Diễn đàn

Thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước về công tác thi đua trong giai đoạn hiện nay

TĐKT - Ngày 30/9, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (TĐKTTW), Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước tổ chức Hội thảo Thực trạng và Giải pháp quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn hiện nay. Đề tài do Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Bùi Quang Đức làm Chủ nhiệm. Quang cảnh Hội thảo  TS Phan Văn Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương, dự chỉ đạo và chủ trì Hội thảo. Cùng dự, có TS Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban, Ban TĐKT Trung ương cùng các đại biểu là các nhà khoa học, các chuyên gia… trực tiếp tham gia biên soạn các tham luận của Hội thảo, các đồng chí trong Ban Chủ nhiệm đề tài; các đồng chí là lãnh đạo, công chức, viên chức các vụ, đơn vị thuộc Ban, thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bùi Quang Đức tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu Đề tài “Quản lý nhà nước về công tác thi đua trong giai đoạn hiện nay” đã tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học về lý luận, thực trạng quản lý nhà nước về công tác thi đua trong giai đoạn hiện nay, đề xuất giải pháp, kiến nghị đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua trong giai đoạn hiện nay. Ban Chủ nhiệm đề tài đã tổ chức đi khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác thi đua trong giai đoạn hiện nay tại một số bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước, như: Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, một số bộ, ngành, địa phương khác và tại Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Từ đó, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác thi đua, đề xuất giải pháp, kiến nghị đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua trong giai đoạn hiện nay. TS Phan Văn Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo. Hội thảo gồm có 10 tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng, gồm có: “Những vấn đề chung về công tác thi đua, quản lý nhà nước về công tác thi đua”; “Vai trò của quản lý nhà nước về công tác thi đua và sự cần thiết đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua trong giai đoạn mới”; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thi đua và về công tác cán bộ làm công tác thi đua”; “Một số quy định của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua”; “Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc ban hành văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện chính sách về công tác thi đua (từ 2003 - 2022)”; “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong công tác cán bộ làm công tác thi đua và hợp tác quốc tế về công tác thi đua (từ 2003 - 2022)”; “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thi đua (từ 2003 - 2022)”; “Một số giải pháp về đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua từ nay đến 2030”; “Một số giải pháp đổi mới cải cách thủ tục hành chính về công tác thi đua từ nay đến 2030”; “Một số kiến nghị về đổi mới quản lý nhà nước công tác về thi đua trong thời gian tới (từ nay đến 2030)”. ThS. Phạm Thu Thủy, Chuyên viên chính Vụ III,  Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tham luận tại Hội thảo 10 tham luận đều xoay quanh các nội dung về công tác thi đua khen thưởng, quản lý nhà nước về thi đua; mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng; vai trò của quản lý nhà nước về công tác thi đua trong giai đoạn hiện nay; sự cần thiết đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua trong giai đoạn mới; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, quy định của Nhà nước về: Sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác thi đua; hợp tác quốc tế về công tác thi đua; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thi đua; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác thi đua; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về công tác thi đua. ThS. Đỗ Trọng Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tham luận Đặc biệt, tại nội dung: “Một số giải pháp đổi mới cải cách thủ tục hành chính về công tác thi đua từ nay đến 2030”, TS. Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã nhấn mạnh những thuận lợi, khó khăn và giải pháp đổi mới về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về công tác thi đua. Qua đó, xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý nhà nước về công tác thi đua. Đồng thời, phát động, sơ kết, tổng kết đánh giá phong trào thi đua, xét tặng danh hiệu thi đua, đánh giá công tác thi đua. Nhấn mạnh ở thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thi đua. Trong đó có giải quyết các khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua và hợp tác quốc tế về công tác thi đua trong giai đoạn tới. Hồng Thiết

