Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số
TĐKT – Chiều 6/12, Bộ Thông tin và Truyền thông họp báo thông tin về Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 4 năm 2022. Với chủ đề “Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”, Diễn đàn sẽ diễn ra ngày 8/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Họp báo thông tin về Diễn đàn Sự kiện dự kiến thu hút khoảng 1.000 đại biểu tham gia, trong đó có các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Các doanh nghiệp phía Hàn Quốc và Singapore sẽ tham dự trực tuyến. Tại họp báo, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết: Với vai trò dẫn dắt, định hình sự phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Diễn đàn được tổ chức nhằm đánh giá những kết quả doanh nghiệp số đã thực hiện trong năm 2022. Đồng thời, các bên tham dự sẽ cùng trao đổi những định hướng phát triển công nghiệp công nghệ số trong năm 2023 và thời gian tới. Những ý kiến chia sẻ thông tin của cộng đồng doanh nghiệp số trong và ngoài nước về thị trường trong nước, quốc tế sẽ là cơ sở để cộng đồng doanh nghiệp số Việt Nam xác định hướng phát triển. Các báo cáo, thảo luận chính của diễn đàn sẽ tập trung vào nhiều nội dung: Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số trong nước, từ đó đi ra toàn cầu; doanh nghiệp công nghệ Việt Nam thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia; giải pháp nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu; hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và các tập đoàn công nghệ lớn để đưa sản phẩm công nghệ "Make in Viet Nam" ra thị trường quốc tế… Năm 2022, công nghiệp công nghệ số đã khẳng định được vai trò, vị trí và là điểm sáng trong bức tranh kinh tế -xã hội của đất nước. Doanh thu của toàn ngành công nghệ số ước đạt 148 tỷ USD. Công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế động lực của cả nước, đóng vai trò dẫn dắt, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số và chính phủ số. Doanh nghiệp công nghệ số có sự phát triển mạnh mẽ với 70.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và hoạt động, vượt thời hạn 3 năm so với mục tiêu của năm 2025. Qua 3 năm tổ chức, Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã trở thành một trong những sự kiện thường niên, lớn nhất và có uy tín của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Điểm nhấn của chương trình là lễ công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số “Make in Viet Nam” năm 2022, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức có sản phẩm công nghệ số xuất sắc. Bên lề có triển lãm trực tiếp và trực tuyến trưng bày, giới thiệu, trải nghiệm các sản phẩm công nghệ số “Make in Viet Nam” tiêu biểu phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Phương ThanhKinh tế
TĐKT - Thông qua việc hợp tác với các bên nhằm chia sẻ kỹ thuật canh tác bền vững kết hợp chuyển đổi số đến người nông dân, mô hình nông nghiệp tái sinh đang được Nestlé giới thiệu tại Việt Nam hướng đến góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững, phát thải thấp.
Phiên họp toàn thể chương trình Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam (PSAV) năm 2022 với chủ đề “Xây dựng một nền nông nghiệp xanh và gia tăng giá trị” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 5/12 với sự điều hành của hai đồng chủ trì là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN-PTNT) Lê Minh Hoan và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ phục vụ 100 triệu dân trong nước, mà đã đứng vào top 15 cường quốc xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, vươn tới thị trường trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Binu Jacob, TGĐ Nestlé Việt Nam, đồng chủ trì phiên họp toàn thể PSAV 2022
Tuy nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thị trường bị ảnh hưởng với các yếu tố địa chính trị, và lựa chọn của người tiêu dùng có nhiều thay đổi, ngành nông nghiệp cũng cần phải thay đổi để gia tăng và tạo ra các giá trị mới, đồng thời thể hiện trách nhiệm mạnh mẽ hơn với cộng đồng quốc tế, đặc biệt về bảo tồn tài nguyên, đa dạng sinh học, giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu.
“Với cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 (Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu) về việc đạt phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050, chúng tôi đang nỗ lực chuyển đổi để hướng tới phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, trung hòa các-bon bên cạnh mục tiêu an ninh lương thực”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết thêm.
Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé, phát biểu tại cuộc họp
Chia sẻ tại hội nghị, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam đồng thời là Đồng chủ trì PSAV cho biết, hiện nay gần 2/3 lượng khí thải nhà kính của Tập đoàn đến từ nguyên vật liệu ngành thực phẩm và các hoạt động gián tiếp của doanh nghiệp. Vì vậy, trong lộ trình thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 của Nestlé, giảm lượng khí thải từ nguyên vật liệu nông nghiệp thông qua việc áp dụng mô hình nông nghiệp tái sinh là một trong những điều quan trọng nhất mà Nestlé đang theo đuổi tại các thị trường. Tại Việt Nam, nông nghiệp tái sinh được Nestlé thực hiện thông qua chương trình NESCAFÉ Plan và các sáng kiến hợp tác đa bên về nông nghiệp bền vững.
Thông qua chương trình NESCAFÉ Plan khởi xướng năm 2011, Nestlé Việt Nam đã tăng cường hợp tác công - tư với các đối tác như Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm khuyến nông các tỉnh, Bộ NN-PTNT và các tổ chức, đối tác. Chương trình NESCAFÉ Plan đã gắn kết thành công với người nông dân khu vực Tây Nguyên, nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt, áp dụng phương pháp canh tác bền vững, tái canh diện tích cây cà phê già cỗi, gia tăng thu nhập cho các nông hộ, đảm bảo sinh kế cũng như gia tăng quyền năng của các nữ nông dân.
Nestlé Việt Nam hợp tác với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên để nghiên cứu, phát triển các giống cà phê có năng suất cao, có khả năng kháng bệnh, chịu hạn tốt để hỗ trợ các hộ nông dân tái canh các
Đồng thời, nông nghiệp tái sinh còn giúp cải thiện chất lượng và độ phì nhiêu của đất cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên nước và đa dạng sinh học. Việc cải tạo chất lượng đất còn giúp tăng khả năng hấp thụ khí các-bon vào đất, giảm phát thải. Chương trình đã giúp người nông dân tái canh 63.000 héc-ta cà phê già cỗi, giảm 40% lượng nước tưới và 20% phân hóa học/ thuốc trừ sâu, tăng 30 - 100% thu nhập nhờ áp dụng mô hình xen canh hợp lý và giảm lượng phát thải các-bon trên mỗi ký cà phê được thu hoạch.
Bên cạnh đó, NESCAFÉ Plan còn giúp tri thức hóa người nông dân thông qua việc áp dụng chuyển đổi số trên chính rẫy cà phê của mình. Cụ thể, chương trình đã hỗ trợ phát triển và xây dựng công cụ quản lý nhật ký nông hộ (Digital Farmer Field Book - FFB), giúp người nông dân quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, kiểm soát chi phí và lợi nhuận, thay thế việc quản lý bằng giấy tờ. Đồng thời, tính toán được chi tiết phát thải các-bon trên rẫy cà phê của mình.
