TĐKT - Sáng 30/11, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết thực hiện Luật Dân quân tự vệ năm 2009. Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có Thiếu tướng Lê Hiền Vân, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, đại diện các bộ, ban, ngành trung ương và hơn 3.300 đại biểu tại 80 điểm cầu trong toàn quốc.
Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu khai mạc Hội nghị.
Những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) nói chung và hệ thống văn bản QPPL về dân quân tự vệ (DQTV) nói riêng từng bước được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh tổng hợp của DQTV, góp phần quan trọng trong giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hiệu lực quản lý nhà nước về DQTV được tăng cường.
8 năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác DQTV, nhiều địa phương có nghị quyết chuyên đề về công tác DQTV. 100% cấp tỉnh đã ban hành đề án hoặc kế hoạch tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động, bảo đảm chế độ chính sách cho DQTV và đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
Các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đã rà soát, điều chỉnh tinh gọn số lượng DQTV. Đến nay, tổng số DQTV toàn quốc đạt trên 1,4% dân số cả nước. Tỷ lệ đảng viên trong DQTV đạt 20,1%. Đã thành lập được 5.452 chi bộ quân sự ở xã, phường, thị trấn, 527 tổ đảng quân sự cấp xã.
Các bộ, ngành trung ương, địa phương, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp quân đội đã tổ chức DQTV cơ bản đúng quy định của pháp luật. Đã thành lập 67 Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương; 7.428 Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; 11.162 Ban Chỉ huy quân sự cấp xã bố trí đủ 4 chức danh theo quy định của pháp luật về DQTV.
Hoạt động của DQTV ngày càng đi vào nền nếp, khả năng sẵn sàng chiến đấu của DQTV được nâng lên, nhất là DQTV thường trực, dân quân cơ động, biển. Các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đã triển khai và thực hiện chế độ, chính sách đối với DQTV cơ bản đúng, đủ theo quy định của pháp luật.
Toàn cảnh Hội nghị
Tuy nhiên, tại Hội nghị, các đại biểu cũng nhìn nhận công tác DQTV thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế về lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức xây dựng, huấn luyện, đào tạo, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DQTV.
Việc triển khai thực hiện Luật DQTV còn nhiều vướng mắc, bất cập. Luật DQTV chưa thể chế đầy đủ, toàn diện chủ trương, quan điểm của Đảng. Một số quy định của Luật DQTV chưa thống nhất với các văn bản QPPL liên quan về thành phần, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của DQTV, độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia tự vệ, quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV, công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia DQTV...
Kết luận hội nghị, Thượng tướng Phan Văn Giang đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu. Để Dự án Luật DQTV (sửa đổi) hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, đồng chí đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tiếp tục đóng góp những ý kiến vào Dự án Luật trên quan điểm, bảo đảm DQTV đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý, điều hành của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương….
Quá trình xây dựng dự án Luật DQTV (sửa đổi) phải cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 thống nhất với Luật Quốc phòng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; bảo đảm tính kế thừa và phát triển các quy định của Luật DQTV năm 2009 đã được thực tiễn kiểm nghiệm thấy phù hợp, đồng thời bổ sung những quy định mới để giải quyết những vấn đề về công tác DQTV đặt ra trong tình hình mới. Cùng với đó, nghiên cứu những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, các nhóm giải pháp, kiến nghị, đề nghị được rút ra từ tổng kết 8 năm thực hiện Luật DQTV hiện hành để bảo đảm tính thực tiễn, tính công khai, dân chủ, minh bạch, dễ tiếp cận và có tính khả thi cao.
Tại Hội nghị, Bộ Quốc phòng đã công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen cho 247 tập thể và 474 cá nhân có những thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng DQTV giai đoạn 2009 – 2017.
Đồng thời, nhân dịp này, Bộ Quốc phòng đã trình Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho 20 tập thể, 25 cá nhân; trình Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 32 tập thể, 48 cá nhân.
Phương Thanh
Phong trào thi đua
TĐKT – Chiều 22/11, tại Hội trường Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 – 2020 đã tiến hành phiên bế mạc trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, trang nghiêm và thắm tình đạo vị.
Đại hội đã tiến hành phiên họp đầu tiên, suy cử Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh (HĐCM), Hội đồng Trị sự (HĐTS)
Đại hội thống nhất suy tôn thành viên HĐCM GHPGVN gồm 96 vị và Ban Thường trực HĐCM gồm 37 vị; tái suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ ngôi vị Pháp chủ GHPGVN nhiệm kỳ VIII.
