Tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh trước thách thức khủng hoảng Covid-19
TĐKT - Ngày 23/7, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn “Tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh trước thách thức khủng hoảng Covid-19”. Diễn đàn có sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế uy tín, là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia và cũng là những người đứng đầu các viện nghiên cứu có uy tín cao như: TS. Trần Đình Thiên, TS. Võ Trí Thành, TS. Cấn Văn Lực… Toàn cảnh Diễn đàn Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Phạm Việt Dũng, Tổng biên tập Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam nhận định, đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những hậu quả to lớn, nặng nề và đặt ra những vấn đề chưa từng có tiền lệ cho thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Dường như tất cả các quốc gia đều đứng trước một câu hỏi lớn là làm gì để đối phó hiệu quả với vô vàn khó khăn do đại dịch gây ra, đồng thời nhanh chóng khắc phục thiệt hại, lấy lại nhịp độ tăng trưởng, duy trì đà phát triển kinh tế và sự ổn định của đời sống xã hội. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và chỉ đạo triển khai nhiều quyết sách quan trọng nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp giảm thiểu khó khăn, thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra, đặc biệt là các chủ trương, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu kép là vừa ngăn chặn, chống dịch thành công, vừa tiếp tục phát triển ổn định, bền vững nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực, tình hình kinh tế quốc tế và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sự sống còn của không ít doanh nghiệp. Thực tế ấy đòi hỏi không chỉ có trách nhiệm của Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, mà còn cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính các doanh nghiệp để nỗ lực tìm ra những giải pháp hiệu quả, nhằm chủ động thích ứng, vượt qua những thách thức của đại dịch và hơn nữa còn có thể biến nguy thành an, biến thách thức, khó khăn thành cơ hội phát triển... Ông Phạm Việt Dũng nhấn mạnh, tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh luôn là vấn đề quan trọng, quan tâm thường trực không chỉ của các nhà quản lý mà còn là bài toán cốt tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân. Đặc biệt, trải qua cơn tàn phá của đại dịch Covid-19 này, vấn đề định vị lại, điều chỉnh chiến lược, giải pháp sản xuất, kinh doanh và mô hình cạnh tranh đang đặt ra rất nhiều yêu cầu cấp bách trước mặt, lâu dài cả ở tầm quốc gia, ở doanh nghiệp. Theo ông Dũng, để góp phần giải quyết vấn đề này, không chỉ có sự nỗ lực của các cơ quan quản lý, các doanh nhân, doanh nghiệp mà còn cần sự chung sức vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Tại diễn đàn, các diễn giả là các chuyên gia kinh tế, đại diện lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp đã trao đổi suy nghĩ, kinh nghiệm giúp cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau dịch Covid-19. Cùng với đó, là những ý kiến, đề xuất đóng góp với Đảng, Nhà nước về các giải pháp khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế hậu Covid-19, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam tự lực, tự cường, phát triển bền vững trong xu thế hội nhập quốc tế. TS.Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đưa ra lời khuyên: Các doanh nhân, doanh nghiệp trong đầu phải nhớ 8 chữ: Cơ hội - Kết nối - Sáng tạo - Quản trị. Tức là tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ lợi thế so sánh của doanh nghiệp, của thị trường, của Việt Nam và những cơ hôị từ các cam kết quốc tế, sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư, sự xuất hiện của các lĩnh vực mới, ngành nghề mới. Kết nối với đối tác, kết nối vào chuỗi giá trị kết nối thị trường với tiêu chuẩn cao. Đồng thời, thời đại đang yêu cầu sáng tạo và chuyển động cùng Cách mạng công nghiệp 4.0 và những mô hình kinh doanh mới, lĩnh vực mới. Đặc biệt là cần lưu ý đến nâng cao quản trị, trong đó chú ý quản trị rủi ro. TS. Cấn Văn Lực chỉ ra những xu hướng thay đổi lớn của kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam trong và sau dịch bệnh. Trong đó, doanh nghiệp cần lưu ý đến xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư, xu hướng đầu tư vào những tài sản an toàn hơn, xu hướng M-A tăng lên, xu thế tái cấu trúc lại chuỗi cung, xu thế áp dụng công nghệ và thay đổi cách thức làm việc. Tâm lý và hành vi tiêu dùng đã có sự thay đổi mạnh, mua sắm trực tuyến đã trở thành xu hướng… Các doanh nghiệp cần đổi mới và sáng tạo trong mô hình kinh doanh mới. Phương ThanhKinh tế
Tập đoàn ô tô Hyundai triển khai Chương trình tình nguyện giáo dục dành cho sinh viên Việt Nam
TĐKT - Ngày 22/7, Tập đoàn ô tô Hyundai đã ký kết Biên bản ghi nhớ “Chương trình tình nguyện giáo dục dành cho sinh viên - Hyundai Jump School’”. Thông qua Biên bản ghi nhớ này, Hyundai lên kế hoạch đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam từ năm nay đến năm 2022. Tập đoàn ô tô Hyundai đã ký kết Biên bản ghi nhớ “Chương trình tình nguyện giáo dục dành cho sinh viên- Hyundai Jump School’” với VNU-ULIS và VPV “Chương trình tình nguyện giáo dục dành cho sinh viên - Hyundai Jump School” được Tập đoàn ô tô Hyundai ký kết với Tổ chức xã hội phi lợi nhuận Jump, Tổ chức Tình nguyện vì hòa bình Việt Nam và Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo đó, Tập đoàn ô tô Hyundai sẽ chọn sinh viên đại học làm gia sư, hướng dẫn học tập và đồng hành cùng các bạn thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn. Các bạn sinh viên sẽ được cấp học bổng và tham gia các hoạt động cố vấn định hướng để phát triển. Tập đoàn ô tô Hyundai sẽ chọn 3 đợt, tổng cộng 150 sinh viên đại học Việt Nam trong ba năm tới. Các sinh viên đại học được lựa chọn sẽ cung cấp hướng dẫn học tập tùy chỉnh và đồng hành về mặt cảm xúc với thanh thiếu niên từ các lớp học có điều kiện giáo dục khó khăn tại địa phương trong 4 tiếng mỗi tuần trong khoảng 10 tháng mỗi nhóm. Ngoài