Biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu trong Công an nhân dân
TĐKT - Sáng 21/7, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu trong Công an nhân dân (CAND) nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017). Đến dự, có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Cùng dự có 358 đại biểu là Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí lão thành cách mạng, thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng tiêu biểu và đại diện các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đền ơn, đáp nghĩa trong lực lượng CAND qua các thời kỳ. Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ biên giới và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả, cả nước có hơn 14 nghìn liệt sĩ, hơn 5 nghìn thương binh, bệnh binh, hàng chục nghìn người có công với cách mạng thuộc lực lượng CAND. Ngay trong thời kỳ hòa bình, vẫn có những đồng chí phải hy sinh, phải chịu thương tật để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và sự phồn vinh của đất nước. Chỉ tính riêng trong thời kỳ đổi mới, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ hy sinh; hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ bị thương. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu tham dự Hội nghị Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an luôn quan tâm chỉ đạo nghiên cứu xây dựng, đề xuất ban hành và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách đối với người có công với cách mạng. Các đồng chí thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng trong lực lượng CAND đã luôn phát huy truyền thống vẻ vang, nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn, bệnh tật, tiếp tục phấn đấu vươn lên đạt nhiều thành tích, chiến công trong công tác và thành công trong cuộc sống. Nhiều đồng chí đã trở thành những tấm gương sáng, hạt nhân tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp tích cực xây dựng lực lượng CAND ngày càng trong sạch, vững mạnh, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Hội nghị là dịp để lực lượng CAND tri ân, tôn vinh các liệt sĩ, thương binh, Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân thương binh, liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ... đã cống hiến một phần xương máu, tuổi thanh xuân, công sức, trí tuệ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là dịp để Công an các đơn vị, địa phương nhìn nhận đánh giá kết quả và đề ra các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đền ơn, đáp nghĩa trong thời gian tới, làm tốt hơn nữa công tác giáo dục truyền thống cách mạng, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, ý thức trách nhiệm trong công tác người có công với cách mạng, để mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND tự hào với truyền thống và trách nhiệm trước những hi sinh của các thế hệ đi trước, quyết tâm phấn đấu hoàn thành trách nhiệm được giao. Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội biểu dương sự nỗ lực cố gắng, những thành tích, chiến công của các đồng chí thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng trong CAND; đồng thời ghi nhận, đánh giá cao kết quả đã đạt được trong hoạt động đền ơn, đáp nghĩa của lực lượng CAND toàn quốc thời gian qua. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, thời gian tới, lực lượng Công an nhân dân tiếp tục quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh; xác định công tác chăm sóc thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng là vinh dự, trách nhiệm, đạo lý của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, của cấp ủy, thủ trưởng các cấp và mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND. Quán triệt nghiêm túc và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công, thân nhân liệt sĩ. Trong đó, cần giúp đỡ thiết thực có hiệu quả các gia đình chính sách cả về vật chất và tinh thần, trước hết là đối với những gia đình còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, để thực hiện bằng được mục tiêu: các gia đình có công với cách mạng đều có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư. Đồng thời, tiếp tục rà soát để đề xuất bổ sung, hoàn thiện các chính sách ưu đãi ngày càng tốt hơn đối với người có công với cách mạng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng tiếp tục phát huy ý chí tự lực, tự cường, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dịp này, Bộ Công an đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng 2 cá nhân và 1 tập thể; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an tặng 12 tập thể, 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đền ơn, đáp nghĩa. Nguyệt HàĐiển hình tiên tiến
TĐKT - Hơn 30 năm nay, không kể trời mưa rét, bão bùng hay nắng nóng, oi ả, ông Nguyễn Khánh Toàn 85 tuổi vẫn hàng ngày cần mẫn chăm sóc và hương khói cho hơn 200 phần mộ liệt sĩ ở nghĩa trang huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. Người ta vẫn gọi ông với cái tên “người canh giấc” cho các liệt sĩ.
Vốn sinh ra trong một gia đình nghèo ở huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tháng 7 năm 1967 chàng trai trẻ Nguyễn Khánh Toàn làm đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ để góp sức mình bảo vệ quê hương, đất nước. Được phân vào Q 16, trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh, chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam bộ, chàng trai trẻ luôn dũng cảm, đương đầu với kẻ thù trên mọi trận chiến, từ tấn công chiếm sân bay Tân Sân Nhất đến đánh trận Lộc Châu, Trảng Bàng, bảo vệ từng tấc đất, giữ an toàn cho các đơn vị chủ chốt. Bao nhiêu gian khổ, hiểm nguy chàng trai đó đã từng trải hết, thậm chí cả tính mạng của bản thân cũng suýt bị lấy đi.
Cựu chiến binh Nguyễn Khánh Toàn
Nhớ lại những năm tháng đó, ông Toàn kể: trong trận chiến đánh Mỹ (1968), ông bị thương nặng, tưởng chừng không qua khỏi, sắc cốt của ông đã nhờ đồng đội giữ hộ để báo tin về nhà. Nhưng chính nghị lực của bản thân và tình nghĩa đùm bọc của đồng đội, ông đã được cứu sống dù mang trong mình 62 % thương tật. Với ông, được sống, được chứng kiến đất nước hòa bình, được hội tụ với gia đình, quê hương là may mắn hơn rất nhiều so với các đồng đội phải bỏ mạng nơi chiến trường.
