TĐKT - Những năm qua, cán bộ, nhân viên ngành chính sách quân đội luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thi đua vượt qua mọi khó khăn, thực hiện tốt chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội. Thông qua đó, đã xuất hiện nhiều phong trào, việc làm thiết thực, thể hiện rõ truyền thống, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây" của dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, cùng làm tốt việc chăm sóc đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Lãnh đạo Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị trao quà của Bộ Quốc phòng tặng các đại biểu người có công với cách mạng tỉnh Kon Tum
Nước ta do phải tiến hành hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nên việc thực hiện chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, giải quyết hậu quả sau chiến tranh rất nặng nề.
Trước khối lượng công việc lớn, khó khăn, phức tạp, đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành chính sách quân đội vẫn nỗ lực cao độ, phát huy tinh thần tích cực, chủ động, tận tụy, "làm cho mau nhất, tốt nhất, nhiều nhất" những công việc hàng ngày, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt từ sau thời kỳ Đổi mới đất nước, phong trào thi đua yêu nước nói chung và thi đua thực hiện tốt chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội nói riêng tiếp tục được phát động và phát triển rộng khắp trong toàn xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ, với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo.
Chỉ tính riêng từ năm 1990 đến năm 2000, ngành chính sách quân đội đã trình nhà nước tuyên dương hơn 2000 đơn vị và cá nhân anh hùng; khen thưởng gần 2 triệu Huân chương, Huy chương, cờ thưởng các loại; đã nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Đây là chủ trương, chính sách có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu rộng, nhằm tôn vinh những Bà mẹ có nhiều công lao cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần làm nguôi đi nỗi đau của những người mẹ có nhiều mất mát, hy sinh và làm sâu sắc thêm truyền thống yêu nước, đạo lý "Đền ơn, đáp nghĩa" của dân tộc ta. Đến nay, đã có gần 130.000 Bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Đồng thời, các phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa", "Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng", "Xây nhà tình nghĩa", "Áo lụa tặng bà", "Tặng sổ tiết kiệm"... được phát động đã tác động sâu đậm đến tâm tư, tình cảm và ý thức của các tầng lớp nhân dân, trách nhiệm chính trị của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị.
Bám sát chủ trương của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, với tinh thần đổi mới, ngành chính sách quân đội đã chủ động tham mưu, đề xuất ban hành đồng bộ hệ thống chế độ, chính sách đối với quân đội, hậu phương quân đội, đẩy mạnh các hoạt động và phong trào Đền ơn, đáp nghĩa.
Kết quả, từ năm 2006 đến nay, ngành đã nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, liên bộ, Bộ Quốc phòng ban hành và chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện 107 văn bản quy phạm pháp luật và chủ trương của Bộ Chính trị về chế độ, chính sách đối với quân đội, hậu phương quân đội.
Trong đó, có 4 chủ trương của Bộ Chính trị, 2 Pháp lệnh, 14 Nghị định của Chính phủ, 13 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 74 Thông tư, Quyết định của liên bộ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, bảo đảm cho việc triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chế độ, chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Các y, bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội khám bệnh cho các đối tượng chính sách tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Trong quá trình thi đua thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ngành chính sách quân đội luôn thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: "Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ"; coi đây là yêu cầu cao nhất cả về tình cảm và trách nhiệm của ngành chính sách quân đội, là động lực để khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu, thi đua thực hiện tốt nhất chính sách đối với người có công với cách mạng.
Tới nay, ngành chính sách quân đội đã xác minh, báo tử đề nghị công nhận gần 900 liệt sĩ; cấp giấy chứng nhận thương binh cho gần 9000 trường hợp, bệnh binh cho 6000 trường hợp (trong đó có 5566 bệnh binh là người dân tộc thiểu số).
Đặc biệt, sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 24 - CT/TW, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1237/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Ban Chỉ đạo 1237 được thành lập ở các cấp. Cùng với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đã được thực hiện đồng bộ, quyết liệt hơn.
Cùng với đó, hệ thống chế độ, chính sách, công tác bảo đảm cho nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, góp phần thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn nhiệm vụ cao cả này.
Từ năm 2014 đến nay, đã quy tập được 13.139 hài cốt liệt sĩ; toàn quân phụng dưỡng suốt đời 2.820 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; tuyển dụng, giải quyết việc làm cho 340 trường hợp là con thương binh nặng đang điều dưỡng tại các trung tâm thương binh và vợ, con liệt sĩ hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Huy động các nguồn đóng góp Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa được gần 400 tỷ động; xây dựng hơn 6.396 Nhà tình nghĩa; tặng 5239 sổ tiết kiệm đối với người có công với cách mạng, với số tiền gần 12 tỷ đồng; thăm hỏi, tặng quà hàng vạn đối tượng chính sách nhân ngày lễ, Tết... Đồng thời, thực hiện có hiệu quả hoạt động kết nghĩa, đỡ đầu, chăm sóc đối với người có công với cách mạng.
Bên cạnh đó, ngành chính sách quân đội, trực tiếp là Cục Chính sách đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản thực hiện giải quyết chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Đã có hàng triệu đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí...
Đây là các chủ trương, chính sách lớn, đúng đắn, hợp lòng dân, có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, được nhân dân và đối tượng chính sách đồng tình, đánh giá cao, góp phần tăng cường an sinh xã hội, ổn định tình hình chính trị - xã hội ở các địa phương và cả nước.
Thiếu tướng Trần Quốc Dũng, Cục trưởng Cục Chính sách (Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng) cho biết: Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đặt ra cho công tác chính sách quân đội và hậu phương quân đội những yêu cầu cao hơn, khó khăn, phức tạp hơn. Vì vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và quân đội giao phó, ngành chính sách quân đội tiếp tục phát huy truyền thống, ra sức thi đua bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực: Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, hoàn thiện hệ thống chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trọng tâm là nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách phục vụ yêu cầu hiện đại hóa quân đội; lực lượng mới, làm nhiệm vụ đặc thù ở các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo, quốc tế; lực lượng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; lực lượng tham gia giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc... Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách đã ban hành bảo đảm phù hợp với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội.
Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chính sách tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tiến trình cải cách tiền lương của Nhà nước; chính sách đối với gia đình thân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng tại ngũ. Đẩy mạnh hoạt động Đền ơn, đáp nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ, chăm sóc người có công với cách mạng...
