Chuyên đề

Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên: Nét khởi sắc trong hoạt động công đoàn

Được thành lập ngay khi tái lập tỉnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Phú Yên đã trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành. Quãng đường ấy đủ dài để LĐLĐ tỉnh ghi dấu trên tiến trình phát triển của tỉnh và trở thành điểm tựa vững chắc tin cậy của lực lượng công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Phú Yên. Năm 2018, toàn tỉnh đã có 956 công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn và 46.772 đoàn viên/66.641 CNVCLĐ. Qua quá trình hoạt động, LĐLĐ tỉnh đã và đang tạo nên những nét khởi sắc trong đời sống của CNVCLĐ và hoạt động công đoàn trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Phan Quốc Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phú Yên trao Bằng khen cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc năm 2018 Một trong những thành quả nổi bật của LĐLĐ tỉnh là đã tạo được sự đồng thuận trong nhận thức của cán bộ, đoàn viên và người lao động, có ý thức rèn luyện tác phong công nghiệp, đạo đức, lối sống, sẵn sàng đóng góp công sức, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội quê hương. LĐLĐ tỉnh quan tâm chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ, bản lĩnh và năng lực thực tiễn cho 3.234 lượt cán bộ công đoàn các cấp, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong CNVCLĐ.    Để nâng cao nhận thức tư tưởng của CNVCLĐ, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong CNVCLĐ thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ, các tủ sách pháp luật, các phương tiện thông tin đại chúng của tổ chức công đoàn, về các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, trong đó đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp đông lao động. Tuy số lượng đoàn viên chỉ chiếm tỷ lệ 70,18%/ tổng số CNVCLĐ, nhưng bằng sự sáng tạo, cùng cách thức tổ chức cụ thể, khoa học, LĐLĐ tỉnh đã không ngừng phát động, triển khai tổ chức các phong trào thi đua trọng tâm, trọng điểm  theo từng đợt, quý, năm, giai đoạn, phù hợp với đặc thù của mỗi đơn vị nên được các cấp công đoàn hưởng ứng thực hiện mạnh mẽ và hiệu quả.  Tiêu biểu là các phong trào thi đua: “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”,“Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”. Công tác khen thưởng ngày càng hướng về cơ sở đã tạo sức mạnh tổng hợp để đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hàng năm, có từ 85% - 95% Lao động tiên tiến, 90% Tổ Lao động tiên tiến, 4.669 Chiến sĩ thi đua các cấp, 984 tổ Lao động xuất sắc, 6.449 sáng kiến, đề tài nghiên cứu; nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu được các cấp khen thưởng. Trong năm 2018, toàn tỉnh có 100% cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức; 83,18% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị Người lao động; 80% doanh nghiệp xây dựng quy chế dân chủ tại nơi làm việc, 76,8% doanh nghiệp xây dựng quy chế tổ chức Hội nghị Người lao động, 72,8% doanh nghiệp xây dựng quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; 61,6% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn thương lượng ký kết và sửa đổi Thỏa ước lao động tập thể. Đồng chí Phan Quốc Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phú Yên và đồng chí Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa cho các nhà tài trợ chương trình Tết Sum vầy 2019 Đời sống của CNVCLĐ luôn nhận được sự quan tâm của LĐLĐ tỉnh thông qua việc giám sát việc đảm bảo mọi chế độ, chính sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời; tổ chức ký kết 13 thỏa thuận hợp tác thực hiện các chương trình phúc lợi cho đoàn viên với các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh. Cùng với chủ đề năm 2018 “Mỗi công đoàn cơ sở - Một lợi ích đoàn viên”. LĐLĐ tỉnh ra sức tập trung hướng về cơ sở, tăng cường công tác chăm lo cho người lao động thông qua các chuỗi hoạt động trọng điểm trong năm, tổ chức thăm CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn nhân các dịp lễ, Chương trình “Tết sum vầy”; “Tháng Công nhân”, đạt nhiều hiệu quả thiết thực với tổng trị giá 11,258 tỷ đồng. Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh phối hợp xây dựng 2 cầu dân sinh trên địa bàn huyện với tổng kinh phí 2,4 tỷ đồng. Hỗ trợ xây dựng 21 nhà “Mái ấm Công đoàn”, nhà “Tình nghĩa” tổng số tiền 606 triệu đồng. Giải ngân 4 dự án với số tiền 380 triệu đồng từ nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm kênh Tổng Liên đoàn cho 19 hộ vay. Vận động đoàn viên tham gia hiến máu tình nguyện trên 500 đơn vị máu. Đồng chí Phan Quốc Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Phú Yên thừa ủy quyền của Tổng LĐLĐ Việt Nam trao Cờ thi đua xuất sắc năm học 2017-2018 Đồng chí Hồ Hồng Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Phú Yên trao Cờ thi đua cho các đơn vị dẫn đầu các khối thi đua năm 2018 Những đóng góp của LĐLĐ tỉnh Phú Yên trong suốt thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước và các cấp các ban ngành trong tỉnh ghi nhận cụ thể: Huân chương Độc lập hạng Nhì, Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Cờ thi đua và Bằng khen của UBND tỉnh Phú Yên,… Với những kết quả và thành tích đạt được, LĐLĐ tỉnh đã góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng địa phương, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp hóa, hiện đạt hóa đất nước.

