Hà Nội thi đua ái quốc

Cô giáo có trái tim nhân hậu

TĐKT - Không chỉ tài năng, giỏi về công tác chuyên môn, hăng say với con trẻ và nhiệt huyết với các bài giảng ở trường lớp mà cô giáo Đặng Thị Hằng, giáo viên trường mầm non Ánh Dương, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, còn có cả một trái tim nhân hậu, ấm áp, yêu thương. Nhắc đến Dương Thị Hằng là nhắc đến tấm gương cô giáo trẻ trung, xinh đẹp nhưng có một tình yêu nghề cháy bỏng, đam mê thiện nguyện. Chị được đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh yêu mến và dành tặng những tình cảm trân trọng, chân thành. Cô Đặng Thị Hằng, giáo viên trường mầm non Ánh Dương trẻ trung giữa đời thường Cô Hằng tâm sự, cô sinh ra và lớn lên tại vùng đất Hưng Yên, trong một gia đình nông thôn thuần túy. Là con của người lính bộ đội Cụ Hồ nên trong cô luôn nung nấu tình yêu quê hương, đất nước và dạt dào tình yêu thương, đau đáu với những mảnh đời khốn khó, cơ nhỡ. Cô Đặng Thị Hằng (Áo phông xanh ngoài cùng bên phải) tham gia tặng quà các bé mồ côi tại Chùa Mục Đồng- Hưng Yên. Ngay từ nhỏ, cô đã dành một tình yêu lớn lao và khát vọng trở thành nhà giáo để truyền đạt kiến thức, chăm bẵm các mầm non. Tình yêu đặc biệt đó đã gắn liền với cô từ ngày còn thơ bé. Với lòng yêu nghề, yêu trẻ sâu sắc, sau 12 năm học phổ thông, cô lựa chọn học Sư phạm chuyên ngành giáo dục mầm non. Sau khi tốt nghiệp ra trường, từ năm 2011 đến năm 2019, cô được nhận về công tác tại Trường Mầm non Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Từ năm 2019 đến nay, cô công tác tại Trường Mầm non Ánh Dương, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Trong quá trình công tác, cô luôn là một đảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường đề ra. Cô giáo cũng là người có lối sống lành mạnh, gần gũi với mọi người, được đồng nghiệp, phụ huynh, các con học sinh thương yêu, quý mến. Cô Đặng Thị Hằng (ở giữa) phát cháo, sữa miễn phí tại Viện K Tân Triều (Hà Nội)  Là một giáo viên tâm huyết với nghề, cô luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức, tích cực tham gia các hội thi do ngành, nhà trường và địa phương phát động. Đặc biệt, cô là người có nhiều sáng tạo trong giảng dạy, những bài giảng của cô luôn lan tỏa tính nhân văn, hướng thiện. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, cô lại đi từ thiện. Công việc thiện nguyện đã trở thành niềm yêu thích, đam mê trong cô từ bao giờ không hay. Cô thoăn thoắt với công việc, không ngại vất vả và tận tình giúp đỡ người nghèo, người mắc bệnh nan y, người bị tai nạn giao thông với số tiền ủng hộ là: 8.300.000 đồng; tổng số tiền ủng hộ cho trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người vô gia cư 20.200.000 đồng. Cùng với đó, cô cũng đã kêu gọi và ủng hộ bệnh viện Bạch Mai, quỹ MTTQ Việt Nam; MTTQ quận Thanh Xuân… chống dịch Covid- 19 với tổng số tiền 9.800.000 đồng. Làm từ thiện dường như đã ngấm sâu trong cô từ những ngày thơ bé, lòng nhân ái đã hình thành nên nhân cách, tâm hồn đồng cảm sẻ chia với người nghèo của cô giáo Hằng. Cô Dương Thị Hằng cùng học sinh trong tiết kiến tập cho 26 trường mầm non tư thục Với sở thích đi và khám phá nhiều vùng đất, cô Hằng được chứng kiến nhiều hoàn cảnh bất hạnh, nhiều em học sinh có nguy cơ phải nghỉ học. Mong muốn được hỗ trợ những mảnh đời thiệt thòi ấy, ngoài những giờ lên lớp, cô Hằng tham gia ủng hộ quỹ Khăn quàng đỏ xây nhà cho các em có hoàn cảnh khó khăn với số tiền trị giá 2.000.000 đồng; huy động từ các quỹ thiện nguyện của các nhóm: Tuệ Bi - Đông Anh, Thiện Nguyện Xanh - Vĩnh Phúc, Cháo Tử Tế - Thanh Xuân, Thiện Nguyện Trái Tim - TP Hồ Chí Minh với số tiền  6.700.000 đồng và xây dựng, tu sửa chùa: 9.600.000 đồng; cứu trợ đồng bào miền Trung lũ lụt: 15.000.000 đồng. Phương châm của cô: “Làm thiện nguyện từ tâm, công khai, minh bạch”, nên cô được nhiều người yêu mến, gửi gắm, cùng cô tham gia nấu cơm, nấu cháo từ thiện và đi phát miễn phí cho bệnh nhân tại các bệnh viện K, bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Xanh Pôn vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Với những cống hiến thầm lặng của mình cho công tác nhân đạo, công tác giáo dục, cô đã được ghi nhận và đạt được nhiều kết quả xứng đáng. Đơn cử, cô đã đạt giải Nhì tại cuộc thi cấp thành phố qua bài giảng E-learning; đạt loại C sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố, giáo viên dạy giỏi cấp Quận. Cô cũng đã được Ban Chấp hành Công đoàn quận Thanh Xuân tặng Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn, được Hội Chữ thập đỏ tặng Giấy khen xuất sắc trong công tác hội... Luôn có ý chí, nghị lực, không ngừng học hỏi, không dừng ở đó, Cô giáo Đặng Thị Hằng vẫn say mê, tích cực tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; tham gia Hội diễn “Tiếng hát Cán bộ quản lý và giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân năm học 2019 - 2020”. Tại cuộc thi này cô đã giành giải Nhất vì có thành tích, tích cực tham gia các ngày hội, ngày lễ trong nhà trường. Cô được UBND TP Hà Nội tặng danh hiệu Người tốt, việc tốt năm 2021. Hồng Thiết            

Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy: Đưa sóng và máy tính đến với học sinh vùng cao

