Hà Nội: Tổng kết phong trào thi đua năm 2018 và phát động phong trào thi đua năm 2019
TĐKT - Sáng 10/12, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2018; triển khai Kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán thu chi ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp và phát động phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019 của TP Hà Nội. Tới dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà. Năm 2018, phong trào thi đua yêu nước của TP Hà Nội tiếp tục có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, đảm bảo ngày càng thiết thực, hiệu quả. Thành phố đã phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế mới, động lực mới, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, kinh tế - xã hội năm 2018 của thành phố đạt được kết quả toàn diện. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các đơn vị Kinh tế tăng trưởng khá, 20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2018 ước đạt 238.793 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán (tăng 12,5% so với cùng kỳ); số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 90 trường (kế hoạch là 80 trường); số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 30 xã (kế hoạch là 26 xã); tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch ước cả năm đạt 55,5%. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng hiện nay duy trì 100%. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội xếp ở vị trí thứ 13/63 (tăng 01 bậc so với năm trước). Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index), xếp thứ 2/63 (tăng 1 bậc so với năm trước). Hà Nội xếp thứ 3 về Chỉ số mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông và xếp thứ 1 về Chỉ số công nghiệp công nghệ thông tin. Thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt 6,5 tỷ USD, tăng 189% so năm 2017 và tăng 185% so với kế hoạch, dự kiến đứng đầu cả nước và cao nhất kể từ 30 năm thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài. An sinh xã hội được đảm bảo. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển. Thể thao thành tích cao Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước. Đặc biệt, đoàn thể thao Hà Nội tham gia Asiad 18 với thành tích 1 huy chương vàng đầu tiên về điền kinh của Vận động viên Bùi Thị Thu Thảo. Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội FC đoạt chức vô địch quốc gia trước 5 vòng đấu. Ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tiếp tục giữ vững danh hiệu lá cờ đầu về giáo dục và đào tạo toàn quốc. Quản lý đô thị được đẩy mạnh, cây xanh, điện chiếu sáng, công tác chỉnh trang đường phố được đổi mới; quản lý hè phố, vệ sinh môi trường được duy trì; tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè giảm hẳn. Quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo. Đối ngoại được mở rộng. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải ghi nhận và biểu dương những kết quả mà các đơn vị trên địa bàn toàn thành phố đã nỗ lực đạt được trong các phong trào thi đua năm 2018. Đồng thời chỉ rõ: Năm 2019, tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực dự báo có nhiều biến động khó lường, tạo nhiều thời cơ song cũng có nhiều thách thức, tác động không nhỏ đến Việt Nam nói chung và TP Hà Nội. Vì vậy, đề nghị UBND, HĐND thành phố, các sở ngành cần lưu ý bám sát những biến động này trong quá trình thực hiện kế hoạch 2019, nhằm chủ động đề ra các giải pháp biến thách thức thành cơ hội. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các đơn vị Bí thư Thành ủy đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội tiếp tục rà soát các nội dung những mặt làm được cũng như chưa được để đề ra các kế hoạch, chương trình hành động nhằm khắc phục các hạn chế, với tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy “Chủ trương 1, biện pháp 10, quyết tâm phải 20”. Đồng chí cũng lưu ý TP Hà Nội cần phát động hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, tập trung vào làm tốt cải cải cách hành chính, công tác tài chính ngân sách, quy hoạch, phát triển văn hóa - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các vướng mắc, các vấn đề dân sinh bức xúc… Các đơn vị được tặng Cờ thi đua của UBND TP Hà Nội năm 2018 Tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, công nhân viên, người lao động toàn thành phố phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2019, tạo đà vững chắc hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 – 2020. Tại hội nghị, 20 tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của TP Hà Nội năm 2018 đã được tặng Cờ thi đua Chính phủ; 64 tập thể được UBND thành phố tặng Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua năm 2018; 54 tập thể được tặng Bằng khen. Mai ThảoHà Nội thi đua ái quốc
TĐKT – Đến với tranh ghép vải từ khi mới là sinh viên đại học năm thứ 2, màu sắc và chất liệu của vải đã thu hút cô gái trẻ Nguyễn Thu Huyền (sinh năm 1988), thôi thúc cô tìm tòi, sáng tạo nên những bức tranh vải đầy màu sắc, thổi hồn cho những tác phẩm nghệ thuật ấy.
Đến nay, đã 10 năm Huyền “đắm đuối” với nghệ thuật tranh ghép vải, dù có lúc nhiều người phản đối, quay lưng lại với ý tưởng nghệ thuật của cô. Song với lòng quyết tâm đeo đuổi đam mê, Huyền đã trở thành một họa sĩ tranh vải trẻ tuổi, tài năng, có nhiều tác phẩm tranh vải có giá trị nghệ thuật cao, được nhiều người đón nhận.
Họa sĩ trẻ Nguyễn Thu Huyền
Từ ngày 5 - 17/12/2018, tại nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Thu Huyền tổ chức trưng bày hơn 20 bức tranh ghép vải mang tên “Tôi vẽ giấc mơ”. Đây là những tác phẩm nghệ thuật vô cùng sống động và độc đáo mà Huyền đã kỳ công tạo nên từ những miếng vải nhỏ bé vô tri, vô giác.
Triển lãm thể hiện giấc mơ của niềm đam mê cháy bỏng, khát khao tự nguyện đi trên con đường chông chênh độc hành vô tận của nữ họa sĩ trẻ Nguyễn Thu Huyền. Vì đam mê, đã cho cô dũng khí mang “giấc mơ” của mình ra phố kể.
Ngắm bức tranh “Phố không mùa” tại triển lãm, nhiều người thực sự bị thu hút bởi âm hưởng riêng của những con phố sôi động, đầy màu sắc của Hà Nội và hình ảnh những cô gái Hà Thành tuyệt đẹp trong tà áo dài trắng.
Cuốn hút hơn nữa là những nàng xuân trong tranh vải của Huyền hiện lên rất tươi mới và năng động trong chất liệu vải bò…
Bức tranh “Phố không mùa” của họa sĩ Thu Huyền
20 bức tranh tại triển lãm, mỗi một tác phẩm Huyền đặt vào đó những tâm sự khác nhau, được thể hiện bằng tình cảm và kỹ thuật khác nhau, nhưng đều thể hiện sự tươi mới, tình yêu và niềm tin, sự khát khao về cuộc sống hạnh phúc của người phụ nữ.
