TĐKT - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Thanh tra Bộ Y tế long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam, 55 năm ngày thành lập Ban Thanh tra thuộc Bộ Y tế.
Dự Lễ kỷ niệm có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Ngày 8/9/1964, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 138/CP thành lập Ban Thanh tra thuộc Bộ Y tế để giúp Bộ trưởng Bộ Y tế làm công tác thanh tra trong các đơn vị trực thuộc Bộ, các cơ quan y tế địa phương về các nội dung thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Năm 1991, sau khi có Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành, ngày 5/12/1991, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1087/BYT-QĐ thành lập tổ chức Thanh tra Nhà nước về y tế cấp trung ương gọi tắt là Thanh tra Bộ Y tế. Tại các địa phương, UBND các tỉnh, thành phố cũng lập tổ chức Thanh tra Nhà nước về y tế, gọi tắt là Thanh tra Sở Y tế. Từ đó, hệ thống thanh tra y tế được hình thành trong cả nước với tên gọi “Thanh tra Nhà nước về y tế”, gọi tắt là Thanh tra Y tế.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể Thanh tra Bộ Y tế.
Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Sở Y tế, sự chỉ đạo sát sao về công tác tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ, hệ thống thanh tra y tế không ngừng được tăng cường. Đặc biệt, năm 2010, sau khi Quốc hội thông qua Luật Thanh tra sửa đổi, chức năng thanh tra được giao thêm cho các cục, tổng cục thuộc Bộ và một số chi cục thuộc Sở.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, hàng năm, Thanh tra Y tế cả nước đã tổ chức các đợt thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất với việc thực hiện các quy định của pháp luật về y tế, gồm: Y tế dự phòng, an toàn thực phẩm, khám, chữa bệnh, dược công lập, hành nghề y ngoài công lập với phương châm dự phòng là chính kết hợp với thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm, từng bước đưa các hoạt động trong lĩnh vực y tế thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, từ năm 1991 đến năm 2019, ngành y tế cả nước đã tiếp nhận và giải quyết hàng chục nghìn lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị. Các đơn thuộc thẩm quyền đều được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, mang lại lòng tin cho nhân dân. Đồng thời, hàng năm, Thanh tra Y tế cả nước đã tiếp và tham mưu cho lãnh đạo ngành y tế tiếp hàng nghìn lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị các vấn đề liên quan đến công tác quản lý của ngành.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba cho 4 cá nhân thuộc Thanh tra Bộ Y tế
Bên cạnh đó, những năm qua, Thanh tra Bộ Y tế tham mưu cho lãnh đạo Bộ xây dựng kế hoạch hành động hàng năm về phòng, chống tham nhũng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Qua đó, góp phần hạn chế và kịp thời phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng có hiệu quả.
Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Y tế, sau 55 xây dựng và phát triển, với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể lãnh đạo, công thức Thanh tra Y tế trong toàn ngành y tế nói chung, Thanh tra Bộ Y tế nói riêng đã đạt được nhiều thành tích, luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, được các cấp lãnh đạo ghi nhận, khen thưởng.
Với những kết quả đã đạt được, tại Lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Thanh tra Bộ Y tế.
Cũng tại buổi lễ, 4 cá nhân đương chức, tiền nhiệm của Thanh tra Bộ Y tế đã vinh dự được trao Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; nhiều tập thể, cá nhân thuộc Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế các tỉnh, thành phố và công chức thanh tra chuyên ngành thuộc các cục, tổng cục được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế và Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tin rằng với sự chỉ đạo đầu mối của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, hệ thống thanh tra y tế của ngành ngày càng lớn mạnh, phát triển. “Thanh tra Bộ Y tế cũng như hệ thống thanh tra y tế cả nước đóng vai trò như những người gác cổng trung thành, nghiêm khắc, công minh nhất cho hệ thống y tế Việt Nam ngày càng phát triển để chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tốt hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
Thay mặt toàn thể lãnh đạo, công chức Thanh tra Bộ Y tế và toàn thể những người làm công tác thanh tra y tế trong cả nước, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Văn Nhiên khẳng định: “Chúng tôi xin hứa sẽ tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết, phát huy dân chủ ở từng đơn vị, làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra y tế vừa hồng, vừa chuyên, phấn đấu xây dựng hệ thống thanh tra y tế ngày càng vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt theo lời Hồ Chủ tịch “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới, tai mắt có sáng suốt thì mới tinh tường”, góp phần vào sự nghiệp xây dựng ngành y tế vững mạnh toàn diện, giúp làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”.
Mai Thảo
Điển hình tiên tiến
TĐKT - Tối 16/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức Lễ tuyên dương Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” 2019.
Tới dự, có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam Lê Quốc Phong; đại diện Ủy ban Dân tộc cùng 63 thầy cô giáo được tuyên dương.
Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội LHTN Việt Nam, nhằm khơi dậy tinh thần xung kích, tình nguyện, sẵn sàng cống hiến trong thanh niên; ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy giáo, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ, đặc biệt là đóng góp của đội ngũ giáo viên đang công tác tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: quochoi.vn)
Trong vòng 5 năm, Ban tổ chức Chương trình đã tuyên dương gần 300 giáo viên có những thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy. Đặc biệt hơn nữa, các giáo viên đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện công tác khắc nghiệt, môi trường làm việc thiếu thốn.
