TĐKT - Dù công tác dưới một mái trường miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, nhưng cô giáo trẻ Hà Ánh Phượng (sinh năm 1991) người dân tộc Mường, giáo viên trường THPT Hương Cần đã không ngừng nỗ lực, có nhiều đổi mới trong công tác giảng dạy, áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, giúp các thế hệ học sinh thêm tự tin, hứng thú và say mê với hành trình khám phá tri thức. Đồng thời, thắp lên ngọn lửa sáng tạo cho nhiều thầy cô giáo trong xã hội hiện đại.
Chủ nhân của những sáng kiến giáo dục
Tốt nghiệp với tấm bằng Thạc sĩ trường Đại học Hà Nội với bảng điểm loại giỏi, cô gái trẻ Hà Ánh Phượng được chọn về công tác tại một trong các trường THPT trong tỉnh. Không chần chừ, băn khoăn, Hà Ánh Phượng quyết định lựa chọn trường THPT Hương Cần để công tác, một ngôi trường xa xôi của tỉnh Phú Thọ nằm sát với tỉnh Hòa Bình. Ngôi trường này có hơn 85% là học sinh dân tộc thiểu số. Những em học sinh nơi đây còn chịu nhiều thiệt thòi, chưa có nhiều cơ hội học tập và phát triển như các bạn cùng trang lứa ở thành phố.
“Điều khiến tôi trăn trở nhất đó là làm sao để “bất cứ học sinh nào cũng có quyền được hưởng những nền giáo dục tốt nhất” và “học sinh ở miền núi cũng có cơ hội học tập như học sinh ở thành phố” – Cô giáo trẻ Hà Ánh Phượng chia sẻ.
Với tâm niệm “giáo dục là không giới hạn”, trong 5 năm qua, với vai trò là giáo viên tiếng Anh, cô giáo Hà Ánh Phượng đã cố gắng tìm hiểu những phương pháp dạy học, những giải pháp để thu hẹp những khoảng mà học sinh của mình đang có so với đà phát triển của thế giới.
Cô giáo Hà Ánh Phượng và học trò trong buổi báo cáo dự án “Nói không với ống hút nhựa”
Nhớ lại những ngày đặt chân lên bục giảng dưới mái trường THPT Hương Cần, cô Phượng chia sẻ: Ngày đầu tiên đến lớp, tôi hết sức ngỡ ngàng bởi các em ở đây rất ngoan ngoãn lễ phép, chân thật nhưng cũng còn rất nhiều em còn chưa biết cách tra từ điển.
Từ trong ánh mắt thơ ngây của các em học sinh, cô giáo Hà Ánh Phượng nhận ra sự khao khát được khám phá kho tri thức khổng lồ vẫn đang còn ẩn chứa. Cô đã chủ động tiếp cận, gặp gỡ các em học sinh, trao đổi, nắm bắt thông tin của từng em; từ đó, định hình ra trong đầu một cách dạy phù hợp nhất. “5 năm qua, cô và trò trường Hương Sơn chúng tôi đã cùng nhau trải qua một quá trình vô cùng đáng nhớ” – Cô Phượng tự hào.
Mô hình “Lớp học xuyên biên giới” được coi là sáng kiến giáo dục nổi bật đầu tiên, mang đến sự hứng khởi cho các học sinh trong trường. Với mô hình này, lớp học và học sinh của cô Phượng được kết nối với lớp học và các bạn học sinh của các nước trên giới qua các giờ học tiếng Anh. Ở đó, các em không chỉ có cơ hội được luyện tập nghe, nói, phát âm với các thầy cô giáo và các bạn nước ngoài, mở mang kiến thức về văn hóa mà còn được truyền niềm say mê môn học ngoại ngữ, niềm khao khát được trở thành những công dân toàn cầu. Thông qua các giờ học đó, cô và trò trường Hương Cần thêm tự tin, được tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè quốc tế về văn hóa và con người Việt Nam; đồng thời có cơ hội “du lịch không visa” tới hơn 40 quốc gia ở khắp các châu lục trên thế giới, mở mang kiến thức.
Ngoài ra, cô Phượng cùng các học trò của mình còn tham gia rất nhiều dự án quốc tế như “Nói không với ống hút nhựa”, dự án về môi trường được hưởng ứng bởi nhiều trường học ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong dự án này, học sinh của cô Phượng đã kết hợp kiến thức liên môn để làm ra những chiếc ống hút bằng tre, nứa. Sau đó, chính họ phát miễn phí tới tay những thầy cô và học sinh cũng như những quán nước gần trường. Học sinh được tự do chế tạo ra những cỗ máy cắt STEM và thiết kế những chuyến du lịch ảo tuyên truyền, giới thiệu tới nhiều học sinh trên thế giới.
“Điều quan trọng mà tôi nhận lại được là sự tự tin, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng công nghệ thông tin của các em học sinh ngày được tăng lên. Đó là hành trang để các em thực hiện ước mơ sớm được trở thành những công dân toàn cầu” – Cô Hà Ánh Phượng chia sẻ.
Nhắc đến cô trò Hà Ánh Phượng, người ta còn biết đến Dự án “Thư viện hạnh phúc”. Thông qua dự án này, các em học sinh có thêm nguồn sách ngoại văn miễn phí trong việc học tập và tìm kiếm tri thức…
Chia sẻ toàn cầu
Không chỉ nỗ lực xây dựng và thiết kế những mô hình giáo dục sáng tạo, kích thích sự hứng thú của học sinh; cô giáo Hà Ánh Phượng còn sẵn sàng kết nối học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm giáo dục với bạn bè quốc tế.
Đó là những buổi chia sẻ và phát triển chuyên môn với những người đồng nghiệp mà cô chưa hề gặp mặt trực tiếp lần nào mà chỉ gặp họ hàng ngày qua màn hình máy tính. Đó là những bài nghiên cứu khoa học và những nỗ lực, thành tích được quốc tế công nhận ….
Theo cô, mỗi một người thầy, người cô, không kể tuổi tác, phải không ngừng nâng cao năng lực và kiến thức chuyên môn, vì đây là "mốc định vị" của mỗi người giữa một thế giới rộng lớn. “Người dám dạy phải là người không bao giờ ngừng học”. Một người hời hợt về kiến thức chuyên môn thì sẽ không có "điểm nhấn" giữa đám đông. Ngược lại, có kiến thức chuyên môn sẽ giúp chúng ta chủ động, tự tin và đạt được hiệu quả công việc cao.
Học sinh luôn được quan tâm trong giờ học tiếng Anh trên lớp của cô Phượng
“Trong những lần chia sẻ kết nối trực tuyến, tôi vẫn thường xuyên tương tác với rất nhiều thầy, cô giáo bằng tuổi cha, tuổi mẹ của mình. Họ vẫn ngày đêm tìm tòi và học hỏi các phương pháp dạy học trực tuyến hiệu quả. Thông qua hoạt động đó, tôi thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều. Chia sẻ các kiến thức chuyên môn và những bài giảng về ứng dụng công nghệ thông tin tới những người đồng nghiệp chính là việc làm thiết thực để xây dựng xã hội học tập tốt hơn và có thể giúp đỡ được nhiều em học sinh tốt hơn.” – Cô Phượng khẳng định.
Cô Phượng cho rằng, trong thời đại công nghiệp 4.0, PowerPoint không còn là công cụ duy nhất để các thầy cô đưa vào những tiết học của mình mà còn rất nhiều ứng dụng tuyệt vời nữa và dạy học trực tuyến đã trở thành một trong những hình thức học tập hiệu quả. Những công cụ đó đã trực tiếp làm tăng hiệu suất lao động. Hơn nữa, thị hiếu của mọi người nói chung luôn bị thu hút bởi các sản phẩm đa phương tiện như hình ảnh, video… Học sinh cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó, vốn ngoại ngữ sẽ giúp ta có cơ hội được giao lưu, được tiếp cận và học hỏi nhiều nền văn hóa tiên tiến. Từ đó, vận dụng phù hợp vào tình hình thực tiễn để đưa đất nước phát triển, đi lên. Do đó, những người làm giáo dục cần trang bị cho mình khả năng ngoại ngữ tương đối và thay đổi trong cách tiếp cận, ứng dụng công nghệ vào giáo dục.
Cũng theo cô, mỗi giáo viên cần hiểu được rõ bản chất của dạy học phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh từ đó thay đổi các phương pháp dạy học tích cực và thay đổi vai trò truyền thống của người thầy. Từ “người dạy” trở thành người “hướng dẫn” học sinh cách học. Điều giáo viên truyền đạt mỗi ngày không còn là kiến thức cụ thể, mà phải là phương pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức. Phương pháp đó bao gồm cách phân tích, đánh giá vấn đề; tìm nguồn thông tin, chọn lọc và xử lý dữ liệu; biến dữ liệu thành kiến thức của mình. Sự thay đổi này là tất yếu và có lợi cho cả thầy và trò. Bởi học sinh sẽ tự chủ động việc học cá nhân còn thầy sẽ có thời gian dành cho nhiều dự định khác.
Với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, cô giáo Hà Ánh Phượng ghi danh không chỉ trong ngành giáo dục nước nhà mà cả trên trường quốc tế. Năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt đối với cô, lần đầu tiên tên cô xuất hiện 2 lần trong danh sách đại diện duy nhất của Việt Nam trong 2 sự kiện quốc tế: Là giáo viên duy nhất của Việt Nam được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lựa chọn trong chương trình thủ lĩnh Đông Nam Á cùng với 5 em học sinh có thành tích xuất sắc nhất trên cả nước. Đồng thời, là giáo viên duy nhất của Việt Nam lọt vào top 50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu do tổ chức Varkey trụ sở tại London bầu chọn. Cô vinh dự được trao huy hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” năm 2020.