Nguyễn Thu Huyền vốn là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế Thời trang, khoa Tạo dáng Công nghiệp, Viện Đại học Mở Hà Nội năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Mỹ thuật ứng dụng, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2014, Huyền trở thành giảng viên đại học với mong muốn truyền lại cho các thế hệ sau niềm đam mê cũng như kinh nghiệm về nghề mà cô có được. Bên cạnh đó, cô cũng mở lớp dạy mỹ thuật, ươm mầm sáng tạo cho các bé thiếu nhi yêu hội họa, giúp tăng khả năng cảm thụ và trân quý những cái đẹp vật thể và tinh thần trong mỗi học viên.
Huyền cho biết, đến với nghệ thuật tranh vải là sự tình cờ, từ những mảnh vải vụn trong các bài tập thực hành ở trường thời còn sinh viên. Từ những mảnh vải vụn ấy, Huyền đã tạo thành những bức tranh nghệ thuật để tặng người thân và bạn bè. Thế rồi, cứ tự nhiên, ước mơ được theo đuổi môn nghệ thuật này lớn dần lên trong cô gái trẻ.
Nếu ban đầu quan niệm tranh ghép vải là ghép những miếng vải vụn lên các hình với màu sắc hoa văn chất liệu sao cho hợp lý thì nay Huyền đã làm khác hẳn. Cô tạo hoa văn riêng trên từng khối hình mảng màu. Cô chắp vải, đan tết, xếp nếp thành một thứ hoa văn của riêng mình. Không hề phụ thuộc vào mẫu hình có sẵn trên miếng vải. Cầu kỳ nhưng không phải thêu. Riêng biệt nhưng không phải vẽ. Nếu bút lông là phương tiện, màu là chất liệu thì với Huyền kim là bút lông; chỉ, vải là chất liệu.
Bức tranh Đóa hoa vô thường lấy lòng nhiều khách thưởng lãm chiều 5/12
Huyền cho biết, cô có thể tạo hình với bất cứ chủ đề nào. Từ đơn giản đến phức tạp. Chỉ có là mất công nhiều hay mất công rất nhiều mà thôi.
Các chủ đề phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh hoạt gia đình cô đều mạnh dạn thể hiện. Tạo hình không thiên về tả thực, cũng không quá thiên về khối, chúng mạnh ở sự hài hòa, hợp lý giàu nhịp điệu với những gam màu pastel nhẹ nhàng, tình cảm, nữ tính.
Thế mạnh của Huyền hiện nay là cô sử dụng linh hoạt các mảng màu. Chúng đẹp, lạ hơn bất cứ một loại chất liệu màu nào. Huyền là người có ý thức về tư duy tạo hình, về màu, cô miệt mài sáng tác, chăm chỉ học hỏi nên bước đầu cô đã thành công trong việc tạo một kiểu thức tạo hình mới cho tranh ghép vải… không thua kém một chất liệu nào.
“Huyền nhiệt tâm yêu nghề, say nghề, chịu khó làm việc tìm tòi và sáng tạo. Cô như con ong chăm chỉ hút nhụy tạo mật cho đời. Việc của cô hiện nay là nâng tạo hình cho những miếng vải ghép trên tranh ấy lên một tầm mới để chúng có đời sống và tiếng nói riêng biệt hơn nữa về chất. Chắc chắn khi đó những bức tranh “vải ghép vải” của cô sẽ được đón nhận yêu thích và rộng rãi.” - Nhà báo Hoàng Anh, Tổng Biên tập Tạp chí Mỹ thuật Việt Nam đã nhận xét như vậy khi nói về họa sĩ Thu Huyền.
Mong muốn của người họa sĩ trẻ Nguyễn Thu Huyền trong tương lai đó là sẽ tiếp tục phát triển nghệ thuật tranh ghép vải đến cộng đồng. “Hiện tại, có rất nhiều cá nhân đã theo tôi học tập làm tranh ghép vải, từ đó về truyền dạy lại cho những người khuyết tật như một nghề để tầng lớp lao động yếu thế nuôi sống bản thân mình” - Huyền chia sẻ.
Mai Thảo
Phát triển hệ thống thẻ vé điện tử liên thông cho giao thông công cộng Hà Nội
TĐKT - Ngày 5/12, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo lần thứ nhất Dự án hỗ trợ phát triển hệ thống thẻ vé điện tử liên thông cho giao thông công cộng tại TP Hà Nội. TP Hà Nội hiện đang triển khai nhiều dự án đường sắt đô thị và các tuyến xe buýt đô thị khác nhau. Trong mỗi dự án đều có hệ thống vé điện tử nhằm phục vụ việc khai thác, vận hành đưa vào sử dụng sau khi hoàn thành. Tuy nhiên, mỗi dự án có các công nghệ thẻ vé điện tử khác nhau. Điều này gây ra sự bất tiện, khi người dân đi mỗi tuyến, mỗi phương thức vận tải công cộng lại phải dùng một loại vé điện tử riêng. Muốn tránh điều đó, các thẻ vé phải liên thông với nhau, theo nghĩa, vé của tuyến này, phương thức này phải dùng được cho tuyến khác, phương thức khác. Với mục đích đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quy định về Quản lý và ứng dụng các công nghệ cho hệ thống thẻ vé điện tử của mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn TP Hà Nội theo Quyết định số 3978/QĐ-UBND ngày 13/8/2015. Quyết định này quy định về mặt kỹ thuật một số phần của Hệ thống vé tự động (AFC) như thông tin liên lạc dữ liệu vé điện tử và các loại thẻ mà đầu đọc/ghi hỗ trợ. Quang cảnh Hội thảo sáng 5/12 Tuy nhiên, việc tuân thủ Quyết định số 3978/QĐ-UBND chưa đảm bảo tính liên thông giữa các hệ thống AFC khác nhau do mới chỉ đề cập đến một số điều kiện cần, chưa đề cập tới các điều kiện đủ. Hơn nữa, trong các dự án riêng lẻ như dự án Đường sắt đô thị tuyến 2a và 3, thiết kế và phát triển hệ thống AFC không tham khảo quy định chung nào về nội dung, mẫu dữ liệu cũng như giao dịch do chưa có các quy định này. Vì thế, cần xây dựng các quy định chung xác định các điều kiện đủ bao gồm các chi tiết kỹ thuật của hệ thống AFC liên thông từ thấp nhất đến mức cao nhất của hệ thống thanh toán bù trừ. Để đạt được những mục tiêu trên, TP Hà Nội đã đề xuất và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định tài trợ dự án “Hỗ trợ phát triển hệ thống thẻ vé điện tử