Các doanh nghiệp du lịch Hà Nội ký cam kết thực hiện Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá
TĐKT – Tại Hội nghị triển khai hoạt động xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại các nhà hàng, khách sạn và các địa điểm du lịch ở Hà Nội tổ chức sáng 8/11, nhiều doanh nghiệp du lịch Hà Nội đã ký cam kết thực hiện Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và xây dựng đơn vị nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch không khói thuốc. Tại Hội nghị, các địa biểu đã trình bày về hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá; tác hại của hút thuốc, hút thuốc thụ động và đề án xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại các nhà hàng, khách sạn và địa điểm du lịch ở Hà Nội. Đại diện Trung tâm Nghiên cứu và trợ giúp phát triển cộng đồng (CDS) nhấn mạnh, việc thực hiện môi trường không khói thuốc lá trong các cơ sở dịch vụ du lịch là biện pháp hữu hiệu để thực hiện quyền của mọi người được hít thở bầu không khí trong lành; giúp nhân viên trong ngành và du khách giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do phơi nhiễm với hút thuốc lá thụ động; hạn chế các nguy cơ cháy nổ, giảm chi phí vệ sinh môi trường; đồng thời góp phần bảo vệ cảnh quan du lịch, tạo môi trường du lịch trong lành, hấp dẫn. Đại diện các doanh nghiệp, đơn vị ký cam kết thực hiện luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và xây dựng đơn vị không khói thuốc Bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá cho biết: Mặc dù pháp luật Việt Nam đã quy định cấm hút thuốc lá ở các khu vực trong nhà và nơi công cộng, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ hút thuốc và hút thuốc thụ động tại các nhà hàng và khách sạn vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở các quán bar. Để thực thi tốt các quy định về phòng, chống tác hại thuốc lá cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan. Tại Hội nghị, nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã ký cam kết thực hiện luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và xây dựng đơn vị không khói thuốc. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Du lịch Hà Nội cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và xây dựng mô hình Đơn vị không khói thuốc. Cụ thể, có nội quy hoặc biển báo cấm hút thuốc rõ ràng và đặt tại những vị trí dễ quan sát tại các khu vực cấm hút thuốc; thường xuyên nhắc nhở khách không hút thuốc tại những khu vực có quy định cấm hút thuốc; không có hiện tượng hút thuốc lá, gạt tàn và đầu mẩu thuốc lá tại những khu vực có quy định cấm hút thuốc; không có hiện tượng mua, bán thuốc lá trong khuôn viên của đơn vị; không quảng cáo, khuyến mại và tiếp thị thuốc lá dưới mọi hình thức; không nhận hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của công ty thuốc lá hay các tổ chức liên quan đến công ty thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào… Nội dung cấm hút thuốc lá và tiêu chí Đơn vị không khói thuốc lá được đưa vào quy định nội bộ của đơn vị và có chế độ thưởng, phạt cụ thể. Đối với những đơn vị được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá (các khách sạn) thì nơi dành riêng cho người hút thuốc phải đảm bảo các điều kiện sau: Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với các khu vực không hút thuốc lá; có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội Nguyễn Mạnh Thản hi vọng những mô hình không khói thuốc lá sẽ ngày càng được nhân rộng trên địa bàn Hà Nội, vì mục đích cải thiện môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, góp phần xây dựng môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp và văn minh. Hưng VũChính trị - Xã hội
Kinh nghiệm khai thác và đề xuất giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