“Tôi biết ơn, trân trọng và cảm ơn những người đồng nghiệp của tôi, những người luôn tạo động lực để tôi được phát huy năng lực của bản thân và không ngừng cố gắng trong mọi lĩnh vực công tác, nghiên cứu, giảng dạy. Tôi tự thấy rằng trách nhiệm của mình bây giờ là rất lớn lao, làm sao để lan tỏa được nhiều hơn nữa giá trị tích cực, tốt đẹp nhất tới những người đồng nghiệp và các em học sinh.” – Cô Hà Ánh Phượng chia sẻ.
Mai Thảo
Điển hình tiên tiến
Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương – Chung tay vì sức khỏe cộng đồng
TĐKT - Được cấp phép là doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ khám, chữa bệnh từ tháng 9 năm 2010, 10 năm qua, bằng lương tâm, đạo đức và trách nhiệm, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Giám đốc và tập thể những người thầy thuốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) đã vượt qua mọi rào cản, khó khăn, thử thách, không ngừng phát triển. Đến nay, Bệnh viện trở thành đơn vị y tế tư nhân hoàn chỉnh cả về bộ máy quản lý, hệ thống chuyên môn và đội ngũ y, bác sĩ; góp phần cùng cả nước nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chú trọng đầu tư từ con người cho đến thiết bị Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân địa phương, căn cứ vào các điều kiện, khả năng quản lý, điều hành, cơ sở vật chất, nguồn lực con người…, các thành viên sáng lập của Công ty TNHH phát triển Y học Việt (có trụ sở hoạt động tại xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) đã quyết định xây dựng đề án thành lập Bệnh viện Đa khoa tư nhân Hùng Vương, trực thuộc Công ty TNHH phát triển Y học Việt. Với sự cố gắng cao độ của HĐQT, được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, đến ngày 28/9/2010 Bệnh viện Đa khoa tư nhân Hùng Vương được đưa vào hoạt động. Nhận thức rằng, đầu tư công nghệ kỹ thuật cao là điều quan trọng và rất cần thiết, nhưng người sử dụng kỹ thuật cao là yếu tố quyết định, do đó, rất cần những người có trình độ cao, kiến thức rộng, nắm bắt và làm chủ được công nghệ để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân…, HĐQT và Ban Giám đốc Bệnh viện đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên y tế, coi đây là 1 trong 3 yếu tố quan trọng để Bệnh viện tồn tại và phát triển. Khuôn viên Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương khang trang, sạch sẽ và hiện đại Do đó, những năm qua, nguồn lực con người đã được Bệnh viện tăng cường rõ rệt cả về số lượng và chất lượng tương ứng. Từ đội ngũ chỉ có 6 bác sĩ, 40 điều dưỡng, 1 dược sĩ đại học khi mới thành lập, đến nay Bệnh viện đã có 149 bác sĩ, 247 điều dưỡng, 20 nữ hộ sinh, 16 dược sĩ. Đội ngũ này đã được đào tạo cơ bản tại các trường, khi về Bệnh viện tiếp tục tham dự các khóa đào tạo cơ bản theo phương thức “cầm tay chỉ việc” tại chỗ hoặc tại các bệnh viện tuyến Trung ương, do đó đã đáp ứng các tiêu chí về chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế. Ngoài ra, Bệnh viện còn có nhiều chương trình hợp đồng, liên kết với các giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện ở tuyến Trung ương. Hàng tuần, các chuyên gia này về Bệnh viện để truyền dạy, cập nhật kiến thức mới hoặc trực tiếp thăm khám, rút kinh nghiệm với từng bệnh án cụ thể. Đây là cách làm tốt, tạo hiệu quả cao trong thực tiễn khám, chữa bệnh của Bệnh viện. Bên cạnh việc quan tâm đào tạo về chuyên môn, Bệnh viện cũng dành sự quan tâm có hiệu quả tới đời sống vật chất và tinh thần cho tất cả cán bộ, nhân viên. Cụ thể, Bệnh viện có chế độ đãi ngộ (lương và phụ cấp) minh bạch, công bằng; bố trí nơi ăn ở, sinh hoạt và làm việc đầy đủ tiện nghi, có nơi gửi trẻ, có xe đưa đón cán bộ đi làm, xe đưa đón các cháu (từ mẫu giáo đến THPT) đi học miễn phí; chế độ nghỉ ngơi hàng năm, chế độ đi tham quan, nghiên cứu học tập ở nước ngoài… Vì vậy, tại cuộc thăm dò ý kiến nội bộ nhân kỷ niệm 9 năm thành lập Bệnh viện, có hơn 95% số cán bộ, nhân viên biểu hiện sự hài lòng và cảm thấy tự hào khi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương. Gặt hái những “trái ngọt” Từ ngày 27/5/2019, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương chính thức là bệnh viện tư nhân đầu tiên trong cả nước, là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện K Trung ương và tham gia Đề án 1816 của Bệnh viện Bạch Mai. Với việc triển khai mô hình vệ tinh tại đây, các kỹ thuật điều trị ung thư như hóa trị, điều trị đích; các kỹ thuật mới liên quan đến hô hấp, tim mạch, cơ xương khớp, lọc máu... sẽ được Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai chuyển giao và thực hiện ngay tại Bệnh viện Hùng Vương. Số lượng các ca phẫu thuật được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương ngày càng tăng cao Có thể nói rằng, bên cạnh rất nhiều cơ hội cũng có không ít khó khăn thử thách đối với tập thể cán bộ nhân viên trong toàn Bệnh viện. Nhưng với tinh thần đoàn kết, cán bộ, nhân viên trong toàn viện đã làm việc bằng trí tuệ, bằng trách nhiệm, bằng lương tâm, đôi khi cả máu và nước mắt để xây dựng bệnh viện ngày một bền vững và phát triển. Năm 2010, khi mới khai trương, cả năm Bệnh viện chỉ có 478 lượt khám ngoại trú, 133 lượt điều trị nội trú; năm 2014 có 81.925 lượt khám ngoại trú, 11.048 lượt điều trị nội trú; thì năm 2019, Bệnh viện đã có trên 150.000 lượt khám ngoại trú và trên 30.000 lượt khám điều trị nội trú. Về công tác thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện: Năm 2012 là 1280 ca; năm 2018 là 4.579 ca; năm 2019 là 5.139 ca, trong đó đáng chú ý từ năm 2016 đến nay Bệnh viện đã được chuyển giao và đưa vào sử dụng một số kỹ thuật mới như: Chụp Cộng hưởng từ (MRI), CT đa dãy, chụp Mamo vú, tán sỏi ngoài cơ thể, sử dụng dao siêu âm trong phẫu thuật, sinh thiết tế bào dưới hướng dẫn hệ thống máy CT 128 dãy, phẫu thuật nội soi, tán sỏi, phẫu thuật sọ não, thần kinh cột sống đến các kỹ thuật vi phẫu tạo hình, ứng dụng công nghệ plasma vào y học, phẫu thuật và điều trị ung thư, triển khai kỹ thuật lọc máu liên tục trong điều trị bệnh nhân nặng... Số ca phẫu thuật loại I, loại II có xu hướng tăng rõ rệt. Đó là những con số biết nói, cho thấy sự phát triển không ngừng của Bệnh viện, sự tin tưởng gửi gắm của nhân dân dành cho cơ sở khám, chữa bệnh Bệnh viện Đa Khoa Hùng Vương. Nối dài thêm những cánh tay chăm sóc sức khỏe nhân dân Với mong muốn nối dài thêm những cánh tay chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, hệ thống bệnh viện, phòng khám vệ tinh trực thuộc Công ty TNHH Phát triển Y học Việt đã và đang phát triển, mở rộng thêm, không chỉ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ mà còn vươn ra các địa phương khác trong cả nước như: Phòng khám đa khoa Hùng Vương – Chân Mộng (Phú Thọ); Phòng khám đa khoa Hùng Vương – Sơn Dương (Tuyên Quang); Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hùng Vương (Gia Lai). Y, bác sĩ và nhân viên y tế của Bệnh viện thường xuyên được trau dồi kiến thức và nâng cao đạo đức nghề nghiệp Cùng với đó, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cũng đặc biệt quan tâm đến những hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Hàng năm, Bệnh viện tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí cho hàng ngàn lượt người thuộc các nhóm đối tượng là người cao tuổi, người có công hoặc người có hoàn cảnh khó khăn. Bệnh viện còn nhận nuôi dưỡng nhiều trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đáng nói là, ngoài nuôi dưỡng, Bệnh viện còn hỗ trợ để các em được theo học các chương trình, bậc học phù hợp độ tuổi, trong đó có em đã đỗ đại học hoặc các trường chuyên nghiệp khác… Trong giai đoạn phát triển mới, Bệnh viện định hướng sẽ tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên y tế có chất lượng cao, được đào tạo chuyên sâu các chuyên khoa tại các bệnh viện tuyến Trung ương và nước ngoài. Cùng với đó, chú trọng triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu, chung tay bảo vệ môi trường. Cụ thể: Nỗ lực giảm thiểu đến mức tối đa những can thiệp vào môi trường như không in phim X-Quang, sử dụng cặp lồng inox thay cho hộp xốp, túi nilon… Bên cạnh đó, Bệnh viện ứng dụng, phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu suất điều trị, giúp công tác khám, chữa bệnh không dừng lại ở Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương mà thông qua đội ngũ y, bác sĩ sẽ mang những kiến thức, kinh nghiệm từ các bệnh viện lớn về phục vụ nhân dân địa phương, giúp hiệu quả điều trị tăng lên. Hưng VũTĐKT - Trải qua quá trình hình thành và phát triển, tập thể khoa học nữ Phòng thí nghiệm cúm Khoa Virus, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương luôn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Các nhà khoa học nữ của Phòng thí nghiệm Cúm, đứng đầu là PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai đã thành công trong việc kết nối, hệ thống những thành tựu nghiên cứu tại Việt Nam và phát triển lý thuyết khoa học, đi từ virus cúm tới chế phẩm vắc xin cúm mùa và vắc xin cho đại dịch cúm. Đồng thời tích cực tham gia nghiên cứu phát triển vắc xin phòng, chống cúm và kiểm soát sự kháng thuốc của các virus cúm; phát triển các phương pháp nghiên cứu toàn diện đánh giá vai trò của virus cúm trong nhóm bệnh viêm đường hô hấp…
Tập thể khoa học nữ của Phòng thí nghiệm Cúm
PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai cho biết, phòng thí nghiệm Cúm tiền thân là Phòng thí nghiệm các virus hô hấp, Khoa Virus, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, được Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG - WHO) công nhận là Trung tâm Cúm quốc gia vào tháng 3/2000. Với chức năng, nhiệm vụ giám sát, phát hiện, nghiên cứu các tác nhân virus gây viêm đường hô hấp cấp, PTN là đơn vị đầu tiên thu thập, phân lập và xác định căn nguyên gây dịch viêm đường hô hấp cấp tính nặng tại Việt Nam tháng 3/2003 là tác nhân virus lạ.