liên thông cho giao thông công cộng Hà Nội”. Theo đó, Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng “Hướng dẫn thiết kế và yêu cầu kỹ thuật” cho Hệ thống vé điện tử liên thông trong vòng 18 tháng, tính từ đầu năm 2018; xây dựng “Điều khoản tham chiếu về cơ cấu tổ chức của từng bộ phận của Trung tâm (Phòng) Quản trị vé”, trong 24 tháng, tính từ đầu năm 2018. Để đảm bảo việc chuyển giao công nghệ, TP Hà Nội đã thành lập 4 tổ công tác gồm các cán bộ kỹ thuật từ nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan. Hơn 10 chuyên gia Nhật Bản cùng chuyên gia Việt Nam và các tổ công tác này đã làm việc nhiều tháng qua. Đến nay, về cơ bản đã xây dựng Đề cương “Hướng dẫn thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật”, “Chính sách vé”, “Tiêu chuẩn vận hành” và “Điều khoản tham chiếu về cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quản trị vé”. Bản thảo Đề cương này đã được dùng làm cơ sở thảo luận với các bên liên quan, rồi sửa đổi và cập nhật để báo cáo UBND TP ngày 7/11/2018. Hội thảo được tổ chức theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội nhằm giới thiệu tổng quan Dự án và giới thiệu các định hướng nghiên cứu cơ bản. Đồng thời thu thập ý kiến đóng góp để sau đó, trên cơ sở các định hướng trên, sẽ xây dựng chi tiết “Hướng dẫn thiết kế và Yêu cầu kỹ thuật”, và Điều khoản tham chiếu về tổ chức cho “Trung tâm Quản trị vé (FMC)” cho hệ thống thẻ vé điện tử liên thông cho giao thông công cộng tại Hà Nội. Các nội dung kỹ thuật chi tiết này sẽ được đưa ra thảo luận trong kỳ hội thảo sau. Hội thảo lần này có sự tham gia của các cơ quan chức năng (Sở Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ…), các doanh nghiệp lớn (Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Viettel…) và rất nhiều chuyên gia khoa học có uy tín trong các lĩnh vực liên quan. Hưng VũNgười mẹ hiền thứ 2 của những học trò trường Nguyễn Bỉnh Khiêm
TĐKT - “Yêu thương, tôn trọng, dành nhiều thời gian để chia sẻ, đồng hành cùng các thế hệ học sinh” là cách mà cô giáo Nguyễn Bích Hạnh đã và đang áp dụng thành công trong suốt hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người ở Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội). Phương pháp dạy học “từ trái tim đến trái tim” Nhịp sống hối hả thời hội nhập kinh tế đã len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Những giá trị tinh thần truyền thống dường như cũng đang lung lay trước sự lên xuống của thị trường. Giáo dục và học sinh của chúng ta cũng phải chịu sự tác động sâu sắc vùng xoáy ấy. Nếu trước kia, dạy học sinh khó một thì nay khó gấp mười lần. Hơn 20 năm giảng dạy ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, 16 năm làm công tác chủ nhiệm, cô giáo Nguyễn Bích Hạnh cho biết: Nhiều học sinh ở đây rơi vào hoàn cảnh éo le, cần sự quan tâm đặt biệt. Những chấn thương tâm lý từ phía gia đình khiến phần đông các em chán nản, học tập chểnh mảng, không thiết tha với bài vở, bị lôi kéo chơi bời, quậy phá. Học sinh chọn cách đến trường để đối phó với gia đình; để lấp đầy thời gian vì “ở nhà chả biết làm gì”… Do đó, ở Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, việc dạy và quản lý số học sinh đặc biệt này không dễ dàng gì. Với suy nghĩ, coi học sinh như con, cô Hạnh chủ động thay đổi bản thân để làm chuyển biến trò của mình Năm 1998, sau khi tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Hà Nội, trúng tuyển trở thành giáo viên cơ hữu của Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, cô Hạnh vui mừng, mang theo bao ước mơ và hoài bão. Nhưng khi bắt tay vào công việc, cô thấm dần những mệt mỏi và căng thẳng vì đủ thứ chiêu trò, trêu trọc của học sinh. Ngày đầu bước vào lớp bất kỳ một giáo viên nào cũng phải đối mặt với lối làm quen “thăm dò” của các cô cậu học sinh. Có hôm vừa mở cửa bước vào lớp, một vỏ chai nước lavie vụt bay qua mặt cô. Rồi sau đó là những buổi học sinh ngủ trong lớp, tụ tập phì phèo thuốc lá, ngồi vẽ trong giờ học bị thầy giáo ghi sổ đầu bài thì thủ tiêu sổ luôn, gây gổ đánh nhau, uy hiếp các bạn khác… Bên cạnh những học sinh có năng lực thì trong trường cũng có nhiều trường hợp học sinh tăng động, bị tự kỷ hoặc chậm phát triển… Nhiều thầy cô không chịu được áp lực đã rời khỏi trường sau một thời gian ngắn. Trong khi đó, với cô Hạnh, vì mải mê lo tròn công việc với học sinh mà không ít lần cô cảm thấy có lỗi với mái ấm nhỏ của mình vì quên ngày sinh nhật chồng, quên cả giờ đón con, bữa cơm tối của gia đình thường xuyên trễ nải… Cô Hạnh kể: “Đã có lần chồng tôi giận và nói rằng “Em trồng cây thì phải biết bỏ quả sâu, quả hỏng. Sao em tự làm khổ mình nhiều như thế. Bố con anh chỉ ước được là học sinh của em…” Nhưng nhận được sự động viên cũng như tạo điều kiện để giáo viên tham gia học tập kinh nghiệm, tập huấn các kỹ năng của lãnh đạo nhà trường, cô nhận ra rằng “Giáo dục con người nóng vội sẽ hỏng việc, phải lấy trái tim để làm rung động trái tim; phải đặt mình vào vị trí, tâm lý của học sinh để bình tĩnh giải quyết các tình huống”. Với suy nghĩ “Ngoảnh mặt đi con dại, ngoảnh mặt lại con khôn. Học sinh cá tính gây cho mình nhiều mệt mỏi, căng thăng nhưng chúng cũng như con mình” cô Hạnh đã chủ động thay đổi bản thân để làm chuyển biến học trò. Hàng ngày cố gắng sắp xếp ổn thoả công việc nhà, cô đến trường sớm hơn. Ngày nào cũng vậy, kể cả có tiết hay không có tiết dạy, cứ 7h sáng là cô Hạnh có mặt ở trường. 