Thanh Hóa: Lựa chọn xây dựng nông thôn mới “chất và bền vững”
TĐKT - Năm 2018 khép lại với nhiều thành công của ngành Nông nghiệp. Phóng viên (PV) Tạp chí Thi đua Khen thưởng có buổi phỏng vấn ông Lê Đức Giang - Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa về những thành quả trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2018 của tỉnh. PV: Trước hết, xin được cảm ơn ông đã tham gia trao đổi với chúng tôi. Xin ông cho biết, những kết quả nổi bật của phong trào xây dựng NTM ở Thanh Hóa trong năm 2018? - Ông Lê Đức Giang: Năm 2018, được xác định là năm bản lề trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020. Vì vậy, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung, quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. Theo đó, đã đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời, xem đây là kết quả quan trọng để tích hợp, tạo đà cho việc hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 trước một năm. Vì vậy, các ngành thành viên Ban chỉ đạo và các ngành, các cấp, ngay từ đầu năm, đã bám sát kế hoạch của tỉnh để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện. Điều đáng mừng là nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã rất đồng lòng, nỗ lực, hưởng ứng thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó đã đem lại thành công theo lộ trình của Chương trình. Ông Lê Đức Giang - Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa Toàn tỉnh có thêm 43 xã; 140 thôn, bản miền núi được công nhận đạt chuẩn NTM, huyện Quảng Xương đã trình Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn NTM, bình quân toàn tỉnh tăng thêm 1 tiêu chí/xã. Đến nay, cả tỉnh đạt bình quân 16 tiêu chí/xã, có 284 xã đạt chuẩn NTM, đạt xấp xỉ 50% số xã xây dựng NTM, 527 thôn, bản miền núi và 2 huyện đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 ước đạt 28,5 triệu đồng, tăng 3,5 triệu đồng/người/năm so với năm 2017, hộ nghèo ở mức 5,84%, giảm 2,59% so với năm 2017. Người dân đồng thuận, cán bộ trưởng thành, diện mạo nông thôn thay đổi mạnh mẽ, cùng với những con số quan trọng nêu trên đã minh chứng cho kết quả xây dựng NTM ở Thanh Hóa trong năm qua. Cùng với đó, tỉnh đã chủ động ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, đang xem xét để ban hành Bộ tiêu chí thôn, bản NTM kiểu mẫu. Theo đó, đã xây dựng thành công 3 mô hình thôn, bản NTM kiểu mẫu tại các huyện miền núi và đang nhân rộng 3 mô hình tiếp theo; đối với các xã đã đạt chuẩn, đã rà soát, đánh giá và xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí để hướng tới xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu cho từng năm và cả giai đoạn 2019 - 2020 … Đặc biệt, tỉnh đã ban hành Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Đây là giải pháp rất quan trọng để xây dựng, phát triển NTM hiệu quả. Với trọng tâm là phát triển sản phẩm, dịch vụ chủ lực, có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn. PV: Trong năm 2018, triển khai phong trào xây dựng NTM tỉnh đã gặp những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc gì, đồng thời đã thực hiện các giải pháp, chính sách như thế nào để tháo gỡ, thưa ông? - Ông Lê Đức Giang: Năm 2018, Thanh Hóa đã được Trung ương chọn làm chỉ đạo điểm Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", đây là nội dung hết sức quan trọng, là giải pháp để đưa Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh nâng cao về chất và bền vững. Tuy nhiên, Thanh Hóa là tỉnh có số xã xây dựng NTM nhiều nhất cả nước, trong đó có trên 1/3 số xã là xã miền núi, 102 xã 30a, tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho các huyện miền núi; nhu cầu đầu tư cho Chương trình ở vùng miền núi lớn trong khi huy động nguồn lực khó khăn. Bộ tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ra đời đặt ra nội hàm rộng, yêu cầu ngày càng cao; doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít. Kết quả thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở các xã khu vực miền núi còn hạn chế. Để tháo gỡ các khó khăn, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng NTM với mục tiêu và các giải pháp cụ thể, phân công nhiệm vụ chi tiết cho các ngành, các cấp; đồng thời có nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo, triển khai, tháo gỡ khó khăn, trong đó, tập trung cao cho phát triển sản xuất theo hướng đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp trên cơ sở hợp tác, liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng; tiếp tục chỉ đạo xây dựng NTM cấp thôn, bản đối với các xã miền núi; tăng cường chỉ đạo thực hiện tiêu chí môi trường, coi đây là 1 trong những chỉ tiêu quan trọng của xã NTM. PV: Xin ông cho biết, công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, những điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng NTM được ngành nông nghiệp tỉnh triển khai như thế nào? - Ông Lê Đức Giang: Năm 2018, công tác tuyên truyền xây dựng NTM đã tập trung vào các quan điểm chỉ đạo của Ban chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh, theo đó, sự tiếp cận được tập trung vào mục tiêu phấn đấu năm 2018, toàn tỉnh có 1 huyện, 42 xã đạt chuẩn NTM, mỗi huyện miền núi có từ 3 đến 5 thôn, bản đạt chuẩn NTM. Trên cơ sở đó, chuyển tải thông tin, khơi dậy tinh thần, làm nóng, làm mới phong trào, đồng thời, giúp các địa phương sau khi đạt chuẩn NTM ý thức được sự cần thiết, vai trò, trách nhiệm trong việc duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí và tiến hành xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu. Lấy nội dung tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân làm khâu đột phá, xây dựng cảnh quan, diện mạo nông thôn đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái, xanh, sạch, đẹp làm điểm nhấn… Huy động, sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Ưu tiên tập trung nguồn lực để xây dựng và quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo chuẩn NTM. Tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, những điển hình tiên tiến; phản ánh những việc bất cập, cảnh báo những khuynh hướng công việc chưa đúng,… Đặc biệt, Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh đã đặt mua Báo Nông nghiệp Việt Nam cung cấp cho 567 xã xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với gần 30 cơ quan truyền thông để xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền xây dựng NTM. Tham gia nói chuyện chuyên đề về xây dựng NTM do các cơ quan, đơn vị tổ chức: Trường Chính trị tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh… Những cánh đồng lúa đưa lại năng suất cao khi áp dụng khoa học - công nghệ sản xuất tiên tiến của xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa Bên cạnh đó, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh đã biên tập và phát hành 12 số Bản tin xây dựng NTM với số lượng 12.000 cuốn. Phối hợp tổ chức Gameshow truyền hình “Nhà nông tài giỏi” năm 2018, qua đó tạo cho cán bộ, hội viên nông dân có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM. PV: Năm 2019 và những năm tiếp theo, Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh sẽ tập trung vào những mục tiêu cũng như giải pháp cụ thể nào, thưa ông? - Ông Lê Đức Giang: Kế thừa những kết quả đạt được, năm 2019 và những năm tiếp theo Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu: Phấn đấu có 1 huyện đạt chuẩn NTM, có 41 xã đạt chuẩn NTM, bình quân toàn tỉnh đạt 16,7 tiêu chí/xã. Đến năm 2020 toàn tỉnh có 05 huyện đạt chuẩn NTM, 60% số xã (tương ứng 343 xã) đạt chuẩn NTM; 20% số thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM trở lên; bình quân toàn tỉnh đạt 17,5 tiêu chí/xã. Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh đưa ra 4 giải pháp chủ yếu: Thứ nhất, các cấp, các ngành tiếp tục phổ biến, quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Coi đây là mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên quê hương xứ Thanh. Thứ hai, các xã tiếp tục rà soát quy hoạch, đảm bảo sự phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Đảm bảo lưu trữ hồ sơ và niêm yết công khai quy hoạch tại trụ sở UBND xã và các thôn, bản… cho nhân dân được biết, giám sát, kiểm tra, thực hiện. Triển khai cắm mốc và quản lý mốc giới theo quy hoạch NTM đã được phê duyệt. Thứ ba, các ngành thành viên Ban chỉ đạo cần phải sâu sát cơ sở, tăng cường làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, giúp các địa phương thực hiện có hiệu quả các nội dung, tiêu chí cũng như sớm hoàn thành đạt chuẩn xã NTM. Tập trung chỉ đạo quyết liệt, có những giải pháp căn cơ và cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; chú ý duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn; triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm, Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM... Thứ tư, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tham gia thực sự có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện Chương trình. Nâng cao chất lượng xét, thẩm định xã đạt chuẩn NTM. Mai Thảo (thực hiện)Xây dựng nông thôn mới
TĐKT - Ngày 14/12, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Đoàn kiểm tra, giám sát phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)” năm 2018 tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Đoàn công tác do Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang làm Trưởng đoàn. Cùng đi có lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương.
Làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Nữ Y; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn; đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Hà Tĩnh.
Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang phát biểu tại buổi làm việc
Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, huyện Nghi Xuân chỉ đạo các cấp, các ngành và hệ thống chính trị cùng nhân dân toàn huyện tích cực thực hiện; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) ngày càng phát triển. Những năm gần đây, tình hình KT-XH của Hà Tĩnh đã có những bước phát triển đột phá, bình quân hàng năm đều đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 20,8%, thu ngân sách đạt trên 12.300 tỷ đồng, tăng 37,7% so với năm 2017.
Trên lĩnh vực xây dựng NTM, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh tốp đầu của cả nước. Đến nay, Hà Tĩnh đã có 142 xã, chiếm 62% tổng số xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn NTM. Dự kiến, đến cuối năm 2018 có thêm ít nhất 30 xã đạt chuẩn NTM, nâng số xã đạt chuẩn lên ít nhất là 153 xã (chiếm 67% tổng số xã), không còn xã dưới 11 tiêu chí.
Đặc biệt, huyện Nghi Xuân vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận đạt chuẩn NTM năm 2018, là địa phương đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh và là huyện thứ 56 trong toàn quốc vinh dự đạt danh hiệu này.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang chúc mừng những kết quả mà cán bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và huyện Nghi Xuân đã nỗ lực đạt được trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”.
Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang khẳng định: Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” do Thủ tướng phát động là phong trào trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011 - 2020. Phong trào đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trước mắt là thực hiện Nghị quyết 26 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thông qua đó, phát triển nông thôn, thu hẹp khoảng cách nông thôn và thành thị, vấn đề có tác động trực tiếp đời sống nhân dân.
Sau khi tổng kết giai đoạn 1 và triển khai giai đoạn 2, Hà Tĩnh đều huy động các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và đông đảo nhân dân tích cực tham gia và được đánh giá là phong trào thi đua thiết thực nhất. Hà Tĩnh đã bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng Thi đua - Khen thương Trung ương, gắn với nhiệm vụ chính trị địa phương với tinh thần quyết liệt, triển khai rất bài bản.
Đoàn công tác tham quan hạ tầng KT - XH tại thôn Khang Thịnh, xã Xuân Viên
Tỉnh đã cho tập hợp và in các tập tài liệu tuyên truyền, phục vụ công tác tham quan, học tập của nhiều địa phương trong cả nước, đến nay đã xây dựng hơn 4500 mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu là tiêu chí thứ 20, sáng tạo riêng có của Hà Tĩnh, là phong trào bắt nguồn từ cơ sở, làm có hiệu quả cần tiếp tục nhân lên.
Trung ương có các phong trào trọng tâm cùng với “Cả nước chung sức xây dựng NTM” là phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, Hà Tĩnh cần tiếp tục quan tâm, triển khai, phát động sâu hơn, rõ hơn, kỹ hơn trong các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể.
Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang đề nghị tỉnh cụ thể hóa, chuyển hóa kinh phí tiền thưởng của giai đoạn 1 thành các công trình dân sinh, phục vụ cộng đồng, để người dân trực tiếp được thụ hưởng. Tuy số lượng không nhiều nhưng Hà Tĩnh đã khen thưởng kịp thời, đúng và trúng… Đồng chí cũng tiếp thu một số đề nghị của tỉnh Hà Tĩnh về chính sách ưu tiên đối với cán bộ làm công tác xây dựng NTM, nhất là cán bộ cơ sở; khen thưởng với xã đạt chuẩn NTM nâng cao; tăng cường tuyên truyền, giới thiệu mô hình hay trong thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM”.