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết tồn đọng chính sách về thương binh, liệt sĩ, đảm bảo không để sót đối tượng người có công, cố hiến với cách mạng mà không được quan tâm, chăm sóc.
Triển khai, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước, mở rộng và thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, trao đổi, cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ...
Trang Lê
Phong trào thi đua
Cụm thi đua các tỉnh Đông Nam Bộ sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2018
TĐKT - Ngày 25/7, tại Tây Ninh, Cụm thi đua các tỉnh Đông Nam bộ đã tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện giao ước thi đua 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng 6 tháng cuối năm 2018. Các điển hình tiên tiến trong Cụm được tuyên dương tại Hội nghị Trong 6 tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân của cụm tăng gần 8%, thu ngân sách địa phương của các tỉnh trong Cụm đạt gần 99.000 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế các tỉnh trong Cụm tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng tỉnh. Công tác an sinh xã hội, văn hóa giáo dục, y tế, du lịch tăng trưởng mạnh ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện tất cả các xã, phường thị trấn thuộc 7 tỉnh trong cụm đều có trạm y tế để khám, chữa bệnh cho nhân dân và bố trí bác sĩ có kinh nghiệm về công tác tại cơ sở. Bên cạnh đó, các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước được các tỉnh trong Cụm triển khai và tổ chức đạt hiệu quả cao. Ngoài 3 phong trào trọng tâm và hưởng ứng các phong trào do Hội, Đoàn thể, Bộ ngành trung ương phát động, các tỉnh trong cụm còn phát động các phong trào thi đua theo chuyên đề cho phù hợp với đặc điểm của địa phương mình. Tiêu biểu: Bà Rịa - Vũng tàu với phong trào “Giải quyết nhanh thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp”; Bình Dương với phong trào “Thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông nghiệp”; Bình Thuận với “Cán bộ Bình Thuận trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”; Đồng Nai với phong trào “Doanh nghiệp có mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định”; Tây Ninh với phong trào “Liên kết phát triển sản xuất”… Tại Hội nghị, các tỉnh trong cụm đã góp ý quy định hoạt động và bình xét thi đua của Cụm trong thời gian tới. Một số đại biểu đã nêu ý kiến đề xuất chế độ xét và trao tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, chế độ chăm lo cho người có công và làm sao dung hòa, tìm được điểm chung giữa các chương trình hoạt động của các tỉnh trong cụm để xây dựng kế hoạch, cách thức cũng như thang điểm thi đua chung hợp lý và khách quan. Hội nghị cũng tôn vinh những tấm gương tiên tiến trong phong trào thi đua học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước ở Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu. Thu HoàiHội trại Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ toàn quốc lần thứ V
TĐKT – Chiều 25/7, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Hội trại Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ toàn quốc lần thứ V với chủ đề “Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ - Hành động vì cộng đồng”. Gặp mặt báo chí thông tin về Hội trại Hội trại Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ toàn quốc là ngày hội lớn của những tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ trên cả nước cũng như của toàn Hội. Đây là sự kiện được tổ chức 5 năm một lần nhằm tôn vinh, biểu dương những đóng góp, cống hiến của lực lượng tình nguyện viên, thanh niên trong các hoạt động nhân đạo; giáo dục lòng nhân ái, trách nhiệm cộng đồng đối với thế hệ trẻ; thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác chữ thập đỏ nói riêng và hoạt động nhân đạo nói chung; đồng thời góp phần tăng cường hợp tác quốc tế và công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đây là dịp để các đại biểu, trại sinh là tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động nhân đạo vì cộng đồng. Thông qua Hội trại nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị nhân đạo do lực lượng tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ đóng góp, cống hiến cho xã hội, từ đó lôi cuốn toàn xã hội tham gia các hoạt động nhân đạo với tinh thần tình nguyện. Hội trại lần thứ V với chủ đề “Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ - Hành động vì cộng đồng” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 2 - 4/8 tại TP Cần Thơ. Tham dự Hội trại có 511 đại biểu tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ tiêu biểu trong toàn quốc và các đại biểu quốc tế đến từ 7 Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia trên thế giới: Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Trung Quốc và Nhật Bản. Tại Hội trại lần này, các tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ sẽ tham gia một số hoạt động chính: Dâng hương tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bến Ninh Kiều; lãnh đạo Đảng, nhà nước, Trung ương Hội, UBND thành phố và Thành Hội Cần Thơ thăm tặng quà người nghèo và gia đình chính sách; biểu dương, tôn vinh hơn 180 gương mặt tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ tiêu biểu toàn quốc có thành tích xuất sắc trong các hoạt động nhân đạo giai đoạn 2013 – 2018; Hội thảo chuyên đề “Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu” và “Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ tham gia công tác nước sạch vệ sinh trong tình huống khẩn cấp”… Cùng với đó là các hoạt động: Trao tặng công trình nhân đạo (5 ngôi nhà Chữ thập đỏ) cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại TP Cần Thơ; thăm tặng quà tại Trung tâm nuôi dưỡng người già có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức khám, chữa bệnh nhân đạo cho các hoàn cảnh khó khăn tại TP Hồ Chí Minh. Nhân dịp này, Hội trại sẽ tổ chức các cuộc thi rèn luyện nâng cao kỹ năng sinh hoạt tập thể, sinh hoạt tại cộng đồng trong phong trào Chữ thập đỏ: Thi trang trí trại; thi kỹ năng sơ cấp cứu; thi kỹ năng tuyên truyền; ra mắt Mạng lưới tình nguyện viên Chữ thập đỏ toàn quốc (Red Volunteer)… Tính đến tháng 6 năm 2018, cả nước có 360.224 tình nguyện viên Chữ thập đỏ với 4.745 đội tình nguyện viên và hơn 3,5 triệu thanh thiếu niên Chữ thập đỏ. Các địa phương có số lượng tình nguyện viên Chữ thập đỏ nhiều: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang… Với lực lượng hơn 360.000 người, tình nguyện viên Chữ thập đỏ đang vươn lên đóng vai trò tích cực hơn trong các hoạt động nhân đạo của Hội và trong công tác vận động nhân đạo. Để ghi nhận sự phát triển và vai trò quan trọng của lực lượng tình nguyện viên Chữ thập đỏ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã quyết định lấy ngày 8 tháng 5 hàng năm (Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế) là Ngày của những tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam. Với tinh thần “Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ - Hành động vì cộng đồng”, Hội trại Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ toàn quốc lần thứ V là sự kiện quan trọng, hành động thiết thực góp phần khẳng định vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo, ứng phó nhanh của tình nguyện viên, thanh niên hướng tới mục tiêu “Chung sức vì nhân đạo – Lan tỏa nụ cười”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Trang LêHải quan Đồng Nai thi đua thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính
TĐKT- Bám sát các Kế hoạch cải cách hành chính năm 2016, 2017 của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2018, Cục Hải quan Đồng Nai đã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch liên quan đến cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), hiện đại hóa hải quan, đồng thời phát động phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ chính trị gắn với công tác cải cách hành chính, kiểm soát TTHC tại đơn vị. Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai Nguyễn Dương Hoài cho biết, công tác CCHC của Cục Hải quan Đồng Nai được triển khai trên cơ sở đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hải quan. Chính vì vậy đã góp phần tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả, đơn vị đã xây dựng và triển khai hệ thống 27 đường truyền Mega Wan, mạng diện rộng Wan; mạng nội bộ Lan kết nối toàn Cục; 18 đường kết nối ADSL từ Cục đến khắp các Chi cục kể cả Chi cục Hải quan Bình Thuận; 33 chương trình phần mềm (trong đó: 16 phần mềm được Tổng cục Hải quan cài đặt và 17 phần mềm tự xây dựng). Cục Hải quan Đồng Nai được đánh giá là một trong những các đơn vị có hệ thống công nghệ thông tin tốt nhất ngành Hải quan. Nhờ đó, việc triển khai công nghệ thông tin trong quản lý nghiệp vụ thuận lợi; triển khai các ứng dụng, phương thức quản lý mới ngày càng hiệu quả, nhanh chóng đáp ứng mục tiêu cải cách. Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai Nguyễn Dương Hoài (bên phải) Điều đặc biệt, Cục Hải quan Đồng Nai đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc và TTHC cho các cá nhân, tổ chức liên quan. Cụ thể, triển khai nâng cấp và vận hành chính thức website doanh nghiệp Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai với nhiều tính năng mới, bảo mật, quản trị cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin tự động, truy cập được trên tất cả các thiết bị di động cũng như hoàn toàn bảo mật... theo hướng hiện đại; xây dựng và phát triển các giao dịch trực tuyến trên website, tiến hành liên kết và kết xuất dữ liệu xử lý phục vụ quản lý các chương trình trực tuyến do Tổng cục Hải quan xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu công tác hiện đại hóa nền hành chính. Đồng thời, triển khai Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến theo các quyết định của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan bao gồm: Triển khai chương trình Quản lý hàng hóa xuất – nhập kho CFS và Quản lý hàng hóa xuất – nhập kho. Song song với đó, Cục đã thực hiện triển khai và mở rộng Dự án hiện đại hóa thu, nộp ngân sách điện tử giữa các cơ quan thuế - kho bạc – hải quan với 30 ngân hàng thương mại, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người nộp thuế, khai báo hải quan. Hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS/VICIS) và các chương trình vệ tinh, triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến của ngành hải quan đều được triển khai có hiệu quả. Kết quả, năm 2017, đơn vị đã triển khai thực hiện 100% các thủ tục cung cấp trên hệ thống, xử lý hơn 3000 hồ sơ, xếp thứ 5 toàn ngành về số hồ sơ xử lý qua hệ thống kể từ khi triển khai chính thức từ đầu năm 2017 và đạt tỷ lệ trả kết quả hơn 88%. Mặt khác, Cục đã nâng cao hiệu quả quản lý bằng việc ứng dụng trang thiết bị hiện đại vào công tác nghiệp vụ, trong đó vận hành, sử dụng hệ thống máy soi container, máy soi di dộng hiệu quả, giảm việc kiểm tra thực tế hàng hóa bằng phương pháp thủ công. Không dừng lại ở đó, Cục cũng đã tiếp tục triển khai sử dụng máy quét mã vạch trong xử lý tờ khai, tạo thuận lợi trong việc truy xuất dữ liệu tờ khai nhanh chóng, chính xác, góp phần giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nhằm tạo thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng trong việc tìm kiếm, tra cứu văn bản, Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai cũng đã triển khai ứng dụng đồng thời 2 Chương trình quản lý văn bản (1 chương trình quản I-Office và 1 chương trình E-GOV quản lý văn bản và hồ sơ công việc dùng chung của tỉnh Đồng Nai). Để nâng cao việc tuyên truyền công tác cải CCHC, các đơn vị của Cục đã vận dụng theo nhiều hình thức, lồng ghép: Tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông trong và ngoài ngành. Nổi bật là việc tuyên truyền qua website, internet, các chuyên mục :“Tư vấn thủ tục hải quan”, “Quan hệ đối tác hải quan- Doanh nghiệp”; Hội nghị tập huấn văn bản pháp luật; phát hành ấn phẩm, tờ rơi… Từ đó, hàng nghìn câu hỏi, nội dung giải đáp vướng mắc đã được phân loại, cập nhật, đăng tải trên chuyên mục Tư vấn thủ tục hải quan qua mạng (năm 2016 đã giải đáp và đăng tải gần 1800 câu hỏi, năm 2017 giải đáp và đăng tải gần 1800 câu hỏi vướng mắc của doanh nghiệp). Vì vậy, giúp tất cả các đối tượng trong cả nước truy cập, trao đổi thông tin liên quan đến lĩnh vực hải quan. La GiangHội Nông dân Việt Nam làm tốt công tác dân vận trong tình hình mới
