Khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương để giảm nghèo bền vững
TĐKT – Chiều 29/11, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban là Trưởng đoàn đã làm việc với Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Hà Giang về việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh. Đoàn Giám sát làm việc với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Giang Tiếp và làm việc với Đoàn, có các đồng chí: Nguyễn Cao Cường, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh; Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch Liên đoàn Lao động, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh; lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên; lãnh đạo và chuyên viên Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Hà Giang. Theo báo cáo của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Hà Giang, phát huy tinh thần thi đua yêu nước với chủ đề “Đoàn kết, năng động, sáng tạo vì Hà Giang phát triển”, phong trào thi đua“Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã nhận được sự hưởng ứng rất tích cực của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Việc triển khai thực hiện phong trào đã có nhiều đổi mới, góp phần tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Kinh tế tăng trưởng ổn định, đồng bộ với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo; công nghiệp, dịch vụ du lịch đã có nhiều khởi sắc; nhiều dự án đầu tư đã phát huy hiệu quả thiết thực, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí được nâng lên. Đồng chí Nguyễn Cao Cường, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh phát biểu tại buổi làm việc Theo kết quả rà soát, cuối năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2022 toàn tỉnh giảm 5,16% (trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,99%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,17%); vượt chỉ tiêu tỉnh giao (3%) và vượt chỉ tiêu của Chính phủ giao tại Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (giao tỉnh Hà Giang năm 2022 giảm tỷ lệ hộ nghèo 4%). Các huyện đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ nghèo đa chiều cao là: Mèo Vạc (8,03%), Vị Xuyên (8%), Bắc Quang (6,14%), Quang Bình (5,28%)... Nhận thức của lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác thi đua, khen thưởng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng gương điển hình được quan tâm. Công tác đánh giá, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua được thực hiện đầy đủ. Công tác bình xét, suy tôn đề nghị khen thưởng bảo đảm tính công khai, dân chủ, đúng đối tượng, thành tích đã tích cực phát huy hiệu quả, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng. Trong năm 2021, có hơn 100 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, trong đó có tập thể xã, thôn, tổ dân phố, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân, nông dân... Trong 9 tháng đầu năm 2022, có 4 tập thể, 4 cá nhân, 1 hộ gia đình có nhiều thành tích trong công tác xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, biểu dương và được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Để biểu dương những đóng góp của các doanh nghiệp, tập đoàn, cơ quan đơn vị, cá nhân nhà hảo tâm, các lực lượng vũ trang, tổ chức hội đoàn thể chính trị xã hội trong Chương trình chung tay xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo và hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức khen thưởng cho 241 tập thể và 96 cá nhân. Ngoài ra các cơ quan, đơn vị, địa phương theo thẩm quyền đã có nhiều hình thức biểu dương khen thưởng, tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Có thể nói, công tác phát động phong trào thi đua và biểu dương khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiến tiến đã có ảnh hưởng tích cực đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trở thành động lực to lớn góp phần thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ hàng năm. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương phát biểu tại buổi làm việc với Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Hà Giang Tại buổi làm việc, Đoàn Giám sát ghi nhận và đánh giá cao cơ quan thường trực đã tham mưu Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh lãnh đạo, tổ chức triển khai phong trào thi đua đồng bộ, hiệu quả, phát huy sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo quyết liệt và linh hoạt lồng ghép công tác thi đua, khen thưởng trong các chương trình, dự án, trong hoạt động các đoàn kiểm tra giám sát, trong phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân. Hà Giang đã có nhiều mô hình, chương trình sáng tạo, thiết thực, đa dạng do các địa phương, cơ quan, tổ chức chính trị xã hội của tỉnh phát động, như: Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo, chương trình cải tạo vườn tạp… với cơ chế hỗ trợ hiệu quả, phù hợp, có sự chung sức, đồng lòng của người dân, cộng đồng, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đoàn cũng đề nghị Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân, tăng cường biểu dương, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện từng địa phương, đơn vị, đoàn thể nhằm khích lệ, động viên phong trào. Trong đó, tiếp tục chú trọng khen thưởng, vinh danh việc nêu gương trong thay đổi tập quán, nếp sống, cách thức canh tác lạc hậu, vượt khó thoát nghèo và hỗ trợ, tương trợ hộ khác thoát nghèo. Thông qua việc trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, Đoàn đề nghị các cơ quan, đơn vị quan tâm phát hiện, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng kịp thời đối với người nông dân, các tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích đặc biệt xuất sắc theo nguyên tắc thành tích đến đâu khen thưởng đến đó. Tham quan thực tế làng văn hóa Lô Lô Chải Trong chương trình giám sát, Đoàn đã tới tham quan thực tế làng văn hóa Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn với mô hình du lịch cộng đồng (Home Stay) của người dân tộc Lô Lô. Điểm nổi bật là lãnh đạo thôn đã tuyên truyền, vận động bà con thay đổi cách thức làm ăn, chuyển đổi mô hình nuôi bò sang du lịch cộng đồng, thay đổi cảnh quan, môi trường, đường nông thôn, thu hút du lịch… Thôn đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, quảng bá hình ảnh, thu hút khách và các nhà đầu tư đến với địa phương, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, người dân trực tiếp thụ hưởng thành quả của mình. Khảo sát mô hình nuôi bò vỗ béo và nuôi bò sinh sản của hộ gia đình anh Vừ Chá Pó, thôn Pả Vi, xã Pả Vi Đoàn cũng tìm hiểu mô hình hỗ trợ làm nhà cho đối tượng nghèo tại xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc; khảo sát mô hình nuôi bò vỗ béo và nuôi bò sinh sản của hộ gia đình anh Vừ Chá Pó, thôn Pả Vi, xã Pả Vi. Nhờ triển khai mô hình hiệu quả, hộ gia đình anh Vừ Chá Pó đã chuyển từ hộ nghèo sang hộ cận nghèo. Phương ThanhPhong trào thi đua
TĐKT - Trong hai ngày 28 và 29/11/2022, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ III, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn, đã làm việc với tỉnh Thái Bình về triển khai phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
Ngày 28/11, tiếp và làm việc với Đoàn Giám sát có các đồng chí trong Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Thái Bình: Phạm Văn Nghiêm, Giám đốc Sở Nội vụ; Nguyễn Chiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Bùi Xuân Vinh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động; Nguyễn Cảnh Toàn, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ III, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu, trao đổi tại buổi làm việc với Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Thái Bình
Trình bày báo cáo triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đồng chí Nguyễn Văn Thạo, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh cho biết: Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã thực sự phát triển sôi nổi, sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở, thường xuyên được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động, ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với công tác giảm nghèo.