Theo ông Binu Jacob, mô hình nông nghiệp tái sinh của Nestlé đã và đang được áp dụng thành công trong canh tác cây cà phê và cũng có thể là giải pháp cho các ngành hàng khác trong lĩnh vực nông nghiệp. Thông qua Phiên họp toàn thể PSAV, Nestlé Việt Nam cũng khẳng định vai trò của mình đó là tiếp tục gia tăng giá trị nông sản, góp phần giúp Việt Nam trở thành trung tâm kết nối đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm của châu Á thay chỉ vì xuất khẩu sản phẩm thô, giá trị thấp.
“Bộ NN-PTNT đang phối hợp với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thành lập Trung tâm kết nối đổi mới sáng tạo về lương thực, thực phẩm (FIH), gắn liền với phát triển nông nghiệp xanh, phát thải thấp. Bộ NN-PTNT kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế tham gia trong quá trình chuẩn bị và triển khai FIH”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, đồng thời nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm.
Chương trình PSAV được khởi xướng từ năm 2010 trong khuôn khổ “Sáng kiến Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hướng đến mục tiêu 20-20-20 (tăng 20% năng suất, giảm 20% đói nghèo, giảm 20% phát thải). Đến thời điểm hiện tại, PSAV có 8 Nhóm công tác công - tư (PPP) ngành hàng, bao gồm các nhóm về cà phê, chè, rau quả, thủy sản, gạo, gia vị và hồ tiêu, chăn nuôi, hóa chất nông nghiệp, với sự tham gia của 120 tổ chức, gồm các cơ quan Chính phủ, các công ty, hiệp hội ngành hàng, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ. PSAV được đồng chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, đại diện cho khối công và Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, đại diện cho khối tư.
Cũng với mục tiêu gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp, trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Ngày Cà phê Việt Nam từ 9 - 11/12, Nestlé Việt Nam và Hiệp hội Cà phê Việt Nam (VICOFA) sẽ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, hướng tới xây dựng ngành cà phê bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao thu nhập của người sản xuất. Trong đó, là doanh nghiệp tiên phong áp dụng thành công nông nghiệp tái sinh, Nestlé Việt Nam sẽ tiếp tục chia sẻ kiến thức và các thực hành tốt của mô hình này trong sản xuất cà phê bền vững, có trách nhiệm; đồng thời góp phần đẩy mạnh liên kết giữa khu vực công, tư nhân và các bên liên quan để cùng giải quyết các thách thức của ngành cà phê Việt Nam nói riêng và của nông nghiệp nói chung.
Thục Anh
Thu ngân sách Nhà nước 11 tháng ước đạt 1.638,9 nghìn tỷ đồng
TĐKT - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 11 tháng năm 2022 ước đạt 1.638,9 nghìn tỷ đồng, bằng 116,1% dự toán, tăng 17,4% so cùng kỳ năm 2021(ngân sách Trung ương (NSTW) đạt 114,9% dự toán; ngân sách địa phương (NSĐP) đạt 117,4% dự toán). Trong đó, thu nội địa đạt 110,5% dự toán, tăng 13,5%; thu từ dầu thô vượt 144,6% dự toán (giá dầu bình quân khoảng 105,2 USD/thùng, tăng 45,2 USD/thùng so dự toán), tăng 77,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 132,4% dự toán, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2021. Thu NSNN 11 tháng ước đạt 1.638,9 nghìn tỷ đồng Thu NSNN 11 tháng vượt dự toán chủ yếu do hoạt động kinh tế tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng khả quan (GDP 9 tháng đã tăng 8,83%); tổng mức bán lẻ 11 tháng tăng 17,5%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,6%, xuất khẩu tăng 13,4%, xuất siêu 10,6 tỷ USD. Bên cạnh đó, giá dầu và một số hàng hóa, nguyên liệu đầu vào tăng cao đã góp phần tăng thu từ dầu thô và từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Cùng với đó, cơ quan thuế, hải quan cũng tăng cường quản lý thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn từ hóa đơn điện tử để truy dấu gian lận, rà soát những nguồn thu có tiềm năng nhưng còn thất thu để đưa vào quản lý, quyết liệt quản lý, chống thất thu, khai thác tăng thu từ hoạt động thương mại điện tử, từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Nhờ đó, đến nay đã có 10 khoản thu vượt dự toán, trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 136,1%; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đạt 110,7% và các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh ở 3 khu vực kinh tế (thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 104,3% dự toán, tăng 7,1%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 106,4% dự toán, tăng 10,2%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 111,6% dự toán, tăng 9,2%). Còn 2 khoản thu đến nay chưa đảm bảo tiến độ dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường (đạt 68% dự toán, bằng 76,4% so cùng kỳ) và thu cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp (đạt 11% dự toán). Tổng chi NSNN 11 tháng ước đạt 1.359 nghìn tỷ đồng, bằng 76,2% dự toán, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Chi đầu tư phát triển ước đạt 64,3% dự toán Quốc hội quyết định đầu năm, đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (bao gồm cả vốn chương trình mục tiêu năm trước chuyển sang và vốn chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội); chi trả nợ lãi đạt 79,8% dự toán; chi thường xuyên đạt 84,2% dự toán. Các nhiệm vụ chi NSNN 11 tháng được thực hiện theo dự toán, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN. NSTW đã chi từ dự phòng (bao gồm dự phòng năm 2021 chuyển sang) là 5.052 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là bổ sung kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 cho Bộ Quốc phòng (729,8 tỷ đồng) và hỗ trợ cho các địa phương (3.648,3 tỷ đồng) kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; tạm cấp bổ sung 4.217 tỷ đồng cho 29 địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp 30,37 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt đầu năm 2022. Riêng về chi đầu tư phát triển, mặc dù đã có tiến bộ trong những tháng gần đây, nhưng tiến độ giải ngân 11 tháng vẫn chậm so yêu cầu, mặc dù số tuyệt đối tăng 14,8% so với cùng kỳ, nhưng tỷ lệ mới đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 63,86%), trong đó giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 27,99% kế hoạch. Có 16 bộ và 29 địa phương tỷ lệ giải ngân đạt trên 60% kế hoạch, trong khi vẫn còn 12 bộ, cơ quan trung ương và 1 địa phương tỷ lệ giải ngân vốn đạt dưới 30% kế hoạch vốn được giao. Cân đối NSTW và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến hết ngày 25/11/2022, đã thực hiện phát hành 176,07 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 12,91 năm, lãi suất bình quân 3,19%/năm. La GiangNestlé Việt Nam được bình chọn là doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam trong 2 năm liên tiếp