TĐKT –  Hơn 10 ngày nay, kể từ khi được trang bị phòng máy vi tính hiện đại, tối nào thầy và trò nhà Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trung Hà, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang cũng hào hứng hướng dẫn nhau cách làm quen, sử dụng máy tính, lập nick tham gia giao lưu tiếng Việt trạng nguyên qua mạng một cách sôi nổi. Thầy giáo Trần Đình Quyết, Hiệu trưởng nhà trường phấn khởi cho biết: Phòng máy vi tính hiện đại gồm 18 bộ máy vi tính để bàn; 1 máy tính xách tay; 1 máy chiếu, màn chiếu; 1 máy in đa năng và hệ thống kết nối mạng internet này là món quà của những cán bộ hội viên Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) cùng với các tình nguyện viên Nhóm Sách vùng cao trao tặng cho thầy và trò nhà trường vào ngày 9/10 vừa qua. Đây là những món quà thực sự ý nghĩa, tiếp sức cho cả thầy và trò nhà trường có thêm động lực vươn lên trong dạy và học. Tình nguyện viên Nhóm Sách Vùng cao và Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy hỗ trợ lắp đặt phòng máy tính cho nhà trường Với thâm niên 24 năm 7 tháng gắn bó với công tác giảng dạy ở nơi đây, thầy Quyết cho rằng, trở ngại lớn nhất của giáo dục vùng cao là cơ sở vật chất. Do đó, mang được sóng và máy tính đến với các địa bàn khó khăn, nhất là trong kỷ nguyên 4.0 sẽ rút ngắn rất nhiều khoảng cách giữa các vùng miền, giúp vùng cao không còn thiệt thòi, bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Chị Bùi Thị Lan Phương, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy bàn giao 19 máy tính, máy chiếu cho đại diện nhà trường Bà Bùi Thị Lan Phương, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy cho biết:  Là nơi gửi gắm niềm tin của hàng trăm nghìn địa chỉ khó khăn trên khắp mọi miền đất nước, những người khoác áo chữ thập quận Cầu Giấy có cơ hội chứng kiến thực tiễn cuộc sống của rất nhiều thầy cô giáo và học sinh ở vùng cao. Vì vậy, ngay từ khi Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội phát động chương trình “Trường tới trường - Kết nối yêu thương” và Ủy ban MTTW quận Cầu Giấy phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, chúng tôi đã thấy rất rõ ý nghĩa của các chương trình này. Hội đã chủ động đứng ra vận động, kêu gọi các hội viên cũng như những tình nguyện viên, nhà hảo tâm tham gia ủng hộ các chương trình trên.   Chị Nguyễn Thị Hải Ngư (thứ hai từ phải sang) một mạnh thường quân đồng hành với Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy nhiều năm trong các chương trình thiện nguyện trao quà tặng thầy và trò nhà trường “Phòng máy tính đặt tại điểm Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trung Hà (Chiêm Hóa, Tuyên Quang), trị giá hơn 300 triệu đồng cùng 100 chiếc chăn ấm, 2 tấn gạo và nhiều sữa, bánh kẹo tặng thầy và trò nơi đây là kết quả đầu tiên trong hành trình kết nối, vận động của Hội Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy. Hiện tại, Hội cùng với Nhóm Sách vùng cao đang tiếp tục phối hợp vận động thêm 40 bộ máy tính khác để hỗ trợ cho 1 điểm trường khó khăn khác ở xã Trung Hòa lân cận.” – Chị Phương cho biết.  Hy vọng rằng, trong thời gian tới, với sự nhiệt tâm của những cán bộ, hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ quận Cầu Giấy và sự chung tay của cả cộng đồng, sẽ mang thêm được nhiều sóng và máy tính hơn nữa đến với các thầy trò ở vùng cao, vùng khó khăn của cả nước, góp phần chăm lo tốt hơn cho những mầm non tương lai của đất nước. Không chỉ đi đầu trong hưởng ứng 2 chương trình “Trường tới trường - Kết nối yêu thương” và  “Sóng và máy tính cho em”, từ tháng 3 đến tháng 10/2021, Hội Chữ Thập đỏ quận Cầu Giấy đã tổ chức vận động, tiếp nhận và trao tặng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 trị giá gần 1,4 tỷ đồng. Mai Thảo

