Hậu Covid-19 - Thời cơ vàng cho phân khúc bất động sản công nghiệp phát triển
TĐKT – “Thị trường bất động sản Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh, phân khúc bất động sản công nghiệp nổi lên là một điểm sáng, tạo dựng được niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt nhà đầu tư quốc tế.” – Đó là nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2020. Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà phát biểu tại Diễn đàn. Diễn đàn do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương – CIEM (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) và Tạp chí Thương gia phối hợp tổ chức ngày 19/6 tại Hà Nội, với chủ đề “Thời cơ vàng trong vận hội mới”. Diễn đàn là cơ hội chia sẻ, giao lưu, kết nối các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và bất động sản; đồng thời là dịp để lắng nghe các chuyên gia trong ngành bàn luận, trao đổi về những xu hướng mới của thị trường bất động sản công nghiệp, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã cơ bản khống chế thành công dịch COVID-19. Theo ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch VNREA, cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, bất động sản công nghiệp sẽ trở thành phân khúc có đà phát triển tốt, nhất là khi nền kinh tế có triển vọng hồi phục sau đại dịch COVID-19. Cùng đó là các yếu tố “ghi điểm” như Việt Nam là môi trường đầu tư – kinh doanh được cải thiện, là điểm đến an toàn của thế giới; nhiều hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực… Năm 2019, Việt Nam đã và đang không ngừng phát triển, dần trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường là nhờ định hướng của Việt Nam trong xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu; việc xúc tiến thành lập các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm; sự tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA); tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây và việc sở hữu lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chi phí thấp. Bằng chứng là trong năm 2019 và nửa đầu năm 2020, bất chấp những khó khăn chung của thị trường và diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Triển lãm các dự án kêu gọi đầu tư Ông Trần Quốc Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, đến cuối tháng 5 năm 2020, cả nước có 561 khu công nghiệp bao gồm cả các khu công nghiệp trong quy hoạch với tổng diện tích khoảng 201.000 ha (chiếm 0,6% tổng diện tích đất cả nước). Định hướng phát triển khu công nghiệp trong tương lai cần tăng về số lượng nhưng quy mô phải đảm bảo bền vững, tuân thủ nguyên tắc phát huy thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế vùng, cụm liên kết ngành… Bên cạnh đó, phải hình thành hệ thống khu công nghiệp nòng cốt với vai trò dẫn dắt sự phát triển các ngành công nghiệp quốc gia. Đặc biệt, phải thúc đẩy phát triển khu công nghiệp theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; chuyển dịch cơ cấu dự án trong khu công nghiệp thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng và thân thiện với môi trường; đa dạng hóa các phương thức hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; khuyến khích huy động nguồn lực tư nhân trong xây dựng và phát triển khu công nghiệp. Để làm được điều này, cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển khu công nghiệp; tăng cường quản lý và đổi mới, nâng cao hiệu quả quy hoạch khu công nghiệp; đổi mới mô hình khu công nghiệp hiện tại (đa ngành) và phát triển một số mô hình khu công nghiệp mới theo hướng sinh thái, hiệu quả cao hơn; nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước khu công nghiệp. Tại diễn đàn còn diễn ra 3 phiên thảo với các chủ đề: Khu công nghiệp thế hệ mới - Mô hình tất yếu cho bất động sản công nghiệp Việt Nam; chủ động trước "cơ hội vàng" thu hút vốn FDI và Giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp. Ngôn ngữ sử dụng trong Diễn đàn: Tiếng Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Trong khuôn khổ diễn đàn, có các hoạt động: Trưng bày trên 1.000 dự án kêu gọi đầu tư có sử dụng đất trên toàn quốc (ngày 19/6); tham quan thực tế địa phương và khu công nghiệp (ngày 20/6). Phương ThanhKinh tế
Khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
TĐKT - Sáng 19/6, tại Hà Nội, Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới, với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tổ chức “Lễ khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”. Lễ khai trương hệ thống Trong thời gian qua, công nghiệp hỗ trợ là lĩnh vực chủ lực thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, liên kết đầu - cuối trong chuỗi sản xuất vẫn chưa thực sự chặt chẽ, doanh nghiệp còn loay hoay với câu chuyện kết nối cung - cầu. Nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là xây dựng và hoàn thiện hệ thống thống kê, cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển và công nghiệp hỗ trợ nhằm thúc đẩy kết nối giữa nhà cung cấp Việt Nam và các tập đoàn đa quốc gia. Đồng thời, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xây dựng chính sách về công nghiệp hỗ trợ; nâng cao chất lượng công tác thống kê, bảo đảm thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác. Sau quá trình triển khai khảo sát thu thập thông tin doanh nghiệp, đến nay, Cục Công nghiệp đã cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về các doanh nghiệp. Cụ thể là 500 doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, 347 doanh nghiệp trong lĩnh vực ô tô, 750 doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, 1.145 doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may và 910 doanh nghiệp trong lĩnh vực da giày. Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, hệ thống cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ là dấu mốc nhằm giải quyết nhu cầu hình thành mạng lưới kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong nước với nước ngoài. Điều này giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, chính xác; đáp ứng nhu cầu kết nối đầu tư, tăng cường cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát, các hoạt động giao thương trực tiếp gặp nhiều khó khăn, hệ thống này sẽ càng phát huy vai trò của mình. Từ đó, giúp doanh nghiệp kết nối và nắm bắt cơ hội từ những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay mới đây nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Là đơn vị phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu này, ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC cho rằng, hệ thống cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ ra mắt vào một thời điểm đáng nhớ, khi dịch COVID-19 đang tác động mạnh mẽ đến các chuỗi giá trị toàn cầu. Trong bối cảnh này, sự ổn định nguồn cung và năng lực của các nhà cung cấp địa phương trở nên hết sức quan trọng. Việc tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với các công ty đa quốc gia thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu này, cùng với môi trường kinh doanh ổn định và ít rủi ro của Việt Nam - được minh chứng bởi thành công trong kiểm soát dịch COVID-19 nhanh chóng, hứa hẹn giúp khẳng định Việt Nam là một trung tâm chế biến chế tạo chủ chốt trong khu vực. Công nghiệp chế biến, chế tạo được ví như xương sống của nền kinh tế; là nền tảng và là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp Việt Nam. Với mức tăng trưởng được duy trì khoảng 10,6%/năm, khu vực chế biến, chế tạo đang được xem là “điểm sáng” của ngành công nghiệp Việt Nam nói chung trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu do dịch COVID-19 gây ra. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng đang là lĩnh vực chủ lực thu hút đầu tư nước ngoài. Chỉ tính riêng trong năm 2019, cả nước thu hút được 3.478 dự án mới, với tổng vốn đạt gần 31,8 tỷ USD thì lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với tổng vốn đạt 21,6 tỷ USD, chiếm 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ nguồn lực, tài chính để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu; mở rộng thông tin dữ liệu của nhiều ngành hàng và tiếp tục phát triển các tính năng mới cho phép doanh nghiệp tự tạo gian hàng giới thiệu sản phẩm. Từ đó, tiến đến thiết lập một sàn thương mại điện tử về công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ, giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận, thúc đẩy hợp tác, góp phần đưa ngành công nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Phương ThanhTĐKT - Ngày 18/6, Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản Vissan tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Dự Đại hội có: Ông Dương Hùng Sơn - Trưởng Ban kiểm soát Tổng công ty Thương mại Sài Gòn; ông Đỗ Xuân Lộc - Giám sát pháp lý Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Anaco; ông Hwang Hyun Jo - Giám đốc Tài chính công ty CJ cùng các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành, cán bộ quản lý công ty Vissan và toàn thể quý cổ đông.
Đại hội cổ đông thường niên của công ty năm 2020.
Tại Đại hội, ban điều hành đã tổng kết và báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty trong năm qua. Theo đó, năm 2019 Vissan đã triển khai nhiều hoạt động đổi mới và phát triển công ty, nổi bật là việc ra mắt 10 sản phẩm mới thuộc dòng thịt nguội, xúc xích tiệt trùng, giò các loại và chế biến khô, đồng thời cải tiến thành công 16 sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Công ty cũng hoàn tất nâng cấp và đổi mới toàn bộ hệ thống bao bì sản phẩm theo hệ nhận diện riêng cho từng phân khúc khách hàng gắn liền với thương hiệu Vissan, 3 Bông Mai và Mai Vàng.
Song song đó, Vissan còn mở rộng thêm các kênh bán hàng trực tuyến như: Đặt hàng qua Hotline 19001960, Fanpage www.fb.com/CuaHangVissan, sàn thương mại điện tử Sendo và Now, giúp khách hàng yên tâm và thoải mái chọn mua các sản phẩm của công ty tiện lợi, nhanh chóng.
Với định hướng chiến lược đúng đắn cùng những nỗ lực không ngừng, năm 2019 công ty đã đạt được những kết quả như sau: Tổng doanh thu đạt 4.993 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 103% so với kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 226 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ, đạt 113% so với kế hoạch; sản lượng thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến tăng so với cùng kỳ, lần lượt đạt 25.980 tấn và 26.270 tấn. Đại hội còn trình bày phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 với tổng doanh thu đạt 5.580 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019 và lợi nhuận trước thuế đạt 180 tỷ đồng.
Với mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2020, công ty sẽ tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu heo hơi, đẩy mạnh đầu tư phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong năm 2020, Vissan sẽ mở rộng và đa dạng hóa kênh bán hàng trực tuyến thông qua website để cung cấp những sản phẩm tươi ngon, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, cũng nhất trí thông qua thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới năm (2020 - 2024), với 5 thành viên gồm có: Ông Nguyễn Phúc Khoa – Chủ tịch HĐQT; ông Nguyễn Ngọc An, ông Phạm Trung Lâm là Phó Chủ tịch; ông Lê Minh Tuấn, ông Huỳnh Quang Giàu là thành viên. Ngoài ra, Đại hội cũng đã thông qua Ban kiểm soát với 3 thành viên gồm có: Ông Trương Việt Tiến – Trưởng ban; ông Tô Quốc Thái, bà Phạm Thị Thanh Tâm là thành viên.
Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản Vissan là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành thực phẩm của cả nước. Hiện tại, Vissan đang sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp bao gồm 130.000 điểm bán trên kênh truyền thống, hơn 1.000 siêu thị, cửa hàng tiện lợi và hệ thống gần 50 cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc. Với sứ mệnh cung ứng cho thị trường những sản phẩm an toàn, chất lượng, công ty không ngừng xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn bền vững Feed - Farm - Food “Từ trang trại tới bàn ăn”, thực hiện sứ mệnh cung cấp sản phẩm chất lượng cao, dinh dưỡng, góp phần bình ổn giá cả thị trường thực phẩm và đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng.
Xuân Phúc
Hòa giải thương mại: Lựa chọn hiệu quả cho giải quyết tranh chấp
TĐKT - Ngày 19/6, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Trung tâm Hòa giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) tổ chức Hội thảo “Hòa giải thương mại: Lựa chọn hiệu quả cho giải quyết tranh chấp” tại Hà Nội trong khuôn khổ Tuần lễ Trọng tài và Hòa giải thương mại Việt Nam 2020 (gọi tắt là VAW2020). Toàn cảnh Hội thảo Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp xây dựng, các luật sư đến từ các công ty/văn phòng luật sư lớn, các trọng tài viên, hòa giải viên cũng như các cơ quan truyền thông. Bên cạnh đó, hội thảo cũng thu hút được hàng trăm lượt theo dõi qua kênh trực tuyến của sự kiện tại https://www.facebook.com/viac.vn/. Hội thảo được chia thành 2 phiên xoay quanh những nội dung chính: Hòa giải thương mại tại Việt Nam – Bức tranh hiện tại và tương lai của hòa giải thương mại tại Việt Nam. Phiên đầu tiên đã giúp các đại biểu tham dự có cái nhìn khái quát về thực trạng hòa giải thương mại tại Việt Nam. Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại ra đời cùng với Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với Chương 33 về Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển dịch vụ hòa giải thương mại với tư cách là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại độc lập; tạo hành lang pháp lý thống nhất trong việc khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng dịch vụ hòa giải. Trong 3 năm qua, hòa giải thương mại đã bắt đầu được doanh nghiệp lựa chọn để sử dụng. Theo thống kê đến từ VMC, Trung tâm đã nhận 7 đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại với tổng trị giá tranh chấp lên đến hơn 1.000 tỷ đồng tập trung trong các lĩnh vực hàng hải, xây dựng và sở hữu trí tuệ. Phiên thứ hai của Hội thảo đưa đến cho đại biểu tham dự những hình dung bước đầu về tương lai của hòa giải thương mại tại Việt Nam. Các chuyên gia đã chia sẻ về các xu hướng chính trong hòa giải thương mại trên thế giới thời gian tới, trong đó có cơ chế liên thông hòa giải - trọng tài và giải quyết tranh chấp trực tuyến. Sự ra đời của Công ước Singapore về hòa giải năm 2019 đã tạo bước ngoặt trong hòa giải thương mại quốc tế, là nền tảng cho hợp tác đa phương và thương mại quốc tế. Cùng với đó, cơ chế hòa giải đối thoại ngoài tòa án đang được đẩy mạnh tại Việt Nam cũng mang đến nhiều thách thức cho hòa giải thương mại. Tuy nhiên, cơ hội cho hòa giải thương mại là rất lớn, bao gồm việc nhận thức về hòa giải của cộng đồng sẽ tăng lên, thị trường về hòa giải nói chung sẽ được mở ra... Các trung tâm hòa giải thương mại cần phải biết cách tận dụng các cơ hội này để phát triển hơn trong tương lai. Phương LinhTĐKT - Sáng 18/6, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC, Đại học Việt Nhật (VJU) và Trung tâm Nghiên cứu hòa bình bền vững (RCSP) thuộc Đại học Tokyo tổ chức Hội thảo Trọng tài thương mại và Hòa giải thương mại: Giải pháp giải quyết tranh chấp cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Chương trình được tổ chức tại trụ sở VIAC tại Hà Nội và tiến hành trực tuyến song song trên các kênh thông tin trực tuyến chính thức của VIAC.
Toàn cảnh Hội thảo
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam và Nhật Bản luôn là đối tác chiến lược quan trọng của nhau trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác phát triển kinh tế. Trong năm 2019, Nhật Bản là đối tác lớn thứ hai về đầu tư, thứ ba về du lịch và thứ tư về thương mại, với khoảng 4.400 dự án đầu tư tại Việt Nam, tương đương tổng số vốn lên đến gần 60 tỷ USD; kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 40 tỷ USD. Theo báo cáo của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), hiện có khoảng hơn 4.300 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam và khoảng 64% đang có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Điều này chứng minh mối quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa hai nước và tiềm năm phát triển lớn trong tương lai.
