Huyện Nghi Xuân - Điểm sáng phát triển phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh
Là địa phương giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, trong công cuộc đổi mới và hội nhập, Nghi Xuân đã có những bước tiến năng động, ghi nhiều dấu ấn trong sự phát triển chung của tỉnh Hà Tĩnh. Cuối năm 2018, Nghi Xuân trở thành huyện đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là bước đệm để Nghi Xuân tiếp tục tiến bước trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa phía Bắc tỉnh và huyện nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020, gia tăng vị thế trên bản đồ phát triển tỉnh Hà Tĩnh. Nghi Xuân là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, có diện tích tự nhiên là 22.004,56 ha; gồm 19 xã, thị trấn với 24.955 hộ gia đình và 98.500 nhân khẩu. Nơi đây hội tụ đầy đủ những tinh hoa của núi Hồng, sông Lam, với nhiều danh nhân, di tích, danh thắng nổi tiếng: Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du; Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ... là những tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế biển, du lịch. Trong 5 năm qua, hòa nhập vào sự đổi mới của tỉnh và đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đã chủ động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng quê hương Nghi Xuân phát triển lên một tầm cao mới. Trong lĩnh vực kinh tế, huyện đã tập trung đầu tư mũi nhọn vào kinh tế biển, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ gắn với khai thác, nuôi trồng thủy sản nhằm tăng trưởng kinh tế theo hướng nhanh, mạnh, bền vững. Nếu như năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 14% thì đến năm 2018 đã tăng lên mức cao 17,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông - lâm - thủy sản chiếm 18,56%; công nghiệp - xây dựng chiếm 47,67%; thương mại - dịch vụ chiếm 33,77%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng, gấp 2 lần so với năm 2014. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với giá trị sản xuất đạt 854,8 tỷ đồng, bằng 102,3% kế hoạch, tăng 15,93% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản được duy trì, phát triển khá, chất lượng và giá trị sản phẩm được nâng cao nhờ phát triển nhanh đội tàu đánh bắt xa bờ (hiện có 27 chiếc trong đó có 6 tàu vỏ thép công suất trên 800 CV), diện tích nuôi trồng mặn lợ tăng 38,1 ha. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - đạt 2.402 tỷ đồng, bằng 100,22% kế hoạch, tăng 23,63% so với năm 2017. Huyện đã hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch và đang thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng Dự án đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Xuân Lĩnh theo quy định; chủ động phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh trong các hoạt động xúc tiến đầu tư và triển khai xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng của Khu công nghiệp Gia Lách; tổ chức tập huấn về khởi sự doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu và phổ biến chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp chế biến, góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn. Đáng chú ý, mảnh đất Anh hùng Nghi Xuân đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Diện mạo nông thôn nơi đây được tô điểm bởi những gam màu tươi sáng, hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông được cải thiện, đời sống người dân được nâng cao rõ rệt. Cuối năm 2018, Nghi Xuân vinh dự trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Song hành với kinh tế phát triển là lĩnh vực văn hóa - xã hội có những chuyển biến tích cực. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, truyền thông được triển khai thực hiện tốt, đáp ứng được nhu cầu thụ hưởng văn hóa ngày càng cao của nhân dân; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đi vào chiều sâu, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đã mang lại những hiệu quả tích cực. Năm 2018, Nghi Xuân đã tổ chức thành công hoạt động kỷ niệm 240 năm ngày sinh và tưởng niệm 160 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Công Trứ. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn ở trong tốp đầu của tỉnh, đến hết năm 2018, huyện Nghi Xuân có 39 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 75%. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, nhất là với các đối tượng thuộc diện chính sách và người nghèo. Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được thực hiện hiệu quả; chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 98% kế hoạch; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 92%. Công tác an sinh xã hội được thực hiện hiệu quả, huyện thường xuyên quan tâm chăm lo, giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách; đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm và giảm nghèo. Năm 2018, huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động, trong đó có 1.300 lao động xuất khẩu; tổ chức 28 lớp đào tạo nghề cho gần 1.000 đối tượng thuộc các hộ dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển và 5 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho trên 150 lao động nông thôn theo Đề án 1956; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,29%. Với những thành tích nổi bật trong xây dựng và phát triển quê hương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghi Xuân đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2008; Chính phủ tặng Cờ thi đua năm 2017; UBND tỉnh Hà Tĩnh tặng nhiều Cờ thi đua, danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc và Bằng khen. Đặc biệt, huyện đang được Chủ tịch nước xét tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho những thành tích xuất sắc giai đoạn 2014 - 2018. Một Nghi Xuân đang trên đà phát triển nhanh, mạnh, bền vững là nhận định chung khi đặt chân lên mảnh đất phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh này. Song chưa tự bằng lòng với những thành quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức đồng lòng mang đến những sắc diện mới cho quê hương, xây dựng huyện phát triển xứng tầm một trung tâm kinh tế - văn hóa phía Bắc tỉnh, một huyện nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020 và ghi những dấu ấn đậm nét trong toàn cảnh phát triển tỉnh Hà Tĩnh.Chuyên đề
Kho bạc Nhà nước (KBNN) Liên Chiểu là tổ chức trực thuộc KBNN Đà Nẵng, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn quận Liên Chiểu theo quy định của pháp luật.
