Chuyên đề

Trường THCS Nguyễn Trãi: Ngôi trường chất lượng cao của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

Trải qua hơn một phần tư thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Trường THCS Nguyễn Trãi hay trước đây là Trường chuyên cấp II huyện Mộ Đức luôn là một bông hoa đẹp trong vườn hoa giáo dục tỉnh Quảng Ngãi. Ngôi trường trọng điểm này đã góp phần đào tạo cho huyện, tỉnh lớp lớp nhân tài góp sức xây dựng quê hương, đất nước. Thế hệ thầy và trò Trường THCS Nguyễn Trãi ngày nay vẫn từng ngày miệt mài thi đua dạy tốt học tốt, để lập những thành tích đáng tự hào nhất, góp phần làm rạng danh mái trường thân yêu. Trường THCS Nguyễn Trãi hôm nay là tổng thể hài hòa của cơ sở vật chất khang trang, môi trường xanh - sạch - đẹp, thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thầy trò nhà trường giảng dạy, học tập, rèn luyện và là nơi hội tụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, giàu tình thương yêu với học sinh, nhiệt tình, tận tụy với công việc, thích ứng nhanh với đổi mới giáo dục, chương trình đổi mới sách giáo khoa. Trong tổng số 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường, có 36 người trình độ Đại học Sư phạm, 4 Cao đẳng Sư phạm; có 35 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh; 3 Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 17 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 20 Lao động tiên tiến. Đồng hành cùng ngành giáo dục cả nước, 5 năm học vừa qua, Trường tích cực thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua như: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với cuộc vận động “Hai không”, phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các cuộc vận động và phong trào thi đua của Trường đã được đổi mới qua từng năm học, đi vào chiều sâu đạt được hiệu quả to lớn, tạo nên một diện mạo mới về nhiều mặt: Cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ, sự gắn kết giữa nhà trường và xã hội, cũng như chất lượng giáo dục. Song song với đẩy mạnh thi đua, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình giáo dục theo chuẩn kiến thức kỹ năng, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, nên chất lượng hai mặt giáo dục đã có tiến bộ rõ rệt. Chỉ tính riêng trong năm học 2018 - 2019, nhà trường có 98% học sinh (HS) xếp loại hạnh kiểm tốt, 2% khá; 56,1% HS xếp loại học lực giỏi, 35,7% khá, 8,2% trung bình, không có học sinh yếu; tỉ lệ tốt nghiệp luôn đạt 100%. Trong 5 năm học, Trường liên tục dẫn đầu huyện Mộ Đức về số lượng và chất lượng học sinh giỏi các cấp với: 597 học sinh giỏi cấp huyện; 134 học sinh giỏi cấp tỉnh; 473 học sinh năng khiếu cấp huyện, tỉnh; 12 học sinh năng khiếu khu vực, Quốc gia. Có thể nói,  từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2018 - 2019, Trường THCS Nguyễn Trãi đã tiếp tục phát huy vị thế dẫn đầu khối THCS huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, ghi những dấu ấn nổi bật và toàn diện trong hoạt động giảng dạy, hoạt động phong trào, đạt thành tích cao trong các hội thi cấp huyện, tỉnh, khu vực và Quốc gia. Thành công này, phải kể đến từ sự lãnh đạo tài năng, tâm huyết của Ban Giám hiệu, sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm nhà trường. Những cống hiến ấy đã được ghi nhận bằng nhiều danh hiệu và phần thưởng xứng đáng. Nhiều năm liền Trường giữ vững danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2007; Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua xuất sắc; cùng nhiều Cờ thi đua, Danh hiệu chuẩn văn hóa 5 năm (2010 - 2014) và Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Đặc biệt, trong năm 2019 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho những thành tích xuất sắc 5 năm học vừa qua.  

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị: Xứng đáng với sự tin tưởng của chính quyền và nhân dân địa phương

Luôn ý thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo, tận tụy trong công tác. Nhờ đó, Sở luôn nhận được sự tin tưởng, đánh giá cao của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương.  Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị dự hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tần số vô tuyến điện năm 2019 Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở đã chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, triển khai nhiệm vụ chuyên môn một cách chặt chẽ đối với cơ sở, các tổ chức, cá nhân theo hướng phù hợp với đặc thù của địa phương; đẩy nhanh tiến độ các chương trình, kế hoạch, dự án do Sở chủ trì đảm bảo thời gian, chất lượng. Nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý Nhà nước, Sở đã tham mưu có hiệu quả cho HĐND và UBND tỉnh ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch cũng như trực tiếp ban hành nhiều văn bản chuyên ngành hướng dẫn, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của chính quyền các cấp. Việc quản lý hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục được chú trọng với những cơ chế, chính sách cụ thể, tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Tính đến cuối năm 2018, tỉnh có 167 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, 622.857 thuê bao điện thoại, 2.236 trạm BTS. Sở luôn tạo điều kiện thuận lợi để bưu điện tỉnh và các doanh nghiệp bưu chính thực hiện tốt việc quản lý, cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát, bưu chính công ích, dịch vụ dành riêng, chỉ trả lương hưu, dịch vụ hành chính công, dịch vụ tài chính và phát triển các dịch vụ mới. Mạng lưới bưu chính, viễn thông của tỉnh luôn bảo đảm an toàn an ninh, phục vụ đắc lực cho sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, chính quyền các cấp. Với mục tiêu duy trì dòng thông tin thông suốt, liên tục, không để xảy ra những “lỗ hổng” thông tin tạo cơ hội cho các thế lực phản động chống phá, công tác cung cấp thông tin, hướng dẫn tuyên truyền, xử lý thông tin trên báo chí được Sở dành sự quan tâm đặc biệt. Nhờ đó, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh luôn kịp thời cung cấp cái nhìn toàn cảnh về tình hình phát triển của tỉnh và cả nước, phổ biến tri thức nhân loại, mở ra một không gian giải trí lành mạnh cho đông đảo nhân dân. Thông tin kịp thời, có tính định hướng, với những bình luận, lý giải sâu sắc đã giúp người dân hiểu đúng về các sự kiện lớn, quan trọng của đất nước cũng như thế giới. Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của địa phương, Quảng Trị đã xây dựng mô hình đô thị thông minh, triển khai các hạng mục trong dự án Chính quyền điện tử; giải quyết những vướng mắc để ứng dụng đồng bộ CNTT. Đến nay, 100% cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học, trạm y tế, UBND xã, phường, thị trấn đã được cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng; trên 70% người dân biết sử dụng tin học, truy cập internet; 100% đơn vị sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng; 100% sở, ban, ngành đã triển khai một cửa điện tử, cung cấp dịch vụ công mức độ cao lên cổng dịch vụ công của tỉnh. Hiện 377 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1; 972 dịch vụ công mức độ 2; 168 dịch vụ công mức độ 3 và 94 dịch vụ công mức độ 4 được cung cấp trên cổng giao tiếp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Quảng Trị. Việc sử dụng chữ ký số đã giúp tiết kiệm kinh phí gửi nhận văn bản, giúp cho công tác lưu trữ và xây dựng cơ sở dữ liệu đảm bảo đầy đủ tính pháp lý. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành nghiêm túc nhằm phát hiện, chấn chỉnh, xử phạt những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Năm 2018, Sở đã tổ chức 13 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 180 tổ chức và cá nhân, lập 2 biên bản vi phạm hành chính với tổng số tiền 11 triệu đồng.    Công tác chỉ đạo bám sát thực tiễn; đội ngũ nhân sự đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng chính là hai yếu tố quan trọng tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong hoạt động của Sở thời gian qua. Nhận thức rõ nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng làm nên thành công của đơn vị, Sở thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, viên chức. Quy chế dân chủ được phát huy, các phong trào thi đua gắn liền với nhiệm vụ công tác do Sở phát động đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ và dần đi vào chiều sâu. Ghi nhận những thành tích đóng góp của Sở, trong những năm qua Sở luôn được UBND tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Cờ thi đua và Bằng khen các loại. Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục phấn đấu, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao nữa vị thế của ngành, đóng góp tích cực vào sự đổi mới, điện đại của tỉnh nhà./.

Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương: Sôi nổi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 90 năm thành lập công đoàn Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 90 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương đã xây dựng và triển khai nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Sự sáng tạo trong nội dung, hình thức thực hiện đã giúp LĐLĐ tỉnh phát huy vai trò, hoàn thành nhiệm vụ được giao, xứng đáng là điểm tựa tin cậy của CNVCLĐ địa phương. Để hiểu rõ hơn về những hoạt động giàu ý nghĩa của Công đoàn tỉnh Bình Dương, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương về vấn đề này. Bà Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương PV: Thưa bà, năm nay tròn 90 năm kỷ niệm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019), Công đoàn tỉnh Bình Dương đã có những hoạt động gì để hướng tới chào mừng sự kiện này? Bà Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương: Ngay từ đầu năm, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng, trong đó tập trung vào việc phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, nâng cao chất lượng các mặt công tác của Công đoàn gắn với các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, trong dịp này, LĐLĐ tỉnh sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, biểu dương 90 Chủ tịch Công đoàn cơ sở tiêu biểu, tổ chức họp mặt cán bộ công đoàn Sông Bé - Bình Dương qua các thời kỳ. Các cấp Công đoàn cũng tổ chức nhiều hoạt động như: Biểu dương cán bộ, đoàn viên Công đoàn tiêu biểu; thăm, tặng quà đoàn viên và NLĐ có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp phát động các phong trào thi đua tới CNVCLĐ. Thông qua đó, tạo không khí sôi nổi trong lao động sản xuất, khơi dậy sự say mê, sức sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của người lao động (NLĐ). Từ các phong trào thi đua đã có 600 đoàn viên, CNLĐ được UBND tỉnh tuyên dương có thành tích xuất sắc trong phong trào “Lao động động giỏi - Lao động sáng tạo”; 972 đoàn viên, CNLĐ được Công đoàn cấp trên cơ sở biểu dương, khen thưởng. Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - Bùi Văn Cường và Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương - Trương Thị Bích Hạnh tặng quà cho đoàn viên, NLĐ bị bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn PV: Bà có thể nói rõ hơn về những hoạt động trọng tâm trong năm nay và những điểm mới trong công tác chỉ đạo để phát huy hơn nữa vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ? Bà Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương: Xác định công tác đào tạo cán bộ có vai trò rất quan trọng, trong 6 tháng đầu năm 2019, các cấp Công đoàn đã tập trung đổi mới nội dung, hình thức tổ chức tập huấn, đào tạo bồi dưỡng cho 3.812 cán bộ Công đoàn về nghiệp vụ, các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, công tác kiểm tra, giám sát, công tác tài chính, xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại doanh nghiệp. LĐLĐ tỉnh cũng tăng cường các cơ chế để hỗ trợ và thúc đẩy việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp như: Ký kết quy chế phối hợp với Hiệp hội chế biến gỗ, thương lượng và ký kết TƯLĐTT nhóm 16 doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương; chỉ đạo các cấp Công đoàn tuyên truyền về sự tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP.TPP) trong lĩnh vực lao động, công đoàn cùng những tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 đến đời sống, việc làm của người lao động; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan… PV: Theo bà, về phía đoàn viên, CNVCLĐ cần phải làm gì để chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam? Bà Trương Thị Bích Hạnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương: Mỗi đoàn viên và CNVCLĐ cần nỗ lực phấn đấu trong công tác, học tập, tích cực trau dồi, nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; ra sức thi đua trong công tác, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tham mưu giỏi, phục vụ tốt, tự giác chấp hành tốt các quy định của pháp luật, nội quy, quy định của đơn vị. Đặc biệt, đoàn viên, CNVCLĐ cần nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động tham gia thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Đây chính là những hành động cụ thể, hiệu quả, thiết thực của đoàn viên, CNVCLĐ, đem lại lợi ích thiết thân cho chính mình, đồng thời góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!    

Trao giải thưởng kỳ 1 chương trình khuyến mại “Mua ống nhựa Hoa Sen – Trúng ô tô Camry”