Công trình Đường dây và Trạm biến áp 110kV Đồng Văn IV - Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Hà Nam

Đó là phát biểu của ông Trương Quốc Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam trong buổi Lễ gắn biển dự án đường dây và trạm biến áp (TBA) 110kV ĐồngVăn IV, sáng 28/2/2019. Đây là dự án nằm trong Công trình chào mừng thi đua đặc biệt: Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) (06/10/1969 - 06/10/2019); 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019); 65 năm ngày truyền thống ngành Điện Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2019) do Tổng Giám đốc và Ban thường vụ công đoàn EVNNPC phát động. Ông Trương Quốc Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam phát biểu tại Lễ gắn biển dự án Tham dự lễ gắn biển có ông Trương Quốc Huy, Phó Chủ tịch UBND; ông Khuất Quang Mậu, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam; ông Dư Cao Minh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; đại diện lãnh đạo Công đoàn tỉnh Hà Nam; một số Ban chuyên môn Tổng công ty; Ban quản lý Dự án Phát triển Điện lực; Công ty Điện lực Hà Nam và Công ty Tân Việt - đơn vị thi công. Dự án Trạm biến áp 110 kV Đồng Văn IV được khởi công xây dựng vào tháng 7/2018 tại khu đất thuộc khu công nghiệp Đồng Văn IV (xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Dự án có tổng mức đầu hơn 125 tỷ đồng với quy mô xây dựng mới TBA 110kV với công suất 2x63 MVA. Trước mắt lắp 1 máy biến áp 63MVA – 110/35/22kV; hệ thống thông tin, SCADA kết nối đến trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc và trung tâm điều khiển xa khu vực tỉnh Hà Nam; phần đường dây xây dựng mới 3,5km đường dây 110kV mạch kép dây dẫn AC300 đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 110kV từ Trạm biến áp 220kV Phủ Lý đến Trạm biến áp 110kV Đồng Văn IV. Ông Khuất Quang Mậu, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam phát biểu tại Lễ gắn biển dự án Dự án TBA 110kV Đồng Văn IV có ý nghĩa, tầm quan trọng rất lớn, giúp giảm tổn thất điện năng, chống quá tải lưới điện khu vực, đảm bảo cung cấp điện an toàn tin cậy với chất lượng cao cho các phụ tải. Bên cạnh đó, dự án cũng đảm bảo tính ổn định liên tục cấp điện, giảm thiểu xác xuất sự cố cho lưới điện trung áp 22 kV, 35kV; đảm bảo tối ưu về kết cấu lưới điện, linh hoạt trong vận hành, giảm tối đa gián đoạn ngừng cấp điện do sự cố; đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao của khu vực công nghiệp Đồng Văn IV; thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực huyện Kim Bảng nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội cho tỉnh Hà Nam. Tặng thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích trong năm 2018 và trong quá trình triển khai dự án Phát biểu tại buổi lễ, ông Trương Quốc Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đã khẳng định: Trong điều kiện còn nhiều còn khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, công trình Đường dây và Trạm biến áp  110kV Đồng Văn IV sẽ góp phần giải quyết khó khăn bất cập trước đây, đảm bảo tính ổn định và liên tục cấp điện, giảm tổn thất điện năng, chống quá tải lưới điện khu vực, đảm bảo cung cấp điện năng an toàn tin cậy với chất lượng cao cho phụ tải, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Hà Nam. Lễ gắn biển dự án đường dây và trạm biến áp (TBA) 110 KV Đồng Văn IV Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Khuất Quang Mậu đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh UBND tỉnh Hà Nam và huyện Kim Bảng đối với công trình này. Ông Mậu cho rằng: Đây là một sự kiện của ngành Điện trong năm 2019. Công trình này là sự minh chứng thêm cho sự phục vụ chu đáo và hiệu quả của ngành Điện đối với đời sống nhân dân ở địa phương. Công trình cũng là phong trào thi đua phát huy sức mạnh tập thể của người lao động. Nhằm động viên và khích lệ tinh thần lao động của hơn 27.000 cán bộ, công nhân viên (CBCNV) toàn Tổng công ty, ông Mậu đề nghị EVNNPC tiếp tục phát huy tinh thần này và lan rộng trong 26 tỉnh miền Bắc, cùng với đó là phải đảm bảo được tất cả chỉ tiêu mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, đặc biệt là năng suất lao động và đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động. Nhân dịp này, UBND tỉnh Hà Nam, Công đoàn Điện lực Việt Nam và công đoàn EVNNPC, Tổng công ty đã tặng Bằng khen cho tập thể và một số cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2018 và trong quá trình thực hiện dự án. Ban QHCĐ. EVNNPC  

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Heo Bình Thắng – Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ: Góp phần vào sự vững mạnh của ngành chăn nuôi nước nhà

