TĐKT- Từ ngày 21 - 23/02/2017 tại khách sạn Sheraton, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Tổng cục Hải quan Việt Nam chủ trì đăng cai tổ chức Cuộc họp lần thứ nhất của Tiểu ban Thủ tục Hải quan APEC (SCCP) năm 2017.
Tiểu ban Thủ tục Hải quan APEC họp phiên thứ nhất
Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các cuộc họp, sự kiện của SCCP trong năm APEC Việt Nam 2017. Các cuộc họp của SCCP là hoạt động thường niên quan trọng nhất của APEC trong lĩnh vực hải quan. Đây cũng là lần thứ 2 Tổng cục Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện quan trọng này tiếp theo sự thành công của các phiên họp SCCP trong năm APEC Việt Nam 2006. Hải quan Việt Nam coi việc đăng cai tổ chức sự kiện này không chỉ là trọng trách của quốc gia thành viên mà còn là một vinh dự lớn, thể hiện sự tin cậy của các thành viên APEC đối với Việt Nam.
Cuộc họp SCCP lần thứ nhất có sự tham dự của hơn 50 đại biểu quốc tế đến từ Hải quan các nền kinh tế thành viên APEC, Ban Thư ký APEC, Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI). Với vai trò là một trong các tiểu ban và nhóm công tác trực thuộc CTI, nội dung thảo luận của SCCP 1 sẽ bám sát các ưu tiên và chủ đề của APEC và CTI trong năm 2017.
Chủ đề của năm APEC 2017 là "Tạo thêm động lực mới, cùng vun đắp tương lai", trong đó, tập trung vào các ưu tiên chính gồm: đẩy mạnh tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; tăng cường liên kết kinh tế và hội nhập khu vực sâu rộng; tạo thuận lợi cho danh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ thông qua việc hỗ trợ để tăng cường tính cạnh tranh, sáng tạo và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong chuỗi nội dung ưu tiên quốc gia nêu trên, CTI cũng xác định các vấn đề chính được tập trung nhấn mạnh tại Cuộc họp CTI gồm: hướng tới đạt các Mục tiêu Bogor về tạo thuận lợi thương mại và xây dựng các trụ cột trong chương trình nghị sự APEC 2020; tiếp tục thúc đẩy triển khai các cam kết FTA trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương; thúc đẩy kết nối APEC và kết nối chuỗi cung ứng; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ; đẩy mạnh các ngành công nghiệp phụ trợ cũng như thúc đẩy các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực; và thúc đẩy tự do hóa dịch vụ thương mại.
Ông Vũ Ngọc Anh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết: Hải quan Việt Nam mong muốn Hải quan các nền kinh tế thành viên cùng trao đổi và đưa ra các đề xuất, khuyến nghị và sáng kiến trong thực hiện kết nối cơ chế một cửa và tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại nhằm thực hiện tốt vai trò quan trọng của cơ quan hải quan trong hợp tác tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm an ninh thương mại trong chuỗi cung ứng khu vực. Đây cũng là những mục tiêu quan trọng mà Chương trình hành động tập thể (CAP) mà SCCP đệ trình lên Ban Thư ký APEC thông qua trong năm 2016 với mong muốn tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí, mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực APEC, đồng thời cải cách và hiện đại hóa hoạt động của cơ quan hải quan. Thông qua tăng cường trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật giữa cơ quan hải quan các thành viên APEC, SCCP mong muốn sẽ tăng cường mạnh mẽ hơn sự kết nối trong hợp tác hải quan khu vực hiệu quả.
Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo sự thành công về nội dung của cuộc họp của SCCP, đóng góp vào tiến trình của APEC, Hải quan Việt Nam cũng mong muốn góp phần quảng bá văn hóa và đất nước Việt Nam đến bạn bè khu vực và quốc tế thông qua các hoạt động bên lề cuộc họp.