Đại hội nhất tâm tái cung thỉnh hòa thượng Thích Thiện Nhơn tiếp tục đảm nhiệm Chủ tịch HĐTS GHPGVN nhiệm kỳ VIII, suy tôn 270 thành viên HĐTS, bao gồm 225 ủy viên Ban Thường trực và 45 ủy viên dự khuyết HĐTS; Ban Thường trực HĐTS gồm 61 vị.
Đồng thời, Đại hội thực hiện nghi thức tấn phong 1864 tăng, ni lên hàng Giáo phẩm Hòa thượng, Ni trưởng, Thượng tọa, Ni sư.
Ra mắt HĐCM, HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017 - 2022
Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, hòa hợp, đoàn kết, Đại hội đã tiến hành thảo luận thông qua Báo cáo Tổng kết công tác hoạt động phật sự nhiệm kỳ VII (2012 – 2017) và thảo luận Chương trình hoạt động phật sự nhiệm kỳ VIII (2017 – 2022). Đại hội đã ghi nhận những ý kiến phát biểu, tham luận, góp ý xây dựng chương trình hoạt động phật sự ngày một hiệu quả và khắc phục những mặt còn hạn chế trong nhiệm kỳ VII; tiến hành phân tích về 9 mục tiêu đề ra, cũng như thông qua việc tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cho phù hợp với Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo.
Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ tặng hoa chúc mừng thành công Đại hội.
Trong nhiệm kỳ mới, GHPGVN xác định phương hướng hoạt động phật sự với các mục tiêu: phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế, kiên định lý tưởng “Đạo pháp – Dân tộc”. Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, trong phương thức hướng dẫn phật tử. Định hướng pháp môn tu tập phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội và xiển dương đạo đức học phật giáo, góp phần xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội.
Cùng với đó, nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và tu học tại các cơ sở đào tạo tăng ni của GHPGVN. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam. Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương theo định hướng ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động phật sự, quản lý tự viện, sinh hoạt của tăng ni theo đúng Hiến chương GHPGVN và pháp luật Nhà nước. Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo. Định hướng tự chủ tài chính trong các hoạt động phật sự của Giáo hội qua việc xây dựng mô hình kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý…
Trong diễn văn Bế mạc Đại hội, hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN khẳng định: tất cả thành viên GHPGVN sẽ đem hết trí lực và tâm lực của mình để hoàn thành các phật sự đã được Đại hội đề ra, phát huy trí tuệ tập thể, giữ gìn kỷ cương giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng và phát triển Giáo hội vững mạnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Đồng thời Hòa thượng tin tưởng: sự gia trì của Tam bảo, sự đồng tình của nhân dân, sự hỗ trợ chân tình của Đảng và Chính phủ, chính quyền các cấp, sự nỗ lực tự thân của chư tăng ni, phật tử sẽ giúp cho Giáo hội vững tiến, tiếp tục đạt những thành quả tốt đẹp.
Phương Thanh
Xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc
TĐKT - Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chính thức khai mạc vào sáng 21/11/2017 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Tới dự, có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng. Cung rước chư tôn thiền đức từ Trụ sở Trung ương GHPGVN sang Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, tiến hành lễ khai mạc Đại hội Đại hội đặt dưới sự chứng minh tối cao của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN, là người cao tuổi nhất 101 tuổi; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự (HĐTS) GHPGVN, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội VIII; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban tổ chức Đại hội VIII; Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Nội dung Đại hội VIII; cùng các Chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN và các tăng, ni, cư sĩ, phật tử là đại biểu tiêu biểu đại diện cho 53.941 tăng, ni, hơn 16 triệu phật tử và hàng chục triệu người kính ngưỡng đạo Phật trên cả nước. Cùng dự có các vị lãnh đạo tôn giáo bạn; các Đại sứ và đoàn ngoại giao tại Hà Nội; chức sắc lãnh đạo Phật giáo các nước Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Toàn cảnh Đại hội Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đọc diễn văn khai mạc Đại hội VIII, trong đó nhấn mạnh: mục tiêu của Đại hội VIII Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”, thể hiện quyết tâm của toàn thể tăng ni, phật tử Việt Nam. Tiếp tục phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật, nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, bản lĩnh nhập thế, hội nhập của Phật giáo Việt Nam để xây dựng Giáo hội phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc, kiên định theo lý tưởng: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Đại hội Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII là một sự kiện quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ: tổng kết công tác phật sự của GHPGVN nhiệm kỳ VII (2012 - 2017); thảo luận chương trình hoạt động phật sự nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022); thông qua sửa đổi Hiến chương lần thứ VI; suy tôn thành viên Hội đồng Chứng minh, suy cử Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022) và thảo luận một số công tác phật sự quan trọng khác. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ trao tặng GHPGVN bức trướng chúc mừng Đại hội Theo báo cáo tại Đại hội, nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), GHPGVN đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Hệ thống tổ chức Giáo hội không ngừng hoàn thiện. Giáo hội đã phổ biến và hướng dẫn thi hành Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ 5; hoàn thành công tác khắc, đổi con dấu theo hệ thống chuẩn quy định của quản lý hành chính quốc gia cho các ban, viện trung ương; nâng cao cao hiệu quả hoạt động của Phật sự. Cùng với đó, tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội Phật giáo quan trọng: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc diễn ra từ 7/5 - 11/5/2017; hoàn thành công trình xây dựng trụ sở Trung ương Giáo hội và nhiều công trình chùa có ý nghĩa; khánh thành quần thể chùa tại các đảo quần đảo Trường Sa…. Phát huy tinh thần từ bi của đạo Phật và truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam, trong những năm qua các hoạt động từ thiện, nhân đạo luôn được coi là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội. Giáo hội đã thành lập các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật, quan tâm hỗ trợ các Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng; các trung tâm khám, chữa bệnh, Tuệ tĩnh đường đông y và bệnh viện tây y; xây dựng trường học, cầu đường nông thôn cho các vùng sâu, vùng xa… Giáo hội luôn có mặt kịp thời cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt và tham gia tích cực ủng hộ phong trào xóa đói, giảm nghèo, quan tâm đến đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa; tặng quà, trao học bổng cho các em học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, mô hình từ thiện nhân đạo được nhân rộng trên khắp 63 tỉnh thành. Trong nhiệm kỳ qua, GHPGVN đã vận động tăng, ni, phật tử quyên góp, ủng hộ được trên 6800 tỷ đồng dành cho công tác xã hội, từ thiện. Bên cạnh đó, tăng, ni và phật tử cả nước đã tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trên địa bàn khu dân cư, tham gia tích cực vào phong trào quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc. Các tham luận tại Đại hội đã đánh giá những kết quả, thành tựu phật sự, chỉ ra những hạn chế, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân khách quan, chủ quan trong công tác điều hành các hoạt động phật sự của GHPGVN. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng hoạt động phật sự cho Nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022) nhằm đáp ứng sự phát triển và tầm vóc của Phật giáo nước nhà trong sự đổi mới của đất nước và hội nhập quốc tế. Đại hội cũng sẽ đi sâu phân tích và làm sâu sắc về 9 mục tiêu mà Đại hội VIII nhiệm kỳ (2017 - 2022) đề ra thực hiện và Đại hội cũng tiếp tục thực hiện Tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho phù hợp với Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và định hướng phát triển tầm nhìn đến năm 2030 của Phật giáo Việt Nam. Phương Thanh5 thành phố trực thuộc Trung ương tổng kết phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động
TĐKT – Ngày 18/11, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn năm 2017 của Cụm thi đua 5 Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành phố trực thuộc Trung ương (bao gồm LĐLĐ TP Hà Nội, LĐLĐ TP Hồ Chí Minh, LĐLĐ TP Hải Phòng, LĐLĐ TP Đà Nẵng và LĐLĐ TP Cần Thơ). Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính đã đến dự, phát biểu chỉ đạo. Năm 2017, trên cơ sở chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy 5 thành phố, LĐLĐ 5 thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động luôn được quan tâm thực hiện. Công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động được các cấp công đoàn 5 thành phố triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả cao, nhất là các hoạt động hưởng ứng “Tháng công nhân”; “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động” năm 2017; “Năm vì lợi ích đoàn viên Công đoàn”, ký thỏa thuận hợp tác với các đơn vị doanh nghiệp về chăm lo phúc lợi đoàn viên và CNVCLĐ. Đặc biệt là hoạt động chăm lo cho CNVCLĐ nhân dịp Tết nguyên đán Đinh dậu 2017, với nhiều hoạt động chăm lo thiết thực giúp cho đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn được vui Tết mỗi khi xuân về. Từ những hiệu quả thiết thực của công tác này, các hoạt động chăm lo cho người lao động của tổ chức công đoàn các cấp, luôn được cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp đồng tình ủng hộ và quan tâm hỗ trợ. Hội nghị tổng kết phong trào CNVCLĐ, hoạt động công đoàn năm 2017 cụm LĐLĐ 5 thành phố trực thuộc Trung ương Chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp người lao động được chú trọng với nhiều hình thức, biện pháp, đặc biệt là việc thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, đã góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong các doanh nghiệp. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện đã có chuyển biến, nhiều nơi đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, đảm bảo sự đồng bộ, linh hoạt, kịp thời. Công tác tuyên truyền, quán triệt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được công đoàn 5 thành phố triển khai thực hiện thường xuyên, sâu rộng đến cơ sở, đoàn viên và người lao động, các nội dung tuyên truyền được cụ thể hóa bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú, thu hút được đối tượng cần tuyên truyền. Công đoàn 5 thành phố phối hợp các ngành làm tốt công tác tham gia giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, số lượng đơn vị tổ chức Hội nghị người lao động, tổ chức đối thoại từng bước được nâng lên, chất lượng các hội nghị được chú trọng về nội dung, đảm bảo đúng quy trình. Tỷ lệ Thỏa ước lao động tập thể tăng, nội dung có chất lượng, góp phần vào việc xây dựng đề án Thư viện Thỏa ước theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, năng động, sáng tạo cũng như kết quả của LĐLĐ 5 thành phố đạt được trong năm 2017. Thời gian tới, đồng chí Mai Đức Chính yêu cầu LĐLĐ 5 thành phố tiếp tục đẩy mạnh tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả để chào mừng Đại hội XII Công đoàn Việt Nam và kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua yêu nước. Trong đó, tập trung tổ chức tốt Đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Tiếp tục chú trọng tổ chức các hoạt động chăm lo lợi ích cho đoàn viên, người lao động, trước mắt là quan tâm tổ chức tốt các hoạt động chăm lo Tết nguyên đán Mậu Tuất cho người lao động. Trong đó, quan tâm hơn đến đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, đoàn viên, người lao động ở các tỉnh bị thiên tai, lũ lụt. Tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động Tháng Công nhân năm 2018. Đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng thực các thỏa thuận đã ký kết với doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích cho đoàn viên, xúc tiến triển khai xây dựng các thiết chế công đoàn… Tại Hội nghị, LĐLĐ 5 thành phố đã bình xét thi đua năm 2017; ký kết giao ước thi đua năm 2018 và phát động phong trào thi đua trong CNVCLĐ với chủ đề “Công đoàn đổi mới, sáng tạo vì quyền và lợi ích thiết thực của đoàn viên, CNVCLĐ”; phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Mai ThảoTĐKT - Chiều ngày 15/11, Tổng cục Hải quan và Công ty TNHH Samsung SDS GSCL Việt Nam (gọi tắt là Samsung SDS) đã ký kết ý định thư liên quan đến xác định các cơ hội có lợi cho cả hai bên trong các quan hệ hợp tác chuỗi khối tại Việt Nam.
Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh và ông Kim Hyung Tae ký ý định thư
Phát biểu tại buổi ký kết, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh cho biết: trong trục quan hệ đối tác Hải quan - doanh nghiệp (DN) nói chung thì hiện nay quan hệ giữa Tổng cục Hải quan và Samsung đang rất tốt đẹp. Theo đó, những gợi ý của Samsung SDS với Hải quan Việt Nam đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc bảo mật thông tin đang rất được quan tâm.
Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh hy vọng, việc ký văn bản này sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Hải quan- DN nói chung và giữa Tổng cục Hải quan với Samsung SDS lên tầm cao mới. Đồng thời, việc ký kết này sẽ giúp DN có hướng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cũng như để cơ quan Hải quan biết được những mong muốn của DN trong hoạt động về hải quan.
Theo ông Kim Hyung Tae, Phó Chủ tịch Samsung SDS, trong lĩnh vực logistic, Samsung SDS là công ty mới. Samsung SDS tự tin có thể áp dụng công nghệ thông tin mới trong thủ tục hải quan và các hoạt động của DN và đây là cơ hội để Samsung SDS phát triển và hợp tác với các bên trong tương lai.
Ý định thư nhằm ghi nhận những hiểu biết nhất định giữa SDS và Tổng cục Hải quan liên quan đến xác định các cơ hội có lợi cho cả hai bên trong các quan hệ hợp tác chuỗi khối tại Việt Nam. Tất cả các thông tin, dữ liệu trao đổi và các cuộc thảo luận và đàm phán giữa các bên có liên quan đều là thông tin mật và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, các bên tuyệt đối không tiết lộ thông tin mật của nhau, không tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào trừ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, đại lý và cố vấn chuyên môn của các công ty, đơn vị trực thuộc để đánh giá, phê duyệt hoặc thúc đẩy mục đích hợp tác.
