Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm phát triển đô thị và giao thông thông minh
TĐKT - Chiều 14/11, tại Hà Nội, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc phối hợp cùng Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị và giao thông thông minh. Dự Hội thảo có: Thứ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam Phan Thị Mỹ Linh; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam Kim Do Huyn, các diễn giả đến từ Việt Nam và Hàn Quốc cùng phóng viên các báo, đài. Toàn cảnh Hội thảo Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Kim Do Hyon cho biết: Đô thị hóa như là xu hướng tất yếu của nhân loại cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng và phát triển đô thị phải hướng đến những giá trị chung toàn cầu, đó là những mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và hoàn thiện của đô thị, đô thị và giao thông thông minh chính là giải pháp hữu hiệu nhất. Hàn Quốc với tư cách là một trong những quốc gia đi đầu châu Á về phát triển mô hình đô thị thông minh trong chiến lược xây dựng Quốc gia thông minh có nhiều thành công trong quy hoạch, quản lý giao thông, quản lý cư dân... có thể chia sẻ với Việt Nam những kinh nghiệm thực tiễn quý báu. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng Việt Nam, đến năm 2017, toàn quốc có 813 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa vào khoảng 37,5%. Trong đó, có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, có dân số đô thị chiếm xấp xỉ 30% dân số đô thị trên toàn quốc. Bất cập lớn nhất của quá trình đô thị hóa là tốc độ phát triển hạ tầng thường không theo kịp với tốc độ đô thị hóa. Hệ lụy của nó là nạn kẹt xe, tai nạn giao thông, môi trường bị ô nhiễm... Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ Hàn Quốc đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn và hữu ích trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị thông minh. Đại diện chuyên gia hai nước đã trao đổi, thảo luận về các chủ đề: Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam; xu hướng quy hoạch và phát triển đô thị thông minh; xây dựng chính quyền điện tử và TP Hà Nội thông minh; Trung tâm đô thị thông minh Việt – Hàn hỗ trợ quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông minh; phát triển TP Hồ Chí Minh thành đô thị giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2025… Ông Trần Ngọc Linh, Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng Việt Nam cho biết: Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp để phát triển bền vững. Một số đô thị lớn ở Việt Nam đã và đang chủ động triển khai nghiên cứu xây dựng các đề án phát triển đô thị thông minh: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Dương... Ngày 1/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đề án tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ ưu tiên: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách; thiết lập, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu không gian đô thị; nghiên cứu, ứng dụng quy hoạch đô thị thông minh bền vững; thu hút nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng; lập, thẩm định, phê duyệt Chương trình, Dự án thí điểm; đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực. Ông Lim Hong Sang, Tổng công ty Đất đai và nhà ở Hàn Quốc chia sẻ: 70 năm qua, Hàn Quốc áp dụng chiến lược phát triển đô thị theo từng giai đoạn tăng trưởng kinh tế để đáp ứng sự gia tăng dân số đô thị. Đô thị hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc, đô thị mới thế hệ thứ nhất tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thế hệ thứ hai là sự kết hợp của cách mạng công nghệ và dịch vụ. Thành phố tương lai sẽ là nền tảng để thúc đẩy ngành công nghiệp thứ tư. Năm 2018, Hàn Quốc cho ra mắt thương hiệu "Thành phố mọi nơi" (U - City) đầu tiên và duy nhất trên thế giới hội tụ công nghệ ICT và phát triển đô thị. Ông Lim Hong Sang nhấn mạnh: Mục tiêu phát triển của đô thị thông minh là tạo việc làm, cải thiện cơ cấu công nghiệp, nuôi dưỡng ngành công nghiệp tương lai. Đô thị công nghệ lấy con người làm trung tâm, đáp ứng nhu cầu của con người. Phương ThanhChính trị - Xã hội
TĐKT - Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến “Nhân rộng mô hình trạm y tế xã, phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, tăng cường năng lực y tế cơ sở”. Đây là lần đầu tiên Bộ Y tế triển khai trực tuyến tới hơn 700 đầu cầu trên cả nước, bao gồm tất cả các trạm y tế (TYT) xã để thông tin về những thành quả bước đầu triển khai mô hình TYT xã điểm tại 26 trạm. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dự và chủ trì Hội nghị.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để hiện thực hóa Nghị quyết 20, 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, công tác dân số trong tình hình mới, ngành y tế đã triển khai nhiều chương trình hành động thiết thực để bảo đảm các chỉ tiêu đã giao.
