Traveloka nỗ lực cùng ngành du lịch chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm của du khách
TĐKT - Ngày 16/11, tại Hà Nội, được sự ủng hộ của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Traveloka - nền tảng du lịch và tiện ích sống hàng đầu Đông Nam Á đã tổ chức Tọa đàm “Chuyển đổi số trong ngành du lịch nhằm nâng cao trải nghiệm của du khách”. Với nền tảng là một công ty công nghệ, Traveloka đang nỗ lực thực hiện cam kết hỗ trợ Chính phủ và các đối tác hướng tới chuyển đổi số và phát triển bền vững trong lĩnh vực du lịch. Tọa đàm có sự tham dự của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sở Du lịch một số tỉnh, thành, hiệp hội, các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch. Tiến sĩ Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam tham gia ý kiến với tọa đàm bằng hình thức trực tuyến Tại Tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận nhằm tìm ra giải pháp tăng cường hợp tác giữa các chủ thể trong ngành du lịch, hướng đến mục tiêu phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh và bền vững do Chính phủ đề ra trong chiến lược phát triển ngành du lịch của Việt Nam. Đánh giá cao sáng kiến tổ chức Tọa đàm “Tăng cường hợp tác trên môi trường số, nâng cao trải nghiệm của du khách” của Traveloka tổ chức, Tiến sĩ Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam nhấn mạnh: "Mối quan hệ hợp tác với các nền tảng công nghệ và doanh nghiệp du lịch, lữ hành sẽ là bàn đạp đẩy nhanh tiến trình thích nghi và ứng dụng hiệu quả việc chuyển đổi số. Tôi hy vọng buổi Tọa đàm hôm nay sẽ là tiền đề cho các bên liên quan tiếp tục nỗ lực đóng góp giải pháp phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam". Ông Hoàng Quốc Hòa – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch phát biểu tại Tọa đàm Bà Huỳnh Thị Mai Thy, Giám đốc Traveloka Việt Nam, bày tỏ mong muốn cống hiến những nỗ lực và công nghệ của Traveloka nhằm hỗ trợ Chính phủ và các bên liên quan trong sứ mệnh này. "Với dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch Việt trong những tháng gần đây, chuyển đổi số là bước tiến tất yếu của du lịch nước nhà, cụ thể là thông qua hình thức du lịch không chạm và du lịch thông minh. Tại Traveloka, chúng tôi không ngừng cải tiến để mang đến các sáng kiến và chương trình đột phá nhằm thúc đẩy quá trình số hóa ngành du lịch" - bà Huỳnh Thị Mai Thy cho biết. Traveloka khuyến khích các bên liên quan hợp tác và đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch địa phương, bởi chuyển đổi số không chỉ là giải pháp tạm thời cho sự gián đoạn do đại dịch, mà còn là chiến lược phát triển bền vững, dài hạn của toàn ngành. Nhằm thực hiện cam kết thúc đẩy chuyển đổi số và phục hồi du lịch tại Việt Nam, Traveloka đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các trọng điểm du lịch cả nước, bao gồm Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng, Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Thương mại và Đầu tư Kiên Giang và Sở Du lịch Hải Phòng, để quảng bá các điểm đến của địa phương và nâng cao trải nghiệm của du khách. Với các sáng kiến kịp thời nhằm hỗ trợ ngành du lịch trong bối cảnh COVID-19 và giai đoạn phục hồi sau đại dịch, Traveloka đang từng bước khẳng định trách nhiệm chung tay với Chính phủ và các đối tác trong việc phát triển du lịch bền vững. Traveloka là ứng dụng tiện ích, nền tảng hỗ trợ người dùng khám phá và đặt mua đa dạng các sản phẩm và dịch vụ về du lịch, phương tiện đưa đón, đặt phòng lưu trú và dịch vụ tài chính. Danh mục sản phẩm toàn diện của Traveloka bao gồm đặt phương tiện di chuyển như vé máy bay, xe buýt, tàu hỏa, thuê ô tô, đưa đón sân bay, cũng như tiếp cận danh sách các điểm lưu trú lớn nhất Đông Nam Á bao gồm khách sạn, căn hộ, nhà khách, homestay, khu nghỉ dưỡng và biệt thự. Tất cả đã giúp Traveloka trở thành nền tảng đặt chỗ với các lựa chọn đa dạng nhất về nơi ở và gói dịch vụ. Traveloka cũng là đơn vị cung cấp dịch vụ đặt chỗ hàng đầu tại các thị trường lớn trong khu vực, bao gồm các địa điểm tham quan và hoạt động vui chơi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, trải nghiệm ẩm thực cũng như dịch vụ giao đồ ăn. Đồng thời, Traveloka mang đến các giải pháp tài chính, thanh toán và bảo hiểm giúp người tiêu dùng Đông Nam Á đáp ứng mọi nhu cầu về tiện ích sống. Traveloka cung cấp dịch vụ khách hàng 24/7 bằng tiếng địa phương, cùng hơn 30 tùy chọn thanh toán trong khu vực. Siêu ứng dụng tiện ích sống Traveloka đến thời điểm hiện tại đã đạt hơn 100 triệu lượt tải về, trở thành ứng dụng đặt chỗ du lịch và tiện ích sống phổ biến nhất Đông Nam Á. Mai ThảoKinh tế
TĐKT - Thời gian qua, công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý đối với các doanh nghiệp (DN) có rủi ro về thuế và hóa đơn nói riêng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Bộ Tài chính. Tổng cục Thuế đã thường xuyên chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện nhiều giải pháp trong công tác quản lý hóa đơn.
