TĐKT - Chiều 7/12, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức Chương trình "Gặp gỡ các doanh nghiệp vì trẻ em Việt Nam". Chương trình được tổ chức nhằm vận động nguồn lực cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Việt Nam.
Tới dự, có các đồng chí: Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ; Đào Hồng Lan, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy viên Hội đồng Bảo trợ; Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ủy viên Hội đồng Bảo trợ; gần 100 doanh nghiệp đang hoạt động, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam...
Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Quỹ Bảo trợ trẻ em (BTTE) Việt Nam là Quỹ duy nhất của Nhà nước được thành lập tháng 5/1992 theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, có nhiệm vụ vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu vì trẻ em của Chính phủ.
Từ khi thành lập đến nay, Quỹ BTTE các cấp đã vận động được trên 5500 tỷ đồng, giúp trên 30 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Các hoạt động của Quỹ BTTE Việt Nam nhằm góp phần cùng ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.
Phát biểu tại Chương trình, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Quỹ BTTE nhận định: Nhà nước và nhân dân ta luôn ghi nhận, đánh giá cao vai trò và những đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Phó Chủ tịch nước cũng gửi lời cảm ơn đến các nhà tài trợ, những tấm lòng vàng, ngoài nhiệm vụ chính trị, sản xuất, kinh doanh đã có những đóng góp về vật chất, tinh thần, cùng Đảng, Nhà nước Việt Nam chăm lo, hỗ trợ trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt trong những năm qua, và mong các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ tiếp tục đồng hành cùng Quỹ BTTE để ngày càng có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được giúp đỡ.
Đồng thời, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: Hiện nay, cả nước vẫn còn gần 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gần 2,5 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Chính vì vậy, Quỹ BTTE các cấp vẫn cần tiếp tục phát huy truyền thống, đổi mới phương thức hoạt động, tiếp tục là địa chỉ tin cậy, là cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần giúp đỡ.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Phó Chủ tịch nước, các doanh nghiệp đã cam kết hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn tại Việt Nam thông qua Quỹ BTTE Việt Nam trong những năm tiếp theo. Tại Chương trình, 17 doanh nghiệp đã cam kết hỗ trợ cho trẻ em gần 140 tỷ đồng trong thời gian tới. Trong đó, cam kết hỗ trợ cho năm 2018 gần 40 tỷ đồng.
Nhân dịp này, 6 doanh nghiệp, tổ chức đã ký kết hỗ trợ cho trẻ em thông qua Quỹ BTTE Việt Nam: Tập đoàn Trường Tiền (tổng giá trị tài trợ 60 tỷ đồng từ năm 2018 - 2022); Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tổng giá trị tài trợ 50 tỷ đồng từ năm 2018 - 2022); Quỹ Dasnet Charity Fund (tổng giá trị tài trợ 10 tỷ đồng trong năm 2018); Viện Nghiên cứu ứng dụng tâm lý trị liệu và phát triển nguồn nhân lực (tổng giá trị tài trợ 6 tỷ đồng từ năm 2018 - 2020); Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại và Xây dựng Địa ốc Kim Oanh (tổng giá trị tài trợ 5 tỷ đồng từ năm 2018 - 2022).