Tùng Kaizen - người công nhân giỏi Thủ đô

TĐKT – Được tuyển dụng vào làm việc tại Công ty TNHH Toyota Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) với vị trí ban đầu là nhân viên lái xe, đến nay sau gần 10 năm gắn bó, với tinh thần ham học hỏi, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, anh Vũ Văn Tùng đã đưa ra nhiều sáng kiến, cải tiến, giúp công ty cắt giảm được nhiều chi phí, công lao động và nâng cao hiệu suất công việc ở nhiều bộ phận, công đoạn khác nhau. Anh được mệnh danh là “kỹ sư kaizen” có bàn tay vàng của Toyota Thanh Xuân, vinh dự được Liên đoàn Lao động TP Hà Nội biểu dương Công nhân giỏi Thủ đô năm 2021. Bắt đầu từ tình yêu lao động… Tùng vốn là một người gốc ở Xuân Đỉnh, Hà Nội, từng có thời gian được đào tạo và làm việc nhiều năm trong nghề chế tạo máy. Tuy nhiên, vì một số điều kiện khách quan, anh đã chuyển hướng, đầu quân về làm lái xe của Công ty TNHH Toyota Thanh Xuân từ năm 2013. Anh kể, lúc mới được tuyển dụng vào công ty, công việc chính được giao là hằng ngày chịu trách nhiệm lái toàn bộ xe của khách hàng đến các cầu sửa chữa và ngược lại - từ xưởng ra bên ngoài cho khách; đồng thời quản lý, bảo ban và phân công công việc cho 4 thành viên khác trong Tổ rửa xe. Anh Vũ Văn Tùng luôn cần mẫn, trân trọng và hết lòng với công việc được giao Công việc không quá khó, song khiến anh Tùng cả ngày luôn chân, luôn tay. Điều đáng nói là, dù bận rộn nhưng anh luôn sẵn lòng hỗ trợ bất cứ ai khi cần. Những lúc đông khách, anh đỡ đần cho anh em trong Tổ rửa xe việc lau xe hoặc hút bụi. Thậm chí, nếu có khách hàng yêu cầu làm vệ sinh nội thất, anh sẵn sàng nhận việc; đồng thời hướng dẫn thêm cho anh em trong Tổ những khâu khó thực hiện như: Cách xử lý buồng đốt, tạo máy khử mùi cho xe… Nhiều hôm, xe của khách được bảo dưỡng xong vào đúng giờ nghỉ trưa theo quy định, Tùng vẫn vui vẻ cất tạm phần cơm trưa của mình và làm công việc rửa xe cho khách hàng trước. Anh bảo: Làm việc gì cũng vậy, nếu mình đã chọn thì nhất định phải trân trọng và hết lòng với công việc ấy. Vì vậy, trong quá trình làm việc ở Tổ rửa xe, Tùng luôn hết mình với công việc được giao; ngoài ra còn nhiều lần đề xuất với Ban Giám đốc công ty áp dụng nhiều sáng kiến, cải tiến, mang lại hiệu suất cao cho công việc. Chia sẻ về đề xuất cải tiến quy trình rửa xe của mình, Tùng cho biết: Trước đây, khi khách hàng đến bảo dưỡng xe sẽ thực hiện theo quy trình: Đưa xe vào xưởng bảo dưỡng trước, xong xuôi mới đưa xe ra rửa sạch. Nhưng thực tế, nhiều xe bảo dưỡng xong cùng một thời điểm, khách hàng phải xếp hàng lần lượt đợi xe được rửa nên mất nhiều thời gian; Tổ rửa xe thì bị dồn việc cục bộ nên đôi khi áp lực và mất sức; có không ít khách hàng đã nổi cáu. Tùng đã chủ động đề xuất với Ban giám đốc thay đổi quy trình rửa xe mới (xe của khách hàng khi đến Toyota Thanh Xuân sẽ được vào rửa sạch trước và bảo dưỡng sau. Nếu sau khi bảo dưỡng không may bị dính các vết dầu, mỡ thì Tổ rửa xe chỉ cần dùng khăn lau lại). Với cách làm như vậy, lượng xe được rửa nhiều hơn, đảm bảo được cường độ làm việc cho công nhân Tổ rửa xe và quan trọng là khách hàng cảm thấy hài lòng hơn vì không phải chờ đợi. Từ tháng 7/2021, anh Tùng được tín nhiệm giao chức Tổ trưởng phụ trách quản lý Spa Beauty Salon, chuyên mảng chăm sóc, làm đẹp cho xe ô tô của Công ty TNHH Toyota Thanh Xuân Ngoài ra, anh Tùng còn là người triển khai phương pháp “Rửa xe không chạm” tiệm cận với giá trị chuẩn. Trước đây, khi rửa xe, người công nhân phải phun bọt, lấy khăn chà lên từng vết bẩn trên xe; nhưng với phương pháp “Rửa xe không chạm” thì chỉ cần phun dung dịch bọt (được pha đúng liều lượng quy định) lên bề mặt xe, bọt sẽ tự động kéo vết bẩn xuống. Phương pháp mới này không chỉ giúp tỷ lệ lỗi xước xe cho khách hàng giảm xuống rõ rệt, công nhân trong Tổ rửa xe bớt phần vất vả mà còn giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí. Đặc biệt, năm 2020, nhờ sự quản lý tốt của Tùng về chuẩn liều lượng pha dung dịch bọt nên chi phí, vật tư tiêu hao đảm bảo tiết kiệm, trong khi số lượt xe được rửa sạch, đảm bảo chất lượng tại Toyota Thanh Xuân lập mốc kỷ lục, trước đây chưa từng có. ….đến kỹ sư Tùng Kaizen Ông Nguyễn Văn Thức, Giám đốc Dịch vụ, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Toyota Thanh Xuân đánh giá: Không chỉ trách nhiệm với công việc được giao, Tùng còn rất sáng tạo trong lao động. Anh thường xuyên tìm hiểu, chế tạo nhiều chi tiết quan trọng, giúp đỡ anh em ở các bộ phận khác nhau trong công ty có điều kiện làm việc thuận lợi hơn, giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí. “Tùng Kaizen” là cái tên mà nhiều đồng nghiệp đặt cho anh. Anh Tùng tâm sự: Những lúc lái xe của khách đưa vào khu bảo dưỡng, sửa chữa, tôi thường quan sát anh em làm nghề. Nhiều khi thấy mọi người loay hoay với một chi tiết khó, tôi hay lại gần tìm hiểu rồi cũng nêu ra ý tưởng, cùng họ tháo gỡ. Nhận thấy, anh em đa phần rất giỏi sửa chữa nhưng lại thiếu kỹ năng chế tạo, nên tôi thường nhận phần này giúp họ. “Có lần thấy anh bạn đồng nghiệp loay hoay tháo hộp số xe ra sửa, nhưng trong hộp số có nhiều dầu nên khi cầm bằng tay rất trơn, rơi cả vào chân. Tôi đã suy nghĩ và chế tạo một thanh dài, bắt vào hộp số đó. Mỗi khi tháo lắp hộp số, người thợ có điểm tựa để cầm, tay không bị dính dầu và không sợ hộp số rơi vào chân nữa. Rồi tôi giúp anh em chế tạo bộ đệm guốc phanh, hạn chế sự va chạm làm sút mẻ má phanh khi thực hiện tháo guốc phanh; chế tạo ghế đa năng khi tháo lắp, vệ sinh nội thất của xe ô tô…” - Tùng cho biết. “Đó đều là những chi tiết rất nhỏ, nhưng đã giúp được công việc của mọi người thuận lợi hơn nên cả tôi và mọi người đều rất vui. Hễ bộ phận nào có gì khó, cần ý tưởng, cần sự thay đổi, mọi người đều tìm đến tôi.” - anh Tùng phấn khởi. Anh Tùng đang kiểm tra chiếc xe mới nhập về trước khi giao cho khách hàng Anh Bùi Đức Phúc, Trưởng phòng kinh doanh 2, vẫn luôn coi Tùng là một người đồng nghiệp đáng tin. Dù làm ở bộ phận khác nhưng anh Tùng rất chịu khó tìm hiểu các dòng xe của công ty. Anh nắm rất chắc các thông số kỹ thuật, tính năng của các dòng xe mới. Nên mỗi lần có việc đột xuất, nhiều anh em ở bộ phận bán hàng có thể tin tưởng gửi gắm anh Tùng đón tiếp, tư vấn, giới thiệu các dòng xe mới cho khách của mình. “Vừa rồi, tôi ký được một hợp đồng mua bán xe mới cho một khách hàng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của anh Tùng. Anh ấy rất nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi người ở tất cả các khâu, chẳng nề hà. Anh coi mục tiêu cuối cùng chính là lợi ích của khách hàng, lợi ích của tập thể Toyota Thanh Xuân” - Anh Phúc chia sẻ. Với tình yêu, say sưa sáng tạo trong lao động, cộng với đức tính trung thực, trách nhiệm trong công việc, từ tháng 7 năm 2021, anh Tùng được giao phụ trách quản lý Spa Beauty Salon, chuyên mảng chăm sóc, làm đẹp cho xe ô tô của Công ty TNHH Toyota Thanh Xuân. Cũng trong năm 2021, anh vinh dự được Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tặng danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô. Theo anh Tùng, đây không chỉ là niềm tin của Ban lãnh đạo công ty, sự ghi nhận của thành phố đối với cá nhân mà chính là yêu cầu đặt ra để anh tiếp tục phấn đấu, chăm chỉ lao động và không ngừng sáng tạo vì một tập thể phát triển hơn nữa. Thiết nghĩ, tấm gương lao động của người công nhân giỏi Thủ đô Vũ Văn Tùng đã truyền năng lượng sống tích cực, giúp chúng ta nhận ra một điều rất quan trọng rằng: Chính tình yêu và sự sáng tạo trong lao động mới là yếu tố giúp con người ta thành công, chứ không phải vị trí công việc chúng ta đang làm. Nếu yêu và trân trọng công việc của mình, chúng ta sẽ luôn tìm thấy niềm vui và sức sáng tạo không ngừng, đưa công việc đó đến một tầm cao hơn.” Mai Thảo  

Lực lượng vũ trang Thủ đô đón nhận đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