Đồng chí Phạm Văn Nghiêm, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Thái Bình phát biểu tại buổi làm việc
Các chương trình giảm nghèo được triển khai đồng bộ, hiệu quả, người nghèo được tiếp cận thuận tiện hơn với các chính sách trợ giúp của Nhà nước, các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cũng như các dịch vụ xã hội, khoa học và kỹ thuật; số hộ nghèo trong tỉnh giảm đáng kể, đời sống của người nghèo được từng bước cải thiện, an sinh, xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đoàn Giám sát trao đổi thông tin tại cơ sở sản xuất của Công ty Tân Đệ
Các cấp, các ngành đã đề ra những chủ trương, biện pháp thiết thực, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào thi đua, do đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của các hộ nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đề ra.
Thực tế sản xuất của các công nhân may Công ty Tân Đệ
Kết quả tổng rà soát, toàn tỉnh có 15.739 hộ nghèo, tỷ lệ 2,40%, hộ cận nghèo còn 16.218, tỷ lệ 2,47%; dự kiến đến hết năm 2022, toàn tỉnh còn 14.389 hộ nghèo, tỷ lệ 2,19% (giảm 1.350 hộ, tương đương giảm 0,21%, hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra), 15.147 hộ cận nghèo, tỷ lệ 2,3% (giảm 990 hộ, tương ứng giảm 0,17%).
Đến nay, Thái Bình đã cấp 17.092 thẻ BHYT cho người nghèo và 25.173 thẻ BHYT cho người cận nghèo; thực hiện chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho 19.109 lượt hộ nghèo và hộ cận nghèo với tổng kinh phí trên 7.300 triệu đồng. Số trẻ em học mẫu giáo thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tiền ăn trưa: 1.263 lượt trẻ em, với tổng kinh phí trên 925,68 triệu đồng; 934 hộ nghèo được vay vốn tín dụng với tổng kinh phí 42.505 triệu đồng; 1.149 hộ cận nghèo được vay vốn tín dụng với tổng kinh phí 53.078 triệu đồng; 6.002 lượt hộ thoát nghèo được vay vốn tín dụng với tổng kinh phí 277.536 triệu đồng; 112.000 đối tượng bảo trợ xã hội, với kinh phí chi trả trên 360 tỷ đồng (trong đó có người nghèo và người cận nghèo). Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã vận động được trên 28,7 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này đã hỗ trợ xây mới 417 nhà, sửa chữa 190 nhà đại đoàn kết, trị giá trên 8 tỷ đồng...
Đoàn Giám sát chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, công nhân viên Công ty Tân Đệ
Trong khuôn khổ chương trình công tác, ngày 28/11, Đoàn Giám sát đã đến thực tế mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty Tân Đệ - đơn vị sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu của Việt Nam, đóng trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Công ty luôn tạo môi trường làm việc xanh, chuyên nghiệp và thân thiện; luôn đảm bảo việc làm và thu nhập cho hơn 18.500 lao động với mức thu nhập bình quân từ 8 đến 13 triệu đồng/tháng. Đáng chú ý, tại Công ty Tân Đệ, người lao động được quan tâm, chăm sóc như đang ở trong ngôi nhà thứ hai của mình, được hưởng nhiều chế độ phúc lợi xã hội; được trang bị thêm nhiều thông tin, hiểu biết xã hội thông qua chương trình “hệ thống radio”...
Đoàn Giám sát thực tế mô hình của gia đình bà Nguyễn Thị Bảy
Ngày 29/11, Đoàn Giám sát cũng đã đến làm việc và thực tế mô hình thoát nghèo bền vững của bà Nguyễn Thị Bảy, ở thôn Khả Đông, xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà. Mô hình chăn nuôi trang trại lợn, kết hợp trồng cây, thả cá của gia đình bà Bảy đã cho thu nhập ổn định, bền vững và ngày càng mở rộng, phát triển hơn.
Để giám sát mô hình trang trại lợn, bà Nguyễn Thị Bảy đã mạnh dạn đầu tư mô hình camera giám sát
Đoàn cũng tới thăm mô hình xưởng may mặc của gia đình chị Nguyễn Thị Hiền, 46 tuổi, ở thôn Kênh, xã Tây Đô, huyện Hưng Hà. Nhờ sự trợ giúp vốn của Ngân hàng Chính sách, cộng với vốn tích cóp của gia đình, chị đã mạnh dạn đầu tư mua 20 chiếc máy may gia công.
Đoàn Giám sát thực tế xưởng may mặc của gia đình chị Nguyễn Thị Hiền
Đến nay, nhờ sự chăm chỉ, năng động và uy tín, gia đình chị thường xuyên nhận được các đơn hàng may mặc ổn định. Mô hình may gia công của gia đình chị đã hỗ trợ được thường xuyên cho 20 lao động ở địa phương với mức lương 7 - 8 triệu đồng/tháng. Hiện tại, chị đang đầu tư mở rộng thêm một xưởng may khác ở tỉnh Vĩnh Phúc, dự kiến hỗ trợ thêm cho nhiều chị em phụ nữ khác có công việc và thu nhập ổn định.