30 phút đầu giờ cô cùng cả lớp truy bài, gỡ rối khi học sinh có vướng mắc, tranh thủ tâm sự, trò chuyện để hiểu tâm tư học sinh. Đến giờ ăn, cô trực tiếp chia cơm bán trú rồi ngủ cùng các con. Lúc thì đắp cho bạn này cái chăn, khâu hộ bạn kia cái áo đứt khuy; thỉnh thoảng cô mua một ít đồ cho lớp liên hoan, giao cho những bạn “hảo hán” làm “sếp” ở trong lớp hoặc nhóm. Thông cảm với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Với những học sinh tự kỷ, tăng động, cô không đưa ra quá nhiều yêu cầu cùng một lúc mà hướng dẫn con làm từng việc, từng bước, từ cái đơn giản nhất... Khi các con có chuyển biến, cô đều khen trước lớp và có phần thưởng. Cô cố “bớt lời - nới tay”, không nhắc đến các lỗi lầm cũ hoặc nhược điểm của các con để tránh rắc muối vào vết thương chưa khỏi… Cứ thế các bạn ấy tiến bộ dần, các hạt mầm ương bướng đã tách vỏ, chồi non yếu ớt hé mở. Trong mắt các con học sinh, cô Hạnh như một người bạn gần gũi, một người chị tâm đầu ý hợp, một người mẹ nhân hậu và giống cả một thần tượng. Mỗi lời cô dạy là mỗi lời góp ý chân thành nhất, như một mệnh lệnh mềm, được học sinh đón nhận một cách tự nhiên và thoải mái. …. Kết hợp phát triển tư duy, sáng tạo Từ hình thành nhân cách tốt cho mỗi học sinh, cô Hạnh tiếp tục tạo môi trường, điều kiện tốt nhất để các em phát huy toàn diện năng lực học tập của mình. Học sinh chúc mừng cô giáo Nguyễn Bích Hạnh nhân ngày 20/11 Cô Hạnh là tấm gương sáng về tinh thần tự học, nâng cao kiến thức để học sinh noi theo. Mỗi khi trống tiết lên lớp, cô thường xin phép Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho “dự giờ” môn văn của các giáo viên khác để học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, bản thân không ngừng cập nhật các thông tin từ đời sống xã hội; tìm hiểu các trào lưu thịnh hành của giới trẻ, từ những ngôn ngữ tuổi teen cho đến những tiếng lóng của lớp trẻ cô luôn quan tâm. Theo cô, đó là những thông tin cần thiết để lồng ghép vào bài học, vừa giúp các học sinh định hướng lối sống đúng đắn, vừa tạo sự hòa đồng, cởi mở hơn giữa thầy và trò. Là giáo viên giảng dạy môn ngữ văn, cô không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Cô không rập nguyên một khuôn thầy nói - trò nghe, thầy giảng - trò chép mà tăng cường tính tương tác trong các bài học thông qua các phương pháp: Thảo luận nhóm, đóng vai, nghiên cứu tình huống…. Từ đó, tự các em học sinh sẽ tìm ra mục đích muốn truyền đạt. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh cũng được cô thực hiện qua các hoạt động trong tiết học; sẵn sàng rộng tay thưởng điểm cho học sinh làm tốt… Với phương pháp dạy học tích cực đó, nhiều năm trở lại đây, chất lượng đầu ra của học sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn đạt chất lượng cao, trong đó, tỷ lệ học sinh có môn văn đạt điểm 5 trở lên đạt 97%; số điểm 7,5 – 8 cũng nở rộ như hoa. Cô Hạnh là một trong những cá nhân tiêu biểu, hàng năm đều được công nhận là giáo viên Chủ nhiệm xuất sắc, giáo viên giảng dạy giỏi và có nhiều đóng góp đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường, được tặng nhiều Giấy khen. Nhưng tâm sự với chúng tôi cô chia sẻ: Phần thưởng lớn nhất của cô chính là được chứng kiến các con học sinh của mình tốt nghiệp ra trường và trở thành những người thành đạt trong xã hội. Mai ThảoTĐKT – Trong hai ngày 29 - 30/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học (HASEF) TP Hà Nội, năm học 2018 - 2019 tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ.
Cuộc thi được tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào để giải quyết những vấn đề thực tiễn, trong cuộc sống; đồng thời góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, phát triển năng lực học sinh.
Cuộc thi HASEF quy tụ 91 đề tài, dự án nghiên cứu xuất sắc ở 16 lĩnh vực của 175 tác giả. Trong đó, có 84 đề tài tập thể, 7 đề tài cá nhân; cấp THCS có 30 đề tài, THPT có 61 đề tài đến từ 57 trường.
175 thí sinh đến từ 57 trường tham gia chung khảo cấp TP cuộc thi HASEF dành cho học sinh trung học
Báo cáo tổng kết cuộc thi, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Nội Kiều Văn Minh cho biết: Trong cuộc thi HASEF lần thứ 8, các tác giả đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu ứng dụng, sáng tạo ở 16 lĩnh vực đặc biệt ham thích và say mê. Nhiều nhất là các đề tài tập trung ở nhóm lĩnh vực về Khoa học vật lí và phần mềm, Sinh học, Hóa học, Y sinh, Khoa học xã hội…
Theo đánh giá của Ban tổ chức, rất nhiều đề tài, dự án có tính thực tiễn cao, thể hiện tinh thần sáng tạo đi đôi với trách nhiệm hướng về xã hội, con người và trách nhiệm với công dân.
Trong số 91 đề tài, dự án dự thi, Ban giám khảo đã chấm và trao thưởng cho 13 tập thể có thành tích xuất sắc, trong đó có 9 trường THPT (Chu Văn An, Hà Nội - Amsterdam, Nguyễn Huệ, Yên Hòa, Kim Liên, Đào Duy Từ, Hai Bà Trưng - Thạch Thất, Phạm Hồng Thái, Vinschool), 4 phòng GD&ĐT (Đống Đa, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Tây Hồ).