Tiết mục văn nghệ đặc sắc của Câu lạc bộ Văn nghệ dân gian thôn Phong Giang, xã Tiên Điền (quê hương Đại thi hào Nguyễn Du)
Ngày 15/12, đoàn đã kiểm tra, giám sát các tiêu chí, công trình ở thôn, xã của huyện Nghi Xuân, tham dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải; Cục trưởng, Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến; đại diện sở, ban, ngành trung ương và địa phương.
Thế Anh
Phát huy công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Liêm
TĐKT - Xác định “Dân vận khéo” là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), đảng ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trên địa bàn huyện Thanh Liêm (tỉnh Quảng Nam) đã chú trọng đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động làm cho người dân hiểu ý nghĩa, mục đích của chương trình, cần sự chung tay, góp sức của nhân dân. Với sự góp sức công tác dân vận diện mạo NTM mới Thanh Liêm đã có nhiều đổi thay rõ nét Tính hết năm 2017, toàn huyện đã có 13/16 xã đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 38 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên đạt trên 90%. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, từng bước được hoàn thiện và đồng bộ; nhân dân đã đóng góp công sức, kinh phí, hiến đất, hoa màu, đầu tư nâng cấp, làm mới 503 km đường các loại, 170 km đường trục chính nội đồng; nâng cấp, xây mới 15 chợ nông thôn. 100% xã có điểm phục vụ bưu chính. Công trình xử lý nước thải dân cư, rãnh thoát nước thải được xây mới, nâng cấp… Để có được những kết quả đáng ghi nhận đó có một phần đóng góp không nhỏ của công tác dân vận. Bà Lại Thị Ngọc Trâm, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Thanh Liêm cho biết: Khối dân vận huyện Thanh Liêm đã phối hợp với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở tích cực vận động hội viên, đoàn viên nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Nhiều cuộc vận động do MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội phát động có ý nghĩa thiết thực trong thực hiện chương trình xây dựng NTM của huyện và thu hút được đông đảo nhân dân tham gia: Cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư” của hội cựu chiến binh, phong trào “Xây dựng đường hoa nông thôn mới” của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện… Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, Thanh Liêm đã công khai tất cả các nội dung liên quan đến xây dựng NTM, từ các khâu xây dựng đề án, kế hoạch, quy hoạch, nguồn vốn… để người dân được biết và tham gia đóng góp, giám sát tiến độ thi công... Nhờ đó, nhận thức của người dân về xây dựng NTM được nâng lên rõ rệt. Một điểm đáng ghi nhận ở Thanh Liêm đó là vai trò tiền phong, gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên ở cộng đồng dân cư được thể hiện rõ nét. Từ những cán bộ, đảng viên noi gương đã góp phần giúp người dân hiểu rõ, hiểu đúng hơn về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Song song với đó, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể thường xuyên đổi mới, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận phát huy vai trò gương mẫu, tiên phong đi đầu trong mọi phong trào, đoàn kết, vận dụng linh hoạt và có nhiều sáng tạo trong cách làm nên đã khéo léo vận động nhân dân đồng thuận, chung sức đóng góp vật chất, hiến đất làm đường giao thông thôn xóm, giao thông nội đồng. Điểm nổi bật trong công tác dân vận xây dựng NTM ở Thanh Liêm là khối dân vận xã, thị trấn và nhất là các tổ dân vận ở thôn, xóm đã bám sát cơ sở và từng hộ, tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ, tự nguyện tham gia vào các mục tiêu, giải pháp thực hiện xây dựng NTM của xã, hướng dẫn cụ thể từng tiêu chí để thực hiện. Đặc biệt, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng NTM được huyện gắn kết chặt chẽ với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo sức lan tỏa rộng khắp trong cán bộ đảng viên và nhân dân. “Giai đoạn 2015 - 2018, toàn huyện đã có 735 tập thể, cá nhân đăng ký thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” tham gia xây dựng NTM trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị gắn với xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể trong sạch, vững mạnh và có 447 mô hình đem lại hiệu quả thiết thực”- bà Trâm cho biết. Có thể thấy, từ sự chủ động và xác định tầm quan trọng của dân vận khéo gắn với xây dựng NTM, thông qua từng phong trào cụ thể, các cấp Hội, đoàn thể đã tác động trực tiếp đến đoàn viên, hội viên và nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, của địa phương. Qua đó góp phần tạo sự đột phá rõ nét trong thay đổi diện mạo NTM của huyện Thanh Liêm. Bảo LinhTĐKT - Bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM) từ xuất phát điểm thấp, song với sự vào cuộc, chung sức đồng lòng của hệ thống chính trị và cả xã hội, Lạng Sơn đã thu được những thành tựu ấn tượng. Diện mạo nông thôn, miền núi của tỉnh đã có nhiều đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Đoàn viên, thanh niên Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Lạng Sơn bê tông hóa đường giao thông tại xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan
Những năm qua, thi đua xây dựng NTM tại các huyện, xã của tỉnh Lạng Sơn đã trở thành phong trào rộng khắp. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo, qua đó tạo bước đột phá trên nhiều lĩnh vực.
Công tác hỗ trợ phát triển sản xuất được chú trọng, cơ bản hạn chế được tình trạng phân bổ dàn trải, cào bằng; tập trung hỗ trợ xây dựng các mô hình cây, con chủ lực, thế mạnh của địa phương. Công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp tỉnh nhà trên thị trường được quan tâm đẩy mạnh gắn với thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, tập trung ưu tiên các công trình phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cộng đồng dân cư, trong đó, ưu tiên bố trí nguồn lực cho các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, các xã điểm đặc biệt khó khăn và các xã dưới 5 tiêu chí.
Lĩnh vực văn hóa, môi trường có những bứt phá thông qua việc chỉ đạo hình thành các khu dân cư kiểu mẫu với nét nổi bật về cảnh quan, đường làng, ngõ xóm sáng - xanh - sạch - đẹp. Hệ thống chính trị, an ninh trật tự và quốc phòng ở khu vực nông thôn được giữ vững.