TĐKT - Ngày 16/10, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất và kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội (19/10/1946 - 19/10/2021). Buổi lễ được tổ chức trực tuyến đến 34 điểm cầu. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự, phát biểu chỉ đạo. Dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trung tướng Huỳnh Chiến Thắng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh. Cùng dự có đại biểu các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng; đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP Hà Nội, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Ban liên lạc các chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu, Ban liên lạc Trung đoàn Thủ đô. Đại tướng Phan Văn Giang trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất  tặng LLVT Thủ đô. Ra đời từ phong trào cách mạng của quần chúng, lực lượng vũ trang (LLVT) Thủ đô Hà Nội đã kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách lập nên những chiến công vang dội. Trong Cách mạng Tháng Tám, các đội tiền thân của LLVT Thủ đô đã xung kích, làm nòng cốt trong phong trào đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội vừa tích cực tham gia sản xuất, vừa tăng cường chi viện cho chiến trường miền Nam, đồng thời phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không - Không quân đánh thắng các cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, đỉnh cao là trận "Điện Biên Phủ trên không". Khi đất nước thống nhất, LLVT Thủ đô Hà Nội đã nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, vượt lên mọi khó khăn, thử thách, tăng cường chi viện cho mặt trận bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, đồng thời tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần bảo vệ, xây dựng, kiến thiết Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại và giàu đẹp. Trong thời kỳ đổi mới, LLVT Thủ đô Hà Nội luôn phát huy truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quân sự - quốc phòng của Đảng, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chủ động tham mưu có hiệu quả với cấp ủy, chính quyền TP Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung xây dựng, củng cố tiềm lực quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc. Nâng cao hiệu quả công giáo dục quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ… Phát biểu tại buổi lễ, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ghi nhận, biểu dương những thành tích, cống hiến của các thế hệ, cán bộ, chiến sĩ LLVT Thủ đô trong suốt 75 năm qua. Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu LLVT Thủ đô Hà Nội tiếp tục quán triệt, vận dụng nhuần nhuyễn bài học của ông cha ta “Dựng nước đi đôi với giữ nước”, “Giữ nước từ khi nước chưa nguy” và đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, TP Hà Nội về công tác quân sự, quốc phòng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Thủ đô trong tình hình mới. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; giữ vững và phát huy bản chất truyền thống tốt đẹp của Quân đội, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, hình ảnh “Người chiến sĩ Thủ đô”. LLVT Thủ đô cần chủ động tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và thành phố Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc. Tham gia có hiệu quả giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục thiên tai, sự cố môi trường, nhất là công tác phòng, chống dịch COVID-19. Phối hợp thực hiện tốt công tác dân vận, chính sách xã hội, chính sách hậu phương quân đội. Thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội. Phải xây dựng LLVT Thủ đô vững mạnh toàn diện, “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao; tổ chức lực lượng tinh gọn, cơ động, nền nếp chính quy, kỷ luật chặt chẽ, trang bị ngày càng hiện đại; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ “vững mạnh, rộng khắp”, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng ngày càng cao; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ. Đẩy mạnh phong trào Thi đua Quyết thắng và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng chỉnh đốn Đảng. Coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống để cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng và Nhà nước, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, là chỗ dựa, là niềm tin yêu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô. Tại buổi lễ, Đại tướng Phan Văn Giang đã trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất  tặng LLVT Thủ đô. Phương Thanh

Hà Nội: Nhiều hoạt động trở lại bình thường mới từ 14/10/2021

TĐKT - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công điện số 21/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới. Công điện nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 và Thông báo số 264/TB-VPCP ngày 09/10/2021 của Văn phòng Chính phủ; các văn bản của bộ, ban, ngành trung ương và kết luận chỉ đạo tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy ngày 13/10/2021 về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố. Để bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết trong điều kiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới. Theo đó, từ 06 giờ 00 ngày 14/10/2021, UBND Thành phố Hà Nội điều chỉnh một số hoạt động trên địa bàn.  Cụ thể, các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường; thường xuyên tự đánh giá nguy cơ và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; khuyến khích làm việc trực tuyến. Xe buýt, xe taxi được hoạt động theo công suất và hướng tuyến do Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, đảm bảo các quy định của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế và các quy định phòng, chống dịch. Các bảo tàng, công viên được mở cửa đón khách trở lại với số lượng không quá 10 người/đoàn, đảm bảo khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch. Khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú được hoạt động trở lại không quá 50% công suất, đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh lưu trú và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định và hướng dẫn của ngành du lịch. Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn, chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19; yêu cầu khách hàng thực hiện quét mã QR. Các hoạt động và cơ sở kinh doanh phải đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thực hiện nghiêm 5K, cài đặt và quét mã QR theo quy định của Bộ Y tế và thành phố gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ và các cá nhân tham gia. Thục  Anh

Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

TĐKT - Mang trong mình ngọn lửa nhiệt huyết cách mạng, niềm tin theo Đảng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đoàn viên, thanh niên thuộc Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu một thời đã dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trên mọi mặt trận; góp phần quan trọng vào thắng lợi cuộc cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Mặc dù, những thanh niên ưu tú, dũng cảm ngày ấy hiện đã vào tuổi xưa nay hiếm nhưng luôn là những tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ trẻ Thủ đô và cả nước học tập, noi theo. Ghi nhận những đóng góp đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 634/QĐ-CTN ngày 29/4/2021 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Từ Đội Ngô Quyền - một tổ chức nhỏ bé với vài chục thanh niên, học sinh có tinh thần yêu nước của học sinh trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An) khóa 1939 - 1943, được sự dẫn dắt ban đầu của đồng chí Vũ Quý (tức An), Ban cán sự Đảng thành phố và đồng chí Lê Quang Đạo - cán bộ Xứ ủy và sau đó là sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Vũ Oanh (Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh thành Hoàng Diệu) và đồng chí Nguyễn Quyết - Bí thư Thành ủy năm 1945, Đội Ngô Quyền đã nhanh chóng phát triển và trở thành nòng cốt của Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Đoàn đã trưởng thành mau lẹ và cung cấp nguồn nhân lực cho các tổ chức: Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu, Đội Tự vệ xung phong ngoại thành, Đội Danh dự trừ gian, Báo Hồn nước… Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2021 Đã hơn 7 thập kỷ đã trôi qua nhưng trong ký ức của những thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu một thời vẫn vẹn nguyên không khí sục sôi của những ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông Lê Đức Vân, đại diện Ban Liên lạc Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu nhớ lại: Vào những ngày mùa thu lịch sử cách đây hơn 76 năm, khi đó, chúng tôi chỉ là những chàng trai, cô gái tuổi 18 đôi mươi, mang trong mình ngọn lửa nhiệt huyết cách mạng, niềm tin theo Đảng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng ai nấy đều dũng cảm, mưu trí, cùng với nhân dân Thủ đô sáng tạo trên nhiều mặt trận cách mạng. Thanh niên thành Hoàng Diệu là lực lượng quan trọng tham gia thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trong Đội Danh dự trừ gian. Dù ít người (chỉ có 6 đồng chí hoạt động độc lập) nhưng đây là đội vũ trang công tác đặc biệt hoạt động với mục tiêu tiêu trừ một số tên Việt gian đầu sỏ nguy hiểm nhất ở Hà Nội, cảnh cáo bọn Việt gian khác nhằm góp phần bảo vệ cơ sở cách mạng và thúc đẩy cao trào chuẩn bị khởi nghĩa ở Hà Nội, vũ trang tuyên truyền khi cần thiết trong những trường hợp đặc biệt thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong quá trình hoạt động, Đội đã tiêu trừ các tên Nguyễn Duy Mỹ, Phán Sinh, Nga Thiên Hương, Trương Anh Thư, diệt một số tên mật thám Sở mật thám thành phố Nam Định …Việc diệt trừ trùm mật thám Bắc kỳ đã làm rung chuyển hàng ngũ Việt gian mật thám, tham gia trực tiếp vào việc cướp chính quyền tại Hà Nội và Nam Định. Những thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu hội ngộ tại buổi Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2021 Bên cạnh đó, lực lượng thanh niên thành Hoàng Diệu còn là đội ngũ quan trọng trong vận hành tờ Báo Hồn nước - một tờ báo riêng của thanh niên được thành lập năm 1943, do đồng chí Lê Đức Vân trực tiếp chỉ đạo. Đảm bảo công tác biên tập, in, phát hành báo, in nhiều truyền đơn, các tập sách nhỏ như chương trình Việt Minh, cách đánh du kích Đảm phục vụ cách mạng… Họ đồng thời là lực lượng quan trọng trong Đội Thanh niên cứu quốc và tự vệ xung phong ngoại thành Hà Nội, có nhiệm vụ chủ yếu là: Thành lập các nhóm thanh niên tự vệ khu vực ngoại thành; vận động cách mạng, mở rộng phong trào, kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh ở nội thành và ngoại thành; tuyên truyền, rải truyền đơn tại cổng đình, cổng chùa (chùa Láng, đình Quan Nhân, đình Hạ Yên Quyết, làng Giáp Nhất …), trường học, dán áp phích lên thành xe điện; trấn áp các phần tử phản động, tay sai, viết thư răn đe; tổ chức mít tinh tại các làng Giáp Nhất, làng Sái; hỗ trợ nhân dân Hà Đông đè bẹp sự phản ứng của Nhật; phá kho thóc Nhật ở làng Quan Nhân; chủ động chuẩn bị vũ khí để tự vệ, đánh giặc; tổ chức các lớp học để khởi nghĩa… Ông Lê Đức Vân cho biết: Đáng nhớ nhất là 260 ngày hoạt động của Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu. Đoàn đã thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Tổ chức và bảo vệ cuộc mít tinh tại chợ Canh (Hoài Đức, Hà Tây); đột nhập tổ chức mít tinh tại trường E.P.I.V; tổ chức mít tinh tuần hành vũ trang tại làng Mễ Trì; phối hợp với thanh niên cứu quốc xã Nhân Chính, Từ Liêm phá kho thóc Nhật tại đình làng Mọc, Quan Nhân chia cho dân nghèo; đột nhập, diễn thuyết phá cuộc triển lãm độc lập giả hiệu do chính quyền bù nhìn tổ chức ngay sau ngày khai mạc; phá cuộc mít tinh của bọn giả danh Quốc dân Đảng ở vườn Bách Thảo ngày 17/6/1945; diễn thuyết xung phong trước anh em công nhân “MAGASINS DES P.T.T”; đánh đuổi bọn cướp giả danh Việt Minh tại Trôi Sấu (Đan Phượng, Hà Đông); tổ chức huấn luyện quân sự tại ấp Phú Lão, huyện Quế Võ và ấp Đại Lải, Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Diễn thuyết và treo cờ đỏ sao vàng trong ba sân khấu rạp hát Hiệp Thành, Quảng Lạc và Tố Như thành diễn đàn động viên chính trị quần chúng (đây là đòn tiến công chính trị cuối cùng của Đoàn vào kẻ thù trên đường phố Hà Nội) vào ngày 4/8/1945. Phá tan cuộc mít tinh của Tổng hội viên chức trưa ngày 17/8/1945, giành thế chủ động, biến cuộc mít tinh của Tổng hội viên chức thành cuộc mít tinh biểu dương tinh thần và quyết tâm của quần chúng cách mạng Hà Nội trong phong trào chống Nhật và tay sai, tiến hành thành công cuộc biểu tình tuần hành thị uy xuất phát từ Nhà hát Lớn, theo dọc đường Tràng Tiền tỏa đi các hướng kéo dài đến 22 giờ đêm cùng ngày. Thắng lợi của cuộc đấu tranh ngày 17/8/1956 là yếu tố quyết định cho thành công của ngày 19/8. Đỉnh cao là ngày Chủ nhật, 19/8/1945, Đoàn đã tổ chức thành công cuộc mít tinh, hiệu triệu khởi nghĩa, biểu tình tuần hành đi chiếm phủ khâm sai, tòa thị chính, kho bạc, bưu điện Bờ Hồ và Sở Cảnh sát Hàng Trống, chiếm trại Bảo an binh. Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình, làm nòng cốt cho quần chúng cách mạng, tiến công thắng lợi trại Bảo an binh, một trong những mục tiêu quân sự quan trọng nhất của địch trong thành phố, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và toàn quốc. Đoàn đã được Thành ủy - Ủy ban nhân dân và Quân khu Thủ đô công nhận là lực lượng vũ trang tiền thân của Quân khu Thủ đô. Sau ngày 19/8/1945, các đồng chí đoàn viên đều tham gia chiến đấu, bảo vệ Thủ đô, nhiều đồng chí tiếp tục tham gia quân đội và đã trưởng thành, nắm giữ những trọng trách quan trọng của Đảng và Quân đội. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, Ban Liên lạc các chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu trước Cách mạng tháng Tám (nay gọi là Ban Liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu) được thành lập. Qua thực tế đấu tranh gian khổ trường kỳ, những đoàn viên thanh niên cứu quốc năm xưa đều đã vào tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng những người con ưu tú của Thủ đô ngày ấy vẫn giữ nguyên bầu nhiệt huyết cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, vẫn luôn sẵn sàng góp sức dựng xây Thủ đô và đất nước; gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động gia đình, quần chúng nhân dân thực hiện tốt các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước… Họ thực sự xứng đáng với danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Hưng Vũ

5 nội dung cốt lõi trong phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” Thủ đô năm 2022