TĐKT - Ngày 5/7, Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức Lễ trao giải thưởng kỳ 1 chương trình khuyến mại “Mua ống nhựa Hoa Sen – Trúng ô tô Camry” tại khách sạn Eastin Grand Saigon. Ông Trần Ngọc Chu, Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực, Điều hành Tập đoàn Hoa Sen trao giải nhất cho khách hàng may mắn trúng ô tô Camry. “Mua ống nhựa Hoa Sen – Trúng ô tô Camry” là chương trình khuyến mại do Tập đoàn Hoa Sen tổ chức cho khách hàng là nhà phân phối và đại lý đang kinh doanh sản phẩm ống nhựa Hoa Sen trên toàn quốc. Chương trình được triển khai từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019, chia thành 3 kỳ, mỗi kỳ 4 tháng, với 2 cơ cấu giải thưởng hấp dẫn dành riêng cho từng đối tượng nhà phân phối và đại lý. Ở mỗi kỳ, sẽ có 12 giải thưởng dành cho nhà phân phối bao gồm: 1 xe ô tô Camry 2.0G, 1 xe tải Huyndai HD75S 3.5 tấn, 10 điện thoại I Phone X; 16 giải thưởng dành cho đại lý bao gồm: 1 xe ô tô Camry 2.0G, 05 xe máy Honda AirBlade, 10 điện thoại I Phone X. Tổng giá trị giải thưởng được trao trong kỳ 1 lên đến hơn 3,6 tỷ đồng. Ông Trần Ngọc Chu, Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực, Điều hành Tập đoàn Hoa Sen trao giải nhất cho khách hàng là nhà phân phối và đại lý trúng ô tô Camry. Tại buổi lễ, những giải thưởng giá trị đã được Tập đoàn Hoa Sen trao tận tay cho các nhà phân phối và đại lý may mắn nhất trúng thưởng kỳ 1. Chiếc xe tải Huyndai HD75S 3.5 tấn đã được trao cho nhà phân phối Hoàng Chương – Tiền Giang. Đặc biệt hai giải thưởng cao nhất, mỗi giải là 1 chiếc xe ô tô Camry 2.0G đã được trao cho nhà phân phối Phan Mỹ Nga tại Bến Tre và đại lý Hồng Ân tại Gia Lai. Thực hiện tiêu chí minh bạch, khách quan và công bằng cho tất cả các khách hàng, ngày 5/6/2019, Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức Lễ quay số chương trình “Mua ống nhựa Hoa Sen – Trúng ô tô Camry” kỳ khuyến mại từ 01/01/2019 đến 30/4/2019 để xác định những khách hàng may mắn nhất nhận những giải thưởng từ chương trình. Kết quả các giải thưởng là hoàn toàn ngẫu nhiên được lựa chọn bằng phần mềm quay số tự động với sự tham gia chứng kiến của đại diện Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công thương và đông đảo nhà phân phối và đại lý ống nhựa Hoa Sen trên toàn quốc. Danh sách khách hàng trúng thưởng đã được Tập đoàn Hoa Sen công bố trên website www.hoasengroup.vn. 5 khách hàng may mắn trúng xe máy Honda AirBlade. Ngoài ra, trong năm 2019 Tập đoàn Hoa Sen còn triển khai chương trình “Mua ống nhựa Hoa Sen – Cào liền tay trúng ngay AirBlade” dành cho người tiêu dùng. Với mỗi 1 triệu đồng khi mua ống nhựa Hoa Sen, người tiêu dùng sẽ nhận được 1 phiếu cào và có cơ hội trở thành chủ nhân của những quà tặng hấp dẫn bao gồm: 90 xe Honda AirBlade, 90 điện thoại I Phone X và 90.000 thẻ cào điện thoại mệnh giá từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng. Tính đến cuối tháng 6/2019, chương trình “Mua ống nhựa Hoa Sen – Cào liền tay trúng ngay AirBlade” đã trao 20 chiếc xe Honda AirBlade và 20 điện thoại Iphone X và hàng chục ngàn thẻ cào điện thoại giá trị đến tận tay những người tiêu dùng may mắn trúng thưởng trên khắp cả nước. Vẫn còn rất nhiều cơ hội để sở hữu những giải thưởng hấp dẫn từ chương trình trong năm 2019. Tổng giá trị giải thưởng của chương trình “Mua ống nhựa Hoa Sen – Trúng ô tô Camry” và chương trình “Mua ống nhựa Hoa Sen – Cào liền tay trúng ngay AirBlade” lên đến 20 tỷ đồng. Đây là chương trình khuyến mại có quy mô lớn nhất ngành nhựa tính đến thời điểm hiện tại, do Tập đoàn Hoa Sen triển khai đồng loạt cho nhiều đối tượng khách hàng. Chính thức có mặt trên thị trường từ năm 2008, chỉ sau hơn 10 năm, Tập đoàn Hoa Sen đã trở thành top 3 nhà sản xuất và kinh doanh ống nhựa hàng đầu Việt Nam. Sản lượng ống nhựa Hoa Sen tăng trưởng đáng kể, đạt mốc 5.000 tấn/ tháng, chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng trong nước và quốc tế. Hiện tại, Tập đoàn Hoa Sen đang sản xuất và kinh doanh rất nhiều dòng sản phẩm đáp ứng tất cả các nhu cầu sử dụng của khách hàng từ dân dụng đến công trình như: Ống nhựa uPVC, ống nhựa HDPE, ống nhựa PP-R và PP-R 2 lớp chống tia UV, ống nhựa uPVC luồn dây điện tròn và ống nhựa uPVC luồn dây điện đàn hồi (ống ruột gà) và đầy đủ các loại phụ kiện đi kèm. Để có được những thành công đó, Tập đoàn đã đầu tư đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng. Tiên phong trong công nghệ sản xuất, đầu tư hệ thống máy móc thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Nguyên liệu để sản xuất ống nhựa Hoa Sen được nhập khẩu từ các nguồn uy tín trên thế giới như: Hãng Shintech – USA, Taiyo – Japan, Ả-rập ... ; quy trình sản xuất khép kín từ khâu trộn nguyên liệu đến đầu ra thành phẩm. Nguyên liệu và các phụ gia được cấp tự động vào hệ trộn trung tâm - hệ trộn hiện đại nhất Đông Nam Á hiện nay. Cùng với đó là hệ thống cân định lượng tự động, đảm bảo các mẻ trộn luôn nguyên liệu đồng nhất về tỷ lệ nhằm cho ra những sản phẩm ống nhựa đồng nhất, chất lượng tốt, chịu được nhiệt độ cao và thân thiện với môi trường. Không chỉ có chất lượng sản phẩm tốt, các nhà máy sản xuất ống nhựa Hoa Sen còn đặt tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chính nhờ lợi thế này, kết hợp với hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam đã làm giảm được chi phí vận chuyển, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của khách hàng theo từng khu vực, giúp Tập đoàn Hoa Sen có được những thành công đáng kể không chỉ ở khu vực phía Nam mà còn vươn rộng ra thị trường miền Bắc và miền Trung.                                                                                    Đào Xuân Phúc

EVNNPC thông tin khắc phục hậu quả cơn bão số 2 tại một số tỉnh phía Bắc (tính đến trưa ngày 04/7/2019)

