TĐKT - Phát huy tinh thần Đồng Khởi năm xưa, phong trào “Đồng Khởi mới” giai đoạn 2015 - 2020 đã được các cấp, ngành và người dân tỉnh Bến Tre tích cực hưởng ứng với tinh thần “nhà nhà thi đua, người người thi đua, ngành ngành thi đua”, mang lại hiệu quả thiết thực.
TP Bến Tre được công nhận là đô thị loại II
Tháng 1/2015, đúng vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày Bến Tre Đồng Khởi, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU về phát động phong trào thi đua “Đồng Khởi mới” trên cơ sở phát huy truyền thống Đồng Khởi anh hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc năm 1960 thành phong trào Đồng Khởi trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, khơi dậy lòng yêu nước, tính năng động, sáng tạo, cần cù trong lao động, cổ vũ sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mạnh mẽ nội lực, tạo động lực mới, đề ra các giải pháp cụ thể thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.
Các cơ quan, đơn vị các cấp trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch, đăng ký thực hiện phong trào thi đua “Đồng Khởi mới”, tạo bước chuyển biến khá tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Yếu tố tinh thần “Đồng khởi” được vận dụng, lan tỏa trong cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh và các phong trào khác như: Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, Đồng khởi trong xây dựng nông thôn mới, Đồng khởi trong trữ nước mưa, nước ngọt… Từ đó, phong trào Đồng Khởi mới ngày càng đi vào chiều sâu và đạt nhiều kết quả thiết thực.
Qua 5 năm triển khai với phương châm 2 chân, 3 mũi (3 khâu đột phá), phong trào đã giành được thắng lợi. Công tác xây dựng Đảng được đổi mới, chất lượng, hiệu quả được nâng lên; văn hóa từng bước lan tỏa, thấm sâu vào từng cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. Kinh tế phát triển toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội X đều đạt kết quả khá, dự kiến có 20/22 chỉ tiêu nhiệm kỳ đạt và vượt.
Đặc biệt, chương trình Đồng khởi, khởi nghiệp thoát nghèo, làm giàu được triển khai đồng bộ với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt kết quả tích cực, thông qua các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, người cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Có 8.889 hộ được hỗ trợ phát triển sinh kế thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp; 2.836 hộ sản xuất phi nông nghiệp. Qua rà soát hộ nghèo cuối năm 2019, có hơn 8.410 hộ thoát nghèo; trong đó có 5.800 hộ thoát nghèo bền vững theo 3 tiêu chí của Đề án sinh kế. Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh từ 12,11% năm 2015 giảm còn 5,3% cuối năm 2019 và dự kiến cuối năm 2020 giảm còn 4,6 %. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh từ 5,1% năm 2015 lên 7,39% năm 2019 và thu nhập bình quân đầu người từ 27 triệu đồng năm 2015 lên 38,7 triệu đồng năm 2019.
Hạ tầng đô thị tiếp tục được tập trung, tốc độ đô thị hóa chuyển biến tích cực, tỷ lệ đô thị hóa từ 10% vào năm 2015 dự kiến tăng lên 22% vào năm 2020. Công tác lập quy hoạch đô thị luôn được tập trung thực hiện. Hạ tầng công nghiệp được tập trung đầu tư, khu công nghiệp lấp đầy 100%; hệ thống mạng lưới truyền tải điện được cải tạo, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99,85%. Thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển khá. Xuất nhập khẩu duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.520 triệu USD, đạt bình quân 13,5%/năm.
Các địa phương tập trung đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, tạo ra phong trào “Nhà nhà thi đua, người người thi đua” chung tay xây dựng nông thôn mới. Đến nay, Bến Tre có 49 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh; có 19 xã đạt 15 - 18 tiêu chí; 57 xã đạt 10 - 14 tiêu chí; 18 xã đạt 8 tiêu chí; không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trung bình đạt 14,45 tiêu chí/xã (tăng 4,26 tiêu chí so với năm 2015).
Song song với đó, tỉnh Bến Tre tập trung xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; trọng tâm là đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo chuyển biến mạnh mẽ về tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ được nâng lên; công tác tự phê bình và phê bình được tiến hành thường xuyên... Phương châm "Tỉnh nắm tới xã; huyện nắm tới ấp, khu phố; xã nắm tới hộ gia đình" tạo được sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và nhân dân.
Trong thời gian tới, Bến Tre sẽ tiếp tục tập trung thực hiện tốt ba nhiệm vụ trọng tâm và ba khâu đột phá cụ thể với tinh thần “Đồng lòng, đồng bộ, đồng loạt” trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và có hiệu quả phong trào thi đua “Ðồng khởi mới” gắn với các phong trào thi đua trọng tâm để tạo xung lực chính trị mới, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng kinh tế phát triển nhanh và toàn diện.
Minh Phương
Phong trào thi đua
TĐKT - Phát huy tinh thần và sự nhiệt huyết, sức sáng tạo của tuổi trẻ, những năm qua, đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã và đang hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh nhiều hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
ĐVTN Đại Từ tham gia xây dựng tuyến đường “Tháp sáng làng quê” trên địa bàn huyện
Đồng chí Phạm Thanh Tùng, Bí thư Huyện đoàn Đại Từ cho biết: Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương, tuổi trẻ Đại Từ luôn là lực lượng xung kích trong thực hiện phong trào. Hơn 5 năm qua, lực lượng thanh niên trên địa bàn huyện đã cùng nhân dân đóng góp trên 500 triệu đồng cùng nhiều ngày công để xây dựng tuyến đường “Thắp sáng làng quê”.
Nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, phù hợp đã được các ĐVTN thực hiện trong những năm qua như: Đào đắp lề và sửa chữa trên 50 km đường giao thông nông thôn; tổ chức nạo vét gần 100 km kênh mương nội đồng; hỗ trợ tu sửa 350 nhà văn hóa, điểm vui chơi thiếu nhi; đóng góp hàng nghìn công lao động giúp đỡ các gia đình chính sách, đối tượng khó khăn, tu sửa các công trình phúc lợi khác…
Cùng với đó, để khắc phục tình trạng bao bì, chai lọ, thuốc trừ sâu đã sử dụng vứt la liệt gây ô nhiễm môi trường, Huyện đoàn đã phát động xây dựng gần 600 bể chứa rác thải, thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng. Đồng thời, tổ chức các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường gắn với các chương trình Ngày thứ bảy tình nguyện, Ngày chủ nhật xanh…
Đặc biệt, đồng hành cùng ĐVTN trên đường lập thân, lập nghiệp, Huyện đoàn đã tổ chức nhiều gặp mặt giao lưu, tọa đàm với thanh niên đang sinh sống tại địa phương và thanh niên làm ăn xa nhà nhằm lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN, từ đó có kế hoạch tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho các đoàn viên.
Đồng thời, Huyện đoàn luôn đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, khuyến khích đoàn viên xây dựng các mô hình trang trại, giúp nhau làm kinh tế nhằm giúp thanh niên có thu nhập cao trên chính mảnh đất quê hương mình.
