Phong trào thi đua

Ninh Bình đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

BTĐKT - Ngày 17/5, tại Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình, Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học "Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Toàn cảnh hội thảo Ninh Bình là tỉnh đã 5 lần được Bác Hồ về thăm. Mỗi địa danh, mỗi miền quê trên mảnh đất Cố đô lịch sử, nơi Người đã đặt chân đều lưu dấu những kỷ niệm không bao giờ quên, những lời thăm hỏi ân cần, những bài học cao quý, sâu sắc, đầy tính nhân văn cao cả, là minh chứng lịch sử sinh động, được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ninh Bình qua các thế hệ trân trọng, nâng niu gìn giữ. Hội thảo được tổ chức có ý nghĩa lịch sử, chính trị và khoa học quan trọng, nhằm đánh giá, tổng kết và tuyên truyền sâu rộng về những thành tựu nổi bật mà Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đạt được sau 65 năm thực hiện lời căn dặn của Bác khi Người thăm Ninh Bình. Đồng thời, nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất, học tập, công tác; tạo động lực mới, khí thế mới để tiếp tục xây dựng, phát triển tỉnh Ninh Bình giàu đẹp, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc. Phát biểu đề dẫn hội thảo khoa học, đồng chí Đinh Văn Nghĩa, Phó Trưởng ban  Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh: Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được tỉnh triển khai sâu rộng, thường xuyên, đạt được những kết quả quan trọng, tạo sự lan tỏa, tác động mạnh mẽ trong toàn Đảng bộ, trong hệ thống chính trị và trong nhân dân. Hiệu quả của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo ra những thay đổi rõ nét, góp phần thiết thực trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Các hình thức tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng phong phú, đa dạng làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc trong đời sống xã hội. Với tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, mang tính khoa học và thực tiễn sâu sắc, tại Hội thảo, các ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung phân tích, đánh giá khách quan những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn trong việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, đặc biệt là Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) và Kết luận số 21 Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo Bác; hiệu quả của việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Từ đó, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục học tập và làm theo lời dạy của Bác, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Ninh Bình thành trung tâm du lịch của cả nước; phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh phát triển trung bình khá, đến năm 2030 trở thành tỉnh khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt các tiêu chí thành phố trực thuộc trung ương, thực sự là trung tâm du lịch vùng và quốc gia, mang giá trị toàn cầu. Hà Giang  

Hải Phòng biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

BTĐKT - Sáng 15/5, Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm 2023 - 2024; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023. Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng chủ trì hội nghị. Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng trao Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương cho 1 tập thể và 2 cá nhân Phát huy kết quả đã đạt được từ Chuyên đề toàn khóa của Đảng bộ thành phố về thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kết luận số 01 cho từng năm tiếp theo gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố và các địa phương, đơn vị. Đảng bộ thành phố đã thiết thực triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị, đạt những kết quả tích cực, có nhiều điểm nhấn nổi bật. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận số 01, chuyên đề toàn khóa và các chuyên đề hằng năm của thành phố; đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch công tác, sinh hoạt hàng hằng tháng tại chi bộ, sinh hoạt cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, vào công việc hằng ngày của cơ quan, đơn vị và của mỗi cán bộ, đảng viên. Nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị đã chủ động, sáng tạo, với những cách làm mới, hiệu quả; đặc biệt, lựa chọn những vấn đề khó, nổi cộm, những khâu đột phá, phức tạp trên các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết kịp thời và có kết quả rõ rệt. Công tác tuyên truyền việc học và làm theo Bác có nhiều sáng tạo, thu hút sự quan tâm, tham gia của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhiều cấp ủy đã thể hiện sự nỗ lực tìm tòi, đổi mới trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chú trọng biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Các đồng chí: Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy trao Bằng khen và tặng hoa cho các tập thể xuất sắc Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác gắn với các phong trào thi đua tiếp tục được phát động mạnh mẽ ở khắp các địa phương, cơ quan, đơn vị như: Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Lao động giỏi, lao động sáng tạo; Cựu chiến binh gương mẫu… Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình, người tốt - việc tốt, nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới biển đảo, bảo vệ môi trường, chỉnh trang đô thị, xây dựng nông thôn mới… có sức cảm hóa, thuyết phục và lan tỏa cao trong xã hội. Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng ghi nhận, đánh giá cao các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận số 01, chuyên đề toàn khóa và các chuyên đề hằng năm của thành phố. Đồng chí Bí thư Thành ủy nhấn mạnh các nội dung cần quan tâm trong thời gian tới: Tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ đã được xác định tại Kế hoạch số 322, ngày 28/12/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Kết luận số 01 năm 2024; quán triệt, tuyên truyền và triển khai hiệu quả Chuyên đề năm 2024 về: “Xây dựng, phát triển Hải Phòng phải hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa”; tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 55 năm thực hiện Di chúc của Người gắn với đợt sinh hoạt chính trị - tư tưởng về nội dung các tác phẩm “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cùng với đó, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cần đẩy mạnh phong trào thi đua trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác gắn với các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện chủ đề năm 2024 của thành phố. Chú trọng phát hiện, nhân rộng những mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, biểu dương kịp thời các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo Bác. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để việc thực hiện ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả… Nhân dịp này, 1 tập thể và 2 cá nhân của thành phố Hải Phòng đã được nhận Bằng khen của Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương vì đã có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023; 37 tập thể và 59 cá nhân được nhận bằng khen của UBND thành phố Hải Phòng vì đã có thành tích xuất sắc trong học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023 - 2024. Bình Nguyên