Năm 2015, Chương trình đã tuyên dương 64 giáo viên “cắm bản” tiêu biểu, xuất sắc đang công tác ở các trường học điểm lẻ thuộc 64 huyện nghèo.
Năm 2016, Chương trình đã chọn và tuyên dương 42 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc đang công tác tại các trường thuộc huyện đảo và các đơn vị hành chính cấp huyện có xã đảo, có thời gian công tác trên đảo từ 3 năm trở lên và có nhiều đóng góp trong việc giáo dục học sinh, tạo được những chuyển biến nổi bật về chất lượng và hiệu quả giáo dục; có tinh thần bền bỉ vượt khó, tận tâm với sự nghiệp giáo dục, được học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội yêu mến và ghi nhận.
Năm 2017, Chương trình đã tuyên dương 60 gương là cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tham gia hoặc đã từng tham gia công tác dạy học, xóa mù chữ cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo của Tổ quốc hoặc có nhiều đóng góp trong việc vận động nguồn lực giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp bước tới trường.
Năm 2018, 48 gương giáo viên được tuyên dương là những nhà giáo đang dạy học sinh khuyết tật trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Năm nay 2019, Trung ương Hội LHTN Việt Nam tiếp tục phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”, đối tượng tuyên dương là những thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy cho các học sinh là người dân tộc thiểu số tại các lớp học thuộc các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Những thầy cô giáo được tuyên dương tại buổi lễ (Ảnh: quochoi.vn)
Sau 2 tháng kể từ khi phát động chương trình (25/7 - 25/9/2019), Ban Tổ chức đã nhận được 63 gương thầy cô giáo từ các tỉnh, thành phố; người trẻ tuổi nhất là cô Mùa Thị A, sinh năm 1993, công tác tại Trường Mầm non Hoa Đào xã Háng Đồng, Bắc Yên, Sơn La và người nhiều tuổi nhất là cô Nguyễn Thị Mai Hương, sinh năm 1965, công tác tại trường Trường THCS Nguyễn Huệ, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, cô Nguyễn Thị Mai Hương cũng là người có thời gian tham gia dạy lâu năm nhất (32 năm 2 tháng). Có 23 giáo viên là người dân tộc thiểu số.
Phát biểu tại Lễ tuyên dương, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: "Đồng bào, đồng chí, cô bác và học sinh các tỉnh miền núi luôn khắc ghi sâu đậm và chia sẻ cùng các thầy giáo, cô giáo đã vượt qua những ngày rét buốt, đường sá gập ghềnh trên đỉnh núi cao như đi trên mây, qua những bữa no, bữa đói, chăn, áo không đủ ấm mà vẫn bám trụ nơi bản làng vùng cao, xa xôi hẻo lánh, để vận động các em đến trường, dạy dỗ các em nên người, mà đồng bào và các bậc phụ huynh đã gọi các thầy, cô là những người gieo chữ trên mây, cõng chữ lên núi, lên non. Những câu nói ấy đã thể hiện sự cảm phục, quý mến, tôn vinh các thầy cô giáo vùng cao, các thầy cô giáo đã gắn bó trong lòng đồng bào".
Mỗi thầy giáo, cô giáo dạy học sinh dân tộc thiểu số được tuyên dương năm nay được nhận 1 sổ tiết kiệm 10 triệu đồng; Bằng khen của Trung ương Hội LHTN Việt Nam, biểu trưng của chương trình và các hình thức khen thưởng khác của Ủy ban Dân tộc và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cũng trong dịp này, nhằm đánh dấu chặng đường năm thứ 5 chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” (2015 - 2019), Ban tổ chức đã triển khai Cuộc thi sáng tác ca khúc với chủ đề “Chia sẻ cùng thầy cô” để tri ân những đóng góp của các thầy giáo cô giáo trong toàn xã hội. Kết quả, Hội đồng Giám khảo đã lựa chọn được 1 giải B là ca khúc “Lớp học giữa mây trời” của tác giả Hoàng Thành và 2 giải C là ca khúc “Người lái đò” của tác giả Đậu Hoài Thanh và ca khúc “Gập ghềnh con chữ lên non” của tác giả An Hiếu (không có tác phẩm đoạt giải A).
