Điển hình tiên tiến

Nữ Bí thư luôn xung phong đi trước, làm trước

TĐKT - “Hạnh phúc nhất của người cán bộ, Đảng viên không gì hơn là giúp đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Nhìn lại năm tháng qua, cùng dân giải phóng mặt bằng hàng nghìn mét vuông đồng lúa chín trong một tuần, mở đường, đổ đường bê tông nối làng, đóng góp hỗ trợ những gia đình nghèo hiến đất… việc nào tôi cũng tự nhủ, là người lãnh đạo, gian khổ đến mấy cũng xung phong đi trước, làm trước.” - Những suy nghĩ ấy chính là sợi chỉ đỏ dẫn đường để nữ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lê Thị Lụa đưa xã Việt Thành (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) về đích sớm trong xây dựng nông thôn mới. Nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của Bí thư Đảng ủy xã Lê Thị Lụa, mô hình trồng dâu nuôi tằm của xã Việt Thành phát triển, mang lại nguồn thu nhập cho người dân Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, đông anh em ngay tại quê hương Việt Thành, sau khi tốt nghiệp THPT, chị xin ở nhà giúp đỡ bố mẹ tăng gia sản xuất và tham gia các hoạt động ở thôn, xã, như: Tổ trưởng phụ nữ, chuyên trách dân số - kế hoạch hóa gia đình, từ năm 1996 - 2003. Năm 2004, chị được nhân dân tín nhiệm bầu giữ các chức vụ Phó Chủ tịch HĐND - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã. Từ năm 2015 đến nay, chị được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự xã Việt Thành. Những năm trước đây, khi chưa có chương trình xây dựng nông thôn mới, Việt Thành là một xã còn nhiều khó khăn. Toàn xã mới bê tông cứng hóa được trên 2 km đường giao thông, còn lại là đường đất lầy lội vào mùa mưa. Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá trị cây trồng, vật nuôi còn thấp. Cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt thấp. Đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Với trách nhiệm là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, chị luôn ra sức học tập và thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp trên, học hỏi những kinh nghiệm của các bậc lãnh đạo đi trước, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, nghiên cứu kỹ các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản hướng dẫn về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tham mưu đề xuất với Ban thường vụ Đảng ủy xã đề ra các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, đề án ở địa phương, sát với đời sống của nhân dân, từng bước đột phá trên từng lĩnh vực. Đầu tiên, xác định công tác cán bộ là then chốt, chị đã tham mưu phân công từng đồng chí trong Ban thường vụ - Ban chấp hành trực tiếp tham gia sinh hoạt ở các chi bộ không gắn liền nơi cư trú. Điều động, luân chuyển đảng viên từ chi bộ này sang sinh hoạt chi bộ khác và giữ các chức vụ lãnh đạo ở những chi bộ có sức chiến đấu chưa cao, chi bộ dòng họ. Cách làm này đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ và tạo được niềm tin trong nhân dân. Sau khi công tác tổ chức, cán bộ được kiện toàn, chị tham mưu với Ban thường vụ tập trung tổ chức, tuyên truyền, quán triệt, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết một cách nghiêm túc đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới; thực hiện Chỉ thị 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4. Trước hết là cán bộ phải học, hiểu rõ, nắm chắc nội dung yêu cầu của các Chỉ thị, Nghị quyết, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, sau đó mới triển khai cho nhân dân học tập. Bản thân chị cũng luôn gương mẫu đi đầu trong mọi việc, có bản lĩnh và có tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, tận tụy với công việc, trách nhiệm với mọi người, nên đã tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có thay đổi vượt bậc cả về nhận thức, tư duy và hành động. Nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đóng góp tiền của, công sức, tự nguyện hiến trên 57.000 m2 đất để làm các công trình. Tiêu biểu như hộ bà Vân hiến gần 1.000 m2 đất lúa để làm nhà văn hóa xã; gia đình chị Lụa cũng hiến trên 900 m2 đất lúa cho xã để làm các công trình sinh hoạt chung của địa phương. Do có sự đồng thuận của nhân dân, chị đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền quy hoạch xã thành 3 vùng phát triển kinh tế tập trung. Vùng Đồng Phúc nhiều đồi rừng được quy hoạch trồng rừng kinh tế, cây quế là cây chủ lực với diện tích trên 50 0ha. Vùng Phú Thọ là khu trung tâm, được quy hoạch phát triển mạnh về thương mại dịch vụ kết hợp phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung. Vùng Lan Đình là vùng có đất đai màu mỡ được quy hoạch trồng dâu, nuôi tằm với diện tích 130 ha. Chị cho biết: “Việt Thành xác định được 3 vùng phát triển kinh tế tập trung rồi, nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì gặp muôn vàn khó khăn. Nhiều đêm không ngủ được, tôi đã trăn trở, để tìm ra các giải pháp tháo gỡ và xác định làm đường giao thông nông thôn là phải đi trước một bước, gắn với việc cán bộ phải vào cuộc, gương mẫu cùng làm với dân. Thậm chí, có hôm trời mưa, cán bộ vẫn đi gặt lúa giúp dân để kịp bàn giao mặt bằng, đi đào đất, trồng dâu, trồng hoa, vận chuyển vật liệu cùng dân, việc gì cũng làm…” Đặc biệt, trong quá trình xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, tại thời điểm đó xã còn thiếu 4 nhà văn hóa thôn, thời gian dự kiến đề nghị công nhận chỉ còn 4 tháng, nhà nước không có sự hỗ trợ, có thôn chưa có đất. Chị đã tham mưu cho Ban chấp hành (BCH) Đảng ủy xã phân công trực tiếp những đồng chí có năng lực vượt trội xuống phụ trách từng thôn để chỉ đạo thực hiện thành công 4 nhà văn hóa với thời gian xong sớm nhất. Đặc biệt có thôn rất khó khăn, đất chưa có, đồng chí trưởng thôn vợ thì ốm nặng, đã xin nghỉ thời gian dài để chăm sóc vợ. Chị đề xuất với BCH để chị vừa phụ trách vừa trực tiếp thay trưởng thôn từ việc vận động hiến đất và triển khai huy động đóng góp xây dựng. Được sự đồng thuận của nhân dân, chỉ trong 61 ngày, chị đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nhà văn hóa thôn với tổng trị giá 135 triệu đồng. Với những đóng góp của Bí thư Đảng ủy Lê Thị Lụa, xã Việt Thành đã thực sự chuyển mình đổi thay nhanh chóng. Đến nay, các tuyến đường cơ bản đã được bê tông cứng hóa, nhiều nhà xây cao tầng như phố núi được mọc lên, bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống nhân dân được nâng lên vượt bậc, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,4%, thu nhập bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng vào năm 2018. Xã liên tục nhiều năm liền được các cấp tặng giấy khen, bằng khen và cờ thi đua. Đồng thời xã được đón nhiều đoàn của trung ương, của các tỉnh, các huyện, các xã về thăm quan mô hình.  Năm 2019, chị Lụa được Ban Tuyên giáo Trung ương mời dự giao lưu và tôn vinh điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; dự triển lãm, tôn vinh “Những tấm gương bình dị mà cao quý” tại Hà Nội; được tuyên dương tại Lễ kỷ niệm 60 năm Bác hồ về thăm Yên Bái và được tỉnh tặng 12 Bằng khen. Nguyệt Hà  

