Tôn vinh 150 đại biểu người có công với cách mạng vùng Tây Bắc
TĐKT - Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức họp báo tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ. Đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc chủ trì buổi họp báo. Triển khai Chỉ thị 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và chương trình công tác năm 2017, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã có kế hoạch tổ chức Lễ dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn; thăm, tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn một số tỉnh Tây Bắc, vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho 100 gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, gia đình liệt sĩ còn khó khăn về nhà ở, mỗi nhà trị giá 40 triệu đồng; tặng 50 sổ tiết kiệm cho những thương binh “tàn nhưng không phế”… Họp báo tuyên truyền các hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Bắc kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ Trọng tâm của các hoạt động trong dịp này là Lễ tri ân người có công với cách mạng vùng Tây Bắc diễn ra vào 20h ngày 16/7 tại Trung tâm văn hóa tỉnh Sơn La. Chương trình góp phần đẩy mạnh hơn nữa phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa", giúp đỡ các gia đình chính sách, đặc biệt là các gia đình sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng trước đây bị chiến tranh tàn phá nặng nề, vùng thường xuyên bị thiên tai, cuộc sống còn khó khăn... 150 đại biểu là những người có công với cách mạng gồm Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở và những tấm gương thương binh "tàn nhưng không phế"... sẽ tham dự chương trình. Lễ tri ân nhằm nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách; tôn vinh, cổ vũ, động viên tinh thần của những thương binh “tàn nhưng không phế”, những tấm gương sáng trên các lĩnh vực đang đóng góp trí tuệ, công sức cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của các địa phương trên địa bàn Tây Bắc; tạo điều kiện, cơ hội để người có công với cách mạng giao lưu học tập kinh nghiệm, tham quan di tích lịch sử cách mạng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, góp phần xóa đói, giảm nghèo vùng Tây Bắc. Phương ThanhĐiển hình tiên tiến
TĐKT - Với hơn 4 năm làm Bí thư chi bộ xóm 13 (xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), ông Trần Văn Thành là một tấm gương điển hình, có nhiều cách làm hay, sáng tạo, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Được bà con nhân dân tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ xóm 13 từ năm 2013, ông Thành luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. “Khi mới nhận nhiệm vụ, tôi khá lo lắng bởi chi bộ có nhiều đảng viên già yếu. Bên cạnh đó, đời sống người dân xóm 13 còn khó khăn do thu nhập chủ yếu sản xuất từ nông nghiệp và làm tiểu thủ công nghiệp...”- ông Thành chia sẻ.
Hiện nay, Chi bộ xóm 13 có 16 đảng viên. Để cán bộ, đảng viên, nhân dân tin tưởng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, với vai trò là Bí thư chi bộ xóm, ông Thành luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm gì đó để xây dựng chi bộ ngày càng trong sạch vững mạnh và giúp người dân trong thôn có được đời sống vật chất, tinh thần ấm no. Sau khi phân tích về điều kiện thuận lợi, khó khăn ở địa phương và bám sát vào nghị quyết lãnh đạo cấp trên, ông xây dựng từng nội dung, kế hoạch cụ thể, đưa ra lấy ý kiến từng đảng viên trong chi bộ, thống nhất nội dung, giải pháp giúp công tác lãnh đạo chi bộ được thực hiện tốt hơn.
Để tạo được sự đồng thuận trong Đảng và quần chúng nhân dân, trong các buổi sinh hoạt chi bộ hàng tháng hay các buổi tổ chức họp thôn, ông luôn tôn trọng, phát huy dân chủ, gợi mở những vấn đề cốt lõi, trọng tâm để mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến, bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của mình.
Bí thư Thành (đứng giữa) luôn gương mẫu,nhiệt tình, trách nhiệm
Ông cũng thường xuyên duy trì sinh hoạt chi bộ định kỳ, theo từng chuyên đề cụ thể. Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, chi bộ xóm đã cụ thể hóa sự chỉ đạo của UBND xã, hợp tác xã nông nghiệp về áp dụng khoa học, kỹ thuật vào thâm canh cây lúa, hoa màu, đẩy mạnh chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình...
Khó khăn của xóm cũng như của xã trong sản xuất nông nghiệp là ruộng manh mún khiến cho việc sản xuất của bà con gặp nhiều khó khăn, năng suất và giá trị thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất không cao. Thực hiện chủ trương “Dồn điền, đổi thửa”, qua tuyên truyền, phần lớn các hộ dân đều thống nhất nhưng một số hộ vẫn băn khoăn, ngại thực hiện bởi sợ mất ruộng tốt, nhận ruộng xấu. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, ông đã tổ chức hội nghị chi bộ để phân tích cho người dân hiểu được lợi ích của việc dồn điền, đổi thửa, xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện. Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn, xóm 13 đã hoàn thành thực hiện dồn điền, đổi thửa.
Đặc biệt, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, chi bộ và Ban công tác Mặt trận cùng các đoàn thể của xóm đã vận động nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hóa. Đến tháng 10/2013, xóm đã khánh thành và đưa vào sử dụng nhà văn hóa xóm với tổng kinh phí xây dựng trên 258 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 179 triệu đồng. Khi nhà văn hóa xã đã hoàn thành, ông Thành tiếp tục đi vận động con em xa quê hương hỗ trợ xây tường bao và mua sắm bàn ghế, trang thiết bị. Nhờ vậy, đến nay, nhà văn hóa xóm đã được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết và là nơi hội họp, giao lưu văn hóa, văn nghệ của nhân dân trong xóm.