Các học sinh đạt giải cuộc thi được tặng Giấy khen
Ban giám khảo cũng chọn những đề tài xuất sắc để trao 14 giải nhất, 19 giải nhì, 25 giải ba, 31 giải khuyến khích. Hầu hết các đề tài nghiên cứu tham gia đều là những vấn đề thực tế gần gũi với cuộc sống, giải quyết các vấn đề trong học tập, giao tiếp có ý nghĩa xã hội và nhân văn rất cao. Có những đề tài rất “nóng” như: Tác động “nói xấu đám đông” trên mạng xã hội thời 4.0; Điện thoại thông minh và tương tác xã hội; Hậu quả của thao túng tâm lý học đường; Điều khiển xe lăn bằng cảm biến điện cơ cho người khuyết tật…
Một số dự án có tính khoa học sáng tạo khá cao, thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu tốt, xây dựng và thử nghiệm hiệu quả. Các dự án xác định mục tiêu kỹ thuật rõ ràng, biết suy luận và triển khai thực nghiệm. Nhiều học sinh đã thể hiện được phong cách và phương pháp nghiên cứu khoa học, tự tin trong báo cáo và trả lời chất vấn của các nhà khoa học. Khả năng trình bày và trả lời chất vấn lưu loát của học sinh đã thể hiện rất tốt các kỹ năng nghe, nói và thực hành giao tiếp - đây là điều rất cần thiết cần phát huy trong xu thế hội nhập toàn cầu và phát triển quốc tế.
Ban tổ chức đã biểu dương các đơn vị có nhiều đề tài, dự án tham gia HASEF lần thứ 8: Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam với 8 đề tài, dự án; Chuyên Nguyễn Huệ với 6 đề tài, dự án; Chu Văn An với 5 đề tài, dự án…; các phòng GD&ĐT Cầu Giấy, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Ba Đình có sự gia tăng đáng kể về số lượng và chất lượng dự án, sản phẩm của học sinh cấp THCS.
“Thành công nhất của cuộc thi không chỉ là các giải thưởng mà là một không khí lễ hội và sự say mê nghiên cứu, thực hành. Các em đã chứng minh một chân lý: Trong khoa học không có con đường nào bằng phẳng, thênh thang. Ý chí, nghị lực và sự rèn luyện là bước khởi đầu cùa những nấc thang để bước dần đến đỉnh cao của vinh quang và trí tuệ” - Trưởng phòng Giáo dục phổ thông Kiều Văn Minh nhấn mạnh.
Cuộc thi HASEF lần thứ 9, năm học 2019 – 2020 cũng được phát động, với kỳ vọng sẽ có nhiều đề tài xuất sắc, nhiều ý tưởng khoa học, kỹ thuật táo bạo có tính khả thi cao, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.
Hưng Vũ
Phát triển trường Nguyễn Bỉnh Khiêm thành trường Chất lượng cao tiêu biểu
TĐKT – Chiều 24/11, tại Hà Nội, Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và kỷ niệm 25 năm thành lập trường. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng dự và phát biểu ý kiến. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao Huân chương Lao động hạng Nhì tặng Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy Trong diễn văn kỷ niệm 25 năm thành lập, thầy giáo Đàm Tiến Nam, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy được thành lập năm 1993. Quá trình 25 năm xây dựng và phát triển của nhà trường có thể chia thành 5 giai đoạn chính. Từ năm 1993 - 1998 là giai đoạn thành lập trường, vượt qua sóng gió buổi ban đầu để tự lực vươn lên. Từ năm 1999 - 2003 là giai đoạn củng cố và xác lập vị trí trong hệ thống các trường ngoài công lập. Từ năm 2004 - 2008 là giai đoạn xây dựng trường trên đất được thành phố cấp lâu dài, đổi mới mạnh mẽ để phát triển, phấn đấu đạt và giữ vững danh hiệu trường Chuẩn Quốc gia. Từ năm 2009 - 2013 là giai đoạn nhà trường nỗ lực để vượt qua những khó khăn do kinh tế có nhiều biến động, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ để phát triển. Từ năm 2013 - 2018 là giai đoạn xây dựng trường đạt tiêu chí trường chất lượng cao, triển khai chiến lược phát triển trường Nguyễn Bỉnh Khiêm thành trường Chất lượng cao tiêu biểu nhằm giữ vững niềm tin, nâng tầm thương hiệu. Thầy giáo Đàm Tiến Nam, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, đọc diễn văn kỷ niệm 25 năm qua thầy và trò trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy đã vượt qua rất nhiều khó khăn, luôn tìm tòi, đổi mới, vận dụng sáng tạo các nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước, chính quyền, cơ quan quản lý để phát triển nhà trường từ một ngôi trường bé nhỏ với vài chục học sinh, phải đi thuê cơ sở vật chất trở thành ngôi trường lớn khang trang với gần 3000 học sinh. Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy trở thành một mô hình trường ngoài công lập có nhiều thành công trong công tác giáo dục của TP Hà Nội, luôn sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, triển khai các mô hình giáo dục hiện đại, mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục đào tạo. Đội ngũ giáo viên, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm của trường luôn tâm huyết, sáng tạo, có trách nhiệm, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục. Đặc biệt nhà trường xác định hài hoà giữa việc dạy chữ và dạy người cho học sinh và đã đưa nhiều chương trình mới bổ sung vào nội dung giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu hình thành phẩm chất, phát triển năng lực cho người học như xây dựng chương trình thể thao tự chọn, phối hợp với Học viện Âm nhạc Quốc gia đưa giáo dục âm nhạc truyền thống, nhạc cụ dân tộc vào giảng dạy tại trường, chú trọng đào tạo Tiếng Anh nổi trội, mở rộng liên kết hợp tác quốc tế. Nhà trường cũng đã tập trung nguồn lực nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi. Đặc biệt, đầu tư 2 Trung tâm Trải nghiệm sáng tạo phục vụ cho việc dạy kỹ năng sống, giá trị sống và đưa vào hoạt động từ năm 2014, hàng ngày đưa từ 150 đến 200 học sinh lên hoạt động trải nghiệm. Với những nỗ lực không ngừng, nhà trường đã được UBND TP Hà Nội công nhận là trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia, trường Chất lượng cao, được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2010) và Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2018). Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại Lễ kỷ niệm Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng chúc mừng và biểu dương những thành tích Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy đã đạt được trong 25 năm qua, đặc biệt trong 5 năm gần đây với nhiều hoạt động ý nghĩa đóng góp vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị trong thời gian tới, nhà trường cần khắc phục khó khăn, nâng cao hơn nữa kết quả học tập của học sinh, tiếp tục đổi mới để phát triển bền vững đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hình thành nhân cách công dân Thủ đô có đức, trí, thể, mỹ, thanh lịch, văn minh. Để hoàn thành nhiệm vụ này nhà trường cần tập trung làm tốt những việc: Thực hiện đổi mới công tác quản lý, tích cực áp dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chăm lo đến từng học sinh – giúp cho mỗi trò đều tiến bộ, chú trọng công tác giáo dục đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện quy tắc ứng xử cho học sinh, đặc biệt là ý thức chấp hành Luật An toàn giao thông. Chú trọng bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ nhà giáo tâm huyết, sáng tạo, đổi mới. Tiếp tục chủ động triển khai có hiệu quả việc hội nhập quốc tế về giáo dục. Đề nghị các cấp chính quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao, đồng thời hỗ trợ nhà trường tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các hoạt động đổi mới giáo dục, bảo đảm về an ninh trật tự, an toàn, môi trường giáo dục thân thiện, tất cả vì học sinh thân yêu. Phương Thanh – Mai ThảoTĐKT - Đặt chân đến Việt Nam năm 1989, đến nay, hơn 3 thập kỷ ông gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây. Nhắc đến ông, người ta không chỉ kể nhiều về một vị Đại sứ đặc biệt, luôn suy nghĩ dùng sức mạnh văn hóa, bên cạnh sức mạnh chính trị, kinh tế để thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước Nhật – Việt; mà còn bởi ông đã và đang làm cha của hơn 150 trẻ em đang sống tại Làng trẻ Birla (Hà Nội) và là người cha tinh thần của trẻ em Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu. Ông là Đại sứ đặc biệt Việt – Nhật Sugi Ryotaro.
Chiếc cầu nối cho mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp
Việt Nam và Nhật Bản đã cùng nhau đi một chặng đường dài, cùng nhau xây đắp mối quan hệ hợp tác hữu nghị, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi suốt 45 năm nay. Góp phần quan trọng trong mối quan hệ tốt đẹp đó có công sức, tâm huyết của ngài Đại sứ đặc biệt Nhật – Việt/ Việt – Nhật Sugi Ryotaro.
Đại sứ Sugi Ryotaro chia sẻ tại buổi họp báo Nhạc hội Việt - Nhật 2018
Đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên trong vai trò là ca sĩ - diễn viên biểu diễn tại Thủ đô Hà Nội vào năm 1989, ông Sugi Ryotaro được chứng kiến một đất nước Việt Nam đầy khó khăn, đang nỗ lực vươn lên sau chiến tranh. Cảnh tượng đó đã làm cho chàng ca sĩ trẻ Sugi Ryotaro liên tưởng đến người dân quê hương Nhật Bản nhiều năm về trước cũng lăn lộn vươn lên từ tro tàn chiến tranh.
Với ngài Đại sứ Sugi Ryotaro, câu nói của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Chính phủ Việt Nam (và sau này là Tổng Bí thư) Đỗ Mười rằng “Nền chính trị và kinh tế của Việt Nam đang ở trong tình trạng đình trệ do ảnh hưởng của một cuộc chiến tranh dài. Đất nước Việt Nam chúng tôi muốn nắm bắt tất cả các cơ hội dù là nhỏ nhất để có thể trở thành một đất nước như Nhật Bản” và những cảm xúc lần đầu đến Việt Nam đã trở thành cảm hứng chính, thôi thúc ông trở thành chiếc cầu nối, thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam.
Đại sứ Sugi Ryotaro và vợ, nghệ sĩ Godai Natsuko tại Đại Nhạc hội Việt -Nhật
Ông suy nghĩ: “để xây dựng quan hệ hữu nghị, bên cạnh chính trị và kinh tế không thể thiếu sự thấu hiểu về văn hóa. Sự thấu hiểu, tôn trọng và giao lưu lẫn nhau là điều quan trọng, do đó sức mạnh của văn hóa phải được coi trọng”.
Với tâm niệm ấy, năm 1991, Đại sứ Sugi đã khởi xướng thành lập Hội Giao lưu văn hóa Nhật - Việt. Với tư cách là một nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng, ông đã tích cực cùng Hội tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, góp phần tăng thêm tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước như kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước với sự tham gia của 500 nghệ sĩ Nhật Bản, lễ hội Hoa Anh Đào; hòa nhạc vì hòa bình, tổ chức các chương trình giao lưu cho các đoàn nghệ thuật hai nước.
Đại sứ Sugi Ryotaro còn chú trọng đến việc kết nối người dân Việt Nam – Nhật Bản cũng như mở ra con đường phát triển cho thế hệ trẻ Việt Nam thông qua thúc đẩy việc dạy và học tiếng Nhật. Năm 1995, ông đã tham gia thành lập Trung tâm Nhật ngữ Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội).
Trong hơn 20 năm qua, từ xuất phát điểm chỉ với 2 giáo viên Nhật và 20 học viên, hiện tại Trung tâm đã có hơn 1.600 học viên, trở thành một địa chỉ tin cậy về giảng dạy ngôn ngữ và truyền bá văn hóa Nhật Bản. Nhiều học viên sau khi tốt nghiệp ở trung tâm đã hoàn thành các kỳ thi tiếng Nhật với kết quả cao, đủ điều kiện làm việc ở các cơ sở kinh tế của Nhật ở Việt Nam, đi tu nghiệp ở Nhật Bản hoặc tìm được công việc lý tưởng có liên quan đến ngôn ngữ Nhật Bản.
Bên cạnh đó, vị Đại sứ hữu nghị cũng đặc biệt quan tâm đến các dự án viện trợ nhân đạo như kết nối hãng thuốc Shionogi với 14 bệnh viện các tỉnh nghèo để viện trợ không hoàn lại gần một triệu đô tiền thuốc chữa bệnh; vận động quyên góp hàng chục xe cứu thương, xe cứu hỏa cho Việt Nam.
