TĐKT – Ngày 26/10, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh doanh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn “Đẩy mạnh liên kết vùng – tăng tốc phát triển kinh tế: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Toàn cảnh Diễn đàn
Trước bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới còn nhiều biến động thì vấn đề liên kết vùng và kết nối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, HTX lại càng trở thành vấn đề cấp bách. Nhất là sau tác động của đại dịch Covid-19 trong hơn 2 năm qua càng cho thấy liên kết vùng còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải sớm có câu trả lời thỏa đáng về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách, chuỗi giá trị sản phẩm…
Với khu vực kinh tế tập thể, HTX hiện nay, vai trò liên kết vùng lại càng trở nên quan trọng khi mà khu vực này đang thu hút khoảng 7 triệu thành viên. Các HTX hiện nay đã thu hút được 3,28 triệu hộ nông dân (chiếm khoảng 38% tổng số hộ nông dân cả nước). Trên địa bàn cả nước đã tổ chức được trên 1.600 chuỗi cung ứng nông sản an toàn, trong số các chuỗi nêu trên có sự tham gia của trên 300 công ty, 150 HTX.
Tỷ lệ nông sản chủ lực tiêu thụ thông qua liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản từ 10% năm 2017 (trước khi triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp) lên hơn 30% hiện nay, trong đó tỷ lệ HTX nông nghiệp thực hiện liên kết, tiêu thụ nông sản cho nông dân đạt 37% (tăng 25%).
Tuy nhiên, trong liên kết vùng và kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với HTX thì vai trò của các bên tham gia hợp tác, liên kết trong chuỗi giá trị nông sản còn nhiều hạn chế (còn gần 70% hợp tác xã nông nghiệp chưa tham gia tiêu thụ nông sản, chưa làm được vai trò cầu nối nông dân với doanh nghiệp, một số HTX có tham gia nhưng cũng ở mức độ, quy mô hạn chế).
Không những vậy, hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa bền vững, chủ yếu vẫn là thỏa thuận mua bán, tổ chức các vùng nguyên liệu đạt chuẩn về chất lượng, sản xuất theo hợp đồng gắn với thị trường tiêu thụ diễn ra chậm. Việc tiêu thụ sản phẩm còn qua nhiều trung gian, hiệu quả kinh tế không cao.
Chính vì vậy, một số giải pháp được Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Văn Thịnh đưa ra Diễn đàn lần này là cần tiếp tục nghiên cứu hình thành tổ chức quản trị - điều hành cấp vùng phù hợp, đủ sức đảm đương và điều tiết các nhu cầu cấp vùng và thực hiện quản lý nhà nước về phát triển vùng.
Bên cạnh đó, để đưa nông dân vào guồng máy sản xuất lớn trong nền nông nghiệp hiện đại cùng với sự liên kết của doanh nghiệp và HTX thì phải giải quyết được bài toán tích tụ ruộng đất.
Ngoài ra, cần thắt chặt liên kết “bốn nhà” (trong đó có mô hình liên kết HTX) chính là nhằm khắc phục những hạn chế hiện nay trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời xây dựng nền tảng vững chắc, phát huy lợi thế từng địa phương, vùng miền.
Mặt khác, cần quan tâm đầu tư hạ tầng sản xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm của các HTX nói riêng và các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói chung. Hơn nữa, cần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất (bao gồm cơ cấu cây trồng, vật nuôi) theo hướng chuyên môn hóa theo vùng lãnh thổ và mở rộng liên kết vùng. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và HTX, hộ nông dân với vùng nguyên liệu tập trung có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
Liên kết kinh tế một mặt quy tụ, tập trung các HTX, hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành cụm, thành tổ, thành nhóm để thuận lợi cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa cũng như thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát hay thu mua nông sản; mặt khác, hướng sản xuất vào một loại cây, con thế mạnh nhất định như năng suất, chất lượng cao, giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Từ đó, dần hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh.
Trong phần I của Diễn đàn, các nhà quản lý, chuyên gia đã chia sẻ những đánh giá, nhận định về thực tiễn liên kết vùng trong phát triển kinh tế. Phần II của Diễn đàn là phiên thảo luận mở với chủ đề “Liên kết để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, HTX” nhằm thông tin, hỗ trợ giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp, hợp tác xã về tác động của mối liên kết vùng.
Nhiều giải pháp, đề xuất hữu ích đã được đưa ra tại Diễn đàn. Theo TS. Trần Thị Hồng Minh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, và cần sự “vươn mình vượt khó” từ tất cả các khu vực kinh tế. Yêu cầu và thách thức từ những xu hướng này đối với khu vực kinh tế tập thể lại càng lớn và đặc thù hơn. một số nội dung mà các HTX và Liên minh HTX Việt Nam có thể cân nhắc, thực hiện mạnh mẽ hơn trong thời gian tới là: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản trị, tổ chức sản xuất, thương mại, gắn với quá trình gia tăng hợp tác, liên kết với các chủ thể khác trong các cụm liên kết ngành. Quá trình thực hiện cần đi vào thực chất, hướng tới hiệu quả và lợi ích cho tất cả các bên. Bên cạnh đó, tìm hiểu, tham gia, triển khai và làm chủ các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với năng lực và yêu cầu của đất nước, địa phương và ngành. Thường xuyên trao đổi, kết nối với các cơ quan hoạch định chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, nhà khoa học nhằm tìm kiếm những hướng đi mới, thông lệ tốt, giải pháp hay để tăng năng lực ứng phó với những biến động phức tạp, khó lường của thị trường thế giới và trong nước.
Theo ông Dương Thái Trung, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cần tăng cường nguồn lực để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển mạnh thương mại điện tử và áp dụng truy xuất nguồn gốc trong kinh doanh, tiêu thụ nông sản. Bảo đảm vận hành tốt các kênh trực tiếp và online. Bên cạnh đó, cần phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng thương mại, để phát tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, nói chung, các mặt hàng nông sản nói riêng. Thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân và nông thôn, vì đây là nguồn lực để phát triển nông nghiệp.