Nhiều ý kiến được đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp, cá nhân thẳng thắn trao đổi, chia sẻ với Đoàn Giám sát
Mai Thảo
Phối hợp thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn
TĐKT - Chiều 29/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2018 - 2022; ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2022 - 2027. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp tại Hội trường Bộ Quốc phòng và kết nối trực tuyến tới 18 điểm cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn quân. Các đại biểu dự Hội nghị tại Hội trường Bộ Quốc phòng (ảnh: TTXVN) Chủ trì Hội nghị, có các đồng chí: Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam. Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu cho biết: Ngày 12/12/2017, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã thống nhất ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giữa Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022, nhằm tăng cường và đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp hoạt động giữa Hai bên. Trọng tâm là: Tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sĩ, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường đoàn kết quân - dân, tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và hậu phương quân đội; phối hợp thực hiện tốt các phong trào thi đua và cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, quân đội, Hội LHPN Việt Nam phát động; xây dựng Hội LHPN các cấp và đơn vị Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Hội nghị lần này nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2018 - 2022; biểu dương, khen thưởng các tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức triển khai thực hiện và ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2022 - 2027. Để đánh giá khách quan, toàn diện kết quả công tác phối hợp, làm nổi bật những mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả; chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân; đồng thời đề ra những chủ trương, giải pháp, nội dung Chương trình phối hợp thời gian tới đạt kết quả cao hơn, đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; xây dựng các cơ quan, đơn vị quân đội vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, tổ chức Hội Phụ nữ các cấp vững mạnh; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu đề nghị các đại biểu dự Hội nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân chủ thảo luận để làm rõ những nội dung trên. Đại tá Phùng Thị Phú, Trưởng Ban Phụ nữ Quân đội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam báo cáo tại Hội nghị Qua 5 năm triển khai thực hiện, công tác phối hợp hoạt động giữa Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam được triển khai đồng bộ, toàn diện, sát với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, phù hợp với thực tiễn của các cơ quan, đơn vị và địa phương; xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình hoạt động hiệu quả cao, có sức lan tỏa sâu rộng. Các cơ quan, đơn vị trong quân đội, nòng cốt là phụ nữ đã vận dụng linh hoạt, đa dạng hình thức ký kết, kết nghĩa, tổ chức các hoạt động phối hợp với tổ chức Hội Phụ nữ các cấp trên địa bàn. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam và sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức Hội các cấp, cán bộ, hội viên, phụ nữ trong cả nước đã có nhiều hoạt động hiệu quả thiết thực, điển hình như: “Phụ nữ Quân đội đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, “Phụ nữ với sự phát triển bình yên tuyến biển”, “Phụ nữ đảm đang hướng về Trường Sa”, “Tổ phụ nữ tham gia giữ gìn đường biên, mốc giới”, “Tổ phụ nữ tham gia phòng chống vượt biên, xâm nhập trái phép”... Các đại biểu dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm Giai đoạn 2018 - 2022, các cơ quan, đơn vị đã phối hợp tổ chức tuyên truyền hơn 352 nghìn buổi; tổ chức hàng triệu cuộc thi tìm hiểu, quán triệt nghị quyết, tọa đàm, diễn đàn, nói chuyện chuyên đề; vận động gần 43 nghìn học sinh trở lại trường học; vận động không di cư 13.466 hộ. Hội LHPN các cấp phối hợp với các đơn vị quân đội tuyên truyền về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, buôn bán phụ nữ, trẻ em ở khu vực biên giới được 97.500 cuộc, với sự tham gia của gần 5 triệu lượt cán bộ, chiến sĩ và cán bộ, hội viên phụ nữ. Cơ quan, đơn vị quân đội phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, Hội LHPN địa phương xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh về chính trị, phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã tổ chức kết nghĩa với 6.988 đầu mối, trong đó có 3.052 tổ chức cấp ủy, chính quyền, 3.970 tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức 8.561 tổ, đội công tác cơ sở; 20.893 tổ, đội công tác liên ngành trực tiếp tham gia xây dựng, củng cố 21.608 lượt xã, phường, thị trấn và 87.066 lượt tổ chức chính trị xã hội vững mạnh. Toàn quân đã xây dựng 6.936 nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, phụng dưỡng hàng nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Hội LHPN các cấp đã vận động được hơn 5.000 “Mái ấm tình thương”. Bộ đội Biên phòng đã tổ chức 120 lớp tập huấn cho 2.030 cán bộ hội và 146 lớp xóa mù chữ cho 3.190 phụ nữ các dân tộc... Thông qua Chương trình phối hợp, đã tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân - dân, sự gắn bó giữa cơ quan, đơn vị quân đội với cấp ủy chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp; phát huy tốt vai trò thực hiện chức năng đội quân công tác của cơ quan, đơn vị quân đội và những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những kết quả đó đã góp phần thực hiện tốt hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội và công tác phụ nữ trong thời kỳ mới. Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam trao tặng Bằng khen cho các tập thể của Hội LHPN Việt Nam (ảnh: TTXVN) Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam trao tặng Bằng khen cho tập thể các đơn vị trong quân đội (ảnh: TTXVN) Tổng kết Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2018 - 2022, tại Hội nghị, có 12 tập thể của Hội LHPN Việt Nam và 15 tập thể các đơn vị trong quân đội đã được biểu dương, khen thưởng. Đại diện Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Trung ương Hội LHPN Việt Nam ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2022 - 2027 Tại Hội nghị, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã cùng ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2022 - 2027 với 4 nhóm nội dung chính: Phối hợp tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phối hợp tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Phối hợp thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quân đội, Hội LHPN Việt Nam và địa phương phát động; tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và hậu phương quân đội. Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức hội, xây dựng đơn vị quân đội vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, Hội LHPN các cấp vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả. Phương ThanhBến Tre: Huy động nguồn lực thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững
TĐKT – Tổng số vốn huy động cho công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2022 là 1.218,943 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn dưới 3%, với 11.015 hộ và 16.036 hộ cận nghèo, tỷ lệ 4%. Ngày 24 và 25/11/2022, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Bến Tre về việc triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc tại UBND tỉnh Bến Tre Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Nguyễn Thị Ngọc Thi, Phó Giám đốc Sở Nội vụ; đại diện lãnh đạo và chuyên viên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội: Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Bến Tre. Đoàn Giám sát chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu dự buổi làm việc tại UBND tỉnh Bến Tre Đoàn đã đến làm việc và nghe Báo cáo thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 tại xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến tre; nghe Hội Cựu chiến binh xã báo cáo trực tiếp kết quả thực hiện phong trào thi đua "Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi" giai đoạn 2017 - 2022 trên địa bàn xã. Đoàn Giám sát làm việc tại xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Đoàn cũng đi thực tế đến thăm mô hình tại gia đình ông Lê Quang Nam, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, là hội viên Hội Cựu chiến binh xã Tân Xuân. Gia đình đã được Hội Cựu chiến binh xã giúp đỡ thông qua mô hình 5+1, đến nay đã vươn lên thoát nghèo. Thăm gia đình ông Lê Quang Nam, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, gia đình hội viên cựu chiến binh vươn lên thoát nghèo nhờ mô hình 5+1 Theo báo cáo của UBND tỉnh Bến Tre, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở với nội dung, hình thức phong phú ,thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, đơn vị; phát huy được sáng kiến của mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững. Hưởng ứng phong trào thi đua của Trung ương và của tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn từng đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào thi đua gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và thi đua xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Tiêu biểu: Ủy ban MTTQ Việt Nam triển khai Đề án thí điểm về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre và phát động phong trào thi đua “Đồng Khởi mới”. Hội Nông dân có phong trào“Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Hội Cựu chiến binh tỉnh có 2 mô hình: Mô hình 5+1 (5 hoặc 10 hội viên giúp 1 hội viên về vốn, cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật… để thoát nghèo); mô hình “tổ hợp tác sản xuất”. Hội Cựu Thanh niên xung phong với phong trào thi đua “Cựu Thanh niên xung phong giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo bền vững”. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh có 2 mô hình hiệu quả: Mô hình “Tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ hộ” thực hiện các hoạt động giúp 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và phụ nữ trong các hộ nghèo gắn với việc thực hiện đề án đa sinh kế bằng nhiều hình thức, biện pháp, cách làm có hiệu quả; mô hình “Mỗi Chi hội có 1 địa chỉ vì phụ nữ nghèo” đã vận động 12.858 phụ nữ khá giúp 5.640 phụ nữ khó khăn phát triển kinh tế, số tiền 13,654 tỷ đồng... Cùng với đó, các chính sách đối với người nghèo, người cận nghèo được ban hành và triển khai kịp thời, hiệu quả, đã tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống người nghèo, giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Tính bền vững trong công tác giảm nghèo đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ giảm hộ nghèo luôn đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy đề ra. Công tác huy động các nguồn lực cho công tác giảm nghèo được các địa phương, các đoàn thể tích cực thực hiện. Các hộ nghèo, người nghèo đã nỗ lực khắc phục các khó khăn, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19 để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, nhiều mô hình, điển hình tiên tiến được kịp thời phát hiện, nêu gương và khen thưởng góp phần quan trọng đẩy mạnh và nhân rộng phong trào thi đua ở từng cấp, từng ngành và toàn tỉnh. Nguyệt HàTiền Giang: Triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách giảm nghèo bền vững
TĐKT - Ngày 23/11, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang về việc triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Đoàn Giám sát làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Lý Hoàng Chiêu, Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Lê Hoàng Liêm, Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Nguyễn Thị Mỹ Nương, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động tỉnh, lãnh đạo, chuyên viên Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Tiền Giang. Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang Trước đó Đoàn đã đến làm việc và nghe báo cáo thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững tại xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang và thăm mô hình thoát nghèo bền vững tại hộ gia đình bà Lê Thị Hiền, ấp Tân Phú, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Chiều ngày 23/11/2022, Đoàn đã đến thăm hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tám, bà Vũ Thị Ngọc Điệp, ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Gia đình có mô hình trồng cây ăn quả hiệu quả với cây trồng chính là sầu riêng, xen canh cây mít và nhiều cây ăn quả khác, thu nhập ổn định, bền vững ngày càng phát triển. Đoàn cũng tới thăm HTX Dịch vụ nông nghiệp Hiệp Đức, hoạt động dịch vụ trồng trọt liên kết thu mua xuất khẩu sầu riêng trái tươi và đông lạnh. Đoàn thăm hộ gia đình bà Lê Thị Hiền, ấp Tân Phú, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, hộ gia đình tiêu biểu vươn lên thoát nghèo bền vững năm 2018 Theo báo cáo của UBND tỉnh Tiền Giang, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh và công tác giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên được các ngành, các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và chỉ đạo thực hiện. Đoàn thăm hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tám, bà Vũ Thị Ngọc Điệp, ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang Các chương trình giảm nghèo được triển khai đồng bộ, có sự phân công trách nhiệm từ Ban Chỉ đạo các cấp và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc thực hiện tốt các nhóm chính sách đã giúp cho người nghèo giảm bớt khó khăn, có điều kiện để tiếp nhận các dịch vụ xã hội, từng bước nâng cao nhận thức, tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng vào cuộc sống và lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo. Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh đã lồng ghép, gắn kết với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", phong trào “Tiền Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào "Ngày cả nước vì người nghèo 17/10” hằng năm, đã có tác động tích cực, tạo khí thế thi đua sôi nổi thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Đoàn thăm HTX Dịch vụ nông nghiệp Hiệp Đức Các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã đề ra được các chủ trương, giải pháp thiết thực, hiệu quả để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo; tăng cường tuyên truyền, vận động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của hộ nghèo, đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Theo tổng hợp kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2021, toàn tỉnh có 1.998 hộ thoát nghèo; hộ nghèo phát sinh là 20 hộ; toàn tỉnh còn 7.455 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,47% so tổng số hộ toàn tỉnh (506.184 hộ). Hộ thoát cận nghèo là 1.783 hộ; hộ cận nghèo phát sinh là 1.168 hộ. Toàn tỉnh có 16.121 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,18% so tổng số hộ toàn tỉnh. Theo tổng hợp sơ bộ kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2022: Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2022 còn 1,27% - vượt kế hoạch đề ra (Kế hoạch còn 1,4% cuối năm 2022). Hiện nay trên địa bàn tỉnh không còn huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển. Nguyệt HàThủ tướng Phạm Minh Chính phát động phong trào thi đua đặc biệt phát triển kết cấu hạ tầng