Sau thành công trong việc vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xóm chung tay, góp sức xây dựng nhà văn hóa, ông Thành lại cùng chi bộ, các đoàn thể và nhân dân trong xóm thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Ông đã phối hợp với Ban công tác Mặt trận xóm và các đoàn thể vận động nhân dân đóng góp đổ bê tông đường theo tiêu chuẩn nông thôn mới. Với sự nhiệt tình, trách nhiệm và gương mẫu, ông Thành và 16 đảng viên trong chi bộ đã tự nguyện đóng góp 500.000 đồng/người để làm đường giao thông nông thôn. Đồng thời, vận động người thân trong gia đình và nhân dân trong xóm tích cực đóng góp tiền của, ngày công thực hiện bê tông hóa đường giao thông. Do vậy, xóm đã hoàn thành bê tông hóa 2 con đường dẫn vào xóm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, giao lưu buôn bán.
Ngoài việc thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo, chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ông Thành cũng tích cực động viên bà con trong xóm gieo trồng đúng khung thời vụ, chủ động phòng trừ sâu bệnh, cải tạo diện tích vườn tạp, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế; khuyến khích các hộ gia đình mở rộng phát triển tiểu thủ công nghiệp, nghề sản xuất đồ mộc, đan lát. Đến nay, trong xóm có 3 xưởng sản xuất mộc và có tổ hợp thu mua hàng tiểu thủ công nghiệp, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo của xóm còn 2,9%, còn lại là các hộ dân có mức sống khá và trung bình.
Sự tận tâm, trách nhiệm với công việc và hết lòng vì dân của Bí thư Thành đã góp phần quan trọng khơi dậy tinh thần đoàn kết, nỗ lực vươn lên của người dân trong xóm. Diện mạo làng quê xóm 13 ngày càng khởi sắc.
Tùng Chi
Gần 20 cặp “mẹ chồng mẫu mực, nàng dâu hiếu thảo” được tuyên dương
TĐKT - Chiều 27/6, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp phụ nữ quận Hà Đông long trọng tổ chức Ngày hội gia đình năm 2017, tọa đàm và biểu dương các cặp “mẹ chồng mẫu mực, nàng dâu hiếu thảo”, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội Lê Thị Thiên Hương. Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lại Hà Phương – Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ quận Hà Đông cho biết: gia đình - hai tiếng thiêng liêng trong trái tim mỗi người, là nơi bình yên và an toàn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Gia đình chính là nơi đầu tiên hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của con người. Chỉ có ở gia đình, con người mới có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự bao dung vô bờ bến. Vì vậy, hàng năm, ngày 28/6 đã được Thủ tướng Chính phủ chọn là Ngày Gia đình Việt Nam. Đây là cơ hội để mỗi chúng ta, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đoàn thể, địa phương đề cao trách nhiệm trong việc chăm lo xây dựng gia đình, tạo chuyển biến mạnh trong sự phát triển của gia đình nhằm tạo điều kiện mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Các cặp mẹ chồng và con dâu hiếu thảo được tuyên dương Gia đình chính là tổ ấm, là nơi ai cũng muốn tìm về, không phải ngẫu nhiên mà các cụ có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, từ đó có thể khẳng định rằng phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc và xây tổ ấm. Trong không khí của ngày hội gia đình ấy, có nhiều cặp mẹ chồng nàng dâu ở nhiều thế hệ khác nhau nhưng họ vẫn luôn giữ trọng đạo nghĩa “Mẹ chồng mẫu mực, nàng dâu hiếu thảo” như cặp mẹ chồng là Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thi, sinh năm 1926 và con dâu là bà Bùi Thị Khoan, sinh năm 1947 đến từ phường Dương Nội. Hội Liên hiệp phụ nữ quận Hà Đông trao 20 suất học bổng cho các cháu học sinh vượt khó vươn lên trong học tập năm 2016 Cụ Nguyễn Thị Thi xây dựng gia đình khi cụ tròn 19 tuổi, đến năm 1947 cụ sinh đôi 2 người con. Sau khi trưởng thành, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, cụ ông Dương Văn Trừ (chồng cụ Thi) đã tham gia kháng chiến và hy sinh anh dũng năm 1951, được phong tặng liệt sĩ năm 1958. Sau khi chồng hy sinh, cụ Thi một mình nuôi dạy 2 con trưởng thành. Tiếp nối truyền thống gia đình, 2 con cụ cũng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1969 và ông Dương Văn Đối (con trai thứ 2 của cụ Thi) đã hy sinh anh dũng tại chiến trường B, được nhà nước phong tặng liệt sĩ năm 1977), con trai lớn ông Dương Văn Đăng sống sót trở về nhưng cũng bị thương nặng (thương binh nặng 3/4). Với những cống hiến ấy, năm 2014, cụ Thi đã vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Mẹ Việt Nam anh hùng. Hay cặp “mẹ chồng mẫu mực, nàng dâu hiếu thảo”, mẹ chồng bà Vũ Thị Sửu, sinh năm 1961 và con dâu là chị Lê Vũ Tú Quyên, sinh năm 1991… dù họ ở những độ tuổi khác xa nhau, nhưng theo như bà Sửu chia sẻ thì chỉ cần mình coi con dâu như con và chị Tú Quyên cho rằng, dù mẹ không sinh ra mình nhưng mẹ lại sinh ra người mà mình thương yêu và gắn bó cả đời thì dù cho khó khăn, vất vả đến mấy cũng luôn yêu thương và kính trọng mẹ. Người ta thường nói, gia đình chính là tế bào của xã hội, bởi vậy muốn có xã hội tốt đẹp cần có nhiều gia đình tốt đẹp. Ai cũng cần có một mái ấm gia đình, ai cũng cần được sống trong yêu thương, chia sẻ, vỗ về. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2017) nhắc nhở chúng ta hãy nâng niu, gìn giữ và tiếp lửa yêu thương cho mái ấm của già đình mình thực sự là gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Kết thúc chương trình, 17 cặp “mẹ chồng mẫu mực, nàng dâu hiếu thảo” tiêu biểu của quận Hà Đông đã được tuyên dương và khen thưởng. Trong khuôn khổ chương trình, Hội Liên hiệp phụ nữ quận Hà Đông cũng dành 20 suất học bổng cho các cháu học sinh vượt khó vươn lên trong học tập năm 2016. Trang ThuBộ Lao động Thương binh và Xã hội trao Bằng khen cho 2 cá nhân có thành tích trong chống tiêu cực
TĐKT - Chiều 23/6, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trao tặng Bằng khen cho ông Nguyễn Tiến Lãng (79 tuổi, phố Tam Á, xã Gia Đông) và Nguyễn Công Uẩn (80 tuổi, thôn Bùi Xá, xã Ngũ Thái) cùng trú tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có thành tích trong đấu tranh chống tiêu cực, góp phần thực hiện tốt chính sách lao động, người có công và xã hội. Đến dự có Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung. Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, trong suốt 70 năm qua, Việt Nam có hơn 9 triệu người hưởng chính sách người có công. Qua đợt tổng rà soát người có công 2014 - 2015, tuyệt đại đa số hưởng đúng, đủ chính sách này. Đối với hồ sơ thương binh, liệt sĩ, qua rà soát 60.000 hồ sơ, xác định có trên 1.800 hồ sơ sai chính sách, chiếm 0,09%. Đây là vấn đề gây nhức nhối đối với người có công. Do đó, việc đấu tranh chống tiêu cực, xử lý đối tượng hưởng lợi chính sách bất hợp pháp là quyết tâm của các bộ, ngành, trong đó có Bộ LĐTB&XH. Bên cạnh chăm lo người có công, Bộ LĐTB&XH hoan nghênh, khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các cơ quan thông tấn báo chí đấu tranh, xử lý nghiêm minh các đối tượng trục lợi chính sách và tiến hành xử lý theo quy định pháp luật, thu hồi trục lợi chính sách người có công thời gian qua. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ghi nhận đóng góp của ông Nguyễn Tiến Lãng và ông Nguyễn Công Uẩn trong việc đấu tranh phòng, chống tiêu cực. Đây là những tấm gương chống tiêu cực, góp phần để người có công thực sự được hưởng chính sách, đối tượng hưởng sai phải được xử lý. Bộ trưởng mong muốn, các cấp, các ngành và tổ chức cá nhân, nếu phát hiện trường hợp khai man hưởng sai chính sách người có công thì thông báo về Bộ hoặc Sở LĐTB&XH để xử lý nghiêm minh. Với những người trục lợi chính sách mà tự giác trả lại sẽ không hồi tố vi phạm. Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung tặng Bằng khen cho 2 ông Nguyễn Công Uẩn (bên trái) và ông Nguyễn Tiến Lãng (bên phải) Ông Nguyễn Tiến Lãng cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Bộ LĐTB&XH, coi đây là phần thưởng động viên có giá trị tinh thần rất lớn và mong muốn người dân mạnh dạn tố cáo chống tham nhũng, tiêu cực. Trước đó, việc tố cáo sai phạm, tiêu cực trong nhiều năm khiến hai lão nông bị xa lánh, trả thù, liên tục bị đe dọa tính mạng, phá hoại tài sản. Tháng 4/2015, Bộ LĐTB&XH phải gửi văn bản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và chính quyền huyện Thuận Thành lên phương án bảo vệ tính mạng, tài sản cho hai ông. Từ năm 2015, Bộ LĐTB&XH hai lần gửi công văn về tỉnh Bắc Ninh đề nghị hiệp y xem xét, khen thưởng với hai ông nhưng tỉnh không hồi âm. Hai tháng qua, Bộ nhiều lần gửi văn bản, trao đổi qua điện thoại đề nghị tỉnh sớm trả lời. Đến ngày 23/5, Bắc Ninh chính thức có văn bản hiệp y khen thưởng cho hai ông. Hai ông cảm thấy rất vinh dự và tự hào bởi mình đã hoàn thành được mục tiêu của cuộc đời, cảm thấy sống có ích. Ông Uẩn cho biết, sau "chiến công" này, các ông được nhiều người gọi điện hỏi thăm, tặng quà. Thậm chí có đoàn đại biểu cựu chiến binh từ Hải Dương còn qua thăm và học hỏi kinh nghiệm về tố cáo chống tiêu cực để phanh phui các trường hợp làm hồ sơ giả ở địa phương. Hồng ThiếtTuyên dương các doanh nghiệp có nhiều đóng góp tích cực cho Thủ đô