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) tiếp tục cập nhật thông tin về tình hình thiệt hại và khắc phục sự cố trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc. Trên lưới điện 110KV, tại khu vực Hải Phòng, sự cố đã xảy ra trên 2 đường dây ĐZ 172 E2.36 (TBA 110kV Quán Trữ) - 172 E2.23 (TBA HP 96) và ĐZ 171 E2.23 – 172 E2.15 (TBA 110kV Đồ Sơn). Đường dây ĐZ 172 E2.36 - 172 E2.23 đã tự đóng lại thành công và Đường dây ĐZ 171 E2.23 – 172 E2.15 đã được khôi phục sau 2 phút. Tại khu vực Hải Dương, sự cố xảy ra trên đường dây ĐZ 175 E5.9 (TBA 220kV Tràng Bạch) – E8.12 (Hòa Phát) vẫn chưa khôi phục. Trung tâm điều độ Hệ thống điện miền Bắc đã chuyển đổi cấp điện cho các TBA 110kV. Công nhân Công ty Điện lực Quảng Ninh đang kiểm tra và khắc phục sự cố do mưa bão Trên lưới điện trung và hạ áp có 6 tỉnh bị ảnh hướng đó là Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Dương, Thanh Hóa và Hưng Yên, tổng số khách hàng bị ảnh hưởng là 304.030 khách hàng, số khách vẫn còn đang bị gián đoạn việc cung cấp điện là 106.204 khách hàng. Số đường dây trung áp bị sự cố là 155 đường dây, hiện nay đã khôi phục và cấp điện trở lại là 128 đường dây, còn 27 đường dây đang bị sự cố. Có 2 TBA hạ thế bị hư hỏng; có 64 cột điện hạ thế bị gãy đổ, hư hỏng sứ, dây dẫn và hòm hộp công tơ. Công nhân Công ty Điện lực Quảng Ninh đang kiểm tra và khắc phục sự cố do mưa bão Tại Hải Phòng còn 12 đường dây bị sự cố và 45.000 khách hàng chưa được cấp điện trở lại. Tại Quảng Ninh còn 7 đường dây bị sự cố và 21.000 khách hàng mất điện. Tại Hải Dương còn 4 đường dây bị sự cố, 2 TBA đang hư hỏng và 4000 khách hàng chưa được cấp điện trở lại. Tại Thanh Hóa còn 4 đường dây bị sự cố, vỡ 120 quả sứ, 64 cột điện hạ thế bị gãy đổ với 36.204 khách hàng đang bị mất điện. Tại Hưng Yên và Nam Định đã khắc phục xong sự cố và cấp điện trở lại cho toàn bộ khách hàng bị mất điện do ảnh hưởng của mưa bão. Ông Nguyễn Sông Thao - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Ninh tặng quà công nhân Điện lực Quảng Yên khắc phục sự cố, kịp thời cấp điện trở lại cho khách hàng Các Công ty Điện lực đang khẩn trương kiểm tra tại các khu vực bị thiệt hại do mưa bão, huy động tối đa nhân lực, vật tư, thiết bị  để tiến hành khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.       Chùm ảnh công nhân lao động Công ty Điện lực Quảng Ninh khắc phục sự cố do mưa bão EVNNPC sẽ tiếp cập nhật thông trong các bản tin tiếp theo./.  

Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa: Điểm đến đầy triển vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập năm 2006 với diện tích 18.611,8 ha, nằm trên địa bàn 12 xã phía Nam của huyện Tĩnh Gia. Năm 2015 tiếp tục được điều chỉnh mở rộng lên 106.000 ha, bao gồm toàn bộ diện tích của huyện Tĩnh Gia và 6 xã thuộc huyện Nông Cống và Như Thanh. Với mong muốn hợp tác cùng phát triển, tỉnh Thanh Hóa nói chung, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KCN) nói riêng luôn sẵn sàng đón tiếp các nhà đầu tư đến khảo sát, nghiên cứu; đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp từ lúc bắt đầu tìm hiểu đến khi triển khai xây dựng cũng như xuyên suốt quá trình hoạt động. Trụ sở Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước nên công tác CCHC được lãnh đạo Ban quan tâm chỉ đạo, bám sát thực hiện tiêu chí “4 tăng, 2 giảm và 3 không” và mục tiêu xây dựng “Cơ quan hành chính phục vụ”, thực hiện giảm từ 30 - 60% thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) so với quy định (có TTHC giảm đến 90% thời gian). Công tác quản lý và xúc tiến đầu tư luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với KKT Nghi Sơn. Được biết, ngay từ đầu năm 2019, Ban quản lý đã xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư tạo tiền đề đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư; tham gia đoàn công tác của tỉnh đến các nước để xúc tiến, kêu gọi đầu tư; đồng thời tích cực đấu mối, cung cấp thông tin và giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư với các tập đoàn, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Ban quản lý đã phối hợp, chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác xúc tiến đầu tư tại Đài Loan, Liên bang Nga; cung cấp thông tin về KKT, KCN cho cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA). Chuẩn bị cập nhật thông tin, tài liệu, biên soạn, in đĩa DVD bằng các thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn Quốc, Nhật và tiếng Trung Quốc phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư vào KKT Nghi Sơn và các KCN phục vụ Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2019. Chủ động đấu mối và liên tục hỗ trợ các nhà đầu tư qua công văn, email, điện thoại để cung cấp thông tin về quy hoạch, địa điểm đầu tư, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư tại KKT Nghi Sơn và các KCN; đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Kết quả 6 tháng đầu năm 2019, UBND tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư, cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 28 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 5.665,28 tỷ đồng và 1 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký là 0,43 triệu USD. Điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án, chấm dứt hoạt động 7 dự án. Cảng Nghi Sơn Công tác quản lý doanh nghiệp, lao động và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm được Ban quản lý thực hiện chặt chẽ. Cụ thể như: Phân công cán bộ phụ trách nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng cường công tác quản lý nhà nước về việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài… tại các doanh nghiệp và nhà thầu trong KKT Nghi Sơn và các KCN; hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp trên địa bàn KKT và các KCN tổ chức các hoạt động treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích… hưởng ứng Tháng an toàn, vệ sinh lao động, hội nghị đối thoại tháng công nhân năm 2019. Với tinh thần “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức Ban Quản lý luôn chủ động tiếp cận, đối thoại doanh nghiệp để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp, để KKT Nghi Sơn luôn là điểm đến đầy tiềm năng của các nhà đầu tư./.  