Những năm qua, mặc dù đội ngũ công chức được biên chế cho đơn vị không tăng và có rất nhiều các biến động, song toàn thể lãnh đạo, công chức KBNN Liên Chiểu đã ngày đêm nỗ lực, phấn đấu với quyết tâm rất cao và đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của mình, trong điều kiện số đơn vị giao dịch, số thu, số chi tăng lên gấp nhiều lần.
Năm 2009, KBNN Liên Chiểu vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho thành tích xuất sắc từ năm 2004 đến năm 2008 và tiếp sau đó vào năm 2011, được tặng thưởng Bằng khen của Bộ Tài chính cho thành tích xuất sắc đạt được của 2 năm 2009 và 2010.
Ngay sau thời điểm này, từ năm 2011 đến năm 2017, KBNN Liên Chiểu liên tục 7 năm liền được Bộ Tài chính công nhận đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, 2 lần được Bộ Tài chính tặng Bằng khen năm 2013 và năm 2015.
Những phần thưởng cao quý này là động lực để tập thể lãnh đạo và công chức KBNN Liên Chiểu đã liên tục phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành xuất sắc tất cả các nhiệm vụ hằng năm; từ đó khẳng định vững chắc vai trò, vị trí với nhiều đóng góp tích cực vào quá trình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách của địa phương, mà nổi bật nhất là những đóng góp trong công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước (NSNN) các cấp trên địa bàn quận.
Công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong các hoạt động nghiệp vụ, trong thanh toán, trong vận hành hệ thống công nghệ thông tin và trong quản lý tiền, tài sản của Nhà nước do KBNN Liên Chiểu quản lý luôn được tuyệt đối đảm bảo. Điều này được thực hiện thông suốt, hiệu quả, tuyệt đối an toàn nhờ vào việc quan tâm chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo đơn vị; sự thận trọng, trách nhiệm và chuyên nghiệp trong vận hành các hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ công chức; việc giữ vững kỷ cương, kỷ luật; sự phối hợp tích cực với các đơn vị liên quan trên địa bàn… Công tác quản lý, thu chi tiền mặt trực tiếp tại KBNN Liên Chiểu được thực hiện đúng quy định.
Đối với nhiệm vụ tham gia thực hiện thu NSNN, KBNN Liên Chiểu luôn chủ động phối hợp với các cơ quan thu và các ngân hàng thương mại; kịp thời thực hiện Dự án Hiện đại hóa thu nộp NSNN do Trung ương triển khai để tổ chức tốt công tác thu trên địa bàn; thực hiện hạch toán nhanh chóng, điều tiết chính xác số thu NSNN; góp phần quan trọng vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ thu NSNN hằng năm của quận nhà.
Cùng với các đơn vị KBNN trên địa bàn TP Đà Nẵng, KBNN Liên Chiểu đã thực hiện rất sớm việc phối hợp và ủy nhiệm thu NSNN cho Ngân hàng thương mại đầu tiên nơi đơn vị có tài khoản tiền gửi (là Agribank Liên Chiểu) từ tháng 10 năm 2009 theo các văn bản triển khai của KBNN trước khi có Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính.
Đến nay, KBNN Liên Chiểu đã trở thành một trong số ít các đơn vị đầu tiên trong số các đơn vị KBNN trên địa bàn TP Đà Nẵng và cũng khá hiếm trên bình diện chung cả nước, đã hoàn thành việc phối hợp, ủy nhiệm cho cả 5 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn có thực hiện phương thức thanh toán song phương điện tử với hệ thống KBNN thực hiện thu NSNN (Bao gồm: Agribank Liên Chiểu, BIDV Hải Vân, Vietinbank Bắc Đà Nẵng, Vietcombank Đà Nẵng và MBBank Đà Nẵng).