Hội nghị trực tuyến
Năm 2017, Bộ Y tế triển khai thí điểm tại 26 TYT thuộc 8 tỉnh, thành phố. Bằng sự đầu tư đồng bộ về trang thiết bị, đào tạo chuyên môn, bổ sung bác sĩ cho TYT xã/phường, bổ sung danh mục kỹ thuật, thuốc… đến nay, nhiều TYT xã/phường điểm đã có những thành quả rất tích cực.
Với chính sách BHYT, cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị khá đồng bộ, chuyển giao được nhiều kỹ thuật, gắn bảo hiểm thụ hưởng tốt, bước đầu TYT xã/phường cũng đã thu hút được người bệnh đến khám và điều trị. Một số TYT xã tại Ba Vì, Bạc Liêu, Đồng Tháp làm xã hội hóa rất tốt, thu hút 100 người khám/ngày”.
Theo kinh nghiệm các nước và thực tiễn cho thấy, có khoảng 80 - 90% người dân bị bệnh nhẹ đều có thể được khám và điều trị tại tuyến y tế cơ sở. Đây là tuyến chăm sóc hiệu quả cho người mắc các bệnh mãn tính, những bệnh nhẹ, tránh tốn kém tiền bạc, tránh bị bệnh nặng mới đi chữa bệnh.
Thực tế, có ít nhất 30 - 40% bệnh nhân điều trị tại tuyến Trung ương có thể điều trị tại tỉnh, 30 - 40% tuyến tỉnh có thể điều trị tại huyện, 30 - 40% tuyến huyện có thể được chăm sóc tại xã. Có bệnh viện tuyến Trung ương khám tới 5 - 6 nghìn người/ngày trong khi tuyến xã chỉ khám cho 2 - 3 người/ngày. Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn dân, phải tăng cường y tế cơ sở mà mô hình đơn giản nhất là sẵn có TYT xã/phường.
Việt Nam là một điểm đến của nhiều nước đang phát triển trên thế giới khi được đánh giá sở hữu một hệ thống y tế địa phương bài bản. Với nhiệm vụ trong công tác dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng và khám, chữa bệnh BHYT, việc lồng ghép nguyên lý y học gia đình với mô hình bác sĩ gia đình rất thuận lợi để triển khai chăm sóc sức khỏe người dân tuyến đầu.
Từ thực tiễn đó, tại Hội nghị, Bộ trưởng đề nghị các cơ sở y tế tuyến Trung ương tập trung làm kỹ thuật cao, phải giảm từ khám 5 - 6 nghìn người/ngày xuống dưới 4 nghìn người/ngày. Bên cạnh đó, các Sở Y tế cần phải đưa nhân lực xuống TYT xã và Trung tâm y tế huyện, đẩy danh mục kỹ thuật, thuốc xuống TYT xã, phường..
Hiện nay, mới có 36/63 tỉnh, thành có kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo tỉnh, huyện để triển khai Quyết định 2348 của Bộ Y tế về đưa mục tiêu Nghị quyết 20, 21 vào y tế cơ sở. Bộ trưởng đề nghị Sở Y tế 27 tỉnh/thành còn lại phải tham mưu cho chính quyền địa phương nhanh chóng xây dựng đề án.
Bộ trưởng yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn mới của các TYT hoạt động theo nguyên lý y học gia đình là phải quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm, mạn tính với các bệnh tiểu đường, huyết áp, hen phế quản… Sở Y tế sớm phê duyệt danh sách danh mục kỹ thuật, thuốc tại TYT xã, làm việc với BHXH tỉnh để thanh toán. Đặc biệt, cần tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân hiểu thêm về vai trò của y tế cơ sở…
Hồng Thiết
Việt Nam giữ thứ hạng trung bình trên bảng xếp hạng kỹ năng tiếng Anh toàn cầu
TĐKT – Sáng 14/11, tại Hà Nội, tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First họp báo chia sẻ thông tin về Bảng xếp hạng đánh giá kỹ năng tiếng Anh của những người trưởng thành trên toàn cầu. Trước đó, ngày 30/10, Bảng xếp hạng này đã được EF công bố chính thức, dựa trên cơ sở dữ liệu 1,3 triệu người sử dụng tiếng Anh là ngoại ngữ ở trên 88 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 8 quốc gia so với năm 2017). Báo cáo Chỉ số thông thạo Anh ngữ của EF (EF EPI) dựa trên kết quả Bài kiểm tra tiếng Anh tiêu chuẩn của EF, bài kiểm tra chuẩn hóa Anh ngữ miễn phí diện rộng của EF đã được hàng nghìn trường học, doanh nghiệp và chính phủ trên toàn cầu sử dụng. Chia sẻ thông tin về Bảng xếp hạng đánh giá kỹ năng tiếng Anh của những người trưởng thành trên toàn cầu TS. Minh Trần, Giám đốc Nghiên cứu và Học thuật EF Education First cho biết: “Chỉ số EF EPI chỉ ra rằng các quốc gia và các cá nhân tiếp tục đầu tư vào việc đào tạo tiếng Anh do nhận thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh”. Ông cũng cho biết thêm: “EF EPI đã trở thành nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho chính phủ, các doanh nghiệp và người học khi thảo luận về việc nâng cao trình độ Anh ngữ”. Đây là lần thứ 4 trong vòng 8 năm, Thụy Điển xếp hạng cao nhất trong EF EPI. Hà Lan, quốc gia xếp hạng cao nhất vào năm ngoái, năm nay xếp vị trí thứ hai. Việt Nam xếp thứ 41 trên tổng số 88 nước với chỉ số thông thạo Anh ngữ ở mức trung bình. Châu Âu vẫn dẫn đầu thế giới về mức độ thông thạo Anh ngữ, với 8/10 quốc gia dẫn đầu bảng xếp hạng. Singapore trở thành quốc gia châu Á đầu tiên lọt vào top 3 bảng xếp hạng. Tuy nhiên, các quốc gia trong châu Á có sự phân hóa lớn về trình độ. Việt Nam xếp thứ 7 trong tổng số 21 quốc gia châu Á tham gia khảo sát. Châu Phi thể hiện sự tiến bộ về sự thông thạo Anh ngữ hơn những châu lục khác, với Algeria, Ai Cập và Nam Phi tăng từ 2 điểm trở lên. Châu Mỹ La tinh là châu lục duy nhất có chỉ số thông thạo Anh ngữ giảm nhẹ. Điểm số giữa các quốc gia khá đồng đều, chỉ có khoảng cách nhỏ giữa các quốc gia trong khu vực. Đối với Việt Nam, giai đoạn từ 2011 – 2015, mức tăng trưởng rõ rệt qua từng năm. Việt Nam đã đi từ mức “rất thấp” đến “thấp” và giữ ở mức độ “trung bình” từ năm 2016. Trong năm 2018, báo cáo mở rộng phạm vi đánh giá trên 5 tỉnh, thành là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ thay vì 2 thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh như các năm trước. Nếu so sánh trên cùng phạm vi (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) so với năm 2017, mức độ thông thạo tiếng Anh của Việt Nam tăng từ 54,6 lên 55,45 điểm. Điều này cho thấy đã có sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh ở Việt Nam năm nay so với năm trước. Theo bà Cao Phương Hà, Giám đốc điều hành EF Việt Nam, giáo dục Việt Nam đã có những đổi mới về chính sách và phương thức triển khai dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, để nâng cao hơn trình độ Anh ngữ, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới tích cực hơn nữa trong những năm tiếp theo. “Trong thời đại 4.0 với những bước nhảy vọt về công nghệ và phát triển, ngôn ngữ là điều kiện tiên quyết để tiếp cận với văn minh nhân loại. Vì vậy, giáo dục không nên coi tiếng Anh như một môn học mà là ngôn ngữ bắt buộc cần thiết cho việc phát triển và hội nhập” – bà Hà nhận định. Phương ThanhTriển khai chương trình “Phúc lợi đoàn viên công đoàn và người lao động”, gây quỹ “Tết Sum vầy” 2019
TĐKT - Chào mừng thành công Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, nhằm chia sẻ với người lao động nói chung và đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn nói riêng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam triển khai chương trình vận động Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty, Công đoàn cơ sở, đoàn viên công đoàn và người lao động mua hàng tiêu dùng ưu đãi giảm giá để hỗ trợ kinh phí tổ chức “Tết Sum vầy” cho đoàn viên công đoàn và người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, các Bưu điện tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch, các chương trình bán hàng ưu đãi giảm giá sản phẩm hàng tiêu dùng đến đoàn viên Công đoàn và người lao động. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, Công đoàn cơ sở phối hợp với các Bưu điện tỉnh, thành phố tổ chức các chương trình bán hàng ưu đãi giảm giá, góp phần hỗ trợ gây quỹ tổ chức “Tết Sum vầy” và tuyên truyền nội dung thỏa thuận, kế hoạch để đoàn viên và người lao động hiểu rõ về ý nghĩa của chương trình, tự nguyện tham gia không bắt buộc. Trong thời gian từ ngày 10/11/2018 đến hết ngày 31/01/2019, tại 63 tỉnh, thành, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ đồng loạt triển khai chương trình bán hàng ưu đãi giảm giá cho các đơn vị, đoàn viên công đoàn, người lao động và sau đó trích một phần gây quỹ tổ chức “Tết Sum