TĐKT - Từ ngày 9 - 10/11, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ III làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 – 2025 tại tỉnh Lạng Sơn.
Đoàn Giám sát đã làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn, huyện Cao Lộc và khảo sát mô hình trồng hồng tại xã Lộc Yên, huyện Cao Lộc.
Đoàn Giám sát làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn
Theo báo cáo của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Lạng Sơn, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào được các cấp, các ngành tích cực thực hiện, tạo được sự ủng hộ của toàn xã hội trong việc huy động nguồn lực giúp đỡ các hộ nghèo.
Các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo đã được triển khai, thực hiện tốt, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Các chính sách giảm nghèo được các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Người nghèo, người cận nghèo đều được thụ hưởng đúng chính sách, cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội ngày càng thuận lợi.
Đoàn Giám sát làm việc với huyện Cao Lộc
Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã có cách làm hay, sáng tạo mang lại hiệu quả cao, như: Tổ chức các hoạt động trong “Tháng cao điểm vì người nghèo”; giới thiệu địa chỉ để các tập thể và cá nhân, các nhà hảo tâm hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo; các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc triển khai nhiều phong trào thi đua như: “Phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo có địa chỉ”; “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng”…; triển khai kịp thời công tác cứu trợ, hỗ trợ các gia đình nghèo, khó khăn bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh...
Các huyện đã nghiên cứu xây dựng các mô hình thí điểm như mô hình tạo việc làm công cho người nghèo thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng nhỏ cấp thôn bản, thông qua các dự án thí điểm các hộ tham gia dự án được trang bị kỹ thuật, kỹ năng làm việc tập thể, huy động được sự sáng tạo, chủ động, đóng góp thêm của cộng đồng để thực hiện dự án thành công, qua đó tạo được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Khảo sát mô hình trồng hồng tại xã Lộc Yên, huyện Cao Lộc
Trong quá trình thực hiện phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình tiêu biểu có nhiều mô hình, cách làm hay nhằm giúp đỡ những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội như: Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức chương trình “Tết Sum vầy”; Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai thực hiện mô hình “Cùng em vượt khó”; Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai cuộc vận động “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và mô hình "Nồi cháo dinh dưỡng vì bệnh nhân nghèo"... Đồng thời, nhiều doanh nghiệp đã đi đầu trong công tác nhân đạo từ thiện, đóng góp tích cực trong công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu như: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH Bảo Long, Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Lạng Sơn…
Ngoài ra, các Khối, Cụm thi đua tỉnh cũng đã có cách làm sáng tạo như: Tham gia hỗ trợ kinh phí sửa nhà, xóa nhà tạm; thăm hỏi, tặng quà hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiêu biểu...
Các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã đề ra các chủ trương, giải pháp thiết thực, hiệu quả để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội. Qua công tác tuyên truyền và các cuộc truyền thông, người nghèo, hộ nghèo đã có thay đổi về nhận thức, cách nghĩ, cách làm để nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Thu Thủy - Nguyệt Hà
Phong trào thi đua
Gia Lai: Huy động nguồn lực lớn đầu tư cho công tác giảm nghèo
TĐKT - Ngày 9/11, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai về việc triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí: Nguyễn Đình Tiến, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, đại diện Ban Dân tộc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, lãnh đạo, chuyên viên Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Gia Lai. Đồng chí Nguyễn Đình Tiến, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh phát biểu tại buổi làm việc Theo báo cáo của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh, hưởng ứng nội dung phát động thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Gia Lai đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo và phát động sâu rộng phong trào thi đua từ tỉnh đến cơ sở, với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Công tác huy động nguồn lực được các địa phương, các đoàn thể tích cực thực hiện, đã huy động được nguồn lực lớn để đầu tư cho công tác giảm nghèo. Bản thân người nghèo đã nỗ lực khắc phục các khó khăn, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19 để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Đoàn Giám sát chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu dự họp tại Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, nhiều mô hình, điển hình tiên tiến được kịp thời phát hiện, nêu gương và khen thưởng góp phần quan trọng đẩy mạnh và nhân rộng phong trào thi đua ở từng cấp, từng ngành và toàn tỉnh. Tiêu biểu là Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các mô hình “3 trong 1”, “3 biết 2 hỗ trợ”, “Nói không với rau 2 luống”, “Nói không với lợn 2 chuồng”, mô hình “Nhóm tín dụng tiết kiệm”, “Nông hội sản xuất cà phê sạch” của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh… Đoàn Giám sát làm việc tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh Trên địa bàn của các địa phương cũng đã triển khai các mô hình phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Huyện Chư Sê có các mô hình trồng chuối xuất khẩu, mít thái, bơ, cây dược liệu,... được người dân triển khai đã mang hiệu quả kinh tế cao và thu nhập ổn định. Huyện Mang Yang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện 3 mô hình: Mô hình trồng mít ghép Thái Lan da xanh tại xã Đak Trôi, với 7 hộ/0,91 ha; mô hình trồng cây đương quy bằng hệ thống tưới tiết kiệm tại xã Kon Thụp, với 2 hộ/0,11 ha; mô hình trồng cây sầu riêng ghép bằng hệ thống tưới tiết kiệm tại xã Lơ Pang, với 2 hộ/0,7 ha. Khảo sát mô hình sản xuất nấm sò và nấm linh chi của hộ gia đình ông bà Đặng Đình Tấn - Nguyễn Thị Hoài Phương, Khu phố 3, thị trấn Phú Hòa, Chư Păh, Gia Lai Với sự tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức và đông đảo quần chúng nhân dân, trong những năm vừa qua, công tác giảm nghèo của tỉnh đạt được những kết quả nhất định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đã góp phần giúp người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa,… Nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo. Khảo