Thành tích nổi bật này trong công tác tổ chức thu NSNN đã phát huy được hiệu quả, giảm dần lượng thu bằng tiền mặt tại KBNN Liên Chiểu, tạo ra mạng lưới rộng khắp các điểm thu để thuận tiện hơn cho các cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ với NSNN, góp phần cải cách hành chính và góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ thu NSNN hằng năm trên địa bàn quận Liên Chiểu.
Nhiệm vụ chính trị quan trọng của đơn vị và của chung cả hệ thống KBNN là kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN liên tục trong nhiều năm qua cũng luôn được KBNN Liên Chiểu quan tâm đúng mức và thực hiện đúng phạm vi về trách nhiệm và quyền hạn theo quy định; thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ, đúng quy trình, đúng thời gian, kiên quyết từ chối thanh toán các khoản chi chưa đủ điều kiện, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao vai trò kiểm soát của KBNN trong chi tiêu, sử dụng NSNN, gắn liền với việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng, chống tham nhũng, nhất là trong điều kiện thắt chặt chi tiêu công, góp phần kiềm chế lạm phát trong những năm gần đây.
Song song với các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, KBNN Liên Chiểu luôn quan tâm đến công tác cải cách hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch.
Điều đó được thể hiện thông qua việc thực hiện đúng tiến độ các chương trình hiện đại hóa trong công tác thu, chi NSNN do KBNN triển khai (TABMIS, TCS tập trung, hiện đại hóa thu NSNN, thanh toán song phương điện tử...) góp phần rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục giao dịch và rút ngắn đáng để thời gian chuyển tiền thanh toán; tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch.
Trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức các biện pháp thực hiện nhiệm vụ, KBNN Liên Chiểu luôn chú trọng xây dựng, giữ gìn vững chắc khối đoàn kết thống nhất trong nội bộ; nâng cao được tinh thần hợp tác, giúp đỡ, tạo điều kiện và phối hợp tốt trong quan hệ công tác giữa các bộ phận, các công chức tại đơn vị; cũng như mối quan hệ và chỉ đạo thống nhất giữa cấp uỷ Chi bộ, chính quyền, công đoàn trong đơn vị để lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và các mặt công tác khác.
Các phong trào thi đua thường niên theo phát động của KBNN Đà Nẵng luôn được KBNN Liên Chiểu tổ chức triển khai đạt hiệu quả cao. Nội dung và các phong trào thi đua hằng năm đều được đơn vị phát động và cam kết thực hiện vào đầu năm, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị cũng như các phong trào khác; có theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết và đề nghị khen thưởng theo yêu cầu của KBNN Đà Nẵng. Đây cũng là nền tảng vững chắc giúp KBNN Liên Chiểu luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ngày càng phát triển vững mạnh.
Nhiều năm qua, Trường Tiểu học Hùng Vương nổi bật lên là đơn vị điển hình tiên tiến, dẫn đầu khối Tiểu học thị xã Ngã Bảy nói riêng, tỉnh Hậu Giang nói chung. Năm 2012, nhà trường trở thành đơn vị duy nhất của tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, đến tháng 6/2017, tiếp tục được công nhận lại. Thầy và trò nhà trường vẫn đang từng ngày miệt mài phấn đấu, vươn lên, lập nhiều thành tích trong dạy và học, xứng đáng với sự tin tưởng của ngành và nhân dân.
Để giữ vững và phát huy danh hiệu trường chuẩn Quốc gia mức độ II, trong 5 năm học trở lại đây, Trường Tiểu học Hùng Vương đã có những bước phát triển vượt bậc và khẳng định được chất lượng và uy tín của mình.
Diện mạo nhà trường ngày càng khang trang, xanh - sạch- đẹp, thân thiện và văn minh. Cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị phục vụ dạy và học được tăng cường đầu tư và bổ sung hàng năm ngày càng hiện đại và đầy đủ.
Bên cạnh hệ thống cơ sở vật chất hoàn thiện là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từng bước được chuẩn hóa và có tâm huyết, yêu nghề, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và luôn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác.
Năm học 2017 - 2018, Trường có tổng số 49 cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong đó có 40 giáo viên trực tiếp giảng dạy, với 100% đạt chuẩn, 85,5% trên chuẩn; 34 giáo viên giỏi cấp trường; 1 Tổng phụ trách giỏi cấp thị xã; giáo viên của Trường có 4 đồ dùng dạy học đạt giải cấp thị xã, 2 đồ dùng dạy học đạt giải cấp tỉnh.
