Gặp mặt báo chí Lễ trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XI năm 2016
TĐKT – Sáng 21/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Lễ trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XI, năm 2016. Giải thưởng Lương Định Của là phần thưởng cao quý của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng hằng năm cho thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới, có đóng góp tích cực vào hoạt động đoàn, hội ở địa phương và đơn vị. Giải thưởng nhằm động viên, cổ vũ thanh niên nông thôn xung kích phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực, hiệu quả vào quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Ban tổ chức thông tin về Lễ trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XI, năm 2016 Năm 2016, giải thưởng được trao tặng 85 thanh niên tiêu biểu, trong đó 3 thanh niên là chủ các công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến thiết thực, được bà con nhân dân ứng dụng và đem lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; 10 thanh niên là chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, giám đốc hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác; 72 thanh niên trực tiếp phát triển mô hình trồng trọt, chăn nuôi… 52 mô hình do các thanh niên làm chủ đạt doanh thu hơn 500 triệu đồng/năm. Từ các mô hình của 85 thanh niên đã tạo việc làm thường xuyên cho 495 lao động thường xuyên và hàng vạn ngày công lao động thời vụ, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chương trình Lễ trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XI, năm 2016 diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa khác: Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp và Hội nghị tập huấn các thành viên hợp tác xã kiểu mới; triển lãm gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp của thanh niên và triển lãm ảnh các hoạt động thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới… Dự kiến, Lễ trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XI sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ ngày 27/11/2016 tại Hội trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam và được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV6 Đài Truyền hình Việt Nam. Mai ThảoĐiển hình tiên tiến
Nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành Xây dựng
TĐKT - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm đào tạo, 50 năm thành lập trường và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự và phát biểu ý kiến. Trong 50 năm qua, các thế hệ cán bộ và sinh viên Trường Đại học Xây dựng đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Hiện nay, Trường Đại học Xây dựng đã trở thành một trường đại học đa ngành, đào tạo từ bậc đại học đến tiến sĩ; là trung tâm nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng. Trường đã đào tạo cho đất nước trên 60.000 kỹ sư, kiến trúc sư và trên 5.000 thạc sĩ, tiến sĩ, đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Xây dựng. Đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư do trường đào tạo đã ghi dấu ấn trên các công trường thế kỷ của đất nước (các công trình Thủy điện lớn Hòa Bình, Yaly, Sơn La, Lai Châu; cầu Mỹ Thuận, Bãi Cháy, các cầu qua Sông Hồng, đường Hồ Chí Minh, đường dây 500 KV Bắc - Nam...). Bên cạnh đó, các chương trình, đề tài khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, môi trường, môi trường biển, vật liệu mới, thủy lợi - thủy điện... được trường nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất lên cờ truyền thống của Đại học Xây dựng. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao những mục tiêu mà Trường Đại học Xây dựng đã đặt ra là “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ”. Để đạt được mục tiêu đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh nhà trường phải quan tâm đổi mới mô hình quản lý, phát huy mạnh dân chủ trong tổ chức và hoạt động, tiếp cận các tiêu chuẩn hiện đại của các trung tâm giáo dục đại học lớn trong khu vực và quốc tế. Đồng thời, sớm có kế hoạch cụ thể để hướng tới mô hình trường đại học công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm để tháo gỡ những rào cản phát triển hiện nay. Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu cụ thể phát triển nhà trường theo từng giai đoạn, đặc biệt ưu tiên phát triển các ngành nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực trước mắt cũng như lâu dài cho ngành Xây dựng. Tiếp tục tập trung phát triển, mở mới các ngành đào tạo mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực lớn và nhà trường đã có nhiều kinh nghiệm: kiến trúc, xây dựng dân dụng và công nghiệp. Về lâu dài, cần phát triển, mở thêm các ngành có gắn kết chặt chẽ với yêu cầu của thực tiễn phát triển: quy hoạch, đô thị, hạ tầng kỹ thuật, kinh tế xây dựng, vật liệu xây dựng... Phó Thủ tướng tin tưởng rằng các thế hệ cô giáo, thầy giáo và sinh viên hôm nay sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đưa nhà trường ngày càng phát triển; giữ vững là một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trọng điểm của ngành Xây dựng, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu về khoa học xây dựng hàng đầu của khu vực, hướng tới mục tiêu thu hút sinh viên quốc tế; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phương ThanhGặp mặt 153 nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc
TĐKT - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gặp mặt 153 nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu xuất sắc toàn quốc về dự chương trình Tôn vinh nhà giáo tiêu biểu, nhân kỷ niệm 34 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2016). Đoàn nhà giáo tiêu biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh Đây là những tấm gương về công tác quản lý, giáo dục và đào tạo được bình chọn từ 63 Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và gần 30 đơn vị là các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ GDĐT. Các thầy cô giáo là những tấm gương tiêu biểu đã tận tâm, tận lực, vượt lên mọi khó khăn của đời sống thường ngày; nêu cao tinh thần trách nhiệm trước dân, trước Đảng về nhiệm vụ giáo dục, góp phần làm nên thành quả của một nền giáo dục Việt Nam đang nhiều khởi sắc trong điều kiện kinh tế còn khó khăn. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gửi tới các thầy, cô giáo lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc ngành GDĐT thực hiện thành công Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Nêu rõ nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm, ưu tiên cho giáo dục. Hằng năm, hơn 20% ngân sách nhà nước được chi cho sự nghiệp giáo dục, vì thế, hệ thống trường lớp đã có sự trang bị tương đối tốt. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế ở một số nơi, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, đầu tư cho giáo dục còn chưa thỏa đáng, Phó Chủ tịch nước mong muốn các nhà giáo chia sẻ với những khó khăn này. Phó Chủ tịch nước đề nghị các thầy, cô kiên trì thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng, kết hợp nhuần nhuyễn nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành, nhà trường gắn với gia đình và xã hội. Các thầy cô giáo phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ; đổi mới phương pháp giảng dạy; tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thi đua “Dạy tốt, học tốt’’, thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, kịp thời nêu gương các điển hình tiên tiến trong ngành giáo dục. Nguyệt HàTĐKT - Ở những xã biên giới xa xôi, có người không mang danh hiệu nhà giáo nhưng đã ngày đêm không quản ngại khó khăn, tích cực và bền bỉ mở những lớp học xóa mù chữ, chống tái mù chữ, đem ánh sáng văn hóa đến cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, các anh còn gắn bó với sự nghiệp dạy chữ cho bà con dân tộc. Điển hình trong số đó là Thượng úy Lương Sơn, Đồn Biên phòng Bù Đốp (Bộ đội Biên phòng Bình Phước).
Thượng úy Lương Sơn được Bộ chỉ huy bổ nhiệm là Đội trưởng Vận động quần chúng từ tháng 10/2011 thuộc Đồn Biên phòng Bù Đốp. Anh luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân, nắm chắc mọi nghị quyết của chi bộ, kế hoạch công tác của chỉ huy. Qua thực tế khảo sát địa bàn, anh nhận thấy xã Thiện Hưng (huyện Bù Đốp) với 3059 hộ/11.672 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc 374 hộ/1582 khẩu, chiếm tỷ lệ 13,5% dân số toàn xã. Số người mù chữ và tái mù chữ còn nhiều. Năm 2011 có khoảng 340 người mù chữ, tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, trình độ nhận thức còn thấp.
Từ thực tế trên, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chỉ huy đơn vị về triển khai thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo, anh luôn xác định thực hiện nội dung trong chương trình phối hợp cũng là một nhiệm vụ quan trọng cần tập trung thời gian, công sức. Anh đã tổ chức trao đổi, bàn bạc, thống nhất cùng các đồng chí trong đội quần chúng, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Từ đó chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp với ban phổ cập xóa mù chữ xã Thiện Hưng và Trường tiểu học Thiện Hưng B tiến hành khảo sát để mở các lớp xóa mù chữ trên địa bàn, với quyết tâm không để người dân không biết chữ, nhằm nâng cao trình độ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Thượng úy Lương Sơn đã trực tiếp đứng lớp cho 24 học viên tại Thôn 1 và Thôn 7 xã Thiện Hưng từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2013. Khi kết thúc, lớp học đã được Phòng Giáo dục huyện Bù Đốp công nhận xóa mù chữ hoàn thành hết mức 3. Đồng thời, cùng các đồng chí trong đội, anh Sơn cũng mở lớp cho 25 học viên là đồng bào dân tộc thiểu số tại ấp Thiện Cư, và lớp học cũng đã được công nhận hoàn thành hết mức 3.
