Chuyên đề

Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm xe cơ giới

TĐKT - Theo báo cáo số liệu từ thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Nhật Bản cho thấy, năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 9.330,9 tỷ Yên. Trong đó doanh thu về bảo hiểm xe ô tô là 4.998,3 tỷ Yên (chiếm 53,57% doanh thu toàn thị trường). Đoàn công tác Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới chụp ảnh cùng Hiệp hội Bảo hiểm Nhật Bản Cụ thể, đối với bảo hiểm xe ô tô có doanh thu bảo hiểm bắt buộc là 1.032,3 tỷ Yên và bảo hiểm tự nguyện hơn 3.966 tỷ Yên (cơ cấu tương đương Việt Nam). Tuy nhiên bảo hiểm bắt buộc chỉ bảo vệ đối với bảo hiểm thiệt hại về người không áp dụng đối với xe. Mức trách nhiệm có phân biệt theo trường hợp chết, thương tật vĩnh viễn và thương tật khác. Từ năm 2002 đến nay, mức trách nhiệm cho tử vong lên đến 30 triệu Yên. Thương tật vĩnh viễn từ 750.000 - 30 triệu Yên. Loại hình thương tật khác giảm dần dưới 1,2 triệu Yên. Việc giảm dần mức trách nhiệm này nhờ kết quả nghiên cứu của trung tâm giám định thương tích nhằm đưa ra chi phí điều trị hợp lý. Tại Nhật Bản, triết lý của Nhà nước đối với bảo hiểm bắt buộc là dịch vụ phi lợi nhuận, do đó Nhà nước quản lý toàn bộ phí bảo hiểm bắt buộc. Các khoản lãi từ đầu tư toàn bộ phí bảo hiểm này được dùng cho mục đích đề phòng hạn chế tổn thất và cải thiện chất lượng dịch vụ. Phí bảo hiểm được tính theo cơ cấu: Phí bảo hiểm thuần + Chi phí quản lý + hoa hồng + tỷ lệ đóng góp theo quy định của Nhà nước. Tỷ lệ phí được tính toán bởi Hiệp hội định phí bảo hiểm phi nhân thọ Nhật Bản. Không áp dụng giảm phí không tổn thất đối với bảo hiểm bắt buộc. Thời hạn bảo hiểm cho các loại xe được phân theo nhóm xe như xe chở người mới xuất xưởng sử dụng mục đích cá nhân, thời hạn bảo hiểm 3 năm; xe chở người cũ cho mục đích cá nhân, xe ô tô chuyên dùng có kích thước lớn, xe tải hạng trung có thời hạn bảo hiểm 2 năm, còn lại có thời hạn bảo hiểm 1 năm. Các xe được bảo hiểm đều dán nhãn (tem) bảo hiểm. Cũng như ở bất kỳ thị trường nào, trục lợi bảo hiểm là một vấn đề nóng ở thị trường BHXCG tại Nhật Bản. Theo đó, nhằm hạn chế khả năng trục lợi bảo hiểm, nếu xe tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm thì chỉ giải quyết theo hợp đồng đầu tiên, đồng thời thiết lập công khai số điện thoại thông báo nghi ngờ trục lợi bảo hiểm; sử dụng dịch vụ thám tử tư...; cảnh sát giao thông có thể dùng dịch vụ thám tử tư để xác minh các thông tin liên quan đến quy trình giám định và bồi thường… PV  

Quỹ bảo hiểm xe cơ giới tích cực triển khai các hoạt động theo kế hoạch sử dụng quỹ năm 2017