Hiện tại, PTN Cúm là thành viên của Hệ thống Giám sát cúm toàn cầu (GISRS), thường xuyên cập nhật số liệu virus học cúm hàng tháng vào mạng lưới Flunet của TCYTTG và chia sẻ các chủng cúm mùa đại diện của Việt Nam hàng năm (50 chủng/năm) tới các trung tâm nghiên cứu Cúm chuẩn thức để lựa chọn thành phần vaccine cúm hàng năm.
Ngoài ra, tập thể khoa học nữ cũng chính là đơn vị, tham gia công tác khống chế dịch viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm (SARS) năm 2003, phát triển quy trình thực hành An toàn sinh học tại Việt Nam.
Viện đã định hướng nghiên cứu của phòng thí nghiệm (PTN) Cúm đã được xây dựng từ những năm 2003, khi dịch SARS xảy ra và Việt Nam là nước đầu tiên thông báo với TCYTTG về căn bệnh mới với triệu chứng viêm phổi không điển hình, tiến triển nhanh và lây truyền mạnh với tỷ lệ tử vong cao.
Tại thời điểm đó, nhóm nghiên cứu của PTN Hô hấp, đứng đầu là PGS.TS. Lê Thị Quỳnh Mai, trực tiếp tham gia điều tra, thu thập mẫu, tiến hành chẩn đoán, các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nguy hiểm đầu tiên điều trị tại bệnh viện Việt - Pháp (3/2003). Virus SARS-CoV – một tác nhân hoàn toàn mới đã được định danh vào tháng 4/2003. Các khái niệm và thực hành về an toàn sinh học (ATSH) lần đầu tiên được cập nhật tại Việt Nam, PTN được giao trách nhiệm phát triển các quy trình đánh giá nguy cơ và quy trình thực hành ATSH trong PTN ở các mức độ khác nhau. Những quy trình kỹ thuật này đã được Bộ Y tế phê duyệt và phổ biến trong toàn bộ hệ thống PTN trên phạm vi toàn quốc vào đầu năm 2005.
Cùng với đó, PTN đã đóng góp vào chẩn đoán, nghiên cứu virus cúm gia cầm độc lực cao lây truyền từ gia cầm sang người A/H5N1 (2003 - 2014).
Với bài học kinh nghiệm từ công tác phòng, chống dịch SARS năm 2003, nhóm nghiên cứu tiếp tục trực tiếp xét nghiệm xác định trường nhiễm virus cúm gia cầm A/H5N1 trên người đầu tiên tại Việt Nam vào những ngày cuối tháng 12/2003.
Những kết quả PTN và các vật liệu nghiên cứu (virus cúm A/H5N1, bệnh phẩm lâm sàng) đã được PTN chia sẻ cho các đơn vị nghiên cứu quốc tế: Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật CDC, Mỹ; Viện Quốc gia Nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm, Nhật Bản; Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia Canada; Trung tâm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng Hồng Kông; Viện Khoa học Y tế, Đại học Tokyo, Nhật Bản; Trường Thú y, Đại học Wisconsin, Mỹ. Virus cúm A/H5N1 do PTN phân lập được đã được TCYTTG lựa chọn là virus dự tuyển để phát triển vaccine phòng, chống cúm A/H5N1.
Để chủ động trong công tác phòng chống dịch, nhóm nghiên cứu cũng đã tham gia tạo chủng virus cúm A/H5N1 trong sản xuất vaccine cúm tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tham gia tạo chủng virus rgA/H5N1 không độc lực bằng phương pháp di truyền đảo ngược. Thiết lập được hệ chủng gốc và chủng sản xuất vaccine cúm A/H5N1 với đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật theo quy định của TCYTTG.
Từ những kết quả đã đạt được khi phát triển vaccine cúm A/H5N1, vaccine cúm A/H1N1/2009 đại dịch cũng đang được tiến hành phát triển trên tế bào thận khỉ tiên phát (PMKc). Các kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine cúm A/H1N1/2009 đại dịch đáp ứng đầy đủ tính an toàn, hiệu lực và có giá thành hợp lý.
Hiện tại, thuốc kháng virus (Oseltamivir- Taminflu) được đánh giá là thuốc đặc hiệu nhất trong điều trị nhiễm virus cúm A (A/H5N1; H1N1) và chưa có các chế phẩm khác thay thế hoặc bổ sung. Nhóm nghiên cứu đã xác định 1 chủng virus cúm A/H5N1 (2005) xuất hiện đột biến liên quan đến kháng thuốc oseltamivir, 2 virus cúm A/H5N1 cũng xuất hiện đột biến liên quan đến sự giảm độ nhạy của thuốc kháng virus. Các phát hiện này đã thúc đẩy sự phát triển các thuốc kháng virus cúm thế hệ mới và các phương pháp phát hiện đột biến chỉ điểm kháng thuốc của virus cúm A/H5N1. Phát hiện chùm ca bệnh nhiễm cúm A/H1N1pdm09 nhưng chưa có khả năng lan truyền rộng trong quần thể virus cúm A.
Cùng sự hợp tác của CDC-Hoa Kỳ, nghiên cứu về sự tương tác giữa virus cúm A/H5N1 trên người và trên gia cầm tại miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2010 đã khẳng định giả thuyết các trường hợp người nhiễm virus H5N1 tại Việt Nam là kết quả của việc truyền trực tiếp từ gia cầm sang người.
PGS. TS. Lê Thị Quỳnh Mai Phó Viện trưởng – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, kiêm Trưởng Phòng thí nghiệm Cúm cho biết, PTN đã mở rộng, phát triển các phương pháp nghiên cứu toàn diện đánh giá vai trò của virus cúm trong nhóm bệnh viêm đường hô hấp do căn nguyên virus và miễn dịch cộng đồng với virus cúm
Trong giai đoạn 2006 - 2015, cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật – Mỹ và TCYTTG, hệ thống giám sát cúm đã được triển khai trên 15 điểm tại 4 vùng trên toàn quốc: Miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam.
Hệ thống giám sát đã đưa ra bức tranh tổng thể về sự lưu hành của virus cúm mùa tại Việt Nam với đặc điểm di truyền và đặc tính kháng nguyên tương đồng cao với các virus dự tuyển vaccine cho khu vực Nam bán cầu. Tác nhân virus gây viêm đường hô hấp cấp nặng (SARI) rất đa dạng: Virus cúm vẫn là căn nguyên chính gây viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm, ngoài ra các virus khác: Hợp bào đường hô hấp (RSV), viêm phổi (hMPV), á cúm (Parainflueza) cũng đóng vai trò quan trọng.
Hiện tại, việc sử dụng vaccine cúm mùa tại Việt Nam bắt đầu được quan tâm, tuy nhiên phát triển các chính sách, chiến lược cho sử dụng vaccine cúm cần rất nhiều các thông tin về dịch tễ, virus, miễn dịch đã có trong cộng đồng. PTN đã cùng với Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng đại học Oxford đã tiến hành nghiên cứu thuần tập (Corhot study) tại Hà Nam từ năm 2007 đến nay. Kết quả công bố trên gợi ý cho việc sử dụng để phát triển vaccine cúm mùa tại Việt Nam để làm tăng hiệu quả của vaccine, đồng thời cũng bổ sung thêm minh chứng để thúc đẩy việc nghiên cứu phát triển vaccine cúm phổ rộng (universal vaccine) trong tương lai.
Tuân chỉ mục tiêu nghiên cứu, PTN cúm tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong nước và quốc tế, các nghiên cứu hiện tại tập trung xác định ảnh hưởng của tình trạng miễn dịch đã có sau khi tiêm vaccine cúm mùa đến khả năng dự phòng của vaccine nhắc lại hàng năm, đặc biệt với virus cúm A/H3N2.
Ngoài công tác chuyên môn, các nhà khoa học nữ của PTN Cúm tham gia tích cực vào công tác quản lý, lãnh đạo Viện/Khoa. PGS.TS. Lê Thị Quỳnh Mai hiện tại Phó Viện trưởng – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương từ năm 2013, kiêm Trưởng Phòng thí nghiệm Cúm từ năm 2005 đã có 30 năm làm việc tại Viện trong lĩnh vực virus học.