Chiến lược phát triển Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đến năm 2030

1. Thành quả qua 23 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập tháng 6/1996, do Giáo sư Trần Phương - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa IV và V), nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam làm Hiệu trưởng. Trường là cơ sở đào tạo đa ngành (27 ngành); đa cấp (cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ), đa hình thức (chính quy, liên thông, vừa làm - vừa học, trực tuyến). Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế thực hành, các nhà kỹ thuật - công nghệ thực hành; các bác sĩ, dược sĩ, cử nhân điều dưỡng giỏi y thuật và giàu y đức, tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường là một tổ chức hợp tác của những người lao động trí óc, tự nguyện góp sức, góp vốn để xây dựng và phát triển trường bền vững, vì mục đích đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, không vì mục đích lợi nhuận. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một trong số những trường đại học ngoài công lập có cơ sở đào tạo riêng, đầu tư nghiêm túc cho cơ sở vật chất, coi đó là một trong những điều kiện cơ bản để tạo dựng một trường đại học đúng nghĩa. Đây cũng là một trong những thế mạnh của trường so với các trường đại học ngoài công lập khác trên địa bàn Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung. Qua 23 năm hoạt động, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tiếp nhận 128.700 sinh viên, học viên, trong số đó có 1.000 sinh viên Lào và Campuchia, số đã tốt nghiệp là 100.636. Hầu hết đều nhận được việc làm ngay sau khi ra trường, với mức lương tương đối cao. Đội ngũ quản lý và giảng dạy cơ hữu của trường gồm 1.116 giảng viên cơ hữu, trong đó có 79 giáo sư, phó giáo sư; 105 tiến sĩ và 675 thạc sĩ, luôn tâm huyết, tận tụy với nghề. Trường có 3 cơ sở: Cơ sở I tại Vĩnh Tuy - Hà Nội; cơ sở II tại Từ Sơn - Bắc Ninh; cơ sở III tại Lương Sơn - Hòa Bình, cả ba được xây dựng trên diện tích 22 héc-ta và được trang bị hiện đại, thiết kế khoa học, rộng rãi, thân thiện, tạo nhiều hứng thú học tập và nghiên cứu. Diện tích phòng học là 41.731m2 x 2ha = 83.462m2, đủ đáp ứng cho 30.000 sinh viên hệ chính quy học tại trường. Thư viện trường có 8.539 đầu sách, được trang bị 400 bộ máy tính để sinh viên truy cập mạng. Ký túc xá bảo đảm chỗ ở cho 2.000 sinh viên, hiện đang dành cho 1.000 sinh viên Lào và Campuchia. Sân vận động ngoài trời và nhà tập có mái che bảo đảm điều kiện cho sinh viên phát triển thể lực. Trường được trang bị hơn 4.000 máy vi tính nối mạng Internet, bảo đảm cho mỗi sinh viên một máy khi học và thực hành. Có 274 máy chiếu (Projector) phục vụ giảng dạy bằng giáo án điện tử. 250 phòng học được lắp đặt thiết bị vân tay để bảo đảm kỷ luật lên lớp đúng giờ. Các khối nhà cao tầng đều được lưu thông bằng thang máy. Các ngành kỹ thuật - công nghệ và bảo vệ sức khỏe có đủ phòng thực hành, thực tập hoặc thí nghiệm. Kể từ khi thành lập, lãnh đạo nhà trường luôn coi trong việc phát triển hợp tác quốc tế, coi đây là một trong những động lực chính tạo sự bứt phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội luôn nỗ lực phát triển mối quan hệ với các tổ chức khoa học và giáo dục có uy tín trên thế giới, cũng như với các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài với mong muốn phát triển hợp tác lâu dài, tin cậy, đôi bên cùng có lợi. Trường luôn phấn đấu là một trong những trường đại học trong tốp đầu tại Việt Nam để phát triển hợp tác giáo dục, nghiên cứu khoa học với các trường đại học, học viện, trung tâm, viện nghiên cứu lớn trên thế giới. Hàng năm trường đã tiếp đón 40 - 50 đoàn cán bộ, giảng viên từ nhiều nước sang trao đổi kinh nghiệm, bàn thảo kế hoạch hợp tác. Nhiều đoàn giảng viên và sinh viên từ các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Australia… Hình thức hợp tác của Trường với các đối tác quốc tế rất đa dạng như hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo quốc tế chương trình đại học và sau đại học, tổ chức hội thảo khoa học quốc tế, trao đổi sinh viên, giảng viên và cán bộ... Dù đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng khẳng định uy tín, thương hiệu trong hệ thống giáo dục Việt Nam và quốc tế nhưng lãnh đạo nhà trường luôn ý thức và quyết tâm xây dựng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trở thành một cơ sở đào tạo có vị thế vững chắc, tin cậy trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. 2. Chiến lược phát triển Trường đến năm 2030 Với mục tiêu tiếp tục phát triển trường theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô hợp lý để chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu; cung cấp một môi trường học tập, nghiên cứu lành mạnh, tiên tiến, nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng, sáng tạo, bảo đảm cho người học khi tốt nghiệp đủ năng lực thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và môi trường hội nhập quốc tế; phát triển năng lực thực hành của người học, gắn kết đào tạo với thực tế sản xuất; nghiên cứu khoa học và công nghệ, tập trung theo hướng triển khai kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống; cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức thực tiễn, năng lực thực hành phù hợp với yêu cầu của địa phương, của ngành và nền kinh tế nói chung, tích cực phục vụ cộng đồng. Chiến lược phát triển trong giai đoạn 2018 - 2022: Về quy mô đào tạo, trường duy trì và ổn định ở mức 25.000 sinh viên và học viên/năm. Trong đó, đại học chính quy chiếm khoảng 90%; sau đại học khoảng 5%; đại học liên thông, đại học tại chức, đại học từ xa khoảng 5%. Từ năm học 2019 - 2020 trở đi, trường triển khai đào tạo theo tín chỉ. Chương trình đào tạo được điều chỉnh sát chương trình khung với thời lượng tối thiểu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến năm 2020, có ít nhất 3 chương trình đào tạo đại học được kiểm định. Đồng thời, lựa chọn để mở thêm một số ngành đào tạo mới trong 5 năm tới, định hướng phát triển những ngành thuộc thế mạnh của trường. Chiến lược về phát triển đào tạo trong giai đoạn 2022 - 2030: Phấn đấu trở thành một trường đại học phát triển có chiều sâu, chất lượng đào tạo được nâng cao, trở thành một trường đại học thuộc tốp đầu về chất lượng đào tạo trong số các trường đại học định hướng thực hành ở nước ta. Hằng năm có ít nhất 30% giảng viên cơ hữu thuộc các khoa chuyên ngành tham gia