Trao tặng khen thưởng cấp Nhà nước cho lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội
TĐKT - Chiều 24/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động của Nhà nước và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng các cá nhân có nhiều thành tích trong công tác, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới dự. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho 5 cá nhân Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho 5 cá nhân; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho 13 cá nhân; Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Đỗ Bá Tỵ trao Huân chương Lao động hạng Ba cho 13 cá nhân; Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 9 cá nhân. Thay mặt những cá nhân đón nhận Huân chương, Bằng khen, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh, đây là phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước ghi nhận những nỗ lực phấn đấu, cống hiến của các đại biểu Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội, thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước là niềm vinh dự lớn lao, đồng thời mỗi người nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa, nêu cao tinh thần đoàn kết, tính tiền phong gương mẫu trong công tác và cuộc sống, tiếp tục có những đóng góp vào công tác của Quốc hội, đặc biệt là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Nguyệt HàĐiển hình tiên tiến
TĐKT - Ngày 24/12, tại Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức Lễ đón danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho tập thể, cá nhân. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đến dự.
Phát biểu tại buổi lễ, GS. TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chúc mừng GS. TS Trần Bình Giang và các cá nhân, tập thể được đón nhận các danh hiệu cao quý; đồng thời mong muốn tập thể Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tiếp tục đoàn kết, phấn đấu; phát triển kỹ thuật; đổi mới phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình đối với người bệnh; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, hợp tác quốc tế; xứng đáng là địa chỉ tin cậy của người bệnh, niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và nhân dân.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới tặng GS. TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Tại buổi lễ, GS. TS Trần Bình Giang, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, mỗi năm, bệnh viện khám và điều trị cho khoảng 300.000 - 400.000 người, với nhiều mặt bệnh đa dạng. Mỗi năm, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức mổ khoảng hơn 70.000 ca. Nhiều kỹ thuật mũi nhọn được triển khai như: Ghép đa tạng từ người cho chết não, ghép tim, phổi, gan, thận… Nhiều kỹ thuật phức tạp khác được triển khai và đi vào thường quy như: Phẫu thuật nội soi ổ bụng, sọ não, xương khớp, cột sống, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm cận lâm sàng hiện đại, các kỹ thuật can thiệp tối thiểu góp phần chẩn đoán và điều trị hiệu quả với ít sang chấn nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện có đội ngũ chuyên gia về ghép đa tạng có trình độ chuyên môn hàng đầu tại Việt Nam, ngang tầm các nước trong khu vực, thực hiện ghép nhiều tạng khác nhau, như: Ghép thận, ghép tim, ghép gan, ghép van tim, ghép gân, mạch máu.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba tặng các cá nhân, tập thể của bệnh viện.
Ngày 28/9/2020, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã xác lập kỷ lục mới với ca ghép thận thứ 1.000 cho nam bệnh nhân 49 tuổi, ở Hà Nội, có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối. Bệnh viện cũng là cơ sở y tế đầu tiên trên cả nước cán mốc 1.000 ca ghép thận và là đơn vị đứng đầu cả nước về lấy và ghép đa tạng.
Cùng với kỹ thuật ghép tạng, bệnh viện còn ứng dụng kỹ thuật điều trị chấn thương tạng đặc không mổ, như: Ứng dụng điều trị bảo tồn vỡ gan, vỡ thận... Nếu như trước đây các tạng này vỡ phải mổ cấp cứu với nhiều nguy cơ tai biến, biến chứng, đau đớn, nằm viện lâu rất tốn kém cho bệnh nhân và xã hội thì với kỹ thuật này, bệnh nhân không phải mổ, hiệu quả điều trị cao, giảm nhiều số ngày nằm điều trị và chi phí điều trị, chăm sóc.
Ngoài ra, bệnh viện cũng đẩy mạnh phát triển các kỹ thuật chuyên sâu như gây mê mổ não thức tỉnh, phẫu thuật tạo hình vành tai một thì có sử dụng nội soi, phẫu thuật nội soi khớp (gối, cổ chân, vai) điều trị tổn thương sụn khớp có sử dụng vít Herbert, các kỹ thuật X-quang can thiệp trong bệnh lý tim mạch, chấn thương, bệnh lý mạch não, u gan, u tuyến tiền liệt...
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã đến thăm bệnh nhi đang điều trị tại Khoa phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới tặng GS. TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, về những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 2009 - 2019; trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba cho các cá nhân, tập thể của bệnh viện.
Trước khi dự buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã đến thăm và tặng quà một số bệnh nhi đang điều trị tại Khoa phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức.
Hồng Thiết
Đại tá Mai Hòa Bình - Tấm gương sáng trên mặt trận phòng, chống tội phạm
TĐKT - 30 năm gắn bó với công tác điều tra tội phạm hình sự, thường xuyên đối mặt với khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nhưng Đại tá Mai Hòa Bình (Trưởng phòng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Kiên Giang) luôn giữ vững tinh thần, bản lĩnh của người chiến sĩ công an, tham gia triệt phá thành công nhiều vụ án hình sự, góp phần mang lại sự bình yên cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Ước mơ trở thành chiến sĩ công an từ nhỏ, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, cậu bé Mai Hòa Bình đã quyết định thi vào ngành Trinh sát, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Đến năm 1990, anh ra trường và được phân công nhiệm vụ tại Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an tỉnh Kiên Giang). Năm 2002, anh được chuyển công tác ra làm Phó Trưởng Công an huyện Phú Quốc và phụ trách về hình sự. Năm 2011, anh lại được chuyển về làm Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự tỉnh Kiên Giang. Dù ở cương vị nào, với bản lĩnh và tinh thần chiến đấu của người cảnh sát nhân dân, anh không ngại khó khăn, nguy hiểm, luôn phấn đấu hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đại tá Mai Hòa Bình (thứ 2 từ phải qua) trực tiếp tham gia phá án Chia sẻ về nhiệm