TĐKT - Ngày 25/6, TP Hà Nội tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2017 - Hợp tác đầu tư và phát triển”. Tới dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải. Cùng dự, có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Đây là Hội nghị nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ trương - cam kết của Chính phủ “đồng hành cùng doanh nghiệp”, “hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, với tinh thần Hà Nội tiên phong về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Thủ đô Hà Nội là trung tâm lớn của cả nước trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đã thể hiện ngày càng rõ nét hơn của một siêu đô thị, một trung tâm lớn của khu vực. Hà Nội đang ngày càng năng động hơn, hấp dẫn hơn. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng Bằng khen và Cờ thi đua cho các doanh nghiệp Hà Nội phát triển mạnh mẽ là sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp. Trong năm 2016, kinh tế Thủ đô tiếp tục đà tăng trưởng nhanh, bền vững; thu ngân sách tăng trưởng tốt; đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng, các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh thành công và đầu tư vào thành phố với số vốn rất ấn tượng (439,2 nghìn tỷ đồng). Nhiều chỉ số của Hà Nội được xếp hạng trong nhóm tốt nhất Việt Nam: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 10 bậc; chỉ số cải cách hành chính tăng 6 bậc; chỉ số ICT xếp thứ 2 cả nước; Hà Nội trong nhóm 4 thành phố có chỉ số hạnh phúc cao nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tại Hội nghị, để ghi nhận các doanh nghiệp đã có thành tích trong sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội trong năm 2016, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND TP đã trao Cờ “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua” cho 39 doanh nghiệp; Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho 96 doanh nghiệp. Đây là các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài có thành tích nộp thuế cao năm 2016, các tổ chức, cá nhân tích cực thực hiện các hoạt động an sinh, xã hội, giải quyết nhiều việc làm. Tại Hội nghị, lãnh đạo TP Hà Nội khẳng định: Hà Nội sẽ “Tiên phong trong thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, xây dựng chính quyền phục vụ, đồng hành cùng doanh nghiệp”, “Hợp tác và phát triển”. Trước những yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ phát triển mới, cùng với những đô thị lớn khác trên thế giới, Hà Nội đang đứng trước những thách thức rất lớn cần phải giải quyết. “Thành phố xác định chìa khóa cho bài toán siêu đô thị chính là đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác đầu tư và phát triển, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố”, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của tập thể lãnh đạo Hà Nội. Thủ tướng đề nghị Hà Nội tiếp tục quyết liệt đổi mới bộ máy hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục nâng cao các chỉ số thuận lợi hỗ trợ nhà đầu tư. Cùng với đó, phát triển đồng bộ, xoá bỏ manh mún và dàn trải, tăng cường chuỗi giá trị. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Để thu hút được nhiều nhà đầu tư, lôi cuốn được những ý tưởng xuất sắc và tầng lớp tinh hoa, chính quyền thành phố cần hành động hiệu quả mỗi ngày, có phương thức kết nối, đồng hành, động viên sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế vào mục tiêu Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, bản sắc, hướng tới một thành phố toàn cầu, một Thủ đô có vị thế nổi bật trong Asean và quốc tế. Cùng với đó, quyết liệt cải cách quản trị các cấp hành chính, xây dựng một bộ máy trách nhiệm, tin cậy và hiệu quả, thông qua việc phát triển và phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, tăng cường trách nhiệm giải trình. Bên cạnh đó, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân, tiếp tục tăng thứ hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính, giáo dục, y tế, dịch vụ khác…; tăng cường hợp tác, liên kết mạnh mẽ và chặt chẽ với các địa phương nhằm xóa bỏ sự manh mún và dàn trải trong chính sách phát triển, tối ưu hóa chi phí sử dụng hạ tầng, đẩy mạnh phân công sản xuất, xây dựng giá trị liên vùng, liên kết với các chuỗi giá trị quốc gia và quốc tế. Mai ThảoTổng công ty Bưu điện Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
