Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
TĐKT - Sáng 26/11, tại Hà Nội, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập; 55 năm truyền thống Khối chuyên Toán - Tin; 35 năm truyền thống Khối chuyên Vật lý và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tới dự. Điểm lại chặng đường phát triển của nhà trường, Tiến sĩ Lê Công Lợi, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên cho biết: Cách đây 55 năm, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có chủ trương tuyển chọn, đào tạo các học sinh xuất sắc, các nhà khoa học giỏi nhằm chuẩn bị nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc sau này. Thực hiện chiến lược đó, ngày 14/9/1965, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định mở những lớp cấp 3 phổ thông dạy học sinh có năng khiếu về Toán. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gắn danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới lên lá cờ truyền thống của nhà trường Lớp học sinh chuyên Toán đặc biệt của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ra đời với 35 học sinh đến từ 10 tỉnh, thành của miền Bắc. Các học sinh lớp chuyên Toán đã được đào tạo, bồi dưỡng thành những học sinh giỏi về Toán và được chọn gửi đi đào tạo đại học ở nước ngoài hoặc học tiếp trong nước để trở thành các chuyên gia khoa học - kỹ thuật cho đất nước. Từ những thành công của chuyên Toán, lần lượt khối chuyên Vật lý, khối chuyên Hóa học, khối chuyên Toán - Tin và khối chuyên Sinh được thành lập, phát triển. Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới, ngày 4/6/2010, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội có quyết định thành lập trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên trên cơ sở sáp nhập các khối chuyên Toán - Tin, Vật lý, Hóa học, Sinh học trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 10 năm qua, nhà trường đã có hơn 4.500 học sinh tốt nghiệp. Các thế hệ học sinh của trường đã xuất sắc giành được 23 Huy chương Vàng Olympic quốc tế của tất cả 5 môn Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học và nhiều Huy chương Bạc, Huy chương Đồng. Song song với mục tiêu đào tạo nhân tài, công tác giáo dục toàn diện của nhà trường đã đạt kết quả tốt. Trong các kỳ tuyển sinh đại học từ 2010 đến nay, nhà trường luôn đứng trong tốp 10 các trường trung học phổ thông cả nước. Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn tặng Bằng khen cho các nhà giáo, nhà khoa học có nhiều thành tích xuất sắc Học sinh của trường hầu hết trúng tuyển vào các lớp cử nhân tài năng chất lượng cao, lớp tiên tiến của các trường đại học lớn. Nhiều học sinh đã nhận được học bổng toàn phần của các ngành học hấp dẫn tại các trường đại học hàng đầu thế giới. Ghi nhận những thành tích của nhà trường, tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho tập thể nhà trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên. Phó Chủ tịch nước còn tặng bức tranh Khuê Văn Các cho Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên và dành tặng những phần thưởng cho các học sinh đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi Olympic quốc tế và các em học sinh vượt khó đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện. Nhân dịp này, nhiều cá nhân xuất sắc của nhà trường đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, PGS. TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ghi nhận những đóng góp to lớn của nhà trường trong lĩnh vực phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại buổi lễ Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội tự hào: “Anh hùng là danh hiệu xưa nay dành vinh danh cho những cá nhân, những tập thể đã có những hành động phi thường, những cố gắng, tinh thần hy sinh hoặc xả thân cho cộng đồng, cho đất nước và những hành động đó có kết quả to lớn và ấn tượng mạnh mẽ tới cộng đồng, được cộng đồng tôn vinh, ghi nhận. Một ngôi trường trung học phổ thông chuyên trong điều kiện cơ sở vật chất rất bình thường, đầu tư rất hạn hẹp và còn rất nhiều khó khăn khác, lại có thể đào tạo được những học sinh xuất sắc, mà một phần trong số đó đã dự thi quốc tế giành được 53 huy chương các loại, trong đó có 23 Huy chương Vàng tại các kỳ thi Olimpic chỉ trong mười năm qua, đó là sự phi thường. Ngôi trường từng là nơi ươm mầm cho những tên tuổi các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội và quản lý tài năng như các giáo sư Trần Văn Nhung, Đào Trọng Thi, Đàm Thanh Sơn, Ngô Bảo Châu... và các nhà khoa học tầm vóc khác... đó là những đóng góp lớn cho xã hội, cho đất nước. Ngày nay nhắc tới THPT chuyên KHTN là nhắc tới một thương hiệu, một niềm mong ước của học sinh phổ thông được vào học, một niềm tự hào của nhiều thế hệ... đó là sự tôn vinh và ghi nhận của xã hội đối với người anh hùng.” PGS.TS Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Nhận danh hiệu cao quý, vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm lớn. Mong các thầy cô và các bạn học sinh nhà trường tiếp tục cố gắng phấn đấu cho xứng với danh hiệu, tiếp tục thể hiện tinh thần người anh hùng trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo của đất nước, tiếp tục phát hiện và vun đắp cho các tài năng khoa học tự nhiên. “Đất nước để duy trì, ổn định và phát triển cần nhiều nhân lực chất lượng cao, nhưng đất nước muốn phát triển bứt phá, phát triển nhanh chóng để đạt tới vị trí một quốc gia phát triển trong thời gian ngắn thì lại cần nhân tố đặc biệt là nhân tài.” – PGS.TS Nguyễn Kim Sơn khẳng định. Giám đốc Đại học Quốc gia đề nghị: Nhà trường cần làm tốt công việc tổng kết đúc rút thành mô hình, tổng kết kinh nghiệm và lý luận hóa khoa học phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, cần đặt vấn đề đổi mới toàn diện việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong bối cảnh mới và yêu cầu mới. Trường cần đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập cho đối tượng học sinh chuyên, triển khai sâu rộng phương pháp giáo dục cá thể hóa, xây dựng môi trường giáo dục tiên tiến và đặc biệt dành cho đối tượng học sinh chuyên. Cần giáo dục để phát triển toàn diện người học cả về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, cả năng lực tư duy, tầm nhìn và năng lực thẩm mỹ, cả cảm xúc, trực giác và trí tưởng tượng. Trường cần phấn đấu để ngôi trường này, người học, người dạy, người phục vụ, phụ huynh học sinh, nhà quản lý đều cảm thấy hạnh phúc với công việc... Mai Thảo – Lam DươngĐiển hình tiên tiến
TĐKT - Vừa qua, Công đoàn Viên chức tỉnh Long An tổ chức Hội nghị tuyên dương các điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 - 2020.
Trao Giấy khen của Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức tỉnh cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
Phong trào thi đua yêu nước được các cấp công đoàn triển khai sôi nổi, thể hiện qua các phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”. Qua đó, khơi dậy tinh thần yêu nghề, phát huy tiềm năng, trí tuệ, ra sức thi đua học tập, sáng tạo. Các phong trào thi đua được phát động với nhiều hình thức đa dạng, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, gắn với việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng như gắn với thực hiện Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức, người lao động “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”.
Hàng năm, có 100% công đoàn cơ sở và gần 100% lượt cá nhân đăng ký các danh hiệu thi đua. 5 năm qua, có trên 2.000 đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến kinh nghiệm; đề tài, dự án nghiên cứu khoa học giúp cơ quan, đơn vị, nhà nước thu lợi với số tiền hàng chục ngàn tỷ đồng.
