TĐKT - Sáng ngày 7/6, Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm tổ chức khai trương tổng kho miền Bắc – gian hàng trưng bày sản phẩm sâm Bố Chính Tuệ Lâm (Quảng Bình) tại 191 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa, nhằm đưa đến cho người tiêu dùng Việt cơ hội được sử dụng các sản phẩm sâm Việt an toàn, chất lượng, uy tín, giá cả hợp lý.
Sâm Bố Chính được phát hiện và sử dụng đầu tiên tại Châu Bố Chính xưa (tức hai huyện Bố Trạch, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình ngày nay) và chỉ trồng tại đây loại sâm này mới có thể đạt được chất lượng tốt nhất. Sâm Bố Chính đã được người dân sử dụng dâng lên Vua thời kỳ phong kiến nên được gọi là sản vật tiến Vua.
Sâm Bố Chính sau hơn 300 năm bị thất truyền giờ đã được khôi phục lại bởi công lao và sự quyết tâm của những con người có chung khát vọng, đã cùng nhau thành lập nên doanh nghiệp mang tên công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ Tuệ Lâm.
Sản phẩm sâm Bố Chính Tuệ Lâm
Sau nhiều lần trồng thử nghiệm giống thất bại, tưởng chừng những khó khăn sẽ làm cho những người nông dân gục ngã, không vực dậy được, đến năm 2017 công ty Tuệ Lâm lao vào nghiên cứu và cộng tác với các nhà khoa học, đã khôi phục thành công nguồn gien, trồng thử nghiệm và nhân rộng mô hình trồng sâm Bố Chính và đã làm thay đổi rất nhiều cuộc sống của bà con quê hương Quảng Bình.
Các sản phẩm của Tuệ Lâm đều được sản xuất theo một quy trình được kiểm duyệt nghiêm ngặt về chất lượng, nói không với hóa chất, chất bảo quản, đặc biệt được trung tâm kiểm nghiệm độc lập quốc tế SGS Thụy Sỹ kiểm nghiệm và chứng nhận sâm Bố Chính Tuệ Lâm có chứa nhiều hoạt chất quý, tốt cho sức khỏe con người, với nhiều công dụng như ngăn ngừa bệnh ung thư, an thần, dễ ngủ, điều hòa huyết áp, điều trị rối loạn chức năng tình dục của nam và nữ, ngăn ngừa bệnh tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da.
Ông Phạm Tuấn Hải, Vua đầu bếp, Chuyên gia ẩm thực – Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm chia sẻ: “Qua quá trình tìm hiểu và trải nghiệm, tôi nhận thấy được giá trị dinh dưỡng và tiềm năng của sâm Bố Chính ở Quảng Bình. Chính vì thế tôi đã quyết định về với mảnh đất đầy nắng và gió chung tay cùng Tuệ Lâm gây dựng và phát triển Sâm Bố Chính Tuệ Lâm cùng bà con quê hương Đại tướng. Tuệ Lâm luôn tâm niệm rằng chăm sóc sức khỏe của khách hàng cũng như chăm sóc sức khỏe cho người thân trong gia đình mình. Vì vậy trong quá trình sản xuất, Tuệ Lâm luôn luôn cẩn thận, kỹ lưỡng trong từng bước để cho ra những sản phẩm an toàn, có giá trị dinh dưỡng nhất, đáp ứng cho nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước với việc áp dụng công nghệ cao, hiện đại của Hàn Quốc, Nhật Bản trong sản xuất, chế biến”.
Tổng kho miền Bắc trưng bày sản phẩm sâm Bố Chính Tuệ Lâm (Quảng Bình) tại 191 Xã Đàn, Đống Đa chính thức khai trương
Sau gần 1 năm chính thức đưa các sản phẩm sâm Bố Chính Tuệ Lâm ra thị trường, hiện nay công ty Tuệ Lâm đã có hơn 20 gian hàng trưng bày trên khắp cả nước với hơn 60 nhà phân phối, đại lý và đã tiếp cận đến với hơn 190.000 khách hàng. Tuệ Lâm đã đưa ra thị trường các dòng sản phẩm sâm Bố Chính Tuệ Lâm, có giá trị dinh dưỡng cao, mẫu mã bao bì cao cấp, bắt mắt, được khách hàng tin dùng như: Sâm tươi, sâm khô, trà nhân sâm (Classic và Luxury), rượu bổ ngâm sâm với thành phần chính là sâm Bố Chính do chính Tuệ Lâm khôi phục, trồng và sản xuất.
