Phong trào thi đua

Ngành Tài nguyên và Môi trường phát động phong trào thi đua năm 2022: "Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, hội nhập, hiệu quả"

TĐKT - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành TN&MT phát huy những thành quả đã đạt được, nêu cao hơn nữa tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng, thi đua lao động sáng tạo, đặt quyết tâm cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022. Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành TN&MT (ảnh: Bộ TN&MT) Năm 2022, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành TN&MT; là năm tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và các kế hoạch theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Đồng thời, thiết thực chào mừng các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Bộ TN&MT (2002 - 2022), Bộ trưởng Bộ TN&MT phát động phong trào thi đua toàn ngành TN&MT năm 2022 với chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, hội nhập, hiệu quả” nhằm khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành TN&MT, đặt quyết tâm cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022. Các nội dung phong trào thi đua gồm: Thi đua đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, tập trung tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thi đua thực hiện chuyển đổi số; phát triển Chính phủ số ngành TN&MT; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hiện đại hóa trong công tác chỉ đạo điều hành, kết nối liên thông giữa các ngành, các cấp; nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử; củng cố và hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với tạo dựng môi trường, đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện văn nghệ, thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở; mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành TN&MT là một hạt nhân tích cực trong phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở; tạo dựng hình ảnh người cán bộ ngành tài nguyên và môi trường “Trung thành - Tận tụy; Sáng tạo - Gương mẫu”, góp phần xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại đáp ứng sự hài lòng của người dân. Tiếp tục hưởng ứng, triển khai thực hiện có hiệu quả, sáng tạo các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động; làm tốt công tác xây dựng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến; thực hiện đánh giá, xếp loại, khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gắn với sản phẩm, chất lượng, hiệu quả công việc. Để triển khai các phong trào thi đua hiệu quả, Bộ TN&MT đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Một là, tập trung xây dựng, ban hành các chương trình hành động, kế hoạch công tác để triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Chương trình hành động của ngành TN&MT thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Hai là, hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu: Xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Dự án Tổng kết thi hành Luật quản lý tài nguyên nước và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tổng kết đánh giá và lập hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật Địa chất và Tài nguyên khoáng sản. Tập trung xây dựng, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Quy hoạch không gian biển quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia đồng bộ. Ba là, phát triển tài nguyên số, dữ liệu số, chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường, phát triển vận hành hệ thống thông tin đất đai (MPLIS), cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường. Chỉ đạo điều hành về TN&MT, 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). Bốn là, đổi mới mạnh mẽ công tác thi đua, khen thưởng, gắn phong trào thi đua với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ chính trị; xây dựng kế hoạch, nội dung, tiêu chí cho từng công việc phù hợp với lĩnh vực quản lý, gắn kết chặt chẽ giữa công tác thi đua, khen thưởng với việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng và phát triển ngành TN&MT, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục hưởng ứng và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT phát động. Phương Thanh

Phát động phong trào thi đua "Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao"

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Văn phòng Quốc hội tổ chức chiều 31/12, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã phát động phong trào thi đua năm 2022 với chủ đề “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao” Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát động phong trào thi đua năm 2022 Sau khi nghe phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trên tinh thần phát huy những thành tích đạt được trong năm 2021 và căn cứ phương hướng, mục tiêu công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2020 - 2025 của Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ tư Văn phòng Quốc hội và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022, thay mặt Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Thi đua khen thưởng cơ quan, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã phát động phong trào thi đua năm 2022 với chủ đề “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”. Trong đó kêu gọi: Một là, tiếp tục triển khai tuyên truyền nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, nhất là quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thi đua, khen thưởng thực sự là động lực góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hai là, tạo môi trường, điều kiện, động lực và phương thức đánh giá để khuyến khích thi đua giữa tập thể với tập thể, cá nhân với cá nhân trong Văn phòng Quốc hội; đặc biệt, đẩy mạnh thi đua trong sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy trình, thủ tục nhằm chuẩn hóa, quy trình hoá, cụ thể hóa, chuyên nghiệp mọi hoạt động của Văn phòng Quốc hội. Các khối thi đua, các vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội chủ động xây dựng tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, gắn với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng đơn vị, cá nhân gắn với thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; đồng thời, gắn với công tác tham mưu, phục vụ, đảm bảo của Văn phòng Quốc hội. Trong đó, nội dung, tiêu chí thi đua phải cụ thể, dễ làm, dễ thực hiện, dễ kiểm tra và giám sát; đồng thời, có các giải pháp để huy động sự tham gia của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong công tác phong trào thi đua, yêu nước, đẩy mạnh phát huy sáng kiến, đề xuất ý tưởng, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, góp phần hoàn thành tốt nhất, nhanh nhất nhiệm vụ được giao. Toàn cảnh hội nghị Ba là, đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các cá nhân, tập thể có thành tích, sáng kiến để khen thưởng; quan tâm khen thưởng người lao động trực tiếp, khen thưởng đột xuất, khen thưởng chuyên đề, tăng cường phát hiện các điển hình tiên tiến để động viên khen thưởng kịp thời, khen thưởng phù hợp với thành tích, kết quả đạt được. Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới để học tập, nêu gương và lan tỏa trong cơ quan Văn phòng Quốc hội. Năm là, tăng cường năng lực tham mưu của Hội đồng thi đua khen thưởng cơ quan, cơ quan Thường trực của Hội đồng thi đua khen thưởng cơ quan, tiếp tục nâng cao chất lượng xét duyệt của Hội đồng xét sáng kiến, đề tài khoa học, bảo đảm lựa chọn được sáng kiến, đề tài có tính ứng dụng thực tiễn cao trong Văn phòng Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan Văn phòng Quốc hội, các tổ chức đoàn thể khác trong Văn phòng Quốc hội tích cực vận động hội viên, đoàn viên đoàn kết, đồng lòng, khắc phục khó khăn, tiếp tục đổi mới, đề xuất nhiều sáng kiến, giải pháp góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua do Văn phòng Quốc hội phát động. Đồng thời, kêu gọi các khối thi đua, các vụ, cục, đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Văn phòng Quốc hội quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi, toàn diện nhiệm vụ chính trị được giao của Văn phòng Quốc hội trong năm 2022, góp phần quan trọng vào thành công của các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Lãnh đạo Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước cho 03 cá nhân có thành tích xuất sắc  Tại hội nghị, Văn phòng Quốc hội cũng đã công bố các quyết định tặng thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2021. Trong đó, trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng 3 cá nhân; trao Cờ thi đua của Chính phủ cho 2 tập thể có thành tích xuất sắc; trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 1 đơn vị và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; trao Cờ thi đua của Văn phòng Quốc hội cho 4 tập thể; trao Giấy khen cho một Đảng bộ và 5 Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu năm 2021”; trao Giấy khen cho 118 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; trao tặng Giải thưởng Gương mặt của năm 2021 của Công đoàn Viên chức Việt Nam cho 1 đoàn viên. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Cờ thi đua của Chính phủ cho 02 tập thể có thành tích xuất sắc  Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân có thành tích xuất sắc Tổng Thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tặng Cờ thi đua của Văn phòng Quốc hội cho các đơn vị có thành tích xuất sắc  Tổng Thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tặng Cờ thi đua của Văn phòng Quốc hội cho Báo Đại biểu Nhân dân Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Nguyễn Đức Thụ trao Giấy khen cho các đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021 Theo quochoi.vn