sát mô hình trồng dong riềng, kết hợp phát triển nông nghiệp và du lịch của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Chư păh, Gia Lai Trong chương trình làm việc, Đoàn Giám sát đã khảo sát một số mô hình điển hình của tỉnh trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Trong đó, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh là mô hình tiêu biểu về đóng góp phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, có các phong trào, cuộc vận động nâng cao tay nghề, tăng năng suất, tạo việc làm, có cơ chế phúc lợi, tăng lương trước thời hạn, biện pháp khích lệ động viên và gắn kết người lao động (đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số) với công ty. Khảo sát mô hình sản xuất của Công ty TNHH Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Đoàn cũng tới khảo sát các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả: Mô hình sản xuất nấm sò và nấm linh chi của hộ gia đình ông bà Đặng Đình Tấn - Nguyễn Thị Hoài Phương, Khu phố 3, thị trấn Phú Hòa, Chư Păh, Gia Lai; mô hình trồng dong riềng, kết hợp phát triển nông nghiệp và du lịch của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Chư păh, Gia Lai; mô hình hỗ trợ khởi nghiệp ứng dụng công nghệ cao với sản phẩm từ thảo dược của Công ty TNHH Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, từ thiện. Đoàn trao đổi với lãnh đạo Công ty TNHH Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Tại các buổi làm việc, Đoàn đi sâu tìm hiểu việc triển khai phong trào thi đua, công tác khen thưởng gắn với việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các cuộc vận động, các phong trào giúp làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ hủ tục, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo; trao đổi về các mô hình, cách thức phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng và khen thưởng các điển hình, tấm gương tiêu biểu nhằm lan tỏa và nêu gương trong cộng đồng, xã hội về thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Đoàn cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường hơn nữa công tác phối hợp trong triển khai phong trào, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, biểu dương, vinh danh các tập thể, cá nhân có thành tích, gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, phù hợp với đặc điểm, tình hình ở địa phương, cơ sở; tham mưu đề xuất Hướng dẫn khen thưởng của tỉnh và quan tâm phát hiện, kịp thời đề xuất khen thưởng các hộ sản xuất kinh doanh, người nông dân, người lao động trực tiếp có thành tích xứng đáng. Nguyệt HàGiúp người nghèo có cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển
TĐKT - Sáng 8/11, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum về việc triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Lân, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Kon Tum; lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Kon Tum, lãnh đạo huyện Konplong, lãnh đạo, chuyên viên phòng Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum. Đồng chí Nguyễn Văn Lân, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Kon Tum phát biểu tại buổi làm việc Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí Trần Thị Hòa Bình, Trưởng phòng Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum cho biết: Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Phong trào được các cấp, các ngành tích cực thực hiện, tạo được sự ủng hộ của toàn xã hội trong việc huy động nguồn lực giúp đỡ các hộ nghèo. Phong trào thi đua có ý nghĩa thiết thực, trọng tâm, vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; tạo cho người nghèo có cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản. Phong trào thi đua được triển khai đảm bảo đúng đối tượng ưu tiên được hưởng lợi (người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ nghèo, dân tộc thiểu số, hộ mới thoát nghèo...). Đồng chí Trần Thị Hòa Bình, Trưởng phòng Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum báo cáo tại buổi làm việc Các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã đề ra các chủ trương, giải pháp thiết thực, hiệu quả để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội. Qua công tác tuyên truyền và các cuộc truyền thông, người nghèo, hộ nghèo đã có thay đổi về nhận thức, cách nghĩ, cách làm để nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Đáng chú ý, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh đã lồng ghép, gắn kết các nội dung thi đua với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, "Ngày cả nước vì người nghèo 17/10", đã có tác động tích cực, tạo khí thế thi đua sôi nổi, tích cực thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Nhận thức trong nhân dân, người nghèo và người dân tộc thiểu số đang dần chuyển biến, dẫn đến chuyển đổi hành vi để tự vươn lên thoát nghèo và phấn đấu vươn lên làm giàu. Đồng chí Nguyễn Văn Lân, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Kon Tum chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn tại Trụ sở khu làm việc liên hợp các sở, ngành tỉnh Tại buổi làm việc, Đoàn Giám sát ghi nhận và đánh giá cao công tác tổ chức triển khai phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cách làm mới, sâu sát, sáng tạo, tăng cường sự tham gia và nâng cao trách nhiệm của người dân trong các phong trào, các cuộc vận động, các chương trình, dự án, giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, Đoàn đề nghị Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về nội dung, ý nghĩa của Phong trào; chú trọng việc giới thiệu, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, tiêu biểu, tạo sức lan tỏa và nêu gương trong nhân dân, cộng đồng xã hội. Đoàn cũng đề nghị các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với đội ngũ những người làm công tác thi đua, khen thưởng để kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng và biểu dương khen thưởng các mô hình, điển hình từ cơ sở; quan tâm hơn nữa đến việc khen thưởng đối tượng nông dân, hộ sản xuất kinh doanh có thành tích trong Phong trào. Đoàn khảo sát mô hình sản xuất cà phê của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, Km4, QL14, Thôn 2, xã Đắk Kan, Ngọc Hồi, Kon Tum Trước đó, Đoàn đã tới khảo sát một số mô hình tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” của tỉnh Kon Tum. Đó là mô hình sản xuất cà phê của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, Km4, QL14, Thôn 2, xã Đắk Kan, Ngọc Hồi, Kon Tum. Mô hình sản xuất cà phê khép kín từ khâu canh tác, thu hoạch, rang xay, đến đưa ra thị trường đã góp phần tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân trong thôn, trong xã và khu vực xung quanh. Khảo sát mô hình trồng chuối tiêu hồng xuất khẩu của chị Đinh Thị Sạnh, thôn Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi Đoàn cũng khảo sát mô hình trồng chuối tiêu hồng xuất khẩu của chị Đinh Thị Sạnh (người dân tộc Mường), Chi hội trưởng phụ nữ thôn Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. Mô hình do Mặt trận Tổ quốc phát động và hỗ trợ, Hội Liên hiệp Phụ nữ giúp tìm đầu ra cho sản phẩm. Khảo sát mô hình thí điểm trồng gừng, nghệ kết hợp khoai môn tại thôn Vi Klâng 1, xã Pờ Ê, huyện Konplong Các mô hình tiêu biểu khác mà Đoàn đã tới khảo sát là mô hình thí điểm trồng gừng, nghệ kết hợp khoai môn tại thôn Vi Klâng 1, xã Pờ Ê, huyện Konplong; mô hình trồng cà phê xứ lạnh tại thị trấn Măng Đen. Đoàn đến thăm hộ gia đình chị Đào Thị Hương và hộ gia đình chị Y Ring tại thị trấn Măng Đen: Hộ gia đình hỗ trợ, tương trợ nhau thoát nghèo. Phương ThanhPhát triển các sản phẩm thế mạnh tại địa phương để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững
TĐKT – Chiều 4/11, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn về việc triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Lê Văn Hội, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn đồng chủ trì buổi làm việc. Đồng chí Lê Văn Hội, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn Giám sát Báo cáo với Đoàn Giám sát, đồng chí Hoàng Minh, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Bắc Kạn cho biết: Trong những năm qua, công tác giảm nghèo bền vững được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn. Phong trào thi đua “Bắc Kạn chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021- 2025 được phát động rộng rãi trong toàn tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và nhận được sự đồng thuận cao của toàn thể cán bộ chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động và bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động thi đua được gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng tập thể, cá nhân trong đơn vị, góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của ngành và thực hiện thắng lợi chương trình giảm nghèo của tỉnh nói chung. Đồng chí Hoàng Minh, Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Bắc Kạn báo cáo với Đoàn Giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 – 2025 tại tỉnh Bắc Kạn Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Bắc Kạn tranh thủ các nguồn lực và huy động các nguồn xã hội hóa để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo, hỗ trợ các địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững. Để giúp người dân vươn lên giảm nghèo bền vững, các đơn vị, địa phương trong tỉnh tiếp tục hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển các mô hình giảm nghèo, dự án giảm nghèo để tạo việc làm, sinh kế bền vững, có thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với thế mạnh về nông lâm nghiệp, địa phương tiếp tục hỗ trợ phát triển sản xuất để bảo đảm an ninh lương thực và đáp ứng nhu cầu cho người dân tại các vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp cho người nghèo theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường kết nối giữa người sản xuất và các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị, ưu tiên phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Nhìn chung các chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững đã thực sự đi vào cuộc sống và bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm sau cao hơn năm trước, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, đời sống vật chất và mức thu nhập của nhân dân trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn Đoàn chụp ảnh lưu niệm với Giám đốc Sở Nội vụ và Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Bắc Kạn Tại buổi làm việc, các đồng chí thành viên trong Đoàn đánh giá cao việc chủ động triển khai phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh. Đoàn đề nghị Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, các mô hình hay, cách làm tốt bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp để nhân rộng, lan tỏa rộng rãi trong tỉnh và toàn quốc. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo các đơn vị kịp thời phát hiện để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất; tiếp tục chú trọng việc tổ chức biểu dương, vinh danh nhằm tạo động lực, khích lệ động viên phong trào. Tham quan mô hình phụ nữ làm chủ tại HTX Thiên An, thôn Nà Ít, xã Vi hương, huyện Bạch Thông Tham quan mô hình nông trang trại kết hợp tại HTX Nhung Lũy, xã Yến Dương, huyện Ba Bể. Trong khuôn khổ chương trình, Đoàn Giám sát đã tham quan mô hình phụ nữ làm chủ tại HTX Thiên An, thôn Nà Ít, xã Vi hương, huyện Bạch Thông, sản xuất các sản phẩm thảo dược kết hợp với thổ cẩm mang đậm nét văn hóa người Dao; mô hình nông trang trại kết hợp tại HTX Nhung Lũy, xã Yến Dương, huyện Ba Bể, sản xuất các sản phẩm lạp xường, thịt treo gác bếp, bí thơm…. Phương ThanhNhà máy Z183 phát động “50 ngày thi đua lập công Quyết thắng”
TĐKT – Nhằm giáo dục, bồi đắp, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng, tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của quân và dân ta trong Chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử, Nhà máy Z183 đã phát động Đợt thi đua cao điểm Chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" với chủ đề: "50 ngày thi đua lập công Quyết thắng". Đại tá Bùi Văn Lương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công ty phát động đợt thi đua Đợt thi đua diễn ra trong 50 ngày, từ ngày 9/11 đến ngày 28/12/2022. Đợt thi đua xác định 3 nội dung, chỉ tiêu thi đua chính, bao gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý chí quyết tâm cho cán bộ, công nhân viên. Đẩy mạnh thi đua về đích sớm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; phấn đấu hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng 11, 12/2022 và các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản. Thi đua đẩy mạnh xây dựng chính quy, chấp hành nghiêm kỷ luật, pháp luật, đảm bảo an toàn. Đợt thi đua là động lực mạnh mẽ thúc đẩy chất lượng, hiệu quả trong lao động sản xuất và công tác, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Nhà máy trong Quý IV và cả năm 2022. Nguyệt HàTrường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổng kết công tác Công đoàn năm học 2021 - 2022