TĐKT - Được phát động từ năm 1992, trải qua 29 năm, phong trào “Người tốt, việc tốt” của thành phố Hà Nội ngày càng phát triển về chất, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và nhân dân Thủ đô, tạo khí thế thi đua sôi nổi, khơi dậy và phát huy tinh thần tương thân, tương ái, trách nhiệm với cộng đồng của các các cấp, các ngành và nhân dân. Khẳng định hiệu quả Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” được các cấp, các ngành trên địa bàn Hà Nội triển khai với nhiều cách làm sáng tạo, gắn với các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ công tác, phấn đấu khắc phục khó khăn, tác động của dịch bệnh Covid-19, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn, góp phần tích cực hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu chung của thành phố. Người tốt, việc tốt năm 2021 được tôn vinh, khen thưởng Nổi bật là, phong trào góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2021 của thành phố đạt 176,7 nghìn tỷ đồng, đạt 75% dự toán trung ương giao, tăng 5,4% so cùng kỳ năm 2020. Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước với 368/382 (đạt 96,3%) xã đạt chuẩn nông thôn mới, 14 xã còn lại đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới và 12/18 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu 3 huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2021. Cùng với đó, đời sống của người dân được quan tâm trong đại dịch. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ khó khăn số tiền 17,5 tỷ đồng. Công đoàn các cấp đã hỗ trợ chăm lo kịp thời cho 38,6 nghìn lượt người lao động số tiền 37,7 tỷ đồng. Các tổ chức Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ... tiếp tục phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, nỗ lực cùng các lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch, phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, chung sức vượt qua khó khăn, dịch bệnh. Khắc phục khó khăn, đã có nhiều sáng kiến, cách làm hay được áp dụng phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, khu vực như: Mô hình “Thẻ đi chợ”, mô hình “Đội cung ứng hàng hóa”, mô hình “Siêu thị mini 0 đồng” – Hà Nội trái tim hồng”, mô hình “đi chợ giúp dân”… được triển khai rộng khắp để hỗ trợ người dân trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội. Từ các phong trào, các mô hình thiết thực đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng với nghĩa cử cao đẹp, tấm lòng nhân ái, không quản ngại khó khăn, được mọi người học tập và noi theo. Qua các phong trào thi đua yêu nước và phong trào “Người tốt, việc tốt”, đã có nhiều tập thể, cá nhân được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và thành phố khen thưởng: Đã có 153 tập thể, cá nhân được thành phố khen thưởng đột xuất do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ khen thưởng 7 tập thể, 13 cá nhân và truy tặng Bằng khen cho 1 cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Thành phố tặng Bằng khen 604 tập thể, 994 cá nhân trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tặng danh hiệu Người tốt, việc tốt cho 649 cá nhân, đặc biệt trong đó có 2 cá nhân với hành động dũng cảm đã được Thủ tướng Chính phủ và Bí thư Thành ủy gửi Thư khen, đồng thời Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố tặng Bằng khen. 5 nội dung cốt lõi của phong trào “Người tốt, việc tốt” 2021 Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong phong trào thi đua này, chiều 8/10, trong khuôn khổ chương trình Lễ đón nhận danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu; biểu dương “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu và vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2021, đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố đã chính thức phát động phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” năm 2022.Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội đã chỉ rõ 5 nội dung thi đua cụ thể của phong trào “Người tốt, việc tốt” từ nay đến năm 2022. Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phát động thi đua Một là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua nói chung và phong trào “Người tốt, việc tốt” nói riêng. Địa phương, đơn vị thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua theo hướng thiết thực, trọng tâm, hiệu quả, hướng về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao; gắn phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đặc biệt gắn với phong trào “Toàn dân chung sức thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” và các phong trào thi đua yêu nước do Trung ương, thành phố phát động. Hai là, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; triển khai đồng bộ các giải pháp vừa bảo đảm phòng, chống dịch vừa duy trì sản xuất ổn định, liên tục. Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ gia đình chính sách, nhất là sau dịch Covid-19. Ba là, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội; củng cố quốc phòng và xây dựng thế trận nhân dân vững chắc; thực hiện tốt các phương án, kế hoạch bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các hoạt động chính trị, văn hóa - xã hội trọng tâm của Thủ đô, đất nước; đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; tiếp tục thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; đấu tranh phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm về ma túy. Bốn là, các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 01/2020/QĐ-UBND của UBND thành phố về việc ban hành Quy chế phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng gương điển hình tiên tiến, “Người tốt, việc tốt” và xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, nhân rộng và học tập các gương điển hình tiên tiến, “Người tốt, việc tốt” trên hệ thống thông tin truyền thông các cấp; nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, khen thưởng, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt từ thành phố tới cơ sở; chú trọng đề xuất khen thưởng người lao động như công nhân, nông dân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trực tiếp trên các lĩnh vực. Năm là, tiếp tục xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh; đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành theo hướng sâu sát, quyết liệt hơn, trách nhiệm và kỷ cương hơn; thực hiện đồng bộ, hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm trong cơ quan Nhà nước và ngoài xã hội. Đổi mới các hình thức tôn vinh thích hợp biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong các phong trào thi đua yêu nước và phong trào “Người tốt, việc tốt” nhằm lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và nhân dân những việc làm tốt, hành động đẹp, các mô hình, giải pháp, cách làm hiệu quả, sáng tạo. Qua đó, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô trong các phong trào thi đua, cùng cả nước đẩy lùi đại dịch Covid-19. “Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”, tôi kêu gọi các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, truyền thống ngàn năm văn hiến - anh hùng và vị thế Thủ đô Hà Nội - trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước và phong trào “Người tốt, việc tốt”, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2021 và năm 2022 theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh - hiện đại”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh. Mai Thảo

Hà Nội: Biểu dương người tốt, việc tốt và vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2021

TĐKT - Nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2021), chiều 8/10, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu; biểu dương “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu và vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2021. Chương trình được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối tới hơn 70 điểm cầu trên địa bàn thành phố. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới dự tại điểm cầu Hội trường Thành ủy Hà Nội. Cùng dự, về đại biểu Trung ương có: Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường; Ủy viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Phó Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Phạm Đức Toàn và đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Văn phòng Chủ tịch nước; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Về đại biểu TP Hà Nội có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Chu Ngọc Anh; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; các đồng chí đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP Hà Nội. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và hoa cho đại diện Ban Liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Phát biểu khai mạc buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh đến tầm vóc của thanh niên Thủ đô, trong đó bày tỏ sự trân trọng, biết ơn với những đóng góp, hy sinh to lớn của các thế hệ Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và Thủ đô Hà Nội. “Những thanh niên ưu tú, dũng cảm ngày ấy hiện đã vào tuổi xưa nay hiếm nhưng luôn là những tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ trẻ học tập, noi theo.” – Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định. Các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 được khen thưởng tại buổi lễ Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết: Trải qua 67 năm kể từ ngày giải phóng, Thủ đô Hà Nội đã có một diện mạo tươi đẹp, năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa, lịch sử trường tồn của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật. Phong trào thi đua yêu nước đã trở thành nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân phát huy tài năng, trí tuệ, sáng kiến, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 với diễn biến phức tạp, phát huy truyền thống cách mạng, Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng, Đảng bộ và chính quyền, nhân dân Thủ đô đã sớm dự báo, chủ động trong mọi tình huống để có các chủ trương đúng, trúng, phù hợp, với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết; quyết tâm bảo vệ Thủ đô, không để dịch bệnh lây lan. Tại buổi lễ, ghi nhận những đóng góp của các thế hệ thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đại diện Ban Liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ghi nhận những đóng góp quan trọng của các tập thể và cá nhân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, tại buổi lễ , thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Tập đoàn Vingroup - Công ty cổ phần; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng 8 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Lễ vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2021 Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng và Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Chu Ngọc Anh đã trao tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2021 cho 8/9 cá nhân tiêu biểu. Cũng tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến và Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã trao tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2021 cho 9 cá nhân, đại diện cho 649 cá nhân được trao tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu năm 2021 của thành phố. Trao tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2021 cho các cá nhân Dịp này, Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã phát động phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” năm 2022. Mai Thảo