Ngoài ra, hằng năm, đội của anh Sơn phối hợp với các trường trên địa bàn trực tiếp vào tận các hộ gia đình có con em bỏ học, vận động các em khắc phục khó khăn, tiếp tục đến trường. Từ năm 2011 đến nay, anh đã vận động được 25 em học sinh bỏ học quay trở lại nhà trường.
Anh chia sẻ: để đạt được những kết quả trên, trước hết là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, cấp ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Bù Đốp, cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thầy giáo, cô giáo cùng các đồng chí, đồng đội. Không quản ngại khó khăn, thời tiết mưa hay nắng, ngày hay đêm, các anh vẫn tích cực phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể tổ chức vận động bà con tham gia lớp học xóa mù chữ, biết cái chữ để nâng cao trình độ, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Hiện nay, tỷ lệ mù chữ của bà con đồng bào giảm xuống rõ rệt, 100% học sinh tiểu học và THCS đã được phổ cập, trình độ nhận thức đã được nâng lên, kinh tế hộ gia đình bước đầu phát triển, đời sống nhân dân cơ bản được cải thiện.
Chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn tham gia chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học tại địa bàn trên cương vị đội trưởng vận động quần chúng, anh cho biết, trước hết, phải bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn cấp trên đưa ra, chủ trương, kế hoạch của Phòng Giáo dục huyện, phối hợp chặt chẽ với Ban phổ cập chống mù chữ xã, Ban Giám hiệu các trường, ban, ngành, đoàn thể trong việc xóa mù chữ. Đồng thời, trong quá trình dạy học, phải liên hệ sát thực tiễn, kết hợp lồng ghép các chương trình, trao đổi linh hoạt, tạo sự hứng thú cho học viên. Quá trình vận động, duy trì sĩ số lớp phải thường xuyên, liên tục. Song song với đó, cần kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy đồn, chính quyền địa phương tiến hành biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong việc tham gia chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học. Từ bộ đội biên phòng, anh tự hào vì đã trở thành “thầy giáo mang quân hàm xanh”.
Với sự nỗ lực và cố gắng không mệt mỏi, trong những năm qua, với thành tích đã đạt được, anh vinh dự được các cấp, các ngành tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở 2 năm liên tục và Chiến sĩ tiên tiến, Bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Giấy khen của Tỉnh đoàn Bình Phước.
La Giang
TĐKT – Sáng 18/11, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng long trọng tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày thành lập.
Học viện Ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 30/1998/QĐ-TTg ngày 9/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đào tạo - Nghiên cứu khoa học ngân hàng .
Trải qua 55 năm hình thành và phát triển, ngày nay Học viện Ngân hàng đã trở thành một trường đại học đa ngành, định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản trở thành trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của Việt Nam trong cả hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Học viện Ngân hàng hiện đào tạo 6 ngành học bao gồm: tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, hệ thống thông tin quản lý và ngôn ngữ Anh tài chính - ngân hàng, với đội ngũ gần 600 giảng viên có trình độ cao trong lĩnh vực chuyên ngành, thu hút 20.000 người học hàng năm ở tất cả các bậc học từ cao đẳng, đại học và sau đại học.
