TP Cần Thơ: Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ các phong trào thi đua trọng điểm
BTĐKT - Ngày 29/4, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn, đã giám sát việc triển khai thực hiện một số phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng Chính phủ phát động, tại thành phố Cần Thơ. Đi cùng với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ; Nguyễn Thanh Nhanh, Trưởng phòng Chính sách và Thi đua - Khen thưởng thành phố; các cán bộ, chuyên viên phòng Chính sách và Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ. Theo báo cáo của UBND thành phố Cần Thơ, trong những năm qua, thành phố đã phát động triển khai kịp thời, đồng bộ các phong trào thi đua gắn liền với Chương trình mục tiêu quốc gia như: Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Chung tay xóa nhà tạm nhà dột nát”, Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”. Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay mang lại hiệu quả tích cực và được nhân rộng, đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả vùng theo hướng nhanh và bền vững. Trong giai đoạn từ năm 2021 - 2025, phong trào thi đua “Cần Thơ chung sức xây dựng nông thôn mới” đã mang lại nhiều kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố. Người dân tích cực hiến đất, đóng góp ngày công lao động và tiền mặt để làm đường giao thông, kênh thủy lợi và các công trình phúc lợi xã hội khác. Nhờ đó, việc giải phóng mặt bằng khá thuận lợi, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm kinh phí. Nhiều xã do phát huy tốt nội lực của người dân nên đã đạt chuẩn nông thôn mới vượt kế hoạch đề ra. Tính đến quý I năm 2025, thành phố Cần Thơ có 36/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 4/4 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Phong Điền, Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Cờ Đỏ). Đồng thời, xây dựng thêm 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (nâng tổng số 36/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao chiếm 100% số xã trên địa bàn thành phố), xây dựng thành công 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, chiếm tỷ lệ 30,56% số xã trên địa bàn thành phố. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 60 triệu đồng/người/năm, 100% xã có đường giao thông liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt trên 99%. Đến nay, thành phố Cần Thơ đã công nhận 180 sản phẩm OCOP của 87 chủ thể. Với 87 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 93 sản phẩm OCOP đạt 4 sao. Lũy kế đến nay toàn thành phố có 199 sản phẩm OCOP đạt 3 đến 4 sao với 98 chủ thể trong đó 96 sản phẩm 3 sao, 103 sản phẩm 4 sao. Đoàn Giám sát thăm mô hình sản phẩm OCOP của Công ty TNHH Quốc tế DIKA HAPPY tại ấp Định Hòa, xã Định Môn với sản phẩm Lê-ki-ma sấy dẻo Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025”, từ tháng 8/2024 đến ngày 20/4/2025, thành phố đã hoàn thành xây mới, sửa chữa bàn giao cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng và đưa vào sử dụng 1.066 căn nhà, đạt tỷ lệ 100%; tổng kinh phí thực hiện là 61 tỷ 682 triệu đồng. Ngày 24/4/2025, thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong năm 2025". Chủ tịch UBND thành phố đã khen thưởng cho 20 tập thể và 25 cá nhân đã có thành tích tiêu biểu và có nhiều đóng góp trong công tác an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ góp phần hưởng ứng có hiệu quả Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong năm 2025”. Đoàn Giám sát đến thăm hộ gia đình nhà ông Võ Văn Bình ấp Định Yên, xã Định Môn trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Thực hiện Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”, thành phố đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ. Đoàn Giám sát thăm mô hình trồng nhãn tại Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm Trong chương trình công tác khảo sát tại huyện Thới Lai. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thới Lai; Lý Văn Tí, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, cùng lãnh đạo là Trưởng phòng, phó phòng, ban và chuyên viên phòng Nội vụ, Văn phòng UBND, HĐND huyện Thới Lai. Đón đoàn có đồng chí: Nguyễn Văn Thưa, Bí thư Đảng ủy xã Định Môn; Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Định Môn. Đoàn đã đến khảo sát 2 mô hình sản phẩm OCOP tại xã Định Môn gồm: Công ty TNHH Quốc tế DIKA HAPPY tại ấp Định Hòa, xã Định Môn với sản phẩm Lê-ki-ma sấy dẻo; Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm và khảo sát thăm hộ gia đình nhà ông Võ Văn Bình ấp Định Yên, xã Định Môn thuộc diện hộ nghèo, nay đã xây dựng được ngôi nhà kiên cố, khang trang, sạch sẽ với diện tích 50m², tổng kinh phí 80 triệu đồng (trong đó, Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng, gia đình đóng góp 30 triệu đồng, trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn). Xuân PhúcPhong trào thi đua
Hậu Giang: Thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước
BTĐKT - Ngày 28/4, Đoàn giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn, đi giám sát thực tế việc triển khai các phong trào thi đua tại tỉnh Hậu Giang. Tham gia đoàn có các đồng chí: Đỗ Ngọc Toàn, Trưởng phòng Thanh tra và Giải quyết khiếu nại, tố cáo; công chức, viên chức của Phòng III và Trung tâm Thông tin – Truyền thông; đồng chí Phạm Vương Huyền, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hậu Giang; Bùi Thanh Như, Trưởng phòng Nội vụ huyện Châu Thành A cùng các chuyên viên đại diện các phòng, ban của huyện Châu Thành A. Đón tiếp đoàn có các đồng chí Kim Phụng, Phó Bí thư Đảng ủy Chủ tịch HĐND xã Tân Hòa; Phạm Thị Ngoan, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hòa; Bùi Hữu Trí, Chủ tịch UBND xã Thạnh Xuân (huyện Châu Thành A). Đoàn giám sát đi thực tế việc triển khai các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025; “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025” và Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” tại tỉnh Hậu Giang. Theo báo cáo của UBND tỉnh Hậu Giang, trong những năm qua, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân. Điểm nổi bật là tỉnh Hậu Giang đã vận dụng linh hoạt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, phát huy nội lực từ nhân dân là chính, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, từ đó tạo nên những vùng quê khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới, 41/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80,39%, 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu; số tiêu chí đạt bình quân toàn tỉnh là 18,2 tiêu chí/xã. Hiện nay, toàn tỉnh có 348 sản phẩm OCOP, trong đó có 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia (chiếm 0,86%), 110 sản phẩm 4 sao (chiếm 31,61%), 235 sản phẩm 3 sao (chiếm 67,53%), với 159 chủ thể tham gia, trong đó: 24 công ty chiếm 15,1%; 45 hợp tác xã chiếm 28,3%; 90 cơ sở, hộ kinh doanh 56,6%. Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, đến tháng 4/2025, toàn tỉnh đã thực hiện khởi công xây dựng hỗ trợ 1.479 căn nhà (đạt tỷ lệ 100%), gồm nhà của người có công với cách mạng: 420 căn, nhà thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: 12 căn và nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo: 1.047 căn, trong đó, số nhà đã xây dựng, sửa chữa hoàn thành là 1.313/1.479 căn (chiếm tỷ lệ 88,77%), gồm nhà cho người có công với cách mạng: 368/420 căn; nhà ở thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: 9/12 căn và nhà ở hộ nghèo, hộ cận nghèo: 936/1.047 căn. Đến nay, tỉnh Hậu Giang có 4 đơn vị cấp huyện gồm thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy, huyện Châu Thành A và huyện Châu Thành đã hoàn thành “Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn; 4 đơn vị cấp huyện khác đã khởi công xây dựng và đang trong giai đoạn hoàn thiện các căn nhà ở cho người dân gồm thị xã Long Mỹ: 36 căn, huyện Long Mỹ: 69 căn, huyện Vị Thủy: 48 căn, huyện Phụng Hiệp: 13 căn. Tỉnh phấn đấu hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn trước ngày 19/5/2025. Đoàn giám sát thăm Dự án cao tốc đi qua địa bàn xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang Trong Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua cao điểm thực hiện 3.000 km đường cao tốc”, tại tỉnh Hậu Giang có hai dự án cao tốc đi qua với tổng chiều dài khoảng 100 km. Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án cao tốc qua địa bàn tỉnh, qua đó kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thực hiện; tổ chức các diễn đàn đối thoại với người dân ngay tại cơ sở, đảm bảo công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận cao trong công tác giải phóng mặt bằng. Đến nay, tỉnh Hậu Giang cơ bản đã hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bàn giao mặt bằng của Dự án; tỉnh và các đơn vị đang nỗ lực từng ngày để sớm hoàn thành công trình theo tiến độ đề ra. Theo ông Trịnh Phú Tâm, Phó Giám đốc Công ty Trường Sơn 10, đơn vị thi công chính cho biết: Đường cao tốc là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm, do vậy phải đảm bảo chất lượng các hạng mục công trình, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ và vượt kế hoạch đã đề ra. Quá trình tổ chức thực hiện, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã tặng Bằng khen cho 8 tập thể và 40 cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua cao điểm. Đoàn giám sát thăm hộ gia đình ông Lê Văn Tư, ấp Trầu Hội A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Trong chương trình công tác, đoàn đã đi thăm khu vực công trình thi công đường cao tốc đi qua địa bàn xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang; thăm mô hình trồng cây sầu riêng Ri6 của hộ gia đình ông Đoàn Thanh Vũ tại ấp 2A, xã Tân Hòa có diện tích hơn 6 ha với 120 cây, hằng năm cho sản lượng và doanh thu cao; thăm gia đình ông Lê Văn Tư, ấp Trầu Hội A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A thuộc diện được hỗ trợ xây nhà ở đối với người có công với cách mạng trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Tại Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua yêu nước tỉnh Hậu Giang năm 2024, có 1 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, 25 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Ngoài ra, 7 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ và 4 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều tập thể, cá nhân khác được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Xuân PhúcBTĐKT - Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/12/2024, là một văn kiện chiến lược, thể hiện quyết tâm chính trị cao nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết xác định đây là động lực chủ yếu để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Với tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết đặt mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, dựa trên nền tảng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp, cộng đồng khoa học và toàn xã hội giữ vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi số.
Sau 5 năm thành công với chuyển đổi số (2020 – 2024), từ tháng 5/2024, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã chính thức bước vào giai đoạn phát triển mới, với khát vọng đến năm 2030 trở thành doanh nghiệp dân tộc công nghệ cao, lọt Top 120 doanh nghiệp có doanh thu tỷ đô và đạt thu nhập bình quân 2.000 USD/người/tháng.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Rạng Đông triển khai chiến lược “Chuyển đổi kép” – kết hợp giữa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Trong đó, chuyển đổi số bước sang một giai đoạn phát triển mới với trọng tâm là chuyển đổi trí tuệ nhân tạo (AI), trở thành phương thức chủ lực để hiện thực hóa chuyển đổi xanh. Việc Nghị quyết 57 ra đời đúng thời điểm này đã mở ra cơ hội lớn để Rạng Đông cụ thể hóa những định hướng mang tính đột phá, phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Các gian hàng nền tảng công nghệ số được giới thiệu tại Rạng Đông Techday 11
Chỉ sau 4 tháng kể từ khi Nghị quyết 57 được ban hành, Rạng Đông đã tiên phong chuyển hóa tinh thần của Nghị quyết thành các chương trình hành động cụ thể. Tại Ngày hội Sáng tạo Rạng Đông Techday lần thứ 11, tổ chức ngày 26/4 với chủ đề “Rạng Đông trong kỷ nguyên vươn mình bứt phá”, doanh nghiệp đã công bố ba đề án khoa học – công nghệ chiến lược: Đề án Khoa học và Công nghệ (KH&CN) số 01, tập trung vào việc làm chủ các công nghệ chiến lược và hiện đại hóa sản xuất, hướng tới thương mại hóa tri thức để tạo giá trị gia tăng thực chất; Đề án KH&CN số 02, hướng đến tích hợp IoT và AI vào chiếu sáng LED và năng lượng mặt trời, xây dựng hệ sinh thái chiếu sáng thông minh; Đề án KH&CN số 03, tổng kết hiệu quả ứng dụng AI giai đoạn 2020 - 2024, đồng thời đề xuất lộ trình nghiên cứu AI có hệ thống đến năm 2025.
Ba đề án chiến lược này là minh chứng cụ thể cho tinh thần hành động quyết liệt, sáng tạo và bài bản của Rạng Đông, đồng thời cũng là bước đi nhằm hiện thực hóa đột phá thứ 7 trong tổng số 7 đột phá phát triển doanh nghiệp mà Rạng Đông đã xác lập.
Phó Tổng Giám đốc Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Kết trình bày đề án KH&CN số 03, tổng kết hiệu quả ứng dụng AI giai đoạn 2020–2024, đồng thời đề xuất lộ trình nghiên cứu AI có hệ thống đến năm 2025
Phát biểu tại Ngày hội Sáng tạo Rạng Đông Techday lần thứ 11, Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương bày tỏ ấn tượng sâu sắc với những bước tiến vượt bậc của Rạng Đông, đặc biệt là tinh thần tiên phong trong triển khai Nghị quyết 57. Ông nhấn mạnh: “Rạng Đông không chỉ quán triệt chủ trương, mà còn rất nhanh chóng chuyển hóa thành các đề án khoa học bài bản, công phu. Doanh nghiệp đã chọn cách đối diện trực diện với thách thức, phát huy tối đa sức mạnh của AI, IoT, trợ lý ảo, tự động hóa để tạo bước nhảy vọt toàn diện. Đó là minh chứng cho hành động quyết liệt và tư duy đổi mới đáng trân trọng của doanh nghiệp.”