TĐKT - Báo cáo hoạt động của Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới (BHXCG) - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 10 tháng đầu năm 2017 cho thấy, Quỹ đã tích cực triển khai các hoạt động theo kế hoạch sử dụng quỹ năm 2017, cơ bản hoàn thành các kế hoạch đề ra. Việc triển khai thực hiện các công trình đề phòng hạn chế tổn thất năm 2017 do Quỹ BHXCG tài trợ cơ bản hoàn thành tiến độ; tất cả công trình đã có vốn đối ứng của tỉnh, một số công trình đang hoàn thiện hồ sơ phê duyệt báo cáo kỹ thuật. Theo kế hoạch phê duyệt của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tổng giá trị các công trình được tài trợ năm 2017 là gần 16 tỷ đồng, trong đó có một phần kinh phí từ năm 2016 chuyển sang. Theo kế hoạch, năm 2017, Quỹ BHXCG đã và đang đầu tư xây dựng hàng chục công trình đề phòng, hạn chế tổn thất: công trình “Lắp đặt đèn tín hiệu tại ngã tư thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc và ngã 4 thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, giữa đường Nguyễn Trãi và đường Lê Minh Hương - tỉnh Hà Tĩnh” do Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt giới thiệu và Ban An toàn giao thông tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư; dự toán 2 tỷ đồng, trong đó Quỹ BHXCG tài trợ hơn 1,4 tỷ đồng. Công trình “Lắp đặt hộ lan tôn sóng và một số điểm giảm tốc, biển báo tại một số nút trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” do Bảo hiểm PVI giới thiệu và UBND thành phố Phủ Lý làm chủ đầu tư; dự toán 2 tỷ đồng, trong đó Quỹ BHXCG tài trợ 1,4 tỷ đồng..., góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông tại các điểm đen trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Bên cạnh việc đầu tư các công trình đề phòng, hạn chế tổn thất, Quỹ BHXCG cũng đã đẩy mạnh triển khai cơ sở dữ liệu bảo hiểm (BH) bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; tiến hành cập nhật danh sách các hãng xe, hiệu xe mới vào cơ sở dữ liệu. Đến thời điểm hiện tại đã có 14/26 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) thực hiện việc cập nhật dữ liệu: Bảo Minh, Bảo Long, Vass, AAA, BIC, Bảo Ngân, Phú Hưng, Hùng Vương, YNI, UIC, Bảo Việt Tokiomarine, Fubon, MSIG, Cathay, Liberty; một số DN chưa cập nhật dữ liệu gồm: PVI, PJICO, GIC, ABIC, MIC, BSH. Theo đại diện Quỹ BHXCG, cơ sở dữ liệu này sẽ cung cấp cho các nhà quản lý DNBH, hiệp hội, cơ quan quản lý về tình hình tham gia BH của chủ xe, lái xe, tình hình tai nạn và giải quyết bồi thường, đánh giá rủi ro với từng chủ xe, lái xe. Đồng thời hệ thống cũng đưa ra cảnh báo về nguyên nhân, mức độ tai nạn trên từng xe, lái xe, độ tuổi người bị tai nạn, thời gian, địa điểm hay xảy ra tai nạn để các cơ quan chức năng phòng ngừa. Định kỳ hàng tháng Quỹ đều có báo cáo tình hình sử dụng hệ thống và cập nhật dữ liệu gửi cơ quan quản lý, tuy nhiên vẫn có một số DNBH chưa cập nhật dữ liệu, vì vậy đề nghị cơ quan quản lý có giải pháp để DNBH tuân thủ quy định, đảm bảo hệ thống cơ sở dữ liệu hoạt động hiệu quả. Đại diện Quỹ cũng cho biết thêm, chương trình kết nối cơ sở dữ liệu với Cục Cảnh sát Giao thông dự kiến sớm triển khai. Hiện Cục Cảnh sát Giao thông đã xây dựng phương án chia sẻ thông tin về các vụ tai nạn giao thông mà Quỹ BHXCG cần: biển số xe; số giấy chứng nhận đăng ký xe; họ và tên người điều khiển; nơi vi phạm/xảy ra tai nạn, nhằm giải quyết bồi thường BH nhanh chóng, chính xác vụ tai nạn giao thông. Quỹ BHXCG cho biết, hiện Quỹ đã nhận được hơn chục bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhân đạo và bước đầu đã giải quyết chi hỗ trợ cho gần chục nạn nhân. Cụ thể, Quỹ BHXCG đã tiến hành trao số tiền hỗ trợ nhân đạo cho gia đình nạn nhân Trần Văn Huynh tử vong trong vụ tai nạn xảy ra ngày 16/5/2016 tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội. Nạn nhân Trần Văn Huynh điều khiển xe máy đi chiều Hà Đông - Hòa Bình va chạm với xe ô tô đi chiều ngược lại dẫn đến tử vong, xe gây tai nạn bỏ chạy. Sau 5 tháng điều tra, xác minh không có thông tin về xe liên quan, cơ quan công an kết luận không tìm được xe gây tai nạn. Mới đây, Quỹ cũng đã trao số tiền nhân đạo 60 triệu đồng cho gia đình 3 nạn nhân bị tai nạn giao thông tại Nghệ An (số tiền theo quy định là 20 triệu đồng/ nạn nhân)… Đây là việc làm thiết thực nhằm động viên tinh thần cho người nhà nạn nhân tử vong trong tai nạn giao thông. Đại diện Quỹ cũng cho biết, mức chi hỗ trợ nhân đạo từ đầu năm đến này còn khá nhỏ so với kế hoạch dự chi năm 2017 là hơn 3,4 tỷ đồng. Hiện Qũy đã có công văn kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 103/2009/TT-BTC để tăng mức chi hỗ trợ nhân đạo và mở rộng đối tượng chi hỗ trợ nhân đạo như: Chi cho các vụ tai nạn thương tâm; chi cho những cá nhân, tập thể có thành tích trong việc cứu người, đảm bảo an toàn giao thông.      

Khánh thành công trình hộ lan tôn sóng, hạ mái taluy tại Cao Bằng

TĐKT - Tại đường tỉnh lộ 209 thuộc tỉnh Cao bằng, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới – Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cùng Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cao Bằng, Ban Quản lý sửa chữa đường bộ, đại diện tiểu ban đề phòng hạn chế tổn thất, báo chí địa phương và các bên liên quan đã cắt băng khánh thành đưa vào sử dụng công trình “Lắp đặt hộ lan mềm và đào hạ mái ta luy cắt cua cải tạo tầm nhìn tại một số điểm cong R < 20 m quanh những khu vực sâu tại đường tỉnh 209, tỉnh Cao Bằng”. Vị trí này, một bên là vực một bên là núi, mặt đường dốc, độ nghiêng lớn, khúc cua nhỏ, xe có xu hướng lao xuống vực, nên thường xuyên xảy ra tai nạn. Nhằm khắc phục điểm đen trên, Sở giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng lắp đặt hộ lan tôn sóng bám quanh taluy âm tại những điểm cua, những nơi bán kính cua quá nhỏ, khuất tầm nhìn đã đào mái taluy dương cải thiện tầm nhìn cho xe đi lại trên đèo. Tổng giá trị công trình là: 1.999.558.000 đồng, Quỹ Bảo hiểm hiểm xe cơ giới – Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tài trợ 80% giá trị công trình có giá trị: 1.599.646.400 đồng. Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cao Bằng là chủ đầu tư với nguồn vốn đối ứng 20% tổng giá trị công trình. Tuấn Anh  

Nhiều địa phương thực hiện tốt bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới

TĐKT -  Báo cáo của đoàn công tác về việc thực hiện Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT - BTC - BCA hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (BBTNDS) của chủ xe cơ giới tại các đơn vị được kiểm tra gồm Công an (CA) quận Cái Răng, CA quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) và CA TP Mỹ Tho, CA thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) và làm việc với một số chi nhánh, công ty thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) trên địa bàn 2 tỉnh cho thấy: CA địa phương đã thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch 35; quán triệt và thực hiện tốt các quy định của Bộ CA về phân công, phân cấp, quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT). Đoàn công tác kiểm tra tại các địa phương Bên cạnh đó, CA các địa phương cũng thường xuyên phối hợp với DNBH, cơ quan truyền thông tuyên truyền vận động các doanh nghiệp (DN) vận tải, người dân nâng cao ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ cũng như tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho chủ xe, lái xe về bảo hiểm BBTNDS chủ xe cơ giới. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với DNBH trong việc trao đổi, cung cấp thông tin vụ TNGT, phục vụ việc giải quyết bồi thường bảo hiểm. Báo cáo cũng chỉ rõ, các chi nhánh, công ty thành viên của các DNBH đã chủ động, tăng cường mối quan hệ phối hợp với cơ quan CA địa phương để trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ TNGT, phục vụ hoạt động bồi thường bảo hiểm theo quy định. Theo đó, việc giải quyết bồi thường bảo hiểm cho chủ xe cơ giới và người bị nạn đã được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Qua đó, người bị nạn, chủ xe được hỗ trợ tài chính để ổn định cuộc sống, sản xuất, kinh doanh sau tai nạn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. “Qua làm việc thực tế Đoàn chưa phát hiện hồ sơ giải quyết bồi thường bảo hiểm nào có nghi vấn trục lợi và gian lận bảo hiểm”, báo cáo của Đoàn công tác nêu rõ. Báo cáo của Đoàn công tác cũng cho thấy, qua thực tế làm việc, tại các địa phương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, công tác phối hợp sao tài liệu điều tra, giải quyết TNGT của cơ quan CA cung cấp cho DNBH còn một số trường hợp chưa thực hiện đúng theo Thông tư 126/2008/TT-BTC và Thông tư liên tịch Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT-BTC-BCA và Công văn số 603/C61-C67 ngày 23/02/2013 của Tổng cục VII. Về phía cơ quan CA, khi xử lý thông tin một số trường hợp TNGT chưa có báo cáo đề xuất của cán bộ thụ lý điều tra và ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị nên tính pháp lý, xác thực giá trị tài liệu còn thấp. Việc quản lý thông tin, tài liệu vụ TNGT còn chưa được thủ trưởng Công an cấp huyện quan tâm thường xuyên. Hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ bồi thường bảo hiểm của một số DNBH còn chưa đồng bộ, phát sinh lỗi phần mềm dẫn đến công tác thống kê, chiết xuất báo cáo số liệu, kết quả bồi thường bảo hiểm BBTNDS chủ xe cơ giới còn thiếu chính xác. Theo đó, Đoàn công tác kiến nghị, CA các địa phương và DNBH cần thực hiện nghiêm túc quy định của Thông tư liên tịch số 35 trong công tác phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin vụ TNGT phục vụ giải quyết bồi thường bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định. CA các đơn vị trực tiếp thụ lý, điều tra TNGT cần có thống kê, báo cáo về những loại tài liệu vụ TNGT đã chuyển DNBH; đảm bảo cung cấp hồ sơ, tài liệu cho DNBH theo đúng quy định. “Đặc biệt, CA các địa phương và DNBH cần đẩy mạnh tuyên truyền bảo hiểm BBTNDS chủ xe cơ giới nhằm nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện trong việc chấp hành nghiêm quy định về bảo hiểm BBTNDS chủ xe cơ giới”, Đoàn công tác đề xuất. Bên cạnh đó, Đoàn công tác cũng kiến nghị cơ quan CA tăng cường thanh tra, kiểm soát xử lý vi phạm đối với hành vi không có Giấy chứng nhận bảo hiểm BBTNDS của chủ xe cơ giới… Đặc biệt, DNBH và AVI cần thống kê định kỳ các vụ trục lợi bảo hiểm để AVI thông báo cho các DNBH và đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, để chia sẻ thông tin, chủ động phòng ngừa trục lợi, gian lận bảo hiểm. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm và AVI cần chỉ đạo DNBH rà soát, nâng cấp, đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ bồi thường bảo hiểm BBTNDS chủ xe cơ giới để phục vụ công tác chiết xuất báo cáo, công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết bồi thường cũng như phòng ngừa trục lợi và gian lận bảo hiểm.  