55 năm qua, Học viện đã đào tạo hàng trăm nghìn lượt học viên ở tất cả các hệ. Với mục tiêu đào tạo gắn liền với phát triển kỹ năng nghề nghiệp với tính chủ động, sáng tạo trong giải quyết tình huống, sản phẩm đào tạo của Học viện ngày càng được khẳng định trên thị trường lao động. Học viên tốt nghiệp từ Học viện đã và đang là nguồn lực chủ yếu trong hệ thống ngân hàng, tài chính và các ngành kinh tế quốc dân khác. Trong số đó, nhiều người đã trở thành các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu về tài chính, ngân hàng, các nhà quản lý…. Những cán bộ đó đã và đang giữ những cương vị chủ chốt trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam, Lào, Campuchia.
Học viện đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, khen thưởng nhiều phần thưởng cao quý.
Thục Anh
Tuyên dương các công trình, phần việc thanh niên công an nhân dân tiêu biểu
TĐKT – Tối 17/11, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Bộ Công an đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Công an nhân dân (CAND)”, tuyên dương các công trình, phần việc thanh niên tiêu biểu, trao giải thưởng sinh viên 5 tốt và trao học bổng Vừ A Dính. Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo. Thời gian qua, các tổ chức Đoàn Thanh niên lực lượng CAND đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động, phong trào sáng tạo nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, sự nghiệp cho đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là với tân sinh viên, chiến sĩ nghĩa vụ. Chương trình nghệ thuật “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ CAND” là một trong những minh chứng cho sự sáng tạo đó. Thông qua các hình tượng nghệ thuật, lời ca tiếng hát, tuổi trẻ CAND càng tự hào hơn về truyền thống vẻ vang, anh dũng, kiên cường của dân tộc Việt Nam, của lực lượng CAND, góp phần nhân lên lòng yêu nước và trách nhiệm của tuổi trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Bộ trưởng Tô Lâm trao chứng nhận cho 10 công trình, phần việc thanh niên tiêu biểu của tuổi trẻ Bộ Công an năm 2016 Tại chương trình, Bộ Công an đã trao thưởng cho 1 tập thể và 10 cá nhân đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Bộ; Trung ương Đoàn trao 30 suất học bổng Vừ A Dính cho học sinh, sinh viên người dân tộc trong các học viện, trường CAND đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện; Đoàn Thanh niên Bộ Công an trao chứng nhận cho 10 công trình, phần việc thanh niên tiêu biểu của tuổi trẻ Bộ Công an năm 2016. Phát biểu tại chương trình, Thượng tướng Tô Lâm yêu cầu, thanh niên CAND phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; rèn luyện để trở thành người có tri thức, giỏi kỹ năng, giàu sáng tạo, khỏe về thể chất và tinh thần, có ý thức tự học, cầu thị; thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm; có khát vọng vươn lên; sống có lý tưởng, bản lĩnh; có tinh thần xung kích, tình nguyện, cống hiến cho đất nước. Đại diện Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng 30 suất học bổng Vừ A Dính cho học sinh, sinh viên người dân tộc trong các học viện, trường CAND đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện. Đồng chí đề nghị, thời gian tới, cấp ủy, thủ trưởng các cấp trong CAND coi trọng và làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên; đổi mới phương thức, nội dung tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật… nhằm tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của thanh niên. Đặc biệt, cần coi trọng nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đoàn các cấp trong CAND thực sự vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ đoàn, đoàn viên, nhất là chất lượng tư tưởng, chính trị và tính tiên phong, gương mẫu. Hưng VũQuân chủng Phòng không – Không quân tôn vinh các nhà giáo tiêu biểu