TĐKT - Sau hai ngày tổ chức, Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm khai thác và đề xuất giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện do Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức đã kết thúc thành công. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu và Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Bưu điện Phạm Anh Tuấn chủ trì Hội thảo. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương tại Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, Nghị quyết 102/NQ-CP về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và Nghị quyết 125/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 28…, nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thời gian qua cơ bản được các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể ủng hộ, Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu phát biểu tại hội thảo Tuy nhiên, tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn thấp so với tiềm năng. Tính đến 30/9/2018, cả nước mới có 189.502 người tham gia, đạt 57,2% kế hoạch được giao. Nguyên nhân chủ yếu là do một số đối tượng tham gia nghỉ hưởng chế độ BHXH hoặc chuyển đối tượng theo quy định; người dân chưa hiểu đầy đủ về chính sách, thu nhập còn thấp và không ổn định, nhiều người chưa có thói quen tham gia BHXH khi còn trẻ để hưởng lương hưu khi về già, chưa giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đại lý thu. Theo đó, từ nay đến hết năm 2018, toàn ngành cần phải phát triển 141.730 người tham gia - đây được xem là nhiệm vụ khá khó khăn đối với các địa phương. Với kinh nghiệm của một số địa phương làm tốt (Điện Biên, Quảng Bình, Cao Bằng, Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, Ninh Bình, Phú Yên…), Phó Tổng Giám đốc tin tưởng rằng, công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện sẽ phát triển xứng đáng với tiềm năng. Tại Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố cần tăng cường mở rộng, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đại lý thu; tập trung đào tạo đội ngũ cộng tác viên ngoài ngành; lựa chọn, xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng; niêm yết công khai tên, địa điểm, số điện thoại đại lý thu, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia; giao chỉ tiêu phát triển đối tượng cho từng đại lý thu cũng như đánh giá, khen thưởng kịp thời. Ngoài ra, từ nay đến trước ngày 15/1/2019, BHXH các tỉnh, thành phố phải hoàn thiện chi tiết Đề án phát triển BHXH tự nguyện để gửi về BHXH Việt Nam. La GiangHội thảo ung thư Việt - Pháp lần thứ 2 với chuyên đề “Ung thư phổi”
TĐKT - Ngày 7/11, tại Hà Nội, Bệnh viện K khai mạc Hội thảo ung thư Việt - Pháp lần thứ 2 với chuyên đề “Ung thư phổi”. Đây là cơ hội trao đổi, nâng cao chuyên môn giữa các thầy thuốc của hai nước trong lĩnh vực ung thư. Trong những năm qua, y tế là một trong những trụ cột hợp tác chính và là lĩnh vực hợp tác năng động, có ý nghĩa nhất trong mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp. Pháp đã hỗ trợ, đào tạo cho hơn 3.000 bác sĩ nội trú Việt Nam tại Pháp và 1.500 bác sĩ sau đại học tại Việt Nam. Các bác sĩ được đào tạo đều đã trở thành những giáo sư, bác sĩ giỏi, các chuyên gia y tế đầu ngành và rất nhiều trong số đó là những lãnh đạo chủ chốt của ngành y tế Việt Nam. Quang cảnh Hội thảo Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Năm 2018, cả nước ghi nhận 164.671 ca mắc mới ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do ung thư. Hiện có hơn 300.000 người đang sống chung với bệnh ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư ở Việt Nam đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém. GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Viện Ung thư quốc gia cho biết thêm, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới ở cả hai giới. Theo Globocan 2018, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu ca mới mắc và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 23.667 ca mới mắc và 20.170 ca tử vong do căn bệnh này. Vì thế, vấn đề nâng cao kiến thức về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư phổi là vấn đề hết sức quan trọng, cần nhận được nhiều sự quan tâm của ngành Y tế nói riêng và xã hội nói chung. Nhiều năm nay, ung thư phổi vẫn đứng đầu trong số các loại ung thư ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu từ đầu năm 2018 tới nay, tỷ lệ mắc ung thư phổi đã tụt xuống vị trí thứ 2 sau ung thư gan dù thực tế số mắc bệnh vẫn tăng lên. Do đó, Hội thảo này tập trung vào tất cả các lĩnh vực trong điều trị ung thư phổi, từ phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, đặc biệt là bàn về liệu pháp điều trị miễn dịch – phương pháp mới nhất trong điều trị ung thư hiện nay. Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực ung thư đến từ Pháp, trong đó có các chuyên gia của 6 bệnh viện lớn ở Paris. Hội thảo lần này sẽ là cơ hội để các nhà khoa học trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật kiến thức về dự phòng các yếu tố nguy cơ ung thư phổi, chẩn đoán cũng như các liệu pháp điều trị tiên tiến hiện nay cho ung thư phổi giai đoạn sớm và giai đoạn muộn. Hội thảo sẽ đưa ra một bức tranh đầy đủ hơn về việc kiểm soát bệnh, mục tiêu quan trọng nhất là định hướng đường lối và chiến lược phòng chống Ung thư phổi tại Việt Nam. Hội thảo Ung thư Việt – Pháp sẽ kết thúc vào ngày 9/11. Hồng ThiếtTĐKT - Cuối tháng 10 vừa qua, Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố kết quả đo kiểm đối với dịch vụ truy cập Internet (3G và 4G). Theo đó, tất cả các chỉ số về chất lượng mạng của VinaPhone đều vượt so với quy chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cụ thể, tỷ lệ truy nhập thành công dịch vụ của VinaPhone đạt 99,93%, trong khi quy chuẩn (QCVN 81:2014/BTTTT) là ≥ 90%; độ sẵn sàng của mạng vô tuyến là 99,72% (quy chuẩn là ≥ 95%), thời gian trễ truy cập dịch vụ trung bình là 1,85 giây (quy chuẩn 10 giây)…
Chất lượng mạng 3G/4G của VinaPhone vượt chuẩn Việt Nam
Tuy nhiên, không đợi vào kết quả đánh giá của cơ quan quản lý, nhiều năm qua, VinaPhone luôn chủ động sử dụng các công cụ đo lường chất lượng mạng khác nhằm đánh giá và đo kiểm khách quan. Qua đó, nhà mạng này có thể bổ sung, hoàn thiện tốt nhất cho hạ tầng mạng lưới của mình.
Đơn cử, VinaPhone đã sử dụng OpenSignal – công cụ quốc tế giúp thống kê và so sánh chất lượng Internet của các nhà mạng di động. Công cụ này hoạt động trên cơ chế: Dựa vào tín hiệu thu được từ máy người dùng phân tích dữ liệu trên các nền tảng Android và iOS. Các thông tin thống kê bao gồm: Loại công nghệ (2G/3G/4G), mức thu, tốc độ DL/UL, độ trễ).
Một công cụ khác cũng được nhiều nhà mạng sử dụng là Speedtest. Tuy nhiên, Speedtest chỉ là công cụ đo tốc độ DL/UL, độ trễ từ 1 máy smartphone đến một địa chỉ server test xác định và kết quả phụ thuộc vào việc đo gần đường truyền kết nối của nhà mạng nào.
Chính vì vậy, OpenSignal cung cấp thông số khách quan và chính xác hơn so với Speedtest, do đo lường trải nghiệm thực tế từ người dùng. Trên thế giới, OpenSignal được xem là công cụ chính thống để so sánh chất lượng mạng theo hướng trải nghiệm khách hàng. Cũng theo OpenSignal tốc độ tải Dữ liệu của VinaPhone cả 3G và 4G đều dẫn đầu các nhà mạng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Với mục tiêu đem đến đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, nhà mạng VinaPhone còn sử dụng phương pháp đo Bench Marking – phương thức đo, so sánh chất lượng giữa các nhà mạng trong cùng một điều kiện, sử dụng driving-test/warking-test (đo theo tuyến/điểm với cùng lúc nhiều SIM của nhiều nhà mạng cần so sánh).
Các thông số Bench Marking đa dạng hơn, nhằm đánh giá toàn diện chất lượng mạng với 9 chỉ tiêu: Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công (CSSR), tốc độ DL tối đa (MAX DL), tốc độ DL trung bình (AVG DL), tốc độ UL tối đa (MAX UL), tốc độ UL trung bình (AVG UL), độ trễ trung bình (AVG PING), tỷ lệ phiên data thành công, độ sẵn sàng mạng 4G; độ sẵn sàng mạng 3G. Theo kết quả Quý III/2018, VinaPhone dẫn đầu5 chỉ tiêu trên 43 tỉnh/thành phố.
Đến nay, VinaPhone đã có gần 60 ngàn trạm BTS 3G và 4G, có khả năng đáp ứng cho khoảng 40 triệu thuê bao có thể sử dụng – nhiều hơn so với số thuê bao 3G và 4G mà VinaPhone đang có.