TĐKT – Ngày 23/7, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Tới dự có đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. 5 năm qua, các cấp Hội nông dân đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; qua đó kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân, góp phần ổn định tình hình khu vực nông thôn, tăng cường sự gắn kết giữa Đảng với nhân dân. Các cấp hội nông dân đã phát huy dân chủ, làm tốt chức năng đại diện cho hội viên, nông dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của hội viên, nông dân. Công tác vận động nông dân được các cấp Hội thực hiện một cách thường xuyên, kịp thời và có hiệu quả. Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Phong trào “Dân vận khéo” đã được các cấp Hội triển khai sáng tạo, gắn với các phong trào thi đua yêu nước của nông dân, với các mô hình cụ thể, thiết thực, phù hợp với đời sống, lao động và sản xuất của hội viên, nông dân. Tiêu biểu: Mô hình “Con đường mang tên Hội Nông dân”, “Làm theo Bác thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững”, “Chi hội xanh, sạch, đẹp”, “Mái ấm Hội Nông dân”… Việc kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nông dân của Hội nông dân các cấp đã giúp nông dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó, việc vận động nông dân tham gia vào tổ chức Hội đạt hiệu quả. Trong 5 năm các cấp Hội đã kết nạp được gần 2 triệu hội viên mới, đưa số hội viên của cả nước lên trên 10 triệu hội viên. Hội viên, nông dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bình quân hàng năm có 6,2 triệu hộ đăng ký phong trào Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, trong đó có 3,55 triệu hộ đạt danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, giúp 790 nghìn hộ nghèo về vật tư nông nghiệp, ngày công lao động, tiêu thụ sản phẩm; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 11 triệu lao động… Cùng với đó, các cấp Hội đã tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác nông vận; phối hợp tốt với các bộ, ngành, UBND các cấp và Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Hàng tháng, Hội Nông dân các cấp tham gia tiếp dân định kỳ tại các điểm tiếp công dân 122.000 cuộc, nghe phản ánh các nội dung khiếu nại, tố cáo của người dân, đồng thời phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo… Trong thời gian tới, Trung ương Hội Nông dân tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội tiếp tục tăng cường vận dụng, cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm và những giải pháp cơ bản đã nêu trong Nghị quyết 25-NQ/TW vào việc xác định chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội Nông dân các cấp trên cả 3 lĩnh vực: Xây dựng Hội; tổ chức triển khai các phong trào thi đua yêu nước của nông dân; tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường công tác vận động cán bộ, hội viên nông dân hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp Hội, thực hiện sơ, tổng kết đánh giá kết quả, làm rõ hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề ra những giải pháp trong thực hiện Nghị quyết cho những năm tiếp theo. Thục AnhTĐKT - Tòa án nhân dân (TAND) huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét xử và thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật. Những năm gần đây, đơn vị luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua cấp tỉnh, đã nhiều lần nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Cờ thi đua của TAND , Bằng khen của TAND , Cờ thi đua của Chính phủ, hàng năm đều được công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Có được những kết quả này là nhờ lãnh đạo và tập thể TAND huyện Cẩm Xuyên đã không ngừng phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành trong những năm qua.
Lãnh đạo Tòa án huyện Cẩm Xuyên luôn thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết trong cải cách hành chính Tư pháp. Đơn vị đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân huyện Cẩm Xuyên đưa ra xét xử hình sự 30 vụ án lưu động và 28 vụ án điểm theo tinh thần Nghị quyết số 08/2002/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về công tác cải cách tư pháp, tạo điều kiện để những người tham gia tố tụng tranh luận công khai dân chủ tại phiên tòa, mọi phán quyết của Hội đồng xét xử chủ yếu căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.
Hàng quý, hàng năm Tòa án chủ động họp các cơ quan làm án để đánh giá quá trình phối hợp thực hiện của từng ngành trong khối tư pháp theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, khẳng định TAND là trung tâm, công tác xét xử trọng tâm theo yêu cầu của Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị. Các vụ việc đã giải quyết đều trong hạn luật định, đường lối xử lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, ổn định tình hình tranh chấp trong nội bộ nhân dân.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, TAND huyện thường xuyên phát động phong trào phát huy sáng kiến, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học và đề xuất giải pháp công tác mới, để ứng dụng vào thực tiễn hoạt động của đơn vị.
Tiêu biểu như trong công tác xét xử lưu động, nếu trước năm 2015, khi thực hiện xét xử các vụ án lưu động, đơn vị ít chú ý đến thời gian và công việc, địa điểm xét xử, nhưng từ năm 2016 đến nay, đơn vị đã kết hợp với các ngành làm án (Công an huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện) để xác định án điểm và thống nhất đưa vụ án ra xét xử lưu động, trong đó đã chú trọng sắp xếp thời gian, địa điểm xét xử nên số lượng người tham gia phiên tòa rất đông.
Cụ thể là: đối với các vùng đồng bằng sản xuất nông nghiệp thì thời gian xét xử được chọn vào những lúc nông nhàn, địa điểm xét xử gần trung tâm chợ và chọn những phiên chợ lớn, đồng thời tường thuật trực tiếp vụ án xét xử trên hệ thống truyền thông của xã. Các vụ án xét xử lưu động cũng được lựa chọn kỹ càng, là những vụ có tính chất phức tạp, gây ảnh hưởng xấu về trật tự an ninh trên địa bàn nhằm giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.
Đối với các vụ án ly hôn có tranh chấp về việc nuôi con ngoài các quy định của pháp luật, TAND huyện Cẩm Xuyên còn áp dụng phương pháp bốc thăm về việc nuôi con. Đây là phương pháp truyền thống mà dân gian thường áp dụng (hình thức này có sự tự nguyện của hai đương sự với điều kiện con phải dưới 7 tuổi và trên 3 tuổi). Với cách làm này, đơn vị đã hòa giải thành công nhiều vụ việc ly hôn có tranh chấp về việc nuôi con mà không phải đưa ra xét xử.
Sau khi các Bộ luật có hiệu lực pháp luật, TAND huyện đã có công văn hướng dẫn cho UBND các xã, thị trấn trong huyện về quy trình lập hồ sơ vụ kiện, các tài liệu cần thiết trong hồ sơ vụ kiện giúp cho tư pháp xã xây dựng hồ sơ thu thập các tài liệu chứng cứ ban đầu tương đối đầy đủ.
Vì vậy, khi hồ sơ vụ kiện đương sự nộp tại Tòa án thì các tài liệu trong hồ sơ đảm bảo các chứng cứ pháp lý. Tòa án nhận đơn và tiến hành thụ lý vụ án đảm bảo các quy trình pháp luật, giảm phiền hà cho đương sự, không phải đi lại nhiều lần.
Đối với công tác ứng dụng công nghệ thông tin, các thư ký cũng như Thẩm phán đã áp dụng các văn bản, quy định trong soạn thảo các văn bản, các bản án và quyết định đúng với Thông tư số 01/TT-BNV ngày 19/11/2011 của Bộ Nội vụ về quy định thể thức văn bản.
Song song với với việc tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị cũng được coi là nhiệm vụ, nội dung quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.
