Sáng 20/9, Trung tâm Điều khiển xa (TTĐKX) Công ty Điện lực Nam Định đã được gắn biển công trình chào mừng 50 năm ngày thành lập Tổng công ty Điện lực miền Bắc (6/10/1969 - 6/10/2019). Việc xây dựng TTĐKX là một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống điện theo lộ trình xây dựng lưới điện thông minh, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng, đảm bảo an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tới dự buổi lễ, về địa phương, có: Ông Trần Lê Đoàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, ông Vũ Văn Nghĩa - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Giám đốc Sở Công thương tỉnh và đại diện các ban, ngành tỉnh Nam Định.
Về phía Tổng công ty Điện lực miền Bắc có: Ông Lê Minh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty, ông Trần Nguyên Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty và đại diện một số Ban chuyên môn. Về phía Công ty Điện lực Nam Định có ông Trần Mạnh Sỹ - Giám đốc, ông Vũ Dũng Tiến - Chủ tịch Công đoàn và các CBCNV các phòng, tổ, đội Công ty.
Ông Vũ Văn Nghĩa - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định trao Quyết định công nhận công trình TTĐKX Nam Định là công trình chào mừng 50 năm ngày thành lập Tổng công ty Điện lực miền Bắc
Ông Vũ Dũng Tiến - Chủ tịch Công đoàn Công ty Điện lực Nam Định (PC Nam Định) cho biết: Việc xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm điều khiển xa là một trong những công trình trọng tâm của phong trào thi đua lao động, sản xuất phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch SXKD năm 2019 của PC Nam Định, góp phần xây dựng lưới điện thông minh, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong thời đại công nghiệp 4.0.
Trung tâm điều khiển xa Nam Định
Theo ông Trần Mạnh Sỹ - Giám đốc PC Nam Định, thực hiện định hướng của Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Công ty Điện lực Nam Định đã và đang thực hiện đầu tư xây dựng lưới điện thông minh để thích ứng với thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ điện phục vụ khách hàng.
Cùng với phong trào thi đua gắn liền với thực hiện tốt chủ đề năm 2019 về “Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện”, Ban Giám đốc và Công đoàn Công ty đã phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành TTĐKX điều hành lưới điện khu vực tỉnh Nam Định.
Theo đó, giai đoạn 2018 - 2019, Công ty thực hiện đầu tư hơn 48 tỷ đồng để cải tạo phòng điều khiển tại trụ sở Công ty thành TTĐKX với việc xây dựng mới hệ thống máy chủ, hệ thống SCADA, hệ thống camera, hệ thống hiển thị giám sát, thu thập dữ liệu, điều khiển thao tác từ xa các thiết bị trong quá trình vận hành lưới điện; kết nối thu thập thông tin giám sát quá trình quản lý vận hành từ các trạm 110 kV và điều khiển các thiết bị trên lưới điện trung áp về TTĐK; cải tạo nâng cấp 2 TBA 110 kV thành các TBA không người trực có thiết bị điều khiển xa.
Song song với việc đầu tư, chuyển đổi Phòng Điều khiển thành TTĐKX, Công ty chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực để có đủ năng lực, trình độ vận hành thông suốt Trung tâm. Trong năm 2019, Công ty đã tổ chức đào tạo cho 23 cán bộ, nhân viên điều hành trung tâm bao gồm 13 trưởng kíp, 2 kỹ sư phương thức, 2 điều độ viên và 6 kỹ sư điều khiển hệ thống SCADA.
Sau khi hoàn thành TTĐKX Nam Định, Công ty cũng đã lập các quy trình vận hành hệ thống công nghệ, vận hành và xử lý sự cố, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ... tại 2 TBA 110kV không người trực là Ý Yên và Trực Ninh, sẵn sàng cho công tác kết nối và điều khiển từ xa.
Theo dự kiến, giai đoạn 2 từ năm 2020 đến năm 2021, Công ty Điện lực Nam Định sẽ tiếp tục cải tạo toàn bộ 9 TBA 110 kV còn lại thành các TBA không người trực có điều khiển xa và kết nối toàn bộ các thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung áp về TTĐKX, thực hiện thí điểm kết nối hệ thống đo đếm trên lưới điện hạ áp của TP Nam Định về TTĐKX.
Thông tin về việc xây dựng lưới điện thông minh áp dụng các công nghệ hiện đại, ông Sỹ cũng cho biết, đơn vị đã đầu tư lắp đặt công tơ điện tử 1 pha, 3 pha, các thiết bị đóng cắt từ xa trên lưới điện trung áp như Recloser, LBS, Rơle kỹ thuật số… cũng như áp dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý, vận hành lưới điện như sửa chữa, vệ sinh lưới điện Hotline, đo nhiệt độ đường dây bằng camera nhiệt, do kiểm tra phóng điện cục bộ PD; sử dụng flycam kiểm tra lưới điện trên cao để kịp thời phát hiện, xử lý các khiếm khuyết trên lưới điện, nâng cao rõ rệt độ tin cậy cung cấp điện.
Việc xây dựng TTĐKX là một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống điện theo lộ trình xây dựng lưới điện thông minh, góp phần nâng cao năng suất lao động, độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng, đảm bảo an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Giám đốc PC Nam Định cũng chia sẻ thêm, lợi ích rõ nét nhất khi đưa Trung tâm điều khiển vào vận hành là nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động. Trước kia, với chế độ trực 3 ca 5 kíp, mỗi TBA 110 kV truyền thống đòi hỏi phải có ít nhất 10 nhân viên vận hành thay phiên nhau trực. Khi đưa TTĐK vào vận hành và chuyển các TBA sang mô hình vận hành không người trực, các điều độ viên tại phòng Điều độ - nay là Trung tâm điều khiển sẽ trực tiếp quản lý, giám sát và điều khiển thiết bị tại các trạm biến áp này. Như vậy, tại các TBA 110 kV sẽ không còn nhân viên vận hành trực tiếp, lực lượng này sẽ được Công ty sử dụng, bố trí vào các công tác khác.