Do đó, năm 1985, khi trở về địa phương, do tuổi cao, sức yếu, được UBND huyện Phú Xuyên đề cử làm quản trang cho Nghĩa trang liệt sĩ thị trấn huyện, không có lương cũng chẳng có danh vọng gì, ông Toàn đã nhận lời và tình nguyện chăm sóc cho những ngôi mộ liệt sĩ từ đó.
Ông bảo: tôi nhận làm quản trang bởi trong tôi luôn nhớ thương các đồng đội, mong muốn trả ơn cho những người cô, người mẹ, người anh, người bạn đã đồng cam cộng khổ với tôi những năm tháng chiến tranh ác liệt. Mẹ đẻ của tôi cũng từng là tình báo, đã mất và nằm lại ở Campuchia. Đất nước đã hòa bình, nhưng tôi không có điều kiện để đi đến tận miền Nam để tri ân, chăm sóc họ. Do vậy, đây là việc duy nhất tôi có thể làm, nhờ các liệt sĩ ở nghĩa trang quê nhà thay tôi chăm sóc mẹ, thay tôi gửi đến lời cảm ơn với những đồng đội năm xưa.
Trở về cuộc sống đời thường với 62% thương tật, những nỗi đau về thể xác luôn hành hạ ông mỗi khi trái gió, trở trời. Hoàn cảnh gia đình lại nghèo khó. Nhưng nén lại mọi đau đớn về thể xác và sự khắc nghiệt của xã hội, ông làm những việc theo lương tâm ông cho là đúng.
Bất kể trời mưa hay nắng ông Toàn luôn có mặt tại nghĩa trang để trông nom mộ phần các liệt sĩ (ảnh theo Báo Lao động)
Hàng ngày ông đều đặn mang chổi ra quét dọn hơn 1ha đất nghĩa trang, lau chùi từng nấm mộ liệt sĩ. Vào các ngày đầu tuần, mùng một, ngày rằm và các dịp lễ, Tết, ông đi khắp 200 ngôi mộ để thắp từng nén nhang. “30 năm nay, dù nghèo, dù không có một đồng lương nhưng tôi chưa bao giờ để đồng đội của mình phải lạnh lẽo, không có một nén nhang.” - Ông Toàn chia sẻ.
Ông tự bỏ tiền túi ra để thắp điện, mua hương nến, hoa, thay bát hương mới cho các liệt sĩ. Ông chia sẻ: “Ở đây có những liệt sĩ khuyết danh, không có người tới thăm nom, mình phải thay họ làm công việc này để an ủi linh hồn các liệt sĩ nơi chín suối”. Và có những ngày ở nghĩa trang, người ta thấy ông Toàn nhổ cả cụm sả to, nấu nước để lau rửa từng phần mộ của các liệt sĩ.
Giữa ông Toàn và những người liệt sĩ tại nghĩa trang này dường như có sự gắn kết đặc biệt. Ông nói: “Ngày nào không ra nghĩa trang là tôi không chịu nổi, cảm thấy như mình có lỗi, mình may mắn sống sót trở về, còn có gia đình, có vợ con, anh em hy sinh là mất mát, thiệt thòi, nên mình ra đây với anh em để động viên linh hồn họ”.
Với những việc làm hết sức ý nghĩa đó, năm 2015 ông Nguyễn Khánh Toàn được UBND TP tặng Bằng khen. Mới đây, ông là một trong những điển hình tiên tiến tiêu biểu tại chương trình Giao lưu biểu dương tập thể, cá nhân cựu chiến binh, thương binh gương mẫu tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Cựu chiến binh gương mẫu" do Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức.