Người tiêu dùng Thủ đô có thể tìm mua và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng của sâm Bố Chính Tuệ Lâm tại các địa điểm ở Hà Nội: Showroom sâm Bố Chính của Tổng kho miền Bắc tại 191 Xã Đàn; showroom sâm Bố Chính Lộc Phát tại 185C Đội Cấn và showroom sâm Bố Chính Minh Vũ tại số 7, 47/2 Trần Hòa, Hoàng Mai.
Mai Thảo
Kinh tế
Trong tháng 5, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 37,9 tỷ USD
TĐKT - Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 5, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 37,9 tỷ USD, tăng 5% so với tháng trước. Trong tháng 5, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 37,9 tỷ USD Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 18,5 tỷ USD, tăng 5,2% và tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 19,4 tỷ USD, tăng 4,7%. Nhưng so với cùng kỳ năm 2019, giá trị xuất khẩu của cả nước giảm 15,5% và giá trị nhập khẩu giảm 15,9%. Vì vậy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 5/2020 ước tính thâm hụt 900 triệu USD, nhưng tính chung cả 5 tháng thì vẫn có thặng dư 1.880 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, gồm: Thứ nhất là dầu thô. Dầu thô xuất khẩu trong tháng 5/2020 ước tính là 486.000 tấn, tăng 4,1% và trị giá là 110 triệu USD, tăng 103,2% so với tháng 4/2020. Trong 5 tháng đầu năm, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính đạt 2.185.000 tấn và trị giá là 689 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2019, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính trong 5 tháng đầu năm nay tăng 27,7% về lượng nhưng giá trị lại ước giảm 22,9%. Thứ hai là quặng các loại, xuất khẩu trong tháng 5/2020 ước tính là 250.000 tấn, tăng 13,6% và trị giá là 16 triệu USD, tăng 34,1% so với tháng trước. Trong 5 tháng đầu năm, lượng quặng xuất khẩu là 1.095.000 tấn, trị giá là 73 triệu USD; so với cùng kỳ năm 2019 ước tính giảm 17,2% về lượng và giảm 25,5% về giá trị. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Xăng dầu các loại nhập khẩu trong tháng 5/2020 ước tính là 650.000 tấn, tăng 20,7% so với tháng trước và trị giá là 152 triệu USD, tăng 7,7%. Lượng xăng dầu nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 3.053.000 tấn và trị giá là 1.273 triệu USD. Như vậy, lượng xăng dầu nhập khẩu trong 5 tháng năm 2020 ước tính giảm 22,3% về lượng và giảm 48,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Tiếp đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng. Trong đó, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 5/2020 ước tính là 4,2 tỷ USD, tăng 9,7% so với tháng trước; trị giá nhập khẩu 5 tháng năm 2020 đạt 21,7 tỷ USD và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng ước tính nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 5/2020 là 3,1 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước; trị giá nhập khẩu 5 tháng mặt hàng này đạt 14,3 tỷ USD và giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ 2019. Số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu từ ngày 1/5/2020 - 31/5/2020 đạt 21.257 tỷ đồng. Lũy kế cả năm đến 31/5/2020 đạt 123.484 tỷ đồng, đạt 36,5% dự toán, đạt 34,8% chỉ tiêu phấn đấu, giảm 17,18% so với cùng kỳ năm 2019. Hồng ThiếtBộ Tài chính ban hành Thông tư nhằm cấp bách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