Bộ Thông tin và Truyền thông tập huấn công tác thi đua, khen thưởng năm 2022

TĐKT – Vừa qua, tại Nghệ An, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác thi đua, khen thưởng năm 2022, với mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng và nắm bắt sâu hơn các quy định của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng. Dự hội nghị có lãnh đạo, chuyên viên làm công tác thi đua, khen thưởng tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ, các Sở TT&TT. Hội nghị tập huấn Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, thời gian qua phong trào thi đua yêu nước của ngành TT&TT đã được tổ chức sâu rộng, từng bước đổi mới nội dung, hình thức phát động thi đua, bám sát thực tiễn, gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Công tác khen thưởng cơ bản bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật, đã động viên, tôn vinh kịp thời tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt đã được chú trọng và quan tâm hơn. Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: Công tác thi đua, khen thưởng cùng đồng hành và gắn chặt với hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi cá nhân và tập thể. Kết quả của các phong trào thi đua được đánh giá bằng chính chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, bằng sự đóng góp công sức và sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân, tập thể trên từng cương vị công tác. Hội nghị lần này sẽ góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng thời nâng cao nhận thức, quán triệt đầy đủ hơn ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng và nắm bắt sâu hơn các quy định của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng để tiếp tục quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt hơn nữa công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị mình. Tại Hội nghị, các học viên đã được nghe giảng viên, Tiến sĩ Nguyễn Thị Tiếp, Báo cáo viên Trung ương, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương truyền đạt chuyên đề “Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phong trào thi đua, khen thưởng và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay”. Chuyên đề: Hướng dẫn triển khai phong trào thi đua của Bộ TT&TT năm 2022 “Toàn ngành TT&TT thi đua đổi mới, sáng tạo, đi đầu thực hiện chuyển đổi số để phát triển bền vững”; Hướng dẫn lập hồ sơ trình xét khen thưởng cấp Bộ, cấp Nhà nước, trình khen thưởng các lĩnh vực và một số nội dung cần lưu ý trong công tác thi đua, khen thưởng do Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng, Bộ TT&TT Nguyễn Văn Phương truyền đạt. Thông qua các chuyên đề này, học viên có được những kiến thức, kỹ năng trong việc chỉ đạo, tham mưu, đề xuất triển khai tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua, làm cho phong trào thi đua phát triển sâu rộng, thiết thực, hiệu quả; đảm bảo cho hoạt động thi đua, khen thưởng trong ngành TT&TT thực sự là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng góp phần tích cực vào việc triển khai thắng lợi nhiệm vụ chính trị tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ. Phương Linh

Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với Đài Tiếng nói Việt Nam

TĐKT - Sáng 26/9, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã công bố quyết định thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN). Các đồng chí: Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Đài TNVN; Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương chủ trì buổi công bố. Công bố quyết định thanh tra tại Đài TNVN Cùng dự buổi công bố, về phía Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, có đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Trưởng đoàn Thanh tra và các thành viên của Đoàn Thanh tra. Về phía Đài TNVN, có các đồng chí: Trần Minh Hùng, Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Đài TNVN; Lê Văn Phúc, Trưởng ban Ban Tổ chức cán bộ, Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Đài TNVN; lãnh đạo của 5 đơn vị được thanh tra trực tiếp. Đồng chí Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Đài TNVN phát biểu tại buổi công bố Phát biểu tại buổi công bố, đồng chí Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Đài TNVN khẳng định trong những năm qua, theo chức năng nhiệm vụ, Đài đã phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phạm vi cả nước. Thống nhất với chương trình, nội dung kế hoạch thanh tra, đồng chí Đỗ Tiến Sỹ giao Ban Tổ chức cán bộ - Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Đài TNVN làm đầu mối phối hợp với Đoàn Thanh tra trong suốt quá trình thanh tra; chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm lịch và nội dung thanh tra theo quy định. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương phát biểu tại buổi công bố Phát biểu tại buổi công bố, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đề nghị Đoàn Thanh tra thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, nội dung thanh tra theo quy định, ghi nhận các yếu tố đặc thù về tổ chức và hoạt động của Đài trong quá trình trao đổi, tổng hợp ý kiến phản ánh, kiến nghị của các đơn vị để báo cáo cấp có thẩm quyền. Đồng chí cũng đề nghị các đơn vị được thanh tra phối hợp chặt chẽ với Đoàn, đảm bảo tiến độ và nội dung yêu cầu đã đề ra. Đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Trưởng đoàn Thanh tra công bố Quyết định thanh tra Tại buổi lễ, đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Trưởng đoàn Thanh tra đã công bố Quyết định số 145/QĐ-BTĐKT ngày 15/9/2022 quyết định thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với Đài Tiếng nói Việt Nam. Thời kỳ thanh tra từ 1/1/2020 đến 31/12/2021. Thời hạn thanh tra: 45 ngày làm việc, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra. Báo cáo với Đoàn Thanh tra, đồng chí Lê Văn Phúc, Trưởng ban Ban Tổ chức cán bộ, Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Đài TNVN cho biết: Những năm qua, công tác thi đua, khen thưởng của Đài TNVN đã đi vào nền nếp, kịp thời động viên, khích lệ, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong lao động, công tác. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Phong trào thi đua được các đơn vị hưởng ứng và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực, có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức tổ chức, gắn thi đua vào nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị. Công tác khen thưởng đã tập trung khen cá nhân là chủ yếu, khen tập thể cơ sở và dưới cơ sở, khen thành tích toàn diện song song với khen thưởng thành tích từng mặt công tác; chú trọng vào khen thưởng đột xuất; khen người lao động trực tiếp; tổ chức các đợt tuyên dương, khen thưởng kịp thời tại giao ban tuần, sơ kết, tổng kết công tác hằng năm nên có tác dụng tích cực động viên và khích lệ công chức, viên chức, người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ công tác được giao. Nguyệt Hà

Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng tại UBND tỉnh Hưng Yên

TĐKT - Ngày 12/9, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã công bố Quyết định thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng tại UBND tỉnh Hưng Yên. Dự buổi công bố, có các đồng chí: Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương; Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trưởng đoàn Thanh tra, các thành viên Đoàn Thanh tra. Về phía UBND tỉnh Hưng Yên, có các đồng chí: Đặng Ngọc Quỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hưng Yên; Nguyễn Thị Thiều Hương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ; đại diện Văn phòng UBND tỉnh, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, đại diện các đơn vị được thanh tra. Đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Trưởng đoàn Thanh tra đã công bố Quyết định thanh tra Tại buổi công bố, đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Trưởng đoàn Thanh tra đã công bố Quyết định số 140/QĐ-BTĐKT ngày 5/9/2022 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương quyết định thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng tại UBND tỉnh Hưng Yên; đồng thời thống nhất nội dung và chương trình thanh tra. Theo đó, thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2021. Thời hạn thanh tra 45 ngày kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra. Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên Nguyễn Thị Thiều Hương báo cáo tại buổi công bố Báo cáo với Đoàn Thanh tra, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên Nguyễn Thị Thiều Hương cho biết: Thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương bám sát nội dung, xây dựng kế hoạch nhằm cụ thể hóa các chính sách, quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị đã quan tâm tổ chức thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Các phong trào thi đua đã góp phần tích cực vào việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ công tác hằng năm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Các phong trào thi đua được phát động, hưởng ứng đã gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hoạt động các cụm, khối thi đua của tỉnh ngày càng đi vào thực chất, bước đầu có sự đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn. Nội dung thi đua được gắn với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị. Công tác kiểm tra, theo dõi, nắm tình hình các phong trào thi đua được quan tâm. Các cơ quan thông tin và truyền thông đã phối hợp với các đơn vị, địa phương thực hiện tuyên truyền, giới thiệu nhằm góp phần nhân rộng mô hình, gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua. Việc tổ chức bình xét khen thưởng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện đúng quy định; chất lượng khen thưởng từng bước được nâng cao, nhiều nơi đã quan tâm khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các đối tượng là người trực tiếp lao động sản xuất, người làm chuyên môn, nghiệp vụ. Hồ sơ khen thưởng cấp tỉnh, cấp nhà nước được quản lý theo quy định. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tại buổi công bố Phát biểu tại buổi công bố, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đánh giá cao sự phối hợp giữa Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên với Đoàn trong việc chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, báo cáo, lịch biểu làm việc. Đồng chí đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp, tạo điều kiện cho Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định và chương trình kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, đề nghị Đoàn Thanh tra cũng quan tâm nắm bắt, tổng hợp ý kiến phản ánh, đề xuất, kiến nghị của các đơn vị để báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình hoàn thiện thể chế, pháp luật sắp tới. Đồng chí Đặng Ngọc Quỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hưng Yên phát biểu tại buổi công bố Phát biểu tại buổi công bố, đồng chí Đặng Ngọc Quỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hưng Yên thống nhất với nội dung, lịch trình thanh tra. Đồng chí đề nghị Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Văn phòng UBND tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ để tham mưu cho Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh; chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các đơn vị chuẩn bị nội dung, hồ sơ, báo cáo, bố trí thành phần làm việc, tạo điều kiện cho Đoàn hoàn thành nhiệm vụ theo quy định, đảm bảo mục tiêu, yêu cầu và thời hạn đã đề ra. Nguyệt Hà

Kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng tại tỉnh Quảng Bình

TĐKT – Từ ngày 29 – 31/8, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng tại tỉnh Quảng Bình. Đoàn Kiểm tra do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Báo cáo với Đoàn Kiểm tra, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình cho biết: Thời gian qua, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đổi mới về nội dung, hình thức. Hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo ngày càng hoàn thiện và đồng bộ. Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã chủ động và phối hợp để tổ chức các phong trào thi đua, bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện. Đoàn kiểm tra thực tế mô hình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn Xuân Lai, xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến có chuyển biến rõ rệt, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng với các cơ quan truyền thông trong việc giới thiệu, tuyên truyền các điển hình tiên tiến. Đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Bình báo cáo tại buổi làm việc với Đoàn Kiểm tra Công tác khen thưởng được thực hiện đúng quy định, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh; đã quan tâm hơn trong việc khen thưởng cho tập thể nhỏ, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác và những trường hợp lập được thành tích tiêu biểu, xuất sắc đột xuất. Đồng chí Phan Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn Kiểm tra Từ các phong trào thi đua, nhiều tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc được phát hiện, nhiều điển hình tiên tiến được suy tôn, nêu gương. Phong trào thi đua đã thực sự trở thành động lực tinh thần, thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đồng chí Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn Kiểm tra Phát biểu tại các buổi làm việc, thay mặt Đoàn Kiểm tra, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Kiểm tra đánh giá cao công tác chuẩn bị nội dung và tổ chức làm việc với đoàn tại Sở Nội vụ cũng như tại các đơn vị được kiểm tra. Qua các buổi làm việc, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, Đoàn nắm bắt sát hơn về tình hình thực tiễn công tác, làm rõ những vướng mắc phát sinh, tham gia ý kiến để các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện tốt hơn các phong trào thi đua và công tác khen thưởng; đồng thời, tổng hợp các ý kiến phản ánh, đề xuất kiến nghị để báo cáo, phục vụ quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng thời gian tới. Đoàn kiểm tra thực tế tại Farm Stay Chay Lap - mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên tại Quảng Bình Đồng chí Phạm Đức Toàn đề nghị Sở Nội vụ, cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của tỉnh báo cáo Hội đồng chỉ đạo, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tăng cường tập huấn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh. Đồng chí Trần Thế Vương, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn Kiểm tra Tại các buổi làm việc, đồng chí đề nghị các đơn vị tiếp tục quan tâm kịp thời phát hiện, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các tập thể ở cơ sở, người nông dân, người lao động trực tiếp, hộ gia đình có thành tích xứng đáng; có cách thức phù hợp, hiệu quả để tuyên truyền, tôn vinh, biểu dương, nhân rộng các tấm gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến và các mô hình sáng tạo, hiệu quả nhằm tạo động lực, khí thế trong phong trào thi đua. Đoàn Kiểm tra chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Sở Nội vụ và công chức phòng thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Bình Đồng chí cũng đề nghị Sở Nội vụ, cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh rà soát, bổ sung các đề xuất, kiến nghị bằng văn bản, gửi về Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương để tổng hợp, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, hoàn thiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng. Trong chương trình kiểm tra, Đoàn đã làm việc với UBND huyện Lệ Thủy, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Bình, UBND huyện Quảng Trạch, Sở Du lịch, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình; kiểm tra 1 mô hình xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, 1 mô hình về du lịch cộng đồng của tỉnh. Nguyệt Hà

Đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức và hoạt động của cụm, khối thi đua

TĐKT - Thực hiện Quyết định số 911/QĐ-BNV ngày 28/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2023 của Bộ Nội vụ và Công văn số 183/VKH-QLKH ngày 22/6/2022 của Viện Khoa học tổ chức nhà nước về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2023, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã thống nhất giới thiệu Thạc sĩ Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thi đua Khen thưởng, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu tổ chức và hoạt động cụm, khối thi đua góp phần nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng”. Khối thi đua các bộ, ngành tổng hợp ký kết giao ước thi đua năm 2022 Cùng tham gia thực hiện đề tài, có: ThS Nguyễn Tú Anh (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng); ThS Vũ Mỹ Linh, ThS Mai Thị Lan Hương, CN Đặng Quang Hiệp, ThS Bùi Quang Đức, ThS Trần Thị Bằng (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương). Đề tài được triển khai nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức và hoạt động của cụm, khối thi đua, góp phần nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2024 - 2030. Các nhiệm vụ chính của đề tài là: Nghiên cứu cơ sở khoa học, quan điểm, chủ trương và các quy định của pháp luật về việc tổ chức và hoạt động của cụm, khối thi đua; đưa ra khái niệm, nội dung, phân tích đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó làm rõ các nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của cụm, khối thi đua; quá trình triển khai việc tổ chức cụm, khối thi đua đến nay. Tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các cụm, khối thi đua giai đoạn 2017 - 2022; những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc tổ chức hoạt động của các cụm, khối thi đua của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là bộ, ngành, địa phương) tổ chức. Từ đó, đề xuất các giải pháp đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cụm, khối thi đua, góp phần nâng cao chất lượng công tác khen thưởng; đặc biệt khi triển khai Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2024), trong đó có quy định về phạm thi đua theo cụm, khối do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tổ chức.  Đối tượng nghiên cứu là tổ chức và các hoạt động của các cụm, khối thi đua. Phạm vi nghiên của của đề tài là tổ chức và hoạt động của các cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các bộ, ngành, địa phương tổ chức. Theo đó, đề tài tập trung đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các cụm, khối thi đua giai đoạn 2017 - 2022 và đề xuất các giải pháp đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức và hoạt động của cụm, khối thi đua giai đoạn 2024 - 2030 và những năm tiếp theo. Tổ chức thi đua theo cụm, khối là một chủ trương của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương chỉ đạo thực hiện từ năm 2006 và đã được các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai trong cả nước. Việc tổ chức các cụm, khối thi đua được thực hiện trên cơ sở sự phân chia tương đối giữa các đơn vị, địa phương có chức năng, nhiệm vụ hoặc điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tự nhiên tương đồng; các đơn vị, địa phương trong cụm, khối cùng nhau phối hợp tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo hướng dẫn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Từ năm 2010, việc tổ chức cụm, khối thi đua làm cơ sở để đề nghị tặng Cờ thi đua đã được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật và tổ chức triển khai thực hiện nền nếp trong phạm vi cả nước. Để các bộ ngành triển khai thực hiện tốt chủ trương của Hội đồng và các quy định của pháp luật về nội dung nêu trên, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (cơ quan thường trực của Hội đồng) theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của các cụm, khối thi đua trong cả nước. Trên cơ sở quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, trong những năm qua, tổ chức và hoạt động của cụm, khối thi đua ở trung ương và các bộ, ban, ngành địa phương đã được triển khai tích cực và đạt được nhiều kết quả, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong tổ chức phong trào thi đua và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Việc tổ chức và triển khai các hoạt động của cụm, khối thi đua đã tạo nên phương thức thi đua đa dạng, phong phú và là một nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình triển khai tổ chức phong trào thi đua từ trung ương đến địa phương. Đây cũng là điều kiện tốt để lãnh đạo các cấp, các ngành, địa phương nâng cao hơn nữa về trách nhiệm trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị và nhân dân tham gia, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của các bộ, ban, ngành, địa phương và của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, hoạt động của các cụm, khối thi đua còn có những bất cập, hạn chế: Các quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của cụm, khối thi đua chưa đầy đủ, có nội dung chưa phù hợp với thực tiễn; việc tổ chức cụm, khối thi đua chưa được triển khai động bộ và thống nhất tại các bộ, ngành, địa phương; chất lượng hoạt động của cụm, khối thi đua còn hình thức, chưa đi vào chiều sâu; việc xây dựng nội dung tiêu chí thi đua, bình xét, chấm điểm trong cụm, khối chưa thống nhất, một số nội dung, tiêu chí thi đua và cơ cấu điểm còn chưa phù hợp, bất cập, cứng nhắc; một số chỉ tiêu định tính, chung chung, khó kiểm tra, thẩm tra, gây khó khăn trong đánh giá, bình xét, chấm điểm giữa các thành viên trong khối; việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các cụm, khối thi đua chưa thường xuyên; việc bình xét, suy tôn đơn vị dẫn đầu để đề nghị tặng Cờ thi đua hoặc các hình thức khen thưởng ở một số cụm, khối thi đua còn có biểu hiện hình thức, mang tính luân phiên… Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên, để nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động của các cụm, khối thi đua; đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cụm, khối thi đua trong cả nước việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của cụm, khối thi đua, góp phần nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng” vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ đó, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các vấn đề về lý luận, cơ sở khoa học, cũng như nghiên cứu những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với phương thức tổ chức thi đua cụm, khối thi đua, góp phần nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong những năm tiếp theo, đặc biệt trong quá trình triển khai Luật Thi đua, khen thưởng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) trong đó có quy định về hình thức và phạm vi thi đua theo cụm, khối do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các bộ, ban, ngành, địa phương tổ chức. Phương Thanh

Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng tại UBND tỉnh Bình Định

TĐKT – Ngày 8/8, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã công bố Quyết định thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng tại UBND tỉnh Bình Định. Đoàn Thanh tra làm việc với UBND tỉnh Bình Định Dự lễ công bố, về phía Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, có các đồng chí: Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban; Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra, Trưởng đoàn Thanh tra; các thành viên trong Đoàn Thanh tra. Về phía tỉnh Bình Định, có các đồng chí: Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh; các thành viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh, lãnh đạo Sở Nội vụ, đại diện lãnh đạo các đơn vị được thanh tra. Đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra, Trưởng đoàn Thanh tra công bố Quyết định thanh tra Tại buổi lễ, đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra, Trưởng đoàn Thanh tra đã công bố Quyết định số 124/QĐ-BTĐKT ngày 25/7/2022 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về việc Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng tại Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định. Đợt thanh tra sẽ diễn ra từ ngày 09/8/2022 đến ngày 17/8/2022. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh phát biểu tại lễ công bố Phát biểu tại lễ công bố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh thống nhất với nội dung kế hoạch và lịch làm việc của đoàn. Đề nghị các đơn vị được kiểm tra thực hiện đúng lịch biểu đã thống nhất, chuẩn bị báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu theo quy định; phối hợp, tổ chức làm việc với đoàn theo kế hoạch. Đồng chí mong muốn, qua thanh tra, tỉnh phát huy các kết quả đã đạt được và khắc phục được những mặt còn tồn tại, hạn chế, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương phát biểu tại lễ công bố Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đề nghị các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các đơn vị quan tâm chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ để Đoàn hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiến độ theo lịch biểu đã thống nhất. Đồng thời, đồng chí mong muốn các đơn vị chia sẻ những cách làm hay, mô hình tốt; phản ánh những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn không ngừng vận động; và đề xuất, kiến nghị để Đoàn tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong quá trình hoàn thiện thể chế, xây dựng các văn bản chi tiết thi hành Luật Thi đua – Khen thưởng năm 2022. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Định, trong những năm qua, công tác tổ chức phát động, thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời và có hiệu quả của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đã có sự phối hợp chặt chẽ, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi với các hình thức đa dạng phong phú, có sức lan tỏa, nội dung thi đua cụ thể, sát thực tiễn, phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận xã hội và tham gia của nhân dân trong thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tỉnh Bình Định đã gắn phong trào thi đua yêu nước với thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện Nghị quyết của Đảng để động viên từng tập thể, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phong trào thi đua đi vào giải quyết các vấn đề bức thiết, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại của địa phương, đơn vị một cách thiết thực. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng thực hiện tốt, tạo sự chuyển biến tích cực trong triển khai tổ chức các phong trào thi đua, thực hiện công tác khen thưởng ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Công tác khen thưởng kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh; chất lượng khen thưởng được nâng lên. Các cấp, các ngành, các đơn vị thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng, chú trọng khen thưởng thành tích đột xuất, chuyên đề, đối ngoại, nâng cao tỷ lệ khen thưởng cho nông dân, công nhân, người trực tiếp lao động, học tập, công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và tập trung tháo gỡ, đề xuất giải quyết tồn đọng khen thưởng thành tích kháng chiến. Quan tâm tổng kết thực tiễn, nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả, các gương điển hình tiên tiến trong các phong trào. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp đã có nhiều đổi mới, chủ động trong việc tổ chức chỉ đạo và triển khai những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm hàng năm. Các thành viên Hội đồng đã tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và công tác khen thưởng. Hoạt động cụm, khối thi đua có nhiều đổi mới và ngày càng thiết thực hơn. Phương Thanh

Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng tại Bộ Công Thương

TĐKT - Từ ngày 19/7 – 21/7, Đoàn kiểm tra của Ban Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về TĐKT tại Bộ Công Thương và một số đơn vị trực thuộc Bộ. Trong khuôn khổ chương trình công tác, Đoàn đã có buổi làm việc với Văn phòng - Thường trực Hội đồng TĐKT Bộ Công thương; thực tế kiểm tra, làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bộ: Tổng Công ty CP Bia – Rượu - Nước giải khát Hà Nội, Cục Quản lý Thị trường TP Hà Nội, Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bắc Ninh, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Đoàn kiểm tra làm việc với Văn phòng - Thường trực Hội đồng TĐKT Bộ Công Thương Tại các buổi làm việc, Đoàn đã trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với các đơn vị được kiểm tra, tập trung vào các nội dung: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chính sách khen thưởng; công tác tham mưu và việc tổ chức triển khai thực hiện 3 phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động; việc đổi mới trong tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng; những điển hình tiên tiến, cách làm hay, nhân tố mới tiêu biểu, xuất sắc trong các phong trào thi đua; quy trình bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; đánh giá chất lượng công tác bình xét (về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện và trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định); những chia sẻ của các đơn vị về thuận lợi, khó khăn, vướng mắc khi thực hiện kết nối với hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương. Bà Nguyễn Thị Lâm Giang – Chánh Văn phòng Bộ Công Thương – phát biểu tại buổi làm việc Đồng thời, Đoàn cũng lắng nghe lãnh đạo các đơn vị đánh giá vai trò tham mưu của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng và đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng cơ sở; cũng như vai trò hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp; đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế cũng như kiến nghị, đề xuất về thi đua, khen thưởng. Theo báo cáo của Văn phòng - Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Công Thương, công tác TĐKT luôn được lãnh đạo Bộ xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tạo bước chuyển biến, khơi dậy và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân trong toàn ngành hăng hái thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thời gian qua, Bộ đã tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua, công tác khen thưởng, đồng thời hướng dẫn triển khai đến tất cả các đơn vị và công chức, viên chức, người lao động đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Các phong trào được duy trì thường xuyên, đáp ứng yêu cầu công tác đề ra. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT đã cơ bản hoàn thiện, các đơn vị trong ngành đã chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc nâng cao chất lượng các phong trào thi đua và công tác khen thưởng. Công tác khen thưởng ngày càng đảm bảo tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ theo quy định. Chất lượng thẩm định hồ sơ khen thưởng được nâng lên rõ rệt, đảm bảo tính kịp thời, công bằng, dân chủ, đúng quy định. Đáng chú ý, công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến của Bộ đã có những chuyển biến rõ nét, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng với các cơ quan truyền thông trong việc giới thiệu, tuyên truyền các điển hình tiên tiến. Các phòng, ban thi đua của các đơn vị trong ngành đã làm tốt vai trò là cơ quan thường trực, tham mưu cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng hoạt động hiệu quả trong việc chỉ đạo các phong trào thi đua và xét khen thưởng... Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra trao đổi tại buổi làm việc với đơn vị HABECO Là một trong những đơn vị tiêu biểu thuộc ngành Công Thương, Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) không ngừng nỗ lực đổi mới, phát động sâu rộng các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng có chiều sâu và mang hiệu quả thiết thực, thực sự tạo động lực cho các đơn vị trong doanh nghiệp và người lao động hăng hái thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Hội đồng TĐKT TCT HABECO đã phối hợp tích cực với Công đoàn TCT phát động nhiều phong trào thi đua gắn kết với các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành đồ uống. Trong đó, đáng biểu dương là hiệu quả triển khai phong trào “Cả nước đoàn kết chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19, HABECO có nhiều chương trình chung tay góp sức giúp cộng đồng phòng, chống dịch bệnh COVID: Tài trợ 1,5 tỷ đồng cho Trường Đại học Y Hà Nội và 300 triệu đồng cho Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng là các đơn vị thực hiện công tác tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Covid-19; thu mua gần 5000 kg củ cải và cà chua với mong muốn san sẻ và hỗ trợ kịp thời cho bà con huyện Mê Linh gửi tặng tới toàn thể các cán bộ công nhân viên TCT theo địa điểm làm việc tại 183 Hoàng Hoa Thám và Nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh; trao tặng 3600 thùng nước Uniaqua và 1200 chai nước sát khuẩn Haliclean tới các bệnh viện tuyến đầu chống dịch, các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn các quận, huyện tai TP Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… Đoàn kiểm tra làm việc tại Cục Quản lý Thị trường TP Hà Nội Ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng TĐKT Cục Quản lý Thị trường Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc Với đặc điểm là cơ quan chuyên môn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dung và gian lận thương mại theo quy định trên địa bàn; thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định pháp luật…. các phong trào thi đua tại Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội và Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh chủ yếu được triển khai lồng ghép với thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần ổn định, lành mạnh thị trường, tạo được sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp, các nhà kinh doanh, đầu tư. Công tác xét duyệt, đề nghị khen thưởng được hai đơn vị thực hiện nghiêm túc, chính xác, kịp thời. Quy trình xét duyệt các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được thực hiện chặt chẽ, công khai, công bằng, dân chủ, đúng người, đúng việc, đáp ứng đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định. Công tác bình xét TĐKT được gắn kết giữa đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, người lao động với bình xét TĐKT hàng năm, phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế công tác của ngành, tạo động lực cho công chức, người lao động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ông Nguyễn Văn Giáo, Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bắc Ninh phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra Còn theo PGS.TS.Trần Đức Quý - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội – một trong những điển hình tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước của Bộ Công Thương: “Kết quả đạt được của nhà trường trong 124 năm xây dựng và phát triển có sự đóng góp quan trọng của công tác TĐKT. Nhà trường luôn quan tâm và triển khai kịp thời, khách quan, dân chủ công tác TĐKT. Qua đó, đã thúc đẩy, khích lệ viên chức và người lao động, học viên, sinh viên tham gia tích cực các phong trào thi đua. Nhà trường đã thực hiện hiệu quả, gắn thi đua với nhiệm vụ chuyên môn để nâng cao chất lượng đào tạo.” Đoàn công tác làm việc tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Các đồng chí trong Đoàn kiểm tra tích cực trao đổi tại buổi làm việc với Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đặc biệt, Thường trực Hội đồng TĐKT nhà trường luôn chủ động nghiên cứu văn bản, đề xuất, tham mưu khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình xuất sắc, các trường hợp có thành tích đột xuất trong các phong trào thi đua; tỷ lệ khen thưởng đối với người lao động trực tiếp tăng lên hàng năm. Đáng chú ý, tham gia phong trào “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”, nhà trường có nhiều điển hình tiêu biểu như tập thể Khoa Công nghệ May và Thiết kế sản xuất 76.455 chiếc khẩu trang kháng khuẩn phục vụ công tác phòng, chống dịch; khoa Công nghệ Hóa nghiên cứu, sản xuất gần 30.000 chai dung dịch rửa tay khô sát khuẩn phục vụ công tác phòng, chống dịch tại trường và quận Bắc Từ Liêm; TS Lưu Thị Tho, giảng viên chính, Phó Trưởng khoa Công nghệ May và Thiết kế thời trang thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu công nghệ sản xuất vải kháng khuẩn, kháng nước từ nguồn nguyên liệu trong nước ở quy mô công nghiệp, ứng dụng sản xuất một số sản phẩm phục vụ y tế và cộng đồng”… Đoàn kiểm tra chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện các đơn vị Với sự tích cực phối hợp giữa bộ phận thường trực công tác TĐKT với Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng của trường, các đơn vị khác, các tấm gương điển hình tiên tiến đều được nhà trường tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng. Qua đó kịp thời động viên, cổ vũ các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc, góp phần vào việc thực hiện chiến lược phát triển nhà trường. Năm học 2020-2021, tập thể nhà trường được Bộ Công Thương công nhận là Tập thể lao động xuất sắc và được tặng Cờ thi đua; 3 cá nhân được đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 8 cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ; 4 tập thể, 27 cá nhân được đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng… Tại buổi làm việc với Văn phòng - Thường trực Hội đồng TĐKT Bộ Công Thương và các đơn vị trực thuộc Bộ được kiểm tra, tổng hợp ý kiến các thành viên trong Đoàn và thay mặt Đoàn kiểm tra, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương, Trưởng Đoàn ghi nhận sự tâm huyết và nỗ lực của đội ngũ những người làm công tác TĐKT của Bộ, ngành Công Thương, mặc dù gặp nhiều khó khăn, đã tham mưu và tổ chức thực hiện công tác TĐKT cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Qua chương trình công tác, Đoàn đã hoàn thành đúng yêu cầu nhiệm vụ theo kế hoạch và đã tham gia nhiều ý kiến giúp các đơn vị nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn; đồng thời, tổng hợp các ý kiến phản ánh kiến nghị để báo cáo, đề xuất trong quá trình hoàn thiện thể chế thời gian tới./. Mai Thảo