Theo đại diện VinaPhone, bên cạnh chiến lược phát triển hạ tầng mạng lưới rộng khắp, VinaPhone tập trung xây dựng mạng lưới, hạ tầng thật mạnh tại các thành phố lớn, trọng điểm, bởi những địa bàn này có lượng dân số rất đông. Một hạ tầng tốt sẽ đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Hồng Thiết
Cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia
TĐKT - Ngày 8/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo về cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia và khuyến nghị của các tổ chức phi chính phủ đối với dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Dự và chủ trì Hội thảo có: TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế. Cùng dự có, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam ông Jun Nakagawa; Liên minh phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN), Tổ chức Nhịp cầu sức khoẻ (HealthBridge Canada) tại Việt Nam, Liên minh chính sách đồ uống có cồn toàn cầu (GAPA). Hội thảo cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia Theo cam kết của Việt Nam liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia, chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 đã được lãnh đạo của 154 quốc gia thành viên (trong đó có Việt Nam) thông qua trong Kỳ họp lần thứ 70 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 2015 tại NewYork, gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) với 169 chỉ tiêu, xoay quanh khía cạnh giúp phát triển con người bền vững, đó là: xã hội, môi trường và kinh tế. Trong đó, Việt Nam đã cam kết: Mục tiêu phát triển bền vững số 3.4: Giảm 20 - 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất đến năm 2030. Mục tiêu phát triển bền vững số 3.5: giảm 10% tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại vào năm 2030). Trong khi hiện nay, mức độ tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam đang ở mức báo động với mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người (trên 15 tuổi cả hai giới) quy đổi theo cồn nguyên chất là 8,3 lít năm 2016. Đặc biệt là tỷ lệ uống rượu, bia ở mức nguy hại đang ở mức cao, cụ thể: 44,2% nam giới và 1.2% nữ giới sử dụng rượu, bia ở mức có hại (tức là trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 60g cồn trở lên). Do đó, sử dụng rượu, bia đang là trở ngại lớn trong việc đạt được 13 trong tổng số 17 mục tiêu và 52 chỉ tiêu phát triển bền vững. Sử dụng rượu, bia là trở ngại cho sự phát triển bởi chúng hủy hoại nguồn nhân lực và cản trở sự phát triển bền vững của con người, bao gồm các mục tiêu: Xóa đói; xóa nghèo; đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi; đảm bảo giáo dục có chất lượng; bình đẳng giới; đảm bảo nước sạch và nguồn cung ứng nước; tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững; giảm bất bình đẳng; đô thị và nông thôn bền vững; tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm; bảo vệ khí hậu; xã hội hòa bình; quan hệ đối tác toàn cầu. Trong đó, việc đạt được mục tiêu 3.4 và 3.5 trên đây là hết sức khó khăn nếu không có một hành làng pháp lý đủ mạnh để can thiệp nhằm phòng, chống tác hại của rượu, bia. Do đó, việc ban hành Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia là một công cụ pháp lý mạnh mẽ nhất để thực hiện các cam kết của Việt Nam về phát triển bền vững. Hồng Thiết70 năm Ngày truyền thống Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
TĐKT - Ngày 6/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (7/11/1948 – 7/11/2018). Tới dự có các đồng chí: Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; các đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ươngVõ Văn Thưởng; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai. Cùng dự, có: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Khối, qua các thời kỳ, lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và Hà Nội. Chương trình văn nghệ tại buổi Lễ kỷ niệm Tiền thân của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương hiện nay là Liên chi cơ quan Trung ương được thành lập tại Chiến khu Việt Bắc vào ngày 7/11/1948. 