Hà Giang đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo thi đua thực hiện thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

TĐKT- Phát huy tinh thần thi đua yêu nước với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo thi đua thực hiện thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021”, các cấp ủy đảng, chính quyền và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã chủ động, tích cực hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua nhằm đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Kết quả, toàn tỉnh có 23/32 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm; dịch bệnh Covid-19 tiếp tục được kiểm soát tốt theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả; kinh tế hồi phục, duy trì tăng trưởng ở mức khá 5,06%. Sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi, giá trị sản phẩm trồng trọt thu hoạch bình quân đạt trên 53 triệu đồng trên 1 ha, vượt kế hoạch đề ra. Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng, đạt 7.288 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2020. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 12.000 tỷ đồng, tăng 3,9% so với năm 2020; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 2.700 tỷ đồng, vượt 44,6% kế hoạch trung ương giao, hoàn thành kế hoạch tỉnh giao. Văn hóa, xã hội tiếp tục được chú trọng, trong năm đã thành lập 4 trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS, THPT; được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý chủ trương thành lập Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh; thực hiện thành công Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo khó khăn về nhà ở với 5.121 căn nhà; công tác giảm nghèo đạt kết quả tốt; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, nâng cao. Quốc phòng và an ninh được tăng cường; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia. Công tác cải cách hành chính (CCHC) đã có chuyển biến tích cực. Năm 2021 là năm đầu tiên chỉ số CCHC tỉnh đạt 83,87%, lên hạng 33/63 tỉnh, thành phố; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh tăng 12 bậc, lên hạng 33/63 tỉnh, thành phố; chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính tăng 10 bậc, lên hạng 25/63 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, năm 2021 tỉnh đã tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, cử tri tham gia bỏ phiếu đạt tỷ lệ 99,96%; tổ chức Lễ kỷ niệm130 năm thành lập tỉnh, 30 năm tái lập tỉnh, 60 năm Bác Hồ lên thăm Hà Giang; Hà Giang cũng là địa phương đi đầu, tiên phong quảng bá rộng rãi, giới thiệu sống động hình ảnh, sự kiện, lễ hội, sản phẩm đặc trưng của tỉnh trên nền tảng công nghệ số. Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh cho biết, phong trào thi đua yêu nước và công tác CCHC trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới, đi vào thực chất, thiết thực, hiệu quả; trở thành nguồn động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021. Từ những kết quả đó, đề nghị các cấp, ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh với tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát động phong trào TĐYN gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và 8 lời căn dặn của Bác với Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang. Nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất tiêu biểu để lan tỏa phong trào thi đua rộng khắp, tạo thành sức mạnh thống nhất, đoàn kết. Tích cực tuyên truyền ý nghĩa phong trào thi đua, kiểm tra, giám sát, lắng nghe ý kiến phản ánh từ cơ sở để triển khai thực hiện phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên từ tỉnh tới cơ sở luôn tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và CCHC theo lời dạy của Bác Hồ: “Người người thi đua, ngành ngành thi đua, nhà nhà thi đua”. Phấn đấu xây dựng tỉnh Hà Giang ngày càng phát triển toàn diện, bền vững. Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh trao Huân chương Lao động cho các cá nhân Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh: Với sự đoàn kết, đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị, Hà Giang sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, triển khai các phong trào thi đua yêu nước, công tác CCHC bám sát mục tiêu, nhiệm vụ chính trị và khơi dậy lòng yêu nước, ý chí vươn lên của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc Hà Giang. Đề nghị các cấp, ngành và các địa phương thấm nhuần tư tưởng “Càng khó khăn thì càng phải thi đua”; huy động sự chung tay, vào cuộc của hệ thống chính trị, vận động các tầng lớn nhân dân, các ngành, các cấp tham gia phòng, chống dịch, đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, vượt qua khó khăn, góp phần sớm kiểm soát và sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng đổi mới công tác khen thưởng vừa kịp thời, vừa chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng thành tích, công khai, minh bạch, dân chủ, có tác dụng nêu gương, giáo dục và tạo sức lan tỏa trong xã hội… Với những nỗ lực không ngừng, nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Chủ tịch UBND tỉnh tặng các giải Nhất, Nhì, Ba và công trình phúc lợi cho các địa phương có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; theo đó, huyện Hoàng Su Phì đạt giải Nhất phong trào thi đua năm 2021. Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua và Bằng khen cho nhiều đơn vị, cá nhân. Phát huy kết quả đã đạt được, năm 2022, Hà Giang tiếp tục đưa ra năm nhiệm vụ cụ thể. Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, triển khai, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng. Thứ hai, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình Phát động phong trào thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Thứ ba, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là trách nhiệm nêu gương người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua. Thứ tư, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến qua các phong trào thi đua. Thứ năm, tăng cường hiệu quả các hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp; thường xuyên kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng đảm bảo chất lượng, hiệu quả và chuyên nghiệp. Hồng Thiết  