các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với thực tế sản xuất, với các bệnh viện thực hành theo yêu cầu đào tạo của khối khoa học sức khỏe. Một số chương trình đào tạo của trường có sự tham gia của các chuyên gia, doanh nhân, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Phấn đấu có thêm 2 chương trình đào tạo đại học và 3 chương trình đào tạo thạc sĩ được kiểm định. Phát triển đào tạo sau đại học của khối ngành sức khỏe bao gồm: Đào tạo chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, dược học, đào tạo theo chứng chỉ chuyên khoa, nhất là các chuyên khoa cận lâm sàng. Chiến lược phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học: Trước hết, Ban Giám hiệu nhà trường sẽ kiện toàn Hội đồng khoa học cấp trường, ban hành Quy chế nghiên cứu khoa học Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giảng viên, khuyến khích và động viên mọi người tích cực nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo và cộng đồng, phấn đấu 100% giảng viên là thạc sĩ trở lên tham gia nghiên cứu khoa học, có ít nhất 1 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành/năm. Đối với giảng viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ phải có công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp quốc gia và quốc tế. Cho ra đời Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ để đăng tải các công trình nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai của trường. Chiến lược phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo: Mở rộng và phát triển các hoạt động hợp tác liên kết đào tạo với các trường đại học tiên tiến trong khu vực, châu Á và thế giới; thiết lập chương trình liên kết đào tạo thiết thực, có hiệu quả; tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, nhất là với các quốc gia như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, có kế hoạch mời một số nhà khoa học nước ngoài, đặc biệt là các nhà khoa học gốc Việt thường xuyên giảng dạy, nghiên cứu tại trường; tạo điều kiện cho các giảng viên của trường tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại nước ngoài. Mở rộng hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên với các trường nước ngoài, tiếp nhận sinh viên, học viên nước ngoài, nhằm gia tăng số lượng sinh viên nước ngoài học tập, nghiên cứu tại trường. Đồng thời, tổ chức cho sinh viên, học viên Việt Nam du học ở nước ngoài theo chương trình liên kết hợp tác đào tạo. 3. Giải pháp để thực hiện những mục tiêu chiến lược của Trường Trường sẽ kiện toàn Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc theo hướng từng bước trẻ hóa, tinh gọn, có hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; duy trì, ổn định đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy mô đào tạo, phấn đấu tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ; nâng cao trình độ ngoại ngữ cho tất cả giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ với mục tiêu: Giảng viên cơ hữu phải đạt chuẩn theo quy định. Xây dựng cơ chế, chính sách trình Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường xét phong hàm giáo sư, phó giáo sư đối với giảng viên cơ hữu có trình độ Tiến sĩ, chọn lọc và đề nghị phong tặng Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân… cho các nhà giáo của trường theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nâng cao chất lượng cuộc sống của đội ngũ cán bộ giảng viên thông qua việc tạo công việc có thu nhập cao, cải thiện môi trường làm việc, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tiền lương, thù lao… cho người lao động. Trường tiếp tục nâng cao chất lượng các chương trình, giáo trình đào tạo và các tài liệu học tập, coi đây là những kiến thức cốt lõi, tạo điều kiện để giảng dạy theo tài liệu chính thống và tăng cường tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh. Nâng cao chất lượng câu hỏi thi, đề thi kết thúc học phần cho các môn học, tổ chức chặt chẽ các kỳ thi theo nguyên tắc: “Học thật, thi thật” với hệ thống quản lý có hiệu quả kết quả thi và kết quả học tập của sinh viên. Bảo đảm chất lượng giáo dục theo 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Đồng thời, trường tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên, khuyến khích và động viên mọi người tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo. Tranh thủ các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước để tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Giao đề tài và xác định số giờ nghiên cứu hàng năm cho giảng viên. Hàng năm, trường dành một khoản kinh phí xứng đáng cho nghiên cứu khoa học (khoảng 2% tổng thu) để khuyến khích cán bộ, giảng viên nghiên cứu khoa học, hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Trường xác định là đơn vị tự chủ về tài chính, đảm bảo cân đối thu chi, có tích lũy, có dự phòng rủi ro, chủ động giải quyết khi có khó khăn về tài chính, phấn đấu, đề ra các giải pháp để tăng thêm nguồn thu cho trường, quản lý hoạt động thu chi hiệu quả, hợp lý. Đối với 3 cơ sở của trường sử dụng theo hướng ổn định, có đầu tư nâng cấp và sử dụng có hiệu quả, đồng thời, đầu tư các phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ đào tạo, nhất là đối với khối công nghệ và sức khỏe. Hoàn thiện Phòng khám bệnh đa khoa Phúc An tiến tới xây dựng bệnh viện thực hành của trường với quy mô phù hợp cho công tác đào tạo thực hành của khối sức khỏe và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh phục vụ sức khỏe cộng đồng. Trong những năm tới, trường đặt mục tiêu rõ ràng, đó là ổn định và tăng dần quy mô, phát triển ngành nghề, giữ vững các ngành nghề truyền thống. Mỗi năm, nhà trường dự kiến tăng quy mô tuyển sinh đại học chính quy khoảng 7 - 8%. Tuy nhiên, mục tiêu chính của nhà trường vẫn là nâng cao chất lượng đào tạo. Với các ngành khó tuyển và truyền thống, trường sẽ đào tạo theo hướng chất lượng cao, liên kết đào tạo bằng tiếng Anh để thu hút thí sinh. Qua 23 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích và cũng trải qua nhiều biến động thăng trầm. Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu muốn mọi người thấy rằng đội ngũ cán bộ, giảng viên hiện nay luôn đoàn kết, biết đồng lòng, chung sức phấn đấu vì sự nghiệp chung, vì sự nghiệp “trồng người”, thấy một Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã từng bước lớn mạnh và trở thành một trường đại học uy tín, có đầy đủ điều kiện cho đào tạo một thế hệ tri thức chất lượng cao. TS. Đỗ Quế Lượng Phó Hiệu trưởng thường trực