Ngoài ra, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” được đông đảo nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị hưởng ứng tham gia. Hàng năm có trên 95% nữ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đăng ký thi đua và có trên 90% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nữ đạt phụ nữ 2 giỏi hàng năm.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Long An Lê Thị Thu Cúc đánh giá cao những kết quả đạt được của Công đoàn Viên chức tỉnh thời gian qua. Bà đề nghị Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo các cấp công đoàn phát động các phong trào thi đua yêu nước sát với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của cơ quan, đơn vị. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gương mẫu đi đầu hưởng ứng các phong trào thi đua do tỉnh và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động nhằm góp phần phục vụ tốt các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh.
Nhân dịp này, 68 cá nhân được nhận Giấy khen của Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức tỉnh vì có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước và hoạt động công đoàn giai đoạn 2015 – 2020.
Xuân Phúc
TĐKT - Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông con ở xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, điều kiện làm ăn kinh tế gặp nhiều khó khăn, cuộc sống đói khổ cứ đeo bám mãi gia đình anh Rơ Châm Chyur, công nhân khai thác tổ 11, nông trường Cao su Hòa Phú, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh. Bằng sự nỗ lực không ngừng, gia đình anh vượt qua khó khăn, dần thoát nghèo.
Năm 1997, khi Nông trường Cao su Hòa Phú thuộc Công ty Cao su Chư Păh (nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Chư Păh), trồng cao su tại xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, anh và các thanh niên trong làng được tuyển vào làm công nhân tại nông trường này thì cuộc sống mới dần dần được thay đổi, có ăn, có của để dành. Công việc của anh từ đó ổn định và thu nhập hàng tháng đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống gia đình.
Công nhân Rơ Châm Chyur cạo mủ cao su
Anh kể lại, nhớ lại những ngày đầu vào làm công nhân cao su, anh chưa thể nào hình dung công việc, tiền lương và lại còn có tiền thưởng cho một công nhân cao su là như thế nào, vì trước đây, anh đều quen với nương rẫy và công việc làm thuê sáng đi làm, chiều nhận tiền, mua ăn hết trong ngày, không có để dành và bữa no, đói, thiếu thốn tiếp diễn suốt bao năm tháng. Vào làm công nhân cao su, anh được tiếp xúc với nhiều cán bộ quản lý của công ty, nông trường, những người thật lòng muốn giúp anh khỏi cảnh đói nghèo và cách canh tác lạc hậu. Anh biết trồng, chăm sóc cây cao su, biết làm kinh tế gia đình. Tiếp đó, anh được thường xuyên học tập, biết kinh nghiệm làm kinh tế của người Kinh và công ty đã cho anh đi tham quan học tập ở những đơn vị trong, ngoài ngành cao su, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, ở một số tỉnh bạn để có thêm hiểu biết cho mình về làm kinh tế tốt hơn.
Khi có đầy đủ kinh nghiệm, gia đình anh đã chăm sóc vườn cao su và có cuộc sống ấm no từ vườn cây nhận khoán, đến khi những dòng nhựa trắng đầu tiên chảy trên mảnh đất Ia Khươl. Những năm đầu khi cây cao su đưa vào khai thác, năng suất vườn cây chưa cao, trong đó một phần do trình độ tay nghề và phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc chưa xóa bỏ được. Nhận thức được vấn đề này qua những lần phổ biến kinh nghiệm của tổ trưởng sản xuất và cán bộ quản lý của đơn vị, anh tích cực tham dự các lớp học văn hóa, tay nghề cạo mủ… do Nông trường tổ chức và hàng ngày tự rèn luyện tay nghề qua những đường dao khai thác. Mỗi lần đặt dao vào cây cao su để cạo là mỗi lần anh tự cố gắng phải làm theo hướng dẫn của tổ trưởng, các cán bộ kỹ thuật để có tay nghề tốt nhất, để có nhiều mủ nhất, cứ như thế anh dần thực hiện và nâng cao dần trình độ tay nghề. Bên cạnh đó, anh luôn lắng nghe sự chỉ bảo của cán bộ kỹ thuật để hiểu biết về mặt lý thuyết, ngày càng hiểu biết nhiều hơn về cây cao su khai thác, để chăm sóc, bón phân đúng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn, nên nhiều năm liền anh đều vượt kế hoạch sản lượng và được thưởng vượt sản lượng, thưởng tay nghề kỹ thuật.
Bản thân anh luôn tham gia đi đầu, gương mẫu trong các phong trào thi đua lao động, sản xuất hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và năm; các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao cũng như các phong trào vì cuộc sống cộng đồng do tổ, nông trường, công ty phát động. Tham gia tốt các hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong tổ, nông trường. Trong Hội thi thợ giỏi thu hoạch mủ Cao su cấp Nông trường, anh đã đạt được giải nhất năm 2016, đạt được giải ba năm 2018. Bên cạnh đó, hàng năm công ty mở các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân có tay nghề yếu và gia thuộc, anh được công ty chọn để đào tạo cho công nhân môn thực hành tại vườn cây.
Không dừng lại ở đó, anh còn thường xuyên tìm hiểu, trao đổi và học tập những cách làm mới, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế phụ để ngày một nâng cao đời sống kinh tế của gia đình. Anh là gương điển hình tiên tiến trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và đã có sáng kiến “Nâng cao kỹ thuật cạo, tận thu tối đa mủ cao su khai thác” đã đem lại sản lượng mủ cao su cho tổ, nông trường, góp phần vào việc hoàn thành sản lượng của tổ nói riêng và của nông trường nói chung.
Năm 2015, anh hoàn thành kế hoạch sản lượng là 112%, năm 2016 là 111%, năm 2017 là 115%, năm 2018 là 120%, năm 2019 là 152% và về trước kế hoạch sản lượng nhận khoán trong năm từ 20 ngày đến 30 ngày. Ngoài việc lo cho cá nhân, anh còn động viên mọi công nhân trong tổ cố gắng rèn luyện, lao động sản xuất tốt, trước hết là để nâng cao thu nhập cho cá nhân, góp phần cùng tổ và nông trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đối với phong trào làm kinh tế phụ, tăng thu nhập và cải thiện đời sống do Ban Tổng Giám đốc và Công đoàn công ty phát động. Anh luôn là người đi đầu khi dùng tiền vốn của mình và bổ sung thêm tiền vay không tính lãi từ quỹ phúc lợi của công ty, để phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay, gia đình anh đã có 2 ha bời lời, 1,2 ha cà phê, 3 sào ruộng lúa nước, 15 con bò, heo và một số ít diện tích trồng mỳ.
Nguồn lợi thu nhập từ làm kinh tế phụ hàng năm sau khi trừ chi phí là từ 40 - 60 triệu đồng. Với các khoản tiền lương, thưởng từ làm cao su và kinh tế phụ, anh đã xây được nhà mới, mua xe công nông để sản xuất, xe gắn máy để đi làm, tivi…, để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và cuộc sống của gia đình. Từ khi vào làm công nhân của công ty cho đến nay, từ nguồn thu nhập của công nhân và làm kinh tế phụ, cuộc sống gia đình anh đã có tích lũy, các con được ăn học đầy đủ.
Với những kết quả đạt được, anh đã được các cấp lãnh đạo tặng rất nhiều phần thưởng cao quý như nhiều năm liền là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bằng khen của Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công đoàn Cao su Việt Nam, tỉnh Đoàn Gia Lai, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhiều năm liền gia đình anh được địa phương công nhận là Gia đình văn hóa…
Hồng Thiết
TĐKT – Không may bị cướp đi nguồn sáng nơi đôi mắt, lại gặp nhiều biến cố trong gia đình, nhưng chàng trai Lê Thanh Ánh, Hội Người mù tỉnh Vĩnh Phúc đã tìm thấy cho mình một con đường sống đầy nghị lực và đáng khâm phục.