Mai Thảo
Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc
TĐKT - Sáng 26/7 tới sẽ diễn ra Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 18/7. Hội nghị do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và UBND TP Hà Nội tổ chức. Hội nghị Biểu dương người có công tiêu biểu năm 2017 Dự kiến Hội nghị có sự tham dự của 700 đại biểu là người có công tiêu biểu. Đó là những người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu có nhiều cống hiến trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, công tác; các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân liệt sĩ, lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong… Đây là một trong những hoạt động tiêu biểu nằm trong các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, công tác chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn TP Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Ngoài ra, còn có các chương trình: Cầu truyền hình giao lưu nghệ thuật (phát sóng VTV1) tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng điểm cầu Hà Nội tại tượng đài liệt sĩ Bắc Sơn vào tối 26/7; Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo quy mô cấp quốc gia vào lúc 09h30, ngày 27/7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia... Trước đó, ngày 10/7, TP Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị Biểu dương người có công tiêu biểu của thành phố, khen thưởng các tập thể cá nhân thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công và làm tốt công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”. Cùng với các hoạt động đó, thời gian qua, TP Hà Nội đã thực hiện tốt nhiều chính sách người có công. Từ đầu năm 2017, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận và giải quyết 12.900 hồ sơ chính sách người có công và giải quyết 360 đơn thư; tập trung rà soát, giải quyết hồ sơ tồn động đối với hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trên địa bàn; thực hiện các phong trào đền ơn, đáp nghĩa. Đến nay, vận động Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” toàn thành phố đạt 56.847 triệu đồng; tặng 8302/3509 sổ tiết kiệm tình nghĩa với kinh phí 11.057 triệu đồng; tu sửa nâng cấp 261/109 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí 188.041 triệu đồng; vận động 41.355 triệu đồng cho việc tu sửa nâng cấp 916/366 nhà ở cho người có công; 113/233 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan đơn vị nhận phụng dưỡng… Mai ThảoTĐKT- Sinh ra trong cuộc đời ai cũng mong ước có một cơ thể lành lặn, khỏe mạnh, mong cho mình những điều tốt đẹp, nhưng có người số phận lại không mỉm cười với họ... Bằng ý chí và nghị lực của mình, có rất nhiều người đã vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Trần Kim Việt, Giám đốc Công ty TNHH Vườn ươm Việt (xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) là một trong số những chàng trai như thế.
Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, do di chứng chất độc da cam của người cha mang về từ chiến trường, Việt thiếu may mắn hơn anh chị khi có dị tật ở chân. Những năm tháng còn đi học, không chỉ chịu nỗi bất hạnh về cơ thể không bình thường mà Việt còn chịu những cái nhìn khác lạ, lảng tránh của những đứa trẻ cùng trang lứa và cả người lớn dành cho mình khiến anh luôn luôn tủi thân. Nhưng luôn nhận được sự động viên, chăm lo của bố mẹ cùng nỗ lực của bản thân, Việt đã vượt khó, vươn lên trong học tập và thi đỗ vào Trường Đại học Vinh.
Việt chăm chút từng cây giống
Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, năm học thứ 2, Việt được giao làm Trưởng nhóm đề tài “Quy trình kỹ thuật gieo ươm cây gió bầu và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm” thực hiện trên khu đất vườn nhà. Sau 2 năm, đề tài đã thành công, cho ra chất phế phẩm tạo trầm được sử dụng nhiều trong thực tiễn. Đây là tiền đề, là động lực quan trọng khích lệ Việt trong quá trình học tập và lập thân, lập nghiệp. Cũng trong khoảng thời gian học tập tại Đại học Vinh, với sự vượt khó, chăm chỉ miệt mài học tập, Việt đã giành được học bổng sinh viên vượt khó Watanabe – Kenda của Nhật Bản và còn là 1 trong 2 sinh viên được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Tốt nghiệp Đại học ngành Nông – lâm – ngư và Bằng Kỹ thuật viên Công nghệ thông tin, Việt tiếp tục học lên cao học và hoàn thành chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học cây trồng.
Vườn ươm của anh được trang bị hệ thống tưới nước hiện đại
Sau khi hoàn thành việc học, Việt quyết tâm về khởi nghiệp trên quê hương mình tại xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, cùng với các hoạt động thiết thực, hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp của các cấp bộ Đoàn, Việt đã có cơ hội tiếp cận các lớp tập huấn, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, các cơ chế, chính sách ưu đãi của Trung ương, tỉnh và địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm. Sau thời gian nghiên cứu, tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình trong và ngoài tỉnh, nắm bắt được nhu cầu thị trường, lợi thế của địa phương, từ triển vọng của mô hình “Vườn ươm cây gió bầu” mà Việt thực hiện thời còn sinh viên, Việt đã mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Vườn ươm Việt. Với với số vốn đầu tư ban đầu hơn 1 tỷ đồng, Việt đã thuê đất mở rộng diện tích lên 2 ha, lắp hệ thống tưới tiêu hiện đại, xây dựng 3 cơ sở kinh doanh, mua xe tải phục vụ vận chuyển cây giống, đầu tư nhà lưới chống côn trùng đạt chuẩn rộng 200 m2, xây dựng đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, có trình độ và tâm huyết.
Hoạt động của công ty chủ yếu cung cấp cây giống, tư vấn kỹ thuật, bảo hành cho bà con từ trồng đến khi có thành quả. Hàng năm, công ty của anh cũng cấp cho thị trường trong và ngoài nước hơn 30 vạn cây giống các loại gió bầu, cam, bười, cây chè mận hảo làm hàng rào…, ký hợp đồng bao tiêu trên 50 tấn bưởi Phúc Trạch cho 15 tổ hợp tác ở các xã trên địa bàn huyện. Mỗi năm công ty đạt danh thu trên 3 tỷ đồng, thu về lợi nhuận khoảng 600 triệu đồng, giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động thường xuyên và thời vụ, trong đó có 2 lao động khuyết tật, 3 kỹ sư nông nghiệp.