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương) làm việc với EVNNPC

Ngày 18/6/2019, theo chương trình làm việc của Bộ Công thương, đoàn công tác do ông Tô Xuân Bảo - Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) làm Trưởng đoàn đã đến làm việc và kiểm tra tình hình triển khai công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC). Toàn cảnh buổi làm việc Tiếp và làm việc với đoàn công tác, về phía Tổng công ty có bà Đỗ Nguyệt Ánh - Phó Tổng Giám đốc thường trực EVNNPC, ông Mai Quang Hùng - Trưởng Ban An toàn EVNNPC, ông Đàm Quang Hưng - Phó Trưởng Ban An toàn, ông Trần Anh Vũ - Phó Giám đốc Công ty Công nghệ thông tin điện lực miền Bắc, ông Nguyễn Tiến Kiên - Phó Trưởng Ban Truyền thông EVNNPC. Tại buổi làm việc, thay mặt Tổng công ty, đoàn công tác đã được ông Mai Quang Hùng - Trưởng Ban An toàn EVNNPC báo cáo khái quát tình hình triển khai công tác ATVSLĐ tại EVNNPC trong những năm qua. Theo đó, Tổng công ty đã thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tai nạn lao động và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp trong sản xuất, kinh doanh điện năng; không để xảy ra sự cố chủ quan tại các đơn vị, giảm thiểu các thiệt hại về người và vật chất khi có sự cố khách quan trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chủ động xây dựng phương án, diễn tập giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đối với lưới điện. Đồng thời, nhanh chóng khắc phục các sự cố nhằm đóng điện trở lại sớm nhất cho phụ tải, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người lao động khi thực hiện kiểm tra, khắc phục sự cố mưa bão; thực hiện công tác quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp; quản lý chặt chẽ các điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp nhằm giảm thiểu các điểm vi phạm và không để phát sinh vi phạm hành lang mới. Ngoài ra, EVNNPC đã tập trung tuyên truyền cho người dân, các hộ sản xuất, kinh doanh khu vực có đường dây điện cao áp đi qua nhằm ngăn chặn sự cố lưới điện và giảm thiểu mất an toàn điện trong dân... Để thực hiện tốt những nội dung an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đó, hàng năm, EVNNPC đã tổ chức định kỳ công tác huấn luyện quy trình an toàn điện theo Thông tư số 31/2014/TT-BCT và quy trình an toàn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đồng thời, Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc triển khai công tác huấn luyện ATVSLĐ theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP cho các cán bộ cấp NPC quản lý; thực hiện diễn tập xử lý sự cố, diễn tập an toàn, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các khu vực đặc thù miền núi và đồng bằng ven biển để đảm bảo sẵn sàng xử lý sự cố, cũng như phối hợp với nhiều nhóm công tác trên lưới điện một cách an toàn nhất. Ngoài ra, Tổng công ty đã đặc biệt quan tâm tới công tác trang bị, quản lý trang thiết bị dụng cụ kỹ thuật an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân cho các tổ, đội, trạm và các cá nhân công nhân trực tiếp lao động; kiểm soát chặt chẽ các nhóm công tác trên lưới điện thông qua phần mềm quản lý an toàn do EVNNPC xây dựng; tổ chức lễ phát động, diễu hành, các buổi tọa đàm tại các địa phương về công tác ATVSLĐ, các kỹ năng sống, sinh hoạt an toàn cũng như chế độ chính sách về công tác an toàn - bảo hộ lao động… Do đó, trong những năm gần đây, công tác ATVSLĐ của EVNNPC đã không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, năm 2018, Tổng công ty đã không để xảy ra tai nạn lao động do lỗi chủ quan trong công tác sản xuất, kinh doanh điện năng. Phát biểu tại buổi làm việc, ông Tô Xuân Bảo - Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả trong công tác ATVSLĐ tại EVNNPC, với điểm nổi bật là năm 2018, toàn Tổng công ty đã không để xảy ra tai nạn lao động do lỗi chủ quan trong công tác sản xuất, kinh doanh điện năng. Đồng thời, ông Tô Xuân Bảo đề nghị Tổng công ty tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác ATVSLĐ trong thời gian tới, qua đó sẽ góp phần quan trọng vào việc đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục và ổn định phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn 27 tỉnh khu vực miền Bắc.

TP Thanh Hóa giữ vững vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa

Nằm hai bên bờ sông Mã, với diện tích tự nhiên 146,77 km² cùng dân số trên 406.000 người, TPThanh Hóa là một trong những đô thị có quy mô dân số và diện tích lớn nhất của khu vực phía Bắc. Tọa lạc tại vị trí địa lý thuận lợi, mang trong mình nhiều tầng văn hoá, được công nhận là đô thị loại I, thành phố đã và đang vươn mình mạnh mẽ, thể hiện được vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hoá. Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa Kinh tế ngày càng phát triển Nắm bắt thời cơ, tận dụng mọi nguồn lực chính là một trong những yếu tố giúp nền kinh tế thành phố ngày càng phát triển. Thành phố luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Các ngành dịch vụ ghi nhận bước phát triển về quy mô và chất lượng. Thị trường hàng hóa phong phú về chủng loại, cơ bản ổn định về giá cả các mặt hàng tiêu dùng. Trong quý I năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa của Thành phố đạt 12.870 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 268,7 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu đã đem về những tín hiệu tích cực cho xuất khẩu địa phương là quần áo, giầy vải, dép xốp. Lãnh đạo VNPT Thanh Hóa và lãnh đạo TP Thanh Hóa ấn nút khai trương tại buổi Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông Với 50 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, nhiều lễ hội truyền thống độc đáo cùng dịch vụ lưu trú, lữ hành chất lượng, TP hanh Hóa đã thu hút ngày càng nhiều du khách. Chỉ tính riêng trong quý I năm nay, thành phố đã đón 670.000 lượt khách, trong đó khách nội địa chiếm 98,4%. Những địa điểm tập trung nhiều du khách phải kể đến: Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng, Thái miếu nhà Hậu Lê, khu Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi, công viên Hội An… Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được giữ ổn định với một số ngành có giá trị sản xuất cao là dệt may, thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, đá mỹ nghệ. Thực hiện Đề án “Khôi phục và phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn TP Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2020”, thành phố đã dành sự quan tâm cho đào tạo, dạy nghề, tăng cường quảng bá sản phẩm. Lĩnh vực nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm 2019 đạt 616,5 tỷ đồng. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nhận được sự hưởng ứng của hệ thống chính trị và toàn xã hội.   Nhờ quy hoạch mang tầm chiến lược và đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, thành phố đã xây dựng được cơ sở hạ tầng khang trang, kết nối đồng bộ hạ tầng đô thị gắn với phát triển kinh tế, xã hội. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng được tiến hành minh bạch, công bằng, thỏa đáng, nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Trong quý I năm 2019, thành phố đã bồi thường, giải phóng mặt bằng 24 dự án, thu hồi 121.697,80 m2 đất. Thanh Hóa cũng đẩy mạnh việc gìn giữ cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh. Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực Để người dân được thụ hưởng đời sống tinh thần phong phú, thành phố thường xuyên tổ chức các chương trình văn nghệ, thể thao, hoạt động sinh hoạt cộng đồng, lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc. Hội diễn Vovinam các câu lạc bộ Thanh Hóa, Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, chạy việt dã thành phố Thanh Hóa… đã được tổ chức thành công, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Văn hóa cơ sở tiếp tục được chú trọng với 15/20 phường đạt chuẩn văn minh đô thị, 11/17 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới trong 3 tháng đầu năm 2019. Lãnh đạo tỉnh, thành phố và các nhà tài trợ trao phần thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích cao trong thi đấu Giải chạy tập thể, việt dã TP Thanh hóa lần thứ XII Thế hệ trẻ Thanh Hóa được học tập, rèn luyện trong môi trường lý tưởng với cơ sở vật chất đồng bộ, thầy cô giáo tận tâm, phương pháp giảng dạy hiện đại. Học sinh thành phố đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông, khoa học kỹ thuật… các cấp. Không chỉ dành sự quan tâm cho công tác đào tạo thế hệ trẻ, thành phố cũng áp dụng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, y tế dự phòng. Chế độ đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được đảm bảo đầy đủ, đúng quy định.   Với điểm tựa là những thành tích đã đạt được, cán bộ và nhân dân địa phương sẽ tiếp tục phấn đấu đưa TP Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm tài chính, du lịch, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe của vùng phía Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.  