vụ của chiến sĩ cảnh sát hình sự, Đại tá Mai Hòa Bình cho biết: Khi nhắc đến những người lính hình sự, người ta thường nghĩ ngay đến đó là những người “Ăn không trọn bữa, ngủ không trọn giấc, nghỉ không trọn ngày”, đối với bản thân tôi quả đúng như vậy. Bởi những chuyến công tác đột xuất, rồi cả những chuyên án dài ngày, chuyện bản thân cùng cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị phải “ăn bờ, ngủ bụi” đã trở thành chuyện... thường ngày. Với cương vị là Bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng, anh đã chủ động tham mưu Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, ngành về phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời phối hợp các sở, ban, ngành thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết liên tịch, quy chế phối hợp trong phòng, chống tội phạm; chủ động xây dựng, triển khai, thực hiện các chủ trương, kế hoạch công tác; các chương trình, đề án đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn. Bên cạnh đó, anh cùng cán bộ, chiến sĩ phòng cảnh sát hình sự đã kịp thời giải quyết các vấn đề phức tạp nổi lên tại các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, kiên quyết không để tồn tại các điểm nóng về hình sự và tệ nạn xã hội, không để tội phạm hoạt động manh động, gây bức xúc trong nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn lực lượng cảnh sát hình sự phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ và công tác điều tra, xử lý tội phạm. Chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng cảnh sát hình sự gắn với công tác quản lý cư trú, nắm hộ, nắm người, nắm đối tượng trên các tuyến, địa bàn theo kế hoạch Công an tỉnh để chủ động phòng ngừa, giải quyết các vấn đề về trật tự, an toàn xã hội ngay từ khi mới phát sinh tại địa bàn cơ sở. “Là người chỉ huy trực tiếp, điều lo lắng và căng thẳng nhất đối với tôi là khi bắt tay vào phá một vụ án, chuyên án, tôi luôn suy nghĩ phải làm sao để phá án nhanh nhất, không được để lọt tội phạm nhưng tuyệt đối cũng không được bắt oan sai người vô tội. Niềm vui chỉ đến với những người lính hình sự khi vụ án, chuyên án được làm rõ, đối tượng bị bắt giữ, đưa ra xét xử trước pháp luật.” - Đại tá Bình chia sẻ. Với những đóng góp của anh cùng đồng đội, suốt 5 năm qua, một số loại tội phạm được kiềm chế và kéo giảm mỗi năm từ 10 - 12%; tỷ lệ điều tra, khám phá án luôn đạt trên 90%, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 98% trở lên. Trong đó, một số vụ án anh đã trực tiếp tham mưu Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh xác lập và chỉ đạo điều tra, khám phá thành công như: Chuyên án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bắt 6 đối tượng gây ra 35 vụ lừa đảo, thu hồi 35 xe mô tô các loại trả lại cho người bị hại. Đại tá Mai Hòa Bình được tuyên dương tại Hội nghị Điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2015 - 2020 tỉnh Kiên Giang Chuyên án thời gian gần đây mà anh vẫn nhớ đó là chuyên án trộm cắp ngư lưới cụ. Khi đó, một số vùng biển trên địa bàn tỉnh xuất hiện liên tiếp nhiều vụ mất trộm ngư lưới cụ - phương tiện kiếm sống của ngư dân, khiến cuộc sống người dân rơi vào cảnh khó khăn, gây bức xúc và lo lắng trong nhân dân. Trước thực trạng đó, anh đã tham mưu và trực tiếp tham gia chỉ đạo điều tra, khám phá chuyên án trộm cắp ngư lưới cụ. Sau nhiều ngày đêm kiên trì lênh đênh trên biển, tuần tra, mật phục, anh và đồng đội đã bắt giữ 19 đối tượng, thu giữ tài sản trị giá trên 2 tỷ đồng trả lại cho người dân. Một chuyên án lớn khác phải kể đến mà anh và đồng đội đã phá án thành công đó là chuyên án trộm cắp tài sản liên tỉnh. Với chuyên án này, phòng Cảnh sát Hình sự Công an Kiên Giang đã phối hợp Cục C02 - Bộ Công an và Công an các tỉnh, thành phố miền Tây, Đông Nam Bộ điều tra, khám phá thành công, bắt giữ 5 đối tượng gây ra 5 vụ cướp và 20 vụ trộm khắp các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, tang vật thu giữ trên 1,8 tỷ đồng. Chuyên án này được Bộ Công an gửi thư khen và thưởng nóng cho phòng Cảnh sát Hình sự, Công an Kiên Giang 10 triệu đồng. Nhưng có lẽ vụ án để lại ấn tượng sâu sắc nhất với Đại tá Mai Hòa Bình chính là vụ bắt giữ đối tượng Sóc Tha trong chuyên án giết người, cướp tài sản, xảy ra trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Chia sẻ về vụ án này, anh cho biết: Lợi dụng tâm lý hiền lành, chịu thương, chịu khó của người tài xế xe ôm muốn kiếm thêm thu nhập để lo cho vợ con, tên Sóc Tha đã cố tình giăng bẫy, điều người tài xế xe ôm chở hắn đi với lời hứa khi đến nơi sẽ trả tiền hậu hĩnh. Không chút nghi ngờ, người tài xế liền nhận lời. Khi đến nơi vắng vẻ, tên Sóc Tha đã ra tay giết chết người tài xế xe ôm và cướp đi toàn bộ tài sản của anh. Trước nỗi đau quá lớn của người nhà nạn nhân, sức ép của dư luận và cả những day dứt, trăn trở khi nghĩ đến đối tượng còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, anh đã cùng cán bộ, chiến sĩ ngày đêm nghiên cứu, xem xét cặn kẽ từng chi tiết vụ án, quyết tâm truy bắt đối tượng trong thời gian sớm nhất. “Việc xác định được hung thủ đã khó, bắt giữ hắn càng khó khăn hơn khi đối tượng có quốc tịch Campuchia và đang lẩn trốn trên địa bàn nước bạn Campuchi.”- Đại tá Bình chia sẻ. Nhưng khó khăn không những làm các anh không chùn bước mà càng thôi thúc sự quyết tâm của những người lính hình sự. Phương án truy bắt đối tượng Sóc Tha được anh và đồng đội tính toán cặn kẽ, chi tiết; đồng thời, nhờ sự phối hợp tích cực từ cảnh sát hình sự các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia, đối tượng Sóc Tha đã bị bắt giữ khi hắn đang lẩn trốn trong một casino. Với những thành tích nổi bật trong công tác, 5 năm qua, Đại tá Mai Hòa Bình đã liên tiếp đạt danh hiệu đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. Năm 2017, 2020 anh đạt “Chiến sĩ thi đua cơ sở toàn lực lượng công an nhân dân”; được Thủ tướng Chính phủ tặng 1 Bằng khen, Bộ Công an tặng 7 Bằng khen, Chủ tịch UBND tỉnh tặng 4 Bằng khen và Giám đốc Công an tỉnh tặng 6 Giấy khen trong thực hiện chuyên đề và đột xuất. Tùng ChiTập đoàn Điện lực Việt Nam đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