Theo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn, đến hết năm 2017, toàn tỉnh đã có 36 xã/207 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, TP Lạng Sơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; bình quân toàn tỉnh đạt 8,65 tiêu chí/xã.
Số xã đạt tiêu chí giao thông tăng từ 5/207 xã lên 46/207 xã; số xã đạt tiêu chí thủy lợi tăng từ 22/207 xã lên 129/207. Số xã đạt tiêu chí về điện nông thôn tăng từ 40/207 xã lên 107/207 xã. Số xã đạt tiêu chí trường học tăng từ 10/207 xã lên 38/207 xã. Số xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa từ 6/207 xã lên 38/207 xã. Số xã đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn tăng từ 46/207 lên 167/207 xã.
Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn tăng từ 11,57 triệu đồng/người/năm lên 17,33 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 25,91% xuống còn 19,07 %.
Giai đoạn 2016 - 2020, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh lựa chọn 5 xã đặc biệt khó khăn để chỉ đạo điểm phấn đấu đạt chuẩn NTM; mỗi huyện trên địa bàn tỉnh lựa chọn từ 1- 2 xã đặc biệt khó khăn để chỉ đạo điểm phấn đấu đạt chuẩn NTM. Kết quả thực hiện Chương trình NTM đến hết năm 2017, toàn tỉnh đã có 6 xã/133 xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM; bình quân tiêu chí của các xã đặc biệt khó khăn là 6,63 tiêu chí /xã, còn 10 xã dưới 5 tiêu chí. Qua đó đã tạo được chuyển biến tích cực trong triển khai thực hiện Chương trình NTM tại các xã đặc biệt khó khăn.
Có thể khẳng định, Chương trình xây dựng NTM đã mang đến những khởi sắc toàn diện cho bức tranh phát triển nông nghiệp, nông thôn Lạng Sơn. Tiếp tục Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đến năm 2020, tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có 77/207 xã đạt chuẩn (trong đó có 5 xã điểm đặc biệt khó khăn), chiếm 37,2% tổng số xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí; số tiêu chí bình quân/xã đạt 13,8 tiêu chí/xã; duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí với những xã đạt đạt chuẩn theo bộ tiêu chí mới. 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM xây dựng thành công từ 1 - 2 mô hình “Khu dân cư kiểu mẫu”, toàn tỉnh có 2 xã xây dựng đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu.
Phấn đấu mỗi huyện có từ 2 - 3 mô hình phát triển sản xuất thế mạnh để chỉ đạo xây dựng mô hình kiểu mẫu về phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gắn với thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt khoảng 28 - 30 triệu đồng/người/năm, tăng 1,6 lần năm 2015...
Tin chắc rằng với sự chung sức đồng lòng của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tỉnh Lạng Sơn sẽ sớm đạt được mục tiêu đã đề ra, đưa Chương trình phát triển lên một tầm cao mới.
Minh Phương
Đại Từ (Thái Nguyên): Phát huy sức dân xây dựng nông thôn mới
TĐKT - Với mục tiêu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) trước năm 2020, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) đang tập trung mọi nguồn lực, đặc biệt phát huy nội lực từng bước tiến tới mục tiêu đạt chuẩn NTM. Ngay khi bắt tay vào triển khai thực hiện phong trào xây dựng NTM, Đại Từ đã xác định vai trò chủ thể, quyết định của người dân trong thực hiện phong trào này. Bởi vậy, huyện đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của phong trào. Huyện đã chỉ đạo các xã trên tinh thần “lấy dân làm gốc”, mỗi xóm, bản đều thành lập ban vận động, trong đó các thành viên là những người cao tuổi, người có uy tín, cùng với chính quyền xã tuyên truyền, vận động đến từng hộ, từng người dân. Đặc biệt khi có việc cần huy động người dân đóng góp, tham gia, lãnh đạo xã cùng với các thành viên ban vận động tổ chức họp dân bàn bạc, có sự đồng thuận cao thì triển khai thực hiện. Vì thế mỗi người dân đều cảm thấy mình là chủ thể trong thực hiện xây dựng NTM. Hình ảnh những con đường bê-tông với hoa ven đường trở nên quen thuộc người dân huyện Đại Từ Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, với chủ trương đúng đắn, người dân Đại Từ ai ai cũng tích cực hưởng ứng phong trào. Nhờ vậy bộ mặt nông thôn Đại Từ đổi mới từng ngày. Sau gần 8 năm triển khai thực hiện, Đại Từ đã xây dựng, cải tạo và nâng cấp được trên 800 km đường giao thông các loại và kênh mương nội đồng; trên 100 công trình thủy lợi, xây dựng nhiều nhà văn hóa... Đặc biệt từ năm 2015 trở lại đây, mỗi năm huyện đều làm được từ 160 km đường bê tông trở lên. Trong năm 2017, huyện đã xây dựng trên 87 km đường bê tông nông thôn, trong đó kinh phí đối ứng của nhân dân gần 40 tỷ đồng. Ngoài ra, trên 1.500 hộ hiến đất được trên 91.000 m2. Riêng 6 tháng đầu năm 2018, tổng nguồn lực dành cho xây dựng NTM của huyện đạt trên 200 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 45 tỷ đồng; ngân sách địa phương gần 29 tỷ đồng; vốn lồng ghép hơn 113 tỷ đồng; vốn huy động các doanh nghiệp 2 tỷ đồng và đóng góp của cộng đồng dân cư trên 12,3 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, huyện đã thực hiện 36 công trình giao thông, 32 công trình thủy lợi, 6 công trình thể thao cấp xã, 25 công trình nhà văn hóa xóm. Ngoài ra, huyện còn sửa chữa, nâng cấp trạm y tế, trường học, chợ nông thôn, xây dựng điểm tập kết xe chở rác... Người dân xã Phúc Linh tích cực đóng góp sức người, sức của xây đường bê- tông Tiêu biểu trong việc phát huy sức dân trong xây dựng NTM là xã Phúc Linh. Mặc dù triển khai phong trào xây dựng NTM với xuất phát điểm thấp nhưng với nỗ lực của người dân và chính quyền nơi đây, xã đã cán đích NTM. Để có được thành công đó, Phúc Linh đã tập trung vào công tác tuyên truyền, giúp