Tăng cường công tác hiện đại hóa, công tác quản lý thuế
Quá trình thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 và tiếp tục triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành Thuế không ngừng cải tiến, nâng cấp, đầu tư các phương thức, công cụ quản lý thuế hiện đại.
Tăng cường quản lý hóa đơn
Việc tăng cường công tác hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý thuế đã không chỉ hỗ trợ người dân, DN tiếp cận, thực hiện các thủ tục hành chính về thuế ngày càng thuận lợi, dễ dàng hơn mà còn giúp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng liên quan phân tích, đánh giá những rủi ro tuân thủ của người nộp thuế mà còn góp phần phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế và hóa đơn.
Đối với cơ quan thuế các cấp, trên cơ sở chỉ đạo của Tổng cục Thuế về các biện pháp nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra thuế và phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế, gian lận hóa đơn,... nhằm trục lợi bất chính. Nhờ đó, đã tạo sự răn đe, cảnh tỉnh cho các đối tượng và củng cố, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế.
Đồng thời, để tạo thuận lợi cho người dân, DN và góp phần thay đổi thói quen, hình thành thói quen mua hàng hóa dịch vụ phải lấy hóa đơn, từ ngày 1/7/2022, Tổng cục Thuế triển khai hệ thống hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên phạm vi toàn quốc, toàn bộ các tổ chức, DN chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử và toàn bộ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã đăng ký, chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định.
Tổng cục Thuế xác định, việc tổ chức HĐĐT là một cấu phần quan trọng trong đề án lớn nhằm tập trung cơ sở dữ liệu lớn (big data) về HĐĐT đưa về cơ quan thuế để phục vụ cho công tác quản lý thuế theo hướng tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số. Song song với đó, ngành Thuế triển khai chương trình “Hóa đơn may mắn” để từ đó người tiêu dùng thực hiện quyền giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN và người bán hàng.
Kịp thời thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý thuế
Thực tế cho thấy hiện tượng lợi dụng sự thông thoáng trong các chính sách, pháp luật của Nhà nước để trục lợi vẫn còn có những diễn biến phức tạp. Điều này đặt ra nhiều thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, nhất là đối với các hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng để chiếm đoạt tiền thuế của ngân sách nhà nước.
Để tiếp tục đấu tranh, phòng ngừa gian lận về hành vi mua, bán trái phép hóa đơn, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
Theo đó, Tổng cục Thuế yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan thuế địa phương tiếp tục quán triệt toàn bộ các đơn vị và công chức thuộc phạm vi quản lý cần nâng cao nhận thức trong công tác quản lý hóa đơn phòng, chống gian lận hóa đơn, đặc biệt là công chức được giao nhiệm vụ chuyên quản người nộp thuế để kịp thời thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý thuế theo đúng quy định.
Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế căn cứ quy định pháp luật và thực tế tình hình quản lý thuế trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện một số nội dung:
Thứ nhất, tổ chức giao nhiệm vụ tới từng công chức, từng đội, từng phòng chức năng, định kỳ hàng ngày tiến hành rà soát trên hệ thống hóa đơn điện tử để kịp thời phát hiện người nộp thuế có rủi ro cao trong sử dụng hóa đơn, trường hợp phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu bất thường trong việc xuất hóa đơn thì kịp thời áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Thuế trong việc xác minh hóa đơn, phân công, xử lý, phê duyệt, trả lời yêu cầu xác minh hóa đơn, cảnh báo rủi ro, kịp thời xem xét, xử lý vi phạm trong hoạt động mua bán hóa đơn trái phép.
