Hải quan Việt Nam hướng tới mục tiêu bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia
TĐKT - Ngày 8/9, tại Tổng cục Hải quan, Báo Hải quan phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Hải quan tổ chức Tọa đàm với chủ đề Kỷ niệm 75 năm thành lập Hải quan Việt Nam “Vì mục tiêu bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia”. Dự Tọa đàm có đại diện Bộ Tài chính; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn; các đồng chí Phó Tổng cục trưởng: Nguyễn Dương Thái, Mai Xuân Thành, Lưu Mạnh Tưởng và 150 đại biểu đại diện các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan. Tọa đàm với chủ đề Kỷ niệm 75 năm thành lập Hải quan Việt Nam “Vì mục tiêu bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia”. Buổi tọa đàm được tổ chức nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2020). Hải quan Việt Nam được thành lập theo Sắc lệnh số 27/SL do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký ngày 10/9/1945, chỉ 8 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của lực lượng Hải quan đối với lịch sử phát triển của đất nước. Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của đất nước, Hải quan Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt, luôn phấn đấu vì mục tiêu “Bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia”. Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, Hải quan Việt Nam đã chủ động tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm thực thi chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế. Song song đó, lực lượng Hải quan đóng góp vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, góp phần bảo vệ an ninh kinh tế, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Với vai trò là “người gác cửa nền kinh tế”, trong chiều dài lịch sử 75 năm qua, các thế hệ cán bộ, công chức Hải quan Việt Nam đã không ngừng phát huy truyền thống, đoàn kết, nhất trí, đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ; nỗ lực phấn đấu, chủ động sáng tạo, thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc, nỗ lực xây dựng Hải quan Việt Nam “Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả”. Trong 75 năm qua, Hải quan Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Trong đó, 2 lần được tặng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1995 và năm 2005). Chỉ tính trong 5 năm qua (2016 - 2020), toàn ngành đã có 28 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, 1 tập thể được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, 1 tập thể được tặng Huân chương Độc lập hạng Ba, 7 tập thể được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, 29 tập thể và 44 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, 16 tập thể và 70 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Nhiều tập thể, cá nhân thuộc ngành Hải quan cũng được tặng thưởng Huân chương Chiến công các hạng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tại Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Hải quan lần thứ VI (tổ chức ngày 20/8 tại Hà Nội), Tổng cục Hải quan vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất (tại Quyết định số 1456/QĐ-CTN ngày 19/8/2020). Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hải quan Việt Nam, được sự nhất trí của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Báo Hải quan phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan) tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề Kỷ niệm 75 năm thành lập Hải quan Việt Nam “Vì mục tiêu bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia” nhằm gặp gỡ, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các khách mời là lãnh đạo Tổng cục Hải quan và một số đơn vị, lĩnh vực công tác tiêu biểu, có nhiều thành tích, dấu ấn nổi bật, có đóng góp to lớn của Hải quan Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế, hội nhập hiện nay. Buổi tọa đàm này sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng tình cảm, ý chí phấn đấu cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động ngành Hải quan nỗ lực thi đua, tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước trong giai đoạn mới, xứng đáng với sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính, sự hợp tác, giúp đỡ của các bộ, ngành, địa phương và sự tin cậy của nhân dân cả nước. Cuộc tọa đàm được tổ chức dưới hình thức trao đổi, thảo luận, tương tác giữa Báo Hải quan với khách mời, được chia làm 2 phiên thảo luận với nội dung: Phiên 1: Bảo vệ lợi ích chủ quyền, an ninh an toàn cộng đồng. Nội dung thảo luận trao đổi xoay quanh vấn đề thách thức đối với công tác quản lý hải quan trong bối cảnh hội nhập sâu rộng; sự chủ động và phối hợp tích cực đấu tranh của cơ quan Hải quan nhằm kịp thời phát hiện các hành vi buôn lậu, vi phạm; những chiến công xuất sắc của lực lượng kiểm soát hải quan; chia sẻ về sự vất vả, hy sinh, gian khó của cán bộ công chức Hải quan trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại. Phiên 2 là cải cách, hiện đại hóa mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Nội dung thảo luận, trao đổi xoay quanh tiến trình cải cách, hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, với những dấu ấn đậm nét trong lĩnh vực: Cải cách thể chế; cải cách đổi mới ứng dụng trong công nghệ; bài học kinh nghiệm trong triển khai tại địa phương, những đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức. Hồng ThiếtKinh tế