Thái Nguyên: Lan tỏa tinh thần học tập và làm theo Bác

BTĐKT - Ngày 15/5, Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-Kl/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải trao Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 Theo Tỉnh ủy Thái Nguyên, trong 10 năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 của Trung ương nghiêm túc, có nhiều đổi mới, sáng tạo phù hợp với tình hình địa phương và đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các mục tiêu của nghị quyết đều đạt, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng nhiệm kỳ, số chỉ tiêu phát triển văn hóa - xã hội luôn chiếm trên 40%. Các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, dân tộc thiểu số và miền núi… được tỉnh triển khai đa mục tiêu, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, lao động, khoa học - công nghệ… Riêng giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Thái Nguyên đã phân bổ được 4.562 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn cho 70 công trình, dự án lĩnh vực văn hóa - xã hội và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, chiếm gần 18% tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng với những nội dung cốt lõi như: Xây dựng cơ quan văn hóa, khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa… Đến năm 2023, toàn tỉnh có trên 94% gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; trên 97% làng, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa. Các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến giao lưu tại chương trình Đối với triển khai thực hiện Kết luận số 01-Kl/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị, Thái Nguyên đã có sự chuyển biến rõ nét từ nhận thức tới hành động trong việc học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Đặc biệt, việc học tập và làm theo tấm gương của Bác đã gắn với thực hiện Nghị quyết, Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII, XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, góp phần củng cố niềm tin cua cán bộ, đảng viên, nhân dân với Đảng, Nhà nước. Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tiếp tục cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về phát triển văn hóa và con người Việt Nam gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, chú trọng xây dựng văn hóa, con người trong Đảng, trong cơ quan Nhà nước và cả hệ thống chính trị, đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nghiêm túc, tự giác, tiếp tục hiện thực hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những chương trình hành động, việc làm cụ thể, thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Nhân dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên đã biểu dương, trao Quyết định khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Kết luận số 01-Kl/TW; trao 1 giải nhất, 3 giải nhì, 5 giải ba, 10 giải khuyến khích cho các tác giả đoạt giải Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”. Minh Phương  