ra, Tập đoàn ô tô Hyundai sẽ cung cấp cho sinh viên đại học các suất học bổng tình nguyện và cơ hội tham gia chương trình cố vấn cho sự phát triển tài năng trong tương lai tại Hyundai Jump School: https://h-jumpschool.vn ) Trong những năm gần đây, thị trường giáo dục tư nhân ngày càng phát triển, kéo theo ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục do chênh lệch thu nhập gây ra. Thông qua việc cử các bạn sinh viên ưu tú nhất để cung cấp chương trình hỗ trợ học tập chất lượng và khích lệ tinh thần học tập của nhóm trẻ em thanh thiếu niên yếu thế trong xã hội, chương trình kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện môi trường học tập của các em. “Chương trình tình nguyện giáo dục dành cho sinh viên - Hyundai Jump School” là một hoạt động đóng góp cho xã hội tiêu biểu được phát động bởi Tập đoàn Hyundai Hàn Quốc từ năm 2013 với mục đích bồi dưỡng tài năng trẻ và góp phần giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục. Chương trình được kỳ vọng sẽ góp phần bồi dưỡng các tài năng trong tương lai và góp phần giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục. Đại diện lãnh đạo cấp cao Tập đoàn Hyundai chia sẻ: "Chia sẻ học tập là một trong những hoạt động đầy giá trị để thu hẹp khoảng cách giáo dục trong xã hội và bồi dưỡng tài năng trong tương lai. Tại Hàn Quốc, trong 8 năm qua H-Jump School đã và đang góp phần xây dựng văn hóa chia sẻ kiến thức, với hơn 1.100 sinh viên đại học đã được chọn thông qua chương trình này và 4.300 thanh niên đã được hướng dẫn, với tổng số 5.400 người tham gia. Mô hình này được kỳ vọng cũng sẽ góp phần bồi dưỡng các tài năng trẻ và giải quyết sự bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục ở cả châu Á, trong đó có Việt Nam. Công ty xe hơi Hyundai được thành lập năm 1967, chuyên cung cấp nhiều dòng xe và dịch vụ di chuyển đẳng cấp thế giới ở hơn 200 quốc gia. Năm 2019, Công ty đã bán hơn 4,4 triệu chiếc xe trên toàn cầu. Công ty đang nâng cao dòng sản phẩm của mình với các dòng xe được thiết kế để giúp mở ra một tương lai bền vững hơn, đồng thời cung cấp các giải pháp sáng tạo cho các thử thách di chuyển trong thế giới thực. Thông qua quá trình này, Hyundai đặt mục tiêu tạo điều kiện cho “Tiến bộ vì nhân loại” với các giải pháp di chuyển thông minh để tăng cường sự kết nối giữa mọi người và cung cấp thời gian chất lượng cho khách hàng của mình. Phương ThanhL’ORÉAL công bố mục tiêu phát triển bền vững mạnh mẽ đến năm 2030
TĐKT - L’Oréal là công ty duy nhất trên thế giới đạt điểm A trong 3 tiêu chí đánh giá của tổ chức CDP – bao gồm bảo vệ khí hậu, quản lý nguồn nước, bảo tồn rừng trong 4 năm liên tục. Ngày 21/7, L’Oréal công bố kế hoạch phát triển bền vững mới trên toàn cầu mang tên “L’Oréal For the Future” (L’Oréal cho tương lai), chia sẻ những mục tiêu tham vọng sẽ đạt được đến năm 2030. Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường và xã hội, L’Oréal cũng đang tăng tốc chuyển đổi công ty theo hướng hoạt động kinh doanh trên nền tảng tôn trọng các giới hạn của hành tinh và củng cố các cam kết cho phát triển bền vững và hướng đến hỗ trợ người có thu nhập thấp. Để chuyển đổi hoạt động kinh doanh theo hướng tôn trọng các giới hạn của hành tinh, L’Oréal đưa ra các chỉ tiêu: Đến năm 2025, tất cả các nhà máy, cơ sở làm việc của L’Oréal trên toàn cầu sẽ đạt mức trung hòa cacbon bằng cách cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng và sử dụng 100% năng lượng tái tạo; đến năm 2030, 100% nhựa được sử dụng cho bao bì sản phẩm của L’Oréal sẽ đến từ nguồn nhựa tái chế hoặc nhựa sinh học; đến năm 2030, L’Oréal sẽ giảm khoảng 50% lượng khí nhà kính thải ra môi trường trên từng thành phẩm, so với mức khí thải của năm 2016. Họp báo giới thiệu cam kết phát triển bền vững giai đoạn mới của L’ORÉAL Để đóng góp vào việc giải quyết các thách thức trên toàn cầu cho các vấn đề xã hội và môi trường, L’Oréal đã đưa ra một chương trình chưa từng có trước đây – một quỹ từ thiện trị giá €150 triệu euro đã được L’Oréal lập ra để hỗ trợ giải quyết các vấn đề khẩn thiết trên toàn cầu về môi trường và xã hội. Trong đó €100 triệu euro được dành cho việc đầu tư cải tạo các ảnh hưởng nhằm giải quyết các thách thức về môi trường bao gồm €50 triệu euro cho các hoạt động cải tạo môi trường biển bị hư hại và các dự án phục hồi hệ sinh thái rừng qua quỹ đầu tư L’Oréal Tái tạo thiên nhiên do công ty Mirova thực hiện, một chi nhánh của Quỹ quản lý đầu tư thiên nhiên Natixis và €50 triệu euro được dành tài trợ cho các dự án liên quan đến phát triển kinh tế tuần hoàn. Hỗ trợ cho các phụ nữ yếu thế, L’Oréal sẽ dành €50 triệu euro cho quỹ từ thiện hỗ trợ các tổ chức từ thiện tại các địa phương đang làm việc trực tiếp với nữ giới để thực hiện các mục tiêu chống đói nghèo, giúp đỡ phụ nữ hòa nhập xã hội và ngành nghề, cung cấp các chương trình cứu trợ khẩn cấp cho các phụ nữ khuyết tật và người tị nạn, hoạt động ngăn cản bạo lực với nữ giới và hỗ trợ nạn nhân nữ. Để giúp cho hơn 1,5 tỷ khách hàng của L’Oréal đi theo hướng tiêu dùng xanh bền vững, L’Oréal đã phát triển cơ chế nhãn sản phẩm với các thông tin về ảnh hưởng xã hội và môi trường của sản phẩm, được đánh giá theo thang từ A đến E (với thang A là sản phẩm tốt nhất cho môi trường), được công nhận bởi các chuyên gia khoa học và kiểm soát bởi đội ngũ kiểm toán độc lập của Bureau Veritas Certification. Cơ chế nhãn sản phẩm này sẽ bắt đầu với thương hiệu Garnier và lần lượt được triển khai cho tất cả các thương hiệu và các loại sản phẩm ở các thị trường trên toàn cầu. “Cuộc cách mạng bền vững của L’Oréal đang bước vào một kỷ nguyên mới. Các thách thức trên hành tinh mà con người đang đối mặt là chưa có tiền lệ và chúng ta cần tăng tốc mọi nỗ lực để gìn giữ không gian sống an toàn cho nhân loại. Chúng tôi cũng thực hiện điều này trong hoạt động kinh doanh và trong việc đóng góp cho xã hội trên diện rộng. Chúng tôi nhận thấy những thách thức lớn nhất vẫn sẽ đến và L’Oréal sẽ trung thành với tham vọng: Hoạt động kinh doanh trong phạm vi giới hạn của hành tinh” - Ông Jean-Paul Agon, Chủ tịch Tập