Đối với lưới điện, toàn bộ các thiết bị được điều khiển từ xa qua hệ thống mạng viễn thông dùng riêng và hệ thống các nhà mạng cung cấp. Đóng cắt thiết bị từ xa, đảm bảo vận hành an toàn tuyệt đối cho con người và thiết bị.
CBNV TTĐKX chụp ảnh trong ngày Gắn biển TTĐKX PC Nam Định
Đến dự và phát biểu chúc mừng việc đưa vào vận hành TTĐKX của PC Nam Định, ông Trần Lê Đoàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã biểu dương những thành tích mà PC Nam Định đã đạt đưcọ trong việc vận hành và cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh những năm qua.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Nam Định cũng đang triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 vào công cuộc xây dựng và phát triển các lĩnh vực hoạt động của tỉnh. Việc đưa vào vận hành công trình TTĐKX của PC Nam Định có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hiện đại hóa, xây dựng lưới điện thông minh, trong đó ngành điện Nam Định là một trong những ngành đi đầu trong việc hiện đại hóa, ứng ựng công nghệ vào công tác điều hành, quản lý, vận hành.
Ông Trần Lê Đoàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định phát biểu tại buổi lễ
Tỉnh đánh giá đây là một công trình hiện đại, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của đất nước và mong muốn trong thời gian tới, EVN, EVNNPC luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho Nam Định để từng bước tiếp tục nâng cao chất lượng điện năng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh của nhân dân tỉnh. Trong năm tới, hy vọng PC Nam Định sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 TTĐKX và thực hiện quản lý vận hành an toàn, ổn định, tin cậy TTĐKX, phát huy hiệu quả kinh tế, kỹ thuật phục vụ SXKD của đơn vị, góp phần phục vụ khách hàng, nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Ông Lê Minh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty phát biểu tại Lễ gắn biển công trình
Phát biểu tại Lễ gắn biển công trình, ông Lê Minh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc đã thay mặt lãnh đạo EVNNPC nhiệt liệt chúc mừng tập thể CBCNV PC Nam Định đã có công trình được gắn biển chào mừng 50 năm ngày thành lập Tổng công ty. Việc đưa vào vận hành TTĐKX là một sự thay đổi về chất trong công tác quản lý vận hành của đội quản lý vận hành lưới điện 110kV, trung hạ thế của PC Nam Định. TTĐKX vận hành tốt sẽ giúp Nam Định phân tích tình hình sự cố nhanh chóng, phát hiện kịp thời các khiếm khuyết cũng như đưa ra giải pháp để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, nâng cao độ tin cậy cung ứng điện cho đơn vị, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mà EVNNPC đã giao, cùng với các đơn vị thành viên trong Tổng công ty thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng điện với chất lượng an toàn, tin cậy, hiệu quả, kinh tế./.
Chuyên đề
Nước mắm là 1 gia vị mà mỗi gia đình đều phải dùng trong suốt cuộc đời nên việc tìm và lựa chọn cho gia đình mình 1 loại nước mắm ngon để dùng thường nhật là rất cần thiết và bắt buộc để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Trong lần tôi về công tác tại Quảng Ninh tôi đã có dịp gặp chi Cao Hồng Vân- Tổng giám đốc hãng nước mắm truyền thống Vanbest thì tôi mới được hiểu sâu hơn về giá trị văn hóa nước mắm của người Việt và biết vì sao nước mắm Sá sùng Cái Rồng luôn được các mẹ, các chị săn lùng mua sắm cho gia đình nhà mình và làm quà biếu người thân đến thế.
Nước mắm sá sùng Cái Rồng là một trong 13 sản phẩm tiêu biểu, được ngành công thương Quảng Ninh đầu tư cho sản xuất và phát triển thương hiệu. Đây là một sản phẩm có chất lượng cao, với nguyên liệu hảo hạng. Nước mắm sá sùng Cái Rồng Vanbest được sản xuất theo phương pháp truyền thống nhưng có nhiều cải tiến về kỹ thuật công nghệ hiện đại, mang đến cho người tiêu dùng một dòng nước mắm chất lượng, an toàn và đậm nét văn hóa truyền thống của vùng biển đảo Vân Đồn .
Nước mắm sá sùng Cái Rồng hãng Vanbest – sản phẩm cho mọi gia đình
Nước mắm sá sùng Cái Rồng là một sản phẩm đặc sản truyền thống của huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (nhãn hiệu nước mắm Cái Rồng đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền). Là một địa danh có rất nhiều yếu tố thuận lợi về địa lý, khí hậu với độ mặn nước biển vừa phải nên có rất nhiều các loài hải sản quý từ thiên nhiên như hải sâm, sá sùng…, với ngư trường đánh bắt rộng lớn, nguồn thủy sản dồi dào, chất lượng tốt là những điều kiện để nghề làm mắm ở huyện đảo Vân Đồn có từ rất sớm và ngày càng phát triển.
Nước mắm sá sùng Cái Rồng của thương hiệu Vanbest sản xuất theo phương pháp truyền thống là đánh đảo, phơi nắng, lên hương tự nhiên, nguyên liệu chủ yếu từ cá cơm tươi, cá thu, tép moi và sá sùng… (đã được loại hết tạp chất, rửa sạch bùn cát) trộn với muối biển, ủ lên men hoàn toàn tự nhiên từ 12 tháng trở lên. Không sử dụng hóa chất, không có tạp chất, có mùi thơm đặc trưng của mắm truyền thống, không có mùi lạ, có vị mặn nhưng không gắt, hậu vị ngọt của đạm cá và sá sùng thật sự tự nhiên và an toàn.