Người thắp sáng nghề dệt lụa truyền thống trước nguy cơ mai một

TĐKT - Đến xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, hỏi thăm về gia đình nghệ nhân Phan Thị Thuận (67 tuổi), ai ai cũng thể hiện niềm tự hào về người phụ nữ ấy. Họ bảo, bà Thuận là người có công lớn trong gìn giữ, phát triển và sáng tạo làng nghề dâu tằm tơ truyền thống của địa phương. Bà cũng là người duy nhất trong xã vinh dự được tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú của TP Hà Nội và vừa được đề cử là “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2021. Nhọc nhằn hành trình gìn giữ “tổ nghề” Ông Vũ Văn Chùy - Chủ tịch UBND xã Phùng Xá cho biết: Làng nghề dệt truyền thống xã Phùng Xá có từ năm 1929, từ khi mới lập làng. Những năm 70 của thế kỷ trước, nơi đây từng được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm” của miền Bắc, với hàng chục nghìn héc ta ruộng dâu trải dài qua nhiều làng xã ven sông Đáy. Ngày ấy, hầu hết các gia đình trong xã đều chuyên tâm với nghề làm tơ tằm. Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển của cơ chế thị trường, ngành tơ tằm Việt Nam dần bị mai một, mất đi chỗ đứng. Toàn bộ diện tích trồng dâu trong xã từng bị phá bỏ và chuyển sang trồng các loại cây, hoa màu khác; hàng loạt thợ bỏ nghề. Bà Phan Thị Thuận gắn bó với nghề trồng dâu, nuôi tằm từ năm lên 6 tuổi Là người sinh ra và lớn lên ở đất nghề, được gia đình truyền dạy nghề từ năm lên sáu, vì vậy, với bà Thuận, cây dâu, nong tằm, nong kén từ lâu đã trở thành những hình ảnh thân thuộc, gắn bó như máu thịt và hơi thở. Khi chứng kiến nguy cơ “tổ nghề” bị mai một, gia đình bà Thuận không cam chịu, đã bỏ nhiều công sức đi vận động, tổ chức các hộ nuôi tằm để gìn giữ nghề. “Để có lá dâu cho tằm ăn, tôi từng phải đi xin, nhặt nhạnh từng lá dâu ở các bờ rào, có khi rủ bà con trong xã cùng đạp xe hơn 20 cây số xuống tận nông trường Thanh Hà (ở Kim Bôi, Hòa Bình) để lấy lá về cho tằm ăn.” – bà Thuận nhớ lại. Chia sẻ về hành trình vận động gian nan đó, bà Thuận bảo: “Do từ bé đã gắn bó với nghề, lớn lên lại làm kế toán tổng hợp tơ tằm của Hợp tác xã Phùng Xá, nên tôi có cơ hội hiểu rõ và tính toán, lượng hóa cụ thể được năng suất của từng sào dâu sẽ cho người nông dân bao nhiêu ki lô gam lá, nuôi được bao nhiêu con tằm, tạo ra bao nhiêu cân kén, cân tơ, rồi thu được bao nhiêu cân nhộng để bán làm thực phẩm…  Tôi chỉ ra cho người dân thấy rằng, nếu đi làm thì phải hết tháng mới được trả lương, còn nuôi dâu tằm thì chỉ cần 20 ngày họ đã có thu. Đây là một quy trình khép kín, lại thân thiện với môi trường, tạo thu nhập ổn định, lại phù hợp với nhiều lao động các độ tuổi nên đó chắc chắn là hướng phát triển bền vững để người dân duy trì ngành nghề.” Thuyết phục, gieo niềm tin với nghề tơ tằm tới nhiều nông hộ thành công, bà lại vất vả lo tìm đầu mối để tiêu thụ sản phẩm, bán nguyên liệu cho các nông hộ. Có lúc, bà tìm đến nhà từng người bạn học cũ ở trung tâm TP Hà Nội để gửi gắm sản phẩm cho họ bán. Lúc lặn lội lên tận Lạng Sơn tìm mối thương lái Trung Quốc để tiêu thụ. Có thời điểm, bà chở kén, tơ tằm của địa phương mình gửi các thương lái Việt sang Thái Lan để đổi xe Dream… “Nhưng tất cả đều bấp bênh, phụ thuộc vào các thương lái. Lúc thương lái không nhập xe Dream Thái về nữa thì các mặt hàng tơ tằm cũng dừng bán; Trung Quốc thì cứ 2 năm mua xong lại dừng. Bởi vậy, người nuôi tằm tơ Mỹ Đức lại một lần nữa thêm lao đao.” – Bà chia sẻ. Huấn luyện những người thợ dệt lụa đặc biệt Sau nhiều năm tâm huyết và thăng trầm với nghề, nghệ nhân Phan Thị Thuận nhận ra rằng, muốn nghề dâu tằm tơ phát triển bền vững như mong đợi, người làm nghề nhất định phải tìm cho mình một lối đi riêng, phải đầu tư, sáng tạo nên những sản phẩm đặc biệt và chất lượng. Nhiều đêm quên ăn, quên ngủ, bà dày công nghiên cứu, trông coi, quan sát từng lứa tằm rút ruột nhả tơ. Năm 2010, bà quyết định thành lập Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức với hướng đi mới. Thay vì chạy theo việc đầu tư máy móc công nghiệp, bà có ý tưởng: Huấn luyện hàng vạn con tằm thành những thợ dệt chuyên nghiệp mà không máy móc hay con rô-bốt hiện đại nào có thể sánh kịp. Bà Thuận đang giới thiệu với du khách mô hình tằm tự dệt của gia đình Bà Thuận cho biết: Bình thường tằm thường kéo kén tròn. Nhưng tôi đem đặt chúng cạnh nhau trên một mặt phẳng. Vì không có tổ nên tằm không thể kéo kén tròn theo lẽ thường. Nhưng do chức năng phải nhả tơ khi đến kỳ nên chúng buộc nhả tơ vào không gian. Kết quả là tơ của nhiều con tằm quấn vào nhau, đan thành tấm kén phẳng, mịn, gắn kết bền chắc tự nhiên. “Đây là một kỹ thuật quan trọng đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nghề dệt thủ công truyền thống. Không chỉ tiết kiệm, cắt giảm được nhiều chi phí mà hơn hết, sản phẩm tằm tự dệt thực sự tinh xảo, không kỹ thuật dệt nào của con người hay chú rô -bốt nào có thể thực hiện thay thế được.” – Bà Thuận khẳng định. Từ những tấm kén phẳng do thợ tằm dệt, trải qua các công đoạn xử lý, trở thành những tấm bông tơ tơi xốp có độ liên kết bền chắc một cách tự nhiên, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã cho ra đời nhiều tấm mền chăn, các loại gối chất lượng cao. Ý tưởng con tằm tự dệt của bà đạt giải nhất “Đề tài sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ 6” năm 2015 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công thương xét chọn. “Sáng chế mền bông tơ tằm do con tằm tự dệt” của bà Thuận được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế, hữu ích năm 2016. Năm 2020, sản phẩm khăn lụa tơ tằm, chăn bông tơ tằm của bà được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao của TP Hà Nội. Thương hiệu tằm tơ Mỹ Đức ngày càng vươn xa, vượt qua biên giới, đến với nhiều quốc gia trên khắp các châu lục, góp phần khẳng định con đường tơ lụa Việt an toàn, thân thiện trên thị trường quốc tế. Dệt lụa tơ sen - khát vọng đưa tơ lụa Việt Nam vươn xa thế giới Không chỉ sáng tạo trong nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống mà bà Phan Thị Thuận còn được biết đến là một nghệ nhân đầu tiên dệt lụa từ tơ sen. Chia sẻ về cái duyên đến với lụa tơ sen, bà Thuận kể, năm 2016, bà được mời tham gia đề tài độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cây lá sen”. Nhận thấy đây chính là cơ hội để bà thỏa sức sáng tạo và nếu thành công sẽ mang được hồn cốt của loài “quốc hoa” vào từng tấm lụa, mang đến khắp năm châu; tuy nhiên, bà cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng vì đây là bài toán khó mà bà chưa từng giải. Nghệ nhân Phan Thị Thuận với những sản phẩm làm từ tơ sen Với quyết tâm và tình yêu với tơ lụa, nhất là với loài hoa cao quý mang biểu tượng của dân tộc, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã đầu tư công sức nghiên cứu, thử nghiệm thành công tơ sen vào dệt lụa. Năm 2018, thước lụa đầu tiên được dệt từ 100% tơ sen đã được ra đời và đánh dấu thành công trong cuộc đời “se tơ dệt lụa” của nghệ nhân Phan Thị Thuận. Các sản phẩm làm từ tơ sen lần lượt ra đời, trong đó, được ưa chuộng nhất là khăn quàng cổ. Năm 2019, những mẫu khăn này đã được đoàn Chính phủ Việt Nam lựa chọn mang tới Hội nghị G20 làm quà tặng cho bạn bè quốc tế. Bà Thuận cho biết, để làm ra được một chiếc khăn quàng cổ dài tầm 1,7m, rộng 0,25m phải cần khoảng 4.800 cuống sen và rất nhiều vất vả. Bà Thuận cùng những nhân công của công ty, ngoài việc thu hái trong vùng trồng sen còn tự tay đi vớt những thân sen bỏ thừa trong các đầm, đem về rửa sạch, để ráo, phân loại cuống sen (cuống lá, cuống hoa, cuống đài sen…) để dễ dàng trong việc rút tơ se sợi. Sợi tơ sen mảnh, dễ đứt nên phải rất khéo léo, tỉ mẩn mới có thể rút được sợi tơ. Đặc biệt, tất cả các cuống sen đều phải xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu không cuống sẽ bị khô, tơ bị rút sợi hỏng hoàn toàn. Tính ra để hoàn thiện một chiếc khăn cũng phải mất khoảng 1 tháng. Ông Vũ Văn Chùy - Chủ tịch UBND xã Phùng Xá đánh giá: Không chỉ nhọc nhằn gìn giữ “tổ nghề”, từ những sản phẩm độc đáo từ tơ tằm và tơ sen giàu tính sáng tạo của mình, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã nâng tầm nghề dệt lụa truyền thống của quê hương Phùng Xá. Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức của gia đình bà đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong vùng, với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng/tháng (số lượng lao động sử dụng mùa vụ 1.500 người). Đặc biệt, với mong muốn những lớp măng non sau này sẽ kế cận và đủ tình yêu với lụa tơ tằm, tơ sen, nghệ nhân Phan Thị Thuận hàng ngày vẫn dành tất cả tâm huyết và tình yêu để truyền nghề miễn phí. Bà bảo, mong muốn lớn nhất hiện nay của bà đó là huyện Mỹ Đức sẽ sớm tái tạo lại ngành dâu tằm, có thể kết hợp du lịch tâm linh (Chùa Hương) với du lịch làng nghề tơ tằm ở Mỹ Đức, để các thế hệ mai sau tiếp tục sáng tạo ra nhiều sản phẩm tơ lụa đặc sắc, gìn giữ cái hồn tơ lụa Việt ở một tầm cao mới./. Thục Anh