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Heo Bình Thắng trực thuộc Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, có nhiệm vụ nuôi giữ đàn giống gốc (Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain được nhập từ Mỹ, Đan Mạch, Pháp, Canada, Bỉ); chọn lọc nâng cao năng suất, chất lượng đàn heo giống gốc, sản xuất heo cái hậu bị và heo đực giống đã qua kiểm tra năng suất cá thể cho các cơ sở giống; nghiên cứu, huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi heo. Trung tâm luôn tự hào bởi các giống heo có năng suất sinh sản, sinh trưởng có thể sáng ngang các giống heo hàng đầu trong châu lục cũng như các giống heo nuôi tại các nước có nền chăn nuôi phát triển trên thế giới. Trụ sở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Heo Bình Thắng   Văn phòng làm việc Trại heo giống gốc Quốc gia Bình Minh -  Trung tâm Bình Thắng Qua nhiều năm nghiên cứu, chọn lọc và lai tạo, Trung tâm đã cho ra đời nhiều giống heo thích nghi tốt với thời tiết, khí hậu, điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam; có ý nghĩa thiết thực đối với ngành chăn nuôi nước nhà. Tiêu biểu phải kể đến giống heo Landrace - BT88S và Yorkshire - BT66S ổn định về khả năng sản xuất qua các chỉ tiêu về khả năng sinh sản, sinh trưởng. Cụ thể: Số con sống bình quân ≥ 15 con/lứa; số lượng sơ sinh sống đạt trên 20 kg/ổ, chỉ số lứa đẻ ≥ 2,3 lứa/nái/năm; khả năng tăng trọng đạt từ 892 - 976 gam/con/ngày, cao hơn một số dòng heo từ 15% - 20%. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc tới giống Duroc - BT55, là giống heo chuyên về sinh trưởng, sử dụng làm dòng đực cuối để sản xuất lợn thương phẩm, có ngoại hình đẹp và phù hợp với thị hiếu người chăn nuôi Việt Nam. Đặc điểm của dòng heo này là da mỏng, lông thưa, khả năng tăng khối lượng cao, mỡ lưng thấp, thân thịt đẹp, thơm ngon; số con sơ sinh sống đạt từ 10 - 12 con/ổ và số con cai sữa đạt từ 02 - 24 con nái/năm. Dòng Duroc - BT55 của Trung tâm đã được vinh danh Thương hiệu vàng năm 2015; dòng Landrace - BT88S và Yorkshire - BT66S đạt giải thưởng Bông lúa vàng năm 2018. Được sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đầu năm 2017, Trung tâm đã nhập đàn heo giống cấp cụ kỵ (GGP) từ Cộng hòa Pháp có nhiều tính năng vượt trội, đặc biệt có số vú bình quân trên 16 vú. Việc nhập mới nguồn gen này là cần thiết, vừa tiếp thu tiến bộ di truyền, vừa có con giống mới có năng suất chất lượng cao để nhân giống cung cấp cho sản xuất chăn nuôi hiện tại cũng như những năm tới, phù hợp với chiến lược chăn nuôi đến năm 2030. Đây là một trong những giải pháp thực hiện chiến lược quan trọng, trong đó có giải pháp về khoa học công nghệ “Bảo tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi trong nước, nhập mới các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi để chuyển giao nhanh vào sản xuất”. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Heo Bình Thắng - Phân viện Chăn nuôi Nam bộ đã áp dụng một số phương pháp chọn lọc, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất. Qua đó, đã tạo ra sản phẩm giống có chất lượng cao và đã chuyển giao ra thị trường chăn nuôi heo Việt Nam với sản phẩm con giống và tinh heo giống cấp cụ kỵ, ông bà vô cùng quý giá. Hàng năm, Trung tâm chuyển giao ra thị trường khoảng từ 800 - 1.000 heo đực giống, từ 3.000 - 3.500 heo cái hậu bị và trên 30.000 liều tinh heo giống cao sản nhằm phát triển nguồn gien có chất lượng và năng suất cao cho các tỉnh khu vực phía Nam cũng như trên cả nước. Hiệu quả kinh tế từ số lượng lợn giống được chuyển giao ra sản xuất trong 3 năm qua cho thấy, nguồn giống lợn của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Heo Bình Thắng đã mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi là rất lớn, ước tính khoảng trên 1.434 tỷ đồng. Giải thưởng Thương Hiệu Vàng năm 2015 Không dừng lại với những thành quả đã đạt được, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Heo Bình Thắng luôn tìm hướng đi phù hợp nhằm ngày càng nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó là giảm thiểu biến đổi khí hậu và tác động môi trường.    

