TĐKT – Tại Olympic Rio 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã thi đấu rất thành công, lập được kỳ tích tuyệt vời, trở thành vận động viên đầu tiên của thể thao Việt Nam đoạt huy chương vàng trên đấu trường danh giá nhất thế giới Olympic; thiết lập kỷ lục nội dung 10 m súng ngắn hơi, đoạt Huy chương Bạc nội dung 50 m súng ngắn nam... Có được thành công đó, ngoài sự nỗ lực của cá nhân vận động viên, sự tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước, còn phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của người truyền lửa huyền thoại Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1965) - huấn luyện viên đội tuyển Bắn súng Quốc gia Việt Nam.
Cái duyên đã đưa Nhung đến với môn thể thao bắn súng từ khi chị mới 14 tuổi và rồi chị gắn bó với nó từ đó đến nay. Có lẽ, chỉ những ai thực sự có niềm yêu thích với súng đạn thì mới quyết định đi đường dài với bộ môn này, nhất là đối với một nữ nhi.
Huấn luyện viên bộ môn bắn súng Nguyễn Thị Nhung được lựa chọn là 1 trong những cá nhân tiêu biểu tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2017- 2022)
Chị Nhung chia sẻ: công tác trong một lĩnh vực rất đặc thù là huấn luyện thể thao đỉnh cao, tôi cũng như nhiều huấn luyện viên nữ của ngành thể dục, thể thao, gặp những khó khăn không nhỏ về thể chất cũng như năng lực làm việc so với các đồng nghiệp nam. Đôi khi những đợt tập huấn và thi đấu liên miên khiến chúng tôi rơi vào cảm giác có lỗi với gia đình nhỏ của mình. Nhưng với một tình yêu lớn dành cho thể thao, niềm say mê với công việc, đặc biệt là quyết tâm hoàn thành trọng trách được giao, tôi và các bạn đồng nghiệp nữ đã được sự ủng hộ tuyệt đối từ gia đình nên luôn cố gắng hoàn tốt nhiệm vụ với chất lượng cao nhất.
Có thể nói, trong thể dục, thể thao, thành tích cao với tài năng thiên bẩm của vận động viên là chưa đủ, mà còn cần rất nhiều yếu tố khác, đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của cá nhân vận động viên cùng sự hỗ trợ của huấn luyện viên. Chị Nhung đã nỗ lực cùng với chuyên gia Hàn Quốc thường xuyên đưa ra các phương pháp huấn luyện khoa học, hiệu quả giúp cho bộ môn bắn súng nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung.
Năm 2006, huấn luyện viên Nguyễn Thị Nhung chính thức “nắm giữ” xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Để bước lên đỉnh cao nhất của Olympic Rio 2016, hai thầy trò họ đã cùng nhau trải qua một quá trình phấn đấu 10 năm kiên trì và bền bỉ, trải qua những chặng đường đầy chông gai. Họ cùng kham khổ rèn luyện, cùng thăng hoa khi thành công đến và cùng đối mặt, vượt lên trên thất bại.
Đã có những lúc Hoàng Xuân Vinh bị coi như “tội đồ” khi thất bại trong phát súng cuối tại Asian Games 2010, Olympic London 2012 và Asian Games năm 2014. Sau khi tuột mất huy chương ở 3 kỳ Đại hội đó, tinh thần của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh bị khủng hoảng, chán nản thực sự.
Huấn luyện viên Nguyễn Thị Nhung chia sẻ: tôi nhớ nhất, và cũng đau lòng nhất là sau thất bại tại Asian Games 2010, Vinh ngước mắt nhìn tôi hỏi đầy tuyệt vọng: "Theo chị, em có tiếp tục theo bắn súng nữa không? Em có tiếp tục bắn được nữa không?" … Khi ấy tôi đã giấu đi cảm giác yếu đuối của người phụ nữ để nhìn Vinh đầy quả quyết và khẳng định: chắc chắn rằng em sẽ tiếp tục thi đấu, em sẽ là nhà vô địch.
Với tư cách là một huấn luyện viên, chị Nhung luôn dành thời gian ở bên cạnh Vinh, chia sẻ với Vinh nỗi buồn thất bại và động viên, truyền cho Vinh sự tự tin, hy vọng về một ngày Vinh sẽ bước lên ngôi cao nhất.