Theo đồng chí Phạm Thanh Tùng, để hỗ trợ vốn cho ĐVTN phát triển kinh tế, Huyện đoàn đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ đạo rà soát, hướng dẫn ĐVTN vay vốn phát triển sản xuất. Nhờ vậy, đến nay, 100% đoàn các xã, thị trấn đều có mô hình thanh niên phát triển kinh tế, Câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế, trong đó có nhiều mô hình kinh tế điểm của huyện do thanh niên làm chủ. Điển hình như: Mô hình hợp tác xã sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP tại 2 xã Minh Tiến, Phú Cường; mô hình nuôi thỏ thương phẩm và chế biến các sản phẩm từ thịt thỏ ở xã Tân Linh…
Không chỉ tiên phong phát triển kinh tế, tuổi trẻ Đại Từ luôn nêu cao tinh thần xung kích, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tình nguyện giúp đỡ cộng đồng. Từ năm 2015 đến nay, thông qua các hoạt động cụ thể như Chương trình tình nguyện mùa Đông, Xuân ấm yêu thương, Ngày hội Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo…, Đoàn các đơn vị trực thuộc và Đoàn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đại Từ đã tổ chức trao tặng trên 3.500 suất quà với tổng trị giá gần 1,2 tỷ đồng cho các gia đình chính sách, trẻ em nghèo vượt khó, người già neo đơn tại nhiều vùng khó khăn trong và ngoài huyện.
Song song với đó, Huyện đoàn đã phối hợp với Bệnh viện đa khoa, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ huyện thực hiện khám, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho trên 1.700 người cao tuổi, gia đình chính sách, thanh thiếu nhi và người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Theo đánh giá của đồng chí Bí thư Huyện đoàn, những hoạt động tình nguyện trên đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, động viên tinh thần cho người dân đặc biệt với những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Với những kết quả đạt được trong 5 năm vừa qua, tuổi trẻ Đại Từ đã khẳng định được bản lĩnh, vai trò xung kích và sự cống hiến của tuổi trẻ, thanh niên trên mọi lĩnh vực. Các phong trào thi đua sôi nổi của tuổi trẻ huyện Đại Từ đã từng bước đi vào cuộc sống, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bảo Linh
TĐKT - Ngày 13/4, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động trực tuyến hưởng ứng thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về “Vận động toàn dân hiến máu tình nguyện”.
Dự Lễ phát động có: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, cùng 577 đại biểu tham dự từ 67 điểm cầu trên cả nước.
Phát biểu tại Lễ phát động, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, năm 2020, tròn 20 năm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 43 (7/4/2000 - 7/4/2020) lấy ngày 7/4 hằng năm là Ngày “Toàn dân hiến máu tình nguyện”. Từ đó, hiến máu tình nguyện đã tạo thành phong trào rộng khắp, thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Mạng lưới vận động hiến máu tình nguyện và Ban Chỉ đạo đã được thành lập ở 100% các tỉnh, thành phố, huyện, thị xã và 85% ở các xã, phường, thị trấn trong cả nước. Từ năm 2000 đến nay đã vận động và tiếp nhận được trên 16 triệu đơn vị máu. Năm 2019 tiếp nhận số đơn vị máu gấp 4,7 lần so với năm 2000; tỷ lệ dân số hiến máu gấp 5 lần.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi lễ
“Với thông điệp “Một giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại”, đã có nhiều sự kiện tạo dấu ấn, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào hiến máu tình nguyện của cả nước như: “Lễ hội Xuân hồng”, “Những giọt máu hồng hè”, “Hành trình đỏ”, “Chủ nhật đỏ””, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, hiện nay nguồn máu cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân chỉ đáp ứng được khoảng 75% nhu cầu; lực lượng hiến máu còn khiêm tốn; tỷ lệ người hiến máu nhắc lại còn thấp; tình trạng thiếu nguồn người hiến máu còn phổ biến trong dịp học sinh, sinh viên nghỉ hè, kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nhất là khi dịch bệnh, thiên tai, tai nạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra.
Đặc biệt, trong thời gian qua, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, việc đảm bảo nguồn cung cấp máu bị ảnh hưởng và càng gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ thiếu trầm trọng trên phạm vi cả nước, đặt ra yêu cầu, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người để góp phần giải quyết tình trạng trên.
Trân trọng nhắc tới thư kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước về “Vận động toàn dân Hiến máu tình nguyện” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào ngày 15/3, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết, trong bức thư nêu rõ: Vì sức khỏe cộng đồng, vì sức khỏe của chính mình, đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, mỗi người khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn, hãy sẵn sàng, hăng hái tham gia hiến máu và tích cực vận động mọi người cùng hiến máu, đồng thời cũng là giúp cho mỗi người kiểm tra sức khỏe của mình, vì một xã hội khỏe mạnh và nhân văn, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, sự phát triển bền vững của đất nước.
Để hưởng ứng, tích cực thực hiện thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước theo Kế hoạch số 18 ngày 20/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố, các tổ chức thành viên cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức về ý nghĩa của việc hiến máu, tạo chuyển biến từ nhận thức thành hành động.
“Mọi người đều thể hiện trách nhiệm, nhất là phát huy tính nêu gương để đăng ký hiến máu và ủng hộ các hoạt động hiến máu tình nguyện, tạo nét đẹp văn hóa, nhân văn trong xã hội”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị.
Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của Ban công tác Mặt trận ở các địa bàn dân cư, của các tổ chức thành viên để thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đoàn viên, hội viên tham gia hiến máu, từ miền núi đến đồng bằng, từ cán bộ, công chức đến lực lượng vũ trang, công nhân tại các khu công nghiệp, đặc biệt là sinh viên các trường đại học, cao đẳng, lực lượng nòng cốt của phong trào; đồng thời phối hợp với ngành y tế để đảm bảo an toàn công tác tiếp nhận và cung cấp máu, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp hiện nay nhằm đảm bảo an toàn cho người hiến máu, an toàn cho người nhận máu và an toàn cho nhân viên y tế.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị cần có các hình thức biểu dương, tôn vinh, ghi nhận những người đã tình nguyện hiến máu, hiến máu nhiều lần, hiến máu khẩn cấp, những người vừa hiến máu vừa vận động người khác cùng hiến máu, tạo động lực, niềm tin và sự phấn khởi cho người hiến máu.
Ngay sau Lễ phát động, cán bộ, công chức cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam đã thực hiện hiến máu tình nguyện tại trụ sở UBTƯ MTTQ Việt Nam
“Ủy ban MTTQ cần phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành phố và các cơ quan truyền thông để thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu và nhân rộng các gương điển hình, các mô hình tổ chức hiến máu tình nguyện hiệu quả, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng yêu cầu Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố thực hiện thật hiệu quả, góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua đối với các hoạt động nhân đạo, cùng ngành y tế giải quyết tình trạng khan hiếm máu, mang lại niềm vui, sự sống cho nhiều người.