Đến nay, hơn 3 thập kỷ gắn bó với Việt Nam, ông bảo: “Tôi cảm thấy, một nửa trong tôi đã là người Việt”.
Người cha của hơn 150 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Đến Việt Nam hơn 30 năm nay, bên cạnh được biết đến là vị Đại sứ đặc biệt, là nghệ sĩ nổi tiếng với công chúng, ngài Ryotaro còn làm “cha”, thường xuyên hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho hơn 150 cô bé, cậu bé của Làng trẻ em Birla Hà Nội.
Đại sứ Sugi Ryotaro và 4 người con nuôi đầu tiên tại làng trẻ em Birla
Ngài Ryotaro cho biết: Ngay từ lần đầu đến với các em nhỏ ở Làng trẻ em Birla Hà Nội, tôi đã nhận thấy các con trong làng không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu thốn về tình cảm vì không có bố, có mẹ. Vì vậy, tôi nhận làm “cha” của các em với muốn bù đắp lại phần nào đó cho các con, mong chúng có được chút tình cảm ấm áp từ người cha.
Bên cạnh đó, người nghệ sĩ Nhật Bản Ryotaro còn dùng tiền cá nhân của mình để giúp đỡ mua sắm cơ sở vật chất, trang trải chi phí học tập và sinh hoạt cho các con. Ước tính, tổng số tiền cá nhân ông đã dành cho các hoạt động hữu nghị, thiện nguyện vì Việt Nam là trên 2 tỷ yên.
Ông bảo: Làm cha của một đứa trẻ đã khó, nhưng làm cha của hàng trăm của đứa trẻ trong một thời gian dài là cả một chặng đường đầy khó khăn, thách thức đối với ông. Ngay cả vợ ông, nghệ sĩ Godai Natsuko đã vô cùng ngạc nhiên khi vừa cưới, ông chọn Việt Nam hưởng tuần trăng mật và tự hào giới thiệu ông là người bố nước ngoài có đông con nhất Việt Nam.
Dẫu vậy, khi nhắc về những đứa con của mình, ánh mắt ông vẫn ánh lên niềm hạnh phúc và tự hào: “Có người con bị bệnh tim, sau nhiều nỗ lực đưa đi chữa trị tại Nhật Bản đã trở nên khỏe mạnh. Nhưng có người con không vượt qua định mệnh đã rời xa tôi, vì bệnh tật. Nhiều con của tôi học giỏi, đã trưởng thành, có công việc ổn định và lập gia đình... Tôi luôn thấy hạnh phúc vì được đồng hành và giúp đỡ các con của tôi”.
Với những nỗ lực đó, Đại sứ Sugi Ryotaro đã nhận được Huy chương Hữu nghị (1992), Huân chương Hữu nghị (1997, 2018); Huân chương Shinju (của Nhật Bản, vì có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể thao năm 2009), Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội (2014).
Tuy nhiên, Đại sứ Ryotaro Sugi cho rằng, ông cảm thấy những việc làm của mình còn rất nhỏ nhoi và đến nay, ông vẫn luôn trăn trở làm sao để giúp được Việt Nam nhiều hơn.
Thục Anh
Huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
TĐKT - Ngày 24/11, huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập huyện (1/4/1888 - 1/4/2018), 80 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ huyện (26/11/1938 - 26/11/2018) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tới dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị: Vũ Oanh, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông; Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội. Chương Mỹ là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước. Huyện chính thức được thành lập tháng 4/1888. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, năm 1930, nhân dân Chương Mỹ một lòng đi theo sự nghiệp cách mạng của Đảng. Năm 1938, những quần chúng tích cực nhất ở Yên Trường đã được kết nạp vào Đảng và thành lập Chi bộ Đảng Yên Trường. Đây là Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Chương Mỹ được thành lập, đánh dấu sự trưởng thành về chất của phong trào cách mạng huyện. Trải qua 130 hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Chương Mỹ cùng với cả nước đã đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, người dân Chương Mỹ đã không quản ngại hy sinh gian khổ, tích cực đào hầm nuôi giấu cán bộ, xây dựng hàng chục làng kháng chiến. Trong kháng chiến chống Mỹ, Chương Mỹ là một trong những địa phương đóng góp nhiều sức người, sức của cho cuộc chiến… Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Chương Mỹ và Huân chương Lao động hạng Ba cho 2 cá nhân Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII về "Việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan", Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Chương Mỹ đã đoàn kết vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được kết quả khá toàn diện. Về kinh tế, huyện Chương Mỹ luôn duy trì tốc độ tăng trưởng 11,9%/năm; thu nhập bình quân đạt 48 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 4,8 lần so với năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ mức 16,3% (năm 2008) xuống còn 2,6% (năm 2018)... Về văn hóa, toàn huyện hiện có hơn 60% số làng được công nhận "Làng văn hóa"; hơn 63% số trường công lập đạt chuẩn quốc gia. 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững... Ghi nhận những đóng góp của huyện Chương Mỹ, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nhân dịp này, thay mặt Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Chương Mỹ; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho đồng chí Lê Trọng Khuê, nguyên Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội; Đinh Mạnh Hùng Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi lễ Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải ghi nhận, biểu dương, chúc mừng những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Chương Mỹ đã đạt được trong thời gian qua. Để xây dựng Chương Mỹ trở thành một trong những huyện phát triển năng động của Thủ đô, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Chương Mỹ tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; có giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Cùng với đó, tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp theo hướng linh hoạt, sáng tạo, cụ thể, quyết liệt; đẩy mạnh cải cách hành chính. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý quy hoạch, xây dựng thu hút đầu tư, tạo việc làm cho người lao động...; quan tâm chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, bảo vệ chính trị, giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn xã hội, xây dựng huyện thành khu phòng thủ vững chắc. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Chương Mỹ tăng cường công tác chỉ đạo giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, khiếu nại, tố cáo; phát huy vai trò hòa giải từ cơ sở, giảm thiểu những vụ việc phát sinh phức tạp kéo dài, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự… Mai ThảoTĐKT - Chiều 20/11, Trường THPT Đa Phúc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, kỷ niệm 55 năm thành lập trường và 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự.
