Hải Phòng tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng năm 2022
TĐKT – Ngày 14/6, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ban Thi đua – Khen thưởng TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) năm 2022. Phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn, Trưởng Ban TĐKT TP Hải Phòng Vũ Thị Hương nhấn mạnh: Trong thời gian qua, phong trào thi đua yêu nước và công tác TĐKT của thành phố có nhiều chuyển biến tích cực. Các phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, thiết thực và hiệu quả, tạo động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thành phố. Công tác thi đua, khen thưởng đã được các ngành, các cấp quan tâm và luôn gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; thực sự trở thành động lực quan trọng trong việc thúc đẩy mọi người, mọi thành phần trong xã hội thi đua lao động sản xuất, học tập, sáng tạo, sẵn sàng chiến đấu… góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Trưởng Ban TĐKT TP Hải Phòng Vũ Thị Hương phát biểu tại hội nghị tập huấn. (ảnh: Nguyễn Hải) Hội nghị sẽ tập trung giới thiệu, cập nhật các nội dung mới về công tác TĐKT, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời kịp thời cập nhật các nội dung liên quan đến sửa đổi một số điều của Luật TĐKT, Quy chế khen thưởng trên địa bàn thành phố, phục vụ tốt cho công tác xét, khen thưởng tổng kết công tác năm học 2021 - 2022 và công tác năm 2022. Khẳng định việc trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác TĐKT có vai trò quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT các cấp nâng cao hơn nữa hiệu quả tham mưu cho thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc quản lý nhà nước về TĐKT, đồng chí Vũ Thị Hương yêu cầu các cán bộ, công chức bố trí thời gian tham gia tập huấn đầy đủ, nghiêm túc, tập trung trao đổi, thảo luận những khó khăn vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Luật TĐKT. Các đại biểu dự Hội nghị Tại lớp tập huấn, giảng viên từ Ban TĐKT Trung ương đã trao đổi một số vấn đề trong việc thực hiện Luật TĐKT và các văn bản hướng dẫn thi hành; việc triển khai và xây dựng phong trào thi đua yêu nước, nhân rộng điển hình tiên tiến; hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ khen thưởng cấp Nhà nước (tờ trình, biên bản, báo cáo thành tích)…; hướng dẫn thực hiện nghi thức đón nhận và trao thưởng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng; triển khai thực hiện Kế hoạch phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 (với đối tượng huyện, xã, thị trấn); cấp đổi, cấp lại và điều chỉnh thông tin khen thưởng. Ban TĐKT thành phố hướng dẫn thực hiện Quyết định số 21/2022/QĐ-UBND ngày 26/4/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về công tác TĐKT ban hành kèm theo Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 19/6/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tham gia tập huấn có 958 học viên, chia làm 2 lớp. Lớp thứ nhất có 508 học viên, gồm các đồng chí là Thường trực Hội đồng TĐKT và cán bộ làm công tác TĐKT các huyện; Trưởng phòng và cán bộ làm công tác TĐKT Phòng Giáo dục Đào tạo các huyện; Chủ tịch Hội đồng TĐKT các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non trên địa bàn các huyện. Lớp thứ hai có 450 học viên, gồm các đồng chí là Thường trực Hội đồng TĐKT và cán bộ làm công tác TĐKT các đơn vị thuộc các Khối thi đua của thành phố; Thường trực Hội đồng TĐKT và cán bộ làm công tác TĐKT của Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Hội đồng TĐKT các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố; Thường trực Hội đồng TĐKT và cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng các quận; Trưởng phòng và cán bộ làm công tác TĐKT Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận; Chủ tịch Hội đồng TĐKT các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non trên địa bàn các quận. Phương ThanhDiễn đàn
Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng tại tỉnh Hà Nam
TĐKT – Từ ngày 26/5 – 27/5, Đoàn kiểm tra của Ban Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương làm trưởng đoàn, đã kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về TĐKT tại tỉnh Hà Nam. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương, Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam Theo báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam, thời gian qua, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đổi mới về nội dung, hình thức. Hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo ngày càng hoàn thiện và đồng bộ. Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã chủ động và phối hợp để tổ chức các phong trào thi đua, bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện. Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến có chuyển biến rõ rệt, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan làm công tác thi đua khen thưởng với các cơ quan truyền thông trong việc giới thiệu, tuyên truyền các điển hình tiên tiến. Đồng chí Trương Công Khải, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh Hà Nam đồng chủ trì buổi làm việc Công tác khen thưởng được thực hiện đúng quy định, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh; đã quan tâm hơn trong việc khen thưởng cho tập thể nhỏ, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác và những trường hợp lập được thành tích tiêu biểu, xuất sắc đột xuất. Việc đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, khen thưởng Huân chương Độc lập cho gia đình có con là liệt sĩ, khen thưởng kháng chiến và việc cấp đổi hiện vật khen thưởng bị mất, rách được quan tâm thực hiện đạt kết quả tốt. Đoàn kiểm tra làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ III, Ban TĐKT Trung ương, Phó Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Từ các phong trào thi đua nhiều tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc được phát hiện, nhiều điển hình tiên tiến được suy tôn, nêu gương. Phong trào thi đua đã thực sự trở thành động lực tinh thần, thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đoàn kiểm tra, khảo sát tại xã Đông Du, huyện Bình Lục Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt kết quả tích cực. Chất lượng giáo dục, y tế được nâng lên; kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 - 2021 đạt kết quả tốt, đứng thứ 6 toàn quốc về điểm bình quân chung với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 99,18%; an sinh xã hội được bảo đảm. Quốc phòng - quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, công tác thi hành án được quan tâm. Đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban TĐKT Trung ương trao đổi tại buổi làm việc với UBND huyện Kim Bảng Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục được đổi mới; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ngày càng được nâng lên; đã tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026. Những kết quả đạt được trên không chỉ thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở, mà đó còn là kết quả của phong trào thi đua yêu nước được phát động sâu rộng với những nội dung và mục tiêu cụ thể, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đoàn kiểm tra, khảo sát mô hình HTX thủy sản Hải Đăng, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương, Trưởng đoàn kiểm tra ghi nhận, đánh giá cao công tác tổ chức, chuẩn bị nội dung kỹ lưỡng của Sở Nội vụ (Cơ quan Thường trực của Hội đồng TĐKT tỉnh) và các đơn vị được kiểm tra. Đồng chí nhấn mạnh, bên cạnh mục đích, yêu cầu đã đề ra, thông qua hoạt động kiểm tra, Đoàn tìm hiểu, nắm bắt thực tiễn đa dạng, không ngừng phát triển để tổng hợp, báo cáo đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện công tác TĐKT trên thực tế. Các đơn vị được kiểm tra cũng được cung cấp thông tin, giải đáp, trao đổi về những vấn đề vướng mắc và nghiệp vụ công tác TĐKT. Đồng chí đề nghị các đơn vị tiếp tục quan tâm kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT; triển khai các kế hoạch tuyên truyền gương người tốt việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực TĐKT… Trong chương trình, Đoàn đã kiểm tra công tác TĐKT tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam; phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội tại xã Đồng Du, huyện Bình Lục; việc tham mưu, tổ chức thực hiện công tác TĐKT tại cơ quan thường trực của Hội đồng TĐKT tỉnh (Sở Nội vụ); công tác TĐKT tại huyện Kim Bảng; phong trào thi đua “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” tại HTX thủy sản Hải Đăng, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng. Phương ThanhTập huấn phương pháp giảng dạy tích cực cho đội ngũ báo cáo viên nghiệp vụ công tác TĐKT
TĐKT - Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Trung ương khai mạc Hội nghị Tập huấn phương pháp giảng dạy tích cực cho đội ngũ báo cáo viên nghiệp vụ công tác TĐKT. Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương Phạm Đức Toàn dự và phát biểu khai mạc Hội nghị. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương phát biểu khai mạc Hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương nhấn mạnh: Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đây cũng là một trong những nội dung trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ giai đoạn 2021 – 2030. Trong đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ trung ương tới địa phương có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Ban TĐKT Trung ương đã thành lập đội ngũ báo cáo viên tham gia tập huấn cho những người làm công tác TĐKT. Hội nghị này được tổ chức nhằm trang bị cho đội ngũ báo cáo viên của Ban phương pháp giảng dạy phù hợp cho đối tượng học viên là những người đã có kinh nghiệm công tác. Đồng chí Phạm Đức Toàn mong muốn trong 2 ngày diễn ra Hội nghị, báo cáo viên ngoài truyền đạt kiến thức, có thể chia sẻ những bài học kinh nghiệm, tình huống phát sinh trong thực tế, để làm sao đội ngũ báo cáo viên của Ban có thể lĩnh hội, áp dụng phương pháp đó, truyền cảm hứng cho đội ngũ cán bộ ở trung ương và địa phương. PGS. TS. Bùi Minh Đức, Trưởng khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 chia sẻ tại Hội nghị Hội nghị tập huấn diễn ra trong 2 ngày (17/5 và 20/5/2022) tại Hội trường Ban TĐKT Trung ương, do PGS. TS. Bùi Minh Đức, Trưởng khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 làm báo cáo viên, chia sẻ chuyên đề “Vận dụng phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực vào tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ TĐKT”. PGS. TS. Bùi Minh Đức cho biết: Mục tiêu của khóa học là giúp các học viên có thể hiểu được cơ sở khoa học của giảng dạy tích cực; nhận diện và phân tích được một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực tiêu biểu; vận dụng được một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác TĐKT. Phương ThanhPhó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chủ trì họp Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương
Sáng 13/5, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương chủ trì họp Thường trực Hội đồng. Phó Chủ tịch nước chủ trì cuộc họp. Ảnh: VPCTN Tại cuộc họp, Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng (TĐKT) Trung ương đã báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I và một số nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2022 của Thường trực Hội đồng. Theo đó, trong quí I, Thường trực Hội đồng TĐKT Trung ương đã tập trung chỉ đạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra; tham mưu phiên họp Hội đồng; trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng; tiếp tục tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, nòng cốt là phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động… Phó Chủ tịch nước phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VPCTN Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch nước hoan nghênh những cố gắng của Thường trực Hội đồng trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; thực hiện công tác thẩm định, khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước. Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch nước lưu ý Thường trực Hội đồng TĐKT thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật TĐKT trình Quốc hội tại kỳ hợp sắp tới; đôn đốc thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” và các phong trào thi đua trọng tâm khác do Thủ tưởng Chính phủ phát động. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hướng dẫn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cụm, khối thi đua. Đồng thời, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong việc hoàn thiện hồ sơ khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, chính sách chung về công tác khen thưởng trong công tác phòng chống dịch COVID-19… Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: VPCTN Cuộc họp cũng lấy ý kiến của Thường trực Hội đồng về Kết quả tặng “Cờ Thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” cho các bộ, ngành, địa phương dẫn đầu cụm, khối thi đua năm 2021; Công nhận Cụm trưởng, Cụm phó, Khối trưởng, Khối phó các Cụm, Khối thi đua năm 2022. Đồng thời, tổng hợp các trường hợp đề nghị phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” đợt 1 năm 2022. Theo vpctn.gov.vnThanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về TĐKT tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
TĐKT - Sáng 5/5, Đoàn Thanh tra của Ban Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Trung ương đã công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về TĐKT tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội (KHXH) Việt Nam. Dự Hội nghị, có các đồng chí: Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương; các thành viên của Đoàn Thanh tra do đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban TĐKT Trung ương, làm Trưởng đoàn. Về phía Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, có các đồng chí: Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Cơ quan thường trực làm công tác TĐKT Viện và đại diện các đơn vị được thanh tra trực tiếp. Đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban TĐKT Trung ương công bố Quyết định thanh tra Tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban TĐKT Trung ương đã công bố Quyết định số 62/QĐ-BTĐKT ngày 25/4/2022 của Ban TĐKT Trung ương quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về TĐKT tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2021. Thời hạn thanh tra 45 ngày làm việc, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra. Đồng chí Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã báo cáo tại hội nghị Đồng chí Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện các quy định về TĐKT của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam năm 2020 - 2021, tập trung vào các nội dung: Công tác xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật và tổ chức triển khai, thực hiện các chính sách, quy định pháp luật về TĐKT; công tác thi đua; công tác khen thưởng; công tác trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ TĐKT; công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và xử lý vi phạm về TĐKT… Đồng chí đề nghị các đơn vị thuộc Viện được thanh tra chuẩn bị báo cáo chính thức, bố trí đúng thành phần và làm việc với Đoàn theo đúng quy định của pháp luật. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương đề nghị các đơn vị được thanh tra phối hợp chặt chẽ với Đoàn, đảm bảo thực hiện đúng chương trình, kế hoạch và quy định pháp luật về thanh tra chuyên ngành lĩnh vực TĐKT. Đồng chí mong muốn các đơn vị chia sẻ, phản ánh các vấn đề phát sinh từ thực tiễn và đặc thù công tác để Đoàn tổng hợp, báo cáo và đề xuất kiến nghị hoàn thiện thể chế, pháp luật và việc tổ chức thực hiện các quy định trên thực tế, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, khả thi và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay. Nguyệt HàKiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng tại tỉnh Sơn La