Là những người thầy thuốc trực tiếp điều trị và hiểu rõ được sự cần thiết của việc hiến máu tình nguyện, anh Trần Văn Thuấn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam khẳng định, với trách nhiệm của mình, mỗi cá nhân trong hội sẽ tiếp tục vận động lực lượng thanh niên, thế hệ trẻ tích cực tham gia hiến máu. Hội sẽ làm theo đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho người hiến máu, người nhận máu.
“Với sự vào cuộc của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, mỗi đoàn viên, hội viên sẽ tích cực hưởng ứng và phát huy trách nhiệm của mình trong hoạt động hiến máu, cứu người đầy ý nghĩa này”, anh Trần Văn Thuấn chia sẻ.
Ngay sau Lễ phát động, cán bộ, công chức cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam đã thực hiện hiến máu tình nguyện tại trụ sở UBTƯ MTTQ Việt Nam. Tại điểm cầu Hà Nội, Ủy ban MTTQ thành phố đã tổ chức hiến máu tình nguyện với sự tham gia của 50 người.
Hưng Vũ
Tập trung 3 khâu đột phá, giữ vững mạch máu thông tin liên lạc
TĐKT - Phát huy truyền thống, chủ động sáng tạo, 5 năm qua, phong trào thi đua Quyết thắng (TĐQT) đã góp phần quan trọng xây dựng Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL) vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện hiệu quả, thắng lợi chủ trương xây dựng Binh chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Các đại biểu tham quan một số mô hình, thiết bị kỹ thuật của Binh chủng TTLL Thời gian qua, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ công tác thi đua, khen thưởng và phong trào TĐQT. Trong đó, chú trọng tổ chức các đợt thi đua cao điểm, đột kích gắn với đặc điểm, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị; kết hợp triển khai phong trào TĐQT với các cuộc vận động, các phong trào thi đua của các cấp, các ngành, các tổ chức quần chúng; đồng thời xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến; tuyên truyền gương “Người tốt, việc tốt”; thúc đẩy các tập thể, cá nhân hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và 3 khâu đột phá của phong trào TĐQT. Phong trào TĐQT của Binh chủng đã khơi dậy trong cán bộ, chiến sĩ tính chủ động, tinh thần khắc phục khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng thông tin liên lạc quân sự và năng lực mạng viễn thông quốc gia. Nổi bật là: Đề xuất với Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản quy phạm quản lý nhà nước về lĩnh vực TTLL quân sự; quản lý, điều hành, khai thác hệ thống thông tin; điều chỉnh, nâng cấp mở rộng các tổng đài nút cấp chiến lược, quy hoạch các tuyến truyền dẫn ở các khu vực trọng điểm; mở rộng mạng VSAT nhất là các trạm cơ động và trên tàu biển; nâng cấp mạng TSL để ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và tự động hóa chỉ huy; quy hoạch mạng thông tin vô tuyến điện tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh; trao đổi hạ tầng với các doanh nghiệp viễn thông; triển khai lắp đặt 16 bộ tổng trạm chiến lược, chiến dịch thuộc dự án T4CĐ... Cùng với đó, Binh chủng duy trì nghiêm nền nếp sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ); bảo đảm tốt TTLL, truyền hình phục vụ các cuộc diễn tập của Bộ Quốc phòng và các đơn vị toàn quân; nhiệm vụ A2, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; các sự kiện chính trị quan trọng; các dịp lễ, tết và nhiệm vụ đột xuất khác; thực hiện thắng lợi “Chiến lược phát triển hệ thống TTLL quân sự giai đoạn 2011- 2020” góp phần đưa hệ thống TTLL quân sự phát triển mới về chất ở cả 3 cấp: Chiến lược, chiến dịch, chiến thuật; cả hệ thống thông tin cố định và thông tin cơ động. Công tác kỹ thuật và thực hiện Cuộc vận động 50 đã có bước phát triển mới cả chiều rộng và chiều sâu, hướng vào mục tiêu phát huy mọi nguồn lực, vươn lên làm chủ công nghệ và chủ động nghiên cứu, sản xuất, bảo đảm trang bị, vật tư, khí tài thông tin, nhất là các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới. Phong trào thi đua “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ” và hoạt động “Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo” được phát huy mạnh mẽ. Tham gia cấp toàn quân, Binh chủng đã đạt 7 giải nhất, 12 giải nhì, 11 giải ba, 17 giải khuyến khích. Hàng trăm công trình, sáng kiến ứng dụng, đánh dấu sự nỗ lực vượt bậc, trưởng thành toàn diện của đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật. Phong trào thi đua “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, “Xây dựng đơn vị quản lý tài chính tốt” đã động viên cán bộ, chiến sĩ đẩy mạnh tăng gia sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống bộ đội. Hệ thống cơ sở doanh trại được đầu tư, quy hoạch, xây dựng khang trang sạch đẹp; quân số khỏe đạt trên 99,25%; các cơ quan, đơn vị đều có nếp sống vệ sinh khoa học. Phong trào thi đua “Xây dựng đơn vị quản lý tài chính tốt” tiếp tục được đẩy mạnh. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Binh chủng quản lý tài chính, tài sản chặt chẽ, không để xảy ra thất thoát; thực hiện tốt các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm. Đặc biệt, từ phong trào TĐQT, Binh chủng TTLL đã hoàn thành xuất sắc ba khâu đột phá: Đột phá vào công tác tổ chức biên chế; đột phá về nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học; đột phá trong xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật, cải cách hành chính quân sự. Đáng chú ý, Binh chủng đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng nền nếp chính quy, chấp hành pháp luật, kỷ luật; nhiều mô hình được triển khai như: “Mỗi tuần học một điều luật” của 5 lữ đoàn; “Tháng hành động theo Điều lệnh” của hai nhà trường; “Câu lạc bộ 5 không”, “Tổ tư vấn tâm lý quân nhân” của Lữ đoàn 596, Lữ đoàn 132, Lữ đoàn 139 đã nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật của bộ đội, tỷ lệ vi phạm kỷ luật giảm 0,03% so với giai đoạn 2009 - 2014. Tích cực tổ chức hội nghị qua truyền hình; chuyển công văn qua Cổng thông tin điện tử Binh chủng nhằm tiết kiệm chi phí. Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Binh chủng đã hỗ trợ 113 xã xây dựng nông thôn mới; huy động hàng chục nghìn ngày công và trên 2 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân thi công hơn 100 km đường bê tông nông thôn; hỗ trợ chống cháy rừng, tặng quà, cấp phát thuốc miễn phí, qua đó thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Các đợt thi đua cao điểm và đột kích cứ thế nối tiếp nhau, hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và các mục tiêu của phong trào TĐQT. Từ đó đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trên mọi lĩnh vực công tác. Binh chủng đã có 75 chiến sĩ thi đua toàn quốc và toàn quân, trên 500 điển hình tiên tiến được biểu dương, tôn vinh ở cấp cơ sở; trên 100 điển hình tiên tiến được biểu dương, tôn vinh cấp Binh chủng. Đó là những tập thể tiêu biểu trong triển khai hiệu quả phong trào TĐQT; bảo đảm TTLL, SSCĐ; huấn luyện, giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học; trong phong trào thi đua của các ngành kỹ thuật, hậu cần, tài chính. Đó