Hồng Thiết
Kinh tế
Thaco nỗ lực đưa nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô khách sớm hoạt động trở lại
TĐKT – Nhận thức rõ là một doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, cho dù trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào cũng phải nỗ lực sản xuất, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, giữ uy tín với khách hàng và nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô khách Trường Hải (Thaco Bus) thuộc Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) tại Khu phức hợp ô tô Chu Lai - Trường Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam) đã nhanh chóng khắc phục hậu quả và hoạt động trở lại sau hơn 1 tuần xảy ra sự cố cháy. Vào 18h00 ngày 2/2/2017 đã xảy ra vụ hỏa hoạn tại Nhà máy Thaco Bus thuộc Khu phức hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai – Trường Hải. Nguyên nhân gây cháy nhà máy bước đầu được xác định là do chập điện, và ước tính thiệt hại khoảng 250 tỷ đồng. Nhà máy Thaco Bus đã hoạt động bình thường từ ngày 12/2 Tuy thiệt hại không nhỏ, song theo đại diện của lãnh đạo Thaco, vụ cháy đã được phát hiện kịp thời và tích cực cứu chữa, do đó thiệt hại thấp hơn so với toàn bộ tài sản của nhà máy. Ngay sau khi vụ cháy xảy ra, lãnh đạo và các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Nam nhanh chóng có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ đạo, điều động các lực lượng cùng hỗ trợ tham gia chữa cháy. Bên cạnh đó, mặc dù ngoài giờ làm việc, nhưng cán bộ, công nhân viên thuộc Khu phức hợp ở gần Nhà máy đã đồng lòng, đồng sức tham gia chữa cháy và di chuyển tài sản ra khu vực an toàn. Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện yêu cầu các cơ quan liên quan nhanh chóng phối hợp với Công ty Trường Hải điều tra nguyên nhân và khắc phục hậu quả. Do đó, cơ quan điều tra đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, tích cực điều tra và sớm bàn giao mặt bằng chỉ sau 2 ngày sau khi xảy ra vụ cháy. Đơn vị bảo hiểm đã hỗ trợ tích cực và phối hợp tốt với Thaco trong việc kiểm đếm, xác định giá trị tổn thất và ủng hộ Thaco sớm khôi phục sản xuất. Cán bộ, công nhân viên Thaco đã tích cực và tập trung khôi phục sản xuất trong một thời gian rất ngắn. Sau khi nhận bàn giao mặt bằng từ các cơ quan chức năng vào chiều ngày 4/2/2017, hơn 1.000 cán bộ, nhân viên, công nhân của Nhà máy Thaco Bus cùng với các nhà máy, đơn vị khác trong Khu phức hợp đã được huy động làm việc với tinh thần khẩn trương khắc phục hậu quả. Đến nay, nhà máy đã khôi phục hoạt động sản xuất như ban đầu, đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm và kịp thời bàn giao xe cho khách hàng. Số cán bộ, công nhân viên của Nhà máy Thaco Bus nghỉ việc tạm thời do sự cố được hưởng 70% lương theo Luật Lao động. Qua sự việc trên đã giúp chúng ta thấy được bài học quý giá đó là tinh thần làm việc đoàn kết, khẩn trương, sự phối hợp chung tay, góp sức của nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân là vô cùng quan trọng, có thể vượt qua mọi khâu yếu, việc khó hay bất kỳ thử thách nào. Mai ThảoTĐKT - Chiều 10/2, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có buổi làm việc với Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) về kết quả sản xuất - kinh doanh và công tác tái cơ cấu năm 2016, nhiệm vụ công tác năm 2017. Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa chủ trì buổi làm việc.
Bộ trưởng Bộ GTVT chủ trì buổi làm việc với Vinalines
Những năm qua Vinalines tập trung cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động khối cảng biển, dịch vụ hàng hải; thay đổi định hướng kinh doanh khai thác, tập trung phát triển hoạt động container; nâng cao năng lực vận tải thủy, logistics và cảng biển khu vực phía Nam, đồng bằng sông Cửu Long và phía Bắc...
Nhờ chú trọng phát triển thị trường, nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh, triệt để xử lý nợ xấu và tài sản không hiệu quả, kiên quyết cắt giảm lỗ thông qua các biện pháp tiết kiệm chi phí nên hoạt động Vinalines đã thoát khỏi tình trạng âm vốn chủ sở hữu sau thời gian dài thua lỗ. Hoạt động kinh doanh được cân bằng và có lãi.
Năm 2016 là năm hoạt động cảng biển có những khởi sắc với các chỉ tiêu sản lượng và lợi nhuận tăng so với năm 2015. Đặc biệt, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 58% và mang lại mức lợi nhuận trước thuế 923 tỷ đồng.
Năm 2017, Vinalines đặt mục tiêu vận chuyển 12,5 triệu tấn, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 78,2 triệu tấn (trong đó hàng container là 3,5 triệu TEU), tổng doanh thu 12.000 tỷ đồng và lợi nhuận cân bằng. Bên cạnh đó, cổ phần hóa thành công Công ty mẹ, đẩy mạnh tái cơ cấu toàn diện, nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực...
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa biểu dương những nỗ lực, cố gắng của tập thể Vinalines trong thời gian qua. Đồng thời, Bộ trưởng yêu cầu thời gian tới, Vinalines tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: có kế hoạch cụ thể, lâu dài trong việc phát triển đội tàu, nghiên cứu các cách thức đầu tư phát triển đội tàu như thuê, thuê mua bên cạnh phương thức mua, đóng mới như trước đây; quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực cảng biển vì đây là tài nguyên, là những vị trí xung yếu, an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế. Cùng với đó, Vinalines cần thay đổi tư duy quản lý, cách tiếp cận sau cổ phần hóa doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực logistics, Bộ trưởng cũng khẳng định, các cục, vụ của Bộ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa để Vinalines đầu tư phát triển logistics tốt hơn trong thời gian tới.