Về nguồn lực tài chính phát triển hạ tầng, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh đến việc huy động nguồn lực tài chính phát triển hạ tầng, đẩy mạnh liên kết vùng. Một số vấn đề đặt ra là cần giải bài toán huy động vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng là rất cần quan tâm giải quyết. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn ODA. Có cơ chế chia sẻ rủi ro rõ ràng hơn đối với cả ngân hàng thương mại tham gia cho vay. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong những dự án huy động vốn từ thị trường trái phiếu. Nâng cao chất lượng, năng lực thẩm định, thi công và quản lý các dự án, không để xảy ra việc đội vốn quá nhiều, chậm tiến độ quá lâu hay đề xuất mức doanh thu kỳ vọng quá cao. Đẩy mạnh liên kết vùng, nhất là liên kết hạ tầng giao thông, du lịch, chế biến, logistics, chuỗi giá trị công nghiệp - nông nghiệp…
Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Văn Thịnh cho biết, các ý kiến đóng góp tại Diễn đàn sẽ được Liên minh HTX Việt Nam tập hợp làm cơ sở đề xuất lên Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành để từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy liên kết vùng và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nhất là sau tác động của đại dịch Covid-19.
Phương Thanh
Kinh tế
Central Retail tiếp tục được vinh danh quán quân Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ năm 2022
TĐKT - Ngày 25/10, tại Khách sạn Sheraton - TP Hà Nội, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức tổ chức Lễ công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ năm 2022. Tại sự kiện, tập đoàn Central Retail tại Việt Nam - với hệ thống phân phối GO! Big C, Tops Market..., đã vinh dự năm thứ 2 liên tiếp được Ban Tổ chức vinh danh xếp vị trí quán quân Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ năm 2022. Trước đó, năm 2021, tập đoàn Central Retail đã lần đầu tiên được vinh danh xếp vị trí quán quân Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ. Bảng xếp hạng Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ là một nghiên cứu thường niên dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report kể từ năm 2012. Năm nay, các doanh nghiệp được vinh danh trong danh sách Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ đều là những đại diện hoạt động hiệu quả, giàu kinh nghiệm, có vị thế trong ngành, có đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của toàn ngành và được nhiều người tiêu dùng tin tưởng trên thị trường giai đoạn 2021 - 2022. Ông Olivier Langlet, Tổng Giám đốc tập đoàn Central Retail tại Việt Nam nhận Cup Top 10 Công ty bán lẻ uy tín năm 2022 Top 10 Công ty bán lẻ uy tín năm 2022 được xây dựng dựa theo 3 tiêu chí là năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng và kết quả khảo sát các đối tượng có liên quan. Ông Olivier Langlet, Tổng Giám đốc tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, phát biểu: “Chúng tôi rất lấy làm vinh dự khi hai năm liên tiếp được một tổ chức xếp hạng uy tín như Vietnam Report vinh danh ở vị trí quán quân trong Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ. Thành quả này càng có ý nghĩa nhân dịp Central Retail kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam và đây cũng là sự ghi nhận cho những nỗ lực của đội ngũ 15.000 nhân viên của Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam trong suốt năm qua. Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ sự tri ân đến người tiêu dùng đã luôn ủng hộ, tin tưởng và lựa chọn sử dụng dịch vụ của chúng tôi mỗi ngày. Central Retail rất tin tưởng vào môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới đây, chúng tôi sẽ không ngừng cải thiện, nâng cấp chất lượng dịch vụ, đồng thời phát triển mở rộng thêm các Trung tâm Thương mại và Đại siêu thị mới, để có thể đáp ứng lại sự tin dùng của khách hàng. Central Retail luôn đặt mình vào trung tâm cuộc sống của người tiêu dùng nhằm kết nối, đáp ứng nhu cầu cũng như mang lại trải nghiệm phong phú thông qua hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ với nhiều cải tiến đột phá, qua đó đóng góp vào sự thịnh vượng của Việt Nam và nâng cao chất lượng sống của người Việt.” Theo thông tin từ Ban Tổ chức tại Lễ công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Bán lẻ năm 2022, cho biết: Là quốc gia châu Á duy nhất được Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng mức dự báo tăng trưởng GDP đáng kể trong năm 2022, Việt Nam đang là điểm sáng hiếm hoi trên bức tranh kinh tế u ám toàn cầu, vững vàng kiên định và phục hồi mạnh mẽ kể từ đợt suy giảm do làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19 vào thời điểm này năm ngoái. Sự hồi phục diễn ra tại hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, trong số đó có ngành Thực phẩm - Đồ uống, với doanh thu được cải thiện tích cực ở tất cả các kênh phân phối và tiêu thụ. Theo nghiên cứu của Vietnam Report, động lực tăng trưởng của ngành trong giai đoạn qua đến từ hai nguồn chính: Sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng nội địa và xu hướng dịch chuyển từ các kênh truyền thống sang hiện đại được định hình bởi giới trẻ. Trái ngược với tình trạng ảm đạm khi hàng loạt cửa hàng phải đóng cửa nhằm thực hiện giãn cách xã hội cách đây một năm, thị trường bán lẻ đã sôi động trở lại trong nhịp sống của bình thường tiếp theo. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.170,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ bản, xu hướng phát triển của ngành vẫn dựa trên những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng sau đại dịch và khả năng ứng dụng số hóa trên diện rộng toàn ngành, nổi bật là: Bán hàng trực tuyến trên các kênh truyền thông xã hội sẽ bùng nổ; cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng để tăng tính tương thích giữa sản phẩm và nhu cầu khách hàng; bán hàng đa kênh tiếp tục nở rộ nhờ ưu điểm làm tăng trải nghiệm mua sắm liền mạch không gián đoạn cho người tiêu dùng. Sự phục hồi của các ngành hàng trọng điểm đã đóng góp không nhỏ vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch, với mức tăng trưởng GDP quý 3/2022 vượt dự báo 13,7% so với cùng kì năm trước. Trước bối cảnh đó, Lễ công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống - Bán lẻ - Bao bì năm 2022 được tổ chức nhằm vinh danh những doanh nghiệp đạt thành tích kinh doanh vượt trội, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành nói riêng và kinh tế nước nhà nói chung. Hồng Thiết172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022