Trên nền tảng môi trường giáo dục thân thiện, hiện đại, với đội ngũ thầy cô vững về chính trị, chuyên môn, lại hết mình vì sự phát triển toàn diện của học trò, cùng việc thực hiện tốt, hiệu quả phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, phong trào thi đua viết chữ đẹp; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; cũng như đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, chất lượng giáo dục toàn diện của Trường được nâng cao qua từng năm học.
Thầy hiệu trưởng Đặng Văn Anh tự hào chia sẻ: “Năm học 2017 - 2018, tỷ lệ huy động trẻ từ 6 - 14 tuổi ra lớp đạt 100%. Trường có 872 học sinh với 100% đạt về mặt phẩm chất; 99.7% học sinh đạt về mặt năng lực và hoàn thành chương trình lớp học; 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học. Đặc biệt, học sinh nhà trường tiếp tục thu hoạch nhiều giải cao tại các cuộc thi, hội thi, hội thao các cấp như: Đạt 83 giải cấp trường, 55 giải cấp thị xã và 16 giải cấp tỉnh”.
Với những thành tích nổi bật trong sự nghiệp trồng người, Trường Tiểu học Hùng Vương nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2010; Chính phủ tặng Cờ thi đua năm 2017; 2 năm liền 2017 - 2018 được UBND tỉnh Hậu Giang tặng Cờ thi đua dẫn đầu khối Tiểu học; nhiều năm được UBND tỉnh Hậu Giang tặng Bằng khen. Đặc biệt, nhà trường đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2018.
Phát huy truyền thống tốt đẹp trên chặng đường phát triển, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Hùng Vương sẽ tiếp tục nỗ lực, cống hiến, viết tiếp những thành công mới trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, mãi là địa chỉ vàng về dạy tốt, học tốt của thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Nét khởi sắc trên địa bàn phường Đức Thuận (thị xã Hồng Lĩnh) sau 10 năm thành lập
Được thành lập năm 2009, trong điều kiện xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, nguồn lực đầu tư hạn hẹp, phường Đức Thuận đã phải đối mặt với bộn bề khó khăn. Vượt qua trở ngại bước đầu cùng những thăng trầm trong suốt chặng đường 10 năm, phường đã từng bước lớn mạnh, đem tới nét khởi sắc trên từng con đường, ngõ phố cũng như nét rạng ngời trên khuôn mặt của mỗi người dân nơi đây. Thành quả ấy đến từ sự chỉ đạo, điều hành sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy, HĐND, UBND phường cùng với sự vào cuộc tuyên truyền mạnh mẽ của MTTQ và các tổ chức đoàn thể; và hơn cả là sự đồng thuận và tin tưởng của nhân dân. Hội nghị tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ phường Đức Thuận Diện mạo đô thị văn minh, hiện đại đang dần hiện hữu Một điểm dễ dàng nhận thấy trên địa bàn phường Đức Thuận trong những năm trở lại đây là sự phát triển không ngừng của hệ thống cơ sở hạ tầng và cảnh quan đô thị. Trước năm 2009, ngoài tuyến quốc lộ 1A, 8A đi qua, Đức Thuận chỉ có tuyến đường Thống Nhất được thảm nhựa nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng; nhiều tuyến đường trục chính nhưng rất nhỏ hẹp, nhiều tuyến đường còn đường đất. Từ năm 2009 đến nay Phường đã tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các thiết chế văn hoá, trường học, trạm y tế, trồng cây xanh trên các tuyến đường... với tổng vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng. Năm 2014, Ban Chấp hành Đảng bộ phường đã ban hành Nghị quyết về công tác chỉnh trang đô thị và tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng mạnh mẽ và lan toả sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Từ đó đến nay, toàn phường đã làm được 26 tuyến đường có bề rộng nền đường từ 5,5 m – 7 m, có mương thoát nước hai bên, có điện chiếu sáng công cộng đạt chuẩn; nhiều tuyến đường trồng hoa, cây xanh, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Nhân dân đã hiến hơn 28.000 m2 đất, hàng ngàn mét bờ rào và nhiều tài sản có giá trị khác, tổng tài sản hiến hơn 22,5 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ dân đóng góp 13,5 triệu đồng để chỉnh trang đô thị, xây dựng đô thị văn minh, phấn đấu đến hết năm 2020 tất cả các tuyến lối chính trong phường đều được đầu tư xây dựng đạt chuẩn. Các nhà văn hoá, sân vận động được đầu tư xây dựng lại khang trang, đảm bảo sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao cho nhân dân trong toàn phường. Chỉ trong năm 2018, phường đã làm lại 4 nhà văn hoá ở 4 tổ dân phố với tổng giá trị 3,7 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 2,5 tỷ đồng. Tổ chức trồng hoa tuyến đường nhà văn hóa Thuận Tiến Công tác triển khai nhiệm vụ chỉnh trang đô thị năm 2019 Công tác quy hoạch được thực hiện tốt, vừa mang tầm nhìn lâu dài, vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt. Việc phát huy dân chủ, minh bạch, công bằng trong công tác giải phóng mặt bằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án hoàn thành đúng tiến độ. Cảnh quan xanh - sạch - đẹp - văn minh ở Đức Thuận được đảm bảo nhờ các đợt ra quân chỉnh trang đô thị và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân. Kinh tế - xã hội đạt bước tiến đáng trân trọng Đức Thuận có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 12%; tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt 286,23 tỷ đồng. Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động, đủ về số lượng và đa dạng về chủng loại. Các cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ có bước phát triển về quy mô, không ngừng đổi mới hình thức kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh. Toàn phường hiện có 118 cơ sở sản xuất kinh doanh Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tạo việc làm cho hơn 400 lao động, với mức thu nhập bình quân 5,3 triệu đồng/tháng. Đức Thuận cũng làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo bước tiến cho nông nghiệp với giá trị đạt 37,54 tỷ đồng vào năm 2018, tăng 0,8% so với cùng kỳ. Hoạt động sinh hoạt cộng đồng, văn nghệ, thể thao quần chúng đa dạng về nội dung, hình thức đã đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa phong phú của người dân. Công tác giáo dục luôn là niềm tự hào của phường với 100% trường đạt chuẩn Quốc gia, giáo viên và học sinh địa phương cũng để lại dấu ấn trong nhiều cuộc thi các cấp. Đức Thuận đã phổ cập giáo dục bậc tiểu học, mầm non đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục bậc THCS đạt kết quả vững chắc. Là phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế, Đức Thuận luôn chăm lo tới công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Trong năm 2018, Trạm Y tế đã khám cho 2.126 lượt bệnh nhân, điều trị ngoại trú 1.800 lượt bệnh nhân, khám dự phòng 2.500 lượt người. Số người tham gia BHYT chiếm 90% dân số của phường. Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tương thân tương ái” đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân và được cụ thể hóa bằng nhiều hành động thiết thực, việc giải quyết các chế độ, chính sách cho người có công, chi trả chế độ lương hưu, trợ cấp, bảo trợ xã hội, BHXH, BHYT cũng được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc phường Đức Thuận Một trong những điểm sáng của phường không thể không nhắc tới là sự sáng tạo, chủ động trong cải cách hành chính. Việc triển khai mô hình “3 trong 1”; nâng cấp bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, hệ thống điện tử 1 cửa, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; thành lập tổ hỗ trợ công dân đã giúp tiết kiệm thời gian, công sức, đem tới sự hài lòng cho người dân. Thành tựu trong 10 năm qua chính là điểm tựa vững chắc để phường Đức Thuận nỗ lực thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, xây dựng phường đạt chuẩn đô thị văn minh và cùng với thị xã Hồng Lĩnh xây dựng đạt đô thị loại III vào năm 2020.Được thành lập năm 1997, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Vận tải đường bộ huyện Châu Đức hiện có 367 thành viên với tổng số vốn hoạt động là hơn 34,4 tỷ đồng. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong tiến trình phát triển, được sự hỗ trợ của Sở Giao thông Vận tải, UBND huyện, Liên minh HTX tỉnh cùng nỗ lực không ngừng của cán bộ và thành viên, HTX đã gặt hái được những thành quả đáng trân trọng. Năm 2018, tổng doanh thu của HTX đạt hơn 725 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 306 triệu đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 4,5 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân của thành viên đạt 6,8 triệu đồng/tháng.
Các phương tiện vận tải của HTX Dịch vụ Vận tải đường bộ huyện Châu Đức có mặt hàng ngày tại bến xe
HTX đang sở hữu 144 xe vận tải hành khách, vận chuyển 991.800 hành khách mỗi năm; 257 xe vận tải hàng hóa với sản lượng 118.800 tấn/năm. Hiện 22 xe khách chạy tuyến cố định phục vụ 4 tuyến: Châu Đức đi bến xe Miền Đông thành phố Hồ Chí Minh, Châu Đức đi bến xe Bù Đăng tỉnh Bình Phước, Châu Đức đi bến xe Đông Hà tỉnh Quảng Trị, Châu Đức đi bến xe Bình Đại tỉnh Bến Tre.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, HTX đã triển khai dịch vụ đón khách tại các xã vùng sâu, vùng xa của Huyện. Luôn chấp hành tốt Luật an toàn giao thông, trong năm qua, HTX không để xảy ra vụ vi phạm nghiêm trọng nào.