là những cá nhân tiêu biểu về bản lĩnh, ý chí, nghị lực, quyết tâm, tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ; tinh thần chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tích cực tự học vươn lên làm chủ khoa học công nghệ, cải tiến nâng cao năng suất lao động, tinh thần tự học tập ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Những điển hình tiên tiến của Binh chủng trong 5 năm qua đã tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” và truyền thống vẻ vang của Bộ đội TTLL 2 lần Anh hùng. Nhiệm vụ bảo đảm TTLL trước tình hình mới ngày càng cao, đòi hỏi công tác TĐKT và phong trào TĐQT luôn phải chủ động, sáng tạo, vươn tới những đỉnh cao mới, Binh chủng sẽ tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về công tác TĐKT. Kết hợp chặt chẽ phong trào TĐQT với các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, quân đội, gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm TTLL, SSCĐ và 3 khâu đột phá; xây dựng Binh chủng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nguyệt HàPhát động phong trào hiến máu tình nguyện trong lực lượng công an nhân dân
TĐKT - Ngày 8/4, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động phong trào hiến máu tình nguyện trong lực lượng công an nhân dân (CAND) với chủ đề “Hành trình giọt máu nghĩa tình”. Lễ phát động nhằm hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện và Thư của Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an ngày 6/4 gửi toàn thể cán bộ, chiến sĩ CAND, vận động tích cực tham gia hiến máu tình nguyện, vì một xã hội khỏe mạnh và nhân văn, vì sức khỏe cộng đồng và sức khỏe chính mình. Trong ngày đầu tiên triển khai, lực lượng Công an đã hiến tặng gần 2.000 đơn vị máu. Trong những năm qua, cùng với các phong trào hiến máu tình nguyện rộng khắp trên cả nước, phong trào hiến máu tình nguyện trong CAND đã được tổ chức nhiều lần và nhân rộng bằng nhiều hoạt động phong phú, cụ thể, thiết thực, góp phần cùng với cộng đồng, xã hội giúp cho người bệnh kịp thời có máu để điều trị. Tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ CAND phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần vì nhân dân phục vụ. Ngoài việc tiếp tục thực hiện các công điện, mệnh lệnh chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh trấn áp tội phạm và phòng, chống dịch COVID-19, lực lượng CAND cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội; đồng thời với nghĩa cử cao đẹp “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, hăng hái tình nguyện tham gia hiến máu cứu người. Tất cả lực lượng, các đơn vị công an, địa phương động viên cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyện. Mỗi đơn vị công an địa phương phấn đấu tình nguyện hiến hơn 1.000 đơn vị máu, trong đó riêng Công an TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mỗi đơn vị hiến 5.000 đơn vị máu, đặc biệt chú trọng nhóm máu khan hiếm. Những người tham gia hiến máu tập trung là lực lượng cán bộ trẻ, đoàn viên thanh niên CAND, học viên, sinh viên các Học viện, Trường CAND, Cảnh sát Cơ động. Phát biểu tại buổi lễ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê ghi nhận, đánh giá cao nghĩa cử cao đẹp, đầy lòng nhân ái, tính nhân văn sâu sắc của những cán bộ, chiến sĩ CAND đã tham gia hiến máu tình nguyện, khẳng định tinh thần, trách nhiệm, tình cảm của mỗi cán bộ, chiến sĩ đối với đất nước, với cộng đồng xã hội, góp sức, chung tay vì sức khỏe của nhân dân… Ngay sau buổi lễ, cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị: Văn Phòng Bộ Công an, Cục Truyền thông Công an nhân dân, Cục Cảnh sát Giao thông, Cục kỹ thuật nghiệp vụ... đã tham gia hiến được gần 200 đơn vị máu. Công an các tỉnh, thành phố như Công an TP Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Thanh Hóa cũng đã đồng loạt tổ chức hiến tặng được hơn 1.200 đơn vị máu trong ngày đầu triển khai chương trình. Tất cả các chương trình hiến máu tình nguyện trong CAND đều được triển khai đúng theo tinh thần “giãn cách xã hội” theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Công an các đơn vị, địa phương khác cũng đang lên kế hoạch, dựa vào tình hình thực tế để thực hiện phong trào tình nguyện hiến máu trong thời gian sớm nhất, dự kiến trước ngày 30/4/2020 sẽ đồng bộ hoàn thành. Với phương châm hành động: “Lực lượng CAND Việt Nam - Hành trình giọt máu nghĩa tình”, mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND tiên phong, đi đầu hưởng ứng phong trào tình nguyện hiến máu, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Phương ThanhTĐKT - Dù diễn ra trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19, nhưng Tháng Thanh niên năm 2020 đã được các bạn trẻ trên khắp mọi miền đất nước triển khai một cách sáng tạo và mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó, góp phần khẳng định vai trò quan trọng của thanh niên trong sự phát triển của mỗi địa phương, đơn vị và đất nước. Đồng thời, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ của thanh niên Việt Nam trước mọi thời cuộc.
Dấu ấn thanh niên trên mặt trận phòng, chống Covid - 19
Năm 2020, cả nước phải gồng mình đối mặt với không ít những khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, điển hình là Covid-19 và xâm ngập mặn ở các tỉnh miền Tây. Thanh niên là một trong những lực lượng hùng hậu, luôn sẵn sàng xung kích trên các mặt trận cam khổ, gay go ấy.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn: Để phát huy tối đa hiệu quả từ các hoạt động của Tháng Thanh niên, các cấp bộ Đoàn trên cả nước đã đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động, kịp thời cập nhật các nội dung mới theo tình hình thực tế và theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ. Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, Trung ương Đoàn và các cấp bộ Đoàn đã kịp thời điều chỉnh phương thức hoạt động, không tổ chức các hoạt động đông người, ra quân, mà triển khai ngay các đội hình với quy mô dưới 10 người, hoặc các hoạt động trên nền tảng số để bắt tay ngay vào các công việc, các công trình thanh niên, các phần việc cụ thể và các sáng kiến vì cộng đồng.
Trong điều kiện phải hạn chế tụ tập đông người, các cấp bộ Đoàn đã phát huy các lực lượng thanh niên, phương tiện truyền thông và mạng xã hội để tuyên truyền tới đông đảo người dân và thanh thiếu nhi về chủ động phòng, chống dịch Covid-19. Toàn Đoàn đã đăng tải 387.068 tin bài về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên các báo, tạp chí và mạng xã hội; tổ chức 132.836 hoạt động hỗ trợ nhân dân phòng, chống dịch bệnh.
Thanh niên phát tài liệu tuyên truyền phòng, chống dịch Covid – 19 đến tận tay người dân
Những ngày cao điểm đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân khai báo y tế, Tỉnh đoàn Nghệ An thực hiện phương châm “vườn không, nhà trống”. Chỉ có 1 cán bộ ở lại văn phòng Tỉnh đoàn để trực, còn lại tất cả cán bộ Đoàn đi về từng cơ sở, vào ngõ phố, thôn, bản hỗ trợ người dân khai báo y tế, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ.