Tiên phong chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

BTĐKT - Hưởng ứng phong trào thi đua Chuyển đổi số, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đã có những bước đi tiên phong trong xây dựng Đại học số tại Việt Nam. Đây là cơ hội để Học viện bứt phá, tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô và tầm ảnh hưởng trên nền tảng nghiên cứu đào tạo chất lượng cao. Đặc biệt, việc hợp tác chiến lược với Công ty Cổ phần EON Reality Việt Nam để triển khai các giải pháp chuyển đổi số ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo sẽ giúp Học viện đẩy nhanh hơn quá trình này. Ông Dan Lejerskar, Chủ tịch Tập đoàn EON Reality Toàn cầu chia sẻ tại Tọa đàm “Giải pháp chuyển đổi số ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đào tạo” tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường đại học trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực ICT, là một trong các đơn vị đào tạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, được lãnh đạo Bộ tin tưởng, giao nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, áp dụng trong việc giảng dạy, theo dòng chảy và xu thế của chuyển đổi số quốc gia trong giáo dục. Học viện xác định ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa các quy trình đào tạo, giảng dạy nhằm đào tạo quy mô lớn, chất lượng cao với nguồn lực tối ưu, phục vụ đa dạng hóa các nhu cầu đào tạo, đào tạo lại, nâng cao đào tạo suốt đời, mang lại trải nghiệm tốt nhất và phát triển toàn diện về năng lực cho người học. Học viện xác định 3 yếu tố then chốt của chuyển đổi số là: Chuyển đổi số toàn diện công tác quản trị đại học, chuyển đổi số đa dạng phương pháp dạy và học, lấy người học và giảng viên làm trung tâm. Đến năm 2023, Học viện đã hoàn thiện được 11 nền tảng cho giáo dục Đại học số. Các nền tảng nổi bật như hệ thống thực hành Dlab có bài (với 10 học phần) đã thu hút hơn 5,6 triệu lượt truy cập. Mới đây, ngày 14/5/2024, Công ty Cổ phần EON Reality Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm “Giải pháp chuyển đổi số ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đào tạo” tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Với mục đích mang tới thông tin chi tiết và toàn diện về việc ứng dụng các giải pháp thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đào tạo, đặc biệt đối với khối Giáo dục Nghề nghiệp trong xu hướng chuyển đổi số quốc gia, tọa đàm tập trung vào các nội dung chính: Giới thiệu những công nghệ mới nhất về VR, AR và AI trong giáo dục và đào tạo; chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng VR, AR và AI thành công tại các trường đại học, quốc gia hàng đầu thế giới; thảo luận về những thách thức và cơ hội trong việc áp dụng VR, AR và AI vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam; triển lãm các giải pháp VR, AR và AI của EON Reality. Trong phần tham luận chính, ông Dan Lejerskar, Chủ tịch Tập đoàn EON Reality Toàn cầu với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đã chia sẻ và mang đến nhiều thông tin thú vị cùng phần trình diễn công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo đặc sắc qua nền tảng EON-XR. Các sản phẩm được phát triển bởi EON Reality đã và đang được tin dùng bởi nhiều chính phủ, doanh nghiệp và trường học, nổi bật trong đó là Chính phủ Romania (Đề án cách mạng hóa giáo dục và đào tạo), Tập đoàn Boeing, Airbus, Singtel, Samsung, Audi, Shell, Exxon Mobil; Coca Cola, FIFA, Đại học Louisiana, Đại học East London, Trường cao đẳng cộng đồng Eastern Iowa, ITE Singapore…  Qua đó đã cho thấy nền tảng EON-XR có tiềm năng áp dụng được đa ngành, đa lĩnh vực đồng thời mang đến sự đột phá trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Công ty Cổ phần EON Reality Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược triển khai các giải pháp chuyển đổi số ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo Nhân dịp này, hai bên đã ký kết hợp tác chiến lược để triển khai các giải pháp chuyển đổi số ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, hai bên công bố cùng đầu tư, thiết lập Trung tâm Trí tuệ Nhân tạo Không gian (“Spatial AI Center”) đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm Trí tuệ Nhân tạo Không gian này sẽ được đặt trụ sở tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và được trang bị các phòng lab, các thiết bị VR, AR, AI tiên tiến nhất, nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường, trí tuệ nhân tạo trong đào tạo - giảng dạy. Việc hợp tác chiến lược này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số tại Học viện Bưu chính Viễn thông nói riêng và trong giáo dục Việt Nam nói chung, mang đến những giải pháp sáng tạo và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong thời đại công nghệ số. PGS.TS Trần Quang Anh, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng, việc chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ là một lựa chọn mà là sự cần thiết. Chúng ta cần áp dụng công nghệ mới và kỹ thuật số vào quy trình giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội tiếp cận các chương trình giáo dục chất lượng, phù hợp với thời đại. Phương Thanh