Thứ ba, đẩy mạnh áp dụng quy định về phân loại mức độ rủi ro theo quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế để có các biện pháp xử lý phù hợp đối với những DN có rủi ro. Thực hiện lập danh sách người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế để thực hiện quản lý thuế theo quy định, đặc biệt lưu ý giám sát trọng điểm các DN có nhiều yếu tố rủi ro cao.
Thứ tư, trong quá trình rà soát, xác định DN có rủi ro cao, cơ quan thuế cần tiếp tục chủ động và kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn như cơ quan công an, kế hoạch đầu tư,... để xử lý ngay những vi phạm trong hoạt động mua bán hóa đơn trái phép.
Bảo Hân
TĐKT – Sáng 15/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Tháng Khuyến mại tập trung quốc gia 2022. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải dự và phát biểu tại buổi lễ.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Lễ phát động
Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin: Thời gian qua, thương mại, dịch vụ, du lịch của đất nước đã có những phục hồi tích cực; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng đạt khoảng 4.643,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5,1%). Hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều khởi sắc. Tính chung 10 tháng năm 2022 cả nước có 178,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 17,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 10 tháng ước đạt 312,82 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều tổ chức quốc tế uy tín vừa qua đã tiếp tục đánh giá tích cực về tình hình kinh tế của Việt Nam, trong đó: Ngân hàng Thế giới hồi tháng 9/2022 đã tăng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 7,2% năm 2022; Tổ chức tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập - Brand Finance đánh giá Việt Nam là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới (74% giai đoạn 2019 - 2022)...
Tuy nhiên trong thời gian tới, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, lạm phát tiếp tục ở mức cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ổn định tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, lương thực, gia tăng khả năng suy thoái kinh tế; cạnh tranh chiến lược và xung đột quân sự tại một số khu vực tiếp tục gay gắt... Tình hình trong nước theo đó sẽ đối mặt với những khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội, thuận lợi, dễ phát sinh những vấn đề khó lường, phức tạp, chưa có tiền lệ. Nền kinh tế tiếp tục phục hồi tích cực nhưng tăng trưởng có khả năng khó khăn hơn trong quý IV năm 2022 và năm 2023.
Nhằm triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ và thực hiện các hoạt động kích cầu, thúc đẩy tiêu dùng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 130/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2022 trong Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương và Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9 năm 2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1183/QĐ-BCT ngày 16 tháng 6 năm 2022 về việc tổ chức Chương trình “Tháng Khuyến mại tập trung quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022” từ ngày 15/11/2022 đến ngày 22/12/2022 trên phạm vi toàn quốc.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình, Bộ Công Thương đã đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các hiệp hội, ngành hàng và các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan để tổ chức, hưởng ứng tham gia Chương trình, đồng thời phát động thực hiện Chương trình tại các địa phương trên toàn quốc.
“Bộ Công Thương tin tưởng với sự hưởng ứng của các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, đặc biệt là từ hàng chục triệu người tiêu dùng Việt Nam, Chương trình Tháng Khuyến mại tập trung quốc gia năm 2022 sẽ là một trong những nội dung quan trọng, thiết thực trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Bộ Công Thương đã đề ra, giúp khai thác tối đa thị trường nội địa đang hồi phục tốt để nâng cao tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong khoảng thời gian cuối năm, góp phần vào việc duy trì sự tăng trưởng ở mức cao của nền kinh tế.” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi động Tháng Khuyến mại tập trung quốc gia 2022
Phát biểu tại buổi lễ, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Chương trình năm 2022 sẽ tiếp tục mở ra một “mùa đặc biệt” trong năm 2022 để tất cả các thương nhân (doanh nghiệp) thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế của Việt Nam (không cần thông qua bất kỳ khâu lựa chọn, xét chọn nào của các cơ quan nhà nước để được tham gia Chương trình) có cơ hội thực hiện các chương trình, hoạt động khuyến mại với mức khuyến mại tối đa (mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại) không còn bị giới hạn 50% mà thay vào đó có thể lên đến 100% tùy vào lựa chọn và điều kiện của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp theo đó sẽ chủ động xây dựng chương trình khuyến mại với nội dung, hình thức đa dạng, hấp dẫn nhằm đưa đến cho khách hàng, người tiêu dùng nhiều cơ hội tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, giá cả phù hợp. Với hiệu ứng kết nối cung cầu được lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp trên cả nước thông qua hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử, các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp sẽ chủ động phối hợp để triển khai hoạt động khuyến mại kết hợp với hoạt động hội chợ, triển lãm, các sự kiện… tại địa phương để không những thúc đẩy tiêu dùng nội địa mà còn góp phần thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Đồng hành với cộng đồng các doanh nghiệp và người tiêu dùng/khách hàng trên cả nước trong Chương trình sẽ là sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chứcvà người dân trong việc quảng bá, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát… hoạt động khuyến mại của các doanh nghiệp, góp phần đảm bảo tính công khai, minh bạch, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.