Đặc biệt, sau nhiều trăn trở, chị đã quyết định áp dụng các phương pháp huấn luyện mới về tâm lý để Vinh khắc phục điểm yếu này của xạ thủ; tôi luyện cho anh tinh thần thắng không kiêu, bại không nản, đứng lên sau mỗi thất bại.
Cụ thể, huấn luyện viên Nhung yêu cầu Vinh khi bước vào trường bắn chỉ cúi mặt không nhìn khán giả, không để ý đến mọi áp lực xung quanh. Bài tập này sau đó đã giúp Vinh đoạt huy chương vàng tại Cúp bắn súng thế giới.
Ngoài ra, chị còn nghiên cứu thêm phương pháp khác, yêu cầu như trước khi thi đấu, Vinh sẽ nằm và tưởng tượng ra khung cảnh ở trường bắn ngày hôm sau, nhằm có sự chuẩn bị về tâm lý, tránh cho Vinh trạng thái bị khớp khi bước ra trường bắn.
Để truyền tinh thần tự tin cho Vinh và các đồng đội, hàng ngày trước mỗi buổi tập, huấn luyện viên Nhung yêu cầu từng vận động viên phải hô to: "Tôi là nhà vô địch Olympic". Chị Nhung bảo, thời gian đầu, nhiều vận động viên còn ngại ngùng không dám hô nhưng ngày nào cũng thế, mọi việc trở thành quen và Vinh ngày càng tự tin hơn khi hô vang câu đó.
Qua nghiên cứu kỹ kinh nghiệm thực tế, các băng ghi hình tác phong của xạ thủ khi họ bước vào trường bắn và sau đó bước lên ngôi vô địch Olympic, chị Nhung đã áp dụng chiến thuật tập trận giả trong mỗi buổi tập, yêu cầu các vận động viên đi đúng tác phong của các nhà vô địch, từ ánh mắt, cách nhìn đến từng cử chỉ nhỏ nhất. Hầu hết khán giả đều khen Vinh có tư thế bắn rất đẹp. Điều đó thoạt nghe tưởng chừng rất đơn giản nhưng để có được tư thế ấy, thầy trò Nhung – Vinh đã phải khổ luyện bao nhiêu công. Huấn luyện viên luôn yêu cầu Vinh rèn từng động tác nhỏ, tránh từng động tác thừa khi ngắm bắn. Vì vậy, khi chưa lên ngôi vô địch Olympic 2016, Hoàng Xuân Vinh đã có tác phong bước vào trường bắn của một nhà vô địch đẳng cấp thế giới.
Cùng với Hoàng Xuân Vinh, huấn luyện viên Nguyễn Thị Nhung được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì vì những cống hiến xuất sắc cho thành công của bắn súng Việt Nam nói riêng và của thể thao Việt Nam nói chung tại Olympic 2016.
Là một người tâm huyết với sự phát triển thể thao nước nhà, chị Nguyễn Thị Nhung cho rằng: thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Nếu chúng ta làm tốt thể thao quần chúng thì sẽ tạo được chân đế vững chắc cho thể thao thành tích cao, và khi làm tốt thể thao thành tích cao thì sẽ kích thích sự phát triển của phong trào thể thao quần chúng.
Để phát triển phong trào thể thao quần chúng, trước hết, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mỗi người dân ý thức được tác dụng của việc rèn luyện thể dục, thể thao. Làm sao để mỗi người dân thay đổi được thói quen từ tự phát sang tự giác tập luyện, làm sao để phong trào thể dục, thể thao thấm vào từng gia đình, từng tổ dân phố, khu dân cư, trường học…, tạo thành phong trào tập luyện thể dục, thể thao đều đặn trong toàn xã hội.
Chị cũng bộc bạch: thông thường tuổi lao động của các vận động viên thể thao rất ngắn, nhất là với phụ nữ. Vì vậy, bản thân chị luôn mong muốn các cấp các ngành tạo điều kiện quan tâm hỗ trợ các vận động viên, tạo công ăn việc làm cho các vận động viên sau khi nghỉ thi đấu. Đồng thời cần tăng thu nhập và có chính sách đóng bảo hiểm xã hội cho các vận động viên để họ yên tâm tập luyện và đảm bảo có lương hưu khi về già. Với phụ nữ có con nhỏ, cần có chế độ hỗ trợ riêng để chị em thật sự yên tâm luyện tập, thi đấu. Ngoài ra, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện, thi đấu.