người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, quyền và trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng NTM. Đồng thời, thực hiện tốt công tác công khai, dân chủ, bàn bạc trong nhân dân thông qua các hội nghị lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng ở các xóm. Bởi vậy, người dân hưởng ứng nhiệt tình thông qua việc hiến đất, hoa màu, đóng góp tiền, ngày công lao động để xây dựng kênh mương, đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa… Với tổng kinh phí dành cho xây dựng NTM của xã là gần 39 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương trên 1,5 tỷ đồng, ngân sách tỉnh trên 8,8 tỷ đồng, ngân sách huyện trên 18 tỷ đồng, ngân sách xã 500 triệu đồng, phần còn lại do các doanh nghiệp, bà con nhân dân đóng góp. Từ đó, xã đã xây dựng trên 24 km đường bê tông, trên 16 km kênh mương, xây mới 10 nhà văn hóa… Năm 2018, toàn huyện có 5 xã đăng ký về đích nông thôn mới: Khôi Kỳ, Phú Xuyên, Phú Lạc, Tân Linh và Bình Thuận. Đến nay, 5 xã này đã thực hiện rà soát toàn bộ kết quả thực hiện, nhằm xác định các tiêu chí còn thiếu, từ đó tập trung sức mạnh để hoàn thành. Tin rằng, với nỗ lực của cán bộ và người dân nơi đây, Đại Từ sẽ sớm hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn huyện NTM Bảo LinhTĐKT - Sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã vùng sâu Phúc Thuận (thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) như khoác trên mình tấm áo mới. Không còn những con đường cấp phối gồ ghề như xưa, thay vào đó là những con đường nhựa, đường bê tông phẳng lì. Những vườn cây trái xum xuê đua nhau cho quả ngọt. Người dân trong xã đã biết khai thác tiềm năng về đất đai để trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả... phát triển kinh tế gia đình.
Mô hình trồng thanh long cho thu nhập cao tại Phúc Thuận
Trước đây, nhắc đến Phúc Thuận, ai cũng nghĩ tới một xã vùng sâu, vùng xa của thị xã Phổ Yên với điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng còn khó khăn. Được sự quan tâm của thị xã, cùng với nỗ lực và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, đến cuối năm 2017, Phúc Thuận đã hoàn thành 19/19 tiêu chí.
Đến nay, 100% các đường liên xã, trục xã, trục xóm được nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa; trên 80% kênh mương nội đồng được kiên cố hóa; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 32 triệu đồng/người/năm, tăng 8 triệu đồng so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,9%; 28/28 xóm có nhà văn hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tập thể của người dân; 7/7 trường học trên địa bàn xã đạt chuẩn quốc gia; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo và giữ vững…
Ông Ôn Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Phúc Thuận tự hào nói: Đến Phúc Thuận giờ khó nhìn thấy một vuông đất trống. Người dân trong xã đã biết khai thác tiềm năng về đất đai để trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả... phát triển kinh tế gia đình. Để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, chúng tôi thường xuyên phối hợp với ngành chức năng mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân; cung ứng giống, phân bón trả chậm thông qua Hội Nông dân; thường xuyên quản lý, kiểm tra và tu sửa các công trình hồ đập, phát huy tốt hệ thống kênh mương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Cuộc sống của người dân Phúc Thuận từng bước được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần, toàn xã chỉ còn 270/3.553 hộ thuộc diện hộ nghèo (chiếm 7,6%); thu nhập bình quân đầu người đạt 32,14 triệu đồng/người/năm.
Năm nay, sản lượng nhãn của Phúc Thuận ước đạt khoảng 600 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm trước
Khi gánh nặng về nỗi lo cơm, áo đã phần nào vơi nhẹ, bà con dần nâng cao ý thức đóng góp công sức, tiền của cùng với địa phương xây dựng nông thôn mới. Trong tổng nguồn vốn hơn 151 tỷ đồng huy động thực hiện Chương trình, người dân đã đóng góp trên 18 tỷ đồng, chiếm 11,9%; ngân sách trung ương, tỉnh là 40,8 tỷ đồng, ngân sách thị xã 42,8 tỷ đồng...
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được nhân dân đồng tình ủng hộ, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu. Quy mô trường lớp tiếp tục được mở rộng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Các chính sách xã hội được quan tâm giải quyết kịp thời. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Chia sẻ về kinh nghiệm trong xây dựng NTM ở Phúc Thuận, ông Nguyễn Đức Tấn, Bí thư Đảng ủy xã cho hay: Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, phục vụ cho chính đời sống nông thôn mình nên Chương trình đã được các cấp đồng tình ủng hộ. Ở Phúc Thuận có nhiều xóm là đồng bào dân tộc sinh sống. Họ sống quây quần nên đường đi lối lại ở đây rất chật hẹp. Lúc mới tuyên truyền về xây dựng NTM, bà con cũng chưa đồng tình ủng hộ. Nhờ sự chỉ đạo sát, với hướng chỉ đạo trọng tâm, dùng người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, người già làng trưởng bản nói cho dân nghe… sau một thời gian bà con đã rất ủng hộ. Nhiều gia đình tự nguyện hiến đất, phá tường rào, chặt phá bụi tre có tuổi đời vài chục năm hay những cây lâu năm để mở đường thẳng cho làng xóm.
Phương Thanh
TĐKT – Những ngày mùa thu tháng Tám lịch sử, trong không khí cả nước đang tưng bừng kỷ niệm 73 năm Ngày Quốc khánh 2/9, chúng tôi khi về thăm ATK Định Hóa, Thái Nguyên, Thủ đô kháng chiến của cả nước, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Vùng quê cách mạng hôm nay như đang bừng sáng lên với một diện mạo hoàn toàn mới, khang trang hơn, giàu đẹp hơn, sung túc, ấm no hơn.