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị: Góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị (trước đây là Chi cục Bảo vệ thực vật và Phòng Trồng trọt) được thành lập theo Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 2 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (PTNT). Từ khi thành lập đến nay, Chi cục luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi pháp luật về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, phân bón, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật nội địa, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng và quản lý dịch vụ công thuộc phạm vi được giao trên địa bàn tỉnh. Tập thể cán bộ Chi cục Thành tích nổi bật của Chi cục trong thời gian qua là đã thực hiện tốt công tác tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cụ thể là đã tham mưu Sở phân tích, lựa chọn các hướng phát triển chủ lực dựa trên tiềm năng và lợi thế của địa phương, trong đó tập trung chủ yếu phát triển vùng sản xuất tập trung lúa chất lượng cao gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; xây dựng vùng chuyên canh tập trung cây công nghiệp dài ngày gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; xây dựng vùng chuyên canh tập trung cây công nghiệp dài ngày gắn với chế biến và xuất khẩu, xây dựng vùng chuyên canh sản xuất ngô hàng hóa gắn với chế biến và phát triển chăn nuôi; xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn... Từ đó đã nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thăm nông dân thu hoạch dứa Đồng chí Nguyễn Hồng Phương, Chi cục trưởng cho biết: Hiện nay, diện tích cánh đồng lớn đạt hơn 6.000 ha, tăng 3.270 ha so với năm 2017, quy mô mỗi cánh đồng từ 20 - 25 ha, tập trung ở 4 huyện trọng điểm lúa trên địa bàn tỉnh là Triệu Phong, Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng. Thực hiện quyết định số 62/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn, thời gian qua các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện được nhiều mô hình sản xuất cánh đồng lớn, diện tích tăng qua các năm, hiệu quả mang lại cao hơn so với sản xuất đại trà. Đặc biệt, mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ, áp dụng công nghệ Obi- Ong biển (300 ha) tiếp tục khẳng định hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, từng bước xây dựng thành công thương hiệu gạo hữu cơ Quảng Trị; mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh ứng với biến đổi khí hậu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 1,2 - 1,5 lần so với sản xuất truyền thống, giảm đáng kể phát thải khí nhà kính nhờ áp dụng quy trình canh tác tiên tiến. Lãnh đạo tỉnh kiểm tra mô hình dứa tái cơ cấu tại xã Cam Thủy, Cam Lộ Được biết, Quảng Trị cũng là địa phương đầu tiên triển khai mô hình liên kết 5 nhà với sự tham gia của Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà phân phối đã cho thấy hiệu quả thiết thực. Thông qua việc hợp tác với Công ty Cổ phần Nông sản hữu cơ Quảng Trị thực hiện mô hình liên kết sản xuất theo hướng hữu cơ, người nông dân ngày càng nâng cao nhận thức về canh tác theo hướng hữu cơ, giúp khôi phục và duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo ra sản phẩm nông sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, được sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, từ cuối năm 2017, Chi cục đã chủ trì phối hợp với UBND huyện Gio Linh, UBND xã Trung Giang, Công ty TNHH Sumitomo và Công ty TNHH Seibu Nousan Việt Nam để thảo luận xây dựng kế hoạch, nội dung và triển khai mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thôn Cang Gián, xã Trung Giang, huyện Gio Linh. Đến nay, đã xây dựng được 2 nhà màng với quy mô 500m2, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện 2 vụ sản xuất dưa lưới theo công nghệ Nhật Bản. Kết quả cho thấy dưa lưới trồng trong nhà kính, sử dụng giá thể bằng đất cát, cây sinh trưởng và phát triển tốt, mỗi cây cho 1 - 2 quả, trọng lượng mỗi quả từ 1,5 - 2 kg, sản lượng thu được gần 2000 kg, chất lượng dưa lưới đạt cao (ngọt, giòn, thơm) và đã kết nối với siêu thị Intimex - Hà Nội tiêu thụ hết toàn bộ. Đánh giá tổng quan, sản xuất lúa gạo của tỉnh Quảng Trị trong những năm qua đã đi đúng hướng với việc đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng chủ yếu các giống mới chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng ngắn ngày và cực ngắn, các sản phẩm lúa gạo của Quảng Trị đã có uy tín và được người tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận ưa chuộng. Diện tích lúa chất lượng cao của tỉnh được quy hoạch, hình thành các vùng chuyên canh tập trung, chủ động về tưới tiêu, đảm bảo sản xuất có hiệu quả. Hội nghị tổng kết đánh giá đầu bờ mô hình lúa hữu cơ tại Hải Thượng, Hải Lăng Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành cà phê, Chi cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các cuộc hội thảo về giống cà phê chất lượng cao, nghiên cứu, thử nghiệm các giống cà phê chè mới để bổ sung, thay thế dần giống cà phê Catimor đã thoái hóa, năng suất và chất lượng thấp. Hiện nay, tỉnh đã trồng mới và tái canh được 135 ha cà phê, đạt 90% kế hoạch; riêng diện tích trồng mới và tái canh năm 2018 là 150 ha, đạt 100% kế hoạch; việc tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng, thương hiệu cho cà phê Khe Sanh đã có bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó, thị trường tiêu dùng cà phê trong tỉnh đã chuyển biến theo hướng sử dụng cà phê Arabica rang xay nguyên chất hoặc cà phê có thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp đã có những đơn hàng xuất khẩu cà phê Khe Sanh trực tiếp qua Mỹ và châu Âu. Đối với cây cao su, tỉnh đang có định hướng chuyển đổi sang trồng những loại cây nhanh cho thu hoạch cũng như ít chịu ảnh hưởng của thiên tai (dứa, bơ, cam, bưởi...). Bên cạnh đó, tiếp tục chăm sóc diện tích cao su còn lại và chỉ thực hiện trồng mới ở những vùng thích hợp, phù hợp với quy hoạch của tỉnh về cây cao su. Trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, kiểm dịch, Chi cục đã có nhiều nỗ lực, chủ động diệt trừ nguồn bệnh tránh lây lan trên diện rộng, thường xuyên tham mưu Sở các giải pháp phòng trừ sâu bệnh, nhất là bệnh Lùn sọc đen gây hại trên cây lúa; bệnh chết nhanh, ngập úng trên cây hồ tiêu; bệnh thối nõn dứa; bệnh trên cây gừng, cây nghệ... Qua đó, đã bảo vệ sản xuất an toàn, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra, góp phần tạo nên những vụ mùa bội thu, năng suất và sản lượng cao. Với những thành tích đạt được, trong nhiều năm liền (từ 2011 đến 2017), Chi cục luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và được công nhận là Tập thể Lao động xuất sắc; được tặng Bằng khen của UBND tỉnh (năm 2011, 2014, 2015, 2017, 2018), Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2012, 2015. Đặc biệt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã được tặng Cờ thi đua của Chính phủ về thành tích xuất sắc trong năm 2018. Đây là niềm khích lệ lớn lao, cổ vũ, động viên, tiếp thêm nguồn sức mạnh cho cán bộ, nhân viên Chi cục phấn đấu đạt thành tích cao hơn trên chặng đường phía trước.  