Tại Thái Nguyên, do nhiều địa phương có địa hình bị chia cắt, địa bàn vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) đã sáng tạo ra nhiều hình thức, băng rừng, lội suối đến từng nhà dân hướng dẫn, hỗ trợ khai báo y tế. Thậm chí, một số khu vực đi lại, di chuyển không thuận tiện, các nhóm tình nguyện còn phải nghỉ nhờ nhà dân 1 - 2 ngày mới có thể hoàn thành công tác khai báo cho nhân dân.
Còn ở Hải Phòng, có 12 nghìn ĐVTN chung tay cùng thành phố phòng, chống dịch, với việc thành lập 243 đội hình thanh niên tình nguyện phản ứng nhanh. Nhiều bạn trẻ đã viết đơn tình nguyện xin được đi hỗ trợ ở các khu cách ly. Các cấp bộ Đoàn ở Hải Phòng đã chế tạo và tặng hơn 25 nghìn mũ chống giọt bắn hỗ trợ các tổ công tác, đang tiếp tục làm hơn 8.700 chiếc; tặng gần 181 nghìn khẩu trang cho nhân dân; tặng gần 50 nghìn chai nước rửa tay sát khuẩn….
Cũng với tinh thần xung kích đó, trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra ở các tỉnh miền Tây, các cấp bộ Đoàn đã triển khai kịp thời công tác ứng phó, hỗ trợ nhân dân với nhiều cách làm sáng tạo như: Huy động ĐVTN hỗ trợ vận chuyển nước ngọt, đào giếng khơi cho bà con nhân dân, hỗ trợ máy lọc nước mặn thành nước ngọt; trao tặng người dân thùng nước, bồn chứa nước và các bình nước ngọt; lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước…
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hỗ trợ 100 bồn nước hiệu Toàn Mỹ, loại 500 lít của Công ty Cổ phần quốc tế Sơn Hà cho 2 tỉnh Cà Mau, Bến Tre; 1 máy lọc nước mặn thành nước ngọt tại tỉnh Cà Mau. Hỗ trợ mô hình sinh kế thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra cho 2 tỉnh Cà Mau, Bến Tre, cụ thể: Hỗ trợ 20 mô hình nuôi gà; 20 mô hình nuôi vịt biển; 10 mô hình nuôi ong ở rừng ngập mặn tại Cà Mau…
Theo anh Nguyễn Anh Tuấn, chính những việc làm thiết thực đó của các bạn trẻ đã góp phần không nhỏ, giúp bà con nhân dân ở các địa phương đứng vững trước những khó khăn của dịch bệnh, thiên tai; được các ngành, các cấp và các địa phương ghi nhận, đánh giá cao.
Đặc biệt, nhiều hình ảnh đẹp về những màu áo tình nguyện đã tạo thành dấu ấn sâu đậm, được lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Đó là hình ảnh y, bác sĩ tham gia tuyến đầu chữa trị giúp người bệnh; những chiến sĩ bộ đội sẵn sàng nằm trên mảnh chiếu mỏng nhường phòng, hỗ trợ người dân khu cách ly tập trung; các trí thức trẻ nghiên cứu chế tạo nước rửa tay sát khuẩn đạt chuẩn, buồng khử khuẩn đi tặng miễn phí; những thanh niên, sinh viên tình nguyện không quản ngày đêm gõ cửa từng nhà hỗ trợ người dân phòng, chống dịch…
Khẳng định bản lĩnh thanh niên Việt Nam
Bên cạnh tổ chức triển khai sáng tạo, thiết thực các hoạt động phòng, chống Covid-19 và chống xâm ngập mặn, trong Tháng Thanh niên 2020, các cấp bộ Đoàn còn triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các hoạt động an sinh xã hội.
Toàn Đoàn đã triển khai được 106.208 lượt người dân được khám, chữa bệnh miễn phí, hiến tặng 80.736 đơn vị máu, trao 15.443 học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó với tổng giá trị khoảng 206 tỷ đồng, xây dựng mới và sửa chữa được 1.117 nhà nhân ái với tổng giá trị khoảng 30,6 tỷ đồng, 898 điểm vui chơi cho thanh thiếu nhi được xây dựng mới với tổng giá trị khoảng 62,33 tỷ đồng.
Mô hình rô bốt “Dũng sĩ diệt khuẩn” phòng chống dịch COVID-19 của tuổi trẻ Quảng Ngãi
Cùng với đó, tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, các cấp bộ Đoàn đã triển khai sửa chữa được 2.204 km đường giao thông nông thôn, xây dựng mới được 271 km đường giao thông nông thôn, thắp sáng đường quê với chiều dài 1.456 km, triển khai trồng mới được 1.898.932 cây xanh, xây dựng mới được 129 cầu giao thông nông thôn. Đồng thời, xây dựng được 2.285 mô hình đô thị văn minh.
Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được các cơ sở đoàn triển khai, tiêu biểu như: Mô hình thùng rác từ lốp xe và chai nhựa; mô hình chậu rửa từ lốp xe; dùng lốp xe làm bồn hoa; mô hình đổi rác lấy khẩu trang và nước sát khuẩn; xây dựng các điểm thu gom rác ở các khu du lịch; đồng loạt “Ngày chủ nhật xanh” vào ngày 1/3/2020…
Có thể nói hình ảnh nổi bật xuyên suốt, tạo nên nhiều cảm xúc nhất trong Tháng Thanh niên 2020 là hình ảnh các chiến sĩ màu áo xanh tình nguyện có mặt khắp mọi nẻo đường, cùng với chính quyền địa phương, cơ quan đơn vị và nhân dân vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu.
Theo anh Nguyễn Anh Tuấn, có được những kết quả nổi bật đó là nhờ sự chủ động chọn việc; linh hoạt, kịp thời đổi mới phương thức hoạt động trong các hoạt động vì cộng đồng của các cấp bộ Đoàn.
“Dù trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào thì các bạn trẻ cũng tìm ra được cách thức, phương thức tổ chức hoạt động sáng tạo vì cộng đồng. Những kinh nghiệm, kết quả này cho chúng ta cơ hội và điều kiện để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Đoàn, nhằm đáp ứng nhu cầu của thanh niên và yêu cầu phát triển của đất nước trong thời gian tới” – anh Tuấn khẳng định.
Mai Thảo
TĐKT – Ngày 7/4, Chương trình “Văn hóa doanh nghiệp chung tay phòng, chống dịch Covid- 19” với chủ đề “Vì Việt Nam khỏe mạnh” chính thức được phát động online.
Chương trình do Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (Ban Tổ chức 248) phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp thực hiện.
Chương trình được thực hiện nhằm góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, môi trường, ngăn chặn, đẩy lùi Covid-19 với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - một trong những trụ cột quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Kết nối, động viên, chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp, người dân, xã hội bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, đồng lòng, đồng sức, đoàn kết, “tương thân, tương ái” phát huy tinh thần văn hóa doanh nghiệp trong đại dịch.