Nguyệt Hà
Thaco đứng đầu bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam năm 2016
TĐKT - Với những kết quả vượt trội trong hoạt động kinh doanh, đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2012 - 2015, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) đã xuất sắc vươn lên đứng vị trí số 1 trong bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam năm 2016. Thaco đồng thời cũng vinh dự được vinh danh Top 50 doanh nghiệp xuất sắc 2016 và Top 50 doanh nghiệp thành tựu 2016. Năm 2016, tổng ô tô bán ra của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đạt 271.833 xe, trong đó Thaco đạt 112.847 xe (65.748 xe du lịch và 47.099 xe thương mại), tăng trưởng 40% so với 2015, chiếm 41,5% thị phần VAMA. Với kết quả kinh doanh đã đạt được,Thaco tiếp tục duy trì vị thế 3 năm liên tiếp dẫn đầu thị trường ô tô cả nước. Tổng doanh thu năm 2016 của Thaco đạt gần 65.000 tỷ đồng, tăng 41% so với 2015, đóng góp ngân sách gần 18.000 tỷ đồng, tăng 28% so với 2015, trong đó đóng góp tại tỉnh Quảng Nam khoảng 14.500 tỷ đồng. Thaco được vinh danh Top 50 doanh nghiệp xuất sắc 2016 và Top 50 doanh nghiệp thành tựu 2016 Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động sản xuất ô tô, Thaco đã đặt mục tiêu dài hạn là tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, hướng tới vị trí hàng đầu khu vực ASEAN. Để chuẩn bị cho hội nhập vào năm 2018, trong nhiều năm qua Thaco liên tục đầu tư, liên kết với các đối tác nước ngoài để xây dựng Khu phức hợp sản xuất, lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải trên diện tích gần 600 ha, gồm 12 nhà máy công nghiệp hỗ trợ, 5 nhà máy lắp ráp ô tô và được xem là trung tâm sản xuất cơ khí có quy mô lớn nhất Việt Nam với sản phẩm chính yếu là ô tô và phụ tùng ô tô các loại. Riêng trong năm 2016, Thaco đã đầu tư 20.372 tỷ đồng (các công ty đối tác đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng) để xây dựng đưa vào hoạt động vào năm 2018 bao gồm: nhà máy xe con mới với công nghệ hàn laser và công nghệ sơn tân tiến nhất có công suất 100.000 xe/năm; nhà máy xe tải mới có công suất trên 100.000 xe/năm; nhà máy xe bus có công suất 5.000 xe/năm và xe mini bus 12 - 16 chỗ 10.000 xe/năm. Phát triển tổ hợp các nhà máy công nghiệp hỗ trợ bằng giải pháp kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước với các nhà sản xuất linh kiện nước ngoài để cung ứng cho các nhà máy lắp ráp nhằm gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Qua đó, triển khai sản xuất động cơ, máy móc phục vụ nông nghiệp nhằm phát triển Chu Lai trở thành Trung tâm cơ khí đa dụng miền Trung theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đã phê duyệt. Thaco cũng đầu tư mở rộng cảng Chu Lai - Trường Hải, lập tuyến vận tải biển trực tiếp từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc về Chu Lai nhằm giảm giá thành vận chuyển; triển khai đầu tư xây dựng Khu đô thị Tam Hiệp trên diện tích 265 ha với đầy đủ tiện ích xã hội như nhà ở, trường học, siêu thị nhằm thu hút lực lượng nhân sự làm việc tại khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải nói riêng và khu kinh tế mở Chu Lai nói chung. Là doanh nghiệp duy nhất kinh doanh xe du lịch và xe thương mại, hệ thống phân phối của Thaco có mặt trên toàn quốc với 150 đại lý và showroom. Đặc biệt, ngoài ô tô, Thaco còn mở rộng ngành nghề kinh doanh sang địa ốc, nông nghiệp với mục tiêu trở thành tập đoàn đa ngành. Trong đó, việc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, thông qua Công ty địa ốc Đại Quang Minh đã tạo được ảnh hưởng tích cực đến thị trường bất động sản thông qua việc đầu tư phát triển khu đô thị được quy hoạch với tầm nhìn dài hạn, kiến trúc hoàn mỹ, chất lượng hàng đầu, dịch vụ chu đáo, tạo dựng môi trường sống văn minh, thân thiện cho cư dân. Năm 2017, Thaco đánh dấu hành trình 20 năm xây dựng và phát triển với triết lý sản xuất, kinh doanh “Tạo dựng giá trị phục vụ thông qua sản phẩm và dịch vụ của mình” và các quan điểm: kinh doanh vì trách nhiệm xã hội, xây dựng văn hóa, kỷ luật... để sẵn sàng bước vào giai đoạn hội nhập toàn cầu năm 2018, tiếp tục hoàn thành sứ mệnh là thương hiệu Việt mang lại niềm tự hào cho đất nước, mang lại giá trị cho khách hàng, cho xã hội và cho nền kinh tế Việt Nam, hướng tới vị trí hàng đầu khu vực ASEAN. Mai ThảoTĐKT – Chiều ngày 12/1, Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) tổ chức họp báo về Hội chợ Xuân Giảng Võ 2017.