Noi gương Bác về tinh thần tự học, sáng tạo

TĐKT - Bằng niềm đam mê tìm tòi, sáng tạo, những năm qua, Thượng úy - Quân nhân chuyên nghiệp Phan Anh Giang, Tiểu đoàn 17, Lữ đoàn 543 (Quân khu 2) đã tích cực nghiên cứu và có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng, mang lại hiệu quả cao trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ. Những sáng kiến của anh đã giúp tiết kiệm công sức cho bộ đội, thời gian tác nghiệp, tiết kiệm xăng dầu... góp phần vào hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị. Thượng úy Phan Anh Giang (ngồi thứ hai, bên trái sang) trao đổi với đồng đội kinh nghiệm trong công tác bảo đảm kỹ thuật Là một người đảng viên, nhân viên chuyên môn kỹ thuật của đơn vị, hơn ai hết, Thượng úy Phan Anh Giang nhận thức sâu sắc rằng phong trào thi đua quyết thắng luôn tạo cơ hội tốt nhất để mỗi cán bộ, chiến sĩ được tham gia một phần sức lực nhỏ bé của mình góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, tiêu biểu, mẫu mực, qua đó càng làm tỏa sáng thêm phẩm chất, truyền thống tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”. Bởi vậy, với vốn kiến thức đã được học ở trường, những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn làm nhiệm vụ tại đơn vị, kết hợp với nghiên cứu, tìm hiểu thêm trong sách, báo, anh luôn nỗ lực, cố gắng nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công tác. Anh Giang cho biết: Tiểu đoàn 17 là đơn vị công binh vượt sông, nhiệm vụ chính trị trọng tâm là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phòng, chống cháy nổ, cứu sập; phòng, chống cháy rừng và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác do Lữ đoàn giao. Đơn vị quản lý số lượng xe máy lớn, nhiều chủng loại, tuy nhiên các phương tiện, trang bị kỹ thuật đã qua nhiều năm sử dụng, nên xuống cấp và thiếu đồng bộ. Thực tiễn công tác đặt ra nhiều khó khăn, đó là làm sao để vũ khí trang bị (VKTB) luôn có hệ số kỹ thuật cao, vận hành an toàn trong điều kiện sông nước nguy hiểm, địa hình phức tạp dễ xảy ra mất an toàn; làm sao để tiết kiệm, đỡ tốn công sức bộ đội và kinh phí của đơn vị. Được lãnh đạo, chỉ huy các cấp động viên, định hướng nghiên cứu, Thượng úy Phan Anh Giang cùng đồng đội đã có nhiều sáng kiến cải tiến hữu ích, làm lợi cho đơn vị. Trong đó có nhiều sáng kiến được Hội đồng khoa học Quân khu và Bộ Quốc phòng công nhận. Quá trình thực hiện nhiệm vụ và thực tế tác nghiệp, anh thấy khi tời ca nô BMKT lên xe cơ sở, do điều kiện địa hình bến bãi phức tạp, nước sông có lúc chảy xiết nên việc tời ca nô hay bị lệch, trượt khỏi puly. Để khắc phục tình trạng này, bộ đội phải tốn nhiều công sức, thời gian, ảnh hưởng đến thời cơ làm nhiệm vụ. Anh đã trăn trở suy nghĩ là làm thế nào để tời ca nô lên xe vừa nhanh chóng, nhẹ nhàng, nhưng chính xác, không phải làm đi làm lại nhiều lần, giải phóng sức lực của bộ đội, đỡ tốn xăng dầu, bảo đảm thời cơ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Từ những suy nghĩ đó, anh đã tìm tòi, nghiên cứu và phát kiến ra “Kích vít điều chỉnh khi tời ca nô BMKT lên xe cơ sở” và sáng kiến đã được ứng dụng ngay vào thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Sáng kiến tham dự hội thi cấp Quân khu được tặng giải A. Sáng kiến được ứng dụng vào thực tế đã khẳng định rõ tính ưu việt. Số lượng người tham gia tời ca nô giảm từ 15 người xuống còn 5 người, khi điều chỉnh, mức độ an toàn cao hơn và bộ đội không mất nhiều công sức. Kích vít này có thể sử dụng rộng rãi trong toàn quân nhất là các đơn vị có sử dụng ca nô BMKT. Sản phẩm có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng, giá thành chỉ từ 300 - 400.000 đồng. Bên cạnh đó, đối với ca nô BMKT, hệ thống lái bằng điện từ, tuy hiện đại nhưng rất phức tạp, khi gặp sự cố thì việc khắc phục rất khó khăn. Nhất là khi tác nghiệp thực hiện nhiệm vụ, nếu hệ thống lái bằng điện từ hỏng hóc, khó có thể khắc phục được ngay, như vậy sẽ không điều khiển ca nô và không thể hoàn thành nhiệm vụ. Để khắc phục sự cố đó, là người trực tiếp lái ca nô, anh đã nghĩ đến việc làm sao để có thể lái được ca nô trong điều kiện hệ thống lái bằng điện từ bị hỏng. Sau nhiều ngày đêm mày mò, tự chế, làm đi làm lại nhiều lần, gắn thử trực tiếp trên ca nô, anh đã sáng kiến ra “Hệ thống lái ca nô BMKT bằng cơ khí”. Với hệ thống này, có thể điều khiển ca nô khi hệ thống lái điện từ bị sự cố, bảo đảm cho ca nô hoạt động bình thường trong mọi điều kiện. Sáng kiến đã được áp dụng vào huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tại đơn vị và đã đem lại hiệu quả thiết thực; tham gia thi cấp Quân khu đạt giải B. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, trước những khó khăn trong việc phải đưa bình điện lên và xuống ca nô, trọng lượng mỗi bình điện từ 60 - 70 kg, lên độ cao 3 m, để giảm thiểu sức lực của bộ đội, anh đã sáng kiến ra “Giá nâng hạ bình điện lên ca nô”, sản phẩm phục vụ thiết thực cho các nhiệm vụ của đơn vị. Sáng kiến “Bộ đèn báo tín hiệu an toàn khi hạ thủy phà PMP trong đêm”, cũng xuất phát từ những khó khăn đó là: Phương tiện khí tài đã qua nhiều năm sử dụng, bến bãi thường xuyên thay đổi, nhất là khi tổ chức vượt sông vào ban đêm, tầm nhìn bị hạn chế, khả năng mất an toàn cao cho người và phương tiện. Anh đã nghiên cứu thành công bộ đèn báo tín hiệu, khi gắn vào thành xe, nhờ lực hút của 2 thanh nam châm, giữ đèn ở đúng vị trí, khi lùi xe, nước ngập 1/3 bánh xe sau, đẩy phao nổi lên thanh nhựa gắn trong phao, đi lên chạm vào rơ le làm thông mạch. Hệ thống sẽ phát sáng và rú còi báo hiệu, giúp cho phà trưởng hoặc lái xe biết được độ sâu của mực nước để dừng xe. Chính vì vậy, quá trình hạ thủy phà đảm bảo chính xác, an toàn cho người và phương tiện. Năm 2014, anh nghiên cứu và ứng dụng thành công sáng kiến “Bơm hút nước bằng tay đối với cầu phao PMP”, được Lữ đoàn đánh giá cao. Năm 2015, với sáng kiến “Giá liên kết máy đẩy với thuyền vượt sông nhẹ - 1.500”, tham gia Hội thi sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp Quân khu đạt gải A và đạt giải Ba toàn quân. Năm 2016, anh có cải tiến “Bộ bia bắn di động phục vụ cho huấn luyện bắn súng Bộ binh”; năm 2019, anh tiếp tục có sáng kiến “Thùng ngâm chân vịt nổ máy xuồng và máy đẩy 15-25-40 mã lực”. Trong những năm qua, Thượng úy Phan Anh Giang đã có 18 sáng kiến, cải tiến được ứng dụng hiệu quả thiết thực, phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Từ năm 2014 đến năm 2018, anh luôn đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và nhiều bằng khen, giấy khen; vinh dự là một trong 12 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân, được Trung ương Đoàn tặng danh hiệu: “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và được Tổng cục Chính trị tặng Bằng khen. Với sự nỗ lực vươn lên không ngừng, anh đã được Tổng Tham trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tặng thưởng 1 bậc lương trước niên hạn; được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” giai đoạn (2014 - 2017). Đặc biệt vinh dự hơn cả, anh được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng danh hiệu cao quý nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Chi đoàn Cứu quốc. Anh chia sẻ: Để có được những kết quả ấy, bên cạnh sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của tập thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, bản thân người nhân viên kỹ thuật phải có lòng ham mê công việc, yêu nghề và hăng say, có tinh thần tự giác rèn luyện, cố gắng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong nghiên cứu sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, không quản ngại khó khăn, vất vả, dám nghĩ, dám làm… Phương Thanh