TĐKT - Từ ngày 26 - 28/4, Đoàn kiểm tra của Ban Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên Hội đồng TĐKT Trung ương, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương làm trưởng đoàn, đã kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về TĐKT tại tỉnh Sơn La. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên Hội đồng TĐKT Trung ương, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương phát biểu tại buổi làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Sơn La Tại tỉnh, Đoàn đã trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với các đơn vị được kiểm tra, tập trung vào các nội dung: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác TĐKT, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tình hình thực hiện Luật TĐKT, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách khen thưởng. Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động; việc sơ, tổng kết các phong trào thi đua, công tác khen thưởng, việc phân chia cụm, khối thi đua, tiêu chí thi đua, biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua; công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến; công tác thẩm định hồ sơ khen thưởng; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về TĐKT; việc quản lý, sử dụng quỹ TĐKT. Cùng với đó, đánh giá vai trò tham mưu của cơ quan làm công tác TĐKT và đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT các cấp, vai trò hoạt động của Hội đồng TĐKT các cấp. Việc đổi mới trong tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng… Đồng chí Nguyễn Minh Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh Sơn La báo cáo kết quả tham mưu thực hiện công tác TĐKT tỉnh Sơn La Đoàn cũng trao đổi với các đơn vị về các mô hình hay, cách làm tốt để nhân rộng; tìm hiểu tồn tại hạn chế, khó khăn, bất cập trong việc tổ chức, kiểm tra, đôn đốc các phong trào thi đua, trong công tác khen thưởng, đề nghị khen thưởng và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất, hoàn thiện thể chế pháp luật và việc tổ chức thực hiện các quy định trên thực tế hiệu quả, sát thực hơn. Đoàn đã làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Sơn La; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, khảo sát thực tế mô hình HTX Cà phê Bích Thao Sơn La (bản Hoàng Văn Thụ, xã Hua La, TP Sơn La); UBND huyện Mộc Châu và khảo sát mô hình Quỹ tín dụng nhân dân Thị trấn Nông Trường Mộc Châu. Đoàn kiểm tra làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Phát biểu tại buổi làm việc với các đơn vị được kiểm tra, đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên Hội đồng TĐKT Trung ương, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo, tài liệu, cơ bản đáp ứng yêu cầu của Đoàn. Các ý kiến phát biểu trao đổi thẳng thắn, trách nhiệm, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm cho công tác TĐKT. Thời gian tới, đồng chí đề nghị các đơn vị tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các văn bản chỉ đạo và quy định có liên quan và căn cứ tình hình thực tiễn để tổ chức các phong trào thi đua phù hợp với đặc thù ngành, lĩnh vực, địa phương, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, huy động được sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, tổ chức và mọi tầng lớp nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đồng chí đề nghị các đơn vị tiếp tục quan tâm kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác TĐKT, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay; quan tâm đánh giá tính hiệu quả các phong trào thi đua để có đề xuất, kiến nghị phù hợp. Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, chính xác, kịp thời, có tác dụng giáo dục, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, lan tỏa các tấm gương người tốt việc tốt, chú trọng khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân ở cơ sở; quan tâm đến đối tượng nông dân, người lao động trực tiếp, các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi… Đoàn kiểm tra làm việc tại UBND huyện Mộc Châu Theo báo cáo của Ban TĐKT tỉnh Sơn La, công tác TĐKT năm 2021 trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển biến cả về nội dung, hình thức, đi vào chiều sâu, thực chất và đạt nhiều kết quả tích cực. Các phong trào thi đua được tổ chức ngày càng thiết thực, hiệu quả, có tiêu chí và nội dung rõ ràng, cụ thể, bám sát nhiệm vụ chính trị, có nhiều đổi mới, sáng tạo, từng bước khắc phục tính hình thức nên được đông đảo tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia. Phong trào thi đua của các cấp, các ngành đã và đang trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của tỉnh. Qua tổ chức thực hiện các phong trào thi đua đã cổ vũ, động viên nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng có nhiều khó khăn cố gắng vươn lên, khắc phục khó khăn, làm giàu chính đáng, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, mang lại năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng gương điển hình tiên tiến đã có những chuyển biến rõ nét. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan làm công tác TĐKT với các cơ quan truyền thông trong việc giới thiệu, tuyên truyền các điển hình tiên tiến. Công tác khen thưởng được thực hiện đúng quy định, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Các ngành đã quan tâm hơn trong việc khen thưởng cho tập thể nhỏ, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác và những trường hợp lập được thành tích tiêu biểu, xuất sắc đột xuất. HTX Cà phê Bích Thao Sơn La và Quỹ tín dụng nhân dân Thị trấn Nông Trường Mộc Châu là 2 trong số rất nhiều mô hình tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Sơn La. Đoàn kiểm tra nghe ông Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc HTX Cà phê Bích Thao Sơn La giới thiệu về mô hình sản xuất, kinh doanh của HTX Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại vườn nguyên liệu của HTX Cà phê Bích Thao Sơn La HTX Cà phê Bích Thao Sơn La được thành lập ngày 7/5/2017, với tổng số 11 thành viên, vốn điều lệ do các thành viên đóng góp là 2,5 tỷ đồng. Sau 5 năm đi vào hoạt động, HTX đã giúp các thành viên và bà con nông dân trong bản, xã tiêu thụ sản phẩm cà phê đạt lợi nhuận cao. Vụ cà phê năm 2017 - 2020, HTX cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước sản phẩm cà phê nhân, cà phê bột rang xay với sản lượng lớn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, với mức lương từ 5,5 – 6 triệu đồng/người/tháng, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Năm 2019, HTX có 2 sản phẩm “Cà phê bột nguyên chất” và “Trà quả cà phê” đạt sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Sơn La. Năm 2020, sản phẩm của HTX tiếp tục nằm trong danh sách 20 sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận sản phẩm đạt OCOP 5 sao lần thứ nhất. Đoàn kiểm tra khảo sát mô hình Quỹ tín dụng nhân dân Thị trấn Nông trường Mộc Châu Quỹ tín dụng nhân dân Thị trấn Nông Trường Mộc Châu được thành lập vào ngày 01/8/1996. Đến nay, Quỹ đã trở thành một trong những quỹ tín dụng tiêu biểu có quy mô lớn nhất trong cả nước, chất lượng dịch vụ, uy tín của Quỹ ngày càng được nâng cao, quy mô phát triển ngày một lớn, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại thị trấn Nông Trường Mộc Châu và 3 xã liền kề là Tân Lập, Vân Hồ, Phiêng Luông nói riêng cũng như huyện Mộc Châu nói chung. Hưởng ứng phong trào doanh nghiệp đẩy mạnh thi đua sản xuất, kinh doanh do các cấp phát động, trong năm qua, Quỹ đã triển khai nhiều giải pháp, thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, tạo ra bầu không khí thi đua sôi nổi và đã đạt được những kết quả sản xuất, kinh doanh đáng ghi nhận. Phương ThanhTổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức
TĐKT - Sáng 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, chủ trì phiên họp lần thứ 2 của Hội đồng nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cùng dự cuộc họp có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Phó Chủ tịch Hội đồng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương chủ trì phiên họp (ảnh: VGP) Năm 2021, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương đã tổ chức phát động và triển khai các phong trào thi đua gắn với phương châm hành động của Chính phủ năm 2021 là "Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển". Hội đồng đã xây dựng dự án Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi) trình Quốc hội; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; trình Thủ tướng Chính phủ phát động và ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 10/9/2021 về Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua đặc biệt "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19". Phong trào thi đua đã động viên các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị tham gia thi đua thực hiện mục tiêu "kép" chung tay phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đã góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng phát động tiếp tục được triển khai sâu rộng, hiệu quả, làm nòng cốt trong các phong trào thi đua của cả nước. Các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương đã chỉ đạo triển khai phong trào thi đua tới cơ sở, với nhiều hình thức, biện pháp thiết thực, cụ thể; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia và thường xuyên đôn đốc, kiếm tra, đánh giá kết quả thực hiện phong trào. Năm 2021, Hội đồng đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ hơn 3000 tờ trình khen thưởng; thực hiện gần 2000 quyết định của Chủ tịch nước khen thưởng cho hơn 12000 trường hợp; trình khen thưởng cấp Nhà nước cho hơn 1.500 tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích xuất sắc tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19... Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng ghi nhận: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phong trào thi đua được phát động kịp thời tới toàn dân, tạo không khí người người thi đua, nhà nhà thi đua, công tác thi đua, khen thưởng được các bộ, ban, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, cuộc chiến chống COVID-19 đã khẳng định và phát huy cao độ lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của người dân ở khắp nơi trên cả nước. Công tác thi đua, khen thưởng được tổ chức thực hiện hiệu quả, sát với thực tế, đúng quy định. Đặc biệt, công tác thi đua, khen thưởng đã chú trọng việc khen thưởng đột xuất, hướng mạnh về cơ sở và trực tiếp đối với những cá nhân, đơn vị có các thành tích xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2022, tình hình được dự báo sẽ có khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ và thuận lợi. Thủ tướng yêu cầu công tác thi đua khen thưởng phải cố gắng hơn, nỗ lực hơn, sáng tạo hơn, thiết thực hơn, đi đúng trọng tâm, trọng điểm, phục vụ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, của cấp ủy các cấp. Phải tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức, là phong trào của nhân dân, người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể, phong trào phải xuất phát từ nhân dân, bắt đầu từ nhân dân, đi sâu vào nhân dân, mang lại lợi ích cho nhân dân, cho đất nước, người dân có đời sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Công tác thi đua, khen thưởng phải bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và tình hình thực tiễn. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, phát động phong trào thi đua phù hợp tình hình, yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra và hoàn cảnh cụ thể từng nơi, từng lúc, có trọng tâm trọng điểm, kịp thời tổng kết, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo hiệu ứng lan tỏa. Về những nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Chính phủ lưu ý, công tác thi đua, khen thưởng tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cấp ủy các cấp. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Đặc biệt, tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua đặc biệt "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19" và các phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng Chính phủ phát động gắn với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025). Thủ tướng lưu ý trong nhiệm kỳ này, các phong trào thi đua cần góp phần thúc đẩy việc xóa 100 nghìn căn nhà dột nát tại 74 huyện nghèo trong cả nước bằng nguồn lực nhà nước và huy động các nguồn xã hội hóa, trong đó ưu tiên cho người có công, gia đình chính sách, vùng chiến khu cách mạng, những khu vực khó khăn… Thủ tướng yêu cầu kiện toàn bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng các cấp gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, uy tín; tiếp tục đổi mới phương pháp làm việc để triển khai tốt hơn các nhiệm vụ được giao. Công tác thi đua, khen thưởng phải đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, kịp thời; bảo đảm đúng người, đúng đối tượng; chống tiêu cực… Nguyệt HàChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Hạn chế tối đa tình trạng "luật khung, luật ống"
Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách diễn ra sáng 28/3 tại Hội trường Diên Hồng theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu địa phương để thảo luận, cho ý kiến đối với 4 dự án luật được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 5/2022. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Lê Sơn Tham dự có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương… Theo đó, 4 dự thảo luật được thảo luận tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần này là Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, Luật Thi đua khen thưởng sửa đổi, Luật Điện ảnh sửa đổi, Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, việc xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước nhanh và bền vững, đã được Đảng ta đề ra từ Đại hội XI và tiếp tục được xác định là khâu đột phá trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ Đại hội XIII và cả giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Tại kỳ họp thứ nhất vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu chỉ đạo định hướng cho hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV, trong đó đặt ra yêu cầu: "Quốc hội cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, vị trí của mình trong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động của đất nước, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp luật; sớm xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Ưu tiên xây dựng mới, bổ sung các đạo luật ở các lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt, có tính khả thi cao, tạo sự bứt phá phát triển kinh tế - xã hội". Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Hạn chế tối đa tình trạng 'luật khung, luật ống' - Ảnh: VGP/Lê Sơn "Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội sắp tới có nội dung trọng tâm về công tác lập pháp. Với tinh thần chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa, ngay sau khi kết thúc kỳ họp thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan khẩn trương tổng hợp, nghiêm túc giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội; tổ chức nhiều cuộc khảo sát thực tế, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý để có thêm thông tin, cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện các dự thảo Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Chủ tịch Quốc hội cũng gợi mở, nhấn mạnh và trao đổi một số nội dung cơ bản xin ý kiến các vị ĐBQH chuyên trách đối với 4 dự thảo luật. Về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ xác định nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao; quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và thực