TĐKT - Sáng 3/11, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn năm học 2021 - 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023. Dự Hội nghị có: GS,TS. Nguyễn Công Nghiệp - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Thường trực; thầy Trần Đức Minh - Phó Hiệu trưởng; đồng chí Nguyễn Đăng Tân - Phó Bí thư Đảng ủy; đồng chí Nguyễn Hữu Chiến - Chủ tịch Công đoàn trường. Đồng thời, Hội nghị có sự tham dự của: Ban chấp hành Công đoàn Trường, Ban kiểm tra, đại diện lãnh đạo các đơn vị, các Tổ trưởng công đoàn cũng như các công đoàn bộ phận. GS,TS Nguyễn Công Nghiệp - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Thường trực phát biểu chỉ đạo Hội nghị đánh giá các hoạt động của Công đoàn thực hiện trong năm học vừa qua, xác định những ưu điểm, nhược điểm, những khó khăn và tồn tại cần được khắc phục, từ đó đề ra kế hoạch, nhiệm vụ cho năm học 2022 - 2023. Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Chiến, Chủ tịch Công đoàn trường cho biết: Năm học vừa qua, mặc dù do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài nhưng Ban Chấp hành Công đoàn trường đã có những cách làm mạnh dạn, đổi mới hình thức hoạt động, phương thức tiếp cận, bám sát nhiệm vụ chính trị của nhà trường, huy động trí tuệ tập thể, tạo sự đoàn kết, nhất trí trong cán bộ, giảng viên, người lao động, xây dựng được đội ngũ công đoàn viên và tổ chức công đoàn vững mạnh. Nhà trường đã chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giảng viên, người lao động. Động viên cán bộ, giảng viên nhà trường tích cực thi đua, đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nhờ đó nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm học vừa qua. Với công tác chuyên môn, Công đoàn trường luôn bám sát thực hiện nội dung văn hoá học đường của Nhà trường với khẩu hiệu “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, văn minh”. Trong năm học 2021 – 2022, Công đoàn đã triển khai kịp thời các Nghị quyết của Ban Giám hiệu, động viên công đoàn viên đoàn kết, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, chủ động học tập để nâng cao trình độ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung của trường, tích cực, chủ động tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Năm học 2022 – 2023, Công đoàn nhà trường sẽ phát động sâu rộng trong Công đoàn toàn trường phong trào thi đua với chủ đề : “Tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong dạy và học, tích cực tham gia xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo người lao động đáp ứng yêu cầu mới”, động viên cán bộ, giảng viên, người lao động thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tập trung vào các nội dung: Điều lệ, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI; các văn bản Luật, các chính sách mới liên quan đến cán bộ, nhà giáo, người lao động, thực hiện chủ trương xây dựng môi trường công tác chuyên nghiệp, thân thiện của nhà trường, góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh của nhà trường đến xã hội. Tạo điều kiện, động viên cán bộ, nhà giáo, người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tích cực tham gia thực hiện chủ trương về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Tiếp tục hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động; tham gia quản lý, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Quan tâm hơn nữa đến đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động. Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Nữ công công đoàn và cơ chế phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong đơn vị. Xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, chỉ tiêu và thực hiện các giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, tiếp tục xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, chú trọng công tác phát triển tổ chức công đoàn trực thuộc, đoàn viên công đoàn, công tác phát triển Đảng. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội đại biểu Công đoàn Trường lần thứ VII nhiệm kỳ 2023 - 2028. Khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc Phát biểu tại Hội nghị, GS,TS. Nguyễn Công Nghiệp - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường đã biểu dương những cách làm hay, sáng tạo của Công đoàn trường thời gian qua và động viên, khuyến khích Công đoàn trường tiếp tục nỗ lực phát động và tổ chức thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả, qua đó khẳng định chức năng đại diện chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công đoàn viên, góp phần cùng với Nhà trường ổn định về tư tưởng cán bộ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao. GS,TS cũng nhấn mạnh cần cải thiện điều kiện dạy và học cho thầy và trò, cải thiện đời sống, thu nhập cho cán bộ, giảng viên, người lao động. Ban Chấp hành Công đoàn trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Cũng tại Hội nghị tổng kết, Công đoàn trường đã công bố các Quyết định khen thưởng cho các tập thể và cá nhân trong trường, bao gồm: 8 Công đoàn bộ phận xuất sắc; 86 đoàn viên công đoàn xuất sắc. Đức Bình - Việt AnhĐộng viên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
TĐKT – Từ ngày 2 - 3/11, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với UBND xã Lý Quốc Trong chương trình, Đoàn đã làm việc tại Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, UBND xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng; tham quan các mô hình: Mô hình đảm bảo quốc phòng - an ninh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Lý Vạn (huyện Hạ Lang), mô hình dịch vụ du lịch cộng đồng với sản phẩm homestay tại thôn Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, mô hình sản xuất vật liệu xây dựng (gạch làm từ bột đá, xi măng), vườn hạt dẻ, quả bơ của cựu chiến binh Hoàng Văn Du, Giám đốc HTX Hoàng Dương, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng tạo việc làm giúp nhiều cựu chiến binh vươn lên thoát nghèo. Đồng chí Ngô Bá Doanh, Bí thư Đảng ủy xã Lý Quốc phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn Giám sát Các đồng chí thành viên trong Đoàn ghi nhận nỗ lực và kết quả đạt được của tỉnh và các đơn vị trong việc triển khai phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025. Đoàn đề nghị các đơn vị quan tâm tổ chức triển khai các phong trào thiết thực, phù hợp với đặc điểm của địa phương; quan tâm đến công tác phát hiện, kịp thời đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích, chú trọng đến các hộ gia đình, người nông dân, người lao động trực tiếp, góp phần hoàn thành tốt công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương, vinh danh các tấm gương, các điển hình để chia sẻ, lan tỏa, nhân rộng các cách làm hay, mô hình tốt bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp, nâng cao nhận thức, khích lệ phong trào trong thời gian tới. Các thành viên trong đoàn cũng dành thời gian trao đổi về nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng tại các đơn vị đến giám sát. Đoàn Giám sát tham quan mô hình đảm bảo quốc phòng - an ninh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Lý Vạn (huyện Hạ Lang) Theo báo cáo của UBND tỉnh Cao Bằng, thời gian qua, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào được các cấp, các ngành tích cực thực hiện, tạo được sự ủng hộ của toàn xã hội trong việc huy động nguồn lực giúp đỡ các hộ nghèo. Tham quan mô hình dịch vụ du lịch cộng đồng với sản phẩm homestay tại thôn Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh Các chính sách giảm nghèo được các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Người nghèo, người cận nghèo đều được thụ hưởng đúng chính sách, cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội ngày càng thuận lợi. Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã có cách làm hay, sáng tạo mang lại hiệu quả cao, như: Tổ chức các hoạt động trong “Tháng cao điểm vì người nghèo”; giới thiệu địa chỉ để các tập thể và cá nhân, các nhà hảo tâm hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo; các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc triển khai nhiều phong trào thi đua như: “Phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo có địa chỉ”; “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng”… triển khai kịp thời công tác cứu trợ, hỗ trợ các gia đình nghèo, khó khăn bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn... Tham quan mô hình sản xuất vật liệu xây dựng, vườn hạt dẻ, quả bơ của cựu chiến binh Hoàng Văn Du Các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã đề ra các chủ trương, giải pháp thiết thực, hiệu quả để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của các hộ nghèo, đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Đoàn làm việc tại Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng Kết quả, toàn tỉnh đã giảm được 5.043 hộ nghèo, tỷ lệ giảm 4,03%, đưa tỷ lệ hộ nghèo đầu năm 2021 từ 22,06% xuống còn 18,03% vào cuối năm 2021, đạt 101% kế hoạch (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020). Đến thời điểm tháng 5/2022, toàn tỉnh có 42.751 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 33,23%, 17.145 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 13,33% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025). Đoàn dâng hương và chụp ảnh lưu niệm tại đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã có tác động tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tạo được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ; xử lý kịp thời, dứt điểm những vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai. Phương ThanhHà Giang quyết tâm thi đua xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh
TĐKT - Quyết tâm thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Hà Giang đang nỗ lực hằng ngày để xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Là một tỉnh miền núi nơi địa đầu Tổ quốc, có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, Hà Giang đã và đang lưu giữ nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp đã trở thành giá trị di sản văn hóa của nhân loại và cấp quốc gia. Theo kết quả kiểm kê di sản năm 2021, Hà Giang còn lưu giữa 131 di sản văn hóa vật thể, 446 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 3 bảo vật quốc gia, 62 di tích, danh thắng, 27 di sản văn hóa phi vật thể được xếp hạng và đưa vào danh mục di sản văn hóa cấp Quốc gia và cấp tỉnh. Những giá trị di sản đó đã và đang trở thành tiềm năng vô giá để Hà Giang bứt phá phát triển du lịch theo hướng bền vững, tạo sinh kế cho người dân, giúp đồng bào các dân tộc vùng cao Hà Giang chung tay vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, bảo vệ vững chắc vùng lãnh thổ quốc gia nơi địa đầu Tổ quốc. Thiếu nữ dân tộc Pà Thẻn, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống (Ảnh Tư liệu) Bên cạnh những giá trị tốt đẹp đó, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Hà Giang, nơi vùng sâu, vùng xa vẫn còn tồn tại các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậuđã gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội; việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; nhiều giá trị văn hóa có kết quả nghiên cứu nhưng chưa được đưa vào sử dụng; tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, văn hóa đặc trưng của một số dân tộc thiểu số có nguy cơ bị mai một. Mối quan hệ giữa xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh với công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc chưa được giải quyết hài hòa. Nguyên nhân chủ yếu là do một số cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của việc thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh và sự cần thiết của việc bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc đối với sự phát triển bền vững của tỉnh. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh chưa được quan tâm thường xuyên, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Chưa có cơ chế, chính sách đồng bộ, xác định lộ trình cụ thể và các nội dung, phương thức triển khai hiệu quả trong việc thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh ở từng địa bàn cơ sở. Vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Hội nghệ nhân dân gian trong công tác tuyên truyền, vận động chưa được phát huy hiệu quả. Với quan điểm “Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, những phong tục, tập quán hay, ý nghĩa, tốt đẹp thì duy trì, phát huy và ngược lại những hủ tục không phù hợp với nếp sống văn minh thì cần phải loại bỏ. Đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với các địa phương, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, đặc biệt là người đứng đầu. Coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ, xếp loại thi đua đối với cán bộ, đảng viên hằng năm. Kiên quyết không giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm đối với những cán bộ và gia đình còn duy trì các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu. Phấn đấu để người dân Hà Giang có đời sống vật chất no đủ, có nếp sống văn minh. Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Chỉ thị số 06/CT-TTg, ngày 20/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm; Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU, ngày 10/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng bài trừ các hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, ngày 1 tháng 5 năm 2022 Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 27-NQ/TU về xóa bỏ xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng các dân tộc ở Hà Giang giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh đã ban hành Chương trình số 199/CTr-UBND ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh hành động thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TƯ ngày 10/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng bài trừ các hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 01/7/2022 của UBND tỉnh về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022 - 2025. Để động viên, cán bộ và nhân dân chủ động, tự giác, tích cực tham gia có hiệu quả trong thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu trong nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang; đồng thời gắn với việc bảo tồn và phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc; hát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút đông đảo du khách, từ đó nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh, ngày 26/9/2022, UBND tỉnh đã phát động phong trào “Thi đua xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang” giai đoạn 2022 - 2025. Mục tiêu trọng tâm của phong trào thi đua được xác định rất cụ thể: Phấn đấu đến hết năm 2022, đảm bảo 100% cán bộ, đảng viên đang công tác trong các cơ quan nhà nước, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động người thân trong gia đình thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu. Đến hết năm 2025, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 75% các hộ gia đình trong toàn tỉnh nhận thức được tác hại, hệ lụy của các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu; sự cần thiết và tích cực tham gia bài trừ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu của gia đình, dòng họ. Đồng thời, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc và phát huy thuần phong mỹ tục, bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan, thực hành tiết kiệm, chống thương mại hóa, vụ lợi; không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng; không gây ô nhiễm môi trường. Triển khai các chính sách an sinh xã hội gắn với thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, phát huy các tiềm năng, giá trị di sản văn hóa, hình thành một số không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu, xây dựng môi trường văn hóa lành manh của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác cải tạo, phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Hà Giang xác định thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, hiệu quả, bền vững, trên nguyên tắc tuân thủ thực hiện đúng chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và được triển khai đồng bộ, quyết liệt trên cả hai mặt “xây” và “chống” trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn, kiểm tra của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong việc xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh để nêu gương cho quần chúng làm theo. Đồng thời, nghiêm khắc phê bình và có hình thức xử lý kỷ luật đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm. Thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và xây dựng con người mới, nếp sống mới, tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc trong các dân tộc. Việc xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh góp phần hiện thực hóa mục tiêu nâng cao thể trạng, tầm vóc, sức khỏe nhân dân, giảm thiểu tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong độ tuổi gắn với triển khai Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030; phát triển du lịch và giảm nghèo bền vững. Người Mông xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc tổ chức các hoạt động văn nghệ giúp lưu giữ và phát huy bản sắc dân tộc (Ảnh tư liệu) Thực hiện câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Càng khó khăn thì càng phải thi đua”, với niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo Đảng cùng với sự đoàn kết, đồng lòng quyết tâm thi đua của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cùng toàn thể cán bộ, đảng viên, cán bộ - chiến sĩ các lực lượng vũ trang và tầng lớp nhân dântrong tỉnh, phong trào “Thi đua xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang” giai đoạn 2022 - 2025 sẽ đạt được những kết quả và thành tựu nhất định, góp phần xây dựng tỉnh Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại. Hồng ThiếtNông dân Ninh Bình tích cực thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
TĐKT - 5 năm qua (2017 - 2022), phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tiếp tục phát triển cả bề rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa, thu hút đông đảo nông dân tham gia. Phong trào đã khích lệ, động viên nông dân hăng hái thi đua lao động, đổi mới nếp nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu và giúp đỡ nhau thoát nghèo bền vững; khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển sản xuất. Ông Nguyễn Minh Lộc, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân (HND) tỉnh Ninh Bình cho biết: Đến nay, toàn tỉnh có hơn 138 nghìn hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó cấp tỉnh là 641 hộ, cấp trung ương 44 hộ; thu nhập trên 1 ha canh tác năm 2021 đạt 143 triệu đồng, tăng 32 triệu đồng so với năm 2015. Từ năm 2017 đến nay, các cấp HND đã xây dựng được 276 mô hình giảm nghèo bền vững, trực tiếp giúp đỡ 4.593 hộ nông dân vươn lên thoát nghèo. Nhiều mô hình có quy mô lớn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương. Người dân Ninh Bình tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Để đạt được kết quả trên, HND tỉnh đã tập trung tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo và có cơ chế, chính sách, hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển phong trào. Hội cũng tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trong triển khai các chính sách hỗ trợ liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân; kịp thời phối hợp, giúp đỡ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, tạo điều kiện động viên hộ nông dân, chủ trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh… “Trong quá trình triển khai, Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở rộng liên kết “4 nhà”, tập trung hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật (KHKT), trong đó chú trọng tới yếu tố chất lượng sản phẩm, sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, bảo vệ môi trường và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.” - ông Lộc cho biết. Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ nông dân có kiến thức khoa học phát triển sản xuất, kinh doanh, 5 năm qua, các cấp Hội trong tỉnh phối hợp tổ chức 4.533 lớp tập huấn KHKT cho 278.124 lượt nông dân; phối hợp tổ chức dạy nghề cho 28.252 lượt hội viên nông dân. Thông qua tập huấn, dạy nghề giúp nông dân nâng cao kiến thức KHKT áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao và sau khi học nghề có trên 80% lao động có việc làm, thu nhập ổn định. Đồng thời, các cấp Hội đã chú trọng hoạt động tư vấn, hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển sản xuất từ nguồn vay Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách - Xã hội do các cấp Hội nhận ủy thác. Hiện nay số dư nợ của toàn tỉnh đã đạt trên 2.000 tỷ đồng. Các cấp Hội còn tích cực tuyên truyền, vận động và huy động các nguồn lực xây dựng Quỹ “Hỗ trợ nông dân” và Quỹ Hội để giúp hội viên có thêm nguồn vốn vay cũng như kịp thời hỗ trợ hội viên khi ốm đau, hoạn nạn, gặp rủi ro. Hiện tổng Quỹ “Hỗ trợ nông dân” của tỉnh đạt gần 40 tỷ đồng. Ngoài ra, HND các cấp đã ký chương trình phối hợp với một số doanh nghiệp cung ứng phân bón, thức ăn chăn nuôi để cung ứng theo phương thức trả chậm, tạo điều kiện cho những nông dân khó khăn về vốn, phân bón để đầu tư phát triển sản xuất. Trong 5 năm, các cấp Hội trong tỉnh đã tín chấp cung ứng 1.936.085 tấn phân bón trả chậm cho nông dân. Mô hình cửa hàng nông sản an toàn được Hội Nông dân triển khai trên địa bàn tỉnh Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trong tỉnh phát động rộng khắp đã tạo mối liên kết giữa các hộ nông dân ngày càng chặt chẽ, tạo điều kiện để thực hiện tái cơ cấu và sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đến nay, các cấp Hội đã vận động hội viên nông dân thành lập được 78 HTX, 133 tổ hội nghề nghiệp, 331 tổ hợp tác. Các tổ chức kinh tế tập thể này hoạt động ở đa dạng ngành nghề, xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu sản xuất theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường. Tiêu biểu như: HTX nuôi trồng thủy sản tại xã Yên Đồng (Yên Mô), HTX trồng đào (Xuân Chính, Kim Sơn); HTX chăn nuôi tại xã Như Hòa (Kim Sơn), Tổ Liên gia chăn nuôi dê xã Ninh Hòa (huyện Hoa Lư).... Tiếp tục thực hiện Đề án “Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn”, các cấp Hội đã xây dựng được 473 mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Hội cũng xây dựng và duy trì hoạt động 25 “Cửa hàng nông sản an toàn”, gắn biển 15 “Điểm bán hàng hạn chế túi nilon và đồ thải nhựa” tại TP Ninh Bình, TP Tam Điệp, Hoa Lư…; gắn biển 2 “Điểm du lịch, dịch vụ thân thiện môi trường tại xã Ninh Hải huyện Hoa Lư; duy trì và xây dựng mới 313 mô hình “Dân vận khéo”... Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên giúp đỡ hộ nghèo. Theo đó, Hội Nông dân toàn tỉnh xây dựng được 276 mô hình giảm nghèo bền vững, đã trực tiếp giúp đỡ 4.593 hộ nông dân nghèo vươn lên thoát nghèo. Kinh tế phát triển, bà con đã hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, vận động hội viên góp trên 627 nghìn ngày công, hiến đất, đóng góp trên 498 tỷ đồng để làm các công trình thủy lợi nội đồng và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, góp phần vào kết quả trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Ngoài ra, hưởng ứng cuộc cách mạng về chuyển đổi số, HND tỉnh đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, hội viên, nông dân, giới thiệu sàn thương mại điện tử postmart.vn và lợi ích của bà con khi tham gia đăng sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách thức tạo tài khoản, đăng sản phẩm và hướng dẫn bán hàng trên sàn postmart.vn. Theo ông Lộc, việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm tiềm năng của các địa phương, hoạt động này sẽ góp phần nâng cao năng lực chuyển đổi số cho tổ chức Hội, HTX, THT và đặc biệt khuyến khích tinh thần “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đây là một trong những phương thức bán hàng hiệu quả trong giai đoạn phát triển xã hội số hiện nay. Cùng với đó, cấp Hội cũng đẩy mạnh tuyên truyền, sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm, tiếp tục phổ biến, nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân về tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp sạch có năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất cao, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. Tuệ MinhTĐKT - Ngày 20/10, tại Trung tâm Thương mại và Du lịch Dũng Tân (TP. Sông Công), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Kỷ niệm 92 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Phụ nữ các cấp” và “Khai mạc Hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi’.
Bà Phạm Thị Thu Thuỷ, Ủy viên BCHTW Hội LHPNVN, UVBCH Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh phát biểu tại chương trình
Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; Dương Thị Ngọc Linh - Ủy viên đoàn Chủ tịch, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội LHPN Việt Nam; Dương Văn Tiến - UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Mai Thị Thúy Nga – Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó CT HĐND tỉnh; Hoàng Thái Cương - Bí thư Thành ủy, thành phố Sông Công; Phạm Thị Thu Thủy - Ủy viên BCHTW Hội LHPNVN, UVBCH Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh và các đồng chí lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy; lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, lãnh đạo UBMTTQ, các sở, ngành và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh; lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tặng hoa chúc mừng Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên
Hiện nay, Hội LHPN tỉnh có 12 đầu mối cấp huyện, 2 tổ chức thành viên, 190 tổ chức cơ sở Hội, 2.335 chi hội với trên 265 nghìn hội viên phụ nữ. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh đã triển khai có hiệu quả định hướng của Trung ương: “Tỉnh vận dụng sáng tạo; Huyện đồng hành cơ sở; Xã nắm chắc hội viên; Chi thấu hiểu phụ nữ” để chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ. Các cấp Hội tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mọi mặt cho hội viên phụ nữ; tăng cường tập hợp, thu hút hội viên; đẩy mạnh các hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ, nâng cao quyền năng về kinh tế, chính trị cho phụ nữ; thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ; chủ động lựa chọn nội dung, khâu đột phá, tổ chức các hoạt động Hội phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương; triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chú trọng xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng hoạt động ở cơ sở, đặc biệt là chi hội, tổ phụ nữ và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Theo đó, đã có trên 400 hộ nghèo được Hội giúp đỡ; vận động xây dựng 15 Mái ấm tình thương, trị giá gần 800 triệu đồng; vận động gần 10 tỷ đồng thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giúp đỡ các gia đình chính sách…; tín chấp với các Ngân hàng gần 3,2 nghìn tỷ cho gần 75 nghìn lượt hội viên vay để phát triển kinh tế; chủ động tham mưu, đề xuất chính sách, đóng góp ý kiến vào các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của Hội. Tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; khai thác các nguồn lực để hỗ trợ cho các hoạt động của Hội... Tổ chức Hội hoạt động ngày càng hiệu quả, khẳng định vai trò, vị thế trong hệ thống chính trị và hội viên phụ nữ.