Mai Thảo
Văn hóa - Thể thao
TĐKT – Ngày 9/6 tới, tại Quảng Nam sẽ diễn ra Triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam” với chủ đề: “Ấn tượng di sản văn hóa - du lịch biển, đảo Việt Nam”.
Triển lãm do Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 16 tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang và TP Hồ Chí Minh tổ chức trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI tại Quảng Nam năm 2017.
Triển lãm là một trong những điểm nhấn tại Festival Di sản Quảng Nam năm 2017, bao hàm những giá trị to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa và du lịch. Ngoài việc tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc vùng biển, đảo Việt Nam, giới thiệu tiềm năng du lịch biển, đảo, triển lãm còn góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; đẩy mạnh đoàn kết, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động văn hóa, quảng bá du lịch hiệu quả đối với các đơn vị tham gia hoạt động.
Triển lãm trưng bày các nội dung chính: tư liệu, hiện vật, bản đồ cổ, tư liệu Hán, Nôm về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; 19 châu bản triều Nguyễn có nội dung về chủ quyền biển đảo đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; 150 hiện vật cổ về văn hóa biển, đảo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, hiện vật, trang phục lễ hội cư dân vùng biển của các bảo tàng, nhà sưu tập tư nhân; hơn 100 ảnh thể hiện sự quan tâm và chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong công cuộc xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, gắn với xây dựng đời sống văn hóa cư dân trên các vùng biển, đảo Việt Nam... Triển lãm cũng giới thiệu về nét đẹp văn hóa biển, đảo Việt Nam trong lòng dân tộc và bạn bè quốc tế thông qua những hình ảnh, tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí, âm nhạc về biển, đảo. Tại khu trưng bày thường xuyên chiếu các phim tư liệu về biển, đảo và để khách thăm quan hiểu hơn về ngư dân vùng biển, Triển lãm còn trưng bày bộ sưu tập ngư cụ đánh bắt và công cụ lao động sản xuất cư dân vùng biển: thuyền, lưới đánh cá...
Ngoài ra, 16 tỉnh, thành phố có biển tham dự Triển lãm cũng có khu trưng bày riêng với tên gọi: Không gian “Sắc màu di sản văn hóa - du lịch biển, đảo” các tỉnh, thành phố. Tại khu trưng bày này sẽ giới thiệu những giá trị đặc trưng về di sản văn hóa, du lịch biển, đảo, các chương trình nghệ thuật dân gian vùng biển và bán các sản phẩm từ biển, hải sản đặc sản của các tỉnh. Tại khu trưng bày, các chương trình văn hóa nghệ thuật đặc trưng, trình diễn lễ hội vùng biển, đảo được tổ chức thường xuyên: Lễ hội cầu ngư, hô, hát bài chòi...
Triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam” trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI tại Quảng Nam năm 2017 là một trong những hoạt động có ý nghĩa, thông qua hình thức tuyên truyền trực quan, góp phần quảng bá hiệu quả về di sản văn hóa biển đảo Việt Nam, thúc đẩy phát triển du lịch, khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Mai Thảo
Triển khai cuộc thi sáng tác biểu trưng thương hiệu Quốc gia gạo Việt Nam
TĐKT - Sáng 12/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng của Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây 2 năm. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam dự và phát biểu ý kiến. Mục đích của cuộc thi là lựa chọn một biểu trưng có tính khái quát, sẽ đại diện cho hình ảnh lúa gạo mang thương hiệu Quốc gia và thể hiện rõ được các yếu tố về văn hóa, lịch sử, truyền thống sản xuất lúa gạo của Việt Nam. Đồng thời, thể hiện chất lượng và những cam kết về sản phẩm của Nhà nước đối với sản phẩm gạo mang thương hiệu Quốc gia. Hội nghị triển khai cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam Theo Ban Tổ chức, tiêu chuẩn biểu trưng Quốc gia gạo Việt Nam phải đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản: phải thể hiện được bản chất, ý nghĩa và đặc trưng của thương hiệu gạo Việt Nam; không vi phạm các yếu tố về văn hóa, thuần phong, mỹ tục của Việt Nam và