Không chỉ tiên phong về công nghệ, Rạng Đông còn nổi bật với nền tảng văn hóa doanh nghiệp tử tế, chăm lo phát triển con người toàn diện. Giáo sư Phùng Hữu Phú khẳng định: “Chính giá trị văn hóa bền vững đã tạo nên sức mạnh nội sinh giúp Rạng Đông phát triển vững vàng và lan tỏa cảm hứng tích cực ra cộng đồng. Nếu mỗi doanh nghiệp đều làm việc với tinh thần như Rạng Đông, thì “kỷ nguyên vươn mình” của đất nước sẽ sớm thành hiện thực.”
Theo TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, Rạng Đông là minh chứng điển hình cho tinh thần hành động sớm, quyết liệt và hiệu quả trong hiện thực hóa Nghị quyết 57. Những nền tảng công nghệ số được giới thiệu tại Techday 11 thể hiện rõ thành công của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên công nghệ và tri thức.
Cùng quan điểm đó, đại biểu quốc hội Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC đánh giá cao vai trò tiên phong, sự sáng tạo và năng lực triển khai hiệu quả Nghị quyết 57 của Rạng Đông. Ông khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành với Rạng Đông trên con đường phát triển khoa học, công nghệ cũng như giới thiệu, tôn vinh những tập thể, cá nhân có đóng góp sáng tạo như Rạng Đông trong thời gian tới.
Với khát vọng phát triển, tinh thần đổi mới và quyết tâm vượt bậc, Rạng Đông đang từng bước hiện thực hóa các mục tiêu lớn của Nghị quyết 57, góp phần đưa Việt Nam tiến vào kỷ nguyên phát triển mới – dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phát động phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Thiết nghĩ, để phong trào thi đua đi vào thực chất và mang lại hiệu quả, rất cần những doanh nghiệp như Rạng Đông tiên phong, sáng tạo, bài bản và có khả năng lan tỏa cảm hứng mạnh mẽ.
Mai Thảo
BTĐKT - Trong hai ngày 24 và 25/4, Đoàn Khảo sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã khảo sát việc triển khai các phong trào thi đua: “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021–2025; “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025” và Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” tại tỉnh Tuyên Quang.
Đoàn công tác do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn. Cùng tham gia Đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Thuật, Trưởng Phòng III, Phó trưởng đoàn; công chức, viên chức của các Phòng III, Văn phòng và Trung tâm Thông tin – Truyền thông.
Tiếp và làm việc với Đoàn Khảo sát có đồng chí Bàng Quốc Việt, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang; đại diện Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh cùng đại diện các sở, ngành và tổ chức chính trị, xã hội của tỉnh: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Sở Nông nghiệp và môi trường,...
Đoàn Khảo sát làm việc với tỉnh Tuyên Quang
Báo cáo về triển khai thực hiện các phong trào thi đua trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tại buổi làm việc với Đoàn Khảo sát diễn ra sáng ngày 25/4, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang cho biết: Các phong trào thi đua được cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời, đồng bộ. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để thực hiện hằng năm và giai đoạn phù hợp với điều kiện thực tế. Các giải pháp, nhiệm vụ trong thực hiện được triển khai đồng bộ và tạo sự lan tỏa tích cực trong cộng đồng dân cư, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đóng góp tích cực vào việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh; mở rộng lưu thông, kết nối vùng qua hệ thống đường bộ cao tốc, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
Trong phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo với nhiều chương trình thiết thực, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 23,45% năm 2021 xuống còn 10,19% năm 2024. Tỉnh hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 5.900 hộ, đào tạo nghề cho gần 4.000 lao động, tư vấn giới thiệu việc làm cho khoảng 40.000 lượt lao động và chi hỗ trợ học tập cho gần 139.000 lượt học sinh. Các mô hình sinh kế bền vững, dự án chăn nuôi bò sinh sản, hỗ trợ tiêu thụ nông sản… được triển khai hiệu quả. Giai đoạn 2021- 2025, đã có 140 tập thể, 88 cá nhân được UBND tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội khen thưởng; cấp huyện, thành phố khen thưởng thêm 47 tập thể và 102 cá nhân.
Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương phát biểu tại buổi làm việc
Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 đã huy động nguồn lực lớn với tổng kinh phí gần 60.000 tỷ đồng, giúp 72/121 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 16 xã nông thôn mới nâng cao và 4 xã kiểu mẫu. Nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả được triển khai như xây dựng đường hoa, thu gom rác thải nhựa, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, góp phần cải thiện môi trường sống và nâng cao đời sống người dân. Đến nay, đã có 35 tập thể, 31 cá nhân được UBND tỉnh khen thưởng cùng nhiều tập thể, cá nhân, hộ gia đình được khen thưởng theo thẩm quyền ở cấp huyện.
Trong phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025”, tỉnh đã vận động được hơn 50 tỷ đồng, khởi công, sửa chữa và hoàn thiện 5.912/6.928 căn nhà (đạt 85,33% kế hoạch), với nhiều cách làm linh hoạt, hiệu quả từ cơ sở. Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tích cực đóng góp ngày công, kinh phí và hỗ trợ xây dựng hàng nghìn nhà ở cho hội viên.
Đối với Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”, tỉnh đã đạt 99,57% khối lượng giải phóng mặt bằng tuyến cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang, xây dựng xong 24 khu tái định cư và đẩy nhanh tiến độ thi công. Dự án hiện đã thi công với 111 mũi, sử dụng gần 1.000 thiết bị, giá trị thực hiện đạt hơn 1.611 tỷ đồng, tương đương 33,65% tổng giá trị hợp đồng, góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia.
Đại diện Hội Cựu chiến binh tỉnh Tuyên Quang phát biểu ý kiến tại buổi làm việc
Đại diện Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang cũng chỉ ra rằng việc huy động nguồn lực từ cộng đồng, xã hội để xây dựng nông thôn mới, chăm lo cho người nghèo và xóa nhà tạm, nhà dột nát vẫn còn hạn chế. Theo Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng được hỗ trợ chỉ bao gồm hộ nghèo và hộ cận nghèo, trong khi Kế hoạch số 04-KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo tỉnh lại mở rộng thêm đối tượng là hộ khác và hộ người có công đã làm nhà từ năm 2013 đến 30/9/2024. Tuy nhiên, các đối tượng này hiện chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ, với tổng nhu cầu lên tới hơn 103 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác phát hiện và biểu dương các gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua còn hạn chế; một số đơn vị chưa chú trọng việc giới thiệu, tuyên truyền điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sở Nội vụ kiến nghị trung ương nghiên cứu, xem xét hỗ trợ kinh phí hoặc có chính sách để các hộ người có công và hộ khác đang ở nhà tạm, nhà dột nát được thụ hưởng như hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời đề xuất trung ương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh về nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp và các nguồn viện trợ nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Đóng góp ý kiến tại buổi làm việc, ông Lê Ngọc Tân, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tuyên Quang, cho biết Mặt trận đã phát huy hiệu quả vai trò điều phối, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên, phân công rõ ràng nhiệm vụ trong triển khai các phong trào thi đua. Bên cạnh đó, Mặt trận cũng chú trọng tổ chức các nghi lễ tang, hiếu theo hướng tiết kiệm, tránh lãng phí, đồng thời linh hoạt trong việc tổ chức các sự kiện của hộ gia đình và hoạt động xã hội, góp phần xây dựng và gìn giữ nếp sống văn hóa trong cộng đồng.