TĐKT - Ngày 1/12, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) đã tổ chức Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2022. Một lần nữa, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam được bình chọn là Doanh nghiệp Bền vững nhất Việt Nam năm 2022 trong lĩnh vực sản xuất. Đây là năm thứ hai liên tiếp Nestlé Việt Nam được ghi nhận là Doanh nghiệp Bền vững nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và là năm thứ tư nằm trong Top 3 Doanh nghiệp Bền vững nhất. Năm 2022 là năm thứ 7 liên tiếp, Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (Chương trình CSI) được VCCI chủ trì tổ chức, với sự phối hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Để đạt được sự ghi nhận này, Nestlé Việt Nam đã đáp ứng Bộ Chỉ số doanh nghiệp bền vững CSI năm 2022 với 130 chỉ tiêu, trong đó có 68% chỉ tiêu liên quan đến yêu cầu tuân thủ pháp luật - là yêu cầu bắt buộc cho tất cả doanh nghiệp, 32% là các chỉ tiêu liên quan đến sáng kiến kinh doanh bền vững. Nestlé Việt Nam được bình chọn là Doanh nghiệp Bền vững nhất Việt Nam năm 2022 trong lĩnh vực sản xuất. Bên cạnh giải thưởng cao nhất, Nestlé Việt Nam cũng được bình chọn trong Top 5 doanh nghiệp thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu. “Là công ty hàng đầu trên thế giới về thực phẩm và đồ uống, Tập đoàn Nestlé luôn coi trọng những nguyên tắc phát triển bền vững trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh gắn liền với việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Chúng tôi tin vào sức mạnh của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính niềm tin này đã thúc đẩy cam kết của Nestlé trong việc sử dụng quy mô toàn cầu, nguồn lực và chuyên môn của mình để đóng góp vào một tương lai lành mạnh hơn cho con người và hành tinh. Đối với chiến lược bền vững liên quan đến môi trường, Nestlé đặt mục tiêu hướng đến đạt phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050”, ông Binu Jacob, Tổng giám đốc của Nestlé Việt Nam cho biết. “Để thúc đẩy quá trình đạt được mục tiêu đó, chúng tôi đã và đang nỗ lực không ngừng thực hiện các giải pháp và sáng kiến trong từng khâu xuyên suốt chuỗi cung ứng của mình, cũng như đẩy mạnh các chương trình hợp tác với các đối tác liên quan tại Việt Nam”, ông Binu Jacob cho biết thêm. Theo Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu từ hàng trăm doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình CSI năm nay. Trong đó, ở Top 10 các doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và sản xuất, tỷ lệ doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 40%, 25% và 35%. Kết quả xếp hạng là sự ghi nhận cho những nỗ lực của Nestlé Việt Nam trong việc thực hiện cam kết đầu tư lâu dài và vì sự phát triển bền vững của Việt Nam, với tầm nhìn trở thành công ty toàn cầu gắn kết địa phương tiên phong trong phát triển bền vững. Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc của Nestlé Việt Nam (thứ hai, bên phải) chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Việt Nam 2022 ngày 1/12 Trong đó, với mục tiêu bảo vệ môi trường, Nestlé Việt Nam không chỉ thực hiện các chương trình hành động hướng đến mục tiêu không tạo tác động tiêu cực đến môi trường, mà còn đóng góp vào việc bảo tồn, tái tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên tự nhiên cho thế hệ hiện nay và tương lai, tập trung vào 4 lĩnh vực chính gồm: Phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển bao bì bền vững; thu mua bền vững và quản lý nguồn nước. Trong giai đoạn hai năm liên tiếp 2020 - 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng Nestlé Việt Nam vẫn tập trung đầu tư để đảm bảo thực hiện đúng lộ trình và ưu tiên được đặt ra nhằm hiện thực hóa các cam kết về phát triển bền vững. Trước đó, ngày 29/11, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) vừa bình chọn Nestlé Việt Nam là Doanh nghiệp Xanh năm 2022 (Green Business of the Year 2022). Cũng trong tháng 11, Nestlé Việt Nam vinh dự là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) duy nhất trong bảng xếp hạng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” năm 2022 được nhận bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đây là bảng xếp hạng uy tín do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, VCCI tổ chức từ năm 2014 đến nay. Đầu tháng 11/2022, Nestlé Việt Nam lọt vào Top 100 các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất Việt Nam. Từ năm 2016 cho đến nay, kể từ lúc Tổng cục Thuế bắt đầu công bố danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam, Nestlé Việt Nam luôn nằm trong danh sách các doanh nghiệp có nhiều đóng góp vào ngân sách nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Được thành lập từ năm 1995, Nestlé Việt Nam đã liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, hôm nay và những thế hệ mai sau. Qua nhiều lần mở rộng và tăng vốn đầu tư, tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam của Nestlé đạt 730 triệu USD. Công ty tuyển dụng 2.200 lao động và vận hành 4 nhà máy. Thục AnhTĐKT - Với mục tiêu nhanh chóng phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, việc đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công được Quốc hội, Chính phủ hết sức quan tâm thông qua các Nghị quyết, Công điện, với nhiều văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Tình hình giải ngân
Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện phân bổ kế hoạch vốn (KHV) chi tiết và nhập dự toán trên hệ thống Tabmis là 32.449,2 tỷ đồng, đạt 93,82% KHV được giao; trong đó: Bộ, ngành 10.869,4 tỷ đồng, đạt 92,04% và địa phương 21.579,8 tỷ đồng, đạt 94,75%.
Báo cáo tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 11 tháng đầu năm 2022
Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, kiểm soát chi nguồn vay nước ngoài KHV năm 2022 của các bộ, ngành, địa phương đến 30/11/2022 đạt tỷ lệ 34,27% KHV (11.852,2 tỷ đồng), trong đó của bộ, ngành đạt 38,38% (4.532,2 tỷ đồng) và của địa phương đạt 32,14% (7.320 tỷ đồng).
Lũy kế giải ngân KHV đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch 2022 đạt 26,06% với 9.014,59 tỷ đồng (trong đó giải ngân của các Bộ ngành là 4.154,05 tỷ đồng, đạt 35,17%, giải ngân của các địa phương là 4.860,54 tỷ đồng, đạt 21,34%). Tỷ lệ giải ngân đầu tư công vốn nước ngoài 11 tháng đầu năm 2022 nói trên gần gấp 3 lần tỷ lệ giải ngân 6 tháng
Đến thời điểm 30/11/2022, Bộ Tài chính nhận được đề xuất điều chỉnh giảm KHV của 8/13 bộ, ngành với tổng số vốn đề nghị giảm là 3.678,5 tỷ đồng (số này không bao gồm 250,364 tỷ đồng của Bộ Tài nguyên và Môi trường và 50 tỷ đồng của Bộ Y tế đã được chấp thuận điều chỉnh giảm), 35/59 địa phương với tổng số vốn đề nghị giảm là 8.804,5 tỷ đồng.
