TĐKT - Hưởng ứng chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2018, sáng 12/10 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”. Dự Lễ phát động, có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong; Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra.
Cùng dự có đại diện một số Đại sứ quán, đại diện các tổ chức quốc tế, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo 31 tỉnh, thành phố và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường khu vực Hà Nội.
Đại diện các đơn vị trao cam kết phòng, chống rác thải nhựa
Các sản phẩm từ nhựa, nilon ra đời mang lại không ít tiện ích và đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước, hơn 8,3 tỷ tấn sản phẩm nhựa đã được sản xuất, sử dụng, trong đó khoảng 60% lượng sản phẩm đó được chôn lấp hoặc thải thẳng ra môi trường.
Những đặc tính bền, khó phân hủy của các sản phẩm nhựa, nilon đã và đang gây ô nhiễm môi trường, để lại những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người và các loài động thực vật trên trái đất
Ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Vì vậy, giảm thiểu chất thải từ nhựa, nilon đã trở thành yêu cầu cấp bách ngay lúc này, trước hết bắt đầu từ việc giảm thiểu tiêu thụ các sản phẩm nhựa và nilon khó phân hủy, đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần.
Cũng chính vì vậy, Ngày Môi trường thế giới năm 2018, Liên Hợp Quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, qua đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tự nhiên, bảo vệ sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, Hội nghị bàn tròn về “Định hướng hình thành quan hệ đối tác hành động khu vực ASEAN về rác thải nhựa” trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2018, cũng đã khẳng định ô nhiễm rác thải nhựa là mối quan tâm lớn của khu vực ASEAN nói riêng và cả thế giới nói chung.
Để tiếp nối các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2018, góp phần giải quyết ô nhiễm nhựa, nilon trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” nhằm kêu gọi những hành động thiết thực, thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, bao gồm cả túi nilon khó phân hủy, ngay hôm nay và ngay bây giờ.
Tại Lễ phát động, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã kêu gọi các cấp, các ngành, các cơ quan tổ chức, các doanh nghiệp và cộng đồng cùng thống nhất nhận thức, chung tay hành động chống rác thải nhựa.
Bộ trưởng đề nghị các cấp, các ngành cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa, túi nilon đối với kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe con người; xây dựng các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tiêu thụ, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa đến cộng đồng và người dân. Đồng thời cần tăng cường hợp tác toàn cầu, khu vực, quốc gia và mỗi địa phương cũng như cần các nhà quản lý, nhà phân phối và đặc biệt là người tiêu dùng thông minh…
Phát động phong trào "Chống rác thải nhựa" với sự tham gia trực tiếp của cộng đồng, vận động người tiêu dùng từ bỏ hành vi, thói quen sử dụng túi nilon khó phân hủy, đồ nhựa dùng một lần, khuyến khích sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường. Kêu gọi các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng các vật liệu thân thiện mới môi trường thay thế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Để hiện thực hóa những mục tiêu đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm có thể phân hủy, tái sử dụng, thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, đồ nhựa dùng một lần.
Đặc biệt Bộ trưởng mong muốn và đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền về nguy cơ ô nhiễm nhựa và nilon nhằm thay đổi thói quen, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân.
Đồng thời, người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế về giải quyết rác thải nhựa thông qua thúc đẩy các hình thức hợp tác đối tác, hỗ trợ tiếp nhận công nghệ về quản lý, tái chế, xử lý chất thải nhựa, phát triển các sản phẩm dễ phân hủy, thân thiện với môi trường thay thế nhựa, nilon…
Ngay tại Lễ phát động, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và các doanh nghiệp tham dự đã trao các cam kết tham gia “Phong trào chống rác thải nhựa”.
Bình Nguyên
Phong trào thi đua
Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam nỗ lực thi đua đạt nhiều thành tích cao trong năm học mới
TĐKT - Trong không khí mùa tựu trường, thầy trò trường Cao đẳng Công thương Việt Nam (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội )hân hoan chào đón hơn 1000 tân học sinh, sinh viên là thế hệ thứ 3 của trường, những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã vạch ra mục tiêu, phấn đấu thi đua đạt nhiều thành tích cao. Tiến sĩ Nguyễn Duy Đô, Hiệu trường Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam đánh trống khai giảng năm học mới. Tiến sĩ Nguyễn Duy Đô, Hiệu trường trường Cao đẳng Công thương Việt Nam chia sẻ, việc các em lựa chọn mái trường này là cách xác định hướng đi đúng đắn của mình, cánh cửa đại học không phải là con đường duy nhất đưa các em đến với bến bờ thành công. Năm học 2017 - 2018 vừa đi qua, với sự nỗ lực thi đua của toàn thể cán bộ, giảng viên, người lao động cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên, Nhà trường đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, để lại dấu ấn đáng ghi nhớ và tự hào trên con đường “cách mạng giáo dục” của Nhà trường. Với tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, phòng ban trong trường, công tác tuyển sinh vẫn tiếp tục thực hiện theo hướng chủ động, thường xuyên, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, phát huy nội lực của toàn trường với kết quả đạt được tương đối khả quan. “Trong tổng số 960 sinh viên được phân thành 27 lớp, công tác quản lý đào tạo đã hoàn thành vai trò của mình rất tốt, xây dựng triển khai kế hoạch giảng dạy phù hợp linh hoạt với điều kiện thực tế của nhà trường. 109 cán bộ, giảng viên giàu kinh nghiệm đều có trình độ thạc sĩ chuyên ngành trở lên tâm huyết, tận tình giảng dạy các em từ lý thuyết đến thực hành.” - TS Nguyễn Duy Đô cho biết thêm. Chủ tịch HĐQT, TS quản lý giáo dục Lê Đại Hùng phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh Mai Nhung) Theo Chủ tịch HĐQT, TS. Lê Đại Hùng, điểm sáng của công tác tuyển sinh hệ Cao đẳng chính quy là việc thực hiện đổi mới phương thức tuyển sinh theo hướng xét tuyển đúng quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết hợp với thực hiện đề án tuyển sinh riêng. Trên thực tế, đề án tuyển sinh của trường đã đi đúng hướng, số lượng và chất lượng thí sinh trúng tuyển vào trường được đảm bảo và ngày càng được nâng cao, thể hiện uy tín của trường đã được xã hội ghi nhận, người học tin tưởng và đánh giá cao. Điều này đồng nghĩa với việc thương hiệu trường Cao đẳng Công thương Việt Nam ngày càng được khẳng định là địa chỉ đào tạo, hỗ trợ chuyên nghiệp, đáng tín cậy. Một trong những thế mạnh của nhà trường chính là điều kiện cơ sở vật chất, luôn luôn có sự quan tâm, đầu tư nguồn lực, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu với hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng thực hành đầy đủ, hiện đại bậc nhất hiện nay. Trường có 4 cơ sở tại các vùng miền trên cả nước, và đáp ứng nhu cầu nhiều hạng mục đã, đang được hoàn thiện, hiện tại đã có 10 phòng thực hành Dược, 7 phòng thực hành Điện tử, 5 phòng thực hành Chế biến món ăn, 2 phòng thực hành Du lịch… Thời gian qua, ban lãnh đạo Nhà trường đã tích cực tìm hướng đi mới trong việc hợp tác quốc tế, mở rộng tăng cường liên kết với các đối tác, các trường Đại học có uy tín của các nước như New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… để sinh viên có cơ hội thực tập, du học, tìm kiếm việc làm… Các hợp đồng liên kết trao đổi sinh viên, liên kết đào tạo đã được ký kết là nhịp cầu nối tri thức, chắp cánh ước mơ cho sinh viên tiếp cận tri thức, khoa học trong khu vực và thế giới. TS. Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng hoa và chúc mừng nhà trường. Đặc biệt, ngay từ buổi Lễ khai giảng, Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Công thương Việt Nam đã trao nhiều suất quà đặc biệt có giá trị cả về vật chất, tinh thần nhằm động viên, khích lệ kịp thời các em sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc. Cụ thể, tặng 5 máy tính xách tay cho 5 sinh viên (trong đó tặng 3 em có điểm thi THPT năm 2018 cao nhất và 2 em sinh viên có điểm xét học bạ đầu vào cao nhất). Miễn 100% học phí toàn khoá học cho 3 em sinh viên mồ côi cha mẹ. Nhà trường giảm 100% học phí cả khoá học (3 năm) 4 ngoại ngữ (Anh, Trung, Hàn Quốc, Nhật Bản) cho sinh viên toàn khoá và giảm 50% học phí năm thứ nhất cho 15 sinh viên có điểm thi lớp 10,11,12 đạt kết quả học tập từ 8,0 trở lên. Đại diện lãnh đạo nhà trường tặng 5 máy tính xách tay cho 5 sinh viên có điểm thi THPT năm 2018 cao nhất và sinh viên có điểm xét học bạ đầu vào cao nhất. Ngoài ra, nhà trường cũng đã tặng hơn 1000 áo đồng phục cho học sinh, sinh viên làm cơ sở tiền đề cho các em khi có cơ hội du học hoặc lao động ở các nước. Đây là quyết định táo bạo, sáng suốt và rất nhân văn của Hội đồng quản trị với tinh thần tất cả vì nguồn lực của xã hội và tình thương, trách nhiệm của nhà trường. Thời gian tới, định hướng hoạt động trọng tâm của Nhà trường là tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, chú trọng rèn luyện cho người học các kỹ năng tiếp cận, ứng phó và xử lý linh hoạt những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập theo hướng khuyến khích tự học, tự nghiên cứu, coi trọng kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề. Cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, việc giáo dục đạo đức, lễ nghĩa là một trong tiêu chí quan trọng được đặt lên hàng đầu với khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Bản thân mỗi sinh viên tu đức, luyện tài để trở thành công dân có ích, trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, chủ nhân tương lai đưa đất nước vững mạnh trên con đường phát triển và hội nhập. Hồng ThiếtTĐKT - Để góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, 14 thành viên Khối thi đua các bộ, ngành khoa học – văn hóa – xã hội đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT), góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của từng cơ quan, đơn vị nói riêng với chủ đề xuyên suốt “Đoàn kết, kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”.
Khối trưởng Khối thi đua các bộ, ngành khoa học – văn hóa – xã hội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, công tác TĐKT của các bộ, ngành, đơn vị thành viên thuộc Khối thi đua đã gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao và đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
Tiêu biểu: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh phong trào thi đua của ngành đến năm 2020; Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành trên 15 văn bản hướng dẫn về công tác TĐKT; Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung quy chế xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng và quy chế xét tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp ngoại giao; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam.. đã sửa đổi quy chế TĐKT, quy chế hoạt động của Hội đồng TĐKT…
Đại diện Khối thi đua các bộ, ngành khoa học – văn hóa – xã hội thăm, tặng quà động viên em Phạm Thị Hoài Thương (Quảng Ninh), là nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ 3
Cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị thành viên thuộc Khối luôn xác định rõ công tác TĐKT là nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện gắn với các nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị trong Khối. Ngay từ đầu năm 2018, các đơn vị thuộc Khối đã đồng loạt phát động, triển khai các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 theo Nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Điển hình là các phong trào thi đua: “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo; “Chủ động, tích cực phát huy môi trường thuận lợi cho phát triển và hội nhập quốc tế” của Bộ Ngoại giao; “Xây dựng ngành Bảo hiểm xã hội hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của nhân dân và doanh nghiệp” của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2018 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em”; “Mùa xuân cho em”; Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới...
Cùng với đó, công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua được triển khai ngày càng bài bản, khoa học, có chủ đề, tiêu chí, nội dung thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, lấy việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị là tiêu chí để đánh giá thi đua.
Có thể khẳng định, các phong trào thi đua mà các đơn vị thuộc Khối phát động, đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, công chức, viên chức và trở thành động lực, có tác dụng tích cực trong việc xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngoài việc chủ động phát động phong trào thi đua, các đơn vị thành viên thuộc Khối đã tích cực triển khai và hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, Nhà nước, Chính phủ và địa phương phát động: Đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”…
Hơn hết, việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến cũng được Khối coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phương pháp tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua. Vì vậy, cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị thành viên thuộc Khối thường xuyên quan tâm, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, giảng dạy, nghiên cứu khoa học… tạo sự lan tỏa trong ngành và cả xã hội.
Tiêu biểu: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức biểu dương tôn vinh 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, 1 cá nhân được dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh toàn quốc. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam đăng tải các thông tin về các nghệ sĩ có thành tích tiêu biểu xuất sắc trên các lĩnh vực nghệ thuật, các nghệ nhân có thành tích trong việc giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ bị mai một.
