện, những lúc chợt tỉnh vì ca cấp cứu cần phối hợp với ê-kíp hàng đêm, những ngày dài động viên tinh thần người bệnh để họ vơi bớt lo âu... Thời gian cán bộ điều dưỡng tại Bệnh viện K gắn bó với người bệnh còn nhiều hơn người thân của họ ở nhà. Đi làm từ sáng sớm khi con chưa thức giấc, tối về muộn vội vàng với bộn bề lo toan của cuộc sống thì cũng chỉ dành được chút thời gian ngắn ngủi trước khi con chìm vào giấc ngủ... Những người điều dưỡng, họ cũng là người cha, người mẹ với bao đứa trẻ, nhưng đôi khi họ vì hai tiếng “người bệnh” sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ bất kỳ lúc nào. Giữa tâm dịch Bệnh viện K, các khoa, phòng được cách ly nghiêm ngặt, nhưng vẫn đảm bảo công tác điều trị cho người bệnh nội trú. Ở đó, những cán bộ điều dưỡng vừa chăm sóc chu đáo, vừa đảm bảo hiệu quả điều trị, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và chính những người bệnh thân yêu. Sau một ngày dài cùng với bác sĩ chăm sóc cho người bệnh, đêm đến có lẽ rất nhiều những giọt nước mắt đã rơi vì dâng lên nỗi nhớ nhà, nhớ con da diết... nhưng bằng tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng cống hiến, những cán bộ điều dưỡng Bệnh viện K vẫn luôn cháy hết mình trong công tác khoanh vùng, dập dịch và chăm sóc người bệnh. CN. Phạm Minh Tuấn, Trưởng phòng Điều dưỡng bệnh viện K cũng chia sẻ "Những cử chỉ đơn giản như ánh mắt quan tâm chăm sóc, lời nói chia sẻ tận tình, sự tận tâm chu đáo đến sức khỏe và cảm nhận tình cảm mà cán bộ điều dưỡng mang lại đã giúp chohàng ngàn người bệnh ung thư cảm thấy ấm lòng hơn và hy vọng hơn vào quá trình điều trị. Cán bộ, nhân viên điều dưỡng Bệnh viện K đã, đang và sẽ nỗ lực hết mình trong công tác chăm sóc, sẻ chia, đồng hành với người bệnh". Những kỳ tích mới trong điều trị cho người bệnh ung thư tại Bệnh viện K sẽ lại xuất hiện, những cống hiến thầm lặng sẽ được ghi nhận bằng sự hồi phục sức khỏe của người bệnh. Và rồi, nụ cười sẽ lại rạng rỡ hơn trên gương mặt của những người điều dưỡng tận tâm đã không ngừng nỗ lực cống hiến vì người bệnh ung thư. Hồng ThiếtTô thắm hình ảnh người cán bộ, chiến sĩ công an trong lòng nhân dân
TĐKT - Sáng 14/5, Đảng ủy Công an Trung ương - Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị; 3 năm thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BCA, ngày 19/5/2018 của Bộ Công an và 4 năm thực hiện cuộc vận động “Xây dựng phong cách người công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ hội trường Bộ Công an với 2 điểm cầu, đến điểm cầu công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đến dự và phát biểu chỉ đạo. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại Hội nghị. (ảnh: CAND) Triển khai Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 04 và Cuộc vận động của Bộ Công an, lực lượng công an nhân dân (CAND) đã xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tăng cường công tác tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng các điển hình tiêu biểu, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo Bác, xây dựng hình ảnh người cán bộ, chiến sĩ (CBCS) CAND "vì nước quên thân, vì dân phục vụ". Quá trình thực hiện Chỉ thị 05 và các nghị quyết của Đảng, lực lượng CAND đã thể hiện rõ sự tích cực, chủ động, quyết tâm cao trong chỉ đạo xây dựng và đổi mới hoạt động của ngành. Tiêu biểu như: Đã khẩn trương, quyết liệt sắp xếp tổ chức, bộ máy theo hướng "Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở", giảm nhiều Tổng cục, Cục và các đầu mối trung gian; bố trí công an chính quy đảm nhận các chức danh công an xã; quyết liệt, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, góp phần quan trọng vào quá trình cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh... Cấp ủy, lãnh đạo công an các cấp đã nghiêm túc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, lấy kết quả học tập và làm theo Bác là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá, bình xét, phân loại thi đua hàng năm. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã trao Huân chương Quân công hạng Ba tặng Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an. (ảnh: CAND) Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, 3 năm thực hiện Chỉ thị số 04 và 4 năm thực hiện Cuộc vận động của Bộ Công an đã góp phần bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, lòng trung thành, lối sống, văn hóa ứng xử, tư thế, lễ tiết tác phong, tinh thần trách nhiệm của CBCS trong CAND, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đã có trên 500 mô hình, phần việc được triển khai hiệu quả, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương mưu trí, dũng cảm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, gương người tốt việc tốt, hành động, nghĩa cử cao đẹp. 5 năm qua, toàn lực lượng công an đã có 65 đồng chí hy sinh và hơn 1.700 đồng chí bị thương trong thực hiện nhiệm vụ. Với những thành tích đó, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng 1 Huân chương Sao vàng, 1 Huân chương Hồ Chí Minh, 3 Huân chương Độc lập, 86 Huân chương Quân công, 726 Huân chương Chiến công. 18 tập thể, 20 cá nhân được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trao danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc" tặng Đại tá Hoàng Quốc Việt, Phó Giám đốc Công an tỉnh Sơn La và Thượng tá Nguyễn Thành Trung, Phó Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Nam Định. (ảnh: CAND) Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư hoan nghênh, biểu dương, ghi nhận những thành tích mà toàn lực lượng CAND đạt được; chúc mừng các đồng chí được nhận Huân chương, danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc" và được khen thưởng. Thời gian tới, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị Bộ Công an tiếp tục nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị số 05 và Kết luận của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó chú trọng 3 nội dung quan trọng là học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, học tập, thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và 6 điều Bác dạy CAND. Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, kết quả của việc làm theo Bác trong lực lượng CAND chính là, phải kiềm chế và giảm tội phạm, ổn định xã hội, giữ vững cuộc sống bình yên cho nhân dân, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng; lấy kết quả công việc, sự hài lòng, tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí, thước đo chất lượng tổ chức và cán bộ, đảng viên, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với lực lượng công an. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả trách nhiệm nêu gương trong lực lượng CAND; phát huy vai trò gương mẫu của người đứng đầu trong chấp hành kỷ cương, kỷ luật, quy trình, quy chế công tác. Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát, nhắc nhở của các cấp ủy, lãnh đạo đơn vị, mỗi CBCS công an phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, tự soi, tự sửa, tự nhận diện để phòng ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; luôn nhớ lời Bác dạy: "Công an của ta là CAND, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc" và phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất". Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị CBCS CAND không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, công nghệ... để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, các đối tượng phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt; để có đủ kiến thức, trình độ phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đấu tranh với các đối tượng cơ hội chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo đảm ổn định xã hội, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng đất nước và sự bình yên của nhân dân. Tại Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã trao Huân chương Quân công hạng Ba của Chủ tịch nước tặng Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác công an. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trao danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc" tặng Đại tá Hoàng Quốc Việt, Phó Giám đốc Công an tỉnh Sơn La và Thượng tá Nguyễn Thành Trung, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Nam Định. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trao Bằng khen của Bộ Công an tặng 20 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến đại diện 113 tập thể, 130 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 04 của Bộ Công an và Cuộc vận động "Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ". Nguyệt HàTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 43
- 44
- 45
- 46
- 47
- …
- sau ›
- cuối cùng »