Bức tranh phát triển tươi sáng trên Cố đô Hoa Lư

Hoa Lư - mảnh đất ghi dấu những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc, là kinh đô, nơi phát tích của ba triều đại Đinh, Tiền Lê và nhà Lý; là mảnh đất huyền thoại được tô điểm bởi những danh lam thắng cảnh, những giá trị văn hóa - lịch sử đặc sắc nằm trong quần thể danh thắng Tràng An - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới: di tích Lịch sử - Văn hóa Cố đô Hoa Lư; Tràng An - Tam Cốc... trường tồn với thời gian. Để gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử - văn hóa, những tiềm năng, thế mạnh của mảnh đất quê hương trong thời kỳ hội nhập và phát triển, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện luôn chung sức đồng lòng ra sức thi đua, vươn lên toàn diện. Cùng với bức tranh phát triển tươi sáng, mảnh đất cố đô đang ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh Ninh Bình. Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập huyện và đón bằng Huyện đạt chuẩn nông thôn mới Hàng năm, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 11%. Xác định sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, các cấp ủy, chính quyền huyện Hoa Lư đã tích cực chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ và áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn. Năm 2016, sản lượng lương thực có hạt đạt 36.081 tấn, trong đó có 18.061 tấn lúa chất lượng cao; giá trị sản phẩm/ha đất canh tác đạt 88 triệu đồng/ha. Từ nguồn tài nguyên núi đá vôi, huyện Hoa Lư đã tập trung thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), trong đó tập trung vào sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay trên địa bàn huyện có Nhà máy Xi măng Duyên Hà, Nhà máy Xi măng Lucky - Đài Loan với công suất trên 5 triệu tấn/năm. Huyện cũng có nhiều chính sách ưu tiên đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống: làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, làng nghề thêu Ninh Hải, làm chăn bông, may xuất khẩu... Toàn huyện có trên 250 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, giá trị sản xuất CN-TTCN hàng năm đều đạt 3.300 tỷ đồng trở lên. Công tác thu, chi ngân sách được các cấp trong Huyện quan tâm chỉ đạo quyết liệt, hàng năm đều có số thu đạt và vượt kế hoạch đề ra, năm 2016, đạt 357 tỷ đồng, tương đương 480,9% dự toán. Với lợi thế là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp được thiên nhiên ban tặng, huyện Hoa Lư đã tập trung tuyên truyền, quảng bá về du lịch, đồng thời làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá trên địa bàn; nhất là khu du lịch sinh thái Tràng An đã được UNESCO công nhận di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới. Do vậy, số khách về tham quan du lịch trên địa bàn huyện đều đạt trên 3-4 triệu lượt khách mỗi năm; các cơ sở dịch vụ du lịch ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Những năm gần đây, Hoa Lư còn ghi nhiều dấu ấn trong công cuộc đồng hành cùng tỉnh Ninh Bình và cả nước xây dựng nông thôn mới (NTM). Sau hơn 6 năm thực hiện, những thành tựu trong xây dựng NTM đã khẳng định cho những nỗ lực, những cống hiến hết mình của mỗi người con Hoa Lư.  Tổng nguồn vốn huy động cho xây dựng NTM toàn huyện đạt hơn 2.838 tỷ đồng. Trong đó: vốn từ nguồn ngân sách nhà nước đạt gần 1.300 tỷ đồng, chiếm 45,58%, vốn nhân dân tham gia 1.274,13 tỷ đồng, chiếm 44,89%. Diện mạo Hoa Lư hiện nay đã có nhiều đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng nông thôn ngày càng nâng cao. Cuối năm 2016, Huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn Nông thôn mới theo tiêu chí mới. Với những thành tích nổi bật trong xây dựng và phát triển quê hương, năm 2016, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hoa Lư đã vinh dự được Chính phủ tặng Cờ thi đua; UBND tỉnh tặng Cờ thi đua và Bằng khen. Những danh hiệu, phần thưởng đó sẽ là động lực để Hoa Lư tiến bước, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh Ninh Bình.    

Ban Quản lý Dự án Thủy điện 2: 15 năm ghi dấu ấn trên các công trình thủy điện Bắc miền Trung

Năm 2002, Ban Quản lý Dự án Thủy điện 2 được thành lập với nhiệm vụ chính là quản lý các dự án thủy điện khu vực Bắc miền Trung, tư vấn giám sát các công trình thủy điện, lưới điện đồng bộ, tư vấn thẩm tra dự toán và tổng dự toán, tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá thầu. 15 năm qua, tập thể cán bộ, nhân viên Ban Quản lý đã bám trụ, ghi dấu ấn trên hai dự án thủy điện lớn là Thủy lợi - Thủy điện Quảng Trị, dự án Thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An); thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư một số công trình thủy điện khác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Dự án Thủy điện Khe Bố (Nghệ An), Thủy điện Trung Sơn (Thanh Hóa)... Dù làm nhiệm vụ quản lý toàn diện hay chuẩn bị đầu tư, cán bộ nhân viên Ban Quản lý vẫn luôn tận tâm, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng hành cùng ngành điện góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia. Trụ sở Công ty Thủy điện Bản Vẽ Đối với công tác chuẩn bị đầu tư các dự án: Thủy điện Hồi Xuân, Thủy điện Huổi Na, Thủy điện Khe Bố, Thủy điện Cổ Bi, Thủy điện Bản Uôn (nay là Thủy điện Trung Sơn)... Ban Quản lý đã triển khai lập kế hoạch khảo sát, thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng đúng tiến độ và được bàn giao cho các đơn vị liên quan theo đúng chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Vai trò, trí tuệ, sức sáng tạo của tập thể Ban Quản lý Dự án Thủy điện 2 thể hiện rõ nét với dự án Thủy lợi - Thủy điện Quảng Trị. Lãnh đạo Ban đã chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ đến từng hạng mục công trình, tiết kiệm chi phí tối ưu nhất, mang lại giá trị làm lợi về kinh tế. Công trình được khởi công xây dựng ngày 29/8/2003 và hoàn thành bàn giao cho Công ty Thủy điện Quảng Trị quản lý vận hành ngày 25/7/2009. Sau 4 năm xây dựng, nhờ sự giám sát chặt chẽ, sát sao của Chủ đầu tư mà đại diện là Ban Quản lý Dự án Thủy điện 2, công trình đã vượt tiến độ do Chính phủ giao trước 2 tháng với chi phí thấp hơn tổng mức đầu tư và tổng dự toán được duyệt, đem lại giá trị làm lợi cho Nhà nước hơn 400 tỷ đồng. Công trình đã phát huy hiệu quả kinh tế, hai tổ máy đã phát điện lên lưới điện Quốc gia ổn định. Bên cạnh đó, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của dự án hoàn thành đúng tiến độ, đồng bào tái định cư về nơi ở mới nhanh chóng ổn định cuộc sống. Đặc biệt, với dự án Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ, Ban Quản lý Dự án Thủy điện 2 đã vượt qua biết bao gian khổ về thời tiết khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn... để cùng các nhà thầu, đơn vị thi công phối hợp chặt chẽ, chủ động, sáng tạo, hoàn thành từng hạng mục công trình. Vào ngày 10/4/2010 và ngày 19/5/2010, tổ máy 1 và 2 đã lần lượt hòa lưới điện Quốc gia vượt tiến độ, mang lại giá trị rất lớn ngay trong thời điểm thiếu điện trầm trọng. Hiện nay, Ban Quản lý vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ. Bên cạnh hoàn thành quyết toán hạng mục xử lý vai trái đập dâng và cửa lấy nước Thủy điện Bản Vẽ và dự kiến hoàn thành quyết toán vốn đầu tư đến hết năm 2017, Ban Quản lý phối hợp chặt chẽ với các cấp điều độ vận hành các tổ máy theo phương thức đã được phê duyệt, đảm bảo các tổ máy vận hành liên tục, an toàn và kinh tế. Phát động  các phong trào thi đua nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lao động, nhất là lực lượng sản xuất trực tiếp, các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Thực hiện đúng kế hoạch trung, đại tu hệ thống thiết bị, tổ máy phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn, nâng cao hiệu quả kinh tế khi chạy máy phát điện lên lưới;... Đồng thời chú trọng công tác đền bù tái định cư, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho ổn định cho đồng bào dân tộc. Trong năm 2017, Ban  đã hoàn thành hỗ trợ khắc phục các công trình công cộng Khu tái định cư Thanh Chương và các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân vùng tái định cư; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào quản lý;... Với những thành tích đã đạt được, Ban Quản lý Dự án Thủy điện 2 nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; vinh dự được Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực tặng nhiều Bằng khen; UBND tỉnh Nghệ An tặng Cờ thi đua và nhiều Bằng khen. Địa chỉ: Đường V.I.Lênin - Phường Hưng Phúc - Tp Vinh - Tỉnh Nghệ An Điện thoại: 0238. 2210331; Fax: 0238. 3520473 Email: atd2@evn.com.vn Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Thú