vầy” cho đoàn viên công đoàn và người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, Tổng công ty Bưu điện chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá và hỗ trợ các Bưu điện tỉnh, thành phố trong quá trình triển khai, đảm bảo chất lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ. Một trong những dịch vụ của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ưu đãi giảm giá để hỗ trợ kinh phí tổ chức “Tết Sum vầy” năm 2019 Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam giám sát, chỉ đạo các đơn vị cơ sở phối hợp Bưu điện tỉnh, thành phố thực hiện chương trình để đảm bảo hiệu quả gây quỹ tổ chức “Tết Sum vầy” cho đoàn viên công đoàn và người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn. Trên cơ sở kinh phí hỗ trợ từ công tác vận động mua sắm hàng tiêu dùng tại địa bàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam giao cho các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và Bưu điện tỉnh, thành phố chủ động xây dựng chương trình, tổ chức “Tết Sum vầy” cho đoàn viên công đoàn và người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn. Ông Nguyễn Tuấn Cương, Phó trưởng Ban Kinh doanh Phân phối, Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết: Đây là chương trình nhằm cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên Công đoàn và người lao động Việt Nam”. Trước đó, từ ngày 1/7 – 30/8, hai bên đã phối hợp triển khai chương trình “Phúc lợi đoàn viên công đoàn và người lao động” hỗ trợ 500 triệu đồng để xây dựng 10 “Mái ấm công đoàn”, mỗi căn trị giá 50 triệu đồng. Mai ThảoTĐKT - Sáng 13/11, tại Hà Nội, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức mít tinh, truyền thông nhân Ngày vận động toàn dân mua và sử dụng muối i ốt (2/11) và Ngày Thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường 14/11.
Đây là hoạt động thường niên của bệnh viện nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, người dân về nhận thức, phòng, chống bệnh đái tháo đường tại cộng đồng.
Bệnh viện Nội tiết Trung ương vinh dự được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là Bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối điều trị các bệnh nội tiết và triển khai các Dự án quốc gia: Dự án phòng, chống bệnh Đái tháo đường và Dự án phòng, chống các rối loạn do thiếu i ốt với mạng lưới các đơn vị chuyên môn tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước. Triển khai đề án 1816 và đề án Bệnh viện vệ tinh.
Chương trình “Xét nghiệm, kiểm tra đường huyết và tư vấn miễn phí cho cộng đồng” thu hút sự quan tâm của nhiều người dân
Trong thời gian qua, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã điều hành và triển khai tốt hoạt động chuyên môn tại cả 2 cơ sở Tứ Hiệp và cơ sở Thái Thịnh. Trung bình mỗi ngày phục vụ cho hàng nghìn bệnh nhân nội tiết từ nhiều tỉnh thành trên cả nước, đem lại sức khỏe, niềm tin cho người bệnh.
Bên cạnh việc không ngừng nâng cao về chất lượng chuyên môn, phục vụ tốt sức khỏe cho người dân, bệnh viện còn thường xuyên nghiên cứu, cập nhật và đưa vào ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong công tác điều trị bệnh, đặc biệt là về lĩnh vực ngoại khoa. Hàng tháng, bệnh viện đều đón các phẫu thuật ngoại khoa thuộc chuyên ngành nội tiết từ nhiều quốc gia tới học tập và tham quan về phương pháp phẫu thuật nội soi tuyến giáp.
Cùng với công tác điều trị, nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Nội tiết Trung ương còn đảm nhiệm triển khai Dự án phòng, chống bệnh Đái tháo đường với hệ thống các đơn vị đầu mối tại 63 tỉnh/thành phố. Thực hiện công tác chuyên môn dự phòng, quản lý bệnh nhân đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có yếu tố nguy cơ mắc trên toàn quốc.
Trong nhiều năm qua, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã chỉ đạo hệ thống, phối hợp với các ngành, các địa phương triển khai hoạt động và đã nhận được sự nhiệt tình tham gia và ủng hộ to lớn.
