TĐKT - Ngày 9/10, Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã tổ chức “Ngày hội sáng tạo Rạng Đông” lần thứ hai năm 2020 và giao lưu “Người bán hàng giỏi”.
Phát biểu tại Ngày hội, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng cho biết: Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song các mặt hoạt động công ty và nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 đạt kết quả rất tốt.
Đó là kết quả của 1.229 sáng kiến cải tiến, hợp lý hóa, trong đó 431 sáng kiến cải tiến đã được áp dụng có hiệu quả trong thực tế, 327 sáng kiến cải tiến đang triển khai áp dụng.
Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng phát biểu tại Ngày hội sáng tạo 2020
Theo ông Nguyễn Đoàn Thăng, đại dịch thế kỷ Covid-19 đã ảnh hưởng tới 2 thị trường xuất khẩu chủ lực của Rạng Đông là Brazil và Hàn Quốc, nhưng trong 9 tháng qua, doanh thu của Công ty vẫn đạt 3.060 tỷ đồng, tăng 13,2%, lợi nhuận thực hiện đạt 262 tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhấn mạnh phong trào thi đua lao động sáng tạo của toàn thể cán bộ, công nhân viên Rạng Đông đã có tác động và hiệu quả tích cực tới kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty, Tổng Giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng khẳng định: Tôi vô cùng tự hào và nhiệt liệt biểu dương những người con trai - con gái Rạng Đông có tình yêu và trách nhiệm cao cả với công ty và Tổ quốc, ngày đêm miệt mài đam mê công việc, vô cùng sáng tạo và thông minh đã được các đơn vị khen thưởng; đặc biệt là 15 công trình đổi mới - sáng tạo được khen thưởng cấp Công ty hôm nay.
Tại chương trình, 4 đề tài công trình tiêu biểu đã được lựa chọn để thuyết trình bao gồm: Thiết kế và triển khai mô hình chiến lược Chuyển đổi số Rạng Đông giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030; Bộ đèn led M36, Make in Việt Nam, được sáng tạo thiết kế và nội địa hóa tại Việt Nam; Chương trình cải tạo lò điện kéo ống thủy tinh Tube Led và thiết kế liên hoàn hệ thống phối liệu, tự động hóa, số hóa, thực hiện chủ trương “Make in Việt Nam”; vận dụng "Mô hình quản trị mục tiêu và kết quả theo chốt - OKR" trong tổ chức cải tiến công tác bán hàng tại phòng bán hàng 1.
Nhiều giải pháp, sáng kiến, cải tiến được giới thiệu tại Ngày hội
Tại Ngày hội, Tổng Giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng cũng kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên Rạng Đông bắt tay vào đợt thi đua sản xuất, kinh doanh mới với nỗ lực cao nhất, đạt những đột phá mới trong 200 ngày sắp tới.
Trước mắt, Công ty phấn đấu hoàn thành mục tiêu quý 4/2020 đạt tốc độ tăng trưởng 20 - 25% so với cùng kỳ năm ngoái, với quyết tâm đây là thời gian thúc đẩy nhanh và tiến hành hiệu quả chiến lược "Chuyển đổi số công ty" nhằm giành thắng lợi ngay từ năm đầu, tạo tiền đề cho năm 2021 đạt tăng trưởng 24 - 28%, doanh thu 6.300 tỷ đồng.
“Chúng ta quyết phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2020, nối dài thêm truyền thống 31 năm tăng trưởng ổn định, liên tục, vững chắc, lập thành tích báo công với Bác Hồ ngày 28/4/2021 kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm và Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông thân yêu của chúng ta tròn 60 năm”, Tổng Giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng kêu gọi.
Mai Thảo
Kinh tế
Phát triển doanh nghiệp, doanh nhân gắn với phát triển đất nước
TĐKT – Ngày 9/10, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho giới doanh nhân; Diễn đàn doanh nhân 2020 “Doanh nhân Việt Nam - Tổ quốc gọi tên mình” với chủ đề “Đảng với doanh nhân”. Ngày 13/10/1945, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ vừa ra đời, Bác Hồ đã viết một bức thư đầy tâm huyết gửi cho giới doanh nhân và các doanh nghiệp, động viên họ tham gia tổ chức Công thương cứu quốc đoàn. Những lời dạy của Bác đối với sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân không chỉ có trong bức thư lịch sử đó, mà còn thể hiện ở rất nhiều bài nói, bài viết của Người liên quan đến doanh nghiệp, doanh nhân. GS. Hoàng Chí Bảo kể lại những câu chuyện giản dị mà sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tại chương trình, GS. Hoàng Chí Bảo đã kể lại những câu chuyện giản dị mà sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hoàng Chí Bảo cho biết: Trong tác phẩm Thường thức Chính trị năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những thành phần kinh tế, có kinh tế tư bản, tư nhân với những vấn đề rất thực tế và cơ bản như “chủ thợ đều có lợi, công tư đều có lợi”. Đây là những nguyên tắc tiến bộ còn nguyên giá trị đối với doanh nhân đến tận ngày hôm nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là một trong những tiền đề cơ bản cho chính sách đổi mới của Đại hội VI của Đảng ta. Người yêu cầu doanh nhân đẩy mạnh phong trào thi đua trong các doanh nghiệp; sản xuất phải “nhanh, nhiều, tốt, rẻ”, sản xuất phải thực thà, sản xuất hàng hóa tốt cho đồng bào dùng, không nên trưng bày hàng tốt mà bán hàng xấu. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào thi đua trong các doanh nghiệp, thường xuyên tổng kết những kinh nghiệm tốt, những điển hình hay để nhân rộng trong cả nước; nhìn ra nước ngoài để học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong quản lý sản xuất... Tại Đại hội Chiến sĩ thi đua ngành Thương nghiệp lần thứ nhất, ngày 31/5/1956, Bác Hồ căn dặn cán bộ ngành Thương nghiệp: “Phải tích cực chống lãng phí, tham ô, vì những sai lầm đó có hại cho Nhà nước, cho nhân dân và có hại trực tiếp cho cán bộ, nhân viên; phải thực hành tiết kiệm; quản lý tốt của công; quản lý chặt chẽ thị trường; chống đầu cơ tích trữ, bình ổn vật giá phục vụ nhân dân…”. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết: Đến nay, sau nhiều năm đổi mới, cùng với sự tin yêu và những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã có sự phát triển, lớn mạnh, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc phát biểu tại buổi lễ Hơn 3 thập kỷ qua, thực hiện đường lối của Đảng, dưới sự quản lý của Nhà nước, đất nước ta đã có hàng triệu doanh nhân, đang đứng mũi, chịu sào gần 800.000 doanh nghiệp, 5,4 triệu hộ kinh doanh. Hiện nay, Việt Nam và thế giới đang trải qua cơn đại dịch thế kỷ COVID-19, một thử thách chưa từng có trong tiền lệ. Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân và sự phấn đấu kiên cường của cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam đã thực hiện thành công nhiệm vụ kép: Khống chế được dịch bệnh, đồng thời duy trì tăng trưởng, bảo vệ sinh mạng và sinh kế của người dân. Việt Nam vẫn đang là một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư theo làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu trong một thế giới đầy bất ổn. Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, dù đã có một số doanh nghiệp và thương hiệu được thế giới vinh danh, nhưng chúng ta chưa có được cả một thế hệ các nhà công nghiệp sánh vai với cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Nhiều “đại gia” của Việt Nam cho tới nay, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản và xây dựng… Số làm công nghiệp, công nghệ "make in Việt Nam" chưa nhiều. Tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, nền tảng quản trị, công nghệ, văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp thấp. Hộ kinh doanh cá thể vẫn là chủ thể phổ biến, chiếm tới 88% tổng số các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế. Năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn xếp ở thứ hạng thấp trong khu vực. Đại hội Đảng lần thứ XIII có nhiệm vụ xác định tầm nhìn 2045, chiến lược 2030 và kế hoạch phát triển cho thời kỳ 2021 -2 025, với khát vọng Việt Nam sẽ hoàn thành công nghiệp hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045, đúng tròn 100 năm chúng ta kỷ niệm ngày đất nước giành được độc lập. “Cộng đồng doanh nghiệp tin tưởng Đại hội Đảng lần thứ XIII sẽ khơi dậy những động lực mới đưa đất nước sớm đạt tới các mục tiêu này. Muốn "vượt bẫy thu nhập trung bình" phải vượt "bẫy chất lượng thể chế kinh tế trung bình", ông Vũ Tiến Lộc cho biết. TS. Vũ Tiến Lộc và đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp, lãnh đạo VCCI đánh trống phát động và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp. Nghị quyết của Đảng sẽ tiếp tục thúc đẩy chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập, nỗ lực của Đảng ta trong công cuộc phòng ,chống tham nhũng quyết liệt thời gian qua và cũng kỳ vọng vào công cuộc phòng, chống tham nhũng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới song hành với những nỗ lực cải cách thể chế kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, an toàn để góp phần giải quyết căn nguyên gốc rễ của tình trạng tham nhũng, tạo nhiều động lực sáng tạo cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Các Nghị quyết của Đảng trong nhiệm kỳ qua đã xác lập một hệ thống chủ trương, chính sách khá đồng bộ cho sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân. Nhưng còn một chủ trương, chính sách cần sự quan tâm của Đảng là chủ trương, chính sách đối với sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể - chiếc nôi của tinh thần khởi nghiệp, nơi sinh kế của hàng chục triệu con người, nơi tạo ra 30% GDP của nền kinh tế, lực lượng chiếm tới 88% tổng số chủ thể kinh doanh ở nước ta. Rất cần một khung khổ pháp lý bình đẳng, minh bạch định vị và làm rõ vai trò và chính sách phát triển của khu vực này trong nền kinh tế đổi mới và hội nhập, phát triển bền vững và bao trùm ở nước ta. “Cần có cơ chế bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám bứt phá vì lợi ích chung, những người dám phá rào vì đất nước”, đại diện cộng đồng doanh nghiệp đề nghị. Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho biết, từng lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, đến nay ông đang lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân có niêm yết trên sàn chứng khoán, sản xuất,kinh doanh hiệu quả, báo cáo hiệu quả sản xuất, kinh doanh minh bạch hằng tháng. “Các doanh nghiệp vẫn còn nợ Đảng và Nhà nước nhiều. Tôi tự thấy so với tiềm năng của mình, thực tế doanh nghiệp vẫn chưa đóng được nhiều cho đất nước. Chúng ta cần tiếp tục phát huy khát vọng làm giàu tạo việc làm nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn cho đất nước”. Mai ThảoCông ty Vissan đạt danh hiệu Doanh nghiệp, Doanh nhân tiêu biểu TP Hồ Chí Minh năm 2020