TĐKT - 172 doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình THQG Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho Thương hiệu Việt Nam. Sáng 25/10, Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam, Bộ Công Thương họp giới thiệu và cung cấp thông tin về Lễ công bố sản phẩm đạt THQG Việt Nam lần thứ 8 năm 2022. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại cuộc họp Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Chương trình THQG là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển THQG thông qua thương hiệu sản phẩm. Việc tham gia Chương trình là một quá trình để doanh nghiệp đánh giá toàn diện các hoạt động, kết quả sản xuất, kinh doanh và chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua hệ thống tiêu chí của Chương trình; từ đó khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ và theo đuổi các giá trị cốt lõi của Chương trình, đó là "Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong". Qua gần 19 năm hình thành và phát triển, Chương trình THQG Việt Nam đã đạt được những thành quả tích cực, thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước, tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho THQG Việt Nam, góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ chất lượng và có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Năm 2022, kỳ xét chọn THQG lần thứ 8 tiếp tục thu hút được sự quan tâm tham gia của trên 1000 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trên cả nước. Sau hơn 9 tháng phát động và triển khai hoạt động xét chọn, ngày 29/9/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1977/QĐ-BCT công nhận 172 doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm đạt THQG Việt Nam năm 2022. Như vậy, so với năm 2022, năm nay cả nước đã có thêm 48 doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG Việt Nam, tăng 38,7% so với kỳ xét chọn năm 2020. Đây là minh chứng cho sức hút và tầm ảnh hưởng của Chương trình đối với doanh nghiệp trong việc xúc tiến xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cũng như phát triển thị trường nội địa. Các sản phẩm THQG Việt Nam năm 2022 rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Bên cạnh những thương hiệu hàng đầu liên tục đạt THQG trong nhiều năm liền như Tổng công ty CP Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, Vinamilk, Tân Cảng Sài Gòn, TH Milk, Vietnam Airlines, Vietcombank, Hòa Phát... Chương trình cũng đón nhận những thương hiệu có tên tuổi lần đầu tham gia và trở thành doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG năm 2022: Vinaphone, Giao Hàng Tiết Kiệm, CMC, Bảo Việt... Điều này đã làm nên sự đa dạng cho Chương trình, càng chứng tỏ hơn nhận thức của các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực về tầm quan trọng của thương hiệu đã được nâng cao. Lễ công bố sản phẩm đạt THQG Việt Nam năm 2022 sẽ được tổ chức vào 19h30 ngày 2/11/2022 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia và truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam. Phương ThanhHội nghị SGATAR thường niên lần thứ 51 tại Kuala Lumpur - Malaysia
TĐKT - Trong các ngày từ 17 - 21/10, Đoàn công tác Tổng cục Thuế Việt Nam do Tổng Cục trưởng Cao Anh Tuấn dẫn đầu tham dự Hội nghị SGATAR thường niên lần thứ 51 tại Kuala Lumpur - Malaysia. Tham dự tại Hội nghị có 18 đoàn cơ quan thuế các nước; đại diện một số tổ chức quốc tế được mời tham dự gồm: ADB, OECD, CIAT, IMF,… Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị Tại Hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Việt Nam Cao Anh Tuấn khẳng định của ngành Thuế Việt Nam đã và đang đẩy mạnh cải cách mở rộng cơ sở thuế phù hợp với thông lệ quốc tế. Hội nghị cấp cao thường niên SGATAR là hội nghị dành cho cấp lãnh đạo cao nhất của các cơ quan quản lý thuế thuộc thành viên khối SGATAR. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng là dịp để các thành viên SGATAR thắt chặt mối quan hệ hợp tác, đoàn kết hữu nghị giữa các cơ quan quản lý thuế, từ đó giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công tác quản lý thuế tầm khu vực. Đây là lần thứ 51 Hội nghị cấp cao SGATAR thường niên được tổ chức do cơ quan Thuế Malaysia chủ trì. Hội nghị năm nay các nước thành viên tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong quản lý thuế của SGATAR và cập nhật, trao đổi những kinh nghiệm phát triển thuế quốc tế. Trong đó, nội dung cải cách thuế được hầu hết các quốc gia nhận định là một trong những chính sách khó khăn và mang tính chính trị cao nhất trong quá trình thực hiện đối với Chính phủ các nước, đặc biệt khi mục tiêu của cải cách mở rộng cơ sở thuế phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện, công tác quản lý thuế tại các quốc gia đang tiếp tục có những bước phát triển nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đồng thời hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội. Như vậy, ngày càng có nhiều mối quan tâm trên toàn cầu trong việc xác định các tiếp cận tốt nhất để đảm bảo huy động nguồn thu hiệu quả và vai trò của thuế trong việc xây dựng một quốc gia, nâng cao năng lực của quốc gia và các mối quan hệ xã hội đã luôn nhận được mối quan tâm ngày càng tăng trên toàn thế giới. Phát biểu tại Hội nghị cấp cao thường niên SGATAR, Tổng Cục trưởng Cao Anh Tuấn cho biết, hai năm qua là thời gian hết sức khó khăn và thách thức với hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, khi phải đối mặt với đại dịch COVID-19, ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Điều này đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến việc không thể tổ chức Hội nghị SGATAR vào năm 2020 và năm 2021 vì vậy phải tổ chức trực tuyến. Theo đó, tại Hội nghị lần này, Tổng cục Thuế Việt Nam chia sẻ những thông tin cập nhật về những điều chỉnh gần đây trong quản lý thuế, cải cách thuế tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để triển khai những chính sách phù hợp, thích ứng linh hoạt với tình hình mới, nhằm vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19, vừa song song với đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam nói chung và cơ quan Thuế Việt Nam nói riêng đã quyết liệt triển khai thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp hỗ trợ người dân và DN, nhằm giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển, đặc biệt là tập trung thực hiện cải cách, hiện đại hóa, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế. Tại Hội nghị, Tổng Cục trưởng Cao Anh Tuấn chia sẻ, bên cạnh việc tiếp tục cung cấp dịch vụ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử đạt trên 99% đối với DN, thời gian qua, cơ quan Thuế Việt Nam tiếp tục thực hiện điện tử hóa tất cả các khâu trong quy trình quản lý thuế; rà soát, cắt giảm số thủ tục hành chính thuế, từ 304 thủ tục (năm 2020) xuống còn 234 thủ tục năm 2022 (giảm 60 thủ tục). Bên cạnh