Năm 2021: Hải quan đã thi đua thực hiện tốt khẩu hiệu “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”

TĐKT- Mặc dù khó khăn chồng chất khó khăn trước nhiều diễn biễn phức tạp của tình hình thế giới và khu vực nhưng năm 2021, ngành Hải quan vẫn thực hiện tốt thi đua với khẩu hiệu “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”.  Kim ngạch vượt mốc 600 tỷ USD Năm 2021, trên cơ sở kế hoạch công tác của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã khẩn trương, quyết liệt triển khai các chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ, giải pháp về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, được sự chỉ đạo sát sao và kịp thời của Chính phủ, Bộ Tài chính với quan điểm kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, phát huy sáng tạo, nỗ lực vượt khó, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong đó toàn ngành Hải quan tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm: Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu nghiệp vụ; đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, tăng cường kỷ luật, kỷ cương… Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn Nhờ đó, các lĩnh vực công tác của ngành Hải quan đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nổi bật trong năm 2021, tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6%, tương đương tăng tới 123 tỷ USD so với năm 2020. Đây là cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập sâu và rộng của đất nước. Từ đầu năm đến hết ngày 15/12, toàn ngành đã giải quyết thủ tục đối với 13,74 triệu tờ khai, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 7,11 triệu tờ khai, tăng 7,8% và nhập khẩu đạt 6,63 triệu tờ khai, tăng 5,1%. Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu là 93.000, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Về thu ngân sách nhà nước (NSNN), ước tính kết thúc năm 2021, Tổng cục Hải quan thu đạt 370.000 tỷ đồng bằng 117,46% dự toán, bằng 110,45% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; chống buôn lậu, gian lận thương mại, năm 2021, lực lượng hải quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 14.568 vụ, trị giá hàng vi phạm 2.709 tỷ đồng. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 14.200 vụ, thu nộp ngân sách gần 291 tỷ đồng; khởi tố 39 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 176 vụ. Toàn cảnh Hội nghị Tăng cường kiểm soát hải quan Năm 2022, tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục triển khai các đề án trọng tâm lớn nhằm xây dựng hải quan thông minh, hải quan số, xây dựng Chiến lược phát triển hải quan giai đoạn 2021-2030, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong cách mạng công nghiệp 4.0,... Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục tạo thuận lợi thương mại cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới hải quan số, ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Dự kiến dự toán giao thu NSNN năm 2022 của Tổng cục Hải quan là 352.000 tỷ đồng trên cơ sở tăng trưởng GDP 6% - 6,5%; giá dầu thô 60 USD/thùng; kim ngạch xuất khẩu có thuế tăng 8,1%, kim ngạch nhập khẩu có thuế tăng 6,6%. Để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2022, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc công tác quản lý thu NSNN ngay từ đầu năm 2022; tăng cường chống thất thu; tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế, phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu; tập trung kiểm tra về số lượng, trị giá, mã số, xuất xứ; thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thu thuế, tăng số lượng ngân hàng phối hợp thu và nộp thuế điện tử 24/7… Toàn lực lượng hải quan cũng quyết tâm, quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia, an toàn cộng đồng, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Cụ thể, toàn ngành sẽ tăng cường công tác kiểm soát hải quan, trọng tâm là công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, phòng chống ma túy và công tác phòng chống tội phạm; chỉ đạo các đơn vị triển khai nghiêm túc, có hiệu quả nhiều biện pháp quan trọng góp phần đảm bảo an toàn an ninh xã hội… Cùng với đó, lực lượng hải quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, không để các đối tượng lợi dụng việc nhập khẩu hàng hóa để vi phạm chủ quyền an ninh quốc gia; tiếp tục chú trọng ngăn chặn hành vi buôn lậu các mặt hàng phòng, chống dịch. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, thu thập thông tin, nắm tình hình địa bàn hoạt động hải quan để xây dựng hồ sơ quản lý; xây dựng, sử dụng cơ sở bí mật; xây dựng kế hoạch, chuyên án đấu tranh đấu tranh, triệt phá thành công những vụ việc lớn, nổi cộm, các đường dây, ổ nhóm, đối tượng cầm đầu hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tăng cường giám sát trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin. Theo đó, số thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan năm 2021 là số thu cao nhất từ trước đến nay cả về số tuyệt đối cũng như tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước. Đây là một kết quả hết sức ấn tượng thể hiện nỗ lực lớn của ngành Hải quan vừa tạo thuận lợi thương mại vừa chống buôn lậu, gian lận, vừa khai thác các giải pháp chống thất thu. Số thu ấn tượng này cũng là kết quả sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước nói chung cũng như thu ngân sách trung ương của ngành Tài chính. Năm 2022 được dự báo có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, nhưng với bề dày thành tích, với sự đoàn kết, nhất trí, nỗ lực phấn đấu, ngành Hải quan sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hồng Thiết