Tôn Hoa Sen trao tặng 6.100 mét tôn cho các gia đình khó khăn vùng bão

Hậu quả của cơn bão số 12 - Damrey để lại trên hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vô cùng nặng nề, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nhằm hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau bão, Tập đoàn Hoa Sen đã quyết định trao tặng 6.100 mét tôn cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn bị bão cuốn bay mái nhà, không có điều kiện để sửa chữa. Với những hành động thiết thực đó, Tập đoàn Hoa Sen mong muốn người dân nơi đây sớm ổn định cuộc sống để phát triển kinh tế. Tặng tôn cho người dân nghèo vùng bão lũ Khánh Hòa, Phú Yên Cơn bão số 12 với tên gọi quốc tế Damrey đã càn quét tàn khốc tài sản, nhà cửa của người dân khiến cuộc sống của đồng bào hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên ngày càng trở nên khó khăn. Với triết lý kinh doanh “Trung thực – cộng đồng – phát triển”, Tập đoàn Hoa Sen đã kịp thời chung tay, góp sức, cùng các gia đình bị ảnh hưởng khắc phục hậu quả sau bão. Tập đoàn Hoa Sen đã nhanh chóng vận chuyển tôn ngày đêm để kịp thời trao tặng 6.100 mét tôn cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn thuộc hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên để kịp thời sửa chữa nhà cửa. Với những hành động thiết thực đó, Tập đoàn Hoa Sen mong muốn góp phần san sẻ gánh nặng với người dân vùng bão lũ, giúp họ có thêm động lực để ổn định cuộc sống và bắt tay vào xây dựng kinh tế sau thiên tai. Mở điểm bán hàng lưu động, giao hàng tận nơi cho người dân Bên cạnh việc tặng tôn cho người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ, nhằm hỗ trợ người dân mua tôn nhanh chóng, đảm bảo chất lượng, Tập đoàn Hoa Sen đã mở thêm 2 điểm bán tôn lưu động, lắp đặt máy cán tôn ngay tại điểm bán hàng để giúp người dân mua tôn một cách nhanh chóng và thuận tiện. Do đó, người dân không cần đến chi nhánh, cửa hàng của Tập đoàn Hoa Sen mà vẫn có thể mua hàng đảm bảo chất lượng tại hai điểm bán hàng lưu động: UBND xã Vạn Long (Quốc lộ 1A, thôn Long Hòa, xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa); điểm bán hàng thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.    Ngoài ra, Tập đoàn Hoa Sen còn có hệ thống chi nhánh tại hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên sẵn sàng phục vụ người dân mua hàng một cách nhanh nhất. Tại tỉnh Phú Yên, Tập đoàn Hoa Sen sở hữu 5 chi nhánh: CN Sông Cầu, CN Tuy An, CN Tuy Hòa, CN Sông Hinh, CN Sơn Hòa. Tại tỉnh Khánh Hòa, Tập đoàn Hoa Sen đã mở 5 chi nhánh: CN Vạn Ninh, CN Ninh Hòa, CN Diên Khánh, CN Cam Ranh 1 và CN Cam Ranh 2. Khi mua tôn tại các điểm bán hàng và cửa hàng của Tập đoàn Hoa Sen, người dân sẽ được hỗ trợ giao hàng tận nơi trong thời gian nhanh nhất. Mua tôn trực tuyến – dễ dàng thuận tiện Từ trước đến nay, khách hàng có nhu cầu mua vật liệu xây dựng như tôn, thép, nhựa đều phải đến các cửa hàng của các nhà sản xuất để tìm hiểu về sản phẩm và mua hàng trực tiếp. Tuy nhiên, với hình thức mua hàng trực tuyến trên website www.hoasengroup.vn, Tập đoàn Hoa Sen đã mang đến tiện ích tối đa cho người tiêu dùng. Chỉ với vài thao tác đơn giản, khách hàng có thể tìm hiểu đầy đủ thông tin về sản phẩm và đặt mua tại địa điểm chi nhánh gần nhất. Nhân viên của Tập đoàn Hoa Sen sẽ liên hệ tư vấn và giao hàng tận nơi cho khách hàng. Với sự đổi mới đột phá về phương thức bán hàng, Tập đoàn Hoa Sen đã trở thành đơn vị tiên phong trong ngành vật liệu xây dựng mang đến “làn gió mới” trong phương thức mua bán vật liệu xây dựng, ứng dụng công nghệ hiện đại giúp người dân tiết kiệm thời gian và công sức trong việc mua hàng, hướng đến mục tiêu: sản phẩm chất lượng đi đôi với dịch vụ tiện ích dành cho khách hàng.