Trường THPT Đa Phúc tiền thân là trường cấp 3 Nguyễn Đình Chiểu được thành lập năm 1963. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đa Phúc là một trong những điểm đánh phá ác liệt của địch. Từ năm 1965 đến năm 1973, trường đã ba lần phải đi sơ tán. Đối mặt với vô vàn khó khăn, nguy hiểm nhưng với sự giúp đỡ, đùm bọc, chở che của nhân dân địa phương, thầy và trò nhà trường vẫn “dạy tốt, học tốt”.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho đại diện Trường THPT Đa Phúc
Năm 1977, thực hiện quyết định của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính, 2 huyện Đa Phúc và Kim Anh được hợp nhất thành huyện Sóc Sơn. Năm 1979, huyện Sóc Sơn được chuyển giao về Hà Nội. Sự kiện mở ra trang sử mới cho huyện nhà, là tiền đề cho Trường cấp 3 Đa Phúc phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng dạy - học.
Được sự quan tâm sâu sắc của UBND TP Hà Nội, hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường liên tục được đầu tư đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công tác giảng dạy, học tập. Năm học 2011 - 2012, trường được thành phố công nhận là trường chuẩn quốc gia.
Ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các thế hệ thầy trò, năm 2013, Chủ tịch nước đã ký quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho trường THPT Đa Phúc đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường.
Sau mốc son 50 năm ngày ấy, thầy và trò trường THPT Đa Phúc tiếp tục viết nên những trang sử truyền thống mới. 5 năm qua, nhà trường liên tục được công nhận là tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố, được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc và 2 Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Đặc biệt, năm 2018, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho trường THPT Đa Phúc. Đây là phần thưởng vô cùng cao quý cho sự phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ thầy trò nhà trường trong suốt 55 năm qua.
Thay mặt những học sinh miền Nam vượt Trường Sơn ra Bắc học tập, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Đảng, Nhà nước, Bác Hồ kính yêu và nhân dân các địa phương miền Bắc, đã cưu mang để cá nhân Thủ tướng và những học sinh miền Nam được sống và học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Trong điều kiện vô cùng khó khăn, nhưng các thầy cô, bạn bè và nhân dân miền Bắc đã nhường cơm, sẻ áo để các học sinh miền Nam được đến trường hàng ngày.
Nhấn mạnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, tri thức và sáng tạo là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh, xây dựng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, xác định là quốc sách hàng đầu để đưa quốc gia trở lên hùng cường, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước.
Trên tinh thần đổi mới giáo dục, Thủ tướng Chính phủ mong muốn hệ thống giáo dục nói chung ra sức phấn đấu, khắc phục khó khăn, thi đua “dạy tốt, học tốt”. Trong sự nghiệp trồng người, cần coi học sinh là trung tâm trong quá trình giáo dục. Không ngừng đổi mới phương thức dạy và học. Tập trung phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, hướng tới phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ cho học sinh.
Thủ tướng cũng mong muốn các thầy cô giáo tích cực phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục phấn đấu, nêu cao tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu. Các em học sinh cả nước tích cực học tập rèn luyện, xây dựng cho mình lý tưởng sống cao đẹp, có ước mơ hoài bão, biết cống hiến cho xã hội, sống có trách nhiệm vì cộng đồng, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước trong tương lai.
Thục Anh
TĐKT – Sáng 17/11, tại Hà Nội, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm truyền thống (1898 – 2018) và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Nhà giáo nhân dân, PGS.TS Trần Đức Quý – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát biểu tại Lễ kỷ niệm
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam đào tạo theo định hướng công nghệ ứng dụng với truyền thống lịch sử 120 năm xây dựng và phát triển.
Trong hành trình 120 năm, nhà trường đã cung cấp hàng vạn cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, cử nhân cho đất nước, trong số đó nhiều cựu sinh viên của trường đã trở thành lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, đã đi vào lịch sử, làm rạng danh quốc gia, dân tộc như các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Hồng Thái, Lương Khánh Thiện…
Nhiều cựu sinh viên đã học tập, phấn đấu trở thành Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch tỉnh, thành phố, các tướng lĩnh trong Công an và Quân đội; nhiều cựu sinh viên trở thành nhà quản trị, doanh nhân thành đạt, nhiều người trở thành nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động…
Hiện nay nhà trường có 3 cơ sở đào tạo với tổng diện tích 50 ha, gần 1.500 cán bộ, giảng viên, trong đó có trên 200 giảng viên có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. Quy mô của trường trên 30.000 học viên, sinh viên, đào tạo nhiều cấp trình độ gồm 4 ngành tiến sĩ, 9 ngành thạc sĩ, 33 ngành đại học, 15 ngành cao đẳng; đào tạo liên thông, đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo các chương trình ngắn hạn, chương trình hợp tác quốc tế.
Mỗi năm nhà trường cung cấp cho thị trường lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài trên 10.000 kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên có kiến thức, kỹ năng và tay nghề cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Với những đóng góp trong 120 năm, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành trung ương và địa phương.
Để tiếp tục phát triển nhiệm vụ dạy và học lên một tầm cao mới, Nhà giáo nhân dân, PGS.TS Trần Đức Quý, Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: “Trường sẽ đổi mới quản trị đại học theo mô hình đại học điện tử, hướng tới quản trị đại học thông minh; thực hiện tự chủ đi đôi với trách nhiệm xã hội, coi người học là trung tâm của mọi hoạt động”.
Theo đó, nhà trường sẽ nâng cao năng lực của cả người dạy và người học bằng cách áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng của khu vực và quốc tế, tiếp thu chọn lọc những mô hình và kinh nghiệm thành công của các trường đại học tiên tiến trên thế giới giữ ổn định quy mô đào tạo; phát huy thế mạnh cốt lõi trong đào tạo chất lượng cao, đào tạo trình độ cao và nghiên cứu mũi nhọn, ưu tiên một số lĩnh vực, ngành nghề có vai trò then chốt đối với nền kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp 4.0.
Đồng thời, phát triển chương trình đào tạo theo ngành rộng với định hướng đào tạo ứng dụng, trang bị kiến thức nền tảng vững chắc đồng thời chú trọng phát triển năng lực thực hành nghề nghiệp và khả năng thích ứng trong môi trường quốc tế. Gắn kết nghiên cứu với đào tạo, sáng tạo và khởi nghiệp, thúc đẩy chuyển giao công nghệ ứng dụng; đào tạo gắn với doanh nghiệp, đào tạo gắn với thực tập sản xuất.
Phương Thanh
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- …
- sau ›
- cuối cùng »