Hội thảo khoa học về rủi ro kiểm toán trong các học phần kiểm toán
TĐKT - Ngày 9/8, tại khoa Kế toán, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học về rủi ro kiểm toán trong các học phần kiểm toán. Hội thảo do PGS. TS Đặng Văn Thanh, Chủ nhiệm khoa điều hành. Xuất hiện tại Việt Nam gần 30 năm, hoạt động kiểm toán có vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo độ tin cậy của các thông tin kinh tế, tài chính. Hiện nay có hai cách tiếp cận trong kiểm toán đó là tiếp cận kiểm toán trên cơ sở hệ thống và tiếp cận kiểm toán trên cơ sở rủi ro. Quang cảnh Hội thảo Trong tiến trình phát triển của lịch sử kiểm toán, có hai cách tiếp cận kiểm toán trên cơ sở hệ thống và tiếp cận kiểm toán trên cơ sở rủi ro. Với cách tiếp cận theo hệ thống, kiểm toán viên cần có sự hiểu biết đầy đủ về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, tình hình kinh doanh và đặc biệt là kiểm soát nội bộ của họ đối với từng hoạt động. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái, rủi ro do kinh doanh, rủi ro do các hành vi gian lận gia tăng khiến phương pháp tiếp cận theo hệ thống không còn thực sự phù hợp do các thủ tục kiểm toán không được xác định để giải quyết những rủi ro đang hiện hữu. Cách tiếp cận kiểm toán trên cơ sở rủi ro là một nội dung quan trọng trong chiến lược kiểm toán, áp dụng cách tiếp cận này thể hiện một sự phát triển tất yếu nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng của người sử dụng kết quả kiểm toán, cung cấp sự đảm bảo hợp lý về đối tượng được kiểm toán và đảm bảo các tuân thủ các quy định của nghề nghiệp. Hội thảo đã nghe 10 ý kiến tham luận với các chủ đề về: Nội dung rủi ro kiểm toán trong các học phần kiểm toán; rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính; sự khác biệt trong cách trình bày về nội dung rủi ro kiểm toán trong giáo trình của một số trường đại học; rủi ro kiểm toán từ một góc nhìn khác… Hội thảo được đánh giá là đã rất thành công và mang lại nhiều giá trị hữu ích cho người tham dự cũng như việc đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy tại các trường đại học trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Hạnh TrầnTĐKT - Với mục tiêu tìm kiếm và vinh danh các doanh nghiệp khởi nghiệp xuất sắc trong việc phát triển các ứng dụng, cung cấp giải pháp công nghệ số để hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs ứng phó với đại dịch Covid-19, chương trình Digital Stars Showcase 2020 đã chính thức được phát động…
Họp báo giới thiệu các hoạt động doanh nghiệp do VCCI chủ trì trong Năm ASEAN 2020
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cùng phối hợp triển khai Chương trình công bố Danh bạ giải pháp Chuyển đổi số Việt Nam - Digital STARS Showcase 2020 một trong những hoạt động lớn trong khuôn khổ Dự án Di sản của ASEAN BAC 2020: Mạng lưới khởi nghiệp Công nghệ số (Digital STARS).
Chương trình năm nay lần đầu tiên được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm và vinh danh các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start-up) và các doanh nghiệp, đơn vị đang cung cấp các giải pháp chuyển đổi số có tính ứng dụng cao, mang tính mới và sáng tạo, có tiềm năng tăng trưởng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là MSME chuyển đổi số, ứng phó với đại dịch Covid-19, giúp các doanh nghiệp tiếp tục các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khi vẫn đảm bảo phòng chống dịch bệnh an toàn.
Cơ cấu tổ chức của Chương trình sẽ bao gồm lãnh đạo của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông được mời bảo trợ cho Chương trình.
Đối tượng tham gia chương trình là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển đổi số có tính ứng dụng cao, sáng tạo, tiềm năng tăng trưởng, ưu tiên các giải pháp ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch Covid-19 như hỗ trợ làm việc từ xa, công nghệ giáo dục, giải trí, sức khỏe... Các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp/tổ chức trong lĩnh vực chuyển đổi số được mời tham gia Chương trình dưới hình thức trực tuyến (hoàn toàn miễn phí), thời hạn đăng ký trước ngày 20/9/2020.
Các giải pháp về chuyển đổi số của các doanh nghiệp tham gia Chương trình sẽ được Ban Tổ chức lựa chọn và đưa vào Danh bạ các giải pháp tiềm năng về chuyển đổi số - Digital STARS Showcase 2020. Danh bạ và website của Chương trình sẽ tiếp tục được mở rộng sang quy mô tầm cỡ khu vực ASEAN thông qua mạng lưới của ASEAN BAC.
Đặc biệt, top 10 giải pháp chuyển đổi số của nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) được lựa chọn bởi Ban Cố vấn - là những lãnh đạo doanh nghiệp và học giả có uy tín trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam - sẽ được vinh danh tại Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN vào tháng 10/2020 tới.