Bộ Giáo dục và Đào tạo với phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” đã phát hiện, biểu dương khen thưởng 577 tập thể, 1056 cá nhân điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong dạy và học; tặng Bằng khen cho 10 cá nhân đạt giải trong cuộc thi giáo viên Tổng phụ trách giỏi, 5 cá nhân viết về tấm gương nhà giáo, 38 cá nhân trong cuộc thi thiết kế bài giảng Elearning, 17 cá nhân cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, 166 cá nhân được tôn vinh tại Lễ tri ân nhà giáo được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2…
Việc xét khen thưởng cũng luôn được Khối đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, đúng người, đúng việc, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn làm thước đo khen thưởng, tăng cường khen thưởng đột xuất. Kết quả 6 tháng đầu năm 2018, các đơn vị thành viên thuộc Khối đã xét khen thưởng thường xuyên năm 2017, khen thưởng đột xuất và chuyên đề. Kết quả cụ thể: Khen thưởng theo thẩm quyền: 2436 Tập thể Lao động xuất sắc; 523 Cờ thi đua; 649 Chiến sĩ thi đua cơ sở; 348 Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành; 855 Bằng khen tập thể, 7657 Bằng khen cá nhân.
Về khen thưởng cấp Nhà nước: Trình 133 Huân chương Lao động các hạng; 278 Bằng khen Thủ tưởng Chính phủ; 58 Cờ thi đua Chính phủ; 843 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú”; 464 hồ sơ đề nghị xét tặng “Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú”.
Ngoài ra, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh còn có 3 cá nhân được trao các giải thưởng: TS. Nguyễn Thị Hiệp được trao giải L’Oreal – UNESCO cho những nhà khoa học nữ trẻ tài năng của thế giới năm 2018; GS.TS Phan Thanh Sơn được Tạp chí Asian Scientist là một trong hai nhà khoa học của Việt Nam lọt vào tốp 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2018; PGS.TS Phạm Văn Hùng và đồng nghiệp đạt giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018.
Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao những tháng cuối năm 2018, công tác TĐKT khối các bộ, ngành khoa học – văn hóa – xã hội tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Thứ hai, thường xuyên, coi trọng việc phát hiện kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, nhân tố mới, mô hình mới, sáng tạo để biểu dương, tuyên truyền và nhân rộng.
Thứ ba, các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phù hợp với những tấm gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, mô hình mới, sáng tạo, tạo sự lan tỏa, truyền cảm hứng trong học tập, lao động giữa các tập thể, cá nhân của các đơn vị trong Khối thi đua.
Thứ tư, thực hiện tốt và nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, bảo đảm kịp thời, đúng quy định, đặc biệt là đối với các đơn vị ở cơ sở, người trực tiếp lao động.
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng ở cơ sở.
Thứ sáu, tăng cường sự phối hợp giữa tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong việc phát động, tổ chức triển khai các phong trào thi đua đảm bảo sâu rộng, hiệu quả thiết thực.
Hồng Thiết
Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk thi đua hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2018
TĐKT- Ngay từ đầu năm 2018, Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk tiếp tục thi đua triển khai quyết liệt các giải pháp, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề thu ngân sách nhà nước năm 2018 mà Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và địa phương giao. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk Lê Văn Nhuận cho biết, ngay từ những tháng đầu năm, Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk đã chủ động đề ra các chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm cũng như các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm 2018. Đặc biệt là việc thực hiện 4 chỉ tiêu tăng trưởng về số doanh nghiệp, tờ khai, kim ngạch, số thu ngân sách nhà nước và 7 chỉ tiêu nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Hơn hết, công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan luôn được đơn vị quan tâm, chú trọng, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với việc thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư trên địa bàn quản lý. Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa Mặc dù khối lượng công việc ngày càng tăng, biên chế giảm so với những năm trước đây nhưng nhờ sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng, sự nỗ lực, phấn đấu của công chức, người lao động trong toàn Cục, đơn vị đã khắc phục vượt qua mọi khó khăn, thách thức và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Kết quả, Cục đã triển khai có hiệu quả cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN theo lộ trình chung của ngành; duy trì, triển khai thông suốt, hiệu quả hệ thống VNACC\VCIS, hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, toàn Cục đã tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến đối với 1.306 bộ hồ sơ; đăng ký, thông quan trên Hệ thống VNACCS/VCIS cho 15.349 tờ khai điện tử. Ban hành và triển khai 8 kế hoạch về công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa, công tác ứng dụng công nghệ thông tin. Nhờ Cục làm tốt công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ hải quan nên số lượng doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục, nộp tờ khai tăng hơn những năm trước. Cụ thể, tổng số doanh nghiệp đã tham gia thủ tục là 218 doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu: Tháng 07 phát sinh 148 doanh nghiệp; lũy kế 7 tháng: 225 doanh nghiệp, đạt 90 % chỉ tiêu Nghị quyết, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số doanh nghiệp mới tham gia xuất nhập khẩu: Tháng 7 phát sinh 5 doanh nghiệp; lũy kế 7 tháng: 55 doanh nghiệp, tăng 23 doanh nghiệp (+71,9%) so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số lượng tờ khai xuất nhập khẩu: Tháng 07 phát sinh 1.440 tờ khai; lũy kế 07 tháng: 9.878 tờ khai, bằng 58,5 % chỉ tiêu Nghị quyết; tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2017. Số lượng tờ khai bổ sung trong tháng 7/2018 phát sinh 111 bộ; lũy kế 7 tháng là 946 bộ tờ khai, giảm 87 bộ tờ khai (-8,42%) so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số tờ khai xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp mới: Tháng 7 phát sinh 111 tờ khai, lũy kế 7 tháng đạt 425 tờ khai, tăng 291 tờ khai (+217,16%) so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài ra, tính đến hết ngày 31/7/2018 đã giải ngân được 17,49 tỷ đồng, đạt 50,56% dự toán (34,59 tỷ đồng); trong đó: Kinh phí giao tự chủ là 17,03 tỷ đồng, đạt 51,51% dự toán (33,05 tỷ đồng); kinh phí Tổng cục Hải quan quản lý 0,46 tỷ đồng, đạt 30,29% dự toán (1,54 tỷ đồng). Cùng với đó, trong 7 tháng đầu năm 2018, các chỉ tiêu tăng trưởng đều đạt tỷ lệ Nghị quyết giao ở mức cao và tăng cao so với cùng kỳ năm 2017, trong đó đặc biệt chỉ tiêu thu NNSN tăng 66,7%. Tuy vậy, hai chỉ tiêu tăng trưởng về tờ khai và kim ngạch đạt tỷ lệ ở mức trung bình từ 58% đến 60%. Do vậy, để 4 chỉ tiêu tăng trưởng đạt và vượt kế hoạch đã đề ra thì trong thời gian tới phải tăng cường, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp lớn, có kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhưng vẫn đảm bảo đúng quy trình, quy định của pháp luật. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk Lê Văn Nhuận nhấn mạnh, Cục Hải quan sắp tới cũng sẽ triển khai đến các đơn vị thuộc, trực thuộc thực hiện đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch đối tác Hải quan – Doanh nghiệp và đo giải phóng hàng năm 2018. Đồng thời triển khai chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Nông về việc triển khai thực hiện quy định về tạm nhập, tái xuất theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP… Ngoài ra, công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu cũng đã được Cục Hải quan chú trọng: Xây dựng dự toán thu NSNN năm 2019 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2019 – 2021 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và toàn Cục. Cùng với đó, Cục đã thực hiện giao bổ sung chỉ tiêu thu thuế cho Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột và hỗ trợ cho doanh nghiệp triển khai thực hiện đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7. Phát huy những thành tích đã đạt được, để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và địa phương giao, Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk đã tập trung 4 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018: Thứ nhất, tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan; duy trì, vận hành ổn định, thống suốt Hệ thống VNACCS/VCIS. Thứ hai, phát triển quan hệ đối tác hải quan – doanh nghiệp theo lộ trình và kế hoạch của ngành Hải quan, nâng cao ý thức pháp luật và năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. Thứ ba, tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật về thuế, quản lý thuế chặt chẽ, rà soát nắm chắc các doanh nghiệp, mặt hàng trọng điểm làm căn cứ thu thuế, xây dựng và áp dụng các giải pháp phòng, chống thất thu, nợ đọng thuế. Cuối cùng là tăng cường công tác kiểm tra thông quan, thanh tra chuyên ngành, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Bảo HânChi bộ thôn Nậm Khắp Trong: Đảng viên gương mẫu đi đầu, làng nước tiếp bước theo sau
TĐKT – Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với phương châm “Cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm”, thời gian qua, đảng viên Chi bộ Nậm Khắp Trong, thuộc Đảng bộ xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đã triển khai thực hiện nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả. Từ sự gương mẫu, tích cực của cán bộ, Đảng viên Chi bộ, bà con thôn Nậm Khắp Trong luôn tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đền ơn, đáp nghĩa; giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế. Nhân dân trong thôn đoàn kết, gắn bó, xây dựng nếp sống văn minh… Đảng viên Mai Văn Toàn là điển hình tiêu biểu của thôn trong phát triển kinh tế, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Nậm Khắp Trong xưa là thôn nghèo, ngoài sản xuất nông nghiệp, các hộ hầu như không có thêm nghề phụ, đời sống gặp nhiều khó khăn. Cả thôn có 101 hộ, với 5 dân tộc cùng sinh sống, nhận thức của người dân chưa đồng đều, một số hộ vẫn còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Nhận thấy cần phải làm gì đó để giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, Chi bộ thôn đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn và xác định tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Cùng với đó, vận động bà con chuyển từ trồng ngô, sắn năng suất thấp sang trồng rừng sản xuất, vừa để bảo vệ đất, chống xói mòn, vừa mang lại giá trị kinh tế cao. Tới nay, người dân trong thôn đã dần thay đổi tập quán canh tác cũ từ cấy 1 vụ lúa lên 2 vụ/năm; triển khai thực hiện mô hình cánh đồng một giống; đẩy mạnh sản xuất vụ đông nhằm nâng cao thu nhập và cải tạo đất. Từ chỗ chỉ biết trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, nhờ sự tuyên truyền, vận động của Chi bộ, bà con đã biết chủ động tìm nguồn vốn, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, vườn – ao – chuồng, trồng rừng, chăn nuôi… cho thu nhập cao. Đến nay thôn chỉ còn 14 hộ nghèo, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế. Thu nhập bình quân đạt trên 22 triệu đồng/người/năm. Thôn đã có trên 60 ha rừng, trong đó 48 ha chuyển từ đất nương trồng ngô sang trồng rừng. Song song với phát triển kinh tế, chi bộ tập trung lãnh đạo nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa, bắt đầu bằng việc thực hiện nghiêm túc quy ước của thôn. Đều đặn hằng tháng, mùng 10 họp chi bộ thì ngày 11 họp thôn để triển khai các công việc. Thứ bảy hằng tuần, cả thôn tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Thôn đặt ra quy định hộ nào không tham gia các cuộc họp thôn sẽ phải nộp 3 kg thóc; hộ vi phạm an ninh, trật tự như đánh, chửi nhau phải nộp phạt 100.000 đồng và bị phê bình trước thôn. Toàn bộ số tiền và thóc thu được sẽ đưa vào quỹ chung của thôn. Thành công của Chi bộ thôn Nậm Khắp Trong còn được thể hiện ở việc huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới. Để vận động người dân, thôn đã tổ chức nhiều cuộc họp từ các đoàn thể, chi bộ thôn đến họp toàn thôn nhằm tuyên truyền vai trò, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới. Với những cá nhân còn có thắc mắc, Chi bộ cử người đến tận nhà để tuyên truyền, giải thích. Một lần không hiểu thì hai lần, ba lần, tới khi dân đồng thuận mới thôi. Ngoài ra, tất cả các hoạt động, đóng góp đều được công khai để người dân trong thôn biết, bàn và kiểm tra nên nhân dân rất tin tưởng vào sự lãnh đạo của Chi bộ. Nhờ đó, trong xây dựng nông thôn mới, thôn luôn đi đầu xã về nhiều mặt. Nậm Khắp Trong là thôn đầu tiên trong xã tiên phong trong việc xã hội hóa đường liên thôn từ năm 2011. Bà con đóng góp trên 100 triệu đồng, tham gia 1.500 ngày công lao động để mở rộng và đổ bê tông 1,7 km đường trục thôn; 1,5 km đường liên gia, ngõ xóm. Nhiều gia đình trong thôn còn tự nguyện hiến đất, chặt cây cối, hoa màu để làm đường giao thông. Chia sẻ về bí quyết thành công của Chi bộ, đồng chí Hà Khắc Mơ, Bí thư Chi bộ thôn Nậm Khắp Trong cho biết: Khi triển khai bất cứ nhiệm vụ gì, chúng tôi luôn nghĩ đến lời dạy của Bác Hồ, đó là hướng tới lợi ích của nhân dân, vì nhân dân. Từ đó, chi bộ phát huy dân chủ, công khai, minh bạch, tạo điều kiện tốt nhất để người dân tham gia bàn và quyết định. Khi đã quyết định được vấn đề rồi thì đảng viên phải gương mẫu, đi đầu, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm gương cho quần chúng. Với những kết quả đạt được, nhiều năm liền, Chi bộ thôn Nậm Khắp Trong đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh. Năm 2018, Chi bộ được huyện Bắc Hà khen thưởng là một trong những tập thể điển hình tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nguyệt HàBộ GTVT hoàn thành các mặt công tác bảo đảm chất lượng, tiến độ