Ánh sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo thuộc xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Tuổi thơ của em không được êm đềm, yên ả như bao bạn bè cùng trang lứa khác. Ngay từ khi còn nhỏ, sóng gió đã ập đến với cuộc đời em. Năm lên 8 tuổi, một tai nạn khủng khiếp đã cướp đi nguồn sáng nơi đôi mắt. Màn đêm vĩnh viễn buông xuống, xung quanh em chỉ toàn một màu đen. Ánh sống trong bi quan, chán nản và dần thu mình không muốn tiếp xúc với ai. Em cảm thấy hụt hẫng, chơi vơi, lạc lõng vô cùng. Song, nhờ tình yêu thương vô bờ bến của gia đình, Ánh đã dần lấy lại sự cân bằng của bản thân sau những tháng ngày nặng nề buồn tủi.
Nhưng thật trớ trêu, nỗi đau này chưa qua nỗi đau khác lại ập tới. Vài năm sau, một căn bệnh quái ác đã cướp đi vĩnh viễn người cha yêu dấu của em. Vậy là khó khăn lại chồng chất khó khăn, mọi công việc nặng nhọc đổ dồn lên đôi vai nhỏ bé, hao gầy của mẹ. Một mình mẹ phải bươn chải sớm hôm, đầu tắt mặt tối để nuôi dạy hai đứa con tật nguyền nên người. Nhưng do lao động cực nhọc và lo lắng quá nhiều cho tương lai của hai đứa con thơ nên mẹ Ánh bị mắc chứng rối loạn tâm thần. Ánh thực sự suy sụp và tuyệt vọng, chới với trong sự đau khổ đến cùng cực.
Lê Thanh Ánh khi còn là học sinh trường THPT Nguyễn Thái Học (tỉnh Vĩnh Phúc)
Những tưởng cánh cửa cuộc đời đã khép lại. Nhưng may mắn đã mỉm cười với em. Đó là vào mùa hè năm 2008, em được nhận vào học tập và sinh hoạt tại Trung tâm Giáo dục Dạy nghề thuộc Hội Người mù tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đó, Ánh sống trong tình yêu thương của thầy cô, sự đùm bọc, chia sẻ, cảm thông của bạn bè cùng cảnh ngộ. Các bác lãnh đạo Hội Người mù tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều kiện cho em theo học lớp xóa mù chữ Braille, lớp tin học, lớp kỹ năng sống và đi học hòa nhập cùng các bạn sáng mắt. Ngoài những giờ học tập căng thẳng, Ánh rất thích đọc sách, hai tác giả mà em hâm mộ nhất là Andrew Matthews và Fukuzawa Yukichi.
Ánh chia sẻ: “Câu nói “Đời thay đổi khi ta thay đổi” hay “Trời không sinh ra người đứng trên người, trời cũng không sinh ra người đứng dưới người. Tất cả đều do sự học mà ra” đã truyền cảm hứng và tiếp thêm niềm tin cho tôi. Tôi nung nấu và khát khao cháy bỏng tạo ra thay đổi và phát triển bản thân. Tôi quyết tâm chăm chỉ, cần cù học tập, sống chân thật và yêu thương mọi người.”
Từ khi nghiêm túc, kỷ luật trong việc học tập, trau dồi, mài giũa bản thân, cuộc đời của Ánh đã có sự thay đổi lớn: Từ một đứa trẻ tự ti, nhút nhát, Ánh trở nên tự tin, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách; từ một cậu học trò ba năm đầu tiểu học đều nằm trong danh sách học sinh yếu kém của trường nay đã là chàng sinh viên năm ba trường Học viện Quản lý giáo dục với bao ước mơ, hoài bão đang ấp ủ. Từ một thằng bé mang trái tim nhiều thương tổn nay đã trở nên mạnh mẽ, tích cực và sẵn sàng chia sẻ với mọi người xung quanh.
Trong suốt chặng đường học tập vừa qua, Ánh là học sinh ưu tú của các trường ở các cấp học khác nhau. Dưới mái trường THCS, Ánh luôn đứng đầu lớp và nằm trong tốp học sinh tiêu biểu của nhà trường. Ánh là một trong số ít những học sinh của nhà trường được vào Lăng báo công với Bác. Đặc biệt, dưới mái trường THPT, Ánh thực sự “bùng nổ”: Ba năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi, luôn là một trong ba học sinh đứng đầu lớp chọn của nhà trường; ba năm liên tiếp vô địch chương trình sân chơi trí tuệ - một sân chơi danh giá truyền thống của nhà trường và là phiên bản của chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
Không dừng lại ở đó, Ánh được đại diện nhà trường tham gia những sân chơi dành cho học sinh giỏi trong toàn tỉnh và đã đạt được nhiều thành tích cao như: Giải nhất lĩnh vực và giải nhì toàn cuộc trong kỳ thi sáng tạo khoa học kỹ thuật do tổ chức Intel quốc tế tổ chức; hai giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, giải khuyến khích trong kỳ thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn do Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.
Ánh nhận được giấy chứng nhận học sinh giỏi tỉnh của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Phúc trao. Ngoài ra, Ánh tích cực tham gia các hội thi, các phong trào văn hóa, văn nghệ của nhà trường và mang về nhiều thành tích cho lớp. Lên đại học, Ánh là một trong hai sinh viên xuất sắc của Học viện Quản lý giáo dục và được nhận Bằng khen của Giám đốc Học viện.
Nhìn lại chặng đường đã trải qua, Ánh bộc bạch rằng: Nghịch cảnh không có sức mạnh đặc biệt gì trừ khi ta trao cho nó sức mạnh bằng cách cúi đầu trước nó. Nghịch cảnh là một môi trường tuyệt vời đã giúp chúng ta tôi rèn, mài giũa bản thân. Chỉ ở trong gian khổ thì giá trị thực thụ của con người mới được thử thách và chứng minh. Điều gì không làm cho chúng ta gục ngã thì nó sẽ giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn.
Ánh bảo, chỉ mong thời gian tới, các cấp lãnh đạo và ngành giáo dục sẽ tiếp tục quan tâm, có những chính sách hỗ trợ cho người mù nói riêng, người khuyết tật nói chung tham gia học tập hiệu quả hơn như: Tạo điều kiện miễn, giảm học phí cho tất cả những người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng mà không chỉ là những người thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo vì chuẩn nghèo ở nước ta còn thấp và người khuyết tật đi học phải chi trả rất nhiều chi phí như đi lại, mua trang thiết bị đặc thù... Đồng thời, hỗ trợ sách giáo khoa, tài liệu và phương tiện học tập, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để người khuyết tật giảm bớt khó khăn, vươn lên trong học tập và chứng minh năng lực của mình.
Dù cuộc sống còn nhiều thử thách, chông gai, nhưng tin rằng, bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân, tình yêu thương vô bờ của gia đình, sự dìu dắt tận tình của thầy cô, sự nâng đỡ của tổ chức hội và sự quan tâm, chia sẻ từ cộng đồng thì Ánh sẽ luôn là con người giàu ý chí, nghị lực, trí tuệ, hòa nhập và có những đóng góp hữu ích cho xã hội, thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình.