Trong tổng số 294 dự án/tiểu dự án (gọi chung là dự án) trong cả nước được giao KHV đầu tư công nguồn nước ngoài năm 2022, trong đó 114/294 dự án chưa giải ngân, với số KHV được giao là 6.235,2 tỷ đồng chiếm 18,03% KHV giao, 47/294 dự án giải ngân dưới 20% KHV, 59/294 dự án giải ngân trong khoảng từ 20 - 50% KHV và 74/294 dự án giải ngân trên 50% KHV.
Tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài thấp chủ yếu xuất phát từ các vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án dẫn đến việc không có khối lượng hoàn thành để giải ngân hoặc đã có khối lượng nhưng chưa được kiểm soát chi hoặc đã kiểm soát chi nhưng chưa được tập hợp để gửi hồ sơ rút vốn. Cụ thể: Dự án chưa có khối lượng hoàn thành do các nguyên nhân như: Chậm triển khai các công tác sẵn sàng cho đầu tư (như chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư; chậm thiết kế cơ sở; chậm đấu thầu, vướng mắc trong đấu thầu hoặc vướng trong thực hiện hợp hiện hợp đồng với nhà thầu); dự án thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay; dự án chậm tiến hành công tác nghiệm thu, thanh toán hoặc đang kiện toàn ban quản lý dự án; ảnh hưởng thời tiết, bão lũ, sạt lở, dự án không triển khai được... Nhóm nguyên nhân chậm làm các thủ tục giải ngân mặc dù dự án đã có khối lượng, đã có kiểm soát chi nhưng chưa được tập hợp để gửi hồ sơ rút vốn.
Giải pháp và kiến nghị của Bộ Tài chính
Các bộ, ngành, địa phương, chủ dự án hoàn thiện hồ sơ thanh toán gửi KBNN để kiểm soát chi ngay sau khi có khối lượng hoàn thành, đảm bảo chi trong dự toán được phân bổ, chi đúng chế độ quy định; phối hợp với Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) trong việc giải ngân đối với các khối lượng đã được kiểm soát chi, không để tồn đọng, đặc biệt là các khoản hoàn chứng từ tài khoản đặc biệt.
Ứng dụng công nghệ thông tin hơn nữa trong giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi; tiếp tục hoàn thiện quá trình kiểm soát chi, xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính, KBNN để đảm bảo đúng thời hạn, đúng chế độ quy định, không để tồn đọng hồ sơ mà không có lý do; trao đổi với nhà tài trợ để phối hợp với các chủ dự án tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, xử lý nhanh các hồ sơ giải ngân.
Đối với các hoạt động dự án có khả năng hoàn thành: Các cơ quan chủ quản chỉ đạo chủ dự án tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, chủ động điều phối, giám sát chặt chẽ công tác thực hiện dự án của các bên liên quan (tư vấn, nhà thầu, các cơ quan phê duyệt chuyên môn) theo các nguồn vốn (vay, viện trợ đồng tài trợ, đối ứng), chỉ đạo tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, phê duyệt hợp đồng, bố trí đủ vốn đối ứng, đảm bảo việc thực hiện thông suốt, khẩn trương nghiệm thu khối lượng và gửi hồ sơ đến cơ quan kiểm soát chi và tập hợp để giải ngân.
Đặc biệt, đối với các dự án năm 2022 là năm cuối thực hiện giải ngân, các cơ quan chủ quản cần chỉ đạo các chủ dự án xử lý dứt điểm đề hoàn thành khối lượng và giải ngân. Các hoạt động dự án vẫn đang ở giai đoạn hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng, các vướng mắc về đất đai, tài nguyên, đấu thầu, các dự án đang trong quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư, chưa xong điều chỉnh hiệp định vay...: Các chủ dự án báo cáo rõ với cơ quan chủ quản về khả năng thực hiện và hoàn tất các thủ tục này để thực hiện dự án và giải ngân trong năm 2022. Trường hợp có khả năng hoàn thành các thủ tục để đầu tư, cần tập trung dứt điểm để hoàn thành. Trường hợp không khả thi, đề nghị rà soát, điều chỉnh kế hoạch thực hiện và kế hoạch vốn trong năm 2023.
Đối với các cơ quan tổng hợp, thẩm định, phê duyệt: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt đối với các nội dung thuộc chức năng nhiệm vụ.
Sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài phù hợp với Luật số 03/2022/QH15 theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn nước ngoài, tăng cường phân cấp trong quản lý, sử dụng vốn ODA gắn với trách nhiệm của cấp, đơn vị sử dụng vốn ODA. Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu bổ sung xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn định mức, đơn giá vật tư, thiết bị chuyên ngành đường sắt để có căn cứ áp dụng, thực hiện.
Đề nghị không cho phép kéo dài KHV 2022, trường hợp không giải ngân hết KHV 2022, số không giải ngân sẽ bị hủy bỏ theo quy định của Luật Đầu tư công. Các bộ, ngành, địa phương chủ động bố trí đủ KHV 2023 để thực hiện dự án.
Hồng Thiết
TĐKT - Trong khuôn khổ chiến dịch quảng bá nông sản chất lượng cao do Liên minh châu Âu tài trợ, chiều 1/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Imathia của Hy Lạp đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về chương trình “Delicious Fruits - Trái cây tươi ngon và an toàn từ châu Âu”.
Chương trình đã đem lại nhiều thông tin quý giá về nông sản châu Âu, đặc biệt là táo và kiwi từ Hy Lạp, đến các nhà nhập khẩu, phân phối và tạo ra nhiều cơ hội hợp tác thương mại giữa các doanh nghiệp của Việt Nam và Hy Lạp.
Đại diện Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Imathia của Hy Lạp thông tin về tổ chức và các sản phẩm táo, kiwi
Việc trồng trái cây đã được lưu truyền và phổ biến ở Hy Lạp và châu Âu trong nhiều thế kỷ và tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến nay cũng như hòa quyện vào đời sống và văn hóa của người dân Địa Trung Hải trong nhiều thế kỷ. Điều này đã dẫn đến một số lượng đáng kể các phòng nghiên cứu thực phẩm, các trường nông nghiệp, các nhà hóa học và công nghệ thực phẩm được đào tạo và những nông dân có tay nghề cao.