đoàn L’Oréal chia sẻ. Tập đoàn đã đưa ra các chỉ tiêu được định lượng trên nền tảng khoa học cần phải đạt vào năm 2030 để chống lại biến đổi khí hậu, đồng thời cũng đi trước một bước trong việc đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề chính của môi trường như bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý nguồn nước bền vững và sử dụng tuần hoàn nguồn lực thiên nhiên. Để đảm bảo hoạt động của công ty tôn trọng giới hạn của nguồn tài nguyên thiên nhiên của hành tinh và công bằng với các cộng đồng mà L’Oréal đang hợp tác, L’Oréal không chỉ tiếp tục giảm thiểu những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường mà còn làm giảm các ảnh hưởng từ toàn bộ chuỗi hoạt động bao gồm từ các nhà cung cấp và từ người tiêu dùng. “Trong hơn 1 thập kỷ qua, chúng tôi đã thay đổi mạnh mẽ toàn bộ công ty, lấy mục tiêu phát triển bền vững làm cốt lõi cho mô hình hoạt động của L’Oréal. Với những cam kết mới, chúng tôi bước vào giai đoạn mới - tăng tốc quá trình chuyển đổi để đi xa hơn việc chỉ thực hiện các cam kết giảm thiểu tác động trực tiếp lên môi trường, mà còn giúp đỡ người tiêu dùng đi theo hướng tiêu dùng bền vững và tạo nên những đóng góp tích cực cho môi trường và xã hội. Là đơn vị dẫn đầu ngành làm đẹp thế giới, L’Oréal nhận lãnh trách nhiệm đóng góp vào việc xây dựng nên một xã hội bền vững và hỗ trợ những người có thu nhập thấp” - Ông Valéry Gaucherand, Tổng Giám đốc L’Oréal Việt Nam cho biết. Hoạt động giảm thiểu các tác động lên môi trường được L’Oréal thực hiện đầu tiên tại các nhà máy, trung tâm phân phối hàng hóa như là bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi của Tập đoàn. Từ năm 2005 đến nay, L’Oréal đã giảm được 78% lượng khí thải CO2 theo giá trị tuyệt đối, vượt mức chỉ tiêu đưa ra là 66% đến năm 2020, trong khi đó vẫn khối lượng sản xuất tăng lên 37% so với cùng kỳ. Đến cuối năm 2019, L’Oréal đã có 35 cơ sở đạt mức trung hòa cacbon (nghĩa là sử dụng 100% năng lượng tái tạo) trong đó có 14 nhà máy sản xuất. Năm 2013, L’Oreal quyết định công bố các mục tiêu phát triển bền vững của công ty cho đến năm 2020 qua chương trình Chia sẻ cái đẹp với tất cả (Sharing Beauty With All) và từ đó đến nay, tính bền vững đã trở thành tôn chỉ cho các quá trình phát triển sản phẩm từ ngay những bước đi đầu tiên, trong đó phải kể đến công cụ hiện đại “Tối ưu hóa Sản phẩm cho mục tiêu bền vững” giúp đánh giá và cải thiện các tác động môi trường của tất cả sản phẩm của tập đoàn. Đến năm 2019, 85% sản phẩm được chế tạo mới hoặc cải tiến đều có hồ sơ tác động đến môi trường và xã hội. L’Oréal là công ty duy nhất trên thế giới đạt điểm A trong 3 tiêu chí đánh giá của tổ chức CDP – bao gồm bảo vệ khí hậu, quản lý nguồn nước, bảo tồn rừng trong 4 năm liên tục. Ở góc độ hỗ trợ cộng đồng, vào cuối năm 2019, L’Oréal đã giúp đỡ cho 90.635 người từ các cộng đồng yếu thế tìm được việc làm thông qua các chương trình tuyển dụng người yếu thế từ các nhà cung cấp và hỗ trợ cộng đồng thu nhập thấp. Thục AnhTĐKT - Ngày 22/7, tại Hà Nội, Giải thưởng ASEAN Business Awards 2020 (ABA 2020) đã chính thức được công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp xuất sắc nhất khu vực Đông Nam Á và những doanh nghiệp đã và đang có những đóng góp quan trọng trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 toàn khu vực ASEAN.
Việc giải thưởng ABA 2020 tôn vinh những doanh nghiệp trong khối ASEAN cũng là nguồn động lực lớn để những doanh nghiệp này tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, xây dựng những hướng đi và cách thức phát triển mới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hậu đại dịch Covid-19.
Đây cũng là lần thứ 2 Việt Nam đăng cai tổ chức và Madame Nguyễn Thị Nga - Thành viên ASEAN BAC Việt Nam giữ cương vị là Chủ tịch của ABA. Trước đó vào năm 2010, Madame Nguyễn Thị Nga cũng với vai trò là Chủ tịch của giải thưởng đã mang đến những đóng góp đầy ý nghĩa cho sự phát triển và uy tín của giải thưởng này.
Tại phiên đối thoại giữa Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) với lãnh đạo các nước ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, Madame Nguyễn Thị Nga đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước ASEAN về việc ABA 2020 sẽ vinh danh các doanh nghiệp ASEAN có đóng góp nổi bật trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 và khắc phục tác động tiêu cực của đại dịch đối với đời sống kinh tế - xã hội các nước ASEAN.
Phát biểu tại sự kiện, Madame Nguyễn Thị Nga chia sẻ: “2020 là một năm đặc biệt đối doanh nghiệp toàn cầu nói chung và doanh nghiệp ASEAN nói riêng khi đại dịch Covid-19 mang đến những tác động tiêu cực vô cùng lớn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà những doanh nghiệp xuất sắc nhất thể hiện bản lĩnh, tinh thần kiên cường vượt qua khó khăn khi không chỉ đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mà còn đóng góp cho công tác phòng, chống đại dịch. Chính vì vậy, ABA 2020 mang một tầm vóc đặc biệt, trong một bối cảnh đặc biệt tôn vinh những doanh nghiệp đặc biệt xuất sắc của toàn khu vực”.
Là hệ thống giải thưởng được tổ chức hàng năm nằm trong chuỗi các hoạt động của nước chủ nhà ASEAN và ASEAN BAC, giải thưởng ABA là cơ hội để toàn bộ các doanh nghiệp trong khu vực được tôn vinh khi thể hiện vị thế quan trọng của mình trong nền kinh tế ASEAN. Đây cũng là dịp để cộng đồng doanh nghiệp thế giới hiểu hơn về tinh thần đoàn kết, sự vững mạnh của doanh nghiệp ASEAN, từ đó thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư và hội nhập kinh tế.
Chia sẻ về tầm quan trọng của ABA đối với ASEAN BAC và năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, Tiến sĩ Đoàn Duy Khương, Chủ tịch ASEAN BAC 2020 cho biết Giải thưởng ABA luôn mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các hoạt động của ASEAN BAC nói riêng và năm ASEAN nói chung. Tại ABA 2020, ý nghĩa của giải thưởng này còn đặc biệt hơn nữa khi hơn lúc nào hết doanh nghiệp ASEAN cần đoàn kết, chia sẻ để không chỉ vượt qua những khó khăn mà còn tận dụng được những cơ hội mở ra thời kỳ hậu đại dịch Covid-19.