TĐKT - Nhằm tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngày 1/6/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 49/2020/TT-BTC và số 50/2020/TT-BTC để giảm phí từ 20 – 30% đối với một số dịch vụ trong lĩnh vực đăng ký giao dịch đảm bảo và an toàn lao động. Giảm 20% mức phí khi đăng ký giao dịch đảm bảo. Theo quy định tại Thông tư số 49/2020/TT-BTC, kể từ ngày 1/6/2020, cơ quan, đơn vị thực hiện các công việc đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ nộp phí bằng 80% mức thu phí quy định tại Điểm a, b, d Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 9 tháng 11 năm 2016 và mức thu phí quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2017. Trường hợp yêu cầu cơ quan, đơn vị thực hiện cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển nộp phí bằng 80% mức thu phí quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 202/2016/TT-BTC. Giảm 30% mức phí khi thẩm định, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Theo quy định tại Thông tư số 50/2020/TT-BTC, kể từ 1/6/2020, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp khi đề nghị cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động sẽ nộp phí bằng 70% mức phí quy định tại Điều 1 Thông tư số 110/2017/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Biểu mức thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ban hành kèm theo Thông tư số 245/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016. Hai Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 6 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020. Kể từ ngày 1/1/2021, các quy định nộp phí trên sẽ trở lại quy định trước ngày 1/6/2020. La GiangTĐKT - Chiều 30/5, tại Hà Nội, hãng xe điện PEGA đã tổ chức sự kiện bàn giao xe và tri ân những khách hàng đã mua xe/đặt cọc sản phẩm PEGA-S đợt đầu tiên.
Tại sự kiện, xe máy điện Pega đã chính thức được đổi tên từ PEGA eSH thành PEGA-S. Chủ tịch HĐQT kiêm CEO PEGA Đoàn Linh cho biết, ngay sau khi ra mắt thị trường đã có gần 1.000 đơn hàng đặt mua mẫu xe này. Đây là con số không quá nhiều, nhưng mang ý nghĩa lớn vì nhiều đại lý ở các tỉnh thành vẫn chưa có xe mẫu để thử, nhưng khách hàng vẫn quyết định đặt cọc để giữ xe trước. Đặc biệt, sau khi ra mắt thị trường và lắng nghe ý kiến khách hàng, chất lượng xe điện PEGA-S bản thương mại đã được cải tiến rất nhiều so với phiên bản mẫu.
PEGA-S bản thương mại đã được cải tiến rất nhiều so với phiên bản mẫu
Cụ thể, PEGA-S đã được cải tiến ở phần đầu với góc lái mở rộng thêm 6 độ chia đều hai bên giúp người dùng thoải mái di chuyển trong các ngõ ngách. Đầu xe cũng nhẹ nhàng giúp cảm giác đánh lái thoải mái hơn. Tay phanh cũng đã mượt và mềm hơn, không bị bó cứng, giúp tăng hiệu quả phanh. Hệ thống điều tốc ECU cũng được thiết lập lại nhằm giúp cải thiện cảm giác tăng tốc và vận hành êm ái hơn. Xe cũng sẽ phù hợp với thể trạng của người dùng hơn nhờ việc hạ chiều cao yên xe từ 780 mm xuống 760 mm.
Bên cạnh đó, hệ thống chiếu sáng cũng được tăng cường hiệu năng và hiệu quả, giúp đáp ứng tiêu chuẩn đăng kiểm Việt Nam. Các chi tiết nhựa trên xe cũng được hoàn thiện tốt hơn.
Chủ tịch HĐQT kiêm CEO PEGA Đoàn Linh chia sẻ tại sự kiện
Nhân sự kiện bàn giao xe lô xe đầu tiên này, PEGA Việt Nam ưu đãi 5 triệu đồng theo giá niêm yết, từ mức 32,9 triệu đồng, giá bán xe chỉ còn 27,9 triệu đồng; đồng thời giảm thêm 500.000 đồng cho khách đã đặt cọc trước vì thời gian giao hàng bị vướng dịch COVID-19. Do đó, khách hàng chỉ cần thanh toán 27,4 triệu đồng để sở hữu mẫu xe này.
Đáng chú ý, điểm khác biệt với các hãng xe khác, khách hàng có thể mua và trải nghiệm xe PEGA-S trong 7 ngày đầu, nếu cảm thấy không ưng ý vì bất kì lý do gì có thể trả lại xe và được hoàn lại tiền 100%.