văn hóa thế giới, không có những dấu hiệu chỉ dẫn không phù hợp về lịch sử, truyền thống, văn hóa và giá trị của sản phẩm gạo Việt Nam. Logo phải có tính khái quát cao, đạt được các yêu cầu về thẩm mỹ, khoa học, tính biểu cảm, dễ nhận biết và ấn tượng đối với người tiêu dùng thể hiện qua cách bố cục, màu sắc, hình ảnh, đường nét… Đồng thời, có sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh (phần hình) và tên gọi (phần chữ); không trùng lặp, sao chép với bất kỳ hình ảnh biểu trưng nào trong và ngoài nước. Đối tượng dự thi là các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tự nguyện tham gia và cam kết chấp hành các quy định của thể lệ cuộc thi. Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 26/4 đến hết ngày 26/6/2017, kết quả cuộc thi sẽ được công bố trong khoảng tháng 9-10/2017. Mức tiền thưởng lớn nhất của cuộc thi là 100 triệu đồng dành cho người đạt giải nhất. Ngoài ra còn có 4 giải khuyến khích trị giá tiền thưởng 15 triệu đồng/giải. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định: việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là hoạt động nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam. Qua đó, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Minh PhươngPhát động cuộc thi tìm kiếm tài năng xuất sắc về thiết kế tóc
TĐKT – Hưởng ứng cuộc thi thiết kế tóc lớn nhất thế giới International Trend Vision Award, sáng 9/5, tại Hà Nội, Wella Việt Nam phối hợp với Tạp chí HairWorld tổ chức Lễ phát động cuộc thi Trend Vision Quốc gia năm 2017, nhằm mục đích tuyển chọn các nhà tạo mẫu xuất sắc nhất, đại diện cho Việt Nam tham dự thi quốc tế. Ngay sau Lễ phát động cuộc thi, ban tổ chức sẽ bắt đầu nhận bài dự thi qua ảnh từ nay đến 31/5/2017; sau đó thời gian từ 1/6 - 8/6/2017 sẽ tiến hành bình chọn tác phẩm dự thi được yêu thích nhất trên trang www.hairworld.vn. Chung kết vòng Quốc gia cuộc thi Wella Trend Vision 2017 sẽ được tổ chức vào ngày 6/7/2017. Ông Trần Đức Phương, Thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Phú Thái - đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền thương hiệu Wella tại Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi chia sẻ: cuộc thi nhằm tạo ra một sân chơi mới cho các nhà tạo mẫu. Bên cạnh mục đích chọn ra thí sinh tham dự kỳ thi quốc tế, các Vòng thi Quốc gia còn tạo ra một đội ngũ các nhà tạo mẫu có chung chí hướng, sẵn sàng hội nhập quốc tế để chinh phục đỉnh cao thế giới. Trong một tương lai gần, chúng ta có thể biến ước mơ thành hiện thực nếu cùng nhau chung tay vì một ngành tóc Việt Nam phát triển. Lễ phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng xuất sắc về thiết kế tóc International Trend Vision Award là giải thưởng được tổ chức hàng năm bởi thương hiệu Wella toàn cầu. Cuộc thi thu hút sự tham dự của hàng trăm đội thi đến từ các cường quốc thời trang tóc trên toàn thế giới: Anh, Australia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ... Mỗi quốc gia được cử tối đa 2 đội thi cho các hạng mục Colour và Creative. Chung kết cuộc thi Wella Trend Vision quốc tế được tổ chức luân phiên tại Thủ đô hoặc các thành phố lớn danh tiếng của các châu lục. Cuộc thi Trend Vision quốc tế 2017 sẽ được tổ chức tại London vào tháng 10/2017. Cuộc thi được kỳ vọng sẽ mang lại tiếng vang hoành tráng nhất từ trước tới nay vì sẽ nằm trong chuỗi sự kiện London Fashion Week 2017 - sự kiện thời trang được mong chờ nhất thế giới. Thục AnhTĐKT - Sáng ngày 9/5, tại trụ sở Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã diễn ra họp báo về việc tổ chức Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI – năm 2017. Festival Di sản Quảng Nam là sự kiện nhằm quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam và đặc trưng văn hóa của Quảng Nam.
Sự kiện diễn ra từ ngày 7/6 - 14/6, do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Quốc gia UNESCO phối hợp tổ chức. Festival Di sản Quảng Nam sẽ diễn ra trên nhiều địa bàn huyện, thị của tỉnh, trong đó, có hai trung tâm quy tụ nhiều sự kiện là TP Tam Kỳ và TP Hội An.
Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn luôn huyền bí và hấp dẫn du khách
Tại họp báo, ban tổ chức cho biết, Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI có nhiều hoạt động trình diễn, triển lãm, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của đất và người xứ Quảng. Điểm nhấn của sự kiện là “Liên hoan Hô, hát Bài chòi các tỉnh miền Trung Việt Nam và trình diễn các Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh”. Liên hoan này có sự tham gia của 19 tỉnh, thành, hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả và du khách những phần trình diễn di sản đặc sắc.
Đặc biệt, sự kiện Hợp xướng quốc tế (diễn ra từ ngày 7 -10/6/2017) với sự tham gia của 32 đoàn, 1500 nghệ sĩ đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng hứa hẹn mang đến công chúng những "bữa tiệc" âm nhạc đầy lý thú.
Ngoài ra, các sự kiện nằm trong chương trình Festival: “Festival tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam và thế giới”, “Giải lướt ván buồm vô địch thế giới”, “Liên hoan ẩm thực quốc tế”... dự kiến thu hút hàng nghìn vận động viên, nghệ nhân đến từ 30 quốc gia tham dự.
Cũng nhân sự kiện này, tỉnh Quảng Nam sẽ khai trương các tuyến, điểm du lịch mới: rừng cây Pơ Mu ở Tây Giang, du lịch đảo Tam Hải, trải nghiệm trồng sâm Ngọc Linh, tour du lịch kết nối 3 đảo Cù Lao Chàm – Lý Sơn – Tam Hải.
Hồng Thiết
Họp báo Giải vô địch Bóng bàn toàn quốc Báo Nhân Dân lần thứ 35
TĐKT - Sáng 9/5, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp Tổng cục Thể dục Thể thao, Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Dương tổ chức họp báo thông tin về Giải vô địch Bóng bàn toàn quốc Báo Nhân Dân lần thứ 35 - năm 2017 tranh cúp Petrovietnam - Đạm Cà Mau. Giải đấu sẽ diễn ra từ ngày 14/5 - 21/5 tại Nhà thi đấu tỉnh Hải Dương, là hoạt động thiết thực kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2017). Giải năm nay có sự tham gia của 140 vận động viên đến từ 15 đoàn bóng bàn của các tỉnh, thành phố, ngành, doanh nghiệp trên toàn quốc. Họp báo thông tin về Giải Các vận động viên tham gia tranh tài ở 7 nội dung: đồng đội nam - đồng đội nữ, đơn nam - đơn nữ, đôi nam - đôi nữ và đôi nam nữ. Theo điều lệ giải, ở các hạng mục đồng đội nam và đồng đội nữ sẽ thi đấu theo 2 giai đoạn (mỗi đội gồm 3 vận động viên thi đấu 5 trận đơn): giai đoạn 1: chia bảng, thi đấu vòng tròn xếp hạng trong bảng; giai đoạn 2 thi đấu loại trực tiếp. Mỗi tỉnh, thành phố, ngành được cử thi đấu một đội nam và một đội nữ (mỗi đội không quá 5 vận động viên). Riêng những địa phương và các đơn vị đã thành lập Liên đoàn và Câu lạc bộ được Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam công nhận được cử 1 đội nam, 1 đội nữ (mỗi đội không quá 5 vận động viên). Địa phương đăng cai giải được cử thêm 2 vận động viên nam, 2 vận động viên nữ cho mỗi đội. Để động viên các tay vợt trẻ có tài năng, ban tổ chức cũng quy định trong 2 vận động viên đó của mỗi đội phải có 1 vận động viên nam và 1 vận động viên nữ từ 18 tuổi trở xuống. Bên cạnh 7 bộ huy chương (mỗi bộ có 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba) với tổng cộng 28 giải, ban tổ chức sẽ trao tặng 2 giải triển vọng dành cho 2 vận động viên trẻ nam, nữ xuất sắc nhất và 2 phần quà tặng thưởng dành cho địa phương đăng cai tổ chức giải và địa phương tích cực xây dựng phong trào bóng bàn cơ sở. Năm nay, ban tổ chức tiếp tục thực hiện bảo hiểm thân thể cho các vận động viên trong thời gian diễn ra giải đấu với mức bảo hiểm 200 triệu đồng/người. Để kỷ niệm dấu mốc 35 năm tổ chức giải, giá trị các giải thưởng sẽ tăng cao kỷ lục so với mùa giải năm trước. Ngoài ra, để động viên các nữ vận động viên trẻ tham gia giải, Ban tổ chức sẽ tiếp tục tổ chức bầu chọn Hoa khôi Giải vô địch bóng bàn toàn quốc Báo Nhân Dân lần thứ 35, với sự tham gia bình chọn của các thành viên Ban tổ chức, đại diện các đoàn, các trọng tài và báo chí dự, theo dõi giải đấu. Các nhà tài trợ cũng có những giải thưởng riêng với nhiều quyền lợi dành tặng Hoa khôi bóng bàn mùa giải năm 2017. Phương ThanhTrao giải và khai mạc Triển lãm ảnh “Thủ đô Hà Nội xanh - sạch - đẹp" năm 2016
