Ngành tài nguyên và môi trường phát động phong trào thi đua đặc biệt năm 2020
TĐKT - Ngay từ những ngày đầu năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà đã phát động đợt thi đua đặc biệt trong toàn ngành năm 2020, chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ Bộ TN&MT lần thứ IV và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp, tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành TN&MT lần thứ IV và Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X. Bộ TN&MT họp triển khai công tác năm 2020 Với chủ đề “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả", đợt thi đua đặc biệt được phát động nhằm phát huy trí tuệ, sức mạnh to lớn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thi đua lập thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Phong trào thi đua đặc biệt tập trung vào các nội dung trọng tâm: Một là, đổi mới, tạo đột phá trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường theo hướng đồng bộ, hiện đại và hội nhập, khơi thông mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát triển. Đặc biệt, khẩn trương hoàn thiện trình Luật sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ môi trường, Luật sửa đổi, bổ sung Luật đất đai; tổng kết, đánh giá thi hành Luật khoáng sản, Luật tài nguyên nước, Luật khí tượng thuỷ văn, Luật đa dạng sinh học, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo... Hai là, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai: Quản lý chặt việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nghiên cứu sửa đổi quy định, quy chuẩn bảo vệ môi trường phù hợp chuẩn mực khu vực và quốc tế, kiểm soát chặt chẽ nguồn xả thải; tăng cường năng lực và làm tốt công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai, đảm bảo cảnh báo sớm và đủ độ chi tiết các hiện tượng thời tiết cực đoan... Ba là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy tinh giản, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong từng cơ quan, đơn vị và trong toàn ngành, quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng,lãng phí, tiêu cực. Bốn là, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế sâu rộng. Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, gắn nghiên cứu với chuyển giao, thực hiện hình thức đặt hàng của các cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo trọng tâm, trọng điểm. Năm là, thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết cơ bản các điểm nóng phát sinh về khiếu nại, tố cáo. Tăng cường thanh tra đột xuất để giải quyết tình trạng nhũng nhiễu, hành dân gây bức xúc trong dư luận. Sáu là, đẩy mạnh công tác thông tin, báo chí, truyền thông tạo sự đồng thuận của các cấp các ngành và dư luận xã hội, đồng thời lan tỏa khát vọng xây dựng và phát triển ngành TN&MT. Về nhiệm vụ cụ thể, Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị cần quán triệt, triển khai nghiêm túc Chương trình kế hoạch hành động của Bộ TN&MT trong thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020; Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020. Thực hiện nghiêm minh các quy định về chính sách tài chính công, đảm bảo kỷ luật ngân sách, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của phong trào thi đua đặc biệt này. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người đứng đầu trong việc tổ chức các phong trào thi đua; chú trọng công tác xây dựng, tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến, thực hiện chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng. Khẩn trương, nghiêm túc tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ Bộ TN&MT lần thứ IV, Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp, tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành TN&MT lần thứ IV. Tích cực tổ chức các hoạt động nhằm cổ vũ, động viên tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hăng hái thi đua lập thành tích chào mừng các sự kiện trọng đại của ngành và đất nước. Tiếp tục hưởng ứng và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT phát động như: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”; “Hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và ni lông”; “Hiến kế, đề xuất giải pháp, ý tưởng sáng tạo”... Bộ trưởng Bộ TN&MT yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành TN&MT nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tích cực hưởng ứng đợt thi đua, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ Bộ TN&MT lần thứ IV và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp, tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành TN&MT lần thứ IV và Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ X, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nhanh, bền vững đất nước. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường, Khối trưởng, Cụm trưởng các Khối, Cụm thi đua phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, các đoàn thể; đồng thời, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình của đơn vị phát động phong trào thi đua hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt của Bộ; xây dựng kế hoạch, nội dung, tiêu chí cho từng công việc phù hợp với lĩnh vực quản lý, gắn kết chặt chẽ giữa công tác thi đua, khen thưởng với việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng và phát triển ngành TN&MT, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phương ThanhPhong trào thi đua
Hà Nội dẫn đầu cả nước trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2019 - 2020
TĐKT - Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2019 - 2020 được tổ chức từ ngày 26/12/2019 đến ngày 29/12/2019. Theo đó, Hà Nội có 144 thí sinh dự thi đạt giải, dẫn đầu cả nước với 15 giải nhất, 44 giải nhì, 44 giải ba và 41 giải khuyến khích. Cụ thể, học sinh Hà Nội đạt 15 giải nhất ở các môn: Toán (1 giải), Vật lý (3 giải), Hóa học (3 giải), Sinh học (2 giải), Tin học (1 giải), Lịch sử (1 giải), Địa lý (2 giải), Tiếng Anh (2 giải). 44 giải nhì ở các môn: Toán (3 giải); Vật lý (4 giải); Hóa học (10 giải); Sinh học (7 giải); Tin học (3 giải); Địa lý (6 giải); Tiếng Anh (9 giải); Tiếng Nga (1 giải); Tiếng Trung (1 giải). 44 giải ba ở các môn: Toán (6 giải); Vật lý (5 giải); Hóa học (3 giải); Sinh học (3 giải); Tin học (3 giải); Ngữ văn (6 giải); Lịch sử (3 giải); Tiếng Anh (6 giải); Tiếng Nga (4 giải); Tiếng Pháp (4 giải); Tiếng Trung (1 giải). 41 giải khuyến khích ở các môn: Toán (3 giải); Vật lý (2 giải); Hóa học (2 giải); Sinh học (5 giải); Tin học (4 giải); Ngữ Văn (4 giải); Lịch sử (9 giải); Địa lý (1 giải); Tiếng Anh (2 giải); Tiếng Nga (3 giải); tiếng Pháp (6 giải). Sau Hà Nội, Hà Tĩnh là đơn vị xếp thứ hai với 89 giải quốc gia và 4 giải nhất. Nam Định là địa phương xếp tiếp theo với 78 thí sinh đoạt giải, trong đó có 2 giải nhất. Bắc Ninh là địa phương có số lượng học sinh đoạt giải lớn và số lượng giải nhất cao. Địa phương này có 64 giải, trong đó 8 giải nhất. So với kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2018 - 2019, vị trí những địa phương thuộc top 10 cơ bản không thay đổi. Số lượng giải của các địa phương này cũng cao hơn năm trước.Tuy nhiên, một số địa phương khó khăn, số lượng giải giảm so với năm học trước. Mai ThảoNâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