Công tác hỗ trợ cho các chủ phương tiện được HTX thực hiện tốt thông qua việc chủ động liên hệ với bưu điện để chuyển các văn bản giấy tờ tới các chủ xe, tổ chức học và cấp chứng chỉ cho các đối tượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe.
Ban Giám đốc HTX đã chủ động liên hệ với các cơ sở y tế đủ điều kiện để tổ chức cho đội ngũ lái xe của HTX khám sức khỏe định kỳ đạt kết quả tốt. Mọi kiến nghị, thắc mắc của thành viên, người lao động đều được giải quyết kịp thời, thỏa đáng.
Đội ngũ cán bộ quản lý của HTX giàu năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ thành viên vào bất kỳ thời gian, công việc theo yêu cầu. Tham gia vào HTX, các thành viên có đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao. Từ 1 xe ban đầu, sau vài năm, nhiều thành viên đã phát triển lên 2, 3 xe.
Xe của HTX đưa đón khách
Một trong những ấn tượng tốt đẹp khi nhắc đến HTX Dịch vụ Vận tải đường bộ huyện Châu Đức là dù trong giai đoạn thịnh vượng hay khó khăn, HTX luôn san sẻ một phần trách nhiệm với cộng đồng. Cụ thể là nhiệt tình: Ủng hộ Quỹ khuyến học, nhà tình nghĩa, đồng bào chịu thiệt hại do thiên tai…
Sự lớn mạnh của HTX Dịch vụ Vận tải đường bộ huyện Châu Đức cùng những đóng góp đáng trân trọng trong việc nâng cao chất lượng sống cho người dân của HTX đã được ghi nhận thông qua các phần thưởng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Liên minh HTX Việt Nam, Cờ thi đua của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu…
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển 5.500 chỉ tiêu năm 2019
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập tháng 6 năm 1996, do Giáo sư Trần Phương - Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (Khóa IV và V), nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - làm Hiệu trưởng. Là cơ sở đào tạo đa ngành (trên 26 ngành); đa cấp (cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ), đa hình thức (chính quy, liên thông, vừa học - vừa làm, trực tuyến). Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế và các nhà kỹ thuật – công nghệ thực hành; bác sĩ, dược sĩ, cử nhân điều dưỡng giỏi y thuật và giàu y đức tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà trường tôn trọng quyền lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Miễn là bạn đủ điều kiện vào học đại học, bạn có quyền lựa chọn bất cứ ngành học nào mà nhà trường có đào tạo (trừ ngành Y đa khoa, Dược, Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng). Với quy mô đào tạo 25 - 30 nghìn sinh viên/năm, Trường có một đội ngũ cán bộ giảng dạy hùng hậu: 1116 giảng viên cơ hữu. Trong đó, có: 79 giáo sư, phó giáo sư; 105 tiến sĩ và 675 thạc sĩ. Ngoài sinh viên Việt Nam, Trường còn đào tạo hàng nghìn sinh viên cho hai nước bạn Lào và Cam-puchia. Trường có 3 cơ sở với diện tích 22 ha. Có đủ phòng học, phòng thực hành, phòng tập đa năng, thư viện... với đầy đủ phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại. - Cơ sở chính: Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Có đủ chỗ học cho 25.000 sinh viên. - Cơ sở 2: Phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Có đủ chỗ học cho 10.000 sinh viên và có ký túc xá đủ chỗ ở cho 2.000 sinh viên. - Cơ sở 3: Xã Vĩnh Tân, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình: Cơ sở đào tạo nghề. Nhiều sinh viên của trường đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Được các cơ quan tuyển dụng và người sử dụng lao động đánh giá cao: Ngoài kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, còn thành thạo về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, kỹ năng mềm và tương đối thành thạo về ngoại ngữ. Qua 23 năm hoạt động, Trường đã tiếp nhận 128.700 học viên và sinh viên. Số đã tốt nghiệp là 100.636 người (Cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư: 88.117 người; thạc sĩ: 3.517 người; tiến sĩ: 10 người). Hầu hết có việc làm ngay khi ra trường với mức lương khá cao. Với những thành tích đạt được, Trường đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba. Trường là địa chỉ đào tạo tin cậy, có chất lượng trong hệ thống các trường đại học Việt Nam. Năm 2019, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông tin tuyển sinh như sau: - Tên trường: Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Mã trường: DQK - Chỉ tiêu đại học hệ chính quy: 5.500 - Phương thức tuyển sinh: + Sử dụng kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 để xét tuyển: 2.825 chỉ tiêu; + Xét tuyển bằng học bạ (kết quả học tập lớp 12): 2.675 chỉ tiêu. - Sinh viên có thể chọn học tập tại 1 trong 2 cơ sở : + Cơ sở 1: Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội + Cơ sở 2: Phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (có ký túc xá: 2000 chỗ). - Học phí hiện nay: Khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Ngôn ngữ: 1.200.000đ/tháng; Công nghệ - Kỹ thuật: 1.600.000đ/tháng; Điều dưỡng: 2.500.000đ/tháng; Dược học: 2.500.000đ/tháng; Y đa khoa: 5.000.000đ/tháng; Răng Hàm Mặt: 6.000.000đ/tháng. Khi Nhà trường đào tạo theo quy chế ‘‘Tín chỉ’’ thì học phí sẽ có thông báo cụ thể. Địa chỉ: Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Website: www.hubt.edu.vn. Điện thoại liên hệ: (024) 3.6339113 ; (024) 3.6336507 máy lẻ 110.Cơ quan Ủy ban Kiểm tra – Thanh tra tỉnh Hà Giang xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng và nhân dân