Trong những năm qua, lãnh đạo TAND huyện thường xuyên phát động phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong toàn bộ hệ thống Tòa án theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng và Kết luận số 83-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị “về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến”, gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”...
Hàng năm, lãnh đạo Tòa án chủ động xây dựng kế hoạch, bám sát nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, kế hoạch thi đua của TAND tối cao, TAND tỉnh Hà Tĩnh và nhiệm vụ trọng tâm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân địa phương đề ra...
Cùng với việc thực hiện chủ đề thi đua xuyên suốt của ngành Tòa án là “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” với phương châm “Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”, gắn với việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, những phong trào thi đua tiêu biểu đã được cán bộ TAND huyện Cẩm Xuyên sôi nổi thực hiện là: “Giữ vững kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, chủ động sáng tạo, đoàn kết hợp tác, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; thi đua cải tiến phương pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, thực hiện phong trào “Tám giờ vàng”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; thi đua nâng cao chất lượng chuyên môn của các Thẩm phán với phong trào “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu” của ngành; thi đua nâng cao chất lượng chuyên môn của thư ký; thi đua đẩy mạnh phong trào “Hai luyện: luyện đức, luyện tài”, “Bốn không: Không có án xét xử, quyết định thi hành án hình sự quá hạn luật định; không xét xử oan sai do lỗi chủ quan của thẩm phán; không để lọt tội phạm; không có tiêu cực trong sinh hoạt, công tác”; và các phong trào thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí...
Các phong trào thi đua của đơn vị còn gắn bó chặt chẽ với các phong trào thi đua của địa phương như phong trào xây dựng nông thôn mới, cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau.
Qua các phong trào thi đua này đã có nhiều tấm gương cán bộ tiêu biểu được biểu dương, khen thưởng qua các hội nghị điển hình tiên tiến hàng năm và từng giai đoạn. Trong giai đoạn 2015 - 2020, đơn vị đã được vinh danh 2 điển hình tiên tiến là đồng chí Hoàng Xuân Huệ và Trần Thị Minh Tâm. Đội ngũ cán bộ Tòa án nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.
Với những kết quả đạt được, Tòa án nhân dân huyện Cẩm Xuyên đã đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân Tối cao tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể cán bộ, công chức đơn vị.
Đỗ Quyên
6 tháng cuối năm Bộ Tài chính thi đua tăng thu vượt dự toán 5%
TĐKT- 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã bám sát Nghị quyết 01 của Chính phủ và đạt được nhiều kết quả khả quan, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 651,7 nghìn tỷ đồng, bằng 49,4% dự toán, tăng 14,3% so cùng kỳ năm 2017. Phát huy thành tích đã đạt được, 6 tháng cuối năm, Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh tăng thu, chống thất thu thuế; đẩy mạnh hóa đơn điện tử, kết nối online trong thanh toán và thi đua thu vượt dự toán 5%. Kết quả, thu nội địa lũy kế 6 tháng đầu năm ước đạt xấp xỉ 523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 47,6% dự toán, tăng 5,5% so cùng kỳ năm 2017. Không kể các khoản thu có tính chất đặc thù (thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhà nước, thu hồi vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp), số thu nội địa ước đạt 402,5 nghìn tỷ đồng, bằng 46,4% dự toán, tăng 13% so cùng kỳ năm 2017. Cơ quan Thuế đã tích cực rà soát, kiểm tra, giám sát việc kê khai, quyết toán thuế của doanh nghiệp; đôn đốc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số phát sinh vào NSNN; đã thực hiện trên 22,6 nghìn cuộc thanh tra và kiểm tra thuế, kiến nghị xử lý thu vào NSNN 4,7 nghìn tỷ đồng (số đã nộp vào NSNN gần 2 nghìn tỷ đồng); thu hồi được 14,88 nghìn tỷ đồng tiền nợ thuế. Đồng thời, cơ quan Thuế tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kê khai, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử; tích cực triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn chính sách, pháp luật về thuế. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh 10 nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng cuối năm Việc thực hiện cam kết về khu vực kinh tế tự do ASEAN (ATIGA), với trên 90% dòng hàng được cắt giảm thuế suất nhập khẩu về còn 0%, trong đó có một mặt hàng có đóng góp số thu lớn cho ngân sách như ô tô nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng, sắt thép... đã ảnh hưởng đến số thu ngân sách. Tổng chi NSNN 6 tháng đạt 649,2 nghìn tỷ đồng, bằng 42,6% dự toán, tăng 11,3% so cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Chi đầu tư phát triển đạt 130 nghìn tỷ đồng, bằng 32,5% dự toán, tăng 42%; chi trả nợ lãi đạt 59,3 nghìn tỷ đồng, bằng 52,7% dự toán, tăng 6%, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ trả nợ đến hạn theo cam kết; chi thường xuyên đạt 455,8 nghìn tỷ đồng, bằng 48,5% dự toán, tăng 5%, theo đúng dự toán và tiến độ triển khai thực hiện của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Song song với đó, Bộ Tài chính đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Phát huy thành tích đã đạt được, với chủ đề "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả", Bộ Tài chính đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, thi đua đạt thành tích cao trong 6 tháng cuối năm. Thứ nhất, công tác xây dựng thể chế chính sách: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo các Nghị quyết của Chính phủ. Thứ hai, tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2018; quyết tâm thu đạt và vượt dự toán Quốc hội quyết định; phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN 3% so với dự toán Quốc hội giao. Thứ ba, tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2018. Thứ tư, tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương: Thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN trong phạm vi 3,7% GDP theo dự toán Quốc hội quyết định; đảm bảo dư nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia trong phạm vi cho phép. Thứ năm, tăng cường công tác quản lý giá, thị trường; tiếp tục phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính: Tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giá. Thứ sáu, tiếp tục đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không cần nắm giữ cổ phần hoặc cổ phần chi phối theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII): Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước khẩn trương xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt phương án tái cơ cấu các DNNN trực thuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thứ bảy, đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 (khóa XII): Tập trung xây dựng các nghị định về cơ chế tự chủ trong các lĩnh vực được giao; hoàn thành việc xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thuộc lĩnh vực quản lý… Thứ tám, đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm đầu mối, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; kiện toàn đội ngũ cán bộ theo hướng tinh gọn, liêm chính, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 (khóa XII). Thứ chín, chủ động hợp tác, hội nhập tài chính quốc tế: Thực hiện đồng bộ các giải pháp hội nhập và hợp tác tài chính quốc tế. Tiếp tục thực hiện lộ trình cắt giảm thuế trong khuôn khổ các FTA đã ký. Chủ động đánh giá các tác động của các hiệp định thương mại tự do đến thu NSNN để chủ động giải pháp điều hành. Cuối cùng là phải chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2019, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2019 - 2021 sát thực tiễn, khả thi. Hồng ThiếtViện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