Phương Thanh
TĐKT – Chiều 12/11, tại Hà Nội, Đại hội Thành lập Hiệp hội Logistics Hà Nội, nhiệm kỳ 2022 – 2025 đã diễn ra với chủ đề: "Gắn kết - Hội nhập - Phát triển". Đại hội xác định nhiệm vụ, Hiệp hội sẽ trở thành cầu nối giữa chính quyền thành phố Hà Nội với các hoạt động logistics đang diễn ra trên địa bàn, tham mưu và phản biện các chính sách liên quan đến việc phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thủ đô.
Đại hội Thành lập Hiệp hội Logistics Hà Nội, nhiệm kỳ 2022 - 2025
Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Trần Đức Nghĩa – Trưởng ban Ban Vận động thành lập Hiệp hội Logistics Hà Nội, Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Delta cho biết: Để giải quyết những vấn đề cụ thể của logistics Việt Nam, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 và Quyết định 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 với mục tiêu cuối cùng là tăng hiệu quả hoạt động logistics, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp logistics.
Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước cần phải đi đầu trong việc thực hiện các Quyết định 200/QĐ-TTg và 221/QĐ-TTg của Thủ tướng nhằm hoàn thiện hạ tầng logistics, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp dịch vụ logistics hoạt động hiệu quả, chuyên nghiệp, qua đó góp phần giảm chi phí logistics, tăng năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế.
Ông Trần Đức Nghĩa khẳng định: “Hiệp hội Logistics Hà Nội mong muốn sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa chính quyền thành phố với các hoạt động logistics đang diễn ra trên địa bàn, tham mưu và phản biện các chính sách liên quan đến việc phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thủ đô, đúng theo tôn chỉ mục đích của Hiệp hội”.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Hiệp hội Logistics Hà Nội sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tích cực xây dựng củng cố và phát triển Hiệp hội thông qua phát triển hội viên là các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong ngành logistics và các ngành nghề có liên quan trực tiếp đến hoạt động logistics như thương mại, sản xuất. Xác định những nút thắt trong quy hoạch hạ tầng logistics và thể chế chính sách để đưa ra các đề xuất, kiến nghị với chính quyền nhằm tạo môi trường kinh doanh tốt cho sự phát triền ngành logistics và hoạt động logistics trên địa bàn Thủ đô.
Tại Đại hội, các doanh nghiệp ngành logistics Hà Nội đã tín nhiệm bầu ông Trần Đức Nghĩa – Trưởng ban Ban Vận động thành lập Hiệp hội Logistics Hà Nội, Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Delta làm Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hà Nội nhiệm kỳ I, 2022 - 2025.
Trang Lê
Xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản vùng biển Wando (Hàn Quốc)
TĐKT – Chiều 11/11, Chương trình Giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản vùng biển Wando (Hàn Quốc) chính thức khai mạc tại siêu thị K-Market Golden Palace, Hà Nội. Lễ cắt băng khai mạc Chương trình Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Sin U Cho, Quận trưởng quận Wando cho biết: Wando là một quận của tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc. Quận được lấy tên theo đảo Wando, đảo lớn nhất quận, cũng là thủ phủ quận Wando. Đảo Wando là một trong sáu hòn đảo lớn của Hàn Quốc. Nơi đây có khung cảnh tuyệt đẹp cùng những bờ biển cát trắng, làn nước trong xanh, yên bình. Với những du khách yêu thích vẻ đẹp nhẹ nhàng và lãng mạn, hòn đảo này là một lựa chọn tuyệt vời. Ông Sin U Cho, Quận trưởng quận Wando phát biểu khai mạc Phía Tây Nam của đảo Wando có những bãi đá, rạn đá ngầm, tốc độ dòng chảy ổn định, rất thích hợp cho việc nuôi bào ngư, phát triển sản xuất rong biển, tảo biển… Các sản phẩm thủy hải sản vùng Wando có giá trị dinh dưỡng cao, được nuôi trồng trong môi trường nước biển sạch và trong lành nên khách hàng Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Đặc biệt, bào ngư ở Wando do sinh trưởng trong vùng biển sạch nên có giá trị rất cao. Nhờ vậy, đảo Wando được xem là một trong những nơi sản xuất bào ngư nổi tiếng ở Hàn Quốc. Khách hàng nếm thử các sản phẩm thủy hải sản của Wando tại siêu thị K-Market Tại chương trình lần này, Wando mang tới sản phẩm làm từ rong biển của Hàn Quốc và bào ngư, đây là 2 sản phẩm nổi bật của Wando. Khu vực giới thiệu và bày bán sản phẩm của Wando tại siêu thị K-Market Khẳng định Wando đang sản xuất các sản phẩm thủy hải sản không chỉ có chất lượng tốt nhất ở Hàn Quốc mà đã được chứng nhận ở trên toàn thế giới, ông Sin U Cho mong muốn những sản phẩm chất lượng như này của quận sẽ được bày bán rộng rãi ở thị trường Việt Nam. Khách hàng tìm hiểu về các sản phẩm của Wando K-Market là đơn vị nhập khẩu tiên phong trên thị trường Việt Nam đối với các sản phẩm thủy hải sản vùng Wando. Người tiêu dùng ghé thăm siêu thị K-Market Golden Palace, K-Market Sapphire tại Hà Nội sẽ có cơ hội thưởng thức những đặc sản có một không hai của vùng Wando và mua sắm những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho cả gia đình. Chương trình diễn ra từ ngày 10/11 – 13/11/2022. PTTĐKT - Ngày 11/11, Bộ Công Thương tổ chức họp giới thiệu Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022” tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng các cơ quan, đơn vị truyền thông trên cả nước.