TĐKT - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (PK - KQ) tổ chức gặp mặt tôn vinh, khen thưởng các nhà giáo tiêu biểu của các học viện, nhà trường trong quân chủng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trung tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng PK-KQ dự và phát biểu. Trong năm học 2015 - 2016, các nhà giáo đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, đóng góp quan trọng để các học viện, nhà trường trong quân chủng PK – KQ hoàn thành tốt nội dung, chương trình giảng dạy cho học viên. Nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy tiếp tục có nhiều đổi mới, trang thiết bị dạy học ngày càng được quan tâm, đầu tư trang bị từng bước hiện đại. Cùng với hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, đội ngũ nhà giáo còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, hoàn thành hàng chục đề tài, sáng kiến, cải tiến có giá trị và tính ứng dụng cao. Đội ngũ nhà giáo trong các trường tiếp tục được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, có trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn ngày càng cao. Ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của các nhà giáo, Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã tặng bằng khen cho 20 nhà giáo có thành tích xuất sắc trong năm học 2015 - 2016. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Trung tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng PK - KQ đã chúc mừng, biểu dương những đóng góp của các nhà giáo đối với sự nghiệp “trồng người” cho quân chủng, quân đội và đất nước. Trung tướng Lê Huy Vịnh mong muốn các nhà giáo tiếp tục phát huy truyền thống và những thành tích đã đạt được, ra sức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, phẩm chất đạo đức, lối sống, thực sự là những tấm gương sư phạm mẫu mực để học viên noi theo. Từng nhà giáo cần tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng trong giảng dạy sát thực tiễn, thi đua “dạy tốt, học tốt” để đào tạo ra đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ của quân chủng trong quá trình tiến thẳng lên hiện đại và góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc. Nguyên HảiTĐKT – Với suy nghĩ “khởi nghiệp chưa bao giờ là muộn”, vào những năm 90 của thế kỷ trước, dù đã ngoài 50 tuổi, ông Đinh Quang Bào vẫn quyết tâm bắt tay làm giàu, hiện thực hóa khát vọng vực lại nghề truyền thống may da Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội).
Vốn sinh ra ở làng nghề may da Kiêu Kỵ, từ nhỏ, ông đã miệt mài may túi, cặp phụ giúp bố mẹ. Chính những tháng ngày vất vả đó đã nuôi khát vọng trong ông: có ngày làm nên lịch sử cho các sản phẩm làng nghề.
Xã hội phát triển, những sản phẩm thủ công mất dần vị thế, đời sống của người dân gặp không ít khó khăn, nhiều gia đình phải bỏ nghề, nghề may da Kiêu Kỵ có nguy cơ mai một. Nhưng niềm đam mê, khát vọng về làng nghề truyền thống vẫn luôn đau đáu trong ông.
Ông Đinh Quang Bào (ngoài cùng bên phải) được tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú 2016.
Nghỉ chế độ năm 1991, ông Đinh Quang Bào đã dồn toàn bộ tâm sức, vốn liếng sau bao nhiêu năm tích cóp khi còn là công chức nhà nước để khôi phục nghề truyền thống.
Ông bảo: người ta khởi nghiệp khi còn trẻ, còn tôi khi đã sang tuổi muốn nghỉ ngơi thì mới bắt đầu. Khi quyết định lập cơ sở sản xuất đồ da, tôi không chỉ muốn vực dậy nghề cũ của làng mà còn muốn chinh phục bạn bè quốc tế.
Lúc đầu thành lập, doanh nghiệp chỉ có 5 - 6 người làm việc trong căn nhà 30 m2 ở phố Phủ Doãn (Hà Nội). Diện tích nhỏ hẹp nên cán bộ công ty phải căng bạt, mang cả máy sang vỉa hè làm việc. Để sản xuất được những sản phẩm da ưng ý, ông Bào đã nhiều đêm mất ngủ, tận tâm, tận lực với nghề. Trong thời gian đầu lập nghiệp, ông đích thân đi hàng trăm cây số tự tìm kiếm “đầu ra” và tháo gỡ những khó khăn cho sản phẩm may da. Dần dần, khách hàng tìm tới sản phẩm mang nhãn hiệu Ladoda ngày càng nhiều. Đến nay, Ladoda trở thành doanh nghiệp có thương hiệu, chuyên sản xuất đồ da hàng đầu Việt Nam với hơn 200 đại lý trên cả nước.
Khi đã xây dựng được thương hiệu cho công ty, ông tiếp tục tính đến chuyện “xuất ngoại” đồ da. Từ năm 1998, Ladoda đã thâm nhập thành công thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với giá trị xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD.