TĐKT - Năm 2017 qua đi, ngành Kiểm sát nhân dân (KSND) Phú Thọ đã ghi nhiều dấu ấn nổi bật và được ghi nhận bằng những thành tích rất đỗi tự hào, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của ngành. Viện KSND tỉnh vinh dự được Chính phủ tặng Cờ thi đua; 4 đơn vị trực thuộc được tặng Cờ thi đua dẫn đầu Khối; 2 tập thể, 3 cá nhân được tặng Bằng khen của Viện KSND tối cao; 5 cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” và 41 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đồng chí Đoàn Minh Hương, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Phú Thọ phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2018 Phát huy những thành tích đã đạt được, ngành KSND Phú Thọ càng thêm quyết tâm, ra sức thi đua, hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh và ngành KSND toàn quốc. Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành về công tác thi đua, khen thưởng: “Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tập trung đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, nhằm khuyến khích, động viên kịp thời phong trào, tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay”, Viện KSND Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng của ngành kiểm sát tỉnh và tiến hành đăng ký thi đua, lập kế hoạch, đề ra các chỉ tiêu phấn đấu trên các lĩnh vực công tác. Đồng chí Nguyễn Hải Phong, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Viện trưởng thường trực Viện KSND tối cao trao Cờ thi đua của Chính phủ cho lãnh đạo Viện KSND tỉnh Phú Thọ Toàn ngành đã hưởng ứng, phát động và thực hiện tốt các phong trào thi đua: Thi đua lập thành tích thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn II (2016 - 2020); thi đua thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm"; thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018) và Kỷ niệm 58 năm ngày thành lập ngành KSND (26/7/1960 - 26/7/2018)... Gắn việc thực hiện có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với phong trào học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”; hướng trọng tâm các phong trào thi đua vào việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu nghiệp vụ trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và của ngành. Phối hợp với công đoàn tổ chức thi đua trở thành người công chức “Trung thành, sáng tạo, tân tụy, gương mẫu”, nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong mỗi đợt thi đua, Viện đều đề ra mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu, biện pháp thiết thực, phong phú phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của đơn vị: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; phát động và tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào thi đua triển khai thực hiện kịp thời, chặt chẽ các đạo luật mới trong lĩnh vực tư pháp, những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện KSND; tăng cường trách nhiệm công tố, không để xảy ra oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật, tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp; hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành và Quốc hội giao cho; xây dựng ngành Kiểm sát vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời nâng cao chất lượng công tác khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên kịp thời phong trào, tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Do đó kết quả của các phong trào thi đua được phát động trong toàn ngành đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác hàng năm, 100% cán bộ, công chức tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, hăng hái đăng ký thi đua với các danh hiệu cao. Với khí thế phấn khởi, quyết tâm thi đua sôi nổi, 100% các đơn vị trong ngành đăng ký, xác định các khâu công tác đột phá để phấn đấu đạt thành tích cao hơn so với cùng kỳ. Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Hoàng Dân Mạc tặng hoa cho lãnh đạo Viện KSND tỉnh Phú Thọ Cùng với khí thế thi đua mạnh mẽ, toàn ngành kiểm sát Phú Thọ đã có bước chuyển biến tích cực trong công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm. Viện KSND tỉnh đã kiểm sát sớm hơn, chặt chẽ và hiệu quả hơn việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ngay từ giai đoạn tiền khởi tố. Chất lượng kiểm sát việc bắt giữ được nâng lên, không có trường hợp nào bắt giữ oan sai. Theo báo cáo sơ kết công tác thi đua, khen thưởng sáu tháng đầu năm, Viện Kiểm sát hai cấp tỉnh Phú Thọ đã thụ lý thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết 901 tố giác, tin báo về tội phạm. Cơ quan điều tra đã xác minh giải quyết 652 tin, đạt tỷ lệ 72,36%, không có trường hợp quá hạn điều tra, truy tố; việc điều tra, truy tố đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát đã đề ra 576 yêu cầu điều tra. Đã thụ lý kiểm sát điều tra 719 vụ/1.538 bị can; cơ quan điều tra đã giải quyết 509 vụ/1.069 bị can. Trong đó: Đề nghị truy tố 450 vụ/1.046 bị can, đình chỉ 14 vụ/14 bị can, tạm đình chỉ 45 vụ/09 bị can; thụ lý, giải quyết 475 vụ/1.103 bị can, ra quyết định đình chỉ 08 vụ/09 bị can, quyết định truy tố 413 vụ/914 bị can. Trong công tác thực hành quyền công tố, Viện Kiểm sát hai cấp đã kiểm sát xét xử sơ thẩm 523 vụ/1.115 bị cáo, Toà án đã xét xử 458 vụ/949 bị cáo, đình chỉ 01 vụ/02 bị cáo. Kiểm sát xét xử phúc thẩm 44 vụ/63 bị cáo. Đáng chú ý, Viện kiểm sát hai cấp đã chủ động đề ra nhiều biện pháp thiết thực, cụ thể nhằm thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, trọng tâm là nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng xây dựng 9 vụ án theo thủ tục rút gọn; giải quyết 12 vụ án trọng điểm; tổ chức 5 phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương xảy ra tội phạm nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương; tổ chức 51 phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, kỹ năng tranh tụng cho đội ngũ Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát đã ban hành 9 kiến nghị đối với Tòa án nhân dân cấp huyện, tất cả các kiến nghị của Viện kiểm sát đều được Tòa án có công văn phúc đáp chấp nhận kiến nghị, tiếp thu sửa chữa. Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp đã đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn. Số lượng chất lượng các bản kháng nghị, kiến nghị tiếp tục được nâng lên. Tỷ lệ kháng nghị các loại án được Tòa án chấp nhận đạt tỷ lệ cao. 6 tháng đầu năm, Viện KSND hai cấp đã tiến hành kiểm sát cơ quan thi hành án hình sự 3 lần, Trại giam Tân Lập 1 lần và đều đã ban hành kết luận, đã ban hành 20 kiến nghị trong công tác kiểm sát thi hành án hình sự; ban hành 8 kháng nghị, 8 kiến nghị yêu cầu cơ quan Thi án dân sự khắc phục vi phạm; ban hành 18 kiến nghị, 6 kháng nghị phúc thẩm trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính. Có thể khẳng định, thi đua đã tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy ngành kiểm sát Phú Thọ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong sáu tháng đầu năm 2018. Thông qua thi đua, ngành cũng nở rộ những tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu được đề nghị tặng thưởng: 1 tập thể được đề nghị tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 2 cá nhân được đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 2 cá nhân được đề nghị tặng Kỷ niệm chương Bảo vệ pháp chế năm 2018. Nguyễn QuânTĐKT - Những năm qua, phong trào thi đua yêu nước toàn huyện Lý Nhân (Hà Nam) đã được đẩy mạnh và đi vào thực chất, hiệu quả; tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần động viên, khích lệ tinh thần hăng say lao động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Lý Nhân ngày càng vững mạnh.