PGS. Lê Thị Quỳnh Mai phụ trách 5 Khoa/Phòng trên tổng số 16 Khoa/Phòng chuyên môn và chức năng trong Viện: Khoa Virus, Khoa HIV, Trung tâm Nghiên cứu Y sinh, Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Kiểm chuẩn, Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất Động vật chuẩn thức. Trong suốt 30 năm công tác, PGS. Mai liên tục duy trì các nghiên cứu thế mạnh cùng với các đồng nghiệp để góp phần chia sẻ thông tin khoa học với cộng đồng các nhà khoa học trong nước và trên thế giới; xây dựng chiến lược dự phòng các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.
Hiện tại, TS. Hoàng Vũ Mai Phương đảm nhiệm vị trí Trưởng khoa Virus; PGS. TS Nguyễn Lê Khánh Hằng với vai trò Phó Trưởng khoa Virus, Bí thư Chi bộ Khoa Virus và thành viên Ban chấp hành Công đoàn Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Th.S Ứng Thị Hồng Trang đảm nhận vị trí Bí thư Ban chấp hành Đoàn thanh niên Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Th.S Lê Thị Thanh, CN. Phạm Thị Hiền tham gia Ban chấp hành Công đoàn Khoa Virus.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã trao tặng PTN Huân chương Lao động hạng Ba vì “Đã có thành tích xuất sắc trong việc phòng, chống và khống chế dịch SARS, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân”. Tập thể khoa học nữ Phòng thí nghiệm cúm Khoa Virus được trao tặng giải thưởng Kovalevskaia 2019.
Ngoài ra, từ thành công và nỗ lực không ngừng nghỉ, các nhà khoa học nữ được tặng nhiều Bằng khen về các hoạt động xuất sắc: Giải thưởng Nữ khoa học trẻ Châu Á năm 2009; Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2019; Giấy khen của Ban chấp hành Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng; Bằng khen của Công đoàn Y tế Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà”; Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” về thành tích đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và xây dựng tổ chức Đoàn; Giấy khen của Ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Quận Đoàn Hai Bà Trung đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi...
Các nữ Đảng viên nhiều năm liền đạt Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tham gia tích cực và đi đầu trong các hoạt động công đoàn, đền ơn đáp nghĩa, hiếu hỷ, hiến máu nhân đạo và các đợt vận động ủng hộ cho đồng bào lũ lụt, biển đảo, vùng núi cao.
Hồng Thiết
Truy thăng quân hàm và truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho các đồng chí hy sinh tại Rào Trăng 3
TĐKT - Ngày 17/10/2020, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định số 1819/QĐ-CTN truy thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng đối với đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu; Quyết định số 1820/QĐ-CTN truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 11 đồng chí vì đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn đợt mưa lũ và bão vừa qua tại Thủy điện Rào Trăng 3, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đoàn công tác trên đường vào Rào Trăng 3 cứu hộ, cứu nạn Theo đó, 2 đồng chí được truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, gồm: Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4, Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. 5 đồng chí được truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, gồm: Đại tá Hoàng Mai Vui, Phó Trưởng phòng Phòng Xe - Máy, Cục Kỹ thuật, Quân khu 4, Bộ Quốc phòng; Thượng tá Bùi Phi Công, Phó Chủ nhiệm Hậu cần, Quân khu 4; Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó Trưởng phòng Phòng Tác chiến, Bộ Tham mưu, Quân khu 4; Thượng tá Trần Minh Hải, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quân khu 4; Thượng tá Lê Tất Thắng, Phó Lữ đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Lữ đoàn 80, Quân khu 4. 4 đồng chí được truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, gồm: Thiếu tá Tôn Thất Bảo Phúc, Trưởng ban Ban Công binh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quân khu 4; Thiếu tá Nguyễn Cảnh Cường, Đại đội trưởng Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 80, Quân khu 4; Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Đinh Văn Trung, Đài Trưởng 15W, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 80, Quân khu 4, Bộ Quốc phòng; Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Trương Anh Quốc, nhân viên Điệp báo chiến dịch, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quân khu 4. Phương ThanhLực lượng vũ trang Quân khu 5 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất
TĐKT - Sáng 17/10, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Quân khu 5 (16/10/1945 - 16/10/2020) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Dự Lễ kỷ niệm, có: Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5; các đồng chí nguyên là Thủ trưởng Bộ Tư lệnh và cơ quan Quân khu 5 qua các thời kỳ; lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Quân khu và cán bộ 4 cơ quan Quân khu. Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho Lực lượng vũ trang Quân khu 5. Cách đây 75 năm, ngày 16/10/1945, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 12 chiến khu trong cả nước được thành lập, trong đó có Chiến khu 5 và Chiến khu 6 bao gồm các tỉnh ven biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Bình Thuận và 4 tỉnh Tây Nguyên. Trong từng thời kỳ lịch sử, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, lực lượng vũ trang Quân khu 5 đã trải qua 8 lần chia tách, sáp nhập; đến cuối năm 1975, Chính phủ quyết định sáp nhập Quân khu 6 vào Quân khu 5, thành Quân khu 5 cho đến ngày nay. Ngày 25/9/2000, theo đề nghị của Đảng uỷ - Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 2029 công nhận ngày 16/10/1945 là ngày Truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 5. Trong khói lửa chiến tranh, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu 5 đã giữ vững, bồi đắp và phát huy truyền thống “Tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, mưu trí sáng tạo, chiến đấu kiên cường, chiến thắng vẻ vang”, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, trong điều kiện cực kỳ khó khăn, gian khổ của một chiến trường bốn mặt đều có quân thù, lại xa sự chỉ đạo của Trung ương, song LLVT Liên khu 5 đã nêu cao tinh thần tự lực tự cường, quyết chiến quyết thắng, vừa chiến đấu, vừa lao động sản xuất, nhiều chiến công đã đi vào lịch sử như: Cuộc vây hãm quân thù ở Nha Trang, bao vây chặn địch ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Phú Yên, cuộc tiến công ở Tây Nguyên giải phóng Kon Tum, chiến thắng Đăk Pơ, chiến thắng Bồ Bồ… góp phần cùng cả nước kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, LLVT Quân khu 5 nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu dũng cảm, lập nên những chiến công vang dội: Núi Thành, Ba Gia, Vạn Tường, Plâyme, Đăk Tô, Tân Cảnh…, mở ra khả năng đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân ta bằng cách “Bám thắt lưng địch mà đánh”. Cũng chính trên địa bàn Quân khu 5, đã xuất hiện một hình thức đánh giặc độc đáo, sáng tạo phù hợp với quy luật của chiến tranh nhân dân phát triển cao là “Vành đai diệt Mỹ”, tạo thế đứng vững chắc để tổ chức đấu tranh góp phần cùng cả nước làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, ngụy; làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Mười năm làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, cán bộ, chiến sĩ không quản gian khổ, chấp nhận hy sinh, chiến đấu anh dũng, kịp thời cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, hồi sinh đất nước Chùa Tháp, để lại hình ảnh tốt đẹp về "Đội quân nhà Phật" trong lòng nhân dân nước bạn. Trong giai đoạn hiện nay, LLVT Quân khu 5 luôn nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, xây dựng các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu thành khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn, vững chắc. Đồng thời tích cực chung sức xây dựng nông thôn mới, tham gia xóa hộ đói, giảm hộ nghèo trên địa bàn đóng quân, là lực lượng nòng cốt trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, tỏa sáng hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" thời kỳ mới. Trong đại dịch Covid-19, hình ảnh cán bộ, chiến sĩ không quản ngày đêm, cùng các lực lượng thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho nhân dân được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng biểu dương, khen thưởng; được cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương khen ngợi. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, LLVT Quân khu được 2 lần tặng thưởng Huân chương Sao vàng, 3 lần tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, nhiều tập thể, cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống, LLVT Quân khu 5 vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại buổi lễ, ghi nhận, biểu dương những thành tích to lớn, sự trưởng thành vượt bậc và truyền thống vẻ vang của LLVT Quân khu 5 trong suốt 75 năm qua. Đồng chí bày tỏ niềm tin tưởng sâu sắc rằng, trong thời gian tới, LLVT Quân khu 5 sẽ tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, lập nhiều thành tích, chiến công mới, mãi xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Phương ThanhCấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 13 liệt sĩ hy sinh tại Rào Trăng 3