Mai Thảo
Trường Đại học Thủy lợi đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (lần thứ 2)
TĐKT - Ngày 16/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1959 - 2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (lần thứ 2). Tới dự, có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành từ trung ương đến địa phương và hàng nghìn sinh viên, cựu sinh viên Trường Đại học Thủy lợi. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao Huân chương Lao động hạng Nhất (lần thứ hai) của Chủ tịch nước tặng Trường Đại học Thủy lợi Trường Đại học Thủy lợi thành lập năm 1959, tiền thân là Học viện Thủy lợi – Điện lực. Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Thủy lợi ngày càng khẳng định là một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế và quản lý. Hiện trường đang đào tạo đa ngành với 27 ngành trình độ đại học, trong đó có 2 ngành thuộc chương trình tiến tiến là kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật tài nguyên nước đã được cấp chứng chỉ kiểm định chất lượng bởi hiệp hội các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA). Ở trình độ thạc sĩ, trường đang đào tạo 21 chuyên ngành và trình độ tiến sĩ với 11 chuyên ngành. Với nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng toàn diện, Trường Đại học Thủy lợi cũng là trường đầu tiên trong cả nước tiến hành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo thông tư 12/2017/TT-BGDĐT đạt kết quả cao với 95.5% số tiêu chí đạt yêu cầu trong số 111 tiêu chí liên quan. Suốt chặng đường 60 năm hình thành và phát triển, với những tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ giảng viên, cán bộ, viên chức trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, Trường Đại học Thủy lợi đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và các bộ, ban ngành. Đó là nguồn cổ vũ, động viên tập thể sư phạm nhà trường tiếp tục cố gắng, hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược đã đề ra. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những cố gắng và thành tựu to lớn, nổi bật của nhà trường trong thời gian qua. Trong bối cảnh mới hiện nay, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Trường Đại học Thủy lợi tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được để hướng tới mục tiêu trở thành một đại học ứng dụng tiên tiến, đào tạo đa cấp, đa ngành chất lượng cao theo hướng mở, hướng tới người học và đáp ứng nhu cầu xã hội. Tiếp tục quan tâm đến chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu; không ngừng chuẩn hóa, đổi mới về quản trị đại học, kết hợp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu để nhà trường sớm phát triển trở thành một đại học hàng đầu trong khu vực về lĩnh vực thủy lợi, thủy điện, tài nguyên nước - môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Nhà trường cần đặc biệt quan tâm lớp cán bộ giảng viên trẻ, có lập trường chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, khả năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin, có kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống mẫu mực để làm gương cho học viên, sinh viên noi theo. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất (lần thứ hai) của Chủ tịch nước tặng Trường Đại học Thủy lợi. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho GS.TS. Nhà giáo Ưu tú Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng nhà trường và các thầy, cô giáo Trường Đại học Thủy lợi. Nguyệt HàGần 150 cá nhân và tập thể đạt Giải thưởng KOVA lần thứ 17 - năm 2019
TĐKT - Sau 5 tháng phát động và xét chọn, Lễ trao Giải thưởng KOVA lần thứ 17 đã diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh, ngày 16/11. Tới dự, có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng KOVA; gần 150 cá nhân và tập thể đạt Giải đến từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Nguyên Phó Chủ tịch nước, PGS. TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng KOVA trao giải Kiến tạo cho tập thể Khoa Niệu A, Bệnh viện Bình Dân TP Hồ Chí Minh Giải thưởng KOVA hạng mục Kiến tạo năm nay được trao cho tập thể Khoa Niệu A, Bệnh viện Bình Dân TP Hồ Chí Minh với nghiên cứu “Phẫu thuật nội soi cắt một phần thận trong điều trị bướu thận nhỏ”. Nhóm tác giả đã tiên phong nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi và cắt một phần thận trong điều trị bướu thận nhỏ, mang đến phương pháp điều trị an toàn về ung thư học, ít xâm hại và bảo tồn tối đa nhu mô thận còn lại. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi chuyên môn cao và chịu áp lực nhiều hơn trước áp lực thiếu máu nóng của thận trong quá trình phẫu thuật. Kỹ thuật đã được giới thiệu và chuyển giao đào tạo cho nhiều ekip phẫu thuật trong và ngoài nước. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và PGS. TS Nguyễn Thị Hòe, người sáng lập Giải thưởng KOVA trao giải cho các tấm gương Sống đẹp Giải thưởng KOVA ở hạng mục Sống đẹp được trao cho 5 việc làm nhân ái. Đó là bà Nguyễn Ngọc Điểu (Cơ sở phục hồi chức năng bại não Ngọc Điểu, tỉnh Vĩnh Long) đã sáng lập cơ sở phục hồi chức năng và hỗ trợ điều trị miễn phí cho trẻ bại não có hoàn cảnh khó khăn trong nhiều năm qua. Ở tuổi 80, không lập gia đình, bà đã cùng với các cộng sự tập luyện cho hàng nghìn em đến từ các tỉnh thành trong cả nước. Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Chi hội trưởng Chi hội Luật sư – Hội Bảo vệ Quyền em TP Hồ Chí Minh) trong nhiều năm qua đã nỗ lực tuyên truyền pháp luật và bảo vệ quyền lợi cho nhiều trẻ em và phụ nữ yếu thế, bị xâm hại hay bạo hành. Bà Nguyễn Thị Xuân (Bệnh viện Da liễu tỉnh Bắc Ninh) hơn 30 năm qua đã chăm sóc và giúp đỡ về cả vật chất và đời sống tinh thần cho các bệnh nhân phong. Dù đến tuổi nghỉ hưu, bà vẫn xin được ở lại bệnh viện để tiếp tục công việc này. Chị Vì Thị Thuận (dân tộc Thái, Cơ sở Bảo trợ xã hội Thuận Hòa, tỉnh Hòa Bình) với cơ sở dệt may thổ cẩm, đã dạy nghề và tạo việc làm ổn định cho các chị em phụ nữ tại địa phương; trong có các chị em khuyết tật. Vượt lên hoàn cảnh bệnh tật do bị nhiễm chất độc màu da cam, chị Lê Thị Lan Anh (TP Hà Nội) đã nỗ lực tự học để trở thành cô giáo dạy tiếng Anh tại nhà cho các em nhỏ, không chỉ dạy kiến thức mà còn truyền cảm hứng cho các em về nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. 140 sinh viên đến từ 56 trường đại học trên cả nước được nhận giải thưởng và học bổng KOVA Giải thưởng KOVA hạng mục Triển vọng (10 triệu đồng/sinh viên) trao tặng cho 8 sinh viên được tuyển chọn từ các trường đại học công lập trên cả nước; đa số là những sinh viên có học lực xuất sắc và là chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu khoa học có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, Ban tổ chức cũng cân nhắc trao cơ hội cho các em học lực khá, giỏi dựa trên niềm đam mê và sự vượt khó của các em trong nghiên cứu khoa học. Giải thưởng KOVA – Học bổng Nghị lực (10 triệu đồng/sinh viên) được trao cho 132 sinh viên từ 56 trường đại học công lập. Dù có hoàn cảnh khó khăn nhưng đa số các em vẫn nỗ lực đạt học lực khá, giỏi nhiều năm liền. Trong đó, có nhiều sinh viên duy trì được thành tích học tập và được KOVA cấp học bổng nhiều năm liền. Ngoài ra, với những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt cần thêm sự hỗ trợ, Học bổng KOVA cũng xem xét tăng giá trị học bổng lên 20 – 30 triệu đồng cho từng trường hợp cụ thể. Toàn bộ nguồn kinh phí được hỗ trợ từ Sơn KOVA. Ngoài ra, người đạt giải khi đến TP Hồ Chí Minh nhận giải còn được hỗ trợ các chi phí đi lại, ăn ở và tham gia các hoạt động ý nghĩa bên lề sự kiện. Giải thưởng KOVA ra đời từ năm 2002, từ ý tưởng của PGS. TS. Nguyễn Thị Hoè – Chủ tịch Tập đoàn Sơn KOVA, xuất phát từ việc bà từng trải qua những khó khăn thời sinh viên và những ngày đầu khởi nghiệp từ khoa học. Giải thưởng được phát động với mục đích đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng, thông qua việc: Khuyến khích nghiên cứu khoa học ứng dụng; lan tỏa những hành động nhân văn và ươm mầm, hỗ trợ cho các em sinh viên trên cả nước. Ý tưởng và tâm huyết của PGS.TS Nguyễn Thị Hòe về Giải thưởng KOVA đã nhận được sự ủng hộ của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và vinh dự được bà giữ vị trí Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng từ những ngày đầu thành lập. Từ năm 2012 đến nay, vị trí này tiếp tục vinh dự được nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đảm nhiệm. Hội đồng xét tặng Giải thưởng KOVA hàng năm còn có sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan Nhà nước. Đặc biệt, ngoài việc hỗ trợ về vật chất, KOVA còn thiết kế chuỗi các hoạt động đa dạng kéo dài 2 ngày trước lễ dành cho sinh viên với chủ đề Journey to Self-Leadership (Hành trình làm chủ và thấu hiểu bản thân), bao gồm các hoạt động giao lưu, tranh biện, truyền cảm hứng bởi các diễn giả uy tín, rèn luyện các kỹ năng mềm… nhằm giúp các em sinh viên có thêm sự tự tin và chủ động, được tiếp theo động lực để tiếp tục tiến về phía trước. Phương ThanhBệnh viện Phụ sản Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
TĐKT - Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (1979 - 2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Đến dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ của trung ương và địa phương. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ngày nay đã trở thành bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế về chuyên môn kỹ thuật sản phụ khoa. Với đội ngũ thầy thuốc giỏi, tận tâm với nghề và trang thiết bị hiện đại, mỗi năm bệnh viện thực hiện hơn 40.000 ca đẻ, hơn 20.000 ca phẫu thuật sản phụ khoa, hàng chục ngàn ca thủ thuật và gần một triệu lượt khám mỗi năm, trong đó có rất nhiều các bệnh khó, hiếm gặp và đã được điều trị thành công. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Hàng năm, Bệnh viện tiếp nhận khoảng trên 6.000 ca sinh non trong đó 70% là ở tuổi thai rất non, nhiều trẻ sơ sinh non yếu với cân nặng cực thấp đã được cứu sống. Không chỉ dẫn đầu toàn quốc trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào công tác khám và điều trị, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên trau dồi kiến thức và tay nghề, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội còn thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội hướng về cộng đồng, tích cực tham gia các phong trào thi đua của ngành y tế, triển khai tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, triển khai hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính. Nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đã được áp dụng trong công tác khám và điều trị tại bệnh viện như: Chọc hút trứng, các kỹ thuật trong thụ tinh ống nghiệm, chẩn đoán, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, sàng lọc và điều trị ung thư phụ khoa, ung thư vú... Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là đơn vị đầu tiên của ngành y tế Thủ đô có khối xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189. Đặc biệt trong năm 2019, điểm nhấn quan trọng tạo nên sự thành công của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là kỹ thuật can thiệp trong buồng ối - kỹ thuật được đánh giá là khó nhất trong sản khoa. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện công lập đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp bào thai. Ghi nhận những thành tựu và đóng góp to lớn của Bệnh viện trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, tại buổi lễ kỷ niệm, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội theo Quyết định số 1529/QĐ-CTN. Cũng nhân dịp này, ban lãnh đạo Bệnh viện đã vinh dự nhận thưởng các danh hiệu và Bằng khen cao quý, điển hình: Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, PGS. TS. BS. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Duy Ánh được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba; Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ThS. BS CKII Đỗ Khắc Huỳnh được nhận Bằng khen của UBND TP Hà Nội; TS. BS. Nguyễn Mạnh Trí - Phụ trách Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp thành phố. Có được những thành tích đáng tự hào này, đấy chính là nhờ sự chung sức, đồng lòng của tập thể ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Bệnh viện và sự chỉ đạo sáng suốt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế, Sở Y tế; sự phối hợp của các bộ, ban, ngành liên quan; sự giúp sức của các công ty, tổ chức, cá nhân đồng hành cùng Bệnh viện. Trong chặng đường tiếp theo, với tâm niệm “Trao nhận niềm tin, khơi thêm nguồn hạnh phúc”, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đoàn kết, nhất trí, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hồng ThiếtNữ Chủ tịch phường tận tụy với công việc, hết lòng vì người dân
TĐKT - Luôn phát huy tốt vai trò trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua... là những nhận xét của người dân phường An Lộc (thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước) nói về Chủ tịch UBND phường An Lộc Hoàng Thị Hồng Vân. Đồng chí Hoàng Thị Hồng Vân tặng hoa chúc mừng Mẹ Việt Nam Anh hùng nhân dịp kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cán bộ là gốc của công việc”, với cương vị là chủ tịch phường, chị luôn gương mẫu đi đầu trong việc học tập, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan. Đặc biệt, trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, chị luôn chú trọng đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nội dung cần thiết để tăng cường giáo dục đạo đức công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, chính quyền địa phương trong công tác chuyên môn. Chị cũng thường xuyên cải tiến phương thức quản lý, đổi mới tác phong, lề lối làm việc; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, đảm bảo công tác tiếp dân nghiêm túc, nhanh chóng. Nhờ đó, trong nhiều năm qua, Đảng bộ phường An Lộc luôn được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh, tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ luôn đạt 98% trở lên. Không chỉ vậy, chị cũng dành nhiều thời gian tiếp xúc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời có ý kiến chỉ đạo giải quyết các băn khoăn, vướng mắc, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp và thường xuyên quan tâm đến các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. “Chìa khóa thành công cho mọi nhiệm vụ chính là có được sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân. Trong đó, bản thân mình là người đứng đầu phải thực sự gương mẫu, nói đi đôi với làm, gần gũi, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân.” - chị Vân chia sẻ. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chị đã trực tiếp lãnh đạo, cùng với cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể vận động nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương. Cụ thể đã vận động nhân dân làm được 2.025 m đường bê tông, xi măng với số tiền là 739 triệu đồng; trong đó mạnh thường quân hỗ trợ 50 triệu đồng. Vận động mạnh thường quân và nhân dân xây dựng được 6 trụ điện cao thế, 300 m đường đi có gắn đèn chiếu sáng và lắp đặt 95 camera an ninh với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng. Trong dịp Tết nguyên đán 2018, chị đã vận động hỗ trợ quà trị giá 50 triệu đồng cho gia đình chính sách khó khăn; 1.411 suất quà và 1 tấn gạo với tổng trị giá 497,46 triệu đồng cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc. Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch phường Hồng Vân, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn phường đã triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân hiến 4 lô đất để xây dựng nhà tình thương trị giá 750 triệu đồng, trong đó xây dựng được 21/4 căn nhà tình thương (vượt chỉ tiêu thị xã giao 17 căn), giảm được 24/14 hộ nghèo. Những đóng góp tích cực của chị đã góp phần đưa đời sống người dân An Lộc ngày càng phát triển, tình hình trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo và giữ vững. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn phường đạt 50 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn 78 hộ, chiếm 2,42%. Hơn 26 năm công tác, với những thành tích tiêu biểu, đồng chí Hoàng Thị Hồng Vân đã góp sức mình vào xây dựng An Lộc ngày càng phát triển, đổi thay và được các cấp ghi nhận. Có thể nói, dù ở bất kỳ vị trí công tác nào, đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là niềm tự hào của người dân An Lộc. Bảo LinhTĐKT - Dù có hoàn cảnh kém may mắn so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng Đặng Thị Ngọc Ánh và Lưu Thị Vân, những cô bé học trò nghèo của vùng quê Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mạnh mẽ, quyết tâm, cố gắng mỗi ngày cho ngày mai tươi sáng hơn. Bằng nỗ lực không ngừng, các em vẫn tự tin vươn lên, đạt thành tích tốt trong học tập.