TĐKT - Ngày 4/5, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội tổ chức Lễ trao giải và khai mạc Triển lãm ảnh “Thủ đô Hà Nội xanh - sạch - đẹp 2016”. Cuộc thi ảnh được triển khai từ 15/7 đến 20/11/2016 nhằm tuyên truyền xây dựng môi trường Thủ đô Hà Nội xanh, sạch, đẹp, từng bước nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc chung tay bảo vệ môi trường, chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên TP Hà Nội. Trong thời gian diễn ra cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được 1.619 tác phẩm ảnh đơn và 20 tác phẩm ảnh bộ của 297 tác giả. Các tác phẩm dự thi đều bám sát chủ đề của cuộc thi, tuyên truyền bảo đảm trật tự, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường để thành phố sáng, xanh, sạch, đẹp theo 3 nhóm trọng tâm: Hà Nội xanh, Hà Nội sạch, Hà Nội đẹp. Ban tổ chức trao giải cho tác giả đạt giải đặc biệt của cuộc thi Tại lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh, Ban Tổ chức đã trao 1 giải đặc biệt, 2 giải nhất, 3 giải nhì, 6 giải ba và 24 giải khuyến khích cho các tác giả. Triển lãm thu hút sự quan tâm của nhiều người ngay từ buổi đầu khai mạc Diễn ra từ 4/5 - 8/5/2017, tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Triển lãm ảnh “Thủ đô Hà Nội xanh - sạch - đẹp” hứa hẹn là nơi cung cấp thông tin toàn cảnh và những hình ảnh đa chiều về các hoạt động bảo vệ môi trường, chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị... trên địa bàn TP Hà Nội, góp phần tạo chuyển biến về trật tự, kỷ cương và nếp sống văn minh đô thị thông qua việc tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh và hiện đại. Thục AnhĐà Nẵng khen thưởng các tác giả có tác phẩm đạt các giải thưởng văn học - nghệ thuật cấp quốc gia
TĐKT - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa ký quyết định thưởng cho 20 tác giả và 4 nhóm tác giả thuộc thành phố có tác phẩm đạt các giải thưởng văn học - nghệ thuật cấp quốc gia năm 2015 và 2016, với tổng số tiền thưởng là 92,8 triệu đồng. Các tác phẩm được giải thưởng thuộc các lĩnh vực: nhiếp ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, múa, sân khấu và điện ảnh. Theo Quyết định số 4010/QĐ-UBND ngày 11/6/2013 của UBND TP Đà Nẵng về chế độ khen thưởng đối với tác giả thuộc thành phố đạt giải thưởng văn học - nghệ thuật cấp quốc gia, UBND thành phố thống nhất thưởng thêm bằng 50% tiền thưởng cấp quốc gia cho các tác giả thuộc thành phố có tác phẩm đạt giải thưởng văn học - nghệ thuật tại các giải thưởng, hội thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp cấp quốc gia. Trần Danh NamTĐKT- Ngày 25/4, tại Hà Nội diễn ra cuộc họp báo về một sự kiện vui chơi giải trí dành cho trẻ em mang tên: Vùng đất Tò Mò – Nơi trí tưởng tượng bắt đầu. Sự kiện sẽ diễn ra tại Công viên mùa xuân – Ecopark vào ngày 28/5.
Vùng đất Tò Mò hướng tới sự tưởng tượng phong phú
Hoạt động vui chơi này do Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đông Hiệp (DHTI) tổ chức như một sự kiện đặc biệt để thông qua đó giới thiệu với bố mẹ các em nhỏ rằng “Vùng đất Tò Mò là một trong những sản phẩm của Mamamy, nó được tạo nên bởi trí tưởng tượng, sức sáng tạo vô tận, nó là một nơi để minh chứng rằng sự tưởng tượng có sức mạnh kỳ diệu, dẫn lối con người ta đến thành công.” Mamamy muốn song hành cùng các phụ huynh, đặt nền tảng cho sự thành công sau này của con trẻ, và tạo điều kiện, tạo môi trường, khích lệ cho các con được tự do tưởng tượng, tự do sáng tạo để thành công.