TĐKT - Ngày 15/1, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng (TĐKT)Trung ương tổ chức Hội nghị công chức, viên chức và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020. Dự Hội nghị, có các đồng chí: Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương; Phạm Huy Giang, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương; lãnh đạo các vụ, đơn vị, cán bộ, công chức viên chức Ban TĐKT Trung ương. Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương Trần Thị Hà trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Vụ 2 Năm 2019, Ban TĐKT Trung ương đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng TĐKT Trung ương, Bộ Nội vụ giao đảm bảo chất lượng, tiến độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu xây dựng thể chế, quản lý Nhà nước về công tác TĐKT. Đặc biệt, Ban đã tham mưu Hội đồng TĐKT Trung ương tổ chức thành công Lễ phát động phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở", Lễ tuyên dương điển hình tiên tiến và tổng kết phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2011 - 2020. Ban đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các phong trào thi đua và thực hiện công tác thẩm định hồ sơ, trình khen thưởng theo quy định. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về TĐKT, các phong trào thi đua, điển hình tiên tiến. Năm 2019, Ban đã thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng cho 110.435 trường hợp; trong đó, khen niên hạn cho lực lượng vũ trang 70.327 trường hợp, khen thưởng thành tích kháng chiến 22.924 trường hợp, khen cống hiến 3.831 trường hợp, khen thưởng đối ngoại 840 trường hợp, khen thành tích thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 12.513 trường hợp. Đồng chí Phạm Hồng Long, Tổng Biên tập Tạp chí TĐKT (thứ hai từ trái sang) và đại diện Tạp chí TĐKT, Vụ 2, Vụ 3 đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đầy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác TĐKT, Ban đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương gửi, nhận file điện tử hồ sơ khen thưởng, tra cứu tờ trình đề nghị khen thưởng của Ban trình Thủ tướng Chính phủ trên Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử. Thực hiện dịch vụ hành chính công mức độ 3 đối với 32 thủ tục hành chính về TĐKT cấp trung ương; cập nhật cơ sở dữ liệu, quản trị vận hành, khai thác Hệ thống và triển khai mở rộng việc đăng ký sử dụng, khai thác Hệ thống tại các bộ, ngành, địa phương trong cả nước. Đến nay, Ban đã thiết lập được 146 đầu mối nhập dữ liệu và cấp gần 800 tài khoản đăng nhập sử dụng hệ thống cho Ban TĐKT Trung ương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ (Phòng, Ban) TĐKT các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương. Với những thành tích đã đạt được trong năm qua, tại Hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân của Ban TĐKT Trung ương đã được biểu dương, khen thưởng: Vụ 2 được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Vụ 2, Vụ 3, Tạp chí TĐKT và đồng chí Phạm Hồng Long, Tổng Biên tập Tạp chí TĐKT được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Vụ 1 được trao tặng Cờ Thi đua của Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp TĐKT cho ông Nguyễn Hữu Đoạt, chuyên viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ 1. 8 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; 3 tập thể, 24 cá nhân được trao tặng Giấy khen của Trưởng ban. 85 công chức, viên chức đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; 8 Tập thể Lao động xuất sắc. 10 cá nhân được tặng Giấy khen của Công đoàn Ban. Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương Trần Thị Hà phát biểu tại Hội nghị Năm 2020, Ban TĐKT Trung ương sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng TĐKT Trung ương; tham mưu xây dựng thể chế, văn hóa, quy phạm pháp luật; tham mưu tổ chức thành công Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng; tuyên truyền, phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến. Thực hiện công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về TĐKT. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính năm 2020. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển, nâng cấp ứng dụng các phần mềm trong công tác quản lý, thực hiện phần mềm Hệ thống quản lý công tác khen thưởng. Tập trung giải quyết hồ sơ đề nghị tra cứu, xác nhận khen thưởng, cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước. Xây dựng kế hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước của ngành TĐKT, hướng dẫn cơ quan làm công tác TĐKT các bộ, ngành, địa phương lựa chọn, giới thiệu các điển hình tiên tiến tham dự Đại hội… Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và thành tích của cán bộ, công chức, viên chức Ban TĐKT trong năm qua, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Bộ Nội vụ giao cho. Đồng chí tin tưởng rằng phát huy thành tích đã đạt được trong năm 2019, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban TĐKT Trung ương sẽ có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm 2020. Đại diện các vụ, đơn vị ký kết giao ước thi đua năm 2020 Nhân dịp này, Thứ trưởng Trần Thị Hà đã phát động phong trào thi đua trong toàn cơ quan với chủ đề "Lập thành tích cao nhất chào mừng 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X". Tại Hội nghị, đại diện các vụ, đơn vị đã ký kết giao ước thi đua năm 2020. Phương ThanhTổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương năm 2019
TĐKT - Ngày 13/1, Đoàn Thanh niên Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2019, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. Năm 2019, với sự nỗ lực, quyết tâm cao, cán bộ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác được giao, tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực, có chiều sâu. Đồng chí Đoàn Trung Dũng, Bí thư Đoàn Thanh niên Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tặng Giấy khen cho các đoàn viên có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2019. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho ĐVTN được triển khai với nhiều hình thức, nội dung phong phú. ĐVTN Ban đã hăng hái thi đua lao động sáng tạo, thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, hướng tới chào mừng kỷ niệm 15 năm thành lập Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Đại hội thi đua các cấp, hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X. Nhân dịp kỷ niệm 129 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới kỷ niệm 71 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, 50 năm thực hiện Di chúc của Người, đoàn viên trong Chi đoàn đã tham gia và là nòng cốt trong các hoạt động chào mừng: Lễ phát động phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, xây dựng nội dung các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước… Trong các buổi sinh hoạt, BCH thường xuyên phổ biến, định hướng các hoạt động xây dựng nếp sống, lối sống văn hóa trong thanh niên, thực hiện nghiêm Quyết định 1847/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/12/2018 về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ; tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” do Thủ tướng Chính phủ phát động; thực hiện nghiêm nội quy, quy chế của cơ quan; tuyên truyền, cổ vũ thanh niên đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội; thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tuyên truyền và vận động đoàn viên thực hiện tốt “An toàn giao thông” bằng những hành động thiết thực góp phần xây dựng văn hóa giao thông... Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, từ năm 2019, Đoàn Thanh niên Ban đã mở chuyên mục Đoàn Thanh niên trên Cổng thông tin điện tử của Ban để thông tin về các hoạt động của Đoàn. Đây đồng thời là diễn đàn để đoàn viên, thanh niên Ban trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ công tác. ĐVTN luôn phát huy vai trò tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ công tác trên các lĩnh vực như tham mưu, xây dựng văn bản nghiệp vụ thi đua, khen thưởng, thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng, hành chính văn thư, lưu trữ, quản trị kế toán, tổ chức cán bộ, công tác tuyên truyền, công tác tin học… góp phần vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trong việc quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng, tham mưu cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng. Chi đoàn đã tổ chức cho đoàn viên nghiên cứu, tìm hiểu, góp ý Thông tư thay thế Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 28/10/2017 của Bộ Nội vụ; Dự thảo Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi năm 2019); dự thảo Nghị định Quy định việc quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp. Các đoàn viên trong chi đoàn đã tích cực đảm nhận và triển khai nhiều công trình nghiên cứu khoa học, thiết thực phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Tiêu biểu: Đầu năm 2019, đồng chí Phạm Thu Thủy đã bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao chất lượng khen thưởng cho người lao động trực tiếp”, được đánh giá là đề tài xuất sắc. Đồng chí Đoàn Trung Dũng làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “Lý luận, cơ sở và thực tiễn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng”. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn và Đoàn tham gia xây dựng Đảng đạt được nhiều kết quả, tạo được niềm tin của các cấp ủy Đảng đối với tổ chức Đoàn và đoàn viên. Năm 2019, chi đoàn đã có 2 đồng chí đoàn viên được kết nạp Đảng. Cùng với đó, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi. ĐVTN đã tích cực tham gia hưởng ứng các hội thi, hội diễn văn nghệ do Bộ Nội vụ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức: Tham gia Liên hoan văn nghệ, thi đấu thể thao kỷ niệm 15 năm thành lập Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Tiếp tục duy trì phong trào rèn luyện sức khỏe với các môn thể thao cầu lông, bóng bàn vào cuối mỗi ngày làm việc; thường xuyên tổ chức giao lưu bóng đá, cầu lông với các đơn vị. Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Đảng ủy viên phụ trách công tác thanh niên, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ I Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ghi nhận và biểu dương những kết quả Đoàn Thanh niên Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã đạt được trong năm vừa qua. Đồng chí đề nghị năm 2020, chi đoàn cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, góp phần xây dựng đội ngũ đoàn viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tiền phong, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ, góp phần quan trọng xây dựng cơ quan, đơn vị. Tiếp tục tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua của cơ quan, đặc biệt là phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở, thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Các đoàn viên tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên. Nâng cao chất lượng, nội dung sinh hoạt chi đoàn, đa dạng hóa các hoạt động để lôi cuốn sự tham gia đông đảo của ĐVTN. Nghiên cứu nội dung sinh hoạt chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; theo các sự kiện của đất nước, của ngành, của cơ quan… Vận động ĐVTN tích cực tham gia đóng góp vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp. Phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng kết nạp… Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tặng Giấy khen cho các đoàn viên có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2019. Minh PhươngTĐKT - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua…”, ngành Tài chính đã không ngừng đẩy mạnh và đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Nhờ đó, các phong trào thi đua đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp, có nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, có sức ảnh hưởng lớn, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị, góp phần hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ tài chính ngân sách.
Coi thi đua là động lực
Ngày 11/6/1948, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc và ngay lập tức lời kêu gọi của Người đã trở thành lời hiệu triệu đối với muôn triệu con tim không chỉ trong thời kỳ quan trọng của đất nước lúc bấy giờ mà cho mãi đến hôm nay và mai sau...
Thấm nhuần lời dạy của Người, trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, những năm qua, ngành Tài chính luôn xác định công tác thi đua, khen thưởng là nhân tố quan trọng, là nguồn động lực to lớn để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Tài chính nỗ lực phấn đấu, sáng tạo, bứt phá vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước.
Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 04-CT/BTC ngày 09/9/2014 về phát động phong trào thi đua trong toàn ngành và đã có nhiều văn bản để hướng dẫn triển khai thực hiện nhằm đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước của toàn ngành trên các lĩnh vực.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trao tặng các phần thưởng cao quý của Nhà nước, cho các cá nhân có thành tích xuất sắc - Hà Nội, ngày 10/01/2020.
Năm 2019, ngay từ ngày đầu năm, Bộ Tài chính đã phát động phong trào thi đua với khẩu hiệu hành động “Quyết tâm cao, chỉ đạo tốt, đẩy mạnh thi đua, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2019”, gồm 6 nội dung với các chỉ tiêu cụ thể. Đây là cơ sở, tiền đề và là động lực để các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính tích cực hưởng ứng, chủ động triển khai thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, thiết thực lập thành tích hướng tới kỷ niệm 75 năm thành lập và Đại hội Thi đua yêu nước toàn ngành Tài chính lần thứ V vào năm 2020.
Bộ Tài chính đã chủ động triển khai tổ chức các phong trào thi đua yêu nước do Hội đồng TĐKT Trung ương phát động; cụ thể hóa thành các tiêu chí thi đua sát với hoạt động thực tế của các cơ quan, đơn vị. Ngày 25/9/2019, Bộ Tài chính đã có quyết định số 1897/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019 - 2025 (triển khai thực hiện Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019 - 2025).
Phong trào thi đua đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động; nâng cao ý thức văn hóa công vụ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Tài chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị; xây dựng văn hóa công sở, môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp và hiện đại.
Cùng với phong trào thi đua xây dựng và thực hiện văn hoá công sở, ngành Tài chính tiếp tục triển khai có hiệu quả nhiều phong trào thi đua quan trọng gắn với các nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng khác như phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”...
Từ các phong trào thi đua yêu nước, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính về xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ người nghèo và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, nhiều cơ chế chính sách tài chính đã được ban hành và thực thi có hiệu quả, như: Chính sách bảo hiểm nông nghiệp, chính sách miễn thu thủy lợi phí, hỗ trợ kinh phí sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi phí; hỗ trợ vốn vay cho người nghèo; hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp đầu tư phát triển...
Các cơ chế chính sách do ngành Tài chính tham mưu đã thực sự tác động tích cực đến phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào chung tay vì người nghèo, phong trào hội nhập và phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước, tạo nên những khởi sắc mới với những bước tiến vững chắc trong tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước.