Họp báo giới thiệu Hội chợ Xuân Giảng Võ 2017
Đại diện Ban Tổ chức, ông Vũ Ngoạn Hợp, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam cho biết, mặc dù tổ chức tại địa điểm mới, song Hội chợ vẫn đảm bảo quy mô và chất lượng doanh nghiệp, mặt hàng Tết phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Hội chợ Xuân Giảng Võ là một trong những sự kiện đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và giá trị văn hóa của Thủ đô Hà Nội với quy mô lớn hàng nghìn chủng loại sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt, nơi đây hội tụ các đặc sản vùng miền, địa phương trên cả nước phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp đón Tết của nhân dân Thủ đô và khách thập phương. Năm nay, Hội chợ Xuân Giảng Võ chuyển địa điểm tổ chức sang Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội (91, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Với quy mô gần 500 gian hàng tiêu chuẩn, tổng diện tích khoảng 5.000 m2, Hội chợ Xuân Giảng Võ 2017 thu hút trên 300 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh của hơn 35 tỉnh, thành phố trên cả nước từ miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông đến miền Tây Nam Bộ và các huyện đảo như Phú Quốc (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Điểm nổi bật của Hội chợ năm nay là sự tham gia đông đảo của các sản phẩm địa phương và đặc sản vùng miền: các loại trái cây Nam Bộ, thủy, hải sản, nước mắm Phú Quốc, nước mắm Nha Trang, nước mắm Phan Thiết…; Cốm làng Vòng, hành tỏi Lý Sơn, chè Tân Cương (Thái Nguyên), cam Cao Phong (Hòa Bình), chả, giò, bánh chưng Ước Lễ (Hà Nội) cùng hàng trăm chủng loại lương thực, thực phẩm, ẩm thực ba miền phục vụ nhu cầu thưởng thức ngay tại Hội chợ.
Bên cạnh đó, Hội chợ còn có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề phong phú, tinh tế và độc đáo cùng các vật phẩm thờ cúng: đồ gỗ, đồ sành, sứ, mây tre, trầm hương, nến và các sản phẩm phong thủy… cũng là tâm điểm để tham quan, mua sắm phục vụ trưng bày ngày Tết và nhu cầu tâm linh của nhân dân.
Tại buổi họp báo, ông Vũ Ngoạn Hợp khẳng định, để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng, Ban Tổ chức phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng của TP Hà Nội như Sở Y tế, Quản lý thị trường, Quản lý Tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng thường xuyên giám sát, kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trưng bày, bán tại Hội chợ, đặc biệt là công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Hội chợ sẽ diễn ra từ 17/1 đến 24/1/2017 (tức từ ngày 21 – 27 tháng Chạp năm Bính Thân).
Mai Thảo
Khai trương “Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới, sáng tạo Hà Nội”
TĐKT - Sáng 9/1, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội (TT&TT) tổ chức khai trương “Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) đổi mới sáng tạo Hà Nội”. Vườn ươm doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội (Hanoi Innovative Business Incubator of Information Technology - HBI-IT) là vườn ươm đầu tiên trong lĩnh vực CNTT được thành lập bởi UBND TP Hà Nội, dưới sự điều hành của Sở TT&TT Hà Nội. Vườn ươm được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và hội tụ nhiều doanh nhân và chuyên gia CNTT giỏi, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT khởi nghiệp một cách thành công nhất. Sự ra đời “Vườn ươm doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội” đánh dấu bước đi mạnh mẽ và đầy quyết tâm của TP Hà Nội trong việc đề ra cơ chế chính sách xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh khởi nghiệp Hà Nội, xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành Thủ đô khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo. Vườn ươm doanh nghiệp CNTT được đặt tại tòa nhà 17 tầng thuộc Sở TT&TT ở địa chỉ 185 Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội, với không gian được thiết kế mở, diện tích trên 100 m2, chia thành ba khu: khu làm việc, khu hội thảo, giới thiệu sản phẩm và khu sinh hoạt cộng đồng. Đây là nơi dành cho các hoạt động khởi nghiệp của các cá nhân, doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Thủ đô. Hiện Vườn ươm đang tiếp nhận các dự án khởi nghiệp đợt 1. Đến nay, đã có một số doanh nghiệp liên hệ với Vườn ươm trình bày về sản phẩm, dự án khởi nghiệp của mình. Sở đã tiếp nhận 5 doanh nghiệp tại Vườn ươm. Để sẵn sàng tiếp nhận các doanh nghiệp khởi nghiệp, Vườn ươm sẽ triển khai các công việc: ổn định về tổ chức nghiệp vụ điều hành vườn ươm; xây dựng quy chế đánh giá, các hồ sơ thử nghiệm để xét đợt 1 tối thiểu khoảng 8 - 10 doanh nghiệp khởi nghiệp; xây dựng khung chương trình đào tạo năng lực quản trị kinh doanh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp; quảng bá hoạt động vườn ươm... Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, kết nối các nhà đầu tư, các doanh nghiệp quốc tế tổ chức các hoạt động trưng bày ý tưởng kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp để thu hút các nhà đầu tư; tổ chức các buổi hội thảo công nghệ về những bài học thành công trong khởi nghiệp, tạo diễn đàn đối thoại giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các bạn trẻ có quyết tâm khởi nghiệp, các doanh nghiệp đã thành công. Các hoạt động cổ vũ phong trào khởi nghiệp sáng tạo sẽ được tổ chức thường xuyên; kết nối với các vườn ươm doanh nghiệp TP Hà Nội để góp phần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn. Vườn ươm được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và hội tụ nhiều doanh nhân, chuyên gia CNTT giỏi, nhằm gia tăng hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT khởi nghiệp. Mục tiêu cụ thể là một chu kỳ ươm tạo (3 năm) tiếp nhận tối thiểu 12 doanh nghiệp khởi nghiệp, kết quả ươm tạo đạt 70% doanh nghiệp có khả năng tồn tại và thành công. Tại lễ khai trương còn diễn ra sự kiện ký kết hợp tác của nhiều đối tác với Ban Quản lý Vườn ươm doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội: Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (SVF), Quỹ tăng tốc khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (VIISA), Microsoft Việt Nam, Viễn thông Hà Nội và Công ty cổ phần Viễn thông CMC (CMC Telecom). Đây sẽ là các đối tác đồng hành cùng với Vườn ươm doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội trong hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Thục AnhTập đoàn Dệt May Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng
TĐKT - Chiều 9/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt May Việt Nam họp báo kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2016 và kế hoạch năm 2017. Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam chủ trì họp báo. Năm 2016, tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp tới ngành Dệt May thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, bằng các biện pháp lãnh đạo linh động, sáng tạo, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã từng bước tháo gỡ khó khăn, hoàn thành mục tiêu sản xuất, kinh doanh. Tổng Giám đốc Tập đoàn Lê Tiến Trường chủ trì họp báo Tập đoàn đã áp dụng nhiều giải pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả để tăng nhanh năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, tiết giảm chi phí, tích cực khai mở các thị trường mới và phát triển thị trường trong nước, tăng cường chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tập đoàn năm 2016 ước đạt 38.353 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu (tính đủ) toàn Tập đoàn ước đạt 2.511 triệu USD, tăng 5% so với năm 2015. Kim ngạch nhập khẩu (tính đủ) toàn Tập đoàn ước đạt 1.135 triệu USD, giảm 5% so với năm 2015. Doanh thu hợp cộng toàn Tập đoàn ước đạt 41.337 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế hợp cộng toàn Tập đoàn (không bao gồm đơn vị phụ thuộc) ước đạt 1.430 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2015. Lao động bình quân toàn Tập đoàn ước đạt 83.607 người, tương đương năm 2015. Thu nhập bình quân ước đạt 6,7 triệu đồng/người/tháng, tăng 8% so với năm 2015. Trong năm 2016, Tập đoàn đã triển khai thực hiện 41 dự án đầu tư: 9 dự án sợi, 9 dự án dệt nhuộm, 17 dự án may, 6 dự án nâng cấp, sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị. Tổng mức đầu tư toàn Tập đoàn là 5.523,7 tỷ đồng. Cũng trong năm, công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam làm chủ đầu tư đã triển khai thực hiện 8 dự án, tới thời điểm hiện tại đã có 7 dự án đi vào sản xuất. Sản lượng dự kiến tăng thêm sau khi 7 dự án này đi vào hoạt động sản xuất thử: tăng 3.130 tấn sợi, 3,5 triệu mét vuông vải, hơn 2 triệu sản phẩm may. Năm 2017, Tập đoàn phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tập đoàn tăng 14% so với năm 2015, kim ngạch xuất khẩu (tính đủ) tăng 11%, kim ngạch nhập khẩu (tính đủ) tăng 9%, doanh thu hợp cộng toàn Tập đoàn tăng 12%, lợi nhuận trước thuế hợp cộng toàn Tập đoàn (không bao gồm các đơn vị phụ thuộc) tăng 6%, lao động bình quân toàn Tập đoàn tăng 3%, thu nhập bình quân toàn Tập đoàn tăng 4%. Các mục tiêu được Tập đoàn đề ra trong năm 2017: tăng cường tính chủ động trong công tác thị trường, đặc biệt tại các thị trường trọng tâm như Mỹ, EU, Nhật Bản, nâng cấp thị trường thành thị trường cấp 1, giảm bớt khâu trung gian; hình thành mô hình tài chính tập trung, phát huy hiệu quả của vốn rẻ, điều động vốn tại các đơn vị; tăng cường năng lực quản trị tài chính, rủi ro, liên kết tài chính tại Tập đoàn và các đơn vị thành viên; các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn là công ty đại chúng phải hoàn thành niêm yết trong 6 tháng đầu năm 2017; huy động nguồn vốn đầu tư toàn Tập đoàn năm 2017 là 5.446 tỷ đồng; bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn và các đơn vị thành viên; tuyển dụng được cán bộ có năng lực, cán bộ nước ngoài cho các dự án mới, cán bộ làm thị trường... Phương ThanhTập đoàn Hoa Sen nhận giải thưởng “Công ty được quản lý tốt nhất châu Á 2016”