Phương Thanh
Chính trị - Xã hội
Quan tâm hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người mù
TĐKT - Sáng 7/12, tại Hà Nội, Hội Người mù Việt Nam long trọng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2017 - 2022. Tới dự, có: bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội; bà Đào Hồng Lan, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật; ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Người mù Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2017 - 2022 Báo cáo tại Đại hội, Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam khóa VIII Cao Văn Thành khẳng định: Bám sát nghị quyết Đại hội lần thứ VIII với tinh thần: “Đoàn kết, dân chủ, đổi mới, hội nhập, tích cực tham gia vào các chương trình của Nhà nước, phấn đấu vươn lên vì hạnh phúc của người mù”, trong nhiệm kỳ 2012 – 2017, toàn thể cán bộ, hội viên Hội Người mù Việt Nam đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo xây dựng Hội. Đời sống vật chất, tinh thần của người mù ngày càng được nâng cao, góp phần đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước. Trong 5 năm qua, đã có 9 tỉnh hội mới được thành lập, nâng tổng số lên 57 tỉnh, thành hội, 436 huyện hội, hơn 3.000 chi hội và trên 72.000 hội viên. Các cấp hội luôn quan tâm hỗ trợ hội viên thông qua các chương trình tạo việc làm, tổ chức sản xuất cho người mù trên cơ sở định hướng: Nghề xoa bóp, tẩm quất là nghề chính, mũi nhọn; sản xuất thủ công, làm tăm chổi là nghề truyền thống; chăn nuôi, trồng trọt là nghề chủ đạo ở nông thôn. Đặc biệt, nghề xoa bóp hiện đang phát triển mạnh về số lượng cơ sở và kỹ thuật viên, trình độ tay nghề của người mù theo nghề từng bước được nâng cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định ở mức 2,5 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, Hội Người mù Việt Nam cũng quản lý, triển khai hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm; thực hiện tốt công tác dạy nghề; chăm lo đời sống hội viên; truyền thông về dân số, kế hoạch hóa gia đình; đào tạo, phục hồi chức năng; hợp tác quốc tế... Nhiệm kỳ 2017 – 2022, Hội Người mù Việt Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh; thực hiện tốt chức năng đại diện, tập hợp, chăm sóc người mù. Theo đó, chủ đề của Đại hội lần thứ IX: “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Hội, vì sự tiến bộ của người mù” là mục tiêu xuyên suốt nhiệm kỳ. Phát biểu tại Đại hội, ghi nhận những nỗ lực của các cấp Hội Người mù, bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật nhấn mạnh: Để đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng, các cấp Hội Người mù cần phát huy tốt hơn nữa kết quả đã đạt được; quan tâm củng cố tổ chức hội ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; vận động phát triển hội viên ở những địa phương, đơn vị đã có tổ chức Hội nhưng vẫn còn nhiều người khiếm thị chưa được kết nạp; tăng cường tham gia dạy chữ, dạy nghề, hướng nghiệp cho người mù; phát huy nội lực sẵn có để người khiếm thị có điều kiện phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc... Đại hội đã hiệp thương bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới gồm 56 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ gồm 7 đồng chí. Ông Phạm Viết Thu giữ chức Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2017 – 2022. Nhân dịp này, Hội Người mù Việt Nam đã trao Bằng khen của Trung ương Hội khóa VIII cho 22 tỉnh, thành hội và Trung tâm đào tạo chức năng cho người mù có nhiều đóng góp trong công tác Hội. Phương ThanhTăng cường vai trò của báo chí trong kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam
TĐKT - Ngày 6/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo "Báo chí với việc thúc đẩy thực hiện Công ước quốc tế về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam". Hội thảo nhằm tiếp tục phát huy vai trò của báo chí, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá, ý thức trong việc chấp hành luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và thực hiện các mục tiêu Việt Nam đã cam kết. Hội thảo "Báo chí với việc thúc đẩy thực hiện Công ước quốc tế về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam". Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) do Tổ chức Y tế thế giới đề xuất, đã được 147 quốc gia trên thế giới hưởng ứng và ký cam kết. Năm 2004, Việt Nam đã tham gia ký công ước này và cam kết với quốc tế thực hiện vì sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, Việt Nam đã có sự ra đời của luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhằm giảm tỷ lệ sử dụng và tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc. Để có được những thành tựu kể trên, vai trò của các cơ quan tuyên truyền, báo chí truyền thông là rất quan trọng. Trong những năm qua, các cơ quan báo chí đã thể hiện vai trò to lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về mối nguy hại của thuốc lá và hành vi hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người; những tổn thất về kinh tế, xã hội từ việc tiêu thụ thuốc lá và những nguy cơ về sức khỏe và tương lai của thế hệ trẻ. Những bài viết đó không chỉ góp phần thúc đẩy việc ban hành luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và việc thực hiện cam kết của Việt Nam. Đồng thời, góp phần tích cực trong công tác dự phòng bệnh tật, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Tại Hội thảo, tham luận của các đại biểu đã phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về kiểm soát thuốc lá; vai trò của báo chí, truyền thông trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, xã hội, môi trường; kinh nghiệm của một số nước trên thế giới; giải pháp phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, thúc đẩy thực hiện Công ước; những thành tựu, hạn chế, thách thức ở Việt Nam khi triển khai Công ước và luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá… Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá (cao gần gấp 4 lần so với số tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm). Nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả, con số này sẽ tăng lên 70.000 ca/năm vào năm 2030. Bác sĩ Phạm Hoàng Anh, Giám đốc tổ chức Nhịp cầu sức khỏe Canada tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đã ký phê chuẩn Công ước khung về kiểm soát thuốc lá từ năm 2004. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức trong quá trình thực hiện Công ước này. Bởi vậy, bác sĩ Phạm Hoàng Anh khuyến nghị: Việt Nam cần lựa chọn ưu tiên các chính sách về sức khỏe, giảm sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Các cơ quan truyền thông không đặt ngành công nghiệp thuốc lá ngang hàng với các ngành công nghiệp khác; chia sẻ rộng rãi Công ước khung về kiểm soát thuốc lá; tăng cường sự tham gia vào quá trình giám sát và truyền thông giảm sự can thiệp của các công ty thuốc lá... Hưng VũThành Công taxi ra mắt sản phẩm “Minh bạch lộ trình – biết trước giá cước”
TĐKT - Ngày 6/12, tại Hà Nội, hãng Thành Công taxi ra mắt sản phẩm “Minh bạch lộ trình – biết trước giá cước”. Theo đó, lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện một sản phẩm hỗ trợ khách hàng đi taxi biết trước giá tiền, theo dõi lộ trình mà không cần khách hàng phải biết về công nghệ hay đòi hỏi phải trang bị smartphone. Đây được xem là bước đi tiếp theo trong nỗ lực giữ, giành thị phần vận chuyển hành khách của các hãng taxi truyền thống trong nước. Ông Phan Trọng Tuệ, Giám đốc Dự án trình bày về sản phẩm mới Ý tưởng về sản phẩm này xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng các tỉnh khác đến Hà Nội làm việc, khám, chữa bệnh, luôn có nhiều lo lắng khi chọn di chuyển bằng taxi do không thuộc đường cũng như không am hiểu công nghệ. Thống kê cho thấy có 85% khách hàng vẫn gọi tổng đài hoặc vẫy xe ngoài đường vì họ cảm thấy nhanh hơn, không phải chờ đợi. Chính vì vậy, Thành Công taxi đã phát triển phần mềm Thành Công App dành cho lái xe, tích hợp tính năng tính trước giá cước, hiển thị lộ trình ngắn nhất trên màn hình tablet gắn trên mỗi xe taxi Công nghệ này dựa trên nền tảng Google map services kết hợp với hệ thống tính tiền tự động trên hệ thống máy chủ của taxi Thành Công sẽ giúp lái xe và khách hàng biết trước giá cước và lộ trình di chuyển. Công nghệ này không đòi hỏi khách hàng phải có điện thoại thông minh hay phải kết nối internet, khách hàng cũng không cần phải am hiểu về công nghệ. Đặc biệt, ưu điểm của việc sử dụng taxi truyền thống là không bị tăng giá cước vào giờ cao điểm hay những ngày nắng nóng hay mưa gió. Lái xe cũng không thể đi lòng vòng để mua đường. “Thành Công là hãng taxi đầu tiên trên cả nước hoàn thành việc biết trước giá cước, minh bạch lộ trình với các hình thức đi xe, lên xe là có thể biết trước giá tiền, xóa đi những lo ngại của khách hàng khi sử dụng taxi truyền thống về việc giá cước hay cung đường đi”, đại diện taxi Thành Công khẳng định. Ông Nguyễn Khương Duy, Giám đốc Thành Công Taxi cho biết, ứng dụng Thành Công App là ứng dụng đa nền tảng, được hãng nghiên cứu phát triển khi Uber, Grab đặt chân vào Việt Nam. Hiện đã có các ứng dụng cho khách hàng trên mobile, facebook và đến nay là ứng dụng mở rộng dành cho tài xế và nhân viên điều hành tổng đài. Khi lên xe, hành khách cho lái xe biết địa điểm mình cần đến, lái xe sẽ thao tác trên màn hình tablet gắn trên xe, thông tin này sẽ được chuyển về tổng đài của hãng, mất khoảng 10s màn hình sẽ hiển thị cung đường