Để biết thông tin chi tiết và đăng ký tham dự chương trình, các doanh nghiệp vui lòng hoàn thiện hồ sơ trực tuyến trên website của Chương trình tại www.digital-stars.vn để giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình cũng như góp phần vào công cuộc chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của đất nước.
Phương Linh
Tiền điện tử: Chìa khóa nâng cấp hệ thống tài chính trong thời đại 4.0
TĐKT - Sự phát triển bùng nổ của công nghệ và Internet đã mang đến thay đổi lớn trong cuộc sống hiện nay, giải quyết nhiều bài toán khó và gắn kết toàn thế giới nhanh hơn bao giờ hết. Lĩnh vực tài chính và tiền tệ những năm gần đây cũng có những bước chuyển mình lớn nhờ vào sự ra đời của blockchain và tiền điện tử. Các chuyên gia đánh giá rằng, tiền điện tử chính là chìa khóa nâng cấp hệ thống tài chính, mang đến nhiều đột phá trong thời đại 4.0. Tiếp thu quá khứ để kiến tạo tương lai Nếu như những mã tiền điện tử đầu tiên được ra đời để đáp ứng các nhu cầu thực hiện các giao dịch quốc tế có tính bảo mật cao và thời gian xử lý nhanh chóng thì càng về sau, các tính năng khác của tiền điện tử càng cho thấy ưu điểm lớn và tạo nên sức hút cho hình thức tiền tệ này. Dễ dàng thấy rằng hệ thống quản lý cồng kềnh của những phương thức tiền tệ cũ đã lộ rõ nhiều yếu điểm và các trung tâm tài chính phi tập trung được hình thành nhờ blockchain và tiền điện tử đang giải quyết rất tốt các bài toán mà hệ thống tài chính truyền thống đau đầu. Với hệ thống tài chính cũ, hình thức quản lý tập trung mang đến nhiều trở ngại cho các hoạt động giao dịch. Tuy nhiên, với blockchain và tiền điện tử, các hình thức quản lý phi tập trung đã giúp các hoạt động tài chính diễn ra nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn, bảo mật hơn. Thay vì có mặt tại ngân hàng và chờ đợi nhiều giờ làm thủ tục giao dịch thì với ngân hàng số, tất cả đều được thực hiện nhanh gọn qua chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet. Khi mới xuất hiện trên thị trường, một số chuyên gia lo lắng rằng các hình thức quản lý phi tập trung này sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát. Tuy nhiên, công nghệ blockchain đã giải quyết mọi bài toán đặt ra. Người dùng hoàn toàn làm chủ các giao dịch của mình trong khi thông tin được lưu lại trên hệ thống bất khả xâm phạm một cách tuần tự và khoa học. Không còn giấy tờ truyền thống, không còn nhập liệu thủ công, tiết kiệm chi phí vận hành và đặc biệt có thể xử lý hàng nghìn giao dịch một cách nhanh chóng, ngân hàng số và tiền điện tử đã nâng cấp các hoạt động tài chính lên một tiêu chuẩn mới, mang đến cho người dùng nhiều lợi ích vượt trội. Điều chỉnh phù hợp với các đặc tính và hệ sinh thái xung quanh Để thành công với hướng đi của mình, tiền điện tử luôn có những sự thay đổi và nâng cấp cần thiết sao cho phù hợp với hệ sinh thái xung quanh. Các tính năng và các dịch vụ đi kèm ngày càng thân thiện với người dùng, dễ dàng sử dụng một cách chủ động hay kể cả khi qua một bên thứ ba. Bên cạnh việc thân thiện với người dùng, tiền điện tử và công nghệ blockchain còn thích ứng với các hệ sinh thái bằng cách có những nền tảng áp dụng rộng rãi. Ngoài ra, tính pháp lý ngày được làm rõ cũng chính là lý do tiền điện tử đang được công nhận và sử dụng rộng rãi trên thị trường. Là một trong những sản phẩm của công nghệ blockchain và trí thông minh nhân tạo AI, kể từ khi ra mắt, Dalko đã là điểm nhấn trong thị trường tiền điện tử, mang tiềm năng cách mạng hóa các doanh nghiệp cũng như các giao dịch của người dùng. Dalko sở hữu thuật toán ERC20 chiến lược tứ giác giúp cho các giao dịch đầu tư được tối ưu, xử lý nhanh chóng và nhà đầu tư hoàn toàn chủ động kiểm soát nguồn quỹ. Dựa trên Big Data, Machine Learning và Real-Time Checking mà Dalko mang tới những đầu tư cho ra lợi nhuận lớn cho người sở hữu. Bên cạnh đó, Dalko chính là sợi dây kết nối của một hệ sinh thái đầu tư lớn bao gồm nhiều lĩnh vực như: Dalko Digital Banking, Dalko Payment... Future Plan USA - công ty chủ sở hữu Dalko liên tục có những chiến lược phát triển mới để Dalko phát triển mạnh và trở thành chìa khóa thành công của các nhà đầu tư tài chính. Tóm lại, các giải pháp quản lý phi tập trung và nhiều ưu thế vượt trội mà tiền điện tử và blockchain mang tới chính là chìa khóa cho một hệ thống tài chính tốt hơn - một hệ thống tài chính mở, tự nguyện và chủ động. Hơn bao giờ hết, các nhà đầu tư tài chính cần nắm rõ xu thế này của thị trường để có những bước đi thông minh trong tương lai. Hồng ThiếtGiải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) 2020 chính thức nhận hồ sơ đăng ký tham gia
TĐKT - ASEAN BUSINESS AWARDS - Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) 2020 đã chính thức nhận hồ sơ đăng ký tham gia của các doanh nghiệp toàn khu vực. Với bề dày uy tín của 14 năm tổ chức giải và tính chuyên nghiệp được nâng cao trong giải thưởng năm nay, ABA 2020 là cơ hội để toàn bộ các doanh nghiệp trong khu vực được tôn vinh, khẳng định vị thế và uy tín, tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập, quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình trong khu vực và vươn ra tầm quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu. Hệ thống giải thưởng ABA 2020 chia làm 9 hạng mục được xây dựng dựa trên việc kế thừa, chắt lọc của ABA những năm trước và phát triển những hạng mục giải thưởng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của khu vực hiện nay bao gồm: Priority Integration Sectors (Doanh nghiệp trong ngành hội nhập ưu tiên); SME Excellence (Doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất sắc); Young Entrepreneur (Doanh nhân trẻ tiêu biểu); Woman Entrepreneur (Doanh nhân nữ tiêu biểu); Family Business (Doanh nghiệp gia đình); Skills Development (Phát triển nguồn nhân lực); Friends of ASEAN (Đối tác thân thiết ASEAN); Inclusive Business (Doanh nghiệp phát triển bao trùm); Combating Covid-19 (Ứng phó Covid-19). ABA 2020 chính thức nhận đăng ký tham gia của doanh nghiệp tại website www.aba2020.vn Giải thưởng ABA luôn mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một hoạt động thường niên của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC). Năm 2020, dưới nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam, ý nghĩa của ABA 2020 còn đặc biệt hơn nữa khi hơn lúc nào hết doanh nghiệp ASEAN cần đoàn kết, chia sẻ để không chỉ vượt qua những khó khăn mà còn tận dụng được những cơ hội mở ra thời kỳ hậu đại dịch Covid-19, tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng của ASEAN. Trước đó, tại phiên đối thoại giữa Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) với lãnh đạo các nước ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, Madame Nguyễn Thị Nga - Thành viên ASEAN BAC Việt Nam, Chủ tịch ABA 2020 - đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Lãnh đạo các nước ASEAN về việc ABA 2020 sẽ vinh danh các doanh nghiệp ASEAN có đóng góp nổi bật trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 và khắc phục tác động tiêu cực của đại dịch đối với đời sống kinh tế - xã hội các nước ASEAN. ABA 2020 đã bắt đầu nhận hồ sơ của doanh nghiệp đăng ký tham gia giải thưởng tại website www.aba2020.vn và sẽ kết thúc thời gian đăng ký toàn khu vực vào ngày 30/09/2020. Sau đó, những hồ sơ hợp lệ sẽ được tổng hợp và lựa chọn vào vòng chấm giải và được đánh giá để chọn ra doanh nghiệp đạt giải ở từng hạng mục bởi Hội đồng Giám khảo (gồm 10 thành viên là các chuyên gia, học giả và nhà kinh tế hàng đầu đại diện cho các nước ASEAN) vào tháng 10/2020. Sự kiện Lễ trao giải ABA 2020 được dự kiến tổ chức vào tháng 11/2020 tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh & Đầu tư ASEAN 2020, được tổ chức liền kề với Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, với sự tham dự của Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và các nước trong khu vực. Phương ThanhCAPA liên kết phát triển sàn thương mại điện tử CAPA – Atalink
TĐKT - Ngày 4/9, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Sản phẩm Nông nghiệp sạch TP Hồ Chí Minh (CAPA) đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ AtaLink, Công ty CP Thương mại điện tử EPCO, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP Hồ Chí Minh xây dựng, phát triển Sàn thương mại điện tử (TMĐT) CAPA – AtaLink và ứng dụng thương mại mua bán trực tuyến EPCO. Nhân dịp này, CAPA cũng chính thức công bố quyết định thành lập Câu lạc bộ Báo chí Sản phẩm Nông nghiệp sạch TP Hồ Chí Minh. Toàn cảnh buổi Lễ ký kết hợp tác Bà Nguyễn Bích Nam, Chủ tịch CAPA, cho biết, là đơn vị tập hợp, thúc đẩy liên kết các đơn vị, cơ sở sản xuất, nhà nông, trang trại, các dịch vụ liên quan, nhà phân phối sản phẩm nông nghiệp sạch và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển nông nghiệp đô thị, hiện đại, bền vững, có năng suất chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao của ngành nông nghiệp thành phố. Chính vì vậy, CAPA tích cực triển