Ngành điện Lào Cai : Vượt mọi gian khó để thắp sáng vùng biên cương Tổ quốc

Đầu tháng 6, chúng tôi có dịp trở lại xã Phìn Ngan, một trong những địa bàn vùng sâu, vùng xa và là vùng biên giới thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đến Phìn Ngan hôm nay, nhiều người sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi thấy ánh điện được thắp sáng tại các thôn bản, những máy móc phục vụ nông nghiệp của người dân chạy ro ro ngày đêm không nghỉ.        Quãng đường hơn 30 km từ trung tâm thị trấn huyện Bát Xát tới Phìn Ngan, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là bờ vực chênh vênh với nhiều đoạn đường hẹp chỉ đủ cho một chiếc xe đi qua. Nhiều đoạn vướng "ổ voi, ổ gà", đá lởm chởm, dốc dựng đứng trơn tuột, nhiều chỗ có cây rừng ngã đổ chắn ngang đường... Sự khó khăn, nguy hiểm đó khiến chúng tôi càng khâm phục tinh thần quyết tâm của những người thợ điện nơi vùng cao biên giới. Hành trình kéo điện lên vùng cao của người thợ điện Lào Cai tới xã Phìn Ngan Anh Nguyễn Lý Lăng - Đội trưởng Đội Quản lý Tổng hợp số 1, Điện lực Bát Xát, Công ty Điện lực Lào Cai chia sẻ: "Vào mùa nắng nóng, đường núi thế này vẫn là dễ đi vì còn có thể sử dụng phương tiện để di chuyển. Gian khổ nhất là khi vào mùa mưa bão, với địa hình hiểm trở, bão quật đổ cây cối và sạt lở đất bất cứ lúc nào. Những lúc như thế, anh em trong Đội buộc phải đi bộ, mang theo bánh mì, cơm nắm và nước uống vì quanh Phìn Ngan không có quán xá gì, thậm chí nhà dân dọc tuyến đường cũng không có. Chỉ 30 km đường thôi, nhưng nhiều khi anh em phải đi mất cả ngày mới vào tới nơi. Gian khổ là thế, nhưng bất kể ngày hay đêm, nắng nóng hay băng giá và cả khi trời mưa bão, bất cứ lúc nào bà con nơi vùng núi này gọi báo sự cố về điện thì Đội Quản lý Tổng hợp số 1, thuộc Điện lực Bát Xát sẽ ngay lập tức lên đường để sửa chữa điện một cách nhanh nhất". Nhiều đoạn đường xấu, công nhân Điện lực Bát Xát đi bộ vào thôn Sùng Vui, để sửa chữa sự cố lưới điện Cũng theo chia sẻ của anh Nguyễn Lý Lăng, giai đoạn trước 2007, đường vào các thôn bản thuộc Phìn Ngan cực kỳ khó khăn nên Điện lực Bát Xát không thể đưa máy móc và phương tiện vào sâu trong địa bàn. Toàn bộ nguyên vật liệu phục vụ cho thi công và vật tư, trang thiết bị của ngành điện đều phải khiêng vác theo cách thủ công nhất. Ngày ngày, bất kể mưa rừng hay nắng nóng, hàng trăm công nhân ngành điện cùng những người dân tộc Dao tại địa phương cứ lầm lũi, gùi trên lưng từng địu cát, sỏi, xi măng và dùng tời để kéo cột điện vào từng thôn bản. Chỉ bằng cách thô sơ thế thôi mà tổng cộng đã có gần một nghìn cột điện lớn nhỏ và hàng trăm tấn nguyên vật liệu đã băng qua rừng có mặt tại các vị trí cần phải dựng cột. Vận chuyển đã khó nhưng thi công lại còn gian nan hơn nhiều. Toàn bộ từ khâu tạo mặt bằng, đào hố móng, đổ bê tông, kéo cột và dây điện về nhà dân đều được thực hiện bằng sức người. Đặc biệt, có thời điểm dựng cột vào mùa khô nên nước lại càng khan hiếm, anh em công nhân buộc phải đi tìm đến các khe suối, hứng từng phuy nước về đổ bê tông và dùng cho sinh hoạt. Cuối năm 2007, khi các thôn bản của Phìn Ngan được đóng điện quốc gia, những người trực tiếp tham gia thi công mới dám tin vào sự thành công của con đường mang ánh điện tới các thôn bản xa xôi này. Có điện lưới quốc gia - điều mà trước đây bất cứ người dân nào cũng chỉ nghĩ đó là một giấc mơ khó trở thành hiện thực. Xã Phìn Ngan hiện có trên 600 hộ dân sinh sống với hơn 2.500 nhân khẩu, trong đó, 100% người dân là người dân tộc Dao. Ngày điện về với các thôn bản, tất cả người dân trong xã như vỡ òa trong niềm vui sướng, bởi ước mong có điện từ bao đời nay đã trở thành hiện thực. Điện không những làm thay đổi đời sống tinh thần của người dân mà đã mở ra biết bao hy vọng, xóa đi cái đói, cái nghèo đã từng đeo bám biết bao thế hệ người dân nơi đây. Công nhân Điện lực Bát Xát luôn làm việc với tinh thầnkhông ngại khó khăn, gian khổ Ông Tần Láo Tả - Chủ tịch UBND xã Phìn Ngan không giấu nổi niềm vui và cho biết: "Từ khi có điện lưới quốc gia, đời sống của người dân nơi đây đã từng bước được nâng cao. Bà con được tiếp cận các thông tin truyền thông tốt hơn cũng như có điện phục vụ sản xuất. Có thể nói, từ lúc có điện lưới về, địa phương đã thực sự thoát nghèo. Hiện nay, trên địa bàn có nhiều mô hình kinh tế chăn nuôi, xay xát, sản xuất gạch không nung được hưởng lợi từ điện, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân". Để đưa được dòng điện về với bà con các dân tộc nơi đây thì những người thợ điện phải đối mặt với biết bao khó khăn, vất vả và nếu không có tình yêu nghề thực sự cũng như tinh thần trách nhiệm cao thì chắc chắn không bám trụ được với công việc này. Đáng nói hơn, đó là từ câu chuyện đưa điện về vùng cao, càng thấy được trách nhiệm của ngành điện với xã hội, với cộng đồng, điều mà bấy lâu nay không phải ai cũng hiểu được.  

Trang