70 năm qua, trải qua nhiều lần sắp xếp, tổ chức lại cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, dù với các tên gọi khác nhau, song lớp lớp cán bộ, đảng viên Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết; giữ được bản lĩnh vững vàng, tinh thần đoàn kết, lãnh đạo cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ vượt qua mọi khó khăn, thử thách cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân làm nên thắng lợi công cuộc đổi mới, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm Với những thành tích và đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hai lần được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác. Cơ quan Đảng ủy Khối được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước của Khối các cơ quan Trung ương; nhiều ban, đơn vị của Đảng ủy Khối được tặng Cờ và Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước; nhiều đảng bộ, chi bộ, đảng viên đã vinh dự được tặng những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước… Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư chúc mừng và biểu dương những thành tích mà Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã đạt được trong 70 năm qua. Đồng chí khẳng định, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương là một đảng bộ lớn, rất đặc thù, có vai trò, vị trí quan trọng; có các đảng bộ, chi bộ trong các cơ quan tham mưu chiến lược, đầu não của Trung ương, tập trung nhiều cán bộ, tri thức, chuyên gia hàng đầu của đất nước về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu tại buổi lễ Đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị, trong thời gian tới, Đảng bộ Khối tiếp tục tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị, sinh hoạt tư tưởng, qua đó, giúp mỗi cán bộ đảng viên trong Đảng bộ nhận thức sâu sắc, thấm nhuần hơn chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối trung thành với Đảng và chế độ. Đảng bộ Khối cần đặc biệt coi trọng việc tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong bội bộ. Đảng bộ Khối phải là đầu tàu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, thực hiện tốt quy định của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. “Tập trung khắc phục ngay hạn chế về sức chiến đấu của tổ chức đảng, về vai trò của cấp ủy còn mờ nhạt, bị xem nhẹ. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác trong Đảng bộ Khối, đáp ứng với thực tế hoạt động của các cơ quan trung ương”- đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị. Hưng VũTĐKT - Trong mọi trường hợp thì quyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) luôn được đảm bảo theo đúng và đầy đủ đúng với quy định của Luật BHYT cho dù quỹ khám, chữa bệnh (KCB) bội chi hay kết dư, đấy là điều mà Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh khẳng định.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh
Ông Đào Việt Ánh cho biết, năm 2017, Quỹ BHYT đang kết dư gần 39.000 tỷ đồng, tuy nhiên, số dư này lại là của quỹ dự phòng. Quỹ BHYT là quỹ ngắn hạn, theo quy định tại Luật BHYT, phải “dành tối thiểu 5% số tiền đóng BHYT cho quỹ dự phòng”. Vì vậy, số dư 39.000 tỷ đồng trên là quỹ dự phòng KCB BHYT được tồn tích qua nhiều năm và còn đến cuối năm 2017.
Được biết, trong thiết kế chính sách BHYT ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam, Quỹ dự phòng KCB BHYT là cần thiết để bảo đảm tính bền vững của chính sách BHYT, đảm bảo khả năng chi trả trước những rủi ro về thiên tai, dịch bệnh có thể phát sinh.
Đối với điều kiện cụ thể ở Việt Nam, quỹ dự phòng KCB là rất quan trọng vì bên cạnh rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, chúng ta cần nguồn lực thanh toán khi giá dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng theo lộ trình tính đúng, tính đủ và áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới trong khám, điều trị.
Thực tế năm 2017 và mấy năm vừa qua, Việt Nam đã bị bội chi quỹ KCB BHYT, phải sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp. Nếu chi phí KCB không được kiểm soát tốt và quỹ dự phòng BHYT không còn đủ thì sẽ phải điều chỉnh tăng mức đóng BHYT, điều này sẽ tác động đến thu nhập của người dân, khả năng của doanh nghiệp, cân đối của Ngân sách nhà nước và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo đó, xem xét quỹ dự phòng phải tổng thể, tính đến xu hướng gia tăng chi phí KCB hàng năm, số chi KCB hiện tại (khoảng 90 ngàn tỷ đồng) và mức độ bội chi quỹ KCB; nếu không sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, quỹ dự phòng hiện tại sẽ không còn trong thời gian không dài.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết thêm: Quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ BHYT phải gắn liền với việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền lợi cho người tham gia BHYT. Trong mọi trường hợp, bảo đảm tốt nhất quyền lợi người tham gia BHYT luôn được xác định là mục tiêu tối thượng của quỹ BHYT; đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT cũng là mục đích duy nhất của quỹ dự phòng BHYT.