Chương trình “Văn hóa doanh nghiệp chung tay phòng, chống dịch Covid- 19” với chủ đề “Vì Việt Nam khỏe mạnh”
Chương trình tập trung với 3 nội dung. Về tăng cường nhận thức, Ban Tổ chức sẽ triển khai các clip, bài hát, truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội với các thông điệp: “Tiếng hát át Covid-19”; “Tỉnh táo với thông tin phòng chống dịch”; “Sẻ chia, không tích trữ”; “Giữ khoảng cách là tự bảo vệ mình”; “Thực hiện giãn cách xã hội”; “Chương trình Thank you Heros”. Đồng hành chia sẻ thông tin chính thức về phòng, chống dịch Covid-19 từ các thành viên, bằng hình thức phù hợp, lan tỏa quyết tâm, phòng, chống dịch.
Chia sẻ khó khăn là nội dung thứ hai của chương trình. Theo đó, Ban tổ chức chương trình sẽ tiếp nhận ủng hộ hiện vật, đồ dùng, sản phẩm, dịch vụ thiết yếu phục vụ phòng, chống, cách ly, khử trùng, bộ kít xét nghiệm… chuyển đến các cơ sở cách ly, cơ sở y tế đang phòng chống dịch Covid-19. Hỗ trợ hậu phương, động viên tinh thần, vật chất, tri ân đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ, người trực tiếp tham gia phòng, chống dịch, nhất là những người trên tuyến đầu và những gia đình y bác sỹ, nhân viên y tế, chiến sỹ tham gia phòng, chống dịch có hoàn cảnh khó khăn. Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động ảnh hưởng do phòng, chống dịch.
Nội dung thứ ba là hỗ trợ kinh doanh. Ban tổ chức sẽ hỗ trợ thông tin thị trường, sản phẩm dịch vụ, nhân lực… trong bối cảnh dịch, điều chỉnh tạm thời sản xuất, kinh doanh, cung ứng, thích ứng với tình hình dịch bệnh toàn cầu. Vận động sản xuất, cung ứng trang thiết bị y tế, phòng, chống dịch (nhất là khẩu trang, buồng khử khuẩn, bộ kít xét nghiệm, bảo hộ y tế,…). Nghiên cứu chuẩn bị phục hồi sau dịch, tối ưu hóa sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm, tăng cường ứng dụng công nghệ, phát huy sáng tạo hỗ trợ khởi nghiệp… Xây dựng đề án “Văn hóa kinh doanh - hậu Covid-19”.
Với tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, Ban Tổ chức tin tưởng chương trình “Vì Việt Nam khỏe mạnh” chắc chắn sẽ lan tỏa, kêu gọi được sự hưởng ứng rộng khắp của các tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo người dân, vì sức khỏe, động viên kịp thời tới các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch, vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp hậu Covid-19.
Minh Phương
Kiên quyết đấu tranh phòng ngừa, xử lý tội phạm trong mùa dịch
TĐKT - Bộ Công an yêu cầu công an các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các phương án bảo đảm an ninh, trật tự theo các cấp độ của dịch bệnh COVID-19 đã được lãnh đạo Bộ phê duyệt; đồng thời, tăng cường các mặt công tác phòng ngừa, đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Công an Cao Bằng triển khai các tổ công tác liên ngành kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 Quán triệt chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng công an nhân dân (CAND) đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tích cực triển khai các nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời, triển khai nhiều kế hoạch, phương án bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh làm giảm tội phạm, phục vụ các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: Trong thời gian qua, Công an các địa phương đã xử lý gần 1.000 trường hợp vi phạm. Trong đó, nhiều địa phương đã xử lý hết sức kịp thời, kiên quyết, phục vụ yêu cầu tuyên truyền, giáo dục và răn đe. Không chỉ xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực y tế mà cả ở lĩnh vực hình sự; đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện điều tra theo quy định của pháp luật. Một số địa phương như Công an các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Dương… đã vào cuộc hết sức khẩn trương, nghiêm túc theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng kéo theo các vấn đề về an sinh xã hội, gây áp lực gia tăng tội phạm và phức tạp về trật tự xã hội. Một số loại tội phạm và vi phạm pháp luật đã có dấu hiệu gia tăng như tội phạm ma túy, chống người thi hành công vụ; hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, lừa đảo, đầu cơ các mặt hàng thiết yếu, y tế, lương thực, thực phẩm để trục lợi, đưa tin không đúng sự thật trên không gian mạng về dịch bệnh; tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản (giết người, cướp tài sản, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, lừa đảo, trộm cắp tài sản...) diễn biến phức tạp, nhất là liên quan đến nhóm đối tượng nghiện ma túy, “tín dụng đen”, thua cờ bạc, nợ nần... Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội và tăng cường làm việc trực tuyến, tội phạm trên không gian mạng, nhất là đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ gia tăng; một số hành vi như trốn, chống đối, không chấp hành quy định cách ly, giãn cách xã hội, không khai báo, khai báo y tế gian dối... có dấu hiệu tội phạm, vi phạm pháp luật cần được xác minh, điều tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Công an xã Yên Hòa (huyện Yên Mô, Ninh Bình) ra mắt mô hình “loa an ninh” nhằm tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19 và phòng, chống tội phạm trên địa bàn. Trước tình hình trên, ngày 6/4, Bộ Công an đã ra Công điện số 03/CĐ-BCA-V01 gửi Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Trong đó, yêu cầu công an các đơn vị, địa phương tập trung làm tốt những nhiệm vụ trọng tâm: Một là, tổ chức tốt công tác nắm tình hình, chủ động dự báo những tác động của dịch bệnh COVID-19 và hậu COVID-19 đến các vấn đề kinh tế, đời sống, an sinh xã hội có thể phát sinh những phức tạp về tội phạm và trật tự, an toàn xã hội trên từng địa bàn, lĩnh vực để có các biện pháp chủ động phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả. Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm; phối hợp với cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình thường xuyên cảnh báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, nhất là những loại tội phạm phát sinh liên quan đến việc thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh để nhân dân cảnh giác, chủ động phòng ngừa. Chú trọng bảo đảm an toàn cho các bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, trung tâm cách ly phòng ngừa COVID-19. Phát huy vai trò của các lực lượng ở cơ sở, nhất là lực lượng công an phường, công an xã, cảnh sát khu vực và các mô hình, điển hình tiên tiến của quần chúng nhân dân để phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh ngăn chặn tội phạm. Ba là, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm ma túy, tội phạm chống người thi hành công vụ là nhân viên y tế và các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh; tội phạm buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, đầu cơ, tăng giá các mặt hàng thiết yếu, y tế, lương thực, thực phẩm để trục lợi, gây bất ổn thị trường, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đưa tin không đúng sự thật trên không gian mạng về dịch bệnh... không để xảy ra tình hình phức tạp, gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh. Thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch, Điện chỉ đạo của Bộ về tập trung phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm giết người, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, trộm cắp tài sản, tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, tội phạm và tệ nạn cờ bạc, nhất là trên không gian mạng; tổ chức đợt tổng kiểm tra, mở cao điểm vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo Kế hoạch số 105/KH-BCA của Bộ; tăng cường truy bắt và vận động đối tượng truy nã ra đầu thú... Bốn là, cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp nghiên cứu hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (Văn bản số 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020) để chủ động phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý nghiêm các loại tội phạm liên quan theo quy định của Bộ luật Hình sự, nhất là tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người (Điều 240); tội Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người (Điều 295); tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288); tội Làm nhục người khác (Điều 155); tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174); tội Buôn lậu (Điều 188); tội Đầu cơ (Điều 196); tội Chống người thi hành công vụ (Điều 330); tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360)... Phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án cùng cấp lựa chọn một số vụ án điểm thực hiện thủ tục rút gọn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự để kịp thời đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật nhằm răn đe vi phạm. Năm là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về ANTT, nhất là quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Tập trung nắm hộ, nắm người, giải quyết tình hình an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở. Tổ chức tốt công tác phối hợp lực lượng tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm tại các địa bàn trọng điểm, kết hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh. Sáu là, trang bị đầy đủ vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện và có phương án bảo đảm an toàn cho nhân dân và cán bộ, chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ (kể cả phương án y tế) nhằm phòng ngừa các trường hợp chống người thi hành công vụ, không để cán bộ, chiến sĩ thương vong hoặc nhiễm dịch bệnh. Trang LêTĐKT - 5 năm qua, phong trào thi đua Quyết thắng (TĐQT) được Lữ đoàn 596, Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL) triển khai đồng bộ, toàn diện, có chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực. Kết hợp chặt chẽ giữa thi đua thường xuyên với thi đua cao điểm, thi đua đột kích, thi đua của các ngành, các tổ chức quần chúng, các cuộc vận động, phong trào TĐQT đã góp phần bảo đảm TTLL thường xuyên, sẵn sàng chiến đấu “Kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn” trong mọi tình huống.