Trái cây từ châu Âu đươc áp dụng những quy định nghiêm ngặt nhất thế giới về an toàn thực phẩm. Tại Hy Lap, các quy định này được áp dụng đầy đủ vào sản xuất. Các doanh nghiệp Hy Lạp sử dụng các hệ thống đảm bảo chất lượng được chứng nhận, phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định GLOBAL GAP, GLOBAL GAP GRASP, AGRO 2, IFS, BRC và ISO22000. Bên cạnh đó, tính bền vững của đất đai được bảo tồn, nước tưới tiêu được sử dụng hợp lý, sức khỏe, vệ sinh, an toàn được đảm bảo cho những người làm việc tại các cơ sở nông nghiệp. Đa dạng sinh học được quản lý và tăng cường thông qua việc quản lý các nguồn tài nguyên một cách hợp lý và thận trọng. Vì vậy, trái cây tại Hy Lạp và châu Âu sở hữu đầy đủ các giấy chứng nhận bắt buộc để chứng minh độ an toàn, chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao.
Hy Lạp sở hữu một nền nông nghiệp quan trọng giúp nơi đây trở thành một trong những nước sản xuất trái cây lớn của châu Âu. Hy Lạp cũng sở hữu nhiều trang thiết bị sản xuất hiện đại để xử lý và tiêu chuẩn hóa trái cây - từ khi nở hoa đến khi thu hoạch - đảm bảo rằng trái cây khi đến bàn ăn của bạn là một sản phẩm an toàn, giữ nguyên độ tươi, chất dinh dưỡng và tất nhiên là độ ngon ngọt mọng nước, không chứa hóa chất bảo vệ thực vật ở một mức độ đáng kể.
Quang cảnh buổi họp báo
Liên minh châu Âu là nhà xuất khẩu táo lớn của thế giới. Trong đó, các giống táo được trồng ở Hy Lạp độc đáo bởi chất lượng, hương vị, kết cấu và hương thơm đặc biệt. Với màu sắc tươi sáng quyến rũ, thịt căng và giòn, vị ngọt xen lẫn vị chua thanh thanh một cách kín đáo và dễ chịu, táo Hy Lạp là sự lựa chọn lý tưởng cho món tráng miệng hoặc bữa ăn nhẹ lành mạnh. Táo được trồng trên khoảng 15.000 ha ở Hy Lạp với sản lượng hàng năm lên tới 350.000 tấn.
Đối với kiwi, quy mô trồng kiwi ở Hy Lạp liên tục tăng trong những năm gần đây và quốc gia này hiện đứng thứ ba về xuất khẩu kiwi trên phạm vi toàn cầu. Mỗi năm, sản lượng kiwi của Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Imathia của Hy Lạp đạt khoảng 15.000 tấn. Giống phổ biến nhất được trồng ở Hy Lạp là Hayward, chủ yếu được trồng ở các tỉnh Imathia và Pieria, miền Bắc Hy Lạp.
Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Imathia của Hy Lạp bao gồm 8 Hiệp hội thành viên, với năng suất đạt 63.000 kg/h trái cây tươi. Sản lượng trái cây tươi của Hiệp Hội đạt hơn 134.000 tấn năm 2019, xuất khẩu hơn 103.000 tấn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước châu Âu như Đức, Anh, Ý, Phần Lan… Ngoài ra, Hiệp hội còn bao gồm các sản phẩm đào đóng hộp nổi tiếng của Hy Lạp, các loại salad trái cây và cocktail trái cây, dầu olive nguyên chất hảo hạng, phô-mai và các sản phẩm từ sữa, saffron đỏ, nho khô…
Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Imathia có gần 3.000 nông dân với hơn 88.000 hecta đất màu mỡ. Hiệp hội không ngừng quan tâm đến các vấn đề môi trường bằng cách tuân theo chính sách có trách nhiệm, bảo tồn tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu và dư lượng. Ngoài ra, Hiệp hội cam kết thực hiện liên tục các quy trình chất lượng và an toàn thực phẩm đồng thời đáp ứng các yêu cầu của từng khách hàng.
Đánh giá Việt Nam là “đối tác thương mại quan trọng với EU”, song song với việc Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam của Liên minh Châu Âu (EVFTA) vừa có hiệu lực vào ngày 01 tháng 08 năm 2020, Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Imathia của Hy Lạp mong muốn giới thiệu các sản phẩm trái cây và nông sản chất lượng cao của Hy Lạp và châu Âu đến các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Việt Nam.
Mai Thảo
TĐKT - Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2022 là khoảng thời gian để người tiêu dùng cả nước và du khách quốc tế có những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời trên môi trường trực tuyến trong ngày hội mua sắm lớn cuối năm, đồng thời, được hưởng các ưu đãi về giá và hàng hóa đảm bảo xuất xứ, chất lượng.
Chiều tối ngày 1/12/2022, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) phối hợp cùng UBND TP Hồ Chí Minh (Sở Công Thương) tổ chức Lễ Kích hoạt Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2022.
Trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday thường niên. Đây là một trong những hoạt động nổi bật, nằm trong các chương trình, nhiệm vụ của Chương trình Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2020. Sự kiện có ý nghĩa quan trọng để cộng đồng cùng chung tay, xây dựng những giải pháp hướng đến người dân, người tiêu dùng; xây dựng niềm tin trong giao dịch thương mại điện tử nói riêng và xu hướng giao dịch số.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, cùng với tháng khuyến mại tập trung quốc gia, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến – Online Friday 2022 là khoảng thời gian để người tiêu dùng cả nước và du khách quốc tế có những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời trên môi trường trực tuyến trong ngày hội mua sắm lớn cuối năm, đồng thời, được hưởng các ưu đãi về giá và hàng hóa đảm bảo xuất xứ, chất lượng. Sự kiện là cơ hội để doanh nghiệp tận dụng, tối ưu hóa các công cụ hỗ trợ, tính năng trên sàn thương mại điện tử, mở rộng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, giúp tăng trưởng doanh thu trực tuyến và phát triển bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu.
Tận dụng tối đa sức mạnh của các nền tảng trực tuyến
Thông tin thêm về “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2022”, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, ngay đầu tuần này 29/11, tại trụ sở của Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ tổ chức cuộc họp báo công bố Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam. Tính đến 18 giờ ngày 01/12, 6 tiếng trước khi chương trình bắt đầu thì đã có khoảng hơn 70.000 sản phẩm chính hãng, với hơn 500 chương trình khuyến mãi của 370 nhà bán hàng là các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối, sàn thương mại điện tử tham gia vào khuyến mãi sự kiện 60h Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam. Người tiêu dùng trên toàn quốc có thể truy cập vào địa chỉ website chính thức của chương trình www.OnlineFriday.vn từ 0h đêm ngày 02/12/2022 để tìm kiếm sản phẩm và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phát biểu tại Lễ Kích hoạt
Một điểm mới nổi bật trong chương trình Online Friday năm 2022 là sự tham gia của các nhãn hàng, thương hiệu sản xuất nổi tiếng và uy tín, 17 thương hiệu nổi tiếng, bao gồm các thương hiệu như Oppo, Aristino, Canifa, Bitis, theFaceshop, Wiibike, Nagakawa, Coolmate, Vua Nệm… sẽ tổ chức các chương trình Livestream về sản phẩm chính hãng trong 60 giờ liên tục trên nền tảng số TikTok. Chương trình sẽ tiếp cận 60 triệu người tiêu dùng với trên 100 triệu lượt Top View trên nền tảng số TikTok Việt Nam.