khai và tìm giải pháp phát triển Sàn TMĐT B2B cũng như phát triển tìm kiếm các App TMĐT cho các hội viên tham gia hợp tác, cung ứng kinh doanh trên mạng (online) với mục tiêu giúp hội viên ngày càng bán được nhiều sản phẩm. CAPA chính thức ký kết với Công ty TNHH Công nghệ AataLink là đơn vị hỗ trợ thiết kế Sàn TMĐT B2B cho CAPA cũng như giới thiệu giải pháp chuyển đổi số và cổng xúc tiến TMĐT cho các doanh nghiệp hội viên. Chương trình này cũng nằm trong chủ trương của TP Hồ Chí Minh trong việc vận động người dân mua sắm trực tuyến và phát triển công nghệ thông minh 4.0 trong đời sống và tiêu dùng. Có thể thấy, trong thời gian qua, CAPA đã chú trọng hỗ trợ xây dựng các tiêu chí và hướng dẫn tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp sạch và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế và phối hợp với các nước để xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm sạch để xuất khẩu. Bên cạnh đó, hội cũng tăng cường kết nối đầu tư, sản xuất, kinh doanh, hướng đến xây dựng một số mô hình trang trại sạch áp dụng công nghệ sinh học theo quy trình quốc tế về nông nghiệp sạch. Với những gì đã làm được, mục tiêu của CAPA trong thời gian tới là tích cực triển khai và tìm giải pháp triển khai Nghị quyết của Chính phủ và cuộc cách mạng 4.0 của TP Hồ Chí Minh đã và đang triển khai. Tại Hội nghị, bà Nguyễn Bích Nam, chia sẻ, Câu lạc bộ Báo chí Sản phẩm Nông nghiệp sạch được CAPA thành lập và chỉ đạo hoạt động với mục tiêu tuyên truyền, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, tiêu dùng nông sản sạch, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng hiện nay. Bên cạnh đó, Câu lạc bộ còn là cầu nối của các doanh nghiệp sản xuất đưa các sản phẩm sạch, an toàn, đến với người tiêu dùng cũng thúc đẩy sản phẩm và phát triển ngành chế biến nông sản hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Hiện nay, ngành Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh đang trong quá trình phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, hiện đại, bền vững với các sản phẩm chủ lực là rau, hoa, heo, bò sữa, tôm nước lợ và cá kiểng. Chính vì vậy, sự ra đời của CLB Báo chí Sản phẩm Nông nghiệp sạch được kỳ vọng sẽ cùng các sở, ngành thành phố thực hiện tuyên truyền giúp phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững, góp phần cải thiện thu nhập và chất lượng đời sống của người nông dân. Trong những năm qua, báo chí là kênh thông tin trọng yếu phát hiện, phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, phản ánh những khó khăn vướng mắc trong tổ chức xây dựng, ban hành và thực thi các cơ chế, chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm và góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng sản phẩm sạch, an toàn một cách hiệu quả. Vì vậy, CLB Báo chí Sản phẩm Nông nghiệp sạch sẽ là nơi tập hợp đội ngũ các phóng viên, báo đài, các cộng tác viên báo chí chuyên viết về nông nghiệp, môi trường, cùng trao đổi hợp tác cung cấp thông tin tuyên truyền về việc sản xuất sạch, an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm cuộc sống của nhà sản xuất và người tiêu dùng ngày một tốt đẹp hơn. Xuân PhúcRa mắt nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo Viettel AI Open Platform
TĐKT – Chiều 28/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Lễ ra mắt Nền tảng Công nghệ trí tuệ nhân tạo của Viettel (Viettel AI Open Platform). Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng dự và phát biểu tại sự kiện. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại sự kiện Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhận định, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã xác định công nghệ AI là một trong các công nghệ đột phá, mũi nhọn của cuộc CMCN 4.0. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đã xác định các nhiệm vụ và giải pháp, trong đó, chú trọng việc áp dụng các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ AI để thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam, góp phần đổi mới toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân. Nền tảng Công nghệ trí tuệ nhân tạo Viettel AI Open Platform là nền tảng được phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel nhằm thúc đẩy việc ứng dụng AI, tạo ra các lợi ích cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Nền tảng Công nghệ trí tuệ nhân tạo của Viettel cung cấp các công nghệ AI đa dạng như Công nghệ nhận dạng chuyển đổi giọng nói thành văn