Bảo đảm trật tự, kỷ cương, cuộc sống bình yên, an toàn cho nhân dân

TĐKT - Ngày 27/12, tại Hà Nội, Bộ Công an long trọng tổ chức Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 77. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương (CATW), Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, nguyên lãnh đạo Bộ Công an; thủ trưởng Công an các đơn vị thuộc Bộ; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình, kết quả công tác công an và phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2021; đánh giá kết quả năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong Công an nhân dân (CAND); sơ kết 01 năm thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia”; sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị và Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ; phổ biến tinh thần nội dung cơ bản Đề án về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” và phát động phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2022 trong lực lượng CAND. Năm 2021, lực lượng CAND đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm ANTT, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước. Toàn lực lượng đã chủ động, nhanh chóng, linh hoạt “chuyển trạng thái”, phát huy vai trò nòng cốt, tuyến đầu xung kích, tích cực tham gia, đóng góp toàn diện trong phòng, chống dịch Covid-19. Triển khai thực hiện quyết liệt, hoàn thành tốt các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia ở cấp độ cao nhất, không để bị động, bất ngờ, không để xảy ra sơ suất dù là nhỏ nhất, góp phần quan trọng vào thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026… Công tác phòng, chống tội phạm đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội đề ra; kiềm chế được sự gia tăng của tội phạm; trật tự, an toàn xã hội có chuyển biến tích cực, tạo môi trường an ninh, an toàn, lành mạnh, được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao. Công tác quản lý nhà nước về ANTT đạt nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật là hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân, hoàn thành chiến dịch cấp 50 triệu thẻ căn cước; triển khai cấp số định danh cá nhân trên toàn quốc; kết nối với các bộ, ngành có đủ điều kiện khai thác hiệu quả ứng dụng trên nền tảng Cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ công tác nghiệp vụ và quản lý xã hội, nhất là phục vụ bầu cử và phòng, chống dịch Covid-19. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ được tăng cường, tai nạn giao thông giảm trên cả3 tiêu chí… Công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được đẩy mạnh; phát huy hiệu quả các cơ chế phối hợp với các ban, bộ, ngành trung ương và các địa phương; huy động được cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT và phòng, chống dịch Covid-19. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao kết quả mà lực lượng CAND đã đạt được trong năm qua.Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, lực lượng CAND tiếp tục gương mẫu, đi đầu trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; quán triệt, triển khai đồng bộ, hiệu quả đến tận cơ sở Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Kịp thời cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực công tác công an. Lực lượng CAND phải chủ động nắm chắc, đánh giá và dự báo sát, đúng tình hình, tham mưu với Đảng và Nhà nước các chủ trương, giải pháp kịp thời, nhất là tham mưu chiến lược; giữ vững thế chủ động, sẵn sàng các phương án, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống đe dọa đến lợi ích quốc gia - dân tộc, lợi ích hợp pháp của chúng ta, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác nắm tình hình và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động... Xây dựng và phát huy mạnh mẽ "thế trận lòng dân" trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân, trọng tâm là các địa bàn chiến lược, tuyến biên giới, biển, đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung và đô thị lớn. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm ANTT; từng bước đẩy lùi các loại tội phạm, nhất là tội phạm hình sự, tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, tội phạm ma túy, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao...; không để hình thành các băng nhóm, tổ chức tội phạm hoạt động "lộng hành" theo kiểu "xã hội đen", bảo đảm trật tự, kỷ cương, cuộc sống bình yên, an toàn cho nhân dân. Triển khai các kế hoạch, phương án đảm bảo ANTT, chủ động ngăn chặn, phát hiện đấu tranh, không được để xảy ra đột xuất, bất ngờ, không để hình thành điểm nóng về ANTT trên địa bàn cả nước. Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước. Đặc biệt, chú ý đảm bảo an ninh, an toàn cho cán bộ, chiến sĩ trong tham gia tấn công, trấn áp tội phạm và phòng, chống dịch. Đặc biệt, lực lượng CAND phải tiếp tục thể hiện tốt vai trò nòng cốt, trọng yếu, tuyến đầu; đẩy mạnh sử dụng công nghệ cao, phối hợp cùng các lực lượng khác, các địa phương trên mặt trận phòng, chống dịch Covid-19. Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả phối hợp, hiệp đồng tác chiến giữa CAND và Quân đội nhân dân và các ban, bộ, ngành trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, văn hóa… Cùng với đó, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành hoạt động của bộ máy, bảo đảm tinh gọn và hoạt động hiệu lực, hiệu quả… Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng với sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực không ngừng nghỉ, quyết tâm chính trị rất cao, và với tinh thần mới, khí thế mới, động lực mới; công tác công an sẽ có nhiều chuyển biến mới, mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn. Lực lượng CAND sẽ phát huy cao độ truyền thống quý báu "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với danh hiệu Lực lượng CAND anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng. Nguyệt Hà      