Trần Kim Việt (thứ 2 từ trái sang) vinh dự được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2016
Bên cạnh việc tập trung xây dựng Công ty ngày càng lớn mạnh, anh Việt còn tích cực động viên, huy động đoàn viên, thanh niên giúp đỡ công san lấp mặt bằng, giới thiệu, kết nối thị trường đầu ra cho sản phẩm, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Anh đã hỗ trợ cho hơn 10 thanh niên xây dựng trang trại tổng hợp hoạt động có hiệu quả, thu nhập ổn định. Ngoài ra anh cũng tích cực tham gia các phong tào, công tác từ thiện tại địa phương.
Mỗi người một số phận, một hoàn cảnh, nhưng bằng nghị lực của mình, Trần Kim Việt đã vươn lên để tự khẳng định bản thân, sống có ích cho gia đình, xã hội, xứng đáng là tấm gương sáng cho thanh niên noi theo. Với nỗ lực của mình, anh vinh dự nhận được các cấp khen thưởng: Tỉnh đoàn tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác (năm 2014), Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen (năm 2015); nhận giải thưởng Lương Định Của và Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (năm 2016)...
Tùng Chi
TĐKT - Khi trở về cuộc sống đời thường sau chiến tranh, phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, cựu chiến binh Nguyễn Tứ Hùng ở tổ 13, thôn Hạnh Đàn, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội luôn nỗ lực cùng với gia đình phát triển kinh tế và đóng góp tiền của, công sức xây dựng quê hương. Năm 2016, ông tự nguyện ủng hộ 1,8 tỷ đồng vào việc xây dựng, cải tạo ao tù, góp phần hình thành lá phổi xanh cho khu dân cư.
Xuất phát từ thực tiễn chiếc ao Sau Đình nằm ở trước nhà nhiều năm nay bị ô nhiễm, nước bẩn quanh năm, cỏ cây mọc rậm rạp và trở thành nơi tập kết rác của nhiều hộ gia đình, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và mỹ quan của cụm dân cư, ông Nguyễn Tứ Hùng đã nảy ra ý tưởng cần phải xóa bỏ chiếc ao tù này.
Qua tìm hiểu, ông được biết, nhiều ao trên địa bàn xã Tân Lập nói riêng và huyện Đan Phượng cũng chung cảnh ngộ, bị lấn chiếm, san lấp bằng phế thải, rác thải. Đảng bộ và chính quyền xã Tân Lập đã có chủ trương cải tạo, nâng cấp ao tù nhưng do kinh phí còn hạn hẹp nên chưa triển khai thực hiện được.
Cựu chiến binh Nguyễn Tứ Hùng
Với mong muốn cùng Đảng bộ và chính quyền xã biến chủ trương thành hiện thực, mang lại niềm vui, phấn khởi cho nhân dân, ông đã tình nguyện đóng góp 1,8 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí xây dựng bờ kè ao Sau Đình. Với số tiền đó, đầu năm 2017, xã Tân Lập đã nhanh chóng triển khai dự án cải tạo, nâng cấp ao. Sau hơn 4 tháng thi công, công trình đã khánh thành vào đúng ngày kỷ niệm Bác Hồ về thăm nhân dân và cán bộ xã Tân Lập (25/5) trong niềm phấn khởi của hàng trăm hộ dân trong xã.
Không những vậy, mong muốn khuôn viên xung quanh ao trở thành điểm vui chơi sinh hoạt cho nhiều cháu nhỏ, ông đã chủ động lắp hệ thống đèn điện chiếu sáng ở đây. Đến nay, không chỉ người dân ở thôn Hạnh Đàn mà nhiều hộ ở các khu vực lân cận cũng đến đây hít thở không khí trong lành và vui chơi, tập luyện.
Cựu chiến binh Hùng khiêm tốn cho rằng đó là việc làm hết sức bình thường, xuất phát từ trong tâm của mỗi con người. “ Mình may mắn hơn nhiều đồng đội, được trở về với gia đình, quê hương. Giờ đây, có điều kiện hơn thì mình có trách nhiệm đóng góp với Đảng, với chính quyền để xây dựng quê hương đất nước” – ông chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Minh, thôn Hạnh Đàn, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng cho biết: “Tôi và những người dân xung quanh rất phấn khởi khi bờ kè ao Sau Đình được xây dựng. Chiếc ao hoàn thiện sáng, xanh, sạch, đẹp như tạo lên một lá phổi xanh cho cả khu. Không chỉ đóng góp tiền, khi bờ kè ao hoàn thành, sáng nào ông Hùng cũng dậy từ sớm quét dọn khuôn viên cho sạch đẹp, để người dân ra tập thể dục, người già thì tập dưỡng sinh, trẻ con chạy nhảy, nô đùa”.
Cựu chiến binh Nguyễn Tứ Hùng dẫn phóng viên đi tham quan khuôn viên ao Sau Đình
Cựu chiến binh Nguyễn Tứ Hùng tiết lộ ông đang ấp ủ dự định sẽ tiếp tục tình nguyện đóng góp xây dựng một con đường nối từ khu di tích Bác Hồ về thăm Tân Lập ra tỉnh lộ 422, với số tiền ước khoảng hơn 3 tỷ đồng. Một việc làm mà trong tâm niệm của ông Hùng, đó chính là điều ông học tập từ đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, tất cả vì tình yêu quê hương, đất nước.
Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tân Lập Bùi Ngọc Luân cho biết: hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của Đảng ủy, UBND xã Tân Lập, trong những năm qua, phong trào xã hội hóa trong nhân dân được nâng cao, nhiều hộ gia đình tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng đã đóng góp tiền của, hiến đất, ngày công, góp sức xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2015 đến nay xã đã thực hiện xã hội hóa được 5 tỷ đồng, trong đó có gia đình cựu chiến binh Nguyễn Tứ Hùng đã ủng hộ 1,8 tỷ đồng để xây kè ao môi trường, tạo cảnh quan sáng – xanh - sạch - đẹp, phục vụ nhu cầu giải trí của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Điều đáng nói, sau khi hoàn thành việc cải tạo ao, tại cụm 13 đã lan tỏa phong trào xã hội hóa xây dựng quê hương xanh - sạch - đẹp. Nhiều hộ dân đã tự nguyện mua ghế đá đặt quanh ao để phục vụ nhu cầu vui chơi của chính gia đình mình và người dân.
Thiết nghĩ, để các chủ trương của Đảng và Nhà nước, những phong trào thi đua yêu nước đi vào cuộc sống, cần có nhiều hơn nữa những hạt nhân quan trọng như cựu chiến binh Nguyễn Tứ Hùng.
Mai Thảo
TĐKT - Cuộc chiến đấu khốc liệt năm 1968 tại mặt trận 7 Thừa Thiên Huế đã lấy đi của ông một cánh tay. Sau chiến tranh, trở về địa phương với cơ thể không lành lặn, nhưng bằng sự sáng tạo, mạnh dạn và nghị lực, cựu chiến binh Nguyễn Khắc Đức (77 tuổi), Tổ dân phố Hạ 11 - Phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội đã lãnh đạo đại gia đình tăng gia sản xuất, thoát khỏi đói nghèo và trở thành hộ gia đình tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương.
Hành trình vượt khó
Năm 1972, rời quân ngũ, ông Đức trở về đoàn tụ với gia đình trong niềm vui khôn xiết của vợ con, anh em và bạn bè. Nhưng, đó cũng là lúc trong thâm tâm ông dấy lên bao trăn trở bởi phải chứng kiến cảnh người vợ một mình tảo tần sớm hôm làm lụng, tích cóp, chạy ăn từng bữa cho 9 khẩu trong nhà. Trong khi đó, bản thân chỉ còn lại một cánh tay, liệu ông có giúp đỡ được cho gia đình hay lại trở thành gánh nặng cho chính họ.
Nghĩ thế rồi ông càng quyết tâm hơn. Ông bắt đầu cuộc sống với một cánh tay còn lại của mình bằng việc tập cầm đũa ăn cơm, tập viết, tập cầm chổi… cho đến khi quen việc, ông lại tiếp tục lao động, trồng trọt, chăn nuôi.
Hai vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Khắc Đức trước ngôi nhà cao tầng mới xây
Bà Nguyễn Thị Gái, vợ của ông Đức còn nhớ như in những tâm sự đầy ý chí của chồng: việc nước – khó thế tôi còn hoàn thành được thì những việc cá nhân, việc gia đình tôi chẳng nề hà. Tôi là người lính “tàn nhưng không phế”. Chắc chắn tôi sẽ là điểm tựa tinh thần vững chắc cho cả nhà.
“Ngày đó, gia đình 9 khẩu ăn nên cả nhà ai cũng phải lao động. Dù chỉ có 1 tay nhưng không có việc gì ông ấy không làm: chăn vịt, đánh bắt cá, thậm chí những ngày nắng hạn, hoa màu thiếu nước, tôi với ông ấy tát nước từ sáng đến tối.” - bà Gái xúc động.
Nhìn bố một tay làm đủ thứ việc, 6 người con của ông Đức cũng tự giác lao động để phụ giúp bố mẹ. Đứa lớn thì cuốc đất, trồng cây; đứa nhỏ thì hái rau, nuôi lợn; nhỏ hơn nữa thì nhặt hành đi bán. Cuộc sống tuy rất vất vả nhưng gia đình ông luôn thương yêu, đùm bọc nhau, chưa bao giờ biết vay ai một đồng, tất cả đều tự lực cánh sinh.
Mạnh dạn chuyển đổi để làm giàu
Dù cả nhà có làm ngày, làm đêm thì kinh tế của gia đình ông chỉ đủ ăn. Với vai trò là trụ cột trong gia đình, ông Đức nghĩ cần phải tìm hướng phát triển kinh tế mới, tạo cơ hội cho con cái bắt kịp với xã hội.