Tập đoàn Hoa Sen bán hàng lưu động, hỗ trợ người dân vùng lũ

TĐKT - Sau khi cơn bão số 12 - Damrey đi qua các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, người dân nơi đây đang nỗ lực khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống. Nhằm hỗ trợ người dân mua tôn nhanh nhất, trong những ngày qua, Tập đoàn Hoa Sen đã mở những điểm bán hàng lưu động giúp người dân mua hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện, đồng thời cam kết không tăng giá bán trong thời gian này. Cam kết không tăng giá bán tôn Dải đất miền Trung Việt Nam là nơi gánh chịu nhiều thiên tai, bão lũ. Người dân nơi đây hàng năm đều phải gồng mình chống chọi với thiên tai. Mỗi cơn bão đi qua là những hậu quả nặng nề để lại, những mái nhà bị hư hại nặng, sau bão, người dân phải bắt tay vào việc sửa chữa nhà cửa để ổn định cuộc sống. Thấu hiểu được điều đó, Tập đoàn Hoa Sen trong những năm qua luôn đồng hành cùng đồng bào vùng lũ, chung tay góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống sau thiên tai bằng những hoạt động thiết thực: cam kết không tăng giá bán tôn, bán hàng uy tín với 4 cam kết “Bán đúng giá, đúng tiêu chuẩn, đúng chất lượng và được bảo hành”, đồng thời Tập đoàn Hoa Sen sẽ giao hàng tới tận nơi cho khách hàng. Mở điểm bán hàng lưu động, hỗ trợ người dân mua hàng nhanh chóng Sau khi cơn bão số 12 đi qua, Tập đoàn Hoa Sen đã nhanh chóng mở 2 điểm bán hàng lưu động giúp người dân có thể mua tôn một cách nhanh chóng để khắc phục hậu quả sau bão lũ, bao gồm: điểm bán hàng tại Quốc lộ 1A, thôn Long Hòa, xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (địa điểm UBND xã Vạn Long); điểm bán hàng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, người dân vùng lũ sẽ không cần tới các cửa hàng cố định của Tập đoàn Hoa Sen mà vẫn có thể mua tôn một cách nhanh chóng và đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, Tập đoàn Hoa Sen còn có hệ thống chi nhánh tại hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên sẵn sàng phục vụ người dân mua hàng một cách nhanh nhất. Tại tỉnh Phú Yên, Tập đoàn Hoa Sen sở hữu 5 chi nhánh (CN): CN Sông Cầu, CN Tuy An, CN Tuy Hòa, CN Sông Hinh, CN Sơn Hòa. Tại tỉnh Khánh Hòa, Tập đoàn Hoa Sen đã mở 5 chi nhánh: CN Vạn Ninh, CN Ninh Hòa, CN Diên Khánh, CN Cam Ranh 1 và CN Cam Ranh 2. Khi mua tôn tại các điểm bán hàng và cửa hàng của Tập đoàn Hoa Sen, người dân sẽ được hỗ trợ giao hàng tận nơi trong thời gian nhanh nhất. Với việc mở điểm bán hàng lưu động cùng hệ thống chi nhánh dày đặc, cam kết bán hàng chất lượng và không tăng giá, Tập đoàn Hoa Sen đã nỗ lực đồng hành cùng người dân vùng lũ hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa sớm khắc phục hậu quả sau lũ và đưa cuộc sống vào ổn định. Không cần đi xa, mua tôn ngay tại nhà Bên cạnh việc mua hàng trực tiếp tại các điểm bán hàng lưu động hoặc hệ thống chi nhánh, cửa hàng của Hoa Sen, khách hàng còn có thể đặt hàng thông qua trang website bán hàng trực tuyến của Tập đoàn Hoa Sen. Với mục tiêu mang đến những tiện ích tốt nhất cho khách hàng, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp tiên phong trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam triển khai hình thức mua hàng trực truyến trên trang website www.hoasengroup.vn. Tại đây, khách hàng nội địa và khách hàng xuất khẩu có thể tìm hiểu đầy đủ thông tin về các loại sản phẩm, chọn chi nhánh, cửa hàng gần nhất để đặt mua theo hình thức đặt hàng lẻ hoặc đặt hàng thương mại với số lượng lớn. Đặc biệt, với hình thức chat trực tuyến và tổng đài tư vấn miễn phí 18001515, khách hàng sẽ được nhân viên chăm sóc khách hàng của Tập đoàn Hoa Sen tư vấn cụ thể về các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Với hình thức mua hàng mới này, Tập đoàn Hoa Sen mang đến sự đổi mới trong phương thức mua hàng vật liệu xây dựng ở Việt Nam với thông điệp: “Không cần đi xa – mua tôn/ống kẽm/ống nhựa Hoa Sen ngay tại nhà”. Đây chính là một trong những bước phát triển vượt bậc của Tập đoàn Hoa Sen trong việc cải tiến phương thức bán hàng, cung cấp những sản phẩm tốt nhất và dịch vụ mua hàng tiện dụng đến cho khách hàng.