Phát động Chương trình bình chọn và trao tặng Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2020

TĐKT - Tiếp nối thành công của Giải thưởng năm 2018 và 2019, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) vừa tổ chức Lễ phát động Chương trình bình chọn và trao tặng Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2020 (Vietnam Digital Awards –VDA 2020). Chuyển đổi số Việt Nam là giải thưởng thường niên của VDCA, được sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành trung ương, cùng với sự đồng hành bảo trợ truyền thông của VTV và nhiều đơn vị báo đài có uy tín lớn. Lễ trao tặng Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2019 Chương trình nhằm tôn vinh, trao tặng giải thưởng cho đơn vị, cá nhân xuất sắc và đổi mới trong việc phát triển hoặc ứng dụng công nghệ số để cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Bên cạnh đó, giải thưởng còn góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam, phát triển kinh tế số, đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông. Năm nay, giải thưởng sẽ được trao cho 4 hạng mục. Hạng mục 1: Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số xuất sắc. Đây là hạng mục được trao cho đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông sở hữu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số xuất sắc, hướng đến giải quyết các vấn đề, nhu cầu thực tiễn của cuộc sống như: mạng xã hội, ứng dụng di động, game online… Hạng mục 2: Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc (ở tất cả các lĩnh vực và ngành nghề). Đây là hạng mục được trao cho doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực có quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang môi trường làm việc, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; giáo dục, đào tạo; y tế, an sinh xã hội… Hạng mục 3: Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc. Hạng mục này được trao cho cơ quan nhà nước (ở tất cả các cấp) có quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang môi trường quản lý, làm việc dựa trên nền tảng công nghệ số. Hạng mục 4: Giải thưởng về thu hẹp khoảng cách số như: Chuyển đổi số cho người khuyết tật (trao cho đơn vị, cá nhân có giải pháp công nghệ số để phục vụ người khuyết tật hiệu quả; giúp người khuyết tật hòa nhập cuộc sống cộng đồng, thụ hưởng được những thành tựu, tiện ích của công nghệ thông tin); chuyển đổi số tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (trao cho đơn vị, cá nhân có giải pháp công nghệ số để phục vụ người tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hiệu quả). Các tiêu chí bình chọn và đánh giá Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam được dựa vào kết quả hoạt động, kinh doanh của các đơn vị; tính năng, hiệu quả thực tế của các sản phẩm, dịch vụ. Kết quả được dựa trên đánh giá của Hội đồng sơ tuyển và Hội đồng chung khảo là các chuyên gia của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí… Chương trình bình chọn và trao tặng Giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards – VDA 2020 được tổ chức từ tháng 3/2020 và Lễ trao giải sẽ tổ chức vào tháng 9/2020. Chương trình lễ tôn vinh sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Phương Thanh  

Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh: “Bà đỡ” cho kinh tế tập thể phát triển

TĐKT - Năm 2019, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã tại tỉnh Bắc Ninh ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Trong thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh, cơ quan tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác, HTX. Đại hội Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh lần thứ V, nhiệm kỳ 2018 - 2023 Ngay từ đầu năm, Ban chấp hành Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2018 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2019; sau hội nghị đã ban hành Nghị quyết của Ban chấp hành làm cơ sở để định hướng phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong năm 2019. Cùng với đó, Liên minh HTX tỉnh đã chủ động theo dõi và nắm bắt tình hình kinh tế hợp tác, HTX của tỉnh để tham mưu cho tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, chính sách phát triển kinh tế hợp tác, HTX như: Kế hoạch số 20/KH-UBND, ngày 24/01/2019 về thực hiện Đề án “Phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”; xây dựng Báo cáo số 44/BC-UBND, ngày 19/5/2019 về “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/20202 về tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; tham mưu cho Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ-TW vào ngày 2/10/2019... Nhờ những nỗ lực vận động của Liên minh HTX tỉnh, năm qua, toàn tỉnh đã thành lập mới 42 HTX  và 01 Liên hiệp HTX tại huyện Lương Tài với 18 thành viên và 56 lao động. Vận động kết nạp mới được 40 HTX tham gia thành viên của Liên minh. Đến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh có 648 HTX, trong đó có 521 HTX nông nghiệp, 101 HTX phi nông nghiệp và 26 quỹ Tín dụng nhân dân, với 93.136 thành viên và 5.201 lao động; 210 tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp với 30.960 thành viên và  3.180 người làm việc thường xuyên. Các HTX có nhiều nỗ lực vươn lên, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phát huy được quyền bình đẳng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, tích cực tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giải quyết tốt việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Nhằm thúc đẩy xây dựng mô hình HTX liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với trường Bồi dưỡng cán bộ thuộc Liên minh HTX Việt Nam tổ chức tập huấn 7/8 lớp về nội dung này với 940 lượt cán bộ HTX tham dự. Nội dung tập huấn được các cấp chính quyền và cán bộ HTX đánh giá là phù hợp với sự phát triển của thị trường. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều HTX nông nghiệp đã đáp ứng được một số công đoạn của mô hình HTX kiểu mới này. Nhiều HTX mới thành lập ngay từ đầu đã xây dựng mô hình liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm.  Năm qua, đã tư vấn, xây dựng 02 mô hình HTX tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm gồm: HTX chăn nuôi thủy sản Trường Mạnh, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành; HTX nông nghiệp công nghệ cao Liêm Anh, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du… Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, năm 2019, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đánh giá đạt công nhận tiêu chí số 13 cho 8 xã thuộc 3 huyện Thuận Thành, Yên Phong, Lương Tài. 100% số xã đăng ký về đích nông thôn mới năm 2019 đều đạt tiêu chí số 13. Cơ bản các HTX ở những xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đều hoạt động hiệu quả. Ngoài thu nhập của người dân tăng, các HTX còn góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Qua đó, góp phần thực hiện tiêu chí thu nhập và tiêu chí hộ nghèo trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh đã góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển, nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sạch đã hình thành và phát triển, chính vì vậy đã tạo ra công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn, nhất là các đối tượng lớn tuổi. Trong năm 2019 đã có 75 HTX trên địa bàn được giải ngân với số tiền là 26,322 tỷ đồng. Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2020, Liên minh HTX tỉnh đề ra mục tiêu chung là phát triển đa dạng các mô hình HTX trong các ngành, các lĩnh vực, địa bàn, ưu tiên hỗ trợ xây dựng mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới liên kết sản xuất với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị với sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc trưng; tiếp tục hỗ trợ HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, tạo ra những mô hình thật sự có sức lan tỏa gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG: - Huân chương Lao động hạng nhất năm 2011  - Bằng khen của UBND tỉnh năm 2012, 2015, 2018, 2019.  - Cờ thi đua của UBND tỉnh năm 2014 - Cờ thi đua của Liên minh HTX Việt Nam năm 2014, 2016; giai đoạn 2012-2017.   Đặng Đức Thính Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh

Công bố 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2019

TĐKT - Ban Thanh niên Quân đội (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) vừa thông báo kết quả bình chọn 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu và 15 Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2019. Năm vừa qua, toàn quân có 35 đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng giới thiệu 39 nhân sự đề nghị bình chọn "Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân". Qua rà soát, thẩm định, Ban Thanh niên Quân đội đã đề xuất 27 đồng chí lên Hội đồng bình chọn Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2019. Lễ tuyên dương gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2018 Hội đồng bình chọn đã xem xét, bỏ phiếu chọn ra 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu và 15 Gương mặt trẻ triển vọng năm 2019. Đây là những cán bộ, chiến sĩ đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực: Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; học tập, nghiên cứu khoa học; vận động quần chúng; an sinh xã hội; lao động, sản xuất, kinh doanh; văn hóa - văn nghệ; thể dục - thể thao... Họ là những tấm gương sáng cho tuổi trẻ quân đội học tập, noi theo và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong tuổi trẻ cả nước, góp phần tô thắm thêm phẩm chất "Bộ đội cụ Hồ" trong thời kỳ mới. 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2019 gồm: 1. Thiếu tá Trần Văn Phương, Phó thuyền trưởng tàu ngầm 186, Lữ đoàn 189, Quân chủng Hải quân. 2. Lê Quang Hiếu, Phó giám đốc Trung tâm vận hành khai thác toàn cầu, Tổng Công ty Mạng lưới Viettel. 3. Thượng úy Nguyễn Sỹ Dũng, Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1, Sư đoàn 324, Quân khu 4. 4. Đại úy Nghiêm Đình Hiếu, Phó trung đoàn trưởng Kỹ thuật, Trung đoàn 720, Binh đoàn 16. 5. Thiếu tá Khuất Sơn Tùng, Trưởng Ban Thanh niên, Phòng Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1. 6. Đại úy Phạm Hồng Khánh, Biên tập viên Phòng Thời sự, Trung tâm PTTH Quân đội. 7. Đại úy Bùi Thị Hoa, Trợ lý Khoa Trang bị, Bệnh viện Quân y 105. 8. Đại úy Phạm Tiến Trung, Tiểu đoàn trưởng Quân sự, Trung đoàn BB692, Sư đoàn BB301, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. 9. Thượng úy Đỗ Xuân Anh, Phó đại đội trưởng Quân sự, Đại đội 3, Tiểu đoàn 76, Lữ đoàn 205, Binh chủng Thông tin liên lạc. 10. Nguyễn Tiến Hưng, Kỹ sư bậc 3/8, Xí nghiệp II, Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Ban tổ chức cho biết, 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2019 sẽ được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Quốc phòng, phần thưởng tiền mặt, được đề nghị xét thăng quân hàm, nâng lương trước hạn; bảo lưu kết quả xét thăng quân hàm, nâng lương trước hạn và đề nghị chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp. 15 Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2019 sẽ được nhận Bằng khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và phần thưởng tiền mặt. Phương Thanh  

Học Bác tấm lòng tận tụy, vì dân

TĐKT - Luôn gương mẫu, tận tụy, hết lòng vì công việc, những năm qua, ông Lê Văn Bộ, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Ban công tác Mặt trận ấp Mỹ Hòa (xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã có những đóng góp không nhỏ trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng ấp ngày càng đoàn kết, phát triển. Được bà con tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ kiêm trưởng Ban công tác Mặt trận ấp Mỹ Hòa từ năm 2007, ông Bộ luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, thái độ tận tụy. Ông luôn sâu sát nhân dân, lắng nghe và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đã góp phần tích cực trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chính vì vậy mà việc xây dựng khối đại đoàn kết ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả. Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương, ông Bộ đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong ấp đóng góp tiền, đất đai, hoa màu, vật kiến trúc xây dựng đường liên xóm, ấp đạt chuẩn. Cũng theo ông Bộ: Trong điều kiện ngân sách địa phương có hạn, nhiều tuyến đường liên ấp, đường dân sinh vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, việc lưu thông, vận chuyển nông sản gặp khó khăn. Giải quyết vấn đề này, Chi bộ ấp Mỹ Hòa đề ra nghị quyết hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, tạo “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chi bộ thôn và Ban lãnh đạo ấp đã lựa chọn những công trình bức thiết, tiến hành họp dân bàn bạc, công khai kinh phí đầu tư, bầu Ban giám sát công trình và trực tiếp theo dõi tiến độ thi công. Trong tuyên truyền, vận động, cán bộ, đảng viên luôn nêu gương đi đầu, hiến đất, đóng góp kinh phí và ngày công. Nhờ vậy người dân đã tích cực tham gia hưởng ứng đóng góp 396 triệu đồng, trên 2.000 m2 đất để xây dựng 4 tuyến đường đạt chuẩn NTM với chiều dài 1,9 km. Trong phát triển kinh tế, ông cùng Ban Quản lý ấp tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Ông đã đề xuất với chi bộ phối hợp với các chi hội, đoàn thể trong ấp hướng dẫn, hỗ trợ vốn, cây, con giống, kỹ thuật trong nông nghiệp để nhân dân áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Đồng thời duy trì các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm cho lao động nông nhàn. Đặc biệt, ông chính là người đã tìm tòi, nghiên cứu xây dựng và phát triển các mô hình mới, nâng chất lượng hoạt động các mô hình hiện phù hợp với tình hình thực tế tại khu dân cư. Tiêu biểu như mô hình “Nắm gạo nghĩa tình”. “Với mô hình này, mỗi cán bộ, người dân sẽ tham gia đóng góp 5.000 đồng/tháng cho hoạt động từ thiện. Đến nay số tiền đã quyên góp lên tới hơn 30 triệu đồng”- ông Bộ vui mừng chia sẻ. Để giáo dục mọi người luôn ghi nhớ, biết ơn những anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của đất nước, ông Bộ đã triển khai mô hình “Bảng vàng truyền thống”. Theo ông Bộ cho biết, “Bảng vàng truyền thống” được treo trang trọng tại điểm sinh hoạt văn hóa của ấp nhằm tôn vinh 12 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 71 liệt sĩ, 8 thương binh và các gia đình có công với cách mạng tại địa phương. Bên cạnh đó, mô hình “Ảnh Bác Hồ” được ấp triển khai hàng năm, vào dịp bình xét gia đình văn hóa. Gia đình nào đạt 3 tiêu chuẩn gia đình văn hóa tiêu biểu sẽ được tặng 1 ảnh Bác Hồ. Đến nay ấp đã tặng trên 500 ảnh Bác cho các hộ dân tại địa phương đạt được những thành tích trên. Những đóng góp của Bí thư chi bộ Lê Văn Bộ trong các phong trào thi đua của địa phương đã được các cấp ủy đảng, chính quyền và ban, ngành, đoàn thể ghi nhận, đánh giá cao. Năm 2016, ông được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc”. Năm 2019 nhận Bằng khen của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bảo Linh