Quyết tâm theo đuổi ước mơ con chữ
Khi vừa lên 7 tuổi, cô bé Lưu Thị Vân, học sinh trường Tiểu học Triệu Đề, xã Triệu Đề đã phải đối mặt với căn bệnh ung thư xương quái ác. Ở độ tuổi lên 9, cơ thể yếu ớt ấy đã phải trải qua 4 - 5 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, cuối cùng bị cắt bỏ đi một bên chân vì khối u phát triển quá nhanh. Tuy mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng Vân lại rất lạc quan và luôn phấn đấu trong học tập.
Vân là chị cả trong một gia đình có 3 chị em. Em trai 7 tuổi của Vân bị bệnh bại não từ nhỏ. Gia đình em thuộc diện hộ cận nghèo, thu nhập thấp nên điều kiện kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Bố đi làm phụ hồ để nuôi sống gia đình, 2 - 3 tháng mới về thăm nhà một lần, thu nhập bấp bênh. Con cái bệnh tật, mẹ em phải nghỉ làm ở nhà để chăm sóc con.
Tiền làm ra bao nhiêu cũng không đủ để trang trải cuộc sống và chữa bệnh cho các em. Số tiền vay mượn để chữa bệnh cho Vân và cậu em trai đã lên tới vài trăm triệu đồng, nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình. Tuy vậy, bố mẹ em không bỏ cuộc, vẫn quyết tâm cho em đi học và chữa bệnh cho em.
Tuy mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng Vân lại rất lạc quan và luôn phấn đấu trong học tập
Thầy giáo Nguyễn Hắc Hải, Hiệu trưởng trường Tiểu học Triệu Đề cho biết: Hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng Vân luôn chứng tỏ là một học sinh có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập. Mặc dù không thể tự di chuyển, đi lại, thời gian nằm viện nhiều hơn ở nhà, Vân vẫn khát khao tới lớp. Hàng ngày, em nhờ mẹ đưa tới trường, sau đó cô giáo chủ nhiệm sẽ cõng em lên tận lớp học.
Cô giáo Bùi Thị Xuân Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A4, trường Tiểu học Triệu Đề kể lại: “Cứ được ra viện hôm trước là hôm sau bạn Vân lại xin mẹ đưa tới lớp để học. Trên lớp, bạn chăm chỉ học và nghe cô giảng bài. Tới giờ ra chơi, Vân ở lại lớp xem các bài tập, những bài nào khó, không hiểu thì nhờ các bạn hoặc cô giáo chỉ bảo thêm. Chính vì vậy, kết quả học tập của bạn rất tốt, tất cả các môn thi đều đạt điểm 9 và điểm 10, chữ bạn viết rất đẹp. Năm học 2018 - 2019, Vân đạt học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện và là một trong những học sinh đứng đầu của khối lớp 3.”
“Ở Vân có ý chí, nghị lực rất đáng khâm phục. Khi cơn đau đến bất chợt trong giờ học, bạn chỉ nhăn nhó. Có những buổi đang học, thấy Vân đau quá, tôi phải gọi gia đình tới đón. Nhìn trang vở bạn đang viết dở dang mà xót xa…” - cô Hương xúc động.
Với Vân, mỗi ngày tới trường là một ngày vui, là ngày khiến em quên hết những khối u đang di căn, những đau đớn trên cơ thể bé nhỏ, để tự tin hòa nhập cùng chúng bạn. Được cắp sách đến trường, được tiếp nhận những bài học ý nghĩa là cách để em chiến thắng bệnh tật.
Cô học trò mồ côi học giỏi
Với Đặng Thị Ngọc Ánh, trường THCS Đồng Ích, xã Đồng Ích, học tập không chỉ là con đường để em từng bước chạm tới ước mơ mà thông qua đó, em có thể đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ.
Bố mất sớm vì tai nạn khi em mới 17 tháng tuổi, một mình mẹ Ánh tần tảo nuôi em và anh trai ăn học. Năm nay, Ánh lên lớp 7, còn anh trai học lớp 9. Cuộc sống của ba mẹ con dựa vào 2 sào ruộng, ít gà nuôi ngoài chuồng và số tiền ít ỏi 600 nghìn đồng trợ cấp khó khăn. Mẹ của Ánh đau ốm thường xuyên, chị được chẩn đoán suy tim.
Cuộc sống gia đình vắng bóng người chồng, người cha không hề dễ dàng đối với mẹ con em. Mặc dù đã học lớp 7 nhưng Ánh vẫn rất bé nhỏ, em chỉ nặng có 23 kg.
Khó khăn là vậy nhưng trong căn nhà nhỏ của ba mẹ con lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười và niềm lạc quan. Không phụ tấm lòng của mẹ, Ánh và anh trai luôn nỗ lực học tập, rèn luyện. Cả hai đều là học sinh gương mẫu, có học lực khá, giỏi.
Đặc biệt, Ngọc Ánh được thầy cô đánh giá rất cao về năng lực học tập. Năm học vừa qua, em đạt giải ba học sinh giỏi cấp huyện môn Toán.