thuận tiện nhất cho hành khách cùng với số tiền sẽ phải trả cho cuốc đi này. Còn với hành khách gọi đến tổng đài, sẽ cung cấp địa chỉ nơi đi và nơi đến, nhân viên tổng đài sẽ mất khoảng 10s để thao tác tìm cung đường, tính số tiền mà hành khách phải trả. Và hành khách sẽ chỉ phải trả đúng số tiền nhân viên tổng đài đã đưa ra mà không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào. Theo các chuyên gia giao thông, để cạnh tranh với Uber, Grab thì taxi truyền thống cần giảm giá cước vận chuyển, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, thay đổi cung cách phục vụ mới có thể giữ chân khách hàng, chiếm thị phần trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách. Mai ThảoRa mắt Ủy ban Quốc gia về trẻ em và khai trương tổng đài 111
TĐKT – Sáng 6/12, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia về trẻ em chính thức ra mắt, tiến hành họp phiên đầu tiên và khai trương Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Chủ tịch Ủy ban. Các Phó Chủ tịch Ủy ban: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Các Ủy viên là lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan trung ương. Ủy ban Quốc gia về trẻ em có nhiệm vụ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, điều phối giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện quyền trẻ em; đề xuất phương hướng, giải pháp để thực hiện các vấn đề liên quan đến trẻ em và thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em. Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện quyền và các nhiệm vụ liên quan đến trẻ em; các báo cáo thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền. Ủy ban Quốc gia về trẻ em làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về trẻ em, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban. Sau phiên họp đầu tiên của Ủy ban, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức khai trương Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Tổng đài này sẽ hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với chiều gọi đến. Phí viễn thông của Tổng đài sẽ do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội trả cho doanh nghiệp viễn thông thay cho người sử dụng dịch vụ lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước được cấp hàng năm. Theo số liệu thống kê, đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em hiện tại số 18001567 thành lập từ năm 2004. Sau 13 năm hoạt động, đầu số này đã tiếp nhận trên 2,5 triệu cuộc gọi trên phạm vi cả nước nhưng thực tế là người dân khó nhớ được số đường dây nóng này. Đối với trẻ nhỏ thì lại càng khó nhớ nên khó có thể gọi ngay khi xảy ra tình huống khẩn cấp, cần có sự can thiệp kịp thời… Nguyệt HàTĐKT - Ngày 5/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) tổ chức Diễn đàn khoa học về Giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong việc thực hiện Nghị quyết 27/NQ-TW của Liên hiệp hội Việt Nam trong công tác vận động trí thức.
Quang cảnh Diễn đàn khoa học
TS. Lê Công Lương, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh Văn phòng Vusta cho biết: Tổ chức của Vusta trong thời gian qua tuy có phát triển về số lượng nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Tỷ lệ trí thức được tập hợp trong các tổ chức của Vusta còn thấp, đặc biệt là trí thức trẻ, trí thức trong các doanh nghiệp và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.
Điều kiện hoạt động của Vusta ở trung ương và địa phương còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, bộ máy tổ chức và cơ sở vật chất. Công tác giáo dục chính trị và tư tưởng đối với đội ngũ trí thức chưa được quan tâm đúng mức. Chưa được nhà nước giao nhiệm vụ giải quyết những vấn đề quan trọng trong phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, chính sách đối với trí thức…
Để triển khai hiệu quả Nghị quyết 27, TS Lê Công Lương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách, nhằm tạo môi trường dân chủ trong nghiên cứu khoa học, thu hút trí thức cao tuổi (trên 60 tuổi đang còn sức khoẻ) tham gia hoạt động khoa học và công nghệ vì sự nghiệp phát triển đất nước; tạo môi trường để trí thức trẻ say mê nghiên cứu khoa học, ban hành chính sách đào tạo liên tục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng về chuyên môn nghề nghiệp và tư tưởng, chính trị, đạo đức…
Đồng thời, quan tâm hơn nữa tới công tác tư tưởng trong đội ngũ trí thức khoa học công nghệ, tăng cường gặp gỡ, trao đổi, nhằm thuyết phục động viên trí thức vững vàng bản lĩnh chính trị, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết, sáng tạo, trí tuệ, đóng góp tích cực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Mặt khác, cần đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức.