bản, Công nghệ thị giác máy tính, Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt… có thể tích hợp vào các ứng dụng chuyển đổi số nhằm tự động hóa, nâng cao trải nghiệm người dùng và tối ưu chi phí. Bộ TT&TT đánh giá cao việc Viettel áp dụng chính sách cung cấp nền tảng AI mở miễn phí đối với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng trong giai đoạn phát triển ứng dụng của mình, chỉ tính phí hoặc hợp tác kinh doanh khi thương mại hóa sản phẩm. Đây là một hành động cụ thể hóa định hướng của Bộ TT&TT khi thực hiện chương trình “Mỗi tuần một nền tảng Make in Vietnam”: Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam giúp các tổ chức, doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh hơn bằng nền tảng số. Thứ trưởng tin tưởng rằng, với lợi thế của một Tập đoàn công nghệ lớn, Viettel sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu để khai phá các công nghệ mới, đi tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam, góp phần thực hiện nhanh chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phương ThanhCen Land: Đổi mới để thích ứng, giữ vững giá trị cốt lõi để trường tồn
TĐKT - Sẵn sàng khai phá những miền đất mới, sẵn sàng thay đổi theo thời cuộc nhưng vẫn bền bỉ tạo thị trường và hướng đến sự phát triển lâu dài là sứ mệnh mà hàng ngàn “chiến binh” Cen Land theo đuổi trong gần 2 thập kỷ qua. Chủ động đổi mới, tìm cơ hội để bứt phá trong khó khăn Trải qua gần 20 năm trên thị trường, Cen Land đã từng trải qua nhiều sóng gió. Covid-19 đã khiến cho cả thế giới bước sang một giai đoạn mới, đồng thời cũng là một cuộc sàng lọc khắc nghiệt. Khi mọi thứ thay đổi, nếu không phản ứng nhanh, bất kỳ một cỗ máy khổng lồ nào cũng có thể đối mặt với nguy cơ sụp đổ. 3 tháng đầu năm 2020, dưới tác động của dịch bệnh, hầu hết các hoạt động trên thị trường bất động sản đình trệ, giao dịch nhà đất rơi vào trạng thái “ngủ đông”. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới các sàn bất động sản. Đây được coi là một sự chọn lọc khắc nghiệt cho các sàn bất động sản. Nếu không có tầm nhìn, kém về năng lực và đặc biệt là không có tích lũy tài chính thì sẽ bị văng ra khỏi vòng quay của thị trường. Cen Land với vai trò dẫn dắt thị trường, là sự lựa chọn hàng đầu của các đối tác, chủ đầu tư và khách hàng trong lĩnh vực phân phối BĐS. Những doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ, chuyên nghiệp, tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực bài bản, chất lượng và đặc biệt là phải có tâm với nghề sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ khi thị trường ổn định trở lại. Các sàn giao dịch BĐS thực sự có tiềm lực vẫn hoàn toàn có thể đứng vững thậm chí chớp thời cơ vươn lên, chiếm lĩnh thị trường. Yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp BĐS lúc này là chuyển đổi số. Áp dụng các giải pháp công nghệ được ưu tiên hàng đầu nhờ vào việc phổ cập smartphone cùng mạng xã hội hiện nay. Mặc dù dịch bệnh là điều không mong muốn và không thể lường trước, nhưng nhờ có sự đầu tư chuẩn bị từ trước mà những doanh nghiệp như Cen Land đã nhanh chóng chuyển đổi số kịp thời. Không còn các hoạt động mua bán trực tiếp tại sàn và dự án, Cen Land đã sử dụng các nền tảng trực tuyến sẵn có, tích hợp cùng Cenhomes.vn để lan tỏa thông tin nhanh, kịp thời của thị trường tới người mua nhà. Phát triển thành công ứng dụng bán hàng trực tuyến cũng là lý do Cen Land vẫn có vài trăm giao dịch mỗi tháng để đảm bảo duy trì hoạt động giữa mùa dịch. Nền tảng công nghệ bất động sản tiên phong tại Việt Nam Cenhomes.vn được ra mắt trước đó đã phát huy hết vai trò một cách hiệu quả. Các hoạt động mở bán trực tuyến được diễn ra hàng ngày, hàng tuần, tất cả đều nhúng trực tiếp trên website và app Cenhomes.vn với những thông tin cập nhật đầy đủ về dự án, cho phép người dùng xem xét chi tiết về không gian, vị trí… đồng thời trang bị công cụ giao dịch trực tuyến như check căn, đặt cọc, thanh toán, định giá sơ bộ. Các bản tin bất động sản của Cenhomes.vn (trên website, trên app, fanpage) được đội ngũ nghiên cứu thị trường và truyền thông thực hiện đầy đủ nội dung dữ liệu và hình ảnh, mang tới cho người mua nhà cách nhìn tổng quan về thị trường, đồng thời có thêm tư vấn về dự án, tài chính và các quyết định đầu tư. Hướng tới phát triển bền vững Thay đổi để thích ứng nhưng vẫn giữ vững tôn chỉ, sứ mệnh để hướng tới phát triển lâu dài là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Cen Land. Luôn coi việc bán