Sau giờ học, Ánh thường nhờ cô giáo chỉ bảo thêm về bài tập trên lớp
Cô Đặng Thị Hạnh, Giáo viên chủ nhiệm lớp 7A1, trường THCS Đồng Ích nhận xét: “Ánh luôn có tinh thần học tập tốt, là một trong những học sinh trong đội tuyển toán của trường. Trong lớp, Ánh luôn hòa đồng với các bạn, rất năng động, có ý thức trách nhiệm cao, được thầy cô, bạn bè tin tưởng, yêu quý.”
Do điều kiện gia đình khó khăn, không có tiền đi học thêm, Ánh tự học ở nhà. Trước mỗi buổi học, em đều chuẩn bị bài chu đáo, tự tìm tòi, nghiên cứu các cách giải tốt nhất.
Không chỉ học giỏi, Ánh còn luôn giúp mẹ việc nhà như cho gà, lợn ăn, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Những buổi chiều được nghỉ học, em còn phụ giúp mẹ chăn bò. Công việc ở nhà khá bận rộn nhưng Ánh vẫn tranh thủ thời gian mọi lúc mọi nơi để ôn bài và làm bài tập về nhà.
Thương mẹ bao nhiêu, em càng cố gắng học tập bấy nhiêu. Em nói em ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho mẹ. Đôi mắt Ánh ngời sáng lên mỗi khi em nhắc tới ước mơ giản dị ấy.
Phương Thanh
Cục Chính trị Binh chủng Thông tin liên lạc đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba
TĐKT - Ngày 8/11, tại Hà Nội, Cục Chính trị Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL) tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (10/11/1949 - 10/11/2019) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Dự Lễ kỷ niệm có: Đại tá Trần Minh Tâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Binh chủng TTLL; Thiếu tướng Khúc Đăng Tuấn, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Binh chủng TTLL. Thiếu tướng Khúc Đăng Tuấn, Tư lệnh Binh chủng TTLL trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba của Chủ tịch nước tặng Cục Chính trị. Ngày 31/7/1949, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh ra Nghị định thành lập Cục TTLL thuộc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam. Ngày 10/11/1949, Tổng Chính ủy quyết định thành lập Ban Công tác Chính trị Cục TTLL, là cơ quan của Chi bộ Đảng và Chỉ huy Cục TTLL, hạt nhân quan trọng trong vận động cách mạng, giáo dục chính trị tư tưởng; rèn luyện tinh thần kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ; phổ biến nâng cao kiến thức mọi mặt; tổ chức phong trào thi đua lập công; chăm lo xây dựng các mặt, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, làm tốt công tác dân vận và đảm bảo an toàn trong cơ quan, đơn vị. Ngày 10/11/1949 được lấy làm ngày truyền thống của Cục Chính trị Binh chủng TTLL. Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu, phát triển và trưởng thành, Cục Chính trị Binh chủng TTLL đã trải qua những thay đổi về cơ cấu, tổ chức và tên gọi. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, giai đoạn nào, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Cục Chính trị vẫn luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng. Sự phát triển trưởng thành của Cơ quan Chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị gắn liền với sự phát triển trưởng thành của Đảng bộ và Binh chủng. Ngày nay, Cục Chính trị đã là một cơ quan có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực tốt, đáp ứng được yêu cầu tham mưu công tác đảng, công tác chính trị cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng trong tình hình mới. Với những thành tích đạt được, Cơ quan Chính trị Binh chủng đã trao tặng Huân chương Quân công hạng Ba, 5 Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. Ban Tổ chức (nay là Phòng Tổ chức), Phòng Tuyên huấn, Báo Thông tin (nay là Thông tin TTLLqs) được tặng 4 huân chương chiến công hạng Nhì, hạng Ba. Trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống, Cục Chính trị Binh chủng đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Đại tá Trần Minh Tâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Binh chủng TTLL phát biểu tại buổi lễ Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Đại tá Trần Minh Tâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Binh chủng TTLL ghi nhận và biểu dương những kết quả mà cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Cục Chính trị đạt được trong 70 năm qua. Đồng thời yêu cầu trong thời gian tới, Cục Chính trị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết TW8, (khóa XI) “Về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Phát huy truyền thống “Kiên định - đoàn kết - đổi mới - phát triển”; chủ động, nhạy bén, sáng tạo trong tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh về hoạt động công tác đảng, công tác chính trị. Xây dựng Đảng bộ Cục Chính trị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ đối với mọi hoạt động của cơ quan. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân viên có phẩm chất, năng lực đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Phương Thanh - Huy PhươngTôn vinh 112 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2019