thi; bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ do Việt Nam tạo ra; khuyến khích thương mại hóa và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ… đã sớm được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đề ra. Mặc dù là Luật sửa đổi, bổ sung nhưng có đến hơn 100 điều của Luật hiện hành phải sửa đổi; đồng thời, còn điều chỉnh một số quy định tại 4 luật khác có liên quan. Việc ban hành Luật sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nền kinh tế trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Để bảo đảm chất lượng của dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến chú trọng vào các nội dung sau: Về giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước; về thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; việc bổ sung quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca; về nội dung cụ thể trong các nhóm vấn đề về quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; kỹ thuật lập pháp cần bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa dự thảo Luật này và các Luật Hải quan, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Giá… Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách diễn ra sáng 28/3 tại Hội trường Diên Hồng theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu địa phương - Ảnh: VGP/Lê Sơn Đối với dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) thì công tác này được coi là động lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững và góp phần bảo vệ chế độ chính trị - xã hội. Công tác thi đua, khen thưởng là công cụ quản lý quan trọng, tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, xây dựng con người mới; lay động mạnh mẽ đến tình cảm, trách nhiệm, ý chí tự lực tự cường, lòng tự hào của cộng đồng và sức sáng tạo của tập thể, cá nhân. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo hướng tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, đổi mới công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, người dân, người lao động, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, quan tâm khen thưởng cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số; tập trung giải quyết dứt điểm việc khen thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến… Về dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến kỹ lưỡng về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau tại đợt họp chuyên đề xây dựng pháp luật của phiên họp thứ 9. Tại Hội nghị này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung vào một số vấn đề, phương án quy định cụ thể các điều khoản chi tiết, hạn chế tối đa tình trạng "luật khung, luật ống", nhất là về các nội dung: Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh; cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; sản xuất phim sử dụng ngân sách Nhà nước; phổ biến phim trên không gian mạng; quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh… Với dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Tiềm năng thị trường bảo hiểm tại Việt Nam rất lớn; nhu cầu bảo hiểm ngày càng cao. Trong khi đó, quy mô thị trường bảo hiểm còn khiêm tốn, tỉ lệ doanh thu phí bảo hiểm/GDP còn thấp; chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm không ổn định; thông tin và nguồn thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm còn chưa đa dạng, đầy đủ, toàn diện, dễ phát sinh tranh chấp. Do đó, dự án Luật này đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 2 theo hướng sửa đổi toàn diện nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra; xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ hiện đại, có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics... Đến nay, dự thảo Luật đã cơ bản được hoàn thiện, tuy nhiên, đề nghị các vị đại biểu phát biểu tập trung, sâu hơn về các vấn đề sau: Về tiếp tục hoàn thiện kết cấu của dự án Luật, về nguyên tắc áp dụng pháp luật; các quy định về các loại hình bảo hiểm; các hình thức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, về đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; quy định về hợp đồng bảo hiểm để bảo đảm bao quát đầy đủ các trường hợp phát sinh, phù hợp với các nguyên tắc chung về hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hàng hải cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; việc tiếp tục duy trì hay dừng hoạt động của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm; về bảo hiểm vi mô... Theo baochinhphu.vnTập huấn, bồi dưỡng Đội ngũ báo cáo viên nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng
TĐKT - Sáng ngày 25/3, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội nghị để tập huấn, bồi dưỡng Đội ngũ báo cáo viên nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng giảng thử đợt 1 năm 2022. Dự Hội nghị, có các đồng chí: Tiến sĩ Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Tiến sĩ Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương. Cùng dự có lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ban, các báo cáo viên nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng và các công chức của Ban. Quang cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, đồng chí Bùi Quang Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương thông báo Công văn số 491/BTĐKT-TCCB ngày 15/3/2022 về việc tổ chức giảng thử Đội ngũ báo cáo viên nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng của Ban; theo đó, kế hoạch giảng thử đợt 1 năm 2022 có lãnh đạo và chuyên viên chính Vụ Thi đua – Khen thưởng các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương (Vụ II); lãnh đạo và chuyên viên chính Vụ Thi đua – Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Vụ II) thực hiện. Hội nghị đã nghe báo cáo viên Ngô Thị Việt Hà, Phó Vụ trưởng Vụ II; báo cáo viên Nguyễn Thị Mai Chi, chuyên viên chính Vụ II trình bày chuyên đề “Những vấn đề cơ bản về công tác thi đua, khen thưởng”. Với thời gian có hạn, hai báo cáo viên đã truyền đạt cho toàn thể đại biểu dự Hội nghị những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất về công tác thi đua, khen thưởng; những kinh nghiệm, những điểm điểm cần lưu ý trong nghiệp vụ thi đua, khen thưởng. Báo cáo viên Ngô Thị Việt Hà, Phó Vụ trưởng Vụ II trình bày chuyên đề Báo cáo viên Nguyễn Thị Mai Chi, chuyên viên chính Vụ II trình bày chuyên đề Theo kế hoạch giảng thử đợt 1 năm 2022, ngày 29/3, lãnh đạo và chuyên viên chính Vụ III sẽ tiến hành trình bày chuyên đề bài giảng về nghiệp vụ thi đua, khen thưởng. PVThanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng
TĐKT – Sáng 23/3, tại Nam Định, Đoàn thanh tra của Ban Thi đua – Khen thưởng (TĐKT) Trung ương đã công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về TĐKT của UBND tỉnh Nam Định. Dự buổi công bố Quyết định, đại diện Ban TĐKT Trung ương có các đồng chí: Phạm Đức Toàn, Ủy viên Hội đồng TĐKT Trung ương, Phó Trưởng ban; Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra; các thành viên của Đoàn thanh tra. Về phía tỉnh Nam Định, có các đồng chí: Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Triệu Đức Hạnh, Giám đốc Sở Nội vụ; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban TĐKT tỉnh; thủ trưởng các đơn vị được thanh tra. Toàn cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban TĐKT Trung ương, Trưởng Đoàn thanh tra đã công bố Quyết định số 37/QĐ-BTĐKT ngày 15/3/2022 quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về TĐKT của UBND tỉnh Nam Định. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2021. Thời hạn thanh tra 45 ngày làm việc, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra. Theo báo cáo của tỉnh Nam Định, thực hiện Luật TĐKT và các văn bản, hướng dẫn của Trung ương về công tác TĐKT, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản và chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phương bám sát nội dung, xây dựng kế hoạch, nhằm cụ thể hóa các chính sách, quy định pháp luật về TĐKT trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó, tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với thực hiện công tác TĐKT. Đồng chí Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban TĐKT Trung ương, Trưởng Đoàn thanh tra công bố Quyết định thanh tra Các phong trào thi đua yêu nước đã được triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; nội dung thi đua được gắn với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị; hình thức tổ chức phát động phong phú, đã động viên và thu hút được đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia và đạt kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Đã có nhiều tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác và phong trào thi đua được các cấp khen thưởng. Việc tổ chức bình xét khen thưởng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện đúng quy định; chất lượng khen thưởng từng bước được nâng cao, nhiều nơi đã quan tâm khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các đối tượng là người trực tiếp lao động sản xuất. Công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, nắm tình hình thực hiện công tác TĐKT được các cấp, các ngành quan tâm… Hồ sơ khen thưởng cấp tỉnh, cấp nhà nước được quản lý theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hoạt động cụm, khối thi đua của tỉnh ngày càng đi vào thực chất, theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên Hội đồng TĐKT Trung ương, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Đức Toàn, Ủy viên Hội đồng TĐKT Trung ương, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương cho biết: Đây là cuộc thanh tra theo kế hoạch, không phải là thanh tra đột xuất, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị được thanh tra và các đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ với Đoàn để đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình nội dung thanh tra đã đề ra. Đồng thời, mong muốn các đơn vị trong tỉnh chia sẻ những mô hình mới, cách làm hay với Đoàn để tổng hợp báo cáo đề xuất với lãnh đạo Ban, Bộ Nội vụ và cấp có thẩm quyền trong quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật; đổi mới công tác TĐKT cho sát với thực tiễn không ngừng phát triển và nhân rộng điển hình tiên tiến trong toàn quốc. Đồng chí Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định phát biểu tại Hội nghị Đồng chí Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định phát biểu tiếp thu ý kiến của lãnh đạo Ban TĐKT Trung ương và đề nghị các đơn vị được thanh tra thực hiện theo đúng lịch đã thống nhất. Phương ThanhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- …
- sau ›
- cuối cùng »