TĐKT - Ngày 21/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2020). Đến dự có các đồng chí: Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Trưởng bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ban lãnh đạo EVN Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng biểu dương và chúc mừng thành tích anh hùng trong chiến đấu và lao động, sản xuất mà các thế hệ lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên, người lao động của ngành điện Việt Nam đã đạt được trong suốt chặng đường xây dựng, trưởng thành và phát triển 66 năm qua. Các thế hệ lãnh đạo, công nhân viên và người lao động của ngành Điện lực Việt Nam đã luôn đoàn kết, đồng lòng, với tinh thần trách nhiệm cao, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Quá trình phát triển của ngành Điện lực Việt Nam gắn liền với lịch sử đấu tranh, giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh: Cần xác định rõ yêu cầu nhiệm vụ đối với ngành điện Việt Nam, mà nòng cốt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Cụ thể, ngành điện phải đảm bảo an ninh cung ứng điện, cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước; vận hành an toàn, ổn định và tối ưu hệ thống điện quốc gia để khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước. Ngoài ra, ngành điện nói chung và EVN cần đầu tư phát triển nguồn điện và lưới điện đồng bộ theo quy hoạch và kế hoạch được duyệt; trong đó, phát triển nguồn điện mới đi đôi với đầu tư chiều sâu, sử dụng công nghệ hiện đại; nghiên cứu đổi mới công nghệ các nhà máy điện đang vận hành, bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường. Đồng thời, đa dang hóa các loại hình phát điện, ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo với tỷ trọng hợp lý; đầu tư phát triển lưới điện đồng bộ với phát triển nguồn điện; khắc phục triệt để hiện tượng quá tải tại một số đường dây và trạm biến áp, đặc biệt chú trọng việc giải tỏa công suất nguồn điện năng lượng tái tạo. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu EVN tiếp tục tái cơ cấu, tiếp tục quá trình phát triển thị trường điện lực theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo đưa thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào vận hành chính thức từ năm 2023. Từ việc tái cơ cấu, ngành điện có sự đổi mới trong quản trị, xây dựng các doanh nghiệp ngành điện lớn mạnh, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; có tiềm lực tài chính mạnh, tín nhiệm tài chính cao để có khả năng tự huy động vốn cho phát triển điện. Trong nhiều năm qua, ngành điện lực Việt Nam luôn được gắn liền với những công trình điện lớn, mang tầm quốc tế và khu vực như: Đường dây truyền tải điện siêu cao áp 500 kV Bắc - Nam từ mạch 1 nay đã được bổ sung mạch 2 rồi mạch 3; Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Nhà máy Thủy điện Sơn La – công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á - điểm sáng về sự đoàn kết, nhất trí, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và tối ưu hóa sản xuất, huy động tối đa nội lực tiềm năng làm chủ khoa học kỹ thuật tiên tiến của cán bộ, kỹ sư Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn một thập kỷ gần đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng và có nhiều thành tựu quan trọng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. EVN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện ổn định và an toàn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của nước ta ở mức cao nhiều năm liên tục với mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân 9,7%/năm. Đến năm 2020, EVN đã cung cấp điện đến 100% số xã; 99,54% số hộ dân và đưa điện đến 11/12 huyện đảo, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng của đất nước. Đến nay, công nghệ tự động hóa, điều khiển xa, kỹ thuật số được ứng dụng rộng rãi vào hệ thống điện, hầu hết các trạm biến áp 110 - 220 kV đã điều khiển xa không cần người trực. Tổn thất điện năng giảm mạnh hàng năm, đến nay xuống dưới 6,5%, đứng thứ 3 khu vực ASEAN và đã tiệm cận mức của các nước phát triển. Công tác dịch vụ khách hàng có nhiều đổi mới, ngày càng hiện đại và thuận tiện, các dịch vụ điện lực đã đạt cấp độ 4 về dịch vụ công trực tuyến và đã kết nối Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Chỉ số tiếp cận điện năng có bước tiến vượt bậc, xếp thứ 27/190 quốc gia, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia... Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 2009 đến năm 2019, EVN vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Hồng ThiếtTĐKT - Sau hơn 20 năm cống hiến không ngừng nghỉ và lập được nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, Công ty CP Chứng khoán SSI đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong ngành chứng khoán được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Sự ghi nhận của Nhà nước với những đóng góp của SSI không chỉ là dấu son trong sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp mà còn là một cột mốc quan trọng cho ngành chứng khoán. Đây là minh chứng cho những thành tựu to lớn mà thị trường chứng khoán (TTCK) đã và sẽ mang lại cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, cùng là động lực quan trọng, thúc đẩy các thành viên thị trường, đặc biệt là các công ty chứng khoán, cầu nối trung gian của thị trường, hoạt động tích cực và phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đem chứng khoán lại gần hơn với người dân. Giúp họ biết, hiểu và tin tưởng vào kênh tài chính, huy động vốn quan trọng này, biến thị trường chứng khoán Việt Nam thành nơi người dân có thể yên tâm giữ tài sản chứ không đơn thuần mua bán kiếm lời.
Công ty CP Chứng khoán SSI luôn đặt mục tiêu mang trải nghiệm và phục vụ tốt hơn đến nhà đầu tư, đồng thời nỗ lực đưa thị trường chứng khoán tiếp cận gần hơn với người dân Việt Nam, trở thành một kênh đầu tư gần gũi, an toàn, hấp dẫn.
Tiên phong trong việc huy động vốn cho nền kinh tế
Hơn 20 năm phát triển cùng thị trường, từ khi còn là công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên của thị trường, đến nay dẫn đầu với vị thế là công ty chứng khoán số 1 Việt Nam, SSI vẫn luôn đồng nhất mục tiêu phát triển với mục tiêu của thị trường chứng khoán là huy động vốn cho nền kinh tế.
Mọi hoạt động của Chứng khoán SSI đều đặt trọng tâm vào việc giúp Nhà nước và doanh nghiệp huy động vốn qua TTCK, góp phần vào sự hình thành một kênh dẫn vốn hiệu quả, kích thích tạo vốn và phân phối vốn dài hạn theo cơ chế thị trường cho nền kinh tế; khơi dậy và huy động nguồn lực to lớn của đất nước, thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng minh bạch, công khai, công bằng và linh hoạt hơn.
Chủ tịch SSI – ông Nguyễn Duy Hưng chia sẻ, mỗi con người sinh ra có một sứ mệnh. Nếu làm tốt sứ mệnh của mình thì chủ thể đó, con người đó sẽ trường tồn và lớn mạnh. "Sứ mệnh của SSI là kết nối vốn với cơ hội đầu tư và chúng tôi luôn nỗ lực làm tốt nhất điều đó", ông Hưng nói.