Đặc biệt, năm 2019, ngành Tài chính còn tích cực tham gia các cuộc thi, giải thể thao do Khối Thi đua các bộ, ngành tổng hợp tổ chức và giành được kết quả cao: Đạt giải ba tại Cuộc thi "Tìm hiểu 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh"; giành 4 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng tại giải thể thao do Khối tổ chức.
Nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được khen thưởng
Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do Bộ Tài chính phát động, năm 2019, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Tài chính đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Để kịp thời động viên, khích lệ, nhân rộng và lan toả các phong trào thi đua, Bộ Tài chính đã chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị chủ động, tích cực phát hiện, tôn vinh các gương điển hình tiến đề nghị các cấp, các ngành khen thưởng. Đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực được đề nghị khen thưởng như các gương điển hình tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ thường xuyên; trong đấu tranh chống gian lận và trốn lậu thuế của ngành Thuế; chống buôn lậu và gian lận thương mại; vận chuyển, tàng trữ, buôn bán ma túy, hàng giả và các mặt hàng cấm của ngành Hải quan; trả lại tiền thừa cho khách hàng của ngành Kho bạc; khắc phục khó khăn, bảo quản tốt tài sản dự trữ nhà nước, xuất gạo cứu trợ lũ lụt kịp thời của Tổng cục Dự trữ Nhà nước; quản lý, giám sát nâng cao tính minh bạch thị trường chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước...
Trong năm 2019, Bộ Tài chính đã kịp thời thực hiện khen thưởng đột xuất, khen chuyên đề cho nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Đồng thời, Bộ Tài chính đã thực hiện công tác khen thưởng và hiệp y khen thưởng đối với nhiều tập thể và cá nhân thuộc các Sở Tài chính, Công ty Xổ số kiến thiết các tỉnh, thành phố; xét tặng Kỷ niệm chương “Vì Sự nghiệp Tài chính” cho nhiều cá nhân có đóng góp cho ngành Tài chính...
Tổng hợp cả năm, Bộ Tài chính đã thực hiện thẩm định 15.489 trường hợp (4.135 tập thể và 11.354 cá nhân) đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng thành tích đã đạt được; trong đó đã có kết quả khen thưởng cho 9.745 trường hợp (3.447 tập thể và 6.298 cá nhân). Theo đó, tỷ lệ khen thưởng cho người lao động trực tiếp tăng hơn so với năm 2018; đối với khen thưởng cấp Nhà nước, khen thường xuyên tăng 36,78%, khen chuyên đề đột xuất tăng 12,5%; đối với khen thưởng cấp Bộ, khen thường xuyên tăng 6,83% và khen chuyên, đề đột xuất tăng 43,06%.
Những gương điển hình tiên tiến được các cơ quan, đơn vị suy tôn đề nghị các cấp, các ngành khen thưởng là “những bông hoa rực rỡ” làm đẹp hơn, phong phú thêm cho “vườn hoa thành tích ngàn việc tốt” của ngành Tài chính Việt Nam...
Tạo động lực, bứt phá toàn diện trên các mặt công tác
Hướng tới Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống, Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tài chính và tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, Bộ Tài chính đã hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tài chính tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp, xây dựng Kế hoạch tuyên truyền gương điển hình tiên tiến, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến và lựa chọn đại biểu điển hình tham dự Ðại hội thi đua yêu nước các cấp vào năm 2020. Ðây chính là bước đột phá, mốc quan trọng cho hoạt động TĐKT cũng như phong trào thi đua trong toàn ngành những năm tiếp theo.
Lãnh đạo Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành Tài chính tiếp tục triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025 theo Kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phát động ngày 14/6/2019. Thực hiện tốt công tác TĐKT gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao...
“Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua…” - Lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu cách đây hơn 71 năm vẫn còn nguyên giá trị. Với bề dày thành tích trong suốt chặng đường hình thành và phát triển của ngành Tài chính, đặc biệt là thành tích đã đạt được trong năm 2019, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, chủ động, sáng tạo và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao./.
TS. Bùi Tuấn Minh
Q. Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tài chính
TĐKT - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan vừa ký Quyết định 3802/QĐ-TCHQ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào 'Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở' giai đoạn 2020 - 2025.
Chi cục Hải quan TP Hồ Chí Minh thi đua thực hiện văn hoá công sở
Kế hoạch đề ra nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức (CBCC), viên chức trong việc tu dưỡng, rèn luyện thực hiện đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động của mỗi cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, xây dựng hình ảnh đội ngũ CBCC, viên chức hải quan gương mẫu, chuyên nghiệp, thân thiện, năng động, sáng tạo, tận tụy, liêm chính.
Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua những việc làm cụ thể hàng ngày, trên mọi lĩnh vực công tác.
Song song với đó là bảo đảm tính liên tục, hiệu quả, chuyên nghiệp trong hoạt động của các đơn vị, tạo môi trường làm việc văn minh, hiện đại, thân thiện, trách nhiệm, minh bạch, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Kế hoạch của Tổng cục Hải quan đưa ra cụ thể các nội dung và tiêu chuẩn thi đua đối với cá nhân, tập thể thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Đối với tập thể thực hiện “Thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp” với các nhiệm vụ trọng tâm: Tham mưu xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo, lãnh đạo quản lý, điều hành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và các văn bản quy định về văn hóa công sở của cơ quan, đơn vị, địa phương; đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch, đơn vị hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc tại cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thông qua những việc làm cụ thể hàng ngày, trên mọi lĩnh vực công tác.
Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả bám sát các nhiệm vụ chính trị trọng tâm và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để thu hút, tập hợp sự tham gia của đội ngũ CBCC, viên chức góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đối với cá nhân, thực hiện “Thi đua thực hiện kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp” với các nội dung cụ thể: Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp trong công việc; thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực trong giao tiến, ứng xử; thường xuyền tu dưỡng, rèn luyện chuẩn mực về đạo đức, lối sống…
Theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan, phong trào thi đua được triển khai thực hiện từ nay đến hết năm 2025. Cụ thể, tháng 1/2020, tổ chức phát động, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua trong toàn ngành hải quan; năm 2022, tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua trong toàn ngành; năm 2025, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua trong toàn ngành.