Sản phẩm nước mắm sá sùng Cái Rồng thương hiệu Vanbest
Cái ngon của thứ nước mắm nức tiếng ở Vân Đồn này chính là hương vị hấp dẫn, vị ngọt và đằm thắm của sá sùng quyến rũ hơn so với vị ngọt của phụ gia mì chính. Bởi sau khi ủ chượp, một tỷ lệ sá sùng được rang, nghiền nhỏ, đem ngâm với nước mắm rồi qua quy trình lọc thô và lọc tinh. Nhờ đó, mắm sá sùng không những dậy mùi thơm ngon mà có độ đạm khác biệt so với những loại nước mắm cá biển thông thường khác vì trong con Sá sùng có tới 18 dòng đạm axit amin tốt cho sức khỏe người dùng. Nước mắm sá sùng Cái Rồng sau khi thành thành phẩm sẽ có màu vàng cánh gián óng ánh, sóng sánh như mật ong. Đặc biệt là khi mở chai dễ dàng cảm nhận vị thơm riêng rất đặc trưng.
Theo Tổng cục Thủy sản đánh giá, sá sùng Vân Đồn là loại sá sùng ngon và có chất lượng cao nhất ở Việt Nam. Chính vì vậy, sản phẩm nước mắm sá sùng hảo hạng phải được đánh bắt tại vùng biển đảo Vân Đồn mới cho chất lượng tốt nhất.
Sản phẩm nước mắm sá sùng Cái Rồng của cơ sở được nghiên cứu kỹ lưỡng, đăng ký và kiểm định của cơ quan quản lý an toàn, vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn ISO Quốc tế như: ISO 22000, ISO 14000; SA 8000; HACCP định hướng tốt nhất cho chất lượng sản phẩm dựa trên cơ sở phân tích mối nguy hại và các điểm kiểm soát trọng yếu…
Sản phẩm là sự gửi gắm tâm huyết của chị Vân, người đảm nhiệm trọng trách kế thừa và phát triển sản phẩm tinh hoa của người huyện đảo Vân Đồn, nét đặc trưng văn hóa sâu sắc của người Việt, là sự phát huy các giá trị truyền thống cha ông để lại qua nhiều thế hệ người dân nơi đây.
Với sức trẻ và đầy sáng tạo, đi lên từ những niềm vui trong bữa cơm đoàn viên gia đình, một nét văn hóa đậm đà, đằm thắm bất diệt hiện hữu trong mọi bữa ăn ngon của gia đình Việt, thấu hiểu hạnh phúc của người phụ nữ khi nấu ra những món ăn ngon níu chân các ông chồng khó tính, chị Vân luôn cố gắng nỗ lực đề cao về chất lượng sản phẩm để xây dựng thương hiệu, thực phẩm tiêu thụ quyết định sức khỏe của người tiêu dùng.
Chính vì vậy, chị Vân không ngừng nghiên cứu đổi mới, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị để tạo ra những sản phẩm an toàn và chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu lớn và cốt lõi nhất của chị và hãng không chỉ mang đến một món ăn ngon cho mỗi bữa ăn mà còn mang đến sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Với hơn 10 năm nghiên cứu, sản phẩm của Vanbest đã là một gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt ngoài ra còn là món quà rất có ý nghĩa, thiết thực mỗi dịp lễ tết đối với người thân, bạn bè, đồng nghiệp... Với những đóng góp to lớn của chị và hãng Vanbest trong những năm qua, thương hiệu nước mắm sá sùng Cái Rồng Vanbest đã nhận được nhiều danh hiệu, giải thưởng cao của các tổ chức, hiệp hội có uy tín tại Việt Nam.
Cùng với chiến lược phát triển lâu dài trong những năm tới, sản phẩm của Vanbest đang dần có mặt rộng khắp trên thị trường Việt Nam và đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hướng ra thị trường nước ngoài, mang một dấu ấn đặc trưng riêng của gia vị Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.
Sản phẩm nước mắm sá sùng Cái Rồng mang thương hiệu Vanbest – nhận giải thưởng tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng đất Việt, sản phẩm, dịch vụ uy tín nhất năm 2019.
Sản phẩm hiện đang có bán tại hệ thống siêu thị Vinmart (trong Vincom) trên toàn quốc. Sản phẩm có những nhận diện thương hiệu hàng chính hãng như tem chống hàng giả trên nắp chai, có logo nổi trên chai thủy tinh để giúp khách hàng tránh mua phải hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng.
Chị Vân và hãng Vanbest xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý khách hàng đã luôn ủng hộ và đồng hành với Vanbest trong những năm vừa qua. Hãng luôn cố gắng không ngừng nghiên cứu, áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất những sản phẩm chất lượng nhất, an toàn nhất cho người tiêu dùng Việt và xây dựng một thương hiệu nước mắm số một Việt Nam, đậm đà giá trị truyền thống.