TĐKT – Sáng 16/6, tại Hà Nội, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Để khối bưu chính và viễn thông trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT hoạt động độc lập và ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngày 1/6/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 674/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost). Ngày 15/6/2007, Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành Quyết định 16/2007/QĐ-BCVT thành lập Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam). Từ đây dù vẫn nằm trong Tập đoàn nhưng VNPost đã có pháp nhân riêng, thực hiện tổ chức sản xuất và hạch toán độc lập với khối viễn thông. Ngày 16/11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1764/QĐ-TTg chuyển quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại VNPost từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT về Bộ Thông tin và Truyền thông. Là doanh nghiệp được Nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ bưu chính công ích duy nhất tại Việt Nam, dù còn khó khăn song Bưu điện Việt Nam luôn bảo đảm cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích: dịch vụ thư cơ bản, dịch vụ bưu chính phục vụ quốc phòng, an ninh, phát hành báo chí công ích. Bưu điện Việt Nam đã xây dựng chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ theo 3 trụ cột: bưu chính chuyển phát, tài chính bưu chính và phân phối - truyền thông, nhằm cung cấp những dịch vụ tiện ích nhất tới từng người dân. Theo đó, Tổng công ty đã tập trung mở rộng kinh doanh dịch vụ bưu chính chuyển phát nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử và logistic. Chỉ tính riêng năm 2016, đã có 500.000 giấy phép lái xe được cấp tại các bưu cục; hơn 200.000 bộ hồ sơ/đợt xét tuyển vào đại học, cao đẳng cũng được chuyển phát an toàn, chính xác; dịch vụ thu tiền phạt, chuyển trả giấy tờ tạm giữ vi phạm giao thông đạt 39.000 người/tháng, số tiền phạt thu nộp khoảng 41,3 tỷ đồng/tháng... Bên cạnh đó các dịch vụ phân phối truyền thông cũng được mở rộng kinh doanh nhằm tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng mạng lưới. 8.000 Bưu điện văn hóa xã (BĐ-VHX) giờ đây không chỉ là “điểm tựa” để triển khai những chương trình, dự án về nông thôn mà còn là điểm cung cấp nhiều dịch vụ bưu chính mới: bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông và sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ hành chính công... Doanh thu bình quân của BĐ-VHX đa dịch vụ đạt 24 triệu/điểm/tháng. Triển khai đúng các giải pháp trong Chiến lược phát triển cùng với sự nỗ lực, đoàn kết của toàn mạng lưới, doanh thu và lợi nhuận, thu nhập của người lao động năm sau luôn cao hơn năm trước. Có thể thấy rõ qua các chỉ số phát triển liên tục từ năm 2008 đến 2016 của Tổng công ty. Cụ thể, tổng doanh thu tăng từ 7.455 tỷ đồng lên 12.237 tỷ đồng; thu nhập bình quân tăng từ 4,42 triệu đồng/người/tháng lên 9,362 triệu đồng/tháng; lợi nhuận từ chỗ âm 1.285 tỷ đồng đã tăng lên 175 tỷ đồng/năm. Với sự sáng tạo, đổi mới cùng những nỗ lực của 40 nghìn người lao động trên toàn mạng lưới, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc trong thời gian qua. Nguyệt HàTĐKT - Hưởng ứng phong trào thi đua “Đảm bảo máy tốt, lái tàu an toàn, đúng giờ, tiết kiệm nhiên liệu” của Công đoàn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, 32 năm qua, với vai trò là người cầm lái những chuyến tàu, anh Nguyễn Cảnh Dương, Tổ trưởng Tổ lái máy 946, Đội lái máy 4 Phân xưởng Vận dụng Đầu máy, Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam luôn giữ vững an toàn, không để xảy ra tai nạn chủ quan. 6 lần anh được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tặng danh hiệu “Kiện tướng an toàn chạy tàu”. Mới đây, anh vinh dự là một trong những điển hình tiên tiến được khen thưởng tại Hội nghị biểu dương công nhân, lao động xuất sắc tiêu biểu ngành Giao thông Vận tải năm 2017.
Có lẽ, nghề lái tàu đã chọn anh từ khi còn là một đứa trẻ, bắt vai các bạn xếp thành hàng, hát bài “ xịch xịch xịch, 1 đoàn tàu nhỏ tí xíu, nối đuôi nhau, người đi đầu là chú lái tàu, còn chúng em nối đuôi nhau, thành hàng dài cháu bước một hai”. Anh Dương kể: Do cả hai bố mẹ đều công tác ở ga đường sắt nên ngày bé anh thường xuyên được vào ga và tận mắt nhìn thấy những chuyến tàu chuyển bánh xình xịch, được ngắm nhìn hình ảnh những chú lái tàu vất vả, lấm lem than bụi nhưng đầy kiêu hãnh…Trong đầu anh đã nuôi mơ ước một ngày được cầm lái, điều khiển những chuyến tàu ấy xuyên qua những quả núi, băng qua những ngôi làng, đến khắp các vùng miền của đất nước.
Sau khi tốt nghiệp cấp ba, anh Dương quyết định đi làm nghề lái tàu mà không do dự. Năm 1982, anh tham gia học nghề lái tàu tại Trường Công nhân kỹ thuật vận tải Đường sắt I tại Mê Linh, Hà Nội. Năm 1985, anh được phân công công tác tại Xí nghiệp đầu máy Vinh. Sau nhiều năm thay đổi chỗ làm, từ năm 1991 đến nay, anh công tác tại Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội, được giao nhiệm vụ lái đầu máy Đổi mới D19E chuyên kéo tàu khách Thống Nhất. Thấm thoắt, đến nay anh đã gắn bó với nghề 32 năm. Mỗi chuyến tàu, anh chở theo bao nhiêu hành khách và hàng hóa, chở theo cả những nỗi buồn, vui và kỷ niệm của riêng anh.
Với anh, đầu tàu là tri kỷ, mọi lo toan của cuộc sống, nỗi phiền muộn trong gia đình sẽ tan biến hết mỗi khi anh đặt chân lên buồng lái, kiểm tra đầu máy, nhận nhiệm vụ đưa tàu về đích an toàn.