La Giang
TĐKT - Tối ngày 30/12, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã diễn ra Lễ trao giải Hội thi “Cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng Trung ương thi đua thực hiện văn hóa công sở”.
Đến dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Phạm Minh Chính, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Khối trưởng Khối Thi đua các cơ quan Đảng Trung ương.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các cơ quan Đảng Trung ương.
Sau 2 tháng chuẩn bị tích cực, ngày 7/11/2019, Hội thi “Cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng Trung ương thi đua thực hiện văn hóa công sở” đã được tổ chức thành công tốt đẹp với sự tham gia của 14 đội thi gồm 200 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và hàng ngàn lượt cổ động viên trong tổng số hơn 5000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của toàn Khối.
GS. TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại buổi lễ
Ngay sau khi phát động Hội thi, các cơ quan trong Khối đã chủ động thành lập các đội thi, bố trí thời gian để luyện tập các nội dung thi. Kịch bản các phần thi, các hình thức sân khấu hóa... đã được các hội thi chuẩn bị kỹ lưỡng, linh hoạt, sáng tạo và mang đậm nét quần chúng. Mỗi thành viên của đội tuyển đã thực sự trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của việc thực thi văn hóa công vụ, văn hóa công sở tại cơ quan.
Ban Tổ chức Hội thi, đơn vị đăng cai đã chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cơ sở vật chất để các đội thi thể hiện tốt phần thi của mình.
14 đội đến từ các quan trong Khối Thi đua các cơ quan Đảng Trung ương đã tham gia với tinh thần giao lưu, học hỏi, không phân biệt tuổi tác, cương vị, mang đến những tiết mục đặc sắc, ấn tượng.
Trải qua 3 phần thi: Tuyên truyền văn hóa công sở, Hiểu biết về văn hóa công sở và Hùng biện về văn hóa công sở, các đội thi đã thể hiện được kiến thức chuyên môn, sự am hiểu sâu sắc về văn hóa công vụ, văn hóa công sở cũng như tài năng của các đồng chí cán bộ, công chức của Khối các cơ quan Đảng trung ương.
Trong suốt thời gian diễn ra Hội thi, thành viên Ban Giám khảo bao gồm các nhà quản lý, nhà chuyên môn có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực văn hóa công sở và nghệ thuật biểu diễn đã làm việc công tâm, chuyên nghiệp, thực hiện việc chấm điểm một cách khách quan, công bằng để lựa chọn ra được các đội thi và cá nhân xuất sắc nhất.
Các thành viên Ban Tổ chức, Ban Thư kí là đại diện lãnh đạo và cán bộ phụ trách thi đua, khen thưởng của 14 cơ quan trong Khối Thi đua đã phát huy tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao, góp phần vào thành công chung của Hội thi.
Hai cá nhân đạt giải Hùng biện xuất sắc của Hội thi
Sự thành công của Hội thi đã góp phần củng cố niềm tin, khơi dậy niềm tự hào của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về những trọng trách mà mình đang đảm nhiệm, tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ, thu hút đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan trong Khối Thi đua tham gia có hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là hoạt động thiết thực năm kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2020), tiến tới chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định: “Từ Hội thi này, nét đẹp văn hóa công sở sẽ được cụ thể hóa thành những nét đẹp thường ngày, thường thấy và tạo nên hình ảnh kiểu mẫu của công chức, viên chức khối cơ quan Đảng Trung ương. Đây chính là việc hiện thực hóa trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên Khối các cơ quan Đảng Trung ương”.
Đồng thời, đồng chí cũng bày tỏ hy vọng: Không chỉ các đơn vị trong Khối Thi đua các cơ quan Đảng Trung ương, các tổ chức Đảng mà cả hệ thống chính trị sẽ cùng phấn đấu xây dựng và tổ chức thành công mô hình cơ quan kiểu mẫu. Tinh thần của hội thi sẽ được lan tỏa tới các cơ quan, đơn vị khác trong cả nước nhằm tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hưởng ứng phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện văn hóa công sở” do Thủ tướng Chính phủ phát động nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng ngang tầm nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII và các Nghị quyết Trung ương trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng.
Đại diện các đội thi nhận giải thưởng tại buổi lễ trao giải
Chung cuộc, Ban Tổ chức đã trao 8 giải khuyến cho các đội thi: Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội Chính Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản.
3 giải Ba thuộc về: Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương;
2 giải nhì: Học viện CHính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Đối ngoại Trung ương.
Ban Tổ chức Trung ương xuất sắc giành giải nhất Hội thi.
Ngoài ra, giải Hùng biện xuất sắc nhất đã được trao cho 2 cá nhân là các đồng chí Đào Ngọc Báu đến từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và đồng chí Trần Thị Minh đến từ Ban Tổ chức Trung ương.