Nhân dân xã Đồng Lý xây dựng hệ thống tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
Phong trào thi đua phát triển kinh tế đã huy động sức mạnh tổng hợp của giai cấp nông dân và các thành phần kinh tế trong huyện, khai thác có hiệu quả tiềm năng, nội lực. Nhiều thành tựu khoa học được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
Các cấp, các ngành đã phối kết hợp lồng ghép các phong trào thi đua yêu nước với nhiều phong trào lao động: “Sản xuất kinh doanh giỏi”, phong trào “áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ”, phong trào “Giúp nhau xoá đói giảm nghèo ”, phong trào “Lập thân, Lập nghiệp”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”…, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi với mục tiêu đạt hiệu quả cao trong các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Giá trị sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản không ngừng tăng với tốc độ tăng bình quân đạt 5,25%/năm. Đến nay nhiều cánh đồng đã thực hiện được 4-5 vụ/năm, kết hợp lúa - rau - màu và cây công nghiệp.
Kỹ thuật thâm canh được nâng cao với công nghệ tiên tiến được áp dụng: Công cụ xạ lúa thẳng hàng, công nghệ thâm canh các giống đặc sản, sử dụng chế phẩm sinh học để làm phân vi sinh chế biến từ rơm rạ, bèo tây, sử dụng phân bón NEB26... tạo ra nông sản an toàn cho người tiêu dùng và góp phần tích cực bảo vệ môi trường.
Huyện cũng tích cực triển khai thực hiện các mô hình, đề án phát triển kinh tế trong nông nghiệp có gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Trồng nấm, khảo nghiệm giống lúa mới, cánh đồng mẫu... Bước đầu triển khai Dự án trồng rau - củ - quả sạch theo phương thức tích tụ tập trung ruộng đất, ứng dụng công nghệ cao tại xã Nhân Khang, Xuân Khê, Nhân Bình, trồng hoa tại xã Văn Lý.
Đặc biệt phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) được huyện chỉ đạo quyết liệt, triển khai sâu rộng. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng và có sự phát triển vượt bậc. Toàn huyện đã làm được trên 570 km đường giao thông thôn, xóm; đắp 225 km/239 km đường trục chính; kiên cố hóa 65 km kênh cấp III; xây dựng mới, nâng cấp 517 phòng học và 123 nhà văn hóa thôn, xóm; xây dựng mới 7 nhà văn hóa xã và trụ sở làm việc của 5 xã...
Do thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, các hộ dân đều tự nguyện hiến đất, phá tường, chặt cây... để giải phóng mặt bằng mở rộng đường thôn, xóm mà không đòi hỏi tiền đền bù. Tổng diện tích đất người dân đã hiến để làm đường giao thông và các công trình phúc lợi là 167,5 ha, dịch gần 116.000 m tường xây, trên 25.500 m giậu cây, chặt gần 11.000 cây, di chuyển gần 700 công trình...
Các tiêu chí về văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị được triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện và đạt kết quả thiết thực.
Bên cạnh đó, các phong trào thi đua trong lĩnh vực văn hóa – xã hội được quan tâm triển khai thực hiện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đẩy mạnh. Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 83,5%, tỷ lệ làng văn hoá 271/345 đạt 78,55%. Phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục, thể thao có bước phát triển khá.
Công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được quan tâm, mạng lưới y tế cơ sở được nâng cấp, đầu tư. Có 23/23 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 17/23 trạm y tế xã có bác sĩ, các thôn xóm có cán bộ y tế. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 15,8% năm 2012 còn 11,6% năm 2017.
Chất lượng giáo dục ngày được nâng lên: 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,8%...
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa ” được nhân dân hưởng ứng với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn ”, cả cộng đồng tham gia chăm lo giúp đỡ các gia đình chính sách, tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình liệt sĩ, thương binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình cách mạng, người có công, trợ giúp gia đình khó khăn, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp lễ tết.
Trong 5 năm qua, huyện đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị truy tặng và phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho 190 mẹ; trong đó phong tặng 15 mẹ, truy tặng 175 mẹ. Đã tổ chức Lễ truy tặng, phong tặng danh hiệu đảm bảo trang trọng. Đưa các đối tượng chính sách đi điều dưỡng tại trung tâm điều dưỡng của tỉnh…
“Phát huy truyền thống cống hiến tài năng, xứng danh bộ đội Cụ Hồ", lực lượng vũ trang huyện Lý Nhân đã tổ chức tốt phong trào thi đua Quyết thắng, góp phần tích cực xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Lực lượng vũ trang huyện ngày một chính quy, toàn diện, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao. Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh được triển khai đi vào chiều sâu.
Các phong trào trong lực lượng công an nhân dân như “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" được gắn kết, lồng ghép với phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc", phong trào “Vì bình yên cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân" và Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ" đã huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia góp phần đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, chính trị cơ sở ổn định.
Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Lý Nhân tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân ra sức học tập, lao động sản xuất, xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Tùng Chi
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thi đua hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu 6 tháng năm 2018
TĐKT - Trong 6 tháng đầu năm 2018, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức từ 2 - 16% so với kế hoạch 6 tháng đề ra. Tất cả các đơn vị trong Tập đoàn đều giữ được nhịp độ sản xuất, kinh doanh bình thường. Xác định các khó khăn phải đối mặt trong năm 2018, ngay từ tháng 12 năm 2017, Tập đoàn đã tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2018 với tinh thần cao nhất. Với sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt, tập thể lãnh đạo Tập đoàn, sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng vượt khó của người lao động dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 đề ra. Người lao động trên giàn PQP-HT Cụ thể, tổng sản lượng khai thác quy dầu 6 tháng đầu năm đạt 12,44 triệu tấn, vượt 3,1% so với kế hoạch 6 tháng và bằng 54,5% kế hoạch năm. Trong đó: Sản lượng khai thác dầu 6 tháng đầu năm đạt 7,13 triệu tấn, vượt 2,1% so với kế hoạch 6 tháng và bằng 54% kế hoạch năm (trong đó: khai thác dầu ở trong nước đạt 6,18 triệu tấn, vượt 2,2% kế hoạch 6 tháng; ở nước ngoài đạt 0,95 triệu tấn, vượt 2,0% kế hoạch 6 tháng). Sản lượng khai thác khí 6 tháng đầu năm đạt 5,31 tỷ m3, vượt 4,3% kế hoạch 6 tháng và bằng 55,3% kế hoạch năm. Sản xuất điện 6 tháng đầu năm đạt 11,80 tỷ kWh, vượt 5,2% kế hoạch 6 tháng và bằng 54,7% kế hoạch năm. Sản xuất đạm 6 tháng đạt 823,8 nghìn tấn, vượt 3,8% kế hoạch 6 tháng và bằng 53,5% kế hoạch năm. Sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn 6 tháng đạt 3,85 triệu tấn, vượt 9,2% kế hoạch 6 tháng và bằng 32,7% kế hoạch năm. Về các chỉ tiêu tài chính, 6 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 284,5 nghìn tỷ đồng, vượt 21% so với kế hoạch 6 tháng. Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn 6 tháng đạt 52,8 nghìn tỷ đồng, vượt 49% so với kế hoạch 6 tháng. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tiếp tục được triển khai theo kế hoạch đề ra. Có 1 phát hiện dầu khí mới tại giếng Mèo Trắng Đông - 1X (lô 09-1, VSP); giếng khoan Bạch Hổ 1803 cho kết quả tốt. Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 1,5 triệu tấn quy dầu. Đưa mỏ Bunga Pakma - PM3CAA vào khai thác từ ngày 12/5/2018 (sớm hơn so với kế hoạch 1 tháng 19 ngày). Hoạt động khai thác dầu khí ở phần lớn các mỏ ở trong nước đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức so với kế hoạch 6 tháng đề ra. Các mỏ ở nước ngoài gồm Bir Seba (Algeria) và Nhenhexky cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch 6 tháng đề ra: Bir Seba vượt 2,8% (đạt 163 nghìn tấn/159 nghìn tấn) và Nhenhexky vượt 2,2% (đạt 732 nghìn tấn/kế hoạch là 716 nghìn tấn). Về lĩnh vực khí, các hệ thống vận chuyển và xử lý khí của Tập đoàn hoạt động ổn định; công tác ấn định, điều độ khí linh hoạt, hiệu quả, cấp khí liên tục; công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, đột xuất và kiểm định hiệu chuẩn được triển khai theo đúng kế hoạch, đúng quy trình; ký kết và thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán khí. Trong lĩnh vực điện, các nhà máy điện của Tập đoàn được vận hành an toàn, hiệu quả. Công tác bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện trong 6 tháng đầu năm 2018 đã cơ bản thực hiện tốt theo kế hoạch. Các nhà máy đạm Phú Mỹ, đạm Cà Mau, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đều vận hành ổn định, an toàn; sản lượng sản xuất đạm, xăng dầu đều hoàn thành vượt mức kế hoạch 6 tháng đề ra. Đặc biệt, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đạt mốc sẵn sàng khởi động (RFSU) vào ngày 28/2/2018 và đã sản xuất sản phẩm xăng A92 thành công ngày 1/5/2018. Sản lượng sản xuất tính đến hết 30/6/2018 đạt 381 nghìn tấn. Tính đến cuối tháng 6/2018, NSRP đã xuất bán 88 nghìn m3 xăng A95; 45 nghìn m3 A92 và 86,5 nghìn m3 dầu DO. Bên cạnh đó, Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ bắt đầu vận hành lại 3 dây chuyền kéo sợi từ ngày 20/4/2018. Hiện tại ba dây chuyền DTY đang vận hành ổn định, sản phẩm đầu ra đảm bảo chỉ tiêu chất lượng. Thực hiện 6 tháng đầu năm 2018 sản xuất sợi đạt 440 tấn. Các đơn vị dịch vụ đã có các giải pháp tích cực để ứng phó với tình hình khối lượng công việc và giá dịch vụ tiếp tục duy trì ở mức thấp; doanh thu dịch vụ dầu khí toàn Tập đoàn 6 tháng đầu năm 2018 đạt 77,6 nghìn tỷ đồng, bằng 98% kế hoạch 6 tháng và bằng 37% kế hoạch năm. Tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí và các dự án trọng điểm của Tập đoàn được kiểm soát chặt chẽ. Tập đoàn thường xuyên báo cáo Bộ Công Thương tiến độ, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án trọng điểm dầu khí và các dự án điện cấp bách để Bộ Công Thương kịp thời có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ Tập đoàn thực hiện. Công tác chuyển đổi và tái cấu trúc doanh nghiệp được triển khai tích cực, đã hoàn thành bán cổ phần lần đầu 03 đơn vị là PVOIl, PVPower và BSR, tổ chức thành công đại hội cổ đông lần đầu các đơn vị PVPower và BSR; công tác tái cấu trúc bộ máy Công ty mẹ - Tập đoàn được triển khai khẩn trương, mô hình quản trị của Công ty mẹ - Tập đoàn đã được tinh gọn, giảm bớt trung gian. Đã hoàn thành Đại hội đồng cổ đông năm 2018 ở các đơn vị thành viên. Việc thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp giai đoạn 2017-2020 theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1182/TTg-ĐMDN ngày 11/8/2017 được triển khai tích cực. Các hoạt động khoa học công nghệ, đào tạo được triển khai tích cực; công tác an ninh, an toàn dầu khí, an toàn môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trên các công trình dầu khí được giám sát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được tích cực triển khai thực hiện theo cam kết. Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 75
- 76
- 77
- 78
- 79
- …
- sau ›
- cuối cùng »