Phát triển bền vững từ chăn nuôi gà đồi sạch

TĐKT - Chưa đầy 3 năm đi vào hoạt động, Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng (xóm Bưng, xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) do chị Quách Thị Hòa sáng lập đã được người tiêu dùng gần xa biết đến và yên tâm sử dụng sản phẩm. Nhiều hộ dân tham gia HTX đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Chị Quách Thị Hòa cũng thành viên HTX kiểm tra chất lượng gà Xã Hương Nhượng có địa hình đồi núi, thoáng mát, thuận lợi để phát triển chăn nuôi gà đồi theo hướng nuôi thả tự nhiên. Nhận thấy tiềm năng ấy, người dân xóm Bưng từ lâu đã đầu tư nuôi gà. Tuy nhiên trước đây, các hộ chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát nên tiêu thụ bấp bênh, bị tư thương ép giá. Bên cạnh đó, do bà con chưa có kỹ thuật kiểm soát giống, thức ăn nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Trước thực tế đó, các hộ chăn nuôi trong xóm đã thành lập “nhóm sở thích” gồm 12 hội viên nông dân. Các hộ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nên chăn nuôi có bước phát triển khá. Tháng 8/2016, nhóm đã đăng ký “Hội thi sáng kiến giảm nghèo bền vững” tại Hà Nội, được lọt vào vòng chung kết và đạt giải Ba. Cuối năm 2016, HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng chính thức được thành lập, trở thành “bà đỡ” cho các hộ dân phát triển kinh tế. Từ khi HTX được thành lập các thành viên trong nhóm đã được học về kỹ thuật chăn nuôi, nhờ đó năng suất gà tăng, quy mô ngày càng mở rộng. Hiện nay, HTX có 12 hộ gia đình thành viên và đang tạo việc làm cho 30 lao động thường xuyên và 50 lao động thời vụ, 60% trong số đó là nữ giới. Ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tập thể, HTX còn có các hoạt động chăm lo đời sống xã viên và người dân trong cộng đồng như hỗ trợ gà giống cho các gia đình khó khăn, cấp học bổng cho học sinh giỏi… Sản phẩm của HTX là các loại gà bản địa Lạc Sơn, gà mía, gà ri có chất lượng thịt thơm ngon và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Gà giống được tuyển chọn nghiêm ngặt để đảm bảo mang lại những lứa gà đồi khỏe mạnh, chất lượng, an toàn với người tiêu dùng. Chuồng trại chăn nuôi được bố trí khoa học, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè và đặc biệt nơi đặt chuồng của các hộ gần đồi núi, nhiều bóng cây mát. Gà con sau 20 ngày quây nhốt nuôi úm sẽ được thả ra đồi núi làm quen với môi trường để gà tự tìm kiếm thức ăn ngoài tự nhiên. Đồng thời hàng ngày gà được bổ sung thêm thức ăn ngô, cám. Để tránh nguy cơ gà thả ngoài trời mắc bệnh do thay đổi thời tiết, các hộ chăn nuôi đã bổ sung dinh dưỡng qua thức ăn kết hợp với cách phòng, chữa bệnh dân gian bằng một số loại thảo dược như ti, lá xạ đen, lá ổi và các lá có vị chát…, ít khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Nhờ vậy mà gà luôn khỏe mạnh, đảm bảo an toàn về chất lượng thịt khi xuất bán. Trong quá trình tổ chức hoạt động, HTX luôn chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra vệ sinh chuồng trại, tuyên truyền, hướng dẫn hội viên giữ vệ sinh chuồng nuôi, khu vực xung quanh, đồng thời phun thuốc tiêu độc khử trùng theo định kỳ tại khu vực nuôi nhằm đạt hiệu quả cao nhất và đưa ra được sản phẩm gà đồi an toàn tới tay người tiêu dùng. Theo chị Quách Thị Hòa – Giám đốc hợp tác xã, trước đây, gà chỉ nuôi khoảng 3 đến 4 tháng là bà con đã cho xuất chuồng, do vậy, thịt gà chưa đạt được độ dai, ngon. Tuy nhiên, hiện nay, sau 5 tháng, người nuôi mới hoàn thiện một lứa gà thịt, cho chất lượng và giá bán cao hơn. Chị Quách Thị Hòa giới thiệu sản phẩm của HTX tại các Hội chợ triển lãm Trung bình, gà ri đạt trọng lượng từ 1,2 đến 1,5 kg sẽ được xuất bán cho thương lái với giá 100.000 đồng/kg. Giống gà lai mía, gà lai Dabaco có thể đạt trọng lượng tới 1,8 kg nhưng giá bán thấp hơn, dao động 80.000 - 90.000 đồng/kg. Với mỗi con gà, người nuôi có thể lãi tối đa 67.000 đồng. Với chiến lược phát triển hiệu quả, chỉ một năm sau khi chính thức thành lập, doanh thu của HTX đã đạt 2,9 tỷ đồng, lợi nhuận 600 triệu đồng. Không chỉ làm tốt trách nhiệm Giám đốc HTX, với vai trò tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn của xóm, chị Hòa đã đăng ký vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội số vốn 300 triệu đồng cho 9 hộ thành viên vay để đầu tư chăn nuôi gà. Thành viên khi vào HTX, những vấn đề thị trường, giá cả không còn phải lo. Trong sản xuất, các thành viên luôn tương trợ, đóng góp vốn, góp sức để giúp nhau. Khi có khó khăn, các thành viên cùng họp lại bàn cách giải quyết. Đến nay, HTX đã xây dựng được nhà giết mổ tập trung, là nơi tập trung hàng cũng như thực hiện các khâu bán hàng. Các hộ gia đình được tham gia rất nhiều lớp tập huấn về chăn nuôi gà do tỉnh, huyện tổ chức, nắm bắt được nhiều kiến thức trong chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để cùng nhau phát triển sản xuất. Điều này hạn chế rủi ro trong chăn nuôi, tạo thu nhập ổn định cho người dân. Chị Quách Thị Hòa cho biết: Để phát triển bền vững, HTX sẽ phân công nhiệm vụ, công việc khoa học với những bộ phận chuyên trách về con giống, thú y, vận chuyển, quảng bá, tiêu thụ…, để tạo vòng tròn khép kín, bảo đảm hỗ trợ nhau kịp thời, hạn chế chi phí trong sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho HTX và các thành viên. Phương Thanh    