La Giang
TĐKT- Ngày 15/11, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về việc thực hiện cải cách, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực y tế. Dự kiến tháng 12 tới, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 38 để Chính phủ xem xét.
Họp báo cung cấp thông tin y tế
TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết ngay từ năm 2010, Bộ Y tế đã có các đề án kiểm soát TTHC, đơn giản hóa 227 TTHC. Theo đánh giá, việc đơn giản TTHC này đã giúp tiết kiệm 1000 tỷ đồng mỗi năm.
Hàng năm, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế vẫn xây dựng theo phương án đơn giản hóa TTHC, đưa ra các nhóm trọng tâm, trọng điểm liên quan lợi ích người dân và doanh nghiệp. Chẳng hạn, năm 2015, Bộ Y tế đã rà soát các nhóm TTHC liên quan đến khám, chữa bệnh cho người dân. Qua xem xét, đối chiếu, tính toán, đã tiết kiệm 300 tỷ đồng mỗi năm liên quan nhóm thủ tục khám bệnh chữa bệnh. Năm 2017, Bộ Y tế tiếp tục tổ chức triển khai xây dựng đơn giản hóa. Bên cạnh đó, tổ chức đánh giá các tác động của TTHC, công bố công khai TTHC được ban hành, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện tại địa phương…
Theo thống kê, trong toàn ngành y tế có 11 lĩnh vực thực hiện cải cách TTHC: lĩnh vực dược, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm (ATTP), y tế dự phòng, dân số - kế hoạch hóa gia đình, giám định y khoa, tài chính y tế….
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực ATTP, có 5 nhóm TTHC được đề xuất Chính phủ, Bộ Y tế bãi bỏ: điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm theo các quy định tại Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016; công bố sản phẩm thực phẩm, kiểm tra nhà nước về thực phẩm; chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; quảng cáo thực phẩm; xác nhận kiến thức về ATTP.
Cụ thể, sẽ bãi bỏ 5 điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm; 3 điều kiện với cơ sở kinh doanh thực phẩm; bãi bỏ 8 điều kiện với cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX - KD) thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; bãi bỏ điều kiện đối với cơ sở SX-KD phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; bãi bỏ 9 điều kiện đối với SX-KD nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, nước đá dùng liền.
So với Nghị định số 38/2012, dự thảo Nghị định mới đã lược bỏ bớt các thành phần hồ sơ: giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với sản phẩm nhập khẩu; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với sản phẩm nhập khẩu; kế hoạch kiểm soát chất lượng; kế hoạch giám sát định kỳ; bản thông tin chi tiết về sản phẩm; mẫu sản phẩm...
Bà Trần Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục ATTP cho biết: sau một thời gian triển khai, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đã mang lại hiệu quả tốt. Theo đó, các doanh nghiệp không cần đến làm các TTHC trực tiếp mà có thể làm từ xa, online; thành phần hồ sơ công khai minh bạch; và chỉ được hệ thống đưa vào xử lý khi đủ thành phần hồ sơ; tích hợp thanh toán phí, lệ phí online… giúp tiết kiệm chi phí in ấn giấy tờ doanh nghiệp. Với cơ quan quản lý, hệ thống chỉ rõ thời gian cần xử lý các TTHC, TTHC nào còn tồn đọng, quá hạn, thống kê hồ sơ dễ dàng hơn, việc lưu trữ hồ sơ giấy được giải quyết tối đa.