Ngọc Huyền
Viettel đặt mục tiêu trở thành 1 trong 20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới
TĐKT - Ngày 27/12, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Đại hội thi đua Quyết thắng giai đoạn 2014 - 2019. Dự Đại hội, có: Thượng tướng Bế Xuân Trường, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ quốc phòng. Thượng tướng Bế Xuân Trường, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ quốc phòng cùng lãnh đạo Tập đoàn và các đại biểu nhấn nút đặt mục tiêu kiến tạo số cho các doanh nghiệp cùng phát triển 5 năm qua, phong trào thi đua Quyết thắng đã được Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cụ thể hóa thành các chủ đề, chỉ tiêu thi đua riêng, với phương châm “cái gì tốt không tốt mãi” và “hôm nay tốt hơn và khác ngày hôm qua”, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Mỗi tập thể, mỗi cá nhân ở Viettel đã thực hiện phong trào thi đua với các cách làm sáng tạo, khác biệt. Mỗi phong trào thi đua đều gắn liền với kết quả đo đếm được, không khuếch trương, không hô khẩu hiệu. Các chủ đề, nội dung thi đua luôn được cụ thể hóa, ánh xạ vào văn hóa Viettel, luôn định hướng hành động và không ngừng đổi mới. Ở Viettel, không có những lời phát động, kêu gọi chung chung mà thi đua phải thấm sâu vào từng người, thi đua là công việc hàng ngày, nhưng hôm nay tốt hơn hôm qua, mới hơn ngày hôm qua. Các khối thi đua được chia nhỏ theo tính chất nhiệm vụ tương đồng, thi đua không chỉ theo diện rộng, bề ngang mà còn theo chiều dọc, ngành dọc, theo từng lĩnh vực công tác. Đặc biệt, Viettel đã lượng hóa tiêu chí đánh giá hiệu quả các phong trào thi đua và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào theo dõi kết quả thi đua đến từng tập thể, cá nhân làm cơ sở cho bình xét, tôn vinh, chính sách phúc lợi, quy hoạch, đào tạo cán bộ lâu dài. Qua phong trào thi đua, Viettel đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, giữ vững vị trí tập đoàn số một về viễn thông - công nghệ thông tin ở Việt Nam, là mô hình tiêu biểu tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu, là bài học sinh động trong đổi mới, hội nhập, công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đến hết năm 2019, Viettel tăng trưởng 7,2% với tổng doanh thu ước đạt 251,3 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 39,3 nghìn tỷ đồng, gấp nhiều lần đơn vị đứng tiếp sau. Viettel cũng là đơn vị đứng đầu về nộp ngân sách nhà nước và có năng suất lao động cao. Bên cạnh đó, về hạ tầng, Viettel đã phủ cáp quang đến 95% các xã tại Việt Nam và dựng 170.473 trạm phát sóng di động tại 11 quốc gia trên toàn cầu. Tập đoàn đã có 4 đường trục Bắc Nam, 1 đường trục Đông Dương và 6 hướng kết nối quốc tế cả trên biển lẫn đất liền với chiều dài 500.000 km cáp quang, đủ quấn 12 vòng quanh trái đất. Đây là hạ tầng, nền tảng quan trọng phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Tại Đại hội, Tập đoàn Viettel đã phát động thông điệp thi đua 2019 - 2024 là “Kiến tạo xã hội số”, với khẩu hiệu “Thần tốc hơn - Quyết liệt hơn - Thành công hơn”. Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu tại Đại hội. Theo đó, Viettel đặt ra 5 mục tiêu: Tiếp tục giữ vững, nâng tầm vị trí Tập đoàn kinh tế số 1 của quốc gia, duy trì tốc độ tăng trưởng từ 10%/năm trở lên, trong đó công nghiệp công nghệ cao đóng góp 50% tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả đầu tư quốc tế để trở thành Tập đoàn toàn cầu nằm trong 20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới. Phát triển chiến lược nghiên cứu, sản xuất thiết bị, hiện thực hóa xây dựng Tổ hợp công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng. Tiên phong thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nhanh chóng triển khai công nghệ 5G và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong cuộc CMCN 4.0; đẩy mạnh 3 ngành công nghiệp công nghệ cao gồm Công nghiệp điện tử viễn thông, Công nghiệp quốc phòng và Công nghiệp an ninh mạng. Xây dựng đạo đức và khát vọng Người Viettel, trở thành mẫu mực của con người mới, hội nhập quốc tế. Phát biểu tại Đại hội, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nói: “Trong giai đoạn phát triển lần thứ 4 với vai trò tiên phong kiến tạo xã hội số, Viettel sẽ không chỉ tính bài toán kinh doanh cho riêng mình, mà phải tạo nền tảng hệ sinh thái cho các doanh nghiệp khác cùng phát triển.”. Tại Đại hội, Tập đoàn Viettel đã vinh danh 16 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc nhất trên toàn cầu với giải thưởng Viettel’s Stars năm 2019. 8 cá nhân và 8 tập thể xuất sắc được tôn vinh lần này đều là những tấm gương về đổi mới sáng tạo, tiên phong trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, tạo ra những sản phẩm dịch vụ khác biệt, đem lại đột phá về năng lực cạnh tranh cốt lõi cũng như tăng trưởng ở các đơn vị thành viên trong Tập đoàn Viettel. Phương ThanhTĐKT - Với phương châm “Đoàn kết - kỷ cương - sáng tạo - hiệu quả”, năm 2019, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TBXH) đã thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao gắn với nhiệu vụ chung của đất nước.
Hoàn thành 100% các đề án, nhiệm vụ được giao
Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Tấn Dũng cho biết, năm 2019, ngành LĐ-TBXH hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội giao với chất lượng được nâng lên rõ rệt: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị khoảng 3,12%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt 24%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1,3% so với cuối năm 2018, riêng các huyện nghèo giảm gần 5%.
Toàn cảnh Hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2020
Hoàn thành 100% các đề án, nhiệm vụ được giao trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua Bộ luật lao động với nhiều điểm mới và thay đổi nhằm bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của cả người lao động và người sử dụng lao động; thực hiện đúng chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phù hợp hơn với các cam kết, thông lệ quốc tế về lao động.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành đều đạt và vượt kế hoạch, có bước tiến so với năm 2018. Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp đột phá phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia. Tổ chức thành công các hội nghị triển khai công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trong và ngoài nước; Diễn đàn "Nâng tầm kỹ năng lao động Việt nam".
Gắn kết hiệu quả giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; đặt hàng đào tạo tạo nghề, đào tạo thí điểm theo Chương trình chuyển giao từ Đức và Úc; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng các chuẩn đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Tham gia Kỳ thi tay nghề thế giới đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay.
Chất lượng đào tạo nghề được cải thiện, góp phần làm tăng chỉ số chất lượng đào tạo nghề nghiệp năm 2019 của Việt Nam lên 13 bậc.
Thứ trưởng Bộ LĐ- TBXH Lê Tấn Dũng
Đặc biệt, tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường lao động; tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động trên thị trường. Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động trong độ tuổi thanh niên, lao động là người khuyết tật, lao động nông thôn, lao động di cư, lao động là người dân tộc thiểu số, phụ nữ...
Nâng cao năng lực hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm; tổ chức sàn giao dịch, chợ việc làm với tần suất tăng và hình thức tổ chức đa dạng, phong phú. Duy trì và phát triển thị trường lao động ngoài nước; mở nhiều thị trường mới, tiềm năng ở khu vực châu Âu, ký Bản ghi nhớ về phái cử lao động kỹ năng đặc định sang Nhật Bản. Thực hiện các chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng cường tuyển dụng, đào tạo, tạo nguồn lao động từ khu vực Tây Nam Bộ.