Anh Nguyễn Cảnh Dương (thứ 3 từ trái sang) giao lưu tại Hội nghị biểu dương công nhân, lao động xuất sắc tiêu biểu ngành Giao thông Vận tải năm 2017
Anh Dương cho biết: lái tàu là một nghề thường xuyên phải xa nhà, làm việc có tính độc lập trong một môi trường rất khắc nghiệt, đòi hỏi người công nhân lái tàu trước hết phải có sức khoẻ tốt, có trình độ chuyên môn tay nghề cao, có tính kỷ luật, đồng thời phải hiểu sâu về quy trình quy phạm, quy trình tác nghiệp đầu máy, Luật Đường sắt và các văn bản liên quan đến công tác chạy tàu, nắm bắt những kỹ thuật tiên tiến, phương tiện hiện đại để kịp thời xử lý mọi tình huống trên đường có thể xảy ra. Đưa đoàn tàu tới đích an toàn, đúng giờ là hạnh phúc của người công nhân lái tàu.
32 năm lái tàu, đã từng được giao nhiệm vụ lái các loại đầu máy từ đầu máy thế hệ cũ như TY7, D12E, rồi đến nay là đầu máy hiện đại công suất lớn D19E, anh luôn chủ động nắm bắt và làm chủ các đầu máy, luôn giữ vững an toàn, không để xảy ra tai nạn chủ quan.
Những đồng nghiệp khác của anh thường nói: để đạt được Kiện tướng lái tàu an toàn là sự cố gắng nỗ lực, phấn đấu không biết mệt mỏi, chắt chiu từng km an toàn cho mỗi chuyến tàu của người công nhân lái máy. Nhưng với anh Dương, những công việc ấy đã trở thành những công việc hết sức bình thường, những việc làm hàng ngày của mình.
Anh cho biết: 2 tiêu chí quan trọng mà bất kỳ người lái tàu nào cũng luôn ghi nhớ đó là phải an toàn và tiết kiệm. Điều đó có nghĩa là người lái tàu phải nắm vững tình hình đường sá của tuyến đường mình phụ trách, công lệnh tốc độ… Luôn chấp hành quy trình quy phạm, nội quy của ngành, của xí nghiệp. Làm tốt chế độ kiểm tra, khám máy khi lên ban và khi xuống ban; sắp xếp thời gian hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, làm bừa, làm ẩu, làm tắt, gây mất an toàn, lãng phí.
Cung đường tàu của anh từ Hà Nội vào Đà Nẵng, địa hình từng nơi ra sao, đoạn đường nào thẳng, đoạn nào cua anh nắm chắc trong lòng bàn tay. Anh cười hóm hỉnh: “có khi một hòn đá hôm nay trên đường có, mai người ta di chuyển ra chỗ khác tôi cũng nắm được”. “Cứ làm đúng quy định, thì ắt sẽ có 1 chuyến tàu tốt, một chuyến tàu an toàn”. Do đó, từ năm 2011- 2016, anh Dương tiết kiệm hơn 16 ngàn 500 lít nhiên liệu, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước một khoản chi phí lớn.
Qua quá trình công tác với cương vị là người tổ trưởng, anh luôn luôn cố gắng đưa tổ máy của mình đạt được các chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra, anh luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và có nhiều sáng kiến cải tiến đưa vào áp dụng trong sản xuất, được Hội đồng Khoa học công nghệ đơn vị khen thưởng, cụ thể: sáng kiến nghiên cứu cải tạo hệ thống báo ghi tốc độ bằng giấy nền sang hệ thống báo ghi tốc độ bằng thẻ từ của Đầu máy D19E lắp trên đầu máy D12E; Đề án nghiên cứu cải tạo đèn pha đầu máy D19E, từ sử dụng hai bóng pha sang một bóng pha công suất lớn - đảm bảo an toàn chạy tàu; sáng kiến cải tiến sửa chữa, khôi phục, cân chỉnh kim phun động cơ 3412E, đầu máy D8E.
Trong những năm qua, anh luôn giữ vững an toàn, không để xảy ra tai nạn, 6 lần đạt danh hiệu “Kiện tướng An toàn chạy tàu” của Tổng công ty đường sắt Việt Nam tặng, tổng km an toàn đạt được là 832.291km. Trong lái tàu, nhiều lần đã xử lý hãm tàu kịp thời, dừng, tránh tai nạn trên đường sắt, đã được xí nghiệp và cấp trên ghi nhận và khen thưởng.
Hưng Vũ
TĐKT – Sáng 10/6, tại Hà Nội, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương long trọng tổ chức Lễ tuyên dương điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2017. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo.
Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; các đồng chí là Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, thành viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương và 400 điển hình tiên tiến tiêu biểu toàn quốc.
Lễ tuyên dương là hoạt động thiết thực kỷ niệm 69 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2017), Ngày truyền thống thi đua yêu nước, biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước từ sau Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX. Đây đồng thời là dịp để các điển hình tiêu biểu trong toàn quốc được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong lao động, học tập, rèn luyện, công tác.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng hoa các đại biểu giao lưu tại Lễ tuyên dương
Báo cáo tại Lễ tuyên dương, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương cho biết: thực hiện Chỉ thị số 34 - CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về Tiếp tục đổi mới công tác thi đua - khen thưởng, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tập trung chỉ đạo, bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và chương trình hành động của Chính phủ, tập trung triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm từng năm; ban hành kế hoạch và phân công các thành viên Hội đồng kiểm tra, giám sát công tác thi đua - khen thưởng và chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện các phong trào thi đua trong phạm vi cả nước. Kết quả đã được các bộ, ngành, địa phương hưởng ứng tích cực, đã tạo ra phong trào thi đua rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, trên khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng hoa các đại biểu giao lưu tại Lễ tuyên dương
Các phong trào thi đua đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, với hình thức đa dạng, phong phú, nội dung thi đua bám sát các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của đất nước và từng bộ, ngành, địa phương. Các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo”… do Thủ tướng Chính phủ phát động đã trở thành các phong trào thi đua nòng cốt, được các cấp, các ngành và nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng, tham gia.