Mai Thảo
TĐKT - Nỗ lực vươn lên từ vùng đất hoang hóa, cựu chiến binh Bùi Văn Thới ở khu phố Tân An (thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) đã tập trung phát triển cây điều phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương. Hiện nay, ông đang sở hữu 4,3 ha điều với năng suất luôn đạt 3 tấn/ha trở lên, mỗi năm thu lãi hơn 200 triệu đồng.
Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật vào trong trồng và chăm sóc, cây điều ra nhiều quả, cho năng suất cao
Sinh ra tại Quảng Ngãi, năm 18 tuổi, ông Thới tham gia lực lượng thanh niên xung phong và làm nhiệm vụ tái thiết tuyến đường sắt Bắc - Nam, khu vực từ tỉnh Quảng Nam vào Quảng Ngãi do bị tàn phá trong chiến tranh.
Trong suốt 8 năm gắn bó với lực lượng thanh niên xung phong, ông luôn phấn đấu và nỗ lực trong mọi công việc. Năm 1983, ông xuất ngũ trở về quê hương sinh sống. Dù rất chăm chỉ lao động nhưng cuộc sống của gia đình ông vẫn gặp nhiều khó khăn.
“Trong một lần vào Bình Phước thăm bà con, tôi nhận thấy nơi đây đất rộng, màu mỡ. Vốn đam mê sản xuất nông nghiệp, năm 1984, tôi quyết định chuyển gia đình vào Bình Phước lập nghiệp và cư ngụ tại khu phố Tân An, thị trấn Tân Phú đến nay.”- ông Thới nhớ lại.
Tại vùng đất mới, ban đầu vợ chồng ông đăng ký tham gia hợp tác xã nông nghiệp và được hợp tác xã cấp 1 sào đất ở. Dồn hết vốn, ông mua được 4,3 ha đất.
Những năm đầu ông Thới trồng ngô, đậu, mì, lúa rẫy và một số hoa màu đủ tự cung, tự cấp trong gia đình. Tuy nhiên, để ổn định lâu dài, năm 1987, ông quyết định đầu tư trồng điều.
“Khi đó, trồng điều đơn giản. Để chọn hạt ươm, tôi tìm đến các vườn điều, quan sát cây nào khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, sai quả sẽ mua hạt về ươm trồng. Nếu thời tiết thuận lợi, hạt điều nảy mầm”.- ông Thới chia sẻ.
Tuy nhiên theo ông Thới, cách trồng như vậy tỷ lệ cây chết rất cao, cần phải trồng nhiều năm mới cho thu hoạch. Cộng thêm việc chưa hiểu rõ về quy trình chăm sóc, quá trình sinh trưởng của cây... do đó vườn điều của gia đình ông cho cho năng suất thấp, chỉ vài tạ/ha.
Để vườn điều phát triển tốt và cho năng suất cao, ông Thới đã tích cực tham gia nhiều buổi tập huấn về quy trình chăm sóc cây trồng do Hội Nông dân và Trạm Khuyến nông huyện tổ chức. Ông Thới cho biết: “Hầu hết hộ dân cho rằng điều là loại cây không kỳ công chăm sóc, không nhất thiết phải bón phân... Trong khi cũng như các loại cây trồng khác, cây điều rất cần chất dinh dưỡng để phục hồi và phát triển sau mỗi mùa thu hoạch”.
Vì vậy, sau khi thu hoạch ngoài tạo tán, tỉa cành, làm cỏ và phun thuốc phòng bệnh, ông Thới còn bón phân. Để cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, ông chia làm 2 lần bón. Lần thứ nhất, bón vào đầu mùa mưa và lần thứ 2 vào cuối mùa mưa. Ông còn thường xuyên thăm vườn để phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời cho cây điều.
Nhờ biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăm sóc cây điều nên vườn cây của gia đình ông luôn cho năng suất từ 2,8 - 3 tấn/ha/năm. Trung bình mỗi năm cây điều mang lại cho gia đình ông trên 200 triệu đồng.
Với hiệu quả trong cách làm kinh tế, năm 2018, 2019, ông Bùi Văn Thới đã đạt danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Ông còn được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam tặng Bằng khen vì có thành tích trong sản xuất điều.
Tuệ Minh
TĐKT - Với tinh thần quả cảm, Thượng sĩ Lê Hoàng Khang, phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Sóc Trăng đã không quản khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng lặn xuống độ sâu 5m cứu sống người phụ nữ bị kẹt trong chiếc sà lan chìm giữa dòng sông Hậu. Từ sự nhanh trí, quên mình vì nhiệm vụ, Khang được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm”.
Thượng sĩ Lê Hoàng Khang
Lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, Lê Hoàng Khang đã mơ ước được vào ngành Công an để góp một phần công sức của mình phục vụ cho quê hương, đất nước. Chính vì vậy, anh luôn cố gắng trong học tập và rèn luyện ngay từ đó. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Khang đăng ký tham gia nghĩa vụ công an nhân dân vào năm 2016 và được phân công về nhận nhiệm vụ tại phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Sóc Trăng cho đến nay.
Thời gian qua, anh đã được lãnh đạo đơn vị phân công trực tiếp tham gia chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn trên 20 vụ; tham gia huấn luyện công tác phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng dân phòng và bảo vệ các sự kiện chính trị quan trọng của địa phương. Trong số các vụ cứu hộ, cứu nạn Khang tham gia, có hai vụ việc đáng nhớ nhất và cũng khiến anh thấy rất đau lòng khi chứng kiến cảnh tượng đó.
Vụ thứ nhất là vào khoảng hơn 16 giờ, ngày 1/10/2018, anh cùng các đồng chí trong đơn vị nhận được mệnh lệnh của lãnh đạo chỉ huy thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với một trường hợp là học sinh lớp 9, mới 15 tuổi tại xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Khi đến nơi, Khang được phân công trực tiếp lặn xuống sông, còn các đồng chí khác trên ghe hỗ trợ; con sông đó tuy không lớn, nhưng mới được nạo vét xong nên khá sâu, nước chảy tương đối mạnh. Khang nhớ lại: “Khi vừa bước xuống sông thì tôi có cảm giác chới với, rất sợ vì thời điểm đó trời đã tối. Lúc đó, tôi nghĩ gia đình nạn nhân đã mất đi một đứa con, mình phải cố gắng tìm cho được xác nạn nhân để gia đình vơi đi phần nào nỗi đau. Nhưng đến gần 12 giờ đêm mà vẫn chưa tìm thấy xác người bị nạn, nên lãnh đạo đơn vị ra lệnh rút quân để hôm sau tìm tiếp.”
Đến sáng hôm sau, Khang tiếp tục được phân công thực hiện công tác tìm kiếm nạn nhân, đến gần 11 giờ trưa, mặc dù rất mệt và bị thương ở chân, nhưng nhìn thấy cảnh trông chờ mỏi mòn của người thân nạn nhân và được đồng đội động viên, Khang lại tiếp tục lặn tìm giữa sông cách chỗ nạn nhân ngã khoảng 15m thì gặp được xác.
Với thành tích đó, Khang được Giám đốc Công an tỉnh tặng Giấy khen và với những thành tích rèn luyện, phấn đấu trong 3 năm, Khang được xét chuyển biên chế vào năm 2019. Khi được chính thức vào ngành Công an, anh tự hứa với bản thân là cần phải cố gắng và phấn đấu hơn nữa, mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ đó, Khang luôn cố gắng học tập, rèn luyện và công tác cho thật tốt.
Lặn xuống độ sâu 5m để cứu người bị nạn
Vụ thứ hai vào khoảng 16 giờ ngày 10/2/2020, khi nhận được tin vụ tai nạn chìm sà lan trên sông Hậu thuộc ấp An Thường, xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, anh đã cùng 13 cán bộ chiến sĩ tham gia thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.