Hướng tới việc xây dựng một giải thưởng danh giá, uy tín, và nhằm nâng cao chuẩn mực quốc tế cho cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (Deloitte Việt Nam) được lựa chọn là đối tác chiến lược đồng hành cùng giải thưởng. Với bề dày kinh nghiệm và năng lực của một trong bốn Công ty tư vấn, kiểm toán hàng đầu thế giới, sự am hiểu khách hàng và thị trường, cùng mạng lưới hoạt động rộng khắp khu vực, Deloitte Việt Nam sẽ mang đến tính công khai, công bằng và minh bạch của toàn bộ hệ thống giải thưởng ABA 2020.
Bên cạnh đó, một số hạng mục giải thưởng của ABA 2020 cũng có sự đồng hành của các tổ chức quốc tế có uy tín khác, như giải Phát triển nguồn nhân lực (Skills Development) sẽ do GIZ (Tổ chức hợp tác phát triển của Chính phủ Đức) làm đối tác chuyên môn.
Hệ thống giải thưởng ABA 2020 được chia làm 9 hạng mục được xây dựng dựa trên việc kế thừa, chắt lọc của ABA những năm trước và phát triển những hạng mục giải thưởng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của khu vực hiện nay bao gồm: Ngành hội nhập ưu tiên (Priority Integration Sectors); doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất sắc (SME Excellence); doanh nhân trẻ tiêu biểu (Young Entrepreneur); doanh nhân nữ tiêu biểu (Women Entrepreneur); doanh nghiệp gia đình (Family Business); phát triển nguồn nhân lực (Skills Development); đối tác thân thiết ASEAN (Friends of ASEAN); doanh nghiệp phát triển bao trùm (Inclusive Business) và ứng phó Covid-19 (Combating Covid-19).
Mọi thông tin về ABA 2020 sẽ được cập nhật tại website www.ABA2020.vn, đồng thời những thắc mắc về giải thưởng cũng sẽ được ban tổ chức giải đáp thông qua email: info@aba2020.vn.
ABA 2020 sẽ bắt đầu nhận đăng ký vào đầu tháng 8/2020 và dự kiến thời gian đăng ký cho doanh nghiệp toàn khu vực sẽ kéo dài đến hết tháng 9/2020, sau đó Ban tổ chức sẽ tiến hành chấm giải, đồng thời sẽ mời Ban Giám khảo (gồm những thành viên là các chuyên gia, học giả và nhà kinh tế hàng đầu đại diện cho các nước ASEAN) thảo luận và đưa ra quyết định cuối cùng về các doanh nghiệp đoạt giải. Sự kiện trao giải ABA được dự kiến tổ chức vào tháng 11/2020 tại Hà Nội, đồng hành cùng Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, với sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và các nước trong khu vực.
Phương Thanh
Họp báo giới thiệu chuỗi các hoạt động doanh nghiệp trong Năm ASEAN 2020
TĐKT - Ngày 22/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) Việt Nam tổ chức buổi họp báo giới thiệu chuỗi các hoạt động doanh nghiệp trong Năm ASEAN 2020 do VCCI chủ trì theo sự phân công của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020. Quang cảnh họp báo Trong năm 2020, VCCI giữ vai trò Chủ tịch ASEAN BAC, trong đó nhiệm vụ chính của Hội đồng là thúc đẩy quan hệ đối tác công - tư, hướng tới hội nhập và hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và cung cấp thông tin phản hồi của giới tư nhân về việc thực hiện hợp tác kinh tế khu vực ASEAN và đưa ra những lĩnh vực ưu tiên trình lên lãnh đạo ASEAN. VCCI cùng các thành viên ASEAN BAC có các khuyến nghị doanh nghiệp và đối thoại với Bộ trưởng Kinh tế và lãnh đạo cấp cao ASEAN xuyên suốt năm 2020. Xuất phát từ mục tiêu vì một cộng đồng ASEAN phát triển và với sứ mệnh kết nối doanh nghiệp, trong năm nay, VCCI sẽ chủ trì tổ chức nhiều hoạt động nổi bật: Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2020; Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN; các hoạt động của Hội đồng doanh nghiệp Đông Á (EABC); các hoạt động của Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC); Hội nghị thượng đỉnh doanh nhân nữ ASEAN; Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2020; Dự án Di sản của ASEAN BAC: Mạng lưới khởi nghiệp công nghệ số Digital STARS. Đặc biệt, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2020 (Vietnam Business Summit - VBS 2020) với chủ đề “Việt Nam số hóa: Chủ động thích ứng hướng tới phát triển bền vững” và được tổ chức vào ngày 12/11/2020. Hội nghị VBS sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư tìm hiểu về triển vọng kinh tế Việt Nam trước đại dịch Covid-19 cũng như xác định tiềm năng hợp tác trong các ngành Việt Nam có thế mạnh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn như logistics, nông nghiệp, dịch vụ IT. Đồng hành cùng doanh nghiệp, lãnh đạo Chính phủ và các Bộ trưởng chuyên ngành cũng sẽ có các bài phát biểu chỉ đạo tại Phiên toàn thể cũng như trong các Phiên chuyên đề của Hội nghị. Được tổ chức liền sau Hội nghị VBS 2020, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN ABIS) 2020 sẽ chính thức diễn ra tại Hà Nội từ ngày 13 - 14/11/2020 với chủ đề “ASEAN số: Bền vững và Bao trùm”. Là sự kiện doanh nghiệp doanh nghiệp được mong đợi nhất của cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, Hội nghị hi vọng được đón tiếp Lãnh đạo Cấp cao của 10 nước ASEAN cùng 8 Nguyên thủ các nước Đối thoại ASEAN tới phát biểu chỉ đạo và đối thoại cùng cộng đồng doanh nghiệp ASEAN nhằm xây dựng một khu vực ASEAN phát triển và bền vững, vượt qua những thách thức của đại dịch và tận dụng tối ưu cách mạng công nghệ số. Hội nghị năm nay sẽ tập trung 6 chủ đề bao gồm: Triển vọng kinh tế ASEAN; công nghệ và tương lai việc làm trong ASEAN; nông nghiệp đổi mới; đạt được tăng trưởng xanh qua quản trị tốt; hậu cần và thành phố thông minh; ASEAN đổi mới và khởi nghiệp công nghệ số. Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Chủ tịch ASEAN BIS 2020, Chủ tịch VBS 2020 chia sẻ: “Năm 2020 là một năm đầy thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu, trong đó doanh nghiệp khu vực ASEAN và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay, doanh nghiệp cần hướng tới phát triển bền vững và bao trùm, phải quốc tế hóa và số hóa để tăng cường năng lực cạnh tranh, gắn kết và hội nhập. Với chủ đề tập trung vào phát triển bền vững và tiến trình chuyển đổi số, Hội nghị VBS và ASEAN BIS 2020 sẽ là những diễn đàn cần thiết để doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội hợp tác và nắm bắt xu thế mới từ đó đưa ra chiến lược phát triển phù hợp”. Ngoài ra, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) và VCCI sẽ phối hợp tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN” bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Hà Nội vào ngày 9/11/2020, để thảo luận về kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm thúc đẩy quyền năng kinh tế của phụ nữ và bình đẳng giới trong khu vực ASEAN; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; trao quyền cho phụ nữ vì sự phát triển bao trùm; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nhân nữ trong ASEAN và trong kỷ nguyên số. Phương ThanhPhát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, môi trường cho phát triển