Sức lan tỏa lớn của một phong trào hợp ý Đảng, lòng dân
Từ Bình Yên, Điềm Mặc tới Phú Đình, Đồng Thịnh, Bảo Linh, sang Linh Thông, Quy Kỳ, Phượng Tiến…, những miền quê vốn nghèo khó xưa kia giờ đang khoác trên mình chiếc áo mới với những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang, những đồi chè, cánh đồng lúa, hoa màu, vườn cây trải dài, xanh mướt. Bức tranh nông thôn mới (NTM) với những gam màu tươi sáng đang dần hiển hiện.
Đường làng ngõ xóm được xây dựng khang trang, sạch đẹp
Chương trình xây dựng NTM được triển khai có hiệu quả thời gian qua đã góp phần làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội của Định Hóa có nhiều thay đổi. Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, GRDP bình quân đầu người hàng năm đều đạt và vượt Nghị quyết đề ra, cơ sở hạ tầng được xây dựng và củng cố, đời sống nhân dân trong huyện từng bước được cải thiện.
Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm. Tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững. Công tác xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Báo cáo kết quả sau 3 năm (2016 – 2018) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của UBND huyện Định Hóa cho thấy, đã có 23/23 xã hoàn thành lập đề án xây dựng NTM.
Trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, huyện đã thực hiện kiên cố hóa được 139,25 km đường trục xóm; 30,7 km đường ngõ xóm; 45,24 km đường nội đồng. Dự kiến đến hết năm 2018, có 16/23 xã đạt tiêu chí về giao thông. Toàn huyện cũng đã kiên cố hóa được 55,67 km kênh mương nội đồng. Đến nay, toàn huyện có 142 công trình hồ, đập, trạm bơm, đã cứng hóa được 225/530 km kênh mương.
Trong phát triển cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng trồng trọt giảm, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản tăng. Chỉ tính riêng trong năm 2017 giá trị kinh tế trên địa bàn huyện đạt 1.466 tỷ đồng; đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung, một số sản phẩm hàng hóa được thị trường biết đến và ưa chuộng như mỳ gạo Bao Thai Định Hóa, nếp cái hoa vàng, chè...; thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đã tăng từ 10,2 triệu đồng/người/năm (năm 2011) lên 34,5 triệu đồng/người/năm (năm 2017).
Phó Chủ tịch UBND huyện Định Hóa Phạm Việt Dũng cho biết: Cuộc vận động “Định Hóa chung sức xây dựng NTM”, không chỉ thu hút người dân ở khu vực nông thôn tham gia, mà còn được đông đảo cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, giáo viên các trường học, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện... tham gia ủng hộ. Có nhiều tấm gương điển hình tiên tiến ở các địa phương gương mẫu hưởng ứng phong trào, hàng năm huy động được khoảng 1 tỷ đồng hỗ trợ cho các công trình đặc thù vượt quá khả năng đối ứng của cộng đồng dân cư tại địa phương góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2018.
Để có được thành công như hôm nay, bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, bài học kinh nghiệm sâu sắc mà huyện Định Hóa đúc rút ra đó là luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai cơ chế chính sách và các nguồn lực nhà nước hỗ trợ xây dựng NTM. Qua đó, Khơi dậy lòng tự hào, phát huy tinh thần tự lực, tự cường đoàn kết hợp tác, khát vọng vươn lên làm giàu, làm đẹp thôn (xóm) của mình đối với mỗi người dân ở khu vực nông thôn.
“Cùng với đó, huyện thực hiện tốt công tác thi đua giữa các thôn, xã với tinh thần xã nào, thôn (xóm) nào thực hiện tốt thì nhà nước sẽ ưu tiên hỗ trợ nhiều và ngược lại.” - Phó Chủ tịch UBND huyện Định Hóa Phạm Việt Dũng chia sẻ.
Phát huy nội lực, quyết tâm cán đích
Xác định xây dựng NTM có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Đảng bộ và chính quyền huyện Định Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2019 có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM là Phú Đình và Trung Lương); đến năm 2020 có thêm xã Phú Sơn đạt chuẩn NTM. Nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM đến năm 2020 là 10 xã.
Bên cạnh đó, Định Hóa cũng phấn đấu đến năm 2020 có 10 xóm đạt xóm “NTM kiểu mẫu”: Xóm Tổ - xã Phượng Tiến; thôn Bãi Hội – xã Bảo Cường; xóm Nà De – xã Phúc Chu; xóm Bản Lác – xã Kim Phượng; xóm Làng Chủng – xã Trung Hội; xóm Đồng Làn – xã Đồng Thịnh; xóm Phú Ninh 3 – xã Phú Đình; xóm Sơn Đông – xã Sơn Phú; xóm Hồng Hoàng – xã Trung Lương; xóm Hùng Lập – xã Thanh Định.
Nông dân xã Sơn Phú (huyện Định Hóa) thu hái chè
Để thực hiện được mục tiêu này, ông Phạm Việt Dũng cho biết, huyện Định Hóa tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm giúp mỗi người dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình và tự giác đóng góp các nguồn lực cùng cộng đồng xây dựng NTM.
Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền các xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa Nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM gắn với Chương trình giảm nghèo bền vững huyện Định Hóa giai đoạn 2018 - 2020 thành chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; các thành viên Ban chỉ đạo NTM huyện nâng cao vai trò, trách nhiệm, chủ động kiểm tra, hướng dẫn các xã; các phòng, ban ngành chuyên môn thực hiện rà soát từng tiêu chí liên quan đến lĩnh vực ngành, xây dựng kế hoạch chi tiết và có giải pháp cụ thể để hỗ trợ các xã hoàn thành các tiêu chí.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phong trào thi đua “Định Hóa chung sức xây dựng NTM” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM.
Trong xây dựng NTM, Định Hóa cũng xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là nội dung trọng tâm, cốt lõi. Bởi vậy, thời gian tới, huyện chú trọng xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, phát huy lợi thế của từng vùng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, hình thành chuỗi hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích phát triển các hợp tác xã, Tổ hợp tác, các doanh nghiệp ở nông thôn theo mô hình sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản giữa nông dân - hợp tác xã (tổ hợp tác) - nhà khoa học - doanh nghiệp - Nhà nước. Hướng dẫn đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu để gia tăng giá trị sản phẩm.