Bạc Liêu tập trung quyết liệt cho công tác giảm nghèo

BTĐKT - Tại Bạc Liêu thời gian qua, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn Đảng và nhân dân, thực sự là động lực quan trọng mang lại những thành tựu lớn và toàn diện, giúp tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật trong lĩnh vực giảm nghèo.  Đồng chí Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu trao Bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2023 Tuy là tỉnh còn nghèo so với cả nước, nhưng tại Bạc Liêu, công tác chăm lo đời sống người dân, trong đó công tác xóa đói giảm nghèo đã được chú trọng từ rất sớm. Do vậy, cùng với các chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo của trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã sớm triển khai chủ trương về việc hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, huy động tất cả các nguồn lực tập trung quyết liệt cho công tác giảm nghèo. Đầu năm 2016, tỉnh Bạc Liêu có 30.855 hộ nghèo, tỷ lệ 15,55%, và 13.951 hộ cận nghèo, tỷ lệ 7,03%, đứng ở mức cao so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Qua hơn 7 năm triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, đến cuối năm 2023, toàn tỉnh còn 3.886 hộ nghèo, tỷ lệ 1,71% và 6.911 hộ cận nghèo, tỷ lệ 3,04%. Để đạt được kết quả như trên, trong thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có những chỉ đạo kịp thời về hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đưa nội dung vào Kế hoạch để triển khai thực hiện, đồng thời chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương nắm thực trạng, nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo.Từ đó, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành văn bản phân công các cơ quan đơn vị cấp tỉnh và giao trách nhiệm cho các địa phương nhận và giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong những năm qua. Kết quả Ủy ban nhân dân tỉnh đã phân công 4.348 lượt cơ quan, đơn vị, địa phương nhận hỗ trợ, giúp đỡ 41.603 lượt hộ nghèo, với số tiền trên 137 tỷ đồng. Qua đó, đã có 41.050/41.603 hộ được hỗ trợ đã thoát nghèo. Trên thực tế, phần lớn hộ nghèo của Bạc Liêu còn “mắc” ở tiêu chí thu nhập. Do vậy, việc “trao cần câu” giúp họ có sinh kế ổn định được xem là giải pháp thiết thực nhằm giảm nghèo bền vững. Vì thế, những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn phối hợp với các cấp, ngành hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tích cực lao động, tận dụng tiềm năng đất đai, phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, xây dựng các mô hình kinh tế đáp ứng thị hiếu thị trường để tăng thu nhập. Từ đó, đã giúp những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện thực hiện mô hình sinh kế ổn định, có điều kiện vươn lên, trong số đó đã có nhiều hộ trở thành hộ khá giả. Tiêu biểu là vợ chồng anh Nguyễn Phong Vũ (ấp Rạch Thăng, xã Vĩnh Trạch) được sự trợ giúp của địa phương hỗ trợ vốn đã tập trung trồng quế. Sau hơn một tháng, quế bắt đầu thu hoạch, mỗi ngày cắt từ 50 - 200 kg, theo giá quế 17.000 đồng như hiện nay, mỗi ngày thu nhập từ  850.000 đồng - 3,4 triệu đồng. Bên cạnh các mô hình phát triển kinh tế, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều mô hình giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, tiêu biểu như mô hình “Hỗ trợ phụ nữ già yếu, neo đơn” của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 3 (thành phố Bạc Liêu), tuy mới thành lập vào đầu năm 2023 nhưng đã phát huy được tinh thần “nhường cơm sẻ áo”. Mỗi tháng, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 3 hỗ trợ gạo và nhu yếu phẩm cần thiết và mỗi chị em phụ nữ trong hội mỗi người một công việc, người lau dọn nhà cửa, người nấu ăn, người giúp giặt quần áo cho các cụ già yếu. Sự quan tâm, chăm sóc như người thân trong gia đình khiến các cụ rất cảm động và biết ơn. Tại Bạc Liêu còn rất nhiều những hoạt động, mô hình sẻ chia yêu thương đến với những mảnh đời nghèo khó. Đó là mô hình “Bữa cơm nghĩa tình vì người nghèo” của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hồng Dân; Tổ “Nhân ái”, nuôi heo đất gây quỹ hỗ trợ phụ nữ khó khăn của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Bạc Liêu; mô hình “Bếp ăn chay 0 đồng”, “Phụ nữ với công tác từ thiện” của Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Giá Rai; mô hình “Địa chỉ nhân đạo” của Hội Chữ thập đỏ; mô hình tặng gạo trọn đời, hỗ trợ tiền trị bệnh, tặng bảo hiểm y tế của Ban từ thiện Phật giáo thành phố Bạc Liêu… Để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 13 về giảm nghèo bền vững đến năm 2025 với nhiều giải pháp, đặt mục tiêu sử dụng hiệu quả các nguồn lực giảm nghèo bền vững ở giai đoạn mới. Theo đó, UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 13 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững đến năm 2025 phải tiến hành đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỉnh Bạc Liêu đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn dưới 1%. Trong đó, khu vực nông thôn có tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%; khu vực thành thị giảm còn dưới 1% hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm 1%; không có hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng. Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ cận nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn dưới 2%. Theo đồng chí Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta, cũng như Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh nhằm giúp đỡ người nghèo vươn lên trong cuộc sống. Do đó, các cấp, các ngành cần nhìn nhận nghiêm túc, khách quan về kết quả, thành tích đạt được cùng những hạn chế, tồn tại trong thời gian qua, từ đó có những giải pháp thiết thực, hiệu quả trong thực hiện chương trình. Để đạt được các mục tiêu đề ra, Bạc Liêu cần tập trung triển khai có hiệu quả 3 nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu quốc gia; rà soát, đối chiếu dữ liệu của hộ nghèo, cận nghèo vào dữ liệu dân cư quốc gia theo đúng quy định; bố trí đầy đủ cán bộ có trình độ, năng lực phục vụ cho công tác giảm nghèo tại địa phương; chú trọng thực hiện xã hội hóa, nhất là huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; bố trí kinh phí đáp ứng cho Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững  và công tác giảm nghèo của tỉnh hàng năm; đẩy mạnh tuyên truyền, điển hình gương người tốt, việc tốt cho công tác giảm nghèo của tỉnh… Hữu Thông