Lữ đoàn 596 được giao nhiệm vụ: Bảo đảm TTLL thường xuyên cho Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chỉ huy, chỉ đạo các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn Quân khu 7, Quân khu 9; bảo đảm thông tin cơ động chiến lược, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), thông tin bảo vệ chủ quyền biển đảo; thông tin A2 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh; TTLL phục vụ nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, phòng, chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác được giao.
Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 596 tham gia huấn luyện làm chủ khí tài trang bị VSAT
Đại tá Vũ Ngọc Minh, Chính ủy Lữ đoàn 596 cho biết: Từ năm 2014 trở về trước, mặc dù Lữ đoàn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm thông tin thường xuyên, SSCĐ và các nhiệm vụ đột xuất khác được giao, tuy nhiên kết quả xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện chưa cao, vì còn có quân nhân vi phạm pháp luật và kỷ luật quân đội phải xử lý. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức trách nhiệm, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ có mặt còn hạn chế, có đồng chí chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ. Nhận thức về vị trí, vai trò của phong trào thi đua Quyết thắng (TĐQT) còn mức độ, do vậy đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung và chất lượng tổ chức phong trào TĐQT nói riêng.
Trước thực trạng đó, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát với tình hình thực tiễn; kịp thời rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế, khuyết điểm, phân tích rõ nguyên nhân trong thực hiện nhiệm vụ cũng như trong tổ chức phong trào TĐQT.
Trong đó, Lữ đoàn đã tập trung quán triệt, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng và phong trào TĐQT; xây dựng động cơ đúng đắn, ý chí quyết tâm cao trong tổ chức và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu thi đua đã đề ra. Lữ đoàn thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức phong trào TĐQT, các đợt thi đua cao điểm, các cuộc vận động đi vào thực chất, đúng trọng tâm, bám sát vào nhiệm vụ chính trị được giao, nhất là những việc mới, việc khó. Lấy thi đua cao điểm, đột kích để thúc đẩy thi đua thường xuyên. Các mục tiêu, chỉ tiêu của phong trào TĐQT đã được cụ thể hóa vào các kế hoạch, chương trình công tác của người chỉ huy, các tổ chức quần chúng và được điều hành, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc.
Xác định nhiệm vụ bảo đảm TTLL, SSCĐ, xây dựng nền nếp chính quy, quản lý, duy trì kỷ luật là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, Lữ đoàn đã đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu thi đua cụ thể, các biện pháp phù hợp với thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị, tổ trạm lẻ, để tổ chức đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, các chỉ tiêu về bảo đảm TTLL đều vượt các định mức đã đề ra. Lực lượng, phương tiện thông tin SSCĐ luôn nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất được giao. Lữ đoàn đã có một bước chuyển biến rõ nét về nền nếp chính quy trên tất cả các mặt công tác; đặc biệt là nhiều năm qua Lữ đoàn không có quân nhân vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội phải xử lý.
Trong công tác xây dựng Đảng bộ, Lữ đoàn xác định phong trào TĐQT phải góp phần thúc đẩy tinh thần đấu tranh phê và tự phê bình trong các tổ chức đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực khá, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhờ đó, trong thời gian qua, khi triển khai thực hiện biểu biên chế mới và di chuyển vị trí đóng quân của một số đơn vị trong Lữ đoàn, không có cán bộ, đảng viên nào nảy sinh tư tưởng, tỏ thái độ không sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Trong công tác bảo đảm, phong trào TĐQT đã thúc đẩy mạnh mẽ, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Quản lý, khai thác vũ khí trang bị tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông" và đã gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu, chỉ tiêu của phong trào thi đua "Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy", phong trào thi đua "Đơn vị quản lý tài chính tốt". Từ đó, góp phần bảo đảm tốt công tác kỹ thuật cho nhiệm vụ thường xuyên, SSCĐ, triển khai các công trình thông tin và khắc phục sự cố thông tin; bảo đảm đầy đủ, kịp thời các mặt công tác hậu cần, tài chính cho các nhiệm vụ và hoạt động của bộ đội. Đơn vị không có hiện tượng tham ô, lãng phí, sử dụng các nguồn kinh phí sai quy định.
Cùng với tổ chức tốt phong trào TĐQT, Lữ đoàn còn làm tốt công tác khen thưởng bảo đảm đúng người, đúng thành tích, dân chủ, công khai, không chạy theo thành tích và chỉ tiêu đơn thuần; gắn khen thưởng với bình xét phân loại các tổ chức, với kết quả huấn luyện chiến đấu, giáo dục chính trị và thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của các ngành trong đơn vị.
“Chủ động phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào TĐQT là một nội dung quan trọng, đòi hỏi người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị phải sâu sát, tỉ mỉ, có tư duy đổi mới, sáng tạo để kịp thời phát hiện tập thể, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả ngay từ những việc nhỏ nhất để bồi dưỡng trở thành tiêu biểu; tránh hiện tượng áp đặt, chủ quan, cố tạo ra điển hình hoặc yêu cầu quá cao, khắt khe, đề cao quá mức gây phản tác dụng trong xây dựng điển hình.” - Đại tá Vũ Ngọc Minh chia sẻ kinh nghiệm.