Tính riêng từ năm 2009 đến nay, SSI đã huy động được gần 12 tỷ USD cho thị trường Việt Nam thông qua nhiều thương vụ có quy mô lớn nhất trong nước và Đông Nam Á, góp phần nâng tầm hình ảnh, vị thế của TTCK Việt Nam trên bản đồ tài chính quốc tế. Định hướng phát triển hoạt động hợp tác nước ngoài, tìm kiếm các dòng vốn chất lượng từ các định chế lớn trên thế giới cho Việt Nam, SSI phối hợp với Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội thảo Gateway to Việt Nam trong các năm 2009, 2010, 2014 và 2017 giới thiệu về các doanh nghiệp Việt Nam ra quốc tế, và giúp khối ngoại có một cái nhìn chân thật, minh bạch, đa chiều nhất về nền kinh tế chúng ta. Song song với đó, SSI cũng chủ động tham gia đóng góp ý kiến cho nhiều dự thảo Luật, Nghị định, Thông tư và các Quy chế hướng dẫn nhằm đưa ra các quy định, hướng dẫn thực hiện rõ ràng hơn đối với các hoạt động trên trị trường chứng khoán.
Sự kiện Gateway to Việt Nam do SSI khởi xướng đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm nhà đầu tư trên thế giới đến với Việt Nam
Ưu tiên đem đến những sản phẩm tốt nhất cho nhà đầu tư
SSI cũng là công ty chứng khoán tiên phong trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào thị trường chứng khoán, đáp ứng nhu cầu thiết thực, đề cao trải nghiệm của mọi khách hàng, trong đó có các nhà đầu tư trẻ, những người đã quen với các ứng dụng công nghệ hiện đại và tiện lợi. SSI nhanh chóng hỗ trợ dịch vụ mở tài khoản trực tuyến 100% ứng dụng công nghệ eKYC và là công ty chứng khoán đầu tiên nghiên cứu và cho ra mắt ứng dụng giả lập chứng khoán SSI iWin tích hợp cả chứng khoán cơ sở và phái sinh.
Ngoài ra, đội ngũ chuyên nghiệp của SSI luôn sẵn sàng tư vấn, cung cấp đa dạng các loại hình đầu tư sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhất. Với tiềm lực vững mạnh, SSI nghiên cứu và đem đến khách hàng những sản phẩm tài chính mới, tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư trong từng thời điểm biến động của thị trường như trái phiếu, quỹ ETF, hợp đồng tương lai chỉ số, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, chứng quyền có bảo đảm, sản phẩm thỏa thuận quản lý tiền gửi S - Savings…
Đến nay, SSI quản lý an toàn và hiệu quả hơn 100 nghìn tỷ đồng tài sản khách hàng. Tính đến cuối quý III năm 2020, công ty có tổng tài sản gần 27.000 tỷ đồng với vốn điều lệ hơn 6.000 tỷ (tăng tới 1.001 lần so với khi mới thành lập), là một trong những công ty chứng khoán có quy mô vốn lớn nhất thị trường, có mạng lưới chi nhánh/PGD hoạt động hiệu quả, được nhà đầu tư tin tưởng.
Dẫn đầu thực hiện trách nhiệm với cộng đồng
Bên cạnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, mang lại lợi ích cho cổ đông và các thành viên của công ty, SSI đặc biệt tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội. Với tôn chỉ hoạt động “Chúng tôi tình nguyện thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chung sức vì sự phát triển của cộng đồng”, công ty đã dành ngân sách gần 100 tỷ VNĐ trong 20 năm cho các hoạt động cộng đồng.
Trong 20 năm, SSI đã dành ngân sách gần 100 tỷ VNĐ cho các hoạt động cộng đồng.
Từ các hoạt động từ thiện vượt lên trên cả ý nghĩa nhường cơm, sẻ áo thông thường với nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội có khó khăn và vùng thường xuyên bị thiệt hại do thiên tai, công ty hướng đến mục đích góp phần thực hiện một số chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước như xây dựng nông thôn mới, bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh biên giới, tăng thêm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và làm chủ của nhân dân.
Công ty CP Chứng khoán SSI vinh dự khi được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và ý thức rõ ràng trách nhiệm của doanh nghiệp với sự nghiệp chung của đất nước cũng như với thị trường chứng khoán, thị trường tài chính Việt Nam nói riêng. Đây sẽ là động lực để SSI nỗ lực hơn nữa, làm sao để xứng đáng là đơn vị đầu ngành được Đảng, Nhà nước và nhân dân trao gửi niềm tin.
Duy Phương
Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng đón nhận danh hiệu Anh hùng
TĐKT - Ngày 20/12, tại Hà Nội, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức trọng thể Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự, có: Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Lê Đức Thái, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh BĐBP; Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương... Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Cục phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP. Được thành lập ngày 28/1/2005, với chức năng là cơ quan tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo và trực tiếp công tác phòng, chống ma túy và tội phạm trên khu vực biên giới, vùng biển của Tổ quốc, những năm qua, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, xã hội trên khu vực biên giới, vùng biển của Tổ quốc. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2019, Cục đã tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị và trực tiếp triển khai 23 kế hoạch cao điểm tuyên truyền, tấn công trấn áp tội phạm về ma túy, đấu tranh thành công 882 chuyên án, bắt giữ 12.335 vụ/16.198 đối tượng. Tang vật thu giữ gồm: 18,9 tấn ma túy các loại, 38 quả lựu đạn, 292 khẩu súng các loại, 3.276 viên đạn và nhiều tang vật khác có liên quan. Đơn vị đã phối hợp với lực lượng chức năng nước bạn Lào đấu tranh thành công 103 chuyên án về ma túy, bắt giữ 240 đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam, thu giữ tang vật gồm: 4,7 tấn ma túy các loại, 40 súng quân dụng, 1.728 viên đạn. Riêng trong năm 2020, lực lượng đánh án của BĐBP chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý 11.927 vụ/40.920 đối tượng, thu giữ tang vật gồm: 3,101 tấn ma túy các loại. Trong đó lực lượng BĐBP thu giữ 2,047 tấn ma túy các loại, 13 khẩu súng, 78 viên đạn và nhiều tang vật có liên quan. Cùng với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, Đảng ủy, Chỉ huy Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP đã thường xuyên quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP về công tác xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Có nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ huy điều hành, xây dựng bản lĩnh, ý chí quyết