Chiếc sà lan mang biển kiểm soát ST-061.69 do anh Trần Vĩnh Xuyên điều khiển, trên tàu là cả gia đình anh Xuyên gồm vợ anh là chị Nguyễn Ngọc Lành cùng 3 đứa con nhỏ, đứa lớn nhất chỉ mới 12 tuổi, đứa nhỏ nhất cũng mới vừa lên 5. Khi đến ngã ba sông thuộc ấp An Thường, xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng thì xảy ra tai nạn chìm sà lan. Anh Xuyên và đứa con lớn của anh may mắn thoát chết, còn chị Lành và 2 cháu nhỏ không kịp thoát nạn.
Đến khoảng gần 18 giờ, các đồng chí trong đội tiếp cận được hiện trường vụ tai nạn. Sau khi quan sát tổng thể và được người dân cung cấp thông tin, chỉ huy đơn vị cho tiến hành trinh sát xung quanh sà lan và phát hiện bên trong sà lan có người còn sống. Lúc đó có nhiều phương án đặt ra nhưng chỉ huy bàn bạc cùng đồng đội quyết định lặn để cứu nạn nhân là cách tốt nhất, không còn phương án nào khả thi hơn vì thời gian nạn nhân ở dưới nước quá lâu dễ nguy hiểm tới tính mạng.
Khi nhận được lệnh từ chỉ huy, Khang nhanh chóng lặn xuống sà lan và phát hiện đường vào bên trong khoang mà nạn nhân đang bị mắc kẹt. “Tôi lặn xuống sâu hơn 5m, lúc đó nước chảy mạnh, qua mô tả của chủ sà lan, tôi lần theo 8 nấc thang tới khoang có người kêu cứu, phát hiện chị Lành còn sống. Dù chị đang nắm vào thanh sắt để đu người lên nhưng nước đã ngập tới cổ. Ngay lập tức tôi lặn quay ra báo cáo chỉ huy để có phương án cứu chị Lành”. – Khang kể lại.
Lúc đó chỉ huy phân công Khang và một đồng chí cùng vào trong cứu người bị nạn ra ngoài. Việc này rất khó và nguy hiểm vì lúc đó nước chảy rất mạnh, sà lan chỉ nổi một phần mũi trên mặt nước nên có thể lật úp hoàn toàn bất cứ lúc nào.
Dù khó khăn, nguy hiểm nhưng với tâm huyết và tấm lòng thương cảm gia đình nạn nhân, Khang quyết định bằng mọi cách phải cứu cho được người bị nạn. Lúc đó anh liền lấy một chai nước, một đèn pin cầm tay và hỏi chỉ huy xem có cách nào bơm oxy ở ngoài vào trong khoang sà lan để cho nạn nhân tiếp tục có oxy để thở không, vì anh biết nạn nhân đã phải chịu khát hàng giờ đồng hồ và bên trong khoang tối om, không còn nhiều oxy để thở. Khi nghe Khang hỏi, chủ ghe cào đậu cặp bên liền lên tiếng là có máy chạy oxy và nhanh chóng đưa cho anh một đường ống dẫn oxy. Khang nhanh chóng lấy ống dẫn oxy và lặn xuống khoang mà anh xác định nạn nhân đang ở bên trong. Khi đến nơi, Khang nổi lên và nhìn thấy nạn nhân. Anh liền lấy chai nước mang theo cho nạn nhân uống, sau đó lấy ống thở của mình hướng dẫn cho nạn nhân tập thở.
Cùng lúc đó, Đại úy Nguyễn Hoàng Khải vừa lặn vào. Các anh hướng dẫn nạn nhân cách thở ở dưới nước. Khi nhận thấy nạn nhân bắt đầu thở được dưới nước, Khang nhanh chóng nổi lên thông báo cho chỉ huy biết và cùng cán bộ chiến sĩ chuẩn bị đưa người bị nạn lên trên ca nô an toàn. Nạn nhân được đưa lên ca nô lúc hơn 18 giờ 21 phút và được các bác sĩ nhanh chóng đưa về bệnh viện để theo dõi.
Lúc này chỉ huy yêu cầu vào trong khoang kiểm tra lần nữa xem còn nạn nhân nào bên trong hay không. Khang nhận lệnh và tiếp tục lặn vào bên trong tìm kiếm thêm lần nữa. Sau một hồi tìm kiếm và không phát hiện gì thêm, anh nổi lên và báo cáo là không còn ai trong khoang cả. Ngay lập tức chỉ huy báo cáo lãnh đạo phòng là không còn nạn nhân nào trong khoang, xin ý kiến ngừng tìm kiếm và được lãnh đạo chấp thuận.
Thượng sĩ Lê Hoàng Khang được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm
Qua vụ cứu nạn, cứu hộ trên, Khang đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen về thành tích đột xuất, được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm.
Chia sẻ về thành tích của mình, Lê Hoàng Khang chỉ khiêm tốn: “Xác định trách nhiệm của mình là cứu người nên chúng tôi không ngại ngần gì khi lao xuống dòng nước dữ cứu chị Lành. Cứu được chị Lành là niềm vui, niềm hạnh phúc của những người chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ chúng tôi. Tôi nghĩ, ở vào vị trí của mình, ai cũng hành động như vậy thôi”.
Theo Đại tá Nguyễn Minh Ngọc, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, hành động xả thân cứu người của Thượng sĩ Lê Hoàng Khang cùng đồng đội rất đáng biểu dương, góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ công an nhân dân “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Nguyệt Hà
TĐKT - Là một nông dân chính gốc, chưa hề qua lớp đào tạo nào về kỹ thuật nhưng ông Nguyễn Kim Hùng, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh Thiên Long - Hùng Phương ở xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh được nhiều người trân trọng gọi với biệt danh “kỹ sư” nông dân. Ông đã nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu ích.
Vốn là một người lính, sau khi rời quân ngũ trở về quê hương, với niềm đam mê cơ khí từ thuở bé, ông Nguyễn Kim Hùng đã tự mày mò làm nghề sửa chữa xe đạp rồi đến gò hàn, gia công đồ gia dụng. Thấu hiểu những nỗi cơ cực vất vả trong sản xuất nông nghiệp, ông luôn đau đáu một suy nghĩ là làm sao chế tạo ra được những loại thiết bị để giảm bớt sức lao động trong nông nghiệp.
Nhắc đến cái tên Nguyễn Kim Hùng, nhiều người nghĩ ngay đến những máy bơm nước lưu lượng lớn phục vụ nông nghiệp; máy bơm “siêu chịu mặn” ứng dụng cho nuôi trồng thủy, hải sản vùng nước mặn; “máy hút bùn đa năng” phục vụ dọn đáy ao và cung cấp oxy và bơm nước không cần mồi; máy quạt nước làm mát bằng nước tự nhiên. Đó là những sáng chế tuyệt vời và vô cùng thiết thực với bà con nông dân không chỉ ở quê hương Bắc Ninh mà còn khắp cả nước.
Ông Nguyễn Kim Hùng bên những chiếc máy bơm do mình chế tạo ra
Chia sẻ về các sáng chế của mình, ông Hùng cho biết: Năm 2003, khi đa số người dân quê ông chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, việc cải tạo ao hồ mất khá nhiều thời gian và công sức. Trăn trở suy nghĩ đến việc tạo ra một sản phẩm hữu ích giúp bà con giải phóng sức lao động, ông Hùng lặn lội ra Công ty Cơ khí Hà Nội để mục sở thị những chiếc máy hiện đại và tìm tòi linh kiện phù hợp.