hàng là giá trị cốt lõi, vì vậy, Cen Land luôn củng cố và phát triển đội ngũ bán hàng hùng hậu. Với đội quân chủ lực STDA gồm hơn 3000 nhân sự, “đội đặc nhiệm” Cen Homes với 1000 “chiến binh” cùng hàng vạn môi giới đến từ các sàn liên kết, đại lý ủy quyền, Cen Land đã và đang chứng tỏ được vai trò dẫn dắt trên thị trường phân phối bất động sản. Luôn tâm niệm mang đến tài sản thực, giá trị thực cho khách hàng, đối tác, CenLand đã và đang cung cấp ra thị trường nhiều dịch vụ BĐS, đáp ứng những nhu cầu thực của khách hàng, đối tác. Không chỉ chú trọng vào hoạt định kinh doanh, Cen Land còn là đơn vị thực hiện tốt các chính sách về thuế, nhiều năm liền liên tiếp được Cục Thuế TP Hà Nội tuyên dương, tặng bằng khen. Cen Land luôn chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ đóng thuế. Từ năm 2013 - 2015, Cen Land được Cục trưởng Cục thuế TP Hà Nội tặng giấy khen vì đã có thành tích thực hiện tốt chính sách thuế. Năm 2016, Cen Land được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tặng Bằng khen; 3 năm liên tiếp từ 2016 - 2018, Cen Land luôn được Chủ tịch UBND quận Đống Đa tặng giấy khen vì đã có thành tích thực hiện tốt chính sách thuế. Việc chấp hành nghĩa vụ về thuế luôn được Cen Land thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đề cao, góp một phần nhỏ trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Trong quá trình phát triển gần 2 thập kỷ, Cen Land đã, đang và tiếp tục thực hiện sứ mệnh với cộng đồng thông qua các chương trình thiện nguyện. Năm 2016, Quỹ Hành động vì Nhân ái của Cen Land được thành lập với mục đích hoạt động thiện nguyện cho xã hội, cộng đồng và quan tâm, hỗ trợ cán bộ, nhân viên. Những mái trường được xây dựng, những hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ là trách nhiệm xã hội cao cả mà Cen Land luôn theo đuổi. Đến nay, Quỹ Hành động vì Nhân ái đã thực hiện nhiều chương trình: Xây nhà tình thương; xây trường học; bảo trợ trẻ em nghèo đến trường; trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học; hỗ trợ người dân khắc phục và ổn định đời sống sau thiên tai; tài trợ phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo… Trước ảnh hưởng của Covid-19, Cen Land cùng hệ thống của Cen Group còn chung tay cùng xã hội để vượt qua những khó khăn này từ những hoạt động đầy ý nghĩa. Theo đó, Quỹ Hành động vì Nhân ái phối hợp với cơ quan chức năng ra mắt ATM gạo yêu thương; dành 10 tỷ đồng cho các hoạt động chống dịch Covid-19. Đúng như câu châm ngôn “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, với những sự thích ứng kịp thời và hướng phát triển bền vững, Cen Land ngày càng thể hiện vai trò người dẫn đầu trên thị trường bất động sản. Thục AnhDiễn đàn "Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam: Tương lai thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online"
TĐKT - Ngày 20/8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn "Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam: Tương lai thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online". Toàn cảnh Diễn đàn Diễn đàn tập trung làm rõ các tác động ảnh hưởng tới khuynh hướng tiêu dùng của thị trường Việt Nam những năm gần đây cũng như trong đại dịch Covid-19 và đưa ra các giải pháp phát triển bền vững ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam; chia sẻ những ý kiến từ phía các chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến; thảo luận về tác động, thách thức và định hướng cho các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội phù hợp với thị trường công nghệ mới... Tiêu dùng trực tuyến đã và đang là xu thế tất yếu trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, trong vòng 5 năm trở lại đây, hình thức mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm lớn của người dân, nhất là sau khi dịch bệnh bùng phát, người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm truyền thống sang tiêu dùng online nhiều hơn. Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh với 80% đã từng mua hàng online. Các mặt hàng được mua sắm nhiều nhất là thời trang, IT và mỹ phẩm. Hiện nay, người tiêu dùng và đặc biệt là giới trẻ đã gắn chặt với các thiết bị di động, mạng xã hội và thích nghi với việc mua hàng trực tuyến (với hơn 50% dân số). Bên cạnh yếu tố tiết kiệm thời gian, người tiêu dùng Việt Nam muốn đầu tư cho một cuộc sống chất lượng cao nên ngày càng thích mua sắm trực tuyến vì độ tiện dụng. Đây chính là cơ hội hấp dẫn đối với các doanh nghiệp lựa chọn phương thức bán hàng trực tuyến, đưa phương thức này trở thành một xu hướng trong thời đại 4.0. Phương LinhĐẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với phát triển bền vững