tâm, trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật, pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ, đẩy mạnh cải cách hành chính quân sự, tác phong công tác, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện tiêu biểu, mẫu mực. Với những chiến công, thành tích trương phòng, chống tội phạm và xây dựng đơn vị, trong 15 năm qua, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP đã vinh dự được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng Ba; 3 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, Nhì, Ba; 5 Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; 5 Cờ thi đua của Chính phủ; 8 Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng; 1 Cờ thi đua của Bộ Tư lệnh BĐBP; 28 Bằng khen, Thư khen của Thủ tướng Chính phủ. Trên 500 lượt cán bộ, chiến sĩ của Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP đã được tặng thưởng Huân chương và các phần thưởng của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố. Ngày 15/9/2020, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình ghi nhận, biểu dương các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lực lượng phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP nói chung và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP nói riêng về những thành tích đặc biệt xuất sắc đã đạt được trong thời gian qua. Để đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong BĐBP nói chung, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP nói riêng thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau: Tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; các mệnh lệnh, kế hoạch của cấp trên để xây dựng đơn vị chính quy, tinh nhuệ, cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, thường xuyên đề cao cảnh giác cách mạng, nhận thức rõ âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố cơ sở chính trị ở địa bàn khu vực biên giới; thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy, mua bán người. Phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền, giáo dục, cảm hóa đối tượng, tố giác tội phạm, xây dựng địa bàn khu vực biên giới trong sạch, vững mạnh về an ninh, trật tự. Chủ động, quyết liệt hơn nữa trong đổi mới toàn diện, đồng bộ, chuyên nghiệp, chuyên sâu các mặt công tác nghiệp vụ. Coi trọng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nắm tình hình, công tác nghiệp vụ cơ bản, năng lực điều tra hình sự, xử lý vụ việc, chủ động xây dựng, triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch nghiệp vụ, tăng cường công tác xác lập, đấu tranh chuyên án, vụ án đảm bảo tuyệt đối an toàn về mọi mặt, kiên quyết không để xảy ra các điểm nóng về ma túy, tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại trên khu vực biên giới, vùng biển. Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong và ngoài nước, nhất là lực lượng công an, cảnh sát biển, hải quan trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thường xuyên chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và lời dạy của Bác Hồ đối với BĐBP, thực hiện cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là cơ sở quyết định đến sự hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Nguyệt HàTĐKT - Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị TP Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Kỷ lục Gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã tổ chức chương trình: “Hội ngộ Kỷ lục Gia Việt Nam lần thứ 41”. Nhiều kỷ lục Việt Nam và Thế giới mới đã được vinh danh tại sự kiện lần này.
Cũng trong chương trình, Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu – Chủ tịch HĐQT Gốm Đất Việt đã vinh dự đón nhận danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới – Trực thuộc Liên minh Kỷ lục Thế giới. Đây là sự ghi nhận của Liên minh Kỷ lục thế giới dành cho những sáng kiến và đóng góp to lớn của Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu trong việc đưa ngành sản xuất gạch, ngói, đất sét nung Việt Nam vươn tầm ra thế giới.
Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu được tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới
Trước đó, vào ngày 12 tháng 9 năm 2020 tại Quảng Ninh, Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu, Chủ tịch HĐQT Gốm Đất Việt cũng đã vinh dự đón nhận đĩa vàng sáng tạo của Liên đoàn các nhà sáng tạo thế giới và chính thức trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên là thành viên của Liên đoàn.
Gốm Đất Việt là thương hiệu gạch ngói đất sét nung cao cấp số 1 Việt Nam được sáng lập và lãnh đạo bởi Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu, Chủ tịch HĐQT công ty, nguyên Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Viglacera Hạ Long.
Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu là người thổi hồn, đưa Gốm Đất Việt trở thành nhà sản xuất gạch ngói đất sét nung cao cấp số 1 Việt Nam, đồng thời cũng chính ông đã góp phần thay đổi cách thức sản xuất gạch ngói Việt Nam đương đại. Sản phẩm Gốm Đất Việt với đặc trưng thuần Việt đó là: Màu đỏ quýt trầu, âm thanh trong chắc, dùng búa sắt gõ vào sản phẩm âm vang phát ra như gõ vào tấm thép. Gạch lát nền không trơn trượt, không nồm, không rêu mốc. Ngói lợp mãi mãi không phai màu, ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, chịu va đập mưa đá, thời tiết khắc nhiệt.
Các kỷ lục mới được trao tại sự kiện
Trong sự kiện hội ngộ lần này, Gốm Đất Việt cũng đã đón nhận được thêm 2 kỷ lục mới. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại Thương hiệu Gốm Đất Việt đã đón nhận 19 Kỷ lục Việt Nam và 2 Kỷ lục thế giới, đưa Gốm Đất Việt chính thức trở thành: “Đơn vị sản xuất gạch ngói, đất sét nung xác lập nhiều kỷ lục nhất Việt Nam”.
Cũng trong chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ 41 này, ông Đồng Đức Chính – Tổng Giám đốc Công ty CP Gốm Đất Việt và ông Nguyễn Quang Toàn – Tổng Giám đốc Công ty CP Gạch ngói Đất Việt cũng đã vinh dự được đón nhận đĩa vàng cống hiến của Viện Nội dung Kỷ lục Thế giới.
Việc trao tặng những danh hiệu này chính là sự ghi nhận và đánh giá cao của Liên minh Kỷ lục Thế giới đối với sự lãnh đạo và những sáng kiến của đội ngũ ban lãnh đạo Gốm Đất Việt trong việc đưa thương hiệu Gốm Đất Việt vươn tầm thế giới, trở thành nhà sản xuất gạch ngói đất sét nung cao cấp số 1 Việt Nam, đồng thời góp phần xây dựng cộng đồng Kỷ lục Gia Việt Nam ngày một phát triển./.