Sau gần 20 năm thành lập, Ladoda đã tung ra thị trường trên 200 mẫu, đặc biệt, năm 2001 được cấp chứng chỉ ISO 9001 - 2000, đó là giấy thông hành cho công ty vào thị trường Tây Âu và Hoa Kỳ. Đến nay, sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu đi một số nước như Pháp, cộng hòa Séc, Mỹ, Guatemala… góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam.
Với thị trường trong nước, sản phẩm của Ladoda đã đạt 18 huy chương vàng trong các kỳ hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam, 20 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao và được cấp Thương hiệu có uy tín từ năm 2006 đến nay. Trong nhiều năm qua, sản phẩm của công ty vinh dự được lựa chọn để phục vụ các kỳ họp, hội nghị, hội thảo lớn tầm quốc gia và quốc tế.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, công ty Ladoda đã đánh thức làng nghề truyền thống may da Kiêu Kỵ, đưa làng nghề vực dậy và phát triển. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã mở 50 khóa đào tạo nghề may da cho 2.500 lao động sản xuất tại công ty và làng nghề truyền thống. Hiện nay, tại xã Kiêu Kỵ đã có hơn chục công ty may da được thành lập, tạo công việc làm cho hàng vạn lao động tại địa phương và vùng lân cận, góp phần ổn định kinh tế và an sinh xã hội của địa phương.
Hơn hai mươi năm qua, ngoài cơ sở sản xuất khang trang ở Gia Lâm (Hà Nội), ông Đinh Quang Bào đã thành lập thêm cơ sở sản xuất ở Văn Lâm (Hưng Yên). Đến nay, tổng số cán bộ, công nhân viên thuộc công ty đã lên đến 400 người, với mức lương bình quân khoảng 6 triệu đồng/tháng.
Ông Bào giới thiệu dây chuyền sản xuất sản phẩm của Ladoda
Ngoài việc quan tâm đến đời sống, đến chế độ của người lao động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công ty còn dành hơn 3.000 m2 đất để xây nhà ở tập thể cho người lao động của công ty ở miễn phí. Đặc biệt, công ty còn quyết định, tăng 5% lương/tháng cho lao động nữ so với đồng nghiệp nam giới cùng cấp. Lao động trong doanh nghiệp của ông đều được tính thâm niên, khen thưởng, nghỉ phép, chế độ thai sản... như những doanh nghiệp nhà nước.
Hàng năm, ông Đinh Quang Bào còn dành khoảng 300 - 400 triệu đồng để làm từ thiện, tặng quà trẻ em, người dân ở vùng núi, vùng bão, lũ.
Với những đóng góp của mình cho cộng đồng nói chung, Thủ đô nói riêng, ông Đinh Quang Bào đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Mới đây, ông vinh dự được UBND TP Hà Nội tôn vinh là 1 trong 9 công dân Thủ đô ưu tú năm 2016. “Tôi nguyện khi còn sức khỏe sẽ cố gắng phấn đấu để được cống hiến nhiều hơn nữa cho Thủ đô phát triển” – ông Bào chia sẻ.