TĐKT - Sáng 20/7, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) họp báo thường kỳ Quý II/2020. Thứ trưởng Bộ TNMT Lê Công Thành chủ trì họp báo. Thứ trưởng Bộ TNMT Lê Công Thành phát biểu khai mạc họp báo Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ TNMT đã quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ, Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tiếp tục chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tập trung hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn để kiến tạo, tạo động lực tăng trưởng bứt phá. Một số kết quả nổi bật là: Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tháo gỡ các nút thắt, rào cản để thúc đẩy đầu tư trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và chủ động đón làn sóng chuyển dịch đầu tư nước ngoài. Chủ động, sáng tạo trong quá trình điều hành kinh tế vĩ mô, đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, chủ động rà soát đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp, đô thị để đón làn sóng đầu tư... Tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số gắn với cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư được đẩy mạnh. Các nguồn tài nguyên đất đai, khoáng sản, nước, tài nguyên biển được sử dụng hiệu quả, trở thành nguồn lực cho phát triển. Công tác bảo vệ môi trường có những chuyển biến tích cực. Dự báo chính xác các xu thế thời tiết, các hiện tượng thời tiết cực đoan, tác động của biến đổi khí hậu và phối hợp tốt với các bộ, ngành địa phương để chủ động điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội, cơ cấu sản xuất, mùa vụ, giảm 2/3 thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý và trong hoạt động chuyên môn. Đáng chú ý, Bộ đã trình Quốc hội dự án Luật bảo vệ môi trường với những đột phá về tư duy trong bảo vệ môi trường, đặt môi trường vào vị trí trung tâm của phát triển bền vững; cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục từ 20 - 75 ngày, thu hẹp khoảng 20% đối tượng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); thay đổi phương thức quản lý hành chính kém hiệu quả, phức tạp sang quản lý dựa vào kết quả, mục tiêu cuối cùng, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Xây dựng nền tảng thể chế phục vụ kiến tạo các mô hình phát triển bền vững như: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế phát thải ít các bon. Hình thành các ngành kinh tế mới như: Đầu tư vào vốn tự nhiên, công nghiệp môi trường; hình thành thị trường phát thải. Đến nay, Bộ đã thực hiện đơn giản hóa 80,1% thủ tục hành chính, bãi bỏ, thay thế 62,6% điều kiện đầu tư kinh doanh, rà soát cắt giảm 50% số mặt hàng thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành, qua đó góp phần tiết kiệm được khoảng 1.047 tỷ đồng/năm. Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của Bộ đạt 54,16/62,5 điểm, xếp thứ 7 trên tổng số 17 bộ, cơ quan ngang bộ, tăng 2 bậc so với năm 2018. Thu ngân sách từ tài nguyên và môi trường đạt 15,46% nguồn thu nội địa; trong đó, riêng thu tiền sử dụng đất tính đến 15/6/2020 đã đạt 57,9 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý tăng 6%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp đạt 90%; tỷ lệ tro xỉ được tái sử dụng đạt trên 50%. Số xã đạt tiêu chí chuẩn nông thôn mới về môi trường tăng 8,3%. Ngành TNMT đã chủ động kiểm soát nguy cơ ô nhiễm môi trường của các nguồn thải lớn, thiết lập hệ thống gần 900 trạm quan trắc kết nối trực tuyến với các Sở TNMT, Bộ TNMT, có thể theo dõi trên các thiết bị di động... Phát huy tinh thần chủ động, quyết liệt, sáng tạo, 6 tháng cuối năm 2020, Bộ TNMT sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp, tiếp tục quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, phát huy tiềm năng, lợi thế về TNMT cho phát triển. Bộ sẽ phối hợp với các đơn vị và cơ quan thẩm tra của Quốc hội nghiên cứu tiếp thu, giải trình hoàn thiện hồ sơ dự án Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10; hoàn thiện để Thủ tướng sớm ký ban bành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, Nghị định khuyến khích tích tụ tạo thêm dư địa cho tăng trưởng kinh tế; tập trung tổng kết thi hành Luật đất đai... Tiếp tục rà soát cắt giảm điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tập trung triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian biển quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch ngành để trình phê duyệt vào đầu nhiệm kỳ; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của ngành. Tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính, tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu, xây dựng Chính phủ điện tử và hạ tầng cho chuyển đổi số trong từng lĩnh vực. Cùng với đó, nghiên cứu các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước; triển khai lập các quy hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; triển khai các giải pháp đồng bộ để xử lý, tái chế rác thải; tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo, nhất là cảnh báo xa, dự báo, cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan, nguy hiểm... Phương ThanhTĐKT - Mới đây, thông tin CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 8/8/2020 để thông qua chủ trương phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư, cổ đông. Theo Nghị quyết về việc tổ chức đại hội, HSG sẽ thông qua chủ trương này để thực hiện những chiến lược trung và dài hạn sắp tới. Cụ thể, HSG sẽ tiếp tục khai thác tối đa lợi thế hệ thống phân phối, nâng cao hiệu quả của các kênh tiêu thụ; khai thác tốt hệ thống khách hàng; đa dạng hóa sản phẩm; tăng độ phủ thị trường và nâng cao vị thế, đẳng cấp thương hiệu Hoa Sen trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chi nhánh Tân Thành của Tập đoàn Hoa Sen
HSG cho biết định hướng chiến lược của HSG là luôn tạo ra sự khác biệt để cạnh tranh lành mạnh, đứng vững và phát triển lớn mạnh trên thị trường. HSG sẽ tập trung khai thác chuỗi giá trị chính của HSG hiện tại bao gồm hệ thống sản xuất (HTSX) và hệ thống phân phối (HTPP).
Đối với HTSX, hiện tại HSG đã hoàn tất đầu tư 10 nhà máy phân bổ ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Điều này giúp HSG tối ưu chi phí vận chuyển và đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của thị trường. Các nhà máy của HSG đã được đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại cho ra những sản phẩm có chất lượng vượt trội, đồng nhất, đảm bảo sản lượng, thời gian giao hàng và những yêu cầu riêng biệt tại từng khu vực thị trường khác nhau. Đây là một trong những yếu tố đặc thù tạo nền tảng vững chắc giúp cho HSG cạnh tranh trên thị trường.