Ông Trần Hải Tuyên, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã hỗ trợ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng và sửa chữa cho 1.016 hộ, đạt 85,33% kế hoạch, giúp nhiều hộ nghèo có điều kiện an cư trên diện tích theo quy định.
Ông Hà Văn Sáng, Phó Giám đốc Ban Quản lý các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang, cho biết: Đến ngày 24/4, tỉnh đã hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng 100% cho tuyến cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang. Ông đề xuất tiếp tục triển khai đầy đủ và đúng tiến độ 99 hầm chui dân sinh nhằm bảo đảm an toàn và tiện lợi cho người dân trong khu vực.
Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tuyên Quang đóng góp ý kiến tại buổi làm việc
Ông Hoàng Trần Trung, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Tuyên Quang cho biết, lực lượng đoàn viên thanh niên đã tích cực hỗ trợ hàng nghìn ngày công, góp phần di chuyển tài sản cho các hộ dân tái định cư và hoàn tất di dời 506 ngôi mộ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. Tỉnh đoàn cũng thường xuyên phối hợp giao ban với Trung ương Đoàn và các tỉnh có tuyến cao tốc đi qua để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của các công trình trọng điểm.
Bà Đỗ Hồng Hạ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang phát biểu “Việc gì khó, dân cần thì càng phải cố gắng làm”. Hội Nông dân đã tích cực hỗ trợ gần 7.000 hộ dân thông qua đóng góp ngày công, xây dựng đường giao thông nông thôn, trạm bơm, kênh mương, hầm bể biogas và triển khai các mô hình xử lý rác thải sinh hoạt, hướng tới mục tiêu đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp đến từng hộ dân.
Bà Nguyễn Thị Tươi Minh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tuyên Quang, nhấn mạnh vai trò thiết thực của phong trào “5 không, 3 sạch” trong việc xây dựng gia đình văn minh, tiến bộ. Đồng thời, bà đánh giá cao hoạt động của các chi hội phụ nữ trong việc tổ chức cho vay tiết kiệm, khuyến khích các hộ gia đình thực hành tiết kiệm, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng góp vào sự phát triển phồn thịnh của xã hội.
Ông Nguyễn Văn Vinh, đại diện Hội Cựu chiến binh tỉnh cho biết, Hội đã hỗ trợ tháo dỡ và giải phóng mặt bằng cho 170 hộ, trong đó có 24 nhà được thực hiện trong năm 2024. Đặc biệt ưu tiên hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, cựu chiến binh từng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Nguyễn Văn Thuật, Trưởng phòng Phòng III, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương phát biểu
Chia sẻ ý kiến tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Thuật, Trưởng phòng Phòng III, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Phó Trưởng Đoàn Khảo sát đánh giá cao những thành tích đạt được trong các phong trào thi đua, đồng thời mong muốn Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang phối hợp với các cơ quan liên quan giới thiệu và đề xuất khen thưởng ở cấp Nhà nước cho các cá nhân, tập thể có thành tích nổi bật.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng Đoàn Khảo sát ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật mà tỉnh Tuyên Quang đã đạt được trong các phong trào thi đua yêu nước. Đồng chí khẳng định, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các phong trào thi đua trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đồng chí nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tiếp tục nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả; đồng thời cho biết Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương sẽ xây dựng sách và sản xuất các video clip tuyên truyền để lan tỏa các gương điển hình tiên tiến tại Hội nghị toàn quốc và Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc sắp tới. Trong thời gian tới, đồng chí đề nghị các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục chủ động tham mưu, phối hợp, triển khai hiệu quả các phong trào, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu theo đúng tiến độ và kế hoạch đề ra.
Tiếp thu những ý kiến của Đoàn Công tác, ông Bàng Quốc Việt, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang, bày tỏ mong muốn thời gian tới Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương sẽ tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ và các cấp, ngành trong tỉnh để kịp thời ghi nhận, động viên, khen thưởng xứng đáng các cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực.
Trong chương trình công tác, chiều ngày 24/4, Đoàn đã làm việc tại huyện Hàm Yên, tập trung khảo sát công tác xây dựng nông thôn mới và xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Ma Phúc Dự, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên; Bàng Quốc Việt, Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang cùng lãnh đạo và chuyên viên phòng Nội vụ, Văn phòng UBND, HĐND huyện Hàm Yên.
Tại buổi làm việc, báo cáo của UBND huyện Hàm Yên chỉ ra rằng: Hàm Yên là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Tuyên Quang, cách Hà Nội khoảng 200 km, với tổng diện tích hơn 90.000 ha, gồm 17 xã và 1 thị trấn. Huyện có khoảng 135.000 dân, trong đó 65,91% là đồng bào dân tộc thiểu số. Tính đến nay, toàn huyện còn 2.510 hộ nghèo (chiếm 7,69%) và 864 hộ cận nghèo (chiếm 2,65%). Năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 52 triệu đồng, thu ngân sách đạt 147 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 1.712 tỷ đồng, còn nông, lâm nghiệp – thủy sản đạt 2.975 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010).
Đoàn khảo sát thăm vườn mẫu trồng thanh long gắn với phát triển du lịch của gia đình ông Đỗ Văn Hưng (thôn 1 Minh Phú), xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Trong xây dựng nông thôn mới, đến cuối năm 2024, huyện đã có 14/17 xã đạt chuẩn, 1 xã đạt chuẩn nâng cao và 1 xã đạt chuẩn kiểu mẫu; dự kiến đến tháng 5/2025, 100% xã trong huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã nâng cao và 1 xã kiểu mẫu. Về tiêu chí huyện nông thôn mới, Hàm Yên hiện đã hoàn thành 7/9 tiêu chí, còn lại tiêu chí giao thông và môi trường đang tiếp tục được hoàn thiện.
Trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát, tính đến ngày 21/4/2025, toàn huyện có 402 căn nhà cần hỗ trợ, trong đó đã hoàn thành 218 căn (171 xây mới, 47 sửa chữa), khởi công 170 căn và còn 14 căn sẽ triển khai trong tháng 4/2025, với mục tiêu hoàn thành toàn bộ trước ngày 30/8/2025.
Tuy nhiên, huyện vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn như giao thông bất tiện ở một số vùng, chi phí xây dựng cao, người dân thiếu kinh phí đối ứng hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn, và một số trường hợp còn tư tưởng trông chờ, chưa chủ động.
Trong thời gian tới, Hàm Yên sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc để hoàn thành các mục tiêu đề ra trong công tác xóa nhà tạm và đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2025.