Mai Thảo
Anh hùng Lao động Nguyễn Hùng Dũng: Người lãnh đạo có tâm và có tầm
TĐKT- Sinh ra và lớn lên tại xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, anh luôn là người nhiệt huyết trong công việc và đề cao tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tối ưu nguồn lực của Tổng công ty. Hơn hết, chính anh là người đã tập hợp và phát huy được tài năng, trí tuệ kỹ thuật Việt, đưa ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam lên ngang tầm thế giới. Trước khi giữ vai trò là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Dũng là Tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC). Khoảng thời gian dài gắn bó với PTSC là khoảng thời gian để lại nhiều dấu ấn khó quên trong ông, ông đã cùng tập thể lãnh đạo PTSC tổ chức, chỉ đạo điều hành, tuyển dụng, đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân có năng lực, trình độ chuyên môn cao. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, đáp ứng nhu cầu dịch vụ trong nước và quốc tế. Ngoài việc trực tiếp tham gia chỉ đạo và phê duyệt, đầu tư các dự án lớn, trọng điểm trong Tổng công ty, ông còn chính là người luôn động viên, khuyến khích đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới; sáng kiến cải tiến, công trình khoa học có giá trị đặc biệt, được ứng dụng trong sản xuất trong PTSC… Trong công tác đầu tư với tinh thần quyết đoán, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, ông đã chỉ đạo xây dựng và ban hành các quy định mua sắm phương tiện nổi trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định pháp luật, đảm bảo việc mua tàu được thực hiện đơn giản, nhanh gọn và phù hợp với thông lệ mua bán tàu biển trên thị trường thế giới. Kết quả, lần đầu tiên Tổng công ty mua 02 tàu dịch vụ đa năng với giá thấp hơn so với dự toán gần 20 triệu USD… Chưa hết, cũng chính ông là người đề xuất cùng các đồng chí lãnh đạo tổng công ty quyết quyết định thành lập các Chi nhánh của PTSC tại nước ngoài để mở rộng và phát triển dịch vụ ra các nước trong khu vực và thế giới đem lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cho các năm tiếp theo. Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Hùng Dũng được vinh danh trong chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ XII Ông đã biết kế thừa và phát huy một cách sáng tạo, kinh nghiệm và truyền thống của các lãnh đạo đi trước mạnh dạn chỉ đạo đề xuất thay đổi cơ cấu tổ chức hiện tại để hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con kể từ ngày 09/02/2007. Việc thay đổi cơ cấu tổ chức hoạt động của các đơn vị lãnh đạo thành viên một cách tích cực đã giúp giải phóng lực lượng sản xuất ở tất cả các đơn vị, giúp đơn vị tự chủ đi trước hơn trong việc sử dụng nguồn lực được giao, tăng năng suất lao động. Trong 3 năm thực hiện hoạt động theo mô hình mới, PTSC đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan, ghi nhận sự đúng đắn và hiệu quả của việc chuyển đổi mô hình hoạt động. Năm 2007 doanh thu là 5.776 tăng 28% so với năm 2006 và đặc biệt lần lượt trong các năm 2008 và 2009 đã tạo được những bước nhảy vọt vô cùng lớn, doanh thu đạt 8.672 tỷ đồng và hơn 12.500 tỷ đồng. Năm 2010, doanh thu của Tổng công ty PTSC đã đạt 20.238 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong vòng 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010, doanh thu của PTSC đã tăng trưởng kỷ lục 300%. Năm 2013, doanh thu của Tổng công ty PTSC đã đạt 25.522 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.752 tỷ đồng. Năm 2014, doanh thu PTSC đạt 31.734 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.328 tỷ đồng. Tại PTSC, ông là người lãnh đạo luôn nói đi đôi với làm và có cách chỉ đạo, điều hành theo một cách rất riêng: đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền cho các đơn vị thành viên. Tháng 6/2013, Tổng giám đốc Nguyễn Hùng Dũng được giao nhiệm vụ mới- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ở cương vị này, những đóng góp của ông có tầm ảnh hưởng rộng hơn cho cả một ngành, chứ không còn đơn thuần cho một đơn vị như trước kia. Lại thêm những thách thức mới trong vai trò là người kiến thiết mới, đó là hỗ trợ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Dung Quất đẩy nhanh tiến độ dự án hoán cải tàu 105.000 DWT thành FSO để phục vụ cho mỏ Đại Hùng… Đặc biệt trong thời gian qua, ông đã cùng tập thể lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về tổ chức, tài chính, quản lý, tăng cường kiểm tra giám sát, tích cực đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị tìm hiểu tâm lý cán bộ công nhân viên đưa hoạt động sản xuất kinh doanh vào ổn định; chỉ đạo thực hiện và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch được giao. Với vai trò là người lãnh đạo, ý thức đầy đủ về trách nhiệm của Tập đoàn kinh tế quan trọng của đất nước, ông đã cùng các lãnh đạo tập đoàn định hướng triển khai đúng đắn và đưa những giải pháp chỉ đạo điều hành quyết liệt, kịp thời trong kế hoạch 5 