Theo đó, lấy đối thoại, thuyết phục và đồng hành làm chính; tiếp tục tuyên truyền sâu rộng để xã hội hiểu đúng vai trò, vị trí quan trọng của trí thức; để trí thức nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với tổ quốc và dân tộc, chủ động và tích cực đóng góp trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất nước.
Đồng thời, đẩy mạnh thể chế hoá Nghị quyết 27- NQ/TW và Kết luận 90-KL/TW của Bộ Chính trị thành các cơ chế, chính sách để phát huy tốt năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức; nâng cao vai trò nhận thức chính trị và đề cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức đối với đất nước. Bên cạnh đó, khắc phục sự thiếu chủ động trong hoạt động của các hội trí thức và hiện tượng suy thoái tư tưởng chính trị trong một số trí thức hiện nay.
Hồng Thiết
Đề xuất quy định Hội đồng tư vấn cấp phép kinh doanh thuốc gây nghiện
TĐKT - Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn cấp phép kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ. Quy định cấp phép kinh doanh thuốc gây nghiện Dự thảo đề xuất quy định nguyên tắc tổ chức, hoạt động, chức năng, thành phần của Hội đồng tư vấn cấp giấy phép kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ (Hội đồng tư vấn), nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng tư vấn. Theo dự thảo, Hội đồng tư vấn có chức năng tư vấn độc lập đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của các cơ sở kinh doanh dược theo quy định và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu của cơ quan thành lập Hội đồng về các ý kiến tư vấn. Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ xem xét và tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phạm vi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ bảo quản, kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc, kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ; sản xuất thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất. Đồng thời tư vấn cho Giám đốc Sở Y tế trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phạm vi bán buôn, bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ. Dự thảo nêu rõ, Hội đồng hoạt động theo các nguyên tắc tập trung, dân chủ, ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng dựa trên đa số ý kiến của các thành viên. Ý kiến tư vấn của Hội đồng phải bảo đảm cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, nhất quán, độc lập. Hồng ThiếtTĐKT - Sáng 2/12, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp cùng Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc tổ chức Ngày hội Tình nguyện Quốc gia và Lễ trao giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2017.
Ngày hội Tình nguyện Quốc gia năm 2017 là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa của tuổi trẻ Việt Nam chào mừng Đại hội Đoàn Đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ diễn ra từ ngày 9 - 13/12 tại Hà Nội với sự tham dự của 1.000 đại biểu thanh niên Việt Nam ưu tú từ khắp cả nước.
Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia là giải thưởng cao quý được trao tặng hằng năm cho các tập thể, cá nhân có cống hiến và thành tích xuất sắc trong công tác tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2017, giải thưởng được chính thức phát động từ tháng 10. Sau 2 tháng triển khai, ban tổ chức chọn ra 8 tập thể và 8 cá nhân từ 100 hồ sơ đề cử và ứng cử để trao giải thưởng.
Chương trình nhân đạo giải phóng mù loà - Bệnh viện Mắt Trung ương nhận Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2017
Chủ đề của Ngày hội Tình nguyện Quốc gia năm nay là “Thanh niên tình nguyện - Tiên phong hành động”. Trong khuôn khổ ngày hội, hưởng ứng Ngày Quốc tế tình nguyện 5/12, các tình nguyện viên đã tổ chức, tham gia nhiều hoạt động tình nguyện thiết thực, phong phú: tuyên truyền về hiến máu nhân đạo; tuyên truyền về giảm thiểu tỉ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên; hoạt động gấp túi giấy đựng quà, cắt tóc miễn phí; tổ chức các trò chơi cộng đồng; nhảy flashmob tập thể…
7 cá nhân nhận Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2017
- Anh Châu Thành Toàn (sinh năm 1983), Đội trưởng đội tình nguỵện SV07, điều dưỡng Trạm Y tế phường Đa Kao, Q.1 TP Hồ Chí Minh.
- Anh Hoàng Hoa Trung (sinh năm 1990), Phó chủ nhiệm nhóm tình nguyện Niềm tin, Hà Nội.
- Anh Ngô Văn Dư (sinh năm 1974), Bảo vệ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB, phường 1, quận 5, TP Hồ Chí Minh.
- Chị Đoàn Thị Khuyên (sinh năm 1982), Giám đốc Hợp tác xã SCT, Chi hội trưởng Chi hội Bình Minh, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng.