TĐKT - Sáng 6/1, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ tài chính (NĐTC) 2016 - 2017. Đồng thời, đón nhận giải thưởng “Công ty được quản lý tốt nhất Châu Á 2016” do Tạp chí tài chính toàn cầu Euromoney bình chọn. Đây là lần thứ 2 Hoa Sen nhận được giải thưởng này. Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen phát biểu khai mạc Đại hội Năm 2016 là năm đánh dấu chặng đường 15 năm hình thành và phát triển của Tập đoàn Hoa Sen. Với những nỗ lực và quyết tâm cao độ của Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc và gần 8.000 nhân viên, Hoa Sen đã trở thành tập đoàn kinh doanh tôn, thép hàng đầu trong nước và khu vực, mang lại những giá trị tốt đẹp cho người tiêu dùng, cộng đồng và xã hội. Với bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, NĐTC 2015 – 2016 đã khép lại với những kết quả tăng trưởng đáng tự hào. Cụ thể, Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch và tăng trưởng mạnh mẽ so với NĐTC trước: chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ thành phẩm đạt 1.242.579 tấn, vượt 13% kế hoạch và tăng trưởng 22% so với cùng kỳ. Doanh thu đạt 17.894 tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch đề ra. Nổi bật nhất chính là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 1.504 tỷ đồng, tăng trưởng 130% so với NĐTC trước. Bằng những kết quả kinh doanh trên, Hoa Sen tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường tôn, thép trong nước, đồng thời đạt được những bước tiến dài trên thị trường quốc tế với kênh tiêu thụ phủ khắp 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, doanh thu xuất khẩu chiếm gần 40% tổng doanh thu toàn Tập đoàn. Với những thành tích đạt được, trong năm vừa qua Tập đoàn Hoa Sen đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý: Huân chương Lao động Hạng Nhì, tiếp tục được công nhận là Thương hiệu Quốc gia cả 3 dòng sản phẩm Tôn Hoa Sen, Ống kẽm Hoa Sen, Ống nhựa Hoa Sen; Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2015; Top 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất ở Việt Nam 2016 do Tạp chí Forbes bình chọn; Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2016; Top 40 thương hiệu công ty giá trị nhất Việt Nam do Tạp chí Forbes bình chọn, Top 5 Doanh nghiệp niêm yết có quan hệ nhà đầu tư tốt nhất 2016 cùng nhiều thành tích đáng tự hào khác. Những giải thưởng trên một lần nữa khẳng định vị thế của Tập đoàn Hoa Sen trên con đường trở thành tập đoàn sản xuất và tiêu thụ tôn thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Ông Marcus H. Langston, Giám đốc châu Á Tạp chí Euromoney trao chứng nhận Công ty được quản lý tốt nhất châu Á cho đại diện Tập đoàn Hoa Sen. Tại đại hội lần này, ông Marcus H. Langston - Giám đốc châu Á Tạp chí Euromoney đã đại diện tạp chí trao giải “Công ty được quản lý tốt nhất châu Á” trong lĩnh vực kim loại và khai khoáng năm 2016 cho Tập đoàn Hoa Sen. Tổng biên tập Tạp chí Euromoney cho biết: “Đây là lần thứ 17 Tạp chí Euromoney công bố giải thưởng này và được xem là cuộc khảo sát chuẩn mực dựa trên quan điểm của các nhà phân tích hàng đầu trong khu vực. Tập đoàn Hoa Sen là đơn vị tiên phong trong việc đầu tư công nghệ và tối ưu hóa nhằm mang lại giá trị tốt nhất cho cổ đông, cán bộ công nhân viên và xã hội. Chính tầm nhìn đó đã đưa Hoa Sen trở thành tập đoàn hàng đầu ở Việt Nam và khu vực Châu Á”. Với việc tiếp tục đạt được giải thưởng này, những nhà phân tích đầu ngành cũng khẳng định “Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục chứng tỏ khả năng quản trị xuất sắc và vượt trội, cẩn trọng, minh bạch và chiến lược rõ ràng”. Tập đoàn Hoa Sen xác định rõ mục tiêu chính trong NĐTC 2016 - 2017 sẽ là tập trung củng cố các lợi thế cạnh tranh sẵn có nhằm tạo nền tảng phát triển ổn định thị trường nội địa, hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín, đa dạng hóa sản phẩm, chuẩn bị bệ phóng vững chắc nhằm bứt phá trong các giai đoạn phát triển tiếp theo; không ngừng nâng cao năng lực sản xuất. Hiện tại, Hoa Sen đang quyết tâm thực hiện kế hoạch NĐTC 2016 – 2017: sản lượng tiêu thụ 1.575.000 tấn/năm, doanh thu 23.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.650 tỷ đồng. Với những bước tiến vững chắc, Tập đoàn Hoa Sen đã và đang phát huy lợi thế cạnh tranh đã có, tạo vị thế vững chắc để sẵn sàng vươn lên tầm cao mới, xứng đáng với danh hiệu Công ty tăng trưởng toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Trần Lê - Trúc LyTập đoàn Hoa Sen nhận giải thưởng “Công ty được quản lý tốt nhất châu Á 2016”