Đại tá Vũ Ngọc Minh cho biết thêm: “Đối với công tác khen thưởng phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo đúng nguyên tắc, với tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch, đúng người, đúng việc và kịp thời. Đặc biệt là không được chạy theo thành tích, không cào bằng, bổ đầu cho các đầu mối cơ quan, đơn vị. Đơn vị nào hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều đồng chí có thành tích thì phải tăng tỷ lệ lên và ngược lại. Cán bộ chủ trì phải gương mẫu, đi đầu trong vấn đề khen thưởng, phải gắn với thành tích của cơ quan, đơn vị mình; tránh chủ quan, đơn giản, tranh công, đổ lỗi, làm mất đi động lực phấn đấu của tập thể và cá nhân.”
Có thể khẳng định, phong trào TĐQT của Lữ đoàn trong những năm qua đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ, bảo đảm cho Lữ đoàn luôn ổn định, không có vi phạm kỷ luật, đơn vị an toàn tuyệt đối về mọi mặt và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Kết quả đó đã phản ánh đúng đắn những chủ trương, giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm của Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn, của từng cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong tổ chức triển khai thực hiện phong trào TĐQT và làm tốt công tác thi đua khen thưởng.
Trang Lê
Sẻ chia giọt máu cứu người – nhân lên nghĩa cử cao đẹp trong mùa dịch
TĐKT - 20 năm hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4/2000 – 7/4/2020), phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các hoạt động tuyên truyền, vận động hiến máu vẫn tiếp tục được đẩy mạnh trên cơ sở đảm bảo an toàn cho người tham gia hiến máu, đảm bảo nguồn cho điều trị nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch trong cộng đồng. Bước ngoặt quan trọng của phong trào hiến máu tình nguyện Ngày 7/4/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg về vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện và lấy ngày 7/4 hằng năm là Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện. Đây được coi là bước ngoặt quan trọng cho phong trào hiến máu tình nguyện, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động đối với các cấp chính quyền, đoàn thể từ trung ương tới địa phương và các tầng lớp nhân dân trong cả nước. “Kể từ đó đến nay, ngày 7/4 hằng năm đã trở thành dịp để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người; đồng thời khuyến khích, động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện, nhờ đó, đã tạo nên được phong trào hiến máu lan tỏa rộng khắp ở các cấp, các ngành và toàn xã hội.”– PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện khẳng định. Các tình nguyện viên phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội tích cực hiến máu trong mùa dịch Sau 20 năm, phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Từ năm 2000 – 2019, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được trên 16 triệu đơn vị máu. Nếu năm 2000, cả nước chỉ tiếp nhận được hơn 300.000 đơn vị máu; năm 2010, số đơn vị máu tiếp nhận đã gấp hơn 2 lần, thì đến năm 2019, toàn quốc đã tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện năm 2000 là gần 31% thì đến năm 2019 đã đạt 98,3%, phấn đấu đến năm 2020 đạt 99%. Tỷ lệ % dân số hiến máu năm 2000 đạt 0,3%, năm 2010 đạt 0,76% thì năm 2019 đạt 1,5%, phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt 1,6% dân số hiến máu. Riêng năm 2019, cả nước đã vận động và tiếp nhận được 1.408.302 đơn vị máu, quy đổi là 1.664.779 đơn vị máu (thể tích 250 ml). Trong đó, 99% đơn vị máu là từ người hiến máu tình nguyện; tương đương gần 1,5% dân số hiến máu; tỷ lệ hiến máu nhắc lại đạt 45,2%; tỷ lệ người hiến máu có thể tích từ 350 ml trở lên đạt trên 44%. Mạng lưới công tác vận động hiến máu tình nguyện toàn quốc đã được hình thành và từng bước hoàn thiện với 100% các tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và 85% số xã, phường có Ban Chỉ đạo. Nhiều chiến dịch, sự kiện hiến máu lớn, tạo dấu ấn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào hiến máu của cả nước đã được nhiều địa phương hưởng ứng và tổ chức quy mô, chuyên nghiệp, bài bản vào các thời điểm khan hiếm máu như “Lễ hội Xuân hồng”, “Những giọt máu hồng hè”, “Hành trình Đỏ”, “Chủ nhật Đỏ”, Ngày Quốc tế Người hiến máu 14/6… Đảm bảo máu phục vụ cấp cứu và điều trị trong bối cảnh dịch bệnh TS. BS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: “Ở nhiều nước trên thế giới, khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm, công tác đảm bảo nguồn người hiến máu tình và cung cấp máu bị ảnh hưởng không nhỏ. Ở nước ta, từ ngay sau Tết, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bùng phát tại nhiều địa phương đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của xã hội; trong đó, công tác vận động và tiếp nhận máu phục vụ cấp cứu, điều trị người bệnh gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn này, các hoạt động tuyên truyền, vận động hiến máu không những phải đảm bảo an toàn cho người tham gia hiến máu, đảm bảo nguồn cho điều trị mà còn cần đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch trong cộng đồng.” Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện đã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế cập nhật tình hình dịch bệnh; ban hành các văn bản, hướng dẫn tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện đảm bảo máu phục vụ cho công tác cấp cứu và điều trị; đa dạng các hình thức truyền thông phù hợp với tình hình dịch bệnh, tạo sự yên tâm cho người dân khi tham gia hiến máu. Các điểm hiến máu, các đơn vị tổ chức hiến máu cũng đã phối hợp với cơ sở tiếp nhận hiến máu điều chỉnh quy mô và bố trí thời gian hợp lý cho người tham gia hiến máu để đảm bảo không tập trung quá đông người vào cùng một thời điểm; lựa chọn địa điểm tổ chức rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ và có khu vực rửa tay…; vận động, huy động nguồn lực như khẩu trang, dung dịch rửa tay, xà phòng hỗ trợ cho người tham gia hiến máu; lồng ghép tuyên truyền phòng, chống dịch tại các điểm hiến máu; giảm tối đa các chương trình, sự kiện không cần thiết đi kèm tại ngày hiến máu; phổ biến tới người đăng ký hiến máu khi có biểu hiện cúm, ho, sốt, khó thở thì không tham gia ngày hiến máu và có các biện pháp tự cách ly, phòng bệnh cho cộng đồng. Tổ chức phát khẩu trang và tài liệu tuyên truyền phòng, chống dịch tại các điểm hiến máu cố định Từ ngày 3/4 đến ngày 30/4, cao điểm trong các ngày từ 5 – 7/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) và Ban Chỉ đạo các cấp sẽ đồng loạt triển khai các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 20 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4/2000 – 7/4/2020). PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện cho biết: “Trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động hiến máu sẽ được tổ chức thành các điểm hiến máu với quy mô nhỏ, chia thành nhiều đợt theo các khung giờ khác nhau và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo an toàn cho người tham gia hiến máu”. Phương ThanhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 48
- 49
- 50
- 51
- 52
- …
- sau ›
- cuối cùng »