- Bà Phạm Thị Màng (sinh năm 1926), tại hẻm 29 Lạc Long Quân, phường 4, TP Tây Ninh.
- Anh Vũ Đức Hoà (sinh năm 1995), Ủy viên BCH Liên Chi hội Sinh viên khoa Dược Đại học Lạc Hồng.
- Chị Nguyễn Thị Thu Thương (sinh năm 1983), Giám đốc công ty cổ phần Thương mại và Sản xuất hàng thủ công Thương Thương Handmade
8 tổ chức nhận Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2017
- Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long
- Hội Tấm lòng vàng Hà Nam
- CLB Hỗ trợ Bệnh nhân nghèo Trường Đại học Y Khoa Vinh
- Chương trình nhân đạo giải phóng mù loà - Bệnh viện Mắt Trung ương.
- Chương trình "Nâng bước em tới trường" - Ban Thanh niên Bộ đội Biên phòng
- Câu lạc bộ Nét bút xanh miền Trung
- Huyện Đoàn Mù Cang Chải
- Quỹ Nhân ái - Báo Điện tử Dân trí.
Thục Anh
2 công trình khoa học của Việt Nam giành giải cao ở Hàn Quốc
TĐKT – Từ ngày 30/11 - 3/12, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới của Liên Hiệp Quốc (WIPO) và Liên đoàn quốc tế các hội sáng tạo (IFIA) đã tổ chức Hội chợ triển lãm Sáng tạo quốc tế tại Seoul (Hàn Quốc) năm 2017 (Seoul International Invention Fair 2017– SIIF2017), với sự tham gia của 632 công trình đến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới. Tham dự Hội chợ triển lãm, Việt Nam có 2 công trình sáng tạo đạt Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ năm 2016: công trình “Điều khiển tự động và tối ưu năng lượng cho lò gia nhiệt phân xưởng chưng cất dầu thô, nhà máy lọc dầu Dung Quất” của nhóm tác giả Đào Xuân Giỏi, Nguyễn Nhanh, Vương Ngọc Trai, Phan Minh Thành, Đỗ Hồng Quang, Bùi Tá Vũ, Nguyễn Mạnh Thịnh, Nguyễn Minh Cảnh và công trình “Nghiên cứu tính toán thiết kế thiết bị đóng mở cửa van khẩu độ lớn phục vụ cho dự án chống ngập úng khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng ven biển” của nhóm tác giả Trương Đình Dụ, Phùng Văn Ngọc, Ngô Sỹ Lộc. Chủ tịch KIPA trao huy chương vàng cho các tác giả công trình Đây là những công trình khoa học công nghệ đã đạt giải thưởng VIFOTEC và có ứng dụng hiệu quả trong sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao tham dự Hội chợ triển lãm, đã thu hút được sự chú ý của Ban Tổ chức và khách tham quan. Sau 4 ngày tham gia Hội chợ triển lãm, Ban tổ chức, Ban giám khảo đã đánh giá cao các công trình của Việt Nam. Công trình “Điều khiển tự động và tối ưu năng lượng cho lò gia nhiệt phân xưởng chưng cất dầu thô, nhà máy lọc dầu Dung Quất” đã đạt huy chương vàng do Ban tổ chức trao tặng và giải giải đặc biệt của Hội các nhà nghiên cứu khoa học Malaysia (Malaysian Association of Research Scientists - MARS). Công trình ““Nghiên cứu tính toán thiết kế thiết bị đóng mở cửa van khẩu độ lớn phục vụ cho dự án chống ngập úng khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng ven biển” đã đạt giải đặc biệt do Hội khuyến khích sáng tạo và đổi mới Indonesia trao tặng (Indonesian Invention and Innovation Promotion Association - INNOPA). Đoàn VIFOTEC và các tác giả đoạt giải thưởng sáng tạo quốc tế chụp hình lưu niệm Trong thời gian tham dự Hội chợ triển lãm, lãnh đạo đoàn Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Joon Seok Lee, Chủ tịch KIPA về việc thúc đẩy hợp tác giữa VIFOTEC và KIPA trong thời gian tới trên cơ sở thỏa thuận hợp tác đã ký kết giữa 2 bên tại Hà Nội hồi tháng 8/2017. Lãnh đạo đoàn Việt Nam đã có cuộc làm việc với Ngài Alireza Rastegar, Chủ tịch liên đoàn các hiệp hội các nhà sáng tạo quốc tế có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) về sự hợp tác và hỗ trợ của Liên đoàn đối với Quỹ VIFOTEC. Ngài Alireza Rastegar khẳng định sẽ hợp tác với Việt Nam trong tương lai gần và bản thân ông rất mong muốn được đến Việt Nam trong năm 2018 nắm bắt tình hình hoạt động của VIFOTEC và các nhà sáng tạo Việt Nam để có biện pháp hợp tác hiệu quả. Duy PhúcTìm hiểu di sản Việt Nam qua Cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 2017