Nhằm triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ và thực hiện các hoạt động kích cầu, thúc đẩy tiêu dùng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 130/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2022 trong Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương và Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9 năm 2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1183/QĐ-BCT ngày 16 tháng 6 năm 2022 về việc tổ chức Chương trình “Tháng Khuyến mại tập trung quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022”(sau đây gọi tắt là Chương trình) từ ngày 15 tháng 11 năm 2022 đến ngày 22 tháng 12 năm 2022 trên phạm vi toàn quốc.
Họp báo giới thiệu Chương trình
Chương trình do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức, giao cho Cục Xúc tiến thương mại làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước, Văn phòng Bộ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng Cục Quản lý thị trường), các hiệp hội, ngành hàng trên cả nước, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các thương nhân, tổ chức và cá nhân liên quan, các cơ quan và đơn vị truyền thông cùng phát động, thực hiện.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: Với mục đích đã đề ra ngay từ khi khởi xướng xây dựng và thực hiện của Tháng khuyến mại tập trung quốc gia hàng năm, Chương trình năm 2022 sẽ tiếp tục mở ra một “mùa đặc biệt” trong năm 2022 để tất cả các thương nhân (doanh nghiệp) thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế của Việt Nam (không cần thông qua bất kỳ khâu lựa chọn, xét chọn nào của các cơ quan nhà nước để được tham gia Chương trình) có cơ hội thực hiện các chương trình, hoạt động khuyến mại với mức khuyến mại tối đa (mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại) không còn bị giới hạn 50% mà thay vào đó có thể lên đến 100% tùy vào lựa chọn và điều kiện của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp theo đó sẽ chủ động xây dựng chương trình khuyến mại với nội dung, hình thức đa dạng, hấp dẫn nhằm đưa đến cho khách hàng, người tiêu dùng nhiều cơ hội tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, giá cả phù hợp. Với hiệu ứng kết nối cung cầu được lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp trên cả nước thông qua hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử, các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp sẽ chủ động phối hợp để triển khai hoạt động khuyến mại kết hợp với hoạt động hội chợ, triển lãm, các sự kiện… tại địa phương để không những thúc đẩy tiêu dùng nội địa mà còn góp phần thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Đồng hành với cộng đồng các doanh nghiệp và người tiêu dùng/khách hàng trên cả nước trong Chương trình sẽ là sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức và người dân trong việc quảng bá, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát… hoạt động khuyến mại của các doanh nghiệp, góp phần đảm bảo tính công khai, minh bạch, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.
Sau 2 năm liên tiếp triển khai, mặc dù được thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nhưng Tháng khuyến mại tập trung quốc gia đã cho thấy được những kết quả khả quan, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng trên cả nước.
Tháng khuyến mại tập trung quốc gia năm 2020 đã thu hút được hơn 27.450 chương trình khuyến mại, góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng triển khai chương trình đạt khoảng 431,9 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2021, Tháng khuyến mại tập trung quốc gia có sự tham gia của hơn 56.410 chương trình khuyến mại, góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng triển khai chương trình đạt khoảng 458,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Những kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thành công các nhiệm vụ của Bộ Công Thương được Chính phủ giao tại các Nghị quyết của Chính phủ về kích cầu tiêu dùng nội địa, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu hàng hóa để thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh Covid 19.