Phương Thanh
TĐKT - Ngày 29/5, Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, nhằm tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng năm 2019; thông qua kế hoạch, các giải pháp thực hiện chỉ tiêu kinh doanh năm 2020; định hướng hoạt động, thông qua danh sách và tiến hành bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2020 - 2025.
Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của công ty Savico.
Kết thúc năm tài chính 2019, doanh thu hợp nhất thực hiện 18.274 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất thực hiện 275 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch. Thu nhập cổ đông công ty mẹ Savico thực hiện 154 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch năm 2019.
Ở ngành hàng ôtô, các đơn vị trong toàn hệ thống Savico tiêu thụ 40.461 xe, đạt 103% kế hoạch, tăng 28% so với cùng kỳ. Thị phần ô tô của Savico trong toàn thị trường tiếp tục tăng trưởng, đạt 10,1% tăng 1,1 điểm %, tiếp tục duy trì là nhà phân phối và cung cấp dịch vụ ô tô số 1 Việt Nam.
Về ngành hàng xe gắn máy: Sản lượng toàn ngành xe máy đạt 7.440 xe, đạt 90% kế hoạch.
Về ngành Dịch vụ khác: Trung tâm thương mại Savico Megamall, Savico Đà Nẵng và Trung tâm Hội nghị - Tiệc cưới Melisa Center có doanh thu tăng trưởng ổn định với tỷ lệ khai thác luôn đạt ở mức cao góp phần duy trì ổn định cho hoạt động công ty.
Lĩnh vực Dịch vụ bất động sản đã triển khai hỗ trợ lĩnh vực dịch vụ thương mại trong công tác xây dựng cơ bản, các thủ tục pháp lý cần thiết để đưa các đại lý ô tô đi vào hoạt động kịp thời. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực dịch vụ bất động sản trong các năm tiếp theo.
Bên cạnh việc hỗ trợ cho chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới cho hoạt động của lĩnh vực dịch vụ thương mại, lợi nhuận trước thuế của lĩnh vực dịch vụ bất động sản được duy trì ổn định nhờ khai thác tốt khối mặt bằng cho thuê và một số dự án trọng điểm như Tòa nhà Văn phòng tại 66 – 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã hoàn tất và đi vào hoạt động, Khu dân cư Hiệp Bình Phước – Tam Bình đã hoàn tất hạ tầng bàn giao cho địa phương.
Công tác quản trị tài chính, quản trị dòng tiền ổn định và hiệu quả. Công tác liên kết với các ngân hàng được tiếp tục củng cố và phát huy, tạo được nhiều điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho lĩnh vực dịch vụ thương mại, dịch vụ bất động sản.
Ngoài việc tập trung kinh doanh, hệ thống Savico luôn chú trọng tới các công tác thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trong năm 2019, công ty cũng có sự thay đổi nhân sự cấp cao tại Savico và một số đơn vị thành viên nhằm đáp ứng với quy mô phát triển của hệ thống.
Năm 2019, Savico vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng lớn từ các đơn vị - hiệp hội uy tín như: 12 năm liên tiếp nằm trong danh sách 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500), 100 Công ty đại chúng lớn nhất do Forbes Việt Nam công bố.
Lãnh đạo Hội đồng quản trị nhiệm kỳ năm 2020 - 2025 của công ty Savico.
Tiếp tục với định hướng “Xây dựng chiến lược kinh doanh gắn liền với phát triển bền vững”, Savico không ngừng nỗ lực để mang đến sự phát triển, tăng trưởng ổn định trong hoạt động của toàn hệ thống, mà còn chung tay cùng chính quyền địa phương để góp phần tạo dựng sự thịnh vượng chung cho toàn xã hội.
Với nhiều cơ hội và thách thức trong năm 2020, đặc biệt tình hình dịch bệnh Covid–19, làm ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị trong toàn hệ thống, Savico đã đề ra mục tiêu phát triển cụ thể trong năm 2020: Doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 14.762 tỷ đồng, đạt 81% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 125 tỷ đồng, đạt 46% so với cùng kỳ.