Sáng 18/11, tại Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ phát động phong trào thi đua "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí". Dự lễ phát động phong trào thi đua "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra là đến năm 2025 cả nước có 3.000 km cao tốc, đến 2030 có 5.000 km - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Sự kiện do Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương tổ chức, tại công trường thi công dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45, TP. Tam Điệp, Ninh Bình. Tham dự có ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá và 1.000 công nhân, lao động của dự án đường cao tốc. Vừa đáp ứng yêu cầu khách quan, vừa giải quyết bức xúc nhân dân Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ ấn tượng về địa điểm tổ chức phát động thi đua. "Chúng ta ngồi đây nhưng vẫn nghe tiếng máy móc thi công, hoạt động của công nhân trên công trường", Thủ tướng nói. Địa điểm tổ chức tại cố đô Ninh Binh, nơi địa linh nhân kiệt. Đây cũng là nút giao giữa hành lang kinh tế Đông-Tây của tỉnh Ninh Bình, cao tốc do Ninh Bình làm chủ đầu tư kết nối với đường bộ ven biển phía đông; kết nối di sản quốc gia Cúc Phương với đường ven biển, đường Hồ Chí Minh. Địa điểm này là sự kết hợp giữa công trình trọng điểm của Trung ương (cao tốc Bắc-Nam) và công trình trọng điểm của địa phương, kết nối giữa di sản với các công trình khác. Điểm đặc biệt nữa là phong trào thi đua cũng là sự kết hợp của 2 nội dung: Thứ nhất là phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông - chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhưng hiện còn gặp nhiều khó, còn là điểm nghẽn đối với sự phát triển. Nội dung này rất quan trọng, rất thiết thực, vừa đúng chủ trương, tầm nhìn, vừa đúng về hành động, nhất là giải quyết nút thắt, điểm nghẽn trong quá trình phát triển kinh tế. Theo Thủ tướng, khi có hạ tầng giao thông thì sẽ có không gian phát triển mới cho nền kinh tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Và nội dung thứ hai là vấn đề "nóng bỏng", còn gây bức xúc đối với người dân, là tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công. "Một nội dung là yêu cầu khách quan của sự phát triển, một nội dung là giải quyết sự bức xúc của người dân", Thủ tướng nói. Do đó, phong trào thi đua dễ đi vào lòng người. Từ đó, cần nâng cao nhận thức, thống nhất nhận thức, từ nhận thức ra hành động, từ hành động ra hiệu quả, mang lại sự phát triển cho đất nước. Thủ tướng cho biết thêm, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra là đến năm 2025 cả nước có 3.000 km cao tốc, đến 2030 có 5.000 km. Nhiệm kỳ trước chúng ta dự kiến dành khoảng 165.000 tỷ đồng cho xây dựng cao tốc và giải ngân được 134.000 tỷ đồng. Nhiệm kỳ này chúng ta đã nỗ lực huy động 470.000 tỷ đồng cho các công trình giao thông trọng điểm, từ nhiều nguồn: Đầu tư trung hạn, tiết kiệm chi tăng thu và cắt giảm các công trình chưa cấp thiết (cắt giảm khoảng 5.000 dự án so với nhiệm kỳ trước), chương trình phục hồi kinh tế và kết hợp nguồn vốn Trung ương với địa phương. Do đó, nội dung của phong trào thi đua thuộc lĩnh vực được đầu tư lớn nhất trong các loại hình đầu tư. Theo Thủ tướng, chúng ta phải cố gắng rất nhiều, bởi khối lượng công việc thời gian tới rất lớn, 10 năm trước cả nước chỉ có hơn 1.000 km cao tốc, trong khi từ nay đến năm 2025 phải có 3.000 km. Thủ tướng cho rằng, nội dung thứ hai là thực hành tiết kiệm, một nét văn hoá, đạo đức của người Việt Nam. Tiết kiệm phải đi vào tiềm thức con người, đi vào từng công việc cụ thể, giai đoạn cụ thể, vào từng việc rất nhỏ như ra về tắt điện, đi công tác gọn nhẹ nhất, đỡ tốn kém nhất, nhanh nhất có thể, tiết kiệm họp hành để giảm chi phí, đến những việc lớn như làm cao tốc, các công trình trọng điểm, phát triển hạ tầng. Nếu làm chậm tiến độ, kéo dài thì đội vốn, gây lãng phí lớn. Theo Thủ tướng, điểm chung của 12 dự án yếu kém của ngành công thương là kéo dài và đội vốn. "Lãng phí này còn rất lớn, gây bức xúc cho nhân dân", Thủ tướng nhìn nhận. "Chúng ta đã làm được nhiều việc nên nước ta mới có cơ đồ, vị thế, uy tín như ngày nay. Nhưng còn có vấn đề gây bức xúc cho người dân, là tiết kiệm, lãng phí, chống tiêu cực, tham nhũng". Thủ tướng thăm hỏi người lao động trên công trường thi công sự án đường cao tốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Nhiều phong trào thi đua góp phần thay đổi cuộc sống của nhân dân Thủ tướng nêu rõ, sau hơn 74 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948), hàng trăm phong trào thi đua yêu nước đã và đang được phát động, tổ chức thực hiện sâu rộng, thiết thực, hiệu quả trên toàn quốc. Đây là động lực tinh thần mạnh mẽ, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, huy động có hiệu quả sức người, sức của, tạo nên sức mạnh quần chúng rộng lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thi đua yêu nước dần trở thành truyền thống quý báu, một nét văn hóa đặc sắc, một di sản của dân tộc ta. Điển hình như các phong trào "Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm", "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt", "3 sẵn sàng", "5 xung phong", "3 đảm đang"… đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ hòa bình, các phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"… đã tạo động lực, sự đoàn kết, phát huy nội lực, góp phần thay đổi cuộc sống của nhân dân. Thủ tướng nhắc lại một phong trào thi đua đặc biệt, ai cũng nhớ tới trong 2 năm qua, khi ngày 9/7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi toàn quốc chống đại dịch COVID-19. Và ngày 14/8/2021, vào giai đoạn cao điểm nhất của phòng, chống đại dịch, chúng ta phát động phong trào thi đua đặc biệt cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch. Tinh thần đại đoàn kết, "tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt" đã góp phần tạo nên chiến thắng đại dịch. Đến nay, phát triển kinh tế-xã hội của nước ta đạt kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế 9 tháng tăng 8,83%, lạm phát kiểm soát dưới 3%, thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Các cân đối lớn được bảo đảm (thu đủ chi, làm đủ ăn, xuất đủ nhập, bảo đảm an ninh năng lượng, cung ứng lao động). Thủ tướng thăm hỏi người lao động trên công trường trò chuyện với người dân và người lao động - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Thi đua yêu nước là sức mạnh tổng hợp Thủ tướng nêu rõ, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những yêu nước nhất". Thi đua yêu nước là sức mạnh tổng hợp, sức mạnh của đại đoàn kết, do đó, chúng ta phải thực hiện đồng bộ, khắc phục các mặt hạn chế, như các bất cập thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, tiếp cận vốn cho người dân. Đây là bài học kinh nghiệm khi làm việc gì cũng phải huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh tổng hợp và nhiều biện pháp. Từ nhận thức, hành động đến hiệu quả là cả quá trình, đòi hỏi phải xuyên suốt, đồng bộ, thống nhất, Thủ tướng nhấn mạnh. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, người dân và doanh nghiệp cả nước tập trung thi đua thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành công việc hàng ngày của mỗi tổ chức, người dân, doanh nghiệp, qua đó góp phần phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Triển khai nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Theo Thủ tướng, khi có hạ tầng giao thông thì sẽ có không gian phát triển mới cho nền kinh tế. Phải rà soát hành lang pháp lý, các cơ chế, chính sách; các hoạt động phải công khai, minh bạch, chống lãng phí. Tập trung thực hiện đầu tư các công trình không được dàn trải, lãng phí. "Làm việc gì dứt điểm việc đó". Thủ tướng yêu cầu cần coi trọng công tác truyền thông chính sách; mong phong trào thi đua này và các phong trào thi đua trước đây sẽ đi vào lòng người; mỗi cán bộ đảng viên phải nỗ lực làm tốt nhất có thể, bằng những hành động thiết thực, cụ thể. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Thủ tướng mong các bộ, ngành, địa phương sau sự kiện này tiếp tục phát động các phong trào thi đua ở cơ quan, đơn vị, địa phương, làm sao để cả hệ thống chính trị, toàn dân hưởng ứng, thực hiện tốt các phong trào thi đua. "Chúng ta phải có kế hoạch sơ kết hằng năm để đánh giá, nhìn lại những việc đã làm được, những việc chưa làm được để rút kinh nghiệm để năm sau tốt hơn năm trước, nhiệm kỳ sau tốt hơn nhiệm kỳ trước; tiếp tục chọn các công trình, công việc để tổ chức phát động thi đua thiết thực, hiệu quả". Tại lễ phát động, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh, Ủy ban, các tổ chức chính trị-xã hội và 48 tổ chức thành viên sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để mọi tầng lớp nhân dân nắm vững mục đích, ý nghĩa, nội dung phong trào thi đua, tạo đồng thuận cao, nhiệt thành ủng hộ các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công thực hiện các công trình dự án. Trọng tâm là đồng thuận ủng hộ công tác bồi thường tái định cư, giải phóng mặt bằng; hòa giải, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh (nếu có) ngay từ cơ sở, trong từng dự án, công trình. Hỗ trợ cao nhất để các công trình, dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng vì lợi ích quốc gia, cộng đồng dân cư và đời sống của người dân… Cũng tại buổi lễ, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, thấm nhuần lời dạy của Bác "Giao thông vận tải là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trễ", "Càng khó khăn thì càng phải thi đua", mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành giao thông vận tải; cơ quan, đơn vị, các ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, các nhà thầu thi công quyết tâm: Tập trung cao độ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm phấn đấu hoàn thành các dự án, các chương trình, kết hoạch, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bảo đảm chất lượng, tiến độ; góp phần thực hiện thắng lợi phong trào thi đua "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí". Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc nêu rõ, tỉnh Ninh Bình có vị trí chiến lược, quan trọng, là cửa ngõ cực Nam khu vực miền Bắc, điểm giao thoa của 3 vùng kinh tế: Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung, là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã tập trung quy hoạch và huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, kết nối đồng bộ và phát huy hiệu quả tối đa các tuyến đường giao thông quốc gia. Từ thực tế của địa phương đã chứng minh đây là chủ trương, quyết sách vô cùng đúng đắn, khi kết cấu hạ tầng được đầu tư đã tạo ra bước chuyển biến, động lực mạnh mẽ để thu hút đầu tư, phát triển toàn diện kinh tế-xã hội, khẳng định "đường đi đến đâu, văn minh đến đó" và "địa phương nào giao thông phát triển, thì kinh tế-xã hội phát triển"… Thủ tướng tặng quà cho người lao động tại các dự án cao tốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Hoàn thành dự án Mai Sơn-Quốc lộ 45 vào 31/12/2022 Trước khi dự lễ phát động, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra việc thi công tuyến cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 thuộc dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông. Dự án đường cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45 nối Ninh Bình- Thanh Hóa có chiều dài hơn 63 km, đi qua tỉnh Ninh Bình hơn 14 km và Thanh Hóa hơn 49 km. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Nghe nhà thầu báo cáo tiến độ dự án, Thủ tướng nêu rõ, sớm đưa dự án vào vận hành ngày nào thì người dân được hưởng lợi ngày đó. Do đó, cần tổ chức thi công "3 ca 4 kíp", bảo đảm kịp tiến độ, chất lượng và không để xảy ra tiêu cực. Cần chú trọng bảo đảm an toàn lao động cho anh em công nhân. Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng, đơn vị nhà thầu khẳng định cam kết hoàn thành dự án vào ngày 31/12/2022. Theo Bộ GTVT, 10 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đang thi công đã đạt khối lượng xây lắp 55,8% giá trị hợp đồng. Đối với 4 dự án: Cam Lộ-La Sơn đưa vào khai thác và Mai Sơn-Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây thông xe kỹ thuật trong năm 2022 đạt khoảng 73,3% giá trị hợp đồng. Theo baochinhphu.vnTĐKT – Sáng 15/11, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi
Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Tạ Công Dũng, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh đoàn, Ban Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi.
Đồng chí Tạ Công Dũng, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Báo cáo với Đoàn Giám sát, đồng chí Phạm Thị Thu Hà, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Phong trào thi đua “Quảng Ngãi vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào được các cấp, các ngành tích cực thực hiện, tạo được sự ủng hộ của toàn xã hội trong việc huy động nguồn lực giúp đỡ các hộ nghèo.
Các chính sách giảm nghèo được các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Người nghèo, người cận nghèo đều được thụ hưởng đúng chính sách; cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội ngày càng thuận lợi. Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã có cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao: Tổ chức các hoạt động trong “Tháng cao điểm vì người nghèo”; giới thiệu địa chỉ để các tập thể và cá nhân, các nhà hảo tâm hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo; các tổ chức thành viên của Ủy ban MTTQ triển khai nhiều phong trào thi đua như: “Phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo có địa chỉ”; “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng”… triển khai kịp thời công tác cứu trợ, hỗ trợ các gia đình nghèo, khó khăn bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn…
Đoàn Giám sát chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu dự buổi làm việc
Các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã đề ra các chủ trương, giải pháp thiết thực, hiệu quả để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo, đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh theo chuẩn giai đoạn 2016 - 2020 giảm còn 5,3%, hộ cận nghèo 6,41%. Theo chuẩn nghèo đa chiều mới giai đoạn 2022 -2025, tỉnh có 33.828 hộ nghèo, tỷ lệ 9,11% và 26.292 hộ cận nghèo, tỷ lệ 8,1%.
Đoàn Giám sát làm việc tại UBND xã Long Sơn, huyện Minh Long
Để động viên, khích lệ các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân đã có nhiều thành tích trong thực hiện phong trào thi đua, năm 2021 - 2022, Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng Bằng khen cho 21 tập thể và 35 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025.
Khảo sát mô hình trồng sầu riêng tại xã Long Sơn
Tại buổi làm việc, các đồng chí thành viên trong Đoàn Giám sát ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực, kết quả đạt được của tỉnh, trong đó có kết quả, tác dụng của việc triển khai đồng bộ, hiệu quả của phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đối với các Chương trình mục tiêu, đối với công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh.
Khảo sát mô hình trồng kết hợp sầu riêng, bưởi da xanh, ổi ở xã Long Sơn
Đoàn đề nghị Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh cũng như các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, làm chuyển biến nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, hạn chế hủ tục, phát huy tinh thần làm chủ của người dân, chung tay với các ngành, các cấp, các địa phương trong công tác này.
Khảo sát mô hình trồng chè xanh bản địa ở xã Thanh An
Đoàn cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể có liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hiện, biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp để kịp thời ghi nhận, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích; đồng thời, lan tỏa, nhân rộng các tấm gương, các mô hình tiêu biểu ra toàn cộng đồng, xã hội.
Chiều cùng ngày, Đoàn đã làm việc với UBND huyện Minh Long và UBND xã Long Sơn tại trụ sở nhà văn hóa xã; khảo sát mô hình trồng sầu riêng và mô hình trồng kết hợp sầu riêng, bưởi da xanh, ổi ở xã Long Sơn; khảo sát mô hình trồng chè xanh bản địa ở xã Thanh An.
Nguyệt Hà
TĐKT - Nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào thi đua, những năm qua, Đảng ủy - Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) đã thường xuyên quan tâm và đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng trong lực lượng vũ trang (LLVT) huyện. Chính vì vậy, phong trào thi đua đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy cơ quan, đơn vị hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao, nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.
Để phong trào thi đua Quyết thắng lan tỏa sâu rộng, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng các cấp; Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.
Huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của LLVT Yên Khánh
Thượng tá Bùi Anh Tuấn, Chính trị viên Ban CHQS huyện Yên Khánh cho biết: Với cách làm cụ thể, chúng tôi đã quán triệt cách làm đến toàn thể đảng viên trong đảng bộ; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong huyện; bám sát với nhiệm vụ của địa phương để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện các phong trào thi đua đột kích, phong trào thi đua thường xuyên hàng năm. Đặc biệt, phát huy vai trò dân chủ trong tổ chức thực hiện. Các nhiệm vụ đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận, thống nhất và đưa ra những giải pháp cụ thể để đạt được kết quả tốt nhất.