TĐKT – 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ cứu người ở thủy điện Rào Trăng 3 được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”, trong đó 2 cán bộ được truy tặng Huân chương Dũng cảm. Chiều 16/10, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) và ông Phạm Văn Hướng, Trưởng Phòng Thông tin - Tuyên truyền, Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên - Huế đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Dũng cảm. Đây là 2 trong 13 thành viên của đoàn công tác đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1594/QĐ-TTg cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 13 Liệt sĩ thuộc Bộ Quốc phòng và tỉnh Thừa Thiên Huế đã hy sinh ngày 13/10/2020 khi đang thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn tại công trình thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cụ thể, 13 liệt sĩ được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” gồm: 1- Đại tá Nguyễn Hữu Hùng - Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu - Nguyên quán/trú quán: Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội. 2- Thiếu tướng Nguyễn Văn Man - Phó Tư lệnh Quân khu 4 – Nguyên quán: Lý Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình; trú quán: Phường Nam Lý, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 3- Thượng tá Bùi Phi Công - Phó Chủ nhiệm Hậu cần, Cục Hậu cần, Quân khu 4 – Nguyên quán: Xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị; trú quán: Phường 5, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 4- Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng - Phó Trưởng phòng Tác chiến, Phòng Tác chiến, Bộ Tham mưu, Quân khu 4 – Nguyên quán: Xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; trú quán: Xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. 5- Đại tá Hoàng Mai Vui - Phó Trưởng phòng Xe máy, Cục Kỹ thuật, Quân khu 4 – Nguyên quán: Xã Phương Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; trú quán: Phường Điện Biên, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 6- Thượng tá Trần Minh Hải - Phó Tham mưu trưởng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguyên quán: Phường Phương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; trú quán: Phường Thuận Lộc, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 7- Thượng tá Lê Tất Thắng - Phó Lữ đoàn trưởng Tham mưu trưởng Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4 – Nguyên quán: Xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; trú quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 8- Thiếu tá Tôn Thất Bảo Phúc - Trưởng ban Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế - Nguyên quán/trú quán: Phường An Cựu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 9- Thiếu tá Nguyễn Cảnh Cường - Đại đội trưởng Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4 – Nguyên quán: Xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; trú quán: Xã Nghi Liên, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. 10- Đại úy QNCN Đinh Văn Trung - Đài trưởng 15W, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4 – Nguyên quán/Trú quán: Phường Bến Thủy, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. 11- Đại úy QNCN Trương Anh Quốc - Nhân viên Điệp báo, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế - Nguyên quán/Trú quán: Xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 12- Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế - Nguyên quán/Trú quán: Xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 13- Ông Phạm Văn Hướng - Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên - Huế, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế - Nguyên quán: Xã Hoa Lư, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình; trú quán: Phường Xuân Phú, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trước đó, vào khoảng 12 giờ ngày 12/10, nhận được tin có 17 công nhân của Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bị mất tích do lũ quét, nhiều khu vực bị cô lập, đoàn công tác của Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên - Huế lên đường làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ. Đến 21 giờ cùng ngày, do thời tiết xấu, đường đi khó khăn, hiểm trở, tuyến đường 71 bị sạt lở nghiêm trọng, đoàn quyết định dừng lại tại lán Trạm Kiểm lâm Sông Bồ. Tuy nhiên, khoảng 0 giờ 5 phút ngày 13/10, bất ngờ xảy ra lũ quét, sạt lở núi vùi lấp khu vực đoàn đang nghỉ. Chỉ có 8 người thoát khỏi khu vực sạt lở; còn lại 13 người mất liên lạc. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 đã điều động gần 600 cán bộ, chiến sĩ cùng phương tiện các loại, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, bộ, ngành, địa phương tìm kiếm các cán bộ, chiến sĩ mất liên lạc. Đến 19 giờ 30 phút ngày 15/10, toàn bộ thi thể 13 người trong đoàn công tác được tìm thấy. Dự kiến lễ viếng và lễ truy điệu 13 liệt sĩ được tổ chức vào sáng 18/10, tại Nhà Tang lễ Bệnh viện Quân y 268 của Quân khu 4 (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Nguyệt HàĐơn vị chủ công trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy
TĐKT - Được thành lập ngày 12/2/1998, đến nay, hơn ba thập kỷ xây dựng và phát triển, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04) – Công an TP Hồ Chí Minh không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, lập được nhiều chiến công xuất sắc, trở thành đơn vị chủ công trên mặt trận đấu tranh phòng, chống loại tội phạm ma túy đặc biệt nguy hiểm và xảo quyệt. Với địa bàn rộng lớn, dân cư đông đúc và số lượng người nhập cư làm ăn sinh sống ngày càng nhiều, TP Hồ Chí Minh là nơi có nhiều cơ hội cho tội phạm ma túy có tổ chức dễ dàng ẩn náu, móc nối hoạt động, làm phát sinh tình hình phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung và công tác đấu tranh với tội phạm này nói riêng. Mặt khác, sự gia tăng của tội phạm ma túy xuyên quốc gia, tội phạm ma túy người nước ngoài xâm nhập, được ngụy trang dưới vỏ bọc hợp tác làm ăn, thăm thân, du lịch… để hoạt động buôn bán ma túy; sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện thông tin liên lạc, kỹ thuật công nghệ cao được bọn tội phạm lợi dụng trong phương thức, thủ đoạn hoạt động, khiến đơn vị luôn đứng trước những khó khăn, thử thách. Từ tham mưu đúng, phòng ngừa hiệu quả… Phát huy tính chủ động, sáng tạo, 5 năm qua, PC04 đã tham mưu có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vấn đề người sử dụng ma túy, người nghiện ma túy. Theo đó, đơn vị đã thu thập tài liệu, thông tin trên tất cả các lĩnh vực có liên quan như: Pháp luật, đời sống, kinh tế, xã hội… áp dụng phương pháp suy luận khoa học, đã dự báo chính xác tình hình diễn biến tội phạm đối với từng năm, từng giai đoạn, từ đó đề ra phương thức đấu tranh mới, tích cực và phù hợp với từng loại đối tượng. Tập thể Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – Công an TP Hồ Chí Minh Đặc biệt, xác định người sử dụng ma túy liên quan trực tiếp đến nhiều hành vi phạm tội nghiêm trọng như: Cướp, cướp giật, giết người do ảo giác, tai nạn giao thông… ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, an sinh, trật tự, an toàn xã hội, PC04 đã tham mưu Ban Giám đốc Công an thành phố phối hợp với các sở, ban, ngành đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố từng bước tháo gỡ vướng mắc cai nghiện cho người không nơi cư trú ổn định, vẫn thực hiện biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc. Biện pháp này hợp lý và mang lại hiệu quả rất cao, vừa giảm tác hại cho cá nhân người nghiện, vừa giảm tác hại cho xã hội, đảm bảo an toàn cho người dân. Nhờ đó, vấn đề người sử dụng ma túy, người nghiện và sau cai nghiện tại thành phố cơ bản được kiểm soát, giải quyết có hiệu quả. Bên cạnh đó, trong những năm qua, PC04 chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa xã hội hiệu quả, thông qua các hoạt động: Tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân, học sinh, sinh viên... trong việc thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; giúp các đối tượng có liên quan phạm tội ma túy, người nghiện ma túy thấy rõ tác hại hậu quả của ma túy; thấy rõ sai phạm của mình, từ đó cam kết sửa chữa…. Đến những chiến công… Đặc biệt, với nhiệm vụ chính là đấu tranh chống các loại tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố, 5 năm qua, PC04 thường xuyên phối kết hợp với các địa phương rà soát, thống kê, từng bước xây dựng kế hoạch và đấu tranh góp phần triệt xóa các địa bàn, tụ điểm phức tạp về ma túy, lập được nhiều chiến công hiển hách. Từ đầu năm 2015 đến nay, PC04 đã phát hiện, xử lý 155 vụ và 580 đối tượng. Tang vật thu giữ gồm: 450,238 kg Heroin; 2.104,467 kg ma túy tổng hợp và một số loại ma túy khác; 34 khẩu súng, 475 viên đạn các loại, 3 lựu đạn; 48 xe ô tô; 199 xe máy, 362 điện thoại di động; 29,339 tỷ đồng, 165.300 USD, cùng nhiều công cụ phương tiện hoạt động phạm tội khác. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến chuyên án đấu tranh, khám phá đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh từ phía Bắc vào TP Hồ Chí Minh tiêu thụ do Trần Văn Tươi (Hùng “nhị tì”), sinh năm 1961 cầm đầu. Ngày 16/01/2015, PC04 tiếp tục đấu tranh mở rộng, bắt 5 đối tượng trong đường dây, trong đó có đối tượng trong nhóm cầm đầu có lệnh truy nã đặc biệt của Công an tỉnh Nam Định tên Vũ Ngọc Thắng tự “Nhóc”, sinh năm 1975. Phòng PC04 phối hợp Công an quận 4, 6, 11, Tân Bình khám xét khẩn cấp chỗ ở của các đối tượng, thu nhiều tang tài vật có liên quan. Kết quả, đề nghị khởi tố 4 đối tượng. Tổng tang vật thu giữ trong chuyên án: 6.985,7020g MA, 5,9419g Heroin, 1 xe ôtô hiệu Mazda, 2 xe máy, 9 điện thoại di động, 1 súng ngắn, cùng nhiều công cụ, phương tiện có liên quan. Đại hội Đảng bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – Công an TP Hồ Chí Minh Ngoài ra, PC04 còn khám phá nhiều đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, nguồn từ Lào, Thái Lan, Campuchia về Việt Nam. Cụ thể, ngày 11/7/2018, PC04 tiếp tục phối hợp với Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy – Bộ Công an và Công an quận 12 khám phá giai đoạn 2 đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, nguồn ma túy từ Lào qua khu vực cửa khẩu các tỉnh miền Trung đưa vào TP Hồ Chí Minh tiêu thụ do Phan Hữu Hiệu cầm đầu. Kết quả, bắt giữ 8 đối tượng; tang vật thu giữ: 179 bánh heroin, 2 xe ô tô, 5 xe máy, 2 cân tiểu ly, hơn 4 tỷ đồng, 850 USD và 450.000 kíp Lào. Đặc biệt, với sự mưu trí, dũng cảm của tập thể cán bộ, chiến sĩ, ngày 13/4/2019, PC04 phối hợp Đội Cảnh sát Giao thông Công an quận 5 khám phá đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng lớn từ Thái Lan, qua Campuchia về Việt Nam bằng đường bộ, được ngụy trang dưới dạng các gói trà và cất giấu trong các loa thùng. Kết quả bắt giữ 3 đối tượng; thu giữ: 1,058 tấn MA, 995g Ketamine, 1 khẩu súng tự chế, 5 viên đạn, 1 xe ôtô, 1 xe tải, 1 xe máy, 6 điện thoại di động cùng một số tang tài vật khác có liên quan. Khởi tố 2 bị can người nước ngoài và 1 người Việt Nam… Gần đây nữa là ngày 13/4/2020, PC04 phối hợp với Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy – Bộ Công an, Công an quận 8, quận Bình Thạnh, quận Tân Phú và huyện Bình Chánh khám phá đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy từ Campuchia qua Bình Phước vào TP Hồ Chí Minh. Kết quả tạm giữ điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của 4 đối tượng, chuyển địa phương xử lý 6 đối tượng; thu giữ: 39,123kg ma túy tổng hợp, gần 1,6 tỷ đồng, 6 đầu thu camera, 1 tivi, 2 cân điện tử, 6 xe máy, 13 điện thoại di động cùng một số công cụ, phương tiện khác có liên quan… Xây dựng lực lượng vững mạnh Đấu tranh với những kẻ gieo rắc cái chết trắng là một cuộc chiến đầy nguy hiểm. Mỗi vụ án, chuyên án là một tình huống khác nhau, phương thức, thủ đoạn, đối tượng không giống nhau. Mỗi cán bộ, chiến sĩ PC04 luôn phải đối mặt với đa dạng những hiểm nguy, thậm chí phải trả giá bằng cả tính mạng của mình. Phía sau những chiến công lập được là những giây phút sinh tử, cam go đối mặt với tội phạm gian manh, liều lĩnh và những tháng ngày đeo bám, mật phục, truy bắt… của mỗi cán bộ, chiến sĩ PC04. Xác định xây dựng lực lượng chính quy, tinh nhuệ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, giúp cán bộ, chiến sĩ vững vàng bản lĩnh, vượt qua khó khăn, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đấu tranh với các loại tội phạm liên quan đến ma túy. Đảng ủy – Ban chấp hành Phòng PC04 luôn đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, năng lực của từng đồng chí để bố trí nhiệm vụ đúng sở trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác, thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ pháp luật và nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, đề ra những quy chế, quy trình công tác rõ ràng, chặt chẽ trên cơ sở triệt để tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó, về công tác xây dựng lực lượng, luôn giữ thống nhất, đoàn kết nội bộ, đặc biệt chú trọng công tác Đảng, đoàn thể, công tác bảo vệ nội bộ, phát động phong trào thi đua giữa các đội, các tổ, phát huy tính dân chủ trong cán bộ chiến sĩ, đoàn kết cởi mở, tạo không khí phấn khởi trong đơn vị, lấy hiệu quả công việc làm thước đo và nêu cao danh dự, trách nhiệm của người đảng viên để cán bộ, chiến sĩ vượt qua khó khăn, thử thách khi đối đầu với tội phạm ma túy, đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Lực lượng cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04) – Công an TP Hồ Chí Minh vững vàng bản lĩnh, mưu trí, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đấu tranh với các loại tội phạm liên quan đến ma túy Về công tác đào tạo, nâng cao trình độ phục vụ công tác, phòng PC04 luôn tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng các tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, phục vụ công tác tốt hơn, đơn vị đã chọn cử cán bộ, chiến sĩ tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Công an thành phố, Bộ Công an. Về công tác hậu cần, đảm bảo phục vụ tốt các mặt công tác và chiến đấu của đơn vị. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thường xuyên cập nhật phương thức, thủ đoạn của tội phạm về ma túy để chủ động đề xuất trang bị phương tiện, kỹ thuật hiện đại, đáp ứng với tình hình, yêu cầu thực tiễn. Đơn vị thường xuyên tổ chức tập huấn sử dụng phương tiện kỹ thuật giúp lực lượng trực tiếp chiến đấu thu thập thông tin, tài liệu kịp thời phục vụ đấu tranh khám phá án đạt hiệu quả cao nhất. Song song với các mặt công tác trên, Đảng ủy đơn vị quan tâm sâu sắc đến công tác lãnh đạo đoàn thể, tạo mọi điều kiện cho Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ hoạt động, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ công tác Vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới, gia đình và trẻ em trong đơn vị; tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng nhiều công trình thanh niên có ý nghĩa, tổ chức giao lưu với các đơn vị trong và ngoài ngành, tham gia các phong trào do Đoàn cấp trên tổ chức như thi tìm hiểu pháp luật, tìm hiểu truyền thống ngành Công an nhân dân… 5 năm qua, PC04 liên tục được tặng Cờ thi đua dẫn đầu trong phong trào thi đua cùng Bằng khen của Bộ Công an và Thủ tướng Chính phủ; hai lần vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì (năm 2015 và năm 2019). Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã được tôi rèn, trở thành những người chiến sĩ Công an nhân dân vừa hồng vừa chuyên, có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng lăn xả và hi sinh để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Mỗi tấm huy chương, bằng khen, giấy khen là sự ghi nhận sự nỗ lực của cả một tập thể. Song động lực chính để tập thể cán bộ, chiến sĩ PC04 tiếp tục lựa chọn dấn thân với nghề, chấp nhận những hy sinh, thiệt thòi chính là sự bình yên của nhân dân. Mai ThảoTĐKT - Vốn là một chàng trai khôi ngô, từng được ăn học đến nơi đến chốn và có công việc ổn định ở một cơ quan Nhà nước, nhưng không may tai ương ập xuống đã khiến anh Lê Huy Tích (phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình) chết đi sống lại nhiều lần, trở thành người tàn phế. Vượt qua những nỗi đau thể xác lẫn tinh thần, Lê Huy Tích đã bền bỉ vượt lên số phận nghiệt ngã, trở thành chủ cửa hàng chế tạo xe lăn, sửa chữa xe điện, tạo công ăn việc làm và truyền cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều người kém may mắn trong xã hội.
Anh Lê Huy Tích, sinh năm 1978, là con cả trong một gia đình công chức nghèo ở phường Tân Thịnh. Sau 4 năm học cao đẳng, anh xin vào công tác tại Đoạn quản lý đường sông số 9 - đơn vị làm nhiệm vụ quản lý về đường thủy nội địa trên tuyến sông Đà. Khỏe mạnh, có trình độ, nhiệt huyết, anh luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao được lãnh đạo đơn vị tin tưởng. Những tưởng cuộc sống như thế cứ êm đềm trôi nhưng không may tai họa ập đến.
Anh Tích kể lại, một đêm năm 2007, trên đường từ nhà đi xuống huyện Kỳ Sơn để trực ca, do trời tối, đường trơn, bị đèn ô tô chiếu vào mắt, anh đã đâm vào đá, chiếc xe máy mất lái trượt cả một quãng dài. Cú ngã hiểm ác đó đã làm anh Tích bị đứt tủy, liệt hoàn toàn 2 chân.
Anh Lê Huy Tích (người ngồi xe lăn) đang trao đổi kỹ thuật sửa chữa với các lao động tại cơ sở Công ty TNHH MTV người khuyết tật Hòa Bình
Sau thời gian chạy chữa, kết hợp cả thuốc đông - tây y nhưng hai chân của anh vẫn không thể phục hồi. Nhiều lần thất vọng, anh đã có ý định muốn chết, tự giải thoát. Tuy nhiên, bản tính tích cực trong con người anh đã chiến thắng. Anh suy nghĩ: Mình không thể chết, phải vươn lên, không phụ thuộc vào người khác, phải tự di chuyển được.
Thời điểm đó, với trường hợp đã vào biên chế được được 7 năm như anh, vẫn được hưởng chế độ thương tật trên 3 triệu đồng/tháng. Nếu cứ như vậy thì với sự trợ giúp của gia đình và bạn bè, anh vẫn có thể đảm bảo được cuộc sống. Nhưng trong anh lúc nào cũng khao khát có được cuộc sống ý nghĩa hơn, tự khẳng định được bản thân mình.
Năm 2015, anh đã cùng một số bạn bè có hoàn cảnh tương tự, tự tìm tòi, nghiên cứu chế tạo sản phẩm giúp cho người khuyết tật giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Năm 2018, anh đã tìm tòi nghiên cứu, chế tạo ra sản phẩm xe điện, tham dự cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình và đạt giải Ba tại cuộc thi.
Năm 2019, anh và nhóm bạn khuyết tật tiếp tục nghiên cứu, chế tạo ra sản phẩm đầu kéo xe lăn chạy điện tham dự và đạt giải 3 đội xuất sắc trong cuộc thi SDG Challenge, do UNDP cùng NSSC Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội.
Anh Lê Huy Tích đang giới thiệu sản phẩm đầu kéo xe lăn cho khách hàng
Tháng 7 năm 2019, anh và đồng nghiệp đã được Ban tổ chức cuộc thi SDG Challenge 2019 giới thiệu tới dự án Thriive HaNoi, thuộc tổ chức Thriive Hoa Kỳ, đây là tổ chức chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển theo hướng tác động xã hội, tạo điều kiện cho những hoàn cảnh đặc biệt yếu thế trong xã hội, là người khuyết tật. Sau 3 vòng thẩm định, tổ chức Thriive Hoa Kỳ đã trực tiếp cử người từ Mỹ sang hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 0%, dưới hình thức đầu tư về thiết bị máy móc với số vốn gần 6000 USD, đổi lại đơn vị trả vốn vay bằng cách đào tạo dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật và trao tặng sản phẩm cho người khuyết tật.