Trong quá trình triển khai các chương trình hành động cụ thể cho mục tiêu tăng trưởng bền vững, Savico đã và đang tiếp tục cam kết: Thực hiện các giải pháp kinh doanh linh hoạt, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác bán hàng, dịch vụ sau bán hàng với mục tiêu mang đến những giá trị cao nhất cho người tiêu dùng. Tận dụng lợi thế quy mô, tăng cường công tác kết nối để tối ưu hóa lợi ích trong hoạt động kinh doanh, góp phần tăng trưởng doanh thu và thị phần. Tìm kiếm các phương thức và giải pháp tối ưu nhằm thấu hiểu, gắn kết và đồng hành cùng các đối tác chiến lược, các nhà sản xuất đã cùng hợp tác với Savico trong suốt thời gian qua để duy trì sự phát triển bền vững. Tiếp nối những nền tảng giá trị văn hóa công ty; những thành quả đạt được trong 38 năm hình thành và phát triển; cùng định hướng chiến lược xuyên suốt, nhất quán từ các thế hệ lãnh đạo và Hội đồng quản trị tiền nhiệm, Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới (2020 - 2025) sẽ tiếp tục đồng hành cùng tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên toàn hệ thống phát huy nội lực, thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2020, làm tiền đề cho chiến lược phát triển bền vững 2020 - 2025 của công ty.
Đào Xuân Phúc
Tổng Công ty 319 khẳng định uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp quốc phòng
TĐKT - Ngày 29/5, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chủ trì Hội nghị bàn giao chức danh Tổng Giám đốc Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng), báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh 6 tháng đầu năm, phương hướng 6 tháng cuối năm 2020 và công tác cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp của Tổng Công ty. Thượng tướng Trần Đơn chụp ảnh cùng các đại biểu dự hội nghị 6 tháng đầu năm 2020, trong điều kiện tình hình kinh tế xã hội tăng trưởng chậm, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19, Tổng Công ty 319 vẫn đạt 1.780 tỷ đồng giá trị sản xuất theo kế hoạch, so với cùng kỳ năm 2019 bằng 54%; doanh thu ước đạt 1.640 tỷ đồng, bằng 37% kế hoạch trên giao, so với cùng kỳ năm 2019 bằng 52%; lợi nhuận trước thuế đạt 41 tỷ đồng; thu nhập bình quân đạt 8,82 triệu đồng/người/tháng. Tổng Công ty cũng ký mới các hợp đồng trị giá 1.327 tỷ đồng. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thượng tướng Trần Đơn biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của cán bộ, công nhân viên, người lao động Tổng Công ty thời gian qua, dẫu bị ảnh hưởng dịch bệnh nhưng đơn vị đã khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ, khẳng định được uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp quốc phòng trên các công trình trọng điểm đất nước, quy mô lớn. Thượng tướng Trần Đơn cũng nhấn mạnh, thời gian tới, điều kiện việc làm nhìn chung vẫn gặp không ít khó khăn, cạnh tranh việc làm ngày càng gay gắt trong khi điều kiện về vốn của các doanh nghiệp quân đội, trong đó có Tổng công ty 319 vẫn gặp không ít khó khăn. Vì vậy, Tổng Công ty 319 cần phải nỗ lực hơn nữa, thích nghi với sự biến động của thị trường, cơ chế mới để tiếp tục khẳng định thương hiệu, uy tín của Tổng Công ty, tập trung thực hiện tốt hơn nữa công tác thi công các công trình trọng điểm, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ theo quy định nhà nước, giải quyết hiệu quả những tồn đọng về tài chính, đất đai hiện nay. Quang cảnh Hội nghị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng lưu ý, Tổng Công ty 319 cần tiếp tục thực hiện tốt việc cơ cấu lại doanh nghiệp quân đội một cách hiệu quả hơn, bảo đảm khi cổ phần hóa theo đúng kế hoạch của Bộ Quốc phòng, đảm bảo nguồn vốn, nhân lực để tiếp tục xây dựng Tổng Công ty phát triển thời gian tới; nhất là việc xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, quản trị hiệu quả để xây dựng Tổng Công ty ngày càng phát triển vững mạnh trong 10 năm tới. Đối với công tác sản xuất, kinh doanh 6 tháng cuối năm 2020, Thượng tướng Trần Đơn lưu ý Tổng Công ty 319 cần phải tập trung nguồn lực để tổ chức lao động, sản xuất tốt. Bên cạnh đó, Tổng Công ty cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi cán bộ, nhân viên, người lao động Tổng Công ty trong thực hiện nhiệm vụ, đoàn kết, thống nhất, tuân thủ pháp luật, giữ vững hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ và thực hiện thành công Đại hội Đảng bộ Tổng Công ty thời gian tới. Tại Hội nghị, Thượng tướng Trần Đơn đã chủ trì Lễ ký biên bản Bàn giao chức danh Tổng Giám đốc Tổng Công ty 319 giữa Đại tá Trần Đăng Tú (Quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm phụ trách Tổng Giám đốc Tổng Công ty 319) và Đại tá Nguyễn Minh Khiêm, Tổng Giám đốc, Tổng Công ty 319 vừa được trên bổ nhiệm. La GiangTĐKT- Mua sắm trên mạng xã hội ngày càng thu hút nhiều người tiêu dùng vì sự tiện lợi và đa dạng về nhãn hàng, tuy nhiên đi kèm là các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi của những thành phần bán hàng online giả mạo. Để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, khách hàng cần tỉnh táo, phân biệt Fanpage và website chính hãng với các trang online bán hàng giả mạo thương hiệu, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
Mới đây, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đại diện Lancôme Việt Nam đã gửi đi thông báo khẩn, cảnh báo đến khách hàng các dấu hiệu nhận dạng những trang Fanpage và website giả mạo Lancôme Việt Nam với các chiêu trò bán hàng lừa đảo trên mạng xã hội.
“Trong tuần vừa qua, hàng loạt trang Fanpage và website giả mạo Lancôme Việt Nam xuất hiện tràn lan trên Facebook, Instagram và quảng cáo rầm rộ bán mỹ phẩm Lancôme với giá từ 400.000 đồng/ sản phẩm (25% giá gốc). Chúng tôi phát hiện các sản phẩm đang quảng cáo sử dụng hình ảnh thật của Lancôme nhưng sản phẩm giao cho khách hàng là hàng giả.” - Đó là thông báo phát đi của đại diện Lancôme Việt Nam
Trong tuần vừa qua, trùng với sự kiện Lancôme chính thức khai trương Gian hàng chính hãng tại LazMall của Lazada, hàng loạt trang Facebook và website giả mạo Lancôme xuất hiện, bán hàng với giá chỉ bằng 25% - 50% giá hàng chính hãng. Những Fanpage này tạo ra giao diện giống với Lancôme Việt Nam, thậm chí sao chép y hệt 100% trang chính hãng từ nội dung đến hình ảnh, với chương trình bán hàng giảm giá cực sốc, đã thu hút nhiều người theo dõi và mua hàng giả do các trang này cung cấp vì lầm tưởng đây là Fanpage chính thống của Lancôme Việt Nam.
Với tốc độ quảng cáo và lan truyền nhanh của các trang giả mạo, nhiều khách hàng mua phải hàng giả từ các trang này đã gọi điện đến hotline của Lancôme để khiếu nại về các chương trình giảm giá sốc này, cùng chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm.
Các trang Fanpage và website bán hàng Lancôme giả mạo với giá giảm cực sốc, khách hàng có thể mua sản phẩm trẻ hóa da Advanced Génifique 30ml với mức giá chỉ bằng 25% giá chính hãng (2.500.000 đồng). Khoảng cuối năm 2019, các cơ quan liên ngành Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế và Biên phòng đã phát hiện và bắt giữ một lượng hàng Lancôme giả khổng lồ được vận chuyển vào Việt Nam qua đường biên giới Trung Quốc.
Các sản phẩm này có bao bì được làm giả tinh vi, tuy nhiên sản phẩm bên trong đều là các loại hóa chất pha trộn và được bán với mức giá rẻ khoảng 400.000 - 599.000 đồng cho một sản phẩm Lancôme giả mạo đã gây ra nhiều thiệt hại cho người mua dùng không những về việc mất tiền cho sản phẩm giả, còn đang tự gây bệnh cho da với những loại sản phẩm này.