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra tỉnh Hà Giang được thành lập theo quyết định Số 1648 ngày 24/9/2018 trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy với Thanh tra tỉnh Hà Giang. Tuy bước đầu gặp khó khăn nhất định nhưng dưới sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, cơ quan đã từng bước kiện toàn, đi vào hoạt động có nền nếp. Đội ngũ cán bộ, công chức của ngành luôn chấp hành các quy định về quy tắc ứng xử, tự giác nâng cao trình độ, vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trụ sở Cơ quan Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra tỉnh Ngay sau khi được hợp nhất, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra tỉnh đã bắt tay ngay vào công tác kiện toàn tổ chức. Cơ quan luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm. Trong đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có 8 thạc sĩ, 27 cử nhân. Cơ quan luôn đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, tiến hành đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt Chi bộ theo hướng đi vào chiều sâu. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức, người lao động luôn được chăm lo, tạo cơ sở để nguồn nhân lực yên tâm công tác. Bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh ủy cùng nhiệm vụ chính trị của địa phương, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra tỉnh đã triển khai kịp thời các Nghị quyết, quy định, Chỉ thị, Hướng dẫn, Kết luận của Trung ương, cấp ủy cấp trên; các chương trình, đề án của Tỉnh ủy; hoàn thành chương trình kế hoạch kiểm tra, giám sát đề ra. Cơ quan cũng có những tham mưu hiệu quả cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, qua đó phát hiện được những mặt hạn chế, khuyết điểm để đưa ra phương án giải quyết kịp thời. Trong năm qua, Cơ quan đã tiến hành kiểm tra các tổ chức, cá nhân khi có dấu hiệu vi phạm, tổ chức Đảng cấp dưới; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng; giám sát chuyên đề, giám sát trực tiếp đối với các Đảng bộ trực thuộc tỉnh. Công tác quản lý Nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đạt được những bước tiến đáng kể. Nhìn chung, chất lượng các cuộc thanh tra không ngừng được nâng cao; nội dung thanh tra có trọng tâm, tập trung vào những vấn đề bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm, đúng định hướng, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương qua từng thời kỳ. Trong năm 2018, Cơ quan đã triển khai 13 cuộc thanh tra tại 13 đơn vị, phát hiện 12/13 đơn vị có sai phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 3,9 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 4 tổ chức và 28 cá nhân; hoàn thành 2/2 cuộc thanh tra trách nhiệm. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được tập trung chỉ đạo, tạo sự đồng tình, thống nhất cao của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội. Sự minh bạch trong hoạt động của các cấp, các ngành, sự công khai trong tài sản và thu nhập của cơ quan, cán bộ trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng vào việc tạo lập và duy trì lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, quản lý của chính quyền địa phương. Quá trình tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được bảo đảm về trình tự, đem tới sự hài lòng cho đông đảo nhân dân nhờ các phương án xử lý thấu tình đạt lý. Phát huy những thành tích đã đạt được, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra tỉnh Hà Giang sẽ tăng cường sự đoàn kết, phấn đấu thực hiện tốt mọi yêu cầu công tác trong giai đoạn tới, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển ngày càng vững mạnh của tỉnh nhà.Phòng Kinh tế Đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc: Những dấu ấn nổi bật năm 2018