năm 2011-2015, góp phần quan trọng hoàn thành tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Bằng sự nỗ lực cố gắng không mệt mỏi, ông Nguyễn Hùng Dũng được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, liên tục nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ thi đua Bộ Công thương và chiến sĩ thi đua toàn quốc, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen Tập đoàn, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bằng khen của Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương Doanh nhân dầu khí tiêu biểu xuất sắc, doanh nhân tâm tài là 1 trong 50 gương mặt Dầu khí Việt Nam qua các thời kỳ, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng danh hiệu Vinh Quang Việt Nam lần thứ XII. Hơn hết, ông đã được vinh dự nhận Huân Chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba do Chủ tịch nước trao tặng. Hồng ThiếtCông đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
TĐKT - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Công đoàn Giao thông Vận tải (GTVT) Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (18/11/1966 - 18/11/2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Tới dự, có các đồng chí: Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT. 50 năm qua, ở bất cứ hoàn cảnh và giai đoạn nào, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), đoàn viên Công đoàn GTVT cũng đều khắc phục mọi khó khăn, nêu cao tinh thần đoàn kết, không ngừng phấn đấu vươn lên, lao động sáng tạo, lập nên nhiều thành tích xuất sắc, tô đậm truyền thống vẻ vang của ngành GTVT. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Công đoàn GTVT Việt Nam Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, với tinh thần "Đi trước mở đường", Công đoàn GTVT đã phối hợp với Bộ GTVT phát động nhiều phong trào thi đua với những chủ đề thiết thực: "Kỷ cương, chất lượng, hợp tác, an toàn, hiệu quả", "Kỷ cương, chất lượng, tiến độ, an toàn, hiệu quả", "Đổi mới hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, chất lượng hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, tăng tốc hơn nữa, phát triển hơn nữa", "Siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện", "Tiếp tục đổi mới, quyết liệt cải cách vì sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp"... 5 năm qua, toàn ngành đã kêu gọi và huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước khoảng 161.521 tỷ đồng cho 68 dự án. Đã có 200 công trình, dự án, trong đó có nhiều công trình, dự án trọng điểm trên toàn quốc được hoàn thành và đưa vào khai thác. Toàn ngành đã rà soát 47 dự án về quy mô đầu tư, phân kỳ đầu tư các hạng mục hợp lý, lựa chọn thiết kế phù hợp, giúp tiết giảm chi phí 39.492 tỷ đồng. Công nhân, lao động ngành GTVT đã có 1.543 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng; 49 cá nhân được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo và 1.113 công trình sản phẩm được công nhận. Công tác quản lý hoạt động vận tải ngày càng chặt chẽ, phát huy hiệu lực, hiệu quả; chất lượng các loại hình dịch vụ vận tải ngày càng được cải thiện, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và xã hội. Phong trào thực hiện văn hóa ứng xử trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo phương châm "4 xin, 4 luôn" tạo chuyển biến tích cực trong giao tiếp, ứng xử, tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, văn minh tại các cơ quan, doanh nghiệp, được nhân dân ghi nhận và đánh giá cao. Cùng với đó, Công đoàn GTVT không ngừng đổi mới hoạt động, hướng về cơ sở, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNVCLĐ; tổ chức tốt các hoạt động xã hội; tuyên truyền, giáo dục, xây dựng đội ngũ; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; đẩy mạnh hoạt động nữ công... Ghi nhận thành tích, đóng góp của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động ngành GTVT trong giai đoạn 2011 - 2015, Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Công đoàn GTVT Việt Nam. Bộ trưởng Bộ GTVT tặng Bằng khen cho 6 tập thể thuộc Công đoàn GTVT Việt Nam. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên BCH TW Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Công đoàn ngành GTVT tập trung làm tốt một số: động viên CNVCLĐ thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo; triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị đề ra; tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước với mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện thỏa ước lao động tập thể; chủ động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến CNVCLĐ; cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; tập trung tuyên truyền, giáo dục người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...; xây dựng đội ngũ CNVCLĐ chính quy, hiện đại; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển của đất nước... Phương ThanhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 145
- 146
- 147
- 148
- 149
- …
- sau ›
- cuối cùng »