đó, việc triển khai thành công hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên toàn quốc, đến nay, các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ đều được xuất hóa đơn theo phương thức điện tử. Việc triển khai thành công HĐĐT sẽ góp phần giúp Việt Nam chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp và phương thức quản lý của cơ quan thuế theo hướng tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng; đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, mang lại nhiều lợi ích chung cho xã hội như tiết kiệm chi phí, tài nguyên, nguồn lực và bảo vệ môi trường. Với việc đưa vào vận hành ứng dụng Etax Mobile từ tháng 3/2022, ngành Thuế đã hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt người nộp thuế là cá nhân có thể thực hiện việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế hoàn toàn trên môi trường điện tử thông qua thiết bị di động thông minh như điện thoại, Ipad mà không phải đến trực tiếp cơ quan thuế, giúp tiết giảm chi phí đi lại cho người nộp thuế (đến nay số tiền giao dịch nộp vào NSNN qua ứng dụng này đã đạt trên 300 tỷ đồng). Đồng thời, cũng từ tháng 3/2022, cơ quan thuế Việt Nam đã đưa vào vận hành Cổng TTĐT dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam đăng ký, kê khai, nộp thuế vào NSNN Việt Nam ở bất cứ đâu trên thế giới. Đến nay, qua 6 tháng triển khai, số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp qua Cổng này đã đạt trên 50 triệu USD, các nhà cung cấp lớn như: Google, Meta (Facebook), TikTok, Netfix, Apple... cũng đều đã đăng ký và khai, nộp thuế đối với thu nhập phát sinh từ Việt Nam. Một điểm nổi bật, đó là việc ngành Thuế Việt Nam đã triển khai cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp và tinh giảm từ 711 Chi cục Thuế năm 2019, đến nay xuống còn 413 Chi cục Thuế (giảm 298 Chi cục Thuế); đồng thời giảm gần 2.800 đầu mối cấp phòng, đội thuế so với năm 2015; số lượng biên chế công chức, viên chức, người lao động cũng tinh giản gần 16% so với năm 2015. Tổng Cục trưởng Cao Anh Tuấn khẳng định, với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thực hiện cải cách, hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương, mặc dù dịch bệnh Covid-19 tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội, nhưng số thu ngân sách của cơ quan thuế Việt Nam vẫn duy trì ổn định và có sự tăng trưởng nhất định. Số thu năm 2020 tăng 1,4% so với năm 2019; số thu năm 2021 tăng 3,6 % so với năm 2020 và 9 tháng đầu năm 2022, khi dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế đạt được sự phục hồi và tăng trưởng, số thu ngân sách cũng đạt mức tăng mạnh, lên đến 21,6% so với cùng kỳ năm 2021. Hội nghị SGATAR thường niên lần thứ 51 tại Kuala Lumpur - Malaysia Một nội dung quan trọng được Tổng Cục trưởng Cao Anh Tuấn phát biểu giới thiệu tại Hội nghị SGATAR, đó là việc vừa qua, cơ quan Thuế Việt Nam đã hoàn thành xây dựng “Chiến lược cải cách hệ thống Thuế Việt Nam đến năm 2030” và đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt (Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030). Với chiến lược quan trọng này, ngành Thuế Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, số hóa toàn diện công tác quản lý thuế tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp. Từ đó hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của Việt Nam. Theo đó, trọng tâm của công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử và 3 trụ cột cơ bản gồm: Thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; CNTT hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số. Đây là kim chỉ nam để ngành Thuế Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa lấy người nộp thuế làm trung tâm để phục vụ. “Một điểm xin chia sẻ với Hội nghị, đó là mặc dù tình hình thế giới còn nhiều khó khăn, nhưng tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ thích ứng an toàn, đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế. Tôi tin tưởng rằng, Hội nghị SGATAR 51 ngày hôm nay là một cơ hội tốt để chúng ta chia sẻ, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm giữa các quốc gia và cùng giải quyết những thách thức về thuế trong thời gian tới.” - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Việt Nam Cao Anh Tuấn nhấn mạnh. Thành viên SGATAR bao gồm các cơ quan quản lý thuế của 18 nước/vùng lãnh thổ gồm: Australia, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Macao, Mông Cổ, Papua New Guinea, Campuchia và Lào. Hồng ThiếtHợp tác công tư nhằm giảm phát thải và phát triển nông nghiệp bền vững
TĐKT - Ngày 20/10, tại Đắk Lắk, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tổ chức Diễn đàn Nông nghiệp sinh thái: Giải pháp giảm phát thải và phát triển nông nghiệp bền vững với mục tiêu hướng đến nền nông nghiệp xanh, ít phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu. Diễn đàn đã thu hút hơn 100 đại biểu đại diện các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh cho biết, sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là đã đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia, phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa, có vị trí đáng kể trong khu vực và trên thế giới. Trải qua đại dịch Covid-19, ngành nông nghiệp đã cho thấy vai trò bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch. Toàn cảnh Diễn đàn “Nông nghiệp sinh thái - Giải pháp giảm phát thải và phát triển nông nghiệp bền vững” Tuy nhiên, bên cạnh những điều tích cực đã được ghi nhận, sản xuất nông nghiệp cũng là một nguồn gây phát thải, tập trung ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, quản lý đất, sử dụng phân bón, quản lý đất..., trong đó, gần 70% phát thải CO2 đến từ các hoạt động trồng trọt. Tại Hội nghị COP26 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050, cùng với 2 cam kết khác có liên quan chặt chẽ đến ngành nông nghiệp là cam kết tham gia sáng kiến Giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu, theo đó giảm 30% phát thải khí mê-tan vào năm 2030 và cam kết thực hiện “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”. Để thực hiện các cam kết này, tháng 1/2022, Bộ NN&PTNT đã trình Chính phủ “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050” và đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, Bộ NN&PTNT cũng đang triển khai xây dựng Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Các đại biểu tham dự Diễn đàn nhất trí rằng việc thực hiện các cam kết quốc tế nói trên cũng như triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững đòi hỏi những nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ mà từ cả khối tư nhân, doanh nghiệp, người sản xuất trực tiếp cùng tham gia thực hiện ở các quy mô khác nhau để khơi thông nguồn lực đầu tư của toàn xã hội. Tham dự Diễn đàn nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, ông David Rennie, Phó Chủ tịch Điều hành & Giám đốc Các Thương hiệu Cà phê của Tập đoàn Nestlé nhấn mạnh: “Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất của xã hội. Đây cũng là một trong những rủi ro lớn nhất đối với việc sản xuất các thành phần trong thực phẩm và đồ uống của chúng tôi. Chúng tôi đang tích cực hành động để trở thành một công ty có mức phát thải ròng bằng “0” và đẩy nhanh tiến độ hướng tới các hệ thống thực phẩm tái sinh trên quy mô lớn. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ về phương pháp tiếp cận nông nghiệp tái sinh và lý do tại sao nông nghiệp tái sinh là một phần quan trọng trong lộ trình Net Zero của Nestlé”. “Chúng tôi vừa công bố Chương trình Nescafé Plan 2030, mục tiêu bền vững và hành trình nông nghiệp tái tạo cho thương hiệu cà phê lớn nhất của chúng tôi, Nescafé.” Ông David Rennie cho biết thêm: “Chúng tôi đang cùng làm việc với nông dân để giúp họ chuyển đổi sang phương thức canh tác cà phê tái sinh và tìm kiếm các giải pháp đồng bộ tốt nhất phù hợp với vùng và cây trồng của họ.” Ông David Rennie, Phó Chủ tịch điều hành, Tập đoàn Nestlé, phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Với vai trò là đồng chủ trì PSAV và đồng chủ trì Tiểu ban Sản xuất của Ngành hàng cà phê, cũng như một doanh nghiệp tiên phong trong khối tư, Nestlé Việt Nam bày tỏ mong muốn được đồng hành cùng Chính phủ và các cơ quan, ban ngành trong việc thúc đẩy nền nông nghiệp sinh thái. Chương trình NESCAFÉ Plan của Nestlé Việt Nam hiện đang thực hiện tại 4 tỉnh Tây Nguyên áp dụng mô hình nông nghiệp tái sinh là một giai đoạn quan trọng để tiến đến nông nghiệp sinh thái. Không chỉ chia sẻ về kinh nghiệm và thành tựu của NESCAFÉ Plan tại diễn đàn, Nestlé Việt Nam cũng chia sẻ những sáng kiến trong canh tác tái sinh, nhân rộng các mô hình thực hành tốt, hướng đến nền nông nghiệp xanh, ít phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu. Các phương thức canh tác tái sinh quan trọng cần được thúc đẩy mà Nestlé giới thiệu bao gồm: Tăng cường đa dạng sinh học, bảo tồn đất, tái tạo các chu trình nước và kết hợp chăn nuôi. Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang đặt mục tiêu tái cơ cấu và thúc đẩy ngành nông nghiệp dựa trên chất lượng và giá trị để trở thành nhà cung ứng lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững cho toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, song song với việc thực hiện tốt cam kết của Chính phủ tại COP26 về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, việc thúc đẩy hợp tác đa bên bao gồm khối công, khối tư và các đối tác trong toàn chuỗi cung ứng là rất cần thiết. Thục AnhDiễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2022: Cập nhật các xu hướng, công nghệ, giải pháp tiếp thị mới
TĐKT – Ngày 20/10/2022, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến VOMF 2022 nhằm cập nhật các xu hướng, công nghệ, giải pháp tiếp thị giúp các doanh nghiệp tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian tới. Sự kiện thu hút gần 1000 khách mời đến từ các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị trực truyến; các giảng viên đại học giảng dạy marketing… VOMF 2022 thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến (Vietnam Online Marketing Forum) VOMF 2022 là sự kiện chính thống về tiếp thị trực tuyến với quy mô toàn quốc, đây là năm thứ 7 sự kiện được tổ chức tại Việt Nam thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Quay trở lại sau sự thành công vang dội của Vietnam Online Marketing Forum 2021, VOMF 2022 đón nhận sự quan tâm nồng nhiệt của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân khởi nghiệp, các đơn vị truyền thông, các tổ chức – cơ quan – đơn vị hoạt động trong lĩnh vực marketing, thương mại điện tử trên khắp cả nước. Có thể nói, VOMF 2022 chính là sự kiện Online Marketing quy mô cấp quốc gia được mong đợi nhất năm 2022. Tại đây, doanh nghiệp sẽ tìm thấy những lời giải cho bài toán giải cứu doanh nghiệp trong thời đại mới. Khai mạc chương trình, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) chia sẻ: “Qua 2 năm dịch, hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã hoàn toàn thay đổi. Sự dịch chuyển mua sắm lên trực tuyến tăng nhanh gấp 3 lần so với trước đó. Doanh nghiệp đối mặt với tình huống bắt buộc phải thay đổi để tiếp cận nhóm khách hàng đã thay đổi hành vi này. Vì thế, chúng tôi tiếp tục tổ chức Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2022 với chủ đề “Social Marketing” nhằm mang đến những cập nhật mới về xu hướng tiếp thị trong thời đại mới đến với cộng đồng.” Ông Nguyễn Ngọc Dũng phát biểu khai mạc trong sự kiện VOMF 2022 VOMF 2022 với chủ đề “New Social Marketing”, bao gồm bốn phiên. Phiên 1 với chủ đề “Sự dịch chuyển thói quen mua sắm online” cùng trao đổi hành trình khách hàng, xu hướng hành vi người tiêu dùng cũng như những xu hướng marketing nổi bật trong năm 2022, giúp doanh nghiệp thấu hiểu tường tận về phương hướng tiếp thị hiệu quả thông qua mạng xã hội trong thời gian tới và nhanh chóng chuyển mình để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các diễn giả chia sẻ tại sự kiện Phiên 2 với chủ đề “Shoppertainment: Xu hướng thương mại giải trí” tập trung cung cấp các giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh trực tuyến tận dụng sức mạnh từ lực lượng KOC, ứng dụng triệt để Shoppertainment để tăng trưởng đơn hàng đột phá thông qua những case-study thực tế. Mong muốn được thừa nhận, với những cách quảng cáo đồng loạt cho tất cả mọi người sẽ khó mà đáp ứng được. Đơn giản là bởi mỗi người có mỗi sở thích, cá tính riêng. Điều mà Marketers cần làm là phân chia theo từng nhóm và có những thông điệp phù hợp với nhóm khách hàng đó. Khi doanh nghiệp có chiến lược tập trung vào người dùng, những tác động tích cực từ khách trung thành, tỷ lệ giữ chân khách hàng cũ và mức độ tăng trưởng doanh thu bất ngờ. Đây cũng là nội dung của Phiên 3 “Công nghệ mới trong tiếp thị trực tuyến” . Phiên 4 “Chiến lược D2C trong kỷ nguyên mới mạng xã hội” đã trao đổi về phương hướng tận dụng social để tăng trưởng. Chiến lược mới để tiếp cận gần hơn đến người tiêu dùng sẽ tạo nên thành công cho marketing và quảng cáo nếu doanh nghiệp biết tận dụng sức mạnh và khai thác đúng cách.TĐKT - Theo thông tin từ Bộ Tài chính, thực hiện quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu, Thông tư số 104/2021/TT-BTC ngày 18/11/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu, năm 2022, Bộ Tài chính đã có thông báo chi phí định mức để Bộ Công Thương tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định.