Hồng Thiết
Lữ đoàn 45 (Binh chủng Pháo binh): Đẩy mạnh giáo dục truyền thống
TĐKT - Là đơn vị có bề dạy lịch sử truyền thống, những năm qua Lữ đoàn Pháo binh 45 (Binh chủng Pháo binh) đã có nhiều hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phong trào thi đua Quyết thắng. Một trong những biện pháp đó là thực hiện công tác giáo dục truyền thống. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đơn vị đã lập được nhiều chiến công vang dội, là đơn vị bắn phát đạn đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ và cũng là đơn vị bắn loạt đạn cuối cùng vào Bộ Tổng tham mưu quân đội ngụy Sài Gòn,kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Lữ đoàn 45 là cái nôi của phong trào “Pháo thủ toàn năng”, đơn vị vinh dự được Đảng, Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, hàng trăm huân, huy chương các loại. Đây chính là cơ sở, động lực quan trọng để cán bộ, chiến sĩ toàn Lữ đoàn giữ vững, phát huy truyền thống, ra sức thi đua, cống hiến tài năng trên mọi phương diện công tác. Lữ đoàn 45 thực hiện nhiệm vụ bắn pháo lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước CHXHCN Việt Nam Đại tá Nguyễn Công An, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn cho biết: nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục truyền thống, phát huy các giá trị truyền thống trong hoạt động thi đua của đơn vị, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Coi đây là biện pháp hữu hiệu, thiết thực để tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng, tiếp lửa truyền thống, phát huy tinh thần, trí tuệ của cán bộ, chiến sĩ, vươn lên, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Căn cứ nội dung, kế hoạch phong trào thi đua Quyết thắng từng năm, Đảng ủy Lữ đoàn đã có chỉ thị, chương trình hành động cụ thể, chỉ đạo cơ quan chính trị trong phong trào thi đua Quyết thắng năm cũng như các đợt thi đua cao điểm phải gắn với những giai đoạn, sự kiện lịch sử. Từ đó, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, xác định chỉ tiêu, mô hình, hình thức hoạt động thi đua, bảo đảm sôi nổi, sáng tạo, hiệu quả, gắn sát nhiệm vụ của đơn vị. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Phùng Văn Khầu nói chuyện truyền thống với cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 45 Quá trình tổ chức thực hiện, các cơ quan, đơn vị đã quán triệt nghiêm túc yêu cầu hướng dẫn, bám sát nội dung, ý nghĩa từng đợt thi đua, lựa chọn nội dung truyền thống vẻ vang của đơn vị để tiến hành giáo dục, tuyên truyền. Hình thức tiến hành chủ yếu được kết hợp trong công tác giáo dục thường xuyên, diễn đàn thanh niên, truyền thanh nội bộ, tham quan, học tập phòng truyền thống, mời các cựu chiến binh nói chuyện lịch sử truyền thống đơn vị… Qua đó đã khơi dậy lòng tự hào, nêu cao tinh thần tích cực trong mỗi cán bộ, chiến sĩ, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua tiến lên, nhanh chóng đạt và vượt chỉ tiêu đề ra bằng nhiều mô hình, hình thức tổ chức thi đua sáng tạo, hiệu quả: mô hình huấn luyện “pháo thủ toàn năng”, “tuần huấn luyện giỏi”… Kết quả, hàng năm Lữ đoàn luôn giữ vững ổn định, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trung tâm, đơn vị bảo đảm an toàn tuyệt đối, nhiều năm liên tục Lữ đoàn được tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ, của Bộ Quốc phòng, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba (năm 2015). Để phát huy những thành tích đạt được, trong thời gian tới, Lữ đoàn sẽ đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa nhận thức của cấp ủy Đảng các cấp, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc phát huy các giá trị truyền thống trong tổ chức, hoạt động phong trào thi đua, coi đây là biện pháp giáo dục truyền thống hiệu quả bằng thực tiễn hoạt động, công tác và cũng là cách thức thúc đẩy phong trào thi đua tiến lên chiếm lĩnh những đỉnh cao mới. Đồng thời, Lữ đoàn sẽ xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động thi đua phù hợp. Lựa chọn nội dung, chương trình giáo dục truyền thống phải ngắn gọn, bao quát ở các giai đoạn chiến đấu, chiến công vẻ vang của Lữ đoàn đạt được trong lịch sử gắn với mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của phong trào thi đua hướng tới. Hình thức, phương pháp tiến hành giáo dục truyền thống trong các phong trào thi đua phải đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt. Bên cạnh đó, trong quá trình thi đua, cấp ủy Đảng, cán bộ chủ trì các cấp sẽ chú trọng việc xây dựng, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo trong thi đua… Có thể nói, công tác giáo dục truyền thống có tác dụng to lớn trong xây dựng, hình thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc, từng bước hoàn thiện phẩm chất, đạo đức, nhân cách của người quân nhân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Công tác giáo dục truyền thống sẽ thực sự trở thành động lực thúc đẩy đơn vị vươn lên nếu được thực hiện hiệu quả trong phong trào thi đua. Những kết quả, thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua Quyết thắng của Lữ đoàn 45, Binh chủng Pháo binh thời gian qua đã minh chứng cho phương pháp động viên phong trào thi đua, góp phần tô thắm truyền thống “Đoàn kết, tất thắng, đánh giỏi, bắn trúng” của đơn vị 2 lần anh hùng. Hồng TháiTĐKT - Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội (HCQĐ) làm theo lời Bác Hồ dạy” và xét khen thưởng năm 2017. Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo Phong trào thi đua chủ trì Hội nghị.