Người dân trong cả nước đã nâng cao ý thức trong việc tự bảo vệ sức khỏe và tham gia sàng lọc chủ động để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường và bước đầu quản lý tại các cơ sở y tế và được cán bộ y tế theo dõi, tư vấn làm giảm thiểu sự tiến triển biến chứng của bệnh, đặc biệt là phòng ngừa nguy cơ đột qụy, nhồi máu cơ tim và các biến chứng nguy hiểm khác.
Các thành quả của Dự án phòng, chống đái tháo đường đã được Bộ Y tế, các tổ chức, đơn vị ghi nhận và đánh giá cao.
Với hơn 425 triệu người hiện đang sống với bệnh đái tháo đường trên thế giới, hầu hết các trường hợp này là bệnh đái tháo đường tuýp 2, phần lớn có thể ngăn ngừa được thông qua hoạt động thể chất thường xuyên, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và duy trì môi trường sống lành mạnh.
Lễ mít tinh Ngày thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường là dịp để tất cả mọi người cùng hưởng ứng, cùng xây dựng ý thức xã hội, nhận rõ tầm quan trọng của việc phòng ngừa, điều trị kịp thời và hiệu quả căn bệnh này.
Dịp này, tại khuôn viên Bệnh viện Nội tiết Trung ương còn diễn ra chương trình “Xét nghiệm, kiểm tra đường huyết và tư vấn miễn phí cho cộng đồng” về đái tháo đường.
Mai Thảo
Dự kiến đầu tư 58,71 tỷ USD cho Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
TĐKT – Ngày 12/11, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức họp Báo cáo cuối kỳ về nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện các bộ, ngành và 20 địa phương có Dự án đi qua; đại diện Đại sứ quán Nhật Bản và Đại sứ quán Hàn Quốc; đại diện các Cục, Vụ, Viện của Bộ GTVT cùng nhiều cơ quan liên quan khác. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông phát biểu tại Hội nghị Theo kết quả nghiên cứu tiền khả thi của Liên danh Tư vấn, Dự án ĐSTĐC trên trục Bắc - Nam có điểm đầu là ga Hà Nội, điểm cuối là ga Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh). Dự án đi qua 20 tỉnh, thành phố với chiều dài toàn tuyến khoảng 1.545 km. Đây sẽ là công trình đường sắt Bắc - Nam đầu tiên có 2 làn, khổ ray 1435mm. Tàu chạy bằng điện, sử dụng công nghệ động lực đoàn tàu phân tán (EMU). Hệ thống điều khiển sử dụng công nghệ tín hiệu sóng vô tuyến.Tuyến đường sẽ có 24 ga chính và 3 ga quy hoạch tiềm năng, 5 khu depot, 42 cơ sở bảo trì hạ tầng. Dự kiến đến năm 2032 sẽ hoàn thiện và đưa vào khai thác 2 đoạn là Hà Nội - Vinh (dài 282,65 km, tổng mức đầu tư dự kiến 13,97 tỷ USD) và Nha Trang - TP Hồ Chí Minh (dài 362,15 km, tổng mức đầu tư dự kiến 13,37 tỷ USD). Đoạn còn lại (Vinh - Nha Trang dài khoảng 901 km) sẽ được tiếp tục xây dựng từ năm 2035 và phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến vào năm 2050. Tổng mức đầu tư dự kiến cho toàn tuyến là 58,71 tỷ USD (giai đoạn một 24,71 tỷ USD, giai đoạn hai 34 tỷ USD). Nguồn vốn nhà nước cần tối thiểu 80% tổng mức đầu tư, vốn tư nhân sử dụng cho mua đầu máy, toa xe và các thiết bị khác, sau đó tư nhân sẽ khai thác hoàn vốn đã đầu tư... Dự kiến sau khi toàn tuyến hoàn thành, cần có 14.000 người để vận hành, khai thác, bảo dưỡng. Liên danh tư vấn cũng đề xuất mô hình quản lý khai thác dưới dạng thành lập một công ty đầu tư và quản lý hạ tầng đường sắt tốc độ cao và một công ty vận tải đường sắt tốc độ cao. Các công ty này sẽ đầu tư phương tiện, tổ chức vận hành khai thác và bảo dưỡng hạ tầng, phương tiện và trả phí thuê cơ sở hạ tầng cho công ty đầu tư và quản lý hạ tầng. Dưới sự điều hành của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, các đại biểu và Liên danh Tư vấn đã dành phần lớn thời gian tại cuộc họp để thảo luận và trao đổi về các nội dụng của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án. Trong đó, nhiều đại biểu đánh giá Báo cáo lần này của Liên danh Tư vấn là rất đầy đủ và đồng bộ; đồng thời các đại biểu đã tập trung phân tích nhiều vào vấn đề phân kỳ đầu tư; công tác về dự báo nhu cầu vận tải; vấn đề về hiệu quả đầu tư; kinh nghiệm của các nước trên thế giới; công nghiệp phát triển đường sắt và phụ trợ; hình thức đầu tư…của Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án ĐSTĐC trên trục Bắc – Nam. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cảm ơn ý kiến đóng góp, phản biện của các chuyên gia, các nhà khoa học; các cơ quan trong và ngoài nước; các địa phương, các bộ, ban, ngành… đã đồng hành toàn bộ quá trình thực hiện nghiên cứu tiền khả thi của Dự án. Đồng thời, nhấn mạnh, đây là dự án hết sức quan trọng và rất lớn. Để hoàn thiện nghiên cứu dự án này vẫn còn nhiều vấn đề cần thực hiện để đạt được mục tiêu vào cuối năm nay sẽ báo cáo lên các cấp có thẩm quyền. Thứ trưởng đề nghị Liên danh Tư vấn tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp của các đại biểu dự họp để tiếp tục hoàn thiện Báo cáo. Cần tiếp tục tập trung làm rõ các nội dung về sự cần thiết đầu tư của Dự án; đưa ra đánh giá tác động về an toàn giao thông hiện tại và tương lai; tác động phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng miền (các địa phương có Dự án đi qua và không có Dự án đi qua); so sánh việc lựa chọn công nghệ; rà soát, tính toán lại hiệu quả kinh tế và các vấn đề về công nghiệp đường sắt… Về tiến độ nghiên cứu và thực hiện Dự án, dự kiến báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sẽ hoàn thành trong tháng 11/2018; báo cáo các cấp có thẩm quyền từ tháng 12/2018 – 7/2019; hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình Chính phủ tháng 8/2019; Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 8/2019; Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10/2019. Phương Thanh34 đơn vị, giải pháp đạt Giải thưởng Công nghệ số Việt Nam 2018
TĐKT - Chiều 12/11, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) công bố Lễ trao giải Giải thưởng Công nghệ số Việt Nam (Vietnam Digital Awards) 2018. Ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam phát biểu tại Lễ công bố Giải thưởng Công nghệ số Việt Nam là giải thưởng thường niên của Hội Truyền thông số Việt Nam nhằm tôn vinh, trao tặng cho đơn vị, cá nhân đã có sự xuất sắc trong việc cung cấp hoặc ứng dụng công nghệ số để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Năm 2018 là năm đầu tiên Giải thưởng Công nghệ số Việt Nam được tổ chức. Giải thưởng gồm 2 hạng mục. Hạng mục 1: Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tiêu biểu nhằm tìm kiếm, tôn vinh đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông sở hữu các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tiêu biểu, hướng đến giải quyết các vấn đề, nhu cầu thực tiễn của cuộc sống. Hạng mục 2: Ứng dụng công nghệ số xuất sắc nhằm tìm kiếm, tôn vinh đơn vị hoạt động trong nhiều lĩnh vực có quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang môi trường làm việc, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số. Sau 3 tháng phát động giải thưởng, Ban tổ chức nhận được 230 hồ sơ tham dự. Trong đó, tham gia hạng mục 1 có 118 hồ sơ và hạng mục 2 có 112 hồ sơ. Ban tổ chức đã lựa chọn 34 đơn vị, giải pháp để trao giải thưởng: 16 giải thưởng ở hạng mục 1; 18 giải thưởng ở hạng mục 2. Lễ tôn vinh và trao tặng Giải thưởng Công nghệ số Việt Nam 2018 sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2 vào 15h ngày 19/11/2018. Phương ThanhTĐKT - Dựa trên những nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc lá thụ động gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Chính vì thế, việc xây dựng môi trường không khói thuốc, bảo vệ mọi người khỏi bị phơi nhiễm với khói thuốc thụ động đang trở thành xu thế chung và được nhiều cơ quan, đơn vị triển khai nhất là các bệnh viện, trường học, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.
UBND phường Trần Nguyên Hãn (Bắc Giang) xây dựng nơi làm việc không khói thuốc lá
Sau đây là 9 tiêu chí xây dựng nơi làm việc không khói thuốc lá được Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá đưa ra:
1. Có niêm yết quy định cấm hút thuốc lá tại nơi có nhiều người qua lại trong cơ quan.
2. Có treo biển cấm hút thuốc lá trong phòng họp, phòng làm việc, phòng ăn, hành lang, cầu thang và các khu vực công cộng khác trong cơ quan có quy định cấm hút thuốc lá. Biển báo cấm hút thuốc cần rõ ràng, được treo hoặc đặt ở những vị trí dễ quan sát.