TĐKT - Ngày 2/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) tiêu biểu năm 2019. Đến dự buổi lễ có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; cùng đại diện lãnh đạo 86 hội, ngành toàn quốc và 63 liên hiệp hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu 2019 Tại buổi lễ, có 112 trí thức KH&CN tiêu biểu đã được trao biểu trưng và bằng khen của Liên hiệp Hội Việt Nam; trong đó có 3 trường hợp được đề nghị tặng Huân chương Lao động gồm: Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định; thạc sĩ Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam; kỹ sư Phạm Huy Thụy, Ủy viên Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc. Cũng tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng 7 trí thức KH&CN tiêu biểu. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ghi nhận đóng góp của 112 trí thức tiêu biểu được tôn vinh cùng với hàng nghìn trí thức, nhà khoa học đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho nền khoa học nước nhà, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Đây là những tấm gương về nghị lực, về những phẩm chất cao đẹp của người trí thức trong thời đại mới”, Phó Thủ tướng nói và mong muốn các nhà khoa học tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp chung. Phó Thủ tướng cho rằng, những năm qua đất nước đã đạt được những thành tựu phát triển rất toàn diện nhưng do xuất phát điểm thấp nên trình độ kinh tế - xã hội của Việt Nam còn khiêm tốn so với mặt bằng chung trên thế giới. Thu nhập theo đầu người của Việt Nam hiện chỉ đứng thứ 130 trên thế giới, thuộc diện các nước thu nhập trung bình. Tuy nhiên, với tinh thần phát triển bền vững, chú ý con người, thế giới đánh giá rất cao Việt Nam đã đạt những thành quả phát triển cho con người tốt hơn nhiều nước có cùng trình độ phát triển. Phó Thủ tướng đề nghị đội ngũ trí thức, các nhà khoa học đóng góp nhiều hơn nữa trong xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển đất nước, trực tiếp nhất là những cơ chế, chính sách để phát triển KH&CN. Liên hiệp Hội Việt Nam cần tiếp tục huy động, thu hút thêm các trí thức, nhà khoa học tham gia, để trở thành đội ngũ trí thức cách mạng, có vai trò quyết định đối với việc tận dụng thời cơ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hồng ThiếtChủ tịch Quốc hội gặp mặt 112 nhà trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu
TĐKT - Chiều 1/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp mặt 112 nhà trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu đến từ mọi miền đất nước về tham dự Lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2019 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức. Tại cuộc gặp, các đại biểu cho rằng, đội ngũ trí thức nói chung, trí thức khoa học, công nghệ nói riêng dù ở bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử cũng ý thức được trách nhiệm của mình với Tổ quốc. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam ý thức được trách nhiệm của mình với tương lai của đất nước, đã và đang tích cực cống hiến, đóng góp vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thực hiện vai trò phản biện xã hội... Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi gặp mặt các trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu Với quan điểm khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước đánh giá cao vai trò của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học trong việc đóng góp vào quá trình phát triển; nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển khoa học, công nghệ và xây dựng đội ngũ trí thức đã được ban hành. Phát triển khoa học, công nghệ trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, nâng cao sức mạnh của quốc gia. Trong nhiều năm qua, các nhà trí thức, khoa học, cũng như các ngành khoa học đã có sự đóng góp rất quan trọng trong quá trình đổi mới, phát triển đất nước; vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức không ngừng được củng cố, nâng cao, tăng cả về số lượng và chất lượng. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị, mang tính ứng dụng cao, được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống. Những đóng góp ấy đã góp phần thay đổi bộ mặt của đất nước, trong lĩnh vực nông nghiệp làm thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động, tăng thu nhập cho người dân; đồng thời góp phần cung cấp các luận cứ khoa học, đóng góp tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo cơ sở đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chủ tịch Quốc hội nhiệt liệt biểu dương những thành tích của các nhà trí thức trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đánh giá cao những đóng góp của đội ngũ trí thức, của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời gian qua; mong rằng các nhà trí thức, nhà khoa học tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, tập hợp và tạo điều kiện nhiều hơn nữa, đóng góp tích cực và hiệu quả hơn nữa cho nền khoa học, công nghệ nước nhà. Chủ tịch Quốc hội mong các nhà trí thức, nhà khoa học đẩy mạnh nghiên cứu, sáng tạo, bám sát thực tiễn sản xuất, đời sống, nhu cầu của nền kinh tế thị trường để có nhiều hơn nữa những công trình nghiên cứu phù hợp, mang tính ứng dụng cao đi vào cuộc sống; đặc biệt là góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, khẳng định thương hiệu của hàng hóa Việt Nam tại thị trường trong nước cũng như quốc tế. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tiếp tục bám sát các mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để định hướng hoạt động phát triển khoa học, công nghệ; đồng thời tích cực tiếp thu, cập nhật những kiến thức mới của khoa học, công nghệ trên thế giới để ứng dụng vào Việt Nam, tạo điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà. Liên hiệp cũng cần đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, tổ chức các phong trào thi đua nghiên cứu khoa học, công nghệ sáng tạo, nâng cao chất lượng các diễn đàn trí thức, tăng cường hoạt động tư vấn, phản biện, giám định các chính sách, chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó là chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội và đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động, thúc đẩy cơ chế phối hợp, liên kết chặt chẽ của các hội thành viên. Các cấp, các ngành tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất; nghiên cứu có chế độ đãi ngộ tương xứng để các nhà trí thức, nhà khoa học yên tâm cống hiến nhiều hơn cho xã hội. La GiangTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 80
- 81
- 82
- 83
- 84
- …
- sau ›
- cuối cùng »