Trên thực tế, quyền lợi của người tham gia BHYT đang được bảo đảm đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật; nếu ở đâu không thực hiện đúng thì sẽ bị xử lý nghiêm. Những năm qua, số người KCB được quỹ BHYT chi trả và chi phí KCB BHYT năm sau cao hơn năm trước. Chỉ riêng trong năm 2017, cơ quan BHXH đã thanh toán cho gần 170 triệu lượt người KCB BHYT với số tiền lên tới trên 88 ngàn tỷ đồng; trong đó hàng ngàn trường hợp KCB với chi phí hàng trăm triệu đồng, có những trường hợp được chi trả chi phí KCB hàng tỷ đồng.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh khẳng định, đặc biệt, chúng ta phải hướng tới một nền y tế tiên tiến, hiện đại, công bằng trên cơ sở phát triển bảo hiểm y tế xã hội cơ bản (để đảm bảo nhu cầu KCB cơ bản, thiết yếu cho mọi người dân và “gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả” như quy định của Luật BHYT) và phát triển bảo hiểm y tế bổ sung (cho những người có nhu cầu muốn hưởng cao hơn, chữa bệnh theo nhu cầu, tự chọn thầy thuốc...).
Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có chính sách BHYT tốt nhất thế giới. Mệnh giá thẻ BHYT của chúng ta hiện nay mới chỉ ở mức bình quân 30 đến 40 USD/người trong khi danh mục thuốc BHYT của Việt Nam hơn 1.000 loại, rộng hơn rất nhiều nước (các nước trung bình có khoảng 700 loại), cùng với đó là hàng ngàn dịch vụ kỹ thuật, trong đó rất nhiều dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn cũng được quỹ BHYT thanh toán (năm 2017 có gần 170 triệu lượt người KCB BHYT, trong đó có nhiều người được chi hàng trăm triệu đồng, có người trên một tỷ đồng/năm). Như vậy, nếu ai đó nói chúng ta hướng đến nền y tế giá rẻ với danh mục thuốc, dịch vụ nghèo nàn là không đúng thực tế, thiếu khách quan và chưa hiểu đúng về chính sách.
Trước tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT cũng như việc bội chi quỹ ở nhiều địa phương, BHXH Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp kiểm soát chi phí. Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng khẳng định, tất cả các giải pháp quản lý sử dụng Quỹ BHYT đều dựa trên nguyên tắc kiểm soát chi phí gắn chặt với quyền lợi cơ bản hợp pháp của người lao động. Kiểm soát sử dụng quỹ, vừa để đảm bảo quyền lợi của người bệnh, vừa đảm bảo Quỹ BHYT được chi đúng, chi đủ.
La Giang
TĐKT - Tối 5/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Sáng mãi tinh thần thượng tôn pháp luật”.
Tới dự, có các đồng chí: Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Đại diện các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Ngày Pháp luật được trao tặng Bằng khen của Bộ Quốc phòng
Ngay sau khi Ngày Pháp luật Việt Nam được công bố vào ngày 9/11/2013, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Với chủ đề, nội dung và hình thức phong phú, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trong quân đội đã bám sát hoạt động về quân sự, quốc phòng; hướng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm và những sự kiện chính trị, pháp lý của đất nước; tập trung vào công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật, tuyên truyền, triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013 và văn bản pháp luật mới được ban hành, bằng nhiều cách làm sáng tạo.
Trong 5 năm qua, công tác hoàn thiện thể chế về quân sự, quốc phòng đã được Bộ Quốc phòng đặc biệt quan tâm, triển khai thực hiện. Nhiều dự án Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành do Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo được ban hành, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Các đại biểu khách mời giao lưu trong chương trình
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong quân đội được triển khai ở tất cả các cấp, ngành, tổ chức quần chúng; gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với thực hiện phong trào thi đua quyết thắng và các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước và Quân đội, bằng nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả.
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân nói chung và cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo nói riêng đã và đang được phối hợp với các địa phương triển khai tích cực, rộng khắp, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Cùng với đó, hoạt động thi hành pháp luật, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, cải cách tư pháp, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật... cũng được các cơ quan, đơn vị trong toàn quân triển khai tích cực, góp phần quan trọng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, kỷ luật quân đội.
Phát biểu tại buổi giao lưu, Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng PBGDPL Bộ Quốc phòng biểu dương những nỗ lực, thành tích của các cơ quan, đơn vị toàn quân đã đạt được trong thời gian qua.