Năm 2020, nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đều đã có những biện pháp hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh và hỗ trợ doanh nghiệp, duy trì nền kinh tế. Hiện tại, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát dịch bệnh và thiết lập “trạng tái bình thường mới” để phát triển kinh tế với những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực. Theo đó, mức đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam vẫn duy trì ở mức ổn định với tổng số dự án đăng ký đến hết tháng 04/2020 là 116 và tổng số vốn vào khoảng 1,2 tỷ USD, đứng thứ ba chỉ sau Singapore và Thái Lan; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 13 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những nỗ lực kể trên của chính phủ hai nước để duy trì nền kinh tế được đánh giá là rất hiệu quả, tuy vậy, không thể phủ nhận rằng hoạt động kinh doanh thương mại hiện vẫn chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ COVID-19. Cụ thể, ở góc độ vi mô – quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp, các chuỗi cung ứng, tiêu thụ bị đứt gãy dẫn tới nhiều giao dịch không được thực hiện hoặc chi phí thực hiện giao dịch bị tăng lên rất cao, đẩy nhiều doanh nghiệp đứng trước các rủi ro pháp lý như đình chỉ hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng hoặc thậm chí là vi phạm hợp đồng, có thể dẫn tới tranh chấp và kiện tụng.
Hội thảo diễn ra có sự góp mặt của các các diễn giả là chuyên gia đến từ các hiệp hội và trung tâm giải quyết tranh chấp uy tín của Việt Nam và Nhật Bản như Trung tâm giải quyết tranh chấp quốc tế Nhật Bản (JIDRC), Trung tâm Hòa giải quốc tế Nhật Bản (JIMC), Hiệp Hội trọng tài quốc tế Nhật Bản (JCAA), Hiệp Hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), cũng như các giáo sư luật, các luật sư đến từ các hãng luật uy tín của Nhật Bản và Việt Nam về trọng tài và hòa giải.
Chương trình được tiến hành theo 3 phiên. Phiên 1 với chủ đề Các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại tại Nhật Bản và Việt Nam từ góc nhìn của quy định pháp luật và thực tiễn. Phiên 2 được tiến hành với trọng tâm xoay quay chủ đề Trọng tài và Hòa giải tại Việt Nam – các phương thức tối ưu cho tranh chấp thương mại, lời khuyên của chuyên gia nhằm cải thiện thực tiễn thực thi hợp đồng tại Việt Nam. Phiên 3: Sáng kiến thành lập Nhóm liên kết về tranh chấp thương mại Việt Nam – Nhật Bản (Hòa giải – Trọng tài) hỗ trợ các tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Vũ Ánh Dương – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VIAC cho biết các tổ chức trong nhóm liên kết sẽ triển khai các hoạt động hợp tác theo nhiều mức độ khác nhau: Hợp tác trong Mạng lưới để tổ chức các sự kiện xúc tiến sử dụng trọng tài và hòa giải trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản; hợp tác trong bổ sung nguồn chuyên gia chất lượng cao, có uy tín vào danh sách các trọng tài viên, hòa giải viên, đề cử thành viên Ban giải quyết tranh chấp, đề cử chuyên gia…; nghiên cứu tiền khả thi về việc thành lập Trung tâm giải quyết tranh chấp thương mại Việt Nam – Nhật Bản với tham vọng cộng hợp sức mạnh và uy tín của các tổ chức và phục vụ tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản.
Đồng tình với các đề xuất của ông Vũ Ánh Dương, ông Kazuki Bando, Chủ tịch JCAA cũng đã đưa ra ý kiến đề xuất về sự hợp tác cùng cung cấp các thủ tục giải quyết tranh chấp lựa chọn giữa JCAA và VMC/VIAC. Ông Shiro Muto, Trưởng nhóm pháp chế JCCI và bà Nguyễn Thu Trang, Phó Ban Pháp chế VCCI cũng đã có ý kiến ủng hộ sự chủ động, sáng tạo của VIAC, VMC, JIMC, JCAA, JIDRC – những tổ chức ADRs nổi bật nhất của Việt Nam và Nhật Bản trong việc kết nối để tận dụng được ưu thế của nhau, bổ sung cho nhau, cùng phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp. Cả hai đại diện đến từ cơ quan đại diện cộng đồng doanh nghiệp cũng đã đồng ý sẽ hết sức giúp đỡ việc hợp tác nói trên.
Phương Linh
TĐKT - Ngày 17/6, Tổng cục Hải quan tổ chức gặp mặt các phóng viên, biên tập viên, các cơ quan thông tấn, báo chí nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2020).
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự buổi gặp mặt có khoảng 50 phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí; đại diện lãnh đạo các vụ, cục khối cơ quan Tổng cục Hải quan.
Quang cảnh họp báo
Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái trân trọng gửi lời chúc mừng tới đội ngũ những người làm báo nhân kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái, công tác tuyên truyền được lãnh đạo Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đặc biệt quan tâm. Chỉ gần 6 tháng đầu năm 2020, có gần 2.200 tin, bài về ngành Hải quan được đăng tải trên các báo và hơn 100 lượt tin, phóng sự phát trên các đài, kênh truyền hình nhằm tuyên truyền rộng rãi về hoạt động của ngành Hải quan.
Đặc biệt, Tổng cục Hải quan đã phối hợp thường xuyên với nhiều báo đài thực hiện các chuyên đề, chuyên mục về hải quan; cung cấp thông tin, số liệu nhanh chóng khi phóng viên có yêu cầu; giới thiệu phóng viên đi tìm hiểu thực tế tại một số cục hải quan địa phương…
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái nhấn mạnh, các phóng viên, biên tập viên, cơ quan thông tấn, báo chí đã đóng góp không nhỏ trong nỗ lực tuyên truyền kịp thời về các hoạt động thời sự của ngành Hải quan, góp phần vào kết quả chung của ngành Hải quan thời gian qua. Đồng thời giúp cho bạn đọc và các cơ quan chức năng, người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thông tin về ngành Hải quan phong phú và chính xác hơn.