Mai Thảo
Bệnh viện Quân y 103 đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
TĐKT - Sáng 19/12, tại Hà Nội, Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y) tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống bệnh viện (20/12/1950 - 20/12/2020) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tới dự, có: Trung tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Đỗ Căn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Trung tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bệnh viện Quân y 103 Bệnh viện Quân y 103 tiền thân là Đội điều trị 3, trực thuộc Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần. Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, Bệnh viện Quân y 103 không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, từ một đội điều trị ban đầu còn nhỏ bé, với nhiệm vụ chủ yếu là cấp cứu, điều trị ngoại khoa, phục vụ chiến dịch trở thành một bệnh viện huấn luyện, bệnh viện đa khoa hạng I, có một số chuyên khoa tuyến cuối toàn quân. Bệnh viện đã có bước phát triển nhanh về quy mô, tổ chức biên chế và chức năng nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của bệnh viện được đào tạo cơ bản và toàn diện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được nâng cấp theo hướng hiện đại, thực sự là một trong những trung tâm y học lớn của quân đội và của ngành y tế. Bệnh viện hiện có 55 đầu mối, bao gồm 10 phòng, ban chức năng, 12 bộ môn - trung tâm; 22 bộ môn - khoa; 4 bộ môn; 6 khoa; 1 bệnh xá ở đảo Nam Yết, với 1.388 cán bộ, nhân viên, chiến sĩ, lao động hợp đồng. Tổ chức Đảng của Bệnh viện Quân y 103 cũng ngày càng phát triển, từ 1 chi bộ ban đầu có 5 đảng viên đến nay là đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở, có 47 tổ chức Đảng trực thuộc bao gồm 7 Đảng bộ cơ sở và 40 chi bộ cơ sở, hơn 800 đảng viên. Từ ngày thành lập đến nay, bệnh viện đã có 20 giáo sư, 150 phó giáo sư, 7 tiến sĩ khoa học, 230 tiến sĩ, hơn 170 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 5 Nhà giáo Nhân dân, 5 Nhà giáo Ưu tú, 11 Thầy thuốc Nhân dân, 147 Thầy thuốc Ưu tú... Bệnh viện Quân y 103 đã trở thành địa chỉ tin cậy của bộ đội, thương bệnh binh và nhân dân trong cả nước. Trong 5 năm trở lại đây khám, cấp cứu, điều trị đều tăng, trong đó số khám tăng trung bình 10%/năm. Hằng năm trung bình tổ chức từ 30 đến 40 đoàn với gần 1.000 lượt cán bộ, thầy thuốc tham gia khám cho trên 5.000 lượt người là các thương bệnh binh tại các trại điều dưỡng thương binh nặng khu vực phía Bắc, các đối tượng chính sách, người có công và nhân dân gặp nhiều khó khăn ở các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội... Phối hợp tuyên truyền, vận động 20 - 22 đợt hiến máu tình nguyện/năm, thu gom được 7.000 - 8.000 đơn vị máu, trong đó có từ 1 đến 2 đợt vận động cán bộ, nhân viên Bệnh viện tham gia. Trong những năm qua, bệnh viện đã đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nhiều kỹ thuật mới, hiện đại đã được áp dụng thành công, tiếp cận trình độ y học khu vực và thế giới như: Ghép tạng, can thiệp nội soi, phẫu thuật nội soi; sinh học phân tử; can thiệp mạch... Đặc biệt, Bệnh viện Quân y 103 là nơi đầu tiên tại Việt Nam triển khai các ca ghép tạng trên người, mở đường cho sự phát triển chuyên môn về ngành ghép tạng - một trong những ngành đòi hỏi nhiều kỹ thuật hiện đại của y học. Qua đây, Việt Nam trở thành quốc gia ghi danh trên bản đồ ghép tạng của thế giới. Năm 1992, ca ghép thận đầu tiên của Việt Nam được triển khai, đến nay, kỹ thuật này đã trở thành thường quy tại bệnh viện. Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 800 ca ghép thận đã được tiến hành tại đây. Riêng trong 2 năm 2019 - 2020, có tới 450 ca, 300 ca trong số này thực hiện lấy thận ghép bằng phẫu thuật nội soi. Năm 2004, bệnh viện triển khai thành công ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam, tiếp đến là ghép tim vào năm 2010, ghép đa tạng năm 2014 và ghép phổi từ người cho sống vào năm 2017. Đặc biệt, tháng 10/2020, ca ghép ruột đầu tiên đã được thực hiện thành công tại bệnh viện. Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng biểu dương những thành tích xuất sắc mà bệnh viện đã đạt được trong suốt 70 năm qua. Đồng thời, yêu cầu Bệnh viện Quân y 103 cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt: Việc quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; vận dụng sáng tạo và bám sát yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội, nhiệm vụ của ngành quân y trong tình hình mới; thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, thầy thuốc, nhân viên, chiến sĩ và người lao động của bệnh viện luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có y đức trong sáng, trình độ chuyên môn và tay nghề giỏi, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Bệnh viện 103 phải đặc biệt coi trọng việc gắn kết giữa điều trị, đào tạo, nghiên cứu khoa học; chú trọng nghiên cứu y học quân sự và một số chuyên ngành mũi nhọn của y học lâm sàng; ưu tiên các đề tài có tính ứng dụng cao trong thực tiễn; chú trọng công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế có uy tín... Với những thành tích đã đạt được, trong chặng đường 70 năm, Bệnh viện Quân y 103 được Đảng, Nhà nước, Chính phủ trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Đây là một trong 10 bệnh viện trên cả nước được bình chọn là "Bệnh viện thân thiện vì sức khỏe cộng đồng". Tại Lễ kỷ niệm, Bệnh viện vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Nguyệt HàTĐKT - Thực hiện khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những năm qua Trung tá Nguyễn Mạnh Kường, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Thị Hoa đã cùng anh em trong đơn vị nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc cũng như xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân trên địa bàn.
Trung tá Nguyễn Mạnh Kường (ngoài cùng bên trái) được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng tặng thưởng vì có thành tích trong phá án
Từ năm 2015 đến năm 2019, với cương vị Phó Đồn trưởng Nghiệp vụ, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lý Vạn và Phó Bí thư Đảng ủy, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Thị Hoa (từ năm 2019 đến nay), Trung tá Kường đã chủ động cùng Đảng ủy, Ban chỉ huy các đơn vị đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Hàng năm, anh đã cùng tập thể Đảng ủy, chỉ huy đơn vị chủ động tham mưu chính quyền địa phương xử lý tốt các vụ việc xảy ra trên địa bàn, không để xuất hiện điểm nóng; chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn thường xuyên trao đổi, nắm bắt tình hình, hoạt động của tội phạm, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm...
Trung tá Kường chia sẻ: Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, người chỉ huy phải xác định xây dựng đơn vị nền nếp, chính quy vững mạnh toàn diện là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Bản thân người chỉ huy cùng với cấp ủy, chỉ huy xây dựng nghị quyết, kế hoạch sát với tình hình thực tế đơn vị, địa bàn, từ đó đề ra biện pháp, tiêu chí để tổ chức thực hiện.
Những năm qua, anh đã cùng tập thể lãnh đạo đơn vị phát huy tinh thần đoàn kết; thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ. Bản thân anh không ngừng nỗ lực chăm lo xây dựng mối đoàn kết, thống nhất cao trong đơn vị, gương mẫu trên mọi lĩnh vực công tác, không né tránh việc khó, luôn gần gũi, động viên, giúp đỡ đồng chí, đồng đội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được đồng chí, đồng đội kính trọng, nhân dân địa phương tin yêu. Anh cũng không ngừng học tập, nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm công tác, xây dựng hình ảnh người chiến sĩ biên phòng Cao Bằng “vừa hồng, vừa chuyên”.