Hội LHPN huyện Yên Định (tỉnh thanh Hóa): Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ địa phương

Chặng đường xây dựng và trưởng thành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Yên Định luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Hội LHPN tỉnh, Huyện ủy; sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể trong huyện. Với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, Hội đã góp phần không nhỏ vào việc đem tới sự sung túc trong đời sống vật chất, phong phú trong đời sống tinh thần của phụ nữ trên địa bàn.   Tính hiệu quả trong hoạt động của Hội, sự đa dạng trong các hình thức tập hợp phụ nữ, việc nâng cao chất lượng hội cơ sở đã giúp Hội LHPN huyện thu hút ngày càng nhiều hội viên. Trong năm 2018, Hội đã kết nạp thêm 386 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn Hiện lên 33.109 người. Hiện 100% cơ sở Hội đã lập được quỹ Hội với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng. Hội đã xây dựng được mạng lưới cộng tác viên tại 149 chi hội phụ nữ để nắm bắt tình hình, giải quyết những vấn đề có liên quan. Công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được các cấp Hội tập trung chỉ đạo nghiêm túc. Hưởng ứng phong trào thi đua do Hội cấp trên phát động và căn cứ tình hình thực tế, Hội LHPN huyện đã triển khai tốt phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ Yên Định nói không với thực phẩm bẩn”... Từ đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ điển hình “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”. Trong năm qua, Hội đã phát hiện được 75 tập thể, 288 cá nhân tiên tiến; xây dựng được 4 mô hình mới. Hội LHPN huyện đã cho ra mắt 7 gian hàng giới thiệu thực phẩm an toàn do phụ nữ sản xuất; thành lập 2 tổ hợp tác về đảm bảo an toàn thực phẩm. Các mô hình bảo vệ môi trường Đoạn đường phụ nữ tự quản, sử dụng làn nhựa đi chợ, phân loại xử lý rác thải tại nhà, “5 không, 3 sạch” được duy trì. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được Hội đẩy mạnh với nội dung, hình thức phong phú: Đăng, phát tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng; cung cấp tài liệu, sách báo làm cẩm nang sinh hoạt tại cơ sở; tổ chức hội thi, sinh hoạt câu lạc bộ, phát động phong trào đọc sách… Với mục tiêu nâng cao chất lượng sống cho phụ nữ địa phương, Hội LHPN huyện luôn chú trọng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của hội viên. Việc hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp đã đạt nhiều bước tiến. Trong năm 2018, Huyện đã phối hợp mở các lớp tập huấn về năng lực kinh doanh, kết nối thị trường, quản lý, dạy nghề với 436 lao động nữ được học nghề, hơn 12.300 lượt cán bộ, hội viên được chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hội đã tạo điều kiện thuận lợi để hội viên vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Tính đến ngày 31/12/2018, tổng dư nợ các nguồn vốn là hơn 364,5 tỷ đồng cho 7.590 hội viên. Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình được tiến hành dưới nhiều hình thức bằng ngày công, con giống, hùn vốn, cho vay không lấy lãi… Hội đã tuyển lao động đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Hội cũng phối hợp tặng quà; hỗ trợ sửa chữa, làm mới nhà; trao tặng bò cái sinh sản… cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Có thể nói Hội LHPN huyện Yên Định sẽ luôn là điểm tựa tin cậy, gắn liền với những chuyển biến tích cực trong đời sống của phụ nữ địa phương.  

Trường Mẫu giáo Kim Đồng IV (quận Lê Chân, Hải Phòng): Nơi tạo dựng hành trang cho trẻ vững bước trên con đường học tập