Người trẻ tuổi đưa điện toán đám mây Việt Nam vươn xa trên trường quốc tế

TĐKT - 30 tuổi là Phó Giám đốc Trung tâm Vận hành khai thác toàn cầu thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), chuyên gia kỹ thuật Lê Quang Hiếu (sinh năm 1989) đã khẳng định trí tuệ của tuổi trẻ Việt Nam trên trường quốc tế trong lĩnh vực điện toán đám mây, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp và truyền cảm hứng cho hàng nghìn sinh viên có đam mê sáng tạo về công nghệ. Anh được đề cử là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019. Từ sự tò mò, tinh nghịch… Tiếp chúng tôi tại căn phòng làm việc ngăn nắp, trên bức tường được trang trí bởi các sơ đồ vệ tinh sáng tạo, độc đáo,  Phó Giám đốc trẻ tuổi Lê Quang Hiếu vui vẻ kể lại câu chuyện đến với công nghệ thông tin từ một kỷ niệm đầy tinh nghịch.  Sinh ra trong một gia đình có cả bố và mẹ đều là những chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng Hiếu sớm được khơi dậy niềm đam mê công nghệ từ lúc mới 11 tuổi, nhờ được mẹ mua tặng một chiếc máy tính - một trong những công nghệ hiện đại bậc nhất tại Việt Nam thời bấy giờ. Thế nhưng, quy định sử dụng máy tính 1 giờ đồng hồ/ngày do người mẹ đặt ra đã không làm thỏa mãn sự tò mò của cậu bé mới lớn ấy. Bởi vậy, mỗi lần được cho tiền tiêu vặt, Hiếu thường dành dụm rồi tìm mua những cuốn sách viết về cách phá khóa máy tính để chơi “lậu” thời gian bố mẹ vắng nhà. Thậm chí, để “hạ nhiệt” chiếc máy tính tránh khỏi sự phát hiện của mẹ, cậu đã nghĩ ra cách dùng đá trong tủ lạnh và quạt cây để làm mát... Cứ thế, tình yêu, đam mê khám phá, làm chủ các thiết bị máy móc, công nghệ đến với Hiếu một cách tự nhiên. Cậu quyết tâm thi đỗ trường Đại học Bách khoa Hà Nội để có thêm nhiều cơ hội thỏa mãn những mong muốn và sở thích của mình. Hiếu tự tin trình bày ở nhiều hội thảo do cộng đồng mã nguồn mở thế giới tổ chức Năm 2009, khi đang là sinh viên năm thứ 3, nhận thấy điện toán đám mây là một trong những trào lưu công nghệ mới của thế giới, có khả năng đem lại hiệu quả ứng dụng cao trong thực tế cuộc sống, Hiếu đã tự nghiên cứu, tìm hiểu, tham gia các hoạt động cùng cộng đồng điện toán đám mây trên thế giới. Đồng thời, dưới sự định hướng của các giảng viên Trung tâm Tính toán hiệu năng cao, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hiếu chọn điện toán đám mây là đề tài nghiên cứu khoa học và là đồ án tốt nghiệp của mình.  Năm 2013, anh và một số người bạn đã đứng ra thành lập OpenStack Việt Nam với mong muốn hội tụ thêm nhiều người hiểu và quan tâm đến điện toán đám mây hơn nữa. OpenStack Việt Nam nhanh chóng phát triển với lượng thành viên ngày càng lớn (hiện nay là hơn 5.000 người), trở thành một trong những cộng đồng đầu tiên trên tổng số hơn 130 cộng đồng điện toán đám mây mã nguồn mở được công nhận chính thức trên toàn thế giới. Cái tên Lê Quang Hiếu được nhiều người biết đến. Năm 2016, Hiếu được Tập đoàn Fujitsu Việt Nam mời về làm việc, quản lý 10 nhân viên trong lĩnh vực điện toán đám mây. Tại đây, Hiếu có cơ hội được tham gia nhiều hội thảo do cộng đồng mã nguồn mở thế giới tổ chức, nên học hỏi được rất nhiều điều. “Tuy nhiên, khi nhìn thấy trên bản đồ điện toán đám mây thế giới vắng bóng Việt Nam, tôi không khỏi chạnh lòng. Chính hình ảnh đó đã thôi thúc tôi phải làm gì đó để điện toán đám mây của nước mình có tên tuổi trên bản đồ thế giới. Vì vậy, năm 2018, tôi trở về Viettel để góp sức xây dựng tập đoàn ngày càng lớn mạnh bằng chính tâm huyết của mình” – Hiếu tâm sự. …đến chủ nhân của sáng kiến phát triển hạ tầng Viettel  Chia sẻ về thời gian đầu làm việc ở Viettel, Hiếu cho biết: Thời điểm đó, điện toán đám mây vẫn là một khái niệm hết sức xa lạ với nhiều người Việt, ngay cả với những thủ lĩnh ở Viettel. Vì vậy, Hiếu vừa phải kiên trì giải thích, đồng thời vừa nghiên cứu tạo ra những sản phẩm cụ thể để chứng minh những tiện ích của xu hướng công nghệ mới này. Phó Giám đốc Trung tâm Vận hành khai thác toàn cầu thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Lê Quang Hiếu Hiếu kể “Lúc đó, một thực trạng thường xuyên diễn ra ở Viettel đó là: Nếu nhiều khách hàng cùng sử dụng các dịch vụ của Viettel một lúc, thường hay xảy ra hiện tượng bị treo, chậm, gây khó chịu. Mỗi lần như vậy, nhân viên Viettel phải mất nhiều thời gian, công sức để tìm cách đắp thêm hạ tầng, mở rộng máy chủ… nhằm đáp ứng được tải của người dùng. Tuy vậy, chất lượng dịch vụ của Vietel vẫn làm nhiều khách hàng không hài lòng. Tôi đã nghiên cứu, đưa điện toán đám mây vào để giám sát hoạt động của hệ thống máy chủ. Khi có ít người sử dụng dịch vụ, máy chủ được tự động tắt bớt, tiết kiệm điện. Khi nhiều người dùng ồ ạt thì máy chủ sẽ tự động mở rộng ra, tạo thêm những con máy chủ khác để đáp ứng nhiều tải của người dùng…. Nhờ đó, anh em kỹ thuật thay vì hò nhau đi lắp thêm máy chủ thì nay chỉ giám sát qua màn hình; tiết kiệm tối đa các chi phí cho Tập đoàn; tình trạng treo, đơ mạng sử dụng dịch vụ không còn, khách hàng phản hồi tốt... ”. Từ thành công nho nhỏ nhưng mang lại hiệu quả thiết thực như vậy, dần dần Hiếu giúp lãnh đạo và công nhân viên ở Viettel hiểu và tin tưởng về hiệu quả của công nghệ điện toán đám mây. Hiếu được lãnh đạo Tập đoàn tin tưởng giao thực hiện dự án phát triển hạ tầng của Viettel. Với quyết tâm cao, chỉ sau 3 tháng, anh cùng các cộng sự đã hoàn thành triển khai hạ tầng điện toán đám mây cho VTNet, chuyển dịch các ứng dụng MOSS của Viettel trên nền điện toán đám mây, rút ngắn thời gian hoàn hiện, đem lại hơn 620 tỷ đồng cho Tập đoàn. Cho tới hết năm 2019, Viettel đã mở rộng lên 585 máy chủ vật lý, có khả năng cấp phát hơn 1.000 máy chủ dịch vụ. Hiện tại, hạ tầng Điện toán đám mây Viettel đang là hệ thống có tổng tài nguyên tính toán lớn nhất Việt Nam. Đồng thời, Hiếu còn tham gia chính trong việc nghiên cứu xây dựng, triển khai các sáng kiến trong lĩnh vực vận hành khai thác dịch vụ công nghệ thông tin... Hiện nay, quy mô hạ tầng VTNet hiện đang đứng trong nhóm 19% các hạ tầng điện toán đám mây nguồn mở trên thế giới, top 50 doanh nghiệp trên thế giới và số 1 Đông Nam Á đóng góp mã nguồn, thiết kế vào giải pháp điện toán đám mây nguồn mở. Đây không chỉ là thành công của riêng cá nhân Lê Quang Hiếu mà còn là niềm tự hào của công nghệ Việt Nam khi đã khẳng định được tầm vóc và tên tuổi của mình trên trường quốc tế. …và người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Là người đi đầu trong việc đưa điện toán đám mây trở thành trào lưu công nghệ thành công tại Việt Nam, Lê Quang Hiếu đã trở thành thần tượng trong mắt nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ. Năm 2013, Hiếu tạo lập nên cộng đồng Open Stack - một trong 50 câu lạc bộ công nghệ chính thức trên thế giới, nơi giao lưu, chia sẻ những kiến thức, thông tin bổ ích về công nghệ cho nhiều người có cùng niềm đam mê. Đặc biệt, sau thành công tại Viettel, Hiếu đã trở thành Phó Giám đốc Trung tâm Vận hành khai thác toàn cầu, Tổng công ty Mạng lưới Viettel (VTNet). Dưới quyền quản lý của anh, 500 nhân viên là những người trẻ giàu sức sáng tạo, đảm nhận nhiều nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Viettel đã luôn được Hiếu truyền cảm hứng làm việc một cách tích cực. Lê Quang Hiếu luôn mong muốn chia sẻ, định hướng về các công nghệ mới với sinh viên Bên cạnh đó, anh còn được biết đến là gương mặt quen thuộc với sinh viên nhiều trường đại học qua các hội thảo định hướng nghề nghiệp và khóa học thực hành về công nghệ. Hiếu chia sẻ: “Từng là sinh viên, tôi biết nhiều em có đam mê, kiến thức nhưng lại không được định hướng đúng đắn. Bởi vậy, nếu là người khát khao thành công, mỗi bạn trẻ phải có cho mình được một nền tảng kiến thức cơ bản để thích ứng với mọi sự thay đổi của công nghệ trên thế giới, có mục tiêu rõ ràng và tìm cho mình một người định hướng, hướng dẫn có tâm, có tầm”. Bởi vậy, anh đã mạnh dạn đề xuất đến ban lãnh đạo tập đoàn liên kết với các trường đại học cho sinh viên được tham quan, trải nghiệm, học hỏi ở chính nơi làm việc của các kỹ sư máy tính tại Viettel, nhằm khơi dậy tinh thần ham học hỏi và quyết tâm chinh phục những đỉnh cao trong công nghệ đối với mỗi sinh viên. Tại đây, Hiếu đã giúp đỡ nhiều em tìm thấy hướng đi đúng đắn cho mình. Đặc biệt, anh đã trực tiếp hướng dẫn 3 khóa sinh viên đại học Bách khoa làm đồ án tốt nghiệp đại học. 7 trong số nhiều sinh viên của trường đại học này trở thành những cộng sự tài năng, đắc lực của anh tại Viettel. Về phần mình, Lê Quang Hiếu cũng luôn chủ động trong việc cập nhật những xu hướng công nghệ mới để ứng dụng vào thực tiễn đời sống nhằm tránh việc trở nên tụt hậu trong tương lai. Ngoài công tác chuyên môn, anh còn đảm nhiệm vai trò là người phụ trách công tác thanh niên với nhiều hoạt động sôi nổi nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các đoàn viên, thanh niên, gắn với việc lan tỏa những thành quả trong công việc đến với cộng đồng xã hội. Từ những thành công đó, Lê Quang Hiếu đã giành được những thành tích xuất sắc: Bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2011, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở các năm 2013, 2014, 2018, 2019; điển hình xuất sắc Toàn cầu Viettel; Bằng khen Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2018; Bằng khen của Tổng Cục Chính trị; Bộ Quốc phòng; danh hiệu Lao động tiên tiến năm 2015. Hưng Vũ  