Kích hoạt phần mềm Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XIV”.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Mai Thị Thúy Nga - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Công tác Hội và phong trào phụ nữ của tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí đề nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh cần xây dựng và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tổ chức, thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ; đồng thời tiếp tục quán triệt sâu sắc đến cán bộ, hội viên phụ nữ và các tầng lớp nhân dân quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về những nội dung liên quan đến công tác Hội và phong trào phụ nữ. Tích cực thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai nhiệm vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong hệ thống Hội. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua - khen thưởng, kịp thời phát hiện biểu dương khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, nhằm tạo sức lan tỏa trong các cấp Hội và cộng đồng.
Hội LHPN tỉnh cần xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ Hội các cấp, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, tạo nguồn cán bộ nữ cho cấp ủy và chính quyền của tỉnh và các địa phương. Tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo; tập hợp, phát huy nội lực hội viên, phụ nữ, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm 2022 và những năm tiếp theo.
Trao giải cuộc thi “Ngày phụ nữ khởi nghiệp” cho 11 cá nhân có ý tưởng tiêu biểu, xuất sắc
Tại Lễ kỷ niệm, Hội LHPN tỉnh phối hợp với VNPT Thái Nguyên phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX; Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XIV”.
Cuộc thi được tổ chức với hình thức thi trắc nghiệm trên nền tảng trực tuyến sẽ giúp đội ngũ cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tiếp tục được nghiên cứu, học tập nội dung các nghị quyết của Đảng, của Hội; tạo không khí phấn khởi, khơi dậy phong trào thi đua yêu nước, nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của cán bộ, hội viên, phụ nữ và các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; đưa Nghị quyết vào thực tiễn; góp phần tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và tổ chức Hội vững mạnh.
Nhân dịp này, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam” cho 194 cá nhân. Đây là phần thưởng cao quý nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp cho sự bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ tại cơ sở cũng như hoạt động của Hội LHPN Việt Nam suốt thời gian qua.
Ông Dương Văn Tiến - UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy và ông Vũ Thế Anh - Phó TGĐ Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thiên Lộc trao quà và nhận đỡ đầu, chăm sóc 10 cháu trên địa bàn thành phố Sông Công
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” được Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động từ cuối năm 2021. Chương trình có ý nghĩa thiết thực của cán bộ, hội viên phụ nữ nhằm đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng các trẻ em mồ côi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tạo động lực, giúp các trẻ mồ côi có thêm điểm tựa trong hành trình khôn lớn, trưởng thành. Đây là một trong những hoạt động được Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên thực hiện mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, với ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Trong thời gian qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhận chăm sóc, đỡ đầu 190 cháu đến năm 18 tuổi, trong đó Hội LHPN tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhận đỡ đầu 15 cháu; cấp huyện nhận đỡ đầu 175 cháu.
Cũng tại chương trình, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thiên Lộc nhận đỡ đầu, chăm sóc 10 cháu trên địa bàn thành phố Sông Công đến khi các cháu đủ 18 tuổi (mức hỗ trợ 500.000 đ/tháng). Tổng kinh phí hỗ trợ cho 10 cháu là 227 triệu đồng.
Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ yếu thế, phụ nữ nghèo, phụ nữ khuyết tật mạnh dạn tham gia khởi nghiệp, hiện thực hoá ý tưởng kinh doanh, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã tổ chức “Ngày phụ nữ khởi nghiệp cấp tỉnh năm 2022”. Sau gần một năm triển khai thực hiện, nhiều ý tưởng kinh doanh của hội viên, phụ nữ đã biến thử thách thành cơ hội, từ đó khẳng định vị trí của phụ nữ trong gia đình, xã hội. Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên đã nhận được gần 100 ý tưởng tham gia dự thi. Qua nhiều vòng thi, Ban Tổ chức cuộc thi đã chấm qua 4 vòng thi và lựa chọn được 11 ý tưởng tiêu biểu, xuất sắc để trao giải tại chương trình.
Hoạt động khai mạc Hội chợ “Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi” là một hoạt động điểm nhấn của buổi lễ. Hội chợ được tổ chức từ ngày 20 - 22/10/2022, với quy mô 60 gian hàng nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá và tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh và các tỉnh lân cận; thu hút sự quan tâm, nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, là nơi tôn vinh, giới thiệu những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu do phụ nữ các địa phương sản xuất, chế biến kinh doanh, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và niềm tự hào hàng Việt Nam.
Hoàng Nhung (HT)
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- …
- sau ›
- cuối cùng »