Đặc biệt, Ban Tổ chức sẽ tổ chức hoạt động săn iphone 14 Pro Max giá 1000đ cùng hàng nghìn quà tặng trị giá vào khung giờ đặc biệt trong 60 giờ livestream, từ 0h ngày 02 tháng 12 đến 12h trưa ngày 04 tháng 12.
Năm nay, Ban tổ chức cũng cung cấp tính năng hỗ trợ người tiêu dùng xử lý vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Khi người tiêu dùng phát hiện sản phẩm không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và chất lượng thì có thể kích chuột vào nút báo xấu trên mỗi sản phẩm. Ban tổ chức sẽ tiếp nhận và xử lý các sản phẩm và doanh nghiệp có liên quan đến các sản phẩm này.
Chương trình Online Friday năm 2022 diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã từng bước thích ứng linh hoạt và hiệu quả sau đại dịch COVID-19 cũng như trước các biến động khôn lường từ tình hình khu vực và thế giới. Doanh nghiệp cũng trở lại với nhịp sản xuất kinh doanh với nhiều sự thay đổi về phương thức và mô hình ứng dụng công nghệ số. “Ban tổ chức Chương trình Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2022 kỳ vọng Chương trình sẽ tiếp tục mang đến cho người dân và doanh nghiệp trên khắp cả nước cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa chính hãng, an toàn, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng cũng dễ dàng được chọn lựa hàng hóa giá tốt, phù hợp với nhu cầu.” bà Nguyễn Thị Minh Huyền chia sẻ tại buổi lễ.
Bảo vệ hàng chính hãng và đấu tranh chống gian lận thương mại
Chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 đã xác định rõ mục tiêu: "Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái". Do đó, Bộ Công Thương xác định xây dựng, phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ Kích hoạt
Việc phát triển thương mại điện tử cũng đặt ra những yêu cầu mới trong việc bảo vệ thị trường, bảo vệ hàng chính hãng và đấu tranh chống gian lận thương mại. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, tại buổi lễ Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã yêu cầu Ban tổ chức của Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam cần đảm bảo những yếu tố sau:
Một là, sản phẩm phải rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, chính hãng, đảm bảo niềm tin của người dân, người tiêu dùng khi tham gia giao dịch.
Hai là, cần nâng cao và đảm bảo trải nghiệm của người tiêu dùng, giúp người dân hiểu rõ tham gia.
Ba là, ứng dụng thuận tiện các giải pháp công nghệ số trên nền tảng Internet và mạng viễn thông thể thúc đẩy giao dịch trực tuyến, thương mại điện tử hiệu quả và đảm bảo an toàn an ninh thông tin.
Bốn là, cần phát huy vai trò của hàng Việt Nam trong các hoạt động truyền thông, quảng bá trên môi trường trực tuyến.
Năm là, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử cần tận dụng tối đa các lợi thế sẵn có, đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng, đón bắt nhu cầu của người tiêu dùng dịp cuối năm.
Cuối cùng là cần thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng đồng bộ các giải pháp hỗ trợ thương mại điện tử như: thanh toán trực tuyến, chuyển phát thông minh, tiếp thị liên kết, các nền tảng mạng xã hội... nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử, tăng trưởng doanh số và phát triển bền vững.
Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút chính thức kích hoạt Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất năm 2022
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Phó chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Nguyễn Thị Minh Huyền, lãnh đạo Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh - Thành viên Ban tổ chức và lãnh đạo các doanh nghiệp đã thực hiện nghi thức bấm nút chính thức kích hoạt Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất năm 2022.
Chương trình sẽ tiếp tục mang đến cho người dân và doanh nghiệp trên khắp cả nước cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng cũng dễ dàng được chọn lựa hàng hóa giá tốt, phù hợp với nhu cầu.
Phương Thanh
Central Retail được vinh danh Doanh nghiệp vì cộng đồng năm 2022
TĐKT - Ngày 30/11, tại TP Hồ Chí Minh, tập đoàn Central Retail tại Việt Nam đã được The Saigon Times thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) vinh danh, trao Giấy Chứng nhận Saigon Times CSR 2022 – Doanh nghiệp đã thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) thiết thực, hiệu quả, nổi bật. Đây là sự ghi nhận cho nỗ lực của Central Retail trong việc thực hiện nhiều hoạt động vì cộng đồng năm 2022, tiêu biểu là chuỗi hoạt động “Ngày không túi nilon” được thực hiện tại các siêu thị của Central Retail. Ban Tổ chức trao Giấy Chứng nhận Saigon Times CSR 2022 – Doanh nghiệp Bà Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc Trách nhiệm Xã hội (CSR) tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, chia sẻ: “Với cam kết đóng góp vào sự thịnh vượng của Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt, Central Retail luôn mong muốn được chung tay thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Kết quả của chuỗi sự kiện “Ngày không túi nilon” đã vượt ngoài sự mong đợi khi giảm thải vào môi trường gần 35.000 túi nilon và khay nhựa dùng 1 lần trên toàn 8 siêu thị Tops Market ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chúng tôi hi vọng sẽ triển khai tiếp chương trình này trong năm 2023 để tạo thói quen giúp người tiêu dùng tự mang túi đi chợ theo khi đi mua sắm tại siêu thị. Chúng tôi hy vọng, các cơ quan truyền thông sẽ đồng hành cùng với chúng tôi trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm sử dụng túi nilon cho toàn xã hội”. Khách hàng sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường Chia sẻ tại buổi Lễ tôn vinh các doanh nghiệp tham gia Chương trình Saigon Times CSR 2022, ông Phạm Hữu Chương, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, cho biết: Ngày nay, nhiều doanh nghiệp theo đuổi các mục tiêu kinh doanh của mình nhưng không quên đi trách nhiệm của mình với phát triển xã hội cũng như bảo vệ môi trường. Những hoạt động ấy vẫn chưa được nhiều người biết đến. Với tư cách là một đơn vị truyền thông, Saigon Times Group muốn hỗ trợ các doanh nghiệp để chuyển tải thông tin này đến với bạn đọc. “Saigon Times luôn hết lòng hỗ trợ các doanh nghiệp lồng ghép các chương trình CSR vào các mục tiêu kinh doanh để góp phần đạt được các mục phát triển bền vững của mình,” ông Phạm Hữu Chương cho biết thêm. Năm 2022 đánh dấu hành trình 4 năm chương trình Saigon Times CSR đồng hành cùng doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc lan tỏa những giá trị tốt đẹp và nhân văn đến xã hội và cộng đồng. Hồng ThiếtTĐKT - Hội chợ Du lịch trực tuyến Bà Rịa - Vũng Tàu 2022 diễn ra từ ngày 27/11 – 28/12, có quy mô 408 doanh nghiệp với hơn 1.500 sản phẩm – dịch vụ bao gồm tour du lịch, nhà hàng, khách sạn, đặc sản,…được trưng bày trực tuyến trên Sàn Thương mại điện tử (TMĐT) Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phát biểu tại Lễ khai mạc sự kiện, lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm, Bà Rịa – Vũng Tàu đón từ 14 - 15 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến nghỉ dưỡng, tham quan; nhiều dự án du lịch chất lượng cao trong tỉnh hình thành và hoạt động có hiệu quả; nhiều điểm du lịch được khách trong nước và quốc tế biết đến, được quảng bá trên nhiều kênh thông tin trong nước và quốc tế.
Lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ
Một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch được Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng thực hiện là chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh. Nhận thức được điều đó, năm 2021, Sở Du lịch đã tham mưu Ủy ban nhân dân xây dựng và cho ra mắt sàn thương mại điện tử du lịch tỉnh BR-VT với tên miền: dulichbariavungtau.com - dulich.baria-vungtau.gov.vn/ Cùng với đó, “Hội chợ du lịch trực tuyến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” năm 2021 được tổ chức trên sàn thương mại điện tử du lịch tỉnh BR-VT đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Với cách thức vận hành và tính năng ưu việt, dễ thực hiện trên Sàn TMĐT Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu cùng nỗ lực giới thiệu, tăng cường quảng bá sản phẩm – dịch vụ du lịch đã hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp cận hơn 1,75 triệu du khách trên phạm vi toàn quốc chỉ sau 10 ngày, góp phần thúc đẩy ngành vượt qua đại dịch Covid-19 trong năm 2021.
Mục tiêu của Hội chợ Du lịch trực tuyến Bà Rịa – Vũng Tàu 2022 dự kiến tiếp cận từ 2 - 3 triệu du khách với nhiều hoạt động quảng bá, giao thương sẽ diễn ra trên phạm quy toàn quốc, chẳng hạn như giới thiệu chương trình kích cầu du lịch với loạt ưu đãi khủng, triển lãm gian hàng trực tuyến, kết nối doanh nghiệp thông qua việc đặt lịch hẹn, khuyến mãi giờ vàng,…
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Hội chợ
Đáng chú ý, Hội chợ năm nay với chủ đề “Tăng trưởng thần tốc du lịch trực tuyến 2022” tiếp tục song hành, lan tỏa thông điệp Chuyển đổi số Quốc gia được Chính phủ định hướng tạo bước đột phá trong năm 2022 với sự tham gia của 408 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận: Suối Rao Ecolodge, Con Dao Resort, Hừng Đông Tourist, Fleur de Lys Resort - Spa, Suntorini Boutique, Beany Food, Monomi, Đá Me Chân Ý, Tabee, Thế giới Mô hình Anime…
Hơn 1.500 sản phẩm – dịch vụ bao gồm tour du lịch, vé tham quan, nhà hàng, khách sạn, đặc sản, phụ kiện du lịch, quà lưu niệm, bách hóa,… được sàng lọc kỹ, đảm bảo chất lượng cho du khách và người tiêu dùng sẽ trưng bày trực tuyến và lần lượt xuất hiện trong 3 phiên hội chợ với mức ưu đãi hấp dẫn lên đến 90%.
Cụ thể, Sàn TMĐT Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ liên tục cập nhật hàng loạt sản phẩm – dịch vụ du lịch với số lượng giới hạn trong khung giờ vàng diễn ra trong 3 phiên hội chợ: Phiên 1 “Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2022 - Hội chợ rộn ràng - Săn ngàn Ưu Đãi" (27/11 – 03/12), Phiên 2 “Mùa Lễ hội - Săn bội Deal” (12/12 – 18/12) và Phiên 3 “SALE Du lịch Giáng sinh - Tận hưởng cùng gia đình” (22/12 – 28/12).
Chương trình ưu đãi đến 90% trong phiên chợ đầu tiên sẽ bắt đầu từ ngày 27/11 đến hết ngày 03/12/2022.
Sự quan tâm ngày càng đông đảo từ các đơn vị thể hiện tiềm năng phát triển của Sàn TMĐT Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tiếp tục tăng cường quảng bá, đẩy mạnh các hoạt động kích cầu du lịch trực tuyến từ nay tới năm 2025.
Sàn thương mại điện tử Du lịch Trực tuyến Bà Rịa - Vũng Tàu đang triển khai chương trình ưu đãi đến 90% trong phiên chợ đầu tiên từ ngày 27/11 đến hết ngày 03/12/2022. Thông tin chi tiết tại đây.