Để thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác phối hợp tuyên truyền giữa Tổng cục Hải quan và các cơ quan báo chí, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các phóng viên, biên tập viên, các báo, đài, quan tâm tuyên truyền sâu, rộng hơn nữa về các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan. Đó là đơn giản hóa thủ tục hành chính; cải cách, hiện đại hóa hải quan; triển khai hệ thống VNACCS/VCIS, Cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN; thực hiện Tuyên ngôn phục vụ khách hàng; chống buôn lậu và gian lận thương mại, đấu tranh phòng, chống ma túy; công tác thu ngân sách, thu hồi nợ đọng thuế...
La Giang
Ngân hàng số những ưu điểm tạo nên cuộc cách mạng trên thị trường tài chính
TĐKT - Tiền điện tử là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc nhất hiện nay khi tổng giá trị thị trường vào năm 2018 là 856,36 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng 11,9% trong khoảng thời gian 2019 - 2024. Việc thị trường liên tục được mở rộng và gia tăng giá trị đã dẫn đến nhu cầu giao dịch các tài sản điện tử tăng lên từng ngày. Từ đó, ngân hàng số tiền điện tử đã ra đời như một giải pháp tuyệt vời đáp ứng các nhu cầu của người sở hữu tài sản điện tử. Được xây dựng dựa trên nền tảng blockchain cùng công nghệ smart contract, ngân hàng số cung cấp đầy đủ dịch vụ của một ngân hàng truyền thống như: Quản lý tài sản, tiết kiệm, vay nợ hay đầu tư nhưng lại tích hợp nhiều cải tiến mới, mang tới nhiều lợi ích hơn cho khách hàng. Chính điều này đã chinh phục nhiều người dùng, khiến cho tiền điện tử ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Đầu tiên, xét về chức năng quản lý tài sản, ngân hàng số có cách thức quản lý tài sản điện tử chủ động và linh hoạt hơn rất nhiều so với ngân hàng thông thường. Nếu như từ trước đến nay, việc quyết định lãi suất hay định giá tài sản gửi của khách hàng phần lớn sẽ do ngân hàng đưa ra thì với ngân hàng số, tỉ giá tiền điện tử hay giá trị của các tài sản điện tử khác sẽ hoàn toàn do thị trường quyết định. Từ đó, người sở hữu hoàn toàn làm chủ các tài sản điện tử của mình mà không hề phụ thuộc vào bên thứ 3 khác. Chính ưu điểm này đã tạo nên một cuộc cách mạng lớn trên thị trường tài chính, khiến lĩnh vực tiền điện tử trở lên nóng hơn bao giờ hết. Thứ hai, xét về các gói dịch vụ tiết kiệm đầu tư, ngân hàng số đã đánh trúng tâm lý của người khách hàng với lợi thế là: Lãi suất cao, rút gốc linh hoạt và chủ động quản lý các khoản đầu tư. Với lợi thế về công nghệ, ngân hàng số có khả năng cập nhập tình hình thị trường nhanh chóng, giúp các nhà đầu tư có thể cập nhập tài khoản theo ngày để có những chiến lược tiếp theo. Tận dụng tiềm năng của thị trường, các ngân hàng số cũng đưa ra những mức lãi suất cao hơn nhiều lần so với ngân hàng truyền thống. Đây chính là yếu tố thu hút rất nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới cách thức hoạt động nhanh gọn và chính xác của ngân hàng số. Toàn bộ hệ thống được xây dựng trên công nghệ gần như tự động nên tối giảm rất nhiều chi phí vận hành, chi phí địa điểm, các vấn đề sai sót của cá nhân mà lại nâng cao thời gian xử lý giao dịch cũng như chất lượng các dịch vụ khác. Đối với người dùng, thay vì ngồi chờ hàng giờ tại các chi nhánh ngân hàng như thông thương, họ được nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu thông qua máy tính hoặc một chiếc điện thoại thông minh. Các giao dịch diễn ra gần như miễn phí hoặc chi phí cũng rẻ hơn rất nhiêu mà lại tiết kiệm thời gian và công sức. Bởi vậy, kể cả những người dùng khó tính nhất cũng cảm thấy hài lòng với hình thức ngân hàng mới này. Với hàng loạt các ưu điểm của mình, ngân hàng số ngày càng thu hút được nhiều người sử dụng. Các tập đoàn lớn hay chính phủ cũng đang nghiên cứu và ứng dụng ngân hàng số cũng như tiền điện tử. Có thể thấy rằng, đây chính là một trong những lĩnh vực mà các nhà đầu tư hay doanh nghiệp cần tìm hiểu ngay để có thêm ưu thế cạnh tranh trong kỉ nguyên công nghệ. Là một tập đoàn về công nghệ và tài chính, RVG Global cũng đón đầu thị trường bằng ứng dụng RVG Digital Banking được ra mắt vào đầu năm 2019. RVG Digital Banking không chỉ đáp ứng mọi nhu cầu của cộng đồng sở hữu tiền điện tử mà còn tích hợp thêm nhiều tính năng mới thỏa mãn kì vọng của cả những người dùng khó tính nhất. Thực hiện các giao dịch toàn cầu nhanh chóng, liên kết thanh toán với nhiều nền tảng khác, mang tới các gói tiết kiệm đầu tư cho nhà đầu tư... RVG Digital Banking chính là ứng dụng ngân hàng số đắt giá nhất hiện nay. Với kế hoạch triển khai hệ thống POS và thẻ thanh toán trên toàn cầu, RVG Digital Banking sẽ trở thành ngân hàng số đầu tiên sở hữu 2 hệ thống thanh toán online và offline linh hoạt, mang đến nhiều thuận tiện cho người dùng. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của hệ sinh thái đa ngành RVG Global, RVG Digital Banking hứa hẹn một lộ trình phát triển mạnh mẽ, bền vững, khẳng định vị thế dẫn đầu trên lĩnh vực ngân hàng số nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung. Hồng ThiếtTĐKT - Sáng ngày 12/6, tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra buổi Lễ công bố và trao 6 Kỷ lục Việt Nam cho Nhà sản xuất Gốm Đất Việt.