Mọi chi tiết, độc giả có thể liên hệ theo :
Cơ sở chế biến đặc sản, hải sản, thủy sản Vân Đồn
Địa chỉ: Thôn Khe Ngái - Xã Đoàn Kết - Huyện Vân Đồn - Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại : 0936.267.999-0904.490.666-02433.603.999
Fb: https://www.facebook.com/VanBestThucPhamTot/
Website: www.vanbest.vn
EVNNPC: Tình hình hoạt động tháng 8/2019 và mục tiêu, nhiệm vụ công tác tháng 9/2019
Trong tháng 8/2019, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội lớn trên địa bàn 27 tỉnh miền Bắc. Do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 và số 4, gây mưa lũ lớn diện rộng, lưới điện 110 kV và lưới điện trung, hạ thế một số các tỉnh bị thiệt hại nặng nề như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Sơn La, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Lạng Sơn, Phú Thọ..., EVNNPC đã động viên, chỉ đạo kịp thời các đơn vị liên quan và các ban chức năng huy động các nguồn lực cần thiết, khẩn trương tổ chức khắc phục sự cố, cấp lại điện cho nhân dân trong thời gian sớm nhất. Dịp lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2019, đã ưu tiên và đảm bảo điện ổn định tại các địa điểm diễn ra các hoạt động chính trị, văn hoá của các địa phương. Tháng 8/2019, EVNNPC đã thực hiện tốt việc đảm bảo cung ứng điện ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt, các hoạt động chính trị - xã hội của nhân dân Sản lượng điện thương phẩm tháng 8/2019 đạt 6,682 tỷ kWh tăng 15,38% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: Thành phần CNXD chiếm tỷ trọng 60,37%, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2018; thành phần QLTD chiếm 32,4%, tăng 28,71% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 8 tháng đầu năm, thương phẩm Tổng công ty tăng 10,05% so với cùng kỳ năm 2018. Tổn thất điện năng tháng 8/2019 toàn Tổng công ty ước đạt 5,40%, lũy kế 8 tháng đạt 5,26%. Độ tin cậy cung cấp điện toàn phần tháng 8 năm 2019: Chỉ số SAIDI là 54,04 phút, chỉ số SAIFI là 0,5 lần và chỉ số MAIFI là 0,04 lần. Lũy kế các chỉ số 8 tháng đầu năm 2019: Chỉ số SAIDI là 283 phút, chỉ số SAIFI là 2,83 lần và chỉ số MAIFI là 0,24 lần. Trong tháng 8/2019, Tổng công ty đã thực hiện đóng điện 6 công trình (với năng lực tăng thêm 156MVA và 30,4km ĐZ110kV), khởi công 5 công trình ĐZ và TBA 110kV cùng nhiều công trình lưới điện trung hạ thế, góp phần nâng cao năng lực lưới điện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Lũy kế 8 tháng đã khởi công 42/73 công trình, đạt 57,53% và đóng điện 44/81 công trình, đạt 54,32% kế hoạch năm. Cũng trong tháng 8/2019, tất cả 14 chỉ tiêu dịch vụ khách hàng đều đạt quy định, trong đó đã tiếp nhận và giải quyết cấp điện mới cho 145 khách hàng trung áp với thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành điện là 5,51/6 ngày; giảm 0,49 ngày so với quy định. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, toàn Tổng công ty tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 1.580 khách hàng trung áp với thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành điện là 5,63/6 ngày, giảm 0,37 ngày so với quy định. Tính đến cuối tháng 8/2019, các Công ty Điện lực trực thuộc EVNNPC đã làm việc với 942 khách hàng và ký được 281 bản thỏa thuận tham gia điều chỉnh phụ tải phi thương mại (DR); lũy kế đến hết tháng 8/2019, các Công ty Điện lực đã làm việc, trao đổi được với 2.963 khách hàng và đã ký được thỏa thuận với 1.855 khách hàng với công suất điều chỉnh ước đạt 846,79 MW. Tính đến tháng 8/2019, toàn Tổng công ty có 296 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái với tổng công suất lắp đặt là 3,33 MWp; sản lượng phát tháng 8/2019 ước đạt 94.000 kWh. Trong tháng 9 năm 2019, Tổng công ty tiếp tục tăng cường các giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định cho khách hàng, giảm tổn thất điện năng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình điện, triển khai tổ chức Hội thi “Dịch vụ xuất sắc” cấp Tổng công ty, chỉ đạo quyết liệt các đơn vị cải thiện chỉ tiêu khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt, đồng thời triển khai các hoạt động tuyên truyền sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão.Hội diễn CNVC-LĐ EVNNPC năm 2019: Đa dạng bản sắc văn hóa, ngập tràn nét đẹp lao động ngành điện
Hội diễn nghệ thuật quần chúng công nhân - viên chức lao động (CNVC-LĐ) toàn Tổng công ty Điện lực miền Bắc năm 2019 từ 27 - 31/8/2019 được tổ chức tại Nhà hát Lam Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hàng loạt tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm nét văn hóa vùng miền địa phương và ngập tràn nét đẹp trong lao động của những người thợ điện đã được biểu diễn, mang đến người xem những phút giây rung động, cảm xúc và yêu mến. Đa sắc màu văn hóa vùng miền Tham dự Hội diễn nghệ thuật quần chúng CBVC-LĐ năm 2019, 838 diễn viên không chuyên đến từ 35 đơn vị thành viên của EVNNPC đã làm người xem đi từ ngạc nhiên này sang ngỡ ngàng khác vì sự ấn tượng, đặc sắc. đa dạng và đậm đà nét đẹp văn hóa trong các tiết mục. Trải rộng trên địa bàn 27 tỉnh miền Bắc, bao gồm các tỉnh đồng bằng, miền núi, miền biển..., mỗi chương trình nghệ thuật mang đến Hội diễn là một tác phẩm nghệ thuật bằng ca, vũ, nhạc, kịch thể hiện nét đẹp vùng miền và tình yêu, sự tự hào với ngành điện lực Việt Nam của toàn thể người lao động trong Tổng công ty. Cơ quan Tổng công ty hội diễn bài “EVNNPC - Vì niềm tin của bạn” Kết thúc Hội