Phụ nữ Cục Đối ngoại hội nhập và phát triển

TĐKT – Thời gian qua, công tác phụ nữ và phong trào phụ nữ ở Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng) luôn được các cấp ủy, chỉ huy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi trọng xây dựng và duy trì tốt các mô hình, điển hình tiên tiến. Đặc biệt, mô hình “Phụ nữ Cục Đối ngoại hội nhập và phát triển” được triển khai sâu rộng và ngày càng phát huy hiệu quả. Hội Phụ nữ Cục Đối ngoại có 170 hội viên, chiếm 44,5% tổng số quân toàn đơn vị. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Chương trình Đại hội Phụ nữ các cấp, công tác Hội đã thực sự đi vào thực chất, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ mà ngành đối ngoại quốc phòng giao cho chị em phụ nữ đơn vị, góp phần thực hiện hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng một cách sâu rộng, toàn diện, đạt được nhiều kết quả quan trọng, có tính đột phá. Tuy nhiên, công tác đối ngoại quốc phòng (ĐNQP) đặt ra yêu cầu cao, cường độ lớn trong tình hình mới, đòi hỏi tính toàn diện trong công tác tham mưu, nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện đối với chị em làm công tác này. Bên cạnh đó, biên chế tổ chức của đơn vị có nhiều biến động, chia tách; chị em làm công tác đối ngoại quốc phòng nhiều đồng chí đã có gia đình, bận con nhỏ; cán bộ, hội viên các đơn vị làm kinh tế, kết hợp làm kinh tế thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, điều kiện làm việc còn nhiều thiếu thốn... đã có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Trước tình hình đó, mô hình “Phụ nữ Cục Đối ngoại hội nhập và phát triển” được xây dựng từ năm 2016, nhằm triển khai thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ Quân đội đoàn kết - sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng gia đình hạnh phúc, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” giai đoạn 2016 - 2022, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 87 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, thực hiện tiêu chí “Bốn tốt” trong cán bộ, hội viên phụ nữ Bộ Tổng Tham mưu. Mô hình đã phát huy hiệu quả, giúp cho cán bộ, hội viên tích cực học tập, nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt. Từ năm 2016 đến nay đã có 30 chị em có trình độ cao đẳng, đại học...; 100% chị em đăng ký học tập ngoại ngữ, có hơn 100 chị em nói lưu loát một ngoại ngữ; có một số chị nói được 2 thứ tiếng (Anh, Pháp, Trung)... Chị em đã có nhận thức sâu hơn về nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng. Hằng tháng, Hội Phụ nữ tổ chức cho chị em xem bản tin quân sự nước ngoài do Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng cung cấp, nghe thông báo tình hình thời sự; học tập, quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư... Mô hình đã tạo đòn bẩy, động viên, khích lệ chị em hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn được giao: Phục vụ tốt các hoạt động của đoàn Tùy viên Quân sự các nước tại Việt Nam; đoàn phu nhân, đoàn tùy viên quân sự đi tham quan nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ.... Hoạt động của các Nhà khách luôn bảo đảm hiệu quả, phục vụ tốt các hoạt động ĐNQP, đón tiếp, tiếp kiến của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng tại Sở chỉ huy K2000. Đã tiến hành tổ chức đón tiếp nhiều đoàn quân sự cấp cao các nước sang thăm và làm việc; đồng thời tổ chức các đoàn cấp cao của Bộ Quốc phòng đi công tác nước ngoài đảm bảo hiệu quả, trọng thị, an toàn, tiết kiệm, góp phần không nhỏ vào thành công chung của các chuyến thăm cũng như trong việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Chị em khối làm kinh tế và kết hợp làm kinh tế đã hướng tập trung vào thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng; tích cực trong công tác sản xuất, kinh doanh. Sản phẩm dịch vụ của các chị luôn đạt chất lượng cao, chiếm lĩnh được thị trường; bảo toàn, phát triển được nguồn vốn Nhà nước giao; phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ ĐNQP... Chị em làm công tác văn thư - lưu trữ, văn phòng phục vụ đắc lực cho việc chuyển giao công văn, tài liệu nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Công tác văn thư lưu trữ luôn đảm bảo bí mật, an toàn, đúng nguyên tắc. Chị em làm công tác tài chính, kế toán, thủ kho đã đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính, quản lý tốt tài chính của đơn vị, kịp thời bảo đảm tài chính cho hàng nghìn đoàn ra, đoàn vào. Thực hiện tốt nền nếp kiểm tra, lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán, bảo đảm khoa học. Thông qua các lần kiểm tra, kiểm toán, quyết toán đều được cấp trên nhận xét đánh giá tốt và được nhận Bằng khen của Bộ Tổng Tham mưu là “Đơn vị quản lý tài chính tốt”.  Chị em làm công tác đảm bảo hậu cần, luôn chăm lo tận tình, chu đáo, cải tiến các bữa ăn, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ trong đơn vị, đã bảo đảm hơn 135.000 suất ăn nội bộ; bảo đảm 1.278 tặng phẩm đoàn A, 8.372 tặng phẩm đoàn B, 8.215 tặng phẩm đoàn C. Chị em công tác quân y đã khám chữa bệnh, cấp thuốc cho 5.140 lượt cán bộ, công nhân viên; khám, cấp thuốc miễn phí cho 824 người nghèo, người già, vợ liệt sĩ cô đơn... tại xã Trực Chính (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) và xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), phường Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Bên cạnh đó, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và đã được phụ nữ Cục Đối ngoại triển khai tích cực, áp dụng hiệu quả vào thực tiễn nhiệm vụ ĐNQP. Chỉ tính trong 10 năm trở lại đây, hội viên phụ nữ của Cục đã tham gia, đồng triển khai 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và nhiều đề án, sáng kiến, giải pháp cấp ngành; một số đề tài, giải pháp, sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả cao vào thực tiễn. Tiêu biểu là: Đề án cấp Bộ Quốc phòng “Quân đội tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc”; Đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác ĐNQP thời kỳ hội nhập quốc tế”; sáng kiến “Xây dựng Nghị định của Chính phủ về Đối ngoại Quốc phòng”, Nghị định 104/CP về đón tầu nước ngoài; giải pháp “Xây dựng và phát triển Trung tâm Gìn giữ hòa bình”... Đặc biệt, giải pháp “Tổ chức hoạt động Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt Nam - Trung Quốc” đã mang lại hiệu quả thiết thực trong mối quan hệ láng giềng hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Đến nay hoạt động Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Biên giới đã tổ chức được 5 lần, góp phần tăng cường tình đoàn kết - hữu nghị giữa hai nước. Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiều hội viên Hội Phụ nữ của Cục đã trực tiếp tham gia vào các nhiệm vụ quan trọng như: Xây dựng Đề án Hội nhập quốc tế về quốc phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị định số 22 của Chính phủ quy định về ĐNQP; Nghị quyết số 806 của Quân ủy Trung ương về Hội nhập quốc tế và Đối ngoại về quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Đề tài cấp quốc gia “Cách mạng Cam-pu-chia - Những vấn đề đặt ra trong quan hệ giữa Việt Nam với Cam-pu-chia và các nước khác”... Ngoài ra, thực hiện Nghị định thư Việt Nam - Lào giai đoạn 2009 - 2014, 2015 - 2019, nhiều hội viên Hội Phụ nữ của Cục đã trực tiếp đưa đón hàng nghìn cán bộ, sĩ quan của nước bạn Lào sang khám, điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đảm bảo chu đáo, an toàn tuyệt đối. Với chức năng là cơ quan đầu ngành về ĐNQP, cán bộ nữ làm công tác nghiệp vụ ĐNQP còn tập trung làm tốt công tác quản lý, hướng dẫn các đơn vị trong toàn quân triển khai thực hiện đồng bộ các hoạt động ĐNQP theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, kế hoạch của Bộ Quốc phòng. Có thể khẳng định mô hình “Phụ nữ Cục Đối ngoại hội nhập và phát triển” đã được hội viên phụ nữ đặc biệt quan tâm. Qua thực hiện mô hình, trên từng cương vị công tác, chị em luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam, xây dựng lối sống lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nhất trí, xác định tốt trách nhiệm đoàn kết, hỗ trợ, nỗ lực phấn đấu vươn lên, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Minh Phương  

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam: Nhìn lại năm 2019 với những dấu ấn tự hào, tạo đà để tiến xa