Đối với HTPP, đây có thể xem là lợi thế khác biệt và đặc biệt nhất của HSG so với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) cơ bản. Trong bối cảnh cung vượt cầu như hiện nay thì HTPP do chính HSG làm chủ đang trở thành lợi thế cạnh tranh bền vững trong ngành. HSG sẽ phát huy tối đa những nền tảng sẵn có của HTPP đã được xây dựng trong gần 20 năm qua để tạo thêm giá trị gia tăng ngay mà không cần phải đầu tư quá nhiều. Đây có thể xem là một bước tiến quan trọng giúp HSG xây dựng cho riêng mình một mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ VLXD cơ bản với danh mục sản phẩm đa dạng. Việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm kinh doanh được đánh giá sẽ mang lại lợi ích cho HSG giúp HSG tăng doanh thu, lợi nhuận trong thời gian sắp tới bởi HTPP có những đặc điểm vượt trội mà HSG chọn làm mũi nhọn phát triển trong tương lai.
Thứ nhất - Tính độc đáo: Trong lĩnh vực VLXD cơ bản, HSG là đơn vị duy nhất sở hữu riêng một HTPP trải dài trên cả nước. Một số doanh nghiệp cùng ngành đã từng triển khai xây dựng HTPP nhưng không thành công, thậm chí tại Việt Nam cũng rất ít doanh nghiệp sản xuất nào có một hệ thống phân phối như HSG.
Thứ hai - Khả năng tạo ra giá trị: HTPP chính là yếu tố quan trọng trong việc bao phủ thị trường nội địa của HSG. HTPP bán hàng đến tận tay người tiêu dùng nên dễ dàng nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng ở từng phân khúc, từng thị trường giúp cho việc vận hành chuỗi cửa hàng bán lẻ rất linh hoạt và tạo ra một biên lợi nhuận vượt trội. Các yếu tố then chốt để thực hiện mô hình đều có sẵn từ mặt bằng, thương hiệu, con người, khách hàng,… nên công việc sắp tới là HSG khai thác tối đa những gì đã sẵn có. HSG tin rằng tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng trong hoạt động bán lẻ VLXD của HTPP là rất lớn.
Thứ ba - Khả năng của HSG trong việc quản lý HTPP: như đã nói, HSG đã có kinh nghiệm gần 20 năm trong việc xây dựng và quản trị HTPP, quản trị hệ thống cung ứng sản phẩm cho chuỗi cửa hàng. Hiện tại HTSX, HTPP của HSG đã được quản lý bằng ERP nên chuỗi cửa hàng bán lẻ sẽ được vận hành rất có bài bản ngay cả khi mở rộng danh mục ngành hàng/sản phẩm mới.
HTPP do HSG sở hữu bao gồm một chuỗi 536 cửa hàng trên 63 tỉnh thành. Tất cả các cửa hàng hiện đang có doanh thu, lợi nhuận ổn định thông qua việc kinh doanh 3 mặt hàng do HSG sản xuất: Tôn, ống thép, ống nhựa. Trên cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự, tập khách hàng của chuỗi cửa hàng sẵn có, HSG sẽ khai thác thêm giá trị gia tăng trong lĩnh vực VLXD trên địa bàn kinh doanh mà HSG đã vô cùng am hiểu. Việc triển khai mô hình sẽ được HSG theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: HSG sẽ triển khai thử nghiệm việc mở rộng mặt hàng kinh doanh trong ngành VLXD cơ bản. Đây là ngành kinh doanh cốt lõi của HSG, đảm bảo giảm đến mức thấp nhất có thể các rủi ro phát sinh khi triển khai thực hiện.
Giai đoạn 2: Sau khi mô hình đã có những kết quả tích cực, HSG sẽ tiếp tục mở rộng danh mục kinh doanh sang các mặt hàng khác trong lĩnh vực VLXD, trang trí nội thất. Tiếp đó, HSG đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối VLXD tại các tỉnh. Các trung tâm phân phối VLXD này vừa có chức năng bán hàng vừa làm vai trò phân phối để phục vụ hàng hóa cho chính hệ thống chân rết là các chuỗi cửa hàng bán lẻ vốn đã có doanh thu ổn định và lợi nhuận chắc chắn.
Giai đoạn 3: Khi tình hình tài chính HSG thặng dư hơn và đã đa dạng hóa thành công các mặt hàng, HSG sẽ đầu tư vốn vào chính các công ty sản xuất nằm trong chuỗi cung ứng của HSG để tăng thêm giá trị gia tăng.
Sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen
Nói về những rủi ro có thể sẽ vấp phải khi triển khai mô hình, HSG cho biết mình hoàn toàn có đủ các cơ sở để tin tưởng vào sự thành công của mô hình phát triển này, cụ thể: HSG sở hữu một tập khách hàng lớn, đa dạng và có nhu cầu thực đối với hàng hóa VLXD cơ bản. HSG đã có kinh nghiệm trong việc triển khai những sản phẩm mới trong chuỗi cửa hàng bán lẻ. Thương hiệu Hoa Sen là một thương hiệu mạnh, nhận được sự tin tưởng từ người tiêu dùng. Do đó, những sản phẩm được chuỗi cửa hàng bán lẻ của HSG phân phối cũng sẽ được người tiêu dùng đón nhận.
Nói như vậy không có nghĩa là HSG sẽ bán đại trà, cái gì cũng bán. Để đảm bảo uy tín của mình, HSG sẽ thay mặt người tiêu dùng để thẩm định hàng hóa từ các nhà cung cấp, đảm bảo chỉ có những sản phẩm đủ tiêu chuẩn, đúng chất lượng mới được phân phối trong chuỗi cửa hàng bán lẻ của HSG. HSG sẽ là đơn vị tư vấn trọn gói cho khách hàng các giải pháp, các sản phẩm với chất lượng tốt nhất, thẩm mỹ nhất, giá cả cạnh tranh nhất và thời gian giao hàng nhanh chóng nhất. Khách hàng sẽ có lợi và hài lòng hơn khi được hưởng dịch vụ hậu mãi, bảo hành theo chính sách HSG và nhà cung cấp. Hàng hóa sẽ đến tay người tiêu dùng nhanh hơn với chi phí rẻ hơn, HSG có thể phân phối sản phẩm đa dạng, cạnh tranh hơn. Đây là mô hình giúp cả 3 bên, nhà cung cấp – HSG – người tiêu dùng đều đạt được lợi ích.
Đồng thời, trước đó, HSG đã công bố vận hành thành công Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ hiện nay, đây sẽ là công cụ sắc bén giúp HSG điều hành và quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ một cách hiệu quả, đưa HSG tiến gần với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ VLXD cơ bản hàng đầu trên thị trường.