Tiếp nối những kết quả đã đạt được trong những năm trước, đồng thời với những hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kích cầu, phát triển và đẩy mạnh các liên kết chuỗi cung ứng hàng hóa được Bộ Công Thương triển khai trong thời gian vừa qua, Tháng khuyến mại tập trung quốc gia năm 2022 được kỳ vọng sẽ là một trong những nội dung quan trọng, thiết thực trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Bộ Công Thương đã đề ra, giúp khai thác tối đa thị trường nội địa đang hồi phục tốt để nâng cao tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong khoảng thời gian cuối năm. Kết quả của Chương trình mang lại sẽ góp phần vào việc duy trì sự tăng trưởng ở mức cao của nền kinh tế, đồng thời tiếp tục tạo thêm cơ sở thực tiễn và lý luận để tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách hiệu quả hơn nữa nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân khi tham gia Chương trình.
Phương Thanh
TĐKT - Sáng 10/11, sự kiện Demo Day thuộc chương trình Tăng tốc khởi nghiệp toàn cầu GMEP 2022 (Global Market Expansion Program 2022) do VSV Capital phối hợp tổ chức với KISED (Viện Phát triển Khởi nghiệp và Doanh nhân Hàn Quốc) và Lotte Ventures đã diễn ra tại Emerald Room – Khách sạn Lotte Hà Nội.
Ông Hàn Ngọc Vũ – CEO Ngân hàng Quốc tế VIB / General Partner VSV Capital phát biểu khai mạc sự kiện
Phát biểu khai mạc của ông Hàn Ngọc Vũ – CEO Ngân hàng Quốc tế VIB/ General Partner VSV Capital cho biết: GMEP (trước đây được biết đến với tên gọi GAPS – Global Acceleration Program for Startups, từ 2018 tới 2021) là chương trình do VSV Capital kết hợp cùng chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ các startup Hàn Quốc khám phá thị trường Việt Nam, kết nối với các cố vấn trong nước và những người có tầm ảnh hưởng trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Trở lại vào năm 2022, sự kiện này đã đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp VSV Capital tổ chức GMEP và có tổng cộng 14 công ty đã được lựa chọn để tham gia chương trình năm nay. Tại Việt Nam, các startup được hỗ trợ không gian làm việc chung, tham gia những buổi cố vấn 1:1, trải nghiệm thực tế doanh nghiệp tại Việt Nam và đặc biệt là nhận được sự đồng hành từ mạng lưới chuyên gia và đối tác rộng lớn của VSV.
Với kinh nghiệm tổ chức các chương trình tăng tốc khởi nghiệp nói chung từ 2014 cho tới nay, VSV Capital với cương vị một trong những Quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu và lâu đời nhất tại Việt Nam đã khẳng định được chất lượng chương trình khi có hơn 50 startup Hàn Quốc đã được tăng tốc thành công thông qua GMEP.
Demo Day là sự kiện kết thúc thuộc khuôn khổ chương trình GMEP 2022. Tại đây, các startup đã có cơ hội được giới thiệu về ý tưởng, mô hình doanh nghiệp và kết quả tăng trưởng của mình trong thời gian vừa qua trước những người tham dự. Tiêu biểu là: Giải pháp chẩn đoán khả năng đọc hiểu bằng công nghệ AI theo dõi mắt và cải thiện nó bằng một chương trình đào tạo riêng tùy chỉnh; phần mềm AI tự động hóa cho trang trại thông minh để tối ưu trồng trọt và sản xuất hàng loạt các loại cây trồng có giá trị và chất lượng cao; áo khoác bơm hơi HUGgy giúp ổn định tâm lý cho người khuyết tật phát triển, trẻ sơ sinh và người già bằng cách “ôm” lấy cơ thể...
Ngoài 14 startup thuộc chương trình, sự kiện dự kiến quy tụ các nhà đầu tư, các lãnh đạo doanh nghiệp và các đại diện từ Chính phủ đến từ Việt Nam, Hàn Quốc và Singapore.
PT
TĐKT - Theo thông tin Tổng cục Hải quan đưa ra chiều 3/11, số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 10 đạt 32.490 tỷ đồng, qua đó, đưa tổng thu 10 tháng đầu năm 362.413 tỷ đồng, bằng 103% dư toán được giao cả năm 2022, đạt 86,3% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 14,6% so với cùng kỳ 2021.