Đại hội thành lập Chi hội Đông y HCD chăm sóc sức khỏe chủ động

TĐKT - Sáng 6/10, tại trụ sở Công ty Cổ phần Công nghệ HCD Việt Nam, Chi hội Đông y HCD đã long trọng tổ chức “Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2021 - 2026”. BS.ThS. TTND Nguyễn Văn Dung, Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội dự và chỉ đạo Đại hội. Bà Bùi Thị Phương Hoa được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Đông y HCD thuộc Hội Đông y TP Hà Nội. Dự Đại hội có các y,bác sĩ, thầy thuốc thuộc Hội Đông y TP Hà Nội; đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Công nghệ HCD Việt Nam;đại diện chính quyền và các đoàn thể địa phương cùng các hội viên của Chi hội. BS. ThS. TTND Nguyễn Văn Dung, Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Tại Đại hội, BS. ThS. TTND Nguyễn Văn Dung, Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nộinhận định: Các hoạt động của Chi hội Đông y HCD lâm thời đã góp một phần công sức trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tác động tích cực khiến người dân có góc nhìn tốt và quan tâm nhiều hơn tới nền Đông y Việt Nam. Chi hộilớn mạnh dần về cả quy mô lẫn chất lượng. Việc thành lập Chi hội Đông y HCD chính thức nhiệm kỳ 2021 - 2026 có yếu tố quyết định để Chi hội phát huy mạnh mẽ hơn. Thay mặt Hội Đông y TP Hà Nội, ông Nguyễn Văn Dung đưa ra các nhiệm vụ chính cho Chi hội Đông y HCD: Thứ nhất là tập trung phát triển hội viên về chất lượng, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước để phát triển y học cổ truyền trong tình hình mới, thực hiện điều lệ chính theo điều lệ của Hội Đông y Hà Nội. Thứ hai là phát triển chuyên môn của Chi hội Đông y HCD cùng với sự đồng hành của Hội và sự kết nối hợp tác sâu trong lĩnh vực y học cổ truyền;phát triển nguồn dược liệu có quy mô và chất lượng tốt, đáp ứng việc cung ứng sản phẩm sạch, dược liệu tới người dân trên địa bàn TP Hà Nội và nhiều tình thành khác trên cả nước. Tại buổi lễ, đại diện Hội Đông y TP Hà Nội đã trao quyết định chính thức thành lập Chi hội Đông y HCD theo Quyết định số 137/QĐ-HĐY ngày 25/6/2021 của Hội Đông y TP Hà Nội về việc cho phép thành lập Chi hội và thời gian tiến hành Đại hội Chi hội Đông y HCD. Đại diện Hội Đông y thành phố Hà Nội trao quyết định thành lập Chi hội Đông y HCD. Buổi lễ đã tổ chức bầu ra Ban chấp hành Chi hội Đông y HCD khoá I, nhiệm kỳ 2021 - 2026đại diện cho hội viên của Chi hội để lãnh đạo Chi hội hoạt động hiệu quả trong tình hình hiện nay dưới sự đồng ý của toàn thể các đại biểu tham dự Đại hội. Bà Bùi Thị Phương Hoa được bầu giữ chức Chi hội trưởng Chi hội Đông y HCD. Ra mắt Ban chấp hành Chi hội Đông y HCD nhiệm kỳ 2021 - 2026, Bà Bùi Thị Phương Hoa (áo đỏ) Chi hôi trưởng Chi hội cùng các đồng chí trong Ban chấp hành đón nhận lời chúc đến từ đại biểu cơ quan địa phương. Tại Đại hội, ông Phạm Văn Quang, Chi hội phó Chi hội Đông y HCD đã trình bày nội dung hoạt động và phương hướng nhiệm kỳ 2021 -2026 bao gồm:Bám sát và triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành về “Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”;tăng cường vai trò của Hội Đông y trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, duy trì và phát triển y học cổ truyền. Đội ngũ cán bộ Y tế của Chi hội Đông y HCD phối hợp sâu hơn với Hội Đông y TP Hà Nội và các Chi hội Đông y trên địa bàn Hà Nội tham gia các chương trình chăm sóc sức khỏe thiện nguyện cho cộng đồng. Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển công tác khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe chủ động, truyền thông mang lại lợi ích của y học cổ truyền tới cộng đồng; buổi truyền thông chia sẻ trực tiếp về sức khỏe chủ động cho nhân dân. Tham gia xây dựng kế hoạch phát triển về các chương trình liên kết hợp tác đào chuyên môn ngắn hạn, dài hạn theo quy định của Nhà nước. Xây dựng và phát triển khai thác, tìm kiếm nguồn dược liệu sạch. Tham mưu cho lãnh đạo Hội hợp tác, nghiên cứu xây dựng Đề án khai thác nguồn dược liệu sạch, sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe (thuốc Đông y) dựa trên nhu cầu thiết yếu của cộng đồng sau mùa Covid… Đại hội đã thông qua Quy chế làm việc, Nghị quyết Đại hội của Ban Chấp hành Chi hội Đông y HCD khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Chụp hình lưu niệm tại Đại hội. Đại hội được diễn ra hết sức trang trọng, đồng thời Chi hội đã tổ chức chương trình theo chỉ thị của Chính phủ trong việc thực hiện giới hạn số lượng người tham gia. Chi hội đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong suốt thời gian diễn ra chương trình Đại hội. Phương Nam

Trang