TĐKT – Chiều 28/9, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) họp báo Quý III/2018. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chủ trì họp báo. Trong 9 tháng năm 2018, Bộ GTVT đã bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, địa phương triển khai toàn diện các nhiệm vụ, kế hoạch của ngành GTVT với các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ. Đến nay, hầu hết các mặt công tác của Bộ GTVT đều hoàn thành bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra. Bộ GTVT họp báo Quý III/2018 Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 12 văn bản QPPL, đạt 100% kế hoạch. Hiện nay, Bộ đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số luật có quy định liên quan đến Luật Quy hoạch trên cơ sở Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV. Bộ trưởng đã ban hành theo thẩm quyền 51 thông tư và phê duyệt 3 đề án. Công tác quản lý vận tải và dịch vụ vận tải tiếp tục được triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Đã tổ chức thành công hội nghị toàn quốc về logistics lĩnh vực GTVT, tham mưu Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông và đang tích cực triển khai kế hoạch thực hiện của Bộ; ban hành kế hoạch phát triển logistics trong lĩnh vực GTVT khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Về công tác đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông: Đã hoàn thành 13 công trình, dự án để đưa vào khai thác, trong đó có các dự án trọng điểm như cầu Cao Lãnh, đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi...; hoàn tất công tác chuẩn bị, khởi công 15 công trình, dự án. Các dự án trọng điểm như đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dự án nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, mở rộng Cảng Hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất, đầu tư, xây dựng CHKQT Long Thành, thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng... được tập trung chỉ đạo quyết liệt, bám sát tiến độ, kế hoạch đề ra. Kết quả giải ngân các dự án ước đạt 21.326 tỷ đồng, đạt 60,21% kế hoạch năm 2018. Bộ đã lập, trình quyết toán 28 dự án vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), đạt 80% kế hoạch và 6 dự án BOT; đã phê duyệt quyết toán 53 dự án vốn NSNN, đạt 115% kế hoạch và hoàn thành thẩm tra 5 dự án BOT. Đã kịp thời ban hành và triển khai phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh (đã trình Chính phủ 9 dự thảo Nghị định liên quan đến cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực GTVT); ban hành kế hoạch và triển khai công tác rà soát, cắt giảm danh mục sản phẩm hàng hóa, thủ tục hành chính (TTHC) về kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ GTVT. Đã phê duyệt Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực GTVT, theo đó, số thủ tục được cắt giảm, đơn giản hóa là 201 TTHC trên tổng số 486 TTHC của Bộ đạt 41,3% (cắt giảm 35 TTHC, đơn giản hóa 166 TTHC)… Trong Quý IV/2018, ngành GTVT sẽ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; tiếp tục bám sát Chương trình hành động của Bộ thực hiện các Nghị quyết số 01, 19, 35, 36a... của Chính phủ, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, phấn đấu hoàn thành kế hoạch Quý IV và cả năm 2018 trên tất cả các lĩnh vực. Phương ThanhBảo hiểm Xã hội Việt Nam thi đua hoàn thành nhiệm vụ 9 tháng đầu năm trên tất cả các lĩnh vực
TĐKT - 9 tháng đầu năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) Việt Nam đã thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh phát biểu tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả công tác 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2018 Báo cáo kết quả công tác 09 tháng đầu năm 2018 của BHXH Việt Nam cho thấy, số người tham gia BHXH là 14,31 triệu người; trong đó, BHXH bắt buộc là 14,06 triệu người (đạt 95,5% kế hoạch cả năm) , BHXH tự nguyện là 247 triệu người (đạt 74,6%); 12 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) (đạt 93,3%); 82,3 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 87,6% dân số (chỉ tiêu bao phủ tại Quyết định 1167/QĐ-TTg là 85,2% dân số). Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN là 238.227 tỷ đồng; đạt 72,2% kế hoạch cả năm. Số nợ BHXH bằng 3,4% kế hoạch thu. Số người được cấp sổ BHXH là 14,22 triệu người, đạt 99,4% số người tham gia BHXH. Số sổ BHXH đã bàn giao cho người lao động là 12.937.930 sổ, đạt 99,58%. Số người tham gia đã được cấp thẻ BHYT là 82,3 triệu người; trong đó, cấp đổi thẻ BHYT theo mã số BHXH là 78,65 triệu người, đạt tỷ lệ 99% tổng số người tham gia đã có mã số BHXH. Toàn ngành đã thực hiện giải quyết 93.812 người hưởng BHXH hàng tháng, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó, giải quyết chế độ hưu trí là 75.541 người. Giải quyết 620.821 người hưởng trợ cấp 1 lần, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó BHXH 1 lần là 534.038 người, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2017. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho 7.311.377 lượt người, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017. Tổ chức chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 412.473 người, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2017; chi trả kinh phí hỗ trợ học nghề cho 20.378 người. 