Kết quả thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng khá so với cùng kỳ 2021
Về hoạt động xuất nhập khẩu, tháng 10 ước đạt 58,27 tỷ USD, xấp xỉ với trị giá xuất nhập khẩu của tháng trước (tăng nhẹ 70 triệu USD). Trong đó, xuất khẩu ước đạt 30,27 tỷ USD, tăng 1,5% (tương ứng tăng 452 triệu USD) và nhập khẩu ước đạt 28 tỷ USD, giảm 1,3% (tương ứng giảm 382 triệu USD). Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng năm 2022 ước tính đạt 616,24 tỷ USD, tăng 14,1%, tương ứng tăng 75,94 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 312,82 tỷ USD, tăng 15,9% (tương ứng tăng 42,98 tỷ USD) và nhập khẩu ước đạt 303,42 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng
32,95 tỷ USD). Như vậy, trong tháng 10 cả nước ước xuất siêu 2,27 tỷ USD. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 10 năm 2022, cả nước ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD.
Hồng Thiết
Trí thức trẻ Việt Nam đề xuất các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch
TĐKT - Với chủ đề “Trí thức trẻ thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, góp phần phục hồi phát triển kinh tế đất nước sau đại dịch”, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ V sẽ tập trung thảo luận 4 nhóm nội dung chính. Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ V do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức với sự tham gia của Nhà tài trợ Vàng là Ngân hàng Vietinbank. Các đại biểu trí thức trẻ trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II, năm 2019. Diễn đàn sẽ diễn ra trong 2 ngày 11 và 12/11/2022 tại tỉnh Bến Tre, với sự tham gia của 165 đại biểu trí thức trẻ đến từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam đang học tập, làm việc và có các đề tài nghiên cứu có các giải pháp, sáng kiến, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với các nội dung của Diễn đàn. Với chủ đề “Trí thức trẻ thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, góp phần phục hồi phát triển kinh tế đất nước sau đại dịch”, diễn đàn nhằm tiếp tục củng cố mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu. Đồng thời, định hướng công cuộc chuyển giao tri thức, công nghệ của đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu theo các mục tiêu đổi mới và phát triển đất nước; góp phần tham gia thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tham gia thực hiện các mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đất nước sau đại dịch. Theo đại diện BTC diễn đàn cho biết, diễn đàn đã lựa chọn danh sách 165 đại biểu chính thức tham dự Diễn đàn là các trí thức trẻ Việt Nam đã, đang học tập, nghiên cứu, làm việc tại 22 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam (Ba Lan, Bê-la-rút, Bỉ, Canada, CHLB Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Ý, Đại công quốc Luxembourg, Đài Loan, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hungary, Liên Bang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Sĩ, Úc, Vương Quốc Anh, Vương quốc Bỉ). Một số đại biểu tiêu biểu tham dự Diễn đàn lần thứ V, có bác sĩ Đào Việt Hằng, sinh năm 1987, tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội vào năm 2011, hoàn thành chương trình Tiến sĩ y khoa vào năm 2016 và được phong Phó Giáo sư năm 2022; NCS. Nguyễn Thúy Anh, sinh năm 1987, hiện đang làm việc và làm nghiên cứu sinh tại trường ĐH California, Davis, Hoa Kỳ; TS. Lê Duy Tân, Giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin - trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Trần Lê Hưng, giảng viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các đại biểu tham dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ III, năm 2020. Tại Diễn đàn, 165 đại biểu và khách mời sẽ tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp vào 4 nội dung chính. Lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương tặng hoa các anh, chị đại diện tham dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ III, năm 2020. Thứ nhất, đề xuất mô hình tăng trưởng, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, thảo luận các giải pháp hoàn thiện và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số tại Việt Nam; tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, vùng và địa phương. Các đại biểu tham dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ III, năm 2020 trao đổi, thảo luận các chủ đề về Diễn đàn. Thứ hai, quy hoạch và giải pháp sử dụng hiệu quả, đồng bộ các quy hoạch địa phương, vùng, quốc gia, thảo luận các giải pháp liên quan đến hạ tầng giao thông, năng lượng; hạ tầng công nghệ số, dữ liệu; hạ tầng đô thị, đô thị thông minh; hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế biển, hành lang kinh tế ven biển và các giải pháp phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung và Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn tặng hoa cho đại diện Mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV, năm 2021. Thứ ba, phát huy vai trò của trí thức trẻ Việt Nam trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế: thảo luận các giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa địa phương, vùng