TĐKT - Ngày 7/10, Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam lần thứ XVI (2004 - 2020) và tôn vinh Doanh nghiệp, Doanh nhân tiêu biểu TP Hồ Chí Minh năm 2020. Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản Vissan vinh dự là một trong 100 doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh tiêu biểu năm 2020; cá nhân ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc công ty cũng vinh dự đạt danh hiệu “Doanh nhân TP Hồ Chí Minh tiêu biểu năm 2020”. Công ty Vissan đạt danh hiệu Doanh nghiệp, Doanh nhân tiêu biểu TP Hồ Chí Minh năm 2020 Đây là danh hiệu do Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh ký quyết định công nhận. Sự kiện được tổ chức 2 năm một lần nhằm tôn vinh, khen thưởng các doanh nhân, doanh nghiệp thành phố chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Nhà nước, có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, nhiều đổi mới, sáng tạo nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và nhiều đóng góp cho xã hội, cộng đồng… góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay. Tại Lễ trao giải, Công ty Vissan đã vinh dự nhận danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu TP Hồ Chí Minh năm 2020 cùng danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu TP Hồ Chí Minh được trao tặng cho ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Công ty Vissan. Danh hiệu cao quý này là nguồn động lực to lớn tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho công ty Vissan vững bước, phát triển đóng góp cho nền kinh tế nước nhà và vượt qua mọi thách thức trong thời gian tới. Trong 50 năm phát triển, công ty Vissan luôn theo đuổi định hướng chiến lược tiếp cận thị trường bằng chất lượng và vệ sinh, an toàn thực phẩm thông qua việc thực hiện quy trình liên kết khép kín đáp ứng tiêu chuẩn 3F (Feed – Farm – Food) từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu phân phối, đồng thời không ngừng cải tiến quy trình để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Công ty luôn chú trọng vào lợi ích cộng đồng và sức khỏe người tiêu dùng, vì vậy chất lượng sản phẩm luôn được công ty đặt lên hàng đầu. Theo đó, để cung cấp ra thị trường những sản phẩm thịt tươi sống chất lượng, an toàn và đảm bảo vệ sinh, Vissan không ngừng chọn lọc, mở rộng vùng nguyên liệu tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Bình Thuận nhằm đa dạng nguồn nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đối với thực phẩm chế biến, Vissan luôn chú trọng vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, không ngừng cập nhật xu hướng ăn uống của người tiêu dùng trong và ngoài nước để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, dinh dưỡng và tiện lợi phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thêm vào đó là ảnh hưởng của dịch tả heo Châu Phi làm đàn heo giảm mạnh khiến giá cả thịt heo trên thị trường vẫn còn ở mức cao, gây ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, với vai trò là một trong những doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường, Vissan luôn đảm bảo giá cả ổn định đồng thời kích thích tiêu dùng bằng các chương trình ưu đãi giảm giá và tri ân khách hàng. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục phát triển thương hiệu Vissan thành thương hiệu thực phẩm uy tín, chất lượng và dinh dưỡng đối với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty sẽ triển khai mở rộng các kênh phân phối, chuỗi cửa hàng thực phẩm nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng rộng khắp cả nước và xuất khẩu sang các nước khu vực, đồng thời đảm bảo mức tăng trưởng trung bình 10% so với năm trước. Đây chính là lý do giúp Vissan đạt được danh hiệu uy tín và danh giá này trong nhiều năm liên tiếp. Xuân PhúcQuản trị doanh nghiệp bền vững ứng phó với biến động: Kinh nghiệm từ Nestlé Việt Nam
TĐKT - Vừa qua, trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Việt Nam (VCSF 2020), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VBCSD-VCCI) đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Quản trị doanh nghiệp bền vững trong một xã hội đang thay đổi”. Hội thảo, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, đồng Chủ tịch VBCSD đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về quản trị bền vững giúp vượt qua thách thức của đại dịch COVID-19, trong đó đặt ra 5 ưu tiên gồm: Đảm bảo an toàn và phúc lợi cho nhân viên; tối ưu hóa nguồn cung; tối ưu hóa kênh phân phối; linh hoạt trong cách tiếp cận với với tiêu dùng; chung tay hỗ trợ Chính phủ, cộng đồng. Ông Binu Jacob đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển bền vững trong khủng hoảng và tái khẳng định các cam kết phát triển bền vững mà Nestlé đã và đang thực hiện tại Việt Nam. Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Việt Nam (VCSF) là hoạt động thúc đẩy đối thoại thường niên quan trọng nhất của VBCSD-VCCI. Với chủ đề “Phát triển bền vững trong thập niên mới: Biến thách thức thành cơ hội”, VCSF 2020 tập trung thảo luận các nội dung trọng điểm về quản trị doanh nghiệp bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường mô hình hợp tác công – tư. Đây không chỉ là những bài học đúc rút từ đại dịch COVID-19 mà hơn hết chính là những vấn đề then chốt cần được giải quyết nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội bao trùm và bền vững trong thập niên 2021 - 2030. Các kiến nghị từ các hội thảo chuyên đề sẽ đóng góp đầu vào quan trọng cho Phiên toàn thể của Diễn đàn – dự kiến được tổ chức vào cuối năm 2020, đồng thời sẽ được tập hợp và báo cáo lên Chính phủ. Các đại biểu tham dự Diễn đàn Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD nhận định “Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại chúng ta chứng kiến thế giới thay đổi nhiều và nhanh như lúc này. Xã hội đang liên tục thay đổi, đòi hỏi mọi Chính phủ, mọi nền kinh tế, mọi doanh nghiệp cũng phải không ngừng vận động, đổi mới để bắt kịp tốc độ thay đổi. Trong vòng quay đó, chỉ có duy nhất một hình thái phát triển được chấp nhận toàn cầu, đó là phát triển bền vững. Để phát triển bền vững không thể thiếu sự đóng góp của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp cần phát triển bền vững để đảm bảo cho tương lai của chính mình.” Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn Chia sẻ tại Hội thảo, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, đồng Chủ tịch VBCSD khẳng định nền móng cho một doanh nghiệp bền vững chính là quản trị doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh “Doanh nghiệp cần thiết lập cơ cấu phù hợp, đảm bảo sự rõ ràng và ổn định khi thị trường có sự bất ổn và rối loạn. Con người là quan trọng nhất, các yếu tố khác xếp thứ hai. Chúng ta cần đảm bảo thông tin thông suốt, hành động nhanh và hơn lúc nào hết khủng hoảng là lúc chúng ta cần cho đi, không phải lúc trục lợi”. “Chúng tôi coi phát triển bền vững là cốt lõi trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, là khoản đầu tư để tăng trưởng có trách nhiệm, không phải là chi phí phát sinh và sự cam kết của người lãnh đạo là yếu tố then chốt”. – ông Binu Jacob chia sẻ thêm. Trước đó, vào ngày 24/9 cũng trong khuôn khổ VCSF 2020 , ông Fausto Tazzi, Tổng Giám đốc Lavie Việt Nam (Thành viên của tập đoàn Nestlé), Phó Chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) đã chia sẻ về mô hình và kinh nghiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực bao bì trong phiên “Thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn : Vì một thập niên tăng trưởng xanh và bền vững”. Nestlé Việt Nam là một trong những doanh nghiệp nhiều năm nằm trong top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam. Tháng 8/2020 vừa qua Công ty đã vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ ghi nhận những thành tích và đóng góp phát triển kinh tế - xã hội và công tác xã hội - từ thiện. Cho đến nay Nestlé tại Việt Nam đã hỗ trợ gần 40 tỉ đồng bằng sản phẩm, tiền mặt và khẩu trang y tế cho hoạt động phòng chống Covid-19 tại Việt Nam đồng thời không sa thải bất kì nhân viên nào và thực hiện chế độ phúc lợi cũng như tăng lương theo đúng lộ trình. Thục AnhKhai trương Văn phòng đại diện Cơ quan Nội dung sáng tạo Hàn Quốc tại Việt Nam
TĐKT - Ngày 8/10, Cơ quan Nội dung sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA) tổ chức Lễ khai trương văn phòng đại diện tại Việt Nam dưới cả hình thức online và offline giữa hai nước Việt - Hàn. Họp báo thông tin về Lễ khai trương KOCCA Vietnam Lễ khai trương có sự góp mặt của các đại diện cơ quan nhà nước đến từ Hàn Quốc và Việt Nam: Ông Park Noh Wan, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam; bà Nguyễn Phương Hoa, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam; ông Seok Jin Young, Giám đốc Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam; ông Park Jong Sun, Trưởng Văn phòng đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam; các đại diện đến từ nhiều tổ chức lớn của hai nước. KOCCA Vietnam có vai trò hỗ trợ toàn diện các doanh nghiệp nội dung Việt Nam - Hàn Quốc tìm kiếm các cơ hội hợp tác cùng phát triển. Cũng giống như các văn phòng đại diện khác trên thế giới của KOCCA, KOCCA Vietnam liên tục cung cấp và xúc tiến phát triển đa dạng dịch vụ như: Điều tra và cung cấp thông tin thị trường Việt Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc có ý định thâm nhập vào thị trường Việt Nam; hỗ trợ giao lưu nội dung Hàn - Việt và hợp tác sản xuất; hỗ trợ tham gia thị trường quốc tế và tìm kiếm các thị trường mới. Tại Lễ khai trương, KOCCA Vietnam đã tiến hành các hoạt động như giới thiệu nội dung Hallyu, phát biểu về tầm nhìn giao lưu nội dung và văn hóa giữa các doanh nghiệp hai nước Việt - Hàn. Phát biểu tại Lễ khai trương, ông Kim Yeong Jun, Tổng Giám đốc KOCCA cho biết: "Chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết, nỗ lực để tạo dựng và phát triển văn phòng đại diện tại Việt Nam. KOCCA Vietnam là văn phòng chủ chốt trong chính sách hướng Nam mới, có vai trò thúc đẩy mở rộng Hallyu và hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Thông qua buổi lễ khai trương lần này, chúng tôi hy vọng KOCCA Vietnam sẽ góp phần vun đắp cho mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc". Để xúc tiến giao lưu hợp tác nội dung và văn hóa giữa hai nước, trong ngày khai trương, KOCCA