9 tháng năm 2018, số lượt khám, chữa bệnh ước khoảng 131,4 triệu lượt người với số tiền chi BHYT là 72.798 tỷ đồng. Tổng số chi BHXH, BHYT, BHTN là 228.017 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2018, BHXH Việt Nam đã bám sát các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; chủ động, tích cực phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện các Luật BHXH, Luật BHYT, Luật An toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, triển khai thực hiện nhiều giải pháp phát triển đối tượng, giảm nợ đọng BHXH, BHYT; thực hiện tốt việc giải quyết các chế độ BHXH, BHYT cho người tham gia; quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BHYT theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong quản lý; đổi mới phương thức hoạt động theo hướng phục vụ chi trả nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm; thực hiện minh bạch, công khai và tăng cường quản lý các hoạt động khám, chữa bệnh để hạn chế, ngăn chặn tình trạng trục lợi BHYT; kiện toàn tổ chức bộ máy BHXH các cấp. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành. Mở rộng hợp tác quốc tế, từng bước hiện đại hoá hệ thống quản lý BHXH, BHYT. Đặc biệt, qua kết quả kiểm tra công tác cải cách hành chính tại BHXH Việt Nam (từ 1/1/2017 đến 30/6/2018), Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã đánh giá: “BHXH Việt Nam đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, được cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức chuyên ngành trong, ngoài nước đánh giá cao, trở thành một điểm sáng trong triển khai thực hiện các Nghị quyết số 19 của Chính phủ; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ cũng như trong giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính được người dân, tổ chức đánh giá cao”. Kết luận của đoàn Giám sát của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam giám sát tình hình thực hiện BHXH, BHYT tại một số tỉnh, thành phố thời gian vừa qua cũng khẳng định: “Công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành BHXH đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quy trình luân chuyển hồ sơ, chứng từ, trách nhiệm và thời hạn giải quyết được niêm yết và tuân thủ công khai, minh bạch; các thủ tục giải quyết chế độ, chính sách đã được cải cách; thời hạn giải quyết chế độ chính sách, cấp lại, đổi sổ BHXH, thẻ BHYT... được rút ngắn, nhận được sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân. Việc thực hiện mô hình "một cửa điện tử tập trung" góp phần giảm áp lực về thiếu nhân lực của cơ quan BHXH; công tác thực hiện chi phí khám, chữa bệnh từ quỹ BHYT đã đáp ứng tốt mục tiêu phục vụ người bệnh”. Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh thông tin về thành công của Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội Đông Nam Á (ASSA) lần thứ 35 vừa được tổ chức tại Khánh Hoà. Thứ trưởng, Tổng Giám đốc nhấn mạnh, đây là thành quả của một năm tích cực triển khai mọi nhiệm vụ công tác, đẩy mạnh ứng dụng CNTT bắt kịp xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; nắm bắt kịp xu hướng chuyển dịch lao động; thực hiện cải cách thủ tục hành chính; nâng cao trình độ nghiệp vụ. Đồng chí Thứ trưởng, Tổng Giám đốc ghi nhận và biểu dương kết quả đạt được của toàn ngành, đồng thời cho biết sẽ khen thưởng cá nhân, tập thể có những đóng góp quan trọng để thực hiện thành công Hội nghị quan trọng này. Tại ASSA 35, BHXH Việt Nam đã cùng các tổ chức thành viên ký kết Tuyên bố chung, cam kết đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ theo tư duy của 4.0; trên nền của CM 4.0. Chính vì vậy, từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành phải có những phương pháp mới, cách làm mới, thái độ mới; đặc biệt, phương pháp điều hành phải bài bản, khoa học, mang đậm dấu ấn của 4.0. Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh yêu cầu, cùng với những kết quả đã đạt được, hội nghị tập trung đưa ra những hạn chế, tồn tại, đi sâu vào các vấn đề nóng như phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; thực hiện khám, chữa bệnh BHYT; liên thông dữ liệu trên Hệ thống giám định BHYT điện tử; tập trung làm rõ và chỉ đạo quyết liệt, đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thành nhiệm vụ năm 2018. Đặc biệt, đồng chí nhấn mạnh đến thực thi đạo đức công vụ trong toàn ngành; thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm cải cách hiệu quả thủ tục hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng tinh thần, thái độ phục vụ người tham gia BHXH, BHYT, BHTN và tổ chức, doanh nghiệp; kiên quyết xử lý, kỷ luật tập thể, cá nhân gây sách nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính hoặc có tinh thần, thái độ phục vụ chưa tốt. Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu cho biết, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Giám đốc, công tác thu – sổ, thẻ đang đi đúng xu thế của CMCN 4.0. Thu - sổ, thẻ đạt được cam kết minh bạch, cam kết dữ liệu hộ gia đình, cấp mã số định danh, trả sổ BHXH... Tuy nhiên, đồng chí Trần Đình Liệu cũng cho rằng, trong công cuộc đổi mới này, việc sắp xếp lại cán bộ; công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ phải được các đơn vị quan tâm, chủ động. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thích ứng với CNTT, ứng dụng vào trong thực thi nhiệm vụ; nêu cao việc chấp hành, thực thi đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động đối với từng vị trí, công việc. Phát huy thành tích đã đạt được, 3 tháng cuối năm, BHXH Việt Nam sẽ khắc phục những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong triển khai nhiệm vụ như công tác phối hợp giữa cơ quan BHXH và các sở ngành liên quan; việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện còn thấp; tình trạng trốn đóng, nợ đóng, đóng không đủ số lượng và mức đóng; công tác tham mưu, tổ chức thực hiện Giám định BHYT còn hạn chế dẫn đến tình trạng lạm dụng quỹ BHYT tại một số địa phương... Đồng thời, đưa ra những giải pháp cụ thể, chi tiết nhằm phấn đầu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2018. Hồng ThiếtTĐKT - Sau hơn 2 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, việc học tập và làm theo Bác trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có sức lan tỏa rộng lớn, trở thành hành động tự giác, tích cực của nhiều tập thể, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân. Những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong dư luận được giải quyết kịp thời, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Ông Trần Đức Thuần, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Nam cho biết: Việc tổ chức quán triệt, học tập Chỉ thị 05 và các chuyên đề hàng năm được các cấp ủy chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Điểm mới trong công tác này là thành phần dự học được mở rộng đến công chức, viên chức, chiến sĩ, đoàn viên, hội viên, trưởng thôn, tổ phố chưa phải là đảng viên.