Trường Mẫu giáo Kim Đồng IV được thành lập năm 1983, nằm ở vị trí trung tâm của quận và thành phố. Với kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong hơn 35 năm, nhà trường đã khẳng định được uy tín và chất lượng giáo dục với phụ huynh và nhân dân trên địa bàn. Trường đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của UBND TP Hải Phòng, Bằng khen của UBND TP Hải Phòng, Giấy khen của UBND quận Lê Chân, danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc... Năm 2011, trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Cô giáo Dương Thị Hoàng Anh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trong những năm gần đây, tỷ lệ tuyển sinh của trường năm học nào cũng vượt kế hoạch đề ra, cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp, xây mới đáp ứng các điều kiện học tập, vui chơi giải trí của trẻ. Trên diện tích 1.833 m2, trường có 12 phòng học, 2 phòng chức năng, 1 bếp một chiều; 100% phòng học được lát sàn gỗ, có điều hòa nhiệt độ 2 chiều. Trường cũng được trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị phục vụ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Trường có sân chơi rộng được quy hoạch hợp lý, có nhiều cây ăn quả, cây cảnh, các khu vui chơi trải nghiệm. Khu giáo dục thể chất ngoài trời đảm bảo cho sự phát triển về thể chất của trẻ. Trường cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, các tổ chuyên môn vững mạnh đủ năng lực và chủ động trong bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên. Đội ngũ 44 cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đạt chuẩn 100%, trong đó trình độ đại học và sau đại học chiếm 81,5%, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ công tác. Trong các năm học gần đây, trường có 4 giáo viên giỏi thành phố và Chiến sĩ thi đua cấp thành phố; 11 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 44 Lao động tiên tiến; 3 giáo viên giải nhất cấp thành phố trong Hội thi Thiết kế bài giảng điện tử E-learning. Cán bộ, giáo viên nhà trường luôn đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy; yêu thương, quan tâm chăm sóc trẻ từ bữa ăn đến giấc ngủ. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, tạo môi trường giáo dục theo hướng mở, thân thiện, cung cấp mọi điều kiện cần thiết để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm quan hệ xã hội, thẩm mỹ, Trường Mẫu giáo Kim Đồng IV còn là đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động điểm cho quận và thành phố. Một số hoạt động nổi bật: Tổ chức thành công chuyên đề: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, “Bé tạo hình sáng tạo từ các nguyên học liệu”, tiên phong ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori… Trường cũng là đơn vị đầu tiên của Hải Phòng tổ chức Hội khỏe Chiến sĩ tí hon, được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao và nhân rộng trong toàn thành phố. Các hoạt động tham quan trải nghiệm tại Bảo tàng thành phố, Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, di tích lịch sử Đình Hàng Kênh, Tiểu đoàn 34 Tăng Thiết Giáp, trang trại trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng,… cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với trẻ. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được nhà trường đặc biệt chú trọng. Bên cạnh đó, thực đơn cũng thường xuyên được thay đổi theo mùa, theo độ tuổi, cân đối các chất dinh dưỡng và hợp khẩu vị của trẻ. Được biết, năm học 2018 -2019 này, trường có tổng số 459 học sinh/12 lớp. Ngay từ đầu năm, Ban giám hiệu đã đưa việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non vào nhiệm vụ trọng tâm và xây dựng kế hoạch thực hiện; trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, sách, tài liệu, học liệu học tập trong các lớp theo Thông tư 02 và Thông tư 34 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức 3 đợt bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên, trong đó tập trung bồi dưỡng những nội dung mới; thí điểm 1 lớp thực hiện ứng dụng phương pháp Montessori trong hoạt động giáo dục trẻ bước đầu có kết quả trong việc hình thành năng lực cá nhân cho trẻ, phát triển các kỹ năng cho trẻ. Đặc biệt, việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường học mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đã được triển khai trong toàn trường. Ban giám hiệu chỉ đạo sâu sát việc tổ chức thực hiện của giáo viên, hướng dẫn giáo viên áp dụng linh hoạt, phù hợp với khả năng của trẻ, khả năng của giáo viên đảm bảo hiệu quả và thiết thực để thực hiện chuyên đề. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra các hoạt động theo tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Thực hiện chuyên đề “Củng cố nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”,  nhà trường đã xây dựng kế hoạch và lộ trình, thực hiện phù hợp, có giải pháp tích cực, đồng bộ, có các tiêu chí để giáo viên phấn đấu thực hiện; bổ sung các trò chơi tạo sân chơi đa dạng các hoạt động phát triển thể chất; xây dựng lịch sinh hoạt ngoài giờ cho các lớp; xây dựng kế hoạch tổ chức sân chơi tập thể “Những chiến sĩ tí hon”; công tác theo dõi, quan sát, đánh giá trẻ bám sát các tình huống thực tế, trong các hoạt động thường xuyên hàng ngày của trẻ; phối hợp sử dụng đa dạng các kỹ năng và phương pháp quan sát, kết hợp cùng với phụ huynh để cùng kịp thời theo dõi, đánh giá trẻ. Kết quả sơ kết học kỳ 1 năm học 2018 - 2019, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng cao so với cùng kỳ. Nhà trường vinh dự được nhận Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của UBND thành phố, Giấy khen của Công đoàn Giáo dục thành phố cho tập thể và cá nhân nhân dịp Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục. Nhà trường tiếp tục nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của phụ huynh trong mọi hoạt động giáo dục.    