Hội nghị tổng kết phong trào thi đua và xét khen thưởng năm 2017
Năm 2017, ngành HCQĐ đã quán triệt sâu sắc nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ quân sự quốc phòng, bám sát phương hướng, mục tiêu phong trào thi đua Quyết thắng, gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua, cuộc vận động của các cấp, các ngành. Cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân quan tâm, triển khai toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và có nhiều đổi mới, sáng tạo trong thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm hậu cần năm 2017, trong đó có nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.
Phong trào thi đua đã tạo động lực cho ngành hậu cần đảm bảo nâng cao nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Chất lượng đời sống bộ đội không ngừng được nâng lên, tỷ lệ quân số khỏe cao, toàn quân không để xảy ra dịch bệnh. Doanh trại các đơn vị được xây dựng chính quy xanh, sạch, đẹp, ngày càng đi vào chiều sâu vững chắc. Công tác xăng dầu, vận tải đã có những nỗ lực vượt bậc để các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trung tâm.
Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo Phong trào thi đua khẳng định: sức lan tỏa từ phong trào thi đua “Ngành HCQĐ làm theo lời Bác dạy” đã góp phần năng niềm tin của quần chúng nhân dân vào môi trường quân đội, nhất là đối với cấp ủy, chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh khi có con em nhập ngũ vào các đơn vị quân đội những năm qua. Đồng thời, nó cũng làm cho cán bộ, chiến sĩ thêm yêu mến, gắn bó với “ngôi nhà chung”, ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên các cương vị, chức trách được giao.
Thượng tướng Trần Đơn yêu cầu: trong năm 2018, ngành HCQĐ cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của trên, nhất là Nghị quyết 623 của Quân ủy Trung ương “Về công tác HCQĐ đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, tiếp tục nghiên cứu, đổi mới công tác bảo đảm hậu cần theo sự phát triển của quân đội trong tình hình mới.
Các cơ quan, đơn vị cần phát huy tinh thần tự lực tự cường, thực hiện kết hợp chặt chẽ với các phong trào thi đua của các địa phương trên địa bàn đơn vị đóng quân. Thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm trong thi đua, tích cực xây dựng và đẩy mạnh nhân điển hình tiên tiến, xây dựng mô hình điểm trong công tác hậu cần. Chủ động nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao và phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong các mặt công tác bảo đảm hậu cần, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Minh Phương
Tuổi trẻ Quân đội “Kiên định - trí tuệ - xung kích - quyết thắng”
TĐKT - Sáng 9/11, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quân đội lần thứ IX (2017 - 2022) đã chính thức khai mạc. Dự và chỉ đạo Đại hội có các đồng chí: Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam; Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh... 450 đại biểu chính thức, đại diện cho hàng chục vạn cán bộ, đoàn viên, thanh niên toàn quân trên khắp mọi miền Tổ quốc đã về dự Đại hội. Đại tướng Ngô Xuân Lịch Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại Đại hội 5 năm qua, công tác Đoàn và phong trào thanh niên Quân đội có sự phát triển toàn diện, vững chắc trên nhiều mặt. Tổ chức Đoàn các cấp được xây dựng vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Tuổi trẻ toàn quân đã tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Thanh niên Quân đội vươn tới những đỉnh cao”; “Thanh niên Quân đội tiến quân vào khoa học và công nghệ” và các phong trào do Trung ương Đoàn phát động gắn với thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” và phong trào thi đua Quyết thắng của toàn quân. Đáng chú ý, hoạt động Giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” trong Quân đội có sự phát triển mạnh mẽ, qua đó cổ vũ, động viên tuổi trẻ toàn quân phát huy tài năng, trí tuệ. Trong 5 năm qua đã có 5.967 công trình, sáng kiến cấp cơ sở; 1.831 công trình, sáng kiến tham gia cấp toàn quân; có 429 công trình, sáng kiến tham gia FESTIVAL “Sáng tạo trẻ”, giải thưởng “Quả cầu vàng”, VIFOTEC, giải thưởng Khoa học thanh niên... Tổ chức đoàn các cấp trong Quân đội tiếp tục được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị. Kết quả phân loại cán bộ đoàn bình quân hằng năm có 98,75% khá, giỏi; 88,91% chi đoàn, 81,71% liên chi đoàn, 81,07% đoàn cơ sở đạt vững mạnh. Đặc biệt, có 70.256 đoàn viên đã được kết nạp vào Đảng. 5 năm qua, tuổi trẻ Quân đội đã đóng góp hàng triệu ngày công, xây dựng hơn 100 km đường bê tông trị giá gần 50 tỷ đồng, nạo vét gần 1.000 km kênh mương, xây dựng hơn 200 phòng học ở vùng sâu, vùng xa, biên giới; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 308.000 lượt người; xây 668 ngôi nhà từ mô hình “Ngôi nhà 100 đồng” trị giá hơn 46 tỷ đồng tặng cán bộ, ĐVTN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách; hiến tặng 62.434 đơn vị máu; phối hợp tổ chức cho hơn 450.000 lượt học sinh tham gia chương trình “Học kỳ Quân đội”, giúp đỡ hơn 2.800 học sinh đến trường, tu sửa 6.250 nhà văn hóa, điểm vui chơi thiếu nhi… Với những thành tích xuất sắc đạt được, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức Đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong Quân đội đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội, các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương biểu