Ông Bùi Minh Tuấn Giám đốc điều hành DHTI cho biết, Ở Vùng đất Tò Mò (VĐTM) này, bố mẹ sẽ được cùng các con nhìn ngắm, trải nghiệm, cảm nhận, vui chơi những thứ hoàn toàn lạ lẫm mà chỉ nơi đây mới có: những cây cổ thụ màu hồng, những khóm nấm cao đến cả 3m, màu tím đỏ mọc ra từ đất, cả một nhà máy sản xuất kẹo bông, những loài động vật cũng chỉ có trong tưởng tượng như khủng long bạo chúa, thậm chí còn trên cả tưởng tượng vì khủng long bạo chúa này còn có cánh.
VĐTM còn tổ chức những trò chơi rèn luyện thể lực, tính gắn kết, tính khéo léo, kiên nhẫn, sáng tạo cho các bé mà cho cả bố mẹ các bé cùng tham gia. Bố mẹ các bé có thể cùng cảm nhận, cùng tìm hiểu những thứ mà VĐTM muốn truyền tải để họ thực sự tin rằng, sự tưởng tượng, sức sáng tạo là vô tận, là sức mạnh dẫn dắt con người ta đến thành công, từ đó khích lệ, tạo điều kiện, tạo thêm môi trường để con họ, cháu họ, những đứa trẻ được thỏa sức sáng tạo, thỏa sức tưởng tượng.
Một góc vui chơi tại Vùng đất Tò Mò
VĐTM cũng là một sản phẩm của sự văn minh. Ở đây, không có rác vứt bữa bãi, không có chen lấn, xô đẩy mà ai cũng tuần tự xếp hàng. Năm 2016, sau một ngày mưa tầm tã, phục vụ hơn 10.000 người, Ban Tổ chức tự hào đã bàn giao lại cho đơn vị tài trợ địa điểm Eco-Park một công viên mùa Xuân nguyên vẹn, sạch bong, một vườn ổi trĩu trịt lúc đầu thế nào về sau vẫn như thế. Đến cả nhà vệ sinh lúc nào cũng sạch sẽ.
Hồng Thiết – Mai Thảo
Tiếp tục bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phật giáo Việt Nam
TĐKT - Ngày 20/4, tại Hà Nội, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Tọa đàm phối hợp quảng bá, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần xây dựng định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam mang dấu ấn thời đại mới. Tại Tọa đàm, các đại biểu chỉ ra rằng, hoạt động tôn giáo là một trong những hoạt động văn hóa tinh thần quan trọng trong xã hội Việt Nam. Trong hệ thống di sản văn hóa, các công trình, hoạt động Phật giáo và liên quan đến Phật giáo chiếm tỷ trọng lớn. Các công trình, cơ sở Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa chịu sự quản lý Nhà nước về di sản văn hóa của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và về văn hóa cơ sở của các cấp chính quyền địa phương. Trên thực tế hiện nay có những bất cập trong việc quản lý, sử dụng, bảo tồn, tôn tạo, tổ chức các hoạt động và phát huy giá trị di tích là cơ sở Phật giáo: tôn vinh các giá trị di sản, xếp hạng di tích, tu bổ tôn tạo, hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, bảo vệ môi trường… Vì vậy, thời gian tới, cần tăng cường sự phối hợp giữa Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong quảng bá, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam. Tọa đàm phối hợp quảng bá, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam Một số đại biểu cho rằng, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam là đồng thời làm tốt việc kế thừa và phát triển di sản nhưng phải tạo được dấu ấn, có tính đặc trưng của thời đại; đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, khả thi và đúng quy định pháp luật của Nhà nước. Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên, một trong những yêu cầu rất cần thiết trong công tác quảng bá, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam đó là tăng cường biểu dương các vị sư trụ trì của các chùa đã và đang duy trì, gìn giữ trang nghiêm các di sản; đồng thời vận động được đông đảo các phật tử đóng góp để tu bổ, tôn tạo, làm cho các di sản Phật giáo thêm khang trang, trở thành các công trình có giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá của nhân loại. Mai ThảoTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 60
- 61
- 62
- 63
- 64
- …
- sau ›
- cuối cùng »