TP Lai Châu: Điểm sáng phát triển khu vực Tây Bắc

Sau 15 năm thành lập, thị xã Lai Châu nay là TP Lai Châu đã có sự tăng tốc mạnh mẽ, bước lên một tầm cao mới, khẳng định ngày càng rõ nét vai trò quan trọng trên bản đồ phát triển tỉnh nhà; trở thành điểm sáng phát triển của khu vực Tây Bắc. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đang từng ngày miệt mài lao động, cống hiến, chung tay xây dựng TP Lai Châu trở thành đô thị loại II. Đầu tàu về kinh tế Thị xã Lai Châu được thành lập theo Nghị định số 176/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ; đến ngày 27/12/2013, được Chính phủ ban hành Nghị quyết về thành lập TP Lai Châu trực thuộc tỉnh Lai Châu. Năm 2018, thành phố Lai Châu tiếp tục thể hiện rõ nét sự trưởng thành của một đô thị trẻ, giữ vững vị thế dẫn đầu tỉnh về kinh tế. Tổng doanh thu ngành dịch vụ đạt 4.137 tỷ đồng, tăng 1.551 tỷ đồng so với năm 2015; trong năm, thu hút 11.330 lượt khách du lịch, tăng 14% so với năm 2015, nâng doanh thu ngành du lịch lên 243 tỷ đồng, tăng 56 tỷ đồng so với năm 2015. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 497 tỷ đồng; bằng 182% kế hoạch (KH) năm, tăng 2,5 lần năm 2015. Sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản, khuyến nông, xây dựng nông thôn mới có nhiều khởi sắc. Tổng diện tích cây lương thực có hạt 1.360,7ha; tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 6.676 tấn, tăng 224 tấn so với năm 2015; tổng diện tích chè trên địa bàn đạt 709 ha, tăng 160 ha; sản lượng chè búp tươi đạt 7.435 tấn, bằng 106,5% KH năm, tăng 670 tấn; tổng đàn gia súc đạt 37.749 con, tổng đàn gia cầm đạt 92328 con, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 115,51 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 26,81%, trong 3 năm liền 2016 - 2018, trên địa bàn không xảy ra cháy rừng. Tính đến hết năm 2018, TP Lai Châu đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 289 tỷ đồng, bằng 145% Nghị quyết HĐND thành phố giao, gấp 2 lần so với năm 2015; tổng chi ngân sách thực hiện là 544.790 triệu đồng, bằng 142% Nghị quyết, tăng 67% so với năm 2015. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm lãnh đạo, triển khai thực hiện tích cực, hiệu quả. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư luôn đạt trên 98% KH vốn được giao. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý  đô thị được tăng cường. Thành phố đã hoàn thiện, trình UBND tỉnh phê duyệt “Chương trình phát triển đô thị thành phố Lai Châu giai đoạn 2017 - 2030”; trình và được tỉnh ban hành “Quy chế Quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị TP Lai Châu. Thành phố đã tập trung nguồn lực, hoàn thành các công trình cải tạo, nâng cấp hạ tầng đô thị, chỉnh trang đô thị...; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Quan trọng hơn cả, nhận thức của người dân về nếp sống văn minh, văn hóa đô thị, văn hóa giao thông đã có sự chuyển biến tích cực; chất lượng đô thị được nâng lên rõ rệt, cảnh quan môi trường được cải thiện; đô thị đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp phục vụ cho các hoạt động, sự kiện chính trị. Công tác quản lý tài nguyên - môi trường, bồi thường giải phóng mặt bằng được thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hiệu quả. Các vi phạm về đất đai, môi trường giảm; nhiều dự án quan trọng được bồi thường giải phóng mặt bằng xong, đã và đang triển khai thi công, hoàn thành đúng tiến độ. Nét khởi sắc trong lĩnh vực văn hóa - xã hội Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, truyền thanh, truyền hình có bước phát triển vượt bậc; công tác đền ơn đáp nghĩa, đảm bảo an sinh xã hội được chú trọng; công tác đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm được quan tâm. Hiện nay, thành phố có 21/23 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 6 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; chất lượng giáo dục, tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm sau luôn cao hơn năm trước; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn phổ cập giáo dục. Công tác khám, chữa bệnh và cung cấp các các dịch vụ y tế từng bước đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Công tác y tế dự phòng được chú trọng, không để dịch bệnh lớn, nguy hiểm xảy ra trên địa bàn; an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo. Hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm.   Coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển, năm 2018, TP Lai Châu đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao phục vụ nhân dân; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư” được đẩy mạnh và được nâng cao hơn nữa về mặt chất lượng. Các chính sách người có công, an sinh xã hội luôn được đảm bảo. Thành phố thường xuyên quan tâm chăm lo công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với các đối tượng chính sách, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đúng quy định. Năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo, bổi dưỡng đạt 83,2%, bằng 100,2% KH, tăng 2,29% so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định. Lực lượng vũ trang thành phố thường xuyên duy trì các chế độ sẵn sàng chiến đấu; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên theo đúng luật; luôn duy trì 100% chỉ tiêu giao quân hàng năm, năm 2018 tổ chức thành công cuộc diễn tập khu vực phòng thủ một bên ba cấp, theo đó thành phố được quân khu đánh giá đạt xuất sắc. Hệ thống chính trị toàn thành phố thường xuyên được kiện toàn, củng cố, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Có thể khẳng định TP Lai Châu của ngày hôm nay đã mang dáng vóc của một đô thị phát triển, văn minh, hiện đại bậc nhất tỉnh Lai Châu và khu vực Tây Bắc. Đây là thành quả rất đỗi tự hào sau 15 năm nỗ lực phấn đấu, cống hiến của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố. Những nỗ lực, cống hiến ấy đã được Nhà nước ghi nhận xứng đáng qua những danh hiệu và phần thưởng: Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; 3 Cờ thi đua Chính phủ; cùng nhiều Cờ thi đua và Bằng khen của UBND tỉnh Lai Châu. Đặc biệt, TP Lai Châu hiện đang được đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Phần thưởng cao quý này sẽ là động lực quan trọng để trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc TP Lai Châu tiếp tục chung sức đồng lòng, đưa thành phố Lai Châu phát triển bền vững, nâng cao hơn nữa vị thế, hình ảnh đô thị trung tâm tỉnh trong thời kỳ hội nhập.