3. Có kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá.
4. Có tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá.
5. Không có hiện tượng mua bán, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá trong khuôn viên cơ quan.
6. Không có các vật dụng liên quan đến việc hút thuốc như gạt tàn, bật lửa trong phòng họp, phòng làm việc…
7. Không nhận sự hỗ trợ hoặc tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các công ty thuốc lá hay các tổ chức liên quan đến công ty thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào.
8. Đưa nội dung không hút thuốc lá vào tiêu chí thi đua của cán bộ, công chức
9. Không có hiện tượng hút thuốc, đầu mẩu thuốc lá tại các khu vực cấm hút thuốc của cơ quan, đơn vị.
Mai Thảo
TĐKT - Ngày 10/11, tại Hà Nội, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E là đại diện duy nhất của Việt Nam tham gia buổi Hội thảo trực tuyến quốc tế Phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ bằng phương pháp Ozaki cùng với 3 điểm cầu tại Đại học Bệnh viện Kyushu (Fukuoka, Nhật Bản), Đại học Sakra World (Bengaluru, Ấn Độ), Trung tâm Tim mạch Quốc gia Harapan Kita (Jakarta, Indonesia).
GS. BS Shinji Miyamoto – Đại học Bệnh viện Kyushu (Fukuoka, Nhật Bản) nhấn mạnh: Trước đây bệnh van động mạch chủ được điều trị bằng phẫu thuật thay van nhân tạo. Ngày nay, phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ Ozaki sử dụng màng tim tự thân được sử dụng rộng rãi. Phẫu thuật Ozaki bắt đầu từ năm 2007. Việc điều trị đã được thực hiện trên toàn thế giới với hơn 2000 trường hợp và đã chứng minh được tính ưu việt của phương pháp này.
Hội thảo này sẽ giới thiệu cho các bác sĩ phẫu thuật tim mạch về các khía cạnh thiết yếu của phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ Ozaki, được trình bày theo từng bước có dẫn chứng bằng hình ảnh sinh động của từng ca bệnh cụ thể do GS Shinji Ozaki cùng các đồng nghiệp thực hiện.
Hội thảo trực tuyến quốc tế Phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ bằng phương pháp Ozaki cùng với 3 điểm cầu
GS, TS. Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E được lựa chọn là 1 trong 4 điểm cầu quốc tế tham gia Hội thảo trực tuyến quốc tế Phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ bằng phương pháp Ozaki. Hơn hết, Trung tâm Tim mạch là một trong những nơi triển khai thành công phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ bằng phương pháp Ozaki. Năm 2013, GS Shinji Ozaki đã giới thiệu kỹ thuật tái tạo van động mạch chủ bằng mang tim tự thân theo phương pháp Ozaki tới các bác sĩ Việt Nam thông qua ca phẫu thuật cho bệnh nhân đầu tiên ở nước ta được thực hiện tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E. Đến nay, người bệnh có cuộc sống trở về bình thường, van tim hoạt động rất tốt, không phải dùng thuốc chống đông máu...
Theo lời mời hợp tác của GS, TS. Lê Ngọc Thành với mong muốn ứng dụng những tiến bộ công nghệ khắc phục nhược điểm của van tim nhân tạo truyền thống, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật, GS Ozaki và kíp phẫu thuật Nhật Bản đã nhiều lần đến giảng dạy, đào tạo và chuyển giao công nghệ cho các bác sĩ Việt Nam tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E theo phương pháp cầm tay chỉ việc. Sau 4 năm chương trình hoàn tất, từ tháng 7/2017 nhóm phẫu thuật của Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E đã độc lập thực hiện kỹ thuật.
Sau 5 năm, với các khóa đào tạo trong và ngoài nước, với phương pháp cầm tay chỉ việc, đến nay, phương pháp Ozaki đã được chuyển giao thành công, thực hiện thường quy tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E cho những trường hợp thương tổn van động mạch chủ trước đây phải thay van nhân tạo. Đặc biệt với những trường hợp thương tổn một hoặc hai cánh van chỉ cần thay từng cánh riêng lẻ, hoặc những bệnh nhân thương tổn nhiều van tim việc tái tạo lại van động mạch chủ cũng tránh cho người bệnh phải mang nhiều van tim nhân tạo trong người. Các kỹ thuật khó này đã được các kíp phẫu thuật của Trung tâm thực hiện thành công.