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, thị xã Đông Triều, lãnh đạo các ngành của Trung ương và địa phương, các lãnh đạo của Hội Kỷ lục gia Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí cùng đông đảo cán bộ, công nhân viên Gốm Đất Việt.
Trao 6 Kỷ lúc Việt Nam cho Gốm Đất Việt.
Được khởi công xây dựng vào năm 2008 trên diện tích 40 ha tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, sau gần 2 năm xây dựng, đến ngày 26/1/2010, những sản phẩm đầu tiên của Gốm Đất Việt đã có mặt trên thị trường. Đến nay, sản phẩm Gốm Đất Việt đã hiện diện khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, xuất khẩu trên 51 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sản phẩm Gốm Đất Việt được sử dụng cho nhiều công trình như biệt thự, nhà hàng, khách sạn, resort, cung điện nguy nga tráng lệ, đến các công trình tâm linh như: Đình, chùa, nhà thờ, gia đình dòng họ, vừa mang nét cổ kính vừa đậm đà bản sắc dân tộc Việt.
Gốm Đất Việt là thương hiệu gạch ngói đất sét nung cao cấp số 1 Việt Nam được sáng lập và lãnh đạo bởi Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu, Chủ tịch HĐQT 3 Công ty, nguyên Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Viglacera Hạ Long và ông Nguyễn Duy Hưng cố vấn HĐQT - nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh.
Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu là người thổi hồn, đưa Gốm Đất Việt trở thành nhà sản xuất gạch ngói đất sét nung cao cấp số 1 Việt Nam, đồng thời cũng chính ông đã góp phần thay đổi cách thức sản xuất gạch ngói Việt Nam đương đại.
Tự hào là đơn vị khoa học và công nghệ đầu tiên của ngành sản xuất gạch ngói đất sét nung Việt Nam, sản phẩm Gốm Đất Việt được sản xuất bằng nguồn đất sét sạch, giàu hàm lượng ô xít sắt, trữ lượng lớn thuộc Đệ tứ Chiến khu Đông Triều - Quảng Ninh - địa linh nhân kiệt. Với máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại nhập ngoại từ châu Âu: Thuộc Cộng hòa Liên bang Đức, Italia.. .và các nước có nền công nghiệp phát triển. Đội ngũ thành viên lao động cần cù, năng động sáng tạo, có tư duy đổi mới, tự tôn dân tộc, khát vọng sản phẩm của mình chinh phục người Việt và những người yêu sản phẩm đất sét nung toàn thế giới.
Sản phẩm Gốm Đất Việt với đặc trưng thuần Việt đó là: Màu đỏ quýt trầu, âm thanh trong chắc, dùng búa sắt gõ vào sản phẩm âm vang phát ra như gõ vào tấm thép. Gạch lát nền không trơn trượt, không nồm, không rêu mốc. Ngói lợp mãi mãi không phai màu, ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, chịu va đập, mưa đá, thời tiết khắc nhiệt.
Với phương châm: “Sự hài lòng của khách hàng là thành công của chúng tôi”, Gốm Đất Việt luôn không ngừng cải tiến, sáng tạo nhằm cho ra những sản phẩm mới, chất lượng với tính năng ưu việt nhằm đáp ứng mọi thị hiếu của khách hàng, mang lại vẻ đẹp sang trọng, ấm áp cho mỗi công trình, với giá thành hợp lý nhất, trở thành sự lựa chọn hàng đầu và là niềm tự hào của ngành đất sét nung Việt Nam.
Sáu Kỷ lục Việt Nam mà GỐM ĐẤT VIỆT xác lập được là:
1. Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ đầu tiên của ngành đất sét nung Việt Nam.
2. Doanh nghiệp sản xuất gạch ngói đất sét nung có nhiều bằng độc quyền giải pháp hữu ích nhất Việt Nam.
3. Doanh nghiệp sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng công nghệ nghiền khô trên lò nung tuynel đầu tiên tại Việt Nam.