Phương Thanh
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia diễn ra từ ngày 28/11 - 4/12
TĐKT – Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia diễn ra từ ngày 28/11 – 4/12/2022 là lễ hội để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ số công bố, giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ/giải pháp của doanh nghiệp trong việc phát triển thương mại điện tử Việt Nam. Họp báo giới thiệu và cung cấp thông tin về Chương trình Ngày 28/11/2022, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức Họp báo giới thiệu và cung cấp thông tin về Chương trình Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2022. Tuần lễ TMĐT quốc gia sẽ diễn ra từ ngày 28/11 đến 4/12, trong đó ngày Thứ 6 đầu tiên của tháng 12 (2/12) sẽ là Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất trong trong năm. Đây là sự kiện Thương mại điện tử quốc gia lớn nhất trong năm 2022 do Bộ Công Thương phối hợp cùng các cơ quan của Chính phủ, UBND các tỉnh/thành phố, hiệp hội, các doanh nghiệp cung cấp nền tảng lớn trong lĩnh vực về thương mại điện tử như TikTok, ACCESSTRADE cùng đồng hành, tổ chức. Phát biểu tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, hoạt động thương mại điện tử ở nước ta đang diễn ra vô cùng sôi động, tăng trưởng nhanh và đây cũng là nhiệm vụ quản lý nhà nước quan trọng của Bộ Công Thương. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai Chương trình "Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam" thường niên theo Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay, Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến – Online Friday do Bộ Công Thương chủ trì đã bước sang năm thứ 9 - là chương trình quốc gia, có quy mô và mang lại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng cơ hội quảng bá thương hiệu và bán hàng tuyệt vời. Chương trình đã thể hiện được vai trò kết nối, hợp tác, hỗ trợ của cơ quan chính phủ với các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp hạ tầng, các cơ quan đơn vị truyền thông. Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phát biểu tại họp báo Năm 2022, Ban Tổ chức Chương trình "Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2022" phối hợp với nền tảng TikTok và đơn vị cung cấp các giải pháp tăng trưởng doanh thu hiệu quả cho hàng nghìn doanh nghiệp Việt - ACCESSTRADE triển khai các hoạt động trực tuyến với mục đích: Tổ chức "Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia" là lễ hội để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ số công bố, giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ/giải pháp của doanh nghiệp trong việc phát triển thương mại điện tử Việt Nam. Tổ chức chương trình "60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday 2022" trên môi trường trực tuyến với các ưu đãi giảm giá, khuyến mãi sản phẩm, dịch vụ từ các doanh nghiệp sản xuất, phân phối tạo lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng trên cả nước. Truyền thông trên toàn quốc để người dân, doanh nghiệp biết về các chính sách, chương trình của Chính phủ về phát triển thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam. Đẩy mạnh triển khai các biện pháp tuyên truyền phòng, chống hàng giả, hàng nhái trên môi trường trực tuyến, thúc đẩy người tiêu dùng trong việc nhận biết và sử dụng các sản phẩm chính hãng, đặc biệt chú trọng hỗ trợ các sản phẩm có xuất xứ tại Việt Nam. Thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng đồng bộ các giải pháp hỗ trợ thương mại điện tử như: Thanh toán trực tuyến, chuyển phát thông minh, tiếp thị liên kết, các nền tảng mạng xã hội,... nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử, tăng trưởng doanh số và phát triển bền vững… Điều đáng chú ý, năm nay Ban tổ chức của Chương trình đã có những kế hoạch hành động đổi mới táo bạo phù hợp với xu hướng phát triển vượt bậc của công nghệ số. Do đó, Chương trình năm nay sẽ mang tới cho người dân và doanh nghiệp nhiều trải nghiệm hiện đại, nhiều sự lựa chọn, nhiều lợi ích hơn. Bà Nguyễn Thị Minh Huyền mong muốn các doanh nghiệp trong đó có các sàn thương mại điện tử, các đơn vị cung cấp giải pháp hạ tầng chuyển đổi số, hạ tầng hỗ trợ thanh toán điện tử, logistic chuyển phát và đặc biệt là cơ quan truyền thông sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2022 để góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế số theo định hướng của Chính phủ về phát huy lợi thế công nghệ, đón bắt cơ hội đem lại từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu. Theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, Online Friday năm nay sẽ là một bước thay đổi đáng kể so với những mô hình chương trình đã tổ chức trước đây. Điểm nhấn tại Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday năm nay chính là việc Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) sẽ kết hợp với nền tảng TikTok giới thiệu hashtag #OnlineFriday2022 ngay trên nền tảng nhằm khuyến khích người dùng thực hiện video chia sẻ các kinh nghiệm mua sắm hữu ích, giới thiệu các sản phẩm chất lượng, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn… đến với hàng triệu người tiêu dùng trên khắp cả nước. Hashtag #OnlineFriday2022 hứa hẹn sẽ đạt được 100 triệu lượt xem trên nền tảng TikTok. Đồng thời, với sự đồng hành của TikTok Shop Việt Nam, chương trình Livestream suốt 60 giờ sẽ diễn ra từ 0 giờ thứ Sáu ngày 02/12/2022 đến 12 giờ ngày 04/12/2022 trên kênh https://onlinefriday.vn/ với hàng nghìn ưu đãi là một bước đi mới đầy hiệu quả của Chương trình nhằm hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng tối đa sức mạnh của các nền tảng trực tuyến để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn, qua đó sẽ giúp thúc đẩy kinh doanh. Bên cạnh đó, từ góc độ quản lý nhà nước, hiểu được những thách thức trong thương mại điện tử mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đổi mặt, Bộ Công Thương đang phối hợp với một trong những nền tảng tiếp thị liên kết quy mô và uy tín nhất Việt Nam là ACCESSTRADE để hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả với công nghệ nhằm tăng trưởng doanh thu hiệu quả. Đây là đơn vị đã cung cấp các giải pháp tăng trưởng doanh thu hiệu quả cho hàng nghìn doanh nghiệp Việt trong thời gian qua. ACCESSTRADE với hệ sinh thái 1,8 triệu Publisher cùng hơn 2000 doanh nghiệp đối tác. Sự đồng hành của ACCESSTRADE trong Chương trình này hứa hẹn sẽ lan tỏa sự kiện Online Friday 2022 được rộng rãi hơn. Tại buổi họp báo, Bộ Công Thương đã chính thức công bố thời gian diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2022. Theo đó, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ được tổ chức từ ngày 28/11 đến 04/12/2022; 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2022 sẽ diễn ra từ 0 giờ thứ Sáu ngày 02/12/2022 đến 12 giờ ngày 04/12/2022. Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia là Lễ hội để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ số công bố, giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ/giải pháp của doanh nghiệp trong việc phát triển thương mại điện tử Việt Nam. Chương trình 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2022 diễn ra trên môi trường trực tuyến (https://onlinefriday.vn/ và toàn bộ nền tảng TikTok Shop) với các ưu đãi giảm giá, khuyến mãi sản phẩm, dịch vụ từ các doanh nghiệp sản xuất, phân phối tạo lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng trên cả nước. Chương trình sẽ tiếp tục mở ra một “mùa mua sắm trực tuyến đặc biệt” trong năm 2022 để tất cả các doanh nghiệp trên khắp cả nước tiếp tục có cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng cũng dễ dàng được chọn lựa hàng hóa giá tốt, phù hợp với nhu cầu. Trong khuôn khổ Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia năm nay, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng phối hợp với các Cục/Vụ chức năng, Sở Công Thương các tỉnh, thành địa, phương, các Hiệp hội ngành hàng ra mắt Chương trình doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử tiêu biểu năm 2022. Chương trình nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất địa phương, các hợp tác xã nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp địa phương sẽ có thêm cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ trên các nền tảng thương mại điện tử, mở rộng thị trường cũng như được tăng cường quảng bá hình ảnh sản phẩm qua môi trường trực tuyến, ứng dụng các giải pháp số chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin chi tiết sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin chính thức của Bộ Công Thương hưởng ứng cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt tại địa chỉ: https://binhchon.tuhaoviet.vn. Phương ThanhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- …
- sau ›
- cuối cùng »