TĐKT - Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam được biết đến là đơn vị đứng đầu cả nước về đào tạo nguồn nhân lực y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền (YHCT) với y học hiện đại (YHHĐ). Những năm gần đây, Học viện đã chủ động xây dựng trường đại học đa ngành bằng việc mở thêm các mã ngành đào tạo mới như: Y đa khoa, Dược; mở ra bước tiến mới trong đào tạo, khám chữa bệnh bằng YHCT kết hợp YHHĐ. Năm 2019, Học viện tiếp tục vững bước với đường hướng phát triển đó, nỗ lực cống hiến góp phần đưa YHCT Việt Nam hội nhập thế giới. Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ Học viện chụp ảnh lưu niệm nhân dịp năm mới Trong công tác đào tạo, năm học 2018 - 2019, Học viện đã tuyển mới được 1.135 sinh viên, học viên (trong đó có 927 sinh viên đại học chính quy, 218 học viên sau đại học); trao bằng tốt nghiệp cho 678 sinh viên ngành YHCT, 59 dược sĩ, 68 sinh viên hệ liên thông chính quy. Trong năm học đã hoàn thành tốt công tác tổ chức thi học phần chuyên môn tổng hợp năm 2019; tổ chức đưa 827 sinh viên ngành YHCT về thực tập cộng đồng tại 7 huyện của tỉnh Hưng Yên; tiếp tục đẩy mạnh tuyển sinh, đào tạo hệ liên kết chuyên ngành bác sĩ YHCT với Đại học Trung Y Dược Thiên Tân. Riêng Trung tâm đổi mới và đào tạo theo nhu cầu xã hội, trực thuộc Học viện, đã tổ chức đào tạo 7 lớp ngắn hạn cấp chứng chỉ gồm: Châm cứu xoa bóp, tác động cột sống cơ bản, xoa bóp bấm huyệt, các lớp đào tạo liên tục cấp chứng chỉ... Đáng chú ý, trong công tác tuyển sinh - đào tạo sau đại học, Học viện đã tuyển được 72 học viên cao học, 142 BSCKI, II và 4 bác sĩ nội trú; trao bằng cho 36 thạc sĩ và 109 BSCKI. Năm 2019 cũng đánh dấu năm đầu tiên Học viện tổ chức thành công bảo vệ luận án Tiến sĩ cho 4 nghiên cứu sinh (NCS). Các thành viên Hội đồng chúc mừng NCS trong buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Học viện Lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế tiếp tục là điểm nhấn quan trọng trong toàn cảnh hoạt động của Học viện. Năm 2019, Học viện có 1 đề tài cấp Nhà nước, 2 đề tài cấp Bộ đã được phê duyệt và đang thực hiện; công bố được một số bài báo trên tạp chí khoa học có uy tín quốc tế như ISI và Scopus; tổ chức các hội thảo khoa học thường niên thu hút được sự quan tâm của các Hội, các bệnh viện trên toàn quốc về tham dự và đóng góp ý kiến tham luận. Tạp chí Y Dược cổ truyền Việt Nam trong năm 2019 đã đăng được gần 150 bài nghiên cứu, bài báo khoa học có chất lượng của giảng viên, học viên Học viện và cộng tác viên trên cả nước. Ở lĩnh vực hợp tác quốc tế, Học viện đã tổ chức thành công các đoàn đi khảo sát, giao lưu học thuật, học tập kinh nghiệm, tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế tại nước ngoài; tổ chức đón tiếp 11 đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Học viện; ký kết Thỏa thuận hợp tác đào tạo sau đại học với Trường Đại học Trung Y Dược Thiên Tân Trung Quốc và Biên bản ghi nhớ hợp tác liên doanh, liên kết xây dựng Trung tâm phục hồi chức năng và chăm sóc người cao tuổi Việt - Nhật Taiyo với Công ty Cổ phần Taiyo Nhật Bản. Tổ chức công tác chuyển tiếp sinh viên hệ đào tạo liên kết sang Trung Quốc học tập. Các vị đại biểu cùng Ban Giám đốc, cán bộ Học viện và các báo cáo viên chụp ảnh lưu niệm tại “Hội thảo khoa học Thừa kế và phát triển thuốc Nam” Ngày 27/2/2019, Học viện tổ chức kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Ban Giám đốc Học viện cắt băng khánh thành Bệnh viện Tuệ Tĩnh quy mô 100 giường điều trị nội trú, phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân và tạo điều kiện, môi trường học tập lâm sàng cho sinh viên Học viện. Công tác khám, chữa bệnh đã hoạt động tích cực và hoàn thành tốt nhiệm vụ với tổng số lượt bệnh nhân đến khám là 48.345 lượt. Trong đó: BHYT là 40.085 lượt; tự nguyện là 8.260 lượt. Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các đối tượng sinh viên chính quy, cao học, chuyên tu; tiếp nhận các đối tượng đến học thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề; tham gia các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo theo chuyên đề; xây dựng kế hoạch 1816 giai đoạn 2019 - 2020 trình Bộ Y tế phê duyệt; chú trọng tới kỹ năng giao tiếp, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Các bác sĩ khoa Ngoại, Bệnh viện Tuệ Tĩnh thực hiện thành công kỹ thuật mổ nội soi khớp cho bệnh nhân Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ Học viện luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, được quan tâm thực hiện tốt. Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Ban Giám đốc, Ban chấp hành công đoàn Học viện tổ chức lễ kỷ niệm và tặng quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng, học sinh là con cán bộ, viên chức học viện. Ngày Quốc tế phụ nữa 8/3 và Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Học viện tổ chức hoạt động chúc mừng và tôn vinh các nữ viên chức học viện. Hàng quý, Công đoàn Học viện đều tổ chức chúc mừng sinh nhật cho hàng trăm cán bộ, viên chức, người lao với không khí vui vẻ và đầm ấm. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Đoàn Thanh niên Học viện YDHCT Việt Nam long trọng tổ chức các hoạt động tri ân thầy cô chu đáo, thấm đượm tình nghĩa thầy trò. Học viện cũng tiếp tục gia tăng hình ảnh đẹp trong mắt cộng đồng bằng việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. Năm 2019, Học viện tổ chức đoàn tình nguyện khám, chữa bệnh cấp phát thuốc miễn phí tại Tuần Giáo, Điện Biên, chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2019 tại Ba Vì và Sóc Sơn; tham gia hoạt động khám, chữa bệnh trong chương trình tình nguyện tuổi trẻ thủ đô tại Viêng Chăn, Lào; tham gia chương trình “ Hành trình tri ân - Câu chuyện hòa bình” do Thành đoàn tổ chức tại 4 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; 2 lần tổ chức thành công Ngày hội hiến máu “Giọt hồng lương y”... Đặc biệt, ngày 27/5, Đoàn thanh niên Học viện YDHCT Việt Nam nhận quyết định nâng cấp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện YDHCT Việt Nam trực thuộc Thành đoàn Hà Nội. Đúc kết lại một năm hoạt động với nhiều thành công của Học viện cả trong đào tạo và khám, chữa bệnh YHCT, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện YDHCT Việt Nam tự hào cho biết: “Nhìn lại một năm qua, thầy và trò Học viện YDHCT Việt Nam đã đạt được rất nhiều kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực, đã có gần 1.000 sinh viên, học viên tốt nghiệp ra trường, có nhiều giảng viên, cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học các cấp. Bệnh viện Tuệ Tĩnh ngày một phát triển, tạo lập nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới của Học viện”. Có thể nói, bằng khát vọng cháy bỏng lan tỏa những tinh hoa của YHCT Việt Nam, đưa YHCT nước nhà hội nhập thế giới, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh đã cùng tập thể Học viện kiến tạo những giá trị to lớn trong năm 2019. Những thành quả này cũng tạo tiền đề, động lực quan trọng để Học viện tiếp tục phấn đấu, hoàn thành xuất sắc, toàn diện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực YHCT chất lượng cao, cũng như kết hợp YHCT và YHHĐ, ghi dấu ấn YHCT Việt Nam trên trường quốc tế. Mai Hoa

Trang