Thông qua các phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, nhiều điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, được các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan thông tấn, báo chí kịp thời phát hiện, biểu dương, với nhiều hình thức: tổ chức hội nghị, gặp mặt, giao lưu với các điển hình tiên tiến; tổ chức các cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt; xuất bản tạp chí, tập san chuyên trang, chuyên mục giới thiệu các điển hình tiên tiến…
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trình bày báo cáo tại Lễ tuyên dương
Tại Lễ tuyên dương, 400 đại biểu điển hình tiên tiến được các địa phương, bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương lựa chọn, là những tấm gương tiêu biểu, những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa thi đua yêu nước, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trên mọi miền Tổ quốc, đang ngày đêm miệt mài nghiên cứu, công tác, học tập, lao động, sản xuất… góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho phẩm chất anh hùng, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tiêu biểu: xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, vận động viên đầu tiên của Việt Nam đạt được Huy chương Vàng tại Thế vận hội Olympic, tạo nên cột mốc đáng nhớ trong lịch sử 70 năm của thể thao Việt Nam. Cô giáo Nguyễn Thị Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên dũng cảm cùng các đồng nghiệp cứu 15 cháu nhỏ thoát khỏi nước lũ. Ông Lê Văn Hoa, thuyền viên tàu du lịch Phú Quý 2, TP Đà Nẵng, tích cực, sáng tạo tham gia cứu hộ, giúp hàng chục du khách thoát khỏi tình huống nguy cấp trong vụ tai nạn chìm tàu trên sông Hàn. Ông Triệu Văn Chòi, Bí thư Đảng ủy xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã hiến hàng nghìn m2 đất để làm đường và xây dựng trường học…
Với những nhiệm vụ, hoàn cảnh, độ tuổi khác nhau, song 400 điển hình tiên tiến tham dự Lễ tuyên dương đều là những tấm gương tiêu biểu, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, giản dị, khiêm tốn, giàu lòng nhân ái, làm sáng ngời truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa thi đua yêu nước của cả nước trong thời gian qua.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Lễ tuyên dương
Phát biểu chỉ đạo tại Lễ tuyên dương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng 400 điển hình tiên tiến được tuyên dương trong buổi lễ: những điển hình được tuyên dương hôm nay là những tấm gương sáng, hạt nhân nòng cốt, góp phần làm phong trào thi đua ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và đạt những kết quả tốt hơn.
Khẳng định giành được danh hiệu, sự kính trọng và lòng yêu mến đã khó, nhưng giữ được danh hiệu, sự kính trọng và lòng yêu mến còn khó hơn rất nhiều, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị mỗi tập thể, cá nhân được tuyên dương hôm nay không chủ quan, thỏa mãn mà phải nỗ lực hơn nữa, tích cực phấn đấu vươn lên đạt nhiều thành tích hơn nữa, xứng đáng là những tấm gương sáng để mọi người noi theo. Đồng thời, đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các cấp, các ngành cần có biện pháp tuyên truyền, nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến. Các ban, ngành, địa phương, MTTQ và các đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp để khơi dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc, thúc đẩy phong trào cách mạng thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra; để cán bộ, công chức của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước; làm cho phong trào thi đua diễn ra một cách thiết thực và công tác thi đua, khen thưởng thực sự trở thành một động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các đơn vị dẫn đầu thi đua của các cụm, khối thi đua năm 2016
Nhân dịp này, tại Lễ tuyên dương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các đơn vị dẫn đầu thi đua của các cụm, khối thi đua năm 2016.