Cụ thể: Ước cả năm, tạo việc làm cho trên 1,655 triệu người, đạt 103,5% kế hoạch, bằng 100,4% so với thực hiện năm 2018, trong đó: Tạo việc làm trong nước khoảng 1,508 triệu người; đưa trên 147 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Năm 2019, Bộ LĐ-TBXH cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Tiếp tục các giải pháp xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 22 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Đạt nhiều kết quả tích cực
Theo Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, triển khai các giải pháp mở rộng, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đến nay cả nước có trên 15,7 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, chiếm khoảng 32,5% lực lượng lao động trong độ tuổi (trong đó tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt trên 545 nghìn người, hoàn thành trước 2 năm so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết 28-NQ/TW); trên 13,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm trên 27% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Năm 2019, Bộ LĐ-TBXH trình Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2019/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; chỉ đạo các địa phương thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người có công. Tiếp tục giải quyết hồ sơ tồn đọng với phạm vi mở rộng hơn, theo báo cáo của 49 tỉnh/thành phố có hồ sơ tồn đọng, đến nay có 8 địa phương đã giải quyết xong và 14 tỉnh không có tồn đọng.
Thực hiện tốt hoạt động tri ân các anh hùng, liệt sĩ và người có công; tổ chức thành công lễ gặp mặt, tuyên dương 500 thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc, đại diện cho 12 nghìn thương binh nặng trong cả nước; lễ trao bằng Tổ quốc ghi công đến 72 thân nhân liệt sĩ, đại diện cho 468 thân nhân gia đình liệt sĩ của cả nước tại thành phố Vĩnh Long. Vận hành Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ. Tiếp tục phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai việc hỗ trợ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở.
Ước đến cuối năm 99,5% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; 99% xã/phường/thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công.
Phối hợp, tham gia xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tiếp tục thực hiện Phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2016 - 2020.
Thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Chỉ đạo các địa phương bảo đảm cho mọi trẻ em được đón Tết Nguyên đán vui tươi, đầm ấm như: Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em; Chương trình "Mùa Xuân cho em" lần thứ 12; Tết Trung thu cho trẻ em. Chú trọng triển khai các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; giảm tai nạn, thương tích ở trẻ em.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tích cực huy động nguồn lực từ cộng đồng, xã hội để trợ giúp cho trẻ em, trong năm Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt nam đã vận động được 188,2 tỷ đồng, thực hiện hỗ trợ cho 128.007 lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với tổng kinh phí hỗ trợ trên 113 tỷ đồng. Đến nay có 70% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp dưới các hình thức; 55% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em.
Hơn hết, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ đạt được nhiều kết quả tích cực; vai trò và địa vị của phụ nữ được cải thiện, nâng lên rõ rệt; tỷ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cấp ủy, chính quyền địa phương tăng lên; ngày càng có nhiều gương mặt nữ doanh nhân và nữ giám đốc điều hành tiêu biểu của Việt Nam được các Diễn đàn kinh tế thế giới ghi nhận và được tôn vinh là những Doanh nhân quyền lực nhất châu Á - Thái Bình Dương. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ, đặc biệt ở khu vực nông thôn được chú trọng.
Phát huy kết quả đã đạt được, năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020, việc hoàn thành toàn diện các mục tiêu đặt ra sẽ tạo đà cho kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược 10 năm 2021 – 2030, Bộ LĐ - TBXH sẽ quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; quán triệt phương châm hành động của Chính phủ và tiếp tục phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả” với 5 trọng tâm chỉ đạo điều hành:
Thứ nhất, tập trung cho công tác xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống luật pháp về lao động, người có công và xã hội bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại, khả thi và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với thị trường lao động; đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thứ ba, tạo lập đầy đủ, đồng bộ các yếu tố và điều kiện cơ bản để thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của thị trường lao động, bảo đảm đồng bộ với các loại thị trường khác trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thực hiện đầy đủ Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc.
Cuối cùng là đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng tốt hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội.
Hồng Thiết
Phong trào thi đua Quyết thắng góp phần xây dựng bệnh viện hạng đặc biệt quốc gia
TĐKT - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”; phát huy truyền thống Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 5 năm qua (2014 - 2019), phong trào thi đua Quyết thắng của Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 được triển khai toàn diện với nhiều cách làm mới, sáng tạo và mang lại hiệu quả thiết thực. Phong trào đã động viên toàn thể cán bộ, nhân viên nỗ lực vượt khó, sáng tạo hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ, có nhiều chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc. Chất lượng chuyên môn của Bệnh viện không ngừng được nâng cao, có những tiến bộ vững chắc. Đội ngũ cán bộ của Bệnh viện ngày một vững vàng trưởng thành, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Hậu cần, tài chính lành mạnh. Chính trị ổn định, cán bộ, nhân viên đoàn kết, tin tưởng, phấn khởi, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. 