Được thành lập năm 1997, hơn hai thập niên qua, Phòng Kinh tế Đối ngoại luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, khẳng định và giữ vững vị thế “Tập thể lao động xuất sắc” của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2018, vượt qua khó khăn, thách thức, tập thể Phòng Kinh tế Đối ngoại tiếp tục lập được nhiều thành tích nổi trội, góp phần vào sự phát triển của ngành Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cũng như mang đến sắc diện mới cho toàn cảnh phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà. Trong năm, Phòng đã tham mưu lãnh đạo Sở chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh; xây dựng và tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ KHĐT chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019. Đặc biệt, Phòng Kinh tế Đối ngoại đã thực hiện tốt vai trò của cơ quan “đầu mối” giúp lãnh đạo Sở thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh; chủ trì triển khai các kế hoạch, chương trình, hoạt động xúc tiến theo kế hoạch đã được duyệt. Với sự hoạt động năng nổ của tập thể cán bộ, công chức Phòng, công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều đổi mới về phương pháp tổ chức thực hiện, nhất là chú trọng vào công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ. Với công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, các khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp được xử lý nhanh chóng, kịp thời thông qua Cổng thông tin Doanh nghiệp - Chính quyền, hệ thống đường dây nóng, Chương trình Đối thoại doanh nhân hàng tuần. Song song đó, các thủ tục hành chính được đơn giản tối đa, giảm 30% thời gian giải quyết so với trước đây trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, thuế, hải quan... Đây cũng là kênh xúc tiến đầu tư gián tiếp mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao sức hấp dẫn, quảng bá tiềm năng và thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước. Công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được quan tâm. Thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, Phòng Kinh tế Đối ngoại đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động số 3862/KH-UBND ngày 30/5/2018 thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ. Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan trên địa bàn đã triển khai xây dựng Kế hoạch thực hiện của từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương, trong đó bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và hành động cụ thể để triển khai thực hiện. Cùng với đó, Phòng đã triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án Cải thiện môi trường đầu tư nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020; triển khai một số thủ tục trực tuyến cấp độ 3 và 4; phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tham mưu lãnh đạo Sở triển khai các nội dung Thỏa thuận hợp tác, cam kết của UBND tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong đó tập trung vào một số giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp... Miệt mài lao động, sáng tạo, đóng góp trí và lực để nghiên cứu, đề xuất những cơ chế, chính sách phù hợp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, hoạt động xúc tiến, hỗ trợ đầu tư cũng như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập thể Phòng Kinh tế Đối ngoại là nhân tố quan trọng làm nên bức tranh thu hút đầu tư, triển khai dự án đầy khởi sắc của tỉnh nhà. Trong năm 2018, Vĩnh Phúc thu hút mới 43 dự án đầu tư trực tiếp ngoài khu công nghiệp gồm 13 dự án FDI và 30 dự án DDI. Lũy kế đến hết năm 2018, tổng số dự án ngoài khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh là 753 dự án gồm: 91 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1,198 tỷ USD và 662 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 57.042 tỷ đồng. Ngoài các dự án mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động ổn định, năm vừa qua, tỉnh cấp mới thêm 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Đây là một điểm sáng trong thu hút đầu tư tại tỉnh nói chung và thu hút đầu tư FDI nói riêng. Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã chủ động làm tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) trên địa bàn, đã tiếp nhận và giao chủ khoản viện trợ với 5 dự án; giá trị giải ngân các dự án PCPNN trong năm đạt 1,2 triệu USD. Cũng trong năm, trên địa bàn có 7 chương trình, dự án ODA tiếp tục được triển khai thực hiện và 1 dự án mới chuẩn bị đầu tư với tổng vốn giải ngân gần 500 tỷ đồng. Với những thành tích đã đạt được, trên chặng đường phát triển, Phòng Kinh tế Đối ngoại nhiều năm đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, được UBND tỉnh Vĩnh Phúc tặng Bằng khen năm 2015. Đặc biệt, Phòng đã vinh dự được tặng thưởng Cờ thi đua của UBND tỉnh cho những thành tích nổi bật trong trong năm 2018.Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 38
- 39
- 40
- 41
- 42
- …
- sau ›
- cuối cùng »