Đến nay, sau 15 tháng làm chủ kỹ thuật này, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã phẫu thuật cho 107 bệnh nhân với kết quả thành công hết sức ấn tượng.
GS, TS. Lê Ngọc Thành cho biết, đây là kỹ thuật của tương lai rất phù hợp với những quốc gia như Việt Nam có mức thu nhập của người dân còn thấp, kiểm soát đông máu sau mổ kém và bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa là phổ biến.
Tính ưu việt của phương pháp phẫu thuật này là sử dụng vật liệu tự thân làm van tim, giúp cho người bệnh không phải dùng van nhân tạo, giảm nguy cơ nhiễm trùng van sau mổ. Mặt khác, với ưu điểm có diện tích hiệu dụng lớn, chênh lệch áp lực qua van tự tạo rất thấp do không làm thu hẹp vòng van nên rất hữu ích với những bệnh nhân có vòng van bé, trẻ nhỏ cơ thể còn tiếp tục phát triển…
Ngoài ra, bệnh nhân không phải dùng thuốc chống đông sau mổ, hạn chế được những biến chứng khi dùng thuốc chống đông. Chi phí điều trị cho bệnh nhân có chỉ định thay van động mạch chủ sẽ giảm, vì bệnh nhân không mất chi phí mua van tim nhân tạo (khoảng 40 triệu đồng).
Với tư cách là Chủ tịch Hội Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, GS, TS. Lê Ngọc Thành mong muốn sẽ chuyển giao kỹ thuật tiên tiến này cho các bác sĩ chuyên ngành tim mạch ở các bệnh viện: Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh), Y Dược TP Hồ Chí Minh, Nhi Trung ương, Tim Hà Nội, đa khoa Việt Tiệp (Hải Phòng), đa khoa Thanh Hóa, đa khoa Thái Bình, đa khoa Hải Dương… giúp người bệnh được hưởng lợi từ những tiến bộ khoa học trong điều trị các bệnh lý tim mạch, trong đó có van động mạch chủ.
Hồng Thiết
Lễ ký kết dự án thúc đẩy xây dựng khung khổ quan hệ lao động mới
TĐKT - Ngày 9/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ ra mắt, ký kết văn kiện Dự án “Thúc đẩy xây dựng khung khổ quan hệ lao động mới đảm bảo tôn trọng Tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động”. Đến dự, có Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp. Lễ ký kết văn kiện Dự án giữa Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp và Giám đốc Văn phòng ILO tại Hà Nội Chang Hee Lee Dự án “Thúc đẩy xây dựng khung khổ quan hệ lao động mới đảm bảo tôn trọng Tuyên bố của ILO về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động” (gọi tắt là Dự án NIRF) do ILO tài trợ với hạn mức vốn dự án bao gồm: Vốn ODA không hoàn lại là 4.274.109 USD trong đó 2.964.290 USD từ nguồn ủy thác tài trợ của Chính phủ Nhật Bản; vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước khoảng 2 tỷ đồng bằng hiện vật đóng góp bằng cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và tiền lương chi cho cán bộ làm dự án. Thời gian thực hiện dự án năm 2018 - 2019. Phát biểu tại Lễký kết, ra mắt dự án, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp cho biết, việc triển khai dự án sẽ đóng góp quan trọng trong việc giải quyết những tồn tại của hệ thống quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉthị số 22-CT/TW ngày 5/6/2018, đồng thời giúp Việt Nam sớm nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội để thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Dự án đặt mục tiêu xây dựng nền tảng về pháp luật và thiết chế hiệu quả cho khung khổ quan hệ lao động mới ở Việt Nam dựa trên Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong lao động của ILO với điểm nhấn đặc biệt vào Công ước 87 (Tự do Liên kết và Bảo vệ quyền tổ chức) và Công ước 98 (Quyền tổchức và thương lượng tập thể). Trong đó, Dự án NIRF sẽ tập trung vào bốn mục tiêu cụ thể: Đảm bảo pháp luật lao động quốc gia và các công cụpháp lý phù hợp với Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản trong Lao động của ILO; quản trị quan hệ lao động xây dựng chính sách quốc gia về quan hệ lao động hiệu quả; đẩy mạnh hiệu quả thực thi thanh tra lao động và thúc đẩy tuân thủ pháp luật lao động quốc gia; chức năng đại diện người lao động và người sử dụng lao động được tăng cường trong khung khổ quan hệ lao động mới. Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 230
- 231
- 232
- 233
- 234
- …
- sau ›
- cuối cùng »