Với niềm đam mê, sáng tạo, không lùi bước trước mọi khó khăn, anh Tích và các thành viên nhóm người khuyết tật đã đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép thành lập Công ty TNHH MTV người khuyết tật Hòa Bình. Quy mô Công ty được mở rộng, các sản phẩm chế tạo là phương tiện hỗ trợ di chuyển cho người khuyết tật. Sản phẩm đầu kéo xe lăn cho người khuyết tật của anh và Công ty TNHH MTV người khuyết tật Hòa Bình đã được sự đón nhận tích cực của người khuyết tật. Cho tới nay sản phẩm đã có mặt tại 19 tỉnh, thành trên cả nước. Hiện Công ty do anh làm Giám đốc tạo việc làm cho 9 người khuyết tật và 2 lao động tự do có công việc, thu nhập ổn định với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.
Anh Lê Huy Tích thực sự là tấm gương sáng về nghị lực vươn lên vượt khó trong cuộc sống, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho hàng trăm người khuyết tật khác.
Mai Thảo
TĐKT - Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của người dân địa phương khi nói về bà Đặng Thị Hảo, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Chi hội trưởng Chi hội Chữ Thập đỏ khu 6 phường Thanh Sơn (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).
Bà Hảo (thứ 3 từ trái qua) luôn gần gũi, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bà luôn tìm tòi, học hỏi, trau dồi kiến thức cho mình; thường xuyên gặp gỡ, nắm bắt tình hình hoạt động cũng như đời sống của người dân. Với phương châm cán bộ mặt trận phải “miệng nói, tay làm”, những năm qua, bà Hảo không chỉ tích cực đưa ra những ý kiến, đề xuất thiết thực, tâm huyết, trách nhiệm mà còn luôn gần gũi với nhân dân để lắng nghe và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với cấp ủy đảng, chính quyền và MTTQ phường.
Bà cũng luôn gần gũi và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo, những gia đình còn gặp khó khăn trong cuộc sống, về nhà ở. Bà thường trực tiếp đi khảo sát và báo cáo lãnh đạo phường, khu dân cư, đồng thời vận động các tổ chức trong khu tìm cách giúp đỡ. Vì vậy, đến nay khu 6 không còn hộ có nhà dột nát, các hộ nghèo, cận nghèo đươc làm mới và sửa chữa khang trang, sạch đẹp.
Bà cũng đã cùng lãnh đạo khu vận động nhân dân ủng hộ tiền di chuyển 3 bãi rác thải nhiều năm tồn tại trong khu dân cư để trồng hoa, biến bãi tập kết rác thải thành đường hoa, gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận các cấp với số tiền trên 20 triệu đồng. Việc làm này được nhân dân đồng tình ủng hộ và khen ngợi, đã tạo cảnh quan sạch đẹp trong khu dân cư.
Bên cạnh đó, với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội chữ thập đỏ khu 6 bà cùng với ban chấp hành Chi hội chữ thập đỏ đã vận động nhân dân nuôi lợn nhân đạo, ủng hộ quỹ vì người nghèo để giúp đỡ hộ nghèo, những gia đình còn khó khăn trong cuộc sống.
Theo bà Hảo cho biết, Chi hội đã giúp đỡ thường xuyên từ 2 - 4 hội viên là hộ nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn mỗi tháng từ 100.000 - 300.000 đ/hộ. Hiện nay Chi hội chữ thập đỏ duy trì thường xuyên hỗ trợ 2 hội viên có hoàn cảnh khó khăn mỗi quý 500.000 đ.
Mô hình “Nồi cháo nhân đạo” ngày càng tạo được tiếng vang trong cộng đồng dân cư
Đặc biệt, mô hình “Nồi cháo nhân đạo” nấu và phát cháo miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí được Chi hội đưa vào hoạt động từ tháng 3/2013 đến nay đạt nhiều kết quả tích cực.
“Thời gian đầu thành lập, mô hình chỉ thực hiện 1 buổi/tuần ở khu 6. Nhưng từ năm 2017 đến nay, mô hình đã cùng với 6 đơn vị phát cháo miễn phí tất cả các ngày trong tháng. Mô hình hiện đang phát triển tốt, ngày càng tạo được tiếng vang trong cộng đồng dân cư. Đây là mô hình hoạt động có hiệu quả và có tính lan tỏa, đã được nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài tỉnh cùng chung tay và học tập. Tính đến hết năm 2019 đã phát 854.160 suất cháo với trị giá 4.270 triệu đồng.” - bà Hảo chia sẻ.
Để đảm bảo công tác môi trường và đảm bảo sức khỏe cho hội viên và người bệnh, bà là người đã vận động các tổ chức và cá nhân ủng hộ tiền mua nồi điện để nấu cháo và đề nghị phường Thanh Sơn, bệnh viện hỗ trợ kinh phí chuyển điện 3 pha. Việc làm này đã tiết kiệm chi phí nấu cháo so với nấu bằng củi, đảm bảo sức khỏe cho hội viên nấu cháo và người bệnh.
Bên cạnh đó, thực hiện việc phát động của lãnh đạo mặt trận khối phường Thanh Sơn về không dùng đồ nhựa, bà đã kết hợp với Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tuyên truyền tác hại của việc dùng đồ nhựa và vận động bệnh nhân dùng cặp lồng inox lấy cháo nhân đạo.
Nhờ đó, sau chưa đầy một tuần, các bệnh nhân đều đồng tình mang cặp lồng inox lấy cháo. “Việc không dùng cốc nhựa lấy cháo mỗi ngày tiết kiệm 230.000 đồng tiền mua cốc nhựa và túi nilông phát cháo, mỗi tháng tiết kiệm gần 7 triệu đồng, một năm tiết kiệm trên 80 triệu đồng. Ngoài ra còn giảm công đóng gói, giảm lượng rác thải khó tiêu hủy ra môi trường.” - bà Hảo vui mừng chia sẻ.
Ngoài ra, hàng năm, vào những dịp Tết thiếu nhi 1/6 và Tết Nguyên đán, bà còn là cầu nối giữa các nhà hảo tâm cùng với Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí tổ chức phát quà cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Tính đến hết năm 2019, bà đã cùng các tổ chức và các nhà hảo tâm phát quà cho 512 lượt người với số tiền 173,750 triệu đồng; vận động hội viên đi thăm và tặng xe lăn cho cháu Nguyễn Ngọc Hưng ở phường Phương Nam bị bại liệt để đi học và tặng quà cho cựu chiến binh ở phường Phương Nam có hoàn cảnh khó khăn... Việc làm này tuy nhỏ nhưng có giá trị nhân văn sâu sắc, là nguồn động viên rất lớn đối với những bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện.
Với những đóng góp của cá nhân cho cộng đồng trong nhiều năm qua, bà Đặng Thị Hảo đã được UBND tỉnh Quảng Ninh tặng 3 Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào dân vận khéo, trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm 2015 - 2020; được Trung ương Hội Chữ thập đỏ tặng 2 Bằng khen, được Chủ tịch UBND thành phố và các cơ quan, tổ chức tặng nhiều giấy khen và được Tỉnh ủy Quảng Ninh lựa chọn là cá nhân duy nhất của tỉnh Quảng Ninh được tuyên dương điển hình “Dân vận khéo” Trung ương giai đoạn 2016 – 2020.