Vietnam cũng tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ với các tổ chức và doanh nghiệp lớn tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Trung tâm biểu diễn nghệ thuật và sự kiện văn hóa, Kênh truyền hình VTV7 - Đài Truyền hình Việt Nam, Hội thể thao điện tử giải trí Việt Nam, Công ty Adpex - đơn vị tổ chức hội chợ và triển lãm quốc tế. Ngoài Lễ khai trương, từ tháng 9 đến tháng 12 năm nay, KOCCA Vietnam tiến hành rất nhiều dự án đa dạng như tiến hành mở các kênh quảng bá, tổ chức buổi công chiếu phim hoạt hình Hàn Quốc tại Việt Nam, tổ chức sự kiện B2B Matching dưới hình thức online, tiến hành điều tra khuynh hướng phát triển của Hallyu trong mùa dịch Covid-19, tổ chức biểu diễn âm nhạc online Việt - Hàn... để làm bước đệm cho sự bùng nổ chính thức vào năm 2021. Phương ThanhĐẩy mạnh chi tiêu không dùng tiền mặt tại các khu công nghiệp
TĐKT - Ngày 6/10, tại Hội trường Công ty TNHH Yamaha motor Việt Nam, Khu công nghiệp Nội Bài ( Sóc Sơn, Hà Nội), Ban quản lý Khu công nghiệp và chế xuất (KCN - CX) Hà Nội phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) tổ chức Tọa đàm “Đẩy mạnh chi tiêu không dùng tiền mặt tại các khu công nghiệp”, với sự tham gia của gần 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân lao động đang làm việc trên địa bàn Thủ đô. Theo thống kê của Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, tính đến tháng 6/2020, Hà Nội có 19 KCN - CX và 13 cụm công nghiệp với hơn 665 dự án, trong đó có 344 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng số lao động là 160.7901, trong đó lao động nước ngoài là 1.210. Việc tổ chức buổi Tọa đàm “Đẩy mạnh chi tiêu không dùng tiền mặt tại các Khu công nghiệp” khuyến khích người lao động thay đổi thói quen thanh toán, đưa ra những giải pháp hữu ích cho người sử dụng, giới thiệu những sản phẩm vừa thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng, vừa đem lại ích lợi cho nhà cung cấp. Đồng thời đây cũng là một trong những hoạt động của tổ chức công đoàn xuất phát từ nhu cầu thực tế của đoàn viên, người lao động, là ví dụ cụ thể chứng tỏ sự đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh mới. Các đại biểu tham gia chia sẻ tại Tọa đàm Ông Trần Duy Phương, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn cho biết: “Thông qua Tọa đàm, đơn vị tổ chức mong muốn truyền thông góp tiếng nói để các đoàn viên, người lao động thích nghi với những thay đổi cần thiết trong xã hội, phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt trước sự tác động và can thiệp nhanh, mạnh của khoa học - công nghệ, trong đó chi tiêu không dùng tiền mặt đang trở thành một xu hướng có tính tất yếu đã được cụ thể hoá bằng chủ trương của Chính phủ được triển khai đồng loạt trong các cơ quan ban, ngành và địa phương.” Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giãn cách xã hội đã diễn ra trên quy mô toàn cầu, không riêng ở Việt Nam và trở thành thời điểm tiên quyết để mọi ứng dụng trên nền tảng công nghệ có cơ hội trỗi dậy, từ đó tiến trình “chi tiêu không tiền mặt” được hiện thực hóa nhanh hơn tại Việt Nam. Trong quá trình hiện thực hóa này, người tiêu dùng là trọng tâm để hướng tới các dịch vụ, không chỉ là dịch vụ công, dịch vụ xã hội mà ngày càng trở nên thiết thực, tiện ích thay thế dần những thói quen chi tiêu, mua sắm truyền thống theo cách dùng tiền mặt như từ trước tới nay. “Bên cạnh những tác động tiêu cực, nếu nhìn một cách lạc quan thì dịch Covid-19 cũng có những tác động tích cực khi đã thúc đẩy chúng ta ứng dụng công nghệ một cách nhanh chóng, quyết liệt vào quản lý, điều hành, giải quyết công việc; nhiều phương án làm việc như làm việc từ xa, làm việc tại nhà… được đưa ra mà vẫn đảm bảo được hiệu quả. Đặc biệt, để hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2, việc chi tiêu không tiền mặt trong các giao dịch thời gian qua cũng được thúc đẩy và trong cộng đồng tập trung đông người như các doanh nghiệp thì việc chi tiêu không tiền mặt rất cần được phát triển”, đại diện Ban quản lý KCN - CX Hà Nội chia sẻ. Ông Nguyễn Minh Tuấn – Phó Giám đốc Vietcombank chi nhánh Đông Anh chia sẻ: “Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của ngành ngân hàng và các bộ ngành liên quan, thanh toán không dùng tiền mặt đã dần trở nên phổ biến trong mọi mặt của đời sống xã hội. Từ việc trả lương cho người lao động, đóng BHXH, nộp thuế xuất nhập khẩu và thuế nội địa, thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, mua bán hàng hóa, dịch vụ… cho đến việc nộp phạt của các doanh nghiệp, cá nhân đều được thực hiện thông qua hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán điện tử. Các tiện ích thanh toán của các ngân hàng và các tổ chức thanh toán trung gian cung cấp cho người dân và doanh nghiệp ngày càng đa dạng, tiện lợi và an toàn, giúp cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.