Ban Thi đua – Khen thưởng TƯ: Tập huấn bảo vệ bí mật nhà nước và văn bản hướng dẫn thi hành

TĐKT- Ngày 20/7, tại Hà Nội, Ban Thi đua – Khen thưởng TƯ tổ chức lớp tập huấn bảo vệ bí mật nhà nước và văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban năm 2022. Đến dự lớp tập huấn, có Trưởng ban, Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang. Thiếu tướng Phạm Văn Vinh, Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ Bộ Công an là giảng viên lớp tập huấn. Quang cảnh lớp tập huấn Thiếu tướng Phạm Văn Vinh, Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ Bộ Công an cho biết, bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng, do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia của dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Như vậy, từ khái niệm bí mật nhà nước rút ra các thuộc tính cơ bản sau: Thứ nhất, bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng. Thứ hai, là thông tin chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất sẽ gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Thứ ba, phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Luật là cơ quan, tổ chức trực tiếp soạn thảo, tạo ra hoặc có chức năng xử lý thông tin tiếp nhận thuộc danh mục bí mật nhà nước. Quy định này nhằm xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với công tác bảo vệ bí mật nhà nước nói chung, trách nhiệm trong xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được giao cho cấp phó quyết định. Quy định về thẩm quyền trên cũng phù hợp với các hình thức chứa đựng bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động các dạng khác chứ không giới hạn ở văn bản giấy như quy định của Pháp lệnh. Thiếu tướng Phạm Văn Vinh, Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an Ngoài ra, Thiếu tướng Phạm Văn Vinh đã đưa thêm và giải thích các nội dung gồm những quy định chung, phạm vi phân loại, ban hành danh mục bí mật nhà nước, hoạt động bí mật nhà nước, trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước và các điều khoản thi hành để học viên hiểu sâu, rõ khi xử lý các tài liệu bí mật nhà nước. Trưởng ban, Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang Tại lớp tập huấn, các câu hỏi của học viên liên quan đến sao, chụp, tài liệu, văn bản đến... đã được cán bộ Cục An ninh chính trị nội bộ trả lời chi tiết và các quy định đều được căn cứ tại điều 13 của Luật Bí mật nhà nước. Phát biểu kết luận lớp tập huấn, Trưởng ban, Ban Thi đua Khen thưởng Phạm Huy Giang gửi lời cám ơn đến giảng viên của Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an đã có bài tập huấn quí báu. Đồng chí nhấn mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước và văn bản ban hành là một trong những nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Tại Ban Thi đua Khen thưởng TƯ đây cũng là vấn đề thường gặp, trong hoạt động hàng ngày có nhiều văn bản, hồ sơ trình đến Ban cũng đã xử lý theo quy định. Hồng Thiết

Thủ tướng chủ trì phiên họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Sáng 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì phiên họp lần thứ 3 của Hội đồng để xem xét về việc đề nghị tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho các tập thể, cá nhân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Thủ tướng yêu cầu công tác thi đua, khen thưởng bảo đảm chính xác, khách quan, minh bạch, dân chủ, công khai. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến khách quan, trung thực, đánh giá đúng thành tích của các tập thể, cá nhân, trên cơ sở đó, Hội đồng sẽ thực hiện các thủ tục liên quan với tinh thần dân chủ, khách quan, minh bạch, công bằng, đúng quy trình, quy định, xứng đáng với những thành tích đã đạt được theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thủ tướng nhấn mạnh việc đề nghị tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" không chỉ nhằm tôn vinh công lao, tạo động lực cho các tập thể, cá nhân mà còn có tác động truyền cảm hứng, lan tỏa giá trị trong các lực lượng vũ trang nói riêng và đất nước nói chung. Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công tác thi đua, khen thưởng chính xác, khách quan, minh bạch, dân chủ, công khai để tạo động lực phấn đấu cho mỗi cá nhân, tập thể xứng đáng, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần phòng chống tiêu cực trong việc bình xét thi đua, khen thưởng. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì phiên họp lần thứ 3 của Hội đồng để xem xét về việc đề nghị tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho các tập thể, cá nhân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Tại phiên họp, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã nghe báo cáo, thảo luận, cho ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm để tiếp tục đề nghị các cấp có thẩm quyền tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho một số tập thể, cá nhân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Hội đồng cũng đã định hướng một số nhiệm vụ, công việc trong thời gian thời gian tới, trong đó có việc đánh giá sơ kết phong trào "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19". Theo baochinhphu.vn

Trang