Nhằm bảo vệ khách hàng khỏi những chiêu lừa đảo tinh vi trên Facebook, Instagram và các trang web bán hàng khác, Lancôme Việt Nam chính thức thông báo sản phẩm của Lancôme không có chương trình giảm giá và hiện đang phân phối tại các kênh chính thức: Kênh Trung tâm thương mại: Takashimaya, Diamond Plaza, Parkson Hùng Vương, Cantavil, Robins Cresent Mall, Vincom Đồng Khởi (TP.Hồ Chí Minh); Vincom Đà Nẵng; Lotte Department Store, Tràng Tiền Plaza, Robins Royal City (Hà Nội).
Đối với các kênh bán hàng qua mạng: Fanpage Lancôme Vietnam @lancome.vn (có dấu tick xanh): https://www.facebook.com/lancome.vn/. Liên hệ đặt mua online tại Fanpage: m.me/lancome.vn. Gian hàng chính hãng tại LazMall của Lazada: https://www.lazada.vn/shop/lancome/. Website chính thức: https://www.lancome.vn/.
Ngoài ra, khách hàng có thể kiểm tra kênh bán hàng tại Hotline chăm sóc khách hàng: 1800545463, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 6, 9h - 17h.
Hưng Vũ
Nộp ngân sách 205 nghìn tỷ đồng từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
TĐKT - Trong giai đoạn năm 2016 - 2019, nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước (thông qua Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp) đã chuyển vào ngân sách nhà nước tổng số tiền là 205.000 tỷ đồng. Báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện các nghị quyết về chất vấn, liên quan đến công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, Bộ Tài chính cho biết, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội: Nghị quyết số 25/2016/QH14 và Nghị quyết số 26/2016/QH14, trong giai đoạn năm 2016 - 2019, nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước (thông qua Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp) đã chuyển vào ngân sách nhà nước tổng số tiền là 205.000 tỷ đồng. Trong đó: năm 2016 là 30.000 tỷ đồng; năm 2017 là 60.000 tỷ đồng; năm 2018 là 65.000 tỷ đồng và năm 2019 là 50.000 tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2020, Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp còn phải chuyển về ngân sách tổng số tiền là 45.000 tỷ đồng. Về công tác cổ phần hóa, lũy kế giai đoạn 2016 - tháng 3/2020, có 174 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.126 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.748 tỷ đồng. Tuy nhiên trong 174 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 36/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đạt 28% kế hoạch, số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch tính đến hết năm 2020 là 92 doanh nghiệp. Nhìn chung, tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp còn chậm, những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 là: TP Hà Nội phải cổ phần hóa 13 doanh nghiệp (4 tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; TP Hồ Chí Minh cổ phần hóa 38 doanh nghiệp (11 tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa 6 doanh nghiệp (3 tập đoàn, 3 tổng công ty); Bộ Công thương cổ phần hóa 4 doanh nghiệp (3 tổng công ty); Bộ Xây dựng cổ phần hóa 2 tổng công ty. Về tình hình thoái vốn, lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 đến tháng 3/2020 là 25.166 tỷ đồng, thu về 171.844 tỷ đồng. Trong đó: Thoái vốn nhà nước tại 96 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 4.783 tỷ đồng, thu về 9.185 tỷ đồng. Cả nước đã thoái 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco) tại các doanh nghiệp ngoài Quyết định số 1232/QĐ-TTg. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 16.597 tỷ đồng, thu về 52.266 tỷ đồng. Như vậy, việc triển khai thoái vốn nhà nước theo Quyết định số 1232/QĐ- TTg còn chậm, những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị lớn là: Bộ Công thương, Bộ Xây dựng (còn phải thoái vốn tại 8/11 tổng công ty cổ phần); TP Hà Nội (còn phải thoái vốn tại 31/34 doanh nghiệp). La GiangBộ Tài chính ban hành Thông tư giảm phí trong lĩnh vực hàng không