… Với vai trò tiên phong đồng thời được sự quan tâm hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong gần 30 năm qua, VCB cùng với nhiều ngân hàng bạn trong hệ thống ngân hàng đã từng bước đưa được các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt vào đời sống, vào các hoạt động hàng ngày của người dân và toàn xã hội, góp phần thực hiện tốt một trong những chủ trương và chương trình lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, theo thống kê thì tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay vẫn là rất khiêm tốn, để cải thiện được thì cần rất nhiều giải pháp từ Chính phủ, NHNN, các ngân hàng thương mại, tổ chức trung gian thanh toán và đặc biệt là sự hưởng ứng của toàn thể người dân trong xã hội. Nhiều công nhân lao động được nhận quà tặng tại chương trình Buổi Tọa đàm với sự tham gia chia sẻ của các đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng điện tử như Vietcombank, Agribank, Ví điện tử Momo và GS. Lê Thẩm Dương, cùng những hướng dẫn trải nghiệm thực tế đã mang đến cho đoàn viên, người lao động các thông tin, những kinh nghiệm về quản lý đồng tiền; cách sử dụng những ứng dụng thanh toán điện tử hữu ích, hạn chế giao dịch tiền mặt... giúp đoàn viên, công nhân, lao động có kế hoạch chi tiêu hiệu quả, tránh tối đa những rủi ro do khó khăn đem lại, hướng đến một cuộc sống ổn định, hài hòa trong điều kiện hiện tại. Điều này không chỉ có lợi cho bản thân người lao động mà còn đem lại lợi ích cho cả nền kinh tế. Ngoài ra, tại chương trình, đã có nhiều phần quà hấp dẫn, bổ ích được trao cho người tham dự với sự tài trợ của nhãn hàng Asanzo, Ví điện tử Momo và Ngân hàng Vietcombank. Hưng VũTĐKT - Công ty Nestlé Việt Nam vừa được Bộ Tài Chính vinh danh “Đơn vị nộp thuế tiêu biểu”, đánh dấu gần một thập kỷ Nestlé Việt Nam được các cơ quan quản lý Thuế Trung ương và địa phương tặng bằng khen vì thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Công ty vinh dự nằm trong nhóm 30 đại diện tiêu biểu, xuất sắc nhất toàn quốc được Bộ Tài chính tôn vinh tại “Lễ tôn vinh người nộp thuế và khai trương hệ thống hỗ trợ thủ tục thuế điện tử” do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế chủ trì với sự chứng kiến của Mặt trận Tổ quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Tư vấn thuế Việt Nam.
Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, chúc mừng 30 doanh nghiệp tiêu biểu đã có đóng góp hết sức tích cực nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong suốt 30 năm.
“Đây là các doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp trong cả nước trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước” – Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam nhận Bằng khen từ Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng
Tháng 7 vừa qua, Công ty Nestlé Việt Nam cũng được UBND tỉnh Hưng Yên trao tặng bằng khen ghi nhận thành tích xuất sắc trong đóng góp ngân sách Nhà nước năm 2019.
Theo Tổng cục Thuế, doanh nghiệp được tôn vinh nộp thuế tiêu biểu có đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: Tạo nhiều việc làm cho người lao động; tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế thể hiện qua doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh; đạt được kim ngạch xuất khẩu hàng năm lớn, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước, quảng bá được thương hiệu hàng Việt Nam ra thế giới; nộp nhiều thuế vào Ngân sách Nhà nước hằng năm; có lịch sử tuân thủ pháp luật thuế tốt.
Đại diện 30 doanh nghiệp tiêu biểu được vinh danh vì thực hiện tốt pháp luật thuế và nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước
Ban tổ chức cũng đánh giá đơn vị nộp thuế theo quá trình hoạt động dài, nhiều năm để bảo đảm phản ánh đúng bản chất và tính ổn định về phát triển và đóng góp cho đất nước.
Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam chia sẻ vinh dự khi nhận được sự đánh giá cao của Bộ Tài chính: “Là thương hiệu toàn cầu, gắn kết và thấu hiểu địa phương, chúng tôi đặt lên hàng đầu sự minh bạch và tuân thủ chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là nghĩa vụ nộp thuế, thể hiện tinh thần và trách nhiệm của một doanh nghiệp nước ngoài với cam kết đầu tư lâu dài, phát triển bền vững tại Việt Nam”
Công ty Nestlé Việt Nam được thành lập từ năm 1995 đã liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người hôm nay và những thế hệ mai sau. Trong 25 hình thành và phát triển, công ty Nestlé luôn tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế toàn diện và bền vững của Việt Nam. Qua nhiều lần mở rộng và tăng vốn đầu tư, tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam của Nestlé là hơn 600 triệu đô la.
Thục Anh
TĐKT - Trong tháng 9 năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 51,5 tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng trước. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 27,5 tỷ USD, giảm 0,7% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 24 tỷ USD, tăng 5,6%. So với cùng kỳ năm 2019, trị giá xuất khẩu của cả nước tăng 18% và trị giá nhập khẩu tăng 11,6%.
Với diễn biến trên, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 9/2020 ước tính thặng dư 3,5 tỷ USD.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) kiểm tra hàng hóa NK
Với kết quả thu ngân sách của tháng 9, tính chung 9 tháng của năm 2020, toàn ngành Hải quan đã thu ngân sách đạt 227.933 tỷ đồng, đạt 67,4% dự toán, đạt 64,2% chỉ tiêu phấn đấu, giảm 13,15% so với cùng kỳ năm 2019.