Phong trào thi đua Quyết thắng đã hướng mọi hoạt động của cán bộ, chiến sĩ vào nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Hàng năm, Ban CHQS huyện đều giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên trong thực hiện đổi mới xây dựng mô hình, dụng cụ, thao trường, bãi tập phục vụ công tác huấn luyện; thực hiện tốt phương châm huấn luyện cơ bản, thiết thực, vững chắc đối với lực lượng thường trực; cơ bản, chất lượng, hiệu quả đối với lực lượng dân quân tự vệ (DQTV), dự bị động viên. Coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, lấy thực hành làm chính, huấn luyện làm chủ các loại vũ khí, thiết bị kỹ thuật, tổ chức luyện tập nghiêm túc.
Trên cơ sở phương châm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban CHQS huyện, mỗi sĩ quan, chiến sĩ đều xây dựng chỉ tiêu phấn đấu cụ thể để thực hiện phong trào.
Năm 2022, Ban CHQS huyện đã tổ chức tham mưu, tổ chức thành công diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho 5 xã: Khánh Trung, Khánh Cường, Khánh Tiên, Khánh Thiện và Khánh Lợi; diễn tập chiến đấu phòng thủ các xã: Khánh Lợi, Khánh Hải, Khánh Hồng, Khánh Nhạc và thị trấn Yên Ninh; thực hiện tốt công tác hiệp đồng trong phòng, chống, khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai…
Diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại 5 xã trên địa bàn
Không chỉ diễn ra sôi nổi ở các cơ quan, đơn vị, lực lượng thường trực mà phong trào đã lan tỏa sâu, rộng trong các đơn vị lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên.
“Năm 2022, qua kiểm tra huấn luyện quân sự có 100% cán bộ, chiến sĩ LLVT, lực lượng DQTV đạt yêu cầu, trong đó trên 20% xếp loại giỏi; loại khá chiếm trên 70%.”- Thượng tá Tuấn cho biết.
Cùng với nâng cao chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cuộc vận động quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt bền, tiết kiệm và an toàn giao thông được đông đảo cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng tích cực, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của phong trào thi đua Quyết thắng, góp phần nâng cao công tác kỹ thuật, phục vụ tốt cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
LLVT huyện thường xuyên duy trì lịch trực sẵn sàng chiến đấu, chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền địa phương; nắm chắc tình hình an ninh - chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, góp phần tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Ban CHQS huyện Yên Khánh còn đẩy mạnh xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật, pháp luật và cải cách hành chính quân sự. Trong đó, đã chủ động phối hợp tốt với gia đình quân nhân, cấp ủy, chính quyền, cán bộ và nhân dân nơi gia đình quân nhân cư trú để nắm bắt tư tưởng, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh. Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ thực hiện có hiệu quả “4 không”.
Hàng tháng, đơn vị duy trì nghiêm túc chế độ ra vào đơn vị, giữ gìn tác phong quân nhân trong và ngoài doanh trại, thực hiện nghiêm quy chế tiếp công dân và bảo đảm tốt an ninh, an toàn đơn vị. Duy trì nền nếp chế độ đọc báo gắn với thực hiện “mỗi tuần một điều luật”, thực hiện có chất lượng chế độ thông báo chính trị thời sự hàng tháng, sinh hoạt đối thoại dân chủ hàng tháng.
Cùng với đó, Ban CHQS huyện cũng tích cực triển khai lồng ghép thực hiện phong trào thi đua được triển khai tại địa phương như phong trào: “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Xóa đói, giảm nghèo”, “Dân vận khéo”…; thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng.
Ngoài ra, các hoạt động như: Xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện chính sách hậu phương quân đội… được thực hiện thường xuyên.
Chia sẻ về định hướng triển khai phong trào thi đua Quyết thắng trong thời gian tới, Thượng tá Bùi Anh Tuấn cho biết: Trong thời gian tới, Đảng ủy quân sự huyện tiếp tục quán triệt, bám sát những hướng dẫn, định hướng phong trào thi đua Quyết thắng của tỉnh, của huyện; đề ra những giải pháp thiết thực hơn, cụ thể hơn để triển khai thực hiện phong trào.
Tùng Chi
TĐKT - Ngày 14/11, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tiếp và làm việc với Đoàn Giám sát, có đồng chí Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Quảng Nam, đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Nội vụ, Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh, Văn phòng Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh Quảng Nam.
Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam
Bên cạnh việc tìm hiểu các nội dung theo yêu cầu giám sát, Đoàn dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm triển khai phong trào của các địa phương khác, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng với các đồng chí đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Văn phòng Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh Quảng Nam, Sở Nội vụ…
Đồng chí Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Quảng Nam phát biểu tại buổi làm việc (ảnh: Báo Quảng Nam)
Đoàn đề nghị các đồng chí Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Quảng Nam tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình tiêu biểu, gương điển hình tiên tiến bằng nhiều hình thức phù hợp; tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể trong triển khai phong trào; quan tâm nâng cao chất lượng, tạo điều kiện cho đội ngũ những người làm công tác thi đua, khen thưởng thực hiện tốt các nhiệm vụ tham mưu tổ chức, theo dõi phong trào và đề xuất việc khen thưởng được kịp thời, đảm bảo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thúc đẩy thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Đoàn Giám sát chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo, chuyên viên Phòng Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, phong trào thi đua “Quảng Nam chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 được phát động rộng rãi trong toàn tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và nhận được sự đồng thuận cao của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động và bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Đoàn Giám sát làm việc tại UBND huyện Núi Thành
Hưởng ứng phong trào thi đua của trung ương và của tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn từng đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào thi đua gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và thi đua xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
Tiêu biểu: Hội Nông dân có phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới"... đã phát huy được tiềm năng và thế mạnh của ngành nông nghiệp, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh với các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia xây dựng nông thôn mới và các phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Nuôi dạy con tốt”, “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”... đã trở thành động lực, động viên, cổ vũ nữ cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác; đã có hơn 3.000 hộ phụ nữ thoát nghèo.
Phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, phong trào thi đua giúp nhau phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình trong Hội Cựu chiến binh các cấp cũng đã được chú trọng, góp phần nâng cao mức sống của gia đình cựu chiến binh... Liên đoàn Lao động hằng năm tổ chức "Tết Sum vầy" cho công nhân, lao động tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc; triển khai chương trình "Mái ấm công đoàn" sửa chữa 2 nhà công vụ cho giáo viên và hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa 315 nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên, người lao động...