dương, khen thưởng. Thanh niên Quân đội 5 năm liên tục được nhận Cờ thi đua của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Ban Thanh niên Quân đội vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất (năm 2017). Đại tướng Ngô Xuân Lịch tặng Thanh niên Quân đội bức trướng với nội dung: “Trung thành, dũng cảm; tâm trong, trí sáng; chủ động, sáng tạo; đoàn kết, kỷ luật; xung kích, quyết thắng” Đại hội xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên Quân đội 5 năm tới, với 3 khâu đột phá: nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đào tạo, nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật; đổi mới phương pháp, tác phong công tác, nâng cao kỹ năng hoạt động của đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ đảm nhiệm công tác thanh niên; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy và thực hiện nếp sống văn hóa. Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những thành tích đạt được trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên Quân đội 5 năm qua. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu trong những năm tới, tuổi trẻ Quân đội cần thường xuyên quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X, nhất là các Nghị quyết, Chỉ thị về công tác thanh niên quân đội trong thời kỳ mới; bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ của quân đội để xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động đúng định hướng, góp phần tích cực vào công tác xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng xung kích, đi đầu trong phong trào thi đua Quyết thắng của Quân đội. Cùng với đó, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, thực sự là trường học xã hội chủ nghĩa trong Quân đội, đội dự bị tin cậy của Đảng. Đặc biệt, tiếp tục tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Thanh niên Quân đội rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, quyết thắng” và các phong trào do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động gắn với thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” và phong trào thi đua Quyết thắng của Quân đội. Đổi mới hoạt động thi đua theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, xung kích vào những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, khâu yếu, mặt yếu; hướng phong trào thi đua vào nhiệm vụ trọng tâm của Quân đội. Chủ động phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, các gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực công tác, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong toàn quân, toàn quốc. Tại Đại hội, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã trao tặng Thanh niên Quân đội bức trướng với nội dung: “Trung thành, dũng cảm; tâm trong, trí sáng; chủ động, sáng tạo; đoàn kết, kỷ luật; xung kích, quyết thắng”. Nguyệt HàBảo hiểm xã hội Việt Nam hưởng ứng phong trào thi đua “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển”
TĐKT - Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) Việt Nam ban hành Công văn số 4574/BHXH-TĐKT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam về việc hưởng ứng phong trào thi đua “doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” và “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”. Theo đó, để hưởng ứng hai phong trào thi đua trên, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam hưởng ứng và triển khai một số nhiệm vụ sau: Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thực hiện các nội dung hướng dẫn tại Kế hoạch số 27/KH-HĐTĐKT ngày 29/8/2017 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về tổ chức hoạt động phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” và Đề án số 15/ĐA-MTTW-BTT ngày 18/8/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về tổ chức, phát động phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”. Phối hợp với chính quyền các cấp tại địa phương và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cùng cấp trong việc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” và phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế” bằng nhiều hình thức phong phú, đem lại hiệu quả thiết thực. Gắn các nội dung thực hiện phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” và phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế” với nhiệm vụ của ngành; đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo của tập thể, cá nhân trong công tác nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập và phát triển. Trong đó, tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính (TTHC). Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa dịch vụ hành chính, đảm bảo gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cải cách TTHC với xây dựng Chính phủ điện tử, nhằm công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước; đảm bảo hàng năm cắt giảm tối thiểu 10% chi phí thực hiện TTHC và nâng cao hiệu quả công tác, góp phần cải cách TTHC trong lĩnh vực BHXH, BHYT. Việc hưởng ứng hai phong trào thi đua trên gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành cũng như với công tác thi đua, khen thưởng năm 2017 và những năm tiếp theo. Hàng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong ngành lấy kết quả triển khai hai phong trào thi đua trên là một trong những nội dung để đánh giá thi đua, bình xét khen thưởng. Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 87
- 88
- 89
- 90
- 91
- …
- sau ›
- cuối cùng »