Toàn cảnh khu vườn mẫu trồng thanh long gắn với phát triển du lịch của gia đình ông Đỗ Văn Hưng
Đoàn đã khảo sát thực tế hai mô hình tiêu biểu tại xã Yên Phú, huyện Hàm Yên. Mô hình thứ nhất là hộ gia đình anh Hoàng Văn Đông (sinh năm 1993, người dân tộc Dao, thôn 7 Minh Phú) – thuộc diện hộ nghèo, nay đã xây dựng được ngôi nhà kiên cố rộng 113m² với tổng kinh phí 260 triệu đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng, gia đình đóng góp 60 triệu, dòng họ cho vay 140 triệu và huy động được 50 ngày công lao động.
Đoàn khảo sát đến thăm gia đình anh Hoàng Văn Đông (sinh năm 1993, người dân tộc Dao, thôn 7 Minh Phú) – thuộc diện hộ nghèo nay đã xây dựng được ngôi nhà kiên cố
Mô hình thứ hai là vườn mẫu trồng thanh long gắn với phát triển du lịch của gia đình ông Đỗ Văn Hưng (thôn 1 Minh Phú). Mô hình có diện tích 8 ha, toàn bộ đã cho sản phẩm với sản lượng đạt 150 tấn/năm. Năm 2024, giá thanh long trung bình là 15.000 đồng/kg, mang lại giá trị kinh tế khoảng 2,25 tỷ đồng/năm. Tại đây, Đoàn công tác đã ghi nhận và đánh giá cao mô hình này, đặc biệt là tinh thần vượt khó, sự quyết tâm và tư duy sáng tạo của anh Đỗ Văn Hưng – người đã xây dựng nên một khu vườn thanh long không chỉ hiệu quả về kinh tế mà còn có giá trị cao về mặt du lịch trải nghiệm. Nhờ áp dụng phương pháp hữu cơ, chú trọng chất lượng và cái tâm với nghề, anh đã xây dựng thành công vườn thanh long chuẩn VietGAP, cho sản lượng mỗi vụ trên 30 tấn, thu nhập 2 - 3 tỷ đồng. Không dừng lại ở trồng trọt, anh Hưng còn phát triển mô hình vườn kết hợp du lịch trải nghiệm, đầu tư tiểu cảnh, xây đường bê tông, lầu ngắm vườn, đường hoa, chòi nghỉ, hàng nghìn bóng điện để tạo điểm nhấn về đêm. Vườn thanh long của anh không chỉ thu hút thương lái mà còn là điểm đến hấp dẫn với du khách khắp nơi, góp phần quảng bá thương hiệu nông nghiệp kết hợp du lịch sáng tạo và bền vững.
Thanh Huyền – Mai Thảo
Phú Yên: Linh hoạt, sáng tạo trong triển khai các phong trào thi đua trọng tâm
BTĐKT - Ngày 24/4, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện một số phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng Chính phủ phát động, trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Lê Tấn Đễ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên; Phạm Thị Ngọc Tuyết, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên; Nguyễn Vũ Lộc, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và các cán bộ, chuyên viên Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên. Đoàn Giám sát làm việc tại Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên Theo báo cáo của tỉnh Phú Yên, thực hiện phong trào thi đua “Phú Yên chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, toàn tỉnh có 65/83 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 78%), 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu sản xuất, 25 thôn/khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 29 vườn mẫu nông thôn mới và 4 thôn nông thôn mới thông minh, duy trì 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh có 286 sản phẩm OCOP (trong đó có 10 sản phẩm OCOP 4 sao và 276 sản phẩm OCOP 3 sao). Toàn tỉnh có 25 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 29 vườn được công nhận vườn mẫu nông thôn mới, 4 thôn nông thôn mới thông minh. Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, UBND tỉnh đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động tiếp nhận hỗ trợ 1.000 căn nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn, tại Lễ phát động có 29 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng ký hỗ trợ tiền và hiện vật với giá trị gần 74,830 tỷ đồng. Năm 2024, từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”, tỉnh hỗ trợ xây dựng mới 43 nhà Đại đoàn kết, với số tiền 2,150 tỷ đồng. Qua đó, tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tập trung mọi nguồn lực để đến hết năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu và hỗ trợ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Triển khai thực hiện Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”, đến nay, tỉnh Phú Yên đã xây dựng hoàn thành 12 khu tái định cư; bàn giao 100% mặt bằng thi công dự án cho các chủ đầu tư. Bên cạnh đó, các địa phương đang triển khai thực hiện 13 gói thầu (với tổng dự toán được duyệt khoản 635 tỷ đồng) để di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải. Đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Đoàn Giám sát ghi nhận công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh Phú Yên thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công tác thi đua, khen thưởng đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND cùng các sở, ban, ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, triển khai thực hiện một cách đồng bộ, bài bản. Các phong trào thi đua được triển khai sâu rộng ở tất cả các cơ quan, đơn vị, đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và đạt được những kết quả quan trọng. Đã có nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị và tỉnh trong triển khai các phong trào thi đua. Đồng chí đề nghị tỉnh Phú Yên kịp thời xây dựng báo cáo tổng kết, đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua trọng tâm đúng thời hạn theo hướng dẫn của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; tham mưu lãnh đạo tỉnh triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” do Thủ tướng Chính phủ vừa phát động. Cùng với đó, tham mưu triển khai Chỉ thị 41-CT/TW ngày 26/12/2024 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng theo yêu cầu; tiếp tục thực hiện tốt Đề án tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến; chủ động chuẩn bị tốt việc tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI; kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh… Trong chương trình công tác, Đoàn đã khảo sát mô hình trang trại vườn ao chuồng của anh Phạm Tiến Bảo, thôn Sơn Trường, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa; mô hình đề án “Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại làng rau Ngọc Lãng, xã Bình Ngọc”. Đoàn khảo sát mô hình trang trại vườn ao chuồng của anh Phạm Tiến Bảo, thôn Sơn Trường, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa Đoàn khảo sát mô hình đề án “Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại làng rau Ngọc Lãng, xã Bình Ngọc” Ngọc Lân - Phương ThanhPhát động phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
BTĐKT - Sáng 24/4, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Tới dự và phát động tại buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Cùng dự Lễ phát động có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; đại diện các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương tham quan các gian trưng bày tại buổi lễ Phát biểu tại Lễ phát động, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, đây là một sự kiện quan trọng ở một thời khắc quan trọng, có ý nghĩa quan trọng với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa" của những ngày tháng Tư lịch sử cách đây 50 năm để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhằm cụ thể hóa và đưa các chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào thực tiễn cuộc sống. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số" Thủ tướng nhấn mạnh, trong thế giới ngày nay, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là yêu cầu khách quan, là xu thế tất yếu của thời đại mà còn là con đường quan trọng nhất để bứt phá, vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vững mạnh, xã hội văn minh, hiện đại, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là văn kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là kim chỉ nam cho phát triển nhanh và bền vững, là lời hiệu triệu mạnh mẽ, kêu gọi, khích lệ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo thực hiện quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thể chế về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tiếp tục được hoàn thiện; hạ tầng số phát triển mạnh mẽ; kinh tế số có bước phát triển vượt bậc; dữ liệu số được xây dựng và đẩy mạnh kết nối, khai thác; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo từng bước phát triển hiệu quả; một số doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước làm chủ các công nghệ lõi, công nghệ nguồn; xếp hạng quốc tế của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, chuyển đổi số ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… Theo Thủ tướng, để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Việt Nam cần phát triển, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tạo động lực mới, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước; vì khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là không có giới hạn, không có biên giới, không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo. Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và nhân dân cả nước tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu chủ yếu: Một là, phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của cả dân tộc, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp, nhà khoa học, trí thức, học sinh, sinh viên và toàn thể nhân dân; phấn đấu đến năm 2030 tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao. Quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 30% GDP. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%. Hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các nước tiên tiến. Hai là, khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển quốc gia, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong toàn hệ thống chính trị và trong nhân dân, tự lực tự cường, khai thác tối đa năng lực nội sinh, với quan điểm: "Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính, nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia". Ba là, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân. Đến năm 2025, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, công nghiệp văn hoá số đạt mức cao của thế giới. Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu về an toàn, an ninh không gian mạng, an ninh dữ liệu và bảo vệ dữ liệu số. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các đại biểu phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” Ngay sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", đại diện lãnh đạo thành phố Hải Phòng, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội và đại diện doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, chuyển đổi số đã phát biểu hưởng ứng phong trào; cam kết triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ đạo mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra tại sự kiện quan trọng này. Phương ThanhGiám sát việc triển khai các phong trào thi đua trọng tâm tại tỉnh Khánh Hòa
BTĐKT - Ngày 23/4, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025, “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” và triển khai đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường cao tốc” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tiếp và làm việc với Đoàn Giám sát có đồng chí Lê Thị Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Nội vụ; đại diện Phòng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Khánh Hòa. Đoàn Giám sát làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa Theo báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa, thời gian qua, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, được các tầng lớp nhân dân ủng hộ, đồng tình, chung tay góp sức. Tính đến tháng 4/2025, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có 71/90 xã (78,9% số xã) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (46,5%), 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (2,8%), huyện Diên Khánh được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới; không còn xã dưới 14 tiêu chí; số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới bình quân chung trên địa bàn toàn tỉnh là 17,9 tiêu chí/xã. Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong năm 2025”, đến ngày 18/4/2025, tỉnh đã huy động được kinh phí 63.216 triệu đồng; hoàn thành và đưa vào sử dụng 1.005 căn nhà, trong đó, xây mới 149 căn, sửa chữa 856 căn. Số nhà đang triển khai thực hiện (tất cả đã khởi công) dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025 là 321 căn, trong đó xây mới 313 căn, sửa chữa 8 căn. Triển khai thực hiện đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đã thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành đúng tiến độ, vượt kế hoạch, đảm bảo chất lượng các công trình, dự án đường bộ cao tốc trên địa bàn tỉnh; thi đua thi công, giám sát, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh môi trường, an toàn lao động, tạo cảnh quan, không gian phát triển của dự án sau khi hoàn thành. Cùng với đó, thi đua nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, phương pháp quản lý hiện đại trong thiết kế, thi công, xây dựng, khai thác và quản lý các công trình đường bộ cao tốc để nâng cao hiệu quả lao động, rút ngắn thời gian, tiết kiệm tài nguyên và nguồn nhân lực… Trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai 2 dự án đường bộ cao tốc gồm: Vân Phong - Nha Trang (dự kiến hoàn thành vào ngày 30/4/2025) và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Đoàn Giám sát ghi nhận và đánh giá cao những kết quả tỉnh Khánh Hòa đã đạt được trong triển khai thực hiện các phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng Chính phủ phát động. Đồng chí đề nghị tỉnh Khánh Hòa quan tâm tổng kết, khen thưởng các mô hình, điển hình tiên tiến tiêu biểu trong các phong trào thi đua này. Quan tâm chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 26/12/2024 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng. Cùng với đó, quan tâm chỉ đạo, chuẩn bị tốt việc tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI; kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh… Trong chương trình công tác, Đoàn Giám sát đã khảo sát mô hình tiêu biểu trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” tại xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh; mô hình tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” tại huyện Vạn Ninh. Đoàn khảo sát mô hình sản xuất nem nướng (sản phẩm OCOP tiêu biểu của xã Diên Lạc) tại Công ty Khang Thần Hy do anh Trang Thoi Cường làm giám đốc Đoàn thăm Trung tâm Kiểm soát hình ảnh của xã Diên Lạc, đặt tại Công an xã Diên Lạc Đoàn khảo sát mô hình về triển khai thực hiện phong trào thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” tại huyện Vạn Ninh Ngọc Lân - Phương ThanhNinh Bình quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
BTĐKT - Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, cả hệ thống chính trị của tỉnh Ninh Bình đang chung tay góp sức, quyết tâm sớm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ninh Bình phấn đấu, chậm nhất tới ngày 30/9/2025 sẽ xây mới, sửa chữa xong 1.216 căn nhà cho người dân Quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo Thực hiện Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình với tiêu chí, giải pháp cụ thể, làm cơ sở chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo các cấp thống nhất tập trung chỉ đạo thực hiện bám sát quy định chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 được HĐND tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND ngày 10/3/2023 và Nghị quyết số 31/2024/NQ-HĐND ngày 4/12/2024. Bên cạnh đó, tại Kỳ họp thứ 29, HĐND tỉnh khóa XV, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết chuyển kinh phí tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh năm 2024 để hỗ trợ các địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát với số tiền 20,53 tỷ đồng. Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, các chính sách của tỉnh ban hành đã luôn nhận được sự đồng hành, ủng hộ của người dân. Chính vì vậy, Ninh Bình là một trong những tỉnh đầu tiên ban hành và thực hiện Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo. Những kết quả ấn tượng Trong 2 năm (2023 và 2024), từ các chính sách tỉnh đã hỗ trợ cho 917 hộ gia đình xây mới, sửa chữa nhà ở. Trong đó có 649 hộ được xây mới, 268 hộ sửa chữa nhà ở, với tổng số tiền là 78,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh đã trích từ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội” hỗ trợ xây mới, sửa chữa cho 371 hộ, trong đó có 284 hộ xây mới và 87 hộ sửa chữa, với tổng số tiền là 9,387 tỷ đồng. Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Theo đó, có 123 hộ được hỗ trợ nhà ở, gồm 64 hộ xây mới và 59 hộ cải tạo, sửa chữa, với tổng số tiền 5,61 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh đã hoàn thành việc phân bổ kinh phí cho các địa phương thực hiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng với số tiền 88,55 tỷ đồng. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp từ tỉnh đến cơ sở cùng với các địa phương đã tổ chức phát động phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát tại địa bàn với nhiều hình thức phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và được các tổ chức, cá nhân hưởng ứng, tham gia. Các huyện, thành phố trong tỉnh đã và đang tích cực triển khai thực hiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình theo đúng quy định. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, tính đến ngày 8/4, toàn tỉnh có 1.162 hộ đã khởi công, trong đó xây mới là 767 hộ, sửa chữa là 395 hộ, đạt 86,85%. Trong đó, có 183 hộ hoàn thành việc xây, sửa nhà. Một số địa phương có kết quả thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt cao như: Huyện Kim Sơn đạt 98,44%; huyện Yên Khánh đạt 96,15%; huyện Nho Quan đạt 95,86%; huyện Gia Viễn đạt 93,55%... Tại huyện Nho Quan, theo kế hoạch được phê duyệt, năm 2025, toàn huyện có 411 hộ được hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà, trong đó, có 54 hộ có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ, 145 hộ nghèo, 170 hộ cận nghèo, 42 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đến ngày 31/5, huyện sẽ phấn đấu hoàn thành việc sửa chữa cho các hộ được hỗ trợ; đến ngày 20/8, sẽ hoàn thành việc xây mới nhà cho các hộ nằm trong danh sách. Là huyện ven biển có đông dân cư, nhiều hộ dân khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong năm 2025, huyện Kim Sơn có 257 hộ dân được hỗ trợ xây sửa nhà cửa với tổng kinh phí 16,3 tỷ đồng. Ông Nguyễn Minh Trường - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Kim Sơn cho biết: Với quyết tâm cao nhất, huyện sẽ phấn đấu hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát chậm nhất trước ngày 15/7. Sức mạnh cộng đồng Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ là câu chuyện về những ngôi nhà mới mà còn là bài học về sự đoàn kết. Nhiều tổ chức, cá nhân không ngần ngại góp công, góp của. Cùng với đó, các chương trình từ thiện, quỹ hỗ trợ và những chiến dịch kêu gọi đóng góp từ cộng đồng đã tạo thành nguồn lực to lớn để thực hiện mục tiêu này. Cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng phát huy vai trò dẫn dắt, vận động người dân tự giác tham gia phong trào. Các gia đình được hỗ trợ không chỉ nhận nhà mới mà còn được hướng dẫn cách cải thiện thu nhập, ổn định đời sống lâu dài. Hành trình xóa nhà tạm, nhà dột nát vẫn còn nhiều thách thức, nhưng những thành tựu đạt được bước đầu là minh chứng cho ý chí, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và lòng nhân ái của cộng đồng. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào, với mục tiêu không chỉ xóa hết nhà tạm mà còn xây dựng một Ninh Bình phát triển bền vững. Tùng ChiQuyết tâm đến 31/10/2025 cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 158/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp trực tuyến toàn quốc lần thứ ba của Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Quyết tâm đến 31/10/2025 cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước Thông báo kết luận nêu rõ, ngay sau Phiên họp lần thứ hai, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và đạt được một số kết quả nổi bật như: Đã ban hành đầy đủ các văn bản theo thẩm quyền để đẩy mạnh triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các địa phương đã hoàn thành việc thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo 3 cấp tại địa phương; các địa phương đã vận động được hơn 2,7 nghìn tỷ đồng. Đã hoàn thành, bàn giao hơn 16 nghìn căn nhà và đã khởi công xây dựng hơn 18 nghìn căn nhà, đặc biệt dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ có trên 48 nghìn hộ gia đình được đón Tết trong ngôi nhà mới. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khẩn trương khắc phục; trong đó: một số địa phương chưa báo cáo kết quả rà soát, phê duyệt nhu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát để làm căn cứ tổ chức triển khai hỗ trợ; chưa chủ động liên hệ để nhận hỗ trợ, có tâm lý trông chờ ỷ lại vào nguồn lực hỗ trợ từ trung ương; một số cơ quan, địa phương thiếu quan tâm, chưa chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức thực hiện... Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 được xác định là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị, các địa phương, Bộ, ngành liên quan, với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; quyết tâm đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Trong quá trình thực hiện, phải nghiêm túc quán triệt phương châm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hỗ trợ, nhân dân làm chủ"; phân công nhiệm vụ phải bảo đảm "5 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả". Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo động lực truyền cảm hứng để mọi người ủng hộ, chia sẻ, cùng chung tay hỗ trợ, đồng hành trong triển khai thực hiện Chương trình. Đa dạng hóa nguồn lực thực hiện; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị; bám sát tình hình, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt thực hiện. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định, không để bị lợi dụng, trục lợi, tiêu cực, lãng phí. Biểu dương gương điển hình trong thực hiện nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát Để đạt được mục tiêu cơ bản hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, trong đó phải tập trung hoàn thành hơn 101 nghìn căn nhà trong thời gian ngắn từ nay đến cuối năm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ và yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ: Bộ Dân tộc và Tôn giáo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo, xác định cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo; sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động; Chương trình công tác năm 2025. Bộ Dân tộc và Tôn giáo thường xuyên đôn đốc, yêu cầu các địa phương rà soát, hoàn thiện kế hoạch theo ngày, tuần, tháng, quý và từ nay đến cuối năm để hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Bộ Dân tộc và Tôn giáo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các địa phương rà soát, đề xuất điều chỉnh kinh phí hỗ trợ từ nguồn kinh phí huy động tại Chương trình phát động và kinh phí từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 phù hợp với nhu cầu thực tế qua rà soát; cập nhật, xác định rõ những khó khăn, vướng mắc của địa phương để chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương những vấn đề vượt thẩm quyền để bảo đảm tiến độ, mục tiêu, yêu cầu đề ra. Bộ Dân tộc và Tôn giáo theo dõi sát, kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền biểu dương những cách làm hay, gương điển hình và xem xét kỷ luật những trường hợp chậm tiến độ, không tích cực trong thực hiện nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền sớm bố trí kinh phí, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ; thường xuyên hướng dẫn các địa phương nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình, nguyên vật liệu đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán và đặc điểm của từng địa phương, vùng miền. Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Dân tộc và Tôn giáo đôn đốc, kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định. Phân bổ nguồn vốn để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương bố trí đất xây dựng nhà ở đối với hộ có khó khăn về đất ở; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Bô Tài chính tiếp tục, khẩn trương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân bổ nguồn vốn sự nghiệp năm 2025 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; phân bổ kinh phí hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ; phối hợp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các địa phương trình phương án điều chỉnh kinh phí hỗ trợ từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 phù hợp với nhu cầu thực tế qua rà soát. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đôn đốc các tổ chức tín dụng chuyển kinh phí hỗ trợ cho các địa phương và tiếp tục tích cực tham gia hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết liệt chỉ đạo để phấn đấu đến ngày 31/10/2025 cơ bản cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát; cử cán bộ đầu mối của địa phương; hàng ngày cập nhật, tổng hợp kết quả xoá nhà tạm, nhà dột nát theo phần mềm thống kê đã hướng dẫn để kịp thời tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương theo quy định. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ưu tiên tổ chức triển khai hỗ trợ nhà ở cho người có công; có giải pháp huy động, vận động mọi nguồn lực để hỗ trợ các hộ dân tiết kiệm chi phí nhân công xây dựng, sửa chữa nhà ở. Theo baochinhphu.vnCụm thi đua các tỉnh Tây Nam Bộ tổng kết giao ước thi đua năm 2024
BTĐKT - Ngày 28/3, tại thành phố Tân An, tỉnh Long An, UBND tỉnh Long An, đơn vị Cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh Tây Nam Bộ đã tổ chức Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Nguyễn Văn Út, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, đại diện Cụm trưởng Cụm thi đua; Nguyễn Thị Bé Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, đại diện Phó Cụm trưởng thứ nhất Cụm thi đua; Nguyễn Quỳnh Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, đại diện Phó Cụm trưởng thứ hai Cụm thi đua các tỉnh Tây Nam Bộ. Cùng dự, có các đồng chí Nguyễn Hữu Đoạt, Trưởng phòng I; Nguyễn Văn Thuật, Trưởng phòng III; Nguyễn Đức Nhuận, Phó Trưởng phòng III và chuyên viên Phòng III, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; các đồng chí đại diện lãnh đạo UBND, đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND, lãnh đạo Sở Nội vụ, lãnh đạo Ban, Phòng Thi đua - Khen thưởng và chuyên viên các tỉnh trong Cụm thi đua. Đồng chí Nguyễn Văn Út, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, phát biểu khai mạc hội nghị Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út cho biết: Trong năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm “Càng khó khăn thì càng phải thi đua”, các tỉnh Tây Nam Bộ đã chủ động, quyết liệt vào cuộc ngay từ đầu năm, kịp thời cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch và đề ra giải pháp cụ thể gắn với xây dựng, tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước ở từng ngành, từng lĩnh vực; qua đó, đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, tạo chuyển biến tích cực và thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, xã hội của từng địa phương, thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 đã đề ra. Việc tổ chức hoạt động của Cụm thi đua 12 tỉnh Tây Nam Bộ là điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm của các tỉnh; lựa chọn, nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay hiệu quả trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây còn là dịp để Long An học tập, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các tỉnh về phong trào thi đua yêu nước, công tác thi đua, khen thưởng. Trong năm 2024, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của các tỉnh trong Cụm thi đua tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được giữ vững, nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân của các tỉnh trong Cụm đạt 7,3%. Các tỉnh có mức tăng trưởng cao, vượt kế hoạch: Trà Vinh 10,04% đạt 118,12% kế hoạch; Hậu Giang 8,76% đạt 116,80% kế hoạch; Long An 8,30% đạt 103,75% kế hoạch; Kiên Giang 7,50% đạt 111,94% kế hoạch. Các tỉnh còn lại tăng trưởng từ 5,65% - 7,50%. Thu ngân sách của các tỉnh trong Cụm vượt so với kế hoạch đề ra, tổng thu 114.960,95 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 25.724 triệu USD, các tỉnh thực hiện đều vượt chỉ tiêu. Thu nhập bình quân đầu người của Cụm đạt 79,24 triệu đồng/người/năm. Các tỉnh có mức thu nhập bình quân đầu người cao, vượt kế hoạch: Trà Vinh 94,36 triệu đồng, đạt 106,16%; Hậu Giang 93,78 triệu đồng, đạt 105,56%; Sóc Trăng 69,10 đạt 105,18%; Long An 107,30 triệu đồng, đạt 102,19%; Vĩnh Long 85,20 triệu đồng đạt 101,79%. Các tỉnh còn lại đạt từ 56,8 - 76,4 triệu đồng, đạt từ 94,2% đến 100,79% kế hoạch. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các tỉnh trong Cụm thi đua đạt 407,327,32 tỷ đồng. Các tỉnh thực hiện vượt cao như; Đồng Tháp đạt 109,66%; Hậu Giang đạt 103,32%; Tiền Giang đạt 101,395; Vĩnh Long đạt 100,74%; Long An đạt 100,38%. Các tỉnh còn lại đạt từ 77,67% đến 100,21%. Qua đánh giá, công tác thi đua, khen thưởng luôn được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo các tỉnh, công tác xét khen thưởng đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, chính xác và kịp thời. Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu trong chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng được thể hiện rõ nét hơn, quyết liệt hơn, tỷ lệ khen người lao động trực tiếp được nâng lên; khen chuyên đề được chú trọng, công tác khen thưởng đột xuất đã được thực hiện kịp thời, góp phần động viên, nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Trong năm 2024, các tỉnh thành viên trong Cụm được khen thưởng 74 danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 177 Huân chương Độc lập, 381 Huân chương các hạng, 8 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 83 Cờ thi đua của Chính phủ, 2.896 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 726 Cờ thi đua của tỉnh, 3.317 danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, 703 danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và 38.679 Bằng khen của tỉnh. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, phát biểu tại hội nghị Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ghi nhận, chúc mừng những kết quả trong công tác thi đua, khen thưởng của Cụm thi đua 12 tỉnh Tây Nam Bộ năm 2024. Đồng thời, đề nghị các tỉnh tiếp tục đổi mới, tổng kết nhân rộng các phong trào thi đua, làm tốt công tác khen thưởng, chú trọng khen thưởng cho người lao động trực tiếp, khen thưởng đột xuất, khen thưởng nhân kỷ niệm năm tròn, ngày thành lập, ngày giải phóng, khen thưởng chuyên đề trong thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định, nhằm phát huy nội lực, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trao cờ luân lưu Cụm trưởng năm 2025 cho tỉnh Bến Tre Tại hội nghị, đồng chí Kim Thị Thanh Nữ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Trà Vinh báo cáo kết quả thi đua Cụm thi đua năm 2024. Căn cứ vào quy chế thi đua, các thành viên Cụm đã thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua cho đơn vị đạt thành tích xuất sắc năm 2024 đối với 2 tỉnh Long An và Tiền Giang; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 2 tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang. Lãnh đạo UBND các tỉnh quyết tâm đoàn kết thực hiện phong trào thi đua năm 2025, đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra Hội nghị đã suy tôn UBND tỉnh Bến Tre là Cụm trưởng; UBND tỉnh Trà Vinh là Cụm phó thứ nhất; UBND tỉnh Bạc Liêu là Cụm phó thứ hai Cụm thi đua năm 2025. Các tỉnh trong Cụm đã ký giao ước phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Xuân Phúc