Nông sản Dũng Hà thương hiệu phân phối nông sản đặc sản Việt chất lượng

Vốn xuất phát điểm từ kinh doanh sản phẩm măng tây, chỉ sau 5 năm hoạt động công ty TNHH Nông sản Dũng Hà đã trở thành thương hiệu phân phối các loại nông sản đặc sản hàng đầu tại Miền Bắc với các nhóm sản phẩm chủ đạo: Măng tây và giống cây măng tây, rau củ quả, trái cây đặc sản vùng miền, rau củ sạch Đà Lạt, nông sản khô đặc sản… Để đem các món đặc sản Việt tinh hoa và chất lượng nhất từ những tỉnh, thành xa xôi đến tay người tiêu dùng, công ty đã đầu tư quy trình thu mua, cung cấp và phân phối nghiêm ngặt từ các nhà vườn, trang trại địa phương, tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đồng thời cam kết với khách hàng không sử dụng bất kỳ chất bảo quản, chất hóa học nào nằm ngoài danh mục tiêu chuẩn của Bộ Y tế và chịu trách nhiệm về các sản phẩm được phân phối qua hệ thống của Nông sản Dũng Hà. Cùng bà con nông dân phát triển kinh tế từ cây măng tây Măng tây vốn là sản phẩm kinh doanh chủ đạo của công ty từ những ngày đầu thành lập, trong khi thị trường Việt Nam chưa biết nhiều đến loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng này, Công ty TNHH Nông sản Dũng Hà đã là đơn vị đi đầu. Công ty nhập khẩu những loại giống măng tây tốt nhất từ Mỹ, Hà Lan đem về phân phối, cung cấp giống măng tây, hợp tác trồng cùng bà con nông dân theo đúng quy chuẩn thực phẩm hữu cơ VietGAP. Để đảm bảo được chất lượng sản phẩm măng tây đầu ra, công ty sẵn sàng bao tiêu sản phẩm măng tây từ các nhà vườn, trang trại đã hợp tác với công ty. Hiện tại, Nông sản Dũng Hà đang là đơn vị uy tín có thị phần cung cấp sản phẩm măng tây và giống măng tây lớn nhất toàn miền Bắc. Kỹ sư của Công ty TNHH Nông sản Dũng Hà đến thăm hỗ trợ kỹ thuật cho bà con trồng măng tây theo chuẩn quy trình VietGAP Đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm nông sản đặc sản chất lượng nhất từ mọi miền Tổ quốc Nổi tiếng trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ nhiều loại đặc sản từ một số vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam Bộ, Tây Nam Bộ như: Ngồng tỏi, ngó xuân, mầm đá, rau bò khai, rau tiến vua, rau rừng Gia Lai, măng trúc, sake, củ hũ dừa… Nông sản Dũng Hà đã là nhà cung cấp uy tín cho hệ thống các nhà hàng đặc sản Việt tại Hà Nội và toàn khu vực miền Bắc trong nhiều năm liền. Ngoài ra, các sản phẩm hoa quả đặc sản ba miền như bưởi da xanh Bến Tre, sầu riêng miền Tây, dâu tây Mộc Châu, bơ sáp Đắk Lắk cũng được người tiêu dùng tin tưởng, ưa chuộng. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể tìm mua nhiều sản phẩm khác như: Đặc sản đồ khô, rau củ sạch Đà Lạt, nấm tươi sạch, đặc sản Hà Giang, tinh dầu, hạt giống,… tại website nongsandungha.com của công ty. Hiện tại công ty cũng đang phát triển bán lẻ các sản phẩm này tại địa chỉ cửa hàng: Số A11 - ngõ 100 - đường Trung Kính - Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội. Ngoài phân phối tại Hà Nội, trong năm 2018 vừa qua, công ty đã mở thêm 2 chi nhánh phân phối số lượng lớn các sản phẩm đặc sản vùng miền trên tại TP Hồ Chí Minh để đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng. Sản phẩm măng tây xanh thương hiệu Dũng Hà được phân phối tại hệ thống siêu thị VinMart Sản phẩm của Nông sản Dũng Hà đáp ứng cho cả nhu cầu trong và ngoài nước. Nông sản Dũng Hà là nhà cung cấp thực phẩm cho các nhà hàng, khách sạn, các hệ thống cửa hàng, siêu thị. Trong đó, phải kể đến những đối tác lớn như: Siêu thị Vinmart, siêu thị Co-op mart, siêu thị Big C… Trong thời gian tới công ty sẽ không chỉ phát triển thị trường nông sản trong nước mà còn chú trọng xuất khẩu ra các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng tầm giá trị nông sản đặc sản Việt.

Trang