Bảo Linh
“Vua bánh mỳ thanh long” Kao Siêu Lực: Khẳng định bản lĩnh trí tuệ doanh nhân Việt Nam
TĐKT - Xuất phát từ mong ước được tri ân đất nước và con người Việt Nam - từng đón nhận, bao bọc và cho mình sự sống khi bị quân Pol Pot – Khmer Đỏ Ponpot diệt đuổi, ông Kao Siêu Lực - một người dân tộc thiểu số, gốc Hoa đã không ngừng nỗ lực, cùng đất nước và nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Ông trở thành gương mặt đại diện tiêu biểu của cộng đồng doanh nhân Việt “vừa có tâm, vừa có tầm”, góp phần đưa đất nước vươn mình mạnh mẽ ra thế giới. Trọn tình với nông sản Việt Tìm đến cơ sở sản xuất của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Bánh kẹo Á Châu (ACB Bakery) vào những ngày cận kề Tết Trung thu 2020, không khí sản xuất sạch sẽ, máy móc hiện đại từ máy trộn bột, cán bột đến máy định hình sản phẩm, lò nướng rồi dây chuyền làm nguội bánh, đóng gói bánh… tất cả đều tự động hóa hiện đại theo công nghệ của Nhật Bản và châu Âu. Hàng ngàn chiếc bánh trung thu sầu riêng 6 RI đang chuẩn bị được xuất tiếp ra thị trường. Chúng tôi gặp ông Kao Siêu Lực, Giám đốc ABC Bakery. Ông cho biết: Đây là mùa trung thu đầu tiên công ty của ông sử dụng nguyên liệu làm bánh trung thu từ trái sầu riêng 6 RI thay vì Musang King – nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài như trước đây. Từ đầu mùa đến nay, mỗi ngày, công ty phân phối ra thị trường gần 2000 chiếc bánh trung thu 6 ri. Ông cho biết, sầu riêng 6 RI là nông sản thứ hai (sau thanh long ruột đỏ) được ABC lựa chọn sử dụng, khai thác và chế biến trong làm bánh. Trước đó, ông từng được nhiều người biết đến với tên gọi “Vua bánh mỳ thanh long”. Chia sẻ về cơ duyên có tên gọi ấy, ông Kao Siêu Lực kể: Đầu năm 2020, tôi đi khảo sát ở Vĩnh Long, mục đích là xem có nông sản nào phù hợp để làm bánh. Đang lựa chọn sầu riêng 6 RI, bỗng có một người nông dân mắt mũi đỏ hoe đến gần cầu cứu: Anh Kao ơi, 300 công - tơ - nơ thanh long ruột đỏ không xuất đi Trung Quốc được, còn nhiều thanh long ở vườn sắp thu hoạch nữa, nếu không bán được chỉ cho bò ăn. “Ban đầu tôi nghĩ, chắc sẽ mua 1 - 2 tấn thanh long, phát cho công nhân ABC ăn, ủng hộ bà con. Nhưng trên đường về, hình ảnh của người nông dân ấy cứ trở đi, trở lại trong đầu. Tôi băn khoăn, nếu mua giúp thanh long cho nông dân theo kiểu "giải cứu" thì chỉ được ít thôi, lại không thể mua lâu dài. Về văn phòng công ty, cùng với Phòng Nghiên cứu - Phát triển (R&D), tôi đưa ra ý tưởng "cứu thanh long" bằng cách sản xuất bánh mì thanh long.” – Ông Kao Siêu Lực kể lại. Nhiều năm nằm trong ban giám khảo những cuộc thi bánh quốc tế nên ông Kao đặt ra tiêu chuẩn cho bánh mì thanh long phải đảm bảo thẩm mỹ, hương vị và cấu trúc bánh. “Ba lần thử nghiệm, hương vị, cấu trúc bánh không đạt. Thêm vài lần tìm nguyên nhân rồi cải tiến, cuối cùng chúng tôi đã có những chiếc bánh mì thanh long mà khách hàng ưa chuộng.” – ông Lực nhớ lại. Ông cho biết, cầm chiếc bánh nóng xốp, giòn rộm, có màu hồng tự nhiên của thanh long ruột đỏ, hương vị thoang thoảng mùi thanh long, vỏ bánh lẫn những hạt đen li ti rất đẹp mắt, thớ bánh dẻo và dai, ông hạnh phúc vô cùng. Đích thân ông ra quầy giới thiệu bánh mỳ thanh long, được bà con đón nhận ngoài mong đợi. Ban đầu một ngày ABC sử dụng 300 kg thanh long; 3 ngày sau tăng lên 1 tấn/ngày; 10 ngày sau tăng lên 2,5 tấn/ngày. Cùng với đó, giá thanh long của người nông dân bán ra tăng lên từ 4 nghìn đồng/kg lên 25 nghìn/kg. Mấy chục năm gắn bó với nghề làm bánh, từng được nhận nhiều giải thưởng danh giá, nhưng với ông, việc sản xuất được bánh mì thanh long là niềm hạnh phúc rất đặc biệt. “Tôi hạnh phúc bởi được nhìn thấy nụ cười của những người nông dân chất phác, được đóng góp thêm giá trị cho nông sản Việt Nam.” – ông Kao Siêu Lực chia sẻ. Đó cũng là lý do mà ông công khai chia sẻ với cộng đồng công thức làm bánh mỳ thanh long. Ông nói rằng, nguyện vọng lớn nhất của mình là đưa bánh mỳ thanh long trở thành văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Không chỉ là sản phẩm cho người Việt thưởng thức mà còn trở thành sản phẩm văn hóa ẩm thực Việt Nam sẽ vươn xa ra trường quốc tế; khẳng định giá trị của nông sản Việt Nam, khẳng định tâm huyết và bàn tay vàng của người Việt ta. Bánh mỳ thanh long chính là khởi đầu tốt đẹp, tiếp thêm cho ông Kao Siêu Lực và hệ thống ABC trong hành trình nâng cao giá trị nông sản Việt. Nhiều chiếc bánh mỳ, bánh trung thu thanh long và sầu riêng 6 RI mang thương hiệu ABC đã được đưa ra thị trường và lan tỏa ra không chỉ trong nước mà cả các nước trên thế giới. Với quan niệm “có quốc mới có gia (tức là có tổ quốc thì mới có nhà)”, thời gian qua, dù gặp phải rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng ông và ABC luôn chung sức giúp đỡ vì một đất nước an toàn, mạnh khỏe. Những chiếc bánh mì thanh long, những chiếc bánh mì đen dinh dưỡng cho các bác sĩ, đảm bảo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động đang làm việc tại Công ty… là minh chứng cho tấm lòng của vị doanh nhân sáng tâm ấy. Là Giám đốc Công ty ABC Bakery; đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Bánh mì quốc tế khu vực Đông Nam Á, ông Kao Siêu Lực cho rằng, ngành chế biến thực phẩm luôn gắn liền với mặt hàng nông sản. Hiện nay, Việt Nam còn rất nhiều nông sản giá trị khác như: Bơ, khoai môn, củ dền..., ông cho biết, bằng kinh nghiệm nhiều năm tích lũy được trong nghề, sẽ dần dần nghiên cứu và tìm cách để nâng cao giá trị của những nông sản ấy. Trí tuệ, sáng tạo của doanh nhân Việt Bước ra khỏi xưởng sản xuất bánh trong trang phục màu trắng tinh tươm của một người thợ bánh, ông Kao Siêu Lực hồ hởi chia sẻ: Đây là thói quen của tôi rất nhiều năm nay. Dù bộn bề công việc nhưng hàng ngày tôi vẫn luôn dành thời gian vào nơi trực tiếp làm ra những chiếc bánh ABC, được hít hà hương vị của những chiếc bánh, để lấy tinh thần, lấy cảm hứng cho cả ngày dài làm việc. Theo ông, đi đến từng khâu này, khâu nọ, gặp một số công nhân ở các công đoạn khác nhau để “tâm sự chút xíu thôi”… nhưng đó là cách ông nắm bắt công việc rõ nhất, để tiếp thu và không ngừng nghiên cứu cải tiến mẫu mã, dây chuyền máy móc; nâng cao chất lượng, tăng năng suất cho sản phẩm. Trong ngành bánh kẹo, thực phẩm, Kao Siêu Lực là cái tên được nhiều người đánh giá cao bởi ông là “chủ nhân” của nhiều sáng kiến, cải tiến đi đầu trong sản xuất bánh. Tiêu biểu như: Sáng kiến “Chế tạo máy làm bánh Hamburger công suất lớn”, “Chế tạo dây chuyền máy làm bánh trung thu công suất lớn” - góp phần làm giảm chi phí nhân công, tăng hiệu suất sản xuất gấp 20 lần. Hiệu quả đạt được khi áp dụng sáng kiến: 10.000 cái bánh/giờ; hay sáng kiến “Chế tạo dây chuyền nướng bánh sử dụng điện và gas”, giúp bánh nướng đạt chất lượng theo yêu cầu, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân công; sáng kiến sản xuất bánh mỳ thanh long... Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, doanh nhân Kao Siêu Lực chân thành: Tập trung mọi nguồn lực cải cách và sáng tạo là xu thế phát triển tất yếu của doanh nghiệp. Trong thời kỳ đất nước hội nhập thế giới sâu rộng, doanh nghiệp, doanh nhân cần không ngừng chủ động nghiên cứu, tìm hiểu khai thác các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời, cần đầu tư, học hỏi cách xây dựng và phát triển hệ thống, đáp ứng nhu cầu thời kỳ 4.0.” Với phương châm đó, những năm qua, ông đã chỉ đạo, điều hành ABC Bakery xây dựng hệ thống phân phối toàn quốc với hơn 3.000 hệ thống phân phối bán lẻ. Hiện sản phẩm của thương hiệu ABC Bakery chiếm 90% thị phần trong thị trường bánh tươi, có mặt tại tất cả các siêu thị trên cả nước. Trong đó ABC Bakery tự hào là hàng Việt đủ điều kiện, là đối tác chiến lược của một số siêu thị lớn và các tập đoàn thức ăn nhanh thế giới tại Việt Nam. Đồng thời, ABC Bakery có đội ngũ bán hàng rất hùng hậu và chuyên nghiệp với hơn 600 nhân viên trên toàn quốc, phục vụ hơn 40 cửa hàng (điểm) bán hàng không những ở TP Hồ Chí Minh mà còn mở rộng khắp các tỉnh thành khác như Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, TP Nha Trang, Đà Nẵng và Cần Thơ, hệ thống đại lý thì có mặt hầu hết ở các tỉnh thành miền Nam. Ngoài ra, ABC Bakery cũng đã phát triển và đang dần khẳng định mình với thị trường Đông Nam Á và xuất khẩu các mặt hàng bánh đông lạnh sang các nước được xem là khách hàng khó tính như: Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh quốc, Mỹ… Bản thân ông Kao Siêu Lực vinh dự được Pháp chọn làm Ban Giám khảo chấm thi các cuộc thi bánh Quốc tế tổ chức tại Pháp thường niên 4 năm 1 lần và tổ chức tại Hồng Kông thường niên 2 năm 1 lần; ông đã được tặng thưởng kỷ niệm chương vì đã cống hiến trọn đời cho ngành bánh nói riêng và ngành thực phẩm nói chung. Ông cũng giành được nhiều Huân, Huy chương và Bằng khen của Đảng và Nhà nước cũng như các cấp, các ngành và địa phương. Gần 40 năm gắn bó với ngành bánh, trải qua biết bao khó khăn, thách thức, doanh nhân Kao Siêu Lực đã tích lũy được không ít kinh nghiệm quý báu, độc nhất vô nhị. Nhưng ông luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với cộng đồng trong nước và quốc tế trên cơ sở hợp tác win - win. Ông cho rằng: Việt Nam tuy là một quốc gia nhỏ, có thể phát triển chưa kịp với các nước lớn trên thế giới, nhưng con người Việt Nam vẫn sẵn sàng chia sẻ, cống hiến với thế giới. Mai ThảoTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 61
- 62
- 63
- 64
- 65
- …
- sau ›
- cuối cùng »