Đặc biệt, trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, Trung tá Nguyễn Mạnh Kường đã chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác nắm tình hình, quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng và hoạt động của các loại tội phạm. Anh đã trực tiếp tổ chức lực lượng tham gia tuần tra biên giới 685 lần/3.434 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia; phối hợp tuần tra song phương được 5 lần/112 người tham gia; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương huy động lực lượng tham gia phát quang đường tuần tra biên giới được 61 lần/2.089 lượt người tham gia/98km đường tuần tra. Duy trì việc tuần tra, kiểm soát lưu động trên địa bàn phụ trách được 2234 lần/2.036 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia; kịp thời phát hiện, ngăn chặn được 1.864 lượt công dân Việt Nam có ý định xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê và 452 lượt công dân Trung Quốc có ý định nhập cảnh trái phép vào việt Nam...
Trung tá Kường trực tiếp kiểm tra tang vật thu được
Không chỉ vậy, với vai trò là người chỉ huy, anh đã trực tiếp chỉ đạo đấu tranh thành công 21 vụ/28 đối tượng tội phạm về ma túy, thu giữ tang vật 2 bánh hêrôin, 39,07 gam hêrôin, 11.285 viên ma túy tổng hợp, 1 kg ma túy đá, 65.000 Nhân dân tệ và 7.860.000 đồng; 1 vụ /1 đối tượng tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép, thu giữ 1 khẩu súng ngắn K59 và 4 viên đạn; 10 vụ/12 đối tượng vận chuyển pháo trái phép, thu giữ 3.467,7 kg pháo các loại; 1 vụ/1 đối tượng về hành vi “Sử dụng kích điện để khai thác thủy sản”, xử phạt vi phạm hành chính: 1.500.000đ, tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm theo quy định của pháp luật; 1 vụ/1 đối tượng mua bán 1 trẻ em qua biên giới; 1 vụ/1 đối tượng có hành vi môi giới đưa 38 công dân Việt Nam qua biên giới làm thuê trái phép; 4 vụ/4 đối tượng buôn lậu, tang vật thu giữ 43 kiện chân giò lợn, 1.218 kg xúc xích, 270 kg vịt gia cầm đông lạnh, 200 con vịt giống nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam, 30.000 chiếc khẩu trang y tế. Tiếp nhận 22 vụ/414 công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép bị phía Trung Quốc bắt, trao trả; bắt giữ, trao trả 1 công dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam...
Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid – 19, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, tỉnh Cao Bằng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Trung tá Kường đã cùng với tập thể Đảng ủy, Ban Chỉ huy đơn vị đề ra nhiều biện pháp, tập trung lãnh đạo làm tốt công tác phòng, chống dịch trong đơn vị và địa bàn phụ trách, với những kết quả cụ thể là: Ra quyết định thành lập 4 tổ chốt chặn/20 đồng chí, 1 tổ cơ động/5 đồng chí chốt chặn 24/24 tại các đường mòn, lối mở qua lại biên giới, khu vực trọng điểm với 1.020 lượt người tham gia. Bản thân trực tiếp tham gia kiểm tra 32 lần. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn 151 công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép về nước và bàn giao cho cơ quan chức năng đưa số công dân trên đi cách ly theo quy định...
Với những thành tích đạt được, từ năm 2015 đến năm 2019, Trung tá Nguyễn Mạnh Kường liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. Năm 2016 đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân và được tặng nhiều Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Năm 2019 anh vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Tuệ Minh
TĐKT - Là cha đẻ 3 giống gà MD1.BĐ, MD2.BĐ và MD3.BĐ, ông Lê Văn Dư, Giám đốc Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư (thôn Huỳnh Mai, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã xây dựng thành công thương hiệu gà giống Minh Dư trở thành tên tuổi lớn trong ngành gà giống cả nước và là doanh nghiệp sản xuất, cung ứng giống gà ta lớn nhất Việt Nam. Với những nỗ lực, đóng góp cho ngành gia cầm, ông được người chăn nuôi mến mộ phong tặng danh hiệu “Vua gà ta”.
Kiên trì lai tạo gà giống
Xuất thân từ nông dân nghèo, đam mê nuôi gà, ông Dư đã trải qua biết bao khó khăn, lặn lội đi tìm những giống gà ta thuần chủng về lai tạo, ươm giống. Ban đầu, do ông chưa có kinh nghiệm, nên tỷ lệ gà ấp nở ra thấp. Gà con có sức đề kháng kém, tỷ lệ hao hụt cao và sức tăng trọng chậm. Khi ấy, ngành chăn nuôi gia cầm trên cả nước đang phát triển mạnh, nhưng giống gà ta còn đang khan hiếm nên chưa được người nuôi chú trọng.
Ông Lê Văn Dư
Từ thực tế trên, ông Dư quyết tâm tìm tòi, chọn tạo những con giống gà ta có chất lượng, mang nét đặc trưng riêng của Việt Nam để có thể cạnh tranh trên thị trường. Trước năm 1990, với những dòng gà thu thập được từ khắp nơi trên toàn quốc, ông nghiền ngẫm, chọn tạo ra những cặp lai. Dày công chọn tạo gà từ hết lứa này đến lứa khác, cả vài trăm ngàn con, ông mới chọn được một vài con. “Tôi đã bỏ rất nhiều thời gian đi đến nhiều vùng đất khác nhau trên cả nước để nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng của từng vùng miền. Sau đó, đích thân tôi lai tạo ra những giống gà khác nhau từ sắc lông đến mồng, mào, tích… phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng từng vùng miền để cung ứng cho các trang trại chăn nuôi gà thương phẩm ở đó”. – Ông Dư kể.
Sau 30 năm chọn tạo từ những giống gà ta Việt Nam ông thu thập được, đến nay, Công ty TNHH Giống Gia cầm Minh Dư đã có đàn gà giống cụ kỵ được lưu giữ ổn định. 3 giống MD1.BĐ, MD2.BĐ và MD3.BĐ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, được cấp Chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ cao năm 2018 và Chứng nhận OCOP là sản phẩm gà giống đạt tiêu chuẩn 5 sao năm 2019. Các giống gà ta này có độ đồng đều và sức đề kháng cao, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nuôi sống đạt trên 98%, gà tăng trọng nhanh, ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Hiện nay, công ty của ông sở hữu 4 trang trại nuôi gà với 50 chuồng kín và 2 nhà máy ấp nở gia cầm; với trang thiết bị hiện đại nhất, công nghệ 4.0 mới nhất của thế giới. Vốn điều lệ của công ty hiện nay là 318,967 tỷ đồng, doanh thu là 231,692 tỷ đồng, giải quyết việc làm tại doanh nghiệp hơn 400 lao động với mức thu nhập bình quân trên 8 triệu đồng/người/tháng và hàng triệu người lao động tại các địa phương.