Gần 30% doanh thu Vietlott nộp ngân sách địa phương

Công ty xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đang từng bước thực hiện thành công chủ trương hiện đại hóa ngành xổ số theo Đề án của Chính phủ khi mang lại niềm vui cho hàng triệu khách hàng trên toàn quốc cũng như đóng góp ngân sách các địa phương tổng cộng hơn 1.160 tỷ (tính đến tháng 9 năm 2017) I. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính Vietlott là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Tài chính, do Bộ Tài chính nắm giữ 100% vốn. Vietlott tổ chức kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán tuân thủ các quy định của pháp luật. Sau thời gian chuẩn bị công phu và thận trọng, Bộ Tài chính đã phê duyệt cho phép Vietlott chính thức vận hành hệ thông kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán từ ngày 18/7/2016 tại TP Hồ Chí Minh. Đến tháng 10/2017, Vietlott đã có mặt tại 34 tỉnh, thành phố với 3 sản phẩm Mega 6/45, Max 4D và Power 6/55 góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí có thưởng lành mạnh, đồng thời làm giảm các hoạt động lô đề bất hợp pháp. II. Gần 30% doanh thu bán vé nộp ngân sách địa phương Tính đến ngày 30/9/2017, doanh thu lũy kế của Vietlott đạt hơn 4.461 tỷ đồng. Trên cơ sở nguyên tắc tiền của người chơi được trả lại cho người chơi, thông qua phần lớn nhất là tiền trả thưởng cho khách hàng. Tổng số giải Jackpot sản phẩm Mega 6/45 được trao thưởng là 36 giải với tổng giá trị là 1.658 tỷ đồng, và sản phẩm Power 6/55 ghi nhận 01 giải Jackpot 2 được trao với trị giá 5,7 tỷ đồng. Quy trình trả thưởng của Vietlott đảm bảo công khai minh bạch. Tại các buổi lễ trao thưởng giải Jackpot, có sự tham gia, chứng kiến của Bộ Công An, Bộ Tài Chính, Bộ VHTT&DL, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc địa phương, và đại diện cơ quan chính quyền tại địa phương, Deloitte Việt Nam, đại lý phát hành vé trúng thưởng và đại diện cơ quan báo chí. Khách hàng trúng Jackpot kỳ quay thưởng thứ 116 sản phẩm Mega 6/45 – Ông Trần Nhật Khánh (trái) Chỉ riêng trong năm 2017, tính đến 30/9/2017, kết quả thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước của Vietlott tại các địa phương là 713,8 tỷ đồng. Bên cạnh nhiệm vụ chính là phát triển hệ thống kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán, phát triển thị trường trò chơi giải trí có thưởng tại Việt Nam nói chung theo hướng hiện đại, minh bạch và có trách nhiệm; tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương. Vietlott cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua các chương trình hỗ trợ cộng đồng, chung tay cùng các địa phương thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Cụ thể trong năm 2017, Vietlott đã hỗ trợ các cá nhân, tổ chức và chương trình thiện nguyện tổng cộng hơn 4 tỷ đồng, trong đó đóng góp từ các khách hàng trúng Jackpot của Vietlott là hơn 3,2 tỷ đồng. Ngoài ra đối tác của Vietlott đã tài trợ công tác an sinh xã hội tại 22 tỉnh, thành phố khai trương kinh doanh mỗi địa phương 100 triệu đồng. Khách hàng trúng Jackpot 2 kỳ quay thưởng thứ 23 sản phẩm Power 6/55 –  Ông Tùng (phải) III. Hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế Đầu tháng 4/2017, qua quy trình xét duyệt khắt khe của Ban điều hành Hiệp hội xổ số thế giới (WLA), Vietlott đã trở thành doanh nghiệp xổ số đầu tiên của Việt Nam được WLA chính thức phê duyệt trở thành thành viên, đưa hoạt động kinh doanh xổ số của Việt Nam có mặt trên bản đồ xổ số thế giới. Trước đó, Vietlott là thành viên của Hiệp hội Xổ số châu Á – Thái Bình Dương (APLA). Sự kiện trở thành thành viên của WLA, Vietlott cam kết thực hiện đầy đủ 7 quy định của WLA về Chơi có trách nhiệm cũng như nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực về kinh doanh xổ số của WLA vào hệ thống kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán của Vietlott tại Việt Nam.

Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới đầu tư gần 16 tỷ đồng xây dựng công trình hạn chế tổn thất

TĐKT - Theo báo cáo hoạt động của Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới (BHXCG) - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam những tháng đầu năm 2017, Quỹ đã tích cực triển khai các hoạt động theo kế hoạch sử dụng quỹ năm 2017, cơ bản hoàn thành các kế hoạch đề ra. Hỗ trợ nhân đạo cho gia đình nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn giao thông tại Lào Cai Quỹ BHXCG - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, việc triển khai thực hiện các công trình đề phòng hạn chế tổn thất năm 2017 do Quỹ BHXCG tài trợ cơ bản hoàn thành tiến độ. Tất cả công trình đã có vốn đối ứng của tỉnh, một số công trình đang hoàn thiện hồ sơ phê duyệt báo cáo kỹ thuật. Theo kế hoạch phê duyệt của Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tổng giá trị các công trình được tài trợ năm 2017 là gần 16 tỷ đồng, trong đó có một phần kinh phí từ năm 2016 chuyển sang. Theo kế hoạch, năm 2017, Quỹ BHXCG đã và đang đầu tư xây dựng hàng chục công trình đề phòng, hạn chế tổn thất: Công trình “Lắp đặt đèn tín hiệu tại ngã tư thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc và ngã 4 thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, giữa đường Nguyễn Trãi và đường Lê Minh Hương - tỉnh Hà Tĩnh” do Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt giới thiệu và Ban An toàn giao thông tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư; dự toán 2 tỷ đồng, trong đó Quỹ BHXCG tài trợ hơn 1,4 tỷ đồng. Công trình “Lắp đặt hộ lan tôn sóng và một số điểm giảm tốc, biển báo tại một số nút trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” do Bảo hiểm PVI giới thiệu và UBND thành phố Phủ Lý làm chủ đầu tư; dự toán 2 tỷ đồng, trong đó Quỹ BHXCG tài trợ 1,4 tỷ đồng..., góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông tại các điểm đen trên địa bàn nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Bên cạnh việc đầu tư các công trình đề phòng, hạn chế tổn thất, Quỹ BHXCG cũng đã đẩy mạnh triển khai cơ sở dữ liệu bảo hiểm (BH) bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; tiến hành cập nhật danh sách các hãng xe, hiệu xe mới vào cơ sở dữ liệu. Đến thời điểm hiện tại đã có 14/26 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) thực hiện việc cập nhật dữ liệu: Bảo Minh, Bảo Long, Vass, AAA, BIC, Bảo Ngân, Phú Hưng, Hùng Vương, YNI, UIC, Bảo Việt Tokiomarine, Fubon, MSIG, Cathay, Liberty; một số DN chưa cập nhật dự liệu: PVI, PJICO, GIC, ABIC, MIC, BSH. Theo đại diện Quỹ BHXCG, cơ sở dữ liệu này sẽ cung cấp cho các nhà quản lý DNBH, hiệp hội, cơ quan quản lý về tình hình tham gia BH của chủ xe, lái xe, tình hình tai nạn và giải quyết bồi thường, đánh giá rủi ro với từng chủ xe, lái xe. Đồng thời hệ thống cũng đưa ra cảnh báo về nguyên nhân, mức độ tai nạn trên từng xe, lái xe, độ tuổi người bị tai nạn, thời gian, địa điểm hay xảy ra tai nạn để các cơ quan chức năng phòng ngừa. Định kỳ hàng tháng, Quỹ đều có báo cáo tình hình sử dụng hệ thống và cập nhật dữ liệu gửi cơ quan quản lý, tuy nhiên vẫn có một số DNBH chưa cập nhật dữ liệu, vì vậy đề nghị cơ quan quản lý có giải pháp để DNBH tuân thủ quy định, đảm bảo hệ thống cơ sở dữ liệu hoạt động hiệu quả. Đại diện Quỹ cũng cho biết thêm, chương trình kết nối cơ sở dữ liệu với Cục Cảnh sát giao thông dự kiến sớm triển khai. Hiện Cục Cảnh sát giao thông đã xây dựng phương án chia sẻ thông tin về các vụ tai nạn giao thông mà Quỹ BHXCG cần: biển số xe; số giấy chứng nhận đăng ký xe; họ và tên người điều khiển; nơi vi phạm/xảy ra tai nạn., nhằm giải quyết bồi thường BH nhanh chóng, chính xác vụ tai nạn giao thông. Quỹ BHXCG cho biết, hiện Quỹ đã nhận được hơn chục bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhân đạo và bước đầu đã giải quyết chi hỗ trợ cho gần chục nạn nhân. Cụ thể, Quỹ BHXCG đã tiến hành trao số tiền hỗ trợ nhân đạo cho gia đình nạn nhân Trần Văn Huynh tử vong trong vụ tai nạn xảy ra ngày 16/5/2016 tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội. Nạn nhân Trần Văn Huynh điều khiển xe máy đi chiều Hà Đông - Hòa Bình va chạm với xe ô tô đi chiều ngược lại dẫn đến tử vong, xe gây tai nạn bỏ chạy. Sau 5 tháng điều tra, xác minh không có thông tin về xe liên quan, cơ quan công an kết luận không tìm được xe gây tai nạn. Mới đây, Quỹ cũng đã trao số tiền nhân đạo 60 triệu đồng cho gia đình 3 nạn nhân bị tai nạn giao thông tại Nghệ An (số tiền theo quy định là 20 triệu đồng/1 nạn nhân)… Đây là việc làm thiết thực nhằm động viên tinh thần cho người nhà nạn nhân tử vong trong tai nạn giao thông. Đại diện Quỹ cũng cho biết, mức chi hỗ trợ nhân đạo từ đầu năm đến này còn khá nhỏ so với kế hoạch dự chi năm 2017 là hơn 3,4 tỷ đồng. Hiện Quỹ đã có công văn kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 103/2009/TT-BTC để tăng mức chi hỗ trợ nhân đạo và mở rộng đối tượng chi hỗ trợ nhân đạo: chi cho các vụ tai nạn thương tâm; chi cho những cá nhân, tập thể có thành tích trong việc cứu người đảm bảo an toàn giao thông… HT    

Trang