60 năm thi đua làm theo lời Bác, Rạng Đông không ngừng phát triển

BTĐKT - Ngày 27/4, tại Hà Nội, Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông đã long trọng tổ chức Lễ Báo công, kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm công ty (28/4/1964 - 28/4/2024) và 20 năm thành lập công ty cổ phần. 60 năm qua, dù là doanh nghiệp nhà nước hay công ty cổ phần, dù là kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, dù là cách mạng công nghiệp 4.0, cứ thực hiện đúng lời Bác dạy, Rạng Đông luôn thích ứng, vượt qua và phát triển. Rạng Đông được thành lập từ năm 1961, đến năm 2004 được cổ phần hóa và đến năm 2015 đã không còn vốn cổ phần của Nhà nước. Sau 20 năm cổ phần hóa (2003 - 2023), Rạng Đông đạt doanh thu tăng 24 lần, nộp ngân sách nhà nước tăng 16,8 lần, lợi nhuận thực hiện tăng 34,7 lần. Trong 4 năm 2020 - 2023, dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song nhờ chuyển đổi số nên tốc độ tăng trưởng doanh thu của Rạng Đông vẫn giữ mức cao từ 15 - 20%. Ông Nguyễn Đoàn Thăng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty Rạng Đông phát biểu tại buổi lễ Theo báo cáo tài chính của Rạng Đông, trong quý I/2024, doanh thu đạt hơn 2.831 tỷ đồng, tăng trưởng 32,6% so quý I/2023. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 194,6 tỷ đồng, tăng gần 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá cổ phiếu RAL của Rạng Đông liên tục tăng và giữ ở mức cao lên tới hơn 131.000 đồng/cổ phiếu. Năm 2024, công ty đưa ra mục tiêu doanh thu lên tới 11.000 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2023. Tầm nhìn đến năm 2025 sẽ là trở thành doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp số. Đến năm 2030 đưa thương hiệu Rạng Đông lên tầm khu vực, doanh thu tầm tỷ đô. Để đạt được những mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng cho biết, công ty không ngừng thi đua làm theo lời Bác, xác định chuyển đổi số là phương tiện để hiện thực hóa các mục tiêu chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Công nghệ số giúp Rạng Đông sản xuất tiết kiệm năng lượng hơn, tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng xanh, giảm phát thải ra môi trường. Trước đó, chiều 26/4, Rạng Đông đã tổ chức ngày Công nghệ lần thứ 9 (Techday9) - Triển lãm các thành tựu sau 4 năm chuyển đổi số (2020 - 2024) và Workshop “Từ nhà máy thông minh đến ngôi nhà thông minh”. Nhiều ký kết quan trọng giữa Rạng Đông và các đối tác được thực hiện Tại chương trình, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông đã tiến hành ký kết hợp tác chiến lược với 5 đơn vị đối tác: Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (chia sẻ hợp tác khoa học công nghệ, đào tạo và hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp); Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (hợp tác trong việc nghiên cứu, khảo sát và tối ưu hóa quá trình sản xuất); Cổng Thông tin hỗ trợ doanh nghiệp FTU (hợp tác tham gia triển khai các dự án đào tạo và sự kiện, cùng nhau tạo ra những cơ hội mới và phát triển bền vững); Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel - Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; Ngân hàng TMCP Quân đội - MB Bank (tối ưu các sản phẩm/dịch vụ và các nguồn lực sẵn có của hai bên để tối đa hóa hiệu quả hợp tác). Mai Thảo