diễn, 35 chương trình nghệ thuật với hơn 200 tiết mục dự thi của các đơn vị đã hoàn thành xuất sắc. Theo cảm nhận của nhiều khán giả, một số chương trình nghệ thuật đã mang lại nhiều cảm xúc và sự rung động, tình cảm ấn tượng cho người xem như: “Nguồn sáng đất Mường” (Công ty Điện lực Hòa Bình), “EVNNPC - Vì niềm tin của bạn” (Cơ quan Tổng công ty Điện lực miền Bắc), “EVN - Thắp sáng niềm tin” (Công ty Điện lực Thanh Hóa), “Những cung đàn nối hai đầu đất nước” (Công ty Điện lực Hà Tĩnh), các chương trình của Công ty Điện lực Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Nam... Ông Lê Quang Thái - Phó TGĐ, Trưởng Ban chỉ đạo Hội diễn trao Huy chương vàng cho các diễn viên Theo ông Nguyễn Văn Tiệp, Chủ tịch Công đoàn EVNNPC, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội diễn cho biết, các tiết mục nghệ thuật đặc sắc đã cống hiến cho khán giả chương trình nghệ thuật mang đậm nét văn hóa vùng miền cũng như tràn ngập sức sống, hình tượng, công việc của người CNVC-LĐ điện lực miền Bắc. Giải thưởng toàn đoàn được trao tặng cho 26 đội, 4 giải phụ dành cho các cá nhân và tập thể, 120 Huy chương vàng, bạc và 50 Giấy khen cho các diễn viên, đội thi tham gia chương trình, phần nào đã nói quy mô cũng như sự thành công, ý nghĩa tốt đẹp của Hội diễn. Ông Nguyễn Văn Tiệp, Chủ tịch Công đoàn EVNNPC, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội diễn trao HCV Tràn ngập hơi thở, sức sống CNVC-LĐ điện lực miền Bắc Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong toàn EVNNPC thực sự là dịp để CBCNV-LĐ toàn Tổng công ty được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động văn hóa, văn nghệ giữa các đơn vị, cũng như nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân người lao động. Thông qua chính hơi thở của công việc, của cuộc sống, mỗi CBNV ngành điện được thể hiện chính mình qua các tiết mục. Xem họ trình diễn mà cảm thấy như họ đang thể hiện tình yêu, nhiệt huyết trong đời sống lao động một cách hăng say. Họ ca, họ múa, hòa vào nhịp điệu trong bầu không khí vui tươi, phấn khởi thi đua lao động, sản xuất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được giao. Tất cả là sự tự hào và tình yêu trong lao động, sự hăng say với ngành, với công việc. Tiết mục múa mang đậm bản sắc văn hóa Các tiết mục nghệ thuật tập trung ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, quê hương đất nước, tình yêu con người, ca ngợi ngành Điện Việt Nam, truyền thống 50 năm EVNNPC. Đặc biệt, điểm ấn tượng và nổi bật của Hội diễn là các bài ca ngành Điện và các ca khúc sáng tác về EVNNPC được biểu diễn ngập tràn, tiếp thêm tình yêu với ngôi nhà chung EVNNPC cho gần 2,8 vạn CBCNV người lao động trên 27 tỉnh thành miền Bắc. Tiết mục hòa tấu của Công ty Điện lực Hưng Yên Chia sẻ cảm xúc về Hội diễn, thành viên Ban Giám khảo, Nghệ sĩ ưu tú Tuyết Mai cho biết đây là lần thứ 2 bà tham gia làm Ban giám khảo cho Chương trình Hội diễn nghệ thuật quần chúng của EVNNPC. Thực sự ấn tượng và yêu mến. Ấn tượng với mỗi chương trình được đạo diễn kỳ công, các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa, vừa thể hiện sự hiện đại, năng động, đổi mới của một ngành công nghiệp đi đầu như điện lực Việt Nam. Chương trình có nhiều ý tưởng hay, ý nghĩa sâu sắc, độc đáo và kỳ công trong dàn dựng, có tác dựng lan tỏa cảm xúc, tình yêu ngành, yêu nghề, yêu quê hương đất nước đến với toàn thể CBCNV điện lực miền Bắc và người xem chương trình. “Yêu mến! Thực sự yêu mến mỗi giọng ca không chuyên, mỗi điệu múa hiện đại, khỏe khoắn, mỗi bài thơ sâu lắng, trữ tình... bởi vì các bạn không diễn, không phô việc trình diễn nghệ thuật, mà các bạn đang sống với chính mình trong công việc nhưng được nâng tầm nghệ thuật trên sân khấu Hội diễn mà thôi”. Màn múa của Công ty thí nghiệm điện ETC Kết quả Hội diễn: * Giải thưởng toàn đoàn: - 2 giải Nhất: Công ty Điện lực: Thanh Hóa, Lào Cai. - 3 giải Nhì: Công ty Điện lực: Phú Thọ, Hà Nam, Điện Biên. - 6 giải Ba: Cơ quan Tổng công ty, Công ty Điện lực: Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hải Phòng, Trung tâm Chăm sóc khách hàng. - 15 giải Khuyến khích: Công ty Điện lực: Vĩnh Phúc, Sơn La, Quảng Ninh, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Ninh bình, Yên Bái, Bắc Giang, Nam Định, Lai Châu, Nghệ An, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hải Dương. * 4 giải phụ: - Diễn viên trẻ tuổi nhất: Phạm Trung Đức - Công ty Điện lực Bắc Kạn, 21 tuổi. - Diễn viên có phong cách biểu diễn hay nhất: Phạm Thu Trang - Công ty Điện lực Hà Nam (thể hiện vai Thị Nở trong tác phẩm kịch Chí Phèo) - Sáng tác tự biên hay nhất: Bài hát Điện sáng về với Cô Tô - tác giả Nghiêm Xuân Ngọc – Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Ninh - Chương trình dàn dựng hay nhất: EVN Thắp sáng niềm tin - Công ty Điện lực Thanh Hóa. Trao 50 Giấy khen của TGĐ Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho các tiết mục. Trao 50 Huy chương Vàng và 70 Huy chương Bạc cho các tiết mục hát đơn ca, tốp ca, múa, hòa tấu, kịch, thơ.Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC): Đảm bảo cung cấp điện ổn định dịp Quốc khánh 02/9