TĐKT - Cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 2017 chủ đề “Di sản Việt Nam” (Vietnam Heritages) sẽ diễn ra vào ngày 16/12 với sự phối hợp giữa Bkav và Cục An Toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Giải nhất cuộc thi trị giá 225 triệu đồng. Cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix năm 2016 WhiteHat Grand Prix được tổ chức lần đầu tiên ở cấp quốc gia năm 2014 và bắt đầu mở rộng ra quy mô toàn cầu từ năm 2015. Năm 2016, cuộc thi đã thu hút hơn 500 đội thi đến từ 52 quốc gia với nhiều đội trong Top 10 CTFTime (website xếp hạng các cuộc thi an ninh mạng toàn cầu). Ông Ngô Tuấn Anh – Phó Chủ tịch Phụ trách An ninh mạng của Bkav cho biết: “Để có thể tổ chức các cuộc thi an ninh mạng mang tầm vóc phải là những quốc gia có trình độ khoa học công nghệ hàng đầu thế giới. Việc chúng ta có thể tổ chức một cuộc thi an ninh mạng ở quy mô toàn cầu như WhiteHat Grand Prix, với số lượng đội tham dự qua các năm đều mở rộng, là một điều hết sức đặc biệt, khẳng định uy tín của Việt Nam trên thế giới trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin và chúng ta có thể tự hào về điều đó”. Với chủ đề “Di sản Việt Nam”, các đội có cơ hội tìm hiểu về những di sản văn hóa đậm đà bản sắc Việt mỗi khi giải thành công một đề thi. Một điểm mới của WhiteHat Grand Prix năm nay là đề thi được thiết kế nhằm đánh giá được khả năng chuyên môn toàn diện của từng đội thi. Đây là điều rất cần thiết cho chuyên gia an ninh mạng khi làm việc thực tế. WhiteHat Grand Prix 2017 được Bkav phối hợp cùng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin và cộng đồng an ninh mạng Việt Nam tổ chức. Chia sẻ về việc đồng tổ chức WhiteHat Grand Prix 2017, Ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin nói: “Các cuộc thi như WhiteHat Grand Prix là sân chơi hết sức thiết thực, lành mạnh, là cơ hội để cho các đội thi cọ xát, thực hành các kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin mạng. Việc phối hợp giữa Bkav và Cục An toàn thông tin là một hoạt động cụ thể nhằm đa dạng hóa sự tham gia của các doanh nghiệp, huy động hiệu quả nguồn lực từ xã hội để thực hiện các mục tiêu phát triển nhân lực an toàn thông tin đến năm 2020 theo chủ trương của chính phủ”. WhiteHat Grand Prix 2017 diễn ra liên tục trong 24 giờ, từ 16/12 đến 17/12. Các đội sẽ thi theo hình thức Jeopardy, giải các câu hỏi thuộc chủ đề Web Exploit (lỗ hổng web), Reverse (dịch ngược), Pwnable (khai thác lỗ hổng phần mềm), Forensics (điều tra số) và Crypto (phá mã). Bắt đầu từ ngày 28/11, các đội có thể đăng ký tham gia trực tuyến tại địa chỉ: GrandPrix.WhiteHatVN.com. Cơ cấu giải thưởng của WhiteHat Grand Prix 2017 bao gồm: giải nhất trị giá 225.000.000 đồng (khoảng 10.000 USD); giải Nhì trị giá 45.000.000 đồng (khoảng 2.000 USD); giải Ba trị giá 25.000.000 đồng (khoảng 1.000 USD). Phương ThanhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 267
- 268
- 269
- 270
- 271
- …
- sau ›
- cuối cùng »