Hải Phòng phát động Tháng Công nhân năm 2024

BTĐKT - Sáng 27/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Tiệp, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024; ngày hội truyền thống các Cụm Văn hóa thể thao – Công nhân, viên chức, lao động thành phố Hải Phòng lần thứ 30. Dự chương trình có các đồng chí: Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Lê Trí Vũ, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy; Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố; đại diện các cơ quan, ban ngành, đơn vị liên quan trong và ngoài thành phố; cùng 2.000 cán bộ công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đại diện 320.000 đoàn viên công đoàn thành phố Hải Phòng. Đồng chí Nguyễn Anh Tuân, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hải Phòng phát biểu khai mạc chương trình Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Nguyễn Anh Tuân, Chủ tịch LĐLĐ thành phố cho biết: Tháng Công nhân năm 2024, với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 với chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, các cấp công đoàn thành phố sẽ tập trung chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ; phát huy hơn nữa hiệu quả của Quỹ Mái ấm công đoàn, Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo trong việc hỗ trợ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện chế độ, chính sách đối với đoàn viên, CNVCLĐ; thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở; thực hiện quyền thương lượng tập thể của người lao động… Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, lao động giỏi, lao động sáng tạo trong CNVCLĐ. Thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc gắn kết giữa tổ chức công đoàn với đoàn viên, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, CNVCLĐ. Tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động; mô hình chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên, CNVCLĐ… Chủ tịch LĐLĐ thành phố tin tưởng với truyền thống của thành phố Cảng “Trung dũng - Quyết thắng”, cùng với tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ, đoàn viên và CNVCLĐ thành phố, các cấp công đoàn sẽ tổ chức thật nhiều hoạt động, các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ trong đoàn viên, CNVCLĐ góp phần xây dựng đội ngũ CNVCLĐ thành phố ngày càng phát triển và lớn mạnh. Tại chương trình, LĐLĐ thành phố Hải Phòng đã trao tặng 1.500 suất trợ cấp, xây mới và sửa chữa 25 nhà Mái ấm Công đoàn, thay dầu xe miễn phí cho 5.000 CNLĐ, phát hành 10.000 vé bơi giảm giá 25% cho đoàn viên, CNVCLĐ… trị giá 2,7 tỷ đồng đến đoàn viên và CNVCLĐ thành phố. Ngay sau phần lễ khai mạc, đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ thành phố tham gia Cuộc thi Chạy bộ và đạp xe thông qua ứng dụng phần mềm; giải chạy vì cộng đồng “Đường đua sắc màu”; giải bơi nam trong đoàn viên, CNVCLĐ; được tuyên truyền, tư vấn pháp luật BHXH và thay dầu xe máy miễn phí. Phương Linh  

Công đoàn ngành Công thương Thái Nguyên: Nâng cao vai trò công đoàn ngành địa phương