Bộ Tài chính đưa ra định mức trong giá cở sở xăng dầu
Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá xăng dầu thế giới tăng mạnh và ở mức cao, để kiềm chế tác động của giá xăng dầu tăng, nhà nước đã áp dụng triệt để các biện pháp bình ổn giá, trong đó có giảm thuế bảo vệ môi trường vào tháng 4/2022 và tiếp tục giảm kịch sàn trong khung thuế bảo vệ môi trường (BVMT) từ ngày 11/7/2022. Trong bối cảnh đó, các khoản chi phí định mức trong giá cơ sở được rà soát, đánh giá kỹ để xem xét điều chỉnh thận trọng, tránh ảnh hướng đến giá xăng dầu trong nước, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Trên cơ sở đó, đã điều chỉnh tăng chi phí định mức liên quan đến nguồn xăng dầu nhập khẩu.
Qua theo dõi diễn biến giá xăng dầu thời gian vừa qua cho thấy, từ tháng 7/2022 đến nay, giá xăng dầu trong nước đã liên tục giảm; đồng thời, dù còn nhiều khó khăn, nhưng công tác kiểm soát lạm phát cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Ngày 7/10/2022, Bộ Tài chính đã có công văn số 10281/BTC-QLG gửi Bộ Công Thương tiếp tục thông báo điều chỉnh premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng trong giá cơ sở xăng dầu; đồng thời đề nghị Bộ Công Thương có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp để việc tăng chi phí định mức này không tác động làm tăng giá cơ sở tại kỳ điều hành.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương trong việc rà soát đánh giá các yếu tố chi phí định mức trong giá cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, nhà nước và doanh nghiệp, có tính đến mục tiêu kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Chính phủ đã đề ra. Ngoài ra, hiện nay nhà nước không quy định chiết khấu trong hệ thống kinh doanh xăng dầu. Yếu tố này chủ yếu phụ thuộc vào cung cầu thị trường, diễn biến giá xăng dầu thế giới, sản lượng tồn kho xăng dầu của các thương nhân đầu mối và phương thức bán hàng của hai bên. Chiết khấu xăng dầu có thể còn phụ thuộc vào chính sách bán hàng, năng lực kinh doanh của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mà đại lý, tổng đại lý ký hợp đồng trực tiếp, số lượng các kênh trung gian trong hệ thống kinh doanh xăng dầu và sự phân bổ mức chiết khấu trong hệ thống. Vì vậy, cần nghiên cứu rà soát, đánh giá hệ thống phân phối, kinh doanh xăng dầu, hệ thống trung gian để có giải pháp phù hợp và tiết kiệm chi phí.
Thời gian qua, thủ tục nhập khẩu và thông quan đối với mặt hàng xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất và tiêu dùng luôn được cơ quan Hải quan thực hiện nhanh chóng, thuận lợi và theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, thủ tục xuất nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu vẫn đang được thực hiện thuận lợi. Tuy nhiên, để rút ngắn hơn nữa thời gian thông quan, để góp phần cho doanh nghiệp kịp thời đưa hàng hóa vào lưu thông trên thị trường, Tổng cục Hải quan đã có văn bản số 3684/TCHQ-GSQL ngày 31/8/2022 chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thông quan nhanh chóng đối với mặt hàng xăng dầu nhập khẩu, bố trí cán bộ, công chức trực giải quyết thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát và xử lý vướng mắc đối với xăng dầu nhập khẩu kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính đảm bảo thông quan 24/7.
Hồng Thiết
Thu ngân sách 9 tháng do cơ quan Thuế quản lý đạt 94% dự toán năm
TĐKT - Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) 9 tháng năm 2022 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng, bằng 94% dự toán, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2021. Báo cáo tại Hội nghị giao ban trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện công tác tháng 9, quý III/2022 và kế hoạch triển khai chương trình công tác tháng 10, quý IV/2022 của Bộ Tài chính, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, thu ngân sách tháng 9/2022 do ngành Thuế quản lý đạt trên 79.400 tỷ đồng, lũy kế thu ngân sách 9 tháng năm 2022 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng, bằng 94% dự toán, bằng 121,7% cùng kỳ năm 2021. Thu ngân sách 9 tháng do cơ quan Thuế quản lý đạt 94% dự toán năm 2022 Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, để đạt được kết quả tích cực nêu trên, bên cạnh việc ngân sách được hưởng lợi do giá dầu thô tăng cao (thu ngân sách từ dầu thô đạt trên 200% so với cùng kỳ, tương ứng mức tăng thu trên 30 nghìn tỷ đồng) thì việc các hoạt động kinh tế đã dần ổn định và hoạt động bình thường trở lại cũng đã tác động tích cực, quan trọng đến thu ngân sách. Trong đó, một số khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng tốt so với cùng kỳ như: Thu tiền sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân. Đặc biệt, dù thực hiện chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ nhưng số thu 9 tháng vẫn đạt mức tăng trưởng 13,8% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy do việc triển khai thực hiện thành công hóa đơn điện tử trên toàn quốc đã góp phần hạn chế gian lận về hóa đơn, đồng thời người nộp thuế xuất hóa đơn, kê khai đúng thời kỳ phát sinh. Bên cạnh đó, việc ngành Thuế triển khai tốt, hiệu quả công tác chống thất thu, thu hồi nợ thuế, tăng thu do thanh tra, kiểm tra cũng góp phần tăng thu NSNN. Báo cáo về việc triển khai Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN), Phó Tổng Cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết, nhờ thực hiện quyết liệt các giải pháp cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ các NCCNN, sau hơn 6 tháng vận hành, hiện đã có 36 NCCNN đăng ký, khai và nộp thuế qua Cổng với tổng số thuế đã khai và nộp đạt trên 1.200 tỷ đồng (tăng trên 700 tỷ so với tháng trước). Trong đó, 6 doanh nghiệp lớn (chiếm khoảng 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại Việt Nam) như Google, Meta (Facebook), Microsoft, TikTok, Netfix, Apple đều cũng đã đăng ký, khai, nộp thuế qua Cổng. Đánh giá về nhiệm vụ thu các tháng cuối năm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, biến động khó lường từ cuộc chiến tranh Nga, Ucraina, tình hình lạm phát và bất ổn kinh tế ở nhiều nước trên thế giới sẽ tác động, ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta, qua đó tác động không thuận đến nhiệm vụ thu ngân sách của ngành Thuế. Để đạt được nhiệm vụ thu ngân sách vượt 15,5% so với dự toán thì trong 3 tháng cuối năm đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của