Đón đầu công nghệ sản xuất
Với vai trò là giám đốc công ty, ông Dư đã tiên phong trong xây dựng hệ thống chuồng trại và nhà máy ấp nở công nghệ cao hiện đại nhất ở Việt Nam. Nếu như vào năm 1990, trang trại gà giống của Công ty Minh Dư còn ấp gà theo phương pháp thủ công bằng những chiếc đèn dầu thì đến năm 1995 đã tiến lên công nghệ ấp bằng máy công nghiệp nhập từ nước ngoài; rồi từ máy ấp công suất nhỏ tiến lên máy công suất lớn.
Đến năm 2000, Giám đốc Lê Văn Dư lại đích thân sang Hà Lan khảo sát và quyết định nhập về một loạt máy ấp và máy nở hiện đại hiệu Parefon, đồng thời nâng cấp chuồng trại với tổng kinh phí lên đến gần 30 tỷ đồng. Năm 2010, nhà máy ấp trứng của công ty đã sở hữu đến vài chục chiếc máy ấp gồm 3 loại, có công suất từ nhỏ đến lớn, loại thấp nhất ấp được 19.200 quả trứng/lượt, loại trung bình ấp 38.000 quả/lượt và loại cao nhất ấp được 57.600 quả/lượt cùng 6 máy nở có cùng công suất 19.200 quả/lượt.
Gà giống được ấp nở từ công nghệ hiện đại
Ông tâm đắc: Thành công mang lại là nhờ đón đầu và áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất. Quy trình chăn nuôi được tự động hóa từ công tác quản lý cho tới an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh. Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi gà đã đem lại năng suất rất cao và chất lượng tốt. Từ nhà máy ấp trứng cho đến hệ thống kiểm soát khí hậu đều được hệ thống tự động hóa kiểm soát và kết nối với trung tâm điều khiển, kể cả qua điện thoại để người nuôi điều khiển từ xa.
Đến nay, công ty có trên 200 máy ấp, là doanh nghiệp gà ta lớn nhất Việt Nam, chiếm 20% thị phần cả nước, góp phần quan trọng thay thế các giống gà nhập khẩu. Các thiết bị trong chuồng kín toàn bộ tự động hóa, điều khiển bên ngoài, đảm bảo tránh dịch bệnh hiệu quả. Trước kia, với việc thực hiện ấp trứng bằng phương pháp thủ công, tỷ lệ gà nở thấp, dưới 85%. Từ khi áp dụng công nghệ, phương pháp kỹ thuật mới, số lượng gà nở đạt 95%, trong đó tỷ lệ gà con loại 1 chiếm trên 94% chất lượng gà nở và gà loại 1 cao hơn 8 - 10% so với giai đoạn trước.
Hiện nay giống gà ta Minh Dư đã có mặt ở hầu hết các công ty chuyên chăn nuôi ở các tỉnh của cả nước và nước bạn Lào và Campuchia. Đặc biệt, năm 2019, công ty đã ký hợp đồng trực tiếp cung với số lượng gà giống trên 2 triệu con/năm cho Campuchia và Lào. Công ty đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của địa phương, làm lợi cho xã hội hơn 250 – 300 tỷ đồng/năm, giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thăm và làm việc tại công ty
Là một người say mê nghiên cứu, ông Dư liên tục cho ra đời nhiều đề tài khoa học như: “Nghiên cứu giống gà ta ở các địa phương trong cả nước, điều kiện khí hậu, sức đề kháng, để chọn tạo ra những giống gà ta tốt nhất phù hợp với điều kiện khí hậu các vùng miền ở Việt Nam, để cho ra giống gà thịt thơm ngon tăng trọng tốt, giá bán cao hơn các loại gà khác”; “Lai tạo các tổ hợp lai của các giống gà nội để tăng hiệu quả trong chăn nuôi”; “Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất giống gà ta MD1- BD, MD2-BD, MD3-BD phục vụ chăn nuôi trong nước và xuất khẩu”; “Nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà ta, hướng thịt, hướng trứng cho năng suất chất lượng cao phục vụ tái cơ cấu ngành chăn nuôi”... Các đề tài trên đã được nghiệm thu, ứng dụng trong sản xuất, đem lại hiệu quả rất cao, đã được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhiều công ty và nông dân các địa phương hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm mua con giống và học tập kinh nghiệm.
Nhằm xây dựng công ty ngày càng vững mạnh, ông Dư đã đưa ra những chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút những nhà khoa học và nhân tài, có năng lực về làm việc. Bố trí nhân viên kỹ thuật đến tận các doanh nghiệp và trang trại lớn các địa phương để phổ biến những kiến thức cơ bản. Nhờ đó, tỷ lệ nuôi sống và phát triển gà đạt 98 - 99%, cao hơn các giống gà khác 3 - 5% và xuất bán sớm hơn 15 ngày so với các giống gà khác, đạt chất lượng cao, hiệu quả đem lại trong chăn nuôi lớn.
“Trước sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp gà giống trong và ngoài nước, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất lượng con giống ngày càng tốt hơn, ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng cường công tác quản lý, điều hành để phấn đấu đưa sản phẩm vươn lên là giống gà ta đặc sắc nhất của Việt Nam”, ông Lê Văn Dư nói.
Không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi, ông Dư luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, luôn tận tụy với công việc; thực hiện nộp thuế, bảo hiểm xã hội, đóng góp đầy đủ các quỹ cho địa phương, tạo điều kiện cho Công đoàn hoạt động đúng theo quy định. Với tinh thần tương thân tương ái, trong 10 qua, ông Dư đã đóng góp, làm từ thiện ủng hộ học sinh nghèo vượt khó học giỏi, đóng góp xây dựng nông thôn mới, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ cho nhiều xã còn gặp khó khăn, ủng hộ vào Quỹ bão lụt, xây nhà tình nghĩa tại địa phương... ước thực hiện khoảng 3,5 tỷ đồng và tặng gần 1,2 vạn con gà con giống cho người dân ở các huyện trong tỉnh.
Với những kết quả đạt được, ông Dư đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen…
Phương Thanh
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 55
- 56
- 57
- 58
- 59
- …
- sau ›
- cuối cùng »