Cũng trong 9 tháng của năm 2020, toàn ngành Hải quan đã đảm bảo làm thủ tục xuất nhập khẩu thông thoáng cho lượng hàng hóa ước đạt kim ngạch 388,73 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 202,86 tỷ USD, tăng 4,2% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 185,87 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 ước tính thặng dư 16,99 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan cho biết thêm, số thu ngân sách nêu trên nếu so với cùng kỳ năm 2019 giảm hơn 13%, do chịu tác động của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều mặt hàng có thuế suất cao giảm mạnh so với cùng kỳ như ô tô, xăng dầu, dẫn đến số thu ngân sách của nhiều cục hải quan tỉnh, thành phố không đạt được tiến độ đề ra.
Để đảm bảo phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách, Tổng cục Hải quan đôn đốc các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện chỉ thị của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách; thực hiện việc thu hồi và xử lý nợ thuế, theo Quyết định 924/QĐ-TCHQ (ngày 27/3/2020).
Hồng Thiết
TĐKT - Ngày 3/10, Tập đoàn Hoa Sen tổ chức trao thưởng cho các nhà phân phối, đại lý đã trúng thưởng kỳ 1 chương trình khuyến mại “Mua ống nhựa Hoa Sen – Trúng ôtô Mazda CX-5” kỳ khuyến mại từ 1/3/2020 – 30/6/2020.
Giải nhất hạng mục Đại lý thuộc về đại lý Dương Vương của tỉnh Ninh Thuận.
Sau thành công của chương trình khuyến mại cho sản phẩm ống nhựa Hoa Sen năm 2019, năm 2020 Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục triển khai chương trình “Mua ống nhựa Hoa Sen – Trúng ôtô Mazda CX-5” cho khách hàng là nhà phân phối và đại lý đang kinh doanh sản phẩm ống nhựa Hoa Sen trên toàn quốc. Chương trình được triển khai từ ngày 1/3/2020 đến ngày 31/10/2020, chia thành 2 kỳ, mỗi kỳ 4 tháng, với 2 cơ cấu giải thưởng dành riêng cho từng đối tượng nhà phân phối và đại lý.
Trong kỳ 1 này Tập đoàn Hoa Sen đã trao tất cả 86 giải thưởng, bao gồm 43 giải thưởng dành cho nhà phân phối: 1 xe ô tô Mazda CX-5, 2 xe máy SH 150i, 40 giải 5 chỉ vàng 9999 và 43 giải thưởng dành cho đại lý: 1 xe ô tô Mazda 2 Luxury, 2 xe máy SH Mode 125cc, 40 giải 5 chỉ vàng 9999. Tổng giá trị giải thưởng được trao trong kỳ 1 lên đến hơn 4 tỷ đồng.
Ông Hồ Thanh Hiếu - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen trao thưởng cho Nhà phân phối may mắn nhất kỳ 1
Những chủ nhân may mắn nhất nhận giải thưởng kỳ 1 được xác định theo kết quả thực hiện quay số ngày 10/9/2020 vừa qua. Hai giải thưởng cao nhất của kỳ 1, gồm 1 chiếc ô tô Mazda CX-5 và 1 chiếc ôtô Mazda 2 Luxury đã được trao cho nhà phân phối Anh Hiệp Lai Vung, tại Đồng Tháp và đại lý Dương Vương tại Ninh Thuận.
Chị Phan Thị Cúc Em đại diện nhà phân phối Anh Hiệp Lai Vung ở Đồng Tháp, người may mắn trúng thưởng giải nhất của hạng mục dành cho nhà phân phối - 1 xe ô tô Mazda CX-5 trong kỳ 1 vui mừng chia sẻ: “Tôi thật sự rất bất ngờ và may mắn khi nhận được giải thưởng cao nhất từ chương trình năm nay. Đây sẽ là một động lực để chúng tôi đạt được những mục tiêu lớn hơn trong thời gian tới. Đồng hành với Tập đoàn Hoa Sen những năm qua, sản phẩm và chất lượng dịch vụ của Hoa Sen làm tôi hoàn toàn tin tưởng và thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài, các bên cùng phát triển.”
Các nhà phân phối, đại lý trúng thưởng đại diện nhận giải ba - 5 chỉ vàng 9999.
Ngoài chương trình dành cho nhà phân phối và đại lý, năm 2020 Tập đoàn Hoa Sen còn triển khai chương trình “Mua ống nhựa Hoa Sen – Cào liền tay trúng ngay vàng 9999” dành cho người tiêu dùng. Với mỗi 3 triệu đồng khi mua ống nhựa Hoa Sen, người tiêu dùng sẽ nhận được 1 phiếu cào và có cơ hội trở thành chủ nhân của những quà tặng hấp dẫn bao gồm: 1.000 chỉ vàng 9999 và 100.000 thẻ cào điện thoại mệnh giá 50.000 đồng.
Chương trình vẫn đang tiếp tục diễn ra đến 31/10/2020, tính đến ngày hiện tại vẫn còn nhiều giải thưởng giá trị: Hàng trăm chỉ vàng 9999, hàng ngàn thẻ cào điện thoại đang chờ những chủ nhân may mắn nhất trên khắp cả nước.
Đại diện Tập đoàn Hoa Sen cho biết: "Năm 2020 là năm đánh dấu sự tăng trưởng và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của thương hiệu ống nhựa Hoa Sen trên thị trường. Song song với những chiến lược phát triển kinh doanh, chúng tôi muốn hướng đến việc tạo thêm giá trị gia tăng cho khách hàng. Chương trình khuyến mại lần này ngoài mục tiêu kích cầu trong thời điểm mọi nhu cầu tiêu dùng đều bị ảnh hưởng bởi Covid-19, chúng tôi còn muốn gia tăng những giá trị cộng thêm và niềm vui của khách hàng. Nhờ sự tin tưởng, hài lòng của tất cả quý khách hàng, sản phẩm ống nhựa Hoa Sen ngày càng phát triển lớn mạnh. Đây là động lực để Tập đoàn Hoa Sen sẽ luôn cải tiến không ngừng, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của tất cả khách hàng.”