Đó là nội dung được nhấn mạnh trong công văn chỉ đạo của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đến các đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, cung cấp điện ổn định, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, vui chơi giải trí của nhân dân tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc trong dịp Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2019. Theo đó, từ giữa tháng 8/2018, EVNNPC đã yêu cầu các đơn vị lập và thực hiện phương án đảm bảo cung ứng điện trong các ngày Lễ kỷ niệm Quốc khánh; bố trí phương thức vận hành lưới điện hợp lý nhằm đảm bảo an toàn, tin cậy trong điều kiện bình thường và linh hoạt chuyển đổi trong tình huống sự cố. Tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn hành lang lưới điện Cụ thể, EVNNPC yêu cầu các đơn vị không thực hiện công tác trên lưới điện, tránh gián đoạn cấp điện cho khách hàng trong các ngày từ 00h00 ngày 1/9 đến 24h00 ngày 2/9/2019, trừ trường hợp xử lý sự cố. Đồng thời, bố trí máy phát điện dự phòng nhằm đảm bảo cung cấp điện liên tục tại các nơi tổ chức hoạt động chính trị, văn hoá lớn của các tỉnh, thành phố; bổ sung lực lượng ứng trực, vật tư thiết bị dự phòng, nhiên liệu, hệ thống thông tin liên lạc và phương tiện đi lại kịp thời khi xảy ra sự cố. Ngoài ra, cũng trong dịp này, Tổng công ty sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý các khiếm khuyết của thiết bị nguồn, lưới điện, đảm bảo an toàn hành lang tuyến đường dây, kịp thời bảo dưỡng phục vụ cấp điện ổn định cho nhân dân. Các Công ty Điện lực thành viên cần chủ động làm việc với UBND các tỉnh, thành phố để nắm bắt thời gian, địa điểm tổ chức các lễ, hội; phối hợp với các cấp chính quyền, công an, quân đội tại địa phương để triển khai các phương án bảo vệ an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ cho các công trình điện và địa điểm điều hành lưới điện. Đặc biệt, trong suốt thời gian nghỉ Lễ, Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền Bắc cần đảm bảo đường truyền tin cậy để vận hành an toàn hệ thống điện và mạng máy tính hoạt động tốt; tổ chức trực 24/24h phục vụ công tác điều hành lưới điện của Tổng công ty. Văn phòng Tổng công ty lập lịch trực của lãnh đạo EVNNPC, cũng như các Ban liên quan trong dịp Quốc khánh 02/9/2019 và báo cáo Tập đoàn theo quy định./.Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2019
Thực hiện Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ”; Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh cao học cho năm 2019, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ gồm các chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng; Quản lý kinh tế; Quản lý công; Quản trị kinh doanh; Kế toán; Kỹ thuật phần mềm; Công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin; Ngôn ngữ Anh; Kiến trúc 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: Đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành - chuyên ngành; Tăng cường kiến thức liên ngành ; Có kiến thức sâu trong lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kỹ năng vận dụng kiến thức khoa học chuyên ngành vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; Có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành - chuyên ngành được đào tạo. 2. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 2.1. Chỉ tiêu tuyển sinh: 400 2.2. Hình thức đào tạo: Theo hình thức chính quy. 2.3. Thời gian đào tạo: 2 năm. 3. ĐIỀU KIỆN DỰ THI: 3.1 Về văn bằng: Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải có các điều kiện sau đây : a) Đã có bằng tốt nghiệp đại học của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đúng ngành, hoặc phù hợp với ngành - chuyên ngành đăng ký dự thi (khác nhau không quá 10% về nội dung và khối lượng kiến thức với ngành - chuyên ngành đăng ký dự thi) và thời gian tốt nghiệp không quá 5 năm (kể từ khi tốt nghiệp đến thời gian hết hạn nộp hồ sơ); Thí sinh đăng ký dự thi không phải học bổ sung kiến thức. b) Đã có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành - chuyên ngành đăng ký dự thi của các trường đại học, các học viện: - Thời gian tốt nghiệp không quá 5 năm, thí sinh không phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi. - Thời gian tốt nghiệp quá 5 năm phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi 3 môn (do các khoa chuyên ngành lựa chọn). c) Đã có bằng tốt nghiệp đại học gần với ngành - chuyên ngành dự thi (Khác nhau không quá 40% về nội dung và khối lượng kiến thức): Bằng cử nhân kinh tế các ngành; Bằng kỹ sư kinh tế các ngành; Bằng Công nghệ Thông tin & Toán tin, thí sinh phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi 6 môn (mỗi môn 3 ĐVHT). d) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác, thí sinh phải học chuyển đổi 9 môn để thi vào các ngành: Quản lý Kinh tế; Quản lý công, Quản trị Kinh doanh. e) Người có bằng đại học hệ vừa học vừa làm đúng ngành (hoặc ngành gần) loại khá trở lên được đăng ký dự thi tuyển sinh cao học ngay sau khi tốt nghiệp. Người có bằng loại trung bình phải có kinh nghiệm ít nhất 1 năm công tác thực tế kể từ khi tốt nghiệp. f) Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học tiếng Anh hệ không chính quy (vừa học vừa làm; đào tạo từ xa) chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành ngôn ngữ Anh và tốt nghiệp hệ chính quy quá 5 năm (trừ giáo viên tiếng Anh) phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức đại học do Khoa Tiếng Anh Sau Đại học thuộc trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ tổ chức giảng dạy và thi sát hạch. 3.2. Có lý lịch bản thân rõ ràng (không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ cảnh cáo trở lên). 