Phương Thanh
Đắc Sơn (Thái Nguyên) từng bước xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
TĐKT - Đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2016, xã Đắc Sơn (thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí, phát huy thế mạnh, nâng cao đời sống cho nhân dân hướng tới mục tiêu xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Các tuyến đường xã, trục xóm trên địa bàn xã Đắc Sơn cơ bản đều được bê tông hóa Ông Nguyễn Hà Thượng, Bí thư Đảng ủy xã Đắc Sơn cho biết: Qua tìm hiểu, học hỏi từ các xã NTM kiểu mẫu trong cả nước, xã nhận thấy một mặt phải giữ vững, không ngừng nâng cao chất lượng 19 tiêu chí, mặt khác phải tìm được những lĩnh vực thiết thực với nhân dân, là thế mạnh của địa phương để xây dựng mô hình kiểu mẫu, điển hình ở địa phương, tạo nét đột phá trong xây dựng NTM. Xác định nhân dân là chủ thể trong phong trào xây dựng NTM và NTM kiểu mẫu, theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”, xã đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền đến tận cán bộ, Đảng viên và nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau: Phối hợp ban chỉ đạo huyện tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cốt cán từ xã đến thôn tham gia để tuyên truyền; cấp phát tờ rơi; sổ tay hướng dẫn; in ấn bộ tiêu chí xây dựng NTM và NTM kiểu mẫu cấp phát cho các thôn, niêm yết tại các hội trường thôn để nhân dân biết, tổ chức thực hiện. Đồng thời, Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý xây dựng NTM của xã thường xuyên tổ chức họp giao ban để kiểm tra, đôn đốc công việc theo kế hoạch đề ra; kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện; tạo điều kiện cho cán bộ xã, xóm tham quan, học hỏi những mô hình hay, hiệu quả trong xây dựng NTM tại các địa phương trên địa bàn. Nhằm nâng cao tiêu chí về thu nhập cho người dân, tận dụng lợi thế gần các khu, cụm công nghiệp, hàng năm xã đều giới thiệu hơn 300 lao động địa phương vào làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp. Xã cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; khuyến khích bà con chủ động đưa các cây, con giống mới vào nuôi trồng. Riêng vụ xuân năm 2018, xã đã phối hợp với Trạm Khuyến nông thị xã triển khai mô hình gieo cấy giống lúa lai 3 dòng Kinh sở ưu cho thu nhập cao, với 44 hộ dân xóm Dương tham gia, cho năng suất đạt 77,7 tạ/ha; mô hình ngô lai PAC (diện tích 1ha) của 12 hộ dân xóm Đài cho năng suất đạt 50 tạ/ha. Anh Đỗ Ngọc Tú (bên phải) giới thiệu về cơ sở sản xuất nấm của gia đình Song song với đó, việc xây dựng các mô hình mẫu để nhân rộng được triển khai thực hiện có hiệu quả. Điển hình như mô hình sản xuất nấm của gia đình anh Đỗ Ngọc Tú, ở xóm Bến. Với diện tích xưởng rộng hơn 1 ha, trung bình mỗi ngày gia đình anh Tú cung cấp cho thị trường 2 tạ nấm các loại như nấm sò, linh chi, nấm ngô... Ngoài ra, xã cũng tạo điều kiện để bà con được tiếp cận các nguồn vốn vay và khuyến khích mở rộng phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại với tổng đàn gia súc hơn 22 nghìn con, trên 84 nghìn con gia cầm. Bằng việc triển khai các giải pháp thiết thực cùng sự nỗ lực của người dân, hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 42 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,2%. Bên cạnh việc nâng cao thu nhập cho người dân, xã cũng đặc biệt quan tâm đến tiêu chí giao thông. Để thực hiện có hiệu quả, xã đã tiến hành rà soát tất cả các tuyến đường giao thông và căn cứ vào điều kiện thực tế ở từng xóm để vận động nhân dân tham gia. Theo ông Thượng, ngoài việc tranh thủ các nguồn vốn để thực hiện tiêu chí trên, xã cũng làm tốt công tác xã hội hóa. Chỉ tính riêng năm 2017, người dân trong xã đã hiến hơn 10.000 m2 đất để làm gần 10 km đường giao thông, trong đó đường trục xóm, ngõ xóm 8,3 km. Đến nay, cơ bản các tuyến đường xã, trục xóm đều được bê tông hóa rộng 3,5 – 5 m; trên 80% đường giao thông các loại đã được nhựa hóa, cứng hóa đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân. Với hướng đi đúng đắn, cùng sự đoàn kết trên dưới một lòng của cán bộ và người dân nơi đây, đến nay diện mạo NTM kiểu mẫu của xã Đắc Sơn đang dần hiện hữu. Tính đến hết năm 2017, đối chiếu với Bộ tiêu chí xã NTM, xã NTM kiểu mẫu, xóm NTM kiểu mẫu và hộ gia đình NTM của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, xã Đắc Sơn đã đạt 13/19 tiêu chí. Nói về mục tiêu trong thời gian tới, ông Thượng cho biết: Để hoàn thành mục tiêu xã NTM kiểu mẫu, Đắc Sơn sẽ tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã và vùng sản xuất tập trung; xây dựng những tuyến đường kiểu mẫu, lát vỉa hè rộng 3,5 m, trồng cây xanh tại khu vực trung tâm xã và Khu di tích đền Lục Giáp; thực hiện giải phóng mặt bằng xây dựng điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em và người cao tuổi rộng 5.000 m2… Xã phấn đấu giai đoạn 2018 - 2020 có 11 xóm đạt NTM kiểu mẫu và ít nhất 75% hộ gia đình trong xóm đạt hộ gia đình NTM, Bảo LinhTam nông khởi sắc sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X
TĐKT – Sau 10 năm, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt nhiều thành quả quan trọng: Nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2017 tăng gần 6 lần so với năm 2008. Qua đó, khẳng định tính đúng đắn của một Nghị quyết mang tầm chiến lược của Đảng đối với một khu vực chiếm gần 70% dân số và khoảng 40% lực lượng lao động của cả nước. Sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng Tháng 5/2008, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nghị quyết xác định tam nông có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Triển khai thực hiện Nghị quyết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu nhiều chủ trương, chính sách lớn với Đảng và Nhà nước, tích cực thể chế hóa các quan điểm của Đảng thành những chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trọng tâm là triển khai thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Qua 10 năm, nông nghiệp luôn duy trì được tăng trưởng và phát triển khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn; tiếp tục khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế. Sản xuất chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng; giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh; sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được quan tâm phát triển; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong 5 năm (2013 - 2017), chủ trương cơ cấu lại được ngành tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và xuyên suốt, đang tạo chuyển biến tích cực, rõ nét, tạo được sự thống nhất cao của toàn xã hội về tính tất yếu, khách quan và yêu cầu cấp bách phải thay đổi căn bản nền sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển mạnh mục tiêu số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng nhanh, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm; riêng năm 2017 đạt 36,52 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ so với năm 2008 và dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40 tỷ USD. Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 16 thế giới. Nông thôn có nhiều đổi mới. Phong trào thi đua Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) có sức lan tỏa cao, trở thành phong trào sâu rộng với sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, văn minh, hiện đại hơn. Một trong những chuyển biến tích cực là việc đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, trong đó chú trọng vào xây dựng các mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới, thu hút đầu tư doanh nghiệp. Nhờ vậy, đến hết năm 2017, cả nước có 11.668 HTX nông nghiệp (gấp gần 2 lần năm 2008). Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 2.397 năm 2007 (chiếm 1,61% doanh nghiệp cả nước) lên 7.033 doanh nghiệp năm 2017 (tăng 2,93 lần) với số vốn 213.394,9 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đã trở thành nòng cốt của chuỗi giá trị nông sản và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường. Tính đến 20/7/2018, cả nước đã có 3.420 xã (38,32%) đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 14,26 tiêu chí/xã; có 53 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (so với năm 2010 chưa có xã đạt chuẩn; đến hết năm 2013 có 75 xã được công nhận đạt chuẩn, bình quân đạt 7,87 tiêu chí/xã, chưa có huyện đạt chuẩn NTM). Về việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, dự kiến, đến năm 2020 các chỉ tiêu đạt và có khả năng đạt: Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% (dự kiến sẽ đạt trên 50%). Nâng hiệu suất sử dụng các công trình thủy lợi lên trên 80%. Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu khó đạt: Tốc độ tăng trưởng đạt 3,5 - 4%/năm (giai đoạn 2008 - 2017 mới đạt 2,66%/năm); tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50% (đến hết năm 2016 mới đạt 34,14% và trung bình chỉ tăng 3,11%/năm). Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Bộ Chính trị có Nghị quyết hoặc Kết luận và thông báo chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X; nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp quan điểm phát triển “nông nghiệp toàn diện” và “bảo đảm an ninh lương thực quốc gia” trong bối cảnh nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Kiến nghị Bộ Chính trị giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng đề án tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2030. Đồng thời, ưu tiên nguồn lực tương xứng với mục tiêu mà NQTW 7 khóa X đã đề ra (5 năm sau tăng gấp 2 lần 5 năm trước). Để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết đề ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định sẽ phát huy tốt hơn nữa vai trò, nhiệm vụ của mình trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, thực hiện đồng bộ các giải pháp trên các lĩnh vực: Tuyên truyền vận động nhân dân và nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; xây dựng thể chế, cơ chế chính sách, tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; nâng cao năng lực, vai trò làm chủ của người dân nông thôn, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn… Minh PhươngTổng kết chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới
TĐKT – Ngày 6/8, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 - 2017 và kế hoạch triển khai giai đoạn 2018 - 2020. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020 dự và chủ trì Hội nghị. Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh; Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát. Các đại biểu chủ trì Hội nghị Đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới tại Quyết định số số 27/QĐ-TTg với tổng kinh phí cấp từ ngân sách Nhà nước là 221 tỷ đồng. Nhờ thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia các đề tài, dự án, Chương trình đã huy động được kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp 165 tỷ đồng, chiếm 43% tổng kinh phí thực hiện Chương trình (386 tỷ đồng). Sau 5 năm triển khai, Chương trình đã lựa chọn được 69 đề tài (trong tổng số gần 1.000 đề xuất nhiệm vụ) để thực hiện, bám sát các mục tiêu và nội dung cơ bản, phù hợp với nhu cầu của xây dựng nông thôn mới; xây dựng được 147 mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề. Qua đó, đã giúp hơn 5.000 hộ nông dân của gần 100 xã trên địa bàn 40 tỉnh được hưởng lợi, giúp các địa phương, hợp tác xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt; góp phần quan trọng trong kết quả xây dựng nông thôn mới của cả nước với 3.370 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm khoảng 37,76% số xã), bình quân cả nước đạt 14,26 tiêu chí/xã; 53 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; cả nước chỉ còn 103 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Điểm nổi bật trong các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn của Chương trình là đã đề xuất nhiều giải pháp có tính liên ngành, các mô hình liên kết trình diễn cụ thể trong sản xuất; các giải pháp khoa học xã hội và khoa học công nghệ từ quy hoạch, kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đời sống văn hóa, đến lồng ghép ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị Phát biểu kết luận Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng trong 5 năm qua, mặc dù nguồn lực còn hạn chế, nhưng chương trình khoa học - công nghệ có đóng góp quan trọng, tích cực trong xây dựng nông thôn mới trong cả nước. Đây là một chương trình khoa học - công nghệ nghiên cứu và ứng dụng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cuộc sống. Trong thời gian tới, các viện nghiên cứu cần tập trung nhiều hơn nữa vào nghiên cứu khoa học trong xây dựng thể chế, chính sách thực hiện các vấn đề cụ thể như xử lý rác thải, nước sạch cho vùng nông thôn, các mô hình sản xuất nâng cao thu nhập, bảo tồn văn hoá bản sắc các vùng miền, xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, bảo đảm an ninh, an toàn cho đời sống cư dân nông thôn. Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, các viện nghiên cứu trong đặt hàng, xây dựng các đề tài, dự án để ứng dụng trên địa bàn, tăng cường hỗ trợ các start-up địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn… Bình NguyênTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- …
- sau ›
- cuối cùng »