Mọi thông tin chi tiết về chương trình khách hàng liên hệ tổng đài hotline (028) 399 77897 hoặc (028) 399 77899 hoặc xem tại website www.hoasengroup.vn
Xuân Phúc
Lần thứ 2, Nestlé Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động”
TĐKT – Vừa qua, tại Lễ trao Giải thưởng Doanh nghiệp vì người lao động 2019 – 2020 diễn ra tại Hà Nội, Công ty Nestlé Việt Nam đã được tặng Bằng khen Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đây là lần thứ 2 công ty Nestlé Việt Nam có vinh dự nhận được giải thưởng này. Giải thưởng là sự ghi nhận những nỗ lực của công ty đối với các hoạt động quan tâm chăm lo đời sống của nhân viên, đảm bảo môi trường làm việc hiệu quả, giúp phát huy năng lực của người lao động. Chương trình Lễ trao Giải thưởng Doanh nghiệp vì người lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức. Trong số 50 doanh nghiệp được trao thưởng năm nay, công ty Nestlé Việt Nam cũng là một trong 5 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai nhận được giải thưởng này. Bà Trương Bích Đào, Giám đốc nhân sự Công ty Nestlé Việt Nam nhận Bằng khen và kỷ niệm chương từ Ban tổ chức. Theo đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” nhằm động viên, khích lệ các doanh nghiệp quan tâm chăm lo đời sống người lao động, đảm bảo môi trường làm việc hiệu quả, giúp phát huy năng lực của người lao động. Thông qua bộ tiêu chí của chương trình, việc chăm lo người lao động được lượng hóa thành các tiêu chí cụ thể, giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng, có mục tiêu phấn đấu, xây dựng môi trường làm việc trong sạch, thân thiện; xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn bó như ngôi nhà thứ hai của mỗi người lao động. Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp cùng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức trao giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động là một hoạt động thiết thực. Nhiều doanh nghiệp đã vượt qua tiêu chí khắt khe của giải thưởng, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 tàn phá nền kinh tế toàn cầu và hàng chục triệu người lao động gặp khó khăn, các doanh nghiệp đã vượt lên khó khăn, không những không sa thải người lao động, ngược lại còn không giảm lương, đảm bảo quyền lợi thiết yếu của họ. Phần thưởng lớn nhất của các doanh nghiệp được vinh danh hôm nay chính là tấm lòng tri ân, sự gắn bó keo sơn, thủy chung của người lao động với doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Bà Trương Bích Đào, Giám đốc Nhân sự Công ty Nestlé Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn Nestlé Việt Nam đã áp dụng để vượt qua những thách thức của đại dịch COVID-19, trong đó nhấn mạnh “con người ” là yếu tố quan trọng nhất trong nhóm năm ưu tiên, gồm đảm bảo an toàn và phúc lợi cho nhân viên, tối ưu hóa nguồn cung, tối ưu hóa kênh phân phối, linh hoạt trong cách tiếp cận với với tiêu dùng, và cuối cùng là chung tay hỗ trợ Chính phủ, cộng đồng. Công ty đặc biệt đảm bảo thu nhập và quyền lợi của nhân viên trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Tại Nestlé Việt Nam, công ty luôn thực hiện cam kết phát triển thế hệ trẻ thông qua chương trình “Thực tập sinh quản trị”. Kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho nhân viên cũng được Nestlé xây dựng và cải tiến hàng năm với chi phí khoảng 18 tỷ đồng dành cho nhân viên mỗi năm, bao gồm cả đào tạo trong và ngoài nước. Không gian thư giãn tại nơi làm việc của nhân viên Nestlé Không chỉ khẳng định là một trong những đơn vị đi đầu trong thực hiện chính sách nhân sự tối ưu và môi trường làm việc tốt nhất, Nestlé Việt Nam còn tiên phong trong các cam kết về trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới. Năm 2018, Công ty Nestlé Việt Nam ký cam kết khẳng định ủng hộ Các Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ (Women’s Empowerment Principles - WEP) với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và UN Global Compact tại Diễn đàn Doanh nghiệp hỗ trợ các Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEP) diễn ra tại Hà Nội. Năm 2019, Nestlé Việt Nam giữ vị trí thứ 3 trong danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam do Công ty nhân sự Anphabe công bố sau khi liên tiếp đạt được các thứ hạng cao trong danh sách này liên tiếp trong các năm từ 2014 đến năm 2017. Tháng 9/2018, Nestlé được Tạp chí nhân sự hàng đầu châu Á, HR Asia, vinh danh Những nơi làm việctại Việt Nam được vinh danh tốt nhất châu Á 2018. Công ty Nestlé Việt Nam được thành lập từ năm 1995 đã liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, hôm nay và những thế hệ mai sau. Công ty tuyển dụng trực tiếp hơn 2.800 nhân viên trên toàn quốc và gián tiếp tạo ra ước tính 10.000 công ăn việc làm cho các đối tác trong chuỗi cung ứng. Thục AnhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 57
- 58
- 59
- 60
- 61
- …
- sau ›
- cuối cùng »