Thượng tướng Lê Chiêm yêu cầu cán bộ, chiến sĩ toàn quân phải tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của Ngày Pháp luật và thực hiện Ngày Pháp luật trong quân đội; nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tự giác chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội; quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng, đẩy mạnh triển khai thi hành Hiến pháp và pháp luật mới được ban hành; lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng hóa các mô hình, hình thức PBGDPL bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật được nhận thức đầy đủ và đi vào cuộc sống...
Phương Thanh
Yên Bái làm tốt công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số
TĐKT - Công tác tuyên truyền chính sách về BHXH, BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số từ lâu đã là nhiệm vụ không dễ. Từ những khó khăn, vướng mắc đó, nhiều tỉnh miền núi có số đông đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động đi vào trọng tâm. Bên cạnh đó, các đơn vị làm tốt công tác chi trả chế độ chính sách BHXH cho các đối tượng, đúng quy định, giảm thủ tục hành chính, hướng tới sự hài lòng của người thụ hưởng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương... BHXH tỉnh Yên Bái là một trong những đơn vị đã làm tốt vấn đề này. BHXH thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình Là một trong những đơn vị có số đông đồng bào dân tộc thiểu số, BHXH tỉnh Yên Bái đã có cách làm hay, hiệu quả bằng việc giám sát chặt chẽ công tác chi trả chế độ BHXH. Với cách làm đó, người dân càng thêm tin tưởng, yên tâm khi tham gia BHXH, BHYT. Về vị trí địa lý, Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Công tác tiếp cận để tuyên truyền về BHXH, BHYT gặp rất nhiều khó khăn. Đứng trước tình hình đó, BHXH tỉnh Yên Bái đã kết hợp song song vừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời làm tốt chế độ chi trả cho đối tượng hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ ngành trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Qua đó chủ động đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng tới sự hài lòng của người dân và đối tượng thụ hưởng chính sách, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của người dân chưa tham gia BHXH, BHYT. Theo báo cáo mới nhất của BHXH tỉnh Yên Bái, hiện nay toàn tỉnh có 37.348 lượt đối tượng thụ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, với số tiền chi trả mỗi tháng trên 119 tỷ đồng. 5 tháng đầu năm 2017, BHXH tỉnh đã chi trên 597 tỷ đồng cho đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Riêng bảo hiểm thất nghiệp đã chi trả cho 564 người, với số tiền trên 1 tỷ đồng. Qua kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và trợ cấp BH thất nghiệp cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhìn chung được thực hiện đúng quy trình, bảo đảm khách quan, đúng chế độ, đúng đối tượng. Các bước xét duyệt, lập danh sách hàng tháng được thực hiện chặt chẽ, từng hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết đúng quy trình, đúng quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn của ngành. Đặc biệt việc thực hiện chi trả cho các đối tượng thụ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng được cơ quan BHXH phối hợp với ngành Bưu điện tiến hành đối chiếu thường xuyên, tổ chức kịp thời in danh sách và chi trả ngay từ ngày đầu của tháng (chậm nhất ngày mùng 5 hàng tháng) đã hoàn thành việc chi trả cho đối tượng, do vậy đã nhận được sự hài lòng của người dân. Ngoài việc chi trả các chế độ thường xuyên, BHXH tỉnh Yên Bái đã tập trung giải quyết tốt các chế độ ngắn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức); chế độ BHXH một lần và các hồ sơ khác về điều chỉnh, di chuyển; trả lời dứt điểm các đơn thư của người dân hỏi về chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời trực tiếp trả lời những câu hỏi liên quan đến chế độ chính sách của người dân hỏi trên Cổng thông tin điện tử, Đài truyền hình tỉnh để nhân dân các dân tộc trong tỉnh Yên Bái đều nắm bắt kịp thời các chế độ liên quan. Mặt khác tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức; nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong giải quyết chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo, giấy tờ không cần thiết nhằm giải quyết công việc một cách nhanh nhất, thuận tiện và đúng quy định. Chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ trong công tác quản lý và chi trả, bảo đảm sự thuận lợi và những tiện ích tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của người hưởng chế độ, đảm bảo an toàn tiền mặt và chặt chẽ trong quản lý đối tượng. Như vậy, cùng là những đơn vị có điều kiện kinh tế khó khăn, có số đông đồng bào dân tộc thiểu số nhưng với cách làm hay, sáng tạo và đúng cách, BHXH tỉnh Yên Bái đã từng bước khắc phục những khó khăn, chú trọng tuyên truyền đúng người, đúng bản. Giảm những thủ tục hành chính rườm rà, giúp người dân dễ dàng hơn khi tiếp cận BHXH, BHYT, tăng cường công tác an sinh xã hội. Thu TrangBảo hiểm Xã hội Việt Nam làm tốt thu chi ngân sách BHXH, BHYT, BHTN 10 tháng đầu năm
TĐKT - Ngày 2/11, tại Hà Nội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị Cung cấp thông tin định kỳ về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tháng 10/2018. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh đến dự và chủ trì hội nghị. Theo báo cáo mới nhất của BHXH Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2018, số người tham gia BHXH bắt buộc là 14,19 triệu người; BHXH tự nguyện là 251 nghìn người; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 12,13 triệu người; BHYT là 82,33 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 87,62% dân số. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh phát biểu tại Hội nghị Song song với đó, số thu toàn ngành là 26.235 tỷ đồng. Lũy kế hết tháng 10/2018 toàn ngành thu 264.462 tỷ đồng, đạt 80,1% kế hoạch cả năm. Trong đó: Thu BHXH là 175.152 tỷ đồng, thu BHTN là 12.417 tỷ đồng, thu BHYT là 76.892 tỷ đồng. Toàn ngành đã giải quyết 11.084 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; 70.690 người hưởng trợ cấp 1 lần; 838.483 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Lũy kế 10 tháng đầu năm đã giải quyết 101.766 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; giải quyết 676.605 người hưởng trợ cấp 1 lần; 8.025.482 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Đặc biệt, cả nước có khoảng 15,07 triệu lượt người khám chữa bệnh (KCB) BHYT; lũy kế 10 tháng đầu năm có 146,552 triệu lượt người KCB BHYT. BHXH đã phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết cho 63.210 người hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, 3.812 người hưởng kinh phí hỗ trợ học nghề. Lũy kế 10 tháng đầu năm, giải quyết cho 597.577 người hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, 31.186 người hưởng kinh phí hỗ trợ học nghề. Toàn ngành thực hiện chi BHXH, BHYT, BHTN 24.972 tỷ đồng. Lũy kế đến hết tháng 10/2018, số chi BHXH, BHYT, BHTN toàn Ngành là 252.990 tỷ đồng, đạt 85,94% kế hoạch cả năm; trong đó: chi BHXH từ nguồn Ngân sách 37.642 tỷ đồng, chi BHXH từ Quỹ BHXH 126.729 tỷ đồng, chi Quỹ BHTN 7.497 tỷ đồng và ước chi KCB BHYT 80.921 tỷ đồng. Trong tháng, BHXH Việt Nam đã ban hành 30 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, trong đó có nhiều văn bản quan trọng: Quyết định điều chỉnh hình thức đầu tư và thời gian thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin “Nâng cấp, mở rộng hệ thống hội nghị truyền hình ngành BHXH giai đoạn 1”; công văn về việc đồng bộ mã số BHXH trên phần mềm Xét duyệt chính sách (TCS); công văn chấn chỉnh một số tồn tại trong chi trả trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân; công văn về việc thực hiện phụ cấp khu vực một lần đối với người hưởng chế độ BHXH trước ngày 01/01/2016; công văn hướng dẫn quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định; công văn về việc nâng cao chất lượng hoạt động Khối, Cụm thi đua... Phát huy kết quả đã đạt được, 2 tháng cuối năm 2018, BHXH Việt -Nam tiếp tục đẩy mạnh việc phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan trong việc hoàn thiện các văn bản dự thảo quy định, hướng dẫn về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đẩy mạnh triển khai công tác thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN; thanh tra liên ngành, kiểm tra đối với các đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN. Tiếp tục mở rộng hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT trên toàn quốc; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng xác định số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 231
- 232
- 233
- 234
- 235
- …
- sau ›
- cuối cùng »