TĐKT - Sáng 6/1, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ tài chính (NĐTC) 2016 - 2017. Đồng thời, đón nhận giải thưởng “Công ty được quản lý tốt nhất Châu Á 2016” do Tạp chí tài chính toàn cầu Euromoney bình chọn. Đây là lần thứ 2 Hoa Sen nhận được giải thưởng này. Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen phát biểu khai mạc Đại hội Năm 2016 là năm đánh dấu chặng đường 15 năm hình thành và phát triển của Tập đoàn Hoa Sen. Với những nỗ lực và quyết tâm cao độ của Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc và gần 8.000 nhân viên, Hoa Sen đã trở thành tập đoàn kinh doanh tôn, thép hàng đầu trong nước và khu vực, mang lại những giá trị tốt đẹp cho người tiêu dùng, cộng đồng và xã hội. Với bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, NĐTC 2015 – 2016 đã khép lại với những kết quả tăng trưởng đáng tự hào. Cụ thể, Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch và tăng trưởng mạnh mẽ so với NĐTC trước: chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ thành phẩm đạt 1.242.579 tấn, vượt 13% kế hoạch và tăng trưởng 22% so với cùng kỳ. Doanh thu đạt 17.894 tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch đề ra. Nổi bật nhất chính là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 1.504 tỷ đồng, tăng trưởng 130% so với NĐTC trước. Bằng những kết quả kinh doanh trên, Hoa Sen tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường tôn, thép trong nước, đồng thời đạt được những bước tiến dài trên thị trường quốc tế với kênh tiêu thụ phủ khắp 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, doanh thu xuất khẩu chiếm gần 40% tổng doanh thu toàn Tập đoàn. Với những thành tích đạt được, trong năm vừa qua Tập đoàn Hoa Sen đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý: Huân chương Lao động Hạng Nhì, tiếp tục được công nhận là Thương hiệu Quốc gia cả 3 dòng sản phẩm Tôn Hoa Sen, Ống kẽm Hoa Sen, Ống nhựa Hoa Sen; Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2015; Top 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất ở Việt Nam 2016 do Tạp chí Forbes bình chọn; Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2016; Top 40 thương hiệu công ty giá trị nhất Việt Nam do Tạp chí Forbes bình chọn, Top 5 Doanh nghiệp niêm yết có quan hệ nhà đầu tư tốt nhất 2016 cùng nhiều thành tích đáng tự hào khác. Những giải thưởng trên một lần nữa khẳng định vị thế của Tập đoàn Hoa Sen trên con đường trở thành tập đoàn sản xuất và tiêu thụ tôn thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Ông Marcus H. Langston, Giám đốc châu Á Tạp chí Euromoney trao chứng nhận Công ty được quản lý tốt nhất châu Á cho đại diện Tập đoàn Hoa Sen. Tại đại hội lần này, ông Marcus H. Langston - Giám đốc châu Á Tạp chí Euromoney đã đại diện tạp chí trao giải “Công ty được quản lý tốt nhất châu Á” trong lĩnh vực kim loại và khai khoáng năm 2016 cho Tập đoàn Hoa Sen. Tổng biên tập Tạp chí Euromoney cho biết: “Đây là lần thứ 17 Tạp chí Euromoney công bố giải thưởng này và được xem là cuộc khảo sát chuẩn mực dựa trên quan điểm của các nhà phân tích hàng đầu trong khu vực. Tập đoàn Hoa Sen là đơn vị tiên phong trong việc đầu tư công nghệ và tối ưu hóa nhằm mang lại giá trị tốt nhất cho cổ đông, cán bộ công nhân viên và xã hội. Chính tầm nhìn đó đã đưa Hoa Sen trở thành tập đoàn hàng đầu ở Việt Nam và khu vực Châu Á”. Với việc tiếp tục đạt được giải thưởng này, những nhà phân tích đầu ngành cũng khẳng định “Ban lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục chứng tỏ khả năng quản trị xuất sắc và vượt trội, cẩn trọng, minh bạch và chiến lược rõ ràng”. Tập đoàn Hoa Sen xác định rõ mục tiêu chính trong NĐTC 2016 - 2017 sẽ là tập trung củng cố các lợi thế cạnh tranh sẵn có nhằm tạo nền tảng phát triển ổn định thị trường nội địa, hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín, đa dạng hóa sản phẩm, chuẩn bị bệ phóng vững chắc nhằm bứt phá trong các giai đoạn phát triển tiếp theo; không ngừng nâng cao năng lực sản xuất. Hiện tại, Hoa Sen đang quyết tâm thực hiện kế hoạch NĐTC 2016 – 2017: sản lượng tiêu thụ 1.575.000 tấn/năm, doanh thu 23.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.650 tỷ đồng. Với những bước tiến vững chắc, Tập đoàn Hoa Sen đã và đang phát huy lợi thế cạnh tranh đã có, tạo vị thế vững chắc để sẵn sàng vươn lên tầm cao mới, xứng đáng với danh hiệu Công ty tăng trưởng toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Trần Lê - Trúc LyTĐKT – Sáng 6/1, Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 ngành Công thương đã diễn ra tại 63 điểm cầu trên cả nước. Tại điểm cầu Hà Nội, tới dự có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.
Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 ngành Công thương
Năm 2016 đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của ngành Công thương, trong đó có vai trò, đóng góp to lớn của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các địa phương. Năm qua, chỉ số toàn ngành công nghiệp tăng 7,5%. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, 25 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt gần 176 tỉ USD, tăng 8,6% so với năm 2015, thấp hơn mục tiêu tăng trưởng đặt ra là 10%; trong đó, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 70%. Tính chung, cả năm xuất siêu 2,68 tỉ USD. Đây được coi là nỗ lực của ngành công thương trong bối cảnh thế giới biến động bất lợi, giá nhiều mặt hàng chủ lực giảm, như dầu thô, nông – thủy sản. Cùng với đó, ngành Công thương đã bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu và hàng tiêu dùng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng cao (tăng 10,2%, so với 9,72% cùng kỳ). Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ, tạo thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng thông qua nhiều hoạt động xúc tiến thương mại. Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng được thực hiện cơ bản tốt…
Cải cách hành chính, cơ cấu lại bộ máy, hoạt động của Bộ Công thương đạt kết quả tốt theo hướng tinh giản và hiệu quả. Bộ đã bỏ nhiều quy định, thủ tục về đầu tư, kinh doanh; khai trương cổng dịch vụ công trực tuyến tích hợp toàn bộ các dịch vụ công cấp độ 3, 4 của Bộ tại một cửa duy nhất.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận trong những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước năm 2016 có sự đóng góp quan trọng của ngành Công thương. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra một số mặt tồn tại: ngành khai khoáng giảm sút mạnh (gần 6%), trong đó dầu thô giảm gần 10%. Nhiều dự án thuộc ngành công thương bị thua lỗ kéo dài. Một số dự án triển khai chậm, không bảo đảm tiến độ, nhất là một số dự án điện của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương. Một số chiến lược, quy hoạch chưa phát huy được hiệu quả, chưa tạo được động lực và hỗ trợ cần thiết để khu vực tư nhân tham gia trong phát triển công nghiệp quốc gia như chiến lược phát triển ngành cơ khí, ô tô, thép… Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, nhất là cổ phần hóa, được chú trọng một bước nhưng nói chung còn chậm, chưa hiệu quả. Công tác cán bộ thời gian qua còn nhiều bất cập, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của ngành, trong đó có việc quản lý, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo một số doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc.
Đề cập đến định hướng phát triển của ngành, Thủ tướng cho rằng, đó là phát triển nền công nghiệp Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào lợi thế không bền vững dựa vào tài nguyên tự nhiên như dầu mỏ, than đá, quặng… mà thay vào đó, phải chuyển dịch sang nền công nghiệp dựa trên nền tảng sáng tạo, lấy khoa học công nghệ làm động lực và nền tảng cạnh tranh.
Thời gian tới, ngành Công thương cần tập trung giải quyết những tồn đọng tại các dự án đang bị thua lỗ; phải bảo đảm một số cân đối lớn của nền kinh tế trong trung và dài hạn, chứ không chỉ ngắn hạn; tiếp tục hội nhập nhanh chóng, tích cực, chủ động; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng quản lý thị trường, có cơ chế phù hợp tổ chức lại thương mại biên giới, thương mại điện tử, tạo đột phá trong lĩnh vực này, quan tâm hơn nữa đến thị trường nội địa. Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu mà Quốc hội giao. Phải có hàng rào thương mại đúng pháp luật để bảo vệ thị trường trong nước. Huy động mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp tư nhân, kể cả doanh nghiệp cổ phần hóa, hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã công thương tiêu thụ để phát triển ngành Công thương Việt Nam. Bên cạnh đó phải phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Chú trọng tái cơ cấu ngành công thương mạnh mẽ hơn để “chúng ta có một số sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Đặc biệt, trong sản xuất cần quan tâm bảo vệ môi trường…
Nguyệt Hà
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 136
- 137
- 138
- 139
- 140
- sau ›
- cuối cùng »