BTĐKT - Với vai trò của mình, Công đoàn ngành Công thương Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, mang lại quyền lợi chính đáng cho người lao động. Công đoàn ngành Công thương Thái Nguyên đang quản lý 30 công đoàn cơ sở, với tổng số trên 18.000 công nhân viên chức lao động, trong đó có hơn 15.000 đoàn viên công đoàn; thu nhập bình quân của người lao động đạt 9,2 triệu đồng/người/tháng. Thời gian qua, công đoàn ngành luôn xác định đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn, góp phần xây dựng chính quyền, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XVI Công đoàn tỉnh Thái Nguyên, Nghị quyết Đại hội III Công đoàn Công thương Việt Nam, Công đoàn ngành Công thương Thái Nguyên xác định mục tiêu “Vì việc làm, đời sống, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, đổi mới hoạt động của công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra”. Vì vậy, Công đoàn ngành Công thương Thái Nguyên luôn lựa chọn và bồi dưỡng để đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn tại các công đoàn cơ sở luôn là những cán bộ nắm chắc nghiệp vụ, nhiệt tình, tận tụy, sáng tạo trong mọi hoạt động; thường xuyên phối hợp với công đoàn cơ sở gặp gỡ, trao đổi thống nhất với người sử dụng lao động để chủ doanh nghiệp hiểu, ủng hộ các hoạt động của công đoàn cơ sở. Đến thời điểm hiện tại, quan hệ giữa Công đoàn ngành Công thương Thái Nguyên, các công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp khá chặt chẽ, thân thiết, do công đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động giúp cho năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp được nâng cao, doanh nghiệp giải đáp nhiều thắc mắc, khiếu nại của người lao động. Ngược lại, người sử dụng lao động cũng tạo điều kiện cho công đoàn cơ sở và người lao động trong mọi hoạt động công đoàn, quan tâm chăm lo hơn đến quyền lợi của người lao động. Một nội dung luôn được công đoàn coi là nhiệm vụ hàng đầu đó là công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động Một nội dung luôn được công đoàn ngành và các công đoàn cơ sở quan tâm, coi là nhiệm vụ hàng đầu đó là công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Hàng năm, 100% đơn vị, doanh nghiệp trong ngành đều tổ chức đối thoại, trên 90% đơn vị tổ chức hội nghị người lao động, 100% đơn vị đủ điều kiện đã ký thỏa ước lao động tập thể, trong đó trên 90% thỏa ước lao động tập thể xếp loại A. Khi có những vấn đề nảy sinh, công đoàn phối hợp với chính quyền giải quyết kịp thời, thỏa đáng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động; quan tâm, động viên, thăm hỏi kịp thời đoàn viên, công nhân, viên chức lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo… Theo bà Hà Thị Thu Huyền, Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương Thái Nguyên: Riêng bản thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành may sẽ giúp người lao động được hưởng nhiều phúc lợi như chế độ ăn ca, chuyên cần, hỗ trợ xăng xe, tham quan nghỉ mát, trợ cấp khó khăn, hiếu hỉ, hỗ trợ nhà trẻ, mẫu giáo... Thông qua đó, hạn chế được tình trạng người lao động chuyển qua lại giữa các công ty, do mỗi doanh nghiệp có điều kiện làm việc, chế độ phúc lợi khác nhau. Cùng với đó, công đoàn còn đổi mới nội dung phương thức hoạt động, thể hiện trong việc tổ chức, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức lao động, nổi bật như phong trào “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo với năng suất chất lượng hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”; “Học tập nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa”; và các phong trào thi đua chuyên đề: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; gắn với thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của địa phương. Sau mỗi đợt thi đua có sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng đoàn viên, công nhân, viên chức lao động có thành tích xuất sắc, đồng thời nhân rộng điển hình tiên tiến. Bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo Công đoàn ngành Công thương Thái Nguyên cũng chia sẻ những khó khăn, hạn chế trong hoạt động, đó là: Đa số doanh nghiệp trong tỉnh đều có quy mô nhỏ, số lượng lao động không lớn và thiếu ổn định; nhận thức của chủ doanh nghiệp và người lao động về tổ chức công đoàn chưa đầy đủ, một bộ phận người sử dụng lao động chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động công đoàn… Để hoạt động công đoàn thời gian tới đạt kết quả cao, Công đoàn ngành Công thương Thái Nguyên đã đưa ra một số giải pháp, đó là: Tích cực, chủ động tham gia ý kiến xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động; chủ động tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến công nhân lao động như chính sách về nhà ở; chính sách bảo đảm việc làm, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo và các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động; quy định pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp, bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường; chính sách đối với lao động nữ, đào tạo, đào tạo lại nghề cho công nhân lao động; chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với công nhân có sáng kiến, có tay nghề cao. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị người lao động; hướng dẫn, giúp đỡ công nhân lao động ký hợp đồng lao động… Ngoài ra, đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp với điều kiện sống và làm việc của công nhân lao động; kịp thời nắm vững tâm tư, nguyện vọng của người lao động để chủ động đề xuất, kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan chức năng nhằm hạn chế cũng như giải quyết kịp thời tranh chấp lao động, đình công tự phát; bảo đảm hài hòa lợi ích của công nhân lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Những nơi có đông công nhân, lao động cần chủ động đề xuất với chính quyền xây dựng nhà văn hóa công nhân và các công trình công cộng phục vụ công nhân lao động; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động tại doanh nghiệp… Tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân lao động, trọng tâm là phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”...; có nội dung và hình thức tổ chức thi đua, khen thưởng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Tập trung đẩy mạnh hoạt động nhằm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, động viên công nhân lao động ở các doanh nghiệp gia nhập tổ công đoàn, gắn với việc củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở đã có; bảo đảm thực chất về chất lượng những công đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Thanh Tâm  