Ông Đức đang hướng dẫn con trai xếp hoa đi tiêu thụ
Qua gặp gỡ, trao đổi với một số đồng đội, ông biết đến mô hình trồng hoa ở Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội). Để hiểu sâu hơn, ông chủ động đi tìm hiểu thì thấy người dân ở đây họ trồng rất nhiều hoa mà vẫn bán được, trong khi thu nhập lại ổn định. Ông bàn với vợ con mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây hoa hồng.
Ông kể: ngày đó, toàn bộ gia sản mà hai vợ chồng tích cóp được là 10 triệu đồng nên bà Gái còn lăn tăn lắm, còn bảo “ông tính toán cho kỹ, nếu không, bày việc ra mà không thành là chết đói cả nhà”.Tôi cũng lo lắm bởi mồ hôi, công sức của cả nhà bao nhiêu năm giờ đây mang ra để đánh cược.
Lúc đó, với ông mà nói, làm kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no tiếp tục là mặt trận mới. Tuy chẳng còn tiếng bom nổ, súng gầm vang nhưng đó là mặt trận không kém phần cam go.
Năm 1995, ông quyết định đầu tư 10 triệu trồng 5 sào hoa hồng. Dù biết rằng trồng hoa khó hơn rất nhiều so với trồng hoa màu và củ quả nhưng ông luôn động viên vợ con vừa làm, vừa học hỏi và đúc rút kinh nghiệm. Kết quả, mô hình trồng hoa hồng của gia đình ông đã thu lãi 50 triệu đồng ngay năm đầu tiên, tất cả các con ông lại có công ăn việc làm ổn định.
Thành công ban đầu đã giúp ông có thêm niềm tin, động lực để dần mở rộng diện tích trồng hoa. Nếu như những năm đầu, gia đình ông chỉ trồng một số loại hoa như hoa hồng, hoa cúc vàng, đến năm 2008, ông đã đầu tư trồng thêm các loại hoa có giá trị kinh tế cao: hoa ly, loa kèn… đem lại nguồn thu nhập cao. Thấm thoắt, đến nay , gia đình ông đã có 20 năm kinh nghiệm làm hoa, với diện tích canh tác năm 2016 gần 2 ha, cho tổng thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm. Mô hình trồng hoa của ông còn giúp tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương với mức thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng; trở thành mô hình điểm được TP Hà Nội lựa chọn tham quan và học tập kinh nghiệm nhiều năm liền.
Chia sẻ về thành công của mình, ông Đức bảo: làm hoa rất khó, rất cần sự kiên trì, chăm chỉ tích lũy kinh nghiệm và tính toán cho hợp lý. Cũng phải nhạy bén nữa, phải thường xuyên cập nhật và áp dụng những giống hoa mới, kỹ thuật mới. Đặc biệt, đầu tư mới phải tính toán, ước lượng được phần thắng.
Nhớ về lần đầu tiên được mùa hoa Tết, con trai út của ông không giấu nổi xúc động: đó là năm 2009. Năm ấy, khi người dân trong làng chỉ trồng quy mô vài trăm củ hoa ly thì bố con tôi đã đầu tư 3 vạn củ hoa ly. Bố bảo: phải làm sao để hoa nở đúng vào dịp Tết thì mới lời cao. Sau nhiều lần tìm hiểu, tôi bàn với bố ứng dụng công nghệ thắp bóng đèn cho hoa. Năm ấy, toàn bộ diện tích trồng hoa nhà tôi thu lãi gần 1 tỷ đồng. “Cầm 600 triệu tiền lãi từ bán hoa, tôi đã khóc vì đó là lần đầu tiên trong đời tôi được cầm số tiền lớn đến như vậy” – anh nói.
Ông Đức tự hào khoe: mới năm 2016, cả làng hoa Tây Tựu lâm vào cảnh khốn đốn do trời nắng, khiến hoa Tết nở sớm. Tuy nhiên do có kinh nghiệm nhiều năm, ông khuyên các con nên chia củ giống thành nhiều đợt, trồng theo kiểu gối vụ. Nên ½ diện tích hoa của gia đình ông vẫn nở vào đúng dịp Tết, cho thu nhập rất cao.
Hôm nay, khi đặt chân đến làng hoa Tây Tựu hỏi về gia đình CCB Nguyễn Khắc Đức không ai là không biết. Gia đình ông là địa điểm cung ứng giống hoa ly, hoa hồng cho nhiều hộ dân tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Lấy bố làm chỗ dựa, các con của ông đều đã tự đứng lên, thành công nhờ trồng và tiêu thụ hoa. Điều đáng nói là, dù trao cho các con quyền tự chủ nhưng ông luôn là người chỉ huy, cầu nối để họ đoàn kết, dìu dắt nhau làm ăn. Không chỉ 1 mà 6 người con của ông đều là những hộ làm giàu tiêu biểu nhờ trồng hoa.
Thương binh Nguyễn Khắc Đức chính là hình ảnh tiêu biểu trong thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn mà không phế”.
Mai Thảo
TĐKT - Sáng 10/7, TP Hà Nội long trọng tổ chức Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017). Tới dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và đại diện các bộ, ban, ngành.
Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu trên địa bàn TP Hà Nội là một trong những hoạt động thể hiện tình cảm tri ân và tinh thần trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đối với những người có công với cách mạng, cũng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ hôm nay. Đồng thời, biểu dương tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tinh thần vượt khó của người có công, sự gương mẫu của thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chương trình giao lưu với người có công tiêu biểu tại Hội nghị
Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng người có công lớn với gần 800.000 người (chiếm gần 10% toàn quốc). Trong đó, có trên 6.500 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện nay còn sống 223 mẹ), trên 45.000 thương, bệnh binh, gần 80.000 liệt sĩ, trên 13.000 người hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, trên 500.000 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại.
Người có công tiêu biểu được khen thưởng tại Hội nghị
Tính từ năm 2008 đến nay, thành phố đã vận động được hơn 240 tỷ đồng cho Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa, hỗ trợ 5.439 gia đình người có công xây mới và sửa chữa nhà ở, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho 47.149 người… Hàng năm, Hà Nội cũng trích ngân sách trên 140 tỷ đồng để tặng quà cho đối tượng người có công trong các dịp như Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Quốc khánh, Tết Nguyên đán… Đặc biệt, từ năm 2016, Hà Nội kêu gọi vận động xã hội hóa và ứng trước nguồn kinh phí triển khai thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với 7.566 hộ gia đình người có công với cách mạng.
Cùng với đó, Hà Nội đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi đối với người có công theo quy định của Nhà nước. Thành phố đã có cơ chế đặc thù để lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người có công, thực hiện tổ chức điều dưỡng luân phiên 2 năm 1 lần cho các đối tượng người có công (theo quy định của Trung ương là 5 năm 1 lần); cấp gần 20 ngàn thẻ đi xe buýt miễn phí cho các đối tượng thương binh, bệnh binh và người có công...
Nhân dịp này, TP Hà Nội đã biểu dương 300 thương binh, bệnh binh và thân nhân gia đình liệt sĩ tiêu biểu trong khắc phục khó khăn, vượt lên thương tật, bệnh tật, tích cực tham gia lao động, sản xuất, có nhiều đóng góp tạo nên những thành công chung của Thủ đô trong những năm qua. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của thương binh, bệnh binh hoạt động có hiệu quả đã giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động là con em của đồng đội, của gia đình chính sách.
Tại Hội nghị, 172 tập thể, 78 cá nhân đã được khen thưởng vì có nhiều thành tích trong việc tham gia các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa” và thực hiện tốt chính sách đối với người có công.
Hưng Vũ
TĐKT - Chiều 11/7, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Thanh niên Quân đội, Tập đoàn Thiên Long tổ chức Họp báo giới thiệu Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017.
Chương trình được tổ chức từ năm 2015. Trong 2 năm 2015 và 2016, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã tuyên dương 106 thầy, cô giáo có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ... công tác tại các trường học điểm lẻ tại 64 huyện nghèo và các trường học nằm trên đảo thuộc các huyện đảo và các đơn vị hành chính cấp huyện có xã đảo.
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Phi Long thông tin tại họp báo
Năm nay, chương trình sẽ tuyên dương 60 cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng làm công tác dạy học; vận động học sinh đến trường, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giáo dục ở vùng biên giới, hải đảo...được học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội yêu mến, ghi nhận.
Trong khuôn khổ chương trình, vào tháng 9, “Chia sẻ cùng thầy cô” sẽ trực tiếp đến thăm hỏi, động viên các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang làm công tác giáo dục ở cả ba miền Bắc – Trung - Nam. Đặc biệt, “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017 sẽ tổ chức cuộc thi online mang tên “Nghĩ về chiến sĩ giáo dục mang quân hàm xanh” để xã hội cùng chia sẻ khó khăn và gửi lời động viên đến đối tượng của chương trình năm nay.
Mỗi cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng được tuyên dương năm nay sẽ được nhận 1 sổ tiết kiệm 10 triệu đồng, Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Biểu trưng của chương trình và các hình thức khen thưởng khác của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, các Đồn Biên phòng nơi có các cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương, sẽ được tặng các bộ đồ dùng học tập từ Tập đoàn Thiên Long - đơn vị đồng tổ chức chương trình để phục vụ cho việc dạy học.
Dự kiến Lễ tuyên dương Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017 được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Thủ đô Hà Nội.
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017 sẽ nhận hồ sơ xét tuyên dương từ ngày 11/7 đến hết ngày 11/ 9/2017. Hồ sơ gửi về Ban Thanh niên Bộ đội Biên phòng, số 4 Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Bìa hồ sơ ghi rõ: Tham gia Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017).