và quốc gia; phục hồi và phát triển du lịch; áp dụng chuyển đổi số trong quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; phát triển công nghiệp văn hóa. Thứ tư, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh, gắn với đổi mới hệ thống y tế, giải pháp hoàn thiện mạng lưới cơ sở y tế các cấp, nâng cao chất lượng cán bộ y tế cấp cơ sở, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ giúp khám, chữa bệnh, tầm soát bệnh sớm; cơ chế, chính sách, chiến lược đầu tư toàn diện, đồng bộ hệ thống y tế. Các đại biểu tham dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV, năm 2021 trao đổi, thảo luận về các chủ đề của Diễn đàn. Kết thúc diễn đàn, các đại biểu sẽ thông qua Báo cáo đề xuất, khuyến nghị của Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần V nhằm góp phần tham gia thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tham gia thực hiện các mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đất nước sau đại dịch. Bên cạnh đó, Diễn đàn sẽ ra mắt Ban Chấp hành Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu giai đoạn 2022 - 2025, phát huy vai trò và liên kết thành mạng lưới các trí thức trẻ trên toàn cầu vì mục tiêu xây dựng Việt Nam giàu mạnh, văn minh; hướng tới hình thành các CLB Trí thức trẻ tại các tỉnh, thành phố. Xây dựng định hướng hoạt động của Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu trong giai đoạn 2022 – 2025; hình thành các nhóm nghiên cứu, đề tài nghiên cứu của Mạng lưới. La GiangNestlé Việt Nam tiếp tục đạt Top 100 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
TĐKT - Mặc dù gặp thách thức từ dịch Covid-19, Công ty Nestlé Việt Nam đã không ngừng nỗ lực và phản ứng nhanh chóng nhằm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp tục trở thành một trong 100 công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất Việt Nam năm 2021, theo Công văn số 3786/TCT-KK của Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính. Theo đó, trong 6 năm liên tiếp, kể từ lúc Tổng cục Thuế bắt đầu công bố danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam vào năm 2016 cho đến nay, Nestlé Việt Nam luôn được vinh danh trong Top 100, đánh dấu nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Ngoài ra, Nestlé Việt Nam còn được các cơ quan thuế và chính quyền tại các địa phương mà công ty có hoạt động sản xuất, kinh doanh tặng bằng khen vì thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và đóng góp vào các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương. Mới đây, Nestlé Việt Nam vừa được nhận Bằng khen của Cục Thuế Đồng Nai tại Hội nghị Tuyên dương doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2020 - 2021, diễn ra ngày 8/11. Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thuế Đồng Nai, cho biết năm 2020 - 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn về tài chính, một bộ phận doanh nghiệp không đủ khả năng tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của Cục Thuế Đồng Nai và sự chủ động sáng tạo vượt khó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thu ngân sách nhà nước năm 2020 - 2021 đạt kết quả tích cực (đều vượt dự toán thu ngân sách). Nestlé Việt Nam nhận Bằng khen từ Cục Thuế Đồng Nai tại Hội nghị Tuyên dương doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2020 - 2021, diễn ra ngày 8/11/2022. Trước đó, Nestlé Việt Nam nhận được Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai và UBND tỉnh Hưng Yên cho doanh nghiệp có thành tích chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế, Bằng khen cho doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong hoạt động phòng, chống Covid-19, Bằng khen cho doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh… Chia sẻ về những thành tích mà công ty đạt được và sự ghi nhận của các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương trong những năm qua, bà Katrina Rennie, Giám đốc Tài chính Nestlé Việt Nam cho biết: “Sự minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các quy định về thuế, là nguyên tắc cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của Nestlé Việt Nam. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước cũng như đóng góp chung cho cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động thể hiện tinh thần và trách nhiệm của Nestlé với tư cách là một tập đoàn toàn cầu, luôn gắn kết và thấu hiểu địa phương. Chúng tôi cam kết đầu tư lâu dài, phát triển bền vững tại Việt Nam và luôn đánh giá cao sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương. Nestlé Việt Nam cam kết đầu tư lâu dài và phát triển bền vững tại Việt Nam. Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995, Nestlé Việt Nam hiện vận hành 4 nhà máy và 2 trung tâm phân phối đặt tại tỉnh Đồng Nai và Hưng Yên, cùng đội ngũ hơn 2.000 nhân viên. Trong gần ba thập kỷ vừa qua, Nestlé Việt Nam liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người hôm nay và những thế hệ mai sau. Tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam của doanh nghiệp hiện đạt hơn 700 triệu đô la Mỹ. Mai ThảoTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- …
- sau ›
- cuối cùng »