Sau một thời gian dày công thử nghiệm, chiếc máy bơm đầu tiên mang tên Thiên Long của ông ra đời năm 2004, nhận được sự phản hồi tích cực của người dân trong vùng. Sản phẩm có nhiều tính năng ưu việt như: Thiết kế nhỏ gọn, phần vỏ động cơ và cụm bơm ly tâm được sản xuất bằng hợp kim nhôm nên máy rất nhẹ, có thể dễ dàng di chuyển và lắp đặt. Ngoài ra, máy còn được trang bị đồng hồ vol để theo dõi nguồn điện áp và Atomat bảo vệ động cơ trong quá trình hoạt động. Máy có thể hoạt động trong phạm vi điện áp khá rộng từ 170V-240, được xem là một lợi thế tuyệt vời phù hợp với mạng lưới điện tại các vùng nông thôn thường không ổn định, có khả năng ứng dụng rộng rãi cấp thoát nước cho các ao nuôi thủy sản, tưới tiêu ruộng đồng, bơm bùn loãng, nước thải…
Từ chiếc máy bơm nước đầu tiên ấy, ông Kim Hùng liên tục cải tiến, cho ra đời nhiều dòng máy bơm cải tiến, hiện đại hơn. Máy bơm nước của cơ sở sản xuất Thiên Long - Hùng Phương có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước như: Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc với hơn 100 đại lý lớn nhỏ. Ngoài ra, cơ sở cung cấp hàng vạn linh kiện cho các tỉnh miền Bắc.
Đến năm 2017, ông Hùng lại chế tạo ra một loại máy bơm khác có khả năng chịu mặn cao, giá thành thấp, phù hợp với túi tiền của bà con nông dân. Dòng máy bơm siêu chịu mặn ra đời được ứng dụng rộng rãi tại các vùng nước mặn như: Thái Bình, Nam Định, tại các hộ nuôi hải sản như tôm, san hô nhân tạo… Chỉ trong năm 2018, đã tiêu thụ được 300 chiếc và từ 2018 đến nay, ông cung cấp hơn 400 sản phẩm bơm chịu mặn cho khách hàng. Sáng chế này của ông đạt giải nhất cuộc thi “Nhà nông sáng tạo năm 2017” do Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức.
Trong hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, một vấn đề rất hay gặp phải là việc tích tụ bùn, các loại tạp chất và chất thải dưới đáy ao do thức ăn dư thừa và chất thải của tôm cá, tạo ra các loại vi khuẩn có hại, khí độc có thể gây bệnh, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm cá. Do vậy nhu cầu về các thiết bị phục vụ cho việc dọn và làm sạch đáy ao ngày càng gia tăng. Nhận thấy điều này, ông Hùng tìm tòi, chế tạo ra máy hút bùn đa năng, phục vụ dọn đáy ao và cung cấp oxy và bơm nước không cần mồi. Giải pháp hữu ích này góp phần tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng nhờ vận hành dễ dàng, ít tốn công lao động và góp phần làm sạch ao nuôi, giúp tôm cá có môi trường sạch để sinh trưởng và phát triển tốt hơn, tăng sản lượng tôm, cá trong cùng 1 diện tích và thời gian nuôi.
Ông Hùng cho biết: Thông thường để tiến hành hút bùn cho ao nuôi rộng 2.000m2 người ta phải bỏ ra chi phí từ 10 - 12 triệu đồng bao gồm máy móc và nhân công, nhưng từ khi có máy hút bùn ao nuôi này người dân sẽ tiết kiệm được số tiền như trên, đồng thời tăng sản lượng tôm cá nuôi trên cùng một diện tích ao do môi trường ao nuôi đã được làm sạch.
Ông Nguyễn Kim Hùng luôn say sưa với nghiên cứu, chế tạo các loại máy móc
Cũng trong năm 2017, sau khi tiến hành nghiên cứu thực tế, phân tích ưu nhược điểm của các loại máy quạt trên thị trường, nhận thấy đa số máy quạt nước Trung Quốc được che đậy bằng chụp che nhựa nên động cơ rất nóng và dễ cháy máy, hiệu suất sử dụng động cơ thấp. Thấy được bất cập đó, ông Hùng đã sáng chế ra máy quạt nước làm mát bằng nước tự nhiên, sử dụng chính nguồn nước từ môi trường ao nuôi làm mát phần vỏ động cơ, giúp động cơ luôn mát, giúp tăng hiệu suất động cơ, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Ông Hùng cho biết: Chiếc máy quạt nước với thiết kế gọn gàng, kiểu dáng công nghiệp, tiết kiệm điện năng, dễ dàng vận hành đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều diện tích ao nuôi tại khu vực miền Bắc và Trung Bộ. Với thiết kế làm mát tối ưu, máy quạt nước Thiên Long do tôi sáng chế tiết kiệm điện năng 1kw/h so với các sản phẩm trên thị trường. Trung bình 1 ngày, các hộ nuôi tôm cá chạy máy hết 10h/ngày thì tính ra một năm bà con nông dân tiết kiệm được khoảng 3.650 Kw, nếu tính giá điện bình quân là 2.200đ/kw tức là một năm người nông dân tiết kiệm được khoảng 8.030.000 đ cho 1 máy quạt nước. Với hộ nuôi đầm ao lớn, số lượng máy rất lớn thì đây sẽ là một con số rất lớn.”
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được coi là yêu cầu cần thiết, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới. Gia đình ông Hùng không ngừng tăng gia phát triển sản xuất, tìm thị trường. Từ những kinh nghiệm trong quá trình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, ông luôn nhiệt tình hướng dẫn, tư vấn cho các lao động hiểu rõ và say mê với việc làm. Do đó, từ chỗ mới bắt tay vào sản xuất, ban đầu chỉ vỏn vẹn có 3 lao động của gia đình thì đến nay cơ sở sản xuất của gia đình ông đã tạo công ăn việc làm cho hơn 20 lao động trong thôn, xóm, địa phương với mức lương ổn định là từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng; trong đó có 9 lao động thường xuyên và 13 lao động thuê mướn theo thời vụ tại địa phương.
Từ năm 2012 đến nay, ông Hùng luôn là một trong những người đi đầu ở địa phương trong công tác thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Với những sáng kiến nghiên cứu đó, ông đã đạt được nhiều giải thưởng như: Huy chương Vàng và công nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn”; Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương giai đoạn 2012 - 2016; Giải nhất cuộc thi: Nhà nông sáng tạo tỉnh Bắc Ninh; Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2017, Giải thưởng “Nhà khoa học của nhà nông lần thứ 2” của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Ông được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh tặng Bằng khen. Năm 2020, ông vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Để cơ sở đứng vững trên thị trường, ông giao lại sự nghiệp cho con trai Nguyễn Kim Tuyên, vốn là cử nhân cơ khí của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tiếp tục phát triển thương hiệu sản phẩm. Lùi lại phía sau, người lính cụ Hồ năm xưa vẫn chuyên tâm với công việc của mình là nghiên cứu và sáng chế ra các loại tính năng mới cho máy. Ông tâm niệm: “Bác Hồ đã dạy, sự học là suốt đời. Ngày còn trẻ, tôi không có may mắn được học ở trường lớp, nên sau này, tôi vẫn tự học ở trường đời, học từ thực tế sản xuất và chính từ những lần thất bại. Ông bảo, sẽ không ngừng cải tiến ra sản phẩm càng tiện ích hơn, với giá thành phù hợp hơn để giúp nông dân bớt vất vả.