5 năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, trực tiếp là Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện, phong trào thi đua Quyết thắng của Bệnh viện TWQĐ 108 đã đổi mới toàn diện, bám sát các nhiệm vụ chính trị được giao, trong đó tập trung làm tốt các khâu đột phá: Về cơ cấu tổ chức theo hướng “tinh, gọn, mạnh”; về nâng cao chất lượng công tác huấn luyện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, nhân viên; làm chủ khoa học kỹ thuật và các trang thiết bị y tế hiện đại; về công tác xây dựng nền nếp chính quy và chấp hành kỷ luật, thực hiện cải cách hành chính theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng 9001-2015. Khoa Hồi sức (Bệnh viện TWQĐ 108) thực hiện hồi sức ca ghép phổi đầu tiên từ người cho chết não tại Việt Nam Phong trào thi đua Quyết thắng đã thúc đẩy mọi đơn vị, mọi cán bộ, nhân viên vượt khó, sáng tạo vươn lên, tận tuỵ với công việc, hết lòng vì người bệnh, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị; không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, kỹ thuật cao; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tích cực ứng dụng vào thực tế, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Giai đoạn 2015 - 2019, Bệnh viện đã khám hơn 4,2 triệu lượt bệnh nhân; tiến hành cấp cứu 139 nghìn ca; phẫu thuật 141 nghìn ca, phẫu thuật loại đặc biệt 26 nghìn ca (chiếm 19%); truyền máu với tổng số hơn 32 triệu lít; xét nghiệm 72 triệu lượt. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh ra viện tăng dần hàng năm từ 74% đến 78%, với số lượng ngày điều trị khỏi trung bình được rút ngắn từ 10 ngày năm 2015 xuống còn 7 ngày năm 2019. Bệnh viện TWQĐ 108 cũng là cơ sở y tế đầu tiên trong Quân đội đạt chứng chỉ ISO: 9001- 2015 việc quản lý chất lượng khám, chữa bệnh. Bệnh viện đã triển khai 16 đề tài và dự án cấp quốc gia; 18 đề tài, đề án khoa học công nghệ cấp Bộ Quốc phòng, trong đó các công trình nghiên cứu khoa học của đội ngũ bác sĩ, nhà khoa học của Bệnh viện vô cùng giá trị, đạt được nhiều giải thưởng khoa học có uy tín trong nước và quốc tế, đóng góp to lớn cho nền y học cách mạng nước nhà. Cán bộ, nhân viên Trung tâm Đột quỵ não (Bệnh viện TWQĐ 108) luôn tận tâm, tận lực cứu chữa người bệnh Tiêu biểu như: Năm 2017, Trung tướng, GS.TS Thầy thuốc nhân dân Mai Hồng Bàng - Giám đốc Bệnh viện và 18 đồng chí đồng tác giả Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị ung thư gan nguyên phát và một số bệnh lý tiêu hóa gan mật” đã được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Công trình “Nghiên cứu tối ưu hóa phương pháp cho việc chẩn đoán nhiễm trùng máu” và Công trình “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xác định vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp và phát hiện gien kháng kháng sinh” thuộc nhóm nghiên cứu của Đại tá, PGS,TS Lê Hữu Song, Phó Giám đốc Bệnh viện đã được Hiệp hội Y khoa Việt Nam - Thụy Sỹ tặng giải thưởng Alexandre Yersin; Giải nhất Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ (VIFOTEC) và Giải thưởng WIPO của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới năm 2018. 5 năm qua, Bệnh viện cũng đã triển khai làm chủ 79 kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, trong đó nhiều kỹ thuật khó trên thế giới đã được các bác sĩ của Bệnh viện làm chủ. Điển hình như: Ca biến dạng cong vẹo phức tạp bẩm sinh 2 chi dưới (thường gọi Hoàng tử Ếch) chưa từng có trong y văn thế giới, phẫu thuật rất khó và rất phức tạp trên thế giới, đã được GS.TSKH Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện cùng với tập thể Khoa Chấn thương Chỉnh hình Tổng hợp, Viện Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện phẫu thuật thành công, đem lại những bước đi bình thường cho người bệnh, mở ra hi vọng mới cho nhiều bệnh nhân có bệnh lý tương tự. Lãnh đạo Bệnh viện TWQĐ 108 luôn quan tâm, sát sao, nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh Cùng với đó, với chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học, 5 năm qua, Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108, đã hướng dẫn, nghiên cứu, tổ chức bảo vệ cho 93 nghiên cứu sinh; tổ chức tuyển sinh đầu vào cho 145 học viên nghiên cứu sinh và 68 học viên đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp 1 và chuyên khoa cấp 2 cả trong và ngoài quân đội bảo đảm chất lượng. Đồng thời, tổ chức gần 50 lớp huấn luyện, tập huấn toàn quân và nội bộ cho hơn 2000 cán bộ, bác sĩ… Ngoài ra, Bệnh viện TWQĐ 108 đóng vai trò tích cực trong liên kết hợp tác, giúp đỡ, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho gần 20 ngành y tế và hàng chục bệnh viện đa khoa trung ương, bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố, các trường đại học y khoa. Bệnh viện đào tạo chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn trực tiếp tại Bệnh viện cho gần 30 bệnh viện trong quân đội, gần 50 bệnh viện, trường học y dược của các tỉnh, thành phố; liên kết, chuyển tuyến với 13 tỉnh thành với 23 bệnh viện và 2 trường Đại học. Đồng thời, Bệnh viện cử nhiều đoàn bác sĩ sang làm chuyên gia giúp đỡ trực tiếp cho Bệnh viện Quân y 103 - Lào, tiếp nhận học viên sang học tập, đào tạo miễn phí tại Bệnh viện; lắp đặt hệ thống Telemedicine và hỗ trợ chuyên môn trực truyến từ Bệnh viện TWQĐ 108 cho Bệnh viện Quân y 103 Lào, thực hiện cấp cứu, phẫu thuật điều trị các ca bệnh khó, phức tạp. Phong trào thi đua Quyết thắng giai đoạn 2014 – 2019 của Bệnh viện TWQĐ 108 đã làm xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, là những nhân tố quan trọng, góp phần thúc đẩy Bệnh viện phát triển lên tầm cao mới. Tiêu biểu như: Khoa Hồi sức tích cực; Trung tâm đột quỵ não; Khoa Gây mê hồi sức; Khoa Khám bệnh đa khoa; Khoa Chẩn đoán hình ảnh; Phòng Chính trị; Phòng Kế hoạch - Tổng hợp; Phòng Tài chính… Đặc biệt, trong đó có những bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đã và đang làm nhiệm vụ tại Bệnh xá Song Tử Tây - điểm sáng về y tế trong huyện đảo Trường Sa. Họ vừa giỏi chuyên môn, vừa có tinh thần trách nhiệm cao, trực tiếp góp phần vào việc giữ gìn biển đảo của Tổ quốc. Một tấm gương điển hình tiêu biểu là Thiếu tá Lê Hải Sơn, bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh, đã khắc phục mọi khó khăn của hoàn cảnh gia đình và điều kiện công tác ở Nam Sudan, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham gia Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1, thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam. Đồng chí đã có nhiều đóng góp cho hoạt động khám, chữa bệnh cũng như quảng bá về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam… Trong giai đoạn mới, Bệnh viện TWQĐ 108 xác định, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng lên tầm cao mới; góp phần xây dựng bệnh viện chính quy, khoa học, tiên tiến, văn hóa, xứng đáng là bệnh viện hạng đặc biệt quốc gia hoàn thành xuất sắc trong tình hình mới. Theo đó, Bệnh viện tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức phong trào thi đua Quyết thắng theo hướng thực chất, vững chắc, đúng các Chỉ thị, Nghị quyết, Hướng dẫn của cấp trên; lồng ghép nội dung, chỉ tiêu phong trào thi đua Quyết thắng với các cuộc vận động, phong trào thi đua của các ngành, các tổ chức quần chúng; tập trung giải quyết dứt điểm những khâu yếu, mặt yếu, hướng vào nâng cao chất lượng khám, điều trị; xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, Bệnh viện vững mạnh toàn diện. Mai ThảoTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 51
- 52
- 53
- 54
- 55
- …
- sau ›
- cuối cùng »