4. Doanh nghiệp sản xuất gạch ngói tráng men: Phun men từ sản phẩm mộc nung một lần trên lò Tuynel đầu tiên tại Việt Nam
5. Đơn vị sở hữu máy nhào đùn liên hợp dùng để tạo hình sản phẩm bằng phương pháp đùn dẻo từ phối liệu đất sét lớn nhất Việt Nam.
6. Máy nghiền phối liệu siêu mịn dùng cho sản xuất gạch Cotto đầu tiên tại Việt Nam.
Mai Thảo
Vinh danh doanh nghiệp tạo tác động xã hội Việt Nam năm 2020
TĐKT - Sáng 12/6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông qua Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo Xã hội (CSIE) dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam tổ chức "Sự kiện Vinh danh doanh nghiệp tạo tác động xã hội Việt Nam năm 2020 - iMap Choice 2020". Trao chứng nhận cho các doanh nghiệp tham gia iMap Choice 2020 Doanh nghiệp tạo tác động xã hội là loại hình doanh nghiệp cân bằng giữa cả hai định hướng chiến lược tại giá trị kinh tế và tạo tác động tích cực lên xã hội và môi trường. Các doanh nghiệp xã hội là một phần của khu vực kinh doanh tạo tác động xã hội. Theo nghiên cứu của CSIE và UNDP, năm 2018 có khoảng 4% khu vực doanh nghiệp Việt Nam với tổng hơn 20.000 doanh nghiệp tạo tác động tại Việt Nam. Theo thống kê năm 2020 của CSIE, có gần 1000 doanh nghiệp xã hội đã đăng ký theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Nhằm mục đích hỗ trợ phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, thông qua dự án VIBE, Đại sứ quán Ireland đã tài trợ cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong đó Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo xã hội (CSIE) cùng Đại học Trinity là đơn vị thực hiện dự án về Thúc đẩy khởi nghiệp và sáng tạo xã hội từ năm 2018 đến nay, với một sản phẩm chính là bản đồ số hệ sinh thái doanh nghiệp tạo tác động xã hội Việt Nam https://imapvietnam.org. Đây là một trong ba bản đồ quốc gia duy nhất trên thế giới về doanh nghiệp tạo tác động, với hơn 600 doanh nghiệp trên bản đồ. Bản đồ iMap là nguồn tham khảo đáng tin cậy của hàng nghìn nhà nghiên cứu, những doanh nghiệp tạo tác động, các doanh nghiệp lớn muốn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp xã hội, các quỹ đầu tư, các tổ chức hỗ trợ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Với sự mệnh chung của CSIE là xây dựng hệ sinh thái cho sáng tạo và khởi nghiệp vì xã hội tại Việt Nam, bản đồ số iMap được ra đời với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng, kết nối thị trường và vận động chính sách cho khu vực doanh nghiệp tạo tác động xã hội Việt Nam, thúc đẩy hoạt động kinh doanh có đạo đức, thực hành kinh doanh và tiêu dùng bền vững, đóng góp xây dựng một Việt Nam khoẻ mạnh, bền vững và hạnh phúc hơn. iMap Choice là sự kiện bầu chọn, vinh danh doanh nghiệp tạo tác động xã hội được tổ chức thông qua hình thức bầu chọn từ cộng đồng và đánh giá chuyên môn của ban thẩm định, bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội. Sự kiện được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hoạt động kinh doanh vì xã hội, kinh doanh với sự tử tế, từ đó có sự ghi nhận, hỗ trợ, mua hàng nhiều hơn từ cộng đồng, đồng thời tôn vinh các doanh nhân xã hội - những con người dám dấn thân mang trên vai hai trách nhiệm lớn vừa tạo ra lợi nhuận và tạo tác động xã hội. iMap Choice được tổ chức năm 2019. Năm 2020, có 7 doanh nghiệp/sáng kiến được vinh danh ở các lĩnh vực bao gồm: Sức khoẻ và chất lượng sống; nông nghiệp; bảo tồn giá trị văn hóa và truyền thống; giải pháp công nghệ; giáo dục - đào tạo; môi trường; sáng kiến thanh niên vì cộng đồng; doanh nghiệp tạo tác động xã hội của năm. Nhân dịp này, ban tổ chức cũng trao chứng nhận thành viên bản đồ số iMap Vietnam, như một dạng chứng thực từ một tổ chức hỗ trợ có uy tín; tôn vinh khu vực doanh nghiệp tạo tác động xã nói chung, thông qua trao cúp cho đại diện các doanh nghiệp chiến thắng bầu chọn cộng đồng ở 7 hạng mục bình chọn iMap Choice 2020 và vinh danh doanh nghiệp tạo tác động xã hội Việt Nam năm 2020. Phương ThanhChung kết quốc gia cuộc thi “L’Oréal Brandstorm - Cuộc thi sáng tạo của thế giới năm 2020”