Bên cạnh đó là Hội Chữ Thập đỏ với phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam", Cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo", Dự án "Ngân hàng bò", "Tháng Nhân đạo"...; Hội Cựu thanh niên xung phong với phong trào "Cựu thanh niên xung phong làm theo lời Bác, giúp nhau làm kinh tế giỏi để thoát nghèo bền vững"...
Phong trào thi đua “Quảng Nam chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” bước đầu đã đạt được thành tựu, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm sau cao hơn năm trước, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội luôn ổn định, đời sống vật chất và mức thu nhập của nhân dân trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt. Các chính sách tín dụng ưu đãi đã bổ sung nguồn lực cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện kế hoạch sản xuất, phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, tạo động lực cho người nghèo cải thiện điều kiện sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao mức sống và từng bước thoát nghèo.
Khảo sát mô hình Xưởng may Sơn Trang
Tính đến ngày 7/11/2022, theo kết quả sơ bộ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025, số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là: 29.829 hộ, tỷ lệ 6,8%; giảm so với năm 2021 là 3.318 hộ, tương ứng tỷ lệ giảm 0,8%. Qua số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, kết quả giảm nghèo toàn tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao năm 2022 tại Quyết định 467/QĐ-UBND ngày 23/02/2022 (giảm 3.318 hộ/3.000 chỉ tiêu giao) và tỷ lệ giảm đạt, vượt so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2022 được giao tại Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ (giảm 0,8% /chỉ tiêu giao giảm 0,3 - 0,4%).
Công tác khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong việc triển khai thực hiện phong trào đã được quan tâm thực hiện. Hằng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, các cụm, khối thi đua, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố lấy kết quả tổ chức triển khai phong trào thi đua này làm căn cứ để đánh giá kết quả thi đua của các đơn vị và khen thưởng thực hiện phong trào thi đua theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Bên cạnh đó, để động viên khích lệ các cơ quan, doanh nghiệp đã có nhiều thành tích trong thực hiện phong trào thi đua vì người nghèo, Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng Bằng khen cho 1 tập thể đã có nhiều thành tích trong công tác an sinh xã hội đóng góp cho tỉnh trên 500 triệu đồng.
Trong chương trình công tác, Đoàn Giám sát đã làm việc với UBND huyện Núi Thành và khảo sát mô hình cơ sở may mặc của bà Lương Thị Thu Trang, thôn Thanh Trà, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành (xưởng may Sơn Trang). Xưởng may đã tạo việc làm cho 60 lao động với thu nhập 3 - 5 triệu đồng/người/tháng, hàng năm chi 70 - 90 triệu đồng vào công tác xã hội tại địa phương.
Phương Thanh
TĐKT - Chương trình “Sức mạnh nhân đạo” 2022 do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh tổ chức sẽ diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh lúc 20h00 ngày 23/11/2022 nhân dịp Kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 – 23/11/2022).
Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gặp mặt báo chí thông tin về chương trình “Sức mạnh nhân đạo” và phong trào “Tết Nhân ái”
“Sức mạnh nhân đạo” là chương trình thường niên nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác nhân đạo, lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp, hành động tử tế trong cộng đồng và vận động nguồn lực để chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương có điều kiện vui Xuân, đón Tết.
Tại Chương trình, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ phát động Phong trào “Người tốt việc thiện – Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái” và kêu gọi các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức các Chương trình, hoạt động Tết Nhân ái, chăm lo cho người dễ bị tổn thương được vui xuân, đón tết trong tình yêu thương ấm áp của cả cộng đồng.
Chương trình có sự hiện diện của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế, các đơn vị, doanh nghiệp đồng hành với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng sự tham gia của một số nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn, giao lưu với khán giả. Ngoài các tiết mục nghệ thuật, Chương trình còn có phóng sự về hoạt động chương trình tặng quà chăm lo người có hoàn cảnh đặc biệt, đồng bào bị thiệt hại do dịch bệnh và thiên tai, thảm hoạ; phát động ủng hộ “Tết Nhân ái”… Chương trình được dàn dựng với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa, mang lại những giá trị tinh thần tốt đẹp và tạo sự lan tỏa ấm áp, yêu thương.
Trong dịp này, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động phong trào “Tết Nhân ái”. Được kế thừa từ phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động từ năm 1999, phong trào nhằm tiếp tục huy động và kết nối rộng rãi sự tham gia, đóng góp của cộng đồng để tổ chức các mô hình “Tặng quà - Vui Tết” để trợ giúp về vật chất, tinh thần để người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương được vui xuân, đón Tết trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc theo điều kiện của địa phương, góp phần xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái.
Các hoạt động của phong trào “Tết nhân ái” được thiết kế đảm bảo các nguyên tắc: tôn trọng nhân phẩm, quyền tham gia, quyết định của người hưởng lợi; tôn trọng tập quán văn hóa và truyền thống của người dân địa phương; phát huy mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng để mọi người dân thể hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn bằng cách tham gia tổ chức và đóng góp nguồn lực sẵn có.
Nét mới của phong trào “Tết Nhân ái” là sự đa dạng trong cách thức tổ chức các hoạt động, bao gồm: Tặng quà và chúc Tết, chuỗi “Chợ Tết Nhân ái”, “Cửa hàng dịch vụ đón Tết”, cỗ Tết, hoạt động vui Tết.
Tết nguyên đán Quý Mão năm nay, toàn Hội phấn đấu chăm lo, hỗ trợ 1 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương với tổng giá trị hoạt động đạt 600 tỷ đồng. Thời gian triển khai các hoạt động của phong trào “Tết nhân ái” 2023 bắt đầu từ ngày 01/01/2023 đến ngày 16/01/2023 (tức từ ngày 10/12 đến ngày 25/12 âm lịch), trong đó cao điểm từ ngày 06/01/2023 đến ngày 15/01/2023 (tức từ ngày 15/12 đến ngày 24/12 âm lịch).
Trung ương Hội chỉ đạo điểm, tổ chức Chương trình “Tết Nhân ái” 2023 với chuỗi hoạt động hội chợ - tặng quà - vui Tết tại 10 tỉnh, thành đại diện 8 Cụm thi đua, hỗ trợ kinh phí tổ chức phong trào cho 6 tỉnh, thành từ nguồn các Chương trình, Dự án và 14 tỉnh có nhiều nạn nhân chất độc da cam cần được trợ giúp, tiếp tục vận động nguồn lực hỗ trợ các tỉnh khó khăn, đồng thời chỉ đạo các tỉnh, thành Hội triển khai đợt cao điểm vận động nguồn lực để tổ chức tết cho người nghèo, khó khăn, yếu thế, để không có người nghèo nào không nhận được quà Tết.
Phương Thanh
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- …
- sau ›
- cuối cùng »