toàn hệ thống Thuế. Cụ thể, mỗi tháng ngành Thuế còn phải thu khoảng trên 85.000 tỷ đồng, cao hơn mức thực hiện của tháng 9 gần 5.500 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng thu; rà soát, đánh giá kỹ tác động khi triển khai thực hiện các chính sách miễn giảm, gia hạn thuế và nắm sát tình hình hồi phục kinh tế để dự báo khả năng thu, đặc biệt là các nguồn thu bị tác động bởi các chính sách hỗ trợ, kích cầu tiêu dùng và các chính sách tài khóa tiền tệ khác; bám sát, báo cáo tình hình nợ thuế, thu hồi nợ đọng thuế; rà soát, phân tích kỹ lưỡng tính chất nợ, để đôn đốc, cưỡng chế, thu nợ thuế theo Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, giảm tình trạng nợ đọng... Ngành Thuế cũng tiếp tục tập trung quản lý thuế đối với TMĐT theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 889/CĐ-TTg, tiếp tục xây dựng Cổng thông tin tiếp nhận thông tin từ các sàn TMĐT trong nước theo phương thức tự động (điện tử); xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế về TMĐT; nghiên cứu giải pháp kết nối, chia sẻ dữ liệu TMĐT với các bộ, ngành... Cùng với đó, chỉ đạo tổ chức thực hiện ngay trong tháng 10/2022 chương trình hóa đơn may mắn tại 63 tỉnh, thành phố; triển khai hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án “Xây dựng và triển khai hệ thống ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro”; nghiên cứu, triển khai áp dụng AI trong quản lý hóa đơn điện tử, quản lý thuế; áp dụng các giải pháp phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ thông minh và máy học để phục vụ quản lý rủi ro, phát hiện vi phạm, gian lận về sử dụng hóa đơn... La GiangHải quan tăng cường quản lý hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu
TĐKT - Tổng cục Hải quan cho biết thông tin liên quan đến việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu trong thời gian qua. Theo đó, thủ tục nhập khẩu và thông quan đối với mặt hàng xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất, tiêu dùng và luôn được cơ quan Hải quan thực hiện nhanh chóng, thuận lợi theo đúng quy định của pháp luật. Công chức hải quan kiểm tra hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu Để tạo thuận lợi và rút ngắn hơn nữa thời gian thông quan, kịp thời đưa hàng hóa vào lưu thông trên thị trường, Tổng cục Hải quan đã có văn bản số 3642/TCHQ-GSQL ngày 31/8/2022 chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thông quan nhanh chóng đối với mặt hàng xăng dầu nhập khẩu. Đồng thời, bố trí cán bộ, công chức trực giải quyết thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát và xử lý vướng mắc đối với xăng dầu nhập khẩu, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính đảm bảo thông quan 24/7. Chủ động nắm sát tình hình thực tế, giải quyết các vướng mắc phát sinh, chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà cho doanh nghiệp. Ngày 15/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan, có hiệu lực từ ngày 10/8/2020. Cụ thể, tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 67 sửa đổi, bổ sung Điều 22 Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kiểm tra, giám sát kho xăng dầu thì thương nhân kinh doanh xăng dầu có 2 năm kể từ ngày Nghị định có hiệu lực để hoàn thiện điều kiện theo quy định như lắp đặt thiết bị đo mức bồn, bể tự động kết nối trực tuyến số lượng xăng dầu xuất, nhập, tồn kho với cơ quan hải quan. Theo Tổng cục Hải quan, quy định này giúp cho cho cơ quan quản lý nắm được chính xác, kịp thời số lượng xăng dầu nhập khẩu, thu đúng số thuế để nộp, nâng cao hiệu quả quản trị của doanh nghiệp. Triển khai Nghị định trên, Tổng cục Hải quan đã có nhiều văn bản đôn đốc doanh nghiệp và Hải quan đảm bảo thực hiện đúng nội dung, thời hạn quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp cũng đã có thời gian 2 năm chuẩn bị trước khi Nghị định 67 có hiệu lực đối với quy định về tiêu chuẩn bồn bể. Trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan cũng không nhận được phản ánh vướng mắc từ phía các doanh nghiệp khi triển khai Nghị định này. Hiện nay, có 46/52 kho xăng dầu đầu mối (chiếm gần 88,5%) đáp ứng quy định tại Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 của Chính phủ về việc lắp đặt và kết nối thiết bị đo mức bồn bể tự động với cơ quan hải quan; 6 kho còn lại (chiếm 11,5%) chưa đáp ứng quy định. Theo Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, sản lượng sản xuất xăng dầu trong nước đáp ứng 70%, lượng xăng dầu tiêu thụ tại Việt Nam, số còn lại từ nguồn nhập khẩu. Vì vậy, cơ quan Hải quan khẳng định việc cơ quan hải quan tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan tại các kho chưa có thiết bị đo bồn bể tự động, chưa kết nối với cơ quan hải quan không ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối. Hồng ThiếtTăng cường xuất khẩu hàng nông sản chính ngạch trên các tuyến đường sắt
TĐKT - Từ đầu năm 2020, do tác động của dịch Covid-19, việc các nước áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch làm ảnh hưởng đến chuỗi cung toàn cầu, hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường bộ bị ách tắc, giá cước tăng cao. Đặc biệt do phía Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách “zero covid” với các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 chặt chẽ dẫn đến việc lưu thông hàng hóa, phương tiện, con người qua khu vực biên giới phía Bắc gặp khó khăn. Hàng nghìn phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất nhập khẩu bị ùn ứ, ách tắc tại các khu vực biên giới phía cả hai nước gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp. Tăng cường xuất khẩu hàng nông sản chính ngạch trên các tuyến đường sắt Chủ trương, định hướng phát triển ngành đường sắt Trước tình hình nêu trên, Chính phủ và các bộ, ngành đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy thông quan hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản. Tuy nhiên, các giải pháp đã triển khai chưa thực sự tháo gỡ được khó khăn. Từ sau Tết Nguyên đán 2022, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ biên giới phía Bắc liên tục sụt giảm. Lượng hàng hóa thông quan qua các cửa khẩu theo hình thức nhỏ giọt và thường rơi vào trạng thái bị động theo thông báo của cơ quan chức năng Trung Quốc mặc dù các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, triển khai vùng xanh, vùng đệm tại các cửa khẩu đã được các địa phương triển khai. Trong khi đó, đường sắt có lợi thế vận chuyển luôn thông suốt, ít bị ảnh hưởng của dịch bệnh, cước phí vận chuyển thấp hơn so với các loại hình vận chuyển khác. Vì vậy, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang lựa chọn hình thức vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt liên vận quốc tế. Với các lý do nêu trên và căn cứ nhu cầu, kiến nghị của một số doanh nghiệp, có thể thấy xu hướng phát triển của vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường sắt liên vận quốc tế là tất yếu. Do đó, cần “Tăng cường xuất khẩu hàng nông sản chính ngạch trên các tuyến đường sắt”. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc sớm khắc phục những khó khăn thách thức, tranh thủ thời gian đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022, tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 07/3/2022 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2022 Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương: “Nghiên cứu xây dựng phương án nâng cao năng lực, sản lượng vận tải đường sắt liên vận quốc tế phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa”. Tại Thông báo số 8/TB-VPCP ngày 10/01/2022 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trong cuộc họp trực tuyến về tình hình xử lý hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc chỉ đạo: Yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm tận dụng các phương thức vận tải khác như đường biển, đường sắt để xử lý ùn tắc tại cửa khẩu biên giới phía Bắc. Trên cơ sở kiến nghị của các doanh nghiệp có sử dụng hình thức vận tải đường sắt, Tổng cục Hải quan đã chủ trì tổ chức buổi làm việc có sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý ngành đường sắt (Cục Đường sắt Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty đường sắt Việt Nam…), đại diện các doanh nghiệp, để lắng nghe ý kiến đề xuất của các doanh nghiệp đồng thời triển khai việc khảo sát tại ga Kép, ga Sen Hồ, tỉnh Bắc Giang, nghiên cứu khả năng bố trí, sắp xếp lực lượng hải quan tại các ga này nếu được nâng cấp thành ga liên vận quốc tế. Giải pháp tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Để tăng cường tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, Bộ Tài chính kiến nghị một số giải pháp sau: Thứ nhất, giải pháp tăng cường xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng nông sản qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính như cửa khẩu Hữu Nghị, Lào Cai, Móng Cái: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên môi trường số, thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua các nền tảng, ứng dụng thương mại điện tử. Tăng Danh mục hàng hoá được phép xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và xây dựng cơ chế quản lý phù hợp đối với hoạt động mua bán, trao đổi của cư dân biên giới. Mở rộng, nâng cấp các cặp cửa khẩu đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thành cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương). Đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc về việc: Ký kết các Nghị định thư về kiểm dịch thực vât đối với các loại trái cây đang được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc để chuẩn hoá các yêu cầu kiểm dịch thực vật. Ngày 16/8/2022, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan có công văn số 3388/TCHQ-HTQT về việc thúc đẩy tạo thuận lợi thông quan hàng hóa với Trung Quốc. Theo đó, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đàm phán, ký kết Nghị định thư kiểm dịch hàng hóa nông sản xuất khẩu với phía Trung Quốc để giảm tỷ lệ kiểm tra đối với hàng nông sản của Việt Nam, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục pháp lý, kỹ thuật để mở cửa thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Tăng số lượng các cửa khẩu được phép nhập khẩu nông sản từ Việt Nam. Các giái pháp hiệu quả Hiện nay, ngành Hải quan đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử (VNACCS/VCIS) và trang bị điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí nhân lực đầy đủ để đảm bảo thực hiện thủ tục hải quan thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu đường sắt được nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo việc kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, năng lực vận chuyển, bốc xếp hàng hóa và cơ sở hạ tầng tại ga chưa đáp ứng được xu hướng tăng lên của vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt. Bộ Tài chính nhận thấy cần đầu tư cơ sở hạ tầng ngành đường sắt để đủ năng lực đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang tăng lên của thị trường; tận dụng được lợi thế luôn thông suốt, ít bị tác động của dịch bệnh, góp phần giảm chi phí logistics, tăng lưu thông hàng hóa của hình thức vận tải bằng đường sắt liên vận quốc tế. Để đảm bảo phát triển hiệu quả việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trên tuyến vận tải đường sắt, ngày 23/5/2022, Bộ Tài chính đã có công văn số 4612/BTC-TCHQ gửi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường sắt như: Nhanh chóng đầu tư đồng bộ trong việc nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng tại nhà ga, bến bãi tại ga liên vận quốc tế Đồng Đăng, ga liên vận quốc tế Lào Cai và ga liên vận quốc tế Yên Viên. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quy hoạch bổ sung ga Kép tỉnh Bắc Giang và các ga đủ điều kiện cơ sở hạ tầng để nâng lên thành ga liên vận quốc tế. Đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định tại Điều 5 Luật Đường sắt. Thúc đẩy, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, trao đổi dữ liệu về hàng hóa, phương tiện vận tải giữa các ga đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam và Trung Quốc. Bộ Tài chính căn cứ quy hoạch, công bố ga đường sắt liên vận quốc tế và trên cơ sở năng lực, điều kiện cơ sở hạ tầng sẽ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ, ngành có liên quan để tổ chức bộ máy, bố trí lực lượng làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu và nâng cao hiệu quả khai thác, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại các ga liên vận quốc tế theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giải quyết ùn tắc tại các cửa khẩu đường bộ trong bối cảnh dịch bệnh và phía Trung Quốc vẫn đóng cửa biên giới. Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- …
- sau ›
- cuối cùng »