TĐKT - L’Oréal Việt Nam vừa công bố người chiến thắng vòng chung kết quốc gia cuộc thi “L’Oréal Brandstorm - Cuộc thi sáng tạo của thế giới năm 2020” sau 5 tháng diễn ra các vòng thi tại Việt Nam vào cuối tháng 5. Cuộc thi đã thu hút 776 sinh viên xuất sắc từ các trường đại học. Qua 4 vòng thi trình bày về các giải pháp sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa và thúc đẩy vai trò của người tiêu dùng trong cuộc chiến với rác thải nhựa, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho nhóm Supernova gồm 3 sinh viên đến từ trường đại học Quốc tế, Đại học Kinh tế - Luật và Đại học Hoa Sen, thành phố Hồ Chí Minh. Giải nhì và ba lần lượt thuộc về các sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân và đại học Fulbright Việt Nam. Ra đời từ năm 1992, Brandstorm là một trong những cuộc thi sáng tạo lớn nhất thế giới. Trải qua 28 năm tổ chức, cuộc thi này đã thu hút gần 50.000 thí sinh đến từ 65 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau; trong đó có đến 11.000 thí sinh không phải là sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế, quản trị kinh doanh. Năm 2020, Brandstorm chính thức đến Việt Nam với sứ mệnh là nhận diện tài năng sáng tạo của sinh viên Việt Nam, đồng thời mang đến cho các bạn trẻ cơ hội nâng cao nhận thức về môi trường và cạnh tranh với sinh viên quốc tế về các giải pháp sáng tạo trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Vòng chung kết quốc gia cuộc thi L’Oréal Brandstorm 2020 Chủ đề của cuộc thi L’Oréal Brandstorm 2020 tập trung vào việc “Xây dựng một tương lai giảm thiểu nhựa cho ngành làm đẹp”. Sinh viên trên toàn thế giới, bao gồm Việt Nam, sẽ tham gia thử thách tạo ra một giải pháp kinh doanh mới sử dụng ít nhựa hơn hoặc không có nhựa. Các thí sinh sẽ tự lập một nhóm 3 người để cùng nhau đưa ra ý tưởng sáng tạo nhất. Ý tưởng tham gia cuộc thi phải giải quyết được các thách thức trong quá trình sản xuất kinh doanh và trong việc thay đổi nhận thức người tiêu dùng. Nhóm thắng cuộc đại diện Việt Nam sẽ tham gia các buổi huấn luyện về kiến thức tổng quan của thị trường, khả năng biến ý tưởng thành hiện thực từ các chuyên gia hàng đầu về môi trường, công nghệ và kinh doanh. Ngành hàng tham gia vào cuộc thi sáng tạo năm nay là ngành hàng tiêu dùng phổ thông, đây là ngành hàng lớn nhất của L’Oréal với hơn 5 tỷ sản phẩm mỗi năm và bao gồm các thương hiệu như L'Oréal Paris, Garnier, Maybelline New York, NYX, Niely, Dark và Lovely, Essie, Stylenanda và MG. Đây cũng là ngành hàng đã nghiên cứu các chiến lược khác nhau để định hình tương lai của bao bì mỹ phẩm, như thiết kế bao bì có kích thước và trọng lượng tối ưu, sử dụng ít nguyên liệu đầu vào hoặc thay thế các vật liệu thông thường bằng vật liệu tái chế/tái tạo. Hợp tác trong phiên bản năm nay, ngành hàng tiêu dùng phổ thông của L’Oreal sẽ tìm kiếm những tài năng trẻ có thể đưa ra các giải pháp cho cả mục tiêu kinh doanh và phát triển bền vững, hỗ trợ cho các ý tưởng sáng tạo này để tạo nên các tác động mang tính toàn cầu hướng đến một tương lai không sử dụng nhựa trên toàn thế giới. Đội giải nhất quốc gia được tặng một năm sử dụng miễn phí sản phẩm của các thương hiệu thuộc tập đoàn L’Oréal, được tuyển thẳng vào chương trình Quản trị viên tập sự (Management Trainee) của L’Oréal Việt Nam, đồng thời đại diện Việt Nam tham dự vòng quốc tế tổ chức vào tháng 6 tới đây. Hai đội nhì, ba sẽ nhận được những đặc cách trong Chương trình Quản trị viên tập sự và quà tặng sản phẩm của các thương hiệu thuộc tập đoàn L’Oréal. Ông Valéry Gaucherand, Tổng Giám đốc L’Oréal Việt Nam, chia sẻ về cuộc thi: “Cuộc thi Brandstorm năm nay tập trung về chủ đề phát triển bền vững, đây không chỉ là chủ đề cuộc thi, mà còn là định hướng phát triển tập đoàn L’Oréal đã và đang thực hiện trong 10 năm qua. Phát triển bền vững sẽ tiếp tục là trọng tâm phát triển của L’Oréal trong 10 năm tới thông qua sứ mệnh “Chia sẻ cái đẹp cho tất cả”. Brandstorm là một cơ hội tuyệt vời để sinh viên xây dựng các mối liên kết quốc tế. Thông qua cuộc thi, sinh viên Việt Nam có cơ hội đặc biệt được làm việc với các nhân sự cấp cao của Tập đoàn để học hỏi thêm và phát triển các ý tưởng sáng tạo của mình trong môi trường chuyên nghiệp và đẳng cấp thế giới. Mai ThảoTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 63
- 64
- 65
- 66
- 67
- …
- sau ›
- cuối cùng »