Ông Trần Quốc Trí – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho biết: “Hiện tại hệ thống cửa hàng của HSG vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, do đó trong thời gian tới HSG sẽ tập trung vào việc khai thác, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cửa hàng này. Chúng tôi đã triển khai thử nghiệm mô hình bán hàng này ở một số cửa hàng và thu về những kết quả rất tích cực. Chính vì vậy, chúng tôi tự tin việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm sẽ làm gia tăng doanh thu, lợi nhuận của HSG, khai thác tối đa hiệu quả hoạt động và giá trị của HTPP hiện có.”
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp có chuỗi cửa hàng bán lẻ VLXD cơ bản. Đây là cơ hội phát triển bứt phá cho các doanh nghiệp dám nghĩ khác, làm khác. Bản thân HSG đã đi lên từ việc thành lập các cửa hàng phân phối bán lẻ rồi dần dần đầu tư vào lĩnh vực sản xuất để tạo ra một quy trình sản xuất và kinh doanh khép kín như hiện nay nên HSG sẽ vô cùng am hiểu thị trường, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam. HSG khẳng định sẽ xây dựng riêng cho mình một chiến lược phát triển riêng cho thị trường Việt Nam mà không rập khuôn, sao chép theo bất cứ mô hình nào.
Xuân Phúc
Hãng xe điện PEGA tiên phong xuất khẩu đơn hàng công nghệ trị giá gần 3 triệu USD sang Cuba
TĐKT - Được biết đến là hãng xe điện hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu chất lượng cao cấp, mức giá phù hợp và dịch vụ tận tâm, PEGA đã đẩy mạnh phát triển hướng tới các thị trường quốc tế. Trải qua một thời gian dài kết hợp với các đối tác Cuba để thử nghiệm và đánh giá chất lượng sản phẩm, vừa qua, PEGA đã chính thức ký kết các hợp đồng xuất khẩu trị giá gần 3 triệu USD sang thị trường khó tính này. Đơn hàng PEGA XMEN đang trong quá trình kiểm tra hoàn thiện Hiện tại PEGA và phía Cuba đang làm việc với 2 hợp đồng lớn, tổng giá trị 2 hợp đồng đạt hơn 60 tỷ đồng, tương đương gần 3 triệu USD. Trong đó, hợp đồng đầu tiên với đơn hàng 1260 xe PEGA XMEN trị giá gần 20 tỷ đồng đã hoàn tất, đang trong quá trình kiểm tra hoàn thiện, đóng tại cảng và chuẩn bị vận chuyển sang Cuba. Hợp đồng thứ hai với đơn hàng hơn 2500 xe bao gồm PEGA XMEN và PEGA AURA trị giá hơn 40 tỷ đồng đang trong quá trình sản xuất, chuẩn bị giao hàng trong tháng 8/2020. Dòng xe PEGA XMEN PEGA XMEN và PEGA AURA là 2 dòng xe điện phổ biến tại thị trường Việt Nam, phù hợp với đa dạng đối tượng nam nữ, học sinh, sinh viên và người đi làm. Trong đó, XMEN có thiết kế năng động, trẻ trung còn AURA mang kiểu dáng thiết kế từ Italy, sang trọng và tinh tế. Dòng xe PEGA AURA Cả 2 dòng xe đều sở hữu động cơ có công suất lớn 1200W, có thể chở 2-3 người dễ dàng leo dốc mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Quãng đường trên mỗi lần sạc lên tới 100 km và tốc độ tối đa đạt 50 km/h. Linh kiện của xe đều đạt tiêu chuẩn châu Âu, bộ vỏ nhựa ABS nguyên chất, lốp không săm bền bỉ, xe được trang bị phanh đĩa an toàn, khung xe chất lượng cao, chịu trọng tải lớn. Đặc biệt, xe có khả năng chống nước ngập bánh và sở hữu chìa khóa thông minh smartkey chống trộm vô cùng tiện lợi. Hiện cả 2 dòng xe đều có mức giá bán lẻ 14.900.000 đồng đã bao gồm đủ bộ ắc quy và thuế VAT. Đại diện phía Cuba bày tỏ mong muốn được phân phối độc quyền xe điện PEGA tại thị trường này với yêu cầu số lượng từ phía PEGA phải đạt tối thiểu 20.000 xe/năm. Phương ThanhTĐKT - Trong xu hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại ưu đãi thuế quan (FTA) với các nước trên thế giới. Các hiệp định thương mại quan trọng như Hiệp định quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ; Hiệp định thương mại Việt Nam – EU đã tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Việt Nam, góp phần thu hút đầu tư FDI từ nước ngoài. Bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý đó là đảm bảo tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài nhưng phải kịp thời ngăn chặn các hành vi gian lận, lợi dụng chính sách thông thoáng của nhà nước Việt Nam.
Họp báo chuyên đề chiều 6/7 về hoạt động kiểm tra, điều tra phòng chống gian lận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu
Kết quả đạt được
Trong thời gian qua, để lợi dụng ưu đãi thuế quan của Việt Nam được hưởng đối với các nước ký kết hiệp định, đã nổi lên vấn đề lợi dụng xuất xứ Việt Nam để được hưởng ưu đãi đối với các hàng hóa xuất khẩu.
Toàn ngành Hải quan đã thực hiện kiểm tra, điều tra xác minh 76 vụ việc, phát hiện 24 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng xuất khẩu; phối hợp với Bộ Công an điều tra 1 vụ việc có dấu hiệu làm giả giấy chứng nhận xuất xứ.
Đã thực hiện tịch thu 3.590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4.000 bộ linh kiện xe đạp và hơn 12 nghìn bộ linh phụ kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm.
Đã thu hơn 33 tỷ đồng (bao gồm số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính và trị giá tang vật vi phạm bị tịch thu).
Các lô hàng Cục Hải quan Bình Dương đã phát hiện bắt giữ
Cụ thể: Đã thực hiện kiểm tra sau thông quan 4 doanh nghiệp lắp ráp xe đạp, xe đạp điện xuất khẩu đi Mỹ. Kết quả phát hiện vi phạm xuất xứ 4/4 doanh nghiệp.
Hành vi vi phạm: Doanh nghiệp nhập khẩu đầy đủ các bộ phận, linh kiện của xe đạp, xe đạp điện ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời về Việt Nam để lắp ráp thành sản phẩm xe đạp, xe đạp điện hoàn chỉnh. Các bộ phận, linh kiện nhập khẩu không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, sản xuất nào khác hoặc chỉ trải qua các công đoạn gia công đơn giản không làm thay đổi bản chất hàng hóa (như: Gia công sơn khung, càng, ghi đông, tay lái, in Label cho một số sản phẩm) để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh và toàn bộ linh kiện trực tiếp chuyển hóa thành sản phẩm xe đạp, xe đạp điện hoàn chỉnh không đủ điều kiện đạt xuất xứ “Việt Nam” theo tiêu chí chuyển đổi mã số (CTC, CTSH) và tiêu chí phần trăm của trị giá (LVC) quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ và Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03/04/2018 của Bộ Công thương.