Phương Thanh
Binh đoàn 11 - mô hình tiêu biểu kết hợp kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ mới
TĐKT - Sáng 9/6, tại Hà Nội, Binh đoàn 11 (tên doanh nghiệp là Tổng công ty Thành An) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì và gặp mặt kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Binh đoàn (11/6/1982 - 11/6/2017). Tới dự, có các đồng chí: Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc quân đội tham gia xây dựng kinh tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng, cùng với việc tổ chức lại lực lượng sản xuất, ngày 11/6/1982, Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) đã ra Quyết định số 903/QP thành lập Binh đoàn 11. Trải qua 35 năm xây dựng, trưởng thành, Binh đoàn 11 đã không ngừng lớn mạnh, xây dựng được thương hiệu lớn trong ngành xây dựng, trở thành đơn vị hạch toán kinh tế chuyên nghiệp của quân đội. Là binh đoàn xây dựng cơ bản đầu tiên của quân đội, ngay từ những ngày đầu thành lập, Binh đoàn 11 đã khẳng định được năng lực toàn diện trong thiết kế, thi công xây dựng các công trình trọng điểm của Bộ Quốc phòng và Nhà nước; làm nòng cốt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của toàn quân và làm nghĩa vụ quốc tế. Được sự quan tâm, lãnh đạo thường xuyên, sát sao của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tập thể lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên và người lao động binh đoàn đã nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, bám trụ các công trình trên mọi địa bàn; vừa lao động quên mình, vừa ra sức tìm tòi, năng động sáng tạo, học tập để nâng cao trình độ mọi mặt… Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gắn Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì lên quân kỳ quyết thắng của Binh đoàn 11 35 năm qua, Binh đoàn 11 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự quốc phòng, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng các công trình quân sự. Cùng với đó, Binh đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, bảo toàn vốn Nhà nước, trở thành một mô hình điển hình tiêu biểu về thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng: kết hợp kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, Binh đoàn luôn thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, là một trong những doanh nghiệp quân đội trích lợi nhuận tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo... Từ năm 2012 - 2017, Binh đoàn đã xây tặng hơn 300 căn nhà tình nghĩa; 50 nhà đồng độ; 20 nhà văn hóa thôn, xã; hỗ trợ và tặng hàng nghìn suất quà cho thương binh, các gia đình chính sách, phụ nữ, trẻ em vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào bị lũ lụt... với số tiền hàng chục tỷ đồng. Với những thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và phát triển kinh tế, Binh đoàn và các đơn vị thành viên đã nhận được nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và quân đội: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động; Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Anh dũng của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống, Binh đoàn 11 và cá nhân Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng, Tư lệnh Binh đoàn, Tổng Giám đốc Tổng công ty Thành An vinh dự đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao tặng Binh đoàn 11 bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ghi nhận, biểu dương và nhiệt liệt chúc mừng những thành tích Binh đoàn 11 (Tổng công ty Thành An) đạt được trong suốt 35 năm qua. Trung tướng Phan Văn Giang yêu cầu thời gian tới, Binh đoàn 11 thực hiện tốt một số nội dung: tiếp tục quán triệt chủ trương, chỉ đạo chiến lược của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về kết hợp kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ mới; nghiêm túc thực hiện đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp quân đội, từng bước tiến hành cổ phần hóa các đơn vị. Trong quá trình cổ phần hóa, đặt lên ưu tiên hàng đầu hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chủ động khắc phục hạn chế, bất cập, mặt trái của cổ phần hóa để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động. Hoàn thành tốt việc xây dựng các công trình quốc phòng đã và đang triển khai và các nhiệm vụ khác, đảm bảo tiến độ và chất lượng tốt nhất. Phát huy vai trò của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, khắc phục khó khăn, thách thức, không ngừng đổi mới, sáng tạo để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ trong thời gian tới. Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, Binh đoàn vững mạnh toàn diện, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giữ vững bản lĩnh chính trị, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, quân đội, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Cùng với đó, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, đảm bảo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động… Nguyệt HàHọc viện Khoa học Quân sự đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba
TĐKT - Sáng 8/6, tại Hà Nội, Học viện Khoa học Quân sự tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Học viện (10/6/1957 - 10/6/2017) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu ý kiến. Ra đời từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Trường Huấn luyện, nay là Học viện Khoa học Quân sự, trải qua 60 năm xây dựng và phát triển. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên, học viên, chiến sĩ Học viện đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, xây dựng Học viện phát triển về mọi mặt, trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của ngành tình báo và toàn quân. Học viện đã đào tạo hàng chục nghìn cán bộ trung thành tuyệt đối với Ðảng, với Tổ quốc và nhân dân; có kiến thức khoa học và năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào sự trưởng thành và chiến thắng của Quân đội trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nhiệm vụ quốc tế. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Học viện Khoa học Quân sự Hiện nay, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của Học viện có 2 giáo sư, 12 phó giáo sư, 64% đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, 7 nhà giáo ưu tú và hàng trăm giảng viên đạt danh hiệu Giảng viên giỏi cấp bộ và cấp Học viện. Từ năm 1988 đến nay, Học viện đã đào tạo 753 khóa, 863 lớp, với hơn 18.300 học viên, sinh viên, trong đó có 3.898 cử nhân, 457 thạc sĩ đã ra trường; hiện đang đào tạo 8 khóa nghiên cứu sinh, 6 khóa học viên cao học. Những năm gần đây, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Học viện có sự phát triển toàn diện, cả về quy mô, đối tượng và loại hình đào tạo. Đến nay, Học viện đã có hệ thống giáo trình, tài liệu chuẩn, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ của thời kỳ phát triển mới. Với những thành tích đã đạt được, Học viện Khoa học Quân sự đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống, Học viện vinh dự đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi và chúc mừng những kết quả, thành tích Học viện Khoa học Quân sự đã phấn đấu đạt được trong 60 năm qua. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh yêu cầu thời gian tới, Học viện cần thực hiện tốt một số nội dung: tiếp tục quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011 - 2020 và Nghị quyết 806 của Quân ủy Trung ương về “Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Cùng với đó, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu của quân đội trong tình hình mới. Tập trung đổi mới nội dung chương trình dạy và học, đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý về lý tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ giảng viên say mê giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đổi mới phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ của Học viện đồng thời đóng góp cho công tác đối ngoại chung của toàn quân. Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; duy trì nghiêm kỷ luật quân đội, đảm bảo bí mật, an ninh, an toàn. Xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh. Giữ vững, tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân dân với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đóng quân… Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tin tưởng Học viện sẽ phát huy tốt truyền thống đoàn kết, tiếp tục lập nhiều thành tích mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Phương ThanhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 134
- 135
- 136
- 137
- 138
- …
- sau ›
- cuối cùng »