3.3. Có đủ sức khoẻ để học tập. 3.4 Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo qui định của Trường. 4. CÁC MÔN THI TUYỂN VÀ ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN: 4.1. Các môn thi tuyển: a) Môn nghiệp vụ chuyên ngành (Theo chương trình đại học - Thời gian làm bài 180'), gồm có: Ngành Tài chính - Ngân hàng: Lý thuyết Tiền tệ - Tài chính. Ngành Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về Kinh tế. Ngành Quản lý Công: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Ngành Quản trị kinh doanh: Khoa học quản lý. Ngành Kế toán: Lý thuyết Kế toán. Ngành Kỹ thuật phần mềm: Lập trình hướng đối tượng. Ngành Công nghệ Thông tin: Quản trị cơ sở dữ liệu. Ngành Hệ thống thông tin: Quản trị cơ sở dữ liệu. Ngành Ngôn ngữ Anh: Kỹ năng thực hành tiếng. Ngành Kiến trúc: Vật lý kiến trúc. b) Môn cơ sở: Kinh tế chính trị học Mác – Lênin/ Lập trình cơ sở/ Lý thuyết ngôn ngữ Anh/ Lịch sử kiến trúc thế giới (theo chương trình đại học - Thời gian làm bài 180'). c) Môn Tiếng Anh; Tiếng Trung Quốc (trình độ A2 - Thời gian làm bài 120'). Các trường hợp sau được miễn thi môn Ngoại ngữ: Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài mà ngôn ngữ học tập là tiếng Anh, được công nhận văn bằng theo quy định hiện hành. Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và đào tạo. Có bằng tốt nghiệp đại học ngành: Ngôn ngữ Anh. Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh, bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ tuyển sinh), hoặc tương đương - Được quy định tại Phụ lục II: Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong đào tạo trình độ thạc sĩ (Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BG ĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 4.2. Điều kiện trúng tuyển: Sau khi cộng điểm ưu tiên (nếu có), thí sinh phải đạt điểm 5 trở lên theo thang điểm 10 hai môn: Nghiệp vụ ngành và môn cơ sở; các môn ngoại ngữ đạt yêu cầu (50 điểm trở lên theo thang điểm 100) mới đủ điều kiện trúng tuyển. Điểm trúng tuyển lấy từ cao xuống thấp trên cơ sở tổng điểm của hai môn: Nghiệp vụ ngành; môn cơ sở và chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành. Nếu tổng điểm của các thí sinh bằng nhau thì sẽ xét đến ưu tiên theo thứ tự: - Thí sinh là nữ. - Người có điểm cao hơn của các môn theo thứ tự: Nghiệp vụ ngành; môn cơ sở; ngoại ngữ (người được miễn thi hoặc có điểm cao hơn). 5. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC. 5.1 Số chuyên ngành được đăng ký dự thi: Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi vào một chuyên ngành. 5.2 Các đối tượng và chính sách ưu tiên: 5.2.1 Đối tượng ưu tiên: Người có thời gian công tác 2 năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực I trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành. Trong trường hợp này thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái của cơ quan - tổ chức có thẩm quyền; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Con liệt sĩ; Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động; Người thuộc dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định là Khu vực I trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học - Được ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học. 5.2.2 Chính sách ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng 1 điểm vào kết quả thi (thang điểm 10) cho môn Nghiệp vụ ngành và 10 điểm cho các môn Ngoại ngữ (thang điểm 100). 6. HỒ SƠ TUYỂN SINH : 6.1 Hồ sơ: Theo mẫu quy định (bao gồm cả nội dung ôn tập các môn thi) bán tại Viện Đào tạo Sau đại học của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Số 29A, ngõ 124, Phố Vĩnh Tuy, Phường Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội); từ ngày 10/8/2019 đến ngày 15/10/2019. 6.2 Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 15/8/2019 đến ngày 20/10/2019. 6.3 Học bổ sung kiến thức chuyển đổi ngành và ôn thi tuyển sinh: a) Đăng ký học bổ sung kiến thức chuyển đổi ngành từ ngày 15/8 đến ngày 15/9/2019 tại Viện Đào tạo Sau đại học (phòng A405). b) Đăng ký ôn thi tuyển sinh từ ngày 10/8/2019 đến ngày 15/9/2019 tại Viện Đào tạo Sau đại học (phòng A405). c) Các lớp học bổ sung kiến thức (Viện phối hợp với các Khoa tổ chức lớp học, thi và cấp chứng chỉ) : - Lớp học bắt đầu từ ngày 20/9/2019 (Xem trên Website : www.hubt.edu.vn) 7. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THI: 7.1 Thời gian thi tuyển: Hạ tuần tháng 11 năm 2019. Lịch cụ thể như sau: Sáng 23/11/2019: Thí sinh nhận thẻ dự thi, nghe phổ biến quy chế tuyển sinh Chiều 23/11/2019: Thi môn Nghiệp vụ chuyên ngành. Sáng 24/11/2019: Thi môn Môn cơ sở. Chiều 24/11/2019: Thi môn Ngoại ngữ. 7.2. Địa điểm thi tuyển: Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Hồ sơ dự thi, nộp trực tiếp tại Văn phòng Viện đào tạo Sau đại học (Phòng A405) - Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Mọi thủ tục chi tiết xin liên hệ với Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, điện thoại: 024.36339114. Lưu ý : Trước ngày thi 3 tuần (Cuối tháng 10/2019), nhà trường gửi giấy báo dự thi cho các thí sinh và niêm yết danh sách thí sinh dự thi tại Viện đào tạo Sau đại học; đồng thời đăng tải trên Website: www. hubt. edu. vn. Nếu có sai sót về: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; đối tượng ưu tiên; chuyên ngành đăng ký dự thi..., thí sinh phải thông báo trực tiếp đến Viện đào tạo Sau đại học để kịp thời đính chính trước khi thi. Trường hợp do địa chỉ không rõ ràng, hoặc không nhận được giấy báo dự thi, thí sinh có thể xem danh sách dự thi, phòng thi, số báo danh và lịch thi tuyển sinh tại Văn phòng Viện đào tạo Sau đại học, hoặc trên Website của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Khi đi thi, thí sinh phải mang theo chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ Căn cước. Sau khi thi 30 ngày, nhà trường sẽ thông báo kết quả thi các môn trên Website: www. hubt. edu. vn và niêm yết kết quả thi tại Viện đào tạo Sau đại học. Khóa học dự kiến được khai giảng vào đầu tháng 12/2019.Trà Shan Tuyết Suối Giàng – món quà tặng ý nghĩa cho dịp Tết Trung thu