Cục Điều tra chống buôn lậu tiến hành xác minh 30 doanh nghiệp thuộc các nhóm hàng giày dép, ắc quy, linh kiện điện tử, gỗ, gỗ ván sàn. Các nhóm hàng này được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu đã đáp ứng điều kiện chuyển đổi mã số nên không đủ cơ sở xác định có gian lận xuất xứ.
Theo đó, đối với mặt hàng thủy sản: Phát hiện 2 doanh nghiệp thủy sản có hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Các công ty này chỉ sản xuất, gia công công đoạn chế biến đơn giản mang tính giết mổ. Căn cứ Điều 9, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 đây thuộc công đoạn gia công, chế biến đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam.
Ngoài ra, còn phát hiện 1 doanh nghiệp không được Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp ủy quyền để thực hiện việc thẩm định, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng vẫn tự phát hành C/O cho nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Hiện Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu khẩn trương chủ động tiến hành làm rõ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) – Bộ Công an thực hiện các hoạt động điều tra, làm rõ sai phạm của đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, rà soát, mở rộng điều tra để xử lý đối với các trường hợp tương tự.
Mở rộng kiểm tra, xác minh hành vi gian lận xuất xứ đối với nhiều doanh nghiệp khác
Phát huy kết quả đạt được, Tổng cục Hải quan xác định hoạt động kiểm tra sau thông quan, điều tra xác minh hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp là hoạt động trọng tâm của ngành trong năm 2020 và các năm tiếp theo. Từ kết quả triển khai giai đoạn 1, Tổng cục Hải quan tiếp tục nghiên cứu, triển khai kế hoạch định hướng giai đoạn 2.
Với sự tập trung chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ Tài chính và sự triển khai đồng bộ, quyết liệt của Tổng cục Hải quan, bước đầu đã kịp thời ngăn chặn tình trạng lợi dụng các hiệp định thương mại ưu đãi thuế quan Việt Nam ký kết với các nước đặc biệt là Mỹ để thực hiện hành vi vi phạm xuất xứ Việt Nam làm ảnh hưởng đến các cam kết của Việt Nam với các nước.
Đã cơ bản kiểm soát được tình hình gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu của các nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ có kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến như xe đạp, pin năng lượng mặt trời, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ và nhiều mặt hàng khác tránh ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của Việt Nam.
Đối với hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, kết quả kiểm tra xử lý đã lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp, cảnh báo, phòng ngừa, nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp để ngăn chặn các hành vi vi phạm; cộng đồng doanh nghiệp được cảnh báo về các nguy cơ vi phạm dễ mắc phải để chủ động phòng tránh, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của Việt Nam thể hiện qua việc sau khi phát hiện sai phạm, doanh nghiệp đã chủ động khắc phục, đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất để đáp ứng hàm lượng xuất xứ Việt Nam.
Đối với hoạt động đối ngoại, từ các kết quả đấu tranh chống gian lận xuất xứ của cơ quan hải quan, Phó Tùy viên kinh tế Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng đã đề nghị làm việc với cơ quan hải quan để trao đổi về việc thực hiện các bước tiếp theo trong kế hoạch hành động về thương mại của Thủ tướng Việt Nam với Hoa Kỳ.
Hồng Thiết
Trải nghiệm không gian ẩm thực thu nhỏ của tỉnh Jeollanamdo (Hàn Quốc)
TĐKT - Tham quan và mua sắm tại “Gian hàng Nông thủy hải sản Jeollanamdo” trong K-market Rivera Park (69 Vũ Trọng Phụng, Hà Nội) từ nay tới tháng 2/2021, khách hàng sẽ có cơ hội nếm thử hương vị ẩm thực độc đáo của tỉnh Jeollanamdo (Hàn Quốc). Nghi thức khai trương cửa hàng thường trực của tỉnh Jeollanamdo tại K-market Không gian ẩm thực thu nhỏ của tỉnh Jeollanamdo được tái hiện sinh động tại đây với các mặt hàng vô cùng phong phú, đa dạng, từ các sản phẩm quen thuộc và giàu giá trị dinh dưỡng như lá kim, bánh, bột gia vị cho đến các loại cá, mực khô… Ngoài ra còn có các loại trà, nước ép hoa quả mang hương vị độc đáo: Trà táo đỏ mật ong, trà chiết xuất cây hồ chi, trà chiết xuất ngũ gia bì, trà chiết xuất củ dền; nước ép quả thanh yên, nước ép thạch lựu... Jeollanamdo là một tỉnh nằm ở phía tây nam của Hàn Quốc, có khí hậu dịu nhẹ, đất đai phì nhiêu, cùng 2000 hòn đảo dọc theo bờ biển. Tỉnh cung cấp hơn 50% các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cao cấp, thân thiện với môi trường đến từng nhà, từng bữa ăn của người dân Hàn Quốc. Các loại nông sản như rau củ, trà xanh hay các loại hải sản mang thương hiệu Jeollanamdo đều nổi tiếng gần xa vì hương vị và sự tươi ngon của nó. Khách hàng nếm thử các sản phẩm nông thủy hải sản của tỉnh Jeollanamdo Ông Jeong Jong Gyun, Trưởng Văn phòng đại diện Jeollanamdo Business Agency tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Tôi tin tưởng lối sống, lối ăn uống chú trọng đến sức khỏe gia đình và bản thân của người Việt Nam vô cùng phù hợp với nền ẩm thực coi trọng đến “hương vị” và “sức khỏe” của Jeollanamdo chúng tôi. Vì thế, tỉnh Jeollanamdo ra mắt một không gian mới, nơi người dân Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận, trực tiếp nếm thử hương vị và mua sắm các loại trái cây, thực phẩm nông nghiệp chất lượng cao được trồng trọt và sản xuất từ tỉnh. Chúng tôi kỳ vọng, cửa hàng thường trực đầu tiên được mở tại Hà Nội này sẽ thực hiện tốt vai trò chia sẻ văn hóa ẩm thực của Jeollanamdo đến với người dân Việt Nam.” Các sản phẩm nông thủy hải sản của Jeollanamdo phong phú và đa dạng về chủng loại, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Được biết, bên cạnh cửa hàng thường trực được mở tại Việt Nam, tỉnh Jeollanamdo còn sở hữu tổng cộng 8 cửa hàng khác tại nước ngoài (4 cửa hàng tại Mỹ, 1 tại Úc, 1 tại Thái Lan và 1 tại Malaysia) đã và đang dần chiếm được nhiều thiện cảm từ người tiêu dùng địa phương. Bên cạnh đó, sắp tới, tỉnh cũng đang có kế hoạch ra mắt cửa hàng Jeollanamdo trên nền tảng mua sắm trực tuyến nổi tiếng Amazon. Phương ThanhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- …
- sau ›
- cuối cùng »