Hưng Yên: Thi đua thực hiện văn hóa công sở

BTĐKT - Sau gần 5 năm triển khai, phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tỉnh Hưng Yên trong thực thi công vụ. Hưởng ứng phong trào “CBCCVC thi đua thực hiện văn hóa công sở”, các cấp, ngành, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã quyết liệt thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính. Các cơ quan đều xây dựng và niêm yết bộ quy tắc ứng xử ở vị trí quan sát thuận lợi nhất. Đội ngũ CBCCVC hình thành phong cách, lề lối làm việc chuyên nghiệp, giao tiếp, ứng xử văn minh. Nhiều cơ quan, đơn vị gắn thực hiện văn hóa công sở với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hàng năm, các sở, ban, ngành, địa phương đều tổ chức ký cam kết thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, đạo đức công vụ; đưa các nội dung về văn hóa công sởvào các tiêu chí, làm cơ sở bình xét thi đua, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tập thể. Đến nay, thi đua thực hiện văn hóa công sở đã trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở, góp phần động viên tinh thần hăng say làm việc của CBCCVC, nâng cao ý thức văn hóa công vụ, đạo đức nghề nghiệp, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng văn hóa công sở, môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp. Nhiều cách làm hay, sáng tạo làm cho kinh nghiệm tổ chức phong trào thêm phong phú. Tiêu biểu như mô hình “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của CBCCVC ở Trung tâm Phục vụ hành chính công và Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh và tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của UBND cấp huyện, cấp xã với tinh thần “4 xin”và “4 luôn”. Theo đánh giá của Ban Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công và Kiểm soát TTHC tỉnh, hầu hết CBCCVC đều tích cực hưởng ứng, nghiêm chỉnh chấp hành; ý thức rõ về chức trách, nhiệm vụ được giao, sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; không kén chọn vị trí công tác, hay chọn việc dễ, bỏ việc khó; không có hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết TTHC của người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân. Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả một cửa của UBND huyện Kim Động nghiêm túc thực hiện quy định về văn hóa công sở Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả một cửa của UBND huyện Kim Động, 7 giờ 30 phút sáng hằng ngày, cán bộ, công chức đã có mặt đầy đủ, trang phục lịch sự; hệ thống máy tính và các thiết bị chuyên dùng được khởi động để sẵn sàng đón tiếp công dân đến giao dịch giải quyết công việc. Có thời điểm mặc dù số lượng hồ sơ tiếp nhận nhiều nhưng các cán bộ, công chức vẫn tận tình hướng dẫn, giải thích và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức nhận kết quả nhanh nhất. Với mục tiêu mang lại sự hài lòng nhất cho nhân dân, tổ chức khi đến thực hiện TTHC, huyện niêm yết công khai các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết để người dân nghiên cứu, áp dụng; đồng thời, Văn phòng HĐND và UBND huyện tham mưu với lãnh đạo UBND ban hành Bộ “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức”; ban hành quy chế làm việc, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức cuối năm. Trên cơ sở đó, các bộ phận, phòng, ban chuyên môn căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện. Tại Sở Nội vụ, văn hóa công sở được thể hiện bắt đầu từ mô hình “Công sở xanh”. Với vai trò đảm nhiệm của tổ chức Đoàn Thanh niên, từ khuôn viên, các phòng, bộ phận làm việc gọn gàng, ngăn nắp và cây xanh ở các hành lang được chăm sóc thường xuyên. Trong công việc, mỗi cán bộ, công chức đều sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, không chọn việc dễ, bỏ việc khó; tận tụy, gương mẫu làm tròn trách nhiệm, nhiệm vụ được giao.  Tại Bộ phận “Một cửa” xã Xuân Trúc (huyện Ân Thi), vào bất kỳ thời điểm nào trong giờ hành chính, các cán bộ, công chức ở đây luôn giữ thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình hướng dẫn người dân thực hiện các TTHC và phối hợp, tham mưu thực hiện quy trình giải quyết TTHC chuyên nghiệp, hiệu quả. Với mục tiêu xây dựng chính quyền phục vụ, đến nay 100% hồ sơ TTHC được xã Xuân Trúc giải quyết đúng và trước hạn, trong đó tỷ lệ trước hạn đạt trên 99%. Điểm nổi bật là tỷ lệ hồ sơ TTHC trực tuyến toàn trình đạt 98,22% và tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến đạt trên 89%. Có thể thấy, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã coi trọng xây dựng văn hóa công sở, qua đó xây dựng đội ngũ CBCCVC ngày càng hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, có tác phong chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Để tạo bước chuyển biến tích cực hơn nữa trong xây dựng văn hóa công sở, thời gian tới các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện tốt các quy định, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh về nhiệm vụ này. Trong đó, coi trọng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung của văn hóa công vụ nhằm nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ cho CBCCVC về tinh thần, thái độ làm việc, các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, đạo đức, lối sống, nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ CBCCVC có kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp. Đẩy mạnh các phong trào, hoạt động thi đua thực hiện văn hóa công sở; kịp thời biểu dương, nhân rộng các mô hình tiêu biểu và cách làm hay trong thực thi công vụ và xây dựng văn hóa công vụ. Đào Thị Côi

Trang