Ngành Xây dựng: Nỗ lực vượt khó, duy trì tốc độ tăng trưởng

TĐKT - Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, trong đó có xây dựng. Nhưng với sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ và nỗ lực của toàn ngành, ngành Xây dựng đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng cùng cả nước vượt qua đại dịch Covid-19, thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và triển khai kế hoạch thực hiện hiện vụ năm 2022 của ngành Xây dựng Trong điều kiện dịch bệnh ảnh hưởng lớn nhưng hầu hết các chỉ tiêu quản lý ngành đều đạt và vượt kế hoạch. Công tác xây dựng thể chế được tập trung thực hiện và đạt được kết quả nổi bật. Qua thống kê, số lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính gửi về cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng xử lý giảm qua từng năm và đã giảm mạnh vào năm 2021 (chỉ bằng 50% so với năm 2020) cho thấy các giải pháp phân cấp phân quyền đã phát huy hiệu quả, tạo sự chủ động cho các địa phương. Các hoạt động quy hoạch - kiến trúc và quản lý phát triển đô thị tiếp tục được quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Công tác quản lý đầu tư xây dựng có những chuyển biến quan trọng; chất lượng công trình cơ bản được kiểm soát, đảm bảo an toàn công trình. Bộ Xây dựng đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi, kiểm soát chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản, nhất là những thời điểm thị trường bất động sản có biến động bất thường; chủ động đề xuất với Chính phủ và triển khai các giải pháp góp phần duy trì sự ổn định và tăng trưởng của thị trường bất động sản… Năm 2021, giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng ước tính tăng 0,2 - 0,5% so với năm 2020; chỉ số giá xây dựng tăng 4,34% so với năm 2020; diện tích nhà ở bình quân cả nước ước đạt 25m2/người. Lĩnh vực phát triển đô thị, hạ tầng đô thị đạt được nhiều kết quả quan trọng: tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc năm 2021 ước đạt 40,5%; tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung ước đạt 92% (tăng 2% so với năm 2020); tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm còn 17,2% (giảm 0,8% so với năm 2020). Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, năm 2021, sản lượng xi măng tiêu thụ ước đạt 105,6 triệu tấn (tăng 2% so với năm 2020); kính xây dựng đạt khoảng 186 triệu m2 (tăng khoảng 24%); sứ vệ sinh khoảng 16 triệu sản phẩm, (tăng khoảng 7%)… Trong năm 2021, Bộ Xây dựng đã trình và được Chính phủ ban hành 8 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 Quyết định, 1 Chỉ thị. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành theo thẩm quyền 14 Thông tư; cắt giảm, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư xây dựng. Về công tác tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh những lĩnh vực bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Bộ Xây dựng đã kiểm tra công trường xây dựng bệnh viện dã chiến, địa phương có dịch, cơ sở hỏa táng, cơ sở cách ly, thu dung, cơ sở chữa bệnh nhân Covid-19 tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An...; xây dựng và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương về công tác phòng, chống dịch trên công trường xây dựng trong dịch bệnh. Năm 2022, ngành Xây dựng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xây dựng ước 4,96 - 5,56%; diện tích nhà ở bình quân cả nước phấn đấu đạt 25,5 m2/người; tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41,5-42% (Chỉ tiêu được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 32/2021/QH15); tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm dưới 16,5%; tỷ lệ tổng lượng nước thải được thu gom và xử lý đạt 16%. Để hoàn thành mục tiêu đó, ngành sẽ tập trung thực hiện 3 khâu đột phá: Hoàn thiện thể chế pháp luật về xây dựng để tăng cường công tác quản lý nhà nước đồng thời tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, phân cấp mạnh cho địa phương; tập trung cho công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị; đẩy mạnh công tác quản lý phát triển nhà ở, thị trường bất động sản. Năm 2022 sẽ tiếp tục có thuận lợi nhưng khó khăn, thách thức đặt ra cho ngành Xây dựng là rất lớn. Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Xây dựng sẽ nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất đi đôi với siết chặt kỷ cương, kỷ luật công tác, đạo đức công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới tư duy, tận tụy với công việc để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ công tác năm 2022. Trang Lê

Bộ Giao thông vận tải phát động phong trào thi đua năm 2022

TĐKT – Sáng 25/12, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã phát động phong trào thi đua năm 2022 với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, chủ động khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2022”. Theo đó, lãnh đạo Bộ GTVT đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức công đoàn các cấp tập trung thực hiện những nội dung trọng tâm: Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia để triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Bộ, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, đảm bảo tiến độ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chiến lược, quy hoạch đã đăng ký. Phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng dịch vụ, giảm chi phí. Triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phù hợp trong điều kiện dịch bệnh, đảm bảo thực hiện mục tiêu tiếp tục kiềm chế, giảm tai nạn giao thông từ 5 - 10% trên cả 3 tiêu chí. Hoàn thiện thủ tục phê duyệt các dự án khởi công mới trong kỳ trung hạn 2021 - 2025; tập trung giao kế hoạch năm cho các dự án ngay sau khi hoàn thành thủ tục đầu tư; xây dựng và theo dõi chặt chẽ kế hoạch thực hiện, giải ngân hàng tháng của từng dự án trong năm 2022; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án về tiến độ thực hiện, giải ngân; có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại các dự án giải ngân chậm, đặc biệt là các dự án trọng điểm của ngành. Ưu tiên bố trí vốn, chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh tiến độ thi công dự án quan trọng quốc gia để sớm hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05/CT-BGTVT ngày 03/6/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán dự án hoàn thành. Tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính, đầu tư, đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thuộc Bộ. Thực hiện Kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ, phù hợp với tình hình phòng, chống dịch bệnh, tiến tới nghiên cứu trao đổi với các nước láng giềng về khả năng khôi phục các hoạt động vận tải hành khách quốc tế đường bộ, đường sắt. Tiếp tục xây dựng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật; thực hiện Kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2021 - 2025. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, gắn trách nhiệm người đứng đầu với nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ; tiếp tục thực hiện 6 nội dung cải cách hành chính. Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số ở Bộ GTVT. Xây dựng cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung của 5 lĩnh vực nhằm hình thành hạ tầng dữ liệu ngành GTVT, thúc đẩy xây dựng các ứng dụng đa lĩnh vực như kết cấu hạ tầng, vận tải, logistics, an toàn giao thông... đóng góp vào chương trình chuyển đổi số quốc gia. Tích cực triển khai các chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng trên tất cả các mặt công tác, nhất là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; nâng cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, đạo đức của cán bộ, đảng viên. Chăm lo đời sống, bảo đảm việc làm cho người lao động và đẩy mạnh các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội - từ thiện, nhất là công tác tri ân, đền ơn - đáp nghĩa. Phong trào thi đua được phát động nhằm hướng tới thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải về chủ trương vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Thu hút toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT tích cực tham gia phong trào thi đua; nỗ lực vượt khó, khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19 để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Bộ GTVT yêu cầu các cấp ủy Đảng, người đứng đầu phát huy trách nhiệm nêu gương tổ chức phong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị; quan tâm, phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương và nhân rộng điển hình tiên tiến, tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ mọi người phát huy mọi khả năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lãnh đạo Bộ GTVT kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT ra sức thi đua lập thành tích xuất sắc trong mọi công việc, mọi nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành toàn diện vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022 và Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) của ngành GTVT. Phương Thanh