TĐKT - Ngày 27/5, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 46/2020/TT-BTC nhằm tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, giảm phí, lệ phí đối với một số dịch vụ trong lĩnh vực hàng không. Kể từ ngày 27/5/2020, tổ chức, cá nhân khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và kinh doanh cảng hàng không quy định tại Điều 3 Thông tư số 247/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 sẽ nộp phí bằng 90% mức thu quy định tại Điều 4 Thông tư số 247/2016/TT-BTC. Đồng thời, tổ chức, cá nhân khi ra, vào cảng hàng không, sân bay đối với chuyến bay của nước ngoài đến các Cảng hàng không Việt Nam sẽ nộp phí, lệ phí bằng 90% mức thu quy định tại Điều 4 Thông tư số 194/2016/TT-BTC. Bộ Tài chính ban hành Thông tư giảm phí trong lĩnh vực hàng không Kể từ ngày 27/5/2020, tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay và thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay sẽ nộp phí bằng 80% mức phí tương ứng quy định tại mục VI và mục VIII (trừ nội dung thu tại các số thứ tự: 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5.1, 5, 6 của mục VI và số thứ tự 4 của mục VIII) phần A Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không ban hành kèm theo Thông tư số 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016. Thông tư trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/5/2020 đến hết ngày 31/12/2020. Kể từ ngày 1/1/2021 trở đi, các quy định nộp phí trên sẽ trở lại quy định trước ngày 27/5/2020. Tính đến ngày 27/5/2020, Bộ Tài chính đã ban hành 11 Thông tư giảm phí cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. La GiangTĐKT - Phiên chợ quảng bá, tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản, thực phẩm an toàn tại Hà Nội năm 2020 sẽ diễn ra từ ngày 29 - 31/5/2020 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và Thương mại (số 489 đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội).
Đây là phiên chợ định kỳ hàng tháng, tiếp nối thành công của các Phiên chợ Nông sản, thực phẩm an toàn do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức.
Phiên chợ là hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp quan trọng nhằm: Tăng cường kết nối chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm an toàn giữa HTX, doanh nghiệp các địa phương với người tiêu dùng tại Hà Nội; qua đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc sử dụng các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn. Đặc biệt, phiên chợ tháng 5/2020 nhằm khởi động lại các Chương trình Xúc tiến thương mại của năm, đồng thời là hoạt động tiên phong sau thời gian dài thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội và phòng, chống dịch Covid-19.
Vải thiều Thanh Hà vào vụ thu hoạch
Với quy mô gần 100 gian hàng, phiên chợ sẽ tiếp tục trưng bày, giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm sạch an toàn (rau, củ, hoa quả, thịt, cá, trứng, đồ hộp, hải sản chế biến, bánh kẹo, cà phê, chè, nước trái cây, sữa, nước giải khát…). Các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đến từ các đơn vị sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn, được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo chuỗi; được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap về trồng trọt và chăn nuôi hoặc các đơn vị sản xuất nông sản, thực phẩm đã có thương hiệu trên thị trường như: Vải thiều Thanh Hà, gạo Séng Cù, gạo Tám Xoan Hải Hậu, thạch đen Cao Bằng, mật ong Bạc Hà Mèo Vạc, chè Tân Cương, rau quả Mộc Châu, ruốc tôm và chả mực Hạ Long, cá Thát Lát Hậu Giang, hạt điều Bình Phước, nước mắm sá sùng Cái Rồng, nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết, cam Vinh Nghệ An.....
Với ý nghĩa thiết thực, Phiên chợ tháng 5 – Phiên khởi động của năm 2020 chắc chắn sẽ tiếp tục thỏa mãn nhu cầu mua sắm nông sản sạch, là điểm hẹn lý tưởng để những hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp uy tín có cơ hội đưa nông sản sạch từ các địa phương về với người dân Thủ đô và các tỉnh lân cận. Phiên chợ sẽ mở cửa đón khách tham quan, mua sắm từ 8h00 đến 20h00 các ngày 29 – 31/5/2020.
Hưng Vũ
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 64
- 65
- 66
- 67
- 68
- …
- sau ›
- cuối cùng »