Mai Thảo
Công ty cổ phần ACC – 244 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba
TĐKT – Sáng 10/7, tại Hà Nội, Công ty cổ phần ACC – 244 (thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không ACC, Quân chủng Phòng không – Không quân) tổ chức Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 45 năm thành lập và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Tiền thân của Công ty cổ phần ACC – 244 ngày nay là Trung đoàn pháo cao xạ 244, được thành lập ngày 10/7/1972. Ra đời vào lúc quân và dân miền Bắc đang anh dũng chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng của bộ đội phòng không – không quân, khắc phục mọi khó khăn, vừa huấn luyện, vừa chiến đấu, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao và lập nên những chiến công xuất sắc, bắn rơi tại chỗ chiếc F-4 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội vào rạng sáng ngày 27/12/1972. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trung đoàn được chuyển sang làm nhiệm vụ sản xuất kinh tế và được gọi là Đoàn xây dựng 244. Sau nhiều lần chuyển giao, sáp nhập và đổi tên, ngày 16/4/2010, Công ty cổ phần ACC – 244 được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Từ đây, công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Sau khi cổ phần hóa, công ty đã không ngừng đầu tư nhân lực và công nghệ, mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh: xây dựng và hoàn thiện nhà các loại; xây dựng công trình đường bộ; công trình công ích, công trình dân dụng; lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp; khai thác, xử lý cung cấp nước, thoát nước; lắp đặt hệ thống điện, lò sưởi, điều hòa không khí… Với sự năng động, nhạy bén trong tìm kiếm thị trường, những năm qua, công ty đã thi công hàng trăm công trình trên phạm vi cả nước, khẳng định vị thế là doanh nghiệp xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi có hiệu quả, chất lượng cao. Trong đó, có nhiều công trình quan trọng của quân đội: hội trường và nhà làm việc của Bảo tàng Phòng không – Không quân; cụm các công trình thuộc Dự án trận địa tên lửa mới của Quân chủng Phòng không – Không quân từ Bắc vào Nam; công trình tòa nhà công nghệ cao M5 thuộc Nhà máy A31, Cục Kỹ thuật Phòng không – Không quân; Sở chỉ huy Phòng không – Không quân Quốc gia… Doanh thu các năm của công ty liên tục tăng lên. Năm 2016, doanh thu đạt 500 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 12 tỷ đồng. Với nỗ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên, người lao động, 45 năm qua, công ty đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động các hạng Nhì, Ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; 9 Huy chương Vàng chất lượng; Cúp Vàng chất lượng Việt Nam… Đảng bộ công ty liên tục đạt trong sạch, vững mạnh, đơn vị đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng, Tập thể Lao động xuất sắc từ năm 1996 đến nay… Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống, công ty vinh dự đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc trong huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nguyệt HàTĐKT - Sáng 10/7, TP Hà Nội long trọng tổ chức Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017). Tới dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và đại diện các bộ, ban, ngành.
Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu trên địa bàn TP Hà Nội là một trong những hoạt động thể hiện tình cảm tri ân và tinh thần trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đối với những người có công với cách mạng, cũng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ hôm nay. Đồng thời, biểu dương tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tinh thần vượt khó của người có công, sự gương mẫu của thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chương trình giao lưu với người có công tiêu biểu tại Hội nghị
Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng người có công lớn với gần 800.000 người (chiếm gần 10% toàn quốc). Trong đó, có trên 6.500 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện nay còn sống 223 mẹ), trên 45.000 thương, bệnh binh, gần 80.000 liệt sĩ, trên 13.000 người hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, trên 500.000 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại.
Người có công tiêu biểu được khen thưởng tại Hội nghị
Tính từ năm 2008 đến nay, thành phố đã vận động được hơn 240 tỷ đồng cho Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa, hỗ trợ 5.439 gia đình người có công xây mới và sửa chữa nhà ở, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho 47.149 người… Hàng năm, Hà Nội cũng trích ngân sách trên 140 tỷ đồng để tặng quà cho đối tượng người có công trong các dịp như Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Quốc khánh, Tết Nguyên đán… Đặc biệt, từ năm 2016, Hà Nội kêu gọi vận động xã hội hóa và ứng trước nguồn kinh phí triển khai thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với 7.566 hộ gia đình người có công với cách mạng.
Cùng với đó, Hà Nội đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi đối với người có công theo quy định của Nhà nước. Thành phố đã có cơ chế đặc thù để lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người có công, thực hiện tổ chức điều dưỡng luân phiên 2 năm 1 lần cho các đối tượng người có công (theo quy định của Trung ương là 5 năm 1 lần); cấp gần 20 ngàn thẻ đi xe buýt miễn phí cho các đối tượng thương binh, bệnh binh và người có công...
Nhân dịp này, TP Hà Nội đã biểu dương 300 thương binh, bệnh binh và thân nhân gia đình liệt sĩ tiêu biểu trong khắc phục khó khăn, vượt lên thương tật, bệnh tật, tích cực tham gia lao động, sản xuất, có nhiều đóng góp tạo nên những thành công chung của Thủ đô trong những năm qua. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của thương binh, bệnh binh hoạt động có hiệu quả đã giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động là con em của đồng đội, của gia đình chính sách.
Tại Hội nghị, 172 tập thể, 78 cá nhân đã được khen thưởng vì có nhiều thành tích trong việc tham gia các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa” và thực hiện tốt chính sách đối với người có công.
Hưng Vũ
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 132
- 133
- 134
- 135
- 136
- …
- sau ›
- cuối cùng »