Công bố các dự án đạt giải Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021”

TĐKT - Ngày 23/12 tại Hà Nội, Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Hiệp hội Nông nghiệp số VIDA, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021. Sau hai ngày tranh tài sôi nổi, vượt qua 32 dự án tại vòng chung kết toàn quốc cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021, dự án "Nông trại Cờ Đỏ" đến từ Nam Định đã xuất sắc giành giải nhất với 50 triệu đồng tiền mặt và được hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc của Trung ương Đoàn với mức vay tối đa 1 tỷ đồng. Đại diện dự án "Nông trại Cờ Đỏ" đến từ Nam Định nhận giải Nhất Cuộc thi Dự án "Tương ớt cổ truyền Spico" của Lê Minh Cương (Thanh Hóa) và "Trồng và phát triển cây chịu mặn, chịu hạn có giá trị kinh tế cao, thích ứng biến đổi khí hậu" của Lâm Quốc Nhựt (Cà Mau) giành giải nhì gồm: Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức; 30 triệu đồng tiền mặt, dự án sẽ được hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc của Trung ương Đoàn với mức vay tối đa 500 triệu đồng (nếu đủ các điều kiện quy định để vay vốn). Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao 3 giải ba gồm: Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức; 15 triệu đồng tiền mặt, hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc của Trung ương Đoàn với mức vay tối đa 300 triệu đồng (dự án phải đủ các điều kiện quy định để vay vốn); 3 giải khuyến khích gồm Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức; 10 triệu đồng tiền mặt, được hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc của Trung ương Đoàn với mức vay tối đa 200 triệu đồng (nếu đủ các điều kiện quy định để vay vốn) cùng 4 giải thưởng phụ. Tặng Bằng khen cho các dự án tiêu biểu, xuất sắc tại cuộc thi Cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn được Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức nhằm cổ vũ, khuyến khích, định hướng và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế khu vực nông thôn của thanh niên và tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên nông thôn trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo; đồng thời, phát huy vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế tham gia cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Qua 4 năm tổ chức, cuộc thi đã nhận được sự tham gia của 1046 dự án dự thi đến từ các tỉnh, thành trên cả nước. Phát biểu tại lễ trao giải, Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương cho biết, cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn được Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức nhằm cổ vũ, khuyến khích, định hướng và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế khu vực nông thôn của thanh niên và tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên nông thôn trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo; đồng thời, phát huy vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế tham gia cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Qua 4 năm tổ chức, cuộc thi đã nhận được sự tham gia của 1.046 dự án dự thi đến từ các tỉnh, thành trên cả nước. Ban Bí thư Trung ương Đoàn mong muốn cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn trở thành một hoạt động được chờ đón hằng năm, hỗ trợ trực tiếp cho thanh niên nông thôn khởi nghiệp và là địa chỉ tin cậy để các bạn đoàn viên, thanh niên tìm được cộng đồng thanh niên khởi nghiệp, tìm được những chuyên gia, huấn luyện viên hỗ trợ trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Theo Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương, phong trào thanh niên khởi nghiệp đang ngày càng phát triển, trong đó có thanh niên nông thôn. Bên cạnh những thời cơ thì không ít những khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tác động đến quá trình khởi nghiệp. Ban Bí thư Trung ương Đoàn mong muốn rằng cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn không chỉ đơn thuần là thi và trao giải, mà trở thành một hoạt động được chờ đón hàng năm của thanh niên nông thôn, là hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho thanh niên nông thôn khởi nghiệp và là địa chỉ tin cậy để các bạn đoàn viên, thanh niên tìm được cộng đồng thanh niên khởi nghiệp, tìm được những chuyên gia, huấn luyện viên hỗ trợ trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình.  Để hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp bền vững, sản xuất có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, vươn ra xuất khẩu đòi hỏi sự quyết tâm nỗ lực của tổ chức Đoàn ở các cấp, Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương đề nghị các cấp bộ đoàn cần tập trung nâng cao nhận thức, kỹ năng, kiến thức cho cán bộ Đoàn trong hỗ trợ thanh niên chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số. Đẩy mạnh việc hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm, chú trọng hỗ trợ các mô hình kinh tế chuyển đổi số để truyền cảm hứng, cổ vũ, động viên thanh niên mạnh dạn, tự tin đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Đề nghị các tỉnh, thành đoàn chú trọng nâng cao chất lượng các cuộc thi khởi nghiệp cấp tỉnh, thành để tạo môi trường hỗ trợ các dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn địa phương, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức đào tạo, tập huấn, tăng cường hỗ trợ kết nối thanh niên nông thôn vào các mạng lưới thị trường, kết nối giao thương, các hội đồng chuyên gia tư vấn, các mạng lưới chuyên gia hỗ trợ cho thanh niên nông thôn khởi nghiệp. “Ban Bí thư Trung ương Đoàn mong rằng sau cuộc thi này, các chủ dự án sẽ tiếp tục hoàn thiện dự án của mình để ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất, kinh doanh, trở thành những mô hình điểm, những tấm gương khởi nghiệp lan tỏa, cổ vũ các đoàn viên, thanh niên địa phương.” - Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương nhấn mạnh. Mai Thảo  

Tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2021 của Cụm thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Liên hiệp

TĐKT - Mặc dù năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid - 19 trong nước diễn biến hết sức phức tạp, lây lan rộng và khó kiểm soát đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Cụm. Tuy nhiên, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Liên hiệp trong năm 2021 đã đoàn kết, đồng thuận, nỗ lực tổ chức phong trào thi đua; đồng thời quan tâm thực hiện nghiêm túc công tác khen thưởng; phấn đấu đóng góp công sức cùng cả nước thực hiện nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Linh hoạt, hiệu quả trong triển khai các phong trào thi đua Ngay từ đầu năm, các thành viên Cụm đã tổ chức phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chào mừng, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2025 và đại biểu Quốc hội khóa XV và các ngày truyền thống của đơn vị. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Thủ tướng Chính phủ, UBTƯ MTTQ Việt Nam phát động tiếp tục được các tổ chức thành viên trong Cụm thi đua triển khai có hiệu quả với nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi tổ chức thành viên, tập trung vào những việc khó, trọng tâm, cấp bách, tạo nên động lực góp phần thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, các đơn vị trong Cụm tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức tốt các phong trào thi đua, chương trình hành động luôn hướng về cơ sở, chăm lo bảo về quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, hội viên để vận động, tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên và xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh. Hội nghị Tổng kết hoạt động thi đua năm 2021 của Cụm thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Liên hiệp chiều 22/12 Theo ông Phạm Xuân Hồng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, bám sát nhiệm vụ chính trị, các đơn vị thành viên đã chủ động cụ thể hóa, xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện 5 phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động. Trong đó phải kể đến sự tham gia kịp thời, hiệu quả của các thành viên trong cụm đối với phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”. Tiêu biểu, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức triển khai phong trào thi đua tới các cấp Hội, triển khai Chương trình “Triệu phần quà, nghìn tấn nông sản nghĩa tình”, các cấp Hội đã vận động ủng hộ trên 10.000 tấn nông sản và nhiều hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm, thiết bị dụng cụ y tế (trị giá hơn 180 tỷ đồng) cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương; các cấp Hội đã cử cán bộ Hội, vận động hội viên, nông dân tự nguyện tham gia thành lập và duy trì hoạt động 62.098 “Tổ Covid-19 cộng đồng”; 25.493 tổ nhân dân tự quản “Giữ chặt vùng xanh”; 14.777 “Tổ xung kích, tình nguyện”… Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vận động ủng hộ 785.902 Túi an sinh (trị giá 193 tỷ đồng); hỗ trợ máy thở trang thiết bị y tế trị giá 2,4 tỷ đồng cho các bệnh viện điều trị cho trẻ em bị Covid-19; vận động gần 90 tấn thực phẩm, nhu yếu phẩm hỗ trợ các em thiếu nhi và gia đình có hoàn cảnh khó khăn đang ở khu phong tỏa, khu cách ly trị giá 1,3 tỷ đồng… Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam đã vận động, đóng góp 26 tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19, vận động trang thiết bị phòng, chống dịch, nhu yếu phẩm, tiền mặt trị giá khoảng 245 tỷ đồng; vận động được trên 13 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt và các trang thiết bị y tế) để ủng hộ nhân dân Lào, nhân dân Campuchia, người Campuchia gốc Việt và nhân dân Ấn Độ, tham gia kêu gọi vận động chính phủ nước bạn hỗ trợ 3.170.000 liều vaccine cho Việt Nam. “Các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ được các đơn vị thành viên triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt và hiệu quả, với mục tiêu hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh của người dân, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội”, ông Phạm Xuân Hồng nhấn mạnh. Bên cạnh đó, phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” được các thành viên triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, đóng góp tích cực trong nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Chương trình trực tuyến “Tết không xa nhà”, “Tết bình an, khoan hãy về”; có trên 4,9 triệu đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo Tết (trên 6.636 tỷ đồng); chi hỗ trợ trên 290.000 đoàn viên và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai (gần 140 tỷ đồng). Các đơn vị thành viên không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội, kịp thời phát hiện những hành vi, dấu hiệu sai phạm, những vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách, nhất là các chính sách, pháp luật, chương trình, dự án có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn; tập trung giám sát, điều tra, khảo sát, đánh giá một số chính sách có tác động trực tiếp đến quyền lợi và đời sống của đoàn viên, hội viên; kết hợp với tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực, bản lĩnh, kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ, đoàn viên, hội viên trong thực hiện giám sát, phản biện xã hội. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến được quan tâm chú trọng. Công tác khen thưởng được thực hiện đúng quy định, bảo đảm chính xác, kịp thời, công bằng, công khai, dân chủ. Đổi mới về nội dung, phương thức và chất lượng giám sát, phản biện xã hội Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động thi đua năm 2021 của Cụm thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Liên hiệp Tại Hội nghị Tổng kết hoạt động thi đua năm 2021 của Cụm thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Liên hiệp tổ chức chiều 22/12 tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến ghi nhận và đánh giá cao Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Liên hiệp trong năm 2021 đã đoàn kết, đồng thuận, nỗ lực phấn đấu cùng với các tổ chức thành viên khác của MTTQ Việt Nam để đóng góp công sức cùng cả nước thực hiện nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cho rằng, năm 2022, mỗi tổ chức cần linh hoạt trong triển khai nhiệm vụ công tác, từ đó tạo sức lan tỏa trong công tác tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên, nhân dân tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua, cùng đồng hành thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, các tổ chức cần phát huy tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh để làm tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến đề nghị, các thành viên của Cụm thi đua cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo. Bên cạnh sự phối hợp, thống nhất hành động, các tổ chức chính trị - xã hội cần chủ động hướng về cơ sở, sâu sát tới từng địa bàn khu dân cư để nắm bắt được tình hình và tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời có giải pháp, kiến nghị khắc phục. Cùng với đó, Cụm thi đua cần tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch giám sát và phản biện xã hội năm 2022 của MTTQ Việt Nam. Trong đó, tiếp tục đổi mới về nội dung, phương thức và chất lượng giám sát, phản biện xã hội; cần quan tâm đến phương thức giám sát, quan tâm tới việc khảo sát lấy ý kiến của người dân đối với những vấn đề nổi cộm, bức xúc, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Đặc biệt là kết quả giám sát và phản biện xã hội phải được tiếp thu và giải trình từ cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng. “Mỗi tổ chức sẽ có nhiều sáng kiến có tính đột phá, vận dụng sáng tạo trong triển khai các giải pháp để phát huy thế mạnh, khả năng, tính ưu việt của từng tổ chức, từ đó triển khai thành công các nhiệm vụ, chỉ tiêu đã đề ra, góp phần tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước vững mạnh, hiện thực hóa khát vọng của dân tộc Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc”, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh. Trên tinh thần khách quan, dân chủ, đoàn kết, Cụm thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Liên hiệp đã thực hiện việc bình xét các danh hiệu để đề nghị Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của UBTƯ MTTQ Việt Nam xem xét, quyết định. Cụm cũng đã đồng nhất và suy tôn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm Cụm trưởng Cụm thi đua các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Liên hiệp năm 2022. Mai Thảo  

Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2021

TĐKT – Ngày 20/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2021 bằng hình thức trực tuyến. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh, Thống lĩnh Lực lượng vũ trang nhân dân dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội; đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ; các đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, các tổng cục, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị. (ảnh: Nguyên Hải) Trong năm 2021, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Nổi bật là đã thường xuyên nắm chắc, đánh giá, dự báo đúng tình hình, chủ động, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước kiên quyết, linh hoạt xử lý thắng lợi các tình huống, không để bị động, bất ngờ. Phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương triển khai thực hiện hiệu quả các chiến lược, đề án về quốc phòng, an ninh; báo cáo Bộ Chính trị ban hành Đề án tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện rõ tư duy và tầm nhìn chiến lược đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Toàn quân duy trì thực hiện nghiêm nền nếp, chế độ sẵn sàng chiến đấu, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa và không gian mạng; thực hiện tốt 3 khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI; tập trung đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập, đào tạo, phù hợp với tình hình dịch COVID-19. Cán bộ, chiến sĩ quân đội đã có mặt ở những nơi xung yếu, hiểm nguy, giúp dân phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ, tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, toàn quân đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, chủ động điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án ứng phó với các cấp độ dịch; sẵn sàng vào tâm dịch thực hiện nhiệm vụ dài ngày, trực tiếp điều trị cho người bệnh, là một trong những lực lượng nòng cốt, xung kích trên tuyến đầu, góp phần cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và cuộc sống của nhân dân. Cùng với đó, toàn quân đã triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; làm tốt công tác kiểm tra tổ chức Đảng, đảng viên, kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội. Bộ Quốc phòng tặng Cờ thi đua cho các tập thể tiêu biểu trong phong trào thi đua Quyết thắng toàn quân năm 2021. (ảnh: Nguyên Hải) Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, dự án về công tác hậu cần, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng, công tác kế hoạch - đầu tư, tài chính, kinh tế. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm. Điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng pháp luật, không để oan sai, sót lọt tội phạm; triển khai xây dựng Đề án “Quân đội với nhiệm vụ phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí”. Triển khai linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng; tích cực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; tham gia Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2021 đạt thành tích cao. Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, chiến sĩ toàn quân trong năm qua, đồng thời đề nghị năm 2022, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cần nghiên cứu, đánh giá chính xác tình hình; chủ động hơn nữa trong dự báo, tham mưu chiến lược về quân sự, quốc phòng với Đảng, Nhà nước, không để bị động, bất ngờ. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng; chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, xử lý hiệu quả các tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Chủ tịch nước yêu cầu toàn quân tiếp tục làm tốt công tác dân vận; nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành và đặc biệt Bộ Y tế và các địa phương chuẩn bị tốt mọi mặt, sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia phòng, chống dịch bệnh; ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn với tinh thần “người dân ở đâu khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, ở đó có bộ đội”. Quân đội luôn phải lực lượng đi đầu trong đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội. Chủ tịch nước tin tưởng, với tinh thần đoàn kết, dân chủ, đổi mới, trách nhiệm, quyết tâm cao, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mãi mãi xứng danh Bộ đội Cụ Hồ, xứng đáng với sự tin cậy, yêu mến của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhân dịp này, Bộ Quốc phòng đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho 50 tập thể. Bộ Quốc phòng tặng Cờ thi đua cho 234 tập thể hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mặt công tác, tiêu biểu trong phong trào thi đua Quyết thắng toàn quân năm 2021. Tại hội nghị, Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát động phong trào Thi đua Quyết thắng năm 2022 với chủ đề “Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, linh hoạt, sáng tạo, quyết thắng”. Nguyệt Hà

Trang