Mùa lễ hội là thời điểm các doanh nghiệp băn khoăn về vấn đề lựa chọn quà tặng, bởi đây sẽ là dịp lý tưởng để tri ân các khách hàng thân thiết và đối tác tiềm năng. Mùa trung thu này, doanh nghiệp đem tặng những món quà đẹp, những chiếc bánh ngọt lành kết nối cái duyên của những mối quan hệ tốt đẹp, để thể hiện một nét văn hóa trao gửi truyền thống, nâng niu tình cảm. Nếu bạn còn đang băn khoăn muốn có thêm những lựa chọn quà tặng trung thu khác, bạn có thể tham khảo những sản phẩm trà Shan Tuyết Suối Giàng chất lượng cao của Tuyết Shan Cổ Thụ Trà. Chúng tôi tự tin là sự lựa chọn tuyệt vời cho quà biếu trung thu năm nay. Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng sau khi pha có màu nước vàng sóng sánh như mật ong, mùi hương dễ chịu, thanh khiết Trà Shan Tuyết Suối Giàng là một danh trà được thu hoạch vào mùa xuân đầu tiên của mỗi năm, một dòng trà quý hiếm,sinh trưởng trên những ngọn núi cao vượt quá tầm mắt nhìn tại khu vực Tây Bắc Việt Nam. Những búp chè Shan Tuyết được lựa hái cẩn thận trên những cây chè cổ thụ, chênh vênh trên những đỉnh núi cao chót vót thuộc địa phận Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái. Người ta thường lựa lúc sương sớm để hái chè, bởi đó là khi búp chè còn đang độ “ngậm” sương, trên bề mặt. Phủ một lớp bạc óng ánh như tuyết, sợi trà Shan Tuyết săn chắc bằng hạt đỗ xanh, tuyết phủ trắng, vẫn lưu lại đầy đủ hương thơm thanh khiết của núi rừng. Tuyết Shan Cổ Thụ Trà – Set Luxury cao cấp Trà cổ thụ không chỉ có hương thơm nguyên thủy của cây cỏ, vị ngọt ngào dễ uống mà còn có có thêm hương vị đặc biệt: Hương khói bếp ngai ngái - kết quả của việc chế biến thủ công truyền thống. Mùi khói bếp chẳng những là nét đặc trưng của trà cổ thụ mà còn gợi nhắc sự gần gũi, thân thuộc, đậm đà cái vị, cái tình của quê hương. Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng sau khi pha có màu nước vàng sóng sánh như mật ong, mùi hương dễ chịu, thanh khiết, vị trà mới đầu hơi chát nhẹ nhưng sau khi nhấp môi thì vị ngọt dịu ngay lập tức chiếm lĩnh vị giác. Set quà Hồng Xuân cao cấp Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Suối Giàng là trà sạch 100%, không sử dụng bất cứ loại thuốc nào, lại được chế biến bằng phương pháp thủ công hoàn toàn nên đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thưởng thức trà Shan Tuyết Cổ Thụ mỗi ngày sẽ xua tan cảm giác mệt mỏi, giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo. Trà cổ thụ giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đặc biệt tốt cho sức khỏe của người già, người mắc bệnh tim mạch. Uống trà Shan Tuyết cổ thụ hàng ngày giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bởi nó làm giảm lượng đường trong máu. Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về gan. Trà tốt cho răng miệng, phòng chống dị ứng. Set quà tặng cao cấp Với mẫu mã đa dạng, chủng loại phong phú, bộ sưu tập quà tặng Tuyết Shan Cổ Thụ Trà thực sự là món quà trung thu đầy ý nghĩa dành cho những người thân yêu nhất bên cạnh mỗi chúng ta. Mua trà Shan Tuyết cổ thụ Suối Giàng ở đâu? Quý khách có thể đến trực tiếp Tuyết Shan Cổ Thụ Trà qua fanpage và website : suoigiang.com Hoặc liên hệ số hotline – 0868.987.38 CSKH : 02485888881 -0967537773 – 0967537771 để được tư vấn tốt nhất.Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2019
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển chính thức đợt 1 năm 2019. Theo đó, điểm chuẩn cao nhất là 21 điểm thuộc ngành Y đa khoa và Răng Hàm Mặt. Năm nay, điểm chuẩn một số ngành của nhà trường năm nay khá cao, đặc biệt là các ngành có lượng thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều như ngành Y đa khoa, ngành Răng Hàm Mặt là 21 điểm; ngành Kinh doanh quốc tế 20 điểm; ngành Ngôn ngữ Trung Quốc 19 điểm; ngành Dược học 20 điểm, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 18,5 điểm, ngành Luật kinh tế, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô và ngành Điều dưỡng là 18 điểm. Thí sinh trúng tuyển qua hình thức xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia xác nhận nhập học bằng cách nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi quốc gia năm 2019 trực tiếp tại trường hoặc gửi chuyển phát nhanh theo địa chỉ: Phòng Quản lý Đào tạo (A110Y) – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; địa chỉ: số 29A, ngõ 124 phố Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội từ ngày 10/8/2019 đến 17h00 ngày 15/8/2019. Số điện thoại liên hệ: (0243) 6339113 | 0243 6336507 máy lẻ 110. Thí sinh trúng tuyển nhập học các ngày 15,16,17 và 18 tháng 8 năm 2019. Dưới đây là điểm chuẩn cụ thể các ngành của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2019:Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 31
- 32
- 33
- 34
- 35
- …
- sau ›
- cuối cùng »