TĐKT - Sáng 18/8, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông qua Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo Xã hội (CSIE) cùng với các đối tác gồm có Hội đồng Anh Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC), Trung tâm Pháp - Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG) tổ chức Hội thảo Quốc tế “Đổi mới, Sáng tạo và Khởi nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững: 5 năm nhìn lại và tầm nhìn phía trước”. Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tuyến. Toàn cảnh Hội thảo Hội thảo là diễn đàn thảo luận giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ, ươm tạo, thúc đẩy, các nhà đầu tư, các giảng viên, sinh viên quan tâm, để phát triển các khuyến nghị, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với phát triển bền vững, tạo nền tảng cho đối tác 4 nhà (Nhà nước, nhà nghiên cứu-giảng viên, doanh nghiệp và tổ chức xã hội dân sự) trở nên hiệu quả hơn trong tương lai. Hội thảo hướng tới mục tiêu: Chia sẻ và học hỏi các mô hình, phương pháp nghiên cứu về đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp; phân tích và đánh giá thực trạng của hệ sinh thái khởi nghiệp, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học, hệ sinh thái hỗ trợ sáng tạo xã hội - doanh nghiệp xã hội; học tập kinh nghiệm quốc tế trong phát triển đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp và doanh nghiệp xã hội. Tại phiên thảo luận toàn thể vào ngày 18/8, các diễn giả chính của hội thảo đã trình bày tổng quan về bối cảnh khởi nghiệp và sáng tạo của Việt Nam: TS. Phạm Hồng Quất, Cục Trưởng, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học công nghệ, Bộ Khoa học - Công nghệ với chủ đề “Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam: chặng đường 5 năm nhìn lại” , Nhóm nghiên cứu Hội đồng Anh trình bày nội dung “Sáng tạo xã hội trong các trường đại học Việt Nam” và PGS. TS. Trương Thị Nam Thắng, đại diện nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân với chủ đề “Vai trò của doanh nghiệp xã hội đối với phát triển xã hội Việt Nam. Hàng trăm các nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách, đại diện doanh nghiệp, các nghiên cứu sinh, nhà nghiên cứu trẻ đã tham gia viết bài tham luận tại Hội thảo và tham gia trình bày tại 6 phiên thảo luận song song bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt trên nền tảng công nghệ hàng đầu cho các chương trình đào tạo từ xa và hội nghị trực tuyến QUICKOM theo các chủ đề: Doanh nghiệp xã hội với phát triển xã hội Việt Nam … Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là từ khoá của Việt Nam từ năm 2016 đến nay, được thể hiện trong Chiến lược phát triển quốc gia, trong các đề án Chính phủ, của các bộ, sở, ban, ngành, địa phương, trong hoạt động phát triển quốc tế, trong ươm tạo, kết nối đầu tư, thu hút đầu tư, trong các trường đại học và trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Bên cạnh đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia có mục tiêu cuối cùng là phát triển bền vững, dựa trên ba trụ cột: Kinh tế - xã hội và môi trường. Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội (impact startup) là một trụ cột ưu tiên của Đề án 844 – Bộ Khoa học và Công nghệ (Đề án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia), thúc đẩy sáng tạo xã hội, khởi nghiệp vì xã hội cũng là một trong ba trụ cột của Đề án 1665 - Bộ Giáo dục và Đào tạo (Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp). Đã qua 5 năm kể từ khi Chương trình Quốc gia Khởi nghiệp (2016-2020) của Chính Phủ, 5 năm kể từ Luật Doanh nghiệp điều chỉnh với định nghĩa về doanh nghiệp xã hội ra đời (2015 - 2020), 2 năm kể từ khi khởi nghiệp xã hội bắt đầu được triển khai rộng rãi vào hệ thống các trường đại học Việt Nam thông qua Đề án 1665. Năm 2020 là thời điểm tốt để nhìn lại thành tựu, những thành công và chưa thành công trong nỗ lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo tại Việt Nam từ cấp độ quốc gia, đến các ngành, các địa phương, trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo cũng như khu vực doanh nghiệp, đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Phương ThanhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 59
- 60
- 61
- 62
- 63
- …
- sau ›
- cuối cùng »