Hội nghị triển khai mô hình điểm về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Công an tỉnh Hà Nam
Các chi bộ, cơ quan, đơn vị tổ chức thảo luận, hướng dẫn cho 100% đảng viên, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên, người lao động cam kết tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, đăng ký nội dung cụ thể làm theo Bác gắn với chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đồng thời các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tiến hành nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của tập thể, cá nhân. Kết quả học và làm theo Bác là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền được quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hình thức sáng tạo, sinh động, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội: Tổ chức hội nghị báo cáo viên, nói chuyện chuyên đề, hội thảo, tọa đàm về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; thi tìm hiểu, thi kể chuyện về Bác; giao lưu văn nghệ, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng...
Song song với đó, các hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" được triển khai sâu rộng. Từ năm 2016 đến nay, đã có hàng trăm tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật về chủ đề trên được đăng trên báo, tạp chí. Tỉnh đã có 1 cá nhân đạt giải C về sáng tác, 1 tập thể được khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động tuyên truyền.
Cuộc thi viết "Những tấm gương làm theo Bác" do Tỉnh ủy phát động năm 2016 - 2017 đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân tham gia, với trên 52 nghìn bài dự thi. Thông qua cuộc thi đã phát hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Theo ông Thuần, nét mới trong triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị tại Hà Nam là việc xây dựng mô hình điểm về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năm 2017, toàn tỉnh xây dựng 290 mô hình điểm, trong đó có 3 mô hình cấp tỉnh, 36 mô hình cấp huyện, 251 mô hình cấp cơ sở. Nhiều địa phương, đơn vị đã chọn đúng vấn đề trọng tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, nghiêm túc triển khai nên đã đạt được những kết quả nhất định.
Một số mô hình đang được triển khai nhân rộng: Mô hình “Đổi mới, sáng tạo, nhân văn, vì nhân dân phục vụ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của Công an tỉnh; mô hình “Cải cách hành chính, gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ” của huyện Bình Lục...
Công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 05 được các cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát. Qua đó, kịp thời nắm bắt tình hình, đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời trao đổi, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, cơ quan, đơn vị còn lúng túng trong tổ chức thực hiện. Các cấp ủy đảng cũng chú trọng công tác sơ kết, tổng kết gắn với biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đến nay, Hà Nam có gần 500 tập thể, cá nhân tiêu biểu được các cấp khen thưởng.
Ông Thuần cho biết: Để tiếp tục đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm tự giác, thường xuyên, có sức lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, thời gian tới, Hà Nam sẽ tập trung tổ chức tốt việc đánh giá kết quả giữa nhiệm kỳ, chỉ ra những tồn tại, hạn chế để từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; đẩy mạnh tuyên truyền về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, những mô hình mới, cách làm sáng tạo.
Tỉnh cũng sẽ tiếp tục xây dựng, nhân rộng mô hình "”Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, trọng tâm là giải quyết những vấn đề khó, bức xúc ở cơ sở, nhằm khắc phục bệnh hình thức, nói không đi đôi với làm. Tích cực đẩy mạnh phong trào "Thi đua làm nhiều việc tốt kính dâng lên Bác Hồ" do tỉnh phát động nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hà Nam và kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong thực hiện Chỉ thị 05 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.
Đồng thời chú trọng công tác biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu. Duy trì nền nếp chế độ báo cáo, giao ban, sơ kết, tổng kết để kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05.
Bảo Linh
Lữ đoàn 680, Vùng 3 Hải quân: Đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng
TĐKT - Lữ đoàn 680, Vùng 3 Hải quân đóng quân trên địa bàn TP Đà Nẵng, có nhiệm vụ chính trị trọng tâm: Duy trì thực chất, đồng bộ, khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cho lực lượng, phương tiện trực SSCĐ, đặc biệt theo phương án “CV”; huấn luyện cơ bản làm chủ vũ khí trang bị (VKTB), hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần cùng các lực lượng trong toàn Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc và xây dựng Lữ đoàn “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thăm, kiểm tra, động viên cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn trong thực hiện nhiệm vụ bắn tên lửa năm 2017 Nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, tác dụng, hiệu quả của phong trào thi đua Quyết thắng, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn đã thường xuyên làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua tạo động lực để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị. Song song với việc quán triệt thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch, hướng dẫn của Phòng Chính trị Vùng 3 Hải quân về công tác thi đua, khen thưởng, Lữ đoàn đã chủ động xây dựng, báo cáo và triển khai thực hiện kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng từ khâu phát động, tổ chức thực hiện đến sơ kết, tổng kết, khen thưởng, biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, đồng thời phê bình, nhắc nhở những khuyết điểm thiếu sót của các cơ quan, đơn vị... Vì vậy công tác thi đua, khen thưởng của Lữ đoàn ngày càng đi vào chiều sâu và đạt được chất lượng, hiệu quả thiết thực. Qua đó góp phần quan trọng động viên, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần, trách nhiệm, ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn của mọi cán bộ chiến sĩ, tạo sự chuyển biến rõ nét trên nhiều mặt công tác, góp phần xây dựng Lữ đoàn vững mạnh toàn diện, Đảng bộ trong sạch vững mạnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Với tinh thần thi đua chủ động, sáng tạo, tích cực của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, từ năm 2013 đến tháng 9 năm 2018, Lữ đoàn 680 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đại tá Nguyễn Văn Sở, Chính ủy Lữ đoàn cho biết: 100% cán bộ, chiến sĩ trong Lữ đoàn luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Nội bộ đoàn kết, thống nhất, quyết tâm xây dựng Lữ đoàn vững mạnh toàn diện, Đảng bộ Lữ đoàn trong sạch vững mạnh. Kết quả kiểm tra nhận thức chính trị hàng năm đều có 100% đạt yêu cầu; có trên 85% khá và giỏi. Về thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, Lữ đoàn thường xuyên duy trì 4 xe bệ phóng, 1 dây chuyền kiểm tra tên lửa và khí tài bảo đảm hoạt động tốt, tỷ lệ bảo đảm thông tin liên lạc đạt 100%. Thực hiện nghiêm chế độ tuần tra canh gác đảm bảo an toàn. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch, phương án SSCĐ tại chỗ, xây dựng kế hoạch A, A2, A3, A4 theo mệnh lệnh của cấp trên. Đồng thời xây dựng và triển khai thực hiện tốt kế hoạch SSCĐ các ngày lễ, tết trong năm và các dịp kỷ niệm trọng đại của đất nước. Hàng năm, đều hoàn thành 100% nội dung, chương trình kế hoạch huấn luyện chiến đấu, kiểm tra các khoa mục đạt 100% khá, giỏi (trên 50% giỏi), diễn tập thực binh và bắn đạn thật hằng năm đều đạt 100 khá, giỏi (50% giỏi). Lữ đoàn có 3 lần (2014, 2015 và 2017) được Bộ Quốc Phòng tặng Cờ “Đơn vị Huấn luyện giỏi”; năm 2014, 2017 được Bộ Tư lệnh (BTL) Hải quân tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”; đặc biệt trong năm 2015 được tặng Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào Thi đua quyết thắng” trong Quân chủng Hải quân; hàng năm tham gia các đợt diễn tập đều được cấp trên đánh giá cao, trong đó tham gia diễn tập CH-TM có 3 năm đạt Giỏi (2014, 2015 và 2017), tổ chức diễn tập VTH kết hợp cơ động đường dài có 4 năm đạt Giỏi (2014, 2016, 2017 và 2018). Năm 2017 Lữ đoàn thực hiện nhiệm vụ TL-17, tham gia thực hành bắn tên lửa trúng mục tiêu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng, Quân chủng, Vùng khen thưởng cho nhiều tập thể và cá nhân. Ban Chấp hành Đảng bộ Lữ đoàn nhiệm kỳ 2015-2020 Bên cạnh những thành tích trên, hàng năm Lữ đoàn đều đảm bảo tốt công tác hậu cần cho nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, SSCĐ nhất là nhiệm vụ “CV”. Năm 2017, Lữ đoàn được tặng danh hiệu “Đơn vị thực hiện công tác Hậu cần tiêu biểu xuất sắc nhất Quân chủng Hải quân”; năm 2015, 2017 được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”. Cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn tiết kiệm và an toàn giao thông” cũng đạt nhiều kết quả tích cực, thể hiện qua những thành tích đạt được trong các hội thao Xe - Máy, kho trạm xưởng cấp vùng, cấp Quân chủng: Năm 2014 thi xe máy tốt cấp Vùng đạt 3 giải nhất, 1 giải ba; năm 2015, thi cấp Vùng nội dung Xe - Máy tốt đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì, thi Kho trạm tốt đạt 1 giải nhất; năm 2016, thi Xe - Máy tốt cấp Vùng đạt 1 giải ba tập thể, 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải ba cá nhân. Đặc biệt, trong năm 2017, Lữ đoàn tham gia Hội thi Tên lửa Khí tài đặc chủng toàn quân đạt giải nhất; Hội thi Tăng Thiết giáp Quân chủng Hải quân Lữ đoàn đạt loại giỏi và có 8 tập thể, cá nhân được khen thưởng. Ngoài ra, Lữ đoàn còn tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị kết nghĩa tham gia xây dựng nông thôn mới với nhiều việc làm cụ thể như tham gia vệ sinh môi trường, vệ sinh khu vực bãi biển, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc... Với những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2018, Lữ đoàn 680 đã được Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân tặng danh hiệu “Đơn vị 3 tiêu biểu”. Từ nay cho đến hết năm, công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng của Lữ đoàn tiếp tục được đẩy mạnh nhằm xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện chặt chẽ việc gắn xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng với xây dựng cơ quan đơn vị vững mạnh toàn diện; cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm cao, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị năm 2018 và trong những năm tiếp theo. Mai HoaTĐKT - Ngày 23/9, Tỉnh ủy Lào Cai long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ lên thăm Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2018) và tuyên dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua đặc biệt chào mừng ngày kỷ niệm trên.
Đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai đọc diễn văn kỷ niệm
Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Vịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai; Hà Thị Nga, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Đặng Xuân Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; các đồng chí lão thành cách mạng, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; lãnh đạo các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang tỉnh; thường trực các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy...
Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai đã ôn lại chặng đường phát triển của tỉnh Lào Cai trong thời gian qua. Trải qua các giai đoạn, thời kỳ lịch sử, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn cố gắng, nỗ lực thực hiện hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Thực hiện tốt những điều Bác Hồ căn dặn với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lào Cai, bằng những hành động cụ thể, 60 năm qua, tỉnh Lào Cai luôn đổi mới trên con đường xây dựng phát triển kinh tế. Tỷ lệ đói nghèo giảm, đời sống dân trí ngày càng nâng cao. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn sáng tạo, đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XV (nhiệm kỳ 2015 - 2020), được cụ thể hóa bằng 4 chương trình, 19 đề án, tỉnh Lào Cai đã gặt hái nhiều thành công. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh (GRDP) đạt trên 10%. Trong số 22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, ước thực hiện đến hết năm 2018 có 11 chỉ tiêu đạt trên 90%, 6 chỉ tiêu đạt từ 80 - 90%, 2 chỉ tiêu đạt từ 70 - 80%, 3 chỉ tiêu đạt từ 50 - 70%. Các chỉ tiêu đạt từ 50 - 79% chủ yếu là các chỉ tiêu có mức tăng trưởng hàng năm, nên dự kiến hết năm 2020 sẽ đạt và vượt kế hoạch. Toàn tỉnh có 36/144 xã đạt chuẩn nông thôn mới…
Trao tặng Bằng khen cho 16 tập thể và 130 cá nhân tiêu biểu
Hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ lên thăm Lào Cai, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai đã thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao: Cần, kiệm, liêm, chính, một lòng một dạ phục vụ nhân dân và được cụ thể hóa thành mục tiêu, công việc 2 thạo, 3 đúng, 3 không. Đặc biệt, đợt thi đua đã được nhiều cơ quan, đơn vị lồng ghép với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh.
Đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ lên thăm Lào Cai đã đạt được kết quả quan trọng, thu hút được sự tham gia của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân trong toàn tỉnh. Đợt thi đua đã góp phần làm chuyển biến nhận thức đối với cán bộ, công nhân, viên chức trong thực thi công vụ, nhất là chấn chỉnh lề lối, tác phong, phong cách công tác theo hướng phục vụ nhân dân.
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã tặng Bằng khen cho 16 tập thể và 130 cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ lên thăm Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2018), 70 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018).
Ngọc Long
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 70
- 71
- 72
- 73
- 74
- …
- sau ›
- cuối cùng »