H. Vũ
Vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng
TĐKT - Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để đầu tư phát triển kinh tế, ông Nguyễn Văn Linh (xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) đã từng bước vượt khó, phát triển kinh tế gia đình và giúp đỡ được nhiều mảnh đời khó khăn. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, ông Linh đã sớm quen với những vất vả, nhọc nhằn. Sau khi xây dựng gia đình, ông được bố mẹ cho nhà để mở tiệm bán cà phê nhỏ và 4 công ruộng để canh tác. Dù siêng năng, chăm chỉ làm việc, nhưng cái nghèo vẫn luôn đeo bám gia đình ông. Không muốn tương lai của các con vất vả như mình, ông Linh quyết tâm cho con học chữ. Để nuôi dưỡng ước mơ ấy, ngoài việc canh tác 4 công ruộng của cha mẹ cho, 2 vợ chồng ông còn làm thuê và vay ngân hàng tiền ngân hàng để lấy vốn nuôi dê, bò, lợn… Ngoài ra, ông còn nhận cung ứng cà phê cho các đại lý ở các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và các tỉnh lân cận… Đến năm 2017, thực hiện đề án chuyển đổi cây trồng của địa phương, ông đã tham quan, học hỏi các mô hình trồng dừa có hiệu quả và quyết định chuyển 4 công đất lúa sang trồng dừa xen ổi và nhãn. Thời gian đầu bắt tay vào triển khai mô hình, ông Linh gặp không ít khó khăn. Do chưa có kinh nghiệm nên năng suất đạt được thấp. Tuy nhiên điều này không làm vợ chồng ông nản lòng. Để có thêm kiến thức về chăm sóc các loại cây này, ông Linh đã tự mày mò, nghiên cứu tìm hiểu qua báo, mạng. Đồng thời tích cực tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân phối hợp tổ chức. Ông được đi thăm quan một số mô hình và học hỏi được nhiều bài học, kinh nghiệm. Sau thời gian kiên trì với cây trồng mới và tích cực áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, vườn cây của gia đình ông ngày càng cho năng suất cao. Cùng với đó, các con vật nuôi bán được giá, kinh tế gia đình ông từ đó khởi sắc. Hiện tại, gia đình ông đã xây lại ngôi nhà khang trang. 3 người con của ông đều ngoan ngoãn, trưởng thành và có việc làm ổn định. Để mở rộng mô hình, ông Linh còn đầu tư mua thêm hơn 8,5 công đất để canh tác. Dù kinh tế đã khá hơn ngày trước rất nhiều, nhưng vợ chồng ông cần cù lao động. Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, ông Linh còn tích cực trong việc làm thiện nguyện. Thấy gia đình nào gặp khó khăn trên địa bàn, vợ chồng ông đều đến để trao những phần gạo nghĩa tình giúp họ vượt qua phần nào khó khăn. Gia đình ông Linh chính là tấm gương vượt khó vươn lên làm giàu, nuôi dạy các con chăm ngoan, hiếu thảo. Điều đáng học hỏi ở ông là sự cần cù, chịu khó, vươn lên có cuộc sống ổn định. Tùng ChiTĐKT – Với chức năng, nhiệm vụ chính được giao là quản lý về mặt kỹ thuật phương tiện, thiết bị, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khai thác hàng hóa tại cảng Đà Nẵng, anh Phan Nam Hoàng, phòng Kỹ thuật công nghệ của Công ty Cảng Đà Nẵng không ngừng cố gắng học hỏi, nâng cao trình độ kỹ thuật, tiếp cận công nghệ mới, bám sát hiện trường và có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, làm lợi hàng tỷ đồng cho đơn vị.
Trong giai đoạn 2015 - 2020, anh Hoàng là chủ nhân của 2 sáng kiến tiêu biểu, đã đạt 2 giải ba ở 2 lần liên tiếp tham gia Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật thành phố Đà Nẵng lần thứ 14 (2016 - 2017) và lần thứ 15 (2018 - 2019).
Đó là sáng kiến “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy bơm lọc dầu di động”. Chia sẻ về sáng kiến này, anh Hoàng cho biết: Trước đây, để thay dầu thủy lực tại các cẩu lớn như cẩu Liebherr, QCC… tại cảng Đà Nẵng, công nhân thay dầu phải dùng bơm quay tay để bơm dầu bẩn trong thùng dầu ra các phi rỗng (hoặc xả trực tiếp từ trên cao xuống các phi ở bên dưới), chuyển các phi dầu bẩn này từ trên cầu xuống dưới đất và chở về kho. Tiếp theo, chở các phi dầu mới đến chân cầu thay thế, cẩu các phi dầu này lên độ cao khoảng 20 mét, sau đó đổ dầu trực tiếp vào trong thùng dầu.
Anh Phan Nam Hoàng
Trước thực trạng đó, anh đã nghiên cứu, tính toán, sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng như solidworks, autocad, excel… để thiết kế, chế tạo máy bơm lọc dầu di động. Máy bơm lọc dầu di động ra đời không những đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong công tác thay dầu, nâng cao tuổi thọ của hệ thống thiết bị mà còn giảm thời gian thực hiện công việc, nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Từ đó, góp phần nâng cao thương hiệu Cảng Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập. Theo tính toán, sáng kiến này làm lợi cho công ty hơn 100 triệu đồng/năm.
Sáng kiến thứ 2 là “Thiết kế, chế tạo thiết bị đo thể tích và giám sát từ xa bể nhiên liệu Xí nghiệp Cảng Tiên Sa”. Anh Hoàng cho biết, hiện nay, công tác kiểm tra nhiên liệu trong bồn chứa Xí nghiệp Cảng Tiên Sa rất thủ công: Dùng cây gỗ có gắn thước dây cắm vào ống tiếp nhiên liệu để đo chiều cao của nhiên liệu trong bể chứa, tra bảng dung tích bể do đơn vị kiểm định cung cấp để biết được thể tích dầu còn lại trong bể. Anh nhận thấy phương pháp này rất thủ công, không an toàn, độ chính xác thấp và làm bẩn nhiên liệu chứa trong bể (thước gỗ bẩn và đã sử dụng lâu năm).
Mặt khác, khi xe bồn chứa đến, nhân viên sẽ mở nắp hầm, dùng thước gỗ cắm xuống để kiểm tra nhiên liệu, tra bảng dung tích bể đo đơn vị kiểm định cung cấp để biết được thể tích dầu còn lại trong bể. Sau đó đấu ống tiếp nhiên liệu để tiếp nhiên liệu. Do không được biết thể tích dầu trong bể chứa nên trong quá trình tiếp, nhiều lúc nhiên liệu sẽ bị tràn ra bên ngoài, gây thất thoát trong quá trình tiếp nhiên liệu. Ngoài ra, việc dùng thước gỗ để đo nhiên liệu trong bể sẽ không chính xác, do đó, không biết được đơn vị cung cấp nhiên liệu có cung cấp đủ hay không, dễ gây ra thất thoát nhiên liệu.
Sau khi nghiên cứu 3 giải pháp để đo thể tích bồn chứa nhiên liệu như sử dụng cảm biến áp lực thủy tĩnh, sử dụng cảm biến sóng siêu âm, sử dụng cảm biến laser, anh Hoàng quyết định chọn phương án sử dụng cảm biến laser để đo thể tích bồn nhiên liệu vì nó có độ chính xác cao nhất.
Mấy bơm loc dầu di động do anh Hoàng chế tạo
Anh sử dụng cảm biến laser để đo chiều cao của nhiên liệu chứa trong bể, từ đó nội suy ra thể tích nhiên liệu đang có trong bể và hiển thị trên màn hình led. Thiết bị đo thể tích bể chứa nhiên liệu kết hợp với camera giám sát truyền dữ liệu về điện thoại di động của các cá nhân liên quan để giám sát trạm nhiên liệu từ xa.
Thiết bị đo thể tích và giám sát trạm nhiên liệu từ xa không những đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong công tác tiếp nhiên liệu, nâng cao tuổi thọ của hệ thống thiết bị mà còn giảm thời gian thực hiện công việc, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, thiết bị này còn góp phần kiểm soát tổn thất nhiên liệu tại Xí nghiệp Cảng Tiên Sa. Từ ngày lắp thiết bị này, công ty phát hiện đơn vị cung cấp thường xuyên cấp thiếu dầu từ 40 - 80l/lần cấp dầu.
Cùng với các biện pháp do tổng giám đốc chỉ đạo, thiết bị góp phần giảm tổn thất nhiên liệu tại cảng Tiên Sa rõ rệt. Số lượng nhiên liệu tiết kiệm được trong quý 2 là 50.000 lít. Sáng kiến này làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ngoài hai sáng kiến trên, anh Hoàng còn là chủ nhân của rất nhiều sáng kiến khác, góp phần đảm bảo các phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu khai thác hàng hóa tại cảng Đà Nẵng với giá trị làm lợi từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu trên mỗi sáng kiến. Cụ thể, năm 2017, anh có 5 sáng kiến, tổng giá trị làm lợi hơn 480 triệu đồng; năm 2018, anh có sáng kiến “Thiết kế, chế tạo máy bơm dầu tự động cầm tay” có giá trị làm lợi 50 triệu đồng/năm; năm 2019, với sáng kiến “Gia công bánh vít hộp tốc giảm nghiêng ngáng cẩu QCC3”, anh đã đóng góp giá trị làm lợi cho đơn vị 360 triệu đồng/năm.
Với những nỗ lực sáng tạo không ngừng, anh Phan Nam Hoàng vinh dự 3 lần liên tiếp đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng từ 2017 đến 2019; được tặng nhiều Bằng khen của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Cán bộ công đoàn xuất sắc”…
Trong giai đoạn 2015 - 2020, mặc dù vẫn còn rất nhiều khó khăn do công ty mới chuyển đổi hình thức quản lý sau cổ phần hóa, việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ công ty 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần đã tạo ra cơ hội và thách thức không nhỏ lên các bộ phận trong toàn công ty. Cảng Đà Nẵng đã thoát ra khỏi sự bao bọc của nhà nước và tự đứng vững trên đôi chân của mình. Kết quả là: Sản lượng tăng trưởng bình quân 13%/năm; năm 2019 sản lượng đã đạt 10,46 triệu tấn, container đạt 474.900 teus. Mức tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm là 17%/năm. Không những thế, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, thời gian giải phóng tàu được rút ngắn lại, hình ảnh, thương hiệu Cảng Đà Nẵng được nâng cao trong mắt bạn bè và đối tác.
Để đạt được thành tựu như ngày hôm nay đó là thành quả lao động sáng tạo của bao thế hệ đi trước cùng với sự cố gắng lớn của cấp lãnh đạo trong công tác quản lý cũng như đổi mới sáng tạo trong công tác điều hành. Đặc biệt có sự lao động miệt mài và không ngừng sáng tạo của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng. Trong đó có tấm gương anh Phan Nam Hoàng, phòng Kỹ thuật công nghệ - “Cây sáng kiến” của công ty.
Thục Anh
TĐKT - 20 năm đồng hành cùng bà con Xín Mần (Hà Giang), Công ty TNHH Gia Long đã luôn luôn chủ động liên kết, bao tiêu sản phẩm nông sản cho người dân trong huyện chế biến và đưa ra thị trường với các sản phẩm nổi tiếng trên thị trường, góp phần không nhỏ vào công tác xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phương.
Bà Nguyễn Thị Lan Dung (áo đỏ, đứng giữa) nhận Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng tại Hội nghị Tổng kết công tác Thi đua - Khen thưởng của Cụm thi đua 7 tỉnh biên giới phía Bắc năm 2018
Lựa chọn mảnh đất Xín Mần, địa bàn khó khăn nhất của tỉnh để lập nghiệp và gắn bó, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Lan Dung, Tổng Giám đốc Công ty TNHH – Tổng công ty Gia Long đã tạo được thành công lớn.
Với uy tín và nhạy bén tiếp cận thị trường, các lĩnh vực công ty đầu tư đã thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần khẳng định thương hiệu và đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo doanh thu tăng theo từng năm, các sơ sở sản xuất từng bước được đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại, chất lượng sản phẩm thương mại – dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Riêng năm 2019 lĩnh vực thương mại tổng hợp, khách sạn tổng hợp, công ty đã đón 25.000 lượt khách du lịch đến huyện Xín Mần, cung ứng hàng trăm tấn hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và lao động sản xuất của cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện. Trên lĩnh vực xăng dầu và chăn nuôi thủy sản nước lạnh, công ty cung cấp ra thị trường 2.012.500 lít xăng, dầu, 12 tấn thủy sản nước lạnh.
Trong đó nổi bật nhất là lĩnh vực hoạt động sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Công ty đã bao tiêu củ dong riềng sản phẩm đầu ra của nông dân được 7.000 tấn/năm để chế biến thành sản phẩm miến dong Gia Long.
Nhờ đó công ty đã giúp cho gần 2.600 hộ nông dân có thêm thu nhập, nâng cao đời sống, đồng thời liên kết được mô hình 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) phát triển kinh tế khu vực nông dân, nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi, giữa nông thôn với thành thị.
Theo bà Dung đánh giá, mặc dù doanh thu hàng năm của công ty không cao bằng doanh thu của các doanh nghiệp đồng bằng, nhưng lợi ích trong việc xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội cho bà con nông dân miền núi công ty đã đóng góp khoảng 700 triệu đồng/năm. Hiện tổng số lao động của công ty là 150 lao động với mức lương ổn định từ 8,5 - 9,5 triệu đồng/người/tháng.
Công ty cũng luôn nỗ lực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu đầu tư ứng dụng công nghệ mới, cải tiến kỹ thuật sản xuất ra một số sản phẩm nông nghiệp, nhằm bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân vùng dân tộc thiểu số như: Rượu nếp Quảng Nguyên, rượu mận Xín Mần, gạo già dui Xín Mần nhằm kết nối chuỗi giá trị hàng hóa giữa doanh nghiệp với nông dân.
Cũng theo bà Dung, trong 5 năm tới, công ty sẽ tập trung nghiên cứu sản xuất thêm một số sản phẩm nông nghiệp khô như: Gừng, nghệ, củ cải khô, là những sản phẩm tinh sạch của vùng miền để bán trên thị trường, giúp cho người tiêu dùng có thêm cơ hội được sử dụng sản phẩm sạch.
Đồng thời bên cạnh việc ký thầu các công trình xây dựng cơ bản trong và ngoài tỉnh, công ty sẽ